Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: Cỏ hôi - kháng sinh thảo dược

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Cỏ hôi - kháng sinh thảo dược

    Thứ Tư 13/1/2016 03:30:56 PM

    Cây cỏ hôi, trong dân gian thường gọi là cây cứt lợn, cây bù xít. Là một loài cây nhỏ cao khoảng 30 - 50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn.


    Cây cỏ hôi, trong dân gian thường gọi là cây cứt lợn, cây bù xít. Là một loài cây nhỏ cao khoảng 30 - 50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông. Hoa nhỏ, màu tím hay xanh trắng. Quả bế có ba sống dọc, màu đen. Loài cây này có mùi rất hắc khi vò ra nhưng lại có mùi thơm khi nấu. Cây mọc hoang khắp nơi. Nhân dân ta từ lâu đã sử dụng loài cây này như một vị thuốc quí để chữa rất nhiều loại bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc phần cây trên mặt đất. Thu hái toàn cây bỏ rễ, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường hay dùng tươi. Theo đông y, cây cỏ hôi có vị cay, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Thường được dùng chữa viêm họng do lạnh, chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh, viêm đường tiết niệu ... Đặc biệt, qua nghiên cứu các nhà khoa học nhận thấy trong nước ép cây cỏ hôi có chất kháng khuẩn chống viêm, chống phù nề, ngoài ra có tinh dầu nên có tác dụng xông trong các trường hợp viêm mũi xoang.







    Chữa viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng: Cỏ hôi 100g tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, đem nhỏ vào lỗ mũi, mỗi lần 2 - 3 giọt, ngày 2 lần. Chú ý khi nhỏ nên kê gối dưới hai vai để lỗ mũi dốc ngược giúp cho thuốc ngấm vào xoang dễ dàng. Hoặc cỏ hôi 100g, lá long não 50g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi.

    Các vị thuốc rửa sạch, sắc với 300ml nước, còn 100ml nước, đổ nước ra bát xông lên mũi, ngày xông 3 lần. Mỗi lần xông nên hâm nóng lại nước sắc. Dùng trong 7-10 ngày. Hoặc cỏ hôi 30g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc với 3 bát nước, còn 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng trong 10 ngày.


    Chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh: Cỏ hôi 20g, hy thiêm 12g, hương phụ chế 10g, ích mẫu thảo 12g, ngải cứu 16g. Cho 600ml nước sắc còn 150ml, sắc 2 lần, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 7 - 10 ngày. Hoặc 30 - 50g lá cỏ hôi tươi, rửa sạch giã nhỏ, cho thêm ít nước sôi để ấm, vắt lấy nước cốt uống. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng. Uống trong 4 ngày.


    Trị gàu ở tóc: 200g cỏ hôi tươi, 20g bồ kết khô, cỏ hôi rửa sạch cùng với bồ kết nấu nước gội đầu. Bài thuốc này có công dụng giúp đầu sạch, trơn tóc, sạch gầu. Mỗi tuần nên gội đầu từ nước của cây cỏ hôi và bồ kết 2-3 lần.


    Chữa viêm họng do lạnh: Cỏ hôi 20g, kim ngân hoa 20g, lá giẻ quạt 6g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Dùng trong 3-5 ngày.


    Chữa sỏi tiết niệu: Cỏ hôi 20g, kim tiền thảo 16g, râu ngô 12g, mã đề 20g, cam thảo đất 16g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống trong 7 ngày.
    BS. Nguyễn Huyền

    http://suckhoedoisong.vn/co-hoi-khan...oc-n38544.html

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cây hẹ: Kháng sinh thiên nhiên

    Thứ Tư 13/1/2016 03:33:34 PM

    Chỉ là một cây gia vị rẻ tiền nhưng cây hẹ lại nắm giữ nguồn kháng sinh tự nhiên nên trị được nhiều bệnh mà chẳng lo mệt mỏi, kháng thuốc.






    Từ cây dại thành gia vị trợ tiêu hóa



    Mọc dại ở vùng Trung và Bắc Á, cây hẹ ngày nay đã được thuần hóa gieo trồng, phát triển quanh năm. Đông y gọi hẹ là cửu thái, khởi dương thảo, có vị cay, tính ấm, bổ dương, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm… Sách “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh dùng hẹ trong nhiều bài thuốc trị tiểu dầm, ho, cảm, thổ tả, lên cơn suyễn đột ngột…


    Đông y Trung Quốc cho cây hẹ là bài thuốc trợ tiêu hóa rất tốt, hiện nay chúng được trồng và thu hoạch phổ biến để đưa về các nhà máy chế biến làm gia vị khô. Người châu Âu và châu Mỹ cũng sử dụng hẹ làm gia vị trong món salad với tên gọi “tỏi thơm” để tránh tình trạng đầy bụng, ợ hơi và trị tiêu chảy vì có chất kháng sinh mạnh.


    Kháng sinh mạnh hơn penicillin


    Lưu ý khi dùng hẹ


    - Hẹ kỵ với mật ong nên nếu muốn nước hẹ ngọt, dễ uống thì chỉ thêm đường phèn, tránh dùng mật.



    - Một số hoạt chất trong hẹ dễ bay hơi, phân hủy nên chỉ dùng nước hẹ tươi hoặc hấp chín, không sắc hoặc đun sôi kỹ vì sẽ làm giảm tác dụng của các hoạt chất.



    - Toàn thân hẹ đều có dược tính nên khi dùng làm thuốc, tốt nhất dùng cả hoa, lá và rễ. Hẹ thu hoạch quanh năm nhưng mùa xuân dược tính cao hơn.


    Thành phần của cây hẹ chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như allcin, odorin, sulfit mạnh hơn cả kháng sinh penicillin, chống được tụ cầu và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus hemolyticus, Salmonella tryphi, Shigella flexneri, Shigella shiga, Coli bethesda, Bacillus subtilis…




    Nhờ vậy chúng có thể chữa được ngứa ghẻ, chín mé, nhiễm trùng da bằng cách đắp lá giã nhỏ lên vết thương; tiện lợi trong việc trị giun kim cho trẻ mà không sợ tác dụng phụ của thuốc tân dược. Trường hợp viêm lợi đau nhức cũng có thể dùng hẹ để kháng viêm, diệt khuẩn bằng cách giã nát và ngậm trong miệng. Trẻ em bị viêm tai có thể lấy nước lá hẹ nhỏ vào để diệt vi khuẩn.




    Kháng sinh trong lá hẹ cũng diệt được trùng roi âm đạo nên chúng cũng trở thành bài thuốc phụ khoa hữu hiệu cho chị em hay tiết dịch âm đạo, viêm nhiễm, khí hư. Trong trường hợp này, phụ nữ có thể dùng bằng cách uống nước lá và rửa ngoài âm đạo.



    Long đờm trị ho



    Hẹ có thành phần saponin có tác dụng long đờm. Kết hợp với thành phần kháng sinh, hẹ trở thành vị thuốc tốt cho những người hen suyễn, khò khè có đờm, ho do lạnh, nhiễm khuẩn. Dược tính này của hẹ gần với tỏi nhưng lại ít hắc hơn nên dễ dùng cho trẻ nhỏ. Khi cho trẻ uống nước lá hẹ thì ngoài trị ho, giun kim, còn trị được chứng tiểu dầm, hay đổ mồ hôi trộm, viêm hô hấp trên.



    Tăng nhạy cảm insulin



    Lá hẹ giàu chất xơ lại có tác dụng tăng tính nhạy cảm của tế bào với insulin nên chúng tốt cho bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin. Chúng làmgiảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Bệnh nhân đái tháo đường nên dùng lá hẹ nấu canh hoặc làm gia vị hàng ngày.

    Theo Sức khỏe Gia đình

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Những loại rau là thuốc kháng sinh tự nhiên

    Thứ Tư 13/1/2016 03:40:18 PM



    Rau kinh giới chứa hai hoạt chất gọi là thymol và carvacrol, có tính chất kháng khuẩn và kháng nấm.


    Rau kinh giới

    Rau kinh giới chứa hai hoạt chất gọi là thymol và carvacrol, có tính chất kháng khuẩn và kháng nấm. Những thành phần này được đặc biệt tốt cho da, vì chúng giết chết các vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Dầu từ lá kinh giới có tính kháng khuẩn cao.
    Húng quế
    Húng quế gần giống với kinh giới, vì chúng có họ hàng với nhau, húng quế cũng chứa một số đặc tính kháng sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng húng quế giúp điều trị một số chủng vi khuẩn đã phát triển khả năng kháng thuốc và nó đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị một loại vi khuẩn truyền nhiễm cụ thể gây nên tiêu chảy.


    Dầu từ lá cây kinh giới có tính kháng khuẩn cao.

    Rau sam


    Rau Sam là một loại rau mọc hoang, ăn được, không có độc tính, có nhiều chất bổ dưởng như sinh tố A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất và nhiều acid béo omega-3.


    Ngoài tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, có thể cải thiện nồng độ cholesterol cao trong máu, rau Sam còn là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong việc điều trị các chứng viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục tiết niệu.


    Rau diếp cá
    Diếp cá còn gọi là giấp, ngư tinh thảo. Mọc hoang hay trồng ở nơi ẩm ướt. Là một trong các loại rau thơm gia vị chủ yếu quen dùng ở miền Nam nước ta.


    Theo Đông y, diếp cá vị cay, hơi lạnh, hơi độc; vào phế và can có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng. Dùng cho các trường hợp viêm khi phế quản, hen suyễn, ap-xe phổi, phù nề, hội chứng lỵ cấp, viêm đường tiết niệu, đái dắt, đái buốt, huyết trắng, khí hư, mụn nhọt.


    Bắp cải
    Bắp cải là một thành viên của gia đình rau họ cải, bao gồm súp lơ xanh, súp lơ trắng và cải xoăn. Một bát rau cải bắp cũng đã đáp ứng 75% nhu cầu vitamin C của bạn. Vitamin C là một loại kháng sinh tự nhiên chống lại một số bệnh. Muốn tăng cường khả năng miễn dịch, có thể uống nước ép bắp cải tươi với một muỗng mật ong mỗi ngày.


    Cây hẹ
    Đông y gọi hẹ là cửu thái, khởi dương thảo, có vị cay, tính ấm, bổ dương, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm… Đông y Trung Quốc cho cây hẹ là bài thuốc trợ tiêu hóa rất tốt. Người châu Âu và châu Mỹ cũng sử dụng hẹ làm gia vị trong món salad với tên gọi “tỏi thơm” để tránh tình trạng đầy bụng, ợ hơi và trị tiêu chảy vì có chất kháng sinh mạnh.


    An Nhiên (Tổng hợp)
    http://suckhoedoisong.vn/nhung-loai-...en-n95320.html

  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hạt hẹ - Vị thuốc quý cho nam giới

    Thứ Tư 3/2/2016 05:42:11 PM

    Hẹ còn gọi là cửu thái, tên khoa học: Allium tuberosum Rottl. et Spreng. Hẹ được dùng làm gia vị và làm thuốc chữa bệnh.


    Hẹ

    Hẹ còn gọi là cửu thái, tên khoa học: Allium tuberosum Rottl. et Spreng. Hẹ được dùng làm gia vị và làm thuốc chữa bệnh.


    Bộ phận dùng: Cây hẹ (cửu thái); hạt hẹ (cửu tử). Theo Đông y, cửu thái vị cay, tính ôn; vào can, vị, thận. Cửu tử vị cay, tính ôn; vào can thận. Cửu thái có tác dụng ôn trung hành khí, kiện vị, tán ứ giải độc, bổ thận tráng dương. Dùng cho các trường hợp đau tức vùng ngực, nấc cục, nôn thổ, thổ huyết, niệu huyết, trĩ xuất huyết, bệnh tiểu đường, dị ứng nổi ban, liệt dương, di tinh. Theo kinh nghiệm dân gian, lá và thân hẹ chữa ho trẻ em, hen suyễn, giun kim, lỵ amíp, tiêu hóa kém. Hạt hẹ (cửu tử) có tác dụng bổ thận tráng dương ích tinh. Dùng cho các trường hợp liệt dương di tinh, di niệu, đau lưng do lạnh, đau mỏi lạnh chân, huyết trắng đới hạ.


    Hẹ được dùng làm thuốc trong các trường hợp:


    + Nam giới thận hư, di mộng tinh, phụ nữ bạch đới: hạt hẹ ngâm giấm, rang khô, tán bột; dùng mật ong làm hoàn, viên bằng hạt đậu. Ngày uống 3 - 5g, uống vào lúc đói với rượu nóng.


    + Rượu bổ dùng cho nam giới: hạt hẹ 40g, tằm đực khô 200g, dâm dương hoắc 120g, câu kỷ tử 40g, kim anh tử 100g, ngưu tất 60g, ba kích 100g, thục địa 80g, sơn thù 60g, mật ong 800ml, rượu 400 4 lít. Ngâm 20 - 30 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Tăng cường hoạt động sinh dục.


    - Rau hẹ, hồ đào xào dầu vừng: rau hẹ 240g, hồ đào nhân 60g. Xào với dầu vừng, ngày ăn 1 lần, dùng trong 1 tháng. Dùng cho người đau lưng liệt dương.


    - Cháo lá hẹ: lá hẹ tươi 60g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo gạo, khi cháo được, cho hẹ vào, thêm muối vừa ăn. Dùng cho bệnh nhân đau bụng tiêu chảy, liệt dương di tinh.


    - Cháo hạt hẹ: hạt hẹ 200g, gạo lứt 300g. Tất cả nấu cháo, lọc gạn lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho bệnh nhân mệt mỏi suy nhược, di tinh, di niệu.


    Kiêng kỵ: Sốt nóng viêm nhiễm lở ngứa, đau mắt đỏ đều không dùng.


    TS. Nguyễn Đức Quang
    http://suckhoedoisong.vn/hat-he-vi-t...oi-n12328.html




Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •