Trang 12 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 21011121314 ... CuốiCuối
Kết quả 221 đến 240 của 311

Chủ đề: Tổng quan về viêm gan siêu vi B và viêm gan C

  1. #221
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    6 Nguyên nhân gây suy gan mà bạn không ngờ tới

    Thứ Năm 21/1/2016 05:45:45 PM

    SKĐS - Rượu thường bị qui là thủ phạm gây suy gan. Tuy nhiên, có những yếu tố khác có thể làm suy yếu gan và cuối cùng là khiến nó không hoạt động. Dưới đây là những nguyên nhân gây suy gan và cách phòng tránh.


    1. Hội chứng chuyển hóa


    Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao, mỡ bụng, đường huyết cao, chu vi vòng bụng lớn. Những yếu tố nguy cơ này làm tăng khả năng bị các bệnh tim mạch và tiểu đường típ 2. Mặc dù, tất cả mọi người đều ý thức được điều này, nhưng ít người biết rằng hội chứng chuyển hóa cuối cùng có thể gây suy gan. Trên thực tế, nó là một nguyên nhân chính của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Quá nhiều glucose hoặc đường trong máu được tích trữ thành mỡ trong gan, có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ, viêm và để lại sẹo. Sau một thời gian, gan kém hoạt động và dẫn tới suy. Nếu các tĩnh mạch gan bị tổn hại, nó có thể hạn chế lưu thông máu và dẫn đến tăng huyết áp kịch phát đe dọa tính mạng.

    Phòng tránh: Bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tư vấn bác sĩ nếu bạn có bất cứ yếu tố nguy cơ nào. Cách này không chỉ giúp bạn phòng tránh được các bệnh tim mạch và tiểu đường mà còn cải thiện sức khỏe của gan.

    2. Nhiễm vi-rút
    Các nhiễm trùng vi-rút phổ biến nhất có thể dẫn tới suy gan là viêm gan B và C. Ngoài ra, còn có nguy cơ gắn liền với viêm gan A. Bệnh mụn rộp không được điều trị cũng có thể dẫn tới suy gan.


    Phòng tránh: Suy gan do viêm gan có thể phòng trách được bằng cách tiêm phòng, điều trị sớm và uống thuốc theo chỉ định hoặc quan hệ tình dục an toàn. Nhớ là bạn có thể bị viêm gan C nếu quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ.

    3. Béo phì
    Béo phì là một tình trạng mạn tính và có thể dẫn tới những rối loạn sức khỏe khác nhau bao gồm gan nhiễm mỡ. Dư thừa chất béo tích tụ trong gan có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ, từ đó gây tổn thương cho các tế bào gan. Điều này dẫn tới xơ gan hoặc sẹo trong gan và cuối cùng là suy gan.


    Phòng tránh: Nếu bạn có chỉ số BMI cao và béo phì, bạn cần kiểm soát trọng lượng của mình. Ăn uống hợp lý, luyện tập thường xuyên và có thể lựa chọn phẫu thuật giảm cân. Tuy nhiên, đây nên là lựa chọn cuối cùng. Duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh có thể giúp bạn tránh những biến chứng của bệnh tiểu đường, tim mạch và hơn nữa là phòng tránh suy gan.

    4. Các loại thuốc
    Một số thuốc kê đơn gồm kháng sinh, các thuốc chống viêm không steroid và chống co giật có thể gây suy gan cấp. Những người bị bệnh lao và uống thuốc trong thời gian dài cũng có thể có nguy cơ cao hơn.

    Phòng tránh: Dừng uống thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ về những rắc rối với thuốc kê đơn bạn gặp. Một số người dễ bị phản ứng với những loại thuốc nhất định hơn so với những người khác. Vì vậy cần thảo luận chi tiết với các bác sĩ về loại thuốc bạn uống và những nguy cơ của nó đối với những cơ quan quan trọng trong cơ thể.

    5. Các bệnh tự miễn
    Viêm gan tự miễn là tình trạng các tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào gan và phá hủy chúng. Đây là tình trạng mạn tính và dẫn tới viêm và tổn thương gan. Khi hệ miễn dịch tấn công những tế bào gan khỏe mạnh, nó có thể dẫn đến xơ gan, là tình trạng các mô sẹo thay thế mô gan khỏe mạnh và làm tắc nghẽn lưu thông máu tới gan.

    Phòng tránh: Khi hệ miễn dịch của cơ thể chống lại bạn, sẽ rất khó để ngăn chặn. Nhưng nhờ chẩn đoán đúng và điều trị thích hợp, tình trạng này có thể được kiểm soát hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ghép gan có thể trở nên cần thiết để đối phó với tình trạng này.

    6. Bổ sung thảo dược
    Đôi khi các thảo thuốc thảo dược không kê đơn được cho là an toàn cũng có thể là mối đe dọa cho gan. Các độc tố hoặc hóa chất trong các chế phẩm thảo dược có thể khiến gan dần dần bị sẹo và tổn thương.

    Phòng tránh: Không dùng các loại thuốc thảo dược nhất là trong thời gian dài mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
    BS Cẩm Tú
    (Theo THS)

  2. #222
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Uống thuốc điều trị viêm gan B mãn tính có ảnh hưởng đến tinh trùng?


    Thứ sáu, 22/01/2016 12:17

    Em đang uống thuốc tenofovir và Agicarvir. Những loại thuốc này có ảnh hưởng tới chất lượng hay làm dị dạng tinh trùng không bác sĩ?




    Chào bác sĩ,

    Em bị
    viêm gan B mãn tính, men gan tăng gấp 3 lần bình thường. Số virut lên đến 10mu8. Bác sĩ kê cho em uống những loại thuốc sau: tenofovir và Agicarvir. Xin cho em hỏi:

    - Trong thời gian em uống thuốc, điều trị bệnh, vợ em có thể mang thai không? Những loại thuốc đó, có ảnh hưởng tới chất lượng hay làm dị dạng tinh trùng không? Em xin cảm ơn rất nhiều!


    (Nguyễn Văn Nam - caurongdn05113@gmail.com)


    Ảnh minh họa


    Anh Nam thân mến,


    Nếu là người nữ thì không thể dùng những thuốc đó khi mang thai nhưng người nam thì không sao. Anh an tâm điều trị, vợ anh vẫn mang thai bình thường.

    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy
    Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y hoa Medic (Hòa Hảo)


  3. #223
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    HBsAg 0.143<1UI/L; Anti HBs 155.1 nghĩa là sao?


    Thứ sáu, 22/01/2016 12:05

    Kết quả HBsAg 0.143<1UI/L; Anti HBs 155.1 Negative:<10UI/L có phải em đã bị viêm gan B không bác sĩ ơi?





    Chào bác sĩ,

    Bác sĩ cho em hỏi về kết quả xét nghiệm viêm gan B, em đã được công ty cho xét nghiệm và kết quả như sau:

    (Viêm Gan Hepatitis)

    HBsAg 0.143<1UI/L (Kết quả như vậy có nghĩa là sao vậy bác sĩ)

    Anti HBs 155.1 Negative:<10UI/L (Bác sĩ có thể giải thích giúp em như vậy có bị viêm gan B hay không và em cần làm gì tiếp theo ạ?)

    Kết quả Liver fuction của em là:

    KET QUA Normal Range KET QUA Normal Range

    GGT 51,65 (11-55)U/L 51.65 (11-55)U/L

    Bác sĩ có thể cho em biết thêm thông số xét nghiệm chức năng gan của em như vậy có gì không bình thường không ạ?

    Cảm ơn bác sĩ


    (Tăng Hữu Tấn - TPHCM)

    Ảnh minh họa

    Bạn Tấn thân mến,

    Theo kết quả thì bạn đang không nhiễm virus B mà có kháng thể đối với virus B.


    Chức năng gan có nhiều thông số, bạn chỉ cho tôi biết 1 thong số GGT mà thông số này theo phòng xét nghiệm đã làm thì trong giới hạn bình thường.

    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy
    Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y hoa Medic (Hòa Hảo)


  4. #224
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đã từng nhiễm viêm gan siêu vi B có nên tiêm ngừa?



    Thứ sáu, 22/01/2016 11:50

    Những người đã từng có nhiễm virus B trong quá khứ, khi tiêm ngừa có thể không tạo thành kháng thể được.





    Năm 2007 tôi bị nhiễm siêu vi B. Đến năm 2012 tôi xét nghiệm HBsAg âm tính. Tôi có đi tiêm ngừa vào năm 2013 nhưng hiện nay xét nghiệm thì anti HBsAg âm tính. Xin hỏi bác sĩ kết quả như vậy là sao ạ?

    (Nguyễn Ngọc Anh - Bình Thuận)


    Ảnh minh họa

    Bạn Ngọc Anh thân mến,


    Bạn từng nhiễm siêu vi B, đã khỏi HBsAg âm tính, tuy nhiên AntiHBc sẽ còn dương tính rất lâu. Vì vậy, những người đã từng có nhiễm virus B trong quá khứ, khi tiêm ngừa có thể không tạo thành kháng thể được. Vì vậy bạn đừng tiêm ngừa nữa, có thể khám định kỳ về gan mỗi 6 tháng. Khi bạn có bệnh gì cần dùng một số thuốc đặc biệt lâu dài, bạn có thể báo cho bác sĩ biết là bạn có nhiễm siêu vi B trong quá khứ, vì đôi khi bệnh sẽ bùng phát lại khi cơ thể bạn suy yếu.


    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy
    Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y hoa Medic (Hòa Hảo)

    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 22-01-2016 lúc 17:09.

  5. #225
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhờ AloBacsi giải thích giúp tôi kết quả xét nghiệm?

    Thứ sáu, 22/01/2016 15:53

    Kết quả xét nghiệm dưới đây của tôi đã quá ngưỡng nguy hiểm chưa AloBacsi ơi?




    Chào bác sĩ! Tôi đi làm xét nghiệm về viêm gan B kết quả như sau :

    - HBsAg(Nagetive) Dương tính. Định lượng = >3.000/0.266

    - HBeAg (Nagetive) Dương tính. Định lượng = 2.499/0.155

    - An ti HBE Âm tính

    - An ti HBs Âm tính

    - ALT (SGPT) = 38

    - ÁT (SGOT) = 33

    - GGT (Glutamin) = 45

    - ToTal (< 1.0mg/dl) = 0.70

    - Direct (<0.2 mg/dl) = 0.12

    - CEA Âm tính

    - H.Polory ( Negative) Âm tính

    Xét nghiệm xong bs nói tôi nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị và bác sĩ điều trị cho tôi đơn thuốc như sau: Lavivudin 100g = 30 viên ngày uống 1 viên; Fortex = 60 viên ngày uống 2 lần/1 viên; Boganie 1 hộp ngày uống 2 lần/2 viên.

    Do không hiểu rõ nên tôi rất hoang mang xin bác sĩ bớt chút thời gian trả lời tư vấn cho tôi những vấn để sau:

    1. Bệnh của tôi đã quá ngưỡng nguy hiểm chưa?

    2. Tôi cần phải điều trị như thế nào, với loại thuốc gì và bệnh này có thể khỏi được không?

    3. Bác sĩ điều trị cho tôi đơn thuốc như thế có đúng chưa? Nếu đúng thì cần uống trong bao lâu?

    4. BS có thể giải thích cho tôi hiểu rõ về kết quả xét nghiệm.

    Rất mong Bs trả lời tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.


    (Hoàng Sáu - hasaukt@gmail.com)




    Ảnh minh họa
    Anh Sáu thân mến,

    Anh có làm xét nghiệm AntiHbcIgM chưa? Hay anh biết đã nhiễm HBV trên 6 tháng. Nếu anh nhiễm trên 6 tháng là nhiễm mãn tính. Hiện tại chức năng gan anh tốt, chưa có xét nghiệm HBVDNA? Chưa có đánh giá mức độ xơ hóa gan FibroScan hay Fibrotest…? Tôi nghĩ cần đánh giá kỹ hơn xem anh có chỉ định dùng thuốc chưa? Nếu có thì có thể các loại khác tốt hơn là Lamivudin.

    Thời gian điều trị viêm gan B mãn rất lâu có thể nhiều năm, nếu đúng phác đồ thuốc tiêm PegIFN thì có thể là một năm. Tuy nhiên, phác đồ này tốn kém, có tác dụng phụ, hiệu quả chưa cao.


    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy
    Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y hoa Medic (Hòa Hảo)


  6. #226
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    AloBacsi ơi, Anti-HBS dương tính (206.3) nghĩa là sao?



    Thứ sáu, 22/01/2016 15:43


    Trong đợt khám sức khỏe của công ty thì em nhận kết quả là: Anti-HBS dương tính (206.3): đã có kháng thể viêm gan B. Vậy kết quả đó có nghĩa là gì ạ?





    Dạ chào bác sĩ. Trong đợt khám sức khỏe của công ty thì em nhận kết quả là: Anti-HBS dương tính (206.3): đã có kháng thể viêm gan B. Vậy kết quả đó có nghĩa là gì? Em có bị nhiễm viêm gan B không? Em có cần chích ngừa không? Em nên làm gì? Em cám ơn bác sĩ nhiều.

    (Vũ Thị Tú Uyên - Biên Hòa)


    Ảnh minh họa


    Bạn Uyên thân mến,

    AntiHBs dương tính 206 U, nếu HBsAg âm tính thì không cần tiêm ngừa. Bạn không đang nhiễm siêu vi B và có kháng thể ngừa bệnh.


    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy
    Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y hoa Medic (Hòa Hảo)


  7. #227
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhờ AloBacsi xem giúp tôi kết quả xét nghiệm?


    Thứ sáu, 22/01/2016 15:38

    Nhờ AloBacsi giải thích rõ giúp tôi kết quả xét nghiệm sau. Xin cảm ơn.





    Kính thưa bác sĩ, tôi có xét nghiệm máu cách nay 1 năm, chỉ số là:

    Sinh hóa:

    - SGOT (AST) 31.6 (<32) UI/L

    - SGPT (ALT) 23.2 (<33) UI/L

    - GGT 19.3 ( <0) UI/L

    - Bilirubin Toàn phần: 12.64 (<21.00) umol/L

    - Bilirubin Liên hợp : 2.44 (<3.40) umol/L

    Kết luận: HBsAg: Dương tính: 6224 (COL< 1.0)

    Anti HBs: Âm tính : < 2.00 (<10 ) IU/L

    Total Anti HBc : Dương tính : 0. 009 (COI> 1.0)

    Kính thưa bác sĩ vậy là sao? Làm ơn giải thích rõ giùm tôi và chỉ định.

    Thành thật biết ơn BS!


    (Thích Nữ Lệ Đạo - ledao632000@gmail.com)

    Ảnh minh họa

    Thưa cô,

    Theo xét nghiệm thì cô có nhiễn HBV, nhưng có thể cách đây 1 năm chức năng gan của cô tốt, mặc dù cô chưa làm HBVDNA, siêu âm, FibroScan… nhưng bệnh siêu vi B rất nguy hiểm. Nó có thể nằm yên hoặc tiến triển. Vì vậy cô nên đến bác sĩ chuyên khoa gan để khám định kỳ theo dõi và điều trị khi có chỉ định. Cô để một năm mà chưa khám lại thì hơi lâu, cô nên đi khám lại cô nhé.


    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy
    Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y hoa Medic (Hòa Hảo)


  8. #228
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kết quả xét nghiệm viêm gan B có chính xác?


    Thứ sáu, 22/01/2016 15:31

    Em 2 lần xét nghiệm viêm gan B kết quả âm tính ở Pasteur. Em qua phòng khám chưa kịp hỏi thì BS cho tiêm ngừa phác đồ 3 mũi (0,1,6 tháng). Như vậy có vấn đề gì không ạ?





    Chào bác sĩ, chuyện là tháng trước em có ra Pasteur xét nghiệm bệnh viêm gan B thì kết quả là HbsAg: Dương tính, Anti-HBs: Dương tính, Anti-HBc: Âm tính.

    Tháng này em vừa đi xét nghiệm lại ở Pasteur thì cả 3 đều âm tính. Em thử xét nghiệm lại lần nữa ở Pasteur thì cả 3 thứ cũng âm tính, tức là em đã có 2 lần xét nghiệm âm tính ở Pasteur. Em qua phòng khám chưa kịp hỏi thì bác sĩ đã cho tiêm ngừa phác đồ 3 mũi (0,1,6 tháng).

    Cho em hỏi như vậy thì có vấn đề gì không bác sĩ, theo em tìm hiểu thì dù cho bệnh có hết đi nữa thì xét nghiệm phải phát hiện kháng thể Anti-HBs phải không bác sĩ? Trường hợp của em là sao, có phải lần đầu có nhầm lẫn gì không?



    Ảnh minh họa

    Bạn Windy thân mến,

    Tôi nghĩ có nhiều khả năng lần đầu tiên xét nghiệm bị nhầm lẫn vì khi có nhiễm virus B thì Anti HBc luôn dương tính. Bạn đã làm lại 2 lần cả 3 đều âm, vậy bạn không có nhiễm HBV đâu, bạn an tâm.


    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy
    Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y hoa Medic (Hòa Hảo)


  9. #229
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cần làm xét nghiệm gì để chẩn đoán bệnh gan?


    Thứ sáu, 22/01/2016 15:21

    Bạn có thể làm thêm AntiHBcIgM để xác định nhiễm cấp hay mạn tính, HbeAg, siêu âm gan...



    Chào bác sĩ, 22 tuần trước em có đi xét nghiệm gan HbsAg duơng tính, AntiHBs là âm tính AST 14 ALT 12 định lượng HBV DNA là không phát hiện (nguỡng 300cps/ml). Vậy BS cho em hỏi tình trạng bệnh của em ra sao và có hết bệnh không ạ. Và em xét nghiệm thêm gì không?


    (Tuyết Anh - tuyetanh090293@gmail.com)



    Ảnh minh họa


    Tuyết Anh thân mến,


    Bạn có thể làm thêm AntiHBcIgM để xác định nhiễm cấp hay mạn tính, HbeAg, siêu âm gan... Nhìn chung tình trạng bệnh hiện tại của bạn là ổn, chưa cần dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến bác sĩ chuyên khoa gan để khám định kỳ theo dõi vì tiến triển của bệnh khó nói trước được. Bạn cũng nên cho người thân đi tầm soát vì bệnh có thể lây lan.


    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy
    Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y hoa Medic (Hòa Hảo)


  10. #230
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Virút viêm gan C - sát thủ thầm lặng

    Thứ Bảy 23/1/2016 12:40:57 PM



    SKĐS - Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh nhân viêm gan C dễ dàng chuyển sang xơ gan và ung thư gan.

    Viêm gan C nguy hiểm thế nào?


    Nhiều bệnh nhân biết đến bệnh viêm gan B nhưng lại bỏ qua viêm gan C. Theo các chuyên gia, nếu viêm gan B là bệnh không thể trị dứt điểm và không quá nguy hiểm thì viêm gan C là căn bệnh trong yên lặng, có thể điều trị dứt điểm nhưng lại có tính sát thủ rất mạnh. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh nhân viêm gan C dễ dàng chuyển sang xơ gan và ung thư gan.


    Virút siêu vi C: cực kỳ nguy hiểm



    Theo TS.BS. Phạm Thị Thu Thủy, Trưởng khoa Gan bệnh viện Đa khoa Medic thì cùng với viêm gan A và B, viêm gan C cũng là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Và dù tần suất mắc bệnh viêm gan siêu vi C ít gặp hơn so với bệnh viêm gan do virút A và B nhưng virút viêm gan C tỏ ra uy lực và có những tấn công gây tác hại lớn cho gan. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách, người mang bệnh rất dễ dàng chuyển qua giai đoạn xơ gan, ung thư gan.


    Theo BS. Thủy, viêm gan C được xem là một căn bệnh “yên lặng”. Khi người bệnh nhiễm bệnh, virút viêm gan C đi từ máu đến gan và trú ngụ ở đó. Nó tấn công và gây hại lên gan rất lớn nhưng các triệu chứng viêm gan C thường không có biểu hiện rõ ràng; chỉ có thể nhận biết được bệnh khi có các xét nghiệm và chẩn đoán chuyên sâu.




    Nhóm xét nghiệm để nhận biết cơ thể có bị nhiễm virút viêm gan C hay không là anti-HCV. Đây là loại kháng thể do cơ thể tạo ra để phản ứng với virút viêm gan C. Nếu xét nghiệm cho thấy anti-HCV dương tính thì chứng tỏ bệnh nhân đã hoặc đang bị nhiễm siêu vi C. Tuy nhiên để kiểm tra chính xác về mức độ tổn thương gan thì sẽ có các xét nghiệm khác như HCV ARN, siêu âm, CT-Scan, MRI, sinh thiết gan…
    Triệu chứng viêm gan C

    Thông thường, bệnh nhân bị viêm gan siêu vi C thường có khả năng tự hết bệnh mà không cần điều trị. Gan sẽ tự điều tiết ra các kháng thể để chống lại và tiêu diệt virút viêm gan C. Dấu hiệu duy nhất cho thấy gan đã miễn dịch được virút này là sự hiện diện của kháng thể chống virút siêu vi C trong máu. Đáng tiếc là chỉ có khoảng 15 - 30% người bị nhiễm virút siêu vi C có khả năng chống chọi và vượt qua giai đoạn nhiễm bệnh, hơn 70% là không thắng nổi và chuyển sang giai đoạn mạn tính, nặng hơn trước.


    Ở giai đoạn mạn tính, virút bắt đầu có những tấn công gây tổn thương gan nặng nề và xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, người bị đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, vàng da… Virút gây ra tổn thương và tăng nồng độ của men gan (AST và ALT) trong máu. Gan bị xơ hóa trên diện rộng và phá hỏng những chức năng quan trọng của gan là chuyển hóa và giải độc, dẫn đến xơ gan. Giai đoạn này nếu không có những biện pháp điều trị tích cực sẽ dẫn đến biến chứng cho gan và gây ung thư gan. Viêm gan C có diễn biến thầm lặng, có thể mắc bệnh kéo dài trong thời gian 10 hoặc 20 năm.


    Đã tiêm ngừa viêm gan B - liệu có bị nhiễm virút C?



    Nhiều người thắc mắc, nếu đã chủng ngừa viêm gan siêu vi B thì liệu có bị nhiễm virút viêm gan C? BS. Thủy cho biết: Nếu đã tiêm ngừa virút viêm gan siêu vi B thì chỉ có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm siêu vi này. Còn viêm gan C là một loại siêu vi hoàn toàn khác hẳn và chưa có chủng ngừa tiêm phòng; do đó để ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan siêu vi C bạn nên áp dụng các phương pháp tránh phơi nhiễm viêm gan C như: không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh, quan hệ tình dục an toàn…
    Phòng ngừa viêm gan C như thế nào?

    Bác sĩ Thủy cũng chia sẻ: với những tiến bộ của y học hiện nay, bệnh viêm gan siêu vi C là hoàn toàn có thể điều trị và chữa khỏi. Vì vậy việc tầm soát và nhận biết được bệnh sớm để theo dõi, điều trị kịp thời là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc xét nghiệm và chẩn đoán bệnh viêm gan siêu vi C ở nước ta có chi phí khá cao nên bệnh nhân thường ngần ngại và không đi kiểm tra, xét nghiệm theo định kỳ.


    Thực tế nếu viêm gan C càng được phát hiện sớm bao nhiêu thì khả năng điều trị khỏi càng cao bấy nhiêu. Ngoài ra, người bệnh nên lựa chọn những cơ sở y tế đáng tin cậy để có kết quả kiểm tra chính xác. Đồng thời, tự bảo vệ bản thân thông qua việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý và thường xuyên vận động để cơ thể có sức đề kháng tốt.


    HỒNG MINH

    http://suckhoedoisong.vn/virut-viem-...g-n111288.html

  11. #231
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bác sĩ ơi, kết quả xét nghiệm của con là bệnh gì?

    Thứ sáu, 22/01/2016 23:54

    Anti HBs định lượng 14 (bình thường là <10) Anti HCV (ELISA) GREZONE(S/CO=1.02), cần thử lại sau 3 tháng (bình thường S/CO<1). Kết quả xét nghiệm của con nói lên bệnh gì vậy ạ?




    Chào bác sĩ,

    Kết quả xét nghiệm của con ghi là: Anti HBs định lượng 14 (bình thường là <10) Anti HCV (ELISA) GREZONE(S/CO=1.02), cần thử lại sau 3 tháng (bình thường S/CO<1). Vậy cho con hỏi con có bị bệnh gì không?

    Cám ơn bác sĩ.


    (Huỳnh Ngọc Lợi - Đồng Tháp)



    Ảnh minh họa

    Bạn Lợi thân mến,

    Bạn nên làm thêm HBsAg xem bạn có nhiễm không, kháng thể AntiHBs thì rất thấp.



    AntiHCV làm như vậy chưa đánh giá được chính xác có thể là do kỹ thuật xét nghiệm. Bạn có thể làm lại sau 1 tháng và làm thêm HCVRNA để xác định.


    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy
    Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y hoa Medic (Hòa Hảo)


  12. #232
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bị nhiễm khuẩn HP và viêm gan B điều trị thế nào?


    Thứ bảy, 23/01/2016 00:04

    Em khám tổng quát bị viêm gan B, nhiễm khuẩn pylori và bác sĩ có cho uống thuốc 2 tuần. Em cảm thấy lo lắng khi không biết bệnh tình mình thế nào. Nhờ BS tư vấn giúp em.





    Thưa bác sĩ. Em tên Nhi em có một số thắc mắc cần bác sĩ giải đáp ạ.

    - Vừa rồi em có đi khám tổng quát bác sĩ bảo em bị viêm gan B và nhiễm khuẩn pylori nhưng em hỏi bác sĩ em bị nặng không bác sĩ không trả lời và giải đáp gì thêm chỉ bảo em về uống thuốc 2 tuần rồi tái khám. Em cảm thấy lo lắng khi không biết bệnh tình mình thế nào.

    Nhờ bác sĩ coi giúp em kết quả chỉ số xét nghiệm máu file bên dưới xem em đang bị những bệnh nào nặng hay nhẹ và em nên làm gì, ăn kiêng những gì. Em nên trị bệnh nào trước ạ. Em chân thành cảm ơn.


    (Nhi - nhinhi415808@gmail.com)


    Ảnh minh họa

    Bạn Nhi thân mến,

    Kết quả có nhiễm HP, tuy nhiên bạn chưa có nội soi dạ dày nên không biết tình trạng viêm nặng nhẹ hay có loét gì không? Bác sĩ cho thuốc diệt HP cho bạn.

    Về tình trạng virus B, bạn có nhiễm tuy nhiên hiện tại chức năng gan tốt, có thể chưa cần uống thuốc điều trị HBV. Tuy nhiên có thể tháng sau bạn nên khám bác sĩ chuyên khoa gan để làm thêm xét nghiệm cho biết bạn bạn nhiễm cấp hay mãn tính, định lượng virus, siêu âm gan, xác định mức độ xơ hóa gan bằng FibroScan. Nếu tình trạng ổn có thể theo dõi định kỳ, nếu có chỉ định dùng thuốc, bác sĩ sẽ điều trị cho bạn.


    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy
    Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y hoa Medic (Hòa Hảo)


  13. #233
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bị viêm gan B, có hiến máu được không AloBacsi?

    Thứ sáu, 29/01/2016 16:33

    Xin chào bác sĩ,

    Em có đi xét nghiệm máu, bác sĩ nói em bị viêm gan B mãn tính (HBsAg: POS Index =>1000 (Index <1; S/Co<1), Antin HBs <3,1) và chức năng gan bình thường. Vì em có nhóm máu O nên em muốn đi hiến máu. Xin hỏi bác sĩ trường hợp của em có đi hiến máu được không ạ. Xin cám ơn.

    (Liem Thanh - liemthanh...@yahoo.com)


    BS Cao Thị Lan Hương:


    Hình minh họa. Nguồn Internet


    Chào em,Trong máu em có virus gây viêm gan B nhưng chúng chưa tấn công gan của em, hay nói cách khác là cơ thể em và virus đang sống hòa thuận. Tuy nhiên, em vẫn có khả năng lây cho người khác nếu truyền máu.

    Trường hợp của em là KHÔNG ĐƯỢC PHÉP
    hiến máu, vì virus khi qua cơ thể người khác có thể sẽ không “hiền” như vậy nữa, có thể gây viêm gan cấp, suy gan cấp cho người được nhận máu.

    Thân,
    http://alobacsi.com/huyet-hoc/bi-vie...q74880c191.htm

  14. #234
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    8 triệu người Việt sẽ bị viêm gan siêu vi B vào năm 2020

    Chủ nhật, 31/01/2016 10:41

    Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh nhân mắc viêm gan siêu vi B chiếm 8-25% dân số, ước tính đến năm 2020 sẽ có 8 triệu người Việt nhiễm virus viêm gan B mạn tính.

    Ảnh minh họa: News


    Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm gan do virus là nguyên nhân thứ 7 gây tử vong trên toàn cầu. Hiện nay có từ 6 đến 10 triệu người mắc bệnh này, 1,4 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó nhiều nhất là viêm gan virus C (48%), B (47%), còn lại là viêm gan A và E. Nhóm người tiêm chích ma túy có nguy cơ lây nhiễm cao nhất do tình trạng dùng chung bơm kim tiêm, ước tính trong số 16 triệu người tiêm chích ma túy có khoảng 10 triệu trường hợp nhiễm virus viêm gan C.


    Bộ Y tế khuyến cáo, viêm gan virus đứng thứ ba trong số nguyên nhân gây tử vong ở nước ta, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là viêm gan siêu vi B. Điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và C cao trong quần thể dân cư nói chung, chịu hậu quả nặng nề của bệnh. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B trung bình 8-25%, viêm gan C 2,5-4,1%. Bên cạnh đó còn ghi nhận các trường hợp viêm gan A, D, E. Đặc biệt trong nhóm người tiêm chích ma túy có đến 54% mắc viêm gan siêu vi C.


    Tỷ lệ dân cư mắc bệnh này có sự khác nhau giữa các địa phương. Cao nhất ở Hà Bắc 25,5%, tiếp đến là Vĩnh Phúc 23,2%, Lâm Đồng 16,74%, Khánh Hòa 15,48%, TPHCM 11,3%... Tình hình nhiễm virus viêm gan B ở nhóm phụ nữ có thai khá cao. Đây là yếu tố quan trọng gây viêm gan B ở trẻ sơ sinh và là nguyên nhân chính gây viêm gan mạn tính ở trẻ. Các nghiên cứu cho thấy 90% trẻ mắc viêm gan B sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời có nguy cơ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Đây được xem là vấn đề y tế nghiêm trọng.


    Cục Y tế Dự phòng nhìn nhận hậu quả lâu dài của nhiễm viêm gan virus dẫn tới bệnh gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan làm tăng gánh nặng chi phí cho ngành y và toàn xã hội.


    Trong khi đó công tác dự phòng và điều trị bệnh này ở nước ta còn nhiều khó khăn, nhất là ở tuyến y tế huyện, xã thiếu cơ sở vật chất, thiết bị điều trị và thuốc men. Đơn vị đủ năng lực điều trị viêm gan tập trung chủ yếu ở các bệnh viện tuyến cuối tại các tỉnh thành lớn.


    Riêng viêm gan C chưa có văcxin ngừa, việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc nhưng bệnh nhân viêm gan C khó có cơ hội tiếp cận các loại thuốc kháng virus mới do giá thành cao, chưa được Bảo hiểm y tế chi trả hoặc chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Mặt khác, việc không tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị có thể làm giảm hiệu quả điều trị.


    Bệnh viêm gan virus B hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu sử dụng văcxin sớm và đúng quy định, do vậy Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tất cả trẻ em nên được tiêm phòng văcxin viêm gan B. Đối với trẻ em ở khu vực có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao như nước ta, nên tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh và các liều sau đó theo đúng lịch tiêm chủng.



    Trong bối cảnh gánh nặng bệnh gan do virus ngày càng nặng nề, WHO kêu gọi sự chung tay của các quốc gia trong việc phòng chống bệnh với mục tiêu không còn lây truyền viêm gan virus trên thế giới, tất cả bệnh nhân đều được chăm sóc và điều trị an toàn, hiệu quả.


    Ở góc độ khác, TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, lo ngại những năm gần đây xảy ra một số trường hợp tai biến liên quan đến tiêm chủng khiến nhiều phụ huynh hoang mang không cho con em đi tiêm. Các bệnh viện cũng ngại triển khai tiêm ngừa vì lo sợ rủi ro. Từ đó dẫn đến tỷ lệ tiêm văcxin giảm hẳn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các bệnh truyền nhiễm gia tăng, trong đó có viêm gan.


    Theo bà Hồng, tỷ lệ tai biến do tiêm chủng ở nước ta trong giới hạn cho phép của WHO, dù vậy ngành y tế đang nỗ lực triển khai những giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ này. Thời gian qua, Bộ Y tế tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ tiêm chủng nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu sốc phản vệ sau tiêm, xử trí kịp thời, đúng phương pháp sẽ cứu sống được các trẻ bị tai biến nặng. Bên cạnh đó còn hướng dẫn phụ huynh cách phát hiện sớm các dấu hiệu tai biến để kịp thời đưa đến cơ sở y tế xử trí theo đúng phác đồ.


    Khảo sát của WHO tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ bệnh viêm gan C gia tăng do phần lớn người dân và bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh nên không có khái niệm về tầm soát, điều trị và phòng ngừa lây lan. Rất nhiều người bệnh chủ quan cho rằng mình không có nguy cơ nhiễm virus này nên không tiến hành các xét nghiệm sớm, vô tình lây truyền mầm bệnh cho những người xung quanh.

    Có 5 loại viêm gan virus. Viêm gan B và C lây truyền qua đường máu và dịch thể, tương tự với đường lây truyền của HIV (máu, quan hệ tình dục, mẹ truyền sang con). Viêm gan D chỉ lây truyền khi có mặt của viêm gan B và có cũng 3 đường lây tương tự. Viêm gan A và E lây qua đường phân - miệng (virus đi từ phân của người mắc bệnh vào thức ăn đồ uống, người lành tiếp xúc với virus qua thức ăn đồ uống đã bị nhiễm). Hiện nay mới chỉ có văcxin phòng viêm gan A và B.
    Theo Thi Trân - VnExpress

  15. #235
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    8 triệu người Việt sẽ bị viêm gan siêu vi B vào năm 2020

    Chủ nhật, 31/01/2016 10:41

    Theo thống kê của Bộ Y tế, bệnh nhân mắc viêm gan siêu vi B chiếm 8-25% dân số, ước tính đến năm 2020 sẽ có 8 triệu người Việt nhiễm virus viêm gan B mạn tính.

    Ảnh minh họa: News


    Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm gan do virus là nguyên nhân thứ 7 gây tử vong trên toàn cầu. Hiện nay có từ 6 đến 10 triệu người mắc bệnh này, 1,4 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó nhiều nhất là viêm gan virus C (48%), B (47%), còn lại là viêm gan A và E. Nhóm người tiêm chích ma túy có nguy cơ lây nhiễm cao nhất do tình trạng dùng chung bơm kim tiêm, ước tính trong số 16 triệu người tiêm chích ma túy có khoảng 10 triệu trường hợp nhiễm virus viêm gan C.


    Bộ Y tế khuyến cáo, viêm gan virus đứng thứ ba trong số nguyên nhân gây tử vong ở nước ta, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là viêm gan siêu vi B. Điều tra gánh nặng bệnh tật toàn cầu cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và C cao trong quần thể dân cư nói chung, chịu hậu quả nặng nề của bệnh. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B trung bình 8-25%, viêm gan C 2,5-4,1%. Bên cạnh đó còn ghi nhận các trường hợp viêm gan A, D, E. Đặc biệt trong nhóm người tiêm chích ma túy có đến 54% mắc viêm gan siêu vi C.


    Tỷ lệ dân cư mắc bệnh này có sự khác nhau giữa các địa phương. Cao nhất ở Hà Bắc 25,5%, tiếp đến là Vĩnh Phúc 23,2%, Lâm Đồng 16,74%, Khánh Hòa 15,48%, TPHCM 11,3%... Tình hình nhiễm virus viêm gan B ở nhóm phụ nữ có thai khá cao. Đây là yếu tố quan trọng gây viêm gan B ở trẻ sơ sinh và là nguyên nhân chính gây viêm gan mạn tính ở trẻ. Các nghiên cứu cho thấy 90% trẻ mắc viêm gan B sau khi sinh hoặc trong những năm đầu đời có nguy cơ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Đây được xem là vấn đề y tế nghiêm trọng.


    Cục Y tế Dự phòng nhìn nhận hậu quả lâu dài của nhiễm viêm gan virus dẫn tới bệnh gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan làm tăng gánh nặng chi phí cho ngành y và toàn xã hội.


    Trong khi đó công tác dự phòng và điều trị bệnh này ở nước ta còn nhiều khó khăn, nhất là ở tuyến y tế huyện, xã thiếu cơ sở vật chất, thiết bị điều trị và thuốc men. Đơn vị đủ năng lực điều trị viêm gan tập trung chủ yếu ở các bệnh viện tuyến cuối tại các tỉnh thành lớn.


    Riêng viêm gan C chưa có văcxin ngừa, việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc nhưng bệnh nhân viêm gan C khó có cơ hội tiếp cận các loại thuốc kháng virus mới do giá thành cao, chưa được Bảo hiểm y tế chi trả hoặc chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Mặt khác, việc không tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị có thể làm giảm hiệu quả điều trị.


    Bệnh viêm gan virus B hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu sử dụng văcxin sớm và đúng quy định, do vậy Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tất cả trẻ em nên được tiêm phòng văcxin viêm gan B. Đối với trẻ em ở khu vực có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao như nước ta, nên tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh và các liều sau đó theo đúng lịch tiêm chủng.



    Trong bối cảnh gánh nặng bệnh gan do virus ngày càng nặng nề, WHO kêu gọi sự chung tay của các quốc gia trong việc phòng chống bệnh với mục tiêu không còn lây truyền viêm gan virus trên thế giới, tất cả bệnh nhân đều được chăm sóc và điều trị an toàn, hiệu quả.


    Ở góc độ khác, TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương, lo ngại những năm gần đây xảy ra một số trường hợp tai biến liên quan đến tiêm chủng khiến nhiều phụ huynh hoang mang không cho con em đi tiêm. Các bệnh viện cũng ngại triển khai tiêm ngừa vì lo sợ rủi ro. Từ đó dẫn đến tỷ lệ tiêm văcxin giảm hẳn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các bệnh truyền nhiễm gia tăng, trong đó có viêm gan.


    Theo bà Hồng, tỷ lệ tai biến do tiêm chủng ở nước ta trong giới hạn cho phép của WHO, dù vậy ngành y tế đang nỗ lực triển khai những giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ này. Thời gian qua, Bộ Y tế tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ tiêm chủng nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu sốc phản vệ sau tiêm, xử trí kịp thời, đúng phương pháp sẽ cứu sống được các trẻ bị tai biến nặng. Bên cạnh đó còn hướng dẫn phụ huynh cách phát hiện sớm các dấu hiệu tai biến để kịp thời đưa đến cơ sở y tế xử trí theo đúng phác đồ.


    Khảo sát của WHO tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ bệnh viêm gan C gia tăng do phần lớn người dân và bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh nên không có khái niệm về tầm soát, điều trị và phòng ngừa lây lan. Rất nhiều người bệnh chủ quan cho rằng mình không có nguy cơ nhiễm virus này nên không tiến hành các xét nghiệm sớm, vô tình lây truyền mầm bệnh cho những người xung quanh.

    Có 5 loại viêm gan virus. Viêm gan B và C lây truyền qua đường máu và dịch thể, tương tự với đường lây truyền của HIV (máu, quan hệ tình dục, mẹ truyền sang con). Viêm gan D chỉ lây truyền khi có mặt của viêm gan B và có cũng 3 đường lây tương tự. Viêm gan A và E lây qua đường phân - miệng (virus đi từ phân của người mắc bệnh vào thức ăn đồ uống, người lành tiếp xúc với virus qua thức ăn đồ uống đã bị nhiễm). Hiện nay mới chỉ có văcxin phòng viêm gan A và B.
    Theo Thi Trân - VnExpress

  16. #236
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xét nghiệm viêm gan B bao lâu thì có kết quả?



    Thứ tư, 17/02/2016 18:34

    AloBacsi cho em hỏi xét nghiệm định lượng HbsAg ở BV Đại học Y dược TPHCM bao lâu thì có kết quả. Xin cảm ơn.

    (Bạn đọc có SĐT 0908...374)


    Chào bạn,

    Xét nghiệm định lượng HbsAg là xét nghiệm miễn dịch về gan.

    Thường xét nghiệm HbsAg này tại BV Đại học Y dược TPHCM sẽ có kết quả sau 120 phút kể từ lúc lấy máu nhé.

    Chi phí làm xét nghiệm định lượng HbsAg là 80.000 đồng.

    Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

    BV Đại học Y dược TPHCM
    215 đường Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM
    ĐT: 08 3855 4269. Hotline: 08 3952 5353
    Fax: 08 3950 6129
    Email: bvdh@hcm.vnn.vn
    Website: bvdh.com.vn

    Giờ khám bệnh:

    + Thứ 2 - thứ 6: từ 6g30 - 16g30
    + Thứ 7: từ 6g30 - 12g
    + Chủ nhật, ngày lễ: nghỉ
    Cấp cứu 24/24

    Giá khám bệnh: 100.000 đồng/ lần.

    Thân ái,

    http://alobacsi.com/bv-phong-kham-ti...q75979c242.htm

  17. #237
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan C có vacxin chưa?


    Thứ sáu, 19/02/2016 17:30

    Bác sĩ cho tôi hỏi hiện nay đã có vắc xin viêm gan C chưa? Ngoài vắc xin thì có thể phòng ngừa bệnh này bằng cách nào ạ? (Xuân Nguyễn - nguyenthuyxuan...@gmail.com)





    Ảnh minh họa

    Chào bạn,

    Hiện nay, chỉ mới có thuốc chủng ngừa siêu vi viêm gan A, B. Vì thế, để tránh nhiễm viêm gan C bạn cần lưu ý một số điều sau: phải rửa tay sạch sau khi chăm sóc người bệnh, không để máu hoặc các dịch cơ thể của người bệnh dính vào vết thương trên da bạn (nếu có), không dùng chung các vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng…, chủng ngừa (siêu vi A và B).


    Chúc bạn sức khỏe. Thân mến!



    AloBacsi.com

  18. #238
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    "Yêu" không dùng bao cao su có lây bệnh viêm gan B từ chồng?

    Thứ sáu, 19/02/2016 17:40

    Em đã chích ngừa vắc xin viêm gan B, như vậy khi em và chồng quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su thì có thể lây bệnh không ạ?



    Chào bác sĩ,

    Vợ chồng em quan hệ tình dục nhưng không sử dụng bao cao su. Chồng em bị viêm gan B được 2 năm, em đã tiêm đủ liều vắc xin phòng bệnh này rồi. Vậy em có bị lây bệnh từ chồng em không? Em có miễn dịch chống lại bệnh được chứ ạ.

    Xin cảm ơn bác sĩ!


    (Trần Anh Thư - Đồng Nai)


    Ảnh minh họa

    Chào chị,

    Chúc mừng chị đã tiêm phòng vắc xin. Như vậy chị đã có miễn dịch chống lại bệnh, chị có thể sinh hoạt và sinh con bình thường nên chị yên tâm nhé.

    Lưu ý rằng khi chồng chị bị viêm gan B thì cần xét nghiệm tầm soát viêm gan B, C cho vợ và các con, anh chị em ruột của chồng.

    Chúc gia đình chị luôn khỏe!



    AloBacsi.com

  19. #239
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan siêu vi B thể người lành mang bệnh có khỏi được không?

    Thứ sáu, 19/02/2016 17:56

    Bác sĩ cho tôi hỏi, người bị bệnh viêm gan siêu vi B (thể người lành mang bệnh), có chữa khỏi không? Xin cảm ơn bác sĩ. (Hà Quốc Trung - Đồng Tháp).





    Ảnh minh họa

    Chào bạn,



    Đối với bệnh viêm gan virus B: Đây là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng các biện pháp điều trị hiện nay rất tốt, và không quá tốn kém, giúp kiểm soát tốt virus, hạn chế ảnh hưởng tổn thương gan, qua đó giảm thiểu nguy cơ xơ gan, ung thư gan.

    Hiện nay có biện pháp điều trị bằng thuốc uống, hoặc điều trị bằng thuốc chích Peg-interferon. Có một số tiêu chuẩn điều trị (về giai đoạn bệnh, về đặc điểm bệnh nhân (tuổi, giới tính, ...) về hiệu quả, cũng như kinh phí) giúp bác sĩ lựa chọn biện pháp điều trị nào là thích hợp nhất cho bệnh nhân.

    Trong trường hợp bạn bị viêm gan siêu vi B, thể người lành mang bệnh, bạn nên đi khám sức khỏe định kì và theo dõi diễn tiến của bệnh để điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ.

    Chúc bạn sức khỏe. Thân mến!

    AloBacsi.com

  20. #240
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tác dụng phụ của thuốc Gentino B?


    Thứ sáu, 19/02/2016 17:51

    Tôi điều trị viêm gan B bằng thuốc Gentino B, nhưng sau khi uống thấy khó thở, nổi mẩn đỏ, như vậy có phải là tác dụng phụ của thuốc không? Tôi nên làm gì ạ? (Thái Trung - trungnguyet...@gmail.com).



    Ảnh minh họa

    Chào bạn,

    Đây là thuốc điều trị bệnh viêm gan B. Bạn phải cố gắng uống thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Gentino-B có ghi nhận một số tác dụng phụ như sau:

    - Phản ứng dị ứng, nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, hoặc họng.

    - Triệu chứng sớm của nhiễm acid lactic như đau cơ hay yếu, cảm giác tê hay lạnh trong tay và chân, khó thở, đau bụng, buồn nôn với ói mửa, nhịp tim nhanh hoặc không đồng đều, chóng mặt, hoặc cảm thấy rất yếu hay mệt mỏi. Khi dùng Gentino-B bạn nên tuyệt đối tránh uống rượu, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ tổng tương gan.

    Nếu bạn gặp phải các triệu chứng kể trên, bạn nên ngưng uống thuốc và đến khám tại các cơ sở y tế gấp.

    Chúc bạn sức khỏe. Thân mến!




    AloBacsi.com

Trang 12 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 21011121314 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •