Trang 6 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 ... CuốiCuối
Kết quả 101 đến 120 của 311

Chủ đề: Tổng quan về viêm gan siêu vi B và viêm gan C

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phác đồ thuốc uống mới cho bệnh viêm gan C

    Thứ tư, 17/12/2014 20:37

    Nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Y Hannover, Đức đã phát hiện hiệu quả của hai thuốc kháng virut trực tiếp đó là asunaprevir và daclatasvir đối với 645 bệnh nhân HVC genotype 1 tham gia nghiên cứu.

    Các bệnh nhân này được yêu cầu uống mỗi loại thuốc trong vòng 6 tháng, đồng thời 102 bệnh nhân cũng mắc HCV genotype 1 uống giả dược trong cùng thời gian.


    Theo nhóm nghiên cứu, có 90% bệnh nhân HCV mạn tính loại 1 chưa từng được điều trị trước đây và trong số những bệnh nhân đã được điều trị 82% tỷ lệ người không điều trị thành công với phác đồ chuẩn vẫn được áp dụng.


    GS. Manns cho biết: "Hiệu quả và tính an toàn của daclatasvir với asunaprevir trong vòng 24 tuần cho thấy một bước tiến lớn trong liệu pháp đối với bệnh nhân HCV genotype 1. Phác đồ điều trị mới này cung cấp cho bác sĩ và bệnh nhân HCV một lựa chọn điều trị hiệu quả hơn, an toàn hơn, rút ngắn thời gian hơn và đơn giản cho những người khó chữa khỏi bệnh xơ gan hoặc những người không đáp ứng với liệu pháp hiện tại".


    Theo M.Huệ - Sức khỏe và Đời sống
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    VIÊM GAN C CẤP: ĐIỀU TRỊ NGAY LẬP TỨC HAY CHỜ MỘT CƠ HỘI TỰ ĐÀO THẢI?
    Các điểm lưu ý:
    - Nhiễm HCV cấp được định nghĩa bởi sự xuất hiện mới của virus máu do chuyển đổi trạng thái từ kháng thể HCV âm tính sang dương tính.
    - Nhiễm HCV cấp có triệu chứng chỉ xảy ra ở 25-30% số bệnh nhân; nhiễm HCV cấp rất ít khi hoại tử.
    - Các bệnh nhân có triệu chứng thường có cơ hội chuyển đổi huyết thanh cao trong vòng 12-25 tuần sau phơi nhiễm.
    - Liệu pháp kháng virus với pegylated interferon đơn liệu pháp cực kỳ hiệu quả trong điều trị nhiễm HCV cấp, với đáp ứng huyết thanh bền vững trên 80% được bắt đầu trong vòng 48 tuần sau khi nhiễm.
    - Thời gian của liệu trình điều trị còn tranh cãi; tuy nhiên, phần lớn các nhà khoa học khuyến khích điều trị từ 12-24 tuần với thời gian điều trị dài hơn ở các bện nhân có kiểu gen 1 và 4 hay những người đồng nhiễm HCV/HIV.

    I. GIỚI THIỆU
    Việc thiếu các tiêu chí chẩn đoán chung, diễn tiến không triệu chứng của hầu hết các trường hợp cấp tính của nhiễm HCV, và việc thiếu các chương trình sàng lọc dẫn đến phần lớn các trường hợp HCV được chẩn đoán khi nhiễm virus ở giai đoan mạn tính. Tuy nhiên, phát hiện HCV cấp, thường được định nghĩa như là HCV trong máu dưới thời gian 6 tháng, giúp bác sĩ có cơ hội can thiệp và phòng ngừa các biến chứng về lâu dài của nhiễm HCV.
    Phần lớn các nhiễm HCV trong pha cấp là cận lâm sàng, với chỉ 25-30% số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng. Ước lượngcó khoảng 15% tất cả các trường hợp có triệu chứng của tổn thương gan cấp ở Mỹ là do nhiễm HCV cấp. Nhiễm HCV cấp nên được nghĩ đến ở bệnh nhân với: (i) tăng men gan huyết thanh mới xuất hiện, (ii) ghi nhận HCV trong máu, (iii) loại trừ các nguyên nhân khác của viêm gan cấp, (iv) tối ưu nhất là trong trường hợp ghi nhận chuyển đổi huyết thanh từ viêm gan C HCVAb âm tính sang dương tính, và (v) có một nguy cơ phơi nhiễm gia tăng. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chưa bao giờ được kiểm tra HCVAb trước đó và có đến 20% số bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ rõ ràng như sử dụng thuốc đường tiêm hay hành vi tình dục nguy cơ cao. Các dấu hiệu phụ thuộc có thể được xem như là chẩn đoán bao gồm nhận mô ghép hay chế phẩm máu đã biết có nhiễm HCV, nồng độ HCV RNA dao động cao (>1 log) và ghi nhận men gan bình thường kéo dài trước khi xuất hiện đợt cấp.
    Sau khi phơi nhiễm với kim tiêm, HCV RNA có thể được phát hiện trong huyết thanh trong vòng 1-2 tuần tuy nhiên viêm gan lâm sàng chỉ xuất hiện ở tuần 6-8 sau phơi nhiễm. Chuyển đổi huyết thanh của kháng thể thường xuất hiện sau tuần 6-8; tuy nhiên chuyển đổi huyết thanh có thể bị trì hoãn ở những người suy giảm miễn dịch. Thử nghiệm PCR đối với HCV RNA nên được sử dụng để chẩn đoán xác định nhiễm HCV cấp ở bệnh nhân với lâm sàng nghi ngờ nhưng HCVAb vẫn âm tính trong lần đánh giá đầu tiên. Trong pha cấp, tự đào thải xuất hiện trong 16-46% số bệnh nhân, thường là tuần 12-16 sau phơi nhiễm.
    Mặc dù đã trong tình trạng nhiễm trùng mạn tính, liệu trình kháng virus sử dụng interferon chỉ giúp điều trị lành 46 – 54% các bệnh nhân, liệu trình này nếu được điều trị trong pha cấp thì có tỷ lệ thành công cao hơn, trên 80% đạt được SVR. Thời gian bắt đầu điều trị, thành phần các thuốc điều trị và thời gian kéo dài liệu trình điều trị (interferon chuẩn hay interferon pegylate hóa, có sử dụng kèm ribavirin hay không, 24 hay 48 tuần) vẫn còn đang tranh cãi.
    II. DỊCH TỄ HỌC
    Ước tính chính xác về tỷ lệ mắc mới của HCV cấp là rất khó do hầu hết các tình trạng nhiễm trùng cấp tính đều không được chẩn đoán và có tỷ lệ các bệnh nhân khỏi bệnh một cách tự nhiên (spontaneous resolution). Dịch tễ học của nhiễm HCV cấp tính đã thay đổi trong thập kỷ vừa rồi, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Tại Mỹ, tỷ lệ mắc mới của HCV cấp tính giảm từ 130/100.000 dân vào những năm 1980 xuống còn 0.2/100.000 dân vào năm 2005, ước tính có khoảng 40.000 trường hợp HCV cấp được báo cáo mỗi năm. Sự giảm tỷ lệ nhiễm HCV cấp được cho là do sự cải thiện trong việc sàng lọc cho máu, chương trình trao đổi kim tiêm, và việc giáo dục cho những người nghiện chích ma túy. Nhờ những nỗ lực này, những phương thức lây truyền khác như các tai nạn trong quá trình sử dụng bơm kim tiêm (ngành y tế) hoặc lây truyền qua đường tình dục hoặc từ mẹ sang con trở nên đóng một vai trò quan trọng.
    Việc sử dụng ma túy đường tiêm chiếm khoảng 25 – 54% các trường hợp nhiễm HCV cấp tính tại Châu Âu và Mỹ. Nguy cơ của việc lây truyền HCV do các tai nạn khi sử dụng bơm kim tiêm bị nhiễm bẩn là 0,3%. Khả năng nhiễm HCV qua đường từ mẹ sang con là xấp xỉ 6.5% ở những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ nhiễm HCV. Vai trò của đường tình dục trong lây nhiễm HCV vẫn còn tranh cãi. Ước tính có khoảng 15% những người được chẩn đoán với nhiễm HCV cấp tính, thì yếu tố tình dục là yếu tố nguy cơ duy nhất được xác định. Điều này được quan tâm đặc biệt ở các đối tượng nam giới nhiễm HIV quan hệ tình dục với nam giới, do có liên quan nhiều đến các hành vi tình dục gây chấn thương và các bệnh lý lây qua đường tình dục đi kèm khác. Truyền máu từ những người cho chưa được sàng lọc và việc thực hiện các thủ thuật một cách không an toàn vẫn còn là một con đường lây nhiễm HCV lớn ở các quốc gia đang phát triển.
    III.BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN
    Chẩn đoán nhiễm HCV cấp tính với độ chính xác cao là rất khó do một tỷ lệ cao các trường hợp không biểu hiện triệu chứng cũng như không có các xét nghiệm huyết thanh dựa trên IgM đáng tin cậy. Tuy nhiên, có một số các đặc điểm lâm sàng có thể gợi ý cho chúng ta chẩn đoán nhiễm HCV cấp tính, bao gồm việc phơi nhiễm với một nguồn lây HCV đã được biết trước đó từ 2 – 12 tuần, sự biểu hiện các triệu chứng (đặc biệt là vàng da) trên một người trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, và một sự tăng cấp tính ở nồng độ ALT vượt quá ngưỡng 10 – 20 lần ngưỡng giới hạn trên cùng với nồng độ HCV RNA đạt đến ngưỡng phát hiện được bằng kỹ thuật PCR. Các kháng thể đặc hiệu với HCV được phát hiện từ 6 – 8 tuần sau khi bị nhiễm, mặc dù sự chuyển đổi huyết thanh thường chậm hoặc không có ở những đối tượng suy giảm miễn dịch.
    Nhiễm HCV cấp tính hiếm khi ở dạng tối cấp (<<1%). Các triệu chứng xuất hiện ở khoảng 25 – 30% các bệnh nhân HCV cấp tính. Các triệu chứng giả cúm, sốt, vàng da, nước tiểu đậm màu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chán ăn và đau bụng là những triệu chứng được báo cáo thường xuyên nhất ở những bệnh nhân có triệu chứng. Các triệu chứng thường xuất hiện từ 6 – 8 tuần sau khi mơi phiễm và có thể kéo dài từ 3 đến 12 tuần trong trường hợp bệnh lý tự giới hạn, sau đó ALT và HCV RNA bắt đầu giảm xuống. Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm trùng với bệnh lý tự giới hạn đều đạt được sự thanh thải HCV RNA trong vòng 3 tháng kể từ khi khởi phát bệnh. Nồng độ HCV RNA ở ngưỡng phát hiện được kéo dài quá 6 tháng sau nhiễm virus là chỉ điểm của bệnh tiến triển đến giai đoạn mạn tính.
    IV.THANH THẢI TỰ NHIÊN (spontaneous clearance)
    Sự thanh thải tự nhiên đạt được ở khoảng 1/3 các bệnh nhân nhiễm HCV cấp tính. Mặc dù chưa có yếu tố dự đoán đáng tin cậy của sự thanh thải tự nhiên tình trạng nhiễm HCV cấp tính được xác định, một số các đặc điểm trên lâm sàng đã được xác định là có mối liên hệ với sự thanh thải virus tự nhiên. Sự xuất hiện của vàng da, HCV genotype 3, giới nữ, da trắng, tải lượng virus thấp, và sự giảm nhanh tải lượng virus trong 4 tuần đầu tiên thì có liên quan đến sự thanh thải virus một cách tự nhiên. Còn các yếu tố liên quan đến sự tồn tại virus trường diễn bao gồm đồng nhiễm với HIV hoặc Schistosoma masoni, và nhiễm tại thời điểm ghép tạng.
    Các đáp ứng miễn dịch tế bào đóng một vai trò quan trọng trong sự thanh thải tự nhiên của HCV cấp tính. Sự thanh thải của HCV liên quan đến sự phát triển của đáp ứng tế bào T CD4+ và T CD8+ đa đặc hiệu và mạnh mẽ trong máu và gan và có thể tồn tại trong nhiều năm sau quá trình phục hồi khỏi bệnh lý cấp tính. Người ta cho rằng sự thanh thải virus xuất hiện thường xuyên hơn ở những bệnh nhân nhiễm HCV cấp tính có các tế bào bạch cầu đơn nhân trong máu nhân lên tốt và biệt hóa theo hướng Th1, liên quan với sự tiết của IL – 2 và IFN gamma, so với những người biểu hiện sự biệt hóa theo hướng Th2 (liên quan đến sự tiết của IL – 4 hoặc IL – 10).
    V.ĐIỀU TRỊ NHIỄM HCV CẤP (HÌNH .1 VÀ BẢNG .1)
    Có nhiều yếu tố cung cấp lý lẽ cho việc điều trị bệnh nhân nhiễm HCV cấp, bao gồm tỷ lệ tiến tới mạn tính cao, không có các yếu tố đáng tin cậy để dự báo kết quả điều trị của đợt nhiễm cấp, và kết quả điều trị thành công cao. Các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng quy mô lớn về nhiễm HCV cấp không tồn tại để hướng dẫn các quyết định điều trị. Các nghiên cứu trong lĩnh vực này chỉ ra tính hỗn tạp đáng kể trong các thử nghiệm thiết kế, bao gồm các tiêu chí, đặc trưng của bệnh nhân, thời gian giữa phơi nhiễm và bắt đầu điều trị, và liều điều trị cũng như thời gian điều trị.
    Trong một nghiên cứu quan sát thực hiện bởi Jaeckel và đồng sự đánh giá kết quả điều trị của 44 bệnh nhân với nhiễm HCV cấp được điều trị với đơn liệu pháp interferon thường quy (5 triệu đơn vị hàng ngày trong 4 tuần, theo sau đó là 5 triệu đơn vị 3 lần/tuần trong vòng 20 tuần), 43 cá thể (98%) đạt SVR.
    Hình 1. Chẩn đoán điều trị viêm gan C cấp


    Bảng 1.Các thử nghiệm lâm sàng so sánh các liệu pháp điều trị trong nhiễm HCV cấp tính
    Nghiên cứu Thiết kế Số lượng bệnh nhân Liệu trình điều trị Thời gian từ khi phát hiện đến khi bắt đầu liệu trình điều trị Thời gian kéo dài liệu trình điều trị SVR
    Jaeckel và cộng sự Không ngẫu nhiên 44 Interferon alpha – 2b 5 MU/ngày trong 4 tuần, tiếp theo sau đó là interferon alpha – 2B 5MI x 3 lần/tuần 89 ngày kể từ khi bị nhiễm 24 tuần 98%
    Wiegand và cộng sự Không ngẫu nhiên 89 Peginterferon alpha 2b 1.5mcg/kg 76 ngày sau khi bị nhiễm 24 tuần 71%
    Kamal và cộng sự Ngẫu nhiên có đối chứng 173 Peginterferon alpha 2b 1.5mcg/kg/tuần 12 tuần 8 tuần
    12 tuần
    24 tuần
    68%
    82%
    91%
    Dominguez và cộng sự Không ngẫu nhiên 25 (HIV/HCV) Peginterferon alpha – 2a 180mcg/tuần và ribavirin 800mg/ngày 3 – 24 tuần 24 tuần 71%
    MU: million units – triệu đơn vị
    Trong nghiên cứu này, thời gian trung bình từ khi nhiễm đến khi bắt đầu liệu trình điều trị là 89 ngày. Hiệu quả của của liệu trình điều trị đơn trị liệu với interferon chuẩn đã được khẳng định trong một số các nghiên cứu khác, tỷ lệ SVR đạt được từ 75 đến 100%. Với sự ra đời của interferon alpha pegylate hóa (peginterferon alpha), nó nhanh chóng trở thành một thuốc được lựa chọn ưu tiên do liệu trình điều trị chỉ cần 1 mũi/tuần và ít tác dụng phụ hơn, một số các nghiên cứu ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên đã được tiến hành để đánh giá hiệu quả của nó trong điều trị nhiễm HCV cấp tính. Liệu trình đơn trị liệu với peginterferon alpha 2b (1,5mcg/kg/tuần) trong thời gian 24 tuần cho thấy tỷ lệ SVR đạt được từ 71 – 94%, với kết quả đạt được rất có ý nghĩa do bệnh nhân dễ tuân thủ với liệu trình điều trị. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được báo cáo bởi Kamal cho thấy không có lợi ích nhiều hơn khi kết hợp ribavirin vào peginterferon alpha trong bối cảnh bệnh lý cấp tính.
    Thời gian điều trị tối ưu của liệu trình này vẫn còn tranh cãi, nhưng trong nhiễm trùng mạn tính, genotype của virus đóng một vai trò quan trọng. Một nghiên cứu so sánh các liệu trình điều trị 8, 12 và 24 tuần sử dụng peginteferon alpha 2b đơn trị liệu (1,5mcg/kg/tuần) cho thấy một sự cải thiện đáng kể ở tỷ lệ SVR lần lượt là 67,6% lên 82,4% lên 91,2%. Tuy nhiên, tất cả các bệnh nhân genotype 2 hoặc 3 đạt được SVR không phụ thuộc vào thời gian liệu trình điều trị, cho thấy liệu trình kéo dài cỡ 8 tuần là đủ đối với những genotype này. Ngược tại, tỷ lệ SVR ở genotype 1 thì chịu sự ảnh hưởng nhiều bởi thời gian điều trị, thay đổi từ 38 đến 60 đến 88% với các liệu trình kéo dài 8, 12 và 24 tuần. Những phát hiện tương tự cũng được nhận thấy ở genotype 4. Việc tuân thủ điều trị là một yếu tố dự đoán mạnh khả năng đáp ứng virus. Vai trò của việc đo lường động lực virus trong giai đoạn sớm của nhiễm trùng HCV cấp tính thì vẫn chưa rõ.
    Thời gian điều trị tối ưu của nhiễm trùng HCV cấp tính vẫn còn tranh cãi. Do có một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân phục hồi một cách tự nhiên làm cho việc điều trị thật sự không cần thiết ở một tỷ lệ đáng kể các bệnh nhân nhiễm HCV cấp tính, nhưng việc xác định được những bệnh nhân như vậy ở giai đoạn sớm đúng là một thách thức lớn. Việc trì hoãn thời gian bắt đầu liệu trình điều trị (>48 tuần) rõ ràng sẽ làm giảm nhiều hiệu quả điều trị so với việc bắt đầu liệu trình sớm (trước <12 tuần). Tuy nhiên, có rất ít các dữ liệu liên quan đến hiệu quả của liệu trình điều trị khi bắt đầu điều trị trong thời gian từ tuần thứ 12 và tuần thứ 48. Nhiều bệnh nhân còn virus trong máu ở tuần thứ 12 và một số ít các bệnh nhân còn virus trong máu ở tuần 24, sẽ phục hồi mà không cần điều trị. Do đó, một số chuyên gia trong lĩnh vực này khuyên nên đợi từ 12 đến 24 tuần trước khi bắt đầu liệu trình điều trị, đặc biệt là ở những trường có triệu chứng do có một tỷ lệ thanh thải tự nhiên ở dưới nhóm này. Một số chuyên gia khác thì khuyên nên bắt đầu liệu trình điều trị trước 12 tuần. các tác giả khuyến khích cá nhân hóa các quyết định điều trị dựa vào mong muốn của bệnh nhân, các bệnh lý đi kèm và các xu hướng virus học sớm, tuy nhiên bắt đầu điều trị muộn nhất là tuần thứ 24 nếu như tự đào thải đã không diễn ra.
    VI.ĐIỀU TRỊ Ở QUẦN THỂ ĐẶC BIỆT
    Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng tỷ lệ SVR ở bệnh nhân với nhiễm HCV cấp có đồng nhiễm với HIV là thấp hơn ở các bệnh nhân HIV âm tính, trong khoảng từ 59-71%. Tỷ lệ đáp ứng điều trị cao hơn đã được quan sát thấy ở các bệnh nhân được điều trị trong 48 tuần so với 24 tuần. Một số nhà khoa học về đồng nhiễm cũng khuyên nên thêm vào ribavirin, như là sự trả giá cho việc gia tăng tác dụng phụ (thiếu máu và giảm tiểu cầu), tương tác có thể giữa các thuốc kháng virus, và nhiều gánh nặng hơn về thuốc. Các nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để đánh giá tính hiệu quả và an toàn của liệu pháp HCV cấp ở các bện nhân đồng nhiễm với HIV và để làm sáng tỏ thời gian tối ưu của liệu pháp trong bội nhiễm cấp HCV/HIV.
    VII.TỔNG KẾT
    Nhiễm HCV cấp là một thực thể lâm sàng chưa được nhận biết đầy đủ do diễn tiến lâm sàng của nó chủ yếu là không triệu chứng và tỷ lệ tự thoái lui hoàn toàn còn dao động. Các bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng có vẻ như sẽ tự đào thải virus, mặc dù khoảng 70% số bệnh nhân sẽ phát triển nhiễm HCV mạn. Nhiễm HCV cấp do đó, biểu hiện 1 khoảng cửa sổ quan trọng mà trong đó các liệu pháp can thiệp có thể thành công cao. Các liệu pháp kháng virus có thể trì hoãn ít nhất 12 tuần, có thể đến 24 tuần từ ngày phơi nhiễm hay xuất hiện triệu chứng để cho phép tự đào thải. Liệu pháp kháng virus với peginterferon đơn liệu pháp (trong 12-24 tuần phụ thuộc kiểu gen) đạt tỷ lệ SVR trên 80% trong bối cảnh như thế này. Bệnh nhân tuân thủ điều trị vẫn là yếu tố quyết định đến tỷ lệ đáp ứng. Trong nhiễm HCV cấp ở các bệnh nhân nhiễm HIV, 48 tuần điều trị với peginterferon cộng ribavirin nên được xem xét. Các nghiên cứu sâu hơn nên được hướng vào các biện pháp tối ưu hóa giá cả để nâng cao khả năng phát hiện sớm nhiễm HCV xấp và ngăn nhiễm virus lan rộng trong các quần thể nguy cơ cao.

    http://www.drthuthuy.com/

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chữa viêm gan virut C, khó nhất là gì?

    26-12-2014 08:00 - Theo: suckhoedoisong.vn

    Có khoảng 200 triệu người nhiễm virut viêm gan C (HCV) trên thế giới và mỗi năm có thêm 3 - 4 triệu người mắc mới.

    Có khoảng 200 triệu người nhiễm virut viêm gan C (HCV) trên thế giới và mỗi năm có thêm 3 - 4 triệu người mắc mới. Tuy nhiễm HCV là một bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng có tới 50 - 80% trường hợp trở thành mạn tính và 50 - 70% các trường hợp ung thư gan là có sự liên quan tới virut viêm gan C. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về các loại thuốc điều trị HCV và lý do vì sao bệnh trở thành mạn tính và khó điều trị.

    Các thuốc hiện nay trong điều trị bệnh

    Những người mắc viêm gan C không điều trị hiếm khi thanh thải virut tự nhiên trừ khi tình trạng miễn dịch bị thay đổi. Ở các bệnh nhân nhiễm virut viêm gan C mạn, mục tiêu điều trị là diệt trừ virut, ức chế virut sao chép lâu dài và giảm tình trạng viêm gan. Điều trị viêm gan C mạn đã có nhiều tiến triển trong thập niên vừa qua, đầu tiên các liệu trình interferon ngắn hạn đã làm giảm nồng độ men ALT trong huyết thanh, giảm nồng độ HCV và làm giảm tình trạng viêm gan. Tuy nhiên diệt trừ virut không xảy ra và phần lớn bệnh nhân tái phát sau khi ngừng thuốc. Sau này liệu trình phối hợp interferon và ribavirin có khả năng diệt trừ virut ở 40% các bệnh nhân. Kể từ năm 2002, liệu pháp Peg - Interferonkết hợp với ribavirin cho tỷ lệ đáp ứng virut học kéo dài trên 50% các bệnh nhân đã dần thay thế các chế độ điều trị cũ.


    ​Hình ảnh virut viêm gan C.


    Peg - interferon

    Peg - interferon là sự phối hợp giữa interferon với polyethylen glycol, còn gọi là pegylate hóa, làm thanh thải thuốc chậm đi và do đó phơi nhiễm kéo dài với nồng độ thuốc cao hơn, nên chỉ dùng 1 tuần một lần.

    Có hai loại peg - interferon là peg - interferon α - 2a và peg - interferon α - 2b có tỷ lệ đáp ứng virut duy trì dao động trên 36% tùy theo genotype. Điều trị phối hợp với ribavirin cho tỷ lệ đáp ứng cao hơn, trên 50%. Trường hợp bệnh nhân chống chỉ định dùng ribavirin có thể được điều trị bằng peg - interferon. Hai loại peg - interferon khác nhau ở trọng lượng phân tử nên việc tính liều điều trị sẽ khác nhau trên từng bệnh nhân.

    Các tác dụng phụ: phần lớn các tác dụng ngoại ý là ở mức độ nhẹ và trung bình không cần hạn chế điều trị. Các tác dụng phụ hay gặp là đau nơi tiêm, mệt, ớn lạnh, sốt, đau khớp, triệu chứng giống cúm, trầm cảm..., ngoài ra có thể gặp giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, phát ban, tăng cảm giác, nhìn mờ, lú lẫn, rong kinh, táo bón, rối loạn tâm thần...

    Ribavirin

    Ribavirin được phát hiện vào năm 1972, là một chất tương tự guanosine có phổ hoạt tính rộng chống lại các virut RNA và DNA gồm cả các flaviviridae như virut viêm gan C. Ribavirin có vai trò quan trọng trong phác đồ phối hợp với peg - interferon trong suốt quá trình điều trị.

    Ribavirin có tác dụng làm tăng đáp ứng cytokin kiểu 1 và đáp ứng tăng sinh tế bào T gây độc tế bào. Ribavirin có thời gian bán thải 44 - 49 giờ sau liều duy nhất và sẽ tăng cao sau khi dùng lâu dài, bởi thế sự thanh thải ribavirin cần nhiều tuần sau khi ngừng thuốc. Thanh thải ribavirin giảm nhiều ở bệnh nhân suy thận nên không dùng ở bệnh nhân có độ thành thải creatinin < 50ml/phút.

    Các tác dụng phụ hay gặp là gây tan máu, ngoài ra còn gây quái thai do đó không được dùng cho phụ nữ mang thai.

    Không dùng peg - interferon và hoặc ribavirin ở bệnh nhân viêm gan virut C mạn tính.

    Chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân xơ gan mất bù, bệnh tự miễn, rối loạn nhịp tim, bệnh thiếu máu và thiếu máu cục bộ, suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi.

    Cần thận trọng khi dùng cho các tương đối: thiếu máu 3 dòng, bệnh nhân có các rối loạn tâm thần, các rối loạn co giật.

    Hướng điều trị mới

    Kết hợp nhiều loại thuốc và nhiều cơ chế tác dụng để có hiệu quả chéo với nhiều loại genotype, cải tiến đáp ứng, giảm thời gian điều trị, cải thiện tính dung nạp, giảm sự đề kháng, có thể áp dụng được với những đối tượng khó điều trị.

    Các thuốc mới sẽ được đưa vào sử dụng là thuốc ức chế men protease (telaprevir kết hợp với peg - interferon hoặc ribavirin), thuốc ức chế polymerase (valopicitabine), thuốc interferon mới (albinterferon α - 2b phối hợp với ribavirin), interferon tái tổ hợp omega, taribavirin.

    Vì sao bệnh khó điều trị?

    Có khoảng 60% nhiễm HCV không có triệu chứng, 39% cảm thấy mệt (giống như cảm cúm, chán ăn, buồn nôn, có thể đau khớp, đau bụng nhẹ), ít khi có biểu hiện vàng da, nước tiểu sậm màu, chỉ 1% có các biểu hiện nặng.

    Trong tổng số nhiễm HCV có khoảng 15% tự hồi phục, 85% chuyển qua thể mạn. Thể mạn thường âm thầm kéo dài hàng chục năm và chỉ phát hiện được khi đã có diễn biến nghiêm trọng (xơ gan, cổ trướng, giãn mạch máu đường tiêu hóa, vỡ mạch gây chảy máu ồ ạt, tử vong). Trong số 85% chuyển qua mạn tính thì có 20% bị xơ gan và có khoảng 3% trong số xơ gan bị ung thư gan.

    Do nhiễm HCV ở các týp gen khác nhau, khả năng đáp ứng thuốc của các quần thể dân cư khác nhau nên hiệu quả điều trị khá dao động. Một khó khăn trong điều trị bệnh là người bệnh khó nhận biết mình bị mắc bệnh, thường đến bệnh viện muộn có khi đã xơ gan; kết quả điều trị dao động, chi phí điều trị cao nên có người bỏ dở, thậm chí không muốn điều trị.

    Tóm lại, sự phát tán của HCV ngày càng có khuynh hướng tăng lên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều quan trọng là phát động chiến dịch về tác hại của việc dùng ma túy, làm giảm tác hại bằng chương trình sử dụng bơm kim tiêm một lần, giáo dục cho những người làm nghề xăm và nghề y học cổ truyền cách lựa chọn phương pháp điều trị để giảm thiểu việc lây bệnh qua đường máu.



  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chớ treo gan trước miệng siêu vi

    Thứ hai, 04/05/2015 12:14
    Viêm gan siêu vi là một bệnh truyền nhiễm do nhiều loại siêu vi khuẩn gây ra. Mỗi loại siêu vi có cách thức lây truyền bệnh khác nhau.

    Biết được phương cách lây truyền của bệnh, ta mới có thể tự bảo vệ đồng thời tránh được phần nào sự lây bệnh cho người chung quanh.


    Hai đường lây

    Qua đường ăn uống:
    Viêm gan siêu vi A và E được lây truyền chủ yếu qua đường ăn uống và đại tiện. Trong thời kỳ phát bệnh, các siêu vi khuẩn này được thải ra thường xuyên trong phân của người bệnh.


    Do đó, biện pháp phòng ngừa bệnh chủ yếu là chú ý vệ sinh thực phẩm và ăn uống. Người đang bị bệnh viêm gan A dứt khoát không được nấu nướng hay chế biến thức ăn cho người khác, thậm chí cũng không nên buôn bán các loại thực phẩm.


    Tạm thời không dùng chung vật dụng ăn uống hàng ngày như ly, chén, muỗng, đũa... với người bệnh ít nhất vài tuần vì bệnh sẽ từ từ thuyên giảm. Nếu có thể, không dùng chung phòng vệ sinh với bệnh nhân viêm gan A. Tập thói quen rửa tay kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.




    Đông Nam Á, trong đó có nước ta, là nơi đang có tỉ lệ nhiễm siêu vi viêm gan A trên 90% ở trẻ em và thanh thiếu niên. Hầu như chúng ta đều đã bị nhiễm từ lúc còn bé cho nên việc chủng ngừa viêm gan siêu vi A chưa phải là một vấn đề cấp bách đặt ra cho ngành y tế nước ta.


    Tuy nhiên, ở những người đã mắc bệnh viêm gan siêu vi B hoặc C mà chưa bị nhiễm siêu vi A, hoặc những đối tượng đặc biệt dễ có khả năng bị lây nhiễm siêu vi A như giới “gay” (đàn ông đồng tính luyến ái) có quan hệ tình dục qua đường miệng và hậu môn cần chủng ngừa viêm gan A. Nếu để bị nhiễm nhiều loại siêu vi cùng lúc, bệnh có thể nặng hơn và diễn tiến cũng phức tạp hơn.


    Qua đường máu:
    Bệnh viêm gan siêu vi B, C, D và G lây truyền chủ yếu do truyền máu, dùng chung kim tiêm hoặc vật dụng cá nhân với người bệnh (bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kềm cắt móng tay...) nói chung là do tiếp xúc với máu và các chất dịch trong cơ thể của bệnh nhân khi da và niêm mạc của chúng ta trầy xước hoặc bị đâm thủng. Viêm gan siêu vi B còn lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Đặc biệt ở Việt Nam, đường lây lan chủ yếu là từ mẹ sang con trong lúc sinh nở.


    Có những trường hợp bị nhiễm siêu vi viêm gan B hoặc C mà bệnh nhân hoàn toàn không biết hoặc không nhớ đã bị lây từ lúc nào.


    Nhiều cách tránh


    Muốn phòng ngừa các loại siêu vi viêm gan B, C, D, phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
    Người bị nhiễm siêu vi tuyệt đối không được hiến máu, cho tinh dịch hoặc các cơ quan nội tạng... Nếu bị các vết thương như đứt tay hoặc các vết lở loét ngoài da, cần phải được rửa sạch và băng kín.


    Tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân có thể bị dính máu hay gây trầy xước da như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kềm cắt móng tay, đồ cạo gió... Bệnh hầu như không lây qua đường ăn uống hay qua hơi thở, cho nên không cần thiết phải ăn uống riêng. Những sinh hoạt, chung đụng hàng ngày như bắt tay, nói chuyện với người bệnh hầu như không nguy hiểm.

    Không tiêm chích ma túy vì đó là phương cách lây nhiễm quan trọng của viêm gan siêu vi B, C, D và cả HIV... Khi cần tiêm chích thuốc, nên sử dụng các ống tiêm dùng một lần.


    Hạn chế xăm mình, cắt lễ, xỏ lỗ tai, châm cứu ở những nơi không đảm bảo vô trùng. Khi cần chữa răng, làm nội soi, mổ xẻ... hay đi làm bất cứ các thủ thuật nào gây trầy xước da niêm thì nên đến những nơi đáng tin cậy về điều kiện vô trùng.


    Không quan hệ tình dục bừa bãi. Tốt nhất là nên dùng bao cao su để bảo vệ. Nên giữ chế độ “một vợ, một chồng” vì càng có nhiều bạn tình thì nguy cơ lây nhiễm càng cao. Hạn chế quan hệ tình dục khi có kinh hoặc áp dụng các tư thế giao hợp dễ gây xây xát hoặc chấn thương niêm mạc.


    Khi một người trong gia đình bị nhiễm siêu vi B, những người còn lại trong nhà nên đi thử máu xem có bị nhiễm chưa. Nếu chưa thì nên chích ngừa, tiêm chủng đủ liều và đúng thời gian theo lịch chủng ngừa để thuốc đạt tác dụng bảo vệ tối ưu. Viêm gan siêu vi C đến nay vẫn chưa có thuốc chủng ngừa, do đó biện pháp phòng ngừa chủ yếu là tránh tiếp xúc với máu và các chất dịch của người bệnh.


    Người bị viêm gan siêu vi B hoặc C vẫn có thể lập gia dình. Nếu vợ hoặc chồng của bệnh nhân bị viêm gan B được chủng ngừa đầy đủ và hiệu quả thì vẫn an toàn. Việc lây nhiễm siêu vi C trong quan hệ vợ chồng tương đối thấp (1-3%). Nguy cơ lây lan chỉ gia tăng nếu quan hệ tình dục bừa bãi.


    Việc lây nhiễm siêu vi viêm gan B khi thai nhi còn trong bụng mẹ rất thấp. Tuy nhiên người mẹ có thể lây bệnh sang cho con trong lúc sinh nở (sinh tự nhiên hay sinh mổ không khác biệt gì về mức độ lây nhiễm).

    Việc quan trọng cần làm ngay là chủng ngừa viêm gan siêu vi B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh nếu người mẹ bị nhiễm siêu vi này. Siêu vi C cũng có thể lây từ mẹ sang con trong lúc sinh nở nhưng ít hơn siêu vi B rất nhiều. Việc nuôi con bằng sữa mẹ không có nguy cơ lây nhiễm, cho nên người mẹ bị viêm gan siêu vi vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ.



    Ai cần xét nghiệm tìm siêu vi viêm gan?
    - Người bị viêm gan.


    - Những người đi hiến máu, cho tinh dịch hoặc cho cơ quan người.


    - Bệnh nhân chạy thận nhân tạo, truyền máu nhiều lần, chích ma túy, người bị bệnh hoa liễu, nhiễm HIV, con của các bà mẹ bị nhiễm siêu vi B, C mãn tính.


    - Các nhân viên y tế, nhất là khi lấy máu cho bệnh nhân bị viêm gan B hoặc C mà chẳng may bị kim đâm trúng tay.
    - Vợ hoặc chồng hay các thành viên sống trong gia đình có người bị viêm gan B, C.


    - Do đã có chương trình tiêm chủng bệnh viêm gan siêu vi B cho tất cả trẻ sơ sinh, việc xét nghiệm tìm siêu vi B ở phụ nữ có thai không còn được đặt nặng như trước. Tuy nhiên, việc phát hiện tình trạng nhiễm siêu vi B ở phụ nữ có thai vẫn giúp ích cho việc theo dõi người mẹ bị nhiễm cũng như khả năng lây cho con. Còn viêm gan siêu vi C vì chưa có thuốc chủng ngừa nên không cần thiết xét nghiệm cho thai phụ.
    Theo PGS.TS.BS Bùi Hữu Hoàng - Người đô thị

  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cuba thử nghiệm khả quan loại thuốc mới điều trị viêm gan C

    (TTXVN/Vietnam+)
    Thuốc điều trị viêm gan C PEG-Heberon của Cuba. (Nguồn: ain.cu)



    CIGB khẳng định PEG-Heberon là loại thuốc an toàn, chưa biểu hiện tác dụng phụ gây hại và có hiệu quả tương đương với các loại dược phẩm cùng chức năng có uy tín nhất trên thị trường thế giới.

    Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Prensa Latina, ông Fidel Raúl Castro thuộc trung tâm trên cho biết PEG-Heberon được đăng ký từ năm 2009 và các thử nghiệm cho thấy nó có hiệu quả ngăn chặn tới 40% sự phát triển của virus viêm gan C trong số các bệnh nhân type 1 chưa được điều trị trước đó.

    Ông nhấn mạnh “từ góc độ lâm sàng, điều này có nghĩa là thuốc PEG-Heberon giúp tăng 27% khả năng kiểm soát bệnh (viêm gan C) so với việc điều trị đơn thuần bằng interferon-alpha (IFN α) thông thường.”

    Ông cũng cho biết thêm rằng người bệnh chỉ phải sử dụng PEG-Heberon 1 lần/tuần và điều này giảm tần suất sử dụng thuốc, do đó loại thuốc này an toàn hơn vì giảm được những phản ứng thuốc của cơ thể.

    Từ năm 2005, CIGB bắt đầu tiến hành tinh lọc interferon-alpha 2b do Cuba tự sản xuất thành PEG-Heberon, được đóng gói dưới dạng dung dịch 1ml để tiêm dưới da.

    Từ năm 2010, Cuba bắt đầu phân phối loại thuốc này trong hệ thống y tế quốc gia và sau những kết quả khả quan thu được, và sẽ tăng gấp đôi lượng bệnh nhân được điều trị bằng dược phẩm mới này từ năm 2016.

    Đây là một thành quả mới của ngành dược phẩm Cuba và giúp giảm đáng kể chi phí nhập thuốc viêm gan C từ nước ngoài.

    Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 185 triệu người mắc bệnh viêm gan C trên toàn cầu và mỗi năm căn bệnh truyền nhiễm này gây ra khoảng 350.000 ca tử vong./.

  6. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị viêm gan C như thế nào hiệu quả nhất?

    Thứ hai, 26/10/2015 23:26

    Xin hỏi bệnh viêm gan C có nguy hiểm không? Điều trị viêm gan C như thế nào hiệu quả nhất?



    Thưa bác sĩ,

    Bố mẹ tôi không bị bệnh gan, nhưng một ngày tôi đi xét nghiệm, bỗng phát hiện mình bị viêm gan C. Xin hỏi BS bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị viêm gan C như thế nào hiệu quả nhất? Chân thành cảm ơn AloBacsi! (Lu Na - luna_30...@yahoo.com)


    Ảnh minh họa




    Chào bạn,

    Viêm gan C lây qua 3 đường: máu, tình dục, mẹ mang thai lây sang con (hiếm). Bệnh này nguy hiểm bởi vì khi đã nhiễm thì gần như 80% trở thành nhiễm mãn tính, sau 10 năm 70% trở thành viêm gan mãn tính, sau 20 năm gần 30% là có xơ gan, sau 30 năm 15% sẽ có ung thư gan.Viêm gan C hiện đã có thuốc chữa khỏi. Có nhiều phác đồ điều trị tùy theo tình trạng bệnh, quan trọng tùy thuộc vào genotype của virus C. Phác đồ đang dùng phổ biến ở Việt Nam là Peg Interferon + Ribaririn cho các genotype. Tuy nhiên, đối với genotype, phác đồ này chỉ hiệu quả 50-60%. Khoảng 1 năm gần đây Việt Nam đã có 1 thuốc thứ 3 là Boceprevir phối hợp với Peg Interferon + Ribaririn làm tăng hiệu quả điều trị từ 80-90% và rút ngắn thời gian điều trị còn 28-36 tuần thay vì 48-72 tuần.

    TS.BS Phạm Thị Thu Thuỷ

    Trưởng khoa Gan, Trung tâm y khoa MEDIC

  7. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh ung thư gan có lây?

    02-11-2015 00:02 - Theo: alobacsi.com

    Ung thư gan là căn bệnh rất nguy hiểm, gây ra tử vong cao, vì thế những ai không may mắc phải căn bệnh này thường rất lo lắng và sợ hãi.

    Tuy nhiên, vì không hiểu đúng về bệnh nên những người xung quanh, thậm chí là người thân của bệnh nhân cũng sợ hãi, xa lánh người bệnh vì sợ… lây bệnh.


    Vậy thực chất bệnh ung thư gan có lây lan như nhiều người nghĩ?



    Theo các bác sĩ chuyên môn, những hiểu biết sai lầm về ung thư gan nhiều khi đã dẫn đến những hậu quả nặng nề cho cả người bệnh lẫn người nhà bệnh nhân ung thư, vì thế chúng ta cần phải có sự hiểu biết rõ về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

    Hiểu rõ về bệnh ung thư gan



    Ung thư gan - căn bệnh ác tính có quá trình phát triển thầm lặng, khó phát hiện ở giai đoạn sớm, với tỷ lệ tử vong rất cao luôn là mối lo ngại cho mọi người.


    Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh ung thư gan như virus viêm gan B, C, do uống nhiều rượu, do nhiễm độc… Bệnh ung thư tế bào gan không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu khi khối u con nhỏ. Một số những biểu hiện như: mệt mỏi, đầy bụng, chán ăn, sụt cân, đau hạ sườn phải… cũng chỉ xuất hiện khi khối u ở gan đã lớn.



    Cần phải có một sự hiểu biết rõ về căn bệnh ung thư gan để có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả

    Một khi những triệu chứng xuất hiện khá rõ (như: đau dưới sườn phải, khối u xuất hiện nhiều dưới sườn phải, bụng báng, thể trạng gầy sút, sốt, vàng da…) thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, khả năng chữa trị lúc này là rất khó khăn.


    Vì khó phát hiện, nên phần lớn người bệnh đến bệnh viện thường ở giai đoạn muộn, tiên lượng xấu. Chính vì vậy mà việc tầm soát để phát hiện bệnh sớm, phát hiện khối u ở gan khi khối u còn nhỏ là rất quan trọng, nhất là những người mắc bệnh viêm gan mãn tính cần đi tầm soát.



    Ung thư gan nguy hiểm

    Bệnh ung thư gan có lây?



    Nhiều người lo lắng bệnh ung thư gan có lây nên mọi người thường phòng ngừa bằng cách không ăn chung, uống chung, ngủ chung… với người bị ung thư gan. Tuy nhiên điều này lại hoàn toàn không chính xác.


    Các bác sĩ chuyên môn cho rằng: bệnh ung thư nói chung và ung thư gan nói riêng hoàn toàn không lây qua đường tiếp xúc, vì vậy, nó được xếp vào nhóm các bệnh không lây nhiễm.


    Đối với những bệnh nhân bị ung thư do virus viêm gan B, viêm gan C thì virus có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua đường truyền máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Vì thế, để phòng ngừa bệnh ung thư gan chúng ta cần nâng cao biện pháp phòng ngừa các bệnh viêm gan siêu vi.


    Làm gì khi bị ung thư gan?



    Khi không may bị ung thư gan, nhiều người tin rằng "kiếp trước" mắc lỗi lầm nên "kiếp này" bị đày đọa cho mắc bệnh ung thư. Có người thì nhất định không chịu phẫu thuật vì sợ "đụng dao kéo" nên tìm đến các bài thuốc của "lang băm", cách chữa mê tín dị đoan…, đến khi bệnh quá nặng mới tới bệnh viện thì không kịp.



    Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương án điều trị bệnh phù hợp và kịp thời.

    Bệnh ung thư gan nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh là rất lớn. Do đó, chúng ta nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương án điều trị bệnh phù hợp và kịp thời.


    Người bệnh cũng cần phải tuân thủ tuyệt đối liệu pháp điều trị bệnh của bác sĩ, tránh việc sử dụng thuốc linh tinh mà có thể làm cho bệnh tình thêm nặng hơn. Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan vào quá trình điều trị thì bệnh tình mới có thể thuyên giảm được.



    Cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan vào quá trình điều trị thì bệnh tình mới có thể thuyên giảm được.

    Để phòng ngừa bệnh ung thư gan, chúng ta cần làm tốt công tác phòng ngừa các bệnh viêm gan siêu vi, xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, không rượu bia… tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe. Lối sống của chúng ta càng lành mạnh và khoa học bao nhiêu thì nguy cơ chúng ta mắc phải các bệnh hiểm nghèo càng ít bấy nhiêu.

    Nguồn: Website benhviemgan.vn

  8. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đái tháo đường làm viêm gan C xấu hơn

    Thứ hai, 02/11/2015 11:19

    Đó là kết luận vừa được nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa Đài Loan công bố.

    Theo dõi 6.251 bệnh nhân viêm gan C mãn tính trong 12 năm liên tục cho thấy: người bị đái tháo đường trong khoảng thời gian này sẽ có tỉ lệ biến chứng ung thư gan cao gấp 1,54 lần khi so với những bệnh nhân không bị đái tháo đường kèm theo.


    Đặc biệt bệnh nhân ở lứa tuổi 40 - 59 kèm theo đái tháo đường có tỉ lệ xuất hiện biến chứng ung thư gan cao gấp 3,08 lần.
    Theo BS Trần Ngọc Lưu Phương - Tuổi trẻ

  9. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phác đồ mới nhất điều trị viêm gan C genotype 1?


    Thứ ba, 03/11/2015 13:03

    Em bị viêm gan C genotype 1 và đã điều trị bằng phác đồ mới (sofosbuvir +pegintron+RBV). Kết quả âm tính sau 12 tuần. Xin hỏi bác sĩ như vậy là em đã hoàn thành việc chữa bệnh chưa ạ?



    Kính chào bác sĩ! Em bị viêm gan C genotype 1.

    Từ tháng 3/2015 - 5/2015 em điều trị bằng phác đồ (pegintron+RBV) thời gian điều trị của phác đồ là 48 tuần. Kết quả điều trị sau 4 tuần đầu virus giảm nhiều nhưng kết quả sau 12 tuần virus tăng lên lại.

    Từ 6/2015 - 8/2015 em tiếp tục phác đồ mới (sofosbuvir +pegintron+RBV). Phác đồ này trên thế giới thời gian điều trị là 12 tuần. Kết quả âm tính ngay sau 4 tuần và kết quả sau 12 tuần vẫn âm tính.

    Em xin hỏi bác sĩ như vậy là em đã hoàn thành việc chữa bệnh chưa ạ? Bây giờ em phải dùng pegintron +RBV 6 tháng còn lại không ạ? (Vì phác đồ sofos+pegintron+RBV 12 tuần là đã khỏi bệnh rồi).

    Em cám ơn BS! (Lê Minh - Nha Trang, Cao: 164; Nặng: 60; Tuổi: 37)



    Ảnh minh họa


    Chào em,

    Em đã được điều trị với phác đồ mới nhất và khá mạnh, với thời gian như vậy là đủ rồi. Bây giờ, em cần theo dõi sau khi ngưng thuốc 3 tháng và 6 tháng để xác định chính xác virut đã triệt tiêu hoàn toàn không còn nữa. Nếu virút tái phát thì lúc đó mới điều trị kéo dài.


    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  10. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nguy cơ tổn thương gan do thuốc điều trị viêm gan C

    Thứ tư, 11/11/2015 13:46

    Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa có cảnh báo, thuốc điều trị viêm gan C viekira pak và technivie có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng.


    Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa có cảnh báo, thuốc điều trị viêm gan C viekira pak và technivie có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả suy gan đe dọa tính mạng, chủ yếu là ở những bệnh nhân có bệnh gan tiến triển. Cơ quan này đang yêu cầu các nhà sản xuất cần thêm thông tin mới về nguy cơ mất an toàn này trên các nhãn thuốc.


    Viekira pak là thuốc kết hợp của dasabuvir, ombitasvir, paritaprevir, và ritonavir sử dụng có hoặc không có ribavirin (một thuốc dùng điều trị viêm gan C). Viekira pak được FDA chấp thuận sử dụng ở những bệnh nhân nhiễm viêm gan C mạn tính genotype 1 bao gồm cả những người bị xơ gan còn bù. Technivie là thuốc kết hợp ombitasvir, paritaprevir và ritonavir sử dụng kết hợp với ribavirin, được FDA chấp thuận sử dụng ở những bệnh nhân nhiễm virut viêm gan C mạn tính genotype 4 không có xơ gan.


    Viekira pak và technivie được sử dụng để điều trị viêm gan C mạn tính. Thuốc làm giảm số lượng virut viêm gan C trong cơ thể bằng cách ngăn chặn virut nhân lên và làm chậm tiến triển bệnh. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn, ngứa và khó ngủ.


    Trước khi bắt đầu dùng viekira pak hoặc technivie, bệnh nhân nên nói với các bác sĩ chăm sóc sức khỏe của họ nếu họ có vấn đề về gan, bị nhiễm HIV, đang uống thuốc ngừa thai có chứa ethinyl estradiol. Bệnh nhân nữ phải ngừng dùng các sản phẩm ngừa thai có chứa ethinyl estradiol trước khi bắt đầu điều trị với viekira pak hoặc technivie và dùng các biện pháp ngừa thai khác và có thể uống lại các sản phẩm ngừa thai có chứa ethinyl estradiol khoảng 2 tuần sau khi kết thúc điều trị bằng viekira pak hoặc technivie.



    Kể từ khi được FDA chấp thuận viekira pak vào tháng 12/2014 và Technivie vào tháng 7/2015, ít nhất 26 trường hợp trên toàn thế giới được gửi đến Hệ thống báo cáo các biến cố có hại của FDA (FAERS) được coi là có liên quan đến viekira pak hoặc technivie. Trong hầu hết các trường hợp, tổn thương gan xảy ra trong vòng 1-4 tuần bắt đầu điều trị.


    FDA khuyến cáo, bệnh nhân dùng các loại thuốc này nên liên hệ với bác sĩ điều trị cho mình ngay lập tức nếu có các biểu hiện như mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, buồn nôn và nôn, vàng mắt hoặc da, thay đổi màu phân... vì đây có thể là dấu hiệu của tổn thương gan.


    Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khi điều trị với viekira pak hoặc technivie cho người bệnh cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu và triệu chứng nặng hơn của bệnh gan (cổ trướng, bệnh não gan, xuất huyết do giãn tĩnh mạch, và /hoặc tăng bilirubin trong máu).


    Đối với bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc, báo cáo những bất thường có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc cho bác sĩ và không nên ngưng dùng các loại thuốc này mà không có ý kiến của bác sĩ.
    Theo Thanh Phúc - Sức khỏe & Đời sống

  11. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị viêm gan C type 2 có tốn kém không thưa bác sĩ?

    Thứ tư, 11/11/2015 20:47

    Tôi bị viêm gan C type 2 hơn 10 năm nay nhưng chưa có điều kiện chữa trị. Bác sĩ ơi, chi phí điều trị bệnh này có cao không ạ?


    Chào BS,

    Tôi bị viêm gan C type 2 hơn 10 năm nay nhưng chưa điều trị ở đâu vì gia đình chưa có điều kiện và tôi cũng chưa thấy có triệu chứng gì nguy hiểm. Tuy nhiên, gần đây tôi bị đau nhức cả người và hay mệt mỏi mỗi sáng thức dậy. Có phải bệnh tôi đã trở nặng đúng không ạ? Xin bác sĩ chỉ tôi cách điều trị và chi phí điều trị có nhiều không ạ? Tôi 56 tuổi, nặng 93 kg. Chân thành cảm ơn!

    (Ngọc Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng)


    Ảnh minh họa

    Chào anh,

    Tôi nghĩ anh nên đến BS chuyên khoa Gan để khám bệnh thì mới biết bệnh nặng nhẹ ra sao. Tùy theo tình trạng bệnh mà điều trị, bây giờ có nhiều thuốc điều trị có hiệu quả và giá thành rẻ hơn lúc trước.


    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy
    Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y hoa Medic (Hòa Hảo)

  12. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh viêm gan nào nguy hiểm hơn?

    Thứ sáu, 20/11/2015 08:25

    Bác sĩ phân biệt từng loại bệnh viêm gan A, B và C giúp em với ạ? Bệnh nào nguy hiểm hơn ạ? Chân thành cảm ơn bác sĩ! (Nguyễn Thành Đô)


    Ảnh minh họa

    Chào em,

    A, B, C là tên của các bác sĩ đặt cho 3 loại siêu vi trùng tấn công vô gan, gây viêm gan chứ không mang ý nghĩa B nặng hơn A, C nặng hơn B…

    - 3 loại siêu vi trùng A, B, C đều có thể gây viêm gan cấp tính với triệu chứng mệt mỏi, ăn kém, đau nhức cơ thể, vàng mắt, vàng da, tiểu vàng rất rõ rệt.

    - Viêm gan A chỉ có thể cấp tính chứ không bao giờ chuyển qua thể mãn tính.


    - Viêm gan B và C có thể âm thầm chuyển sang thể mãn tính mà không có triệu chứng gì rõ rệt và có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.

    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  13. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Môi thâm đen là dấu hiệu của bệnh viêm gan?

    20-11-2015 17:15 - Theo: alobacsi.com

    Tôi thấy môi mình ngày càng thâm đen. Bác sĩ cho hỏi, đây có phải là dấu hiệu bệnh viêm gan không? Xin cảm ơn! (Ngọc Lan - lanngocanh...@yahoo.com).


    Ảnh minh họa


    Chào em,

    Dấu hiệu môi sậm màu có thể là do em bị ngộ độc mãn tính các loại kim loại nặng hiện diện trong những thực phẩm không an toàn hoặc trong những loại son môi không được kiểm định. Ngoài ra, viêm gan B, C mãn tính hoặc xơ gan cũng có thể làm môi thâm đen.



    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  14. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhờ BS giải thích kết quả xét nghiệm viêm gan HbsAg, antiHBs, anti HCV

    Thứ sáu, 27/11/2015 10:24

    BS.CK2 Trần Ánh Tuyết giải thích kết quả xét nghiệm viêm gan cho bạn đọc AloBacsi.





    Chào bác sĩ,
    Em có đi xét nghiệm ở viện Pasteur Nha Trang và có kết quả như thế này: HbsAg định tính âm tính 0.421 (S/CO < 1), antiHbs âm tính < 2.00 (< 10) IU/L, anti HCV định tính âm tính 0.066 (S/CO < 1).

    Em không hiểu chỗ kết quả < 2.00 là gì và dấu < này là gì tại sao kết quả HBSAg 0.421 và anti HCV 0.066 lại không có, không biết có ảnh hưởng đến tất cả kết quả không ạ? Mong BS giải thích cho em, cám ơn BS.

    Dương Hoàng Nam - Khánh Hòa


    Chào bạn Hoàng Nam,


    Các xét nghiệm bạn cho biết: HBsAg định tính âm tính 0.421 (S/CO < 1), antiHBs âm tính < 2.00 (< 10) IU/L, anti HCV định tính âm tính 0.066 (S/CO < 1) có nghĩa là bạn không bị nhiễm viêm gan siêu vi B và chưa có kháng thể của siêu vi B, không có nhiễm viêm gan siêu vi C.

    Việc xác định âm tính hay dương tính của một kết quả dựa vào ngưỡng bình thường của xét nghiệm đó. Dấu < có nghĩa là thấp hơn. Ví dụ, ngưỡng S/CO < 1 của HBsAg có nghĩa là kết quả có giá trị thấp hơn 1 là âm tính. Vậy con số 0.421 thấp hơn 1 nên HBsAg âm tính. Các kết quả kia cũng tương tự.




    BS.CK2 Trần Ánh Tuyết
    Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

  15. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Vì sao tôi bị nhiễm viêm gan siêu vi C?

    Thứ sáu, 27/11/2015 11:00

    Tôi cần làm những xét nghiệm chuyên sâu nào để biết chính xác mình bị viêm gan C như thế nào? Mong bác sĩ trả lời giúp tôi.





    Chào bác sĩ,

    Trước đây tôi đã chích ngừa viêm gan siêu vi B nhưng không nhớ chính xác năm nào và cũng chưa đủ 3 mũi.

    Gần đây tôi đi xét nghiệm lại để xem có chích ngừa nữa không thì BS bảo tôi bị nhiễm viêm gan siêu vi C. Vậy là sao ạ?

    Tôi cần làm những xét nghiệm chuyên sâu nào để biết chính xác mình bị gì, mong bác sĩ trả lời giúp tôi. Cảm ơn BS ạ!

    Như Quỳnh - Q. Phú Nhuận, TP.HCM



    Chào bạn,

    Đầu tiên, viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C là 2 bệnh khác nhau do nhiễm 2 loại siêu vi khác nhau. Vì vậy, bạn đã từng chích ngừa viêm gan siêu vi B nhưng chưa đủ thì cần xét nghiệm Anti HBs để xem có đủ kháng thể chưa. Nếu AntiHBs < 10 thì nên chích ngừa lại.

    Để chẩn đoán có nhiễm viêm gan siêu vi C là xét nghiệm Anti HCV dương tính (BS không biết trước đây bạn đã thực hiện xét nghiệm này chưa). Nếu trong tình huống xét nghiệm này dương tính có nghĩa bạn đã từng nhiễm viêm gan siêu vi C và có 2 khả năng:

    1. Bạn đã nhiễm viêm gan siêu vi C nhưng hiện nay khỏi rồi (chỉ có 15% trường hợp)

    2. Bạn vẫn còn đang nhiễm viêm gan siêu vi C (75 - 85% trường hợp).

    Do đó, bạn cần làm thêm xét nghiệm HCV RNA định lượng để xem xét bạn có đang nhiễm hay không và nên đến chuyên khoa gan mật để được BS tư vấn.


    BS.CK2 Trần Ánh Tuyết
    Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

  16. #16
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cách phòng tránh bệnh viêm gan C?


    Thứ sáu, 27/11/2015 11:51

    Làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm gan C? Nếu muốn tầm soát, nên làm thế nào? Chi phí có tốn kém lắm không thưa bác sĩ? (Tuấn Huy - huytuan….@gmail.com)



    Hình minh họa. Nguồn Internet


    Chào Tuấn Huy,


    Viêm gan C lây lan chủ yếu qua đường máu, do đó cách phòng tránh tốt nhất là:


    - An toàn trong tiêm chích và truyền máu. Do đó, nên hạn chế việc tiêm chích các loại thuốc cũng như việc truyền dịch trừ khi có chỉ định của bác sĩ và nên thực hiện tại các bệnh viện.


    - Không dùng chung các vật dụng có thể gây trầy xước và dính máu, ví dụ như: dao lam, dao cạo râu, dụng cụ làm móng (nail), giác lễ, bàn chải đánh răng, …



    - Tình dục an toàn: không quan hệ với nhiều bạn tình, dùng bao cao su để tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì nguy cơ lây nhiễm viêm gan C sẽ tăng cao.


    Muốn tầm soát viêm gan C bạn nên đi khám sức khỏe và xin bác sĩ cho xét nghiệm tầm soát viêm gan B lẫn viêm gan C. Chi phí thường không đắt. Theo tôi biết, để tầm soát hai loại này thường khoảng 300.000 đồng.



    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  17. #17
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Má tôi bị xơ gan mất bù sau viêm gan C, sống được bao lâu?

    Thứ sáu, 27/11/2015 12:01

    Tôi muốn chưng tổ yến với đường phèn cho má tôi ăn để bồi dưỡng có được không? Ngoài ra BS cho tôi xin lời khuyên đối với căn bệnh của má tôi?



    Chào AloBacsi,

    Tôi tên là Tuyết Trang, tôi xin đặt câu hỏi về bệnh xơ gan của má tôi. Bà 74 tuổi, cao 1.64m, nặng 54kg. Các thời kỳ của bệnh như sau:

    1./Phát hiện xơ gan cách đây 2,5 tháng: - Bị sốt, phù toàn thân. Khám ở Bình Dân, sau đó nhập viện bệnh viện nhiệt đới với chẩn đoán xơ gan mất bù sau viên gan C, nhiễm trùng máu từ đường tiểu. Có lấy dịch ổ bụng để xét nghiệm. Sau khi điều trị thì hết phù, bụng không to nữa.Được xuất viện sau 2 tuần

    2./Tái khám lần 1 sau khi xuất viện một tháng: chẩn đoán xơ gan mất bù sau C có biến chứng, nhiễm trùng đường tiểu.

    3./ Tái khám sau 4 tuần: chẩn đoán xơ gan sau viêm gan C (đã hết nhiễm trùng đường tiểu).

    Hiện má tôi ăn uống tốt (ăn chay hơn 10 năm rồi), da sạm đen, mắt hơi vàng nhạt (để ý mới thấy), ốm mất 2kg trong một tháng trở lại đây, bụng không to, có dấu hiệu mệt mỏi. Khi tìm hiểu về xơ gan mất bù trên internet tôi thấy tình trạng của má tôi vẫn tốt hơn biểu hiện được liệt kê (đặc biệt là bụng không to). Gan má tôi đã bị mất bù hay vẫn còn bù? Nếu mất bù thì thời gian sống được khoảng bao lâu nữa? Nhiễm trùng đường tiểu tái đi tái lại như thế có phải là do biến chứng của xơ gan không?

    Tôi muốn chưng tổ yến với đường phèn cho má tôi ăn để bồi dưỡng có được không? Ngoài ra BS cho tôi xin lời khuyên đối với căn bệnh của má tôi mà BS cho là cần thiết. Chân thành cảm ơn.


    Tuyết Trang - quận 2, TPHCM



    Chào bạn,

    Để đánh giá mức độ xơ gan còn cần nhiều thông tin hơn, nhưng theo bạn cung cấp tôi đánh giá sơ bộ mức độ xơ gan của má bạn là ở giai đoạn child B (3 mức độ đánh giá xơ gan là A, B, C). Giai đoạn xơ gan của má bạn ở mức trung bình, chưa nặng nhưng không phải nhẹ.

    Nếu mất bù thời gian sống bao lâu? Tùy thuộc vào chế độ sống và điều trị của từng bệnh nhân.

    Nếu xơ gan mất bù thì thời gian sống còn 5 năm khoảng 50%. Má bạn già yếu kèm bệnh mãn tính nặng thì sức đề kháng kém, vì vậy rất dễ bị nhiễm trùng, trong đó nhiễm trùng đường tiểu rất hay gặp ở người có suy giảm về miễn dịch.

    Má của bạn có thể ăn tổ yến với đường phèn, đây là thức ăn không cần kiêng cữ, tuy nhiên nên ăn nhiều rau quả (cam, chuối), cữ ăn mỡ động vật, nên hạn chế muối. Nên theo dõi điều trị bởi 1 BS chuyên khoa về gan.

    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy
    Trưởng khoa Gan - Trung tâm Y khoa Medic

  18. #18
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan C lây truyền qua đường nào?



    Thứ ba, 01/12/2015 18:31

    Viêm gan siêu vi C lây qua đường máu, tình dục, mẹ mang thai lây con...


    Dạ xin chào bác sĩ,

    Em tên là Huỳnh Thị Thu Vân, SN:1973. Đã có gia đình, có hai con, một trai sn 2008 và một gái sn 2012. Cả hai lần đều sanh mổ.

    Hai tuần trước em vừa làm tổng quát các xét nghiệm cho sức khỏe của mình thì mới phát hiện có virút viêm gan C là dương tính chưa bị tổn thương gan. Em không hiểu vì sao mình bị nhiễm virút HCV này trong khi hai lần mang thai đều có xét nghiệm hết.

    Nhưng bác sĩ ở BV Nhiệt Đới sau khi xem xét kết quả xét nghiệm của em, bác sĩ bảo là chưa đủ điều kiện để chích thuốc hoặc uống thuốc, bác sĩ bảo em về nhà 3 tháng sau lên xét nghiệm lại sau đó mới ra phác đồ điều trị. Nên em cảm thấy lo lắng, vì sao đã phát hiện ra virút viêm gan C rồi mà không tiến hành điều trị liền mà phải đợi tới 3 tháng sau?

    Bác sĩ cũng em hỏi là do em bị nhiễm virút HCV vậy thì hai đứa con của em và chồng em có phải làm xét nghiệm để kiểm tra có bị + với HCV ko ạ?

    Mong BS tư vấn giúp! Em xin cám ơn.

    (Van Huynh - huynhvansemotqc@gmail.com)




    nh minh họa


    Chào bạn,

    Khám thai đôi khi người ta chỉ xét nghiệm siêu vi B, không làm siêu vi C. Cũng không loại trừ sau những lần sinh mổ chị bị nhiễm siêu vi C.

    Vì siêu vi C lây qua đường máu, tình dục, mẹ mang thai lây con nên chồng con chị nên đi kiểm tra.

    Nhiễm HCV điều trị khi chị xét nghiệm HCVRNA (+)… vì tôi chưa thấy xét nghiệm của chị nên không biết như thế nào.


    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy
    Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y hoa Medic (Hòa Hảo)

  19. #19
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan B và C: Bệnh "sát vách" mà không hay!

    Thứ tư, 09/12/2015 07:53

    Hằng ngày tại khoa tiêu hóa gan mật, chúng tôi thường xuyên gặp những bệnh nhân bị xơ gan và ung thư gan với nhiều biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, hôn mê gan.

    Nguyên nhân chủ yếu do bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B hoặc viêm gan C mãn tính nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời.



    1 - Viêm gan B và viêm gan C là gì?



    Bệnh viêm gan B và viêm gan C là bệnh do hai loại siêu vi trùng (nhỏ bé hơn cả vi trùng thông thường) có tên là virút viêm gan B và virút viêm gan C gây ra. Hai loại virút này chủ yếu lây lan qua đường máu và tấn công lá gan của chúng ta. Viêm gan C không nặng hơn viêm gan B vì "B" và "C" chỉ là tên riêng do các bác sĩ đặt cho hai loại virút này thôi chứ không mang ý nghĩa viêm gan C là giai đoạn sau của viêm gan B.


    2 - Tại sao gọi là "sát thủ thầm lặng"?



    Tỉ lệ nhiễm bệnh và diễn tiến sang thể mãn tính ở nước ta khá cao, cụ thể:


    - Tỉ lệ nhiễm viêm gan B mãn khoảng 10 - 15% dân số.


    - Tỉ lệ nhiễm viêm gan C mãn khoảng 3% dân số.


    Viêm gan B mãn và viêm gan C mãn là hai nguyên nhân thường gặp dẫn đến xơ gan và ung thư gan ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, và châu Phi.


    Bệnh diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu dù là ở thể hoạt động nên bệnh nhân không chú ý đi khám bệnh để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Vì hai loại siêu vi viêm gan này chỉ âm thầm tấn công lá gan chúng ta từ ngày này qua ngày khác để cuối cùng gây xơ gan và ung thư gan nên thường bệnh nhân không bị vàng da vàng mắt. Khi có các triệu chứng như vàng mắt vàng da, bụng to, phù chân, nổi mẩn ở da thì đã ở giai đoạn trễ và việc điều trị thường kém hiệu quả.


    3 - Diễn tiến của bệnh:



    * Viêm gan B mãn có 3 thể bệnh:





    - Thể người lành mang mầm: bệnh nhân thường là trẻ em hoặc người trẻ dưới 30 tuổi, không có triệu chứng, tình cờ phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, khi đi hiến máu, kiểm tra khi mang thai.


    - Thể ngủ yên: virút viêm gan B nằm yên, sinh sản kém gần như không tấn công lá gan chúng ta nên chức năng gan cũng còn khá tốt.


    - Thể hoạt động: bệnh nhân thường trên 30 tuổi, có thể có triệu chứng mệt mỏi đau tức vùng gan, ăn kém, ngứa, da sậm màu hơn. Tuy nhiên đa số bệnh nhân không có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện. Virút có thể sinh sản nhiều hay ít nhưng quan trọng là virút tấn công gan chúng ta liên tục nên gây ra những hư hại trong gan.


    * Viêm gan C mãn có 2 thể bệnh:



    - Thể yên lặng: thường không có triệu chứng. Ở thể này, virút viêm gan C vẫn sinh sản và tấn công gan chúng ta ở mức độ rất thấp nên gan vẫn còn bình thường.


    - Thể hoạt động: đa số bệnh nhân không có triệu chứng, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân có những triệu chứng như mệt mỏi, ăn chậm tiêu, tiểu sậm màu. Ở thể này, virút vẫn sinh sản với các mức độ khác nhau và tấn công gan của chúng ta khá nhiều gây hư hại gan đáng kể.


    4 - Làm gì với "sát thủ thầm lặng" này?



    Dù không có triệu chứng gì chúng ta vẫn nên đi khám sức khỏe định kỳ để được xét nghiệm kiểm tra có bị viêm gan B, viêm gan C nhằm phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm.


    Nếu chưa nhiễm bệnh, chúng ta sẽ có biện pháp phòng ngừa thích hợp, trong đó quan trọng là chủng ngừa viêm gan B.


    Còn nếu chẳng may phát hiện bệnh, bệnh nhân nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được xác định chính xác thể bệnh nhằm có chế độ theo dõi và điều trị thuốc phù hợp, đúng thời điểm, tránh diễn tiến thành xơ gan và ung thư gan về sau.


    Theo BS CKII Trần Ngọc Lưu Phương - Tuổi trẻ

  20. #20
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm dưới đây là gì, AloBacsi ơi?

    Thứ sáu, 11/12/2015 18:13


    Mẹ tôi (56 tuổi) kết luận viêm gan C mạn. Kết quả lượng HCV: 2,69*10^6 copies/mL (6,43 log10). Kết quả định Genotype HCV: không phát hiện Genotype HCV 1,2,6.



    Chào bác sĩ,

    Mẹ tôi (56 tuổi) kết luận viêm gan C mạn. Kết quả lượng HCV: 2,69*10^6 copies/mL (6,43 log10). Kết quả định Genotype HCV: không phát hiện Genotype HCV 1,2,6. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm là gì? Hướng điều trị như thế nào để đạt hiểu qua cao nhất? Cảm ơn bác sĩ.


    (Lê Phương Trang)


    Ảnh minh họa

    Chào em,


    Với kết quả định lượng virut viêm gan C, chứng tỏ lượng virut trong máu của má em khá cao. Tuy nhiên, việc quyết định điều trị còn tùy thuộc vào khám bệnh trực tiếp và những xét nghiệm đánh giá chức năng gan và độ cứng của gan.

    Còn xét nghiệm em ghi cho tôi, Genotype chắc chắn là sai nên tôi không biết được mẹ em bị nhiễm chủng virut độc lực cao hay thấp. Hiện tại, đã có nhiều thuốc mới (thuốc uống) dùng phối hợp hoặc dùng đơn độc với thuốc chích để điều trị bệnh tùy từng trường hợp cụ thể do bác sĩ chuyên khoa quyết định.


    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

Trang 6 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 4 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 4 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •