Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: "Bà tiên nghèo" 11 năm chăm sóc người bệnh HIV

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    "Bà tiên nghèo" 11 năm chăm sóc người bệnh HIV

    "Bà tiên nghèo" 11 năm chăm sóc người bệnh HIV

    08/03/2016 09:44:34

    Trong khi người dân tránh những người HIV/AIDS như tránh tà thì vẫn còn một người bỏ công việc chăm sóc như người thân.



    Bà Bùi Thị Đông cố gắng giúp đỡ các bạn bị nhiễm HIV/AIDS có giây phút vui vẻ cuối đời

    Chăm sóc hàng trăm "người con" nhiễm HIV



    Một chiều đầu năm, sau nhiều lần liên hệ, chúng tôi đã được gặp bà Bùi Thị Đông - một "bồ tát" ngoài đời thực. Người phụ nữ hơn 11 năm chăm sóc cuộc sống cho những người mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và cả khi họ đã... ra đi.


    Tiếp chúng tôi tại căn nhà cũ kỹ ở phường Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội), bà Đông chia sẻ về gia đình, về người chồng bỏ đi do sợ tai tiếng và 3 đứa con cũng mắc AIDS trong đó một người đã rời xa bà mãi mãi.


    Không chỉ chăm sóc cho 2 con bị căn bệnh thế kỷ giai đoạn cuối, bà Đông còn chăm sóc cho cả trăm bệnh nhân khác trong hơn 11 năm qua. Từ tình thương và nỗi đau với 3 người con, bà Đông đã giang tay chăm sóc cho nhiều số phận nghiệt ngã khác.


    Người đầu tiên mà "mẹ Đông" nhận chăm sóc chính là anh Khương Văn Đức (1977, P. Nhật Tân), bị trại Nghệ An trả về vào năm 2000 với cơ thể đầy vết lở loét. Mặc kệ hàng xóm kỳ thị, bàn tán, bà vẫn chăm sóc anh như một người con của chính mình.



    Mặc dù nhiều người nghi kị nhưng bà Đông vẫn tắm, cho Đức ăn trong 5 ngày cuối cùng của cuộc đời. Và khi Đức ra đi, bà Đông cũng tự tay khâm liệm.


    Năm 2005, Ngân hàng Agribank hỗ trợ thành lập một câu lạc bộ sinh hoạt giữa những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS ở Nhật Tân. Và bà Đông cũng là người đầu tiên tham gia vào CLB “Hãy đến bên nhau” này.


    Khi tham gia CLB, bà Đông không chỉ nhận chăm sóc những người nhiễm HIV mà còn tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về căn bệnh này. Những hành động của bà đã khiến nhiều người đã dần không còn kỳ thị những người không may mắc bệnh.


    Tháng 9/2005, dự án kết thúc, bà Đông vẫn tiếp tục kiên trì theo đuổi công việc chăm sóc những người nhiễm HIV. 11 năm đã qua đi, có tới hàng trăm người được bà tận tình chăm sóc cho tới khi qua đời.


    Trong những năm ấy, bà Đông không khỏi ngậm ngùi khi nhớ về Hiển (SN 1978, Tây Hồ). Được biết, Hiển là một thanh niên có hoàn cảnh rất đáng thương, vì chơi với bạn xấu mà lỡ bước.



    Chứng kiến người nhà tỏ ra "ghê sợ" khi đốt quần áo của Hiển, bà Đông không khỏi đau lòng. Với bàn tay trần, bà Đông không ngại bế hay tắm cho Hiển. Và sau đó, Hiển thanh thản qua đời trong vòng tay bà.


    Chia sẻ về công việc đầy "nguy hiểm" nhưng cũng rất nhân văn này, bà Đông nói: “Tôi và các bạn ấy như mẹ con, tôi giúp các bạn ấy được thoải mái những giây phút cuối cùng, bù lại tôi được thanh thản, động lực để tôi cố gắng sống tốt”.


    Sự hi sinh thầm lặng





    Hơn 100 bệnh nhân được bà lưu lại trong những quyển sổ của mình rất cẩn thận.

    Với 2 người con nhiễm HIV giai đoạn cuối, cuộc sống của bà Đông rất cực khổ. Làm thuê, làm mướn vất vả lắm một tháng bà mới kiếm được 3 triệu đồng. Chi phí đó, với 2 người con của mình cũng chẳng đủ.


    Vậy mà, mỗi khi có người gọi điện nhờ, bà lại tất tả đi, bất kể mưa nắng, ốm đau. Thậm chí, bà còn bỏ tiền túi để mua lá thuốc tắm cho họ. Bà Đông ngậm ngùi: “Tôi thấy những đứa con của tôi khi làm công việc này. Tôi chỉ nghĩ mình có thể giúp đỡ họ được từng nào, tốt từng đó”.


    "Chồng tôi không may nhiễm HIV. Khi biết tin, bà Đông đã nhiều lần giúp đỡ. Đến cả khi anh ấy mất cũng một tay bà lo liệu", chị Hiền (có chồng nhiễm HIV, P. Nhật Tân) đến bây giờ vẫn thầm biết ơn người đàn bà tình nghĩa ấy.


    Trước kia, không ít lần bà Đông tủi thân, tủi phận khi người đời gièm pha. Thậm chí, họ còn buôn lời miệt thị: "bà ấy vừa đi tắm cho thằng sida về, đừng có động vào” hay “đừng uống nước trà tại quán bà ấy pha”.


    Lâu dần thành quen, bà không để ý đến những lời đàm tiếu đó. Và người đời cũng dần hiểu ra và cảm phục bà hơn.


    Khi được hỏi về ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, bà Đông gạt nước mắt: "Cũng không khác ngày thường, tôi không muốn nhận hoa mà chỉ muốn "các con" mình được sống".


    Rời nhà bà Đông mà chúng tôi vẫn còn ngậm ngùi và ám ảnh bởi câu nói khi chia tay: "Tôi không biết những sẽ vẫn làm cô ạ, làm đến khi tôi không còn sức nữa".




    Trong khi người dân tránh những người HIV/AIDS như tránh tà thì vẫn còn một người bỏ công việc chăm sóc như người thân.




    Bà Bùi Thị Đông cố gắng giúp đỡ các bạn bị nhiễm HIV/AIDS có giây phút vui vẻ cuối đời

    Chăm sóc hàng trăm "người con" nhiễm HIV



    Một chiều đầu năm, sau nhiều lần liên hệ, chúng tôi đã được gặp bà Bùi Thị Đông - một "bồ tát" ngoài đời thực. Người phụ nữ hơn 11 năm chăm sóc cuộc sống cho những người mắc căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và cả khi họ đã... ra đi.


    Tiếp chúng tôi tại căn nhà cũ kỹ ở phường Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội), bà Đông chia sẻ về gia đình, về người chồng bỏ đi do sợ tai tiếng và 3 đứa con cũng mắc AIDS trong đó một người đã rời xa bà mãi mãi.


    Không chỉ chăm sóc cho 2 con bị căn bệnh thế kỷ giai đoạn cuối, bà Đông còn chăm sóc cho cả trăm bệnh nhân khác trong hơn 11 năm qua. Từ tình thương và nỗi đau với 3 người con, bà Đông đã giang tay chăm sóc cho nhiều số phận nghiệt ngã khác.


    Người đầu tiên mà "mẹ Đông" nhận chăm sóc chính là anh Khương Văn Đức (1977, P. Nhật Tân), bị trại Nghệ An trả về vào năm 2000 với cơ thể đầy vết lở loét. Mặc kệ hàng xóm kỳ thị, bàn tán, bà vẫn chăm sóc anh như một người con của chính mình.



    Mặc dù nhiều người nghi kị nhưng bà Đông vẫn tắm, cho Đức ăn trong 5 ngày cuối cùng của cuộc đời. Và khi Đức ra đi, bà Đông cũng tự tay khâm liệm.


    Năm 2005, Ngân hàng Agribank hỗ trợ thành lập một câu lạc bộ sinh hoạt giữa những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS ở Nhật Tân. Và bà Đông cũng là người đầu tiên tham gia vào CLB “Hãy đến bên nhau” này.


    Khi tham gia CLB, bà Đông không chỉ nhận chăm sóc những người nhiễm HIV mà còn tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về căn bệnh này. Những hành động của bà đã khiến nhiều người đã dần không còn kỳ thị những người không may mắc bệnh.


    Tháng 9/2005, dự án kết thúc, bà Đông vẫn tiếp tục kiên trì theo đuổi công việc chăm sóc những người nhiễm HIV. 11 năm đã qua đi, có tới hàng trăm người được bà tận tình chăm sóc cho tới khi qua đời.


    Trong những năm ấy, bà Đông không khỏi ngậm ngùi khi nhớ về Hiển (SN 1978, Tây Hồ). Được biết, Hiển là một thanh niên có hoàn cảnh rất đáng thương, vì chơi với bạn xấu mà lỡ bước.
    Lê Hồng

    http://thoibao.today/paper/ba-tien-ngheo-11-nam-cham-soc-nguoi-benh-hiv-257926

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Người đàn bà “lập dị” chăm sóc hàng trăm người nhiễm H

    Thứ hai 14/03/2016 08:52


    Hơn một thập kỉ làm công việc an táng và chăm lo cho những người bị HIV mà không lấy bất cứ khoản chi phí nào, bà Bùi Thị Đông (65 tuổi, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tiếp tục theo đuổi công việc mà nhiều người xa lánh, kì thị.



    Khuôn mặt đầy đặn phúc hậu , người phụ nữ ở cái tuổi xế chiều với dáng người thấp đậm nhưng nhanh nhẹn đi đẩy xe rác, lau chùi bàn ghế thuê ở chợ Nhật Nhân, Tây Hồ, Hà Nội. Nhắc tới bà, không ai ở khu vực này là không biết, người đàn bà “lập dị” đi chăm sóc, mang lại tiếng cười và thậm chí tự tay khâm liệm cho những người bị nhiễm HIV khi họ qua đời.

    Nói tới căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS, nhiều người đã nhanh chóng tránh xa và có thái độ kì thị, tuy nhiên nhiều năm qua người đàn bà “lập dị” này lại bỏ qua mọi lời nói và cái nhìn mỉa mai, gièm pha của mọi người về những người bị HIV để chăm sóc, tắm rửa, bón cho ăn tới khi trút hơi thở cuối cùng.



    Bà Bùi Thị Đông – người phụ nữ chăm sóc cho hàng trăm bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS

    Bà Đông chia sẻ, gia đình bà từng cóngười thân kém may mắn mắc phải căn bệnh này. Từ khi họ mắc bệnh cho tới lúc lìa đời, nhiều người, thậm chí là anh em tới nhưng lúc nào cũng bịt kín khẩu trang, tay chân đi găng và nhìn với ánh mắt sợ sệt. Bà nói: “Có lẽ họ sợ bị lây bệnh”. Còn người chồng nhiều năm đầu ấp tay gối cũng“hãi” bà và gia đình mà bỏ đi.

    “Nhìn thấy anhem, họ hàng tới mà cứ xa lánh cũng buồn , tủi lắm, con tôi đã vậy, nhiều thanh niên khác cũng bị gia đình ruồng bỏ. Họ cũng là con người, có chăng là đã không còn có ích gì cho xã hội và mang trong mình căn bệnh thế kỉ, nhưng họ cũng cần được mọi người yêu thương, chăm sóc tận tình đến lúc nhắm mắt xuôi tay” - bà Đông bộc bạch.

    Trong số những người nhiễm HIV giai đoạn cuối, bà Đông không thể nào quên được hình ảnh tay chân lở loét, nước vàng chảy ra từ cánh tay, cơ thể của một chàng thanh niên tên Đức (39 tuổi ở Nhật Tân).

    “Gia đình nó không dám vào vì sợ nhưng khi nhờ, hàng ngày tôi vẫn tới cho ăn, tắm rửa, rồi trò chuyện với nó như chính con của mình. Cho tới lúc chết, cũng là một tay tôi tắm, khâm liệm và đưa nó về thế giới bên kia” - bà tâm sự.

    Từ khi làm công việc nguy hiểm này, bà Đông nhận được nhiều lời mời hơn, từ Hưng Yên cho tới các huyện, xã ven Nhật Tân cũng chở người tới nhờ bà chăm sóc. Bà cho hay, những năm trước, khi còn mảnh đất sau nhà, bà thường trồng những loại cây như hương nhu, hoa bưởi… rồi nấu lấy nước, đựng vào hai thùng to chở trên con xe đạp cà tang đi tới từng nhà tắm cho người bị nhiễm HIV.

    Ngày nào cũng vậy, người phụ nữ ấy không ngại vất vả, nguy hiểm và dù không được trả bất cứ đồng thù lao nào, bà vẫn vui vẻ làm, mang lại niềm vui nho nhỏ cho những số phận kém may mắn dính phải căn bệnh quái ác.

    Bà nói: “Những người bị bệnh họ khổ lắm rồi, cũng không có tiền, mình làm bằng lương tâm chứ vài đồng bạc thì hơn thua gì...” – bà Đông chia sẻ.



    Hàng ngày, bà làm công việc quét rác, lau chùi ở chợ Nhật Tân để kiếm tiền trang trải cuộc sống

    Trong suốt quãng thời gian 11 năm bắt đầu từ 2005 và “mối lương duyên” với người mang căn bệnh H, tính đến nay, bà Đông đã tự tay khâm liệm cho 47 người và chăm sóc hàng trăm người bị H khác.Bà cho biết, chỉ cần có người gọi điện bày tỏ nhờ chăm sóc là bà lập tức nhận lời và lên đường ngay bất chấp thời tiết.

    Có nhiều hôm trời mưa to, một mình bà Thân lặn lội với bịch thuốc, đồ dùng trên vai rồi lẽo đẽo tới chăm sóc, trong 11 năm chưa lần nào bà bỏ mặc một người bệnh nào. “Có một đứa gần chợ, gia đình nó có bác sĩ nhưng cứ đeo băng khẩu, không dám tới gần, chỉ có tôi tới, tính tình tôi bình thường hay nói to chứ đến với các cháu là nhỏ nhẹ lắm, cho cháu nó ăn và tắm rửa tới lúc nào đi thì thôi. Lúc hấp hối, nó gọi và chờ tôi cho bằng được. Tới nơi nó mỉm cười rồi bảo cháu sắp đi rồi, bác có sức khỏe để lo cho những người như chúng cháu nhé rồi nhắm mắt, ra đi thanh thản”- bà Đông rưng rưng.

    Để mưu sinh, hàng ngày, bà bán nước ở chợ Nhật Tân và đi dọn vệ sinh với thu nhập 3 triệu/tháng.Chị Hiền (Nhật Tân, Tây Hồ) bộc bạch: “Gia đình tôi có chồng dính phải HIV, từ lúc còn sống tới khi mất cũng do bà Đông chăm sóc. Hiện giờ tôi cũng mang trong mình căn bệnh thế kỉ và vẫn phải dùng thuốc nhưng hoàn cảnh khó khăn lắm. Với những nhà nghèo nghèo, bà Đông không lấy công còn cho tiền để dùng nữa”.

    Theo CAND

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •