Kết quả 1 đến 20 của 161

Chủ đề: Nếu như HIV là "án tử" thì kì thị chính là bản án "chung thân" của người nhiễm H

Threaded View

  1. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Người nhiễm và có nguy cơ cao lây nhiễm HIV mong muốn một thế giới không kỳ thị và phân biệt đối xử cho mọi người


    Mong ước cho tương lai
    Ngọc Bảo sinh ra là nam giới, nhưng sống đời phụ nữ. Chị từng bị gia đình chối bỏ vì đã quyết định công khai là người chuyển giới. Chị phải rời khỏi nhà và vật lộn để kiếm một công việc ổn định. Đôi khi chị phải bán dâm để sống qua ngày, và để dành dụm tiền thực hiện ước mơ phẫu thuật chuyển giới.

    Ngọc Bảo là một trong 80 thành viên của các nhóm tự lực của người sống với HIV, người nghiện ma túy, người bán dâm và nam quan hệ tình dục đồng giới, đã tham dự hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm 2012, để cùng xây dựng tầm nhìn chung về một thế giới trong đó họ được công nhận và được bình đẳng với những người khác trong tiếp cận đến y tế, giáo dục và việc làm. Hội thảo tham vấn này là một trong nhiều hội thảo được Liên Hợp Quốc hỗ trợ tổ chức ở Việt Nam trong nỗ lực xây dựng khung chương trình phát triển mới sau năm 2015.
    Đầu năm 2012, Ngọc Bảo rời bỏ mại dâm và từ đó đến nay chị là một tuyên truyền viên đồng đẳng, tham gia truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV và phân phát bao cao su cho người bán dâm. Đối với chị, thế giới tương lai phải là một thế giới trong đó những người nam quan hệ tình dục đồng giới được xã hội chấp nhận và có thể sử dụng các dịch vụ thân thiện về chăm sóc sức khỏe tình dục, HIV cũng như có cơ hội việc làm như những người khác.
    Những tiếng nói khác tại hội thảo này cũng nhấn mạnh nhu cầu được điều trị HIV với giá rẻ, cho cả những người sống ở mức cận nghèo. Điều trị HIV hiện hoàn toàn miễn phí và kinh phí cho chương trình nàyphần lớn là tài trợ của nước ngoài.
    Mai, một phụ nữ sống với HIV và lao nói: “Tôi mong muốn được điều trị kháng vi-rút lâu dài”. Chồng Mai nhiễm HIV từ tiêm chích ma túy và tử vong vì AIDS năm 2011. Mai đã được điều trị kháng vi-rút từ đầu năm 2012. Dù điều trị HIV được miễn phí nhưng những dịch vụ y tế liên quan khác vẫn phải trả tiền. Mai nói rằng chị chỉ là một trong nhiều người nhiễm HIV đang vật lộn để có đủ tiền trang trải những chi phí khám chữa bệnh, trong đó có chi phí điều trị những bệnh nhiễm trùng cơ hội như viêm gan C.
    Thanh là thành viên một nhóm tự lực của những người tiêm chích ma túy, và đã tham gia điều trị methadone từ cuối năm 2010. Thanh mong muốn chương trình điều trị methadone sẽ được nhanh chóng mở rộng và việc kỳ thị đối với những phụ nữ tiêm chích ma túy sẽ giảm bớt để phụ nữ được dễ dàng tiếp cận hơn tới những thông tin về điều trị nghiện và có nhiều cơ hội được điều trị bằng methadone hơn.
    Phát hiện từ hội thảo tham vấn
    Những người sống với HIV và những nhóm người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV là một trong tám nhóm mục tiêu của tiến trình tham vấn về khung chương trình phát triển mới sau năm 2015 ở Việt Nam. UNAIDS, UNODC và UN Women đã phối hợp với các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, các nhóm tự lực và các mạng lưới của cộng đồng để tổ chức ba hội thảo tham vấn với những người sống với HIV, người nghiện ma túy, người bán dâm và nhóm người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới (LGBT). UN Women tham gia tất cả các hội thảo để đảm bảo tiến trình tham vấn xem xét đầy đủ các khía cạnh về giới.
    Các hội thảo tham vấn này cho thấy những người sống với HIV, người nghiện ma túy, người bán dâm và người LGBT mong muốn sau năm 2015 sẽ cải thiện hay biến thành hiện thực được rất nhiều vấn đề. Như vậy, họ sẽ được hưởng đầy đủ các quyền theo luật quốc tế và luật Việt Nam qui định, cũng như được sống bình đẳng với những người khác.
    Những mong muốn chung và nổi bật gồm có:

    • được thông tin đầy đủ về các nguy cơ liên quan đến sức khỏe;
    • được dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế toàn diện, chất lượng cao, với thái độ phục vụ chuyên nghiệp và chi phí hợp lý;
    • những chương trình cai nghiện ma túy đa dạng, trên nguyên tắc tự nguyện tham gia và đã chứng minh có hiệu quả sẽ được mở rộng khắp trên toàn quốc;
    • được hỗ trợ về dạy nghề, nâng cao kỹ năng và giới thiệu việc làm để có công việc và thu nhập ổn định;
    • không còn kỳ thị và phân biệt đối xử trong gia đình và trường học;
    • có quyền sinh con và được giúp đỡ để sinh con không nhiễm HIV;
    • được tham gia nhiều hơn vào việc ra quyết định về những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của mình; và,
    • được chương trình bảo trợ xã hội chăm sóc nhiều hơn.

    Kỳ thị và phân biệt đối xử
    “Một thách thức to lớn và vẫn còn hiện hữu ở Việt Nam là kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV,” chị Huỳnh Lan Phương, Cán bộ chương trình của UNAIDS tham gia hỗ trợ hội thảo tham vấn tại TP. Hồ Chí Minh cho biết. “Chúng ta cần tiếp tục nỗ lực, thậm chí nhiều hơn nữa sau năm 2015 để xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV. Như vậy, Việt Nam mới có thể tiến tới thực hiện mục tiêu toàn cầu về Không còn phân biệt đối xử.”
    Nhấn mạnh thêm tính nghiêm trọng và những tác hại mà kỳ thị và phân biệt đối xử gây nên cho những người LGBT, bà Suzette Mitchell, Trưởng đại diện của UN Women tại Việt Nam, chủ tọa hội thảo tham vấn hồi tháng 11 năm 2012 dành cho nhóm LGBT, kêu gọi Việt Nam nghiêm cấm phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tình dục và bản dạng giới. Bà nhấn mạnh việc xóa bỏ những định kiến và cách nhìn rập khuôn hiện đang phổ biến trong xã hội về nhóm LGBT sẽ tạo nên một thế giới công bằng và tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
    “Một thế giới tốt đẹp hơn là thế giới trong đó mọi người đều được hưởng những quyền như nhau, kể cả những người nghiện ma túy,” chị Dương Hải Như, Cán bộ chương trình HIV của UNODC phát biểu, cùng chung mong muốn với nhiều người khác tham gia hội thảo tham vấn dành cho những người nghiện ma túy ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên, tổ chức vào tháng 1 năm 2013. “Người nghiện ma túy cần được điều trị chứ không phải trừng phạt. Họ cần có nhiều chương trình điều trị đã chứng minh có hiệu quả và trên nguyên tắc tự nguyện tham gia, cũng như cần những dịch vụ hỗ trợ xã hội tốt hơn nữa.”
    Bước tiếp theo
    Những ý kiến thu được từ ba cuộc hội thảo này đã được tổng hợp trong báo cáo tham vấn với nhóm người sống với HIV, người nghiện ma túy, người bán dâm và người LGBT. Những ý kiến đó cũng sẽ được đưa vào báo cáo quốc gia tổng thể về tham vấn xây dựng khung chương trình phát triển mới sau năm 2015 của Việt Nam.
    *Tên của thành viên các nhóm tự lực của cộng đồng trong bài viết này không phải là tên thật
    http://www.un.org.vn/vi/what-we-do-m...-with-hiv.html
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 14-07-2014 lúc 13:25.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 3 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 3 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. E đi cắt tóc và không để ý có thay dao không
    Bởi totlanh trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Sử dụng Ma túy, Kim tiêm, các vật bén nhọn
    Trả lời: 43
    Bài viết cuối: 04-08-2013, 17:55
  2. Không kỳ thị với người nhiễm HIV.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Kỳ thị và phân biệt đối xử
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 05-07-2013, 09:55
  3. Hôn sâu có làm lây nhiễm hiv không?
    Bởi volananh trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Vấn Đề Khác
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 01-07-2013, 12:21

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •