Trang 9 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 7891011 ... CuốiCuối
Kết quả 161 đến 180 của 311

Chủ đề: Tổng quan về viêm gan siêu vi B và viêm gan C

  1. #161
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phác đồ mới nhất điều trị viêm gan C genotype 1?


    Thứ ba, 03/11/2015 13:03

    Em bị viêm gan C genotype 1 và đã điều trị bằng phác đồ mới (sofosbuvir +pegintron+RBV). Kết quả âm tính sau 12 tuần. Xin hỏi bác sĩ như vậy là em đã hoàn thành việc chữa bệnh chưa ạ?



    Kính chào bác sĩ! Em bị viêm gan C genotype 1.

    Từ tháng 3/2015 - 5/2015 em điều trị bằng phác đồ (pegintron+RBV) thời gian điều trị của phác đồ là 48 tuần. Kết quả điều trị sau 4 tuần đầu virus giảm nhiều nhưng kết quả sau 12 tuần virus tăng lên lại.

    Từ 6/2015 - 8/2015 em tiếp tục phác đồ mới (sofosbuvir +pegintron+RBV). Phác đồ này trên thế giới thời gian điều trị là 12 tuần. Kết quả âm tính ngay sau 4 tuần và kết quả sau 12 tuần vẫn âm tính.

    Em xin hỏi bác sĩ như vậy là em đã hoàn thành việc chữa bệnh chưa ạ? Bây giờ em phải dùng pegintron +RBV 6 tháng còn lại không ạ? (Vì phác đồ sofos+pegintron+RBV 12 tuần là đã khỏi bệnh rồi).

    Em cám ơn BS! (Lê Minh - Nha Trang, Cao: 164; Nặng: 60; Tuổi: 37)



    Ảnh minh họa


    Chào em,

    Em đã được điều trị với phác đồ mới nhất và khá mạnh, với thời gian như vậy là đủ rồi. Bây giờ, em cần theo dõi sau khi ngưng thuốc 3 tháng và 6 tháng để xác định chính xác virut đã triệt tiêu hoàn toàn không còn nữa. Nếu virút tái phát thì lúc đó mới điều trị kéo dài.


    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  2. #162
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị viêm gan B mãn tính thể hoạt động thế nào?

    Thứ ba, 03/11/2015 13:5

    Viêm gan B mãn tính thể hoạt động cần được điều trị ngay và quá trình điều trị lâu dài, không được ngưng thuốc để tránh biến chứng xơ cứng gan hoặc ung thư gan.



    Chào bác sĩ,


    Tôi đi khám bệnh, bác sĩ bảo tôi bị virut viêm gan B và có cho xét nghiệm định lượng virut kết quả là: GOT 67.3 U/L,GPT 159.2 U/L. Mẫu bệnh phẩm dương tính 3.45x10^7 copies/ml. Ngưỡng phát hiện 3x10^2 copies/ml.

    Vậy xin hỏi bác sĩ là số lượng virut trong cơ thể tôi là nhiều hay ít và điều trị thế nào? Tôi chưa dùng thuốc. Cám ơn bác sĩ!

    Cao: 172; Nặng: 54; Tuổi: 29

    (Nguyen Dinh Cong - dembuon_trongmua2002@yahoo.com)



    Ảnh minh họa

    Chào em,


    Trường hợp của em, với kết quả xét nghiệm, tôi dự đoán em bị viêm gan B mãn tính thể hoạt động. Thể này cần được điều trị ngay và quá trình điều trị sẽ lâu dài, không được ngưng thuốc để tránh biến chứng xơ cứng gan hoặc ung thư gan. Em cần khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được dùng thuốc và theo dõi liên tục định kì chứ không nên tự ý điều trị lung tung.

    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  3. #163
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kết quả xét nghiệm nào cho biết nhiễm viêm gan B mãn tính?

    Thứ ba, 03/11/2015 12:57

    AST (GOT) 32.3 0.0 37.0 U/L, ALT (GPT) 35.4 0.0 40.0 U/L, GAMMA GT 19.2 7.0 50.0 U/L, HBeAg Âm tính, HBsAg dương tính, anti HBs âm tính. Kết quả xét nghiệm này là bệnh gì vậy bác sĩ ơi?


    Chào bác sĩ,


    Cho tôi hỏi ý nghĩa của kết quả xét nghiệm dưới đây:


    AST (GOT) 32.3 0.0 37.0 U/L


    ALT (GPT) 35.4 0.0 40.0 U/L


    GAMMA GT 19.2 7.0 50.0 U/L


    HBeAg Âm tính


    HBsAg dương tính


    anti HBs âm tính


    Xin cám ơn bác sĩ!

    (Lê Thị Kim Liên, 43 - kimlienthls1@gmail.com, Bà Rịa Vũng Tàu)


    Ảnh minh họa


    Chào chị,

    Kết quả của chị cho thấy rằng chị bị nhiễm viêm gan B mãn tính mà không biết và men gan chị còn trong giới hạn bình thường.

    Tuy nhiên, vì chị đã trên 40 tuổi nên tôi cần phải khám bệnh trực tiếp cho chị, đồng thời làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu để xác định chị bị viêm gan B thể nào (ngủ yên, người lành mang mầm, hay thể hoạt động) nhằm có hướng theo dõi và điều trị thích hợp.


    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  4. #164
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Làm thế nào để phòng ngừa viêm gan B?

    Thứ ba, 03/11/2015 13:46

    Không dùng chung vật dụng có thể gây trầy xước da như: kéo, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ cắt móng tay, quan hệ tình dục an toàn... là những cách để phòng ngừa viêm gan B.


    Chào bác sĩ!


    Em có làm xét nghiệm viêm gan B ở viện Pasteur, kết quả các chỉ số là

    1) HBsAg: âm tính

    2) Anti-HBs: âm tính

    3) Total Anti-HBc: dương tính

    Bác sĩ chỉ định giải thích kết quả này có nghỉa là trước đây có từng bị viêm gan B, nhưng sau đó đã tự khỏi nên không cần chích ngừa nữa, nhưng em chưa hiểu lắm, nhờ bác sĩ giải thích thêm Em cảm ơn! (Thy Thy - Thythy1608@gmail.com)



    Ảnh minh họa


    Chào em,

    Kết quả xét nghiệm của em cho thấy em đã từng tiếp xúc với virut viêm gan B và đã tự khỏi nhưng cơ thể em không tự tạo được kháng thể để phòng bệnh đến suốt đời. Những trường hợp này, cho dù có chủng ngừa viêm gan B thì khả năng tạo được kháng thể để ngừa bệnh viêm gan B đến suốt đời rất thấp (dưới 10%). Do đó, em cần chú ý phòng ngừa viêm gan B bằng cách tình dục an toàn, không dùng chung những vật dụng có thể gây trầy xước da như: kéo, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ cắt móng tay…


    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  5. #165
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viên gan B thể ngủ yên có cần điều trị không?



    Thứ ba, 03/11/2015 15:07

    Kết quả xét nghiệm viêm gan B của tôi là HBeAg: âm tính, HBV DNA taqman: 3912 (<=250 copies/ml), 3.59 Log10 (<=2.4 Log10). Như vậy bệnh của tôi đang ở tình trạng nào? Có phải điều trị không ạ?



    Chào bác sĩ,

    Tôi đi xét nghiệm viêm gan B, có kết quả như sau:

    1. HBeAg: âm tính

    2. HBV DNA taqman: 3912 (<=250 copies/ml)
    3.59 Log10 (<=2.4 Log10)

    Cho tôi hỏi bệnh viêm gan B của tôi đang ở tình trạng nào, có phải điều trị hay không. Chỉ số DNA của tôi như vậy có cao không? Xin cảm ơn bác sĩ.

    (Duy Phương - ndphuongbank@gmail.com)


    Ảnh minh họa


    Chào em,

    Chỉ số virút trong máu của em không quá cao, do đó tôi dự đoán em bị viêm gan B ở thể ngủ yên, nhưng để kết luận như vậy cần phải khám bệnh trực tiếp cho em, đồng thời làm thêm xét nghiệm chuyên sâu.

    Nếu đúng ở thể này thì em chỉ cần theo dõi và xét nghiệm định kì với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật mỗi 6 tháng/ lần.


    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  6. #166
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chỉ số HBsAg 4176 có nghĩa là gì?

    Thứ ba, 03/11/2015 15:00

    AloBacsi ơi, kết quả xét nghiệm của tôi là HBsAg là 4176, HBsAb hay anto-HBs <2, vậy tình trạng bệnh của tôi là như thế nào vậy ạ?




    Kính thưa bác sĩ, tôi đi xét nghiệm máu phát hiện HBsAg là 4176, HBsAb hay anto-HBs <2. Như vậy tình trạng bệnh tôi như thế nào? Cám ơn bác sĩ!

    (Thanh Hùng, Cần Thơ - manhhungct76@gmail.com)


    Ảnh minh họa


    Chào em,



    Trường hợp của em cho thấy em đã bị nhiễm viêm gan B mà không biết, khả năng là nhiễm mãn tính. Em nên đi khám bệnh với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được xét nghiệm chuyên sâu thêm nhằm xác định đúng thể bệnh viêm gan B của em thì mới có hướng theo dõi và điều trị thích hợp (thể ngủ yên, thể hoạt động và thể người lành mang mầm).

    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  7. #167
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Không điều trị viêm gan B mãn đang chuyển thể có bị xơ cứng gan không?

    Thứ ba, 03/11/2015 14:37

    Viêm gan B mãn đang chuyển biến giữa 2 thể hoạt động và thể ngủ yên cần được khám với bác sĩ chuyên khoa và điều trị nhằm tránh diễn tiến sang xơ cứng gan hoặc ung thư gan.



    Xin chào bác sĩ,

    Tôi có đi xét nghiệm tổng quát phát hiện viêm gan B như sau:

    1/. Ngày 25/2/2015:

    - GGT: 285,3 (bình thường 3-35U/L)

    - AST: 103,1 (bình thường 6-25 U/L)

    - ALT: 141,7 (bình thường 3-30 U/L)

    - HbsAg: dương tính

    - Anti HBs: <3,10 (bình thường >=10mUL/ml)

    - Anti HCV: âm tính

    2/. Ngày 4/4/2015:

    - GGT: 192,4 (bình thường 3-35U/L)

    - AST: 78,8 (bình thường 6-25 U/L)

    - ALT: 266,3 (bình thường 3-30 U/L)

    - HBV DNA Taqman: 79.611 (bình thường <=250Copies/ml); 4.9 Log10 (bình thường <=2.4 Log10)

    3/. Ngày 5/9/2015:

    - GGT: 127,7 (bình thường 3-35U/L)

    - AST: 31,5 (bình thường 6-25 U/L)

    - ALT: 44,0 (bình thường 3-30 U/L)

    - HBV DNA Taqman: <=250Copies/ml); <=2.4 Log10

    - Anti HBe: dương tính.

    Như vậy tình trạng bệnh của tôi như thế nào? Việc điều trị ra sao. Mong AloBacsi trả lời giúp. Tôi cám ơn.

    (Phạm Thanh Hải - thanhhaitptv@gmail.com)


    Ảnh minh họa

    Chào em,

    Trường hợp của em với kết quả diễn tiến như vậy cho thấy em bị viêm gan B mãn đang chuyển biến qua lại giữa 2 thể hoạt động và thể ngủ yên. Em nên đi khám bệnh với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để xác định độ cứng của gan, đồng thời có chế độ điều trị thích hợp nhằm tránh diễn tiến sang xơ cứng gan hoặc ung thư gan vì viêm gan B mãn mà chuyển biến qua lại giữa 2 thể này thì rất dễ bị xơ cứng gan.


    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  8. #168
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phác đồ điều trị viêm gan B mãn tính thể người lành mang mầm bệnh?

    Thứ tư, 11/11/2015 14:03

    Nhiễm viêm gan B mãn tính thể người lành mang mầm bệnh này thì chưa cần dùng thuốc, chỉ cần theo dõi và xét nghiệm định kì mỗi năm 1 lần là đủ.


    Chào BS,

    Mong BS có thể giải thích giúp kết quả xét nghiệm viêm gan B của tôi và cho biết tình trạng bệnh, phác đồ điều trị? Xin cảm ơn BS rất nhiều.

    Kết quả xét nghiệm:

    Trilglycerides 1.39

    GGT 19,7.

    Cholesterol, Total 3,95

    SGOT(AST) 28,7 h

    SGPT(ALT) 13,6

    Uric Acid/Serum 5,05

    A.F.P 3,07

    HbSaG(Đ.tính,qualitatilve) POS S/CO=316,6


    HBeAg POS S/CO=1538

    Anti HCV(3rd Gen) NEG S/CO =0,034

    HBV DNA Taqman 9735900000

    8,99 Log 10

    Tôi đã kiểm tra và phát hiện nhiễm viêm gan B cách đây 10 năm. Gần đây tôi có đi kiểm tra lại và chưa dùng thuốc.
    (Duy Quang, 27 tuổi - Thủ Đức, TPHCM)


    Ảnh minh họa

    Chào em,

    Với tình hình tiền sử của em và các xét nghiệm đang có, tôi dự đoán em bị nhiễm viêm gan B mãn tính thể người lành mang mầm bệnh. Nếu em ở thể bệnh này thì em chưa cần dùng thuốc, chỉ cần theo dõi và xét nghiệm định kì mỗi năm 1 lần là đủ.

    Tuy nhiên, cần phải khám bệnh trực tiếp cho em, đồng thời đánh giá siêu âm gan của em, đánh giá độ cứng của gan thì mới đánh giá chính xác được em bị viêm gan B ở thể nào thì mới có chế độ điều trị thích hợp cho em.

    Em xem thêm bài viết của tôi để hiểu hơn về bệnh viêm gan B:

    Bệnh viêm gan B - Mối nguy thầm lặng

    Thứ tư, 05/11/2014 13:50

    Bệnh viêm gan B gọi đầy đủ là viêm gan siêu vi B, bệnh do vi-rút gây ra. Ở nước ta, tỷ lệ nhiễm bệnh viêm gan B chiếm khoảng 15% dân số.


    Bệnh dễ bị bỏ qua

    Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu dù là viêm gan mạn ở thể hoạt động. Vì vậy, bệnh nhân thường không chú ý đi khám để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.



    Viêm gan B có thể gây biến chứng xơ gan và ung thư gan.



    Viêm gan B mạn thể người lành mang mầm hay thể ngủ yên ít nguy cơ diễn tiến thành xơ gan (1-2%/năm) và ung thư gan (0,1-0,3%/năm).



    Viêm gan B mạn thể hoạt động có nguy cơ diễn tiến thành xơ gan rất cao (5-10%/năm) và ung thư gan (3-8%/năm).



    Bệnh viêm gan B gồm những thể bệnh nào?



    Vàng da- là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gan B. Ảnh minh họa: internet.

    Viêm gan B cấp



    Triệu chứng: mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu sậm màu, vàng da, vàng mắt, xét nghiệm có men gan tăng cao. Nếu bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi thì triệu chứng rất mờ nhạt, chỉ là tiểu sậm màu thoáng qua, ăn kém.



    Khả năng hồi phục của thể bệnh này tùy thuộc vào độ tuổi bị mắc bệnh. Nếu mắc bệnh ở tuổi dưới 10, nhất là dưới một tuổi thì 90% trường hợp, virus vẫn tồn tại âm thầm trong cơ thể nhiều tháng, nhiều năm, gây ra viêm gan B mạn. Ngược lại nếu nhiễm bệnh ở tuổi trên 10, nhất là trên 18 tuổi, thì 90% trường hợp sẽ hồi phục hoàn toàn với việc diệt sạch virus và tạo ra kháng thể bảo vệ trong máu.



    Viêm gan B mạn thể người lành mang mầm



    Bệnh nhân thường là trẻ em hoặc người trẻ dưới 30 tuổi, không có triệu chứng, tình cờ phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, khi đi hiến máu, kiểm tra khi mang thai.



    Thường ở thể này, virus viêm gan B sinh sản rất nhiều trong gan và trong máu (lượng vi-rút trong máu có thể tới hàng trăm triệu) nhưng chúng vẫn không tấn công hoặc tấn công rất ít vào lá gan nên gần như gan vẫn còn mềm mại, không bị hư hại gì nên siêu âm cho kết quả gan vẫn tốt, kết quả xét nghiệm men gan và chức năng gan cũng bình thường.



    Viêm gan B mạn thể ngủ yên



    Ở thể này, virus viêm gan B nằm yên, sinh sản kém với lượng virus trong máu âm tính hoặc rất thấp và gần như không tấn công lá gan.
    Thể này thường gặp do kết quả của thuốc điều trị được sử dụng đúng thời điểm hoặc đôi khi phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khỏe, do khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể giúp khống chế được virus một phần.



    Viêm gan B mạn thể hoạt động

    Bệnh nhân thường trên 30 tuổi.



    Bệnh nhân thường có những triệu chứng như mệt mỏi, đau tức vùng gan, ăn kém, ngứa, da sậm màu, các nốt đỏ ở da ngực, da lưng. Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân không có triệu chứng.



    Ở thể này, virus có thể sinh sản nhiều, rất nhiều hoặc vừa phải, nhưng điều quan trọng là vi-rút bắt đầu tấn công gan, gây ra những hư hại trong gan làm gan to ra, không còn mềm mại nữa và xét nghiệm cho thấy men gan tăng cao.
    Điều trị

    Việc dùng thuốc đúng thời điểm bệnh chuyển sang thể hoạt động thì mới đạt hiệu quả. Đây là bệnh cần điều trị lâu dài và dễ tái phát sau ngưng thuốc. Thuốc điều trị có hai nhóm chính:



    Nhóm thuốc uống diệt trực tiếp virus: ít tác dụng phụ, cần điều trị duy trì kéo dài. Dùng thuốc tối thiểu là ba-năm năm.
    Nhóm thuốc chích: với ưu điểm mới là kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể, để cơ thể tự tiêu diệt virus. Thuốc này chỉ cần dùng trong một năm, khả năng duy trì đáp ứng tốt sau hai-ba năm ngưng thuốc, nhưng có nhiều tác dụng phụ.



    Bệnh nhân viêm gan B mạn nên:



    Đi khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật để được làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu, nhằm xác định thể ngủ yên, thể người lành mang mầm hay thể hoạt động. Nếu ở thể hoạt động thì cần được điều trị thuốc thích hợp ngay lập tức.



    Nếu ở thể ngủ yên hay thể người lành mang mầm thì cần theo dõi định kỳ, mỗi 6-12 tháng xét nghiệm đánh giá chức năng gan và mức độ hoạt động của virus để phát hiện kịp thời khi bệnh chuyển sang thể hoạt động. Một việc quan trọng trong điều trị bệnh gan là người bệnh phải bỏ rượu bia.
    Phòng bệnh

    Virus viêm gan B lây truyền qua các đường sau:



    Tình dục không an toàn: tỷ lệ lây nhiễm 24-40%.



    Tiếp xúc với các vật dùng chung có dính máu như tiêm chích ma túy, dao cạo râu, chích lể, châm cứu, bàn chải đánh răng...: tỷ lệ lây khá cao: trên 50%.



    Từ mẹ có thai sang thai nhi khi sinh đẻ: Nếu virus đang phát triển và sinh sản mạnh, tỷ lệ lây khoảng 50-90%. Nếu virus phát triển và sinh sản kém thì tỷ lệ lây khoảng 30%. Nếu virus ở dạng không hoạt động thì tỷ lệ lây dưới 10%.





    Để phòng ngừa bệnh viêm gan B, chúng ta cần:



    Kiểm tra xem đã nhiễm bệnh hay chưa qua xét nghiệm máu tìm dấu ấn HBSAg.



    Chủng ngừa là biện pháp phòng bệnh hiệu quả hàng đầu.



    Tình dục an toàn.



    Không dùng chung các vật sắc nhọn như dao lam, dao cạo râu, dụng cụ làm móng tay móng chân, kim châm cứu...



    Phụ nữ mắc bệnh viêm gan B nếu muốn có thai cần tư vấn với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được xác định ở thể bệnh nào.



    Nếu không phải ở thể hoạt động:



    Có thai bình thường.



    Theo dõi với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật trong thời gian mang thai.



    Phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con bằng cách:



    Ba tháng cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ quyết định dùng thuốc ngắn hạn để giảm lượng siêu vi trong máu, giúp giảm khả năng lây cho thai khi sinh.



    Chủng ngừa với kháng thể thụ động (HBIg) đồng thời với tiêm liều vắc-xin phòng ngừa viêm gan B đầu tiên trong vòng 12h sau sinh. Sau đó tiếp tục tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B liều thứ hai khi bé được một hai tháng và liều thứ ba khi bé được sáu tháng.



    Vẫn cho trẻ bú mẹ bình thường nếu trẻ được chích ngừa đủ trừ phi đầu vú của mẹ bị nứt nẻ, lở loét dễ chảy máu.



    Nếu người mẹ ở thể hoạt động:



    Theo dõi và điều trị với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật.



    Khi bệnh ổn định thì có thể ngưng thuốc và có thai bình thường.



    Khi mang thai cần theo dõi vì có thể bệnh sẽ tái hoạt động trở lại.




    Theo BS.CKII Trần Ngọc Lưu Phương - BV Nguyễn Tri Phương
    Phụ nữ thành phố


    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  9. #169
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nguy cơ tổn thương gan do thuốc điều trị viêm gan C

    Thứ tư, 11/11/2015 13:46

    Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa có cảnh báo, thuốc điều trị viêm gan C viekira pak và technivie có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng.


    Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa có cảnh báo, thuốc điều trị viêm gan C viekira pak và technivie có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả suy gan đe dọa tính mạng, chủ yếu là ở những bệnh nhân có bệnh gan tiến triển. Cơ quan này đang yêu cầu các nhà sản xuất cần thêm thông tin mới về nguy cơ mất an toàn này trên các nhãn thuốc.


    Viekira pak là thuốc kết hợp của dasabuvir, ombitasvir, paritaprevir, và ritonavir sử dụng có hoặc không có ribavirin (một thuốc dùng điều trị viêm gan C). Viekira pak được FDA chấp thuận sử dụng ở những bệnh nhân nhiễm viêm gan C mạn tính genotype 1 bao gồm cả những người bị xơ gan còn bù. Technivie là thuốc kết hợp ombitasvir, paritaprevir và ritonavir sử dụng kết hợp với ribavirin, được FDA chấp thuận sử dụng ở những bệnh nhân nhiễm virut viêm gan C mạn tính genotype 4 không có xơ gan.


    Viekira pak và technivie được sử dụng để điều trị viêm gan C mạn tính. Thuốc làm giảm số lượng virut viêm gan C trong cơ thể bằng cách ngăn chặn virut nhân lên và làm chậm tiến triển bệnh. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn, ngứa và khó ngủ.


    Trước khi bắt đầu dùng viekira pak hoặc technivie, bệnh nhân nên nói với các bác sĩ chăm sóc sức khỏe của họ nếu họ có vấn đề về gan, bị nhiễm HIV, đang uống thuốc ngừa thai có chứa ethinyl estradiol. Bệnh nhân nữ phải ngừng dùng các sản phẩm ngừa thai có chứa ethinyl estradiol trước khi bắt đầu điều trị với viekira pak hoặc technivie và dùng các biện pháp ngừa thai khác và có thể uống lại các sản phẩm ngừa thai có chứa ethinyl estradiol khoảng 2 tuần sau khi kết thúc điều trị bằng viekira pak hoặc technivie.



    Kể từ khi được FDA chấp thuận viekira pak vào tháng 12/2014 và Technivie vào tháng 7/2015, ít nhất 26 trường hợp trên toàn thế giới được gửi đến Hệ thống báo cáo các biến cố có hại của FDA (FAERS) được coi là có liên quan đến viekira pak hoặc technivie. Trong hầu hết các trường hợp, tổn thương gan xảy ra trong vòng 1-4 tuần bắt đầu điều trị.


    FDA khuyến cáo, bệnh nhân dùng các loại thuốc này nên liên hệ với bác sĩ điều trị cho mình ngay lập tức nếu có các biểu hiện như mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, buồn nôn và nôn, vàng mắt hoặc da, thay đổi màu phân... vì đây có thể là dấu hiệu của tổn thương gan.


    Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khi điều trị với viekira pak hoặc technivie cho người bệnh cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu và triệu chứng nặng hơn của bệnh gan (cổ trướng, bệnh não gan, xuất huyết do giãn tĩnh mạch, và /hoặc tăng bilirubin trong máu).


    Đối với bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc, báo cáo những bất thường có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc cho bác sĩ và không nên ngưng dùng các loại thuốc này mà không có ý kiến của bác sĩ.
    Theo Thanh Phúc - Sức khỏe & Đời sống

  10. #170
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị viêm gan C type 2 có tốn kém không thưa bác sĩ?

    Thứ tư, 11/11/2015 20:47

    Tôi bị viêm gan C type 2 hơn 10 năm nay nhưng chưa có điều kiện chữa trị. Bác sĩ ơi, chi phí điều trị bệnh này có cao không ạ?


    Chào BS,

    Tôi bị viêm gan C type 2 hơn 10 năm nay nhưng chưa điều trị ở đâu vì gia đình chưa có điều kiện và tôi cũng chưa thấy có triệu chứng gì nguy hiểm. Tuy nhiên, gần đây tôi bị đau nhức cả người và hay mệt mỏi mỗi sáng thức dậy. Có phải bệnh tôi đã trở nặng đúng không ạ? Xin bác sĩ chỉ tôi cách điều trị và chi phí điều trị có nhiều không ạ? Tôi 56 tuổi, nặng 93 kg. Chân thành cảm ơn!

    (Ngọc Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng)


    Ảnh minh họa

    Chào anh,

    Tôi nghĩ anh nên đến BS chuyên khoa Gan để khám bệnh thì mới biết bệnh nặng nhẹ ra sao. Tùy theo tình trạng bệnh mà điều trị, bây giờ có nhiều thuốc điều trị có hiệu quả và giá thành rẻ hơn lúc trước.


    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy
    Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y hoa Medic (Hòa Hảo)

  11. #171
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan siêu vi B mạn tính điều trị như thế nào?

    Thứ tư, 18/11/2015 15:11

    Bác Sĩ ơi, tôi đã kiểm tra và phát hiện nhiễm viêm gan B cách đây 10 năm. Gần đây tôi đi kiểm tra lại và chưa dùng thuốc. Bệnh của tôi điều trị như thế nào vậy ạ?



    Chào BS,
    Tôi đã kiểm tra và phát hiện nhiễm viêm gan B cách đây 10 năm. Gần đây tôi đi kiểm tra lại và chưa dùng thuốc.

    Kết quả xét nghiệm của tôi là:

    Trilglycerides 1.39

    GGT 19,7.

    Cholesterol, Total 3,95

    SGOT(AST) 28,7 h

    SGPT(ALT) 13,6

    Uric Acid/Serum 5,05

    A.F.P 3,07

    HbSaG(Đ.tính,qualitatilve) POS S/CO=316,6

    HBeAg POS S/CO=1538

    Anti HCV(3rd Gen) NEG S/CO =0,034

    HBV DNA Taqman 9735900000

    8,99 Log 10

    Kết quả xét nghiệm trên của tôi là như thế nào vậy thưa bác sĩ? Mong BS có thể giải thích giúp tôi và tình trạng bệnh của tôi hiện nay có nặng lắm không, phác đồ điều trị như thế nào?

    Xin cảm ơn BS rất nhiều

    (Anh Huy, 46 tuổi, TPHCM)


    Ảnh minh họa

    Chào anh,

    Hiện anh có nhiễm siêu vi B mạn tính, tuy nhiên men gan bình thường, anh cần làm thêm siêu âm và siêu âm định lượng mức độ xơ hóa gan, nếu chưa có tổn thương gan, có thể theo dõi định kỳ 3 tháng, chưa dùng thuốc. Anh nên khám BS chuyên khoa Gan để BS theo dõi cụ thể hơn nhé.

    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy

    Trưởng khoa Gan, Trung tâm Y hoa Medic (Hòa Hảo)

  12. #172
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh viêm gan nào nguy hiểm hơn?

    Thứ sáu, 20/11/2015 08:25

    Bác sĩ phân biệt từng loại bệnh viêm gan A, B và C giúp em với ạ? Bệnh nào nguy hiểm hơn ạ? Chân thành cảm ơn bác sĩ! (Nguyễn Thành Đô)


    Ảnh minh họa

    Chào em,

    A, B, C là tên của các bác sĩ đặt cho 3 loại siêu vi trùng tấn công vô gan, gây viêm gan chứ không mang ý nghĩa B nặng hơn A, C nặng hơn B…

    - 3 loại siêu vi trùng A, B, C đều có thể gây viêm gan cấp tính với triệu chứng mệt mỏi, ăn kém, đau nhức cơ thể, vàng mắt, vàng da, tiểu vàng rất rõ rệt.

    - Viêm gan A chỉ có thể cấp tính chứ không bao giờ chuyển qua thể mãn tính.


    - Viêm gan B và C có thể âm thầm chuyển sang thể mãn tính mà không có triệu chứng gì rõ rệt và có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.

    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  13. #173
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh viêm gan nào nguy hiểm hơn?

    Thứ sáu, 20/11/2015 08:25

    Bác sĩ phân biệt từng loại bệnh viêm gan A, B và C giúp em với ạ? Bệnh nào nguy hiểm hơn ạ? Chân thành cảm ơn bác sĩ! (Nguyễn Thành Đô)


    Ảnh minh họa

    Chào em,

    A, B, C là tên của các bác sĩ đặt cho 3 loại siêu vi trùng tấn công vô gan, gây viêm gan chứ không mang ý nghĩa B nặng hơn A, C nặng hơn B…

    - 3 loại siêu vi trùng A, B, C đều có thể gây viêm gan cấp tính với triệu chứng mệt mỏi, ăn kém, đau nhức cơ thể, vàng mắt, vàng da, tiểu vàng rất rõ rệt.

    - Viêm gan A chỉ có thể cấp tính chứ không bao giờ chuyển qua thể mãn tính.


    - Viêm gan B và C có thể âm thầm chuyển sang thể mãn tính mà không có triệu chứng gì rõ rệt và có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.

    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  14. #174
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Môi thâm đen là dấu hiệu của bệnh viêm gan?

    20-11-2015 17:15 - Theo: alobacsi.com

    Tôi thấy môi mình ngày càng thâm đen. Bác sĩ cho hỏi, đây có phải là dấu hiệu bệnh viêm gan không? Xin cảm ơn! (Ngọc Lan - lanngocanh...@yahoo.com).


    Ảnh minh họa


    Chào em,

    Dấu hiệu môi sậm màu có thể là do em bị ngộ độc mãn tính các loại kim loại nặng hiện diện trong những thực phẩm không an toàn hoặc trong những loại son môi không được kiểm định. Ngoài ra, viêm gan B, C mãn tính hoặc xơ gan cũng có thể làm môi thâm đen.



    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  15. #175
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Môi thâm đen là dấu hiệu của bệnh viêm gan?

    20-11-2015 17:15 - Theo: alobacsi.com

    Tôi thấy môi mình ngày càng thâm đen. Bác sĩ cho hỏi, đây có phải là dấu hiệu bệnh viêm gan không? Xin cảm ơn! (Ngọc Lan - lanngocanh...@yahoo.com).


    Ảnh minh họa


    Chào em,

    Dấu hiệu môi sậm màu có thể là do em bị ngộ độc mãn tính các loại kim loại nặng hiện diện trong những thực phẩm không an toàn hoặc trong những loại son môi không được kiểm định. Ngoài ra, viêm gan B, C mãn tính hoặc xơ gan cũng có thể làm môi thâm đen.



    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

  16. #176
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan virut và tình dục

    Cập nhật 08:37 ngày 22/11/2015


    SKĐS - Nhiều người đã biết viêm gan do virut có thể lây truyền qua thức ăn ô nhiễm hay dùng chung bơm kim tiêm. Nhưng loại bệnh phá hoại gan này còn có thể lây truyền qua đường tình dục.

    Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về vấn đề này từ đó có cách phòng tránh bệnh tốt hơn cho bản thân và cộng đồng.


    Có bao nhiêu loại viêm gan virut? 3 loại viêm gan chính là viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C.



    Cấu trúc virut viêm gan B


    Có phải mọi thể viêm gan virut đều có thể lây truyền qua đường
    tình dục?


    Cả 3 thể viêm gan virut A, B và C đều có thể lây truyền qua đường tình dục nhưng viêm gan C ít gặp hơn.


    Viêm gan A lây truyền qua tiêu hóa, có thể do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp giữa miệng với hậu môn, hoặc ngón tay hay đồ vật đụng chạm với hậu môn của người đã nhiễm bệnh. Chỉ cần như vậy cũng đủ để lây bệnh.


    Viêm gan B lây truyền qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch khác của cơ thể. Loại viêm gan này dễ lây truyền hơn HIV (virut gây bệnh AIDS) từ 50 - 100 lần và nhất là qua con đường quan hệ tình dục.


    Viêm gan C lây truyền qua tiếp xúc với máu của người đã mắc bệnh (máu ở các vết lở loét đường sinh dục, vết cắt hay máu khi hành kinh).


    Dịch tễ học của viêm gan virut? Viêm gan virut hay gặp hơn ở những nước thường có dịch viêm gan như châu Á, châu Phi cận Sahara và Trung Đông. Nhiễm virut gây viêm gan cũng hay gặp hơn ở những người đang hay đã sử dụng ma túy dạng tiêm chích hay hít.


    Những người có hình xăm trên thân thể hay mang những đồ trang trí xuyên qua da (qua rốn, lưỡi...) cũng dễ bị nhiễm virut hơn vì đôi khi dụng cụ để làm có nhiễm virut gây viêm gan. Lẽ tất nhiên, không phải những người thuộc nhóm có nguy cơ nêu trên đều nhiễm virut và không phải những người không thuộc nhóm có nguy cơ thì không bị nhiễm.


    Làm thế nào biết bạn tình không bị nhiễm virut viêm gan từ khi chưa có quan hệ tình dục? Không có triệu chứng hay dấu hiệu chắc chắn nào chứng tỏ người nào đó đã bị viêm gan virut. Một số người đã nhiễm virut gây viêm gan nhưng trông vẻ ngoài vẫn hoàn toàn khỏe mạnh kể cả khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển.


    Đôi bạn tình cần được thầy thuốc nói chuyện cởi mở về nguy cơ của viêm gan và những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu nhận thấy ai đó bị vàng da hay vàng mắt thì đó là dấu hiệu cảnh báo. Các triệu chứng khác của viêm gan bao gồm sốt, mỏi mệt, không còn thèm ăn, buồn nôn, nôn, đau khớp hay đau bụng và phân có màu đất sét. Có những tets máu giúp xác định thể viêm gan có khả năng lây truyền qua đường tình dục.



    Ảnh minh họa (nguồn Internet)

    Có những hành vi tình dục nào dễ làm lây truyền viêm gan do virut?


    Bất cứ hành vi tình dục nào có thể gây ra trầy xước hay tổn thương đều rất có nguy cơ. Quan hệ tình dục theo đường hậu môn có nhiều nguy cơ hơn theo đường âm đạo. Cả 2 kiểu quan hệ tình dục này đều có nguy cơ cao hơn quan hệ tình dục bằng miệng. Tiếp xúc giữa miệng và hậu môn cũng là hành vi nguy cơ. Để giảm thiểu nguy cơ lây truyền virut, mọi người có quan hệ tình dục mà không phải là mối quan hệ một vợ một chồng đều cần thận trọng, cần dùng bao cao su và tiêm chủng phòng ngừa viêm gan A và B. Hiện chưa có vắc-xin phòng viêm gan C.


    Có thể bị viêm gan do hôn nhau không?Người ta cho rằng nguy cơ bị viêm gan do hôn người đã bị nhiễm virut là rất ít - mặc dù nụ hôn sâu có thể trao đổi một lượng lớn nước bọt thì có thể dẫn đến nhiễm virut nếu như miệng của người nhiễm virut có vết xước hay tổn thương.


    Sử dụng dụng cụ tình dục như máy rung có thể lây bệnh viêm gan virut không?Có thể vì viêm gan virut B có thể sống sót ngoài cơ thể tới 1 tuần hoặc hơn. Vì vậy, trước khi dùng, cần nhúng máy rung vào nước sôi để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.


    Hiệu quả của bao cao su trong phòng viêm gan virut như thế nào?Bao cao su latex được tin tưởng là có hiệu quả phòng bệnh đến 99%. Trừ phi đôi bạn tình sống chung thủy, một vợ một chồng và không ai bị viêm gan, ngoài ra tốt nhất vẫn nên dùng bao cao su trong quan hệ tình dục. Một số chuyên gia khuyên nên dùng loại bao cao su thường, vì loại bao có mùi thơm dễ rách hơn. Thuốc bôi trơn có dầu cũng không nên dùng vì có thể làm hỏng bao làm bằng latex.


  17. #177
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thắc mắc khi uống thuốc Lamivudin điều trị viêm gan B

    Thứ sáu, 27/11/2015 11:19

    Tôi nghe bạn bè nói rằng, điều trị viêm gan B 13 tháng phải ngừng sau đó điều trị tiếp. Tôi rất phân vân, không biết có đúng như vậy không?

    Xin chào bác sĩ,

    Tôi năm nay 35 tuổi bị viêm gan B, đang điều trị từ tháng 8 năm 2014 và uống thuốc liên tục từ đó đến giờ. Toa thuốc tôi thường xuyên uống là Lamivudin. Hiện nay men gan của tôi bình thường, hàm lượng HBeAg là 1.000.

    Tôi có nghe bạn bè nói rằng điều trị viêm gan B 13 tháng phải ngừng sau đó điều trị tiếp. Uống thuốc liên tục quá 13 tháng là không nên. Tôi rất phân vân, không biết có đúng như vậy không? Mong BS tư vấn giúp tôi ạ.

    Minh Đạt - Bình Dương



    Chào Minh Đạt,


    Bạn cho biết bị viêm gan B và đang điều trị với Lamivudin. Hiện nay, việc điều trị viêm gan B bằng thuốc uống nhằm mục đích kiểm soát siêu vi viêm gan B không phát triển để ngăn ngừa diễn biến xơ gan và ung thư gan.

    Việc điều trị sạch hoàn toàn viêm gan siêu vi B với thuốc uống còn khó khăn với tỉ lệ thấp từ 1 đến vài %. Do đó, cần điều trị nhiều năm để siêu vi không bùng phát (quan niệm uống thuốc liên tục không quá 13 tháng là không đúng).

    Người điều trị cần tuân thủ liệu trình không được ngưng thuốc đột ngột dễ làm bùng phát siêu vi. Sau điều trị mỗi 3 tháng cần được xét nghiệm HBV DNA định lượng và HBsAg định lượng để đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc và theo dõi kháng thuốc.

    Thuốc kháng siêu vi viêm gan B được chọn là Tenofovir và Entecavir vì 2 thuốc này ít bị vi khuẩn kháng thuốc. Bên cạnh đó, việc điều trị với thuốc chích Peginterferon hiện nay được khuyến cáo dùng cho viêm gan siêu vi B để kết thúc điều trị sớm. Tuy nhiên, điều trị với thuốc này giá thành còn cao và nhiều tác dụng phụ.

    BS.CK2 Trần Ánh Tuyết

    Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

  18. #178
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhờ BS giải thích kết quả xét nghiệm viêm gan HbsAg, antiHBs, anti HCV

    Thứ sáu, 27/11/2015 10:24

    BS.CK2 Trần Ánh Tuyết giải thích kết quả xét nghiệm viêm gan cho bạn đọc AloBacsi.





    Chào bác sĩ,
    Em có đi xét nghiệm ở viện Pasteur Nha Trang và có kết quả như thế này: HbsAg định tính âm tính 0.421 (S/CO < 1), antiHbs âm tính < 2.00 (< 10) IU/L, anti HCV định tính âm tính 0.066 (S/CO < 1).

    Em không hiểu chỗ kết quả < 2.00 là gì và dấu < này là gì tại sao kết quả HBSAg 0.421 và anti HCV 0.066 lại không có, không biết có ảnh hưởng đến tất cả kết quả không ạ? Mong BS giải thích cho em, cám ơn BS.

    Dương Hoàng Nam - Khánh Hòa


    Chào bạn Hoàng Nam,


    Các xét nghiệm bạn cho biết: HBsAg định tính âm tính 0.421 (S/CO < 1), antiHBs âm tính < 2.00 (< 10) IU/L, anti HCV định tính âm tính 0.066 (S/CO < 1) có nghĩa là bạn không bị nhiễm viêm gan siêu vi B và chưa có kháng thể của siêu vi B, không có nhiễm viêm gan siêu vi C.

    Việc xác định âm tính hay dương tính của một kết quả dựa vào ngưỡng bình thường của xét nghiệm đó. Dấu < có nghĩa là thấp hơn. Ví dụ, ngưỡng S/CO < 1 của HBsAg có nghĩa là kết quả có giá trị thấp hơn 1 là âm tính. Vậy con số 0.421 thấp hơn 1 nên HBsAg âm tính. Các kết quả kia cũng tương tự.




    BS.CK2 Trần Ánh Tuyết
    Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

  19. #179
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhờ BS giải thích kết quả xét nghiệm viêm gan HbsAg, antiHBs, anti HCV

    Thứ sáu, 27/11/2015 10:24

    BS.CK2 Trần Ánh Tuyết giải thích kết quả xét nghiệm viêm gan cho bạn đọc AloBacsi.





    Chào bác sĩ,
    Em có đi xét nghiệm ở viện Pasteur Nha Trang và có kết quả như thế này: HbsAg định tính âm tính 0.421 (S/CO < 1), antiHbs âm tính < 2.00 (< 10) IU/L, anti HCV định tính âm tính 0.066 (S/CO < 1).

    Em không hiểu chỗ kết quả < 2.00 là gì và dấu < này là gì tại sao kết quả HBSAg 0.421 và anti HCV 0.066 lại không có, không biết có ảnh hưởng đến tất cả kết quả không ạ? Mong BS giải thích cho em, cám ơn BS.

    Dương Hoàng Nam - Khánh Hòa


    Chào bạn Hoàng Nam,


    Các xét nghiệm bạn cho biết: HBsAg định tính âm tính 0.421 (S/CO < 1), antiHBs âm tính < 2.00 (< 10) IU/L, anti HCV định tính âm tính 0.066 (S/CO < 1) có nghĩa là bạn không bị nhiễm viêm gan siêu vi B và chưa có kháng thể của siêu vi B, không có nhiễm viêm gan siêu vi C.

    Việc xác định âm tính hay dương tính của một kết quả dựa vào ngưỡng bình thường của xét nghiệm đó. Dấu < có nghĩa là thấp hơn. Ví dụ, ngưỡng S/CO < 1 của HBsAg có nghĩa là kết quả có giá trị thấp hơn 1 là âm tính. Vậy con số 0.421 thấp hơn 1 nên HBsAg âm tính. Các kết quả kia cũng tương tự.




    BS.CK2 Trần Ánh Tuyết
    Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

  20. #180
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cần làm xét nghiệm gì để biết mình có kháng thể chống viêm gan siêu vi B?

    Thứ sáu, 27/11/2015 10:33

    Anti HBs là xét nghiệm để xác định bạn đã có kháng thể chống siêu vi B chưa.




    Xin chào bác sĩ Tuyết, Tuần trước tôi khám sức khỏe cùng cơ quan, kết quả xét nghiệm máu HBsAg là 0.420, tức là tôi không bị viêm gan B, nhưng có đủ kháng thể để chống lại bệnh này suốt đời hay không thì chưa biết.

    Vậy tôi nên làm thêm xét nghiệm gì để biết mình có kháng thể hay chưa? Nhiều năm trước tôi có chích ngừa nhưng không nhớ là ngừa bệnh thủy đậu hay viêm gan B. Xin tư vấn giúp tôi ạ. Cám ơn BS Tuyết rất nhiều!
    Minh Hạnh - minhhanhtran...@gmail.com



    Chào bạn,

    Để xác định bạn đã có kháng thể chống siêu vi B chưa (vì bạn không nhớ rõ đã chích ngừa hay không) bạn cần làm thêm xét nghiệm Anti HBs.

    Nếu kết quả dương tính > 10 thì bạn không cần chích ngừa nữa. Nếu kết quả âm tính thì bạn nên chích ngừa đủ 3 mũi theo lịch trình.

    BS.CK2 Trần Ánh Tuyết
    Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

Trang 9 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 7891011 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •