Trang 11 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 910111213 ... CuốiCuối
Kết quả 201 đến 220 của 311

Chủ đề: Tổng quan về viêm gan siêu vi B và viêm gan C

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ăn uống và sinh hoạt khi mắc viêm gan B

    Thứ hai, 24/11/2014 14:46
    Tôi đi khám bệnh và được bác sĩ chẩn đoán viêm gan siêu vi B. Xin hỏi trong ăn uống tôi được ăn gì và cữ ăn gì?


    Tôi rất thích ăn trứng, thế tôi có được ăn không? Thức khuya có ảnh hưởng đến viêm gan B không? Bệnh có lây cho vợ và con cái không.

    Chào bạn,

    Đối với người bị viêm gan siêu vi B đã điều trị ổn định, có thể ăn như người bình thường, không phải ăn kiêng.

    Đối với trứng, nếu chưa bị xơ gan hoặc không bị viêm gan cấp, mỗi tuần bạn có thể ăn ba trứng gà/vịt, còn nếu đã bị xơ gan bạn chỉ được ăn lòng trắng và hạn chế lòng đỏ. Bạn chú ý phải kiêng rượu bia.

    Nếu chưa xơ gan hoặc không có viêm gan cấp, bạn có thể làm việc bình thường, nhưng không nên thức khuya hoặc để thiếu ngủ (người bình thường thường cần 7 - 8h ngủ/ngày).


    Siêu vi viêm gan B có thể lây truyền từ người này qua người khác qua ba đường chính: tiếp xúc máu, quan hệ tình dục, lây từ mẹ sang con.


    Theo BS Lê Văn Châu - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
    Thế giới tiếp thị
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh viêm gan lây truyền qua đường tình dục

    09-12-2014 06:57 - Theo: vnmedia.vn

    Viêm gan là hiện tượng viêm nhiễm do virus gây bệnh ở gan. Ngoài lây truyền qua thức ăn ô nhiễm hay dùng chung bơm kim tiêm, viêm gan còn có thể lây truyền qua đường tình dục.

    Triệu chứng lâm sàng : có thể chia làm 3 thời kỳ: tiền hoàng đản, hoàng đản và thời kỳ lại sức (đối với HBV và HAV)


    Các triệu chứng chung:


    - Hội chứng giả cúm: sốt nhẹ, đau cơ, đau khớp
    - Hội chứng tiêu hoá: chán ăn, buồn nôn, táo bón hoặc ỉa chảy
    - Hội chứng vàng da: nước tiểu vàng, phân hơi bạc màu
    - Gan to, ấn tức Xét nghiệm:
    - Transaminaza tăng - SGPT và SGPT tăng cao
    -
    Bilirubin tăng - HbSAg, HBeAg, HbSAb dương tính


    Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm gan là:


    Bệnh khởi phát có thể đột ngột như trong viêm gan siêu vi A, cũng có thể âm thầm giống các triệu chứng của cảm cúm kéo dài từ 3-9 ngày với sốt nhẹ, mệt mỏi, uể oải, đau nhức các khớp, chán ăn, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu trong viêm gan siêu vi B. Sau 4-10 ngày, vàng da xuất hiện nhanh chóng. Vàng da, váng mắt xuất hiện, bệnh nhân thấy khỏe hơn, có ngứa nhẹ. Sau 6 tuần, bệnh nhân thấy khỏe hơn, ăn ngon miệng, vàng da, vàng mắt giảm dần.






    Bao cao su giúp phòng tránh lây nhiễm viêm gan.
    Ảnh minh họa.

    Cách lây truyền


    Bs Hồng Anh cho biết, có 3 loại viêm gan chính là viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C. Cả 3 thể viêm gan virus A, B và C đều có thể lây truyền qua đường tình dục nhưng viêm gan C ít gặp hơn.


    Viêm gan A l ây truyền qua tiêu hóa, có thể do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp giữa miệng với hậu môn, hoặc ngón tay hay đồ vật đụng chạm với hậu môn của người đã nhiễm bệnh. Chỉ cần như vậy cũng đủ để lây bệnh.


    Viêm gan B lây truyền qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch khác của cơ thể. Loại viêm gan này dễ lây truyền hơn HIV (virut gây bệnh AIDS) từ 50 - 100 lần và nhất là qua con đường quan hệ tình dục.


    Viêm gan C lây truyền qua tiếp xúc với máu của người đã mắc bệnh (máu ở các vết lở loét đường sinh dục, vết cắt hay máu khi hành kinh).


    Bất cứ hành vi tình dục nào có thể gây ra trầy xước hay tổn thương đều rất có nguy cơ. Quan hệ tình dục theo đường hậu môn có nhiều nguy cơ hơn theo đường âm đạo. Cả 2 kiểu quan hệ tình dục này đều có nguy cơ cao hơn quan hệ tình dục bằng miệng. Tiếp xúc giữa miệng và hậu môn cũng là hành vi nguy cơ.


    Cách phòng tránh lây truyền bệnh viêm gan


    Viêm gan thường không có biểu hiện rõ ràng. Bệnh diễn ra âm thầm, nhiều người đã nhiễm virus gây viêm gan nhưng trông vẻ ngoài vẫn hoàn toàn khỏe mạnh kể cả khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Do vậy, hai người bạn tình cần được thầy thuốc nói chuyện cởi mở về nguy cơ của viêm gan và những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu nhận thấy ai đó bị vàng da hay vàng mắt thì đó là dấu hiệu cảnh báo. Khi thấy cơ thể có các triệu chứng khác của viêm gan bao gồm sốt, mỏi mệt, không còn thèm ăn, buồn nôn, nôn, đau khớp hay đau bụng và phân có màu đất sét có thể bạn đã bị viêm gan. Xét nghiệm máu giúp xác định thể viêm gan có khả năng lây truyền qua đường tình dục.


    Để giảm thiểu nguy cơ lây truyền virus, mọi người có quan hệ tình dục đều cần thận trọng, cần dùng bao cao su và tiêm chủng phòng ngừa viêm gan A và B. Hiện chưa có vắc-xin phòng viêm gan C.


    Ngoài ra, nhiều người cho rằng nguy cơ bị viêm gan do hôn người đã bị nhiễm virus là rất ít - mặc dù nụ hôn sâu có thể trao đổi một lượng lớn nước bọt thì có thể dẫn đến nhiễm virus nếu như miệng của người nhiễm virus có vết xước hay tổn thương.


    Bao cao su latex được tin tưởng là có hiệu quả phòng bệnh đến 99%. Trừ phi đôi bạn tình sống chung thủy, một vợ một chồng và không ai bị viêm gan, ngoài ra tốt nhất vẫn nên dùng bao cao su trong quan hệ tình dục.


    Theo lời khuyên của một số chuyên gia nên dùng loại bao cao su thường, vì loại bao có mùi thơm dễ rách hơn. Thuốc bôi trơn có dầu cũng không nên dùng vì có thể làm hỏng bao làm bằng latex.

    Phạm Minh





  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bị viêm gan có nên uống thuốc đông và tây y cùng lúc?

    Chủ nhật, 21/12/2014 09:45
    Chồng em năm nay 40 tuổi, bị viêm gan siêu vi B đã biến chứng sang xơ gan và đã nằm viện một thời gian.

    Thời gian qua, chồng em vừa uống thuốc tây vừa uống thuốc đông y, thấy bệnh nặng lên; mắt vàng, da vàng và ăn uống kém đi. Có phải là do uống hai loại thuốc cùng lúc nên bệnh nặng thêm.

    (Lê Thị Loan - lethiloan...@gmail.com)

    Chào chị,

    Hiện nay, số người bị virut viêm gan B tấn công ngày càng gia tăng. Việt Nam là một trong những nước có số người mắc viêm gan B cao (khoảng 10 triệu người đang có virut viêm gan B trong cơ thể người). Trong số đó, có 10-15% trở thành viêm gan mạn tính.

    Nên chích ngừa để phòng tránh bệnh viêm gan. Hình minh họa


    Vì bệnh do virut nên đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và hậu quả viêm gan virut mạn tính nếu không được theo dõi tốt sẽ dẫn đến xơ gan, ung thư gan.


    Trường hợp anh nhà đã sang giai đoạn xơ gan là giai đoạn nặng, chức năng gan kém nên việc dùng thuốc kể cả đông y hay tây y đều phải thận trọng.


    Về nguyên tắc, sự kết hợp đông - tây y đúng sẽ tốt cho quá trình điều trị. Nếu như sử dụng thuốc tây y có thể làm chậm tiến trình phát triển của bệnh thì sử dụng thuốc đông y sẽ giúp người bệnh hồi phục sức khỏe được nhanh hơn.


    Do đó, nếu bệnh nhân điều trị viêm gan B bằng cả đông - tây y kết hợp, kết quả trong quá trình điều trị bệnh sẽ tốt hơn. Dù dùng thuốc gì cũng cần có sự thăm khám và chỉ định theo dõi của bác sĩ.


    Trong quá trình sử dụng đông - tây y kết hợp người bệnh khi xuất hiện các biểu hiện lạ cần báo ngay cho bác sĩ. Trường hợp anh nhà cần tái khám để bác sĩ có sự tư vấn dùng thuốc đúng với giai đoạn bệnh.
    BS. Trần Quang Nhật - Sức khỏe và Đời sống

  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan B: Theo dõi đáp ứng điều trị nhờ xét nghiệm

    23/12/2014 11:15 GMT+7

    Xét nghiệm HBsAg định lượng có giá trị quan trọng trong đánh giá đáp ứng điều trị với thuốc trong điều trị viêm gan B, từ đó, bác sĩ có thể đưa ra các quyết định dừng thuốc hoặc đổi thuốc khác phù hợp hơn.


    Theo dõi diễn biến HBV, đánh giá các nguy cơ


    Báo cáo Hội nghị khoa học MEDLATEC, tổ chức ngày 19/12/2014, PGS TS Nguyễn Nghiêm Luật đã cho biết những thông tin mới nhất của thế giới tính đến năm 2014 về những chỉ định và ý nghĩa của xét nghiệm HBsAg định lượng (qHBsAg) trong lâm sàng.


    “Xét nghiệm này giá trị theo dõi diễn biến tự nhiên của nhiễm HBV, đặc biệt là đánh giá chính xác trạng thái “mang virus không hoạt động thật”.


    Ngoài ra, qHBsAg kết hợp với tải lượng HBV-DNA, ALT, HBeAg và Anti-HBe còn có giá trị trong đánh giá đáp ứng điều trị với thuốc tiêm peginterferon hoặc các thuốc uống nucleos(t)ides. Từ mức độ đáp ứng điều trị, có thể đưa ra quyết định dừng điều trị để thay thuốc khác nếu không hoặc ít đáp ứng, tiếp tục điều trị nếu đáp ứng hoặc có thể tạm dừng điều trị và tiên lượng thải sạch HBsAg nếu đáp ứng bền vững.


    qHBsAg cũng giá trị trong tiên lượng nguy cơ tái phát, xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan”, PGS TS Nguyễn Nghiêm Luật cho biết thêm.

    Viêm gan virus mạn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

    Đầu tư công nghệ cho xét nghiệm lâm sàng


    Vì các kỹ thuật cận lâm sàng có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, tiên lượng, theo dõi và điều trị bệnh hiệu quả, đặc biệt bệnh viêm gan B mạn nên để phục vụ chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh viêm gan có hiệu quả, nhiều hệ thống máy móc, thiết bị đồng bộ hiện đại, đặc biệt là kỹ thuật sinh học phân tử hiện đã được Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quan tâm đầu tư.


    Nhiều xét nghiệm mới được MEDLATEC triển khai năm 2014, trong đó phải kể đến xét nghiệm HBsAg định lượng (qHBsAg). Vì xét nghiệm này có giá trị theo dõi diễn biến tự nhiên, đánh giá đáp ứng điều trị và tiên lượng viêm gan virus B mạn.

    PGS TS Nguyễn Nghiêm Luật báo cáo tại hội nghị.
    Hội nghị thu hút sự chú ý của các quý vị đại biểu.

    Ngoài ra, các xét nghiệm mới nhất đang được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn có: các xét nghiệm về đột biến kháng thuốc của virus viêm gan B, kháng nguyên vỏ HCV Ag, một số dấu ấn ung thư mới như ProGRP trong chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ, AFP và AFP - L3 trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan, Pepsenogen I và II trong chẩn đoán sớm ung thư dạ dày, PSA và fPSA trong chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt, ...


    Với việc trao đổi thông tin trong hội nghị, MEDLATEC mong muốn được cùng các giáo sư, bác sĩ cập nhật về ứng dụng của một số xét nghiệm mới trong chẩn đoán và quản lý bệnh nhân, từ đó giúp công tác chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao.


    Bằng việc chú trọng đầu tư công nghệ và các máy y học hiện đại như Cobas 8000, PyroMark Q24 (Đức), Architect 16200 (Mỹ), Cobas Taqman (Roche), máy chụp cắt lớp vi tính,… Bệnh viện cam kết luôn bảo đảm chất lượng xét nghiệm nhằm phục vụ chẩn đoán và điều trị với hiệu quả cao.


    Ngoài xét nghiệm HBsAg định lượng (qHBsAg) được báo cáo tại Hội nghị khoa học MEDLATEC, Bệnh viện còn thực hiện nhiều kỹ thuật khác như:


    - Chẩn đoán hình ảnh:

    Siêu âm ổ bụng;

    CT ổ bụng có tiêm thuốc cản quang;


    - Xét nghiệm:

    + Hóa sinh: AST, ALT, Bilirubin, Glucose, Triglycerid, Cholesterol, Creatinin, Albumin, Globulin, A/G, tổng phân tích nước tiểu, ...

    + Huyết học: tổng phân tích máu, đông máu, …

    Miễn dịch: HBsAg định tính, HBsAg định lượng, HBsAb, HBcAb total, HBcAb IgM, HBeAg, Anti-HBe, HCV Ag, các dấu ấn ung thư, …

    Mô bệnh học

    Sinh học phân tử: HBV-DNA, HCV RNA, đột biến kháng thuốc HBV, đột biến gen BCP/PC, Genotype HBV, Genotype HCV, …

    Thanh Loan
    http://vietnamnet.vn/

  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hay bị nổi mề đay, có phải tôi bị bệnh viêm gan không BS?

    Thứ bảy, 31/01/2015 17:33
    Chào BS, tôi có đi làm xét nghiệm tổng quát, có kết quả là Anti HBs ( D.luong, quantitative ) > 1000 ( >= 10 mUI/ml) va IgE 253. 6 H ( < 130 UI / mL ).

    Dạo này tôi cũng hay bị nổi mề đay. Xin cho hỏi tôi có bị bệnh viêm gan gì không và 2 kết quả này có liên quan gì với nhau không ạ? Xin cảm ơn BS rất nhiều. (Nguyen Thi Mai Huong)


    Hình minh họa - Nguồn Internet


    Chào bạn,




    Theo kết quả xét nghiệm thì bạn không bị viêm gan siêu vi B. Bạn đã có miễn dịch với siêu vi B do có kháng thể antiHBs nồng độ rất cao. Nổi mề đay là biểu hiện của bệnh dị ứng, IgE tăng phù hợp với tình trạng dị ứng. Hai bệnh này không có liên quan đến nhau, bệnh gan do siêu vi không gây ra tình trạng dị ứng ngoài da.



    Thân ái,




    Theo TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa - BV ĐHYD TPHCM
    http://alobacsi.com/

  6. #6
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Những hiểu lầm về bệnh viêm gan B

    Thứ năm, 05/02/2015 09:24

    BS.TS Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa BV Bạch Mai cho biết, viêm gan virus B là bệnh do virus viêm gan B gây ra. Virus này có 8 loại khác nhau từ A, B, C, D, E, F, G, H.

    Ở người lớn bị viêm gan virus B cấp tính có khả năng khỏi bệnh cao hơn rất nhiều so với trẻ em. Ở người lớn bị viêm gan virus B cấp tính 90% số trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành viêm gan virus B mạn tính.

    Nếu trẻ em nhiễm virus
    viêm gan B do lây truyền từ mẹ thì 98% những trẻ em này sẽ mang virus suốt đời và 40% trong số này có nguy cơ sẽ chết vì bệnh xơ gan và ung thư gan. Nếu trẻ em bị nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh trong độ tuổi từ 1-6 thì 70% số trẻ này sẽ khỏi hoàn toàn.




    Viêm gan virus B lây nhiễm như thế nào?

    - Lây truyền qua đường máu: hay gặp do truyền máu và chế phấm của máu có nhiễm virus viêm gan B, dùng kim tiêm chung mà chưa được khử trùng theo đúng tiêu chuẩn.


    - Lây truyền qua quan hệ tình dục


    - Truyền từ mẹ sang con: Virus được truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ, trong thời kỳ mang thai và thời gian mẹ con gần gũi nhau. nếu trong cơ thể mẹ có virus viêm gan B thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con ngay sau khi lọt lòng là 50-90% tùy theo nồng độ virus trong huyết thanh của mẹ cao hay thấp và người mẹ có HBeAg dương tính hay âm tính. Đây là con đường lây truyền nguy hiểm cần phải phòng tránh.

    Diễn biến của nhiễm viêm gan virus B

    BS.TS Vũ Trường Khanh cho biết,sau khi nhiễm virus
    viêm gan B phần lớn người bệnh không có biểu hiện của bệnh chỉ có một số ít người có biểu hiện viêm gan virus B cấp tính đó là: mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn đặc biệt là thức ăn có nhiều chất béo và nhiều chất đạm đạm (trứng, thịt, cá), đau mỏi toàn thân, đi tiểu nước tiểu sẫm màu như nước trà đặc hoặc nước vối tiếp sau đó da và củng mạc mắt vàng tăng dần. Sau 1-2 tháng diễn biến bệnh nhân dần hồi phục. Tuy nhiên trong giai đoạn viêm gan cấp có một tỉ lệ rất ít bệnh nhân có thể viêm gan nặng và suy gan dẫn tới tử vong.

    Khoảng 10% số người lớn sau khi bị viêm gan virus B cấp tính sau 6 tháng vẫn chưa sạch virus mà chuyển sang giai đoạn mạn tính. Trong trường hợp điển hình viêm gan virus B mạn tính bệnh nhân có từng đợt mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, đau vùng gan, có thể có vàng da, khi đi khám bệnh thường được phát hiện có gan to chắc.


    Thật không may mắn cho người bệnh, ở giai đoạn mạn tính hầu như không có biểu hiện các triệu chứng mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.

    Phòng ngừa bệnh và biến chứng

    - Đối với người chưa có miễn dịch với virus viêm gan B cần tiêm phòng.

    - Đối với trẻ em sinh ra từ mẹ mà xét nghiệm có HBsAg dương tính cần được dùng globulin miễn dịch và tiêm phòng vaccine trong vòng 24 giờ ngay sau khi sinh sẽ giúp giảm 95% khả năng lây truyền từ mẹ sang con.

    - Đối với những người viêm gan virus B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường xuyên cứ 3-6 tháng một lần bằng xét nghiệm ALT trong máu, αFP và siêu âm gan.

    - Không dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virus viêm gan B.

    - Trước khi kết hôn cần thử HBsAg nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virus viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.

    Bệnh viêm gan B là bệnh di truyền vì thế thường thấy nhiều người trong gia đình cùng bị bệnh: Theo khoa học, đây là bệnh truyền nhiễm không phải bệnh di truyền, tuy nhiên nếu mẹ bị nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ cao lây truyền sang con trong quá trình sinh đẻ, nhưng có thể hạn chế tới 95% nguy cơ này nếu dự phòng đúng cách.

    Ăn uống chung hoặc tiếp xúc với người bị viêm gan B sẽ bị lây: viêm gan B không lây theo đường ăn uống giống viêm gan virus A, E nên khi ăn chung không bị lây truyền. Vì bệnh chỉ lây theo đường máu nên trong gia đình không được dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virus viêm gan B.

    Các loại thảo dược như: thuốc bắc, thuốc nam có thể điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan virus B: Cho tới nay chưa có công trình khoa học đáng tin cậy nào cho thấy thuốc nam hoặc thuốc bắc có thể chữa khỏi hoàn toàn viêm gan virus B. Viêm gan virus B cấp tính không cần điều trị gì đặc hiệu sau 3-6 tháng 90% số người mắc bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.

    Ở những người viêm gan virus B mạn tính khi dùng thuốc nam hoặc thuốc bắc có thể cải thiện tình trạng chung như: ăn ngon, ngủ tốt hơn nhưng ngày nay khi các phương tiện xét nghiệm hiện đại cho phép đo được nồng độ virus viêm gan B trong máu cho thấy thực chất virus vẫn nhân lên trong cơ thể và gây tổn thương gan.

    Ở người lớn viêm gan virus B cấp tính thì 90% số trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành viêm gan virus B mạn tính, mà chỉ có viêm gan virus mạn tính không được theo dõi và điều trị mới gây ra xơ gan và ung thư gan.

    Người bị viêm gan virus mạn tính phải có biểu hiện: đau vùng gan, không ăn được, sụt cân ,vàng da: Hầu hết bệnh nhân bị viêm gan virus B mạn tính không có biểu hiện ra ngoài mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.

    Tiêm phòng virus viêm gan B là không bị viêm gan virus B: Tiêm vaccine phòng bệnh chỉ có tác dụng khi người đó chưa có nhiễm virus viêm gan B và sau tiêm phải tạo ra được nồng độ kháng thể Anti-HBs > 10 IU/l mới có tác dụng phòng mắc bệnh vì vậy trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs.

    Nếu một người xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg, chưa tiêm phòng trước đó, mà đồng thời có âm tính với Anti-HBs hoặc nồng độ Anti-HBs thấp < 10 IU/l thì cần phải đi tiêm phòng vì cơ thể chưa bị nhiễm virus viêm gan B và cũng chưa có khả năng miễn dịch với bệnh.

    Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà khoa học cho rằng chỉ cần tiêm đủ liều vaccine đều có tác dụng phòng ngừa nhiễm virus viêm gan B ngay cả khi không tạo được nồng độ kháng thể cần thiết (Anti-HBs), thậm chí kể cả trường hợp không tạo được kháng thể. Nếu có HBsAg dương tính việc tiêm phòng không có tác dụng dự phòng.

    Khi xét nghiệm mà có HBsAg dương tính phải kiêng ăn các thức ăn có nhiều đạm và chất béo như thịt cá, trứng, sữa…: Đối với những người không bị béo không phải kiêng thức ăn gì đặc biêt họ có thể ăn uống bình thường và không dùng đồ uống có cồn như: bia, rượu.


  7. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Có thể bị lây viêm gan B khi đã tiêm phòng không?

    Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi vấn đề như sau: tôi đã tiêm phòng viêm gan B khi quan hệ với người bị nhiễm viêm gan B tôi có bị nhiễm không.



    Xin chân thành cảm ơn.








    Chào bạn!



    Về nguyên tắc bạn đã tiêm phòng viêm gan B đủ 3 mũi tức là trong cơ thể bạn đã có kháng thể để chống lại virus viêm gan B này nên khi bạn quan hệ với người bị nhiễm viêm gan B thì khả năng bạn bị lây nhiễm là không có.



    Tuy nhiên, có một điều lo lắng đó là nếu hệ miễn dịch của bạn không được bình thường tức là sự đáp ứng với kháng thể bị thấp hay có một loại chủng virus viêm gan B đột biến khác mà cơ thể bạn không có kháng thể chống lại hay vacxin bạn tiêm không đảm bảo chất lượng do bảo quản không tốt, quá hạn dùng thì khả năng bạn lây nhiễm viêm gan B từ bạn tình vẫn có thể xảy ra được.



    Bạn nên đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ kháng thể viêm gan b trong máu xem mức độ kháng thể của mình như thế nào. Và hãy nên biết cách bảo vệ bản thân khi có quan hệ tình dục bằng cách mang bao cao su để tránh việc lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục bạn nhé.



    Chúc bạn may mắn và sức khỏe!
    CửaSổTìnhYêu



  8. #8
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Nguyên nhân nhiễm virus viêm gan B ở trẻ

    Chủ nhật, 15/02/2015 07:43

    Trong giai đoạn mang thai rất hiếm xảy ra lây truyền viêm gan virus B từ mẹ sang con. Dưới đây là những nguyên nhân nhiễm virus viêm gan B ở trẻ.

    Tôi nghe nói trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm virus viêm gan B nhưng không rõ con đường lây truyền từ mẹ sang con như thế nào. Mong tòa soạn giải đáp. Ngoài mẹ, trẻ có thể bị lây nhiễm từ đâu?

    Nguyễn Thị Lan (Đông Anh, Hà Nội)



    Trong giai đoạn mang thai rất hiếm xảy ra lây truyền viêm gan virus B từ mẹ sang con, không quá 2%. Ảnh minh họa.

    GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư: Trong giai đoạn mang thai rất hiếm xảy ra lây truyền viêm gan virus B từ mẹ sang con, không quá 2%. Virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con chủ yếu vào thời gian sinh đẻ.

    Ở thời điểm này, khi tử cung co thắt, các mạch máu nơi nhau bám cũng bị co thắt có thể giúp máu mẹ tiếp xúc trực tiếp với máu con (bình thường máu mẹ và máu con không tiếp xúc nhau mà chỉ trao đổi chất tại bánh nhau) hoặc khi trẻ chui qua ống âm đạo của mẹ, sự lây truyền sẽ diễn ra trong thời điểm này.

    Nếu mẹ bị nhiễm có HBsAg+ và HBeAg+ thì 90% trẻ sẽ bị lây truyền; hoặc mẹ nhiễm chỉ có HBsAg+ thì khả năng lây truyền là 10%. Ngoài ra, virus viêm gan B có thể truyền sang trẻ khi tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm trong gia đình, người chăm sóc qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu.


  9. #9
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Phòng bệnh viêm gan B bằng cách nào?

    Thứ ba, 17/02/2015 07:17

    Tôi 36 tuổi, sức khỏe bình thường. Hiện nay tôi thấy nhiều người bị nhiễm virut viêm gan B và nghe nói bệnh này nguy hiểm, rất dễ bị lây nhiễm nên rất lo lắng.

    Xin tư vấn về cách phòng căn bệnh nguy hiểm này.

    Thế Sơn (TP. Thanh Hóa)

    Ảnh minh họa - Internet

    Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm, mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh khi chưa có miễn dịch, bệnh để lại hậu quả xấu, tuy vậy, có thể phòng ngừa được.

    Viêm gan B lây truyền theo 3 đường chủ yếu: đường máu, đường tình dục và mẹ lây truyền cho con.

    Vì vậy, để ngăn ngừa viêm gan B, điều đầu tiên bạn không dùng chung các loại bơm kim tiêm, dao cạo râu, tránh tiếp xúc với máu của người khác khi chưa có biện pháp bảo hộ; không dùng chung kim châm trong Đông y. Không quan hệ tình dục bừa bãi.

    Khi quan hệ tình dục, cần dùng bao cao su đảm bảo chất lượng, đặc biệt khi một trong hai người (chồng hoặc vợ, người tình) có kết quả dương tính với HBsAg. Đối với bất kỳ dụng cụ y tế nào khi dùng cho người bệnh hoặc người lành (kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật,…) phải tuyệt đối vô khuẩn.

    Một biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh viêm gan B là tiêm phòng bệnh bằng vaccin viêm gan B. Ngoài ra, để phòng viêm gan, nên hạn chế tối đa các chất kích thích: rượu, bia, các loại nước giải khát có cồn…


    Theo BS Đức Thịnh - Sức khỏe và Đời sống
    http://alobacsi.com/benh-thuong-gap-...092869c485.htm


  10. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ung thư gan - bệnh dễ chết khó phát hiện sớm

    Thứ năm, 26/03/2015 11:44
    Không dùng chung kim tiêm, thực hành tình dục an toàn như sử dụng bao cao su, tránh béo phì, hạn chế sử dụng rượu... để phòng ngừa ung thư gan.

    Ung thư gan nguyên phát là loại ung thư thường gặp đứng thứ sáu trong các ung thư trên toàn cầu và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong của bệnh ung thư. Hơn 95% số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan ở tuổi 45 trở lên.


    Ung thư gan khó nhận biết sớm do triệu chứng nghèo nàn và người bệnh dễ chủ quan bỏ qua. Khi đã phát hiện thì đã tiến triển nặng, khó điều trị và tỷ lệ tử vong cao. Tuy vậy ung thư gan được xem là dễ phòng tránh nhất bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh này.


    Với ung thư vẫn còn hạn chế trong gan, tỷ lệ sống 5 năm là 28%.Ung thư khi phát triển thành các cơ quan lân cận hoặc đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận tỷ lệ sống 5 năm chỉ 7%. Ung thư đã lan đến các cơ quan xa, chỉ 2% người bệnh sống đến 5 năm.


    Hạn chế sử dụng rượu có thể giúp phòng ngừa ung thư gan. Ảnh minh họa: npr.

    Nguyên nhân gây ung thư gan


    - Viêm gan siêu vi mãn tính: Yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với ung thư gan là nhiễm trùng mãn tính virus viêm gan B HBV hoặc virus viêm gan C. Những nhiễm trùng này dẫn đến bệnh xơ gan, tiến triển thành ung thư gan.


    - Sử dụng rượu nặng, nghiện rượu là nguyên nhân gây xơ gan.


    - Béo phì có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan.
    - Bệnh tiểu đường có liên quan với tăng nguy cơ ung thư gan. Người bệnh tiểu đường type 2 thường xu hướng thừa cân hoặc béo phì, do đó có thể gây ra các vấn đề về gan.


    - Nhiễm độc Aflatoxins do ăn loại nấm mốc trong các loại hạt ẩm như đậu, bắp… Những chất gây ung thư được tạo ra bởi một loại nấm có thể gây ô nhiễm đậu phộng, lúa mì, đậu nành, ngô và gạo.

    Tiếp xúc lâu dài với các chất này là một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư gan. Nguy cơ tăng lên nhiều hơn ở những người bị viêm gan B hoặc C nhiễm trùng.


    Dấu hiệu ung thư gan


    Đa số không có dấu hiệu và triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khi triệu chứng xuất hiện, chúng có thể bao gồm giảm cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, đau bụng trên, buồn nôn và ói mửa, mệt mỏi, gan to, bụng sưng phù, vàng da, vàng mắt.


    Phòng ngừa ung thư gan


    - Tránh các yếu tố nguy cơ quan trọng đối với ung thư gan là nhiễm trùng mãn tính virus HBV và HCV. Các virus này có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục không được bảo vệ, mẹ truyền sang con trong lúc sinh nở. Có thể phòng ngừa bằng cách không dùng chung kim tiêm và bằng cách thực hành tình dục an toàn như sử dụng bao cao su.


    - Ngăn ngừa HBV bằng cách chủng ngừa. Không có thuốc chủng ngừa HCV. Điều trị bệnh viêm gan mãn tính do virus B và C nếu bị nhiễm 2 loại virus này. Việc điều trị sẽ làm giảm số lượng virus trong máu và làm giảm tổn thương gan, từ đó làm giảm nguy cơ ung thư gan.


    - Hạn chế sử dụng rượu.Không uống rượu hoặc uống chỉ trong chừng mực có thể giúp ngăn ngừa ung thư gan.


    - Tránh béo phì.


    - Hạn chế tiếp xúc với hóa chất gây ung thư.


    Phát hiện sớm ung thư gan


    Đối với những người có nguy cơ cao bị ung thư gan là xơ gan (từ bất kỳ nguyên nhân nào) hoặc nhiễm trùng viêm gan B, C mãn tính... nên tầm soát ung thư gan bằng cách xét nghiệm máu với alpha-fetoprotein (AFP) và siêu âm mỗi 6-12 tháng.


    AFP là một protein có thể có mặt ở các cấp độ tăng lên ở những bệnh nhân bị ung thư gan. Nhưng nhìn vào mức AFP không phải là một thử nghiệm hoàn hảo cho ung thư gan. Nhiều bệnh nhân bị ung thư gan sớm có mức AFP bình thường. Ngoài ra, nồng độ AFP có thể được tăng từ các loại ung thư khác mà không phải ung thư gan.


    Theo BS Lê Nguyễn Khánh Duy - VnExpress

  11. #11
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Tiêm ngừa vắc-xin phòng viêm gan B sau 3 năm còn tác dụng?

    Thứ hai, 30/03/2015 19:14

    Câu hỏi :

    Em chào bác sĩ,

    Em chích ngừa viêm gan B, Rubella, thủy đậu cách đây 3 năm (2012) bây giờ có thai. Em muốn hỏi BS các vắc-xin trên còn tác dụng không? Xin cảm ơn.


    (nguyễn thị thu sương - nguyensuon...@gmail.com)
    BS Cao Thị Lan Hương:


    Hình minh họa


    Chào em,

    Tác dụng phòng bệnh của các vắc-xin em đã chích ngừa cách đây 3 năm, hiện vẫn có tác dụng.

    Tuy nhiên, nếu em tiêm ngừa vắc-xin phòng
    viêm gan B mà trước đó không làm xét nghiệm HBsAg để kiểm tra có nhiễm/chưa HBV thì em nên kiểm tra lại HBsAg, AntiHBs, vì có nhiều trường hợp không kiểm tra có nhiễm HBV chưa mà tiêm ngừa HBV thì sẽ không có tác dụng bảo vệ, em nhé.

  12. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sau bao lâu cần chích ngừa siêu vi viêm gan B?

    Thứ ba, 31/03/2015 09:40
    Trong gia đình tôi có người bị viêm gan siêu vi B, những người còn lại có dễ bị lây nhiễm không? Cần phòng ngừa như thế nào?

    Trước khi chích vắc-xin ngừa viêm gan siêu vi B cần làm xét nghiệm gì. Nếu quên chích mũi nhắc, có cần chích lại từ đầu? Khi kết quả xét nghiệm máu đã có kháng thể siêu vi viêm gan B thì sau bao nhiêu lâu cần chích lại?
    (Quốc Minh, Q.8, TP.HCM)

    Chào bạn,


    Nếu trong gia đình đã có người bị viêm gan siêu vi B, những thành viên còn lại nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Vì vậy, cần tầm soát bệnh, tiêm ngừa cho những thành viên còn lại; không sử dụng chung những dụng cụ có khả năng gây trầy xước, chảy máu như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ cạo gió...; khi có vết thương cần rửa sạch, sát trùng và băng kín lại; sử dụng biện pháp phòng vệ khi quan hệ tình dục.


    Trước khi chích vắc-xin ngừa viêm gan siêu vi B bạn cần thực hiện hai xét nghiệm HBsAg và antiHBs để biết mình có mắc bệnh, có kháng thể hay không. Nếu đã mắc bệnh, nghĩa là HBsAg dương tính, phải điều trị chứ chích ngừa không hiệu quả.


    Nếu antiHBs dương tính nghĩa là bạn đã có kháng thể siêu vi viêm gan B, không cần phải chích ngừa nữa. Nếu kết quả âm tính trên cả hai xét nghiệm, nghĩa là bạn chưa bị bệnh và cần được bảo vệ bằng cách chích ngừa vắc-xin.


    Chích ngừa viêm gan siêu vi B gồm ba mũi, hai mũi đầu cách nhau một tháng, mũi thứ ba cách mũi thứ hai sáu tháng nên thường bị quên. Mũi thứ ba là mũi chích nhắc lại để tăng hiệu quả tạo kháng thể. Tuy nhiên, chỉ với hai mũi đầu đã có thể tạo kháng thể cho bạn chống lại bệnh trong khoảng 5-10 năm, tùy cơ địa.


    Nếu bạn lỡ quên ngày hẹn chích mũi thứ ba thì vẫn có thể tiếp tục chích sau đó, không cần chích lại từ đầu. Sau khoảng 5-10 năm, nếu kết quả kiểm tra cho thấy lượng kháng thể của bạn vẫn đảm bảo (>10cp/ml máu) thì không cần chích lại.


    Lưu ý, nếu kháng thể siêu vi viêm gan B được tạo ra từ việc chích ngừa thì sau một thời gian, cần phải chích lại khi nồng độ kháng thể trong máu giảm. Nhưng, nếu kháng thể do cơ thể tự tạo ra thì không cần phải chích ngừa, cũng không cần phải làm các xét nghiệm thường quy sau đó.

    Theo BS Trần Ánh Tuyết - Phòng khám Đa khoa quốc tế Yersin
    Phụ Nữ TP.HCM

  13. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhiễm virut viêm gan B có gây xơ gan?

    06-04-2015 14:58 - Theo: alobacsi.com




    Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 1/3 dân số thế giới bị nhiễm virut viêm gan B (HBV) với khoảng 400 triệu người mang HBV mạn tính (HBsAg dương tính).

    Hàng năm, trên thế giới có khoảng hơn 1 triệu người tử vong do biến chứng của viêm gan virut B mạn tính, xơ gan, ung thư gan và bệnh gan giai đoạn cuối.

    Chính vì vậy, bất cứ ai khi kiểm tra biết mình bị nhiễm HBV luôn luôn lo lắng, ăn ngủ không yên, vô hình trung lại là nguyên nhân làm cho bệnh lý tiến triển nặng lên. Thực tế cho thấy, không phải ai nhiễm HBV cũng dẫn tới viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan...
    Cần phải làm gì khi nhiễm HBV?

    Khi kiểm tra máu phát hiện mình bị nhiễm virut viêm gan B, bạn không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh và nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi cũng như điều trị. Có một điểm cần lưu ý, không phải người nào bị nhiễm virut viêm gan B cũng sẽ bị bệnh.



    Người bệnh cần hạn chế đồ ăn xào nhiều dầu mỡ.



    Khoảng 90% người lớn trưởng thành có hệ miễn dịch bình thường sẽ có khả năng loại sạch HBV trước khi chuyển thành viêm gan B mạn tính.


    Tình huống này xảy ra trong 6 tháng đầu tiên từ khi nhiễm HBV và đôi khi gây ra các triệu chứng điển hình của viêm gan cấp với các biểu hiện như: thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Có thể nặng hơn với triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm...

    Một số người nhiễm HBV mạn tính trên 6 tháng nhưng không có triệu chứng gì được gọi là người lành mang mầm bệnh. Lúc này HBV có thể "chung sống hòa bình" với bạn suốt đời, tuy nhiên cũng có một lúc nào đó trở thành thủ phạm gây bệnh cho chính bạn và lây truyền cho người khác. Vì vậy, bạn cần cảnh giác bằng cách đến gặp bác sĩ mỗi 3 - 6 tháng tùy trường hợp để được kiểm tra.

    Khoảng 9 - 10% người nhiễm HBV sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Mức độ tổn thương gan thay đổi từ nhẹ, vừa và nặng; mức độ tổn thương mô học liên quan đến độ trầm trọng của bệnh. Tổn thương gan diễn ra qua 3 giai đoạn

    Giai đoạn 1: kéo dài từ 1 - 10 năm, được đánh dấu bằng sự nhân lên mạnh mẽ của virut; Tổn thương gan trong giai đoạn này còn nhẹ.

    Giai đoạn 2: đặc trưng bởi một sự tăng cường miễn dịch tế bào mà cơ chế khởi phát còn chưa biết rõ. Pha này được gọi là pha chuyển huyết thanh kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

    Giai đoạn 3: đặc trưng bởi sự ngừng nhân lên của virut. Hoạt tính của thương tổn gan rất yếu hoặc không có. Xét nghiệm mô học luôn luôn có bằng chứng của xơ gan không hoạt động.

    Suốt thời kỳ 3 này có thể có một đợt nặng thêm của bệnh, sự nặng thêm này liên quan với việc nhân lên của virut hoặc cũng có thể có sự lây nhiễm một loại virut viêm gan khác như virut viêm gan D hoặc C. Sự nặng lên của bệnh trong giai đoạn này kéo theo tăng cao nguy cơ gây xơ gan và ung thư gan.


    Virut viêm gan B.


    Phòng bệnh và điều trị như thế nào?
    Khi đã nhiễm virut viêm gan B, bạn cần được sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ. Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm virut viêm gan B là tiêm vaccin.

    Đối với trẻ sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg cần phải tiêm HBIG (Hepatitis B immune globulin) và vaccin càng sớm càng tốt, đặc biệt hiệu quả trong vòng 12h sau khi sinh. ở nước ta hiện nay, vaccin viêm gan B đã được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng cho tất cả trẻ em.

    Bên cạnh biện pháp phòng ngừa bằng vaccin thì mọi người cần chú ý với đường lây truyền của bệnh đó là đường máu, đường kim tiêm và cần có các biện pháp tình dục an toàn.
    Đường lây truyền của HBV


    Cách lây truyền của virut viêm gan B là sự tiếp xúc với máu và các chế phẩm của máu, các dịch tiết của cơ thể đặc biệt là tinh dịch và dịch tiết âm đạo, do đó có 3 đường lây cơ bản đó là lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con trong khi sinh. Máu có khả năng lây truyền trong tất cả các giai đoạn nhiễm virut viêm gan B, tính lây nhiễm cao nhất có thể xảy ra ngay trước khi bệnh diễn biến cấp tính.
    Thay đổi trong lối sống giúp kiểm soát viêm gan B

    Một lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ gan của bạn và ngăn ngừa sự tiến triển đến xơ gan, ung thư gan:

    Ăn uống hợp lý:
    Chế độ ăn tốt nhất chỉ vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa...), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua...; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia. Uống rượu khi đang bị viêm gan B sẽ làm bệnh nặng hơn, có thể gây nên tình trạng nguy hiểm gây tổn thương gan và dẫn đến xơ gan và ung thư gan

    Vận động:
    Tập thể dục tuy không thải trừ được virut ra ngoài nhưng có tác dụng giúp bạn giữ và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực quyền. Tuy nhiên, cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi.

    Bỏ thuốc lá:
    Gan chịu trách nhiệm phân hủy các hóa chất độc hại và những chất này gồm có các chất độc trong khói thuốc.

    Thận trọng khi sử dụng thuốc, kể cả các thuốc thảo mộc vì chúng đều có nguy cơ gây độc cho gan. Nói chung, trước khi sử dụng nên có ý kiến tư vấn của bác sĩ.
    Theo BS Nguyễn Bạch Đằng - Sức khỏe và Đời sống

  14. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bị viêm gan B, muốn hiến tặng trứng có được không?

    Thứ hai, 06/04/2015 21:12
    Thân chào bác sĩ,

    Em gái tôi bị viêm gan B, em tôi muốn hiến tặng trứng có được không? Cảm ơn BS.

    (tranngocduyen - tranngocduy...@gmail.com)





    Hình minh họa





    Chào em,

    Virus gây bệnh viêm gan B là HBV có nhiều trong máu và các loại dịch tiết của người bệnh, đb khi có HBeAg (+). Do đó, người bệnh viêm gan do siêu vi B không nên hiến tặng trứng để tránh nguy cơ lây bệnh cho người nhận, em nhé

    http://alobacsi.com/

  15. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tiêm phòng viêm gan B

    Thứ sáu, 10/04/2015 16:46
    Em bị viêm gan B, nên khi sinh con xong con em đã được tiêm phòng viêm gan B hai mũi, và em đã đưa con em đi tiêm phòng đầy đủ các mũi theo quy định của y tế.


    Bây giờ con em đã được 26 tháng rồi em có phải đưa con đi kiểm tra và tiêm phòng gì về bệnh viêm gan B nữa không ạ. Còn đối với em thì em có nên tiêm phòng viêm gan B ko ạ vì em dự định sang năm sinh thêm 1 em bé nữa, nếu tiêm phòng thì em nên tiêm ở đâu được ạ. Mong bác sỹ trả lời giúp em với ạ. Em xin chân thành cảm ơn.


    Ảnh minh họa: Internet



    Chào bạn.


    Với tình trạng của bạn hiện tại, bạn nên đến khám chuyên khoa truyền nhiễm để được tư vấn thêm vì khi bạn bị nhiễm viêm gan B rồi thì không cần phải tiêm phòng viêm gan B nữa.


    Trường hợp con bạn vẫn tiêm phòng viêm gan B theo lịch hẹn tiêm nhắc lại như các trẻ bình thường khác.


    Theo Dinh dưỡng và Sức khỏe

  16. #16
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đã có thuốc chữa dứt bệnh viêm gan B

    Thứ năm, 23/04/2015 16:16
    Các nhà khoa học Úc ngày 22/4 thông báo đã tìm ra loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B mãn tính cho hàng trăm con chuột thí nghiệm và đang bắt đầu thử nghiệm trên người.


    Các nhà khoa học Úc thông báo đã tìm ra loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B mãn tính ở chuột thí nghiệm và đang hi vọng sẽ chữa khỏi bệnh cho người - Ảnh: healthaim.com

    Loại thuốc nói trên là birinapant - một loại thuốc trị ung thư thử nghiệm của Mỹ. Các nhà khoa học nói nó cũng có thể được dùng để chữa HIV và bệnh lao kháng thuốc.


    "Chúng tôi đã thành công 100% trong việc chữa HBV (bệnh do virút viêm gan B) cho hàng trăm con chuột thí nghiệm", ông Marc Pellegrini - đứng đầu nhóm nghiên cứu Viện Walter & Eliza Hall (Viện nghiên cứu y học lâu đời nhất ở Úc có trụ sở tại Melbourne) nói, RT ngày 22-4 trích đăng.


    Birinapant do Mỹ sản xuất, hiện đã được thử nghiệm trên 350 người Mỹ nhưng chưa bán ra thị trường.


    Ông Pellegrini cho biết qua thí nghiệm trên chuột, họ phát hiện nó phá hủy các tế bào bị viêm gan B mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào bình thường.


    Đặc biệt, khi dùng birinapant kết hợp với thuốc kháng virút entecavir, tế bào viêm gan B bị "dọn sạch" nhanh gấp 2 lần so với chỉ dùng mỗi birinapant.


    "Chúng tôi hy vọng kết quả đầy hứa hẹn này cũng sẽ đạt được trong các thử nghiệm lâm sàng trên người - hiện đang được triển khai tại Melbourne, Perth và Adelaide", ông nói.


    Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thế giới hiện có hơn 350 triệu người bị viêm gan B mãn tính, đa số là ở các nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi hạ Sahara. Bệnh có thể gây suy gan, suy thận và ung thư.


    Bệnh nhân phải dùng thuốc suốt đời hoặc cho đến khi có thể được cấy ghép nội tạng. Bệnh khiến hơn 700.000 người tử vong mỗi năm.
    Theo Tường Vy - Tuổi trẻ

  17. #17
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sức khỏe tốt, vì sao xét nghiệm HBsAg cho kết quả dương tính?

    Thứ ba, 28/04/2015 12:28
    Xin chào BS Hương,

    Em 22 tuổi. Một năm trước em đi xét nghiệm HBsAg, kết quả là dương tính với HBsAg.

    Thời gian trước và sau đó em hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện gì bên ngoài, và kể cả bây giờ thì sức khỏe của em vẫn rất tốt. Vậy khả năng em bị viêm gan B có cao không ạ? Em xin cảm ơn BS.

    (Nguyễn Trọng Thể - trongthe…@gmail.com)




    Ảnh minh họa - nguồn internet




    Chào em Thể,


    Nhiễm virus gây
    viêm gan siêu vi B (HBV) không gây viêm gan thì sẽ không có triệu chứng, viêm gan siêu vi B thì có 2 dạng là cấp (tự thải virus trong vòng 6 tháng) và mạn (không tự thải virus được), viêm gan siêu vi B mạn thì đa số là không triệu chứng và thậm chí viêm gan siêu vi B cấp cũng thường không gây triệu chứng gì.


    Do đó, việc em hoàn toàn khỏe mạnh nhưng xét nghiệm HBSAg dương tính là chuyện rất thường gặp. Tuy nhiên, để biết em thuộc dạng nào, nhiễm HBV không gây viêm gan hay viêm gan siêu vi B thì em cần làm thêm một số xét nghiệm như men gan (AST, ALT).


    Do đó, em nên đến khám chuyên khoa Gan mật để xác định tình trạng của mình, từ đó có hướng xử trí thích hợp, vì có trường hợp chỉ theo dõi nhưng có trường hợp phải điều trị đặc hiệu.

    http://alobacsi.com/

  18. #18
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chớ treo gan trước miệng siêu vi

    Thứ hai, 04/05/2015 12:14
    Viêm gan siêu vi là một bệnh truyền nhiễm do nhiều loại siêu vi khuẩn gây ra. Mỗi loại siêu vi có cách thức lây truyền bệnh khác nhau.

    Biết được phương cách lây truyền của bệnh, ta mới có thể tự bảo vệ đồng thời tránh được phần nào sự lây bệnh cho người chung quanh.


    Hai đường lây

    Qua đường ăn uống:
    Viêm gan siêu vi A và E được lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống và đại tiện. Trong thời kỳ phát bệnh, các siêu vi khuẩn này được thải ra thường xuyên trong phân của người bệnh.


    Do đó, biện pháp phòng ngừa bệnh chủ yếu là chú ý vệ sinh thực phẩm và ăn uống. Người đang bị bệnh viêm gan A dứt khoát không được nấu nướng hay chế biến thức ăn cho người khác, thậm chí cũng không nên buôn bán các loại thực phẩm.


    Tạm thời không dùng chung vật dụng ăn uống hàng ngày như ly, chén, muỗng, đũa... với người bệnh ít nhất vài tuần vì bệnh sẽ từ từ thuyên giảm. Nếu có thể, không dùng chung phòng vệ sinh với bệnh nhân viêm gan A. Tập thói quen rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.




    Đông Nam Á, trong đó có nước ta, là nơi đang có tỉ lệ nhiễm siêu vi viêm gan A trên 90% ở trẻ em và thanh thiếu niên. Hầu như chúng ta đều đã bị nhiễm từ lúc còn bé cho nên việc chủng ngừa viêm gan siêu vi A chưa phải là một vấn đề cấp bách đặt ra cho ngành y tế nước ta.


    Tuy nhiên, ở những người đã mắc bệnh viêm gan siêu vi B hoặc C mà chưa bị nhiễm siêu vi A, hoặc những đối tượng đặc biệt dễ có khả năng bị lây nhiễm siêu vi A như giới “gay” (đàn ông đồng tính luyến ái) có quan hệ tình dục qua đường miệng và hậu môn cần chủng ngừa viêm gan A. Nếu để bị nhiễm nhiều loại siêu vi cùng lúc, bệnh có thể nặng hơn và diễn tiến cũng phức tạp hơn.


    Qua đường máu:
    Bệnh viêm gan siêu vi B, C, D và G lây truyền chủ yếu do truyền máu, dùng chung kim tiêm hoặc vật dụng cá nhân với người bệnh (bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kềm cắt móng tay...) nói chung là do tiếp xúc với máu và các chất dịch trong cơ thể của bệnh nhân khi da và niêm mạc của chúng ta trầy xước hoặc bị đâm thủng. Viêm gan siêu vi B còn lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Đặc biệt ở Việt Nam, đường lây lan chủ yếu là từ mẹ sang con trong lúc sinh nở.


    Có những trường hợp bị nhiễm siêu vi viêm gan B hoặc C mà bệnh nhân hoàn toàn không biết hoặc không nhớ đã bị lây từ lúc nào.


    Nhiều cách tránh


    Muốn phòng ngừa các loại siêu vi viêm gan B, C, D, phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
    Người bị nhiễm siêu vi tuyệt đối không được hiến máu, cho tinh dịch hoặc các cơ quan nội tạng... Nếu bị các vết thương như đứt tay hoặc các vết lở loét ngoài da, cần phải được rửa sạch và băng kín.


    Tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân có thể bị dính máu hay gây trầy xước da như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kềm cắt móng tay, đồ cạo gió... Bệnh hầu như không lây qua đường ăn uống hay qua hơi thở, cho nên không cần thiết phải ăn uống riêng. Những sinh hoạt, chung đụng hàng ngày như bắt tay, nói chuyện với người bệnh hầu như không nguy hiểm.

    Không tiêm chích ma túy vì đó là phương cách lây nhiễm quan trọng của viêm gan siêu vi B, C, D và cả HIV... Khi cần tiêm chích thuốc, nên sử dụng các ống tiêm dùng một lần.


    Hạn chế xăm mình, cắt lễ, xỏ lỗ tai, châm cứu ở những nơi không đảm bảo vô trùng. Khi cần chữa răng, làm nội soi, mổ xẻ... hay đi làm bất cứ các thủ thuật nào gây trầy xước da niêm thì nên đến những nơi đáng tin cậy về điều kiện vô trùng.


    Không quan hệ tình dục bừa bãi. Tốt nhất là nên dùng bao cao su để bảo vệ. Nên giữ chế độ “một vợ, một chồng” vì càng có nhiều bạn tình thì nguy cơ lây nhiễm càng cao. Hạn chế quan hệ tình dục khi có kinh hoặc áp dụng các tư thế giao hợp dễ gây xây xát hoặc chấn thương niêm mạc.


    Khi một người trong gia đình bị nhiễm siêu vi B, những người còn lại trong nhà nên đi thử máu xem có bị nhiễm chưa. Nếu chưa thì nên chích ngừa, tiêm chủng đủ liều và đúng thời gian theo lịch chủng ngừa để thuốc đạt tác dụng bảo vệ tối ưu. Viêm gan siêu vi C đến nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa, do đó biện pháp phòng ngừa chủ yếu là tránh tiếp xúc với máu và các chất dịch của người bệnh.


    Người bị viêm gan siêu vi B hoặc C vẫn có thể lập gia dình. Nếu vợ hoặc chồng của bệnh nhân bị viêm gan B được chủng ngừa đầy đủ và hiệu quả thì vẫn an toàn. Việc lây nhiễm siêu vi C trong quan hệ vợ chồng tương đối thấp (1-3%). Nguy cơ lây lan chỉ gia tăng nếu quan hệ tình dục bừa bãi.


    Việc lây nhiễm siêu vi viêm gan B khi thai nhi còn trong bụng mẹ rất thấp. Tuy nhiên người mẹ có thể lây bệnh sang cho con trong lúc sinh nở (sinh tự nhiên hay sinh mổ không khác biệt gì về mức độ lây nhiễm).

    Việc quan trọng cần làm ngay là chủng ngừa viêm gan siêu vi B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh nếu người mẹ bị nhiễm siêu vi này. Siêu vi C cũng có thể lây từ mẹ sang con trong lúc sinh nở nhưng ít hơn siêu vi B rất nhiều. Việc nuôi con bằng sữa mẹ không có nguy cơ lây nhiễm, cho nên người mẹ bị viêm gan siêu vi vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ.



    Ai cần xét nghiệm tìm siêu vi viêm gan?
    - Người bị viêm gan.


    - Những người đi hiến máu, cho tinh dịch hoặc cho cơ quan người.


    - Bệnh nhân chạy thận nhân tạo, truyền máu nhiều lần, chích ma túy, người bị bệnh hoa liễu, nhiễm HIV, con của các bà mẹ bị nhiễm siêu vi B, C mãn tính.


    - Các nhân viên y tế, nhất là khi lấy máu cho bệnh nhân bị viêm gan B hoặc C mà chẳng may bị kim đâm trúng tay.
    - Vợ hoặc chồng hay các thành viên sống trong gia đình có người bị viêm gan B, C.


    - Do đã có chương trình tiêm chủng bệnh viêm gan siêu vi B cho tất cả trẻ sơ sinh, việc xét nghiệm tìm siêu vi B ở phụ nữ có thai không còn được đặt nặng như trước. Tuy nhiên, việc phát hiện tình trạng nhiễm siêu vi B ở phụ nữ có thai vẫn giúp ích cho việc theo dõi người mẹ bị nhiễm cũng như khả năng lây cho con. Còn viêm gan siêu vi C vì chưa có thuốc chủng ngừa nên không cần thiết xét nghiệm cho thai phụ.
    Theo PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng - Người đô thị

  19. #19
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Viêm gan B và những điều cần biết

    Thứ ba, 29/09/2015 09:46

    Viêm gan B là bệnh nguy hiểm, xếp thứ 9 trong các nguyên nhân gây tử vong, song có thể dự phòng hiệu quả nhờ tiêm ngừa.

    Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, ước tính khoảng 2 tỷ người trên thế giới được chẩn đoán đã hoặc đang nhiễm virus này, trong đó 350 triệu người bị mãn tính. Hằng năm hơn một triệu người chết do các tổn thương gan gây ra bởi virus này (viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan).

    Ảnh minh họa:Health
    Cũng theo WHO, 3/4 dân số thế giới sống trong những vùng lưu hành cao dịch viêm gan B, trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ hiện mắc viêm gan B ở nước ta rất cao, ước tính khoảng 8,6 triệu người đang nhiễm, tỷ lệ mạn tính khoảng 8,8% ở nữ và 12,3% ở nam giới.

    Việt Nam là vùng dịch tễ lưu hành của viêm gan siêu vi B nên khả năng lây nhiễm bệnh rất cao. Do vậy, nhằm bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm virus, mọi người cần có kháng thể chống lại virus HBV với nồng độ trong máu ở mức đủ khả năng bảo vệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của văcxin viêm gan B đạt đến 95% trong ngăn ngừa lây nhiễm và các hậu quả mãn tính của nó.


    Năm 2005, sau 3 năm triển khai thí điểm, Việt Nam chính thức đưa văcxin viêm gan B trở thành văcxin thứ 7 trong chương trình tiêm chủng mở rộng (cùng với 6 văcxin truyền thống là lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi). Những trẻ sinh sau thời gian này, nếu tham gia đầy đủ các mũi tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng, đa số đều có miễn dịch đầy đủ với viêm gan siêu vi B.


    Theo khuyến cáo, người trưởng thành hay trẻ lớn chưa được tiêm văcxin từ chương trình tiêm chủng mở rộng và chưa có kháng thể với viêm gan siêu vi B cũng nên tiêm ngừa sớm. Đặc biệt ở nhóm dân số nguy cơ cao lây nhiễm viêm gan B như người thường tiếp xúc với máu và sinh phẩm (bác sĩ, điều dưỡng), chung sống với người bệnh viêm gan B, người có nhiều bạn tình, nam quan hệ đồng giới, người tiêm chích ma tuý, người nhiễm HIV…


    Những năm gần đây, dịch vụ tiêm văcxin có thu phí cũng góp phần tăng thêm lựa chọn cho nhiều gia đình bên cạnh chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhìn chung cả 2 loại văcxin đều được đánh giá tương đương nhau về khả năng hình thành miễn dịch, mức độ bảo vệ và độ an toàn.


    Các xét nghiệm cần làm trước khi tiêm chủng văcxin viêm gan B

    Thông thường, trước khi tiêm văcxin viêm gan B, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm tầm soát viêm gan B. Cụ thể là:

    - HBsAg để tìm kháng nguyên bề mặt của virus (HBV - surface Antigen).

    - AntiHBs (hay HBsAb) để tìm kháng thể kháng nguyên bề mặt của virus (HBV surface Antibody).
    - AntiHBc để tìm kháng thể kháng kháng nguyên lõi của virus (HBV core antibody).

    Kết quả:


    Nếu HBsAg dương tính tức là đang nhiễm virus (cấp hay mạn tính) thì không có chỉ định tiêm văcxin.


    Nếu HBsAg âm tính, antiHBs dương tính, AntiHBc âm tính: Người này đã miễn dịch nhờ tiêm chủng trước đó.


    Nếu HBsAg âm tính, antiHBs dương tính,AntiHBc dương tính: Người này đã có miễn dịch nhờ nhiễm HBV trước đó và khỏi bệnh.


    Nếu HBsAg âm tính, antiHBs âm tính: Người này chưa có miễn dịch, không nhiễm bệnh, có chỉ định tiêm văcxin.


    Phí tiêm văcxin viêm gan B theo liều ở Viện Pasteur TPHCM:

    - EUVAX B: Người trên15 tuổi giá 120.000 đồng. Từ 15tuổi trở xuống 80.000 đồng.
    - ENGERIX B: Trên 19 tuổi giá 130.000 đồng. Từ 19 tuổi trở xuống là 90.000 đồng.
    - HBVAX PRO: Trên19 tuổi 130.000 đồng. Từ 19 tuổi trở xuống 75.000 đồng.
    - HEPAVAX-GENE: 120.000 đồng.


    Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpress
    http://alobacsi.com/benh-thuong-gap-...356636c485.htm


  20. #20
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ ba, 27/10/2015 10:57

    Tại TPHCM có thể làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B ở đâu?

    Tôi không rõ là tôi đã tiêm phòng viêm gan B hay chưa, nay tôi muốn tới viện Pasteur để xét nghiệm và tiêm phòng.





    Vậy AloBacsi có thể cho tôi bảng giá xét nghiệm và tiêm phòng của viện Pasteur năm 2015 không? Và tôi có thể đi bệnh viện nào khác để xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B trong khu vực TPHCM không? Xin cảm ơn!

    (Tống Giang - tg.giang...@gmail.com)

    Bạn thân mến,

    Tại TPHCM, ngoài
    viện Pasteur TPHCM, bạn có thể đến những địa điểm sau để làm xét nghiệm và được tiêm phòng vắcxin viêm gan B:

    BV Đại học Y dược TPHCM
    215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM
    ĐT: 08 3855 4269

    BV Chợ Rẫy
    201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TPHCM
    ĐT: 08 3955 9856
    Web: www.choray.org.vn

    BV Nhân dân 115
    527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM
    ĐT: 08 3865 2368

    BV Nguyễn Tri Phương
    468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, TPHCM
    ĐT: 08 3923 8096

    Xét nghiệm viêm gan B tại viện Pasteur TPHCM bao gồm:
    - HBsAg: 80.000 đồng
    - Anti HBs: 90.000 đồng
    - Anti HBc: 110.000 đồng

    Bảng giá vắc xin tại viện Pasteur TPHCM được niêm yết như sau:

    Loại vắc xin
    Tên thuốc
    Giá tiền/ 1 liều
    Huyết thanh kháng uốn ván
    - TETANEA
    100.000 đ
    Vắc xin uốn ván
    - VAT Việt Nam
    - TETAVAX
    30.000 đ
    60.000 đ
    Huyết thanh kháng dại
    - FAVI RAB
    130.000 đ/ml
    Vắc xin ngừa dại
    - VERORAB (tiêm bắp)
    - VERORAB (tiêm trong da)
    160.000 đ/lọ
    55.000 đ/(0,1 ml)
    Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi A
    - AVAXIM 160
    - EPAXAL
    - AVAXIM 80 (trẻ em)
    400.000 đ
    460.000 đ
    340.000 đ
    Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B
    - EUVAX B
    >15 tuổi: 120.000 đ
    ≤15 tuổi: 80.000 đ
    - ENGERIX B
    >19 tuổi: 130.000 đ
    ≤19 tuổi: 90.000 đ
    - HBVAX PRO
    >19 tuổi: 130.000 đ
    ≤ 19 tuổi: 75.000 đ
    HEPAVAX-GENE
    120.000 đ
    Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi A – B
    - TWINRIX
    450.000 đ
    Vắc xin ngừa viêm màng não mủ do HIB
    - PEDVAX-HIB
    - HIBERIX
    - ACT-HIB
    220.000 đ
    260.000 đ
    285.000 đ
    Vắc xin ngừa Viêm não nhật bản B
    - JEV
    ≥ 3 tuổi: 80.000 đ
    < 3 tuổi: 40.000 đ
    Vắc xin ngừa viêm màng não mủ do Meningo A+C
    - MENINGO A+C
    160.000 đ
    Vắc xin ngừa Viêm màng não mủ, Viêm phổi do Phế cầu
    - PNEUMO 23
    330.000 đ
    Vắc xin ngừa thủy đậu (trái rạ, đậu mùa)
    - VARILRIX
    - OKAVAX
    370.000 đ
    480.000 đ
    Vắc xin ngừa thương hàn
    - TYPHIM VI
    160.000 đ
    Vắc xin ngừa cúm
    - VAXIGRIP 0,25 ml
    - VAXIGRIP 0,5 ml
    - INFLEXAL 0,5 ml
    - INFLUVAX 0,5 ml
    - FLUARIX 0,5 ml
    170.000 đ
    220.000 đ
    230.000 đ
    210.000 đ
    200.000 đ
    Vắc xin ngừa sởi, quai bị, rubella
    - MMRII
    - PRIORIX
    - TRIMOVAX
    125.000 đ
    120.000 đ
    150.000 đ
    Vắc xin ngừa HPV (ung thư cổ tử cung)
    - GARDASIL
    - CERVARIX
    1.300.000 đ
    850.000 đ
    Vắc xin ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B
    - TRITANRIX-HB
    110.000 đ
    Vắc xin ngừa bạch hầu, ho gà (vô bào), uốn ván, bại liệt
    - TETRAXIM
    320.000 đ
    Vắc xin ngừa bạch hầu, ho gà (vô bào), uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ Hib
    - PENTAXIM
    650.000 đ
    Vắc xin ngừa bạch hầu, ho gà (vô bào), uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ Hib, viêm gan B
    - INFANRIX-hexa
    680.000 đ
    Vắc xin ngừa tiêu chảy cấp (trẻ em)
    - ROTARIX 1ml
    750.000 đ



    Trân trọng,

    AloBacsi.com

Trang 11 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 910111213 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •