Trang 3 của 16 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối
Kết quả 41 đến 60 của 311

Chủ đề: Tổng quan về viêm gan siêu vi B và viêm gan C

  1. #41
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi đáp về viêm gan B
    09:05 28/05/2014
    Hàng năm, trên thế giới có khoảng hơn 1 triệu người tử vong do biến chứng của viêm gan virut B mạn tính, xơ gan, ung thư gan... Chính vì vậy, bất cứ ai khi kiểm tra thấy ..

    Hỏi : Bác sĩ cho cháu hỏi, kể từ khi bị nghi nhiễm virut viêm gan B (lây qua đường máu) thì sau bao nhiều lâu đi xét nghiệm máu sẽ phát hiện được bệnh?
    Trần Thị Thúy (Lai Châu)
    Trả lời :Viêm gan siêu vi B là một dạng bệnh viêm gan do virut viêm gan B (HBV) gây ra. HBV lưu hành trong máu, do đó lây truyền chủ yếu qua đường máu, trong đó, một số đường lây nhiễm quan trọng là: mẹ truyền sang con (đây là đường lây quan trọng nhất); truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm HBV, tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B; dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B.

    Ngoài đường máu, HBV có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới; lây nhiễm khi xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được khử khuẩn tốt. Sau khi HBV xâm nhập cơ thể, hệ miễn nhiễm sẽ tạo kháng thể cho từng kháng nguyên của HBV. Một tuần hay một tháng sau khi nhiễm virut, HBsAg xuất hiện trong máu, tiếp theo là HBeAg và kháng thể IgM và IgG cho HBcAg (anti-HBc). Khi HBsAg biến mất, thì kháng thể chống sAg (anti-HBs) mới xuất hiện.Một khi anti-HBs xuất hiện, người bệnh được coi như hồi phục, trở thành miễn nhiễm đối với HBV và không lây bệnh qua người khác được. Một số bệnh nhân không tạo được kháng thể này và tiếp tục mang mầm bệnh HBsAg, sẽ có thể lây cho người khác. Vì thế, khi nghi ngờ bị nhiễm HBV, bệnh nhân cần làm 2 xét nghiệm tối thiểu là HBsAg và anti-HBs. HBsAg cho biết có bị nhiễm hay không, còn anti-HBs cho biết cơ thể đã được bảo vệ hay chưa. Khi cả hai xét nghiệm này âm tính thì mới chích ngừa. Còn HBsAg (-), antiHBs (+), nghĩa là bệnh nhân đã nhiễm nhưng đã khỏi bệnh, cơ thể đủ sức tạo được kháng thể bảo vệ thì không cần thiết phải chích ngừa.

    Hỏi :Tôi 43 tuổi, sức khỏe bình thường. Gần đây tôi đi khám thì được biết mình bị viêm gan B. Tôi rất lo lắng vì nhiều người nói bị bệnh này rất dễ dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Xin quí báo tư vấn cách điều trị.Nguyễn Thùy Vân (Hà Nội)Trả lời :Hàng năm, trên thế giới có khoảng hơn 1 triệu người tử vong do biến chứng của viêm gan virut B mạn tính, xơ gan, ung thư gan... Chính vì vậy, bất cứ ai khi kiểm tra thấy mình bị nhiễm HBV luôn luôn lo lắng, vô hình chung lại là nguyên nhân làm cho bệnh nặng lên. Thực tế cho thấy, không phải ai nhiễm HBV cũng dẫn tới viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan nếu được hướng dẫn phòng bệnh và điều trị đúng.Khi đã nhiễm virut viêm gan B, bạn cần được sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ. Bạn có thể được chữa trị bằng nhiều loại thuốc khác nhau như lamivudin, adeforvir, entecavir, interferon, peg-Interferon...Sự thay đổi trong lối sống cũng có thể một phần giúp bạn kiểm soát được viêm gan B bằng cách: Thực hiện chế độ ăn tốt nhất chỉ chứa vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết; nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa...), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua...; giảm thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu, bia. Uống rượu khi đang bị viêm gan B sẽ làm bệnh nặng hơn, có thể gây nên tình trạng nguy hiểm gây tổn thương gan và dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Tập thể dục tuy không thải trừ được virut ra ngoài nhưng có tác dụng giúp bạn giữ và duy trì một cơ thể khỏe mạnh, bạn có thể đi bộ, tập bơi, tập yoga hoặc thái cực quyền... Tuy nhiên, cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi. Bỏ thuốc lá: gan chịu trách nhiệm phân hủy các hóa chất độc hại trong khói thuốc và thận trọng khi sử dụng thuốc, kể cả các thuốc thảo mộc vì chúng đều có nguy cơ gây độc cho gan. Nói chung, trước khi sử dụng thuốc bạn nên có ý kiến tư vấn của bác sĩ.
    Sức Khỏe & Đời Sống
    http://www.cachchuabenh.net/benh-truyen-nhiem/hoi-dap-ve-viem-gan-b

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    Tomo (09-06-2015)

  3. #42
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thắc mắc về bệnh viêm gan C
    09:06 05/06/2014
    Anti-HCV là kháng thể đặc hiệu virus viêm gan C (HCV). Bạn dương tính anti-HCV tức là trong máu của bạn có kháng thể đặc hiệu HCV và có nghĩa là bạn có thể đang bị nhiễm ..
    Tôi đi thử máu có kết quả dương tính anti-HCV, vậy là có bị gì không?
    Anti-HCV là kháng thể đặc hiệu virus viêm gan C (HCV). Bạn dương tính anti-HCV tức là trong máu của bạn có kháng thể đặc hiệu HCV và có nghĩa là bạn có thể đang bị nhiễm virus viêm gan C hay là đã bị nhiễm virus này nhưng nay đã khỏi.
    Như vậy thì làm thế nào để có thể biết được tôi đang bị nhiễm HCV?
    Một người bị nhiễm virus viêm gan C thì thường hệ miễn dịch của người đó ít khi tạo được miễn dịch bảo vệ chống được virus, do vậy sự xuất hiện kháng thể đặc hiệu HCV (anti-HCV) không có ý nghĩa là cơ thể đã có được miễn dịch bảo vệ loại trừ được virus. Chỉ có một số ít may mắn sẽ khỏi được nhờ các hệ thống chống đở không đặc hiệu khác của cơ thể loại trừ được virus, còn lại trong đa số các trường hợp, virus vẫn tồn tại, nhân bản trong tế bào gan và phóng thích virus vào trong náu. Do vậy để có thể xác định một người có đang bị nhiễm HCV, bác sĩ phải chỉ định làm xét nghiệm phát hiện HCV-RNA, tức là tìm thành phần acid nhân của virus viêm gan C trong máu. Nếu xét nghiệm này cho kết quả HCV-RNA dương tính thì có nghĩa là trong máu của bệnh nhân có hiện diện virus viêm gan C, tức là bệnh nhân đang bị nhiễm HCV.

    Xét nghiệm HCV-RNA là xét nghiệm thuộc loại gì, làm sao thực hiện được?
    Mặc dù được khoa học lôi ra ánh sáng từ năm 1985 nhưng cho đến ngày hôm nay vẫn chưa có ai nhìn thấy được virus viêm gan C qua kính hiển vi điện tử hay nuôi cấy được virus. Tuy nhiên nhờ biết rõ được bộ gene của virus nên người ta đã có thể giả định được cấu tạo của virus. Có thể tóm tắt đây là một loại virus có lõi, hay gọi nôm na là nhân của virus có cấu tạo là RNA. Xét nghiệm phát hiện HCV-RNA chính là xét nghiệm tìm trong máu của bệnh nhân sự hiện diện RNA của virus. Đây là một xét nghiệm sinh học phân tử, thông thường được thực hiện bằng kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) là kỹ thuật nhân bản DNA trong ống nghiệm qua các chu kỳ nhiệt độ. Để làm xét nghiệm, máu của bệnh nhân sau khi lấy sẽ được tách huyết thanh hay huyết tương và sau đó phòng thí nghiệm sẽ tách chiết RNA của virus trong các mẫu huyết tương và huyết thanh này để đưa vào một ống nghiệm. Trong ống nghiệm này, RNA của virus sẽ được phiên mã ngược thành DNA bổ sung, gọi là cDNA, rồi các cDNA sẽ được nhân bản thành hàng tỷ bản sao để phát hiện. Nhờ nhân bản lên từ một bản gốc thành hàng tỷ bản sao rồi mới phát hiện, nên xét nghiệm có độ nhạy cảm cực kỳ cao đủ sức để phát hiện RNA của virus có trong mẫu thử dù với số lượng rất thấp. Ngoài ra, ngày nay người ta còn có thể đếm được số lượng bản gốc RNA của HCV có từ ban đầu trong mẫu thử là bao nhiêu dựa vào kỹ thuật PCR định lượng, được gọi là qPCR hay real-time PCR. Về mặt nguyên tắc qPCR cũng giống như PCR nhưng có thêm một tính năng nữa giúp có thể định lượng được số lượng bản gốc ban đầu có trong mẫu thử nhờ một hệ thống quang học có khả năng phát hiện được phản ứng xãy ra trong ống nghiệm trong khi nhân bản xãy ra.
    Tôi biết được là hiện nay có nhiều nơi làm xét nghiệm phát hiện và định lượng HCV-RNA nhưng kết quả có khi lại khác nhau dù thử trên cùng một bệnh nhân!! Do vậy làm thế nào để tin tưởng được một kết quả xét nghiệm HCV-RNA vì đây là một xét nghiệm mà chi phí bệnh nhân phải trả cũng không phải là ít?
    Đúng là như vậy. Xét nghiệm HCV-RNA là xét nghiệm dựa trên kỹ thuật PCR là một kỹ thuật hoàn toàn mở nên người làm xét nghiệm có thể tự pha thuốc thử để làm xét nghiệm mà không phải bị lệ thuộc và các kit xét nghiệm mua từ các hãng nước ngoài rất đắt tiền. Tuy nhiên vì là hệ thống mở nên muốn kết quả xét nghiệm được chính xác thì người làm xét nghiệm phải thực hiện đủ các chứng để kiểm soát không có các sơ sót xãy ra trong quá trình làm xét nghiệm và các chứng này phải hiển thị trên kết quả xét nghiệm. Với một xét nghiệm phát hiện HCV-RNA, kết quả phải hiển thị: (1) một chứng dương để chứng minh khâu khuếch đại trong quá trình xét nghiệm đủ nhạy cảm, (2) một chứng âm để chúng minh quá trình thao tác xét nghiệm không bị ngoại nhiễm gây ra kết quả dương tính giả, (3) một chứng nội tại trong chứng âm để chứng minh khâu tách chiết RNA từ mẫu thử đạt độ nhạy, (4) và đồng thời mẫu âm tính phải có chúng nội tại để chứng minh âm tính là thật sự âm tính chứ không phải là âm tính giả. Đối với xét nghiệm định lượng HCV-RNA thì trong kết quả phải hiển thị được đường biểu diển chuẩn để chứng minh thao tác định lượng đạt chuẩn thông qua hệ số tương quan (R) của các mẫu chuẩn phải đạt trên 0.990 và hiệu quả phản ứng (E) phải đạt 90-105% và đồng thời chứng minh kết quả định lượng là được tính toán từ kết quả của các mẫu chuẩn được chạy song hành cùng với mẫu thử chứ không phải là được tính toán từ một công thức có sẵn. Ngoài ra, nếu muốn kết luận một kết quả âm tính thì trong kết quả định lượng phải hiển thị được mẫu đó dương tính được với chứng nội tại để đảm bảo âm tính này là âm tính thật sự chứ không phải âm tính giả vì phản ứng khuếch đại bị ức chế.

    Nếu kết quả xét nghiệm HCV-RNA của tôi dương tính thì tôi có cần thiết phải được điều trị đặc hiệu không? Và nếu cần phải được điều trị đặc hiệu thì thời gian phải điều trị là bao lâu?
    Một người sau khi nhiễm virus viêm gan C thì thường không có triệu chứng hay chỉ có một ít triệu chứng không đặc hiệu và mơ hồ. Tuy nhiên virus sẽ âm thầm xâm nhập và nhân bản trong tế bào gan và quá trình này diễn tiến rất lâu có thể trên hàng chục năm dẫn đến tế bào gan bị tàn phá dần gây hậu quả viêm gan mạn tính rồi đi đến xơ gan, và có thể từ xơ gan dẫn đến ung thư gan. Nguy cơ của người đang bị nhiễm HCV dẫn đến viêm gan mạn tính rồi xơ gan rồi đến ung thư gan là khá cao (có thể 17-20%). Do vậy, khác với nhiễm virus viêm gan B cần phải xác định là đang bị viêm gan B mạn tính (ALT tăng cao hay có bất thường tổ chức gan phát hiện qua sinh thiết hay fibroscan) mới cần phải điều trị đặc hiệu; một người bị xác định là đang nhiễm virus viêm gan thì nên được chỉ định điều trị đặc hiệu mà không cần phải có các dấu hiệu chứng minh gan đã bị thương tổn vì viêm gan mạn tính. Do vậy trong trường hợp của bạn thì nên được điều trị đặc hiệu chứ không cần phải đợi đến lúc men gan ALT cao gấp đôi bình thường hay sinh thiết hoặc fibroscan thấy có thương tổn tế bào gan mới điều trị. Tuy nhiên trước khi được điều trị, bạn phải nhất thiết được chỉ định làm hai xét nghiệm: định lượng HCV-RNA và định genotype HCV để bác sĩ có thể theo dõi được hiệu quả điều trị cũng như quyết định được thời gian điều trị đặc hiệu trên bạn. Để có thể xác định điều trị đặc hiệu mà bác sĩ cho chỉ định trên bạn là có hiệu quả, sau 3 tháng điều trị bác sĩ sẽ phải chỉ định xét nghiệm định lượng HCV-RNA một lần nữa. Nếu kết quả định lượng cho thấy lượng virus không giảm hay giảm dưới 100 lần thì bác sĩ phải cân nhắc thay đổi phương thức điều trị hay có thể phải ngưng điều trị vì bệnh không đáp ứng với điều trị đặc hiệu. Nếu kết quả định lượng cho thấy lượng virus giảm hơn 100 lần (chuyên môn gọi là giảm hơn 2 log) thì bác sĩ có thể đánh giá là phát đồ điều trị đặc hiệu trên bạn là hiệu quả. Lúc này bác sĩ sẽ phải quyết định thời gian điều trị cho bạn là bao lâu, quyết định này rất tuỳ thuộc vào genotype HCV mà bạn bị nhiễm là loại nào, và thông tin này bác sĩ sẽ lấy từ lần xét nghiệm đầu tiên đã chỉ định trước khi quyết định điều trị cho bạn. Nếu không may mà bạn bị nhiễm genotype HCV type 1 thì bác sĩ sẽ phải điều trị cho bạn thêm 9 tháng nữa tức là tổng thời gian điều trị phải 12 tháng. Nếu bạn bị nhiễm genotype HCV không phải 1, mà là 2 hay 6 (tại Việt Nam, rất ít khi phát hiện được genotype HCV 3, 4, và 5) thì bác sĩ chỉ cần điều trị cho bạn thêm 3 tháng nữa tức là tổng thời gian điều trị 6 tháng. Trước khi quyết định chấm dứt điều trị cho bạn thì bác sĩ sẽ phải chỉ định xét nghiệm phát hiện HCV-RNA xem có còn trong máu của bạn hay không. Nếu xét nghiệm này vẫn cho kết quả dương tính thì bác sĩ vẫn chưa thể ngưng điều trị mà phải tiếp tục thêm 3 tháng nữa cho đến khi kết quả trở nên âm tính. Sau khi chấm dứt điều trị, bác sĩ cũng sẽ thường xuyên theo dõi xem bạn có bị tái phát hay tái nhiễm không bằng xét nghiệm phát hiện HCV-RNA trong máu của bạn mỗi 3 tháng một lần. Bất cứ lúc nào xét nghiệm trở nên dương tính thì bác sĩ sẽ phải xem như bạn bị tái phát hay tái nhiễm và phải trở lại điều trị đặc hiệu như ban đầu.
    Genotype là gì? Xét nghiệm xác định genotype HCV là xét nghiệm như thế nào? Làm thế nào thực hiện được và giá thành có cao không?
    Genotype là các kiểu khác biệt của vi sinh vật cùng loài dựa vào sự khác biệt các dấu ấn trên bộ gene của vi sinh vật đó. Cho đến hiện nay y học đã xác định là HCV có thể được phân làm 11 genotype là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11. Với từng genotype, HCV lại được phân thành các dưới type như 1a, 1b, 1c 2a, 2b, 2c 3a, 3b 4a, 4b, 4c, 4d, 4e, 5a, 6a, 7a, 7b, 8a, 8b, 9a, 10a, và 11a. Xét nghiệm xác định genotype HCV là một loại xét nghiệm sinh học phân tử. Tại Việt Nam, công ty Nam Khoa đã phát triển kỹ thuật vừa định lượng HCV-RNA vừa xác định được genotype của HCV. Nguyên tắc của kỹ thuật này là định lượng HCV-RNA trước bằng kỹ thuật qPCR rồi sau đó giải trình tự sản phẩm qPCR này để xác định genotype HCV bằng cách so chuỗi với thư viện genotype HCV của NCBI. Nhờ phát triển được kỹ thuật này, với chỉ định vừa định genotype HCV, vừa định lượng HCV-RNA mà bác sĩ phải cho trên bệnh nhân trước khi quyết định điều trị đặc hiệu, bệnh nhân chỉ phải trả chi phí cho xét nghiệm xác định genotype HCV mà vẫn có được kết quả định lượng HCV-RNA. Ngoài ra, kỹ thuật định genotype do công ty Nam Khoa phát triển còn có lợi thế hơn các kỹ thuật khác hiện đang được sử dụng trong và ngoài nước là kết quả genotype HCV luôn phân biệt đến dưới type chứ không bao giờ chỉ có kết quả đến type hay không thể phân biệt các dưới type với nhau.
    Hiện một số cơ sở xét nghiệm trong nước có triển khai xét nghiệm định kiểu gene HCV bằng kỹ thuật real-time PCR mà theo báo cáo của các tác giả thì xét nghiệm này phân biệt được đồng nhiễm các genotype.
    Tuy nhiên theo chúng tôi thì nhận định này thật sự quá vội vàng và thiếu luận cứ khoa học vì đồng nhiễm rất hiếm xãy ra (kinh nghiệm của chúng tôi là không quá 1 cas trong 1000 cas) trong khi đó xét nghiệm này lại cho kết quả đồng nhiễm đến 2 cas trong 10 cas thử nghiệm. Điều này chứng tỏ kỹ thuật chưa đạt nhưng đã vội vàng đưa ra áp dụng cho chẩn đoán, và như vậy thì thật là nguy hiểm vì sẽ làm lệch hướng điều trị của Bác Sĩ.
    Nói tóm lại, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C, qua xét nghiệm anti-HCV trong máu dương tính, tại Việt Nam trong dân số là thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ nhiễm cao trên thế giới (2-8%). Nếu phát hiện anti-HCV bị dương tính, bạn nên đi làm xét nghiệm phát hiện HCV-RNA để xem có thật sự đang bị nhiễm HCV hay không. Nếu dương tính, thì bạn nên được điều trị đặc hiệu vì nguy cơ dẫn đến xơ gan rồi ung thư gan trên người nhiễm HCV là khá cao, và hơn nữa, y học hiện nay có thể chữa lành người bị nhiễm HCV với tỷ lệ thành công từ 60% đến 100%. Tuy nhiên trước khi được chỉ định điều trị đặc hiệu, bạn cần phải được chỉ định làm xét nghiệm định lượng HCV-RNA và định kiểu gen HCV để căn cứ vào đó mà bác sĩ có thể đánh giá được hiệu quả điều trị và quyết định được thời gian điều trị. Trước khi chấm dứt điều trị, bạn nhất thiết phải được chỉ định làm xét nghiệm phát hiện HCV-RNA để xem máu đã hết sạch virus không, và sau khi chấm dứt điều trị xét nghiệm này cũng phải được thường xuyên chỉ định thực hiện trên bạn mỗi 3 tháng một lần để theo dõi bệnh có tái phát không hay bạn có bị tái nhiễm không.
    Ts.Bs. Phạm Hùng Vân
    Viện vệ sinh - Y tế công cộng TP. HCM

  4. #43
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ bảy, 21/06/2014 22:23
    Viêm gan B có đáng lo?

    Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nhiễm virút viêm gan B mãn khá cao (15-20%). Hiểu rõ bệnh này sẽ giúp mọi người có thái độ thích hợp trong theo dõi điều trị và phòng ngừa.





    Khám và tư vấn viêm gan ở BV Nguyễn Tri Phương - Ảnh: T.L.N.P.

    Bệnh viêm gan B - gọi đầy đủ là viêm gan siêu vi B - gây ra do một loại virút được đặt tên là "virút viêm gan B" (viết tắt là HBV).
    Gồm những thể bệnh nào?
    * Viêm gan B cấp:- Triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, tiểu sậm màu, vàng da, vàng mắt, xét nghiệm có men gan tăng cao. Nếu bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, triệu chứng rất mờ nhạt, không ồ ạt, mà chỉ là tiểu sậm màu thoáng qua, ăn kém.
    - Khả năng hồi phục tùy thuộc độ tuổi bị mắc bệnh. Nếu mắc bệnh dưới 10 tuổi, nhất là dưới 1 tuổi, thì 90% trường hợp virút vẫn tồn tại âm thầm trong cơ thể nhiều tháng, nhiều năm gây ra nhiễm viêm gan B mãn. Ngược lại nếu nhiễm bệnh tuổi trên 10 - nhất là trên 18 tuổi - 90% trường hợp sẽ hồi phục hoàn toàn.
    * Nhiễm viêm gan B mãn thể người lành mang mầm:
    Bệnh nhân thường là trẻ em hoặc người dưới 30 tuổi, không triệu chứng, tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, khi hiến máu, kiểm tra khi mang thai hay khám sức khỏe để đi nước ngoài...

    Nếu ở thể bệnh này, virút viêm gan B sinh sản rất nhiều trong gan và máu (lượng virút trong máu có thể hàng trăm triệu), nhưng chúng không tấn công hoặc tấn công rất ít vào lá gan chúng ta nên gan vẫn mềm mại, không bị hư hại.
    * Nhiễm viêm gan B mãn thể ngủ yên:
    Virút viêm gan B nằm yên, sinh sản kém với lượng virút trong máu âm tính hoặc rất thấp, không tấn công gan nên xét nghiệm men gan và chức năng gan cũng còn khá tốt. Thể này thường gặp do kết quả của thuốc điều trị được sử dụng đúng thời điểm, hoặc đôi khi phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khỏe là do khả năng đề kháng của cơ thể giúp khống chế được virút một phần.
    * Nhiễm viêm gan B mãn thể hoạt động (viêm gan siêu vi B mãn):
    Bệnh nhân thường trên 30 tuổi, có triệu chứng như mệt mỏi, đau tức vùng gan, ăn kém, ngứa, da sậm màu hơn so với trước đây dù không đi nắng nhiều, xuất hiện các nốt đỏ ở da ngực, da lưng. Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân không triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe.
    Ở thể này virút có thể sinh sản nhiều, rất nhiều hoặc vừa phải nhưng quan trọng là virút bắt đầu tấn công gan, làm gan to ra, không còn mềm mại nữa và xét nghiệm có men gan tăng cao.
    Bệnh nhân viêm gan B mãn cần làm gì?
    Nên đi khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật để được làm một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm xác định bệnh thể ngủ yên, thể người lành mang mầm hay thể hoạt động:
    + Nếu ở thể hoạt động, cần được điều trị thuốc thích hợp ngay lập tức.
    + Nếu ở thể ngủ yên hay thể người lành mang mầm, cần theo dõi định kỳ mỗi 6-12 tháng xét nghiệm đánh giá chức năng gan và mức độ hoạt động của virút để phát hiện kịp thời khi bệnh chuyển sang thể hoạt động.
    - Bỏ rượu bia.
    - Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất sắt như thịt bò, lòng đỏ trứng, rau có màu xanh đậm như cải xoong vì dễ gây ứ đọng chất sắt trong cơ thể và trong gan.
    - Nên uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây như cà chua, bưởi, cam, cá biển do có nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, selenium.
    Nhiễm viêm gan B có nên mang thai?
    Tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật để được xác định ở thể hoạt động hay ở thể người lành mang mầm, thể ngủ yên. Nếu không phải thể hoạt động:
    - Có thai bình thường.
    - Theo dõi với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật trong thời gian mang thai.
    - Phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con:
    + Ba tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ quyết định dùng thuốc ngắn hạn để giảm lượng siêu vi trong máu nhằm giảm khả năng lây cho thai khi sinh.
    + Chủng ngừa với kháng thể thụ động (HBIg) đồng thời với tiêm liều văcxin phòng ngừa viêm gan B đầu tiên trong vòng 12 giờ sau sinh. Sau đó tiếp tục tiêm ngừa văcxin viêm gan B liều thứ hai khi bé được 1-2 tháng và liều thứ ba khi bé được 6 tháng.
    + Vẫn cho trẻ bú mẹ bình thường nếu trẻ được chích ngừa đủ, trừ khi đầu vú mẹ bị nứt nẻ, lở loét dễ chảy máu.
    - Nếu thể hoạt động:
    + Theo dõi và điều trị với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật.
    + Khi bệnh ổn định có thể ngưng thuốc và có thai bình thường.
    + Khi mang thai cần theo dõi vì có thể bệnh sẽ hoạt động trở lại.
    Cần lưu ý dùng thuốc thời điểm bệnh ở thể hoạt động mới đạt hiệu quả cao. Thuốc điều trị có hai nhóm chính:
    + Nhóm thuốc uống diệt trực tiếp virút: ít tác dụng phụ, cần điều trị duy trì kéo dài. Dùng thuốc tối thiểu 3-5 năm.
    + Nhóm thuốc chích: với ưu điểm mới là kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta tự tiêu diệt virút, chỉ cần dùng trong một năm, khả năng duy trì đáp ứng tốt sau 2-3 năm ngưng thuốc, nhược điểm là có nhiều tác dụng phụ.
    AloBacsi.vn
    Theo BS Trần Ngọc Lưu Phương - Tuổi Trẻ




  5. #44
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chủ nhật, 22/06/2014 23:06
    Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B


    Tôi năm nay 22 tuổi, chưa lập gia đình. Tôi đã xét nghiệm sinh hoá GOT VÀ GPT đều trong ngưỡng cho phép, kết quả lần lượt là 24 và 12.






    Và xét nghiệm HBsAG kết quả là dương tính, sau đó để kiểm tra lại tôi lại xét nghiệm HBV-DNA định lượng kết quả là: 2.1 x 10^3, trong khi đó ngưỡng định lượng là 109. Bác sĩ kết luận là tôi bị viêm gan B, sau 6 tháng sau đi kiểm tra nếu số lượng virút tăng thì mới dùng thuốc, hiện tại thì không dùng thuốc gì.

    Vậy xin chuyên mục cho tôi hỏi, tôi làm xét nghiệm như vậy đã đầy đủ để chuẩn đoán viêm gan B chưa? Tôi cần dùng thuốc gì? Có kế hoạch ăn uống như thế nào là hợp lý? Sau này khi lập gia đình sinh con liệu con tôi có bị lây truyền từ mẹ không? Xin chuyên mục tư vấn thêm.
    (Nguyễn Quỳnh - TP.HCM)
    Chào bạn,
    Viêm gan siêu vi B có rất nhiều mức độ: có thể người lành mang bệnh tức là xét nghiệm HBV DNA dưới 1.000, xét nghiệm về men gan như SGOT, SGPT ở mức độ bình thường, bệnh nhân không có triệu chứng của bệnh viêm gan như: ăn khó tiêu, mệt mỏi, vàng da vàng mắt…Với thể bệnh này chỉ cần theo dõi và không cần điều trị đặc hiệu, mỗi 6 tháng nên đi làm xét nghiệm về men gan và định lượng HBV DNA kiểm tra.
    Loại thứ hai là viêm gan siêu vi thể không hoạt động, tức là lượng virút viêm gan dao động từ 1.000-.1000.000, tuy nhiên men gan SGOT và SGPT không tăng, vơi thể này cũng không cần điều trị chỉ theo dõi và làm lại xét nghiệm mỗi 6 tháng.
    Loại thứ ba là viêm gan siêu vi B thể hoạt động với lượng viút viêm gan qua định lượng HBV DNA trên 1.000.000, có tăng men gan khi đó cần phải điều trị đặc hiệu.
    Như vậy với kết quả xét nghiệm như trên, bạn có thể ở thể người lành mang bệnh, do đó bạn vẫn ăn uống bình thường và khả năng lây qua con cũng rất thấp.


    AloBacsi.vn
    Theo PGS.TS. Nguyễn Hoài Nam - Sức khỏe và Đời Sống



  6. #45
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ ba, 24/06/2014 10:14
    Đối phó với viêm gan siêu vi C


    Có người nghĩ bị viêm gan C thật đáng sợ, khi mắc bệnh có thể ảnh hưởng tính mạng?






    Hút thuốc lá dễ làm tình trạng bệnh gan nặng thêm

    Bệnh viêm gan C gọi đầy đủ là viêm gan siêu vi C gây ra do loại virút (nhỏ bé hơn cả vi trùng) được đặt tên là "virút viêm gan C" (viết tắt là HCV).

    Viêm gan C không nặng hơn viêm gan B vì B và C chỉ là tên riêng do các bác sĩ đặt cho hai loại virút này thôi chứ không mang ý nghĩa viêm gan C là giai đoạn sau của viêm gan B. Virút viêm gan C có sáu phân nhóm được đánh số từ 1-6, trong đó phân nhóm 1 nặng nhất vì dễ bị kháng thuốc và tái phát sau điều trị.
    Bệnh viêm gan C gồm những thể bệnh nào?
    * Viêm gan C cấp tính:
    - Viêm gan C cấp không triệu chứng:
    + Xảy ra trong vòng 2-12 tuần sau khi bị lây nhiễm.
    + Chiếm 90% số trường hợp viêm gan C cấp.
    + Bệnh nhân không có các biểu hiện của viêm gan cấp như vàng mắt, vàng da, tiểu sậm màu, đau tức vùng gan bên (P).
    - Viêm gan C cấp có triệu chứng:
    + Xảy ra trong vòng 4-8 tuần sau khi bị lây nhiễm virút.
    + Chỉ chiếm 10% số trường hợp viêm gan C cấp.
    + Bệnh nhân có các biểu hiện của viêm gan cấp như vàng mắt, vàng da, tiểu sậm màu, đau tức vùng gan bên (P) kèm theo các dấu hiệu giống cảm cúm như mệt mỏi, sốt nhẹ, mỏi cơ, ăn không ngon.
    + Xét nghiệm có men gan và chất bilirubine tăng cao.
    - Sau giai đoạn viêm gan C cấp, có đến 55-90% số trường hợp virút vẫn tồn tại kéo dài (trên sáu tháng) trong máu và gan gây bệnh nhiễm viêm gan C mãn tính.
    * Viêm gan C mãn:
    - Viêm gan C mãn thể yên lặng:
    + Chiếm 60-90% số trường hợp nhiễm viêm gan C mãn.
    + Thường không có triệu chứng hoặc chủ yếu tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, khi đi hiến máu.
    + Ở thể này virút viêm gan C vẫn sinh sản và âm thầm tấn công gan ở mức độ rất thấp nên gan vẫn còn khá tốt, siêu âm gan bình thường, gan vẫn còn mềm mại, men gan và chức năng gan còn khá tốt.
    + Thể này tương đối nhẹ và ít diễn tiến thành xơ gan. Tuy nhiên, thể này trong suốt thời gian theo dõi vẫn có thể diễn tiến thành thể tấn công.
    - Viêm gan C mãn thể tấn công:
    + Chiếm 10-40% số trường hợp nhiễm viêm gan C mãn.
    + Bệnh nhân thường có những triệu chứng như mệt mỏi, đau tức vùng gan, ăn kém, ngứa, da sậm màu hơn so với trước đây, xuất hiện các nốt đỏ ở da ngực, da lưng, gan to. Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân không có triệu chứng, tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe.
    + Ở thể này virút vẫn sinh sản với các mức độ khác nhau và tấn công gan khá nhiều nên gây ra những hư hại trong gan làm gan to ra, siêu âm gan thấy gan bắt đầu to ra và không còn mềm mại nữa, men gan và chức năng gan bắt đầu thay đổi.
    + Thể này dễ diễn tiến thành xơ gan nếu không điều trị kịp thời.
    - Những yếu tố khiến thể yên lặng dễ diễn tiến thành thể tấn công: nam giới hoặc phụ nữ mãn kinh; hút thuốc lá; uống bia rượu; béo phì, nhất là béo bụng, tăng mỡ máu; ăn nhiều chất ngọt; đái tháo đường; dư chất sắt trong cơ thể; đồng nhiễm virút viêm gan B, HIV/AIDS; nhiễm virút viêm gan C phân nhóm 1...
    Điều trị
    Việc điều trị làm tiêu diệt hoàn toàn virút giúp gan không bị tấn công và dần dần hồi phục. Phác đồ điều trị thường kéo dài từ sáu tháng đến một năm. Tuy nhiên cần lưu ý bệnh dễ bị tái phát sau sáu tháng đến một năm tính từ lúc kết thúc phác đồ điều trị. Nguyên nhân thường do:
    + Nhiễm virút C phân nhóm 1.
    + Đề kháng kém: tuổi già, mắc bệnh đái tháo đường, nhiễm HIV, bị bệnh lao kèm theo.
    + Dùng các thuốc ức chế miễn dịch của cơ thể: hóa trị ung thư, dùng thuốc có chứa chất corticoid.
    - Phác đồ điều trị:
    + Phác đồ cổ điển gồm một loại thuốc chích kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta tự tiêu diệt virút kết hợp với thuốc uống ức chế virút.
    + Phác đồ bộ ba mới nhất với sự phối hợp giữa phác đồ cổ điển với các thuốc mới nhất có tác dụng tiêu diệt trực tiếp virút giúp nâng tỉ lệ thành công, không bị tái phát sau ngưng thuốc lên đến 85% đối với dòng virút có độc lực cao (phân nhóm 1), kể cả những trường hợp bị tái phát.
    Bệnh nhân bị viêm gan C mãn cần làm gì?
    - Không nên quá lo lắng, vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường.
    - Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật để được làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm xác định ở thể yên lặng hay thể tấn công.
    - Nếu ở thể tấn công cần được điều trị thuốc thích hợp ngay để chặn diễn tiến của bệnh và bảo vệ lá gan chúng ta.
    - Nếu ở thể yên lặng cần theo dõi định kỳ mỗi 3-6 tháng. Việc điều trị tích cực ở thể này có thể được bác sĩ cân nhắc tùy trường hợp cụ thể, vì ở thể này nguy cơ diễn tiến thành xơ gan còn khá thấp.
    - Hạn chế các yếu tố làm bệnh dễ diễn tiến sang xơ gan: bỏ rượu bia, không tự ý uống các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh và thuốc không rõ nguồn gốc. Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn, tránh béo phì. Hạn chế ăn nhiều chất béo, chất bột đường. Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất sắt như thịt bò, lòng đỏ trứng, rau có màu xanh đậm vì dễ gây ứ đọng chất sắt trong cơ thể và trong gan.
    Phòng bệnh
    - Bệnh chưa có thuốc chủng ngừa.
    - Vì bệnh chỉ lây lan theo máu qua các vết trầy xước, rách da nên cần chú ý:
    + Tình dục an toàn.
    + Không dùng chung các vật sắc nhọn như dao lam, dao cạo râu, dụng cụ làm móng tay móng chân, kim châm cứu...
    Nhiễm viêm gan C có nên mang thai?
    - Tư vấn với BS chuyên khoa tiêu hóa - gan mật để được xác định ở thể yên lặng hay thể tấn công.
    - Nên điều trị đủ phác đồ rồi mới có thai, nhất là ở thể tấn công.
    - Theo dõi với BS chuyên khoa tiêu hóa - gan mật trong thời gian mang thai.
    - Vẫn cho trẻ bú mẹ bình thường trừ khi đầu vú mẹ bị nứt nẻ, lở loét dễ chảy máu.

    Tỉ lệ điều trị thành công, không tái phát tùy thuộc phân nhóm virút bị nhiễm:
    + Nhiễm virút nhóm 1: thành công 45%.
    + Nếu nhiễm virút nhóm 2-3: thành công 80-85%.
    + Nếu nhiễm virút nhóm 4-5-6: thành công 60- 70%.
    Nếu bị tái phát sau điều trị, bệnh nhân cũng không nên quá lo lắng vì khả năng diễn tiến thành xơ gan đã giảm rất nhiều dù chưa có điều kiện điều trị trở lại. Hiện tại với các loại thuốc uống tiêu diệt siêu vi trực tiếp phối hợp với phác đồ cổ điển, tỉ lệ thành công khi điều trị trở lại cũng khá tốt và ít bị tái phát.
    AloBacsi.vn
    Theo BS Trần Ngọc Lưu Phương - Tuổi trẻ
    (BV Nguyễn Tri Phương)






  7. #46
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nguy cơ lây bệnh khi chồng mới cưới bị viêm gan B

    Thứ tư, 02/07/2014 08:36
    Em mới lập gia đình, gần đây chồng đi hiến máu phát hiện bệnh viêm gan B. Như vậy có nguy hiểm và dễ lây nhiễm sang em không.

    Em không dám đi xét nghiệm máu. Còn cách nào khác không? (Nhâm)
    Ảnh minh họa - nguồn Internet

    Chào em,
    Máu thu được từ người hiến máu nhân đạo sẽ được làm các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện, loại bỏ những máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh như HIV, virus viêm gan B, C, vi khuẩn giang mai…
    Qua kết quả này, chỉ có thể kết luận chồng em bị nhiễm siêu vi viêm gan B, còn siêu vi đã gây ra viêm gan để phải điều trị hay chưa, mức độ như thế nào thì chồng em cần phải được khám và làm thêm một số xét nghiệm khác.
    Quan hệ vợ chồng là đường lây nhiễm của siêu vi viêm gan B, trừ trường hợp bạn đời của người nhiễm siêu vi B đã có kháng thể chống lại sự xâm nhập của siêu vi này (do đã tiêm ngừa hoặc trước kia mắc bệnh hiện giờ đã khỏi). Chỉ có xét nghiệm máu mới xác định được tình trạng, không có phương pháp nào khác.
    Em và chồng nên đến các bệnh viện có chuyên khoa viêm gan để được khám, tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết để từ đó có kế hoạch theo dõi, dự phòng hoặc điều trị thích hợp. Trước mắt, khi quan hệ với chồng em nên sử dụng bao cao su để phòng ngừa lây bệnh cho đến khi xác định rõ tình trạng sức khỏe của mình.
    AloBacsi.vn
    Theo TS.BS Lê Mạnh Hùng- Phó giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới
    VNExpress.net

  8. #47
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hơn 4 triệu người Việt có virus viêm gan C

    Thứ sáu, 04/07/2014 07:05
    Viêm gan virus C đang là "sát thủ thầm lặng" khi 5% dân số Việt (tương đương 4,5 triệu người) đang mang virus C trong cơ thể và chỉ khoảng 1/3 số người mắc bệnh có biểu hiện triệu chứng.




    Một số nghiên cứu cũng cho thấy, khoảng 80% những người nhiễm virus viêm gan C chuyển sang tình trạng mang virus viêm gan C mạn tính và ít nhất 20% nhóm bệnh nhân này có thể chuyển sang xơ gan sau 20 năm nhiễm virus.
    Việc điều trị viêm gan virus C từ vài năm nay ở Việt Nam chỉ sử dụng phác đồ phối hợp 2 thuốc Peginterferon - alfa 2b hoặc 2a kết hợp Ribavirin (PR). Tuy nhiên với phác đồ kết hợp 2 thuốc này, không phải tất cả bệnh nhân đều có thể được điều trị thành công (theo nghiên cứu thì chỉ có khoảng trên 60% bệnh nhân châu Á là có đáp ứng với điều trị nhưng tỷ tệ tái phát còn cao).

    Để tăng hiệu quả của phác đồ điều trị chuẩn hiện nay, trong 2 năm qua, dòng thuốc mới có hoạt chất Boceprevir đã được bổ sung vào phác đồ điều trị. Phác đồ mới phối hợp 3 thuốc gồm Boceprevir và Peginterferon alfa + Ribavirin cho thấy hiệu quả cả trên bệnh nhân điều trị lần đầu và những người đã từng thất bại trong điều trị với phác đồ 2 thuốc trước đó.

    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy, Trung tâm Y khoa Medic cho biết, ưu điểm của phác đồ mới này là rút ngắn thời gian điều trị xuống còn 28 tuần (bệnh nhân điều trị lần đầu) so với 48 tuần, thay vì 72 tuần đối với những bệnh nhân khó đáp ứng khi sử dụng phác đồ điều trị 2 thuốc trước đây. Ngay cả bệnh nhân xơ gan mà không có chống chỉ định cũng có thể áp dụng được phác đồ điều trị mới này.

    Tại Việt Nam, trong vòng gần một năm qua, nhiều bệnh nhân viêm gan virus C được chỉ định điều trị bằng phác đồ có Boceprevir đã ghi nhận có đáp ứng thuốc tốt và đạt hiệu quả cao.


    Phác đồ điều trị viêm gan virus C với Boceprevir mở ra triển vọng cho nhiều bệnh nhân được tiếp cận điều trị và điều trị thành công bệnh viêm gan virus C. (Hình minh họa)

    Ngoài Việt Nam, 7 quốc gia khác tại châu Á gồm Singapore, Malaysia, Hong Kong, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Australia cũng đưa phác đồ mới này vào điều trị viêm gan virus C.

    Theo các chuyên gia y tế, qua các nghiên cứu lâm sàng phác đồ điều trị viêm gan virus C với Boceprevir cho thấy một hướng điều trị tối ưu, mở ra triển vọng cho nhiều bệnh nhân được tiếp cận điều trị và điều trị thành công bệnh viêm gan virus C, đồng thời giảm bớt gánh nặng về thời gian và chi phí điều trị cho các bệnh nhân.

    AloBacsi.vn
    Theo Tấn Tài - VietNamNet




  9. #48
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đường lây truyền của bệnh viêm gan

    19/7/2014 12:00


    Gia đình chồng con gái tôi có người mắc viêm gan. Tôi rất hoang mang vì các cháu sắp cưới nhau. Không biết viêm gan lây truyền như thế nào để biết cách phòng ngừa, thưa bác sĩ.

    Lê Văn Thuyên (Thanh Hóa)
    Viêm gan là bệnh hay gặp nhưng ít người tự phát hiện được bệnh vì hầu như không có biểu hiện gì.
    Bệnh viêm gan A rất dễ lây do lây qua đường tiêu hóa. Bệnh dễ lây nhất là vào một vài tuần trước khi bệnh nhân có những triệu chứng của viêm gan cấp tính. Nhưng khi da và mắt trở nên vàng thì bệnh không còn mang tính truyền nhiễm, tiếp xúc với người bệnh lúc này không nguy hiểm nữa. Có thể tiêm vaccin ngừa bệnh viêm gan A.
    Bệnh viêm gan B, C, D lây qua đường máu và đường tình dục. Vaccin ngừa viêm gan B và D rất hiệu nghiệm và an toàn nên chúng ta cần tiêm càng sớm càng tốt. Riêng viêm gan C chưa có vaccin ngừa nên để không bị lây bệnh phải tránh tiếp xúc một cách trực tiếp với máu của bệnh nhân.
    Viêm gan E lây qua thức ăn và nước uống bị nhiễm virut. Khác với viêm gan A, bệnh vẫn có thể tiếp tục lây trong nhiều tuần lễ, sau khi người bệnh đã phát ra những triệu chứng viêm gan cấp tính.
    Vì cách thức lây nhiễm viêm gan B và AIDS tương tự nhau, nên một số bệnh nhân đã bị lây cả hai bệnh này cùng lúc, khi dùng chung kim tiêm hoặc giao hợp với người có bệnh. Bệnh nhân bị viêm gan B và C, nếu bị lây thêm AIDS sẽ dễ tử vong hơn. Bệnh nhân cũng dễ bị nhiễm khuẩn và ung thư hơn.
    BS. Lê Hưng





  10. #49
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Những đường lây truyền viêm gan virus C

    Thứ ba 22/07/2014 15:07

    (VTV Online) -

    Con đường lây truyền của viêm gan C cũng giống như HIV: lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Tuy nhiên, đường lây truyền từ mẹ sang con và quan hệ tình dục có tỷ lệ tương đối thấp.

    Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phúc, Phụ trách khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ trả lời những thắc mắc về con đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh viêm gan C.

    Mời quý vị theo dõi VIDEO chi tiết:



    http://vtv.vn/suc-khoe/nhung-duong-l...s-c/125997.vtv

  11. #50
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    AloBacsi ơi: Làm sao phân biệt viêm gan C cấp và mãn tính?

    23/7/2014 18:23
    Xin cho tôi hỏi: Làm sao phân biệt viêm gan C cấp và mạn tính? Có vi rút viêm gan C trong người, nên điều trị như thế nào? Tại TPHCM, tôi nên đi khám ở đâu là tốt nhất? Xin trân trọng cảm ơn.





    Ảnh minh họa


    Chào bạn,

    cấp thường không biểu hiện triệu chứng trong 90% trường hợp. Nếu có, thì là vàng da, tiểu vàng, mệt mỏi, có thể có sốt nhẹ. Xét nghiệm máu thấy men gan tăng rất cao gấp 10 lần bình thường. Siêu âm gan đa số là còn bình thường.Viêm gan C mãn nếu ở thể im lặng cũng không có biểu hiện triệu chứng, thường phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khỏe. Một số trường hợp bệnh nhân có biểu hiện đau tức vùng gan (vùng bụng trên phía bên phải). Siêu âm gan thường còn bình thường nhưng có những trường hợp có thể thấy gan to, gan nhiễm mỡ, hoặc cấu trúc của gan trở nên thô ráp không còn mềm mại.
    Viêm gan C mãn thể hoạt động cũng có những trường hợp phát hiện tình cờ không có triệu chứng, nhưng thông thường bệnh nhân có các biểu hiện sau: da sạm đen, nổi nốt đỏ trên ngực - lưng - cổ, lòng bàn tay cũng ửng đỏ, tiểu hơi sậm màu. Siêu âm thường thấy gan to, gan nhiễm mỡ, hoặc cấu trúc gan trở nên thô ráp không còn mềm mại.
    Việc điều trị sẽ do BS chuyên khoa gan quyết định ở thời điểm thích hợp, nhất là khi bệnh ở giai đoạn chuyển từ thể im lặng sang thể hoạt động. Phác đồ điều trị thường phối hợp giữa thuốc chích và các thuốc uống, tuy nhiên thuốc chích có nhiều tác dụng phụ nên cần được BS chuyên khoa chỉ định và theo dõi điều trị.
    Bạn nên đến các bệnh viện trong thành phố có chuyên khoa Gan - Mật để được điều trị, ví dụ như: BV Nhiệt đới, BV
    Nguyễn Tri Phương, Trung tâm Medic, BV Đại học Y dược…
    Theo alobacsi.vn

  12. #51
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm gan C, AloBacsi?

    25/7/2014 18:16
    AloBacsi cho tôi hỏi: Làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm gan C? Nếu muốn tầm soát, nên làm thế nào? Chi phí có tốn kém lắm không.


    Ảnh minh họa


    Bạn Tuấn Huy thân mến,

    lây lan chủ yếu qua đường máu, do đó cách phòng tránh tốt nhất là:- An toàn trong tiêm chích và truyền máu. Do đó, nên hạn chế việc tiêm chích các loại thuốc cũng như việc truyền dịch trừ khi có chỉ định của bác sĩ và nên thực hiện tại các bệnh viện.
    - Không dùng chung các vật dụng có thể gây trầy xước và dính máu, ví dụ như: dao lam, dao cạo râu, dụng cụ làm móng (nail), giác lễ, bàn chải đánh răng,…
    - Tình dục an toàn: không quan hệ với nhiều bạn tình, dùng bao cao su để tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì nguy cơ lây nhiễm viêm gan C sẽ tăng cao.
    Muốn tầm soát viêm gan C bạn nên đi khám sức khỏe và xin bác sĩ cho xét nghiệm tầm soát viêm gan B lẫn viêm gan C. Chi phí thường không đắt. Theo tôi biết, để tầm soát hai loại này thường khoảng 300.000 đồng.
    Chân thành cảm ơn.

    Theo alobacsi.vn

  13. #52
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xét nghiệm viêm gan virus C miễn phí

    25/7/2014 20:20
    2.000 suất xét nghiệm phát hiện kháng thể virus viêm gan C cũng đã được hỗ trợ miễn phí cho những người có nguy cơ cao cần phải tầm soát ngay tại bệnh viện từ ngày 28/7 đến 8/8.


    Ảnh mang tính minh họa. Nguồn:
    Internet
    .

    Đây là sự kiện hưởng ứng Ngày phòng chống viêm gan thế giới 2014 do Tập đoàn Roche tại Việt Nam phối hợp cùng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCMthực hiện.


    Để tham dự chương trình và có cơ hội được xét nghiệm miễn phí, người dân vui lòng nhận thư mời từ ngày 25/7 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội) và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM (764 Võ Văn Kiệt, quận 5, TP.HCM); đồng thời phòng tư vấn viêm gan miễn phí tại 2 bệnh viện trên cũng được đưa vào phục vụ dành cho những người phát hiện mình nhiễm viêm gan C.




    Được biết, Tuần lễ hưởng ứng ngày Phòng chống viêm gan thế giới với chủ đề "Tầm soát - Điều trị ngay". Hiện 2 loại vi-rút viêm gan B và vi-rút viêm gan C được xem là "kẻ giết người thầm lặng", mỗi năm giết chết 1,4 triệu người trên toàn thế giới.

    Bởi vì, những người bị nhiễm vi-rút viêm gan B, C có thể hoàn toàn không có triệu chứng, vẫn khỏe mạnh bình thường, hết năm này qua năm khác, nó cứ lặng lẽ lưu truyền trong cơ thể, gây suy yếu dần dần các chức năng bảo vệ, đến một thời điểm nó đủ khả năng gây tổn thương cho gan, nhất là xơ gan nặng hoặc ung thư gan, lúc này người nhiễm vi-rút mới cảm nhận được như mệt mỏi, kém ăn, tức hạ sườn phải, da vàng, sút cân... Đó cũng là lúc khả năng cứu chữa không còn hiệu quả, hầu hết tử vong.

    Nước ta đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo là một trong 9 quốc gia khu vực tây Thái Bình Dương đang phải đối mặt với đại dịch viêm gan vi-rút, vì có tỷ lệ mắc bệnh cao với khoảng từ 10 đến 20% số dân nhiễm viêm gan vi-rút B; 6% số dân nhiễm vi-rút C; tỷ lệ xơ gan là khoảng 5% số dân.

    Một thống kê năm 2008 cho thấy, cả nước ta có 21.748 người chết về ung thư gan, nếu tập hợp chết do vi-rút viêm gan gây nên vì viêm gan cấp, viêm gan mạn, xơ gan, thì số người chết lên đến hàng trăm nghìn người. Với số lượng người mắc bệnh hiện nay, khoảng tám triệu người, chúng ta cần một số tiền khoảng 660 nghìn tỷ đồng để điều trị.

    Các chuyên gia trong và ngoài nước đều đánh giá viêm gan virút là một đại dịch gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng cho toàn thể các quốc gia trên thế giới. Đại dịch này đang hoành hành gây tác hại nghiêm trọng không chỉ đối với sức khỏe mà còn đối với kinh tế - xã hội.
    Thuỳ Minh
    Theo vnmedia.vn

  14. #53
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    350.000 người tử vong vì viêm gan virus C mỗi năm

    Chủ nhật, 27/07/2014 06:48
    Theo báo cáo của WHO năm 2014, hiện nay trên thế giới có hơn 185 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Mỗi năm có 350.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.

    Một phần ba trong số những người viêm gan virus C mạn tính có nguy cơ tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Tại Việt Nam, tỷ lệ này đang có chiều hướng gia tăng do phần lớn người dân thiếu kiến thức về bệnh, dẫn đến không có khái niệm về tầm soát, điều trị và phòng ngừa lây lan. Nhiều người chủ quan cho rằng mình không có nguy cơ mắc viêm gan virus C, không tiến hành các xét nghiệm sớm, vô tình lây truyền mầm bệnh cho những người xung quanh.
    Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường máu và dịch tiết. Theo đó, các đối tượng tiêm chích, hút hít ma túy, nhân viên y tế, những người làm các công việc phải tiếp xúc với kim tiêm, dịch nhầy có máu nhiễm virus viêm gan C hay từng trải qua các thủ thuật y tế: truyền máu, các sản phẩm từ máu, lọc máu do suy thận, tái sử dụng kim tiêm, ống tiêm, ống thông hay các trang thiết bị y khoa khác… rất dễ bị lây nhiễm bệnh.
    Virus viêm gan C cũng có thể lây truyền do khám chữa răng với dụng cụ không tiệt trùng; châm cứu, chích lễ, xăm da, các thủ thuật thẩm mỹ. Ngoài ra, bệnh nhân có triệu chứng bất thường ở gan (tăng men gan, vàng da,…), người quan hệ tình dục không an toàn, người đã bị nhiễm HIV, hay có mẹ nhiễm virus viêm gan C cũng là các đối tượng có nguy cơ cao đối với căn bệnh này.
    Viêm gan virus C được giới chuyên môn xem là "sát thủ thầm lặng", ngoài yếu tố có nguy cơ dễ lây nhiễm cao trong cộng đồng, hầu hết người bệnh không biểu hiện triệu chứng giai đoạn đầu. Việc phát hiện quá muộn sẽ dẫn đến việc gây ra nhiều khó khăn trong công tác điều trị cùng với nguy cơ tử vong cao, dù viêm gan virus C hoàn toàn có thể chữa trị khỏi, nếu phát hiện sớm.
    Chủ động xét nghiệm tầm soát là biện pháp tốt nhất để hạn chế lây lan và điều trị dứt điểm viêm gan virus C. Phương pháp xét nghiệm viêm gan virus C tiên tiến như xét nghiệm Anti HCV II cho kết quả tin cậy và nhất quán giúp định hướng quyết định lâm sàng nhờ độ nhạy cao 100% cho tất cả các kiểu gien và độ đặc hiệu cao 99,66%.
    Với mục đích tăng cường nhận thức của người dân về bệnh viêm gan, cũng như tập trung vào những hoạt động cụ thể nhằm đẩy lùi viêm gan khỏi cộng đồng, từ năm 2011, Tổ chức Y tế Thế giới đã chọn 28/7 hàng năm là ngày Phòng chống Viêm gan Thế giới.
    Tập đoàn Roche tại Việt Nam phối hợp cùng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM thực hiện lễ hưởng ứng ngày Phòng chống Viêm gan Thế giới với chủ đề "Tầm soát - Điều trị ngay". Theo đó, 2.000 xuất xét nghiệm phát hiện kháng thể virus viêm gan C được hỗ trợ miễn phí cho những người có nguy cơ cao cần phải tầm soát ngay tại bệnh viện từ ngày 28/7 đến ngày 8/8.
    AloBacsi.vn
    Theo Phương Thảo - VnExpress

  15. #54
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bí quyết tăng cường hệ miễn dịch

    28/7/2014 14:35
    Trong bối cảnh các loại dịch bệnh ngày càng có diễn biến phức tạp thì việc giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là điều cực kỳ quan trọng

    Trong bối cảnh các loại dịch bệnh ngày càng có diễn biến phức tạp thì việc giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là điều cực kỳ quan trọng. Cơ thể con người có cơ chế bảo vệ riêng để chống lại mầm bệnh và ngăn ngừa bệnh tật. Cơ chế này bao gồm các tế bào, mô, cơ quan và các kháng thể được gọi chung là hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hệ thống xác định vi khuẩn gây bệnh và phá hủy chúng để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công, gây bệnh. Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu, cơ thể dễ dàng bị tấn công. Bởi vậy, việc tăng cường hệ thống miễn dịch hết sức cần thiết với mỗi người, nhất là trong thời điểm các dịch bệnh có nguy cơ phát triển mạnh như hiện nay. Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh liên quan đến nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, thói quen sống, tập thể dục, tuổi tác.
    Tập thể dục, thể thao thường xuyênHoạt động thể chất điều độ giúp bạn duy trì cơ thể khỏe mạnh, giảm chỉ số cholesterol, và cải thiện sức khỏe tim mạch. Hoạt động thể chất giúp các tế bào máu trắng và các kháng thể di chuyển nhanh hơn khắp cơ thể, giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh thông qua đường hô hấp. Tập thể dục làm tăng tỷ lệ của nhiệt độ cơ thể và ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn và các mầm bệnh khác. Mỗi ngày, chúng ta chỉ cần tập thể dục khoảng 30 phút là có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của mình.Chế độ ăn uống cân bằng


    Bên cạnh hoạt động thể chất thì một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất là cách đơn giản và hiệu quả giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể được củng cố thường xuyên.


    Các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, kẽm, carotenoids, bioflavonoids, selen và axit béo omega-3 có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch hiệu quả. Một số vitamin và khoáng chất chỉ được hấp thụ vào cơ thể khi có các chất dinh dưỡng khác giúpđỡ, ví dụ như vitamin C muốn được hấp thụ tối đa trong cơ thể thì cần sự giúp đỡ của canxi và magiê hoặc canxi "làm việc" hiệu quả nhất với vitamin D. Tuy nhiên, với cuộc sống bận rộn hiện nay, thức ăn bình thường hàng ngày nhiều lúc không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể, khi đó ta cần bổ sung thêm vào thực phẩm các chất tăng cường hệ miễn dịch.


    Bổ sung dưỡng chất


    Các nhà nghiên cứu đã chứng minh cám gạo là lớp bột chứa nhiều protein và lipid nhất của hạt gạo, chứa glucid, vitamin E, B1, B2, B6, niacin, biotin, các yếu tố vi lượng và khoáng chất... bị bong tróc và rơi ra trong quá trình xay xát. Tinh dầu cám gạo (gamma oryzanol) là hoạt chất chống acid hóa, có tác dụng ngăn chặn tia cực tím từ mặt trời xâm nhập bề mặt da, cản trở hoạt động bài tiết sắc tố melanin trong biểu bì, có tác dụng phòng chống nám da. Ngoài ra, sử dụng cám gạo thường xuyên, đúng cách còn mang lại làn da tươi trẻ, khỏe khoắn. Cám gạo cung cấp dưỡng chất làm mờ vết thâm và tàn nhang, thu nhỏ lỗ chân lông.


    Thế nhưng không phải bất cứ cách sử dụng giản đơn nào cũng mang lại tác dụng tốt. Bởi lẽ trong quá trình xay xát, bột cám gạo rất dễ lẫn với trấu và các tạp chất khác.


    Một sản phẩm tốt trên thị trường hiện nay là Bios Life Mannos của Tập đoàn Unicity (Hoa Kỳ) chứa tinh chất cám gạo và aloe vera (nha đam) giúp củng cố hệ miễn dịch và mang lại làn da tươi trẻ. Bios Life Mannos giúp kích hoạt và thúc đẩy hệ thống miễn dịch gia tăng sản xuất ra các cytokine, qua đó giúp các tế bào miễn dịch khác chống lại bệnh tật gây ra bởi virus, vi khuẩn, và ký sinh trùng. Vì thế, sử dụng sản phẩm thường xuyên có tác dụng "gia cố" chiếc áo giáp bảo vệ cơ thể, chống lại bệnh tật cũng như tác hại của các gốc tự do, làm chậm tiến trình lão hóa. Sản phẩm giúp tăng cường và kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể, giảm viêm và nhiễm trùng, và chữa lành vết thương nhanh hơn.


    Tạo những thói quen lành mạnh


    Bỏ hút thuốc: Đây là một trong những thói quen không lành mạnh có thể gây thiệt hại cho các hệ thống của cơ thể, gồm cả hệ miễn dịch. Hút thuốc làm cho hệ thống miễn dịch yếu và cơ thể trở nên dễ bị nhiễm trùng, như viêm phổi.


    Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có liên quan đến sự ức chế của hệ thống miễn dịch. Những người không ngủ đủ giấc dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn nên khả năng mắc bệnh cao hơn những người ngủ đủ giấc. Vì vậy hãy cố gắng ngủ ít nhất 7-8 giờ hàng ngày.
    Uống đủ nước: Uống nhiều nước có lợi cho hệ thống miễn dịch theo nhiều cách khác nhau. Nước là yếu tố cần thiết để sản xuất bạch huyết trên khắp cơ thể. Nó cũng giúp đưa oxy vào máu, qua đó nâng cao hiệu quả của các tế bào trong cơ thể.


    Ăn uống điều độ: Một yếu tố khác có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch là bệnh béo phì. Chất béo dư thừa trong cơ thể có thể gây viêm mãn tính, từ đó gây tổn hại các mô khỏe mạnh. Vì vậy, duy trì một trọng lượng cơ thể hợp lý sẽ giúp cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.




  16. #55
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan virut và tình dục
    Nhiều người đã biết viêm gan do virut có thể lây truyền qua thức ăn ô nhiễm hay dùng chung kim tiêm nhưng loại bệnh phá hoại gan này còn có thể lây truyền qua con đường tình dục.


    Có bao nhiêu loại viêm gan virut? Ba loại viêm gan chính là viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C.
    Có phải mọi thể viêm gan virut đều có thể lây truyền qua đường tình dục? Cả ba thể viêm gan virut A, B và C đều có thể lây truyền qua đường tình dục nhưng viêm gan C ít gặp hơn.

    Cấu trúc virut viêm gan B.
    Có phải mọi thể viêm gan virut đều có thể lây truyền qua đường tình
    Viêm gan A lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp giữa miệng với hậu môn, hoặc ngón tay hay đồ vật đụng chạm với hậu môn của người đã nhiễm bệnh. Chỉ cần như vậy cũng đủ để lây bệnh.
    Viêm gan B lây truyền qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch khác của cơ thể. Loại viêm gan này dễ lây truyền hơn HIV (virut gây bệnh AIDS) từ 50 - 100 lần và nhất là qua con đường quan hệ tình dục.
    Viêm gan C lây truyền qua tiếp xúc với máu của người đã mắc bệnh (máu ở các vết lở loét đường sinh dục, vết cắt hay máu khi hành kinh).
    Dịch tễ học của viêm gan virut? Viêm gan virut hay gặp hơn ở những nước thường có dịch viêm gan như châu Á, châu Phi cận Sahara và Trung Đông. Nhiễm virut gây viêm gan cũng hay gặp hơn ở những người đang hay đã sử dụng ma túy dạng tiêm trích hay hít. Những người có hình xăm trên thân thể hay mang những đồ trang trí xuyên qua da (qua rốn, lưỡi…) cũng dễ bị nhiễm virut hơn vì đôi khi dụng cụ để làm có nhiễm virut gây viêm gan. Lẽ tất nhiên, không phải những người thuộc nhóm có nguy cơ nêu trên đều nhiễm virut và không phải những người không thuộc nhóm có nguy cơ thì không bị nhiễm.
    Làm thế nào biết bạn tình không bị nhiễm virut viêm gan từ khi chưa có quan hệ tình dục? Không có triệu chứng hay dấu hiệu chắc chắn nào chứng tỏ người nào đó đã bị viêm gan virut. Một số người đã nhiễm virut gây viêm gan nhưng trông vẻ ngoài vẫn hoàn toàn khỏe mạnh kể cả khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Đôi bạn tình cần được thầy thuốc nói chuyện cởi mở về nguy cơ của viêm gan và những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu nhận thấy ai đó bị vàng da hay vàng mắt thì đó là dấu hiệu cảnh báo; các triệu chứng khác của viêm gan bao gồm sốt, mỏi mệt, không còn thèm ăn, buồn nôn, nôn, đau khớp hay đau bụng và phân có màu đất sét. Có những tét máu giúp xác định thể viêm gan có khả năng lây truyền qua đường tình dục.

    Viêm gan virut là bệnh lây qua đường tình dục (Ảnh minh họa).
    Có những hành vi tình dục nào dễ làm lây truyền viêm gan do virus?



    Bất cứ hành vi tình dục nào có thể gây ra trầy xước hay tổn thương đều rất có nguy cơ. Quan hệ tình dục theo đường hậu môn có nhiều nguy cơ hơn theo đường âm đạo. Cả hai kiểu quan hệ tình dục này đều có nguy cơ cao hơn quan hệ tình dục miệng. Tiếp xúc giữa miệng và hậu môn cũng là hành vi nguy cơ. Để giảm thiểu nguy cơ lây truyền virut, mọi người có quan hệ tình dục mà không phải là mối quan hệ một vợ một chồng đều cần thận trọng, cần dùng bao cao su và tiêm chủng phòng ngừa viêm gan A và B. Hiện chưa có vaccin phong viêm gan C.
    Có thể bị viêm gan do hôn nhau không? Người ta cho rằng nguy cơ bị viêm gan do hôn người đã bị nhiễm virut là rất ít – mặc dầu nụ hôn sâu có thể trao đổi một lượng lớn nước bọt thì có thể dẫn đến nhiễm virut nếu như miệng của người nhiễm virut có vết xước hay tổn thương.
    Sử dụng dụng cụ tình dục như máy rung có thể lây bệnh viêm gan virut không? Có thể vì viêm gan virut B có thể sống sót ngoài cơ thể tới 1 tuần hoặc hơn. Nên nhúng máy rung vào nước sôi để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
    Hiệu quả của bao cao su trong phòng viêm gan virut như thế nào? Bao cao su latex được tin tưởng là có hiệu quả phòng bệnh đến 99%. Đôi bạn tình sống chung thủy, một vợ một chồng và không ai bị viêm gan, ngoài ra tốt nhất vẫn nên dùng bao cao su trong quan hệ tình dục. Một số chuyên gia khuyên nên dùng loại bao cao su thường, vì loại bao có mùi thơm dễ rách hơn. Thuốc bôi trơn có dầu cũng không nên dùng vì có thể làm hỏng bao làm bằng latex.
    BS. Đào Xuân Dũng
    Theo Sức khỏe & đời sống


  17. #56
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh viêm gan B và vai trò của việc tiêm vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh

    13/8/2014 14:00
    Bệnh viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virut viêm gan B gây ra

    Bệnh viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virut viêm gan B gây ra. Người bị nhiễm virut viêm gan B có thể bị bệnh viêm gan B cấp tính hoặc không có dấu hiệu triệu chứng của bệnh nhưng trở thành người mang virut mạn tính suốt cuộc đời. Bệnh viêm gan B cấp tính có thể nặng và dẫn đến tử vong. Người nhiễm virut viêm gan B mạn tính có thể lây truyền virut sang người khác và khoảng 25% người mang trùng mạn tính có thể bị chết do xơ gan hoặc ung thư gan.
    Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, trên toàn cầu có khoảng 2 tỉ người bị nhiễm virut viêm gan B và khoảng 350 triệu người mắc viêm gan B mạn tính. Ước tính khoảng 1 triệu người chết mỗi năm vì hậu quả bệnh viêm gan B. Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao. Tỷ lệ lưu hành HBsAg của Việt Nam khoảng 10 - 20%. Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ HBsAg ở phụ nữ có thai >10%. Lây truyền bệnh viêm gan B vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng hiện nay.

    Tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con.

    Trẻ sơ sinh có nguy cơ lây nhiễm khi sinh lên tới 90% nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B. Đây là đường lây nhiễm nguy hiểm nhất. Nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm virut viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mạn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ có nguy cơ bị ung thư gan và xơ gan.
    Cho đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị viêm gan B. Do đó, tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con. Tiêm vắc-xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh sẽ phòng lây truyền từ mẹ sang con từ 80 - 95%. Nếu tiêm muộn, việc phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con sẽ ít hiệu quả. Tiêm vắc-xin viêm gan B sớm không chỉ có hiệu quả tốt trong phòng lây truyền tử mẹ sang con trong khi sinh mà còn giúp trẻ sơ sinh sớm được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu. Do đó, sau khi sinh trẻ cần được tiêm vắc-xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh.
    Tiêm vắc-xin viêm gan B là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ. Nếu không triển khai tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh thì hàng năm ước tính ở Việt nam có thêm khoảng 54.600 trẻ nhiễm virut viêm gan B mạn tính, sẽ là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng và khoảng 20-30% số trẻ này (tương đương 11.000-16.000 trẻ) sẽ tiến triển thành xơ gan và ung thư gan sau này. Chi phí điều trị sẽ rất tốn kém, trong khi đó giá thành chi cho 1 liều vắc-xin chỉ là 8.300 đồng.
    Dự án Tiêm chủng mở rộng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương



  18. #57
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phòng, chống Bệnh viêm gan B: Không nên chủ quan

    15/8/2014 09:32
    (Baonghean) - Một ngày khoa Truyền nhiễm Bệnh viện nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh có hàng chục người vào điều trị các bệnh liên quan đến bệnh gan với đủ các dạng từ nặng đến nhẹ.
    Hỏi chuyện ông Hoàng Thế Thường ở xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu đang điều trị nội trú tại khoa được biết từ đầu năm đến nay, ông Thường đã phải 5 lần nhập viện vì bệnh xơ gan. Căn bệnh chuyển biến sang thể nặng, người ông Thường trở nên gầy gò, mệt nhọc, tròng mắt vàng và da đen xạm. Ông Thường cho hay: Hiện giờ sức khỏe ông tạm ổn vì được điều trị thuốc đều đặn. Mấy lần trước, ra viện về nhà chừng được một tháng ông lại mệt mỏi, bụng trướng lên, không ăn được, tiêu hóa khó khăn.

    Thăm, khám cho người bệnh ở Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh.

    Bác sỹ Hoàng Thị Hiệp, người trực tiếp điều trị cho ông Thường trao đổi: Bệnh nhân Hoàng Thế Thường bị viêm gan B nặng nhưng phát hiện quá muộn nên đã chuyển sang tình trạng xơ gan, khó điều trị khỏi. Các giải pháp điều trị hiện tại chỉ nhằm ngăn ngừa thời gian để bệnh chậm chuyển biến sang ung thư gan… Nguyên nhân đáng tiếc khiến bệnh viêm gan B của ông Thường trở thành bệnh nan y được bác sỹ Hiệp cho biết: Dù bệnh được phát hiện khá lâu, thế nhưng thay vì điều trị theo phác đồ điều trị của y học hiện đại thì ông Thường lại dùng thuốc Bắc trong một thời gian dài. Thế nên, khi vào viện chẳng những bị tổn thương gan, ông còn bị ngộ độc chì khiến da càng ngày càng xạm đen lại. Hệ chức năng của gan kém hơn và ngày càng giảm khả năng thải độc.

    Bệnh viêm gan B đang rất phổ biến hiện nay. Bác sỹ Quế Anh Trâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh chia sẻ: Theo thống kê, Việt Nam có từ 10-20% dân số nhiễm virus viêm gan B, trong đó có khoảng 5 triệu người trong tình trạng viêm gan mãn tính, xơ gan hoặc ung thư gan. Mặc dù là căn bệnh hết sức nguy hiểm nhưng đa phần người dân đều chủ quan với bệnh này và chỉ được phát hiện khi đi khám sức khỏe hoặc đi khám bệnh, nhưng lúc này bệnh thường đã phát triển đến giai đoạn xấu như viêm gan cấp, viêm gan mãn, xơ gan hoặc ung thư gan. Bệnh này rất dễ lây truyền, nhất là qua đường máu, đường sinh hoạt tình dục, lây từ mẹ sang con hoặc có khoảng 0,3% là không có lý do nhưng vì không được phát hiện sớm để phòng trừ nên nhiều trường hợp khác từ khỏe cũng trở thành bị lây nhiễm.

    Số bệnh nhân bị viêm gan B phải nhập Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ Anđiều trị cũng không nhỏ, ước tính mỗi ngày có khoảng 10 bệnh nhân nhi được đưa vào đây. Theo bác sỹ Nguyễn Văn Sơn, Trưởng Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An: Bệnh nhân nhi mắc bệnh viêm gan nguy hiểm hơn hàng chục lần so với người lớn, khoảng 90 - 95% trường hợp bị biến chứng viêm gan mãn tính, 25% trong số đó sẽ có nguy cơ bị xơ gan, ung thư gan. Trẻ sơ sinh có nguy cơ lây nhiễm khi sinh từ 10% đến 90% nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B, chủ yếu là lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, một phần khác là trong quá trình cho con bú. Đây là điều rất đáng tiếc bởi thực tế, dù người mẹ có bị viêm gan B thì khi phát hiện sớm vẫn có thể phòng bệnh cho con bằng cách tuân thủ quy trình chặt chẽ lịch tiêm chủng và các biện pháp phòng trừ khác. Nhưng vì chủ quan, nhiều gia đình đã lơ là việc tiêm phòng viêm gan B cho bé.

    Để điều trị bệnh viêm gan B, bác sỹ Quế Anh Trâm cho rằng: Đây không phải là bệnh nan y và nếu được điều trị kịp thời, thích ứng tốt với thuốc thì có đến 46% bệnh nhân có thể chữa khỏi. Khó khăn hiện nay là đa phần người dân không tự đi xét nghiệm, kiểm tra để xác định bệnh. Đến khi điều trị lại không kiên trì, không tuân thủ phác đồ điều trị. Ở một số bệnh viện cơ sở, nhiều bác sỹ lại chủ quan cho rằng bệnh này không nguy hiểm hoặc vì không có thuốc nên không điều trị dứt điểm cho bệnh nhân. Cách tốt nhất để phòng bệnh là người bệnh phải tiêm phòng đầy đủ, sau khi tiêm xong phải xét nghiệm để kiểm tra bản thân có tiếp nhận được tốt hay không. Trường hợp bệnh nhân có viêm gan B nhưng không biểu hiện bệnh cũng cần phải khám để theo dõi, ít nhất 6 tháng một lần phòng trường hợp bệnh có thể bất ngờ diễn biến xấu.

    Cho đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị viêm gan B. Do đó tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con. Bác sỹ Nguyễn Văn Sơn khuyến cáo: Tiêm vắc-xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh sẽ phòng lây truyền từ mẹ sang con từ 80 - 95%. Nếu tiêm muộn, việc phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con sẽ ít hiệu quả. Để phòng bệnh viêm gan B trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm vắc-xin viêm gan B trong Tiêm chủng mở rộng (Trẻ sơ sinh - Tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh; Trẻ 2 tháng tuổi - Tiêm vắc-xin DPT-VGB-Hib1 và uống OPV1; Trẻ 3 tháng tuổi - Tiêm vắc-xin DPT-VGB-Hib2 và uống OPV2; Trẻ 4 tháng tuổi - Tiêm vắc-xin DPT-VGB-Hib3 và uống OPV3).

    Vắc-xin viêm gan B rất an toàn, đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, vắc-xin viêm gan B được triển khai tiêm cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1997. Sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B có thể gặp các phản ứng thông thường như: đau tại chỗ tiêm, sốt. Những phản ứng nặng sau tiêm vắc-xin viêm gan B thường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời. Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, các bà mẹ nên tiêm vắc-xin viêm gan B khi trẻ đã bú tốt và đề nghị để con mình được cán bộ y tế thăm khám trước khi tiêm.

    Bài, ảnh:
    Mỹ Hà - Thành Chung



  19. #58
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đối phó với viêm gan siêu vi C

    Thứ bảy, 16/08/2014 09:04
    Có người nghĩ bị viêm gan C thật đáng sợ, khi mắc bệnh có thể ảnh hưởng tính mạng?





    Hút thuốc lá dễ làm tình trạng bệnh gan nặng thêm

    Bệnh viêm gan C gọi đầy đủ là viêm gan siêu vi C gây ra do loại virút (nhỏ bé hơn cả vi trùng) được đặt tên là "virút viêm gan C" (viết tắt là HCV).

    Viêm gan C không nặng hơn viêm gan B vì B và C chỉ là tên riêng do các bác sĩ đặt cho hai loại virút này thôi chứ không mang ý nghĩa viêm gan C là giai đoạn sau của viêm gan B. Virút viêm gan C có sáu phân nhóm được đánh số từ 1-6, trong đó phân nhóm 1 nặng nhất vì dễ bị kháng thuốc và tái phát sau điều trị.
    Bệnh viêm gan C gồm những thể bệnh nào?
    * Viêm gan C cấp tính:
    - Viêm gan C cấp không triệu chứng:
    + Xảy ra trong vòng 2-12 tuần sau khi bị lây nhiễm.
    + Chiếm 90% số trường hợp viêm gan C cấp.
    + Bệnh nhân không có các biểu hiện của viêm gan cấp như vàng mắt, vàng da, tiểu sậm màu, đau tức vùng gan bên (P).
    - Viêm gan C cấp có triệu chứng:
    + Xảy ra trong vòng 4-8 tuần sau khi bị lây nhiễm virút.
    + Chỉ chiếm 10% số trường hợp viêm gan C cấp.
    + Bệnh nhân có các biểu hiện của viêm gan cấp như vàng mắt, vàng da, tiểu sậm màu, đau tức vùng gan bên (P) kèm theo các dấu hiệu giống cảm cúm như mệt mỏi, sốt nhẹ, mỏi cơ, ăn không ngon.
    + Xét nghiệm có men gan và chất bilirubine tăng cao.
    - Sau giai đoạn viêm gan C cấp, có đến 55-90% số trường hợp virút vẫn tồn tại kéo dài (trên sáu tháng) trong máu và gan gây bệnh nhiễm viêm gan C mãn tính.
    * Viêm gan C mãn:
    - Viêm gan C mãn thể yên lặng:
    + Chiếm 60-90% số trường hợp nhiễm viêm gan C mãn.
    + Thường không có triệu chứng hoặc chủ yếu tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, khi đi hiến máu.
    + Ở thể này virút viêm gan C vẫn sinh sản và âm thầm tấn công gan ở mức độ rất thấp nên gan vẫn còn khá tốt, siêu âm gan bình thường, gan vẫn còn mềm mại, men gan và chức năng gan còn khá tốt.
    + Thể này tương đối nhẹ và ít diễn tiến thành xơ gan. Tuy nhiên, thể này trong suốt thời gian theo dõi vẫn có thể diễn tiến thành thể tấn công.
    - Viêm gan C mãn thể tấn công:
    + Chiếm 10-40% số trường hợp nhiễm viêm gan C mãn.
    + Bệnh nhân thường có những triệu chứng như mệt mỏi, đau tức vùng gan, ăn kém, ngứa, da sậm màu hơn so với trước đây, xuất hiện các nốt đỏ ở da ngực, da lưng, gan to. Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân không có triệu chứng, tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe.
    + Ở thể này virút vẫn sinh sản với các mức độ khác nhau và tấn công gan khá nhiều nên gây ra những hư hại trong gan làm gan to ra, siêu âm gan thấy gan bắt đầu to ra và không còn mềm mại nữa, men gan và chức năng gan bắt đầu thay đổi.
    + Thể này dễ diễn tiến thành xơ gan nếu không điều trị kịp thời.
    - Những yếu tố khiến thể yên lặng dễ diễn tiến thành thể tấn công: nam giới hoặc phụ nữ mãn kinh; hút thuốc lá; uống bia rượu; béo phì, nhất là béo bụng, tăng mỡ máu; ăn nhiều chất ngọt; đái tháo đường; dư chất sắt trong cơ thể; đồng nhiễm virút viêm gan B, HIV/AIDS; nhiễm virút viêm gan C phân nhóm 1...
    Điều trị
    Việc điều trị làm tiêu diệt hoàn toàn virút giúp gan không bị tấn công và dần dần hồi phục. Phác đồ điều trị thường kéo dài từ sáu tháng đến một năm. Tuy nhiên cần lưu ý bệnh dễ bị tái phát sau sáu tháng đến một năm tính từ lúc kết thúc phác đồ điều trị. Nguyên nhân thường do:
    + Nhiễm virút C phân nhóm 1.
    + Đề kháng kém: tuổi già, mắc bệnh đái tháo đường, nhiễm HIV, bị bệnh lao kèm theo.
    + Dùng các thuốc ức chế miễn dịch của cơ thể: hóa trị ung thư, dùng thuốc có chứa chất corticoid.
    - Phác đồ điều trị:
    + Phác đồ cổ điển gồm một loại thuốc chích kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta tự tiêu diệt virút kết hợp với thuốc uống ức chế virút.
    + Phác đồ bộ ba mới nhất với sự phối hợp giữa phác đồ cổ điển với các thuốc mới nhất có tác dụng tiêu diệt trực tiếp virút giúp nâng tỉ lệ thành công, không bị tái phát sau ngưng thuốc lên đến 85% đối với dòng virút có độc lực cao (phân nhóm 1), kể cả những trường hợp bị tái phát.
    Bệnh nhân bị viêm gan C mãn cần làm gì?
    - Không nên quá lo lắng, vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường.
    - Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật để được làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm xác định ở thể yên lặng hay thể tấn công.
    - Nếu ở thể tấn công cần được điều trị thuốc thích hợp ngay để chặn diễn tiến của bệnh và bảo vệ lá gan chúng ta.
    - Nếu ở thể yên lặng cần theo dõi định kỳ mỗi 3-6 tháng. Việc điều trị tích cực ở thể này có thể được bác sĩ cân nhắc tùy trường hợp cụ thể, vì ở thể này nguy cơ diễn tiến thành xơ gan còn khá thấp.
    - Hạn chế các yếu tố làm bệnh dễ diễn tiến sang xơ gan: bỏ rượu bia, không tự ý uống các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh và thuốc không rõ nguồn gốc. Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn, tránh béo phì. Hạn chế ăn nhiều chất béo, chất bột đường. Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất sắt như thịt bò, lòng đỏ trứng, rau có màu xanh đậm vì dễ gây ứ đọng chất sắt trong cơ thể và trong gan.
    Phòng bệnh
    - Bệnh chưa có thuốc chủng ngừa.
    - Vì bệnh chỉ lây lan theo máu qua các vết trầy xước, rách da nên cần chú ý:
    + Tình dục an toàn.
    + Không dùng chung các vật sắc nhọn như dao lam, dao cạo râu, dụng cụ làm móng tay móng chân, kim châm cứu...
    Nhiễm viêm gan C có nên mang thai?
    - Tư vấn với BS chuyên khoa tiêu hóa - gan mật để được xác định ở thể yên lặng hay thể tấn công.
    - Nên điều trị đủ phác đồ rồi mới có thai, nhất là ở thể tấn công.
    - Theo dõi với BS chuyên khoa tiêu hóa - gan mật trong thời gian mang thai.
    - Vẫn cho trẻ bú mẹ bình thường trừ khi đầu vú mẹ bị nứt nẻ, lở loét dễ chảy máu.

    Tỉ lệ điều trị thành công, không tái phát tùy thuộc phân nhóm virút bị nhiễm:
    + Nhiễm virút nhóm 1: thành công 45%.
    + Nếu nhiễm virút nhóm 2-3: thành công 80-85%.
    + Nếu nhiễm virút nhóm 4-5-6: thành công 60- 70%.
    Nếu bị tái phát sau điều trị, bệnh nhân cũng không nên quá lo lắng vì khả năng diễn tiến thành xơ gan đã giảm rất nhiều dù chưa có điều kiện điều trị trở lại. Hiện tại với các loại thuốc uống tiêu diệt siêu vi trực tiếp phối hợp với phác đồ cổ điển, tỉ lệ thành công khi điều trị trở lại cũng khá tốt và ít bị tái phát.
    Theo BS Trần Ngọc Lưu Phương - Tuổi trẻ




  20. #59
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Khi cơ thể không đủ kháng thể ngừa bệnh viêm gan siêu vi B

    Thứ bảy, 16/08/2014 17:26
    Hằng năm tôi đều khám sức khỏe định kỳ tại cơ quan và mấy năm qua tôi đã tiêm ngừa viêm gan siêu vi B rất nhiều (mỗi năm tiêm 3 mũi).


    Tuy nhiên đến nay cơ thể tôi đều không đủ kháng thể để ngừa bệnh viêm gan siêu vi B vì mỗi lần khám sức khỏe định kỳ là tôi đều được đề nghị chích ngừa viêm gan siêu vi B.

    Hiện cơ thể tôi bình thường, xin hỏi bác sĩ trường hợp của tôi là như thế nào và làm thế nào để tôi có kháng thể ngừa bệnh viêm gan siêu vi B?

    Nguyễn Duy Bình (duybinh1269@...)
    Chào bạn,

    Bạn không nêu rõ bạn mấy tuổi, đã chích ngừa với loại văcxin gì. Tuy nhiên từ câu hỏi của bạn tôi xin giải thích một số điểm như sau.
    Nồng độ kháng thể (anti-HBs) đủ để bảo vệ chúng ta làtrên 10mUI/ml. Nếu trên ngưỡng này là văcxin đã có hiệu quả rồi, không cần quá cao đâu. Do đó bạn nên tư vấn bác sĩ để được biết nồng độ kháng thể của mình đã đủ chưa.
    Nếu bạn chủng ngừa với loại văcxin tái tổ hợp (Engerix B chẳng hạn) và bạn là người trưởng thành khỏe mạnh (20-30 tuổi khi bắt đầu chủng ngừa viêm gan siêu vi B) thì 95% sẽ chắc chắn có nồng độ kháng thểtrên 10mUI/ml đủ sức bảo vệ.
    Tuy nhiên tỉ lệ này sẽ giảm đi khi bạn bị béo phì, hút thuốc lá hay có bệnh gan khác hoặc bệnh thận kèm theo hoặc dùng một số thuốc ức chế miễn dịch.Ngoài ra tuổi bắt đầu chích ngừa quá trễ cũng làm giảm tỉ lệ thành công của văcxin.

    Chẳng hạn như bắt đầu chích ngừa ở tuổi trên 40 thì tỉ lệ xuất hiện kháng thể đủ mức bảo vệ chỉ còn 86%. Còn nếu bắt đầu chủng ngừa ở tuổi trên 60 thì tỉ lệ xuất hiện kháng thể đủ mức bảo vệ chỉ khoảng 50% là tối đa.
    Nếu bạn không may mắn rơi vào nhóm không thành công khi chủng ngừa (tức là nồng độ kháng thể thấpdưới 10mUI/ml dù đã chích ngừa đúng phác đồ với loại văcxin tái tổ hợp thế hệ mới được bảo quản đúng cách) thì bạn nên chú ý phòng bệnh bằng các phương pháp khác như tình dục an toàn, thận trọng khi dùng các vật sắc nhọn như dao lam, dao cạo râu, dụng cụ làm móng tay móng chân, kim châm cứu... vì siêu vi viêm gan B lây qua đường máu.

    Theo BS Trần Ngọc Lưu Phương - BV Nguyễn Tri Phương
    Tuổi trẻ

  21. #60
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chế độ ăn uống cho người viêm gan

    16/8/2014 18:47
    Hiện tôi đang bị viêm gan C mãn tính, đang chích và uống thuốc.

    Cho tôi hỏi, những món ăn, thức uống nào nên và không nên sử dụng? Hằng ngày tôi uống nước dừa và rau má có được không?

    (tranthivantrang84@gmail...)

    Chào bạn,

    1- Các bệnh lý về gan không riêng gì viêm gan siêu vi C cần lưu ý trong chế độ ăn uống như sau:
    - Hạn chế thức ăn béo, nhất là chất béo có nguồn gốc từ động vật (mỡ các loại, bơ) vì dễ làm béo phì, rối loạn mỡ máu và tích tụ mỡ trong gan gây nên gan nhiễm mỡ, làm nặng thêm tình trạng bệnh gan sẵn có (viêm gan siêu vi C trong trường hợp của bạn).
    - Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất sắt như thịt có nhiều màu đỏ (thịt bò, thịt heo), lòng đỏ trứng, rau có màu xanh đậm như cải xoong, súplơ xanh vì dễ gây ứ đọng chất sắt trong cơ thể và trong gan trừ trường hợp bạn bị thiếu máu hay đang có thai thì cần bổ sung đủ chất sắt.
    - Không nên sử dụng thức uống có cồn (rượu, bia...).
    2- Hằng ngày bạn uống nước dừa tươi và rau má thì tốt cho sức khỏe chứ không riêng gì cho bệnh gan mật. Tuy nhiên cần lưu ý liều lượng: 1 trái dừa/ ngày và 1 ly rau má/ngày. Không nên cho thêm đường vào nước dừa tươi cũng như chỉ pha ít đường vào rau má cho vừa miệng là tốt.
    - Rau má có tác dụng làm hạ huyết áp, làm bền thành mạch, có tác dụng lợi tiểu nhẹ, lợi mật, tăng bài tiết mật chống táo bón và hỗ trợ giải độc gan. Rau má còn giúp mau lành vết thương. Ngoài ra rau má còn giúp cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong tế bào thần kinh.
    - Nước dừa tươilà nước uống tự nhiên vô trùng tuyệt đối. Nước dừa giúp cung cấp nước và khoáng chất cho cơ thể. Nước dừa tươi có tác dụng kháng khuẩn nhẹ và có lợi cho đường tiêu hóa, kích thích miễn dịch của cơ thể. Nước dừa tươi không chỉ là nước giải khát mà còn giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Nước dừa còn có tác dụng lợi tiểu nhẹ, ngăn ngừa hình thành sỏi thận và giúp dễ dàng tống sỏi thận ra ngoài cơ thể.
    - Món nước dừa trộn với nước ép rau má là thức uống giải khát khá tốt giúp cung cấp nước và khoáng chất, giải nhiệt cho cơ thể, đồng thời có tác dụng lợi gan mật, giải độc cho cơ thể chúng ta.

Trang 3 của 16 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •