Kết quả 1 đến 9 của 9

Chủ đề: “Khi nào người nhiễm HIV chán đời, hãy gọi tôi!”

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    “Khi nào người nhiễm HIV chán đời, hãy gọi tôi!”

    “Khi nào người nhiễm HIV chán đời, hãy gọi tôi!”

    Thứ tư 17/02/2016 11:41


    Hơn 8.000 người nhiễm HIV ở Hải Phòng và không biết bao nhiêu người nhiễm HIV trong cả nước đều gọi Bác sĩ Hùng là “bá” (nghĩa là người bác lớn trong một gia đình).



    Người dân Hải Phòng không hiếm lần bắt gặp một người đàn ông lớn tuổi nhưng phong độ, hiền từ thường đến các tụ điểm ma túy ở TP Hải Phòng. Người ta thấy ông nhặt kim tiêm và tỏ ra vui mừng, nói: “Người nghiện đã biết lo cho cộng đồng thế này là rất tốt! Họ dùng xong kim tiêm đã biết đóng nắp lại để những người xung quanh không giẫm phải”.



    BS Hùng vui mừng khi nhặt được kim tiêm đã đậy nắp ở ngoài đường. Ông cho rằng như thế là người nghiện ma túy đã có ý thức bảo vệ cộng đồng hơn trước - Ảnh: ĐT

    Đó là BS Ngô Việt Hùng (chuyên gia về các bệnh nhiễm trùng và nhiệt đới; nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp).

    “Khi nào chán đời, hãy gọi tôi!”


    Hiện số điện thoại 090412342 là số mà hầu hết người nhiễm HIV ở Hải Phòng và các tỉnh, thành khác đều biết và gọi BS Hùng bất cứ lúc nào. Khi phóng viên đang nói chuyện với ông, có một chị dân tộc Thái gọi điện thoại cho ông kể về việc chị đón một cái tết vui vẻ như thế nào. Chị là trường hợp ông gặp ở Nghệ An trong chuyến công tác cuối tháng 1 với tư cách là chuyên gia về kỹ thuật cho Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế 360 (FHI360 - Family Health International 360 - tổ chức của Hoa Kỳ) liên quan tới các bệnh nhiễm trùng và nhiệt đới.

    Ông giải thích: “Tôi vô cùng ngạc nhiên là các bác sĩ trong đó không giao tiếp với bệnh nhân”. Chị dân tộc Thái này nhiễm HIV năm năm, có điều trị nhưng không hề tiến triển tốt lên. Chị nói: “Em chán đời, chỉ muốn chết thôi!”. Tôi cười: “Nếu em muốn chết thì em nói chuyện với anh xong rồi em chết cũng chưa muộn”. Rồi tôi ngồi cạnh, rót cho chị một cốc nước, đặt vào tay chị. Chị khóc như mưa. Tôi hỏi tại sao. Chị bảo: “Lâu lắm rồi, anh là người đầu tiên rót nước mời em”. Rồi chị kể về chuyện gia đình, về người chồng đã truyền căn bệnh thế kỷ cho chị, về những kỳ thị của mọi người, về việc chị đang có việc làm và thất nghiệp như thế nào… Tôi kiên nhẫn nghe và hỏi: “Em uống thuốc không đúng à?”. Chị gật đầu: “Các bác sĩ đưa ra những hướng dẫn rối rắm, em không hiểu nên uống đại”. Tôi hướng dẫn chị và cho chị số điện thoại của mình, dặn chị: “Khi nào em chán đời hãy gọi điện thoại cho tôi và kể chuyện trước khi em muốn đi tự tử”. Chị thường gọi điện thoại cho tôi kể chuyện cuộc sống của mình. Gần đây nhất, chị gọi cho tôi nói: “Em đã khỏe lên rồi. Em không ngờ uống thuốc đúng cách lại có tác dụng như vậy!”.

    Giúp người nhiễm HIV chung sống với bệnh


    Những học trò và là đồng nghiệp của ông thường truyền tai nhau kể lại những câu chuyện tình cảm về cách ông ứng xử, hỗ trợ hơn 8.000 “con, cháu” của ông.

    ThS-BS Nguyễn Tiến Phúc cho biết: “Có nhiều đêm ông choàng tỉnh vì điện thoại di động reo. Đầu dây bên kia thảng thốt: “Chú ơi giúp cháu. Người yêu cháu có “ếch” (HIV/AIDS) nhưng anh nằng nặc muốn cưới cháu, muốn có con cùng cháu, cháu phải làm thế nào hả chú?!”. Có bà mẹ gọi điện thoại giọng hụt hơi: “Bác sĩ khuyên bảo cô con gái em với. Nhà em chỉ có mình cháu, con bé xinh đẹp, nết na thế mà lại yêu ngay một người có “ếch””… Ông luôn lắng nghe và lựa lời tư vấn để làm phụ huynh yên lòng”.

    Năm 1994, Đại sứ quán Pháp có học bổng về HIV, BS Hùng lúc đó 44 tuổi, tự mình thi lấy học bổng và trở thành một trong những người đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu sâu, có bằng tiến sĩ về HIV tại Pháp. Theo BS Hùng, bản chất HIV chỉ là bệnh lây nhiễm như các bệnh khác nhưng thậm chí còn không nguy hiểm bằng viêm gan B và tỉ lệ lây truyền thấp nhiều so với viêm gan B. Tuy nhiên, tâm lý kỳ thị HIV thì rất lớn.

    Năm 1998, tại khoa Lây BV Việt-Tiệp Hải Phòng phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm HIV là một thuyền trưởng tàu viễn dương. Lúc đó cả khoa đều lo lắng. BS Hùng là chỗ dựa duy nhất và là người duy nhất chữa trị cho anh. “Mọi người định giấu nhưng tôi là người đưa ý kiến nên công bố rõ ràng và tư vấn cho bệnh nhân đối diện với điều đó. Sau đó, HIV ở Hải Phòng và Quảng Ninh bùng nổ, tôi bắt đầu ứng dụng những nghiên cứu của mình vào thực tế và giúp những người nhiễm HIV ở Hải Phòng. Điều mà tôi vui nhất chính là việc người bệnh chấp nhận bệnh của mình. Họ chấp nhận, chữa trị tích cực và sống bình thường”.
    Thanh Trà
    Theo Báo Pháp luật

  2. Có 3 người đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết bổ ích này:

    BotGymTimFWBsg (05-04-2022),Buonqua (18-02-2016),Không Ngừng Bước (28-06-2016)

  3. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hiệp sĩ của những bệnh nhân nhiễm HIV

    09:44, 19/03/2016 (GMT+7)

    Một ngày cuối năm Ất Mùi, tôi có dịp được gặp và trò chuyện với TS.BS Ngô Việt Hùng - một người luôn tận tâm giúp đỡ những bệnh nhân nhiễm HIV. Sau chuyến công tác dài ngày ở miền Trung - Tây Nguyên, ông vui vẻ tiếp chuyện tôi trong căn nhà ấm cúng. Liên tục có những cuộc điện thoại cần tư vấn xen ngang, ông luôn từ tốn giải đáp cho từng người. Kiến thức sâu rộng, phong thái điềm đạm cùng những lời khuyên hữu ích của ông đã tiếp thêm nghị lực, hi vọng sống cho biết bao bệnh nhân đang vật vã trước lằn ranh tử thần…






    Ông Ngô Việt Hùng đang từng ngày viết lên bản tình ca thắp lửa cuộc sống




    Bản tình ca thắp lửa cuộc sống



    TS.BS Ngô Việt Hùng - sinh năm 1950, nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp, không còn xa lạ với những người trong nghề hay với những bệnh nhân mang trong mình căn bệnh thế kỉ. Ông hiện là chuyên gia độc lập về các bệnh nhiễm trùng và nhiệt đới, chuyên gia tư vấn của tổ chức FHI360 (Tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế 360 - một tổ chức phi lợi nhuận uy tín của Hoa Kỳ) với nhiệm vụ đào tạo, chẩn đoán, kê đơn điều trị và tư vấn miễn phí về các bệnh nhiễm trùng và nhiệt đới, gồm cả nhiễm trùng HIV, các bệnh lí gan do các virus viêm gan B, C và các virus khác.


    Năm 1994, BS Ngô Việt Hùng là một trong hai người được đào tạo bài bản nhất về HIV tại Pháp 4 năm liền. Suốt những năm sau đó, ông rong ruổi ở nhiều quốc gia thuộc châu Phi, sang cả Bỉ và Campuchia để nghiên cứu về HIV và nhiễm trùng HIV rồi tiếp tục về khoa Truyền nhiễm công tác. Ông luôn quan niệm: Người bác sĩ phải luôn hướng tới cộng đồng. Không chỉ đơn thuần đặt câu hỏi để bắt bệnh, bác sĩ còn cần có sự tinh tế, nhạy cảm nhất định để quan sát, trò truyện, lắng nghe bệnh nhân trải lòng để tạo sự tin tưởng, gần gũi. Ông gọi vui đó là nghệ thuật.


    Trong suốt những năm tháng theo đuổi nghiệp “cứu người”, bác sĩ Hùng đã bao lần phải chứng kiến những cái chết thương tâm vì không có thuốc điều trị HIV. Điều đó đã thôi thúc ông phải hành động và việc đưa thuốc ARV áp dụng điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS tại Hải Phòng là kết quả của hành trình nỗ lực không mệt mỏi đó.


    Qua lời kể của học trò, hành trình bác sĩ đưa thuốc ARV đến với bệnh nhân HIV đầy trăn trở: “Tôi nhớ một câu chuyện, đó là vào khoảng tháng 11-2004, có một bệnh nhân nam bị HIV đã nhập viện điều trị tại khoa với các triệu chứng của viêm màng não. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Pháp thuộc tổ chức ESTHER, sự có mặt của một đoàn làm phim Hàn Quốc sang để làm phim về khoa và khoa Vi sinh của bệnh viện đã xác định nguyên nhân gây bệnh là nhiễm nấm Cryptococcus. Nhưng vì đến viện ở giai đoạn muộn, sử dụng thuốc bằng đường uống không hiệu quả nên người bệnh đã không qua khỏi. Ca tử vong ấy luôn là nỗi trăn trở của ông, bởi đã định ra bệnh, đã có sự giúp đỡ của các chuyên gia, chỉ vì chưa có thuốc điều trị thích hợp mà không thể kéo dài thời gian sống.


    Sau trường hợp này, Ban Giám đốc bệnh viện và ông đã vận động tổ chức ESTHER không chỉ tài trợ thuốc uống mà còn vận động họ tài trợ cả thuốc tiêm chống nấm cho bệnh viện…”. Từ đó đến nay, Hải Phòng trở thành một trong những thành phố làm tốt công tác chăm sóc bệnh nhân HIV với phác đồ điều trị khoa học và phương pháp kĩ thuật hiện đại.


    Chân dung TS.BS Ngô Việt Hùng


    Tôi đã từng đọc những dòng chia sẻ chân thành của học trò dành cho TS.BS Ngô Việt Hùng. Trong mắt người học trò ấy, dù đã ở cái tuổi vui vầy bên con cháu, thầy Hùng vẫn là một ông lão “cowboy” (cao bồi) vui tính, phóng khoáng, dám dấn thân vào những cuộc phiêu lưu mạo hiểm trong hành trình nghiên cứu sâu về HIV - AIDS ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác để thắp lên ngọn lửa sống cho những bệnh nhân bên vực tử thần. Về hưu, bỏ qua nhiều lời mời hấp dẫn, ông quyết định tham gia tổ chức FHI360 để tiếp tục dấn thân vào những hành trình mới.


    Ông liên tục rong ruổi ở mọi miền tổ quốc, đến vùng xa xôi hẻo lánh - nơi thật sự cần những chuyên gia như ông. Càng đi nhiều, tận mắt chứng kiến cái nghèo đói, trình độ y tế lạc hậu, ông càng quyết tâm phải làm được điều có ích cho những nơi đã đi qua. Đến nay, bác sĩ Hùng đã đào tạo được 10 khóa học cho những cán bộ y tế, những người trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân HIV từ các tỉnh vùng sâu, miền núi tới cán bộ công tác trong trại giam, viết lại giáo trình giảng dạy cho phù hợp với thực tế cơ sở... Ở đâu, ông cũng để lại dấu ấn của mình một vị bác sĩ tận tâm, gần gũi, dễ mến.


    Hàng ngày, bên cạnh cuộc sống của một chuyên gia tư vấn, liên tục đưa ra phác đồ điều trị miễn phí cho những bệnh nhân nhiễm HIV, bệnh nhân viêm gan B, C tìm đến ông, bác sĩ Ngô Việt Hùng còn là một ông lão yêu thích thể thao và có tâm hồn nghệ sĩ bay bổng. Ngón đàn guitar của ông làm biết bao đồng nghiệp và học trò yêu thích, ngưỡng mộ. Yêu thích đàn hát, TS.BS Ngô Việt Hùng như người nhạc sĩ viết lên bản nhạc cuộc sống, góp phần truyền cảm hứng tin yêu cho những bệnh nhân HIV, thêm màu sắc tươi mới cho bản nhạc trầm buồn của cuộc đời họ.


    Ông giáo tận tâm với nghiệp “trồng người”



    Say mê khi nói về những hành trình tìm lại cuộc sống cho người bệnh là vậy, nhưng khi nhắc tới sự nghiệp dạy học, tới những thành công của học trò, trong ông nhen lên chút tự hào và cả sự trìu mến.


    Sinh ra trong gia đình có truyền thống 6 đời dạy học, dường như nghiệp cầm phấn đã ăn sâu vào máu của TS.BS Ngô Việt Hùng. Có biết bao học trò đã thành đạt nhờ sự bảo ban, hướng dẫn tận tình của thầy Hùng. Ông trở thành tấm gương mẫu mực về nghiên cứu khoa học với thái độ nghiêm túc, cầu thị nhất.


    Ông tự hào khi mình vừa là thầy thuốc, vừa là thầy giáo được sinh viên tín nhiệm lựa chọn, có thể dạy học trò trở thành những người ưu tú. Nghệ thuật thu phục học trò mà ông chia sẻ với chúng tôi chỉ có một chữ: Nghiêm. Ông vừa cười vừa giải thích: “Người thầy trước hết phải nghiêm túc với bản thân, tôn trọng nghề nghiệp. Sau đó, phải biết làm học sinh yêu quý thầy, ngưỡng mộ thầy rồi thích được làm nghề như thầy, từ đó mà thành yêu nghề”. Ông đùa vui dí dỏm, đó là nghệ thuật quyến rũ.


    Sinh viên luôn được thầy nhắc nhở: Phải nắm rõ kiến thức tổng quát về tất cả các khoa: nội khoa, ngoại khoa và ngay cả sản khoa để có thể tìm hiểu sâu về bệnh truyền nhiễm. “Sự dễ dàng đến với những ai đã nghiền ngẫm kĩ” là châm ngôn cho mọi vấn đề khúc mắc. Thầy Hùng dạy học trò từ những điều cơ bản nhất như cách đọc sách (nhớ trang, nhớ tên đề mục) cho tới những vấn đề chuyên ngành. Thầy không đưa ra kiến thức trực tiếp mà khéo léo đặt câu hỏi, kích thích sinh viên đi tìm câu trả lời.


    “Bệnh nhân mới là người thầy tốt nhất” là bài học trong suốt quá trình sinh viên nghiên cứu, học tập cho tới khi đã thành nghề. Ở khoa Truyền nhiễm không có khoảng cách kiến thức giữa các thế hệ. TS.BS Ngô Việt Hùng luôn nỗ lực là cầu nối giữa đồng nghiệp, thầy - trò. Giữa họ chỉ có sự tôn trọng nghề nghiệp, đề cao tri thức. Khoa truyền nhiễm phải là khoa đầu tiên phát hiện ra những virus lạ, nghiên cứu tìm ra nguyên nhân mọi loại bệnh truyền nhiễm.


    Cả cuộc đời ông đã đào tạo rất nhiều sinh viên, trong đó có 5 sinh viên xuất sắc khiến ông nhớ và tự hào nhất. Họ được ông giúp đỡ xin học bổng nghiên cứu tại nước ngoài và hiện đều rất thành công. Trong đó có bác sĩ Vũ Hải Vinh trở thành hiện tượng khi từ cậu học sinh trường làng trở thành tiến sĩ y khoa tại Pháp. Anh có 13 công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí Y học quốc tế uy tín, đồng tác giả cuốn Mycologie Médicale (giáo trình cho sinh viên Y khoa Pháp)…

    Hiện nay, bác sĩ Vinh trở lại công tác tại khoa Truyền nhiễm - nơi anh đã trưởng thành, nối nghiệp người thầy năm xưa.

    Luôn hướng tới cộng đồng, tận tình với bệnh nhân bằng tất cả y đức và trách nhiệm, TS.BS Ngô Việt Hùng sẵn sàng tiếp nhận mọi nhu cầu điều trị, tư vấn miễn phí của bệnh nhân và không ngừng nỗ lực nghiên cứu trong hành trình tìm lại sự sống cho những người bên vực tử thần. Ông đang từng ngày viết lên bản tình ca thắp lửa cuộc sống.


    Minh Hương
    http://www.anhp.vn/doi-song/201603/h...4982/index.htm

  4. Có 2 người đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết bổ ích này:

    Không Ngừng Bước (28-06-2016),Ngân Giang (16-06-2016)

  5. #3
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    28-06-2016
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    Thanh Hóa
    Bài viết
    2
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    có những người bác sỹ như thầy thật đáng khâm phục . sự tự ty về bản thân kỳ thị của xã hội khiến cho những người có H thêm thiếu niềm tin để bước tiếp .

  6. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình. Không Ngừng Bước's Avatar
    Ngày tham gia
    02-05-2016
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Nơi Niềm Tin Được Tôn Vinh
    Bài viết
    1,594
    Cảm ơn
    29
    Được cảm ơn: 256 lần
    mỗi chúng ta cũng nên góp chút công sức để phần nào vơi đi nỗi buồn của "họ". đặc biệt là nên thay đổi cách tư duy để k còn sự kỳ thị, sự xa lánh thái quá với họ. để họ đc sống như chúng ta vì họ k đáng bị xa lánh bị kỳ thị....

  7. #5
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    28-06-2016
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    Thanh Hóa
    Bài viết
    2
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    .đươcjđượcđươđưđNghĩ thì đơn giản nhưng hành động lại rất khó . Bản thân tôi cũng có H , sống chung cùng chồng con 7 năm mà thấy sự xa cách ngày càng rõ rệt . lúc nào trong tôi cũng luôn có ý nghĩ là phải xa cách họ .Những lúc yếu đuối cần 1 bờ vai để tựa mà ko dám. Liệu có ai bên ngoài hiểu được. Nói ra thì cũng vậy , mà ko nói cũng vậy . Người ta ko muốn cùng mình vì có mình khiến cuộc sống họ tệ hơn.Mình làm gia đình họ xấu mặt. còn mình chỉ muốn dứt bỏ tất cả để không ai khổ vì mình ...vậy thì làm thế nào? bước tiếp cũng là vực thẳm , mà đi tiếp cũng là vực sâu.

  8. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình. Không Ngừng Bước's Avatar
    Ngày tham gia
    02-05-2016
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Nơi Niềm Tin Được Tôn Vinh
    Bài viết
    1,594
    Cảm ơn
    29
    Được cảm ơn: 256 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Danhmatnucuoi123 Xem bài viết
    .đươcjđượcđươđưđNghĩ thì đơn giản nhưng hành động lại rất khó . Bản thân tôi cũng có H , sống chung cùng chồng con 7 năm mà thấy sự xa cách ngày càng rõ rệt . lúc nào trong tôi cũng luôn có ý nghĩ là phải xa cách họ .Những lúc yếu đuối cần 1 bờ vai để tựa mà ko dám. Liệu có ai bên ngoài hiểu được. Nói ra thì cũng vậy , mà ko nói cũng vậy . Người ta ko muốn cùng mình vì có mình khiến cuộc sống họ tệ hơn.Mình làm gia đình họ xấu mặt. còn mình chỉ muốn dứt bỏ tất cả để không ai khổ vì mình ...vậy thì làm thế nào? bước tiếp cũng là vực thẳm , mà đi tiếp cũng là vực sâu.
    có thể ng thân của bạn cũng đang rất khổ tâm. họ cảm thông với bạn, muốn quan tâm bạn, muốn gần gũi bạn, muốn ôm bạn vào lòng, muốn sẻ chia cùng bạn............. nhưng sự sợ hãi khiến họ k dám làm điều đó. cũng giống như bạn, bạn k dám gần gũi chồng con quá vì bạn sợ. bạn sợ bao nhiêu thì họ cũng sợ bấy nhiêu.
    nhưng dù là thế nào đi nữa thì bạn cũng mạnh mẽ lên, k đc phép gục ngã, k đc dừng bước.
    mình k phải là chuyên gia tâm lý nên chẳng biết phải diễn tả như thế nào với bạn. cố gắng lên bạn, tương lại vẫn là của bạn.

  9. #7
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    10-07-2017
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    sai gon
    Bài viết
    19
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 2 lần
    ở sài gòn mình thích bs Nghĩa ở bv pasteur

  10. #8
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    21-06-2018
    Giới tính
    Nữ
    Bài viết
    16
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn 1 lần.
    Tôi biết bác sĩ ngô việt hùng . Một người thầy thuốc đầu nghành về hiv ở việt nam . Bác sĩ đúng là một người tuyệt vời trên cả tuyệt vời .bác sĩ đã giúp đỡ tinh thần tôi rất nhiều trong những ngày tháng đầu khi gặp khó khăn . Thực sự biết ơn bác sĩ rất nhiều .

  11. #9
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    21-06-2018
    Giới tính
    Nữ
    Bài viết
    16
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn 1 lần.
    Tôi thương bạn , hãy là người có hiểu biết sâu sắc về hiv đi bạn . Hiv không hề dễ lây nhiễm , nếu bạn chăm sóc sk tốt với việc duy trì cd4 cao và tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện thì bạn gần như 1 người bình thường , thậm trí ngủ chung với chồng bạn mà ko dùng bsc cũng vẫn an toàn , bạn rất khó lây nhiễm bệnh cho người khác , chỉ dè chừng người khác dễ lây nhiễm bệnh của họ cho bạn thôi , ví dụ như viêm gan b ,c , bệnh lao ..tỉ lệ viêm gan dễ lây hơn hiv gấp 100 lần ,.bạn hãy giữ mình đừng để người khác có cơ hội lây nhiễm cho bạn , còn bạn thì ko dễ dàng lây cho người khác đâu , bạn hãy vững kiến thức , vững vàng cả nghị lực để sống những ngày tháng sau này thật nhẹ nhàng vui vẻ , như tôi có bệnh 3 _ 4 năm nay tôi vẫn trẻ trung ,và có người yêu , người yêu tôi anh ấy hiểu biết và có đôi khi tôi và anh không cần dùng tới bcs " tất nhiên là thi thoảng thôi " nhưng chúng tôi không bao giờ lo lắng bởi tôi đủ kiến thức để bảo vệ mình và bảo vệ cả những người thân . Chúc bạn có niềm vui trở lại .

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •