Kết quả 1 đến 20 của 22

Chủ đề: Nhiễm nấm sâu trên bệnh nhân HIV/AIDS

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Biểu hiện vùng miệng của nhiễm HIV – AIDS


    I. Mở đầu


    • Các biểu hiện vùng miệng liên quan đến nhiễm HIV thường gặp ở bệnh nhân (BN) nhiễm HIV (30%- 80%) nhưng ít được chú ý đến và không được xử trí đúng mức.

    Ngoài xuất độ cao, đây còn là một nhóm tổn thương có ý nghĩa về nhiều mặt và được chú ý đến ngay từ thời kỳ mới xuất hiện dịch bệnh vì:
    - Những tổn thương này xảy ra trong miệng và do đó tương đối dễ phát hiện và dễ theo dõi.
    - Những tổn thương này thường xảy ra khi bắt đầu có tình trạng suy giảm miễn dịch và do đó mang tính báo trước cho sự chuyển giai đoạn AIDS.


    - Những tổn thương này ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai nên càng làm cho bệnh nhân suy yếu hơn về thể chất và khả năng đề kháng.
    - Gần đây, khi BN được điều trị theo chế độ HAART, có sự thay đổi trong tỉ lệ cũng như mô hình các tổn thương niêm mạc miệng.
    Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị những tổn thương vùng miệng liên quan HIV bao gồm:
    - Số CD4 < 200 mm3 huyết tương, > 3000 phiên bản ARN/ml, tình trạng khô miệng, vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc lá.
    Khi phát hiện tổn thương ở người chưa biết mình bị nhiễm HIV, sự hiện diện của tổn thương liên quan HIV khiến phải nghĩ đến tình trạng nhiễm HIV và xét nghiệm để xác định, đối với BN bị nhiễm HIV chưa điều trị ART, sự xuất hiện tổn thương là dấu hiệu bệnh đang tiến triển, đối với người nhiễm HIV đang điều trị HAART, việc xuất hiện một vài loại tổn thương là dấu hiệu của sự tăng trở lại nồng độ HIV-1 RNA trong huyết tương.
    II. các tổn thương niêm mạc miệng liên quan nhiễm HIV

    • Năm 1996, Cộng đồng Kinh tế Châu Âu công bố bảng phân loại của các biểu hiện vùng miệng của bệnh nhiễm HIV như sau:

    NHIỄM NẤM



    • Nhiễm Candida (dạng màng giả, dạng ban đỏ, dạng tân sinh, chóc mép).


    • Nhiễm Histoplasma, Cryptococcus, Geotrichosis.

    NHIỄM KHUẨN

    • Viêm nướu hoại tử - HIV, Viêm nướu- HIV, Viêm nha chu- HIV.

    Tổn thương viêm nhiễm do Mycobacterium avium intracellulare, Klebsiella pneumoniae, Enterobacterium cloacae, E. Coli.
    Actinomycosis, Bệnh mèo quào, Viêm xoang, nhiễm trùng do răng,…
    NHIỄM VIRUS
    Herpes Simplex Virus.
    Cytomegalovirus.
    Epstein- Bar virus: Bạch sản tóc.
    Varicella – Zona virus: thủy đậu, zona.
    Human papilloma virus: Verruca vulgaris, Condyloma acuminata, Focal epithelial hyperplasia.
    TÂN SINH
    Kaposi sarcoma.
    Carcinoma tế bào vẩy.
    Lymphoma không Hodgkin.
    RỐI LOẠN THẦN KINH

    • Bệnh dây thần kinh tam thoa.

    Liệt mặt.
    KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN
    Loét áp tơ tái phát.
    Tiêu biểu mô do ngộ độc.
    Thiếu tiểu cầu nguyên phát.
    Khô miệng.
    Loét không điển hình.
    Chậm lành thương.
    Phì đại tuyến nước bọt.
    Tăng nhiễm sắc Melanin.
    NHIỄM NẤM
    Nhiễm Candida: ngay từ những báo cáo đầu tiên năm 1981 về hội chứng AIDS đã có đề cập đến nhiễm Candida vùng miệng. Tuy nhiên, hầu như mọi trường hợp mô tả lúc đó đều ở dạng màng giả. Sau này, các dạng khác như dạng ban đỏ, tăng sinh và chóc mép đều được báo cáo với những tỉ lệ khác nhau ở người huyết thanh dương tính.
    Nhiễm Candida dạng màng giả: hiện diện như những mảng trắng hay vàng vàng trên niêm mạc đỏ hay bình thường. Khi cạo, mảng trắng tróc ra để lại một bề mặt ướm máu. Vị trí thường gặp ở khẩu cái, niêm mạc má, môi và lưng lưỡi.
    Nhiễm Candida dạng tăng sinh: đặc trưng là những mảng trắng không thể cạo đi được. Vị trí thường gặp là niêm mạc má, lùi về phía trong, ngược với vị trí gần khóe mép thường gặp ở những người không bị nhiễm HIV.
    Nhiễm Candida dạng ban đỏ hay dạng teo: biểu hiện dưới dạng tổn thương màu đỏ sậm nổi bật hay rất kín đáo. Vị trí thường gặp ở khẩu cái, lưng lưỡi (làm mất gai lưỡi), dạng nhiễm này tuy rất đặc trưng của nhiễm HIV nhưng thường bị bỏ qua vì ít gây triệu chứng lâm sàng và không làm cho bệnh nhân khó chịu.
    Chóc mép xảy ra khi bệnh nhân ở vào tuổi trung niên và không kèm theo các yếu tố bệnh căn của chóc mép thông thường như thiếu máu, thiếu vitamin, mất kích thước dọc.
    Tỉ lệ người nhiễm HIV có kèm nhiễm nấm candida thay đổi rất nhiều tùy theo tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm nấm và mẫu điều tra (vào khoảng 66%).
    Nhiễm nấm candida đã được nghiên cứu như một dấu hiệu báo trước sự chuyển sang giai đoạn AIDS, đặc biệt là nhiễm candida dạng màng giả.
    Klein so sánh 22 bệnh nhân bị hạch toàn thân, có tỉ lệ T4/T8 đảo ngược, đồng thời bị nhiễm candida dạng màng giả, với 20 bệnh nhân ở tình trạng tương tự nhưng không bị nhiễm candida. Theo dõi trong 3 tháng cho thấy ở nhóm thứ nhất có 59% chuyển sang giai đoạn AIDS với sự xuất hiện của những nhiễm trùng cơ hội nặng, hoặc sarcom Kaposi trong khi ở nhóm thứ nhì không có người nào chuyển sang AIDS.
    Như vậy, có thể kết luận là một sự suy giảm số tế bào Lympho T4 cùng với sự nhiễm nấm candida là một dấu hiệu tiên lượng xấu, báo trước cho sự xuất hiện AIDS ở bệnh nhân nhiễm HIV.
    Chẩn đoán lâm sàng có thể xác định bằng soi tươi hoặc sinh thiết, cho thấy tế bào nấm ở dạng sợi phân nhánh hay bào tử.
    Điều trị tại chỗ: dung dịch súc miệng tím gentian, Clotrimazole viên ngậm 10mg 5 lần/ ngày x 14 ngày, dung treo Nystatin (500.000 đv. súc 5 ml x 4 lần/ ngày x 14 ngày), viên ngậm Nystatin (viên 100.000 đv x 4 lần/ x 14 ngày).
    Điều trị toàn thân: Fluconazole, viên 100 mg x 2 trong ngày đầu, 1 viên/ ngày trong 14 ngày kế tiếp.
    NHIỄM KHUẨN
    Bệnh nha chu liên quan nhiễm HIV
    Thường có những biểu hiện trầm trọng hơn bệnh nha chu thông thường, đáp ứng kém hơn với điều trị kinh điển, tiến triển nhanh hơn, gây mất xương và lộ chân răng nhiều hơn.
    Viêm nướu viền đỏ: Dấu hiệu thường là một đường viền đỏ ở nướu với những điểm viêm đỏ ở niêm mạc xương ổ, nướu dễ chảy máu dù vệ sinh răng miệng tốt và ít có tích tụ mảng bám. Các điểm viêm đỏ có thể do sự bội nhiễm Candida. Đôi khi thấy gai nướu sưng phồng ở vài vị trí.
    nha chu viêm: Mô nha chu bị tiêu hủy nhanh chóng, đau nhức nhiều, răng lung lay. Trái với bệnh nha chu thông thường, có sự tiêu mất các mô nâng đỡ nhưng túi không sâu. Có thể kèm viêm nướu lở loét hoại tử.
    Viêm nha chu lở loét hoại tử: thường chỉ gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, hay bị các bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Ở người trưởng thành bị nhiễm HIV cũng dễ thấy bệnh này.
    Các vi khuẩn gây bệnh, ngoài một số vi khuẩn thường gặp trong các bệnh nha chu, còn có một số vi khuẩn kỵ khí có độc tính rất cao như: Eikenella, Wollinella, Bacteroides, do tình trạng nhiễm HIV tạo những điều kiện thuận lợi làm cho tạp khuẩn trong khe nướu chuyển đổi sang các giống vi khuẩn có tính gây bệnh mạnh hơn. Thường các bệnh nhân bị nha chu viêm có hệ số T4/T8 thấp hơn các bệnh nhân bị viêm nướu, đồng thời có sự khiếm khuyết của chức năng bạch cầu đa nhân.
    Điều trị: các dạng bệnh nha chu ở người nhiễm HIV phải được điều trị bằng biện pháp vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, có thêm biện pháp rửa các tổn thương với Betadine 10% và súc miệng hàng ngày với 0,12% chlorhexidine gluconate cho đến khi khỏi bệnh. Bệnh nhân bị đau và có tổn thương cấp tính phải được điều trị kháng sinh chống vi khuẩn yếm khí gram âm như Metronidazole viên 500 mg x 2 lần/ x 7- 10 ngày, hoặc Clindamycine và Amoxycilline. Đồng thời phải xử lý đau và tăng cường dinh dưỡng.
    Nhiễm khuẩn Lao: Nhiễm khuẩn Lao (Mycobacterium tuberculosis) tăng một cách đáng kể ở người nhiễm HIV. Tổn thương do Lao trong miệng có thể xuất hiện như một vết loét ở lưỡi.
    Nhiễm Mycobacterium avium cellulare (MAI) gây nhiễm trùng phổi, trong miệng có thể tạo vết loét có phản ứng viêm hạt và hoại tử xương.
    Nhiễm Klebsiella pneumoniae và Enterobacterium cloacae có thể gây viêm loét ở lưỡi, khẩu cái.
    NHIỄM VIRUS
    Nhiễm Herpes Simplex Virus (HSV): ở bệnh nhân nhiễm HIV, viêm miệng Herpes xảy ra với tỷ lệ 5-13%, gây tổn thương trầm trọng và lan tỏa hơn là ở người không nhiễm HIV, bệnh dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Điều trị tại chỗ bằng Acyclovir.
    Nhiễm Varicella Zoster virus (VZV): có thể xem như một triệu chứng sớm của nhiễm HIV, ở bệnh nhân HIV khi bị nhiễm virus VZV có 23% bị AIDS sau 2 năm và 46% sau 4 năm. Điều trị toàn thân: Acyclovir viên 800mg x 4 viênx 10 ngày.
    Nhiễm Human papilloma Virus (HPV): nhiễm HIV có vẻ làm cho dễ nhiễm HPV vùng miệng với những type HPV ít gặp như type 13, 18, 32 và gây tổn thương phần mềm như papilloma, verruca, condyloma, focal epithelial hyperplasia, carcinoma. Điều trị tại chỗ bằng 5-fluorouracil.
    Bạch sản tóc (Hairy Leucoplakia): Bạch sản tóc được mô tả đầu tiên vào cuối năm 1981 ở San Francisco, sau đó được ghi nhận khá phổ biến ở bệnh nhân nhiễm HIV ở nhiều nước. Đó là một tổn thương thường gặp ở bệnh nhân đang ở giai đoạn muộn của nhiễm HIV và AIDS dưới dạng một mảng màu trắng, thường thấy ở hông lưỡi, ở cả 2 bên. Bề mặt có nếp xếp giống như tóc, có khi có bề mặt phẳng, nhẵn láng. Vị trí thường gặp ở hông lưỡi, bụng lưỡi và ít gặp ở niêm mạc má, môi, sàn miệng, khẩu cái mềm, yết hầu. Có khi tổn thưong gây đau rát do bội nhiễm candida. Hình ảnh mô học cho thấy sự tăng sinh lớp gai và lớp sừng, làm cho lớp biểu mô dày lên và có khi tạo những nếp xếp hình sợi tóc. Trong lớp biểu mô thấy có những tế bào phình to hơi giống các koilocyte của nhiễm HPV. Các xét nghiệm labo cho phép phát hiện Epstein – Bar virus (EBV) trong các tổn thương này. Hiện nay, có 2 giả thuyết để thử giải thích tại sao EBV bội nhiễm ở niêm mạc miệng, hoặc là do nhiễm HIV làm mất tế bào Langerhans khiến cho EBV có sẵn tại chỗ được hoạt hóa hoặc thụ thể EBV trên tế bào hong lưỡi bị lộ tối đa khi nhiễm HIV, cho nên dễ gắn virus EBV. Bạch sản tóc là một tổn thương được xem là đặc trưng nhất của nhiễm HIV vùng miệng và cho phép tiên đoán sự tiến gần đến giai đoạn AIDS, tuy nhiên cần phải chẩn đoán sai biệt với một số tổn thương trắng khác. Không cần điều trị bạch sản tóc trừ khi có yêu cầu thẩm mỹ. Ở bệnh nhân được điều trị ART, sự xuất hiện của bạch sản tóc là một dấu hiệu của điều trị thất bại.
    TÂN SINH
    3 loại tân sinh có ghi nhận liên quan đến nhiễm HIV. Những tân sinh này, hoặc là do tác nhân sinh ung, virus sinh ung làm cho ung thư xảy ra ở người suy giảm miễn dịch, hoặc là do một cơ chế gây bệnh nào khác.
    Sarcom Kaposi

    • Năm 1872, Moritz Kaposi mô tả một loại bướu gọi là “Sarcom nhiều ổ nguyên phát gây xuất huyết” và xem đó là một bướu ác tính của các tế bào thành mao mạch, xuất hiện ở người Phi Châu với một tỉ lệ rất thấp. Khi dịch bệnh HIV xuất hiện ở San Francisco, sarcom Kaposi gây sự chú ý vì xuất hiện nhiều ở nhóm đồng tính luyến ái, và tác nhân gây bệnh được nghi ngờ là virus CMV, herpes... Tuy nhiên, các cố gắng để phân lập virus đều thất bại. Hiện nay, không thể loại trừ khả năng Sarcom Kaposi không phải là một loại tân sinh thật sự mà là kết quả của sự tăng sinh mạch máu do HIV kích thích một yếu tố tăng sinh mạch máu (angioproliferative factor).

    Ở bệnh nhân AIDS, sarcom Kaposi thường có những tổn thương nhiều ổ, khởi đầu là dạng ban đỏ, sần hay hòn đỏ xuất hiện ở da hay niêm mạc. Ngoài da, vị trí hay gặp là ở thân người, chân, tay. Ở mặt vị trí đặc trưng là đầu mũi. Tổn thương ở da lan rông và sậm màu dần, và các tổn thương lân cận thì dễ dính lại với nhau. Ngoài ra, sarcom Kaposi có thể ảnh hưởng đến các phủ tạng.
    Trong miệng, sarcom Kaposi được để ý đầu tiên vào năm 1982 ở nhóm đồng tính luyến ái ở San Fracisco và sau đó, năm 1988, một nghiên cứu theo dõi trên 134 bệnh nhân cho thấy tổn thương này thường xuất hiện vào tuổi trung bình là 34 tuổi, 45% có đồng thời với tổn thương da và 22% xuất hiện trước. Sarcom Kaposi trong miệng có thể xem là dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn AIDS .Vị trí thường gặp trong miệng là khẩu cái, đặc biệt là ở một bên khẩu cái, kế đến là nướu và lưỡi. Tổn thương bắt đầu như một mảng đỏ hơi xanh hay đen kế đến to dần, sậm màu và nổi gồ lên, có bề mặt lở loét hay nhiều múi. Tổn thương thường hơi rắn trước khi loét bề mặt.
    Hình ảnh vi thể của Sarcom Kaposi rất đặc trưng, cho thấy có sự tăng sinh những dãy tế bào nội mô hình thoi hay hơi phình, đan vào nhau và rất nhiều mạch máu. Khi Sarcom Kaposi xuất hiện đồng thời với một nhiễm trùng cơ hội, thời gian sống sót trung bình của bệnh nhân từ 6 đến 9 tháng. Sarcom Kaposi ít được ghi nhận ở BN nhiễm HIV ở Thái Lan và Việt Nam. Điều trị bằng cách tiêm Vinblastine sulfate tại tổn thương.
    Lymphom không Hodgkin (NHL)

    • NHL xuất hiện ở bệnh nhân nhiễm HIV với tỉ lệ cao hơn ở người bình thường. NHL thường liên quan đến tế bào Lympho B va có thể chứa virus EBV.

    NHL rất hiếm gặp trong miệng so với các vị trí khác như hạch lympho, tủy xương, gan và màng não. Trong miệng vị trí được ghi nhận là: vòng Waldeyer, nướu và tuyến mang tai, làm mô mềm tăng sinh và hủy hoại xương bên dưới.
    Carcinom tế bào vảy

    • Ở bệnh nhân nhiễm HIV, có báo cáo cho thấy carcinom tế bào vẩy xuất hiện trong miệng đặc biệt ở lưỡi. Hiện nay có giả thuyết cho rằng tỉ lệ ung thư miệng cao ở người trưởng thành trẻ phái nam được cho là có thể liên quan với nhiễm HPV.

    KHÔ MIỆNG

    • Khô miệng là nguyên nhân chính gây sâu răng ở người nhiễm HIV. 30%- 40% người nhiễm HIV bị khô miệng do sự thâm nhiễm tế bào CD8 trong các tuyến nước bọt lớn (có thể gây phì đại tuyến hai bên) hoặc do tác dụng phụ của các thuốc ART như didanosine. Những thay đổi về chất và lượng của nước bọt dễ dẫn đến sự giảm khả năng kháng khuẩn, đa sâu răng và viêm nha chu. Người nhiễm HIV nghiện ma túy hay sử dụng methamphetamine, có nguy cơ bị đa sâu răng do khô miệng, nhu cầu ăn đường cao, dinh dưỡng kém và vệ sinh răng miệng kém cùng với tác dụng soi mòn của các chất acid và chất tẩy có trong methamphetamine tinh thể.

    III. PHÒNG NGỪA CÁC BIỂU HIỆN VÙNG MIỆNG CỦA NHIỄM HIV
    Để phòng ngừa các biểu hiện miệng của nhiễn HIV cần:
    Tăng cường các biện pháp vệ sinh răng miệng cá nhân, súc miệng bằng dung dịch tím gentian pha loãng và dung dịch kháng khuẩn,
    Đi khám định kỳ để điều trị sớm sâu răng, bệnh nha chu và các tổn thương khác,
    Thực hiện lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng cân bằng.
    BS. Huỳnh Anh Lan
    Khoa RHM – ĐH Y Dược Tp HCM
    ads
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 25-10-2013 lúc 08:24.

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    Hon5thang (18-11-2013)

  3. #2
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    18-01-2015
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    ninh bình
    Bài viết
    9
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    Đây ko phải box hỏi đáp. Muốn gì về chủ đề mình hỏi
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 18-01-2015 lúc 13:50.

  4. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bạn biết gì về bệnh nấm Sporotrichosis?


    Thứ Ba 8/3/2016 07:32:04 PM


    SKĐS - Bệnh nấm Sporotrichosis là một bệnh mạn tính ở mô dưới da, do vi nấm Sporothrix schenkii gây ra.






    Bệnh nấm Sporotrichosis là một bệnh mạn tính ở mô dưới da, do vi nấm Sporothrix schenkii gây ra. Đặc điểm của bệnh là vi nấm lây lan theo đường bạch huyết, gây các tổn thương dạng cục dọc theo mạch bạch huyết nông. Mùa xuân ẩm ướt, nấm phát triển mạnh nên nguy cơ người mắc bệnh càng cao.


    Ai dễ mắc bệnh?
    Nấm Sporothrix schenkii (S.schenkii) là một loại nấm lưỡng hình, sống hoại sinh ở đất, lá cây mục, xâm nhập cơ thể người qua da, vết trầy xước trên da, niêm mạc. Bệnh ở nam nhiều hơn nữ, phần lớn ở độ tuổi lao động. Những người làm ruộng, làm vườn, làm rẫy, thợ mỏ, nhân viên phòng thí nghiệm dễ mắc bệnh. Tuy nhiên người bình thường cũng có thể mắc bệnh do hít thở, do nuốt phải nấm gây nên nhiễm trùng hệ thống. Trong gia đình, việc nhiễm Sporotrichosis ở da của mèo cũng lây truyền sang người. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh gồm: mắc bệnh đái tháo đường, nghiện rượu hoặc có bệnh nhiễm HIV, carcinoma, bệnh huyết học, đang điều trị bằng thuốc giảm miễn dịch.



    Tổn thương nổi cục gồ trên da do nấm Sporothrix schenkii.



    Sau khi xâm nhập mô dưới da, nấm S.schenkii phát triển tại chỗ. Sự nhiễm nấm có thể giới hạn tại vị trí xâm nhập (thể da, plaque sporotrichosis) hoặc phát triển vào các mạch bạch huyết lân cận (thể mạch bạch huyết, lymphangitic sporotrichosis). Một số ít gặp là nấm lan tràn xa hơn ở các chi; lan tràn vào máu gây viêm xương khớp khu trú, tổn thương mắt ở người khỏe mạnh hay gây nhiều ổ tổn thương ở người bị suy giảm miễn dịch. Nấm có thể xâm nhập qua đường hô hấp gây viêm phổi tạo hang nhưng hiếm gặp.


    Thủ phạm gây nhiều thể bệnh
    Bệnh Sporotrichosis là bệnh nấm duy nhất có thể được chẩn đoán dựa vào bệnh cảnh lâm sàng. Nấm gây nhiều thể bệnh như sau:


    Thể da - mạch bạch huyết
    Nhiễm nấm bắt đầu ở chi qua vết thương, trầy xước từ 3 ngày đến 12 tuần, bệnh nhân thấy nổi cục gồ lên, kích thước từ vài mm đến vài cm, lúc đầu cứng, không đau, di động, về sau mềm, đau, da trên mặt cục có màu hồng tím, không di động, phù lên và hóa mủ, loét. Nếu hóa mủ thì mủ ít, đặc, trắng, hơi vàng, dần dần nổi lên nhiều cục (các cục không cùng lứa) dọc theo một đường dài, giữa các cục sờ thấy mạch bạch huyết bị viêm cứng. Tuy nhiên bệnh nhân không sốt, không đau, sờ thấy hạch vùng phụ cận.


    Thể da
    Tổn thương dạng u nhú giống mụn cóc, giống u hạt sinh mủ, không lan ra mạch bạch huyết. Nếu bệnh nhân AIDS nhiễm Sporotrichosis thường có tổn thương da đa dạng nhưng không thường có biểu hiện ở mạch bạch huyết, có thể có nhiễm khuẩn sâu như viêm khớp. Thể này cần phân biệt với lao da, nhiễm Mycobacterium không gây lao, Sarcoidosis, ban giang mai dạng sẩn, viêm da mủ nhiễm khuẩn...


    Thể lan tràn
    Thể bệnh này thường tiếp theo thể da - mạch bạch huyết hoặc nguyên phát. Triệu chứng biểu hiện của một bệnh cảnh nhiễm nấm huyết: nổi nhiều cục dưới da, cứng, rải rác khắp cơ thể, vi nấm lan tràn đến khớp xương, màng bao xương, tủy xương, màng não, mắt, phổi, thận, cơ quan sinh dục. Trong đó viêm xương khớp hay gặp nhất, thường viêm các khớp lớn ở các chi (bàn tay, khuỷu tay, mắt cá, đầu gối), thường bị một khớp, khớp sưng đau. Chụp phim Xquang thấy hình ảnh mất sụn khớp, phản ứng màng xương.


    Thể niêm mạc
    Bệnh nhân mắc bệnh nguyên phát hoặc thứ phát sau dạng lan tràn. Tổn thương ở mũi, miệng, họng. Tổn thương là những u nhú dạng mụn cóc, có mủ, loét, dễ nhầm với viêm họng, viêm niêm mạc miệng, viêm lưỡi, viêm mũi, viêm thanh quản. Các hạch lân cận sưng to.


    Thể phối nguyên phát
    Tuy thể bệnh này ít gặp nhưng nguy hiểm. Bệnh nhân mắc bệnh do hít bào tử nấm vào phổi gây sưng hạch rốn phổi, thâm nhiễm phổi.


    Các xét nghiệm cần làm
    Nhuộm gram, thấy được vi nấm ở dạng tế bào hạt men hay thể sao tua rua (asteroid body), nhưng phương pháp này ít dùng do vi nấm rất hiếm khi thấy ở tổn thương. Nuôi cấy trong môi trường Sabouraud, ở nhiệt độ phòng thấy nấm mọc nhanh khoảng 3-5 ngày, lúc đầu phẳng mịn như nhung, 10 ngày sau nhăn nheo, màu đen. Nhìn dưới kính hiển vi thấy sợi tơ nấm mảnh mai, có vách ngăn, màu nâu nhạt, phát triển như bụi hoa cúc, có bào đài thật ngắn, có bào tử đính.


    Điều trị phải kiên trì
    Đối với các thể bệnh thông thường, dùng dung dịch Potassium Iodine (IK) liều tăng dần và cần tiếp tục điều trị thêm 3-4 tuần sau khi các triệu chứng lâm sàng trên da được cải thiện. Có thể khởi đầu với liều thấp, sau tăng dần mỗi 2-3 tuần để tránh các tác dụng phụ của IK như nôn, sưng tuyến mang tai, phát ban dạng mụn trứng cá. Thời gian điều trị 6-12 tuần.


    Với thể lan tràn vào máu, sử dụng Itraconazole hàng ngày trong thời gian 6 tháng. Hoặc dùng fluconazole hay terbinafine, trong nhiều tháng. Thuốc amphotericine B truyền tĩnh mạch, có hiệu quả ở thể phổi, thể lan tràn hoặc ở những người thể da - mạch bạch huyết không dung nạp với thuốc uống (theo chỉ định của thầy thuốc). Trong tất cả các trường hợp, việc điều trị cần phải tiếp tục thêm ít nhất 1 tuần sau khi các triệu chứng lâm sàng biến mất.


    Lời khuyên của bác sĩ
    Trong sinh hoạt, lao động, luyện tập thể dục thể thao, quân sự... cần tránh tiếp xúc với đất, lá cây mục... bằng cách mặc quần áo bảo hộ lao động, đi ủng, đeo găng tay để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với đất phòng tránh nhiễm nấm. Thường xuyên rửa sạch tay chân mỗi khi xong công việc. Khi bị thương trên da, cần phải rửa sạch vết thương, sát trùng bằng cồn iod, băng kín để tránh nhiễm nấm. Thường xuyên đeo khẩu trang khi lao động, đi lại để hạn chế hít phải mầm bệnh nói chung và nấm nói riêng.


    ThS. Ninh Văn Hải


    http://suckhoedoisong.vn/ban-biet-gi...s-n112995.html

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •