Trang 13 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 31112131415 ... CuốiCuối
Kết quả 241 đến 260 của 311

Chủ đề: Tổng quan về viêm gan siêu vi B và viêm gan C

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tiêm ngừa viêm gan B mấy mũi mới tạo kháng thể?



    Thứ ba, 01/12/2015 17:51

    Sau khi tiêm ngừa 2 mũi thì trong cơ thể đã có tạo kháng thể bảo vệ khỏi virut viêm gan B chưa hay phải đầy đủ 3 mũi thì mới có kháng thể bảo vệ hoạt động?




    Xin chào bác sĩ,


    Em là nữ, có người thân bị bệnh viêm gan B. Cách đây 2 tháng em có đi xét nghiệm gan và được chẩn đoán là âm tính với viêm gan B và được chỉ định tiêm ngừa. Các chỉ số có ghi như sau: AST (SGOT) là 18.4 U/L (bình thường 5-37); ALT(SGPT) là 14.9 U/L (bình thường 5-40); HBsAg (Elisa) <0,10 NR; anti HBs(Elisa) là 0,05 Nonreactive


    Hiện em đã tiêm ngừa được 2 mũi. Nhưng em có 2 câu hỏi thắc mắc:


    1. Em là nữ, nhưng trong giấy bảo hiểm y tế lại ghi thông tin là nam, nên trong giấy xét nghiệm viêm gan B của em cũng nhập thông tin bệnh nhân giới tính là nam. Vậy cho em hỏi các chỉ số xét nghiệm trên "còn đúng với giới tính nữ của em" không? Vì em tìm hiểu thông tin trên mạng chỉ thấy chỉ số men gan mới phân biệt giữa nam - nữ, còn HBsAg và Anti HBs thì không thấy có sự phân biệt nam - nữ.


    2. Sau khi tiêm ngừa 2 mũi thì trong cơ thể đã có tạo kháng thể bảo vệ khỏi virut viêm gan B hay chưa? hay phải đầy đủ 3 mũi thì mới có kháng thể bảo vệ hoạt động?


    Cách đây 1,5 năm, em có bị nổi mề đay nhẹ (có thể do thức ăn) nhưng từ nhỏ đến giờ chỉ bị nổi 1 lần và đến nay không bị lại nữa.

    Cám ơn BS!

    (Lâm Mỹ Tiên - hoatigon.mcvov@gmail.com)




    Ảnh minh họa

    Chào bạn,

    Tôi không hiểu tình trạng của chị như thế nào, các thông tin của chỉ cung cấp cho tôi chưa đầy đủ. Chị nên hỏi lại xem có đúng là kết quả của chị hay không? Về phần
    xét nghiệm siêu vi B, kết quả không phân biệt giới tính, nếu bạn có nhiễm thì kết quả sẽ là nhiễm, nếu không nhiễm thì kết quả là không nhiễm.

    Tiêm ngừa đầy đủ là 3 mũi mới đúng phác đồ chuẩn. Nếu chỉ tiêm 2 mũi thì tùy từng cơ thể, khả năng bảo vệ tối đa chỉ 50%. Vấn đề nổi mề đay là do dị ứng với yếu tố gì đó và từng cơ thể.

    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy
    Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y hoa Medic (Hòa Hảo)
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Lượng virus viêm gan B là 1532 copies/ml có cần điều trị?

    Thứ bảy, 05/12/2015 19:08

    Tôi xét nghiệm máu có virus viêm gan B. Lượng virut đo được là 1,532 copies/ml. Bác sĩ có nói virus không active nên không cần điều trị. Mong bác sĩ cho lời khuyên.


    Kính chào BS

    Tôi năm nay 46 tuổi có biểu hiện đau dạ dày. Bác sĩ cho xét nghiệm có H. Pylori và chỉ định cho điều trị kháng sinh. Xin hỏi bác sĩ, sau khi điều trị kháng sinh có cần uống thêm men tiêu hóa hay bột nghệ với mật ong để tốt cho dạ dày? Tôi xét nghiệm máu có virus viêm gan B. Lượng virut đo được là 1,532 copies/ml.

    Bác sĩ có nói virus không active nên không cần điều trị. Mong bác sĩ cho lời khuyên. Tôi xin chân thành cám ơn bác sĩ.


    (DuongMinh -phuongbkk@yahoo.com)


    Ảnh minh họa

    Chào bạn Minh,

    Theo thông tin bạn cho biết thì tình trạng của bạn như sau:

    1. Bạn có viêm dạ dày do vi khuẩn H. Pylori đã được điều trị với kháng sinh. Sau đợt điều trị này bạn cần được điều trị tiếp với các thuốc làm lành niêm mạc dạ dày 6-8 tuần mới ổn định được bệnh mà không tái phát. Nghệ và mật ong, men tiêu hóa là thực phẩm và thuốc hỗ trợ cho toàn thân không chỉ riêng dạ dày nên bạn có thể sử dụng như liệu pháp bổ sung.

    2. Bạn có nhiễm siêu vi
    viêm gan B với định lượng siêu vi là 1532 copies/ml. Với mức định lượng này nếu tình trạng gan của bạn được xác định chưa có dấu hiệu viêm gan mạn hoặc xơ hoá thì chưa có chỉ định điều trị với thuốc kháng siêu vi. Vì vậy bạn cần làm thêm các xét nghiệm về chức năng gan, siêu âm bụng tổng quát và fibroscan để đo độ xơ hoá của gan nhằm xem xét việc điều trị.

    Ngoài ra, bạn cần được kiểm tra lượng siêu vi, men gan, siêu âm mỗi 3 tháng vì một khi bị nhiễm siêu vi viêm gan B là đã có nguy cơ diễn tiến viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan dù không phải tất cả các trường hợp nhiễm đều có diễn tiến như vậy.

    Việc luôn theo dõi nghiêm ngặt như trên cùng với lối sống lành mạnh: không lạm dung rượu bia, thuốc lá, sinh hoạt điều độ, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, giảm chất béo, tăng rau xanh là bảo vệ gan của bạn luôn khỏe.


    BS.CK2 Trần Ánh Tuyết
    Giám đốc y khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin


  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ bảy, 05/12/2015 18:06

    Câu hỏi :


    HbsAg, HbeAG dương tính sau 9 năm, có phải bị viêm gan B mạn tính?

    Thưa BS,

    Vừa qua em có đi xét nghiệm viêm gan siêu vi B. Cách đây 9 năm em đã từng bị viêm gan siêu vi B cấp tính. Vừa qua em đi xét nghiệm lại và cho kết quả như sau:

    HBsAg: 1819.62 Reactive

    AFP: 0.93

    Anti HCV: 0.11 Nonreactive

    HBeAG: 1375.898 reactive

    Men gan của em bình thường.

    BS bảo em là còn viêm gan nhưng không dùng thuốc và tái khám lại sau 6 tháng. Em muốn hỏi kỹ hơn như vậy là em bị viêm gan mạn tính phải không ạ? Và em cần phải làm gì để bệnh không tiến triển nặng hơn? Cảm ơn BS!

    (Huỳnh Mai – TPHCM)


    BS chuyên khoa của AloBacsi:




    Ảnh minh họa


    Chào bạn Huỳnh Mai

    Theo thông tin của bạn bị
    viêm gan B cấp cách nay 9 năm và hiện nay xét nghiệm còn HBsAg dương tính và HBeAg dương tính, men gan bình thường. Như vậy bạn bị nhiễm siêu vi viêm gan B mạn và đang có sự sao chép của siêu vi. Rất tiếc là BS chưa có thông tin về tuổi của bạn vì đây cũng là yếu tố cho việc điều trị. Men gan bình thường trên người có HBsAg (+) thực sự không có nghĩa là gan không bị tổn thương. Vì vậy bạn cần đến BS để được tư vấn và thực hiện một số xét nghiệm: HBV DNA định lượng – các xét nghiệm chức năng gan – siêu âm bụng - fibroscan. Qua đó bạn được hướng dẫn điều trị và quá trình theo dõi chặt chẽ hơn nhằm tránh những biến chứng về sau bạn nhé.

    Bên cạnh đó bạn cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, chế độ ăn đủ dinh dưỡng và tăng cường rau xanh... để hỗ trợ cho gan khỏe.

    Thân mến,

    BS.CK2 Trần Thị Ánh Tuyết
    http://alobacsi.com/tieu-hoa-gan-mat...q72802c173.htm

  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nguyên tắc dùng thuốc trị viêm gan virus B an toàn



    Thứ hai, 07/12/2015 17:52

    (Kiến Thức) -Việt Nam là một trong 9 quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ nhiễm virus cao. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B là khoảng 10% dân số.




    Trước hết, cần phải hiểu một điều là hệ thống gan mật của y học hiện đại rất gần gũi với tạng can và phủ đởm của y học cổ truyền về cả phương diện sinh lý và bệnh lý nhưng không hoàn toàn đồng nhất.

    Bởi lẽ, cái gọi là tạng “Can” trong y học cổ truyền bao hàm cả một hệ thống các chức năng phong phú chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề tiêu hoá, trong đó có cả chức năng thần kinh, nội tiết, sinh dục...


    Ảnh minh họa



    Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao trong phòng bệnh cần tiến hành đối chiếu, lựa chọn các biện pháp cho thật sự phù hợp. Trên cơ sở thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh nói chung, theo y học cổ truyền, những người mang virus viêm gan B không có triệu chứng không nhất thiết phải dùng thuốc bởi vì nhiều khi không những không giải quyết được vấn đề gì mà thậm chí còn bắt gan phải làm việc nhiều hơn để giải độc và làm sạch dòng máu.


    Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng có một số người tuy khám xét y học hiện đại không hề phát hiện thấy một dấu hiệu bệnh lý nào nhưng kết quả khám xét qua Tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) theo quan điểm của y học cổ truyền lại cho thấy những rối loạn bệnh lý khá sớm và rất tinh tế. Khi đó, việc dùng thuốc là hoàn toàn cần thiết và hợp lý nhưng vẫn phải tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu sau đây:



    - Phải được các thầy thuốc y học cổ truyền khám xét tỉ mỉ, chẩn bệnh chính xác và kê đơn phù hợp.


    - Tuyệt đối không vì quá lo lắng và thiếu hiểu biết mà tự ý hoặc nghe người không có kiến thức chuyên ngành sử dụng thuốc y học cổ truyền một cách tuỳ tiện, cẩu thả


    Bởi vì, theo quan điểm của y học cổ truyền, bệnh lý của tạng can cũng rất phức tạp gồm: Có hư có thực, có hàn có nhiệt, ngay cả khi can hư yếu cũng phải phân biệt rạch ròi can khí hư, can huyết hư hay can dương hư... để trên cơ sở đó lựa chọn các vị thuốc và bài thuốc cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả trị liệu cao nhất, tránh được những tai biến không đáng có.


    Ví dụ như can âm hư thì chất lưỡi phải đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có, mạch huyền tế (các chứng trạng này không thấy ở chứng can dương hư) và khi đó phải dùng các vị thuốc bổ can âm như sinh địa, bạch thược, ô mai... chứ không thể sử dụng các vị thuốc bổ can dương như nhục quế, xuyên tiêu, phụ tử...

    Theo BS Khánh Hiển - Kiến thức

  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan B và C: Bệnh "sát vách" mà không hay!

    Thứ tư, 09/12/2015 07:53

    Hằng ngày tại khoa tiêu hóa gan mật, chúng tôi thường xuyên gặp những bệnh nhân bị xơ gan và ung thư gan với nhiều biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, hôn mê gan.

    Nguyên nhân chủ yếu do bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B hoặc viêm gan C mãn tính nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời.



    1 - Viêm gan B và viêm gan C là gì?



    Bệnh viêm gan B và viêm gan C là bệnh do hai loại siêu vi trùng (nhỏ bé hơn cả vi trùng thông thường) có tên là virút viêm gan B và virút viêm gan C gây ra. Hai loại virút này chủ yếu lây lan qua đường máu và tấn công lá gan của chúng ta. Viêm gan C không nặng hơn viêm gan B vì "B" và "C" chỉ là tên riêng do các bác sĩ đặt cho hai loại virút này thôi chứ không mang ý nghĩa viêm gan C là giai đoạn sau của viêm gan B.


    2 - Tại sao gọi là "sát thủ thầm lặng"?



    Tỉ lệ nhiễm bệnh và diễn tiến sang thể mãn tính ở nước ta khá cao, cụ thể:


    - Tỉ lệ nhiễm viêm gan B mãn khoảng 10 - 15% dân số.


    - Tỉ lệ nhiễm viêm gan C mãn khoảng 3% dân số.


    Viêm gan B mãn và viêm gan C mãn là hai nguyên nhân thường gặp dẫn đến xơ gan và ung thư gan ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, và châu Phi.


    Bệnh diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu dù là ở thể hoạt động nên bệnh nhân không chú ý đi khám bệnh để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Vì hai loại siêu vi viêm gan này chỉ âm thầm tấn công lá gan chúng ta từ ngày này qua ngày khác để cuối cùng gây xơ gan và ung thư gan nên thường bệnh nhân không bị vàng da vàng mắt. Khi có các triệu chứng như vàng mắt vàng da, bụng to, phù chân, nổi mẩn ở da thì đã ở giai đoạn trễ và việc điều trị thường kém hiệu quả.


    3 - Diễn tiến của bệnh:



    * Viêm gan B mãn có 3 thể bệnh:





    - Thể người lành mang mầm: bệnh nhân thường là trẻ em hoặc người trẻ dưới 30 tuổi, không có triệu chứng, tình cờ phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, khi đi hiến máu, kiểm tra khi mang thai.


    - Thể ngủ yên: virút viêm gan B nằm yên, sinh sản kém gần như không tấn công lá gan chúng ta nên chức năng gan cũng còn khá tốt.


    - Thể hoạt động: bệnh nhân thường trên 30 tuổi, có thể có triệu chứng mệt mỏi đau tức vùng gan, ăn kém, ngứa, da sậm màu hơn. Tuy nhiên đa số bệnh nhân không có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện. Virút có thể sinh sản nhiều hay ít nhưng quan trọng là virút tấn công gan chúng ta liên tục nên gây ra những hư hại trong gan.


    * Viêm gan C mãn có 2 thể bệnh:



    - Thể yên lặng: thường không có triệu chứng. Ở thể này, virút viêm gan C vẫn sinh sản và tấn công gan chúng ta ở mức độ rất thấp nên gan vẫn còn bình thường.


    - Thể hoạt động: đa số bệnh nhân không có triệu chứng, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân có những triệu chứng như mệt mỏi, ăn chậm tiêu, tiểu sậm màu. Ở thể này, virút vẫn sinh sản với các mức độ khác nhau và tấn công gan của chúng ta khá nhiều gây hư hại gan đáng kể.


    4 - Làm gì với "sát thủ thầm lặng" này?



    Dù không có triệu chứng gì chúng ta vẫn nên đi khám sức khỏe định kỳ để được xét nghiệm kiểm tra có bị viêm gan B, viêm gan C nhằm phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm.


    Nếu chưa nhiễm bệnh, chúng ta sẽ có biện pháp phòng ngừa thích hợp, trong đó quan trọng là chủng ngừa viêm gan B.


    Còn nếu chẳng may phát hiện bệnh, bệnh nhân nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được xác định chính xác thể bệnh nhằm có chế độ theo dõi và điều trị thuốc phù hợp, đúng thời điểm, tránh diễn tiến thành xơ gan và ung thư gan về sau.


    Theo BS CKII Trần Ngọc Lưu Phương - Tuổi trẻ

  6. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kết quả HBsAg 166.6, AST 17, ALT 20 cho biết viêm gan B ở mức độ nào?


    Thứ tư, 09/12/2015 14:06

    Chào BS, em xét nghiệm HBsAg là 166.6; AST là 17; ALT là 20. Vậy gần em ở mức độ nào, em cần làm xét nghiệm gì nữa không ạ? (hanhnn011047@gmail.com).


    Ảnh minh họa


    Chào em,

    Với kết quả xét nghiệm như thế này em đã bị nhiễm viêm gan B nhưng chỉ số men gan còn bình thường nên nhiều khả năng bệnh của em ở thể không hoạt động. Tuy nhiên, cần phải khám bệnh trực tiếp trên bệnh nhân, đồng thời xét nghiệm thêm về độ sinh sản của virut, siêu âm gan, đo độ cứng của gan thì mới chẩn đoán chính xác thể bệnh viêm gan B của em.

    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  7. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chỉ số HBsAg là 7.02 có phải nhiễm viêm gan B?


    Thứ tư, 09/12/2015 13:42

    Hôm nay em có đi xét nghiệm tại viện nghiên cứu Pasteur, chỉ số HBsAg của em là 7.02. Vậy cho em hỏi, em có bị nhiễm viêm gan B không ạ?



    Thưa BS,

    Em tên là Nguyễn Minh Trung, giới tính nam. Hôm nay em có đi xét nghiệm tại viện nghiên cứu Pasteur, chỉ số HBsAg của em là 7.02. Vậy cho em hỏi, em có bị nhiễm viêm gan B không ạ. Em xin cảm ơn bác sĩ.,
    (nguyenminhtrung0908@gmail.com)


    Ảnh minh họa


    Chào em,


    Mỗi phòng xét nghiệm có những ngưỡng chỉ số phát hiện bệnh khác nhau. Tuy nhiên, với những chỉ số của em là 7.02 thì gần như em đã bị nhiễm viêm gan B rồi. Em cần đi khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để hiểu xem bệnh của em đang ở thể nào: ngủ yên, người lành mang mầm và thể hoạt động. Em xem thêm bài viết của tôi để hiểu hơn các thể bệnh của bệnh viêm gan B:


    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  8. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhiễm viên gan siêu vi B có làm cơ thể mệt mỏi, lo âu?


    Thứ tư, 09/12/2015 13:34

    Em bị nhiễm viêm gan siêu vi B. BS bảo men gan của em không sao nên chưa điều trị. Dạo này sức khỏe em xuống quá, tâm trạng hay lo âu. Nhờ BS tư vấn.




    Chào BS,

    Em vừa xét nghiệm máu về và bị dự đoán nhiễm viêm gan siêu vi B, với kết quả xét nghiệm hóa sinh lần lượt là, got: 28. Gpt: 13. Ggt: 14. Em chỉ mới xét nghiệm bao nhiêu đó thôi. BS bảo men gan của em không sao nên chưa điều trị, đợi 6 tháng sau xét nghiệm lại. Em không biết mình có vấn đề gì không, mà dạo này sức khỏe xuống quá, tâm trạng hay lo âu. Nhờ bs tư vấn giúp em cách hiểu biết về bệnh cụ thể hơn, và cách sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe, phương pháp điều trị, để em an tâm vui sống.

    Mỗi khi em nặn mụn thì máu chảy thấm vào da, và lớp da ở xung quanh chỗ đó bỗng dưng bị rát, rồi thành sẹo, máu của em y như là axit vậy, dính vào vùng da trên khuôn mặt chỗ nào thì chỗ ấy, khô rát và thành sẹo, rồi để lại vết thâm. Em nghi ngờ trong máu mình có vấn đề (virus). Em có bị nhiễm viêm gan B cấp tính. Em xét nghiệm 27/11/2014, em sn 1996. Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc giúp em.

    Chân thành cám ơn BS!

    (Nguyễn Thành Trung - TP.HCM)


    Ảnh minh họa


    Chào em,


    Em có những vấn đề sau đây:

    - Men gan của em còn khá ổn định, chưa có dấu hiệu hủy hoại gan.


    - Em bị nhiễm viêm gan B (tôi chưa thấy xét nghiệm của em, chỉ theo những gì mô tả)

    - Em bị sụt cân, có thể do nhiều bệnh như: giun sán, lao phổi, bệnh nội tiết...

    - Em bị lo lắng và buồn phiền, tôi dự đoán em bị trầm cảm.

    - Những triệu chứng về mụn trên da mặt em là bình thường ở những người tuổi mới lớn (từ 15 - 20 tuổi). Do đó, em không nên nặn mụn rồi chùi như vậy vì rất nguy hiểm, có thể làm nhiễm trùng huyết và tử vong.

    Để có thể chẩn đoán chính xác mọi vấn để của cơ thể em, tôi cần khám bệnh thực tế, đồng thời làm thêm những xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.

    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  9. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đã có kháng thể viêm gan B, "yêu" được không?

    Thứ tư, 09/12/2015 18:21

    Đây là kháng thể tự nhiên nên sẽ tồn tại rất lâu, gần như đến suốt đời để bảo vệ em. Em có thể yên tâm mà quan hệ tình dục mà không sợ bị lây nhiễm nhé.





    Thưa BS,

    Chồng em bị viêm gan B, em đi xét nghiệm và không bị nhiễm, xét nghiệm anti HBs thì em có kháng thể và cũng đã tiêm phòng. Vậy em hỏi bác sĩ nếu vợ chồng em quan hệ mà không dùng bao cao su thì có bị nhiễm không. Em cảm ơn.

    (Phạm Thị Bình - Manhcuong7286@gmail.com)



    Ảnh minh họa

    Chào em,

    Trường hợp của em thì xin chúc mừng em vì đây là kháng thể tự nhiên nên sẽ tồn tại rất lâu, gần như đến suốt đời để bảo vệ em. Em có thể yên tâm mà quan hệ tình dục mà không sợ bị lây nhiễm nhé.



    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương


  10. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Có thể sống chung với viêm gan B?

    Thứ sáu, 11/12/2015 17:29

    Em đi xét nghiệm bác sĩ bảo bị nhiễm virus viêm gan B và virus này tồn tại khá lâu trong gan rồi, bác sĩ bảo cứ sống chung với nó như thế. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em.


    Xin chào bác sĩ! em bị viêm gan và đã chữa lành cách đây khoảng 17 năm. Nhưng vừa rồi đi khám và làm xét nghiệm thì bác sĩ bảo bị nhiễm virus viêm gan B và virus này đã tồn tại khá lâu trong gan rồi, bác sĩ bảo cứ sống chung với nó như thế. Xin bác sĩ giải đáp giúp hiện tượng này và có cách nào để tiêu diệt được virus đó không? Hiện tại không có biểu hiện đau gan. Cám ơn BS.

    (nvanhung12@gmail.com)


    Ảnh minh họa

    Chào em,

    Trường hợp của em tôi dự đoán em bị nhiễm virut
    viêm gan B mãn tính thể ngủ yên. Nếu đúng ở thể này thì chưa cần điều trị mà chỉ cần theo dõi định kì mỗi 6 tháng/1 lần/năm để phát hiện sớm trước khi nó chuyển sang thể hoạt động để điều trị. Em nên đi khám bệnh và tư vấn bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được cho kết quả xét nghiệm chuyên sâu nhằm đánh giá đúng tình trạng bệnh.


    Em xem thêm bài viết của tôi để biết thêm về các thể bệnh viêm gan B:




    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  11. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tiêm vắc xin bao lâu thì đi xét nghiệm lại viêm gan B?

    Thứ bảy, 12/12/2015 17:58

    Em chích ngừa cho đủ phác đồ là 3 mũi theo đúng lịch hẹn. Sau khi kết thúc mũi thứ 3 em phải ngưng, chờ 1 tháng sau đi xét nghiệm lại thì mới biết là có chính xác không.



    Chào bác sĩ!

    Cho em hỏi: em đi xét nghiệm viêm gan B thì kết quả là: HBsAg (-); anti-HBsAg (-). Sau đó em đã tiêm vắc xin viêm gan B (đã tiêm được 2 mũi). Làm thế nào để biết xét nghiệm trên có đúng hay không? Nếu đi xét nghiệm lại thì kết quả như thế nào là đúng? Mong bác sĩ tư vấn rõ giúp em! Em cám ơn!

    (Pham Thai Son - phamthaison1602@gmail.com)



    Ảnh minh họa



    Chào em,

    Em phải chích ngừa cho đủ phác đồ là 3 mũi theo đúng lịch hẹn. Sau khi kết thúc mũi thứ 3 em phải ngưng, chờ 1 tháng sau mới đi xét nghiệm lại thì mới biết là có chính xác không.


    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương


  12. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần


    Tỷ lệ điều trị bệnh viêm gan bị thất bại chiếm tỷ lệ khá lớn

    Tuyết Mai (TTXVN/Vietnam+) lúc : 18/12/15 22:13


    Việt Nam nằm trong vùng dịch viêm gan virus B (HBV) lưu hành cao và có đến 15-25% người mắc HBV mạn tính bị chết do xơ gan, ung thư tế bào gan. Đây là bệnh có thể ngăn ngừa, điều trị được song ở nước ta số bệnh nhân điều trị thất bại chiếm tỷ lệ khá lớn.


    Tuyên truyền, khám sàng lọc và tiêm vắc xin viêm gan B phòng bệnh cho trẻ sơ sinh tại tỉnh Hưng Yên. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)



    Ngoài ra, trong các bệnh truyền nhiễm thường gặp, viêm gan virus C (HCV) cũng là vấn đề được xã hội quan tâm với khoảng 170 triệu người trên thế giới nhiễm căn bệnh này và 3-4 triệu người mắc mới mỗi năm. Tuy nhiên, người mang virus B, C nếu được điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa gây bệnh gan, xơ gan, ung thư tế bào gan và tử vong…

    Do đó, ngoài việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh, điều trị thành công cho người bệnh luôn là vấn đề đặt ra với các bác sỹ lâm sàng.

    Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Thị Ngọc, trước khi điều trị bệnh, thầy thuốc cần trả lời được các câu hỏi: Mục tiêu là gì? Điều trị cho ai? Điều trị bằng thuốc gì? Điều trị đến bao giờ?... Mục tiêu điều trị HBV là ngăn ngừa xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan và tử vong; còn mục tiêu điều trị HCV là làm sạch virus, ngừng tiến triển hoại tử, xơ gan và không còn triệu chứng bệnh.

    Tuy là bệnh có thể ngăn ngừa, điều trị được song hiện tỷ lệ điều trị viêm gan bị thất bại ở Việt Nam còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Thông tin này được phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Thị Ngọc - nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội gan mật Hà Nội cho biết tại hội nghị cập nhật những kiến thức mới về điều trị viêm gan virus B và C do Bệnh viện Đa khoa Medlatec tổ chức, ngày 18/12.

    Nguyên nhân dẫn đến việc điều trị HBV, HCV thất bại chủ yếu liên quan đến người bệnh như​ không tuân thủ theo yêu cầu của bác sỹ; sự đề kháng bẩm sinh với thuốc interferon alfa; tác dụng phụ; ngưng điều trị; giảm liều thuốc; điều trị không liên tục trong một đợt điều trị; thời gian điều trị không đủ…

    Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và kiểm tra định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ.

    Cũng theo phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Thị Ngọc, với những bệnh nhân trên 40 tuổi có thể xem xét điều trị HBV, HCV mặc dù men gan không tăng, nếu như gia đình bệnh nhân có tiền sử ung thư gan hoặc sinh thiết gan có tổn thương hoặc Fbroscan mức độ F2 trở lên.

    Để ngừa sự kháng thuốc bằng cách dự phòng, bệnh nhân cần tránh những điều trị không cần thiết, bắt đầu điều trị thuốc kháng virus có tỷ lệ kháng thuốc thấp hoặc phối hợp thuốc, sử dụng thuốc thay thế khi không đáp ứng tiên phát và theo dõi (xét nghiệm HBV DNA (PCR) 3-6 tháng một lần trong suốt thời gian điều trị, kiểm tra sự tuân thủ điều trị trong trường hợp có bùng phát virus, khẳng định kháng thuốc bằng xét nghiệm đột biến kháng thuốc./.



  13. #13
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,649 lần
    Cách phòng tránh ung thư cho người bị viêm gan B mãn tính

    Chủ nhật, 20/12/2015 08:01

    Một lối sống lành mạnh sẽ giúp người bị nhiễm viêm gan mạn tính ngăn ngừa sự tiến triển đến xơ gan, ung thư gan.


    Ảnh minh hoạ: Internet

    1. Thận trọng với cả thảo mộc

    Người Việt Nam vẫn thường có quan niệm cây cỏ thì không gây hại. Nhiều người còn thích uống nhiều loại cây lá vì tin rằng giải độc làm mát gan. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm virus
    viêm gan B còn tin rằng càng uống các loại thảo mộc càng tốt cho bệnh.

    Thực tế, khi bị nhiễm virus viêm gan, gan của bạn yếu đi và các loại thảo mộc đều có nguy cơ gây hại cho gan, nhất là khi dùng quá nhiều. Hệ quả là quá trình xơ gan, ung thư gan của bệnh nhân viêm gan B sẽ tiến triển xấu hơn. Do đó đừng nghe lời đồn, khi muốn dùng thảo mộc gì bạn nên tham khảo bác sĩ điều trị.

    2. Bỏ thói quen uống thuốc tùy tiện

    Một số biệt dược có thể gây tổn thương gan, ngay cả ở người khỏe mạnh. Các loại thuốc này còn gây tác hại nguy hiểm với bệnh nhân đã nhiễm viêm gan B.

    Do đó khi còn khỏe mạnh, bạn đã phải tránh cách dùng thuốc tùy tiện thì bây giờ càng phải cẩn thận hơn. Thuốc không cần kê đơn cũng đáng phải xem xét với bệnh nhân đã có virus viêm gan (HBV).

    3. Tránh xa thuốc và rượu

    Gan chịu trách nhiệm phân hủy các hoá chất độc hại và những chất nay gồm có các chất độc trong khói thuốc, trong rượu. Nếu bạn duy trì thói quen hút thuốc thì gan sẽ làm việc nhiều hơn và dễ suy yếu hơn, khả năng chống chọi với HBV kém hơn nhiều.

    Uống rượu khi đang bị viêm gan B có làm bệnh nặng hơn, có thể gây nên tình trạng nguy hiểm gây tổn thương gan và dẫn đến xơ gan và ung thư gan

    4. Chỉ ăn vừa đủ

    Chế độ ăn tốt nhất chỉ chứa vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng thiết. Nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa…), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua…; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán.

    5. Vận động thường xuyên

    Tập thể dục tuy không thải trừ được virus HBV ra ngoài nhưng có tác dụng giúp bạn giữ và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực quyền. Tuy nhiên cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi.



  14. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan B lây nhiễm như thế nào?

    Thứ ba, 22/12/2015 06:42

    Cách lây nhiễm của bệnh viêm gan B (viết tắt là nhiễm HBV) đúng là cũng giống như nhiễm HIV. Tức là lây nhiễm theo 3 đường: qua quan hệ tình dục;




    Xin bác sĩ cho biết có đúng là bệnh viêm gan B có cách lây giống HIV không? Bệnh có chữa được không? Nếu chữa phải uống những thuốc gì?

    Dương Thanh Huy (Nghệ An)



    Cách lây nhiễm của bệnh viêm gan B (viết tắt là nhiễm HBV) đúng là cũng giống như nhiễm HIV. Tức là lây nhiễm theo 3 đường: qua quan hệ tình dục; đường máu (từ đường tiêm chích); từ mẹ truyền sang con khi mang thai và lúc sinh.

    Tuy nhiên, nhiễm HBV có thuốc chữa và thuốc ngừa, chứ không phải hoàn toàn không chữa được. Khi làm xét nghiệm máu và có kết quả chính xác nhiễm HBV, nhưng nếu không có triệu chứng rối loạn (thể hiện các men gan ALT, AST khi xét nghiệm vẫn ở mức bình thường) thì người nhiễm an tâm không cần chữa trị gì cả, bởi vì không phải tất cả mọi người bị nhiễm đều phát bệnh. Có những người tuy mang mầm bệnh HBV suốt đời nhưng vẫn có thể chung sống “hòa bình”, không gây
    rối loạn chức năng gan

    nào cả.

    Trong trường hợp này, nếu người mang mầm bệnh biết giữ gìn sức khỏe, sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không uống rượu và dùng bừa bãi thuốc, tinh thần lạc quan, thư thái, không lo âu phiền muộn thì bệnh sẽ không phát.

    Hiện nay có 2 thuốc tác động thực sự đến HBV và có thể loại trừ nó là: interferon alpha và lamivudin. Nhưng bác sĩ chỉ cho dùng khi người bệnh có dấu hiệu viêm gan mạn hoạt động và có biểu hiện siêu vi đang nhân đôi (xét nghiệm thấy HBsAg dương tính, HbsAg dương tính, HBV DNA dương tính). Người bị nhiễm không cần chữa trị vẫn nên tái khám sau mỗi 6 tháng hay 1 năm để theo dõi.


    Theo BS Phương Hà - Sức khỏe & Đời sống

  15. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Biến chứng của viêm gan B nguy hiểm thế nào?

    Thứ hai, 21/12/2015 16:19

    Viêm gan B mạn tính có thể diễn tiến thành xơ gan (sẹo hóa nhiều hay xơ hóa). Người bệnh có thể có dấu hiệu yếu người, mệt mỏi, dễ bị nhiễm khuẩn.







    Xơ gan:
    Viêm gan B mạn tính có thể diễn tiến thành xơ gan (sẹo hóa nhiều hay xơ hóa). Người bệnh có thể có dấu hiệu yếu người, mệt mỏi, dễ bị nhiễm khuẩn.


    Nhiều trường hợp không có các triệu chứng lâm sàng. Vì không có biểu hiện rõ rệt nên người bệnh chủ quan, không đi khám và điều trị sớm làm cho bệnh càng có cơ hội bùng phát mạnh ở giai đoạn tiếp theo.



    Suy gan:
    Biểu hiện rõ rệt nhất là suy gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tình trạng xơ hóa làm chức năng gan suy giảm, dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, sợ mỡ, rối loạn đại tiện. Phù là một triệu chứng nổi bật của bệnh nhân xơ gan.


    Lúc đầu là phù hai chi dưới, về sau gan suy nhiều có thể bị phù toàn thân. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm cho bệnh nhân bị cổ trướng, bụng trương phình.


    Khi đã có những biểu hiện của giai đoạn muộn thì gan không còn cơ hội phục hồi nữa. Bệnh nhân có thể tử vong vì những biến chứng như: nhiễm khuẩn, chảy máu tiêu hóa và hôn mê gan.



    Ung thư gan:
    Những người bị nhiễm
    viêm gan B mạn tính có tăng nguy cơ ung thư gan. Triệu chứng thường gặp nhất của ung thư gan là đau bụng và phù, cường lách, sụt cân và sốt.


    Ngoài ra, khối u gan có thể sản xuất và phóng thích những chất làm tăng hồng cầu, giảm đường máu và tăng canxi máu. Ung thư gan là bệnh trầm trọng, diễn biến nhanh, điều trị khó khăn, trong khi đó phần lớn bệnh nhân ung thư gan được phát hiện thường ở giai đoạn muộn.


    Lời khuyên của thầy thuốc

    Viêm gan siêu vi B là một căn bệnh nguy hiểm và dễ lây lan. Do đó nếu nghi ngờ bị nhiễm virut viêm gan B, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa xét nghiệm và điều trị sớm.


    Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ để có thể kiểm soát được diễn biến của bệnh và phòng ngừa lây nhiễm sang cho người khác.


    Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc điều trị theo mách bảo, hoặc sử dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng.


    Nếu được điều trị tốt những người nhiễm virut viêm gan B mạn tính có thể hạn chế được các biến chứng nguy hiểm.

    Quan trọng nhất, chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan B. Cần chú ý đến các con đường lây truyền của bệnh để có biện pháp bảo vệ mình thích hợp đồng thời tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm vắc - xin viêm gan B.


    Các cặp vợ chồng trước khi kết hôn cần xét nghiệm viêm gan B cho cả hai vợ chồng. Nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virut viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.


    Đối với trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm viêm gan B cần tiêm trong vòng 24h đầu sau sinh để đạt hiệu quả phòng ngừa cao nhất.
    Theo BS Nguyễn Văn An - Sức khỏe và Đời sống

  16. #16
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Những quan niệm sai lầm khiến viêm gan B, C nặng hơn

    Ngày 27 Tháng 12, 2015 | 07:30 AM

    GiadinhNet - Nhiễm virus viêm gan B có thể dẫn đến các biến chứng nặng như suy gan, xơ gan hoặc ung thư biểu mô tế bào gan. Tuy nhiên, nhiều quan niệm sai lầm khiến viêm gan B, C nặng hơn mà nhiều người vẫn hay mắc. Cùng điểm lại những quan niệm sai lầm này xem bạn có mắc không nhé.





    Cần xét nghiệm để phát hiện sớm viêm gan B. Ảnh minh họa: P.T



    Những quan niệm tai hại


    Những quan niệm sai lầm được đưa ra tại Hội nghị “Cập nhật điều trị viêm gan virus B và C” do Bệnh viện (BV) Đa khoa Medlatec vừa tổ chức:


    * Viêm gan B là bệnh di truyền


    Đây là bệnh lây truyền theo đường truyền máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Bệnh không phải di truyền nhưng nếu mẹ bị nhiễm sẽ có nguy cơ cao lây truyền sang con trong quá trình sinh đẻ. 95% nguy cơ có thể hạn chế nếu dự phòng đúng cách. Bệnh viêm gan B có thể phòng ngừa hữu hiệu bằng vaccine. Còn viêm gan C hiện chưa có vaccine phòng ngừa mà chủ yếu là phòng từ đường lây.


    * Bị lây viêm gan B,C khi ăn chung hoặc tiếp xúc với người bị bệnh


    Như đã nói ở trên, nguồn lây của bệnh viêm gan B,C không lây theo đường ăn uống giống viêm gan virus A, E nên khi ăn chung không bị lây truyền. Bệnh chỉ lây theo đường máu nên trong gia đình không được dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virus viêm gan B…


    * Tất cả người viêm gan B, C đều chết vì xơ gan và ung thư gan


    Ở người lớn, viêm gan virus B cấp tính thì 90% số trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành viêm gan virus B mạn tính, mà chỉ có viêm gan virus mạn tính không được theo dõi và điều trị mới gây ra xơ gan và ung thư gan.


    Khi nhiễm viêm gan, bệnh nhân có thể có triệu chứng hoặc không. Sau 6 tháng mang virus là viêm gan B mãn tính và có khả năng chuyển sang xơ gan, ung thư gan nếu không điều trị kịp thời.


    * Đã tiêm phòng virus viêm gan B là không bị viêm gan virus B


    Tiêm vaccine phòng bệnh chỉ có tác dụng khi người đó chưa có nhiễm virus viêm gan B và sau tiêm phải tạo ra được nồng độ kháng thể Anti-HBs > 10 IU/l mới có tác dụng phòng mắc bệnh. Bởi vậy, trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà đồng thời có âm tính với Anti-HBs hoặc nồng độ Anti-HBs thấp < 10 IU/l thì cần phải đi tiêm phòng vì cơ thể chưa bị nhiễm virus viêm gan B và cũng chưa có khả năng miễn dịch với bệnh hoặc đáp ứng miễn dịch còn thấp, chưa đủ khả năng bảo vệ. Nếu có HBsAg dương tính, việc tiêm phòng không có tác dụng dự phòng.


    * Bị viêm gan B, C không được sinh con


    Những người viêm gan B, C vẫn có con bình thường, điều quan trọng là phòng cho con không bị nhiễm. Với người mẹ mang virus viêm gan B phải xem virus có phát triển hay không. Người mẹ có HbsAg dương tính, thai tháng thứ 5 phải xét nghiệm AbsAg + và ADN HBV có dương tính hay không. Nếu dương tính, mẹ cần uống thuốc bắt đầu thai tháng thứ 5 và kéo dài sau sinh 1 – 2 tháng. Con cần tiêm ngay sau sinh vaccine viêm gan B và kháng thể Hepabig. Thực hiện các biện pháp này, tỷ lệ lây truyền cho con rất thấp.


    * Mổ đẻ không lây nhiễm


    Nhiều người nghĩ khi bị viêm gan B, C thì mổ đẻ sẽ không lây truyền cho con nhưng về khoa học, mổ đẻ hay sinh thường không khác nhau về lây truyền. Ngoài ra, cho con bú cũng không lây truyền như nhiều người vẫn nghĩ.


    Giải pháp mới điều trị viêm gan B, C


    Theo PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật - Giám đốc Cận lâm sàng, BV Đa khoa Medlatec, trong nhiều năm qua, do tính chất âm thầm của bệnh nên nhiều người không biết đến viêm gan, đặc biệt là viêm gan B và C, đây là hai “kẻ thù thầm lặng” rất nguy hiểm. Việt Nam có hơn 8% người nhiễm viêm gan B mạn tính, khoảng 15-25% người nhiễm viêm gan B mạn tính sẽ chết do xơ gan hay ung thư tế bào gan. Với viêm gan virus C, trên thế giới hiện có khoảng 170 triệu người nhiễm virus viêm gan C (HCV) và 3-4 triệu người mắc mới mỗi năm. Tuy nhiên, người mang virus B, C nếu điều trị kịp thời sẽ ngăn ngừa gây bệnh gan, xơ gan, ung thư tế bào gan và tử vong…


    PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai), Phó Chủ tịch Hội Gan mật Hà Nội cũng cho biết, nhiều người chỉ đến bệnh viện khi bệnh đã biến thành xơ gan, ung thư gan trong đó 50% trường hợp xơ gan, ung thư gan lần đầu tiên biết mình bị bệnh. Bệnh nhân bị viêm gan B, C phải mất 20 năm để chuyển sang xơ gan và sau đó nhiều năm sẽ chuyển sang ung thư tế bào gan.


    Đối với viêm gan virus B, hiện nay có 3 thuốc ưu tiên sử dụng để điều trị là Entercavir, Tenofovir và Peg- IFN, trong đó thuốc Peg-IFN là yếu tố tiên đoán cho đáp ứng bền vững. Đối với viêm gan C, thuốc interferon có tác dụng rất tốt trong điều trị. Phác đồ điều trị tối ưu nhất đối với viêm gan virus C là sử dụng PegInterferon-á kết hợp với Ribavirin. Ngoài ra, còn có rất nhiều tiến bộ trong điều trị cho kết quả cao bằng sử dụng các loại thuốc uống không cần dùng Peg- IFN ở Mỹ hoặc các nước phát triển như Tây Âu. Tuy nhiên, giá thành để điều trị rất đắt có thể gần 2 tỷ cho đợt điều trị.


    Các chuyên gia khuyến cáo, để phát hiện sớm bệnh viêm gan virus thì người dân cần phải đi khám định kỳ, trong quá trình khám sức khỏe, nhân viên y tế sẽ tư vấn làm các xét nghiệm cần thiết. Chỉ có xét nghiệm mới có thể khẳng định được là viêm gan C hay B.


    “Nhiều người chỉ đến bệnh viện khi bệnh đã biến thành xơ gan, ung thư gan, trong đó 50% trường hợp xơ gan, ung thư gan lần đầu tiên biết mình bị bệnh. Bệnh nhân bị viêm gan B, C phải mất 20 năm để chuyển sang xơ gan và sau đó nhiều năm sẽ chuyển sang ung thư tế bào gan”.
    PGS.TS Trịnh Thị Ngọc (nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Hà Nội)

    Phương Thuận/Báo Gia đình & Xã hội

  17. #17
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xét nghiệm định lượng HbsAg bao lâu có kết quả?


    Thứ tư, 30/12/2015 10:24

    Bác sĩ ơi cho em hỏi xét nghiệm định lượng HbsAg bao lâu có kết quả ạ. Có thể xong trong ngày không, thưa bác sĩ? (Uyên Nhi - nhinguyen6@gmail.com).







    Ảnh minh họa


    Chào em

    * Xét nghiệm định lượng HBsAg là xét nghiệm chuyên sâu do bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật chỉ định trong các trường hợp theo dõi đáp ứng điều trị viêm gan B bằng cách theo dõi số lượng áo khoác vi-rút do chính vi-rút viêm gan B sản sinh ra nhằm gián tiếp đánh giá sự hoạt động của mầm bệnh viêm gan B có trong tế bào gan mà trước đây không đánh giá qua xét nghiệm thông thường được.

    * Xét nghiệm này không phải phòng xét nghiệm nào cũng thực hiện được.

    * Kết quả định lượng thường biểu hiện bằng con số (ví dụ 2100 UI/l) với giá trị bình thường (không bị bệnh là 0,05UI/l)



    * Thông thường thời gian để trả kết quả này trong vòng 1 buổi (sáng >> chiều)

    BSCK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    GV Phân môn Tiêu hóa Gan mật - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
    Trưởng Đơn vị tiêu hóa can thiệp BV Nguyễn Tri Phương


  18. #18
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kết quả xét nghiệm dưới đây có phải ung thư gan?

    Thứ tư, 30/12/2015 17:51

    Cháu chào bác sĩ. Nhờ bác sĩ xem giúp cháu các chỉ số xét nghiệm của bố cháu với ạ.





    Chào BS,

    * Bố cháu bị viêm gan B có theo khám bác sĩ, tháng trước bố cháu xét nghiệm chỉ số là :

    MDRD - 4: 84
    A.F.P : 2.00
    HBeAg : NEG S/CO =0.991
    HBV DNA Taqman : 61710 (4.79 Log10)

    * Hôm nay 1 tháng đi tái khám chỉ số là:

    MDRD - 4: 81
    A.F.P : 2.89
    HBV DNA Taqman : 28249 (4.45 Log10)

    * Cho cháu hỏi chỉ số vậy có tiến triển tốt không ạ, có giảm bệnh nhiều không. Tại bố cháu già rồi vào gặp bác sĩ nhưng không hỏi kỹ nên cháu lo lắng hỏi thêm.

    Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.


    (ha le - hhtranle@gmail.com)



    Ảnh minh họa
    Chào em

    * Với kết quả của bố em thì tuổi đã lớn, qua 2 lần xét nghiệm:

    - Chức năng thận rất tốt (chỉ số lọc của thận là MMRD-4 cả 2 lần rất tốt)

    - Xét nghiệm kiểm tra ung thư gan ở cả 2 lần đều rất thấp, gần như không bị ung thư gan.

    - Chỉ số hoat động của vi-rut viêm gan B ở 2 lần đều thấp.


    * Tôi không khám bệnh trực tiếp cho bố em nên không rõ là bố em bị viêm gan B mãn thể hoạt động hay thể ngủ yên nhưng tạm thời với những gì em cung cấp, tôi dự đoán bố em ở thể ngủ yên .

    - Nếu thật sự bố em ở thể ngủ yên và chỉ đang điều trị hỗ trợ gan thì tình trạng như vậy là rất tốt và ổn định, chỉ cần theo dõi và điều trị hỗ trợ bảo vệ gan thôi.

    - Còn nếu bố em ở thể hoạt động và đang điều trị tấn công thì vì chỉ mới sau 1 tháng nên chưa thấy đáp ứng rõ nhưng có điều chắc chắn là bệnh không nặng lên. Cần kiểm tra lại sau 3 tháng nữa.




    BS CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    GV Phân môn Tiêu hóa Gan mật - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
    Trưởng Đơn vị tiêu hóa can thiệp BV Nguyễn Tri Phương


  19. #19
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhờ Bác sĩ xem giúp kết quả xét nghiệm?

    Thứ tư, 30/12/2015 17:18

    Kết quả xét nghiệm của em là Anti-HBs định lượng, kết quả 2.0, trị số bình thường (2-10) IU/L, HBsAg (ELISA), kết quả 1127.0, trị số bình thường <1 COI, HBeAg (ELISA), kết quả 2014.0, trị số bình thường <1COI.





    Thưa BS,

    Em đi xét nghiệm máu kết quả như sau:

    - Anti-HBs định lượng, kết quả 2.0, trị số bình thường (2-10) IU/L.

    - HBsAg (ELISA), kết quả 1127.0, trị số bình thường <1 COI

    - HBeAg (ELISA), kết quả 2014.0, trị số bình thường <1COI.



    Xin bác sĩ cho em biết kết quả trường hợp bệnh của em và cách điều trị như thế nào? Em cám ơn bác sĩ rất nhiều?

    (Le Huy - lehuy525@gmail.com)



    Ảnh minh họa


    Chào em,

    * Kết quả này cho thấy :

    - Em không có kháng thể ngừa bệnh
    viêm gan B

    - Em đã nhiễm vi-rút
    viêm gan B mãn

    - Khả năng vi-rút viêm gan B của em đang sinh sản

    * Tôi không khám bệnh trực tiếp cho em nên không thể trả lời chính xác được nhưng nhiều khả năng em bị viêm gan B thể người lành mang mầm bệnh. Em cần đi khám bệnh với BS chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật để được xét nghiệm chuyên sâu hơn nhằm xác định đúng thể bệnh của em. Nếu đúng là thể người lành mang mầm thì cần theo dõi sát khi vi-rút bắt đầu hoạt động sẽ tiến hành điều trị, còn nếu ở thể hoạt động thì cần điều trị tích cực ngay tránh diễn tiến xơ gan về sau.





    BS CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    GV Phân môn Tiêu hóa Gan mật - ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
    Trưởng Đơn vị tiêu hóa can thiệp BV Nguyễn Tri Phương


  20. #20
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hôn "vùng kín" thì có bị viêm gan B không?

    Thứ hai, 18/01/2016 16:26

    Em và người yêu có "gần gũi" với nhau, người yêu em chỉ hôn "vùng kín" của em. Vậy bệnh viêm gan B có lây thể lây nhiễm từ anh ấy sang em hay không?






    Chào em!


    Viêm gan B, cũng như HIV, có 3 con đường lây nhiễm chủ yếu là đường quan hệ tình dục, mẹ truyền sang con và đường máu. Quan hệ tình dục bằng bất cứ hình thức nào nếu không sử dụng biện pháp bảo vệ thì cũng đều có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, đặc biệt là vùng kín có những vết thương, vết xây xước, chảy máu.



    Với trường hợp của em, nếu bạn trai chỉ hôn vùng kín thì sẽ không có gì phải lo lắng, nhưng nếu miệng của anh ấy và vùng kín của em lại có những vết thương hay xây xước như tôi đã nói ở trên thì khả năng lây nhiễm viêm gan B hoàn toàn có thể xảy ra.


    Sau khi "gần gũi" ít nhất 15 - 20 ngày em nên đi làm xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B, nếu âm tính thì em nên thực hiện tiêm phòng viêm gan B để bảo vệ mình tốt hơn nhé.


    Chúc em may mắn!


    Theo Cửa sổ tình yêu

Trang 13 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 31112131415 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 7 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 7 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •