Kết quả 1 đến 8 của 8

Chủ đề: Nguy hiểm chết người vì lạm dụng truyền dịch

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Nguy hiểm chết người vì lạm dụng truyền dịch

    Thứ năm, 10/07/2014 23:31
    Khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào đều có thể gây ra các tai biến trầm trọng.

    Thời gian qua, có rất nhiều trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch. Vậy cần đánh giá như thế nào về vấn đề này?
    Cần quan niệm đúng
    Có một quan niệm khá phổ biến cho rằng dùng thuốc tiêm tốt hơn thuốc uống. Do đó, khi đến phòng khám, một số bệnh nhân cứ năn nỉ thầy thuốc cho dạng thuốc tiêm.

    Đặc biệt có sự hiểu sai về tác dụng của dạng thuốc tiêm truyền tĩnh mạch nhỏ giọt, gọi tắt là “truyền dịch” mà một số người khi khám chữa bệnh cứ nằng nặc đòi truyền cho bằng được; thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin vô “nước biển”, vô “đạm” hay vô “mỡ”.
    “Nước biển” là từ mà một số bà con ta quen dùng để gọi chung các loại dịch truyền, còn “đạm” là dịch truyền chứa chất bổ dưỡng là các axít amin và “mỡ” là dịch truyền chứa chất béo cung cấp năng lượng. Cần nhấn mạnh rằng truyền dịch, tức vô mấy thứ dịch truyền vừa kể, là rất quý khi hữu sự nhưng không phải luôn là phương cách tốt nhất để chữa bệnh hoặc để bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe.

    Việc truyền dịch phải được chính thầy thuốc chỉ định và theo dõi. Trong ảnh: Bệnh nhân được truyền dịch tại BV Nhân dân Gia Định Ảnh: Tấn Thạnh

    Truyền dịch như thế nào?
    Chúng ta cần lưu ý dịch truyền có nhiều loại tùy theo tác dụng, có thể chia làm 4 loại như sau:
    - Dịch truyền cung cấp nước, các chất điện giải cho cơ thể: Dùng trong trường hợp cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải. Dung dịch loại này có dung dịch “ngọt” chứa đường glucose, dung dịch “mặn” chứa muối natri clorid hoặc dung dịch chứa nhiều chất điện giải có tên Ringer Lactat.

    Từ “nước biển” ban đầu được dùng để chỉ dung dịch mặn chứa muối natri clorid giống như nước biển nhưng về sau, bà con ta dùng từ nước biển để gọi tất cả dịch truyền khác.
    - Dung dịch tái lập cân bằng kiềm toan trong cơ thể: Dùng trong trường hợp cơ thể bị bệnh hoặc thừa toan (tức dư chất axít hay còn gọi “toan huyết”) hoặc thừa kiềm (tức dư chất base). Truyền dịch loại này sẽ có tác dụng trung hòa sự thừa toan hay thừa kiềm, như khi người bệnh bị toan huyết, bác sĩ chỉ định tiêm truyền dung dịch kiềm là natri bicarbonat.
    - Dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể: Dùng trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh không thể ăn qua đường tiêm tĩnh mạch, đây là loại dịch truyền hay bị lạm dụng. Dịch truyền loại này cung cấp các axít amin thiết yếu (là chất dinh dưỡng cơ bản lấy từ chất đạm), các vitamin và chất khoáng, một số chất béo (như dầu đậu nành tinh lọc nhằm cung cấp năng lượng).
    - Dịch truyền thay thế máu: Dùng trong trường hợp người bệnh bị mất máu. Dịch truyền loại này là các dung dịch keo chứa các chất có phần tử lớn như dextran có tác dụng tái lập khối lượng chất lỏng trong máu.
    Ngoài 4 loại dịch truyền kể trên, người ta cần dùng dịch truyền có chứa thuốc như kháng sinh để tiêm truyền trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng. Bị nhiễm khuẩn nặng nếu dùng kháng sinh dạng uống sẽ không có hiệu quả.
    Truyền dịch tùy tiện - Lợi bất cập hại
    Rõ ràng, với những tác dụng dùng trong điều trị, dịch truyền là dạng thuốc rất quý, rất cần thiết trong trường hợp bệnh nặng cần được cấp cứu (nhiều khi được truyền dịch mới cứu sống người bệnh) hoặc trong trường hợp người bệnh không thể uống thuốc. Tuy nhiên, do có nhiều loại dịch truyền nên dùng loại dịch truyền nào sẽ tùy từng ca bệnh cụ thể với liều lượng được tính toán cho từng người, có sự theo dõi của thầy thuốc chứ không phải loại nào cũng truyền được và truyền với bất cứ liều lượng nào.
    Khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều có thể có các tai biến rất trầm trọng xảy ra. Trước hết là nguy cơ nhiễm trùng, xuất phát từ nơi đưa thuốc vào cơ thể. Các bệnh nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, C… đều có thể lây nhiễm qua đường tiêm chích, đặc biệt qua truyền dịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng.

    Thứ đến, do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa hay các hiện tượng phù ở tim, thận…

    Đặc biệt, dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không “chịu” như hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm. Chính vì vậy, khi thầy thuốc chỉ định cho dùng dịch truyền là đã có sự cân nhắc rất kỹ, xét thấy đó là việc rất cần thiết và khi truyền dịch, thầy thuốc phải theo dõi chặt chẽ để trong trường hợp tai biến xảy ra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.

    AloBacsi.vn
    Theo Người lao động
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Nguy hiểm chết người vì lạm dụng truyền dịch

    19/8/2014 17:50
    Thấy sốt cao, mệt mỏi, nhiều người nghĩ ngay đến việc truyền dịch mà không lường hết được rủi ro, thậm chí là mất mạng do sốc phản vệ.

    Nạn nhân mới nhất là ông Chu Đình Thành (43 tuổi, trú xã Ngọc Phụng, Thường Xuân, Thanh Hóa). Thấy người mệt mỏi, ông đã đến một phòng khám tư gần nhà. Truyền gần hết 2 chai nước, ông Thành rơi vào tình trạng hôn mê và tử vong sau khoảng 20 phút.
    Ngày 18/8, đại diện Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, nạn nhân tử vong do sốc phản vệ trong quá trình truyền nước. Kết quả giải phẫu tử thi ghi nhận, trong phổi nạn nhân có rất nhiều nước.
    Những trường hợp gặp tai nạn bất ngờ như ông Thành không phải là hiếm. Tại Bình Định, một nữ y tá thôn bản truyền chung bình dung dịch cho 2 trẻ khiến cả hai tử vong vì sốc phản vệ. Lý do hai trẻ đi khám là bị sốt.
    Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM, từng tiếp nhận một trẻ mắc sốt xuất huyết bị phù phổi do truyền dịch quá nhiều. Thấy bé sốt kéo dài, người nhà đưa đến một cơ sở y tế gần nhà để điều trị. Bệnh nhân được truyền nước biển 3 ngày liền, đến chai thứ 9 thì bé trở nặng. Rất may các bác sĩ đã cứu được.
    Việc truyền dịch phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ và thực hiện tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sốc phản vệ. Ảnh minh họa: P.N.
    Dịch truyền có nhiều loại tùy theo tác dụng, trong đó phổ biến là loại cung cấp đường, muối và chất điện giải như glucose 5%, 10%; cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng...
    Theo các bác sĩ, tỷ lệ người bị sốc do truyền dịch không cao nhưng vẫn có thể xảy ra. Nguyên nhân dịch truyền dù là đường glucose thì vẫn thành chất lạ với cơ thể. Phản ứng phản vệ sau tiếp xúc vật lạ có thể xảy ra tức thì, trong một vài giây hoặc vài giờ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh rất dễ tử vong.
    PGS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), khẳng định dịch truyền chỉ phát huy tác dụng khi đúng chỉ định. Đó là những trường hợp sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước; người bệnh không thể ăn, uống được. Lạm dụng việc truyền dịch khi không có chỉ định của bác sĩ rất nguy hiểm, hại nhiều hơn lợi.
    "Việc một số người cứ thấy sốt, mệt mỏi do sốt virus lập tức nghĩ đến truyền dịch là quan niệm sai lầm. Chưa ai chứng minh việc truyền dịch có thể hạ sốt. Hơn nữa, người đang mệt mà đi truyền rất nguy hiểm, có người chết chỉ vì truyền dịch. Thậm chí, ngay cả khi truyền dịch đúng chỉ định, bệnh nhân vẫn có thể gặp một số nguy hiểm như bị phù, đau sưng, viêm tĩnh mạch, rét run, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực", ông Dũng nói.
    Ông Dũng chia sẻ, bệnh nhân viêm phổi thường không được truyền dịch. Thậm chí, khi bị mất nước, bác sĩ vẫn khuyên uống nước bồi phụ hơn là truyền dịch. Trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sĩ cần tính toán kỹ lượng truyền chứ không thể truyền bừa bãi.
    Tương tự với bệnh nhân sốt xuất huyết, theo thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, trong 3 ngày đầu, bệnh nhân thường có biểu hiện mất dịch như: sốt cao, vã mồ hôi, thở nhanh, đau mình mẩy, chán ăn, thậm chí có người nôn, sợ không dám ăn. Lúc này, nhiều người nghĩ đến truyền dịch nhưng điều này là không nên. Bệnh nhân đang bị sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh, nếu truyền dịch người bệnh hay bị sốc.
    PGS Dũng cho rằng, nếu có thể bù nước, dịch… bằng cách thông thường thì người dân nên áp dụng. Ví dụ, với tỷ lệ 5 g đường/100 ml dung dịch thì việc truyền cho trẻ một chai Gglucose 5% chỉ tương đương với việc cho trẻ uống gần một thìa cà phê đường. Tương tự như vậy, truyền một chai dung dịch muối 9% chỉ như uống một bát canh nhạt.
    Bác sĩ khuyến cáo, nếu bắt buộc phải truyền dịch thì người bệnh nên thực hiện tại cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện cấp cứu sốc phản vệ. Nhân viên y tế phải có chuyên môn xử trí sốc phản vệ, có kinh nghiệm lâu năm, kèm theo đó là phương tiện, dụng cụ cấp cứu tại chỗ. Bác sĩ cũng phải rất thận trọng khi chỉ định truyền dịch để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra với người bệnh.
    Phương Trang


  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Những cách xử lý gây phản tác dụng khi cơ thể mệt mỏi

    Thứ năm, 25/09/2014 15:09
    Áp dụng bừa bãi các cách này sẽ gây phản tác dụng và gây hại cho cơ thể.






    Truyền nước biển bừa bãi
    Chúng ta thường chỉ biết đến mặt lợi ích của truyền nước biển khi mệt mỏi, mà không hề đề phòng tác hại khi truyền một cách bừa bãi. Nguyên nhân là do không phải thời điểm nào cũng phù hợp để truyền nước biển vào cơ thể.
    Trong một số trường hợp bị mệt mỏi mà cơ thể bị mất nước, ngộ độc…, truyền nước biển sẽ mang lại tác dụng rất nhanh. Tuy nhiên, nếu áp dụng một cách bừa bãi, “vô thưởng vô phạt” thì phương pháp này sẽ gây ra rất nhiều nguy hại.

    Nó có thể gây sưng phù ở vùng kim truyền tiếp xúc, gây sốc với các biểu hiện như rét run, sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực… Trường hợp này vô cùng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến mất mạng.

    Ngủ thật nhiềuMột giấc ngủ ngắn lúc mệt mỏi sẽ giúp chúng ta phục hồi sức khỏe nhanh chóng, nhưng nếu bạn “lợi dụng” lý do mệt mỏi để cho phép bản thân ngủ “thả ga” thì hãy cẩn thận nhé! Ngủ quá nhiều lúc mệt mỏi không những không mang lại tác dụng, mà nó còn khiến bạn mệt hơn, làm chúng ta bị đau đầu, đau lưng, nhức mỏi…

    Về lâu dài, điều này sẽ kéo theo rất nhiều căn bệnh như tiểu đường, béo phì, bệnh tim mạch, trầm cảm… Nghiêm trọng hơn, ngủ quá nhiều còn có thể dẫn đến chứng ngưng thở hay tắc nghẽn lúc ngủ, ảnh hưởng cực nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của bạn.
    Ăn tăng cườngNhiều người, nhất là các bậc phụ huynh thường có tâm lý để người mệt mỏi ăn thật nhiều để bồi bổ cơ thể. Thực tế, những món ăn bổ dưỡng tuy rất tốt với người đang mệt mỏi, căng thẳng, nhưng nếu ăn quá nhiều, món nào cũng ăn thì rất dễ phản tác dụng.
    Ăn quá nhiều cũng gây ra rất nhiều bệnh như béo phì, bệnh dạ dày, đường ruột, loãng xương, suy nhược thần kinh, viêm tụy…, thậm chí còn dẫn đến ung thư. Nguyên nhân là do việc ăn nhiều quá mức cần thiết sẽ khiến các bộ phận phải làm việc quá tải, cơ thể bị thừa chất, gây ra tác dụng phụ, tác dụng ngược.

    Nghỉ ngơi 24/24Tâm lý để cơ thể được nghỉ ngơi 24/24 khi mệt tưởng rằng là một cách làm tốt để phục hồi sức khỏe, nhưng thực tế lại không hề hiệu quả. Ngồi lỳ một chỗ dễ khiến chúng ta bị thoái hóa cơ, xương, béo phì, mắc các bệnh tim mạch, khiến tụy hoạt động quá tải, ảnh hưởng xấu đến tâm lý… và còn làm tăng nguy cơ tử vong.
    Tốt hơn hết, khi mệt mỏi, chúng mình chỉ nên nghỉ ngơi một lúc, ngoài ra, hãy đứng dậy đi dạo, vươn vai, hít thở bầu không khí trong lành. Cách này sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn đấy!


    Theo Hạnh Nguyễn - Màn ảnh sân khấu



  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Lạm dụng truyền dịch - Lợi bất cập hại

    Chủ nhật, 02/11/2014 11:45
    “Dạo này người hơi ốm, mệt mỏi quá, có khi hôm nào phải đi truyền chai đạm”. Bạn có thể nghe câu than thở này ở bất
    cứ đâu.




    Truyền để hạ sốt. Truyền để đẹp da. Thậm chí hễ nghe ai ốm là tức khắc có người hỏi "ốm lâu thế, truyền chưa".


    Đi truyền dịch có vẻ là phương pháp chữa bệnh rẻ, nhanh, dễ thực hiện mà chả cần khám chữa hay xét nghiệm gì nên dường như ai cũng thích. Hiệu quả có thấy hay không không cần biết. Nhưng ít nhất là đạm, vitamin vào thẳng người thì thiệt đi đâu được?


    Mà thích nhất là lối chữa bệnh ấy, khỏi phải xếp hàng đợi, trung tâm y tế cũng được, phòng khám tư cũng được, mời y tá đến nhà cũng được. Mà thậm chí, mấy cô giúp việc có thâm niên chăm người ốm lâu năm ở bệnh viện cũng làm được. Truyền dịch rút cục có thực là đơn giản?


    Không phải bác sĩ nào cũng có thể trả lời đúng và đầy đủ về kỹ thuật truyền dịch, điều đó chứng tỏ truyền dịch không phải cứ thích là làm được.


    Khi được truyền dịch, điều đó có nghĩa là bạn đã được xét nghiệm kiểm tra xem cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất nào, thiếu bao nhiêu, cần bổ sung bao nhiêu, trong thời gian bao lâu.


    Do đó, nếu không hiểu đầy đủ, bạn sẽ cứ truyền và cơ thể cứ đào thải những thứ bạn "đổ" vào nó. Lãng phí, không hiệu quả và bạn có thể nhận thêm những biến chứng có thể xảy ra.


    Dịch truyền là loại dung dịch có chứa nhiều chất khác nhau. Dịch truyền có thể dùng tiêm chậm hoặc tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch bệnh nhân. Với đa phần là nước cất, người ta có thể dùng thêm một số loại dung môi hòa tan khác nhau tùy theo các dược chất có trong dịch truyền.


    Có hai loại dịch truyền chính: một là bổ sung dinh dưỡng ngoài tiêu hóa, dùng cho những người không ăn được; hai là loại dùng để bù đắp những thiếu hụt mất máu, mất nước, bị bỏng nặng hay bị choáng.


    Dịch truyền có tác dụng đào thải độc tố trong cơ thể. Tuy nhiên, việc truyền dịch cũng gây biến chứng như sốc phản vệ. Cơ thể là một khối thống nhất hoàn hảo, do đó, nếu việc tiêm truyền không phù hợp sẽ gây các rối loạn khó xét đoán.


    Tác dụng của dịch truyền


    Dịch truyền có tác dụng cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể; tái lập cân bằng kiềm toan; cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng; thay thế máu.


    Ngoài ra, người ta còn dùng dịch truyền chứa kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng. Như vậy, dịch truyền là dạng thuốc rất cần thiết trong các trường hợp bệnh nặng hoặc cấp cứu, khi người bệnh không thể uống thuốc.


    Khi nào cần truyền dịch?


    Dịch truyền được sử dụng để nuôi ăn trong trường hợp bệnh nhân không thể ăn hoặc hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa. Việc bù đường, muối và các chất điện giải chỉ nên tiến hành khi hàm lượng những chất này trong máu thấp hơn mức cho phép. Bác sĩ thường dựa vào kết quả xét nghiệm để quyết định có truyền dịch hay không.


    Trong một số trường hợp, tuy chưa có kết quả xét nghiệm nhưng thầy thuốc vẫn phải truyền dịch cho bệnh nhân: Trước và sau khi phẫu thuật, khi người bệnh bị mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng nặng, ngộ độc.



    Theo Vietnamplus




  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sút cân, suy nhược khi điều trị viêm loét dạ dày có nên truyền dịch?

    Thứ hai, 03/11/2014 11:04
    Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.

    (Quốc Huơng – huongthu…@gmail.com)

    Ảnh minh họa


    Chào bạn,

    Việc sút cân và suy nhược là do vấn đề ăn uống kém do triệu chứng của viêm loét dạ dày gây ra và cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc điều trị, ngoài ra còn có vấn đề tâm lý nữa. Việc không được khuyến cáo vì đây là thủ thuật xâm lấn có tỉ lệ biến chứng nhất định như dị ứng, viêm nơi truyền dịch, đau, chảy máu…

    Hơn nữa, thông thường ở các cơ sở y tế quận thường là nước muối sinh lý, đường 5%, 10%... nhưng các dung dịch này chỉ bổ sung nước và đường cho bạn, mà tự bạn có thể bổ sung những chất này qua ăn uống. Còn việc truyền đạm, truyền dung dịch năng lượng cao... phải có chỉ định sát sao và thực hiện khi bạn nhập viện theo dõi, với tình trạng như suy kiệt, suy dinh dưỡng nặng có biến chứng, không thể nào nuôi ăn qua đường miệng được… vì giá thành cao và nhiều nguy cơ biến chứng hơn.


    Bạn hãy cố gắng ăn uống giàu chất dinh dưỡng, các thực phẩm dễ ăn cung cấp nhiều năng lượng như sữa, nước hầm thịt cá… uống thêm vitamin C, multivitamin, viên bổ sung acid amin… là tốt nhất, bạn nhé.
    BS Cao Thị Lan Hương - AloBacsi.vn


  6. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dịch truyền - Con dao hai lưỡi

    Thứ sáu, 20/11/2015 18:53


    Truyền dịch là một liệu pháp điều trị được áp dụng hết sức rộng rãi ở mọi cơ sở y tế. Việc lạm dụng truyền dịch có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.


    Đối tượng nào cần truyền dịch?



    Không phải người nào khi bị ốm cũng cần truyền dịch. Truyền dịch chỉ được áp dụng cho những trường hợp sau: Thứ nhất là cho những bệnh nhân mất nước cấp tính mà không thể bù được lượng dịch đã mất bằng con đường uống. Những trường hợp này là những bệnh nhân bị tiêu chảy cấp (tả, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn…).


    Bệnh nhân nôn nhiều, bệnh nhân bị bỏng nặng, bệnh nhân sốt cao mất nước, bệnh nhân bị hẹp môn vị không ăn uống được... Mục tiêu của truyền dịch trong trường hợp này là bù đủ lượng dịch mà cơ thể đã bị mất để đảm bảo thể tích tuần hoàn duy trì huyết áp và lượng nước trong các mô của cơ thể.


    Trường hợp thứ hai là truyền dịch cho những bệnh nhân ăn uống kém, suy kiệt, bệnh nhân không thể ăn trong những ngày đầu sau phẫu thuật ống tiêu hóa (như cắt dạ dày, cắt đoạn ruột…), bệnh nhân nặng, bụng chướng chưa có khả năng tiêu hóa thức ăn ở những khoa hồi sức cấp cứu, bệnh nhân cần một lượng calo lớn mà chế độ ăn qua đường tiêu hóa không cung cấp đầy đủ hoặc những bệnh nhân cần một chế độ ăn đặc biệt phải cung cấp qua những loại dịch truyền tĩnh mạch để nuôi dưỡng. Mục đích của truyền dịch trong trường hợp này là để nuôi dưỡng bệnh nhân.



    Truyền dịch là liệu pháp điều trị ở cơ sở y tế

    Mục đích thứ ba của truyền dịch là truyền dịch có pha thuốc để điều trị như pha thuốc truyền các loại kháng sinh, hóa chất điều trị ung thư, các thuốc trợ tim, nâng huyết áp (như dopamin, dobutamin, adrenalin, noradrenalin), thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp trong một số bệnh lý cấp cứu… được chỉ định cho những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, viêm phúc mạc, bệnh lý ung thư, suy tim, cơn tăng huyết áp cấp cứu… và cuối cùng, truyền dịch để nhằm mục tiêu điều trị như truyền albumin trong bệnh vàng da nhân não ở trẻ sơ sinh, truyền dịch để tăng thể tích nước tiểu (tăng bài niệu) trong một số bệnh lý nhiễm độc.


    Những tai biến có thể gặp khi truyền dịch



    Truyền dịch, cũng như tất cả các liệu pháp điều trị khác, đều có thể gây nên những tai biến với một tỷ lệ nhất định. Sốc phản vệ là tai biến đáng sợ và nguy hiểm nhất có nguyên nhân là do các thành phần trong dịch truyền, do thuốc pha trong dịch truyền gây nên.


    Tai biến này có thể xảy ra ngay khi vừa truyền dịch với những biểu hiện như tức ngực, khó thở, co thắt thanh quản, co thắt phế quản, vật vã, tím tái, mạch nhanh, huyết áp tụt… và bệnh nhân sẽ tử vong rất nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.


    Loại tai biến thứ hai, hay gặp hơn, đó là phù phổi cấp do truyền một lượng dịch quá nhiều hoặc truyền với tốc độ quá nhanh. Một lượng dịch khá lớn vào tim phải sẽ được bơm lên phổi và ứ tại đây do tim trái không kịp đẩy dịch ra ngoại biên và kết quả là dịch thoát vào phổi, ngăn cản quá trình trao đổi ôxy tại phổi gây suy hô hấp. Phù phổi cấp thường xảy ra sau khi một lượng khá lớn dịch đã được truyền vào bệnh nhân hoặc tốc độ truyền quá nhanh.


    Biểu hiện sớm nhất của tai biến này là mạch nhanh, tức ngực, khó thở, muộn hơn bệnh nhân có các triệu chứng như khó thở dữ dội, tím môi đầu chi hoặc tái nhợt, ho, khạc bọt hồng, nghe phổi có nhiều rales ẩm hai bên, chụp Xquang phổi có đám mờ hình cánh bướm hai phế trường.



    Loại tai biến thứ ba của truyền dịch đó là những biểu hiện dị ứng không phải sốc phản vệ. Những biểu hiện này có thể xảy ra sớm trong khi truyền dịch hoặc muộn hơn sau khi đã truyền xong dịch. Triệu chứng của dị ứng rất dễ phát hiện khi bệnh nhân cảm thấy khó chịu, bứt rứt, nổi mẩn ngứa khu trú hoặc toàn thân… Đây cũng là một tai biến có nguyên nhân do các thành phẩn trong dịch truyền hoặc do thuốc pha trong dịch truyền gây nên.



    Người bệnh chỉ truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ và phải thực hiện tại cơ sở y tế có đủ điều kiện xử trí tai biến. Ảnh: TL

    Truyền dịch cũng có thể gây nhiễm khuẩn tại chỗ đặt kim truyền hoặc nhiễm khuẩn toàn thân,
    thậm chí nhiễm khuẩn huyết hết sức nguy hiểm. Các loại dịch truyền luôn được sản xuất và bảo quản sao cho được vô khuẩn tuyệt đối nhưng trong một số trường hợp vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua bộ dây truyền dịch, chai dịch bị rò rỉ, bị nhiễm khuẩn, do sát khuẩn khu vực đặt kim truyền không đảm bảo... Biến chứng này xảy ra muộn hơn, thường là một vài ngày sau khi truyền dịch.


    Mặc dù ít gặp, nhưng cũng phải kể đến những biến chứng khác có thể xảy ra khi truyền dịch như chảy máu, tụ máu nơi đặt kim truyền; tắc mạch phổi do để khí vào dây truyền; hạ thân nhiệt khi truyền dịch không được làm ấm vào mùa lạnh.


    Truyền dịch cũng có thể làm tăng đường máu (với dịch có chứa đường), làm tăng natri máu (với dịch có chứa muối)... ở một số đối tượng bệnh nhân đặc biệt.


    Cần chú ý gì khi truyền dịch?



    Cách tốt nhất để tránh những tai biến do truyền dịch là chỉ truyền dịch khi thực sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ. Để tránh những tai biến có thể gặp khi truyền dịch, cần phải chú ý một số điểm như truyền dịch với một số lượng vừa đủ và tốc độ truyền hợp lý; khi truyền dịch phải theo dõi thường xuyên tình trạng của bệnh nhân; phải luôn trang bị những phương tiện và thuốc cấp cứu sốc phản vệ như adrenaline.


    Truyền dịch phải được tiến hành ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và khả năng xử trí những tai biến do truyền dịch trừ một số trường hợp đặc biệt cấp cứu phải truyền tại nhà bệnh nhân hoặc trên đường, trên phương tiện giao thông…; Tuyệt đối không nên lạm dụng truyền dịch ví dụ như chỉ truyền "nước biển" để hạ sốt, truyền đạm "hoa quả" (dịch truyền cung cấp một số loại vitamin) để cho khỏe hơn bởi vì trong nhiều trường hợp, những rủi ro đã xảy ra.


    Theo TS.BS Vũ Đức Định - Sức Khỏe Đời Sống

  7. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Mối nguy hiểm khi tự ý truyền dịch

    Thứ hai, 09/05/2016 11:10

    Người bệnh sốt cao trên nền viêm phổi, cao huyết áp, bệnh tim, việc truyền dịch có thể cướp đi tính mạng của họ.





    PGS.BS. Hoàng Công Đắc, Giám đốc chuyên môn BVĐK Medlatec, cho hay dịch truyền có nhiều loại tùy theo tác dụng, trong đó phổ biến là loại cung cấp đường, muối và chất điện giải như glucose 5%, 10%; đạm cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng...

    Hiện tượng sốc và tử vong do truyền dịch không phải hiếm. Nguyên nhân phụ thuộc vào việc người bệnh truyền chất gì vào cơ thể, có kèm thuốc hay không. Chẳng hạn, trong trường hợp vừa tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ chỉ định truyền đạm ngay, bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao, thậm chí tức thì.


    “Bệnh nhân đang mất nước, điện giải, cô đặc máu mà truyền đạm sẽ gây sốc dẫn đến tử vong. Trong trường hợp này, bác sĩ phải truyền nước sinh lý để vận hành cơ thể, đào thải tốt rồi mới truyền đạm hoặc các dịch khác.


    Nếu bệnh nhân sốt cao trên nền viêm phổi, truyền nước sẽ làm tràn ngập phổi, gây phù phổi cấp, không thể cứu chữa. Bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tim cũng không thể truyền dịch bừa bãi vì nguy cơ tai biến”, PGS Đắc phân tích.


    PGS Đắc lo ngại khi nhiều người cho rằng truyền nước giúp cơ thể khỏe hơn hoặc hạ sốt nhanh hơn. Vì vậy, nhiều người dân tự mua nước sinh lý về truyền và dẫn tới tử vong.


    Trong tất cả các trường hợp truyền dịch, thầy thuốc phải tiến hành đo huyết áp, nhịp tim, phổi, tìm hiểu cơ địa,… rồi mới truyền dịch.


    Truyền dịch nhất thiết phải có chỉ định của bác sĩ. Ảnh: SKĐS


    Đồng quan điểm, TS. Tô Vũ Khương, Chủ nhiệm khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện 103, cũng cảnh báo truyền dịch phải theo chỉ định của bác sĩ để loại trừ các khả năng xảy ra tai biến.


    Trong trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sĩ cần tính toán kỹ lượng, loại dịch, tốc độ chảy.


    Tai biến nguy hiểm nhất người bệnh có thể gặp phải khi truyền dịch là sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch hoặc do nhiễm trùng, chệch ven.


    Lúc này toàn thân người bệnh sẽ cảm giác lạnh, rét run, sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực và nguy cơ tử vong rất nhanh. Sốc phản vệ có thể xảy ra ngay khi bệnh nhân được chỉ định truyền tại bệnh viện lớn. Nếu xảy ra tại gia đình thì nguy cơ tử vong càng cao hơn vì xử lý chậm.
    Khi nào nên truyền dịch?

    Theo PGS Hoàng Công Đắc, việc truyền dịch có tác dụng trong các trường hợp bệnh cụ thể.


    - Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng bao gồm dung dịch glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin chỉ nên được truyền cho những đối tượng phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không ăn được bằng đường miệng, không tiêu hóa được thức ăn…


    - Nhóm cung cấp nước, các chất điện giải như dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%... dùng trong trường hợp mất nước, mất máu khi bị tiêu chảy, bỏng, ói mửa, ngộ độc.


    Truyền dịch để bù nước cho cơ thể đang bị nhiều người dân lạm dụng. Chuyên gia khuyến cáo, chúng chỉ được chỉ định trong trường hợp mất nước, thiếu nước do sốt quá cao, tiêu chảy, mà người bệnh không thể ăn, uống. Những người bệnh nhẹ không nên truyền dịch, thay vào đó, nên bù nước bằng đường uống sẽ hiệu quả hơn.




    Theo Hà Quyên - Zing.vn

  8. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Lạm dụng truyền dịch - lợi bất cập hại

    20-05-2016 12:08 - Theo: tuoitre.vn

    “Dạo này người hơi ốm, mệt mỏi quá, có khi hôm nào phải đi truyền chai đạm”, bạn có thể nghe câu than thở này ở bất cứ đâu. Truyền để hạ sốt, truyền để đẹp da, thậm chí hễ nghe ai ốm là có người hỏi "ốm lâu thế, truyền dịch chưa"?

    Đi truyền dịch có vẻ là phương pháp chữa bệnh rẻ, nhanh, dễ thực hiện mà chả cần khám chữa hay xét nghiệm gì nên dường như ai cũng thích. Hiệu quả có thấy hay không không cần biết. Nhưng ít nhất là đạm, vitamin vào thẳng người thì thiệt đi đâu được?


    Mà thích nhất là lối chữa bệnh ấy, khỏi phải xếp hàng đợi, trung tâm y tế cũng được, phòng khám tư cũng được, mời y tá đến nhà cũng được. Mà thậm chí, mấy cô giúp việc có thâm niên chăm người ốm lâu năm ở bệnh viện cũng làm được.
    Truyền dịch rút cục có thực là đơn giản?


    Không phải ai cũng có thể trả lời đúng và đầy đủ về kỹ thuật truyền dịch, điều đó chứng tỏ truyền dịch không phải cứ thích là làm được.


    Khi được truyền dịch, điều đó có nghĩa là bạn đã được xét nghiệm kiểm tra xem cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất nào, thiếu bao nhiêu, cần bổ sung bao nhiêu, trong thời gian bao lâu.


    Do đó, nếu không hiểu đầy đủ, bạn sẽ cứ truyền và cơ thể cứ đào thải những thứ bạn “đổ” vào nó. Lãng phí, không hiệu quả và bạn có thể nhận thêm những biến chứng có thể xảy ra.


    Dịch truyền là loại dung dịch có chứa nhiều chất khác nhau. Dịch truyền có thể dùng tiêm chậm hoặc tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch bệnh nhân. Với đa phần là nước cất, người ta có thể dùng thêm một số loại dung môi hòa tan khác nhau tùy theo các dược chất có trong dịch truyền.


    Có hai loại dịch truyền chính: một là bổ sung dinh dưỡng ngoài tiêu hóa, dùng cho những người không ăn được; hai là loại dùng để bù đắp những thiếu hụt mất máu, mất nước, bị bỏng nặng hay bị choáng.



    Truyền dịch là liệu pháp điều trị ở cơ sở y tế





    Dịch truyền có tác dụng đào thải độc tố trong cơ thể. Tuy nhiên, việc truyền dịch cũng gây biến chứng như sốc phản vệ. Cơ thể là một khối thống nhất hoàn hảo, do đó, nếu việc tiêm truyền không phù hợp sẽ gây các rối loạn khó xét đoán.


    Tác dụng của dịch truyền



    Dịch truyền có tác dụng cung cấp nước và chất điện giải cho cơ thể; tái lập cân bằng kiềm toan; cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng; thay thế máu.


    Ngoài ra, người ta còn dùng dịch truyền chứa kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng. Như vậy, dịch truyền là dạng thuốc rất cần thiết trong các trường hợp bệnh nặng hoặc cấp cứu, khi người bệnh không thể uống thuốc.


    Khi nào cần truyền dịch?



    Dịch truyền được sử dụng để nuôi ăn trong trường hợp bệnh nhân không thể ăn hoặc hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa. Việc bù đường, muối và các chất điện giải chỉ nên tiến hành khi hàm lượng những chất này trong máu thấp hơn mức cho phép. Bác sĩ thường dựa vào kết quả xét nghiệm để quyết định có truyền dịch hay không.


    Trong một số trường hợp, tuy chưa có kết quả xét nghiệm nhưng thầy thuốc vẫn phải truyền dịch cho bệnh nhân: trước và sau khi phẫu thuật, khi người bệnh bị mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng nặng, ngộ độc.
    Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam



Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •