Kết quả 1 đến 20 của 22

Chủ đề: Nhiễm nấm sâu trên bệnh nhân HIV/AIDS

Threaded View

  1. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh nấm họng

    Thứ năm, 24/04/2014 15:28
    Candida là thủ phạm gây nên nấm họng, miệng. Loại nấm này thường kí sinh ở miệng, họng, đường tiêu hoá và thường không phát triển thành bệnh. Nếu gặp yếu tố thuận lợi thì nấm Candida sẽ gây bệnh.


    Ảnh minh họa - nguồn internet
    "Nấm Candida có thể xuất hiện trong miệng và họng khiến người bệnh hay cảm thấy đau nhói ở vùng họng, miệng, thế nhưng nó lại không làm ảnh hưởng nhiều đến nuốt", BS Lê Công Định, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, BV Bạch Mai cho biết.
    Các yếu tố thuận lợi để nấm Candida phát triển
    Bệnh nấm miệng - họng do nấm Candida thường gặp ở những người phải dùng răng giả, đeo hàm răng giả; những người vệ sinh họng - miệng kém; những người phải điều trị tia xạ vùng họng miệng…
    Bệnh nấm cũng thường gặp ở những người có sức đề kháng yếu, những người bị tiểu đường, thiếu máu mạn tính, những bệnh nhân gầy yếu, suy kiệt sức khoẻ và những người phải điều trị cocticoid, kháng sinh phổ rộng kéo dài.
    Đặc biệt, rất hay gặp bệnh nấm họng - miệng ở những người nhiễm HIV/AIDS.
    Triệu chứng
    Dấu hiệu sớm của nấm họng - miệng do nấm Candida gây nên là người bệnh thấy đau nhói ở vùng họng - miệng. Cơn đau không ảnh hưởng nhiều đến việc nuốt nhưng lại gây khó chịu như loạn cảm họng.
    Khi người bệnh tự há miệng ra dễ dàng nhìn thấy những đám trắng, mỏng, mềm như lớp bựa trên niêm mạc. Những đám trắng như bựa này dễ dàng được gạt đi bằng que bông; niêm mạc sẽ bị đỏ, xung huyết nhưng không có các vết trợt, loét. Khi có những triệu chứng này, người bệnh nên nghĩ đến nguy cơ bị nấm để đến bệnh viện khám, xét nghiệm chính xác căn nguyên có phải do nấm Candida gây ra hay không.
    Nếu bị bệnh, phải tuân thủ theo đúng lịch điều trị của bác sĩ, bởi nấm Candida thường rất dễ tái phát, do vậy, luôn phải điều trị triệt để, đủ liều, đủ thời gian; Loại bỏ các yếu tố thuận lợi và vệ sinh miệng, họng thường xuyên.
    Với những người thuộc nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm nấm Candida, cần phải kết hợp chế độ ăn uống và thể dục thể thao để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho cơ để. Không hút thuốc lá và vệ sinh răng miệng tốt cũng là những yếu tố có thể phòng được nấm Candida.
    AloBacsi.vn
    Theo Trần Hồng - Dân trí

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:


Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •