Châu Á: Phân biệt đối xử lan rộng trong cung cấp dịch vụ y tế làm suy yếu việc ứng phó với HIV

16:32 | 07/03/2016


Trước thềm ngày Quốc Tế Không Phân Biệt Đối Xử (1.3), người nhiễm HIV tại Châu Á vẫn đang phải đối mặt với việc bị phân biệt đối xử tại các cơ sở y tế, làm cản trở việc tiếp cận của họ với dịch vụ y tế và khiến họ bị từ chối khỏi quyền được chăm sóc y tế. Đây là thông tin do Asia Catalyst, một tổ chức độc lập đang làm việc để quảng bá quyền được chăm sóc y tế cho các cộng đồng bị thiệt thòi tại Châu Á công bố ngày hôm nay.


Dựa trên những lời chia sẻ tổng hợp từ 8 tổ chức dựa vào cộng đồng (CBOs) xuyên suốt khu vực Châu Á, bản báo cáo dài 83 trang, KHÔNG GÂY HẠI: Phân biệt đối xử trong cung cấp dịch vụ y tế đối với Người có HIV tại Campuchia, Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam, với các chi tiết từ kinh nghiệm của 202 đối tượng nữ, nam và người chuyển giới có HIV tại Campuchia, Trung Quốc, Myanmar và Vietnam khi tiếp cận với các dịch vụ y tế. Những phát hiện này nhấn mạnh vào sự từ chối cung cấp dịch vụ, khu vực đợi tách biệt, từ chối phẫu thuật và chi phí phát sinh phân biệt do tình trạng nhiễm HIV của một người.

Tại Myanmar, Campuchia và Việt Nam, những đối tượng nữ nhiễm HIV chia sẻ rằng họ đã bị từ chối cung cấp các dịch vụ y tế về sức khoẻ vì tình trạng nhiễm HIV của mình. Điều này bao gồm cả những áp lực về việc không được có con và sự từ chối cung cấp thông tin y tế chính xác về việc làm cách nào có thể giảm thiểu rủi ro về truyền nhiễm HIV từ mẹ sang con. Phụ nữ từ Campuchia và Myanmar chia sẻ rằng họ đã phải trải qua thủ tục khử trùng theo hướng dẫn của bác sĩ vì tình trạng nhiễm HIV của mình. Tất cả những người phụ nữ chuyển giới được phỏng vấn tại Trung Quốc đều bị từ chối phẫu thuật tăng vòng ngực vì tình trạng HIV của mình.


“Việc hiểu được những tổn thất về người là chìa khoá để xác định nguyên nhân gốc rễ của việc phân biệt đối xử và đảm bảo một phản hồi toàn diện cho đại dịch HIV,” Jebli Shrestha – Quản lý Chương trình Khu vực của Asia Catalyst phát biểu. “Nhu cầu này đã được phóng đại khi sự kỳ thị đã không những không khuyến khích mà thậm chí còn ngăn cản mọi người trong việc tìm đến sự giúp đỡ.”

Bản báo cáo còn chi tiết hoá môi trường pháp lý tại cả 4 quốc gia, trong đó đều có những chính sách được đặt ra với mục đích bảo vệ công dân của mình khỏi việc bị phân biệt đối xử, nhưng đều chưa được thi hành thống nhất. Tổ chức đã lưu ý rằng những cộng đồng đang có rủi ro cao về HIV, như người lao động tình dục, nam đồng tính và lưỡng tính, phụ nữ chuyển giới, đều đang phải chịu phân biệt đối xử nhiều gấp đôi.

“Hôm nay, vào ngày Không Phân biệt Đối xử, chúng tôi muốn kêu gọi chính phủ để đảm bảo sự triển khai hiệu quả trong việc chống phân biệt đối xử và loại bỏ những điều luật phân biệt đối xử và hình sự hoá những cộng đồng dễ bị tổn thương,” Charmain Mohamed, Giám đốc Điều hành của Asia Catalyst nói. “Ít nhất, những nhân viên và cán bộ y tế cần được đào tạo phù hợp và tiếp cận với những nguồn lực để đảm bảo rằng họ có thể đối xử đúng mực với toàn bộ bệnh nhân của mình, bất kể tình trạng HIV, giới tính, khuynh hướng tính dục hoặc nghề nghiệp.”

Báo cáo ghi lại rằng người có HIV có những trải nghiệm tốt hơn về các dịch vụ y tế khi những dịch vụ đó được cung cấp thông qua các thành viên cộng đồng. Hai tổ chức cộng đồng ở Campuchia phát hiển a rằng sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng và sự hợp tác chủ động giữa những tổ chức HIV cộng đồng, những cán bộ y tế, và chính phủ đã giảm đi đáng kể phân biệt đối xử và cải thiện việc tiếp cận những dịch vụ sức khoẻ tình dục và sinh sản cho phụ nữ có HIV.

“Ngày Quốc Tế Không Phân Biệt Đối Xử đã nhắc lại cho chúng ta về nhu cầu về sự hợp tác được củng cố giữa những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc và cộng đồng, cũng như sự đại diện mạnh mẽ hơn cho cộng đồng trong quá trình xây dựng chính sách và chương trình HIV.” Han Sienghorn và Heng Chheang Kim của Hiệp hội Người ARV của Campuchia nói.
Bích Ngọc

http://daibieunhandan.vn/default.asp...&NewsId=368524