Kết quả 1 đến 20 của 311

Chủ đề: Tổng quan về viêm gan siêu vi B và viêm gan C

Threaded View

  1. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Hệ miễn dịch là gì

    Hệ miễn dịch là gì

    Hệ miễn dịch là một hệ thống bao gồm cấu trúc và tiến trình sinh học trong một sinh vật để bảo vệ khỏi bệnh tật. Để có thể hoạt động, hệ miễn dịch phải có khả năng phát hiện rất nhiều tác nhân gây bệnh, từ virus tới sâu ký sinh, và phân biệt chúng với các mô khỏe mạnh của cơ thể. Các tác nhân gây bệnh có thể tiến hóa rất nhanh và thay đổi để tránh bị phát hiện và tiêu diệt bởi hệ miễn dịch. Kết quả là nhiều cơ chế phòng ngừa cũng phải được tiến hóa để nhận biết và tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Thậm chí sinh vật đơn bào như vi khuẩn cũng sở hữu một hệ miễn dịch thô sơ, dưới dạng enzym để chống lại nhiễm khuẩn. Các cơ chế miễn dịch cơ bản khác được tiến hóa trong các sinh vật tự nhân cổ đại và tồn tại trên hậu duệ của chúng cho tới ngày nay, như thực vật và côn trùng. Hệ thống này bao gồm thực bào, kháng khuẩn peptides gọi là defensin, và hệ thống bổ sung. Động vật có xương sống, bao gồm cả con người, có hệ thống miễn dịch phức tạp, bao gồm cả khả năng tự hoàn thiện theo thời gian để nhận biết các tác nhân gây bệnh cụ thể một cách chính xác. Miễn dịch thích nghi tạo ra bộ nhớ miễn dịch sau một phản ứng với một tác nhân gây bệnh nào đó, dẫn tới sự cải tiến cho các lần phát hiện tác nhân đó sau. Tiến trình miễn dịch thích nghi tạo cơ sở cho tiêm phòng. Rối loạn hệ thống miễn dịch có thể gây ra các bệnh tự miễn, viêm nhiễm và ung thư. Suy giảm miễn dịch xảy ra khi hệ miễn dịch kém hoạt động hơn bình thường, kết quả là tái mắc bệnh và gặp các bệnh hiểm nghèo. Ở người, suy giảm miễn dịch có thể do bệnh di truyền như suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng do nhiễm HIV/AIDS, hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Ngược lại, bệnh tự miễn là do hệ miễn dịch tấn công mô thường do nhầm tưởng là sinh vật bên ngoài. Các bệnh tự miễn hay gặp bao gồm viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm khớp dạng thấp, bệnh đái tháo đường type 1, và lupus ban đỏ hệ thống. Miễn dich học nghiên cứu tất cả các khía cạnh của hệ thống miễn dịch.

    Hệ thống miễn dịch

    1. Hệ miễn dịch là gì? Vai trò của hệ miễn dịch
    Để tồn tại và phát triển, con người phải trao đổi tích cực với môi trường sống như không khí, thức ăn. Môi trường sống chứa đầy các nguy cơ có thể gây hại cho con người đặc biệt là hệ thống vi sinh vật. Trong quá trình phát triển, trong mỗi cơ thể chúng ta bắt đầu hình thành và hoàn thiện dần các hệ thống chức năng bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh, đó là hệ thống miễn dịch. H min dch là hệ thống các cấu trúc và quá trình sinh học trong một cơ thể bảo vệ bệnh tật của cơ thể sinh vật bằng cách xác định các kháng nguyên lạ và giết chết các vi sinh vật lạ, tế bào bất thường. Đó là mạng lưới vô cùng phức tạp của các tế bào, mô và các bộ phận giúp bảo vệ cơ thể con người khỏi các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, cũng như các rối loạn của tế bào.
    Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể và các tế bào đặc biệt để tấn công các sinh vật lạ thâm nhập cơ thể sống.
    Hệ miễn dịch được xem là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người, được ví như “hàng rào chắn” trước tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm; sửa chữa các tế bào hư hỏng; phòng tránh ung thư… Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp đẩy lùi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại giúp trẻ tránh được các loại bệnh, giúp bé phát triển khỏe mạnh.
    2. Cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch
    Hệ thống miễn dịch của chúng ta gồm có 2 phần, có thể chia làm hệ thống miễn dịch không đặc hiệu (MDKĐH) và hệ thống miễn dịch miễn dịch đặc hiệu (MDĐH). Thuật ngữ miễn dịch không đặc hiệu còn có các tên gọi khác như miễn dịch tự nhiên, miễn dịch bẩm sinh. Thuật ngữ miễn dịch đặc hiệu cũng có các tên gọi khác như miễn dịch thu được, miễn dịch thích nghi.
    Các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên) đươc hình thành rất sớm từ khi em bé mới được sinh ra, hệ thống miễn dịch này bé được thừa hưởng từ mẹ. Quá trình phát triển của cơ thể hoàn thiện dần hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch tự nhiên và hệ thống miễn dịch đặc hiệu bổ sung cho nhau bảo vệ cơ thể trước những tác nhân có hại của môi trường.
    Sự đề kháng chống lại vi sinh vật trong cơ thể ban đầu là những phản ứng của hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Hệ miễn dịch bẩm sinh (còn gọi là miễn dịch tự nhiên) bao gồm các cơ chế đề kháng đã tồn tại trong cơ thể khi chưa có nhiễm trùng và sẵn sàng đáp ứng rất nhanh khi vi sinh vật xâm nhập. Các thành phần chính của miễn dịch bẩm sinh bao gồm: (1) các hàng rào vật lý và hoá học như da, niêm mạc, các chất kháng khuẩn được tiết ra trên các bề mặt này; (2) các tế bào thực bào (tế bào trung tính, đại thực bào) và tế bào NK (tế bào giết tự nhiên); (3) các protein trong máu, bao gồm các thành phần của hệ thống bổ thể và các chất trung gian khác của phản ứng viêm; và (4) các protein gọi là cytokin có vai trò điều hoà và phối hợp các hoạt động của tế bào trong hệ miễn dịch bẩm sinh. Hệ miễn dịch bẩm sinh tạo ra những phản ứng đầu tiên chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật.-
    Ngược với hệ miễn dịch bẩm sinh, có những đáp ứng miễn dịch khác được kích thích bởi sự tiếp xúc với vi sinh vật và tạo ra cường độ tăng dần nếu sự tiếp xúc này được lặp đi lặp lại. Bởi vì dạng đáp ứng này chỉ xuất hiện sau khi vi sinh vật xâm nhập cơ thể nên nó được gọi là miễn dịch thu được. Tính chất đặc biệt của đáp ứng miễn dịch thu được là tính đặc hiệu đối với từng phân tử và khả năng “nhớ” khi phân tử đó xâm nhập trở lại cơ thể để tạo ra một đáp ứng mạnh hơn nhiều so với lần xâm nhập đầu tiên. Hệ miễn dịch thu được có khả năng nhận diện và phản ứng lại với nhiều vật lạ có bản chất nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn có khả năng tuyệt vời trong viãûc phân biệt sự khác nhau rất nhỏ giữa các vật lạ này và vì vậy mà nó còn được gọi là miễn dịch đặc hiệu. Các thành phần của miễn dịch thu được là tế bào lymphô và các sản phẩm của chúng. Những chất lạ tạo ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu hoặc chịu tác động của hệ miễn dịch này được gọi là kháng nguyên.
    3. Đặc điểm hệ thống miễn dịch của bé
    Cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ miễn dịch được nhờ hệ thống kháng thể nhận được từ khi còn trong bào thai, trong ba tháng cuối của thai kỳ, các kháng thể từ mẹ được truyền sang con qua nhau thai, các kháng thể này có tác dụng bảo vệ bé tạm thời, được gọi là “miễn dịch thụ động”. Tuy nhiên, các kháng thể từ mẹ truyền sang con này chỉ tồn tại trong vài tháng đầu sau sinh và giảm nhanh chóng sau đó. Bú mẹ là cách tốt nhất để truyền kháng thể từ mẹ qua con, giúp thay thế lượng kháng thể đã giảm. Các chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa mẹ sẽ giúp duy trì miễn dịch thụ động ở trẻ lâu hơn. Giai đoạn trẻ ngừng bú sữa mẹ và bắt đầu ăn dặm các kháng thể trẻ nhận được từ mẹ sẽ suy giảm nhanh chóng theo thời gian, hệ miễn dịch ở trẻ chưa phát triển đầy đủ nên trẻ dễ bị mắc các bệnh do vi khuẩn, virut tấn công.
    Hệ thống miễn dịch trong cơ thể bé đã hình thành nhưng chưa hoàn thiện, nằm rải rác trong người của bé, từ vùng hầu họng, xuống tuyến ức, tới lách, đường ruột và hệ thống bạch huyết rộng khắp, đóng vai trò như những “cổng thành” đêm ngày canh gác, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Do còn non nớt, chưa được tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nhiều, nên hiệu quả của “hệ thống canh gác” này còn rất hạn chế.
    4. Tại sao cần tăng cường miễn dịch hô hấp cho trẻ
    Lượng kháng thể nhận được từ mẹ đã giảm, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh do sự tấn công của vi sinh vật trong môi trường. Trong không khí, tỷ lệ các vi khuẩn gây hại rất lớn nên hệ hô hấp là cơ quan dễ bị mắc bệnh nhất ở trẻ nhỏ. Vì vậy tăng cường sức đề kháng cho trẻ để phòng bệnh lả hết sức cần thiết. Các sản phẩm bổ sung có chức năng thúc đẩy cơ thể tự sản sinh các lympho bào, kháng thể rất quan trọng trong những năm đầu đời để giúp bé phát triển khỏe mạnh.






    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 20-11-2013 lúc 10:29.

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (20-11-2013)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 4 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 4 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •