Kết quả 1 đến 8 của 8

Chủ đề: Lời khuyên cho mẹ nhiễm HIV nuôi con nhỏ

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Lời khuyên cho mẹ nhiễm HIV nuôi con nhỏ

    Thứ Hai, 26/05/2014 09:29 SA
    Ước tính hiện nay trên toàn quốc có khoảng 8.500 trẻ em từ 0 đến 15 tuổi đang chung sống với HIV/AIDS. Do vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho những trẻ bị nhiễm HIV cần được quan tâm.
    Sau khi sinh, phải chăm sóc trẻ thật tốt. Trẻ được tắm để các chất gây nhiễm virus được sạch, đề phòng nhiễm trùng da, không để xây xước da. Sau khi rời các cơ sở y tế về gia đình, các cháu cũng cần được chăm sóc cẩn thận và đúng quy cách. Giữ cho trẻ khỏe mạnh bằng cách cho trẻ được sống trong môi trường vệ sinh, sạch sẽ, an toàn. Trẻ nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch bị suy giảm nên có nguy cơ mắc các bệnh cao hơn những trẻ khác và nếu mắc thì bệnh cũng diễn biến trầm trọng hơn. Vì vậy, đối với các bệnh đã có vắc xin phòng, cần bảo đảm trẻ được tiêm chủng đầy đủ; với các bệnh thông thường khác, phải cách ly trẻ với những trẻ bệnh hoặc những người bệnh, nhất là bệnh nhân lao.

    Chúng ta cần hướng dẫn cho trẻ biết cách tự chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cá nhân, bằng việc:

    Trước tiên là việc vệ sinh răng miệng: Đối với trẻ dưới 3 tuổi, nên dùng vải mềm, sạch nhúng nước sạch, lau sạch răng, lợi và miệng sau khi ăn. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu trẻ bị tưa miệng có thể đánh tưa bằng mật ong, nước vò lá rau ngót. Nếu tái phát hoặc không khỏi trong 1 đến 2 tuần cần đưa trẻ đến bệnh viện khám bệnh. Đối với trẻ trên 3 tuổi, đánh răng buổi sáng, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Mỗi năm hai lần cho trẻ đi khám răng miệng. Dấu hiệu đầu tiên của trẻ nhiễm HIV có thể là những vết đau ở miệng, người nhà nên báo cho bác sĩ nha khoa để trẻ được thăm khám cẩn thận.

    Việc vệ sinh hằng ngày cũng cần phải được chú ý: Chúng ta cần tắm rửa cho trẻ hằng ngày bằng nước sạch và sữa tắm. Sau khi tắm xong lau khô da bằng khăn sạch, xoa phấn rôm vào các kẽ, nếp da để tránh hăm. Quần áo mặc cần thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Sau khi trẻ đại tiện và vệ sinh xong, chúng ta cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Các bé có thể dùng chung nhà vệ sinh với gia đình. Trẻ nhiễm HIV cần được ngủ nhiều, có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn so với trẻ bình thường khác. Người thân nên dành nhiều thời gian chơi, nói chuyện, ôm ấp trẻ, giúp các bé có đời sống tình cảm đầy đủ, ấm áp.

    Cha mẹ hoặc người thân cần thông báo ngay cho thầy thuốc khi thấy trẻ nhiễm HIV có những triệu chứng như: sốt; ho; thở nhanh và khó thở; chán ăn và gầy sút nhanh; xuất hiện những đốm trắng hoặc những vết đau trong miệng; xuất hiện những mụn không biến mất; đi ngoài phân có máu; tiêu chảy, nôn mửa; tiếp xúc với người bị sởi, lao, thủy đậu hoặc các bệnh lây khác.

    BS ĐOÀN HÙNG ÁNH
    Giám đốc Trung tâm Y tế TP Tuy Hòa

    http://www.baophuyen.com.vn/95/11541...nhiem-hiv.html
    ads

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    KhucThuyDu (23-06-2014)

  3. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kiến thức chăm sóc tốt trẻ nhiễm HIV

    Thứ năm 29/05/2014 14:00
    Ước tính trên toàn quốc hiện có khoảng 8.500 trẻ em từ 0 đến 15 tuổi đang chung sống với HIV/AIDS. Do vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho những trẻ nhiễm HIV cần đặc biệt quan tâm.

    Trẻ nhiễm HIV cần phải được chăm sóc trong môi trường sạch sẽ, an toàn. Ảnh minh họa
    Vệ sinh sạch sẽ, giữ gìn sức khỏe cho trẻ

    Trong những tháng đầu sau khi sinh, cần phải chăm sóc trẻ thật tốt. Trẻ cần được tắm, vệ sinh thật sạch để đề phòng nhiễm trùng da, không để xây xước da. Sau khi các trẻ rời bệnh viện về gia đình, trẻ cần được chăm sóc cẩn thận trong môi trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn, không có khói thuốc lá, khói than, không nuôi vật nuôi trong nhà.Trẻ nhiễm HIV cần được tắm rửa hàng ngày bằng nước sạch và sữa tắm. Sau khi tắm xong lau khô da bằng khăn sạch, xoa phấn rôm vào các kẽ, nếp da để tránh hăm. Quần áo mặc cần thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Sau khi trẻ đại tiện và vệ sinh xong cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.

    Trong việc vệ sinh răng miệng, đối với trẻ dưới 3 tuổi, nên dùng vải mềm, sạch nhúng nước sạch, lau sạch răng, lợi và miệng sau khi ăn. Nếu trẻ bị tưa miệng, có thể đánh tưa bằng mật ong, nước vò lá rau ngót. Nếu tái phát hoặc không khỏi trong 1 đến 2 tuần cần đưa trẻ đến bệnh viện khám bệnh. Đối với trẻ trên 3 tuổi, đánh răng buổi sáng, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Mỗi năm hai lần cho trẻ đi khám răng miệng. Dấu hiệu đầu tiên của trẻ nhiễm HIV có thể là những vết đau ở miệng, cần báo cho bác sĩ nha khoa để trẻ được thăm khám kịp thời.Người chăm sóc và vệ sinh cho trẻ phải được huấn luyện cách phòng lây nhiễm HIV/AIDS như: Xử lý các dịch tiết hoặc máu bị dây bẩn, vệ sinh quần áo trẻ (ngâm trong nước javen hoặc luộc sôi trước khi giặt), sử dụng găng tay, áo choàng, khẩu trang... khi tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của trẻ, đặc biệt là khi thay răng sữa (nhổ răng) hoặc bị các vết thương chảy máu.
    Giữ gìn sạch sẽ hàng ngày để tránh bị nhiễm trùng. Ảnh minh họa
    Do trẻ nhiễm HIV có hệ thống miễn dịch bị suy giảm nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ khác. Nếu trẻ mắc bệnh thì dễ diễn biến trầm trọng hơn. Vì vậy, đối với các bệnh đã có vắc xin phòng, cần bảo đảm trẻ được tiêm chủng đầy đủ, còn đối với các bệnh thông thường khác, cần cách ly trẻ với những trẻ bệnh hoặc những người bệnh, nhất là bệnh nhân lao.

    Cần phải cho trẻ thăm khám kịp thời khi thấy trẻ có những triệu chứng sốt, ho, thở nhanh, khó thở, chán ăn, gầy sút nhanh, xuất hiện những đốm trắng hay những vết đau trong miệng, xuất hiện những mụn không biến mất đi ngoài phân có máu tiêu chảy, nôn mửa, sởi, lao, thủy đậu hoặc các bệnh lây khác.

    Hàng tháng, cần cho trẻ kiểm tra sức khỏe, thăm khám và xét nghiệm để phát hiện và điều trị dự phòng các biểu hiện sớm của nhiễm trùng cơ hội.Trẻ nhiễm HIV cần được ngủ nhiều, có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn so với trẻ bình thường khác. Người thân nên dành nhiều thời gian để chơi, nói chuyện, ôm ấp trẻ, giúp các trẻ có đời sống tình cảm đầy đủ, ấm áp.

    Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
    Trẻ nhiễm HIV cần được nuôi dưỡng bằng các thức ăn tươi, bảo đảm vệ sinh thực phẩm. Không dùng các thức ăn sống hoặc lưu trữ trong tủ lạnh, thức ăn tái, rau sống… Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, làm chậm quá trình chuyển sang AIDS và đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ.Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên mẹ nhiễm HIV cho con bú có thể làm lây HIV cho con qua sữa mẹ. Vì vậy mẹ nhiễm HIV có thể lựa chọn theo hai cách là cho ăn sữa ngoài hoặc bú mẹ.
    Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, làm chậm quá trình chuyển sang AIDS và đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ. Ảnh minh họa
    Nếu có đủ điều kiện cho trẻ ăn các loại sữa khác không phải sữa mẹ (tốt nhất là cho trẻ ăn sữa bột dành riêng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi). Với cách này trẻ sẽ không bị lây truyền HIV qua sữa mẹ nhưng có nhược điểm vì đây không phải là thức ăn tốt nhất cho trẻ, dễ bị nhiễm khuẩn nếu pha sữa không đúng, không vệ sinh.Nếu không có đủ điều kiện để cho trẻ ăn sữa khác thì cho trẻ bú mẹ. Với cách này thì sữa là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, có các yếu tố chống nhiễm khuẩn giúp trẻ phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn và không mất tiền nhưng có nhược điểm là có thể lây HIV từ mẹ sang con qua sữa mẹ.Khi đã chọn cách cho trẻ bú mẹ, cần cho bú mẹ hoàn toàn, không được cho trẻ ăn, uống bất cứ thức ăn, nước uống nào khác kể cả nước lọc (trừ thuốc theo chỉ định của bác sĩ). Cho bú đúng cách (miệng mở rộng, ngậm sâu vào quầng đen của vú), tránh viêm nhiễm và xây xát đầu vú. Cần phải phát hiện và điều trị sớm viêm loét, tưa miệng ở trẻ.

    Nếu chọn cách cho trẻ nhiễm HIV bú có thể diệt HIV bằng cách vắt sữa mẹ bằng tay hoặc dùng bơm, đun sôi rồi làm nguội ngay bằng cách ngâm cốc sữa vào nước lạnh. Chỉ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong một vài tháng đầu vì thời gian bú mẹ càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng cao. Tuyệt đối không cho trẻ vừa bú mẹ vừa ăn sữa khác có thể gây tiêu chảy, tổn thương ruột làm HIV dễ xâm nhập vào có thể trẻ. Sau khi cai sữa, cho trẻ ăn sữa khác thay thế sữa mẹ.

    Đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi:
    Thực phẩm cho trẻ cần đủ 4 nhóm. Nấu bột hay cháo cần có thịt, cá, tôm, cua, đậu phụ, trứng hoặc lạc, vừng; rau, củ, quả như rau ngót, rau dền, rau muống, bí ngô. Thêm 1-2 thìa mỡ hay dầu ăn. Quả chín đặc biệt tốt cho trẻ nhiễm HIV, nên cần chú ý cho trẻ ăn hàng ngày.
    Về số bữa ăn bổ sung trong ngày: Trẻ từ 6-12 tháng tuổi có thể cho ăn 2-3 bữa/ngày. Trẻ từ 13 - 24 tháng tuổi cho ăn 3-4 bữa/ngày kèm thêm 2 bữa phụ như nước quả hay quả chín, sữa bò hay sữa đậu nành, bánh quy... Nếu trẻ không ăn thêm sữa, cho ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ/ngày.

    Đối với trẻ trên 2 tuổi:
    Trẻ ăn 3 bữa chính cùng gia đình, mỗi bữa từ 1-2 bát, ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu và rau xanh. Giữa các bữa ăn chính cần cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ là sữa, bánh, quả chín.
    Trong bữa ăn của trẻ trên 2 tuổi cần có đủ 4 nhóm thức ăn từ nguồn sẵn có tại địa phương: chất bột (gạo, ngô...), chất đạm từ các loại thịt (tốt nhất là thịt bò và thịt gia cầm), đậu đỗ (đậu phụ, vừng, lạc), chất béo (từ dầu thực vật và mỡ động vật, nên chọn mỡ gà, vừng lạc), vitamin, chất khoáng và chất xơ (rau củ, rau lá và quả chín). Việc chế biến thức ăn phải đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, cần cho trẻ uống đủ nước, mỗi ngày từ 6-8 cốc nước (200ml/cốc) gồm nước đun sôi, nước rau và nước quả.
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 20-12-2014 lúc 15:48.

  4. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    KhucThuyDu (23-06-2014)

  5. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Những điều cần biết để chăm sóc tốt trẻ nhiễm HIV

    31/05/2014 00:01 (GMT + 7)
    Cần biết - Ước tính trên toàn quốc hiện có khoảng 8.500 trẻ em từ 0 đến 15 tuổi đang chung sống với HIV/AIDS. Do vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho những trẻ nhiễm HIV cần đặc biệt quan tâm.
    Vệ sinh sạch sẽ, giữ gìn sức khỏe cho trẻ
    Trong những tháng đầu sau khi sinh, cần phải chăm sóc trẻ thật tốt. Trẻ cần được tắm, vệ sinh thật sạch để đề phòng nhiễm trùng da, không để xây xước da. Sau khi các trẻ rời bệnh viện về gia đình, trẻ cần được chăm sóc cẩn thận trong môi trường vệ sinh sạch sẽ, an toàn, không có khói thuốc lá, khói than, không nuôi vật nuôi trong nhà.
    Trẻ nhiễm HIV cần được tắm rửa hàng ngày bằng nước sạch và sữa tắm. Sau khi tắm xong lau khô da bằng khăn sạch, xoa phấn rôm vào các kẽ, nếp da để tránh hăm. Quần áo mặc cần thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông. Sau khi trẻ đại tiện và vệ sinh xong cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
    Trong việc vệ sinh răng miệng, đối với trẻ dưới 3 tuổi, nên dùng vải mềm, sạch nhúng nước sạch, lau sạch răng, lợi và miệng sau khi ăn. Nếu trẻ bị tưa miệng, có thể đánh tưa bằng mật ong, nước vò lá rau ngót. Nếu tái phát hoặc không khỏi trong 1 đến 2 tuần cần đưa trẻ đến bệnh viện khám bệnh. Đối với trẻ trên 3 tuổi, đánh răng buổi sáng, sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Mỗi năm hai lần cho trẻ đi khám răng miệng.
    Người chăm sóc và vệ sinh cho trẻ phải được huấn luyện cách phòng lây nhiễm HIV/AIDS như: xử lý các dịch tiết hoặc máu bị dây bẩn, vệ sinh quần áo trẻ (ngâm trong nước javen hoặc luộc sôi trước khi giặt), sử dụng găng tay, áo choàng, khẩu trang... khi tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của trẻ, đặc biệt là khi thay răng sữa (nhổ răng) hoặc bị các vết thương chảy máu.
    Do trẻ nhiễm HIV có hệ thống miễn dịch bị suy giảm nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ khác. Nếu trẻ mắc bệnh thì dễ diễn biến trầm trọng hơn. Vì vậy, đối với các bệnh đã có vắc xin phòng, cần bảo đảm trẻ được tiêm chủng đầy đủ; còn đối với các bệnh thông thường khác, cần cách ly trẻ với những trẻ bệnh hoặc những người bệnh, nhất là bệnh nhân lao.
    Cần phải cho trẻ đi khám bệnh kịp thời khi thấy trẻ có những triệu chứng sốt, ho, thở nhanh, khó thở, chán ăn, gầy sút nhanh, xuất hiện những đốm trắng hay những vết đau trong miệng, xuất hiện những mụn không biến mất, đi ngoài phân có máu, tiêu chảy, nôn mửa, sởi, lao, thủy đậu hoặc các bệnh lây khác.
    Hàng tháng, cần cho trẻ kiểm tra sức khỏe, khám bệnh và xét nghiệm để phát hiện và điều trị dự phòng các biểu hiện sớm của nhiễm trùng cơ hội. Trẻ nhiễm HIV cần được ngủ nhiều, có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn so với trẻ bình thường khác. Người thân nên dành nhiều thời gian để chơi, nói chuyện, ôm ấp trẻ, giúp các trẻ có đời sống tình cảm đầy đủ, ấm áp.
    Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
    Trẻ nhiễm HIV cần được nuôi dưỡng bằng các thức ăn tươi, bảo đảm vệ sinh thực phẩm. Không dùng các thức ăn sống hoặc lưu trữ trong tủ lạnh, thức ăn tái, rau sống… Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, làm chậm quá trình chuyển sang AIDS và đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ.
    Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi:
    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Mẹ nhiễm HIV có thể lựa chọn theo hai cách là cho ăn sữa ngoài hoặc bú mẹ, tuy nhiên mẹ nhiễm HIV cho con bú có thể làm lây HIV cho con qua sữa mẹ.

    Nếu có đủ điều kiện cho trẻ ăn các loại sữa khác không phải sữa mẹ (tốt nhất là cho trẻ ăn sữa bột dành riêng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi). Với cách này trẻ sẽ không bị lây truyền HIV qua sữa mẹ nhưng có nhược điểm vì đây không phải là thức ăn tốt nhất cho trẻ, dễ bị nhiễm khuẩn nếu pha sữa không đúng, không vệ sinh.
    Nếu không có đủ điều kiện để cho trẻ ăn sữa khác thì cho trẻ bú mẹ. Khi đã chọn cách cho trẻ bú mẹ, cần cho bú mẹ hoàn toàn, không được cho trẻ ăn, uống bất cứ thức ăn, nước uống nào khác kể cả nước lọc (trừ thuốc theo chỉ định của bác sĩ). Cho bú đúng cách (miệng mở rộng, ngậm sâu vào quầng đen của vú), tránh viêm nhiễm và xây xát đầu vú. Cần phải phát hiện và điều trị sớm viêm loét, tưa miệng ở trẻ.
    Nếu chọn cách cho trẻ nhiễm HIV bú có thể diệt HIV bằng cách vắt sữa mẹ bằng tay hoặc dùng bơm, đun sôi rồi làm nguội ngay bằng cách ngâm cốc sữa vào nước lạnh. Chỉ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong một vài tháng đầu vì thời gian bú mẹ càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng cao. Tuyệt đối không cho trẻ vừa bú mẹ vừa ăn sữa khác có thể gây tiêu chảy, tổn thương ruột làm HIV dễ xâm nhập vào có thể trẻ. Sau khi cai sữa, cho trẻ ăn sữa khác thay thế sữa mẹ.
    Đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi:
    Thực phẩm cho trẻ cần đủ 4 nhóm. Nấu bột hay cháo cần có thịt, cá, tôm, cua, đậu phụ, trứng hoặc lạc, vừng; rau, củ, quả như rau ngót, rau dền, rau muống, bí ngô. Thêm 1 - 2 thìa mỡ hay dầu ăn. Quả chín đặc biệt tốt cho trẻ nhiễm HIV, nên cần chú ý cho trẻ ăn hàng ngày.

    Về số bữa ăn bổ sung trong ngày:
    Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi có thể cho ăn 2 - 3 bữa/ngày. Trẻ từ 13 - 24 tháng tuổi cho ăn 3-4 bữa/ngày kèm thêm 2 bữa phụ như nước quả hay quả chín, sữa bò hay sữa đậu nành, bánh quy... Nếu trẻ không ăn thêm sữa, cho ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ/ngày.

    Đối với trẻ trên 2 tuổi:
    Trẻ ăn 3 bữa chính cùng gia đình, mỗi bữa từ 1 - 2 bát, ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu và rau xanh. Giữa các bữa ăn chính cần cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ là sữa, bánh, quả chín.

    Trong bữa ăn của trẻ trên 2 tuổi cần có đủ 4 nhóm thức ăn từ nguồn sẵn có tại địa phương: chất bột (gạo, ngô...), chất đạm từ các loại thịt (tốt nhất là thịt bò và thịt gia cầm), đậu đỗ (đậu phụ, vừng, lạc), chất béo (từ dầu thực vật và mỡ động vật, nên chọn mỡ gà, vừng lạc), vitamin, chất khoáng và chất xơ (rau củ, rau lá và quả chín). Việc chế biến thức ăn phải đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, cần cho trẻ uống đủ nước, mỗi ngày từ 6-8 cốc nước (200ml/cốc) gồm nước đun sôi, nước rau và nước quả.
    Nguồn: Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 20-12-2014 lúc 15:45.

  6. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chăm sóc trẻ nhiễm HIV khi bị ốm
    Nguyên nhân khiến cho trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, do chính HIV hoặc do ngộ độc thức ăn.


    Do sức đề kháng của cơ thể yếu hơn những đứa trẻ bình thường khác nên trẻ nhiễm HIV hay bị đau ốm hơn. Người chăm sóc trẻ cần biết xử lý đúng cách khi trẻ nhiễm HIV mắc các bệnh thông thường...

    Trẻ bị bệnh ngoài da


    Các bệnh ngoài da rất hay gặp ở trẻ nhiễm HIV do các vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng và nấm gây nên.


    Mụn nhọt:
    Tắm rửa sạch, lau khô; bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ như thuốc tím gentian 0,25% hoặc xanh methylen 2% hoặc bethadin 3%. Nếu mụn nhọt lan rộng, sốt, trẻ lờ đờ, nôn (ói) cần đưa trẻ đến bệnh viện.


    Ghẻ:
    Đối với trẻ nhỏ bôi mỡ lưu huỳnh 5-10%, để 10-12 giờ sau đó tắm sạch bằng nước và xà phòng. Với trẻ lớn, bôi dung dịch gammbenzen hexachlorite 0,3% hoặc DEP, sau đó tắm sạch. Không để dịch mụn nhọt giây ra môi trường hoặc người khác.


    Trường hợp trẻ bị các bệnh ngoài da nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.

    Ảnh minh họa
    Trẻ bị sốt


    Trẻ sốt khi nhiệt độ cặp nách từ 37,5 oC trở lên. Trẻ nhiễm HIV có thể sốt do nhiễm khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng; do say nắng, dị ứng hoặc do chính tình trạng nhiễm HIV.


    Xử trí: Cởi bớt quần áo, chườm mắt bằng khăn ẩm, ấm. Nên cho trẻ uống nhiều nước. Uống hoặc đặt hậu môn thuốc hạ nhiệt paracetamol khi trẻ sốt trên 38,5 oC. Trường hợp trẻ uống thuốc hạ nhiệt mà không đỡ, trẻ nôn (ói) hoặc co giật, sốt kéo dài trên 1 tuần (kể cả sốt nhẹ) cần đưa trẻ đến bệnh viện khám bệnh.


    Nếu trẻ ho ít cho trẻ uống các loại thuốc ho dân gian như quất, húng chanh hấp với mật ong hoặc các thuốc ho bán sẵn (sirô ho trẻ em, thuốc ho gói...), uống theo chỉ dẫn trên nhãn.


    Khi trẻ bị ho


    Nếu ho nhiều cần xem trong miệng và họng trẻ có bị tưa hay không. Nếu có cần đánh tưa.


    Khi trẻ ho và khó thở (thở nhanh, co rút lồng ngực, cánh mũi phập phồng, tím môi), ho kéo dài trên 7 ngày, ho kèm theo sốt, nôn, trớ (ói), lờ đờ, bỏ bú... cần đưa trẻ đến bệnh viện.


    Khi trẻ bị tiêu chảy


    Khi trẻ bị đi ngoài từ 3 lần/ngày trở lên, phân lỏng, nhiều nước là trẻ bị tiêu chảy. Trẻ nhiễm HIV dễ bị tiêu chảy, nặng và kéo dài hơn. Tiêu chảy làm cho cơ thể trẻ bị mất nước, sụt cân, chán ăn và suy kiệt. Nguyên nhân khiến cho trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, do chính HIV hoặc do ngộ độc thức ăn.


    Cần bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn (nước lọc, dung dịch oresol, hydrid:
    Pha theo hướng dẫn trên gói). Cho trẻ uống từ từ bằng thìa (muỗng). Vẫn cho trẻ ăn bình thường, có đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn kiêng.


    Sau khi ngừng tiêu chảy cho ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ tiêu chảy kèm theo sốt, nôn (ói), mất nước nhiều (với các biểu hiện khát nước, mắt trũng, da khô, quấy khóc hoặc lờ đờ, đái ít hoặc không đái), phân có máu nhày/đàm hoặc tiêu chảy kéo dài từ 1 tuần trở lên.


    Trẻ bị các tai nạn thông thường


    Đối với các tai nạn nhỏ như va đập không chảy máu, vết thương không rách da không có nguy cơ làm lây nhiễm HIV được xử trí theo cách thông thường.


    Đối với các vết bỏng phồng rộp hoặc sưng đỏ da:
    Phủ vết bỏng bằng khăn mỏng sạch; chườm lạnh giảm đau khoảng 10 phút, không chọc hút hay chích rạch nốt phỏng nước.


    Các vết thương sâu hoặc rách da gây chảy máu:
    Người sơ cứu đeo găng tay cao su hoặc túi nilon để tránh tiếp xúc với máu trẻ. Nếu người nào bị máu giây vào da cần rửa ngay bằng xà phòng và nước sạch sau đó bôi cồn sát khuẩn, cồn i-ốt 1%. Bôi dung dịch sát khuẩn như bethaidn 3% vào vết thương của trẻ, sau đó phủ một lớp gạc mỏng thoáng. Thay gạc và bôi dung dịch sát khuẩn. Cần tẩy uế sàn nhà và các bề mặt có dính máu của trẻ bằng nước javen 1% sau đó lau bằng xà phòng và nước sạch.

    Theo Suckhoedoisong.vn

  7. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS như thế nào?

    18:37:22, 15/12/2014

    Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, làm chậm quá trình chuyển sang AIDSvà đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ.

    Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi có mẹ bị nhiễm HIV: Có thể khẳng định rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên bà mẹ bị nhiễm HIV cho con bú sẽ có thể lây HIV cho con qua sữa mẹ. Vì vậy bà mẹ nhiễm HIV có thể lựa chọn theo hai cách: cho ăn sữa ngoài hoặc bú mẹ.


    Trẻ em có thể bị nhiễm HIV qua ba con đường: từ mẹ bị nhiễm HIV lây truyền cho con, qua đường máu và quan hệ tình dục không an toàn. Khi trẻ bị nhiễm HIV cần biết chăm sóc trẻ đúng cách, an toàn...


    Nếu bà mẹ có đủ điều kiện cho trẻ ăn các loại sữa khác không phải sữa mẹ (tốt nhất là cho trẻ ăn sữa bột dành riêng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi). Với cách này có ưu điểm: trẻ sẽ không bị lây truyền HIV qua sữa mẹ nhưng có nhược điểm: không phải là thức ăn tốt nhất cho trẻ, dễ bị nhiễm khuẩn nếu pha sữa không đúng, không vệ sinh, đắt tiền.
    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhiễm HIV.AIDS cần đảm bảo đủ chất (ảnh: Internet)


    Nếu bà mẹ không có đủ điều kiện để cho trẻ ăn sữa khác thì cho trẻ bú mẹ. Với cách này có ưu điểm, đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, có các yếu tố chống nhiễm khuẩn giúp trẻ phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn và không mất tiền nhưng có nhược điểm là có thể lây HIV từ mẹ sang con qua sữa mẹ.


    Khi đã chọn cách cho trẻ bú mẹ cần cho bú mẹ hoàn toàn mà không được cho trẻ ăn, uống bất cứ thức ăn, nước uống nào khác kể cả nước lọc (trừ thuốc theo chỉ định của bác sĩ). Cho bú đúng cách (miệng mở rộng, ngậm sâu vào quầng đen của vú), tránh viêm nhiễm và xây xát đầu vú. Phát hiện và điều trị sớm viêm loét, tưa miệng ở trẻ. Có thể diệt HIV bằng cách vắt sữa mẹ (bằng tay hoặc dùng bơm), đun sôi rồi làm nguội ngay bằng cách ngâm cốc sữa vào nước lạnh, cho ăn bằng cốc/ly, thìa/ muỗng. Chỉ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong một vài tháng đầu vì thời gian bú mẹ càng dài thì nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con càng cao. Tuyệt đối không cho trẻ vừa bú mẹ vừa ăn sữa khác có thể gây tiêu chảy, tổn thương ruột làm HIV dễ xâm nhập vào có thể trẻ. Sau khi cai sữa, cho trẻ ăn sữa khác thay thế sữa mẹ.


    Đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi: Cho ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm). Sữa (sữa hộp, sữa tươi, sữa đậu nành...) là một phần chế độ ăn của trẻ nhiễm HIV.


    Thực phẩm cho trẻ đủ 4 nhóm. Nấu bột hay cháo cần có: thịt, cá, tôm, cua, đậu phụ, trứng hoặc lạc, vừng; rau, củ, quả như rau ngót, rau dền, rau muống, bí ngô. Thêm 1-2 thìa mỡ hay dầu ăn. Quả chín đặc biệt tốt cho trẻ nhiễm HIV, nên cần chú ý cho trẻ ăn hàng ngày.
    Sữa rất tốt cho trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi (ảnh: Internet)


    Về số bữa ăn bổ sung trong ngày: Trẻ từ 6-12 tháng tuổi có thể cho ăn 2-3 bữa/ngày. Trẻ từ 13 - 24 tháng tuổi cho ăn 3-4 bữa/ngày kèm thêm 2 bữa phụ như nước quả hay quả chín, sữa bò hay sữa đậu nành, bánh quy... Nếu trẻ không ăn thêm sữa, cho ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ/ngày.


    Đối với trẻ trên 2 tuổi: trẻ ăn 3 bữa chính cùng gia đình, mỗi bữa từ 1-2 bát, ưu tiên cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng như: thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu và rau xanh. Giữa các bữa ăn chính cần cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ: sữa, bánh, quả chín. Bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thức ăn từ nguồn sẵn có tại địa phương: chất bột (gạo, ngô...), chất đạm từ các loại thịt (tốt nhất là thịt bò và thịt gia cầm), đậu đỗ (đậu phụ, vừng, lạc), chất béo (từ dầu thực vật và mỡ động vật, nên chọn mỡ gà, vừng lạc), vitamin, chất khoáng và chất xơ (rau củ, rau lá và quả chín). Chế biến thức ăn phải đảm bảo vệ sinh. Cần cho trẻ uống đủ nước, mỗi ngày 6-8 cốc nước (200ml/cốc) gồm nước đun sôi, nước rau, nước quả.
    http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Ch...2)-459307.html

  8. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Lời khuyên cho mẹ nhiễm HIV nuôi con nhỏ

    06-04-2015 16:47 - Theo: news.zing.vn

    Những trẻ không may bị nhiễm HIV luôn cần chế độ chăm sóc đặc biệt để kiểm soát bệnh, làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS.


    Trẻ nhiễm HIV diễn biến bệnh nhanh hơn người lớn

    Trẻ có thể bị nhiễm HIV qua ba con đường từ mẹ truyền cho con, qua đường máu và quan hệ tình dục không an toàn. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là từ mẹ.

    Nguy cơ nhiễm HIV ở trẻ sinh ra từ mẹ mắc bệnh không được điều trị trong thai kỳ là 13-39%. Đặc biệt, rất khó chẩn đoán em bé có bị nhiễm HIV hay không trong tháng đầu tiên sau đẻ. Do đó, đối tượng này cần phải điều trị dự phòng sớm, bởi trẻ mắc bệnh diễn tiến đến giai đoạn AIDS nhanh hơn so với người lớn.

    Theo Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), bệnh không lây truyền qua những tiếp xúc thông thường như bắt tay, ôm hôn, ăn uống chung. Do đó, chúng ta vẫn có thể chăm sóc trẻ nhiễm HIV tại nhà mà không sợ lây cho người khác theo đúng hướng dẫn chuyên môn y tế.

    Những trẻ nhiễm HIV cần được đến nhà trẻ, mẫu giáo, đi học bình thường và giữ bí mật để em không bị định kiến hoặc xa lánh.

    Nếu trẻ nhiễm bệnh có thể chất yếu, dinh dưỡng kém sẽ kích hoạt HIV phát triển, sức đề kháng ngày càng suy sụp, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS.

    Chế độ dinh dưỡng

    Theo tài liệu của Bộ Y tế, việc duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ bị HIV có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển bình thường và tăng sức đề kháng, làm chậm quá trình chuyển sang AIDS.

    Đủ dinh dưỡng: Bữa ăn cần có đủ 4 nhóm: chất bột (gạo, ngô...), chất đạm từ các loại thịt (tốt nhất là thịt bò và gia cầm), đậu đỗ (đậu phụ, vừng, lạc), chất béo (từ dầu thực vật và mỡ động vật, nên chọn mỡ gà, vừng lạc), vitamin, chất khoáng và chất xơ (rau củ, rau lá và quả chín).

    Về số bữa ăn bổ sung trong ngày: Trẻ từ 6-12 tháng tuổi có thể cho ăn 2-3 bữa/ngày. Trẻ từ 13-24 tháng tuổi cho ăn 3-4 bữa/ngày kèm thêm 2 bữa phụ như nước hay quả chín, sữa bò, sữa đậu nành, bánh quy... Nếu trẻ không uống thêm sữa, bạn cần cho ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ/ngày.

    Trẻ trên 2 tuổi ăn 3 bữa chính cùng gia đình, mỗi bữa từ 1-2 bát, ưu tiên thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu và rau xanh. Giữa các bữa ăn chính cần cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ: sữa, bánh, quả chín. Chế biến thức ăn phải đảm bảo vệ sinh. Cần cho trẻ uống đủ nước, mỗi ngày 6-8 cốc nước (200 ml/cốc) gồm nước đun sôi, nước rau, quả.

    Những lưu ý khi chăm sóc

    Theo thông tin của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, trẻ nhiễm HIV có hệ thống miễn dịch suy giảm nên nguy cơ mắc bệnh cao và diễm biến nghiêm trọng hơn những em khác. Vì vậy, đối với các bệnh đã có vắc xin phòng, cần bảo đảm trẻ được tiêm chủng đầy đủ. Với các bệnh thông thường khác, gia đình cần cách ly trẻ với những bệnh nhân (đặc biệt là người mắc lao).

    Trẻ nhiễm HIV cần được tắm, vệ sinh sạch để đề phòng nhiễm trùng, không để xây xước da. Quần áo mặc cần thoáng mát vào mùa hè và ấm về mùa đông. Sau khi trẻ đại tiện và vệ sinh xong cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.

    Cần phải cho trẻ thăm khám kịp thời khi thấy có những triệu chứng sốt, ho, thở nhanh, khó thở, chán ăn, gầy sút nhanh, xuất hiện những đốm trắng hay những vết đau trong miệng, đại tiện có máu, tiêu chảy, nôn mửa, sởi, lao, thủy đậu hoặc các bệnh lây nhiễm khác.

    Hàng tháng, cần cho trẻ kiểm tra sức khỏe, thăm khám và xét nghiệm để phát hiện và điều trị dự phòng các biểu hiện sớm của nhiễm trùng cơ hội.

    Trẻ nhiễm HIV cần được ngủ, nghỉ ngơi nhiều hơn so với các bé bình thường. Người thân nên dành nhiều thời gian để chơi, nói chuyện, ôm ấp trẻ, giúp các em có đời sống tình cảm đầy đủ, ấm áp.

  9. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tuân thủ điều trị ở trẻ nhiễm HIV

    1. Tổng quan


    Trong điều trị tất cả các bệnh đều cần sự tuân thủ với liệu trình và thuốc điều trị. Đối với các bệnh lý cần điều trị kéo dài và đặc biệt là điều trị suốt đời ở người nhiễm HIV/AIDS thì việc Tuân thủ điều trị là rất quan trọng.



    Việc Tuân thủ điều trị là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc quyết định sự thành công của điều trị ARV. Tuân thủ điều trị không chỉ ảnh hưởng đến sự thất bại hay thành công của việc điều trị ARV mà còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố quan trọng khác như chuyển hoá thuốc, đáp ứng miễn dịch, nhiễm trùng cơ hội và đặc biệt là sự kháng thuốc. Các bác sỹ điều trị cùng với nhân viên tư vấn tuân thủ, dược sỹ phát thuốc,… cần chú ý đặc biệt đối với việc đánh giá mức độ tuân thủ của bệnh nhân. Uống đủ số thuốc qui định (>95% – theo Patterson và đồng sự, 2000) là rất cần thiết để đạt được liều ức chế virus tối đa. Nếu tuân thủ kém hơn sẽ có khả năng dẫn đến virus kháng thuốc và làm cho thất bại điều trị.



    Khi đã kháng với các thuốc thuộc phác đồ điều trị bậc 1 sẽ phải dùng đến phác đồ bậc 2. Phác đồ điều trị bậc 2 không phải là sẵn có, đắt tiền và có nhiều tác dụng phụ. Phác đồ bậc 1 là cơ hội điều trị tốt vì thuốc đáp ứng tốt đối với bệnh nhân bị nhiễm HIV. Những trường hợp dùng thuốc ARV thất thường sẽ hạn chế kết quả điều trị mà trong khi đó bệnh nhân vẫn phải chịu các tác dụng phụ của thuốc và bị ảnh hưởng đến các lựa chọn điều trị trong tương lai. Vì vậy, việc tất cả các bệnh nhân và/hoặc người hỗ trợ điều trị cần hiểu được tầm quan trọng của Tuân thủ điều trị trước khi chính thức điều trị ARV là đặc biệt quan trọng.
    2. Tuân thủ điều trị là gì? Tại sao Tuân thủ điều trị ARV đặc biệt quan trọng?

    Tuân thủ điều trị là gì?
    Tuân thủ điều trị là một thuật ngữ để chỉ việc người bệnh dùng thuốc đúng theo chỉ định dùng thuốc của bác sỹ điều trị cũng như các yêu cầu về điều trị của thuốc. Hay nói theo một cách khác thì người bệnh cần thực hiện đúng 5Đ (5 đúng):




    • Đúng thuốc;
    • Đúng liều;
    • Đúng giờ;
    • Đúng đường;
    • Đúng cách.


    Đúng thuốc nghĩa là bệnh nhân phải dùng đúng loại thuốc theo phác đồ điều trị đã được chỉ định của mình. Tuyệt đối không được tự ý mượn thuốc hay bắt chước thuốc của bệnh nhân khác để tự dùng mà không có chỉ định của bác sỹ điều trị.



    Việc đúng liều cũng rất quan trọng, đặc biệt là trẻ em do liều thuốc cần phải được điều chỉnh theo sự thay đổi về cân nặng của trẻ. Bác sỹ, nhân viên tư vấn tuân thủ, dược sỹ, nhân viên chăm sóc tại nhà, v… cần rất chú ý trong việc tư vấn và hỗ trợ cho trẻ cũng như người chăm sóc hỗ trợ điều trị của trẻ



    Việc Tuân thủ điều trị ARV là đặc biệt quan trọng vì các lý do sau:




    • Với liều phù hợp, các thuốc ARV có tác dụng ức chế sự nhân lên của HIV, nhưng nếu không tuân thủ tốt dẫn đến nồng độ thuốc ở trong máu không đủ để ức chế sự nhân lên của vi rút trong cơ thể.
    • Khi vi rút tiếp tục nhân lên thì các tế bào CD4 vẫn tiếp tục bị phá hủy tức là hệ thống miễn dịch của cơ thể vẫn tiếp tục bị phá hủy và suy giảm.
    • Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân không được cải thiện trong khi vẫn phải chịu các tác dụng phụ của thuốc.
    • Thất bại điều trị xảy ra dẫn đến cơ hội kéo dài cuộc sống của bệnh nhân bị giảm xuống và bệnh nhân có thể phải chuyển sang điều trị bằng thuốc phác đồ bậc 2 là những thuốc khó tiếp cận hơn và giá thành đắt hơn gấp nhiều lần.


    – Tương lai của những người nhiễm HIV khác sẽ bị ảnh hưởng:



    + Nguồn lực về tài chính bị giảm xuống do thuốc phác đồ bậc 2 rất đắt;
    + Có khả năng lây nhiễm những chủng virut HIV đã kháng thuốc sang những người khác.
    3. Các yếu tố ảnh hưởng hay các khó khăn/cản trở đối với việc Tuân thủ điều trị

    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc Tuân thủ điều trị mà thầy thuốc cần biết và có thể can thiệp để cải thiện mức độ Tuân thủ điều trị. Các yếu tố này lại càng khó khăn hơn đối với trẻ do trẻ còn có những đặc điểm riêng theo từng độ tuổi phát triển của trẻ.
    Những khó khăn cản trở chung trong việc Tuân thủ điều trị:

    – Bệnh nhân: nhiều yếu tố xã hội học ở bệnh nhân có ảnh hưởng đến tuân thủ
    + Tuổi, giới, dân tộc, trình độ văn hoá, thu nhập và điều kiện kinh tế của gia đình, nơi ở,…
    + Sự hiểu biết về HIV, tình trạng bệnh, những hỗ trợ được nhận từ các tổ chức xã hội.
    Các rào cản từ bệnh nhân ảnh hưởng đến tuân thủ:

    + Kiến thức và hiểu biết: nhận thức không đầy đủ về bệnh HIV hay phác đồ điều trị;
    + Thái độ: sợ bị kỳ thị, không thích thuốc;
    + Mất niềm tin về khả năng của bản thân;
    + Tâm lý: trầm cảm, lo âu.
    Phác đồ điều trị:

    + Số lượng thuốc cho 1 lần uống;
    + Số lần uống trong ngày và liên quan đến bữa ăn;
    + Tác dụng phụ của thuốc: thời gian đầu và lâu dài.



    Nhiều nghiên cứu cho thấy ít thuốc và ngày 1 lần sẽ dễ tuân thủ hơn. Có nghiên cứu cho thấy hình dạng của viên thuốc không ảnh hưởng đến tuân thủ.
    Tình trạng bệnh:

    + Bao gồm giai đoạn lâm sàng, thời gian biết mắc bệnh, tình trạng nhiễm trùng cơ hội, CD4. Một số nghiên cứu cho thấy CD4 thấp sẽ giảm khả năng tuân thủ. Trong khi tăng khả năng tuân thủ nếu như trong bệnh sử có nhiễm trùng cơ hội. Do đó một số tác giả cho rằng nên gắn những mong muốn cải thiện sức khoẻ người bệnh với sự cải thiện tuân thủ.
    Những dịch vụ hỗ trợ cho bệnh nhân:

    + Những dịch vụ hỗ trợ tạo cho bệnh nhân sự hài lòng và tin tưởng. Đội ngũ nhân viên y tế, cách tổ chức, thời gian hoạt động, không gian hoạt động, khả năng tiếp cận của bệnh nhân, cách tiếp cận,… đều có thể có ảnh hưởng đến tuân thủ. Và cần thiết phải chú ý đến yếu tố văn hoá, tôn giáo của bệnh nhân trong dịch vụ hỗ trợ.



    Một nghiên cứu cho thấy sự tin tưởng của bệnh nhân với thầy thuốc sẽ tăng tỷ lệ tuân thủ.
    4. Các phương pháp đánh giá tuân thủ

    Ngoài phương pháp phục vụ nghiên cứu sâu như gắn chíp điện tử vào viên thuốc, đo thời gian uống thuốc,… các phương pháp cơ bản gồm:
    Đếm thuốc:

    Tại phòng khám hay tại nhà mà không thông báo trước. Thường dùng phương pháp đo lượng thuốc còn lại và có thể phát dư thuốc để đánh giá số thuốc đã uống. Phương pháp này thường dễ thực hiện, tuy nhiên phương pháp này có thể bị bệnh bỏ bớt thuốc để tránh sự phát hiện của thầy thuốc và điều này dễ xảy ra sau 1 thời gian điều trị.
    Dùng các chỉ số sinh học:

    Các thường được chọn lựa là đo nồng độ thuốc trong máu, nhưng đã có những nghiên cứu cho thấy đo nồng độ thuốc không chính xác hơn so với các phương pháp khác và hơn nữa đo nồng độ thuốc thấp không có nghĩa là bệnh nhân không tuân thủ mà có thể do kém hấp thu thuốc, chuyển hoá thuốc ở cá thể có thể khác nhau.



    Đối với trẻ em có thể đo lactate máu để đánh giá tuân thủ. Đa số trẻ tuân thủ tốt đều có lactate máu tăng, nhưng cũng ít được trên áp dụng trên lâm sàng. Ngoài ra còn có phương pháp đo nồng độ ARV trong mẫu tóc.
    Đếm thuốc khi bệnh nhân trả thuốc:

    khi bệnh nhân khám đếm lại thuốc, đo lại lượng thuốc đã sử dụng.
    5. Đánh giá tuân thủ trong thực hành

    Trong thực tế lâm sàng thì không dùng các phương pháp trên mà chủ yếu dựa vào sự báo cáo của bệnh nhân vì nó đơn giản và cũng hiệu quả. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp tự báo cáo của bệnh nhân sẽ không đánh giá chính xác Tuân thủ điều trị bằng các phương pháp khác đặc biệt là sau 1 thời gian dài. Tuy nhiên để đánh giá tuân thủ bằng phương pháp tự báo cáo thì thầy thuốc phải biết tạo mối quan hệ với bệnh nhân để tạo ra sự tin tưởng để bệnh nhân có thể nói thật và đạt được tuân thủ tốt.
    6. Các bước trong đánh giá tuân thủ bằng phương pháp tự báo cáo

    Cần phải xác định là việc nói chuyện về thuốc ARV là không dễ và không thể tránh khỏi. Lúc nào đó trong quá trình điều trị chúng ta phải bàn đến vấn đề này. Tốt nhất là gợi ý để chính bệnh nhân tự nói vấn đề, dưới đây là 1 ví dụ:



    Uống thuốc (cho trẻ uống thuốc) mỗi ngày là rất khó, hầu hết bệnh nhân đều sẽ gặp vấn đề khi dùng thuốc trong thời gian dài. Tôi sẽ hỏi anh chị về vấn đề này và anh chị nên nói rõ để chúng ta cùng giải quyết nếu anh chị có quên.
    Cần xác định xem bệnh nhân có hiểu rõ về chế độ điều trị:

    Hỏi bệnh nhân cách uống thuốc, các loại thuốc khác nhau, các loại thuốc uống cần uống lúc đói hay no. Nếu có sự trả lời không chính xác cần hướng dẫn lại trước khi đánh giá tuân thủ.
    Đánh giá tuân thủ:

    Thường hỏi bệnh nhân về tuân thủ của họ trong 3 ngày qua, hỏi hôm qua có quên uống thuốc không, hỏi hôm trước nữa sau đó hỏi đến tuần trước và trong vòng 30 ngày trước.
    Hỏi lý do không uống thuốc:

    Nên gợi ý họ nếu họ không muốn nói, thông thường các nguyên nhân có thể gặp là: quên, bận việc, do tác dụng phụ, cảm thấy bệnh sau khi uống thuốc, mất thuốc,…
    Hỏi về tác dụng phụ của thuốc:

    Gợi ý các triệu chứng như: tiêu chảy, ói, khó nuốt thuốc,…
    – Hỗ trợ và khuyến khích bệnh nhân để họ dễ tuân thủ.
    7. Tư vấn Tuân thủ điều trị

    Là quá trình giúp bệnh nhi và người chăm sóc TỰ khám phá; xây dựng khả năng và sự cam kết uống thuốc đúng.



    Xây dựng mối quan hệ: Tạo lòng tin đối với bệnh nhi và người chăm sóc .




    • Tăng cường sự hiểu biết: Đào tạo cho bệnh nhi và người chăm sóc hiểu về HIV, thuốc ARV, tầm quan trọng của Tuân thủ điều trị.
    • Làm rõ sự cam kết: Giúp bệnh nhi và người chăm sóc TỰ nhận thức ra vấn đề quan trọng, quyết tâm và cam kết điều trị
    • Xác định các rào cản/giải pháp: Giúp bệnh nhi và người chăm sóc TỰ tìm ra những rào cản có thể gặp và tìm giải pháp giải quyết rào cản đó.
    • Lập kế hoạch Tuân thủ điều trị: Giúp bệnh nhi và người chăm sóc TỰ lập kế hoạch để vượt qua các rào cản Tuân thủ điều trị.
    • Cung cấp công cụ hỗ trợ tuân thủ: Hộp nhắc thuốc, người hỗ trợ tuân thủ,…
    • Hỗ trợ tuân thủ thường xuyên, liên tục: Hỗ trợ và động viên bệnh nhi khi trẻ bắt đầu dùng thuốc, giúp trẻ vượt qua khó khăn khi việc tuân thủ giảm sút.

    8. Các can thiệp nhằm cải thiện tỷ lệ tuân thủ


    • Giáo dục bệnh nhi và lên kế hoạch hỗ trợ, đánh giá theo dõi tuân thủ.
    • Can thiệp từng ca bệnh: khi thấy bệnh nhi có nhiều nguy cơ không tuân thủ tốt.
    • Quan sát trực tiếp giống như điều trị
    • Chọn lựa phác đồ đơn giản.

    9. Các dụng cụ hỗ trợ tuân thủ


    • Dụng cụ đựng thuốc: dễ sử dụng, dễ mang theo, dễ bảo quản.
    • Dụng cụ nhắc giờ.
    • Lịch uống thuốc.
    • Giấy khen để động viên trẻ.

    10. Tuân thủ chủ động và tuân thủ bị động

    1.1 Tuân thủ chủ động: bệnh nhân là trọng tâm


    • Là những việc một người thực hiện vì thấy rõ trách nhiệm với sức khoẻ bản thân và chủ động theo đuổi việc tuân thủ đến cùng vì có lòng
    • Cần được hỗ trợ để bản thân có đủ năng lực chủ động trong điều trị và bảo vệ sức khoẻ cá nhân.

    * Đối với nhân viên y tế:


    • Tin rằng bệnh nhi (và người chăm sóc – NCS) đã có trách nhiệm với chính sức khoẻ và sự sống bản thân;
    • Tin tưởng bệnh nhi (và NCS) khi nhận được những hỗ trợ phù hợp có thể: Tuân thủ điều trị chủ động suốt đời; đủ sức tuân thủ 100% ART;
    • Tôn trọng, đối xử phù hợp với bệnh nhi và NCS;
    • Giúp bệnh nhi và NCS hiểu được Tuân thủ điều trị là một quá trình diễn ra suốt đời và hỗ trợ, không phê phán để tăng khả năng tuân thủ cho người nhiễm;
    • Giải thích cho bệnh nhi và NCS: tầm quan trọng và cách thực hiện việc Tuân thủ điều trị; cung cấp những công cụ hỗ trợ tuân thủ, tư vấn và động viên (hộp nhắc thuốc, tư vấn, nhóm hỗ trợ tuân thủ).

    * Đối với bệnh nhi:


    • Cảm thấy được tôn trọng.
    • Ý thức được một phần về sức khoẻ bản thân.


    • Cảm thấy lạc quan hơn.
    • Tìm được sự tin cậy, chia xẻ với nhân viên y tế.

    1.2 Tuân thủ bị động: nhân viên y tế là trọng tâm


    • Là hành vi phải làm theo, bị ép buộc thực hiện .
    • Khi bị yêu cầu thực hiện việc điều trị mà không được sự hỗ trợ của nhân viên y tế, không được giải thích tầm quan trọng cũng như cách thực hiện như thế nào.

    * Đối với nhân viên y tế:


    • Ra lệnh người nhiễm;
    • Đối xử với người nhiễm, người chăm sóc chưa đúng mức;
    • Đến nhà kiểm tra người nhiễm thực hiện việc uống thuốc;
    • Nghi ngờ người nhiễm không có khả năng biết cách uống thuốc;
    • Gặng hỏi và tỏ ý không tin tưởng người nhiễm.


    * Bệnh nhi và NCS:



    • Không được khuyến khích chịu trách nhiệm đối với sức khoẻ bản thân;
    • Bị đối xử chưa đúng mức;
    • Trẻ tăng cảm giác sợ hãi, không tin tưởng nhân viên y tế nên giấu giếm sự thật;
    • Không muốn đến phòng khám.


    http://thuocchuabenh.vn/benh-truyen-...nhiem-hiv.html

  10. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Lời khuyên cho mẹ nhiễm HIV nuôi con nhỏ

    Lời khuyên cho mẹ nhiễm HIV nuôi con nhỏ

    Thứ hai 21/03/2016 16:59


    Trong sữa mẹ đã có một protein chống được HIV.





    Protein Tenascin - C màu tím với những tua bắt vi rút màu hồng có khả năng bắt vi rút HIV (màu xanh lá), không cho vi rút thâm nhập vào DNA của người - Ảnh Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ - CDC


    Từ năm 2009, WHO và UNICEF đã công bố các nghiên cứu mới về tác dụng của việc bú mẹ hoàn toàn trong điều kiện mẹ bị HIV và từ đó hướng dẫn các bà mẹ bị HIV nuôi con sữa mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên ngay cả sau những công bố chính thức của WHO thì tài liệu hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ ở một số quốc gia trên thế giới vẫn không khuyến cáo các bà mẹ bị HIV cho con bú mà thay vào đó và hỗ trợ sữa bột cho trẻ em để hỗ trợ kinh tế gia đình.

    Điều này là một sai lầm vì ngay chính sữa mẹ đã có một protein chống được HIV.

    BS. Sallie Permar - giáo sư Khoa Nhi và Khoa Miễn dịch học tại Trường đại học Duke ở Durham, North Carolina (Mỹ) chỉ ra rằng, các nhà khoa học đã xác định được một loại protein có tên Tenascin - C trong sữa mẹ chống được vi rút HIV và ngăn không cho vi rút HIV đưa ADN của nó vào tế bào của con người.

    Tiếp ngay sau đó, Tạp chí PubMed.gov của Thư viện Y khoa Mỹ thuộc Viện Y tế Mỹ cùng tiếp tục xác nhận thông tin này với báo cáo khoa học mang tên “Tenascin - C có trong sữa mẹ là một protein kháng thể nội sinh phổ rộng, có khả năng vô hiệu hóa vi rút HIV”.

    Các nhà nghiên cứu cho biết, các protein này (Tenascin - C) gắn vào vỏ vi rút HIV ở một vị trí trọng yếu, nơi vi rút tấn công vào các tế bào T của con người và khi Tenascin - C đi vào vị trí cụ thể này, nó sẽ ngăn chặn con đường tấn công bình thường của HIV và giảm hẳn hiệu quả của vi rút HIV.

    Mặt khác, một lợi thế thức thời nữa mà các nhà khoa học đã khẳng định đó là, protein này chắc chắn đảm bảo an toàn, vì nó là một thành phần của sữa mẹ. Đó là thức ăn tự nhiên trẻ ăn hàng ngày, trong khi các phương pháp điều trị khác phải cần thời gian thử nghiệm lâm sàng rất lâu và phải được kiemr tra độc tính trước khi đưa ra sử dụng. Vì thế BS. Sallie Permar gọi protein Tenascin - C là “món quà của sự tiến hóa”.

    Sự kiện này có liên quan gì đến vấn đề mẹ HIV và cho con bú, trong thực tế để phân định rạch ròi thời điểm nào chính thức người mẹ bị nhiễm HIV, thời điểm nào lây nhiễm cho con (mang thai, chuyển dạ sinh đẻ, cho con bú) là một điều vô cùng khó. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ theo tài liệu hướng dẫn của WHO từ năm 2007 đến nay thì chúng ta thấy khả năng bé bị lây nhiễm trong quá trình mang thai, chuyển dạ, sinh đẻ sẽ cao hơn quá trình được nuôi sữa mẹ.

    Vì thế, WHO khuyến cáo bà mẹ đang nuôi con sữa mẹ hoàn toàn mà phát hiện ra mình bị nhiễm HIV do hiểu biết chưa đầy đủ mà lập tức ngừng cho con bú vì nghĩ rằng việc đó cần thiết lây sang con là một sai lầm.

    Trong trường hợp này, bà mẹ không được dừng sữa mẹ đột ngột mà người mẹ đó cần phải tiếp tục cho con bú đồng thời áp dụng phương pháp trị liệu ARV ngay lập tức. Còn nếu vì lý do bệnh lý khác mà bà mẹ bị nhiễm HIV nhất thiết phải cai sữa mẹ cho con để điều trị thì việc cai sữa đó phải được thực hiện từ từ trong vòng tối thiểu 1 tháng, trong thời gian mẹ chưa bắt đầu điều trị bằng ARV thì bé vẫn nên được bú sữa mẹ ruột vắt ra thanh trùng.

    Ngay cả những trẻ em không may bị nhiễm HIV, thì các bà mẹ vẫn được động viên và vận động một cách nghiêm túc là nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bé bú mẹ song song ăn dặm như khuyến nghị đối với mọi trẻ em bình thường đến tối thiểu 2 tuổi.

    Sự phát hiện được protein kháng thể Tenascin - C chống HIV có trong sữa mẹ càng làm cho chúng ta hiểu rằng chính trong mọi hoàn cảnh đặc biệt đó, bé càng cần được chú trọng và hỗ trợ để nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn và lâu nhất có thế để giảm tỷ lệ tử vong cho các bé do HIV nói riêng và do các bệnh nhiễm trùng nói chung.
    Minh Hồng
    Tổng hợp
    http://tiengchuong.vn/Kien-thuc-kinh...-nho/17110.vgp

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •