Trang 4 của 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 ... CuốiCuối
Kết quả 61 đến 80 của 161

Chủ đề: Nếu như HIV là "án tử" thì kì thị chính là bản án "chung thân" của người nhiễm H

  1. #61
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Người nhiễm HIV: “Lơ” điều trị vì sợ bị kỳ thị

    Thứ Năm, 27 Tháng mười một 2014, 22:11 GMT+7

    Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân tại Trung tâm Giáo dục bảo trợ Phú Văn. Ảnh: N.Q

    Việt Nam là một trong số 12 quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có số người nhiễm HIV cao nhất. Điều đáng nói ở đây là có tới 44% số người nhiễm HIV không biết tình trạng nhiễm của mình. Nguyên nhân chính vẫn là do họ sợ bị phân biệt, bị kỳ thị. Theo đó, Tháng hành động quốc gia phòng HIV/AIDS năm 2014 (từ 10-11 đến 10-12) có chủ đề “Kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”.


    Gần 99% quận, huyện có người nhiễm HIV

    Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), năm 2013 có khoảng 35 triệu người nhiễm HIV còn sống trên toàn thế giới. Tính từ đầu vụ dịch đến nay, thế giới có khoảng 78 triệu người nhiễm HIV và khoảng 39 triệu người tử vong do AIDS. Số người nhiễm mới HIV trên thế giới trong những năm gần đây dao động khoảng 2,5 triệu người/năm.


    Riêng tại Việt Nam, từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tính đến ngày 30-9-2014, cả nước có 224.223 trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV (trong đó, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69.617) và 70.734 trường hợp người nhiễm HIV/AIDS tử vong. Số người nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm trong 7 năm gần đây, tuy nhiên vẫn ở mức cao khoảng 12.000-14.000 ca/năm.


    Theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 260.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng, trong đó chỉ có khoảng 56% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của họ. Tính đến tháng 6-2014, toàn quốc có 86.771 bệnh nhân đang được điều trị ARV (chiếm 32% số người nhiễm HIV hiện đang sống trong cộng đồng).
    Đại dịch HIV đã bao trùm trên cả nước với 80,3% số xã, phường, thị trấn và 98,9% số quận, huyện có người nhiễm. Trong đó tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao, là: Người nghiện chích ma túy (NCMT), nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và phụ nữ bán dâm (PNBD).

    Theo bà Cao Kim Thoa - Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, kết quả giám sát trọng điểm HIV năm 2013, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT đặc biệt cao ở các tỉnh Thái Nguyên (34%), Lai Châu (27,7%), Hà Nội (24%), Quảng Ninh (22,4%) và TP.HCM (18,2%). Đối với nhóm PNBD tỉ lệ này là 2,6%, riêng tại Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và TP.HCM là trên 10%. Trong đó, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm PNBD đường phố cao hơn nhóm PNBD nhà hàng. Riêng số PNBD tiêm chích ma túy có tỉ lệ hiện nhiễm HIV rất cao, từ 25-30%; trong nhóm MSM, tỉ lệ hiện nhiễm trung bình là 3,7%. Trong đó, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM tiêm chích ma túy là 6% và nhóm MSM không tiêm chích ma túy là 1,8%. “Trong thời gian gần đây, bạn tình của người NCMT được coi là quần thể có nguy cơ cao mới. Việc gia tăng các trường hợp phụ nữ nhiễm HIV mới được báo cáo, chiếm đến 32,5% các ca nhiễm mới trong năm 2013, phản ánh sự lây truyền HIV từ nam giới có hành vi nguy cơ cao sang bạn tình”, bà Thoa cảnh báo.


    Cái kết của kỳ thị và phân biệt đối xử


    Các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chỉ ra rằng: Kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân làm hạn chế những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm. Người nhiễm HIV không điều trị hoặc điều trị muộn khi hệ miễn dịch suy giảm mạnh sẽ là nguồn lây hết sức nguy hiểm, thậm chí là HIV đã kháng thuốc. Kỳ thị và phân biệt đối xử còn là rào cản to lớn đối với việc hưởng đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV, bao gồm quyền học tập, lao động và sinh hoạt như những người không nhiễm HIV.




    Bác sĩ tắm cho bệnh nhân tại Trung tâm Giáo dục bảo trợ Phú Văn. Ảnh: N.Q

    Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cũng chỉ ra rằng, chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử đã khiến người nhiễm HIV/AIDS giấu giếm tình trạng bệnh tật, mặc cảm, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không tiếp cận với chương trình phòng chống HIV/AIDS. Vì vậy, họ không được tư vấn về kỹ năng phòng lây truyền HIV cho người khác. Do đó, những hành động vô tình làm tiếp xúc với máu hoặc dịch sinh học của họ với người khác sẽ có khả năng làm lây truyền HIV. Cũng vì kỳ thị mà chúng ta đã không phát huy được tiềm năng của người nhiễm HIV trong việc tuyên truyền, hỗ trợ chăm sóc điều trị cho người mắc AIDS, hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV. Vì người nhiễm HIV vẫn có thời gian dài khỏe mạnh nên họ vẫn có thể cống hiến cho gia đình và xã hội. Bà Cao Kim Thoa nhấn mạnh: “Có thể khẳng định rằng, các biện pháp tách biệt, cấm đoán, kỳ thị và phân biệt đối xử không làm hạn chế được dịch HIV/AIDS mà trái lại càng làm cho dịch HIV/AIDS ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn. Chính vì vậy, chúng ta không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.

    Cũng theo bà Thoa, một trong những giải pháp để giải quyết tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, là tập trung giải thích cho người dân hiểu về khả năng lây truyền của HIV; nhất là làm rõ rằng HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường như bắt tay, nói chuyện, ăn chung, sinh hoạt thông thường trong gia đình và xã hội hàng ngày. Việc giải thích cặn kẽ trên cơ sở khoa học và thực tiễn sẽ giúp người dân tin và không còn sợ lây nhiễm khi tiếp xúc với người nhiễm HIV.


  2. #62
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    “Cầu vồng khuyết”: Giảm kỳ thị, phân biệt đối xử những người chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

    Thứ sáu 28/11/2014 15:08
    Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12) và Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS (01/12), Chương trình hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Mỹ về phòng chống AIDS (PEPFAR) phối hợp với Công ty Giải trí Đỉnh cao TP. HCM dàn dựng vở kịch tâm lý xã hội “Cầu vồng khuyết”.

    Vở kịch “Cầu vồng khuyết” kể về cuộc đời, số phận của những người có hành vi nguy cơ cao (bao gồm những người nghiện ma túy, mại dâm, quan hệ đồng tính nam…) nhằm kêu gọi cộng đồng hãy giữ một lối sống lành mạnh nhằm hạn chế sự lây lan của căn bệnh thế kỷ.

    Ngoài các thông điệp về các hành vi có nguy cơ và cách mỗi người có thể tự bảo vệ mình trước HIV/AIDS, như xét nghiệm tự nguyện HIV, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm…, vở kịch còn hướng tới chủ đề chính của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, Ngày Thế giới Phòng, chống AIDS 2014 là giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với những người chịu ảnh hưởng của HIV/AIDS và những người có nguy cơ cao.

    “Cầu vồng khuyết” sẽ công diễn tại sân khấu IDECAF TP.HCM vào các ngày 29/11, 01/12 và 06/12/2014.

    PEPFAR là tổ chức đã xây dựng chiến lược hỗ trợ Việt Nam kiểm soát một cách bền vững công tác phòng, chống HIV/AISD quy mô toàn quốc. Từ năm 2005 đến nay PEPFAR tài trợ cho Việt Nam khoảng 400 triệu USD kinh phí phòng chống HIV/AISD. Hằng năm tổ chức này cũng tài trợ cho giới nghệ sỹ thực hiện dự án nghệ thuật nhằm kêu gọi cộng đồng hãy nâng cao ý thức phòng chống căn bệnh thế kỷ, qua lối sống lành mạnh.
    Thanh Trà
    http://tiengchuong.vn/

  3. #63
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”

    Cập nhật ngày: 28/11/2014 13:37:18

    Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm tỉnh Đồng Tháp (Ban Chỉ đạo 138/ĐP), Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 (tháng hành động) được tổ chức từ ngày 10/11 đến 10/12, tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”, với nội dung chủ yếu là truyền thông vận động thay đổi hành vi nhằm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

    Lễ mít tinh tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tại TP.Cao Lãnh năm 2013
    Trong tháng hành động, tùy theo điều kiện cụ thể, các địa phương, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động bằng những hình thức như hội nghị, hội thảo phổ biến Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Đề án “Đảm bảo tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014 - 2020”; các hội thảo về tăng cường điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, đặc biệt là 2 địa phương có triển khai phòng khám điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone là TP.Cao Lãnh và TP.Sa Đéc; các can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những người có hành vi nguy cơ cao,... Đồng thời, tổ chức gặp mặt, sinh hoạt câu lạc bộ với những người dễ bị cảm nhiễm với HIV, vận động tham gia và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh, tiếp tục thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS; các hội nghị chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và chống kỳ thị, phân biệt đối xử, các mô hình xã hội hóa trong phòng, chống HIV/AIDS và phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư”,...

    Đối với việc tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong tháng hành động, Ban Chỉ đạo 138/ĐP khuyến khích các huyện, thị, thành phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức lễ phát động tháng hành động chung cho toàn huyện, thị, thành (không tổ chức tại từng xã, phường, thị trấn như hàng năm); lễ mít tinh và diễu hành quần chúng phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 tổ chức tập trung tại cấp huyện cùng thời gian làm lễ phát động tại địa phương; nên chọn thời điểm thuận lợi cho việc huy động cộng đồng tham gia lễ, có thể chọn ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (ngày 1/12). Ngoài mít tinh, có thể tổ chức các hoạt động phối hợp như: diễu hành, đi bộ quần chúng, trưng bày, triển lãm, ca nhạc hoặc các sự kiện gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS. Tuyến tỉnh sẽ do UBND TP.Cao Lãnh phối hợp Sở Y tế tổ chức lễ mít tinh.

    Tháng hành động năm nay, ngành y tế sẽ phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, đồng thời tăng cường giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS, giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến để mọi người dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Các cấp, các ngành có liên quan tăng cường vận động các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức xã hội khác và mạng lưới người nhiễm HIV tại địa phương tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động nhân tháng hành động. Đồng thời, tổ chức thăm hỏi, động viên các tổ chức, cơ sở chăm sóc, hỗ trợ và điều trị bệnh nhân AIDS, câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực và cá nhân, gia đình bệnh nhân AIDS, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS hoà nhập cộng đồng.

    Ban Chỉ đạo 138/ĐP yêu cầu Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân các huyện, thị, thành và các ban, ngành, đoàn thể căn cứ vào điều kiện thực tiễn địa phương, đơn vị mình tổ chức chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện tháng hành động đạt kết quả cao. Tháng hành động năm nay, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh sẽ đi giám sát các địa phương trong việc chuẩn bị, tổ chức và dự lễ mít tinh các huyện, thị, thành.

  4. #64
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

    Chủ nhật, 30/11/2014 - 02:28 AM (GMT+7)
    Tư vấn điều trị cho người bệnh nhiễm HIV ở Nghệ An.

    Ðó là một trong những mục tiêu do Ðại hội đồng LHQ đề ra tại Hội nghị cao cấp về phòng, chống HIV/AIDS mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. Ðây cũng là chủ đề phát động của Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS (từ ngày 10-11 đến 10-12) nhân Ngày thế giới phòng, chống AIDS (1-12).

    Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), trong năm năm gần đây, dịch HIV/AIDS ở nước ta có xu hướng giảm ở cả ba tiêu chí: Số người nhiễm mới HIV, số người bệnh chuyển sang AIDS và số người tử vong do AIDS. Số người nhiễm HIV phát hiện mới trong năm 2013 là hơn 12 nghìn người (giảm khoảng 60% so với năm 2007). Trong giai đoạn này, số người bệnh chuyển từ nhiễm HIV sang AIDS và số người nhiễm HIV tử vong đã giảm 50%. Với những kết quả đạt được, cuối tháng 10-2014 vừa qua, Việt Nam được LHQ chọn là điểm đến khởi xướng cho chương trình mới: 90-90-90 (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi-rút ở mức thấp và ổn định hay còn gọi là tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế). Theo Phó Tổng Thư ký LHQ, Giám đốc điều hành Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc (UNAIDS) M. Xi-đi-bê, nếu Việt Nam đạt được ba mục tiêu 90-90-90 thì có thể phát hiện được phần lớn những người nhiễm HIV trong cộng đồng; điều trị được phần lớn những người nhiễm HIV với kết quả điều trị tốt, giảm khả năng lây nhiễm HIV cho người khác, người đã nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, từ đó có thể đạt được mục tiêu to lớn hơn là kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

    Trong suốt 25 năm đương đầu với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Mặc dù, tỷ lệ nhiễm mới đã giảm, nhưng một số vùng vẫn có xu hướng gia tăng và sự hiểu biết của người dân về vấn đề này còn hạn chế. Số trường hợp nhiễm mới HIV hằng năm vẫn còn cao trên 12 nghìn người; lũy tích số người nhiễm và người bệnh AIDS tiếp tục tăng cao ở nước ta trên 220 nghìn người. Hình thái lây truyền dịch đã thay đổi, con đường lây nhiễm HIV thông qua quan hệ tình dục không an toàn đang là con đường chủ yếu khiến dịch ngày càng khó kiểm soát hơn. Tỷ lệ nhiễm mới HIV ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa tiếp tục gia tăng, gây khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ can thiệp. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân về dịch HIV/AIDS còn hạn chế và có phần chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Nguồn kinh phí tài trợ quốc tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta đang bị cắt giảm nhanh và mạnh, nguồn tài chính trong nước cũng sụt giảm do suy thoái kinh tế... Tất cả các yếu tố đó khiến nguy cơ dịch HIV/AIDS có thể bùng phát, nếu chúng ta không kiên trì và đổi mới phương pháp cũng như triển khai mạnh mẽ các biện pháp can thiệp kịp thời.


    Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, để thực hiện tốt mục tiêu 90-90-90, cũng như triển khai có hiệu quả mục tiêu của Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã triển khai nhiều giải pháp trong đó bao gồm: Tiếp tục nâng cao nhận thức và cam kết của lãnh đạo các cấp, các ngành; nhanh chóng chuyển đổi từ phòng, chống HIV/AIDS dựa vào tiền viện trợ sang sử dụng các nguồn tài chính trong nước, chủ yếu là ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, nhất là các cơ sở y tế cần nỗ lực hơn nữa để bảo đảm tính bảo mật của người nhiễm HIV trong quá trình từ xét nghiệm đến điều trị. Khẩn trương nghiên cứu nhằm đưa ra các quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền của người nhiễm HIV. Cần có cơ chế, pháp lý để giải quyết các vi phạm về quyền của họ, như khi bị buộc thôi việc, bị cản trở không được khám, chữa bệnh hoặc học tập, vì lý do nhiễm HIV.


    Ngoài ra, việc giáo dục và huy động sự tham gia của cộng đồng và xã hội cũng rất quan trọng, vì phần lớn các trường hợp kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV bắt nguồn từ cộng đồng. Trong đó, giáo dục cần bao gồm cả nâng cao nhận thức về HIV, hành vi nguy cơ để giảm bớt sự lo lắng và sợ hãi của cộng đồng, đây đang là nguyên nhân chính dẫn tới sự kỳ thị của họ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS. Ðáng chú ý, tăng cường và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tập trung vào các khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao; vào các đối tượng nguy cơ cao nhất như người nhiễm HIV, nghiện chích ma túy, gái mại dâm... Chú trọng các mô hình, can thiệp và giảm tác hại cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các mô hình xã hội hóa trong phòng, chống HIV/AIDS.


    Trong Tháng hành động này, Bộ Y tế tổ chức nhiều hoạt động cao điểm chung quanh Ngày thế giới phòng, chống AIDS. Tổ chức các lễ phát động, mít-tinh, diễu hành; tổ chức các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; chống kỳ thị phân biệt đối xử, nhất là các mô hình, can thiệp của người nhiễm HIV làm chủ trong phòng, chống HIV/AIDS và giúp nhau trong cuộc sống. Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp, như truyền thông với cá nhân, truyền thông nhóm; tổ chức sinh hoạt tại các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, các nhóm giáo dục đồng đẳng... Xây dựng các cụm pa-nô, khẩu hiệu, treo băng-rôn tại các địa điểm công cộng có đông người qua lại như các trục đường giao thông chính, bến xe, công viên...


  5. #65
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS
    11:17
    | 30/11/2014
    (ĐCSVN) - Ngày 30/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 – 10/12) và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) năm 2014 với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.

    Một tiết mục văn nghệ chào mừng hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm 2014. Ảnh: ĐT
    Phát biểu tại lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đang xảy ra ở tất cả các nước trên toàn thế giới. Phân biệt đối xử đã làm hạn chế một số quyền cơ bản của con người như quyền được chăm sóc sức khỏe, được học hành, lao động và mưu cầu hạnh phúc. Phân biệt đối xử đã làm cho những người có hành vi nguy cơ cao, người nhiễm HIV/AIDS trở thành nhóm người sống ẩn trong xã hội, giấu diếm bệnh tật và làm tăng nguy cơ lan truyền HIV cho người khác. Để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS trước hết mỗi người cần phải loại bỏ các quan niệm sai lầm về căn bệnh này; tự loại bỏ những sợ hãi không đáng có và mở rộng lòng yêu thương, bao dung của mỗi người.

    Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Trong hơn 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được kết quả đáng ghi nhận và được đánh giá là một trong những điểm sáng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trên thế giới. Tuy nhiên tình hình lây nhiễm HIV vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Mỗi năm, nước ta vẫn có khoảng 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện. HIV/AIDS vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Chính vì vậy, năm 2014, Việt Nam đã chọn chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” để thẳng thắn nhìn vào sự thật về thực trạng phân biệt, đối xử đối với người nhiễm HIV vẫn còn đang rất nặng nề tại Việt Nam; đồng thời khẳng định sự cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc ngăn chặn và chấm dứt tình trạng này…
    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại lễ mít tinh sáng 30/11. Ảnh: ĐT
    Theo số liệu của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế): Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tính đến ngày 30/9/2014, cả nước hiện có 224.223 trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69.617). Hiện đã có 80,3% số xã, phường, thị trấn và 98,9% số quận, huyện đã báo cáo có người nhiễm HIV. Dịch HIV ở Việt Nam bao gồm nhiều hình thái dịch khác nhau trên toàn quốc và vẫn đang tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao: người nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ bán dâm .



    Năm 2014, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt được một số thành tựu như: Chương trình Methadone đã được triển khai tại 38 tỉnh, thành phố với 122 cơ sở điều trị methadone và điều trị cho 22 nghìn bệnh nhân. Trong năm 2014, toàn quốc đã có 400 nghìn lượt người được tư vấn xét nghiệm HIV, trong đó có hơn 11 nghìn lượt trường hợp HIV dương tính; hơn 1.000 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được làm xét nghiệm khẳng định HIV từ 0-18 tháng tuổi.Bên cạnh đó, hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi cũng được tăng cường với hơn 10 triệu lượt người được tuyên truyền; tiếp cận và truyền thông thay đổi hành vi cho hơn 2 triệu lượt người nghiện chích ma túy, hơn 500 nghìn lượt phụ nữ bán dâm và hơn 40 nghìn lượt người có quan hệ tình dục đồng giới nam...


    Ngay sau lễ mít tinh, gần 700 cán bộ công nhân viên, học sinh đã tham gia diễu hành hưởng ứng Thánh hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2014 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12).


    Nhân dịp này, vào 19 giờ 45 phút cùng ngày, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Nhà hát kịch Việt Nam cũng sẽ tổ chức công diễn vở kịch “Ba trong một” tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (số 8, đường Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội)./.
    Đỗ Thoa

  6. #66
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Không kỳ thị và phân biệt, đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

    30-11-2014 13:31 - Theo: baohatinh.vn

    Đó là chủ đề của Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 được BCĐ phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tỉnh phối hợp với huyện Hương Sơn tổ chức sáng nay (30/11).

    Đó là chủ đề của Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 được BCĐ phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tỉnh phối hợp với huyện Hương Sơn tổ chức sáng nay (30/11).

    Thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được những kết quả tích cực. Mỗi năm, Hà Tĩnh ghi nhận mới từ 70 - 90 trường hợp, tương đối ổn định theo từng năm; đạt mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư trên địa bàn ở mức dưới 0,12%.
    Tuy nhiên, mô hình lây nhiễm HIV đang có sự biến đổi. Đối tượng lây nhiễm đang có xu hướng trẻ hóa. Hơn 87% số người nhiễm có độ tuổi từ 20 - 39 tuổi. Nguyên nhân lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy giảm rõ rệt, nhưng lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn đang chiếm ưu thế. 3 năm trở lại đây, số phụ nữ nhiễm HIV và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có xu hướng gia tăng trong cộng đồng.
    Dịch bệnh HIV vẫn tiếp tục là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân, đến sự phát triển xã hội, an ninh, trật tự và an toàn xã hội, ảnh hưởng đến tương lai giống nòi dân tộc. Để tiếp tục phòng, chống HIV hiệu quả, Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trong đó xác định rõ mục tiêu chung: "Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,12% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển KT-XH, ANTT và ATXH".

    Tại lễ mít tinh hưởng ứng, ông Lê Ngọc Châu - Phó Ban Thường trực BCĐ phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tỉnh đề nghị các cấp, ngành, các địa phương, đơn vị tập trung nêu cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, huy động sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, các tầng lớp nhân dân và từng gia đình vào công tác phòng, chống HIV/AIDS; tiếp tục quán triệt, phổ biến các chính sách, chương trình, kế hoạch của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về phòng, chống HIV/AIDS; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động; tăng cường huy động và đầu tư các nguồn lực từ địa phương, đơn vị cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Những người nhiễm HIV và gia đình cần tích cực, tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống HIV, tự cởi bỏ sự kỳ thị với bản thân, cùng toàn xã hội đấu tranh chống sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
    Riêng đối với ngành Y tế, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS; mở rộng độ bao phủ và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội, chăm sóc sức khỏe, tư vấn, hệ thống chuyển tiếp, chuyển tuyến, đặc biệt là dịch vụ cung cấp các phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV và chương trình điều trị Methadone đáp ứng nhu cầu của đối tượng.

    Thục Chi




  7. #67
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xóa kỳ thị “kép” để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

    Báo Tin tức - 01/12/2014 06:01
    Kỳ thị, phân biệt đối xử sẽ làm cho những người nhiễm HIV/AIDS trở thành nhóm người sống ẩn trong xã hội; việc giấu giếm bệnh tật sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền HIV cho cộng đồng. Thế nhưng, tình trạng kỳ thị, phân biệt vẫn đang diễn ra hết sức nặng nề ngay ở gia đình, trường học, nơi làm việc...

    Hơn 40% người nhiễm HIV mà không biết


    Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện có khoảng 260.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng; trong đó, chỉ khoảng 56% số người bệnh biết mình nhiễm HIV. Trong lĩnh vực điều trị, tính đến tháng 6/2014, toàn quốc có hơn 86.700 bệnh nhân (cả người lớn và trẻ em) đang được điều trị ARV, tương đương 32% số người nhiễm HIV trong cộng đồng. Ngoài những khó khăn về nguồn lực, độ bao phủ các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn hạn chế, thì sự kỳ thị và phân biệt đối xử đang là một trở ngại lớn ngăn cản các nhóm quần thể nguy cơ, người nhiễm HIV tiếp cận các dịch vụ dự phòng, điều trị HIV.

    Cán bộ y tế huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, tuyên truyền phòng, chống HIV tại hộ gia đình.Ảnh: Hoàng Cầu - TTXVN


    Đánh giá về tình trạng kỳ thị người nhiễm HIV, chị Phạm Thị Huệ, Trưởng phòng Truyền thông, Trung tâm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS Hải Phòng, cũng là một người nhiễm HIV, từng được Tạp chí Time bầu chọn là "Anh hùng châu Á" năm 2004 vì nỗ lực nhằm xóa bỏ sự kỳ thị của cộng đồng đối với người nhiễm HIV, cho biết: “So với hơn 10 năm trước, tình trạng kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng đã giảm rõ rệt. Song thực tế, vẫn còn nhiều bệnh nhân đang bị kỳ thị, nhất là tại các vùng ngoại thành, vùng khó khăn”.

    Giọng buồn rầu, chị Huệ chia sẻ: “Mới tuần trước, tôi và các bạn trong câu lạc bộ Hoa phượng đỏ đi dự đám tang của 1 người bạn nhiễm HIV ở 1 huyện ngoại thành Hải Phòng. Đám tang ấy rất hiu quạnh, chỉ có vợ con của người đã khuất và mấy người bạn chứ không hề có những người thân khác trong gia đình; cũng vì kỳ thị, không muốn nhiều người biết, bàn tán… nên việc tổ chức đám tang diễn ra vô cùng chóng vánh, bạn tôi mất lúc 16 - 17 giờ nhưng phải hỏa táng ngay lúc 22 giờ và tới 1 - 2 giờ sáng thì tang lễ kết thúc. Ra về, chúng tôi ai nấy đều nặng trĩu tâm sự, không thể ngờ cho đến bây giờ, sự kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn nặng nề đến vậy”.

    Là “người trong cuộc”, chị Phạm Thị Huệ cho rằng, việc xóa bỏ sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS cần đến từ hai phía, đó là từ cộng đồng và chính người bệnh. Hiện nay, không ít người bệnh vẫn tự kỳ thị chính mình, vì thiếu kiến thức, mặc cảm nên họ dễ bị tổn thương, không dám công khai danh tính để tiếp nhận dịch vụ điều trị từ các cơ sở y tế.

    Đồng tình với quan điểm này, BS Cao Thanh Thủy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho rằng, người nhiễm HIV cần phải tự vượt qua sự tự kỳ thị và sự kỳ thị của cộng đồng. Thực tế cho thấy, vì sợ kỳ thị và phân biệt đối xử, còn có những người nhiễm HIV đã và đang tự túc điều trị, rất có thể sẽ gặp phải những BS chưa đủ kinh nghiệm theo dõi và điều trị HIV theo như quy định của Bộ Y tế.

    Trong quá trình làm việc, BS Thủy và đồng nghiệp đã tiếp nhận một số người bệnh tự điều trị hoặc được bác sĩ kê đơn và theo dõi không đúng phác đồ… nên đã dẫn đến hiện tượng kháng thuốc. Có trường hợp đã thất bại điều trị nhưng khi đến BV vẫn khăng khăng tự túc mua thuốc và mong được BS kê đơn, theo dõi. Tất cả chỉ vì họ sợ lộ danh tính nên không muốn khai họ tên, không sử dụng thẻ BHYT và không dùng thuốc miễn phí trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS.


    Có “hiểu” mới “thương”


    Lý giải về nguyên nhân tình trạng kỳ thị và phân biệt còn tồn tại khá phổ biến, ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho rằng: Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS là vấn đề nhạy cảm; trong đó, có nguyên nhân do nhiều người chưa hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này. Từ đó, dẫn đến cách phòng vệ quá mức như không ngồi chung bàn, không ăn chung, làm việc chung với người nhiễm HIV. Nhiều chủ lao động còn cho rằng người nhiễm HIV không có khả năng lao động và sáng tạo nên khó có thể duy trì được công việc/nhiệm vụ được giao. Bởi vậy, đã xảy ra tình trạng người nhiễm HIV bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong môi trường làm việc, thậm chí bị mất việc làm. Đặc biệt, sự kỳ thị còn xuất phát từ chính bản thân người nhiễm HIV. Khi rơi vào tình trạng tuyệt vọng, có người đã nảy sinh ý định "trả thù đời", cố tình gây lây nhiễm HIV cho người khác, làm cho vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử càng trở nên trầm trọng hơn…

    Trong khi đó, các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chỉ ra rằng: Kỳ thị và phân biệt đối xử là nguyên nhân làm hạn chế những người có hành vi nguy cơ cao, cũng như những người nhiễm HIV tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị. Người nhiễm HIV không điều trị hoặc điều trị muộn khi hệ miễn dịch suy giảm mạnh sẽ là nguồn lây hết sức nguy hiểm… Để sớm chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS, Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (từ 10/11 đến 10/12) tại Việt Nam năm nay tập trung vào chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.

    “Ngành y tế sẽ phối hợp với các ban ngành, cùng các địa phương, tiếp tục triển khai mạnh mẽ công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS không chỉ theo chiều rộng mà phải hướng tới chiều sâu. Tập trung vào việc giải thích cho mọi người dân hiểu về khả năng lây truyền của HIV... Khi hiểu rõ về HIV/AIDS thì người dân chắc chắn sẽ tin và không còn sợ lây nhiễm khi tiếp xúc với người nhiễm HIV nữa”, ông Nguyễn Hoàng Long khẳng định.

    Bên cạnh đó, ngành y tế sẽ rà soát, thay thế các thông điệp, hình ảnh, nhất là các pano, áp phích có tính chất “hù dọa”, làm cho người dân ghê sợ HIV/AIDS một cách quá mức. Đồng thời, tăng cường các thông tin tích cực về đóng góp của người nhiễm HIV/AIDS cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Tạo điều kiện cho các nhóm người nhiễm HIV/AIDS tổ chức các hoạt động truyền thông trong cộng đồng, trong nhà trường, tại nơi làm việc, làm thay đổi cách nhìn và đổi quan niệm của xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS…


    Phương Liên

  8. #68
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

    01-12-2014 05:55 - Theo: baohatinh.vn

    Thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Nhiều bệnh nhân có H vẫn tiếp tục sống khỏe mạnh, sống có ích, xây dựng hạnh phúc và tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS cho cộng đồng. Tuy nhiên, đâu đó, sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn trong cộng đồng, cần được xóa bỏ.



    Thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Nhiều bệnh nhân có H vẫn tiếp tục sống khỏe mạnh, sống có ích, xây dựng hạnh phúc và tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS cho cộng đồng. Tuy nhiên, đâu đó, sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn trong cộng đồng, cần được xóa bỏ.


    Có H vẫn có thể sống khỏe, sống có ích…


    Không may bị lây nhiễm H từ chồng, từ một giáo viên mầm non, M.A đã bị sự kỳ thị, phân biệt đối xử của các bậc phụ huynh và cả đồng nghiệp. Những ngày đầu, A. sống trong nỗi cô đơn và tuyệt vọng, nhưng sau khi đến Trung tâm Y tế dự phòng để được tư vấn CSSK và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS thì nỗi khát khao cuộc sống tươi đẹp trong A. tiếp tục trỗi dậy. A. đã tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho cộng đồng; tham gia CLB "Vì ngày mai tươi sáng". Và cũng chính từ môi trường này, A. đã gặp T., một thầy giáo có H. Cả hai yêu thương và cùng nhau xây dựng hạnh phúc.
    Hàng ngày, H tận tình chăm sóc những mầm non tương lai của đất nước
    Trong ngôi nhà ấm áp đầy tiếng cười con trẻ, chị A. chia sẻ: Cuộc sống hôm nay của chúng tôi như một phép màu kỳ diệu. Chúng tôi đã sinh được 2 cháu hoàn toàn không nhiễm H., sức khỏe của vợ chồng đến bây giờ vẫn ổn định. Có được cuộc sống này, ngoài khát khao nuôi dưỡng hạnh phúc, sự lạc quan, thì sự hỗ trợ của các chương trình phòng, chống HIV/AIDS rất lớn. Chúng tôi tuân thủ điều trị và thường xuyên cập nhật các thông tin mới liên quan để giúp cho bản thân cũng như gia đình, cộng đồng.


    Không chỉ vợ chồng chị A., trong CLB "Vì ngày mai tươi sáng" đã có đến 6 cặp đôi tự nguyện đến với nhau và cùng nhau xây dựng hạnh phúc. Chị Lê Thị Hương Mơ ở thôn Kỳ Phong (xã Thạch Đài, Thạch Hà), một thành viên của CLB cho biết: Các bạn thành đôi bây giờ đều có cuộc sống hạnh phúc như bao gia đình khác. Có cặp đã sinh được 2 cháu, có cặp thì mới sinh được 1 cháu nhưng tất cả đều khỏe mạnh. Mừng nhất là các thành viên mới sinh không có H vì các bà mẹ đều được điều trị dự phòng tốt lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.


    Có H nhưng vẫn sống khỏe, sống có ích nếu tuân thủ điều trị và sống lạc quan, tích cực. Cô giáo Đỗ Thị Thu Hà ở Trường Mầm non Sơn Kim 1 (Hương Sơn) là một điển hình. Bị lây nhiễm H từ năm 2006, nhưng đến nay cô vẫn khỏe mạnh, xinh đẹp, vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà. Còn nhớ, hồi mới bị nhiễm, khi mà sự kỳ thị, phân biệt đối xử còn nặng nề thì chính cô là một trong những người dám đối diện với chính mình và xã hội để nói lên những mong muốn tha thiết là chị em hãy biết tự bảo vệ chính mình để không bị lây nhiễm từ chồng, từ bạn tình. Cũng chính thái độ tích cực, đầy trách nhiệm trong tham gia phòng, chống HIV/AIDS cho cộng đồng nên mọi người xung quanh đã giang rộng vòng tay cùng cô. Cô được Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiện công tác như bao giáo viên khác, vẫn hàng ngày tận tình chăm sóc những mầm non tương lai của đất nước.


    Cô giáo Thu Hà vui vẻ: "Đã gần 8 năm sống chung với H nhưng mình vẫn khỏe mạnh. Bởi thế, mình muốn chuyển tới những người có H một thông điệp: Có H không có nghĩa là hết. Tuân thủ điều trị ARV, sống tích cực thì chúng ta vẫn sống vui, sống khỏe và sống có ích như bao người khác".


    Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS


    Mặc dù công tác phòng, chống HIV/AIDS đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, nhưng thực tế trong cộng đồng hiện nay vẫn còn nhiều người nhận thức chưa đầy đủ về bệnh dịch; vẫn còn sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.


    Cách đây chừng một tháng, một cán bộ Làng trẻ mồ côi tỉnh phát hiện một cháu bé bị bỏ rơi trước cổng làng trẻ. Sau khi kiểm tra sức khỏe thì được biết, cháu bị nhiễm HIV. Theo phỏng đoán của nhiều người, có thể cháu bị bỏ rơi vì lý do mắc bệnh.
    Cán bộ Hội LHPN Hà Tĩnh tặng quà cho cháu Võ Phúc Khang, dù chưa đầy tháng nhưng đã nhiễm HIV và bị bố mẹ bỏ rơi, hiện đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Làng trẻ mồ côi tỉnh.
    Cũng ngay trong làng trẻ, có hai cháu có mẹ bị nhiễm HIV/AIDS, cháu lớn học lớp 10, cháu bé học lớp 5. Hai cháu quê ở Kỳ Anh; bố đã mất vì HIV/AIDS; mẹ bị lây nhiễm từ bố. Do bị bạn bè kỳ thị, phân biệt đối xử nên gia đình đã phải gửi hai cháu vào đây để ổn định tâm lý và đảm bảo việc học hành. Từ khi về với làng trẻ, tâm lý hai cháu đã ổn định trở lại, sống vui vẻ, hòa đồng.


    Sự kỳ thị với bệnh dịch HIV/AIDS còn diễn ra trong chính những người có H. Anh Phan Văn Tính, ở Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) cho biết: "Đáng lo ngại nhất là những người bị H không đối diện với chính mình. Nhiều người giấu bệnh, sống trong lo âu, mặc cảm nên không tốt cho sức khỏe, nhanh suy sụp, mặt khác, nhiều người sống không tích cực, không đề cao trách nhiệm phòng lây nhiễm cho cộng đồng nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ"…


    Cần lắm những bàn tay để những người nhiễm H có cơ hội nắm lấy. Đó là thông điệp cuộc sống giúp người có H thêm nghị lực vươn lên, chiến thắng bệnh tật và sống có ích.

  9. #69
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”

    Chủ nhật 30/11/2014 15:46
    Phân biệt đối xử làm hạn chế một số quyền cơ bản của con người như quyền được chăm sóc sức khỏe, được học hành, lao động và mưu cầu hạnh phúc. Đặc biệt, phân biệt đối xử làm những người có hành vi nguy cơ cao, người nhiễm HIV/AIDS trở thành nhóm người sống ẩn trong xã hội, giấu diếm bệnh tật và làm tăng nguy cơ lan truyền HIV cho người khác.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại Lễ mít tinh - Ảnh Thùy Chi
    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã phát biểu như trên tại Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12) và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (01/12) năm 2014 vào sáng 30/11 tại Hà Nội.


    Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, hơn 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được kết quả đáng ghi nhận và được đánh giá là một trong những điểm sáng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trên thế giới. Tuy nhiên, tình hình lây nhiễm HIV vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, mỗi năm vẫn có khoảng 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện.


    HIV/AIDS vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Chính vì vậy, năm 2014, Việt Nam đã chọn chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” để thẳng thắn nhìn vào sự thật về thực trạng phân biệt, đối xử đối với người nhiễm HIV vẫn còn đang rất nặng nề tại Việt Nam. Đồng thời, khẳng định sự cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc ngăn chặn và chấm dứt tình trạng này…


    Theo số liệu của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tính đến ngày 30/9/2014, cả nước phát hiện 224.223 trường hợp báo cáo nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69.617).


    Hiện 80,3% số xã, phường, thị trấn và 98,9% số quận, huyện đã báo cáo phát hiện người nhiễm HIV. Dịch HIV ở Việt Nam bao gồm nhiều hình thái dịch khác nhau trên toàn quốc và vẫn đang tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao: người nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ bán dâm.


    Trong năm 2014, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt được một số thành tựu như: Chương trình Methadone đã được triển khai tại 38 tỉnh, thành phố với 122 cơ sở điều trị methadone và điều trị cho 22.000 bệnh nhân.


    Bên cạnh đó, toàn quốc đã có 400.000 lượt người được tư vấn xét nghiệm HIV, trong đó có hơn 11 nghìn lượt trường hợp HIV dương tính; hơn 1.000 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được làm xét nghiệm khẳng định HIV từ 0-18 tháng tuổi.


    Đồng thời, tăng cường nhiều hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi với hơn 10 triệu lượt người được tuyên truyền; tiếp cận và truyền thông thay đổi hành vi cho hơn 2 triệu lượt người nghiện chích ma túy, hơn 500 nghìn lượt phụ nữ bán dâm và hơn 40 nghìn lượt người có quan hệ tình dục đồng giới
    nam...
    Các lãnh đạo tham gia diễu hành sau Lễ mít tinh - Ảnh Thùy Chi
    Để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, mỗi người cần phải loại bỏ các quan niệm sai lầm về căn bệnh này; tự loại bỏ những sợ hãi không đáng có và mở rộng lòng yêu thương, bao dung của mỗi người.


    Ngay sau lễ mít tinh, gần 700 cán bộ công nhân viên, học sinh đã tham gia diễu hành hưởng ứng Thánh hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2014 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12).


    Nhân dịp này, vào 19 giờ 45 phút cùng ngày, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Nhà hát kịch Việt Nam cũng sẽ tổ chức công diễn vở kịch “Ba trong một” tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (số 8, đường Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội).


  10. #70
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS


    (01/12/2014 11:00)
    LSO-Ðó là một trong những mục tiêu do Ðại hội đồng LHQ đề ra tại Hội nghị cao cấp về phòng, chống HIV/AIDS mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. Ðây cũng là chủ đề phát động của Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS (từ ngày 10-11 đến 10-12) nhân Ngày thế giới phòng, chống AIDS (1-12).

    Tư vấn cho người nhiễm HIV
    Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), trong năm năm gần đây, dịch HIV/AIDS ở nước ta có xu hướng giảm ở cả ba tiêu chí: Số người nhiễm mới HIV, số người bệnh chuyển sang AIDS và số người tử vong do AIDS. Số người nhiễm HIV phát hiện mới trong năm 2013 là hơn 12 nghìn người (giảm khoảng 60% so với năm 2007). Trong giai đoạn này, số người bệnh chuyển từ nhiễm HIV sang AIDS và số người nhiễm HIV tử vong đã giảm 50%. Với những kết quả đạt được, cuối tháng 10-2014 vừa qua, Việt Nam được LHQ chọn là điểm đến khởi xướng cho chương trình mới: 90-90-90 (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV liên tục và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi-rút ở mức thấp và ổn định hay còn gọi là tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế). Theo Phó Tổng Thư ký LHQ, Giám đốc điều hành Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc (UNAIDS) M. Xi-đi-bê, nếu Việt Nam đạt được ba mục tiêu 90-90-90 thì có thể phát hiện được phần lớn những người nhiễm HIV trong cộng đồng; điều trị được phần lớn những người nhiễm HIV với kết quả điều trị tốt, giảm khả năng lây nhiễm HIV cho người khác, người đã nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, từ đó có thể đạt được mục tiêu to lớn hơn là kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.


    Trong suốt 25 năm đương đầu với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Mặc dù, tỷ lệ nhiễm mới đã giảm, nhưng một số vùng vẫn có xu hướng gia tăng và sự hiểu biết của người dân về vấn đề này còn hạn chế. Số trường hợp nhiễm mới HIV hằng năm vẫn còn cao trên 12 nghìn người; lũy tích số người nhiễm và người bệnh AIDS tiếp tục tăng cao ở nước ta trên 220 nghìn người. Hình thái lây truyền dịch đã thay đổi, con đường lây nhiễm HIV thông qua quan hệ tình dục không an toàn đang là con đường chủ yếu khiến dịch ngày càng khó kiểm soát hơn. Tỷ lệ nhiễm mới HIV ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa tiếp tục gia tăng, gây khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ can thiệp. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân về dịch HIV/AIDS còn hạn chế và có phần chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Nguồn kinh phí tài trợ quốc tế cho công tác phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta đang bị cắt giảm nhanh và mạnh, nguồn tài chính trong nước cũng sụt giảm do suy thoái kinh tế... Tất cả các yếu tố đó khiến nguy cơ dịch HIV/AIDS có thể bùng phát, nếu chúng ta không kiên trì và đổi mới phương pháp cũng như triển khai mạnh mẽ các biện pháp can thiệp kịp thời.


    Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, để thực hiện tốt mục tiêu 90-90-90, cũng như triển khai có hiệu quả mục tiêu của Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã triển khai nhiều giải pháp trong đó bao gồm: Tiếp tục nâng cao nhận thức và cam kết của lãnh đạo các cấp, các ngành; nhanh chóng chuyển đổi từ phòng, chống HIV/AIDS dựa vào tiền viện trợ sang sử dụng các nguồn tài chính trong nước, chủ yếu là ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, nhất là các cơ sở y tế cần nỗ lực hơn nữa để bảo đảm tính bảo mật của người nhiễm HIV trong quá trình từ xét nghiệm đến điều trị. Khẩn trương nghiên cứu nhằm đưa ra các quy định pháp luật cụ thể để bảo vệ quyền của người nhiễm HIV. Cần có cơ chế, pháp lý để giải quyết các vi phạm về quyền của họ, như khi bị buộc thôi việc, bị cản trở không được khám, chữa bệnh hoặc học tập, vì lý do nhiễm HIV.


    Ngoài ra, việc giáo dục và huy động sự tham gia của cộng đồng và xã hội cũng rất quan trọng, vì phần lớn các trường hợp kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV bắt nguồn từ cộng đồng. Trong đó, giáo dục cần bao gồm cả nâng cao nhận thức về HIV, hành vi nguy cơ để giảm bớt sự lo lắng và sợ hãi của cộng đồng, đây đang là nguyên nhân chính dẫn tới sự kỳ thị của họ đối với người bị nhiễm HIV/AIDS. Ðáng chú ý, tăng cường và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tập trung vào các khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao; vào các đối tượng nguy cơ cao nhất như người nhiễm HIV, nghiện chích ma túy, gái mại dâm... Chú trọng các mô hình, can thiệp và giảm tác hại cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, các mô hình xã hội hóa trong phòng, chống HIV/AIDS.


    Trong Tháng hành động này, Bộ Y tế tổ chức nhiều hoạt động cao điểm chung quanh Ngày thế giới phòng, chống AIDS. Tổ chức các lễ phát động, mít-tinh, diễu hành; tổ chức các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; chống kỳ thị phân biệt đối xử, nhất là các mô hình, can thiệp của người nhiễm HIV làm chủ trong phòng, chống HIV/AIDS và giúp nhau trong cuộc sống. Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp, như truyền thông với cá nhân, truyền thông nhóm; tổ chức sinh hoạt tại các câu lạc bộ phòng, chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực, các nhóm giáo dục đồng đẳng... Xây dựng các cụm pa-nô, khẩu hiệu, treo băng-rôn tại các địa điểm công cộng có đông người qua lại như các trục đường giao thông chính, bến xe, công viên...


    Theo Nhân dân điện tử

  11. #71
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

    Thứ Hai, 01/12/2014, 07:14 [GMT+7]

    Ngày 30-11, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng-chống HIV/AIDS (10-11 - 10-12) và Ngày Thế giới phòng-chống AIDS (1-12) năm 2014 với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”.


    Phát biểu tại lễ mít tinh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS đang xảy ra ở tất cả các nước trên toàn thế giới. Phân biệt đối xử đã làm hạn chế một số quyền cơ bản của con người như quyền được chăm sóc sức khỏe, được học hành, lao động và mưu cầu hạnh phúc. Phân biệt đối xử đã làm cho những người có hành vi nguy cơ cao, người nhiễm HIV/AIDS trở thành nhóm người sống ẩn trong xã hội, giấu diếm bệnh tật và làm tăng nguy cơ lan truyền HIV cho người khác. Để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS trước hết mỗi người cần phải loại bỏ các quan niệm sai lầm về căn bệnh này; tự loại bỏ những sợ hãi không đáng có và mở rộng lòng yêu thương, bao dung của mỗi người.

    Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Trong hơn 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được kết quả đáng ghi nhận và được đánh giá là một trong những điểm sáng trong công tác phòng-chống HIV/AIDS trên thế giới. Tuy nhiên tình hình lây nhiễm HIV vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Mỗi năm, nước ta vẫn có khoảng 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện. HIV/AIDS vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Chính vì vậy, năm 2014, Việt Nam đã chọn chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” để thẳng thắn nhìn vào sự thật về thực trạng phân biệt, đối xử đối với người nhiễm HIV vẫn còn đang rất nặng nề tại Việt Nam; đồng thời khẳng định sự cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc ngăn chặn và chấm dứt tình trạng này…

    Theo số liệu của Cục Phòng-chống HIV/AIDS (Bộ Y tế): Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tính đến ngày 30-9-2014, cả nước hiện có 224.223 trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV (trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69.617). Hiện đã có 80,3% số xã, phường, thị trấn và 98,9% số quận, huyện đã báo cáo có người nhiễm HIV. Dịch HIV ở Việt Nam bao gồm nhiều hình thái dịch khác nhau trên toàn quốc và vẫn đang tập trung chủ yếu ở ba nhóm quần thể có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao: người nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ bán dâm .

    Năm 2014, hoạt động phòng-chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt được một số thành tựu như: Chương trình Methadone đã được triển khai tại 38 tỉnh, thành phố với 122 cơ sở điều trị methadone và điều trị cho 22 ngàn bệnh nhân. Trong năm 2014, toàn quốc đã có 400 nghìn lượt người được tư vấn xét nghiệm HIV, trong đó có hơn 11 nghìn lượt trường hợp HIV dương tính; hơn 1.000 trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV được làm xét nghiệm khẳng định HIV từ 0-18 tháng tuổi. Bên cạnh đó, hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi cũng được tăng cường với hơn 10 triệu lượt người được tuyên truyền; tiếp cận và truyền thông thay đổi hành vi cho hơn 2 triệu lượt người nghiện chích ma túy, hơn 500 nghìn lượt phụ nữ bán dâm và hơn 40 ngàn lượt người có quan hệ tình dục đồng giới nam...

    Ngay sau lễ mít tinh, gần 700 cán bộ công nhân viên, học sinh đã tham gia diễu hành hưởng ứng Thánh hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2014 và Ngày Thế giới phòng-chống AIDS (1-12).


  12. #72
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Đừng kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS

    Giáo dục Thời đại - 01/12/2014 17:23

    GD&TĐ - Hôm nay (1/12), nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS (1/12), Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức phiên trao đổi tương tác nhằm tìm hiểu việc chung sống với HIV/AIDS.


    Tiến sĩ Kenvin P.Mulvey – Cố vấn điều trị lạm dụng chất gây nghiện, Cục quản lý Lạm dụng chất gây nghiện và sức khỏe tâm thần (Mỹ) - phát biểu trong chương trình.

    Phát biểu tại phiên trao đổi, Tiến sĩ Kenvin P.Mulvey – Cố vấn điều trị lạm dụng chất gây nghiện, Cục Quản lý Lạm dụng chất gây nghiện và sức khỏe tâm thần (Hoa Kỳ) – cho biết: Hiện nay, những người bị nhiễm HIV/AIDS vẫn còn bị phân biệt đối xử, thậm chí là kỳ thị.


    Thực tế, chúng ta đều biết rằng căn bệnh không có thuốc chữa này chỉ lây lan qua đường máu, lây từ mẹ sang con, quan hệ tình dục,…Với chương trình cứu trợ khẩn cấp về phòng chống HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ, chúng ta hãy cùng chung tay để giúp những người bị bệnh dễ dàng hòa nhập cuộc sống, hãy thể hiện bằng hành động của mỗi người, điều đó cũng góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.


    Tham gia phiên trao đổi có đông đảo các bạn trẻ, những sinh viên đã mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình trong việc làm thế nào để người bị nhiễm HIV và người không bị nhiễm có thể sống hòa nhập với nhau.

    Thực tế, đây cũng là việc làm hết sức khó khăn, bởi căn bệnh này vốn không có thuốc chữa và có thể bị lây nhiễm nếu không có kiến thức về HIV/AIDS.

    Những người tham dự đã tích cực phát triển, trao đổi và cân nhắc các chiến lược nhằm giảm sự tổn thương và phân biệt đối xử mà họ thường gặp phải, cũng như chia sẻ những chiến lược để đưa ra giải pháp thực hiện vấn đề này.


    Tại chương trình, video “Những người sống với chuyện kể” được sản xuất năm 2010 đã được trình chiếu, thu hút sự quan tâm của mọi người. Đó là những câu chuyện cảm động về thân phận của người Việt Nam dương tính với HIV.


    Nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS (1/12), Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi tới cộng đồng thông điệp: Hãy quan tâm tới những người bị HIV, giúp họ sống tích cực hơn cũng chính là góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.



  13. #73
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    WHO chỉ trích Trung Quốc kỳ thị người nhiễm HIV

    01/12/2014 15:01 GMT+7

    TTO - Ngày 1-12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi Trung Quốc hành động khẩn cấp để chống đại dịch HIV/AIDS đang lan rộng tại quốc gia này.


    Hôm nay là ngày thế giới phòng chống HIVAIDS - Ảnh: Reuters

    Theo Trung Quốc nhật báo, ông Bernhard Schwartlaender, đại diện WHO tại Trung Quốc, khẳng định chính quyền Bắc Kinh cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để ngăn chặn tình trạng virút HIV lây lan và hỗ trợ tốt hơn người nhiễm HIV/AIDS.

    “Quan trọng hơn, Trung Quốc cần chấm dứt sự phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV và cộng đồng người có nguy cơ nhiễm HIV cao như người đồng tính nam, công nhân tình dục và người tiêm ma túy”- ông Schwartlaender nhấn mạnh.

    Ông Schwartlaender chỉ trích việc nhiều bác sĩ ở Trung Quốc từ chối không chữa trị cho các bệnh nhân HIV/AIDS vì giới tính khác biệt của họ.


    Cùng ngày, Ủy ban Y tế và kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc (NHFPC) thông báo tính đến cuối tháng 10-2014, ở Trung Quốc có tới 497.000 người nhiễm HIV/AIDS, tăng đáng kể so với con số 434.000 người hồi tháng 9-2013.


    Tuy nhiên Trung tâm Kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS Trung Quốc thừa nhận trên thực tế có tới 810.000 người nhiễm HIV/AIDS ở nước này, bao gồm những người chưa bị phát hiện.

    Trong 30 năm qua, ở Trung Quốc có 154.000 người đã thiệt mạng vì AIDS.

    Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Trung Quốc (CCDCP) cho biết lây nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm hơn 90% các vụ lây nhiêm ở nước này.


    Nạn phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS ở Trung Quốc rất nghiêm trọng.

    Hồi tháng 8, hai hành khách nhiễm HIV đã kiện một hãng hàng không vì không được cho lên máy bay. Tháng trước, hãng hàng không này phải bồi thường cho hai hành khách trên gần 6.000 USD.



    NGUYỆT PHƯƠNG
    http://tuoitre.vn/tin/

  14. #74
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Phải dùng “mưu kế” đưa trẻ nhiễm HIV đến trường

    Gửi 05:52am | 02/12/2014

    Có phụ huynh biết con mình “đang ngồi chung lớp với đứa nhiễm HIV” đã phản ứng dữ dội, nhất quyết đòi chuyển lớp cho con, mặc dù thế giới chưa từng ghi nhận trường hợp lây nhau nào từ trẻ sang trẻ.



    Trẻ nhiễm HIV đang được chăm sóc tại Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Linh Xuân (TPHCM)

    Trẻ nhiễm HIV bị từ chối quyền đến trường

    Mặc dù nhiều hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đã được triển khai nhưng vẫn còn đó những kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Đặc biệt con đường đến trường của những đứa trẻ này vẫn còn rất nhiều gập ghềnh trắc trở.


    Theo mục tiêu được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020, phấn đấu 90% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong diện quản lý được cung cấp các dịch vụ về y tế, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất, chăm sóc thay thế, vui chơi giải trí và các chính sách xã hội theo quy định;

    Phấn đấu 90% cơ sở trợ giúp, chăm sóc và điều trị cho trẻ em nhiễm HIV, các tổ chức xã hội được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Bên cạnh đó, 100% trường học tạo cơ hội cho trẻ em được đi học theo nhu cầu.

    Thế nhưng, qua các số liệu của nghiên cứu về chỉ số đánh giá mức độ kỳ thị với người nhiễm HIV ở Việt Nam do Mạng lưới người sống với HIV Việt Nam thực hiện cho thấy, người nhiễm HIV đang phải đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử.

    Có khoảng 3% người nhiễm HIV và 4% trẻ em là con của người nhiễm HIV đã bị từ chối không được đi học.

    BS Đào Thị Huê, Phó giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Linh Xuân, nơi tiếp nhận trẻ mồ côi, bỏ rơi nhiễm HIV tại TPHCM chia sẻ, hiện Trung tâm đang chăm sóc 127 trẻ nhiễm HIV, trong đó trẻ lớn nhất đã được 17 tuổi.

    Các cháu đến tuổi đi học đều được học tại trung tâm từ lớp 1 đến lớp 3, từ lớp 4 trở lên các cháu sẽ được học hòa nhập ở các trường công lập. Thế nhưng, để đưa được các cháu có thể học hòa nhập tại trường là cả một chặng đường gian nan.


    Dùng "mưu kế" đưa trẻ nhiễm HIV đến trường


    Lãnh đạo, nhân viên, giáo viên Trung tâm cùng với các em nhiễm HIV đã phải tốn bao công sức, nước mắt, thậm chí phải dùng “mưu kế” để đạt được mục đích cuối cùng là cho các em nhiễm HIV có quyền được đến trường.

    Theo lãnh đạo Trung tâm, ban đầu việc vận động các trường bên ngoài chấp nhận các em là hết sức khó khăn, có lúc tưởng chừng thất bại. Đến khi nhà trường đồng ý tiếp nhận rồi thì Trung tâm phải phối hợp với nhà trường, chính quyền địa phương giữ kín hồ sơ về các em nhiễm HIV, tránh tâm lý hoang mang cho các em học sinh khác.

    Thậm chí, các em trong Trung tâm còn phải giả vờ là có cha mẹ làm việc trong quận, các cô bảo mẫu trong Trung tâm đóng vai mẹ đưa đón các em đi học, đồng thời nghe ngóng dư luận và phản ứng của phụ huynh.

    Đã có trường hợp phụ huynh biết là con mình “đang ngồi chung lớp với đứa nhiễm HIV” đã phản ứng dữ dội, nhất quyết đòi chuyển lớp cho con.

    Không biết bao nhiêu ngày các chị trong Trung tâm phải lặn lội đi thuyết phục các trường phổ thông trên địa bàn, phối hợp cùng Trung tâm chỉ để giúp các cháu được tiếp tục đi học.

    Chị Nguyễn Thị Nguyệt - Trưởng nhóm Nắng Mai - nơi tập hợp các bạn tuyên truyền và giúp đỡ người nhiễm HIV cho biết, có trẻ nhiễm HIV phải trải qua ba lần đi xin học mới được tiếp nhận.

    Nhiều trường đồng ý nhận nhưng khi biết được cha qua đời vì bệnh AIDS, họ đã trả bé về cho mẹ. Cho đến khi đến trường khác, gia đình phải khai cha bé qua đời vì bệnh lao mới được nhận vào học.

    Mặc dù công tác truyền thông đã được làm rất tích cực nhưng vẫn còn không ít phụ huynh tồn tại những suy nghĩ: Không thể để con mình ở chung với trẻ nhiễm HIV vì sẽ bị lây.

    Trong khi, kể từ khi phát hiện HIV/AIDS trên toàn thế giới đến nay, chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp trẻ em nào có nhiễm HIV lây cho trẻ em khác qua tiếp xúc hay sinh hoạt bình thường.

    Ước mơ được đến trường của trẻ nhiễm HIV là chính đáng. Bản thân các em không có lỗi khi phải mang trong mình virus của căn bệnh thế kỷ do bố mẹ truyền sang. Tuy nhiên, vì những suy nghĩ sai lệch và kỳ thị, việc trẻ nhiễm HIV được đến trường vẫn còn quá vất vả.


    TP.HCM: 4.000 trẻ nhập cư, khó khăn, bị ảnh hưởng bởi HIV được hỗ trợ


    Để góp phần bảo vệ quyền của trẻ thuộc các gia đình nhập cư có hoàn cảnh khó khăn, Hội Bảo trợ trẻ em TPHCM đã tổ chức lễ triển khai dự án “Quyền của trẻ em nhập cư có hoàn cảnh khó khăn tại TPHCM”.

    Theo đó, dự án có tổng giá trị hơn 9,7 tỷ đồng với sự tài trợ của Hội Hữu nghị Đan Mạch - Việt Nam được thực hiện trong 3 năm (từ tháng 1.2014 – 10.2017) tại 4 quận, huyện trên địa bàn thành phố có đông trẻ và gia đình nhập cư tại quận 7, 8, Tân Phú và huyện Bình Chánh.

    Dự án sẽ tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, cung cấp dịch vụ thực hiện các quyền của trẻ em nhập cư có hoàn cảnh khó khăn như giáo dục cơ bản và đào tạo nghề cho trẻ; thực hiện các hoạt động, cung cấp dịch vụ hỗ trợ phục hồi về mặt xã hội cho trẻ và thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn.

    Bên cạnh đó, dự án sẽ triển khai các hoạt động như: giáo dục cơ bản, đào tạo nghề, cung cấp dịch vụ hỗ trợ phục hồi về mặt xã hội, chăm sóc sức khỏe, cấp chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn…

    Ngoài ra, dự án cũng thực hiện các hoạt động tham vấn, hỗ trợ cơ bản, tập huấn kiến thức cơ bản về phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ.



  15. #75
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Tha thiết mong việc không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV không chỉ dừng lại trong ngày hôm nay…

    Thứ tư - 03/12/2014 16:52

    Thông điệp không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

    Một người nhiễm HIV là thành viên Câu lạc bộ Yêu thương - câu lạc bộ của những người nhiễm HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Trị, đã tham gia phát biểu ý kiến hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS năm 2014 với chủ đề Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và Ngày Thế giới Phòng chống HIV/AIDS 1/12/2014 đồng thời kêu gọi người nhiễm HIV tích cực chung tay cùng cộng đồng phòng chống HIV/AIDS.

    Tại lễ mit-tinh hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới Phòng chống HIV năm 2014 do UBND và Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm, HIV/AIDS, ma túy, mại dâm và phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc huyện Hướng Hóa tổ chức vào ngày 22/11/2014, một người nhiễm HIV là thành viên Câu lạc bộ Yêu thương- câu lạc bộ của những người nhiễm HIV/AIDS ở tỉnh Quảng Trị, đã tham gia phát biểu ý kiến hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS năm 2014 với chủ đề Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và Ngày Thế giới Phòng chống HIV/AIDS 1/12/2014 đồng thời kêu gọi người nhiễm HIV tích cực chung tay cùng cộng đồng phòng chống HIV/AIDS.

    Trong phát biểu của mình, thành viên này của Câu lạc bộ Yêu thương nói rõ: HIV là một bệnh truyền nhiễm nhưng không phải dễ lây nếu mỗi người có đủ kiến thức về HIV/AIDS. HIV/AIDS có thể lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con. Trong những người nhiễm HIV, có người bị lây nhiễm từ tình dục không an toàn, có người bị lây nhiễm từ chồng và ngược lại, có người bị lây nhiễm do dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy và có những trẻ em bị nhiễm HIV từ mẹ,… Và dù với bất cứ nguyên nhân nào thì điều khiến hầu hết những người đã nhiễm HIV day dứt là thiếu hiểu biết về căn bệnh này. Đặc biệt, hoàn cảnh cá nhân được cô kể đã chứng minh sự thiếu hiểu biết về HIV/AIDS là con đường vô hình, là bước đi đầu tiên đưa cô đến thực tế nhiễm HIV cùng những cố gắng giúp cô sống chung với HIV: Tôi biết mình bị nhiễm HIV khi đi khám sức khỏe để làm hồ sơ xin việc vào năm 2012. Khi nhận kết quả xét nghiệm máu, tôi không tin vào điều được các bác sỹ thông báo với mình. Vì muốn có kết quả chính xác về tình trạng sức khỏe của mình, tôi đã đi làm xét nghiệm thêm 2 lần nữa và kết quả cuối cùng vẫn là HIV dương tính. Trên đường về nhà tôi đã ước những gì mình nghe được từ bác sỹ, những gì tôi nhìn thấy trong bản kết quả xét nghiệm máu của mình không phải là sự thật. Mọi thứ trước mắt tôi như sụp đổ hoàn toàn. Công việc, tương lai của tôi rồi sẽ như thế nào? Tôi nhốt mình trong phòng riêng, không ăn uống và thậm chí không nghĩ được gì thêm. Trong cảm giác tuyệt vọng, hàng trăm câu hỏi tại sao ập tới trong đầu và đau đớn nhất là câu hỏi “Ba mẹ, bạn bè tôi sẽ nhìn tôi như thế nào khi biết tôi mắc căn bệnh HIV/AIDS đáng sợ?”. Tôi còn quá trẻ và chưa làm được gì có ích với ba mẹ, gia đình thân yêu của mình nên tôi chỉ có thể khóc và khóc khi không biết cách để nói với ba mẹ, gia đình về việc mình đã nhiễm HIV… Điều may mắn là tôi có người bạn thân luôn động viên tôi đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiếp nhận điều trị với lý lẽ thuyết phục rằng nếu được điều trị thì tôi có thể sống và làm việc trong 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Như thế, tôi có thể làm việc vì chính bản thân mình, giúp ích gia đình và cộng đồng. Vậy là tôi tìm tới các anh, chị tư vấn viên và được giúp đỡ, lấy lại tinh thần, đi tới quyết định nói với người thân trong gia đình về tình trạng nhiễm HIV của mình. Nhiễm HIV với tôi là một cú sốc rất lớn thì với gia đình tôi càng khó chấp nhận nên mẹ tôi đã khóc rất nhiều còn ba tôi thì đã vứt hết quần áo, đồ đạc của tôi ra sân nhà. Tôi như chết lặng trước nước mắt của mẹ và đã nghĩ tới cái chết khi ba không còn nói với tôi câu nào, không còn nhìn tôi, thậm chí xa lánh tôi bởi có thể tôi chết rồi thì ba mẹ tôi sẽ không còn bị nỗi đau có con gái nhiễm HIV giày vò… Nhưng rồi với sự chăm sóc và động viên của mẹ, tôi đã hiểu mình cần phải sống và sống tốt hơn nữa để đền đáp công ơn của ba mẹ nên tôi bắt đầu tiếp nhận điều trị. Từ đây, mỗi khi có thể là tôi nói với ba tôi về HIV và bày tỏ mong muốn được ba tiếp thêm cho tôi nghị lực sống. Đây là thời gian khó khăn nhất của tôi và cả gia đình, nhưng dần dần ba tôi đã hiểu và thông cảm với con gái. Mới nhiễm HIV giai đoạn đầu, sức khỏe của tôi đã khá lên rất nhiều nhờ tình yêu thương của mẹ, của ba và người bạn thân cùng sự giúp đỡ của cán bộ phòng chống HIV/AIDS. Hơn nữa, tôi cũng ý thức được rằng mình cần phải sống, phải khỏe mạnh để ba mẹ yên tâm về mình hơn. Giờ đây, tôi 25 tuổi và chưa lập gia đình riêng, bị nhiễm HIV và tôi đã trở lại với cuộc sống bình thường với gia đình, bắt đầu làm việc và tham gia phòng chống HIV/AIDS như hôm nay, tôi hiểu mình vẫn có thể làm được những điều có ích với sự động viên, hỗ trợ của người thân và những người xung quanh.

    Phần cuối trong phát biểu, cô gái trẻ nói trước sự xúc động của nhiều người tại lễ mit-tinh hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới Phòng chống HIV năm 2014 ở huyện Hướng Hóa: Hiện nay trong cộng đồng vẫn còn nhiều người có hành vi nguy cơ nhưng chưa đủ cam đảm tự nguyện xét nghiệm HIV vì sợ ảnh hưởng xấu tới công việc, đời sống, gia đình và bị kỳ thị, phân biệt đối xử. Vì thế họ chưa có cơ hội để tiếp cận các dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Tôi biết mình là người may mắn được xét nghiệm và phát hiện sớm HIV nhưng tôi cũng chưa hoàn toàn tự tin để tham gia các hoạt động xã hội và hòa nhập trở lại với cộng đồng trong khi chính tôi rất muốn được sống, được học tập, được làm việc và được tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Tuy là căn bệnh mà đến nay con người vẫn chưa có vaccine dự phòng và thuốc điều trị đặc hiệu nhưng HIV không lây truyền qua những tiếp xúc thường ngày như bắt tay, ngồi cạnh nhau, nói chuyện, làm việc chung phòng, học chung lớp, ăn uống chung, dùng chung điện thoại, muỗi đốt và chính sự kỳ thị của những người xung quanh làm người nhiễm HIV tự ti, mặc cảm nên giấu giếm tình trạng bệnh của mình, không tiếp cận với dịch vụ tư vấn, chăm sóc, điều trị cũng như phòng ngừa lây nhiễm HIV qua người khác. Hôm nay, hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng chống AIDS, tôi mong muốn mọi người hãy quan tâm và tìm hiểu thêm về HIV/AIDS để hiểu rõ hơn về các hành vi có thể làm lây truyền HIV/AIDS và biết cách chủ động phòng tránh lây nhiễm HIV cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Và, tôi tha thiết mong việc không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV không chỉ dừng lại trong ngày hôm nay mà sẽ được tiếp tục trong mỗi thái độ, hành động, việc làm của mọi người và toàn xã hội trong tương lai. Thực tế đó chắc chắn sẽ giúp những người nhiễm HIV có thêm niềm tin, sức mạnh để chiến thắng HIV/AIDS và cuộc sống sẽ ngày càng tươi sáng hơn.



    Tác giả bài viết:
    Bội Nhiên

    http://hivquangtri.org.vn/

  16. #76
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    “Tôi nhiễm HIV, xin đừng kỳ thị…”

    TRẦN NGỌC - Thứ Sáu, ngày 5/12/2014 - 02:30
    (PL)- Xã hội rất cần những tiếng nói, hành động có tâm, có trách nhiệm để bảo vệ quyền lợi người nhiễm HIV.
    Tháng Hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS diễn ra từ ngày 10-11 đến 10-12 với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”. Là người tiếp cận thường xuyên với những người nhiễm HIV, luật sư Nguyễn Thị Ngọc Thu (Văn phòng Trợ giúp pháp lý HIV/AIDS - Hội Luật gia TP.HCM) chia sẻ: “Vẫn còn nhiều cái nhìn vô cảm trước nỗi đau của người nhiễm HIV”.
    “Tại sao tôi bị nghỉ việc?”
    “Tôi từng làm trong nhà hàng, quán bar, có một thời gian sống buông thả”. Người phụ nữ ngồi đối diện chúng tôi, tên chị là L. (tên đã được thay đổi, ngụ quận 3, TP.HCM), dù đã gần tuổi 40 nhưng chị vẫn còn nét thanh tú của thời trẻ.
    Chị L. kể từ khi lấy chồng chị thay đổi cách sống đàng hoàng, ngăn nắp. Chồng chị là tài xế, rày đây mai đó nên bị vướng “căn bệnh thế kỷ”. “Cuối năm 2007, tôi thấy cơ thể có nhiều biến đổi, luôn mệt mỏi nên đi khám, xét nghiệm máu và kết quả nhiễm HIV. Lúc ấy tôi đang có thai con đầu lòng. May mắn thay sau đó con tôi chào đời âm tính với HIV”.
    Tháng 5-2011, chị L. xin vào làm ở một công ty ăn uống trên địa bàn quận 3 và được ký hợp đồng lao động. Trong thời gian này, chị còn tham gia công tác xã hội với vai trò hỗ trợ sức khỏe cho những người nghiện ma túy nhiễm HIV. “Vì hoạt động có hiệu quả nên tôi được một tổ chức phi chính phủ mời đi Úc để trao đổi kinh nghiệm với các thành viên nước sở tại đang làm công việc như tôi. Tôi làm đơn xin nghỉ phép và được công ty chấp thuận” - chị L. kể.
    Hết phép, chị L. đi làm trở lại. Thế nhưng vừa bước vô cổng công ty chị bắt gặp nhiều ánh mắt ghẻ lạnh của những người làm chung. Cả ngày chẳng ai nói chuyện với chị L. nửa lời. Thấy chị, nhiều người tìm cách tránh mặt. Thậm chí cái ly chị vừa uống cũng không ai dám cầm, chẳng ai dám đứng gần chị. Ngày hôm sau, đại diện phòng tổ chức nhân sự gọi chị L. lên thông báo cho chị nghỉ việc với lý do úp úp mở mở chị nhiễm HIV. “Thì ra trên truyền hình người ta phát về công việc tôi đang chăm sóc cho người nhiễm HIV. Thế là họ sợ không muốn tôi tiếp tục công việc ở công ty. Tôi như ngã quỵ, không biết giải thích thế nào cho họ hiểu” - chị L. nghẹn lời.
    Sau đó vài ngày, công ty ra quyết định buộc chị L. nghỉ việc không ghi rõ lý do.
    Bị đuổi ra khỏi nhà mình
    Ở tuổi 46, lẽ ra ông S. (tên đã thay đổi, ngụ quận 2, TP.HCM) đã có một cuộc sống êm đềm bên vợ con; nhưng không, ông đã phải trải qua một giai đoạn đau khổ, tuyệt vọng nhất trong đời. Hơn 15 năm trước, ham vui với bạn bè, ông đã hơn một lần sử dụng chung kim tiêm ma túy. Hậu quả là ông bị nhiễm HIV khi vừa bước qua tuổi 30. “Hơn 15 năm qua, bệnh tình đã bào mòn cơ thể khiến tôi ốm yếu, gầy gò. Nhưng đau nhất là tôi bị người thân đuổi ra khỏi nhà vì họ không chịu sống chung với người mắc HIV, trong khi căn nhà là tài sản chung do cha mẹ để lại” - ông S. thở dài nhớ lại.
    Ông S. nói bệnh hoạn như ông tìm việc làm chẳng dễ. Từ khi bị đuổi ra khỏi nhà ông không có chỗ ở cố định. Nhiều hôm hết tiền bạc, bụng đói, ông S. quay về nhà nhưng vợ chồng em ruột của ông đóng cửa không cho vào, mặc ông năn nỉ, thậm chí khóc lóc.
    “Tới ngày cúng giỗ cha mẹ, tôi không dám về đốt cây nhang vì sợ vợ chồng chú em xua đuổi, chửi bới giữa chỗ đông người. Tủi hổ lắm anh à!” - ông S. nói.
    Chiếc phao cuối cùng
    Lâm vào bước đường cùng, những người nhiễm HIV bị kỳ thị như chị L., ông S. qua giới thiệu của người quen trong giới đã tìm đến Văn phòng Trợ giúp pháp lý HIV/AIDS (thuộc Hội Luật gia TP.HCM); coi nơi đây như một chiếc phao cuối cùng để họ không bị chìm giữa dòng đời.
    Luật sư Nguyễn Thị Ngọc Thu nhớ lại: “Lúc chị L. và ông S. tìm đến, tôi thấy họ gần như tuyệt vọng, bế tắc. Tôi lựa lời an ủi, động viên và quyết tâm giúp họ lấy lại sự công bằng”.
    Luật sư Thu đã soạn giúp đơn khiếu nại và đơn kêu cứu cho cả hai, trích dẫn những quy định của pháp luật về cấm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. “Trong đó Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS được công bố năm 2006 là cơ sở pháp lý quan trọng để chúng tôi đấu tranh” - luật sư Thu nói.
    Luật sư Thu kể chị hướng dẫn chị L. gửi đơn đến chủ tịch UBND quận, chủ tịch Liên đoàn Lao động quận, Phòng LĐ-TB&XH quận và cả công ty nơi chị L. làm việc. Riêng ông S., chị hướng dẫn gửi đơn tới chủ tịch UBND phường và trưởng công an phường nơi ông S. cư trú.
    “Tôi cũng trực tiếp gặp đại diện công ty nơi chị L. làm việc, gặp em trai ông S cùng trao đổi, thương lượng, hòa giải để bảo vệ quyền lợi cho cả hai” - luật sư Thu nói.
    Cuối cùng, phía công ty nhận ra việc cho chị L. nghỉ là trái luật. Họ chính thức ra văn bản xin lỗi, nhận chị vào làm việc trở lại. Với ông S., vợ chồng người em cũng nhận ra sai trái của mình và đồng ý đón người anh về sống chung hòa thuận trong nhà.
    “Bây giờ những người nhiễm HIV như chị L., ông S. đã tìm lại cuộc đời, chúng tôi chẳng có niềm vui nào lớn hơn” - luật sư Thu chia sẻ.

    Muốn giảm tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử thì cần tuyên truyền nội dung của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS đến từng người, ở cộng đồng dân cư, công ty, xí nghiệp… Một khi có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS thì mọi người sẽ thay đổi cái nhìn và hành vi đối xử với người nhiễm HIV.
    Luật gia PHẠM THỊ HỒNG HƯƠNG, Trưởng Văn phòng Trợ giúp pháp lý HIV/AIDS (Hội Luật gia TP.HCM)
    http://plo.vn/suc-khoe/toi-nhiem-hiv...hi-513774.html

  17. #77
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Người nhiễm HIV/AIDS gia tăng mạnh do sự kỳ thị

    Cập nhật lúc: 16h20" | 04/12/2014
    (VnMedia) - Theo Bộ Y tế, đại dịch HIV/AIDS là mối đe dọa đến sức khỏe và tính mạng con người; ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và trật tự an toàn xã hội.
    Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10.000 ca nhiễm mới HIV khiến căn bệnh thế kỷ này vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam . Hiện trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đang đứng thứ 5 về số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan).

    Nhân Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2014 (từ ngày 10/11 đến ngày 10/12) và ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12), TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, kỳ thị, phân biệt đối xử là một trong những lý do khiến những người có hành vi nguy cơ cao và những người nhiễm HIV không dám tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS trên toàn quốc. .

    Vì thế, hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS, Việt Nam hướng tới mục tiêu 3 không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS

    Năm 2014, Việt Nam đã chọn chủ đề “Không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” để cùng nhau chống lại sự kỳ thị phân biệt đối xử đối người mắc bệnh.

    Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, phân biệt đối xử vẫn đang tồn tại ở các mức độ khác nhau, ở nhiều nơi, nhiều lúc, từ gia đình, nơi làm việc, trường học, công sở và ngoài cộng đồng. Đại dịch HIV/AIDS chỉ có thể chấm dứt khi phân biệt đối xử được
    chấm dứt.


    Sống không kỳ thị để ngăn ngừa đại dịch HIV/AIDS. Ảnh minh họa.

    Nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử


    Theo Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long, có nhiều nguyên nhân dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS:

    - Bệnh nguy hiểm: Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất, HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến chết người; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin phòng bệnh nên khi nhiễm HIV thì không có cơ hội chữa khỏi, nhiều người coi đó là "bản án tử hình" .

    - Sự thiếu hiểu biết về HIV/AIDS: Nhiều người nghĩ rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường, như ăn uống chung, dùng chung đồ sinh hoạt... Nhiều người cho rằng HIV/AIDS là gắn liền với các tệ nạn xã hội, như tiêm chích ma túy, người mua, bán dâm...

    - Truyền thông chưa đúng, chưa đủ: Việc truyền thông về HIV/AIDS đã rất nhấn mạnh sự nguy hiểm của HIV/AIDS, đưa những hình ảnh bệnh nhân nặng, gày còm, lở loét.. tạo cho nhân dân suy nghĩ rất ghê sợ về bệnh này. Đồng thời, không giải thích rõ ràng về các đường lây và khả năng lây nhiễm của HIV, tạo cảm giác sợ hãi quá mức đối với người dân, kiến họ xa lánh, kỳ thị. .

    - Sự lo lắng, sợ hãi quá mức: Nhiều người không vượt qua được mặc cảm bệnh tật của người nhiễm HIV, tìm mọi cách dấu giếm tình trạng nhiễm HIV của mình, và chịu sống trong mặc cảm, lo sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử.

    Các hình thức kỳ thị đối với người nhiễm HIV

    Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều biểu hiện khác nhau, từ ngấm ngầm đến công khai, thô bạo.

    - Tại gia đình: Trong gia đình có những người nhiễm HIV phải ăn riêng, ở riêng, sinh hoạt riêng; hoặc nếu ở chung thì những người khác trong gia đình cũng hạn chế hoặc miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm HIV. Có những gia đình còn cấm đoán người khác trong gia đình tiếp xúc với người nhiễm HIV, hoặc tìm cách đưa người nhiễm HIV vào các cơ sở tập trung ...

    - Tại cộng đồng: Nhiều người có hành vi cấm hoặc hạn chế con cái, người thân, họ hàng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS; không sử dụng các dịch vụ, hàng hóa mà người nhiễm HIV hoặc gia đình họ cung cấp, nhất là dịch vụ ăn uống; Thậm chí, có người vứt bỏ các vật dụng mà người nhiễm HIV đã sử dụng, như cốc uống nước, bát đũa người nhiễm HIV đã dùng để ăn...

    - Tại các cơ sở y tế: Vẫn còn có nhân viên y tế cũng ngại, miễn cưỡng khi tiếp xúc, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, nhất là người bệnh giai đoạn cuối, với nhiều biến chứng, lở loét...

    - Tại nơi học tập, làm việc, người nhiễm HIV thường bị xa lánh, những người xung quanh ngại tiếp xúc, không muốn làm việc, học tập cùng người nhiễm HIV. Có những trường hợp gây sức ép, tạo cớ để người nhiễm HIV xin nghỉ việc, nghỉ học hoặc bắt buộc thôi việc, thôi học với lý do không chính đáng.


    Phạm Minh

  18. #78
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thách thức kỳ thị
    Thứ ba,09/12/2014 08:45
    "Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” là chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS 2014 sẽ kết thúc vào ngày 10-12 tới. Dù đã có nhiều nỗ lực đáng kể nhưng trong thực tế, kỳ thị vẫn là rào cản lớn nhất trong nỗ lực chống lại căn bệnh này.




    Chia sẻ và cảm thông


    Năm 2014, Chính phủ giao cho 38 tỉnh trên toàn quốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện cho 30.850 bệnh nhân bằng thuốc Methadone. Đến hết tháng 11-2014, theo số liệu từ Cục phòng, chống HIV/ AIDS, các tỉnh đã thực hiện điều trị theo phương pháp này được 23.457 bệnh nhân tương đương 76,04%...




    Nhìn chung, tình hình lây nhiễm HIV ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp. Mỗi năm, tại Việt Nam vẫn có khoảng 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện. Do đó, HIV/AIDS vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Mặc dù 25 năm qua, kể từ khi cùng thế giới chống lại căn bệnh này, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, kiểm soát được tốc độ gia tăng của các ca nhiễm mới HIV và giảm số người tử vong do AIDS. Tuy nhiên, HIV/AIDS vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam. Một trong những điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại.

    Đơn giản hoá thủ tục cấp thuốc cai nghiện

    Theo Chỉ thị 32/CT-TTg được ban hành mới đây, về đẩy mạnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, Chủ tịch UBND các cấp phải đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhanh chóng xác nhận đơn đề nghị tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người có nhu cầu. Các tỉnh trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS phải thiết lập ngay các cơ sở điều trị Methadone. Đẩy mạnh cung cấp thông tin về chương trình điều trị thay thế đến mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt ưu tiên cho nhóm đối tượng nghiện ma túy và gia đình họ.

    Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 260.000 người nhiễm HIV. Mặc dù, số người nhiễm HIV phát hiện mới có xu hướng giảm nhưng tổng số người đang nhiễm HIV ngày càng gia tăng. Hiện có hơn 80% số xã, phường, thị trấn và gần 99% số quận, huyện có người nhiễm HIV.




    Đại dịch HIV/AIDS là mối đe dọa đến sức khỏe và tính mạng con người; ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và trật tự an toàn xã hội. Đến nay, thế giới có trên 35 triệu người nhiễm HIV hiện còn sống và khoảng 39 triệu người đã tử vong do AIDS. Việt Nam là quốc gia có số người nhiễm HIV đứng thứ 5 trong khu vực châu Á - Thái Bình dương, sau các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan.




    Có thể nói, về mặt hệ thống chính sách, pháp luật phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam những năm qua liên tục được phát triển và hoàn thiện theo hướng tiến bộ, tiếp cận được chuẩn mực của pháp luật quốc tế, tạo ra những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả căn bệnh HIV/AIDS. Trong đó, như chủ đề của chương trình hành động năm 2014 là ở Việt Nam hoàn toàn nghiêm cấm các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Chọn chủ đề "Không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” để cùng nhau chống lại sự kỳ thị phân biệt đối xử đối với người mắc bệnh. Nhưng sự phân biệt đối xử vẫn đang tồn tại ở các mức độ khác nhau, ở nhiều nơi, nhiều lúc, từ gia đình, nơi làm việc, trường học, công sở và ngoài cộng đồng. Và các giải pháp duy trì bền vững các ứng phó phòng chống HIV của quốc gia, đạt đến đích kết thúc dịch AIDS vào năm 2030 vẫn đang là một thách thức lớn.


  19. #79
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,193
    Cảm ơn
    1,923
    Được cảm ơn: 21,205 lần
    Nỗi đau mang tên... kỳ thị


    QĐND - Thứ tư, 10/12/2014 | 9:4 GMT+7


    QĐND - Không phải ngẫu nhiên, lâu nay, khái niệm người “có H ” được thay thế cho cách gọi của người bị nhiễm HIV/AIDS. Đây chính là thể hiện quan điểm chống sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người không may rơi vào hoàn cảnh bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Nhưng thực tế vẫn còn đó những nỗi đau mang tên... kỳ thị.

    Sống chung với kỳ thị

    Cuộc hôn nhân đầu tiên của chị Trần Thị Minh T (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) bị nhiễm HIV khi có bầu bé thứ hai cùng với người chồng của chị bây giờ. Gia đình chồng không chấp nhận chị, vậy là cả nhà 3 người dắt díu nhau đi thuê nhà để ở và mở hàng bán nước. Chị tâm sự: “Lúc đấy tôi chán lắm, tôi định sẽ dùng một liều thuốc phiện thật to để tự tử. Nhưng các bác sĩ tư vấn là tỷ lệ nhiễm HIV cho con là 7%-93%, có nghĩa là nhiều khả năng con tôi không bị nhiễm. May mắn là cháu không bị nhiễm. Thế nhưng cho đến tận bây giờ, mặc dù có bệnh án của bác sĩ khẳng định cháu không bị nhiễm, nhưng ai biết tôi "có H" cũng đều xa lánh cháu”. Chị T đang lo lắng không biết sang năm con gái chị nhập học kiểu gì khi cháu vẫn chưa có giấy khai sinh...

    Gia đình chị Trần Thị Minh T.

    Còn một trường hợp khác ở Câu lạc bộ (CLB) Hoa Sen (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) là chị Nguyễn Thị T - một bà mẹ đơn thân rất cố gắng tìm chỗ gửi con gái lên 3 tuổi để có thời gian đi làm kiếm tiền trang trải chi tiêu gia đình. Nhưng đến đâu cũng bị đáp lại bằng những cái lắc đầu, vì con gái chị không may mang trong người vi-rút HIV. Chị T tâm sự, nhiều hội viên của CLB mà chị tham gia có con, dù không mắc bệnh nhưng vẫn rất khó hòa nhập cộng đồng. Có cháu không được đăng ký ăn trưa ở trường mặc dù có lớp bán trú. Có cháu đi học phải ngồi một mình ở cuối lớp...

    Không phải ngẫu nhiên, lâu nay, khái niệm người “có H” được thay thế cho cách gọi của người bị nhiễm HIV/AIDS. Đây chính là thể hiện quan điểm chống sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người không may rơi vào hoàn cảnh bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Trong thực tế, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người "có H" đã và đang là chướng ngại làm hạn chế hiệu quả của công tác phòng, chống HIV/AIDS. Mặc dù Luật Phòng, chống HIV/AIDS cũng xác định rằng, tuy bị nhiễm HIV nhưng người "có H" vẫn có đủ mọi quyền lợi và nghĩa vụ như những công dân bình thường khác, nhưng trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều người nhiễm HIV vẫn bị kỳ thị và phân biệt đối xử một cách nặng nề, tàn nhẫn.

    Nhiều người "có H" trong tuổi lao động đang không được học nghề, không có công ăn việc làm và có những người trong số đó bị hắt hủi, xa lánh hoặc sống lay lắt, cùng cực. Thực tế đó làm cho cộng đồng người "có H" càng rơi vào hoàn cảnh tự ti, mặc cảm, khép kín và họ cảm thấy như bị hắt hủi ra bên lề cuộc sống của xã hội. Một số người muốn công khai tình trạng nhiễm HIV/AIDS của mình để mong nhận được sự cảm thông, đồng cảm của mọi người xung quanh, trước hết là người thân trong gia đình, cùng sự hỗ trợ, giúp đỡ và chăm sóc của cộng đồng, nhưng họ còn bị ngăn cách bởi sự kỳ thị, phân biệt đối xử của nhiều người đối với họ, thậm chí của cả người thân trong gia đình.

    Những hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử của một bộ phận trong xã hội không chỉ làm thay đổi hành vi của người "có H" mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng. Bị cộng đồng ghẻ lạnh, nhiều người có suy nghĩ tiêu cực, tự làm hại bản thân hoặc cố tình gieo rắc bệnh cho người khác qua hành vi quan hệ tình dục không an toàn. Mặt khác, do mức độ kỳ thị, phân biệt đối xử ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, một số người mắc HIV/AIDS có xu hướng lựa chọn về thành thị để mưu sinh. Nhưng do không có việc làm, nhiều người trong số này bắt đầu tiếp xúc với những tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, gây mất trật tự an ninh xã hội.

    Phá vỡ sự kỳ thị bắt đầu từ mỗi cá nhân

    Ông Lê Nhân Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội, đã từng tâm sự: “Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của người nhiễm để thông cảm hơn với những hoàn cảnh không may mắn đó. Mỗi người chúng ta phải ý thức được trách nhiệm của mình từ những điều nhỏ nhặt nhất. Công việc đấu tranh phòng, chống HIV/AIDS không của riêng ai, một cơ quan, tổ chức nào, mà là trách nhiệm của tất cả mọi người vì nó liên quan mật thiết đến cuộc sống của cộng đồng. Mỗi chúng ta hãy trở thành một tuyên truyền viên mang những kiến thức cần thiết về HIV/AIDS đến tất cả mọi người”. Chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người "có H” trước hết đòi hỏi lãnh đạo các cấp, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân cần tiếp tục nâng cao nhận thức về HIV/AIDS.

    Trong việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người "có H” hoặc người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cộng đồng dân cư có vai trò hết sức quan trọng. Mỗi người dân cần hiểu chính xác và đầy đủ về HIV, về các con đường lây truyền và cách phòng tránh lây nhiễm HIV cho bản thân và gia đình. Cần phát huy truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: “Thương người như thể thương thân” để động viên, hỗ trợ, giúp đỡ người "có H” và gia đình họ, tạo điều kiện cho họ sống hòa nhập với cộng đồng, góp phần tích cực thực hiện chiến dịch toàn cầu: Không kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS do Liên hợp quốc phát động với khẩu hiệu “Sống và hãy cùng sống”.

    Hiện nay, bệnh AIDS có thuốc điều trị. Người "có H" có thể được điều trị miễn phí bằng thuốc ARV để kéo dài cuộc sống. Người điều trị đúng, đủ liều có thể sống khỏe mạnh, làm việc như người bình thường tới 30 năm. Ngay cả những phụ nữ nhiễm HIV/AIDS nếu được điều trị dự phòng sớm, hoàn toàn có thể sinh con bình thường, không truyền bệnh cho con.

    Bài, ảnh: THU HƯƠNG

    http://qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/kinh-te-xa-hoi/noi-dau-mang-ten-ky-thi/335663.html

  20. #80
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tạo hiệu ứng xóa bỏ phân biệt đối xử, kỳ thị với người nhiễm HIV

    Thứ sáu 12/12/2014 16:29
    Với nhiều hình thức hoạt động phong phú, Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 đã tạo được hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, giúp người dân hiểu rõ hơn về ý thức phòng tránh HIV/AIDS và xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS.

    Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Hoàng Đình Cảnh trong Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh: Thùy Chi
    Theo ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay với chủ đề “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS” diễn ra từ 10/11 - 10/12, đã được triển khai trên diện rộng, thu hút được sự tham gia của các cấp chính quyền và đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS.

    Ông Hoàng Đình Cảnh cho hay, hiện trong xã hội, đâu đó vẫn có sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Đây chính là rào cản rất lớn trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

    Tuy nhiên, tại các hệ thống phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm các phòng tư vấn, xét nghiệm, phòng khám ngoại trú cho những người nhiễm HIV/AIDS, không có sự kỳ thị, phân biệt đối xử. Hàng ngày, Bộ Y tế chăm sóc, điều trị cho hàng trăm nghìn người nhiễm HIV và ở đây họ được hưởng những dịch vụ chăm sóc đặc biệt và “hòa đồng” rất tốt với mọi người.

    Theo ông Hoàng Đình Cảnh, để chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS, vấn đề quan trọng là thay đổi suy nghĩ của con người. Trước tiên, phải thay đổi những quan niệm sai lầm, lo lắng thái quá về căn bệnh HIV/AIDS của cộng đồng. Như vậy, cộng đồng cần phải có những kiến thức, hiểu biết đúng đắn về căn bệnh để có cách phòng tránh tốt nhất cho bản thân, nhưng không có sự phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm.

    Bên cạnh đó, chính bản thân những người nhiễm HIV cũng cần thay đổi. Thực tế nhiều người nhiễm HIV đã tự kỳ thị bản thân, lẩn tránh, giấu diếm tình trạng bệnh tật của mình vì họ sợ sẽ bị cộng đồng xa lánh, kỳ thị khi biết tình trạng bệnh của họ, nên họ không đến khám sức khỏe, thậm chí không biết mình đã nhiễm bệnh nên đã không phòng tránh cho những người thân.

    Ông Hoàng Đình Cảnh cho rằng, khi Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu đạt được mục tiêu thiên niên kỷ trong phòng, chống HIV/AIDS thì việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử là rất quan trọng để đạt được mục tiêu này. Nếu không làm được thì sẽ rất khó để đạt được mục tiêu khác trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS, bởi sự phân biệt kỳ thị, đối xử làm cho những người có nguy cơ cao nhiễm HIV lẩn tránh, không tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc, điều trị nên không biết tình trạng bệnh để điều trị sớm. Chính những người này sẽ là nguồn lây nhiễm lớn trong cộng đồng.

    “Kỳ thị, phân biệt đối xử còn ảnh hưởng đến quyền của người nhiễm, quyền được học tập, lao động, do vậy, cần phải xóa bỏ tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, đặc biệt là lực lượng y tế với lương tâm, trách nhiệm, với vai trò và vị trí của mình, hãy quan tâm giúp đỡ những người nhiễm HIV và gương mẫu thực hiện các quy định pháp luật về ngăn chặn, chấm dứt tình trạng này”, ông Cảnh nói.

    Đối với những quy định pháp luật, Việt Nam là một trong những nước có quy định rất tiến bộ trong phòng, chống HIV/AIDS. Luật có quy định rõ, quyền của người nhiễm HIV và quy định chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

    Tuy nhiên, các quy định có rất nhiều, nhưng vẫn có nơi chưa thực hiện tốt việc thực thi pháp luật. Chẳng hạn như quyền bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, quyền học hành, làm việc… vẫn có lúc bị vi phạm.

    Theo ông Cảnh, hiện tại các tỉnh thành đã có các trung tâm tư vấn, hỗ trợ pháp lý. Tại nơi này, người nhiễm HIV/AIDS, chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sẽ được tư vấn về quyền lợi được hưởng.

    Trong trường hợp người nhiễm HIV/AIDS bị phân biệt đối xử, kỳ thị có thể gọi điện cho đến các đường dây nóng hoặc có thể liên hệ với chính quyền sở tại, cơ quan pháp lý gần nhất tại địa phương để có được sự giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

    Tại các địa phương, các cán bộ y tế, trong các cơ sở giáo dục cần được nâng cao kiến thức, đào tạo để họ tôn trọng quyền của những người nhiễm và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Sự hỗ trợ từ hai phía cũng chính là giải pháp hữu hiệu để sớm chấm dứt được tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng...
    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/

Trang 4 của 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. E đi cắt tóc và không để ý có thay dao không
    Bởi totlanh trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Sử dụng Ma túy, Kim tiêm, các vật bén nhọn
    Trả lời: 43
    Bài viết cuối: 04-08-2013, 17:55
  2. Không kỳ thị với người nhiễm HIV.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Kỳ thị và phân biệt đối xử
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 05-07-2013, 09:55
  3. Hôn sâu có làm lây nhiễm hiv không?
    Bởi volananh trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Vấn Đề Khác
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 01-07-2013, 12:21

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •