Trang 1 của 16 12311 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 20 của 311

Chủ đề: Tổng quan về viêm gan siêu vi B và viêm gan C

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Tổng quan về viêm gan siêu vi B và viêm gan C

    Tổng quan về viêm gan siêu vi B

    Viêm gan siêu vi B là một số dạng bệnh viêm gan do virus (siêu vi trùng) viêm gan B (HBV) gây ra, truyền nhiễm theo đường máu và sinh dục lây đến gần 1 phần 3 dân số trên toàn thế giới, nhiều nhất tại các nước đang phát triển.
    Hình: Ảnh hiển vi điện tử xuyên thấu (TEM) của virus viêm gan B.Hình: Cấu trúc bộ gene của virus viêm gan B.
    1. Siêu vi trùng HBV (virus viêm gan B)
    HBV thuộc loại siêu vi trùng (hay virus) Hepadna với khả năng tồn tại cao. HBV bền vững với nhiệt độ :100 oC virus sống được 30', ở -20 oC sống tới 20 năm, HBV kháng ete (eter), nhưng bất hoạt trong formalin (fócmon). Xét nghiệm máu có thể có 3 loại HBV với kích thước cỡ 22nm, 42nm và 22-200nm. Kháng nguyên HBcAg chỉ có ở virus kích thước 42nm. Trong máu bệnh nhân có cả hạt nhiễm và không nhiễm (virion). Các hạt không nhiễm không có bộ gene của virus (dsDNA) nên không có khả năng gây bệnh. Nồng độ các hạt không nhiễm có thể tới 1010 virion/ml. Vì vậy có tới 65% bệnh nhân có HBsAg không có triệu chứng bệnh, 35% có các triệu chứng của viêm gan.
    Bộ gene gồm một DNA có phần gập đôi, khoảng 3.2 kilo cặp base, tạo nên các antigen:

    1. HBsAg (kháng nguyên bề mặt): thuộc lớp vỏ của HBV - dùng trong xét nghiệm máu để biết có HBV trong cơ thể.
    2. HBcAg (kháng nguyên lõi): thuộc lớp lõi của HBV - dùng để biết HBV đang phát triển.
    3. HBeAg (kháng nguyên nội sinh): nếu có trong máu bệnh nhân đang có khả năng lây rất cao.
    4. gen X : có thể là nguyên nhân tạo ung thư gan.
    5. gen P.

    Sau khi HBV nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tạo kháng thể cho từng kháng nguyên của HBV (xem hình). Một tuần hay một tháng sau khi nhiễm virus, HBsAg xuất hiện trong máu, tiếp theo là HBeAg và kháng thể IgM và IgG kháng HBcAg (anti-HBc). Khi HBsAg biến mất, thì kháng thể chống sAg (anti-HBs) mới xuất hiện.
    Một khi anti-HBs xuất hiện người bệnh được coi như hồi phục, trở thành miễn nhiễm đối với HBV và không còn lây bệnh qua người khác. Một số bệnh nhân không tạo được kháng thể này và tiếp tục mang mầm bệnh HBsAg, sẽ có thể lây cho người khác.
    Kháng thể anti-HBc có hai loại: IgM trong thời kỳ bị nhiễm virus cấp tính và IgG trong thời kỳ chuyển tiếp. Nếu anti-HBc IgG không hạ xuống và có HBsAg có nghĩa bệnh nhân đang bị dạng viên gan mạn tính.
    HBeAg dương tính là dấu hiệu cho thấy virus đang nhân lên mạnh mẽ, bệnh nhân có khả năng lây cao, trường hợp này cần điều trị. Khi thử nghiệm thấy anti-HBe thì có tiên lượng tốt hơn và khả năng lây không nhiều.
    Hiện nay, có xu hướng căn cứ vào định lượng HBV DNA để làm căn cứ điều trị, tuy nhiên điều này chưa được hoàn toàn khẳng định.
    2. Dịch tễ học
    Tại Hoa Kỳ: Hằng năm khoảng 200.000 người mới mắc bệnh HBV, khoảng 1-1,25 triệu người có siêu vi trùng viêm gan B trong máu. Bệnh có nhiều hơn ở dân Mỹ gốc Phi, dân Hispanic và người gốc châu Á, một số khác hay bị HBV là dân Eskimo, dân gốc đảo Thái Bình Dương và thổ dân Úc. HBV là nguyên nhân của 5-10% bệnh hoại gan mạn tính và 10-15% ung thư gan. HBV làm khoảng 5.000 người chết mỗi năm, nhiều hơn ở tuổi trên 12 (lý do có lẽ là vì sinh hoạt tình dục bắt đầu nhiều hơn sau tuổi này). các yếu tố nguy cơ khác gồm sử dụng thuốc cocaine và các loại thuốc cấm chích mạch, nhiều bạn tình, ly dị, trình độ giáo dục thấp.
    3. Phân loại giai đoạn
    3.1. Viêm gan cấp tính
    Thời gian ủ bệnh từ 1 - 6 tháng. Một số bệnh nhân có cảm giác như bị cảm nhẹ, đôi khi không biết mình bị HBV. Một số khác bị vàng da, mệt mỏi, đau nhức, buồn ói, chán ăn, sốt nhẹ, biến đổi cảm giác (hiện tượng đặc biệt là người ghiền thuốc lá tự nhiên không thích mùi thuốc lá), đau bụng (dưới sườn bên phải). Những trường hợp bị viêm nặng sẽ đưa đến gan to, ngầy ngật, khó ngủ, mê muội, lãng trí hoặc bất tỉnh.
    Biểu hiện lâm sàng: Tăng nhiệt độ, vàng da (1 tuần sau khi bị nhiễm và có thể kéo dài đến 1-3 tháng), gan to, lách to. Hiếm khi thấy bàn tay ửng đỏ hoặc "spider nevi" (mạch máu li ti kết toả thành hình nhện như hoa thị trên da).
    3.2. Viêm gan mạn tính
    Phần lớn khi bị viêm mạn tính cảm thấy bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Một số bị viêm mạn tính nặng thì tiếp tục bị các triệu chứng viêm cấp như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, và suy gan.
    Biểu hiện lâm sàng: Gan to, bàn tay ửng đỏ, spider nevi. Khi bị biến chứng xơ gan có thể bị ứ nước trong bụng, vàng da, loãng máu, chảy máu trong dạ dày, tĩnh mạch toả lớn từ rốn (do tăng áp làm giãn tĩnh mạch cửa gan), nam vú lớn như vú nữ, tinh hoàn teo nhỏ (vì gan yếu làm thay đổi cân bằng của các hormone giới tính).
    4. Biến chứng

    • Suy gan.
    • Xơ gan.
    • Ung thư gan.

    5. Điều trị
    Việc điều trị chủ yếu là ngăn chặn sự sinh sôi, nhân lên của virus hoặc các chất làm rối loạn quá trình tổng hợp, tự nhân lên của virus.
    Lưu ý: Khi nhiễm bệnh, cần tăng cường sức khỏe và tính đề kháng của cơ thể bằng chế độ ăn uống, chú ý đến các loại thực phẩm có lợi cho gan.
    Hạn chế uống rượu vì rượu không những gây ra xơ gan mà còn hỗ trợ quá trình sao chép, sinh sản của virus viêm gan nên làm tăng nhanh số lượng virus có trong máu và làm giảm khả năng chịu đựng của tế bào gan trước sự tấn công của virus.

    5.1. Xét nghiệm máu

    • Định dạng

    • Theo dõi tình trạng của gan.

    Bảng sau đây là thí dụ thử nghiệm gan của một bệnh nhân viêm gan mạn tính.
    5.2. Sinh thiết gan
    5.2.1. Thuốc
    5.2.1.1. Thuốc Tây
    Các thuốc sau đã được FDA (Cục quản lý dược phẩm Hoa Kỳ) chứng nhận điều trị viêm gan virus B

    • Thuốc uống: lamivudine (Epivir), adefovir (Hepsera), telbivudine (Tyzeka), entecavir (Baraclude), tenofovir (Viread,topflovir).
    • Thuốc tiêm: alpha-2a, pegylated interferon alfa-2a (Pegasys).

    Một số thuốc hỗ trợ điều trị khác: có tác dụng tăng cường chức năng gan (như Artichaux, Methionin, Arginin, Ornithine Silymarin, Nissen, Omitan, các vitamin B, C, E...).
    5.2.1.2. Thuốc cổ truyền

    • * Thuốc nam Siro Hebevera với thành phần chủ yếu là cây chó đẻ răng cưa, cà gai leo đã góp phần chữa khỏi được 27 - 59% người bị nhiễm HBV.
    • * LIV-94 (liver) là loại thuốc bổ gan tiêu độc hoàn toàn từ dược liệu Việt Nam đã được thử nghiệm thành công.

    6. Tiên lượng
    * Trường hợp bị HBV từ người mẹ có mầm bệnh lây qua nhau khi sanh: Nếu mẹ có HBsAg thì tỉ lệ truyền cho con khoảng 20%. Nếu mẹ có HBcAg thì tỉ lệ truyền cho con là khoảng 90%, nếu mẹ có HBeAg thì con dễ bị viêm gan mãn tính. Tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể được ngăn chặn, nếu tiêm vắc xin cho trẻ trong vòng 12 giờ sau khi sinh.
    Trường hợp bị HBV do lây khi đã trưởng thành: Một số ít có thể bị viêm mạn tính nhưng khả năng bị biến chứng không nhiều.
    7. Phòng ngừa
    Lịch trình chủng ngừa tại Úc
    Nguồn: Trung tâm chủng ngừa Úc.
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Hệ miễn dịch là gì

    Hệ miễn dịch là gì

    Hệ miễn dịch là một hệ thống bao gồm cấu trúc và tiến trình sinh học trong một sinh vật để bảo vệ khỏi bệnh tật. Để có thể hoạt động, hệ miễn dịch phải có khả năng phát hiện rất nhiều tác nhân gây bệnh, từ virus tới sâu ký sinh, và phân biệt chúng với các mô khỏe mạnh của cơ thể. Các tác nhân gây bệnh có thể tiến hóa rất nhanh và thay đổi để tránh bị phát hiện và tiêu diệt bởi hệ miễn dịch. Kết quả là nhiều cơ chế phòng ngừa cũng phải được tiến hóa để nhận biết và tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Thậm chí sinh vật đơn bào như vi khuẩn cũng sở hữu một hệ miễn dịch thô sơ, dưới dạng enzym để chống lại nhiễm khuẩn. Các cơ chế miễn dịch cơ bản khác được tiến hóa trong các sinh vật tự nhân cổ đại và tồn tại trên hậu duệ của chúng cho tới ngày nay, như thực vật và côn trùng. Hệ thống này bao gồm thực bào, kháng khuẩn peptides gọi là defensin, và hệ thống bổ sung. Động vật có xương sống, bao gồm cả con người, có hệ thống miễn dịch phức tạp, bao gồm cả khả năng tự hoàn thiện theo thời gian để nhận biết các tác nhân gây bệnh cụ thể một cách chính xác. Miễn dịch thích nghi tạo ra bộ nhớ miễn dịch sau một phản ứng với một tác nhân gây bệnh nào đó, dẫn tới sự cải tiến cho các lần phát hiện tác nhân đó sau. Tiến trình miễn dịch thích nghi tạo cơ sở cho tiêm phòng. Rối loạn hệ thống miễn dịch có thể gây ra các bệnh tự miễn, viêm nhiễm và ung thư. Suy giảm miễn dịch xảy ra khi hệ miễn dịch kém hoạt động hơn bình thường, kết quả là tái mắc bệnh và gặp các bệnh hiểm nghèo. Ở người, suy giảm miễn dịch có thể do bệnh di truyền như suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng do nhiễm HIV/AIDS, hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Ngược lại, bệnh tự miễn là do hệ miễn dịch tấn công mô thường do nhầm tưởng là sinh vật bên ngoài. Các bệnh tự miễn hay gặp bao gồm viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm khớp dạng thấp, bệnh đái tháo đường type 1, và lupus ban đỏ hệ thống. Miễn dich học nghiên cứu tất cả các khía cạnh của hệ thống miễn dịch.

    Hệ thống miễn dịch

    1. Hệ miễn dịch là gì? Vai trò của hệ miễn dịch
    Để tồn tại và phát triển, con người phải trao đổi tích cực với môi trường sống như không khí, thức ăn. Môi trường sống chứa đầy các nguy cơ có thể gây hại cho con người đặc biệt là hệ thống vi sinh vật. Trong quá trình phát triển, trong mỗi cơ thể chúng ta bắt đầu hình thành và hoàn thiện dần các hệ thống chức năng bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh, đó là hệ thống miễn dịch. H min dch là hệ thống các cấu trúc và quá trình sinh học trong một cơ thể bảo vệ bệnh tật của cơ thể sinh vật bằng cách xác định các kháng nguyên lạ và giết chết các vi sinh vật lạ, tế bào bất thường. Đó là mạng lưới vô cùng phức tạp của các tế bào, mô và các bộ phận giúp bảo vệ cơ thể con người khỏi các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, cũng như các rối loạn của tế bào.
    Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể và các tế bào đặc biệt để tấn công các sinh vật lạ thâm nhập cơ thể sống.
    Hệ miễn dịch được xem là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người, được ví như “hàng rào chắn” trước tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm; sửa chữa các tế bào hư hỏng; phòng tránh ung thư… Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp đẩy lùi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại giúp trẻ tránh được các loại bệnh, giúp bé phát triển khỏe mạnh.
    2. Cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch
    Hệ thống miễn dịch của chúng ta gồm có 2 phần, có thể chia làm hệ thống miễn dịch không đặc hiệu (MDKĐH) và hệ thống miễn dịch miễn dịch đặc hiệu (MDĐH). Thuật ngữ miễn dịch không đặc hiệu còn có các tên gọi khác như miễn dịch tự nhiên, miễn dịch bẩm sinh. Thuật ngữ miễn dịch đặc hiệu cũng có các tên gọi khác như miễn dịch thu được, miễn dịch thích nghi.
    Các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên) đươc hình thành rất sớm từ khi em bé mới được sinh ra, hệ thống miễn dịch này bé được thừa hưởng từ mẹ. Quá trình phát triển của cơ thể hoàn thiện dần hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch tự nhiên và hệ thống miễn dịch đặc hiệu bổ sung cho nhau bảo vệ cơ thể trước những tác nhân có hại của môi trường.
    Sự đề kháng chống lại vi sinh vật trong cơ thể ban đầu là những phản ứng của hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Hệ miễn dịch bẩm sinh (còn gọi là miễn dịch tự nhiên) bao gồm các cơ chế đề kháng đã tồn tại trong cơ thể khi chưa có nhiễm trùng và sẵn sàng đáp ứng rất nhanh khi vi sinh vật xâm nhập. Các thành phần chính của miễn dịch bẩm sinh bao gồm: (1) các hàng rào vật lý và hoá học như da, niêm mạc, các chất kháng khuẩn được tiết ra trên các bề mặt này; (2) các tế bào thực bào (tế bào trung tính, đại thực bào) và tế bào NK (tế bào giết tự nhiên); (3) các protein trong máu, bao gồm các thành phần của hệ thống bổ thể và các chất trung gian khác của phản ứng viêm; và (4) các protein gọi là cytokin có vai trò điều hoà và phối hợp các hoạt động của tế bào trong hệ miễn dịch bẩm sinh. Hệ miễn dịch bẩm sinh tạo ra những phản ứng đầu tiên chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật.-
    Ngược với hệ miễn dịch bẩm sinh, có những đáp ứng miễn dịch khác được kích thích bởi sự tiếp xúc với vi sinh vật và tạo ra cường độ tăng dần nếu sự tiếp xúc này được lặp đi lặp lại. Bởi vì dạng đáp ứng này chỉ xuất hiện sau khi vi sinh vật xâm nhập cơ thể nên nó được gọi là miễn dịch thu được. Tính chất đặc biệt của đáp ứng miễn dịch thu được là tính đặc hiệu đối với từng phân tử và khả năng “nhớ” khi phân tử đó xâm nhập trở lại cơ thể để tạo ra một đáp ứng mạnh hơn nhiều so với lần xâm nhập đầu tiên. Hệ miễn dịch thu được có khả năng nhận diện và phản ứng lại với nhiều vật lạ có bản chất nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn có khả năng tuyệt vời trong viãûc phân biệt sự khác nhau rất nhỏ giữa các vật lạ này và vì vậy mà nó còn được gọi là miễn dịch đặc hiệu. Các thành phần của miễn dịch thu được là tế bào lymphô và các sản phẩm của chúng. Những chất lạ tạo ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu hoặc chịu tác động của hệ miễn dịch này được gọi là kháng nguyên.
    3. Đặc điểm hệ thống miễn dịch của bé
    Cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ miễn dịch được nhờ hệ thống kháng thể nhận được từ khi còn trong bào thai, trong ba tháng cuối của thai kỳ, các kháng thể từ mẹ được truyền sang con qua nhau thai, các kháng thể này có tác dụng bảo vệ bé tạm thời, được gọi là “miễn dịch thụ động”. Tuy nhiên, các kháng thể từ mẹ truyền sang con này chỉ tồn tại trong vài tháng đầu sau sinh và giảm nhanh chóng sau đó. Bú mẹ là cách tốt nhất để truyền kháng thể từ mẹ qua con, giúp thay thế lượng kháng thể đã giảm. Các chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa mẹ sẽ giúp duy trì miễn dịch thụ động ở trẻ lâu hơn. Giai đoạn trẻ ngừng bú sữa mẹ và bắt đầu ăn dặm các kháng thể trẻ nhận được từ mẹ sẽ suy giảm nhanh chóng theo thời gian, hệ miễn dịch ở trẻ chưa phát triển đầy đủ nên trẻ dễ bị mắc các bệnh do vi khuẩn, virut tấn công.
    Hệ thống miễn dịch trong cơ thể bé đã hình thành nhưng chưa hoàn thiện, nằm rải rác trong người của bé, từ vùng hầu họng, xuống tuyến ức, tới lách, đường ruột và hệ thống bạch huyết rộng khắp, đóng vai trò như những “cổng thành” đêm ngày canh gác, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Do còn non nớt, chưa được tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nhiều, nên hiệu quả của “hệ thống canh gác” này còn rất hạn chế.
    4. Tại sao cần tăng cường miễn dịch hô hấp cho trẻ
    Lượng kháng thể nhận được từ mẹ đã giảm, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh do sự tấn công của vi sinh vật trong môi trường. Trong không khí, tỷ lệ các vi khuẩn gây hại rất lớn nên hệ hô hấp là cơ quan dễ bị mắc bệnh nhất ở trẻ nhỏ. Vì vậy tăng cường sức đề kháng cho trẻ để phòng bệnh lả hết sức cần thiết. Các sản phẩm bổ sung có chức năng thúc đẩy cơ thể tự sản sinh các lympho bào, kháng thể rất quan trọng trong những năm đầu đời để giúp bé phát triển khỏe mạnh.






    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 20-11-2013 lúc 10:29.

  3. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (20-11-2013)

  4. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hệ miễn dịch

    Hệ miễn dịch là một hệ thống các tế bào phức tạp, các tế bào này sẽ giúp bảo vệ con bạn khỏi các nguyên nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi-rút và các nguyên nhân khác.



    Hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ như của người lớn. Mặc dù trẻ nhận được các kháng thể của mẹ từ khi còn trong bào thai và sau đó là qua nguồn sữa mẹ, nhưng các kháng thể này này sẽ suy giảm nhanh chóng . Điều đó khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các vi trùng, vi rút và các nguyên nhân khác..

    Ruột là một trong những phần quan trọng của hệ miễn dịch ở trẻ. Trên thực tế, 2/3 hệ miễn dịch được tìm thấy trong đường ruột, hoặc có trong chuỗi tổ hợp mạch máu đường ruột. Đây là nơi sản xuất các tế bào miễn dịch - bao gồm cả các vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ con bạn khỏi vi khuẩn có hại, vi rút và ký sinh trùng.

    Hệ miễn dịch ở đường ruột:

    - Dạ dày

    - Ruột non

    - Ruột già

    Vi khuẩn

    Vi khuẩn có ở mọi nơi - trong không khí, trong thức ăn, nước uống, và thậm chí có ở trong chính cơ thể người. Trên thực tế, số lượng tế bào vi khuẩn trong cơ thể mỗi người lớn gấp 10 lần số lượng tế bào của cơ thể.

    Lợi ích và tác hại:

    Hầu hết các loại vi khuẩn mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày hoặc vi khuẩn sống trong cơ thể chúng ta đều trở nên vô hại nhờ có hệ miễn dịch. Tuy nhiên, một số loại vi khuẩn đặc biệt nguy hại hoặc có khả năng gây bệnh, và có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm như nhiễm trùng đường hô hấp, tả, phong, dịch hạch.

    Không phải tất cả các vi khuẩn đều có hại, ví dụ như một số loại vi khuẩn trong đường ruột thực hiện các chức năng có ích như hỗ trợ hệ tiêu hóa, kiềm chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, tạo men và kích thích sản xuất ra các kháng thể chống lại vi sinh vật gây bệnh.

    Vi khuẩn trong cơ thể trẻ

    Bạn có biết cơ thể trẻ sơ sinh khi mới ra đời không hề chứa vi khuẩn? Tuy nhiên, vi khuẩn từ cơ thể người mẹ và môi trường xung quanh sẽ nhanh chóng tiếp xúc cơ thể trẻ. Trong vòng một vài tháng sau sinh, cơ thể trẻ sẽ tạo cơ chế lưu trữ các vi khuẩn có lợi. Khi trẻ có lượng vi khuẩn có lợi nhiều hơn lượng vi khuẩn có hại tức là cơ thể trẻ sẽ có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật và các yếu tố khác..

    Kháng thể

    Kháng thể là các tế bào có trong hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút. Trong ba tháng cuối của thai kỳ, các kháng thể từ mẹ được truyền sang con qua nhau thai, các kháng thể này có tác dụng bảo vệ bé tạm thời, được gọi là “miễn dịch thụ động”.

    Tuy nhiên, các kháng thể từ mẹ truyền sang con này chỉ tồn tại trong vài tháng đầu sau sinh và giảm nhanh chóng sau đó. Bú mẹ là cách tốt nhất để truyền kháng thể từ mẹ qua con, giúp thay thế lượng kháng thể đã giảm. Các chất dinh dưỡng và kháng thể trong sữa mẹ sẽ giúp duy trì miễn dịch thụ động ở trẻ lâu hơn.

    Tiêm chủng là biện pháp cần thiết và quan trọng giúp bảo vệ trẻ. Vắc-xin có tác dụng kích hoạt hệ thống miễn dịch tạo các kháng thể giúp bé chống lại các bệnh nguy hiểm. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định loại vắc-xin phù hợp với từng giai đọan của bé và lịch chủng ngừa cụ thể.

    Prebiotics

    Prebiotics hoặc Oligosaccharides là một loại chất xơ không tiêu hóa được, Prebiotics được coi như một loại thức ăn kích thích sự tăng trưởng và phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, vi khuẩn có lợi là một yếu tố cần thiết để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi trùng có hại và các sinh vật khác.

    Prebiotics có nhiều trong sữa mẹ và một số loại sữa bột, giúp hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh và tăng cường hữu hiệu cho hệ miễn dịch của bé.

    Cơ chế hoạt động của Prebiotics

    - Prebiotics không bị hấp thu trong ruột

    - Các vi khuẩn có lợi trong ruột được nuôi dưỡng bởi Prebiotics và sản xuất ra a-xit béo chuỗi ngắn (SCFA).

    + Làm giảm nồng độ pH trong ruột (tăng nồng độ a-xit)

    + Tăng cường sự phát triển của các vi khuẩn có lợi

    • Giảm sự phát triển của các vi khuẩn có hại

    • Hỗ trợ hệ thống miễn dịch, vì 2/3 hệ thống miễn dịch có trong ruột

    • Kích thích sự hấp thu nước và các chất điện giải.

    • Dễ đi ngoài do phân mềm hơn,-> giảm tình trạng bón.

    + SCFA kích thích lớp màng nhầy của đường ruột ->duy trì sự toàn vẹn của tế bào biểu mô và hang rào niêm mạc.

    • Ngăn ngừa vi khuẩn có hại từ đường ruột xâm nhập vào đường máu

    • Giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và tiêu chảy.

    Thử nghiệm lâm sàng trên loại sữa bột duy nhất có chứa Prebiotics cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy và nhiễm trùng tai giữa đã giảm đáng kể. Như vậy, trẻ được cung cấp một chế độ ăn uống cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng có bổ sung Prebiotics là điều kiện cần thiết giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm tỉ lệ mắc các bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn khác.



    Ruột có vai trò như thế nào đối với hệ miễn dịch của trẻ?

    Khoảng 2/3 hệ miễn dịch của trẻ có trong hệ thống tiêu hóa. Một phần của hệ miễn dịch, được gọi là chuỗi tổ hợp mạch máu đường ruột (Galt), là nơi sản xuất ra các tế bào miễn dịch bảo vệ con bạn chống lại những tác nhân có hại như vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng.

    Ruột của trẻ sơ sinh:

    Lúc mới sinh ra, đường ruột của trẻ sơ sinh hoàn toàn vô trùng, sau đó trẻ tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi từ ruột và âm đạo của người mẹ. Khi trẻ được sinh ra cũng là lúc cơ thể trẻ hình thành nên một hệ thống bảo vệ tự nhiên từ các vi khuẩn có lợi có trong ruột. Nếu trẻ được sinh mổ thì trẻ sẽ được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi qua sữa mẹ hoặc sữa bột.

    Chính những vi khuẩn có lợi có trong đường tiêu hóa của trẻ là nền tảng giúp hình thành cho trẻ một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Chúng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại, giúp giảm bớt dị ứng và các bệnh nhiễm trùng bằng cách tạo ra đường ruột khỏe mạnh. Chúng cũng giúp hệ tiêu hóa họat động tốt hơn và giúp trẻ dễ đi tiêu.

    Để kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột, có thể bổ sung những lọai thực phẩm có chứa prebiotics vào chế độ ăn uống của con bạn. Những thực phẩm có chứa thành phần chất xơ (chất xơ là những chất không bị tiêu hóa bởi các men tiết ra ở hệ tiêu hóa của người) là loại thức ăn cho vi khuẩn có lợi. Nó có nhiều trong sữa mẹ và có thể được tìm thấy trong các thực phẩm có bổ sung Prebiotics như sữa bột. Phụ nữ nuôi con cũng có thể tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách bổ sung thêm thực phẩm có chứa Prebiotics vào chế độ ăn uống.

  5. Có 2 người đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết bổ ích này:

    Emratdaukho (15-05-2016),mamsong (20-11-2013)

  6. #4
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    17-10-2013
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    TP.HCM
    Bài viết
    30
    Cảm ơn
    102
    Được cảm ơn: 5 lần
    thì HIV cũng liên quan tới hệ miễn dịch mà Anh.

  7. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hệ miễn dịch

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



    Hệ miễn dịch là hệ thống các cấu trúc và quá trình sinh học trong một cơ thể bảo vệ bệnh tật của cơ thể sinh vật bằng cách xác định các kháng nguyên lạ và giết chết các sinh vật lạ, tế bào bất thường. Đó là mạng lưới vô cùng phức tạp của các tế bào, mô và các bộ phận giúp bảo vệ cơ thể con người khỏi các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, cũng như các rối loạn của tế bào.
    Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể và các tế bào đặc biệt để tấn công các sinh vật lạ thâm nhập cơ thể sống. Bao gồm có các loại miễn dịch sau.

    Miễn dịch tự nhiên

    Thấy ở mọi loài động vật. Ở miễn dịch tự nhiên, các đáp ứng miễn dịch được hoạt hoá ngay khi nhiễm trùng và có đáp ứng giống nhau bất kể các mầm bệnh đã được gặp hay chưa
    Ở loài động vật không xương sống:


    • Bộ xương ngoài (được cấu tạo từ phần lớn polyccharide chitin của côn trùng chính là hàng rào bảo vệ đầu tiên khỏi các mầm bệnh. Chitin cũng có trong ruột côn trùng giúp ngăn nhiễm trùng từ thức ăn. Lysozyme là một enzyme tiêu hoá thành tế bào vi khuẩn, và điều kiện pH thấp làm tăng cường khả năng bảo vệ cho hệ thống tiêu hóa côn trùng của côn trùng.
    • Khi các mầm bệnh vượt qua các hàng lá chắn, chúng sẽ phải đối mặt với các hoạt động bảo về bên trong côn trùng. Một số huyết bào thực hiện thực bào. Các huyết bào khác kích thích sinh ra các chất để giết các vi sinh vật và giúp bẫy các kí sinh trùng đa bào. Các huyết bào và một số tế bào cũng tiết ra peptide kháng sinh gây bất hoạt và giết nấm hoặc vi khuẩn.
    • Các đáp ứng sẽ khác nhau đối với các tác nhân khác nhau.

    Ở loài động vật có xương sống:

    Các biểu mô (da, niêm mạc) sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của nhiều mầm bệnh. Da có tuyến mồ hôi được tiết ra, còn các niêm mạc có các tế bào tiết ra dịch nhầy làm tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể của biểu mô.


      • Miễn dịch bẩm sinh ở mức tế bào

    Các mầm bệnh vào trong cơ thể được phát hiện bởi các tế bào bạch cầu thực bào (các bạch cầu). Các tế bào này nhận điện vi khuẩn bằng thụ thể TLR (Toll - like recepter), nhận diện các phân đoạn của các phân tử đặc trưng cho một nhóm mầm bệnh. Sự nhận diện bởi một TLR gây ra một loạt các hoạt động bảo vệ nôi bào, mà bắt đầu bằng thực bào. Tế bào bạch cầu nhận diện và nuốt các vi khuẩn xâm nhập, giam chúng trong không bào. Không bào sau đó hoà nhập với lysozyme phá huỷ các tế bào theo hai bước. Thứ nhất là oxide nitric và các khí khác sinh ra trong lysozyme gây độc cho các vi khuẩn đã bị nuốt vào. Thứ hai, lysozyme và các enzyme khác phân giải các bộ phận của vi khuẩn. Loại bạch cầu thực bào nhiều nhất trong các động vật có vú là bạch cầu trung tính. Hai loại tế bào khác là bạch cầu ưa acid (ơeosinophil) và các tế bào chia nhánh (dendrictic)


      • Các đáp ứng viêm

    Đáp ứng viêm là những thay đổi do các phân tử được giải phóng khi bị thương hoặc nhiễm trùng. Một phân tử bào hiệu viêm quan trọng là histamine, được lưu trữ trong các dưỡng bào (tế bào mast), đó là các tế bào mô liên kết dự trữ các hoá chất tiết ra ngoài đưới dạng hạt. Tiến trình của các sự kiện trong viêm tại chỗ, bắt đầu từ nhiễm trùng một vết thương. Histamine được giải phóng bởi các bậc dưỡng bào tại mô tổn thương làm các mạch máu lân cận dãn ra và làm tăng tính thấm. Các đại thực bào hoạt hoá và các tế bào khác giải phóng phân tử báo hiệu khác làm tăng thêm dòng máu tới vị trí tổn thương. Các mao mạch phồng lên rỉ dịch vào các mô xung quanh. Kết quả là tích mủ (loại dịch có nhiều tế bào bạch cầu, xác vi khuẩn và mảnh vỡ tế bào) Một số các dạng viêm như viêm màng não, viêm ruột thừa, sốt...


    Các tế bào giết tự nhiên giúp nhận dạng và loại trừ các tế bào bệnh nhất định ở động vật có xương sống
    Miễn dịch thu được:

    Miễn dịch thu được dựa trên đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào


      • Đáp ứng miễn dịch dich thể liên quan tới sự hoạt hoá và chọn lọc dòng các tế bào B đáp ứng tiết ra kháng thể để lưu hành trong máu và bạch huyết
      • Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào liên quan tới sự hoạt hoá và chọn lọc dòng của các tế bào T gây độc, chúng xác định và phá huỷ các tế bào đích

    Tạo miễn dịch chủ động và thụ động:


    • Miễn dịch chủ động

    Trong đáp ứng với sự nhiễm trùng, các dòng tế bào nhớ hình thành, tạo ra miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vào cơ thể các loại vacxin

    • Miễn dịch thụ động

    Miễn dịch thụ động là trong đó các kháng thể được cung cấp mà không phải của cơ thể, chúng giúp bảo vệ khỏi các vi khuẩn chưa bao giờ nhiễm bằng cách tiêm vào cơ thể các chất kháng độc(kháng thể huyết thanh) được lấy từ cơ thể có khả năng miễn dịch nhân tạo chủ động hay được truyền từ mẹ sang thai nhi
    Thải loại miễn dịch:

    Các tế bào từ một người khác có thể bị nhận diện và tấn công bới các bảo vệ miễn dịch

    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 20-11-2013 lúc 10:23.

  8. #6
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    17-10-2013
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    TP.HCM
    Bài viết
    30
    Cảm ơn
    102
    Được cảm ơn: 5 lần
    em hiểu nôn na là hệ miễn dịch bị ảnh hưởng do rất nhiều yếu tố. trong đó có cả virus HIV Gan B ...

  9. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Để hệ miễn dịch làm việc tốt – nên ăn gì


    Hầu hết các loại thực phẩm rất ngon, và bạn sẽ ăn chúng ngay cả khi chúng không có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng ta!
    Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh cảm lạnh, cúm trong thời điểm giao mùa này.
    1. Sữa chua
    Sữa chua có chứa một loạt các vi khuẩn “tốt” gọi là men vi sinh, có thể trợ giúp hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn và vi trùng khó chịu. Hãy chọn loại sữa chua có ít chất béo có chứa các con vi khuẩn sống.

    2. Tỏi

    Ngoài tác dụng làm cho nước sốt spaghetti của bạn ngon hơn, tỏi còn là chất kích thích tình dục tuyệt vời, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Tỏi còn được coi là thực phẩm có tác dụng hạn chế các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm, ký sinh, và virus gây ra. Nó cũng chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa.

    3. Rau oregano

    Rau oregano là một loại thực phẩm có tác dụng chống lại các virus cúm và cảm lạnh. Bạn cũng có thể dùng oregano để chữa bệnh khó tiêu.

    4. Ớt chuông đỏ

    Trong nhiều thập niên từ trước đến nay, người ta vẫn tranh luận vitamin với liều dùng cao có thể giúp chống cảm lạnh và cảm cúm hay không. Câu trả lời là Có. Ớt chuông đỏ là loại quả chứa nhiều vitamin C hơn bất kì loại thực phẩm nào (kể cả cam). Vì vậy, nếu bạn tin rằng vitamin C có thể chống lại bệnh cảm lạnh thì hãy thưởng thức loại quả này để bổ sung vitamin C cho mình.

    5. Trà xanh

    Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa cây trồng và là thức uống có thể chữa khỏi bệnh cúm. Một trong những chất chống oxy có trong trà là EGCG (epigallocatechin gallate) thậm chí còn được coi là có tác dụng ngăn chặn hoặc làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư.

    6. Bí ngô

    Những quả bí ngô màu cam chứa khá nhiều Vitamin A và beta-carotine, cả hai đều thúc đẩy hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh hơn. Nếu bạn không thích bí ngô, hãy thử chuyển sang khoai lang, hoặc bất kỳ loại bí khác màu cam. Hãy nhớ rằng, loại bí nào càng có màu cam sáng thì càng chứa nhiều beta-carotine.

    7. Gừng

    Gừng là thứ gia vị chống buồn nôn rất hiệu quả, nhất là với những chị em bầu bí có dấu hiệu thai nghén. Ngoài ra, người ta còn pha trà gừng để uống hoặc tắm nước có pha thêm gừng khi bị cảm lạnh. Bởi, dùng gừng sẽ giúp bạn ra mồ hôi, kéo theo cả những vi trùng khiến cho bạn cảm thấy ốm, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn.

    8. Bông cải xanh và Súp lơ trắng

    Đây là Hai trong số các loại rau siêu giàu Vitamin A, C và E, và có tác dụng ngăn ngừa cảm lạnh và cúm. Hai loại rau này dễ dàng được tìm thấy, thậm chí ở giữa mùa đông. Ngoài ra, trong bông cải xanh và súp lơ trăngns còn có chất chống oxy hóa phong phú,tăng cường điều trị miễn dịch.

    9. Cà rốt

    Cũng giống như bí đỏ và các loại quả màu cam khác, cà rốt cũng có màu cam và vì thế giàu beta-carotine. Cà rốt tươi là tốt nhất, và thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon cũng bới tính chất ít chất béo của chúng.

    10. Quả việt quất

    Quả việt quất cũng chứa các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường cho bạn một hệ miễn dịch tuyệt vời bên cạnh việc giữ cho bạn tuyệt đẹp. Quả việt quất còn chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiểu do chúng ngăn ngừa các vi khuẩn E. Coli từ các tế bào trong đường tiết niệu.

  10. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    mamsong (20-11-2013)

  11. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Miễn dịch tế bào: là cơ chế miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các lympho T (có nguồn gốc từ tuyến ức ) thể hiện bằng hình thức gây độc tố và hình thành phản ứng viêm kiểu quá mẫn muộn .
    Miễn dịch thể dịch là cơ chế miễn dịch đặc hiệu biểu hiện bằng sự sản sinh ra kháng thể có khả năng tương tác đặc hiệu với các chất lạ của cơ thể phá hủy hoặc vô hiệu hóa chúng những kháng thể này đươcj sản sinh từ lympho B.
    -Các tế bào tham gia vào quá trình miễn dịch tế bào:lympho T,các đại thực bào ,bạch cầu trung tính
    khi các tế bào lympho T tương tác với kháng nguyên thì sẻ trơ thành nguyên bào và phân chia cho ra các tế bào :tế bào T gây độc tế bào , tế bào lymphokin ,tế bào T hỗ trợ ,tế bào T ức chế.
    +tế bào T gây độc tế bào là loại tế bào có khả năng tấn công trực tiếp và gây độc cho các tế bào đích mang kháng nguyên đặc hiệu
    +tế bào lymphokin :khi tế bào lympho T tiếp xúc với kháng nguyên đặc hiệu chúng tiết ra nhóm chất hòa tan có tên là lymphokin .Nhóm chất hòa tan này có tác dụng hoạt hóa các tế bào có trách nhiệm miễn dịch khác ,kể cả đại thực bào và bạch cầu trung tính các tế bào này sẻ thực bào các thể lạ đó (khác với trường hợp miễn dịnh không đặc hiệu cũng có hiện tượng �đại thực bào và bach cầu trung tính thực bào nhưng không có sự tác động của lympho T)
    +tế bào T hỗ trợ và tế bào T ức chế hỗ trợ hay ức chế việc sản xuất kháng nguyên .Nó tham gia vào miễn dịch thể dịch.

    -Miễn dịch thể dịch: Có sự tham gia của lympho B ,tế bào T �hỗ trợ ,tế bào T ức chế.
    +tế bào T hỗ trợ :phối hợp với lympho bào B để kích thích sự sản sinh và biệt hóa của lympho bào B thành tương bào sản xuất ra kháng thể.
    +tế bào T ức chế:gây ảnh hưởng lên tế bào T hỗ trợ để điều hòa hoặc hạn chế hoạt động của chúng .
    +lympho B:tạo ra kháng thể .


  12. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tăng cường hệ miễn dịch - Bạn có thể làm gì?

    Hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ cơ thể bạn khỏi các vi sinh vật và tác nhân gây bệnh. Nhưng đôi khi các tác nhân gây hại bằng cách nào đó né tránh được sự phòng bị của hệ miễn dịch và khi đó cơ thể bạn sẽ có những biểu hiện khác lạ. Liệu có thể can thiệp được vào tiến trình này và làm hệ miễn dịch khỏe hơn? Ý tưởng tăng cường hệ miễn dịch rất hấp dẫn, nhưng rõ ràng có điều khó tránh khỏi trong quá trình thực hiện do một số lý do. Hệ miễn dịch chính xác là một hệ thống, không phải là một đơn thể. Để hoạt động tốt, nó đòi hỏi sự cân bằng và hài hòa. Có nhiều nhà nghiên cứu không biết về độ phức tạp và sự tương liên của các đáp ứng miễn dịch. Đến nay chưa có bằng chứng khoa học liên hệ trực tiếp về lối sống có tác dụng cải thiện chức năng miễn dịch. Điều này không có nghĩa là lối sống không có tác động đến hệ miễn dịch và không nên nghiên cứu. Khá nhiều nhà nghiên cứu đã và đang khám phá tác động của chế độ dinh dưỡng, luyện tập, tuổi tác, stress tâm lý, thực phẩm chức năng, và các yếu tố khác lên hệ miễn dịch của cả động vật và con người. Cho dù các kết quả thú vị đang đến, nhưng cho tới nay mới chỉ được coi là giao đoạn đầu. Đó là vì các nhà nghiên cứu vẫn đang cố tìm hiểu cách hoạt động của hệ miễn dịch và cách thức đo lường chức năng miễn dịch. Các bài viết sau sẽ tổng kết lại các nội dung quan trọng nhất về tăng cường hệ miễn dịch. Trong khi chờ đợi, sống lành mạnh là cách tốt để tăng cường hệ miễn dịch.

    Hoạt động của hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể đánh bại tác nhân gây bệnh xâm nhập như hình trên, hai vi khuẩn gây bệnh lậu không phải đối thủ của thực bào lớn, gọi là bạch cầu trung tính, chúng bị bao bọc và tiêu diệt

  13. Có 2 người đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết bổ ích này:

    mamsong (20-11-2013),quangtran1504 (20-11-2013)

  14. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Các biểu hiện lâm sàng của căn bênh xơ gan (31/10/2013)

    Biểu hiện lâm sàng của xơ gan có triệu chứng toàn thân thông thường, nhiều biểu hiện bệnh gan có tính đặc trưng, đồng thời cũng có biến đổi bệnh lý cấp tính trong quá trình phát triển mạn tính. Giữa những người bệnh có khác biệt rất lớn.


    Hình ảnh minh họa: Bệnh nhận bị xơ gan
    1) Triệu chứng toàn thân
    Thông thường giảm tố chất sức khỏe như:
    - Gầy gò, giảm cân, chán ăn
    - Trương bụng, đau hông
    - Cảm thấy mệt mỏi, sau khi hoạt động còn nặng hơn
    - Bắp thịt tay chân tiêu hao nhưng vòng bụng lại to ra và có ứ nước ở bụng.
    - Đôi khi có thể sốt, thường khoảng 37,5 – 38,5 độ.
    - Có thể có vàng da độ nặng và những biểu hiện suy gan khác, số lượng bạch cầu tăng lên.
    2) Triệu chứng của các hệ thống
    Khi xơ gan có thể xuất hiện biểu hiện của nhiều hệ thống:
    - Thường bụng trên bên phải đau ngầm
    - Hông bên phải đau
    - Gan phù to, ấn và gõ đau.
    Đôi khi có ruột và dạ dày trướng khí, sau khi bụng ứ nước thì trướng to hơn, nấc cụt nhiều là biểu hiện bệnh tình nặng thêm. Có khi cũng phát kèm viêm túi mật, chứng sỏi mật, viêm tuyến tụy hoặc chức năng tim, phổi, thận không tốt. Có thể xuất hiện tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch đáy dạ dày cong trướng vỡ ra làm xuất huyết và chứng lở loét xuất huyết.
    3) Các triệu chứng kèm theo
    Khi xơ gan có các triệu chứng bệnh phát kèm như:
    - Xuất huyết đường tiêu hóa trên
    - Nhiễm vi khuẩn: thông thường là nhiễm trùng trong đường ruột
    - Viêm tuyến tụy cấp tính
    - Hội chứng gan phổi
    - Suy gan
    - Ung thư tế bào gan
    Anh Lê

  15. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Các loại bệnh > Viêm gan B > Triệu chứng và phân loại


    Phân loại giai đoạn viêm gan B
    Viêm gan cấp tính
    Thời gian ủ bệnh từ 1 - 6 tháng. Một số bệnh nhân có cảm giác như bị cảm nhẹ, đôi khi không biết mình bị HBV. Một số khác bị vàng da, mệt mỏi, đau nhức, buồn ói, chán ăn, sốt nhẹ, biến đổi cảm giác (hiện tượng đặc biệt là người ghiền thuóc lá tự nhiên không thích mùi thuốc lá), đau bụng (dưới sườn bên phải). Những trường hợp bị viêm nặng sẽ đưa đến gan to, ngầy ngật, khó ngủ, mê muội, lãng trí hoặc bất tỉnh.

    Biểu hiện của viêm gan B
    Viêm gan B có thể chia làm nhiều loại: cấp, mãn hay thể kéo dài. Tuy mỗi dạng có những đặc trưng riêng, nhưng đều có chung một số triệu chứng sau:
    Người mới bị viêm gan virus B cấp, thường bị sốt nhẹ trong những ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên, những người bị viêm virus B mãn cũng có thể sốt nhẹ nhưng bệnh nhân thường bị sốt thất thường vào chiều.


    Triệu chứng của bệnh viêm gan B là gì ?
    Đa số người lớn và trẻ em bị viêm gan siêu vi B đều không có triệu chứng. Khi kết quả xét nghiệm cho thấy họ đang có bệnh, họ tỏ ra rất ngạc nhiên.

    Diễn tiến tự nhiên của viêm gan B mạn
    Sự nhiễm HBV có thể diễn tiến từ thời kỳ dung nạp miễn dịch ( là giai đoạn hệ miễn dịch lờ vi rút ) tiếp sau là giai đoạn miễn dịch đào thải ( là lúc hệ miễn dịch chống lại và ức chế vi rút ) đến giai đoạn yên lặng. Quá trình diễn tiến của viêm gan B mạn thì cũng như vậy. Tuy nhiên, có liên quan đến một vài yếu tố gồm tuổi bệnh nhân bắt đầu bị nhiễm. Vì vậy, diễn tiến của viêm gan B mạn ở những người bị nhiễm lúc nhỏ thì hoàn toàn khác với người bị nhiễm lúc lớn. Điều cơ bản nhất là diễn tiến bệnh phụ thuộc phần lớn vào phản ứng hay sự cân bằng giữa hệ miễn dịch của cơ thể và vi rút.

  16. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Wednesday, 20 November 2013 01:37Biến chứng nguy hiểm của viêm gan B mạn tính

    Read 13 times


    Theo thống kê, Việt Nam có từ 10-20% dân số (khoảng từ 12-16 triệu người) nhiễm virut viêm gan B, trong đó có khoảng 5 triệu người trong tình trạng viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan.

    Khi bị nhiễm virut viêm gan B, chỉ có khoảng 1/4 bệnh nhân nhiễm viêm gan B cấp là có biểu hiện lâm sàng và có thể được chẩn đoán và điều trị. Một số ít có khả năng chống lại viêm gan B và "làm sạch" được virut trong cơ thể. Số còn lại thường không có biểu hiện lâm sàng và tiến triển thành viêm gan B mạn tính.
    Viêm gan B mạn tính diễn biến âm thầm theo thời gian, virut gây tổn thương gan dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan. Phần lớn bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn tiến triển rõ hoặc có biến chứng.
    Xơ gan (sẹo của gan): Viêm gan B mạn tính có thể diễn tiến thành xơ gan (sẹo hóa nhiều hay xơ hóa). Sẹo trong gan có thể làm suy giảm chức năng gan. Người bệnh có thể có dấu hiệu yếu người, mệt mỏi, dễ bị nhiễm khuẩn. Nhiều trường hợp không có các triệu chứng lâm sàng. Vì không có biểu hiện rõ rệt nên người bệnh chủ quan, không đi khám và điều trị sớm làm cho bệnh càng có cơ hội bùng phát mạnh ở giai đoạn tiếp theo.
    Diễn tiến của xơ gan dẫn tới xơ gan cấp tính, là giai đoạn cuối của xơ gan hay suy gan mạn. Biểu hiện rõ rệt nhất là suy gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tình trạng xơ hóa làm chức năng gan suy giảm, dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, sợ mỡ, rối loạn đại tiện. Phù là một triệu chứng nổi bật của bệnh nhân xơ gan. Lúc đầu là phù hai chi dưới, về sau gan suy nhiều có thể bị phù toàn thân. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm cho bệnh nhân bị cổ trướng, bụng trương phình. Khi đã có những biểu hiện của giai đoạn muộn thì gan không còn cơ hội phục hồi nữa. Bệnh nhân có thể tử vong vì những biến chứng như: nhiễm khuẩn, chảy máu tiêu hóa và hôn mê gan.
    Ung thư gan: Những người bị nhiễm viêm gan B mạn tính có tăng nguy cơ ung thư gan. Triệu chứng thường gặp nhất của ung thư gan là đau bụng và phù, cường lách, sụt cân và sốt. Ngoài ra, khối u gan có thể sản xuất và phóng thích những chất làm tăng hồng cầu, giảm đường máu và tăng canxi máu. Ung thư gan là bệnh trầm trọng, diễn biến nhanh, điều trị khó khăn, trong khi đó phần lớn bệnh nhân ung thư gan được phát hiện thường ở giai đoạn muộn.
    Mặc dù không chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu được điều trị tốt những người nhiễm virut viêm gan B mạn tính có thể phòng được các biến chứng nguy hiểm. Do đó nếu nghi ngờ bị lây nhiễm virut viêm gan B, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa xét nghiệm và điều trị sớm.
    Theo suckhoedoisong


  17. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh viêm gan B cấp tính – triệu chứng và cách điều trị

    September 21, 2013

    Gần giống như HIV, viêm gan b được coi là kẻ giết người thầm lặng vì mỗi năm có khoảng một nửa triệu người tử vong vì bệnh viêm gan B. Viêm gan B có nhiều loại: Bệnh viêm gan B cấp tính và mãn tính. Nếu không được chữa trị kịp thời đều gây những biến chứng nguy hiểm.

    1. Triệu chứng của bệnh viêm gan B cấp tính
    Cũng giống như bệnh viêm gan B, bệnh viêm gan B cấp tính do virus viêm gan B (siêu vi viêm gan B) gây nên. Khác với viêm gan B mãn tính, viêm gan B cấp tính chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ( khoảng vài tháng) và có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài và tái phát nhiều lần.

    Bệnh viêm gan B do siêu virus gây lên
    Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây bệnh viêm gan B cấp tính chủ yếu là do siêu vi. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây nhiễm qua nhiều con đường: lây qua đường máu thông qua việc sử dụng chung kim tiêm có chứa virus, lấy qua đường tình dục, lây từ bẹ sang con. Bên cạnh đó, có nhiều bệnh nhân do các vi khuẩn khác, các ký sinh trùng gây nên, các độc tố do uống rượu trong thời gian dài.
    Là bệnh cấp tính nên triệu chứng của bệnh viêm gan B cấp tính không rõ nét nhất là giai đoạn đầu của bệnh. Người bệnh thường có các triệu chứng: chán ăn, mệt mỏi vì chức năng gan suy giảm, làm cho hoạt động của hệ tiêu hóa kém …Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện sốt – nôn –cảm và cảm giác khó chịu ở vùng gan. Với một vài trường hợp, bệnh nhân vị đau khớp.

    Bệnh viêm gan B gây mệt mỏi, chán ăn
    2. Phương pháp điều trị bệnh viêm gan B mãn tính
    Để điều trị bệnh viêm gan nói chung và bệnh viêm gan B cấp tính nói riêng cần cần có thời gian điều trị và kiên nhẫn. Theo các nhà khoa học, chưa có biện pháp đặc trị viêm gan B cấp và mãn tính. Để hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B cấp tính, người bệnh cần tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Giảm bớt các chất béo, tăng cường rau xanh, tránh xa các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá…

    Để điều trị bệnh viêm gan b mãn tính cần tránh xa rượu bia và các chất kích thích
    Trong đông y có nhiều vị thuốc có tính chất mát gan, tiêu độc, tăng cường chức năng gan, hỗ trỡ điều trị bệnh gan: Cây thuốc diệp hạ châu (cây chó đẻ), nhân trần…



  18. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Triệu chứng của viêm gan B

    (Dân trí) - Viêm gan B có thể chia làm nhiều loại: cấp, mãn hay thể kéo dài. Tuy mỗi dạng có những đặc trưng riêng, nhưng đều có chung một số triệu chứng sau:

    Người mới bị viêm gan virus B cấp, thường bị sốt nhẹ trong những ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên, những người bị viêm virus B mãn cũng có thể sốt nhẹ nhưng bệnh nhân thường bị sốt thất thường vào chiều.

    Bệnh nhân có cảm giác người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, không muốn đi lại. Triệu chứng này tồn tại ở đa số bệnh nhân với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân viêm gan virus B chỉ có triệu chứng mệt mỏi là duy nhất.

    Bệnh nhân có thể có rối loạn tiêu hoá, thể hiện: khi ăn vào ậm ạch khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát… Đặc biệt, với những trường hợp viêm gan B có ứ mật nặng thì phân bị bạc màu.

    Bệnh nhân có nước tiểu vàng. Có nhiều bệnh nhân bị viêm gan B không thẻ hiện những triệu chứng trên mà chỉ có hai triệu chứng là mệt mỏi và đi tiểu vàng.

    Một số bệnh nhân có biểu hiện đau tức vùng gan.

    Triệu chứng vàng da. Điều này rất có ý nghĩa thúc đẩy người bệnh nghĩ đến việc mình bị viêm gan và đi khám bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân bị viêm gan B mà không hề bị vàng da. Lúc này, cần để ý tới các triệu chứng khác để nghĩ đến khả năng bị viêm gan B.

    Khi bệnh nhân có các triệu chứng nêu trên mà xét HBsAg (+) dương tính và men gan tăng thì khả năng chắc chắn là bị viêm gan do virus viêm gan B.

    Hồng Hải

  19. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    BIỂU HIỆN CỦA VIÊM GAN B

    Viêm gan siêu vi B có thể chia làm nhiều loại: cấp, mãn hay thể kéo dài. Tuy mỗi dạng có những đặc trưng riêng, nhưng đều có chung một số triệu chứng sau:
    Người mới bị viêm gan virus B cấp, thường bị sốt nhẹ trong những ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên, những người bị viêm virus B mãn cũng có thể sốt nhẹ nhưng bệnh nhân thường bị sốt thất thường vào chiều.
    Bệnh nhân có cảm giác người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, không muốn đi lại. Triệu chứng này tồn tại ở đa số bệnh nhân với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân viêm gan virus B chỉ có triệu chứng mệt mỏi là duy nhất.Bệnh nhân có thể có rối loạn tiêu hoá, thể hiện: khi ăn vào ậm ạch khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát… Đặc biệt, với những trường hợp viêm gan B có ứ mật nặng thì phân bị bạc màu.
    Bệnh nhân có nước tiểu vàng. Có nhiều bệnh nhân bị viêm gan B không thể hiện những triệu chứng trên mà chỉ có hai triệu chứng là mệt mỏi và đi tiểu vàng.
    Một số bệnh nhân có biểu hiện đau tức vùng gan.
    Triệu chứng vàng da. Điều này rất có ý nghĩa thúc đẩy người bệnh nghĩ đến việc mình bị viêm gan và đi khám bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân bị viêm gan B mà không hề bị vàng da. Lúc này, cần để ý tới các triệu chứng khác để nghĩ đến khả năng bị Viêm gan siêu vi B.
    Khi bệnh nhân có các triệu chứng nêu trên mà xét HBsAg (+) dương tính và men gan tăng thì khả năng chắc chắn là bị viêm gan do virus viêm gan B.
    Các triệu chứng thường xuất hiện 4-6 tuần sau khi nhiễm HBV và có thể từ nhẹ đến nặng, gồm một số hoặc đủ các triệu chứng sau đây: chán ăn, buồn nôn và nôn, ốm yếu và mệt mỏi, đau bụng vùng gan, vàng da và vàng mắt, đau khớp, nước tiểu sẫm màu. viêm gan B mạn tính: 90% trường hợp nhiễm HBV ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn, còn 10% chuyển thành nhiễm khuẩn mạn tính.
    Trong khi nếu trẻ em bị nhiễm HBV sau khi sinh thì khoảng 90% số trẻ này sẽ bị nhiễm khuẩn mạn tính. Thời kỳ này kéo dài nhiều năm, thường không có triệu chứng gì, nhưng sẽ dẫn tới hậu quả nặng nề như xơ gan, xuất huyết tiêu hóa, ung thư gan...
    Xét nghiệm máu, HBsAg dương tính trong các trường hợp: nhiễm HBV mạn tính tiến triển gây ra phản ứng viêm kéo dài trong gan; Những người đã từng nhiễm HBV, cơ thể đã tạo ra miễn dịch và thải trừ hoàn toàn HBV nhưng hiện tại không có viêm gan; Người lành mang mầm bệnh, ở họ không có bằng chứng viêm gan, nhưng cũng không đào thải hết siêu vi ra khỏi cơ thể, khi đó họ mang HBV trong máu và có thể lây nhiễm sang người khác.
    Xét nghiệm kháng nguyên E phát hiện sự có mặt của một protein do tế bào nhiễm HBV tiết ra, kết quả dương tính do có nồng độ virut cao trong máu và dễ lây nhiễm
    Các biến chứng do viêm gan B
    Viêm gan B mạn tính cuối cùng có thể dẫn tới biến chứng nặng như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Xơ gan dẫn tới nhiều biến chứng khác như chảy máu thực quản và cổ trướng. Khi các chất độc tích lũy trong máu có thể gây ảnh hưởng thần kinh dẫn đến lú lẫn và hôn mê trong bệnh não gan. Nguy cơ nhiễm khuẩn mạn và chết vì xơ gan, suy gan và ung thư gan tỷ lệ nghịch với độ tuổi bị nhiễm HBV. Những người nhiễm HBV mạn tính đều dễ nhiễm một chủng virut viêm gan khác là viêm gan D
    (Theo Dantri.com.vn và Suckhoedoisong.vn)



  20. #16
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chi tiết câu hỏi và câu trả lời
    Hỏi: Nhiễm virut viêm gan B có gây xơ gan?
    Trả lời:
    Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 1/3 dân số thế giới bị nhiễm virut viêm gan B (HBV) với khoảng 400 triệu người mang HBV mạn tính (HBsAg dương tính). Hàng năm, trên thế giới có khoảng hơn 1 triệu người tử vong do biến chứng của viêm gan virut B mạn tính, xơ gan, ung thư gan và bệnh gan giai đoạn cuối. Chính vì vậy, bất cứ ai khi kiểm tra biết mình bị nhiễm HBV luôn luôn lo lắng, ăn ngủ không yên, vô hình trung lại là nguyên nhân làm cho bệnh lý tiến triển nặng lên. Thực tế cho thấy, không phải ai nhiễm HBV cũng dẫn tới viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan...
    Cần phải làm gì khi nhiễm HBV?
    Khi kiểm tra máu phát hiện mình bị nhiễm virut viêm gan B, bạn không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh và nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi cũng như điều trị. Có một điểm cần lưu ý, không phải người nào bị nhiễm virut viêm gan B cũng sẽ bị bệnh.

    Người bệnh cần hạn chế đồ ăn xào nhiều dầu mỡ.
    Khoảng 90% người lớn trưởng thành có hệ miễn dịch bình thường sẽ có khả năng loại sạch HBV trước khi chuyển thành viêm gan B mạn tính. Tình huống này xảy ra trong 6 tháng đầu tiên từ khi nhiễm HBV và đôi khi gây ra các triệu chứng điển hình của viêm gan cấp với các biểu hiện như: thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Có thể nặng hơn với triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm...
    Một số người nhiễm HBV mạn tính trên 6 tháng nhưng không có triệu chứng gì được gọi là người lành mang mầm bệnh. Lúc này HBV có thể “chung sống hòa bình” với bạn suốt đời, tuy nhiên cũng có một lúc nào đó trở thành thủ phạm gây bệnh cho chính bạn và lây truyền cho người khác. Vì vậy, bạn cần cảnh giác bằng cách đến gặp bác sĩ mỗi 3 - 6 tháng tùy trường hợp để được kiểm tra.
    Khoảng 9 - 10% người nhiễm HBV sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Mức độ tổn thương gan thay đổi từ nhẹ, vừa và nặng; mức độ tổn thương mô học liên quan đến độ trầm trọng của bệnh. Tổn thương gan diễn ra qua 3 giai đoạn
    Giai đoạn 1: kéo dài từ 1 - 10 năm, được đánh dấu bằng sự nhân lên mạnh mẽ của virut; Tổn thương gan trong giai đoạn này còn nhẹ.
    Giai đoạn 2: đặc trưng bởi một sự tăng cường miễn dịch tế bào mà cơ chế khởi phát còn chưa biết rõ. Pha này được gọi là pha chuyển huyết thanh kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
    Giai đoạn 3: đặc trưng bởi sự ngừng nhân lên của virut. Hoạt tính của thương tổn gan rất yếu hoặc không có. Xét nghiệm mô học luôn luôn có bằng chứng của xơ gan không hoạt động. Suốt thời kỳ 3 này có thể có một đợt nặng thêm của bệnh, sự nặng thêm này liên quan với việc nhân lên của virut hoặc cũng có thể có sự lây nhiễm một loại virut viêm gan khác như virut viêm gan D hoặc C. Sự nặng lên của bệnh trong giai đoạn này kéo theo tăng cao nguy cơ gây xơ gan và ung thư gan.

    Virut viêm gan B.
    Phòng bệnh và điều trị như thế nào?
    Khi đã nhiễm virut viêm gan B, bạn cần được sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ. Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm virut viêm gan B là tiêm vaccin. Đối với trẻ sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg cần phải tiêm HBIG (Hepatitis B immune globulin) và vaccin càng sớm càng tốt, đặc biệt hiệu quả trong vòng 12 giờ sau khi sinh. ở nước ta hiện nay, vaccin viêm gan B đã được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng cho tất cả trẻ em. Bên cạnh biện pháp phòng ngừa bằng vaccin thì mọi người cần chú ý với đường lây truyền của bệnh đó là đường máu, đường kim tiêm và cần có các biện pháp tình dục an toàn.
    Đường lây truyền của HBV
    Cách lây truyền của virut viêm gan B là sự tiếp xúc với máu và các chế phẩm của máu, các dịch tiết của cơ thể đặc biệt là tinh dịch và dịch tiết âm đạo, do đó có 3 đường lây cơ bản đó là lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con trong khi sinh. Máu có khả năng lây truyền trong tất cả các giai đoạn nhiễm virut viêm gan B, tính lây nhiễm cao nhất có thể xảy ra ngay trước khi bệnh diễn biến cấp tính.
    Thay đổi trong lối sống giúp kiểm soát viêm gan B
    Một lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ gan của bạn và ngăn ngừa sự tiến triển đến xơ gan, ung thư gan:
    Ăn uống hợp lý: Chế độ ăn tốt nhất chỉ vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa...), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua...; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia. Uống rượu khi đang bị viêm gan B sẽ làm bệnh nặng hơn, có thể gây nên tình trạng nguy hiểm gây tổn thương gan và dẫn đến xơ gan và ung thư gan
    Vận động: Tập thể dục tuy không thải trừ được virut ra ngoài nhưng có tác dụng giúp bạn giữ và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực quyền. Tuy nhiên, cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi.
    Bỏ thuốc lá: Gan chịu trách nhiệm phân hủy các hóa chất độc hại và những chất này gồm có các chất độc trong khói thuốc.
    Thận trọng khi sử dụng thuốc, kể cả các thuốc thảo mộc vì chúng đều có nguy cơ gây độc cho gan. Nói chung, trước khi sử dụng nên có ý kiến tư vấn của bác sĩ.
    (Theo BS. Nguyễn Bạch Đằng Bv Nhiệt Đới TW- sức khỏe đời sống)


  21. #17
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Viêm gan c

    Các loại bệnh > Viêm gan C > Triệu chứng và phân loại



    Triệu chứng của viêm gan siêu vi C là gì ?
    Khi mới nhiễm HCV, chỉ khoảng 25% bệnh nhân biểu hiện triệu chứng bên ngoài của viêm gan cấp. Triệu chứng này bao gồm : mệt mỏi, đau cơ, ăn không ngon, và sốt nhẹ. Hiếm hơn là vàng da và vàng mắt. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân (75%) không có hoặc có ít triệu chứng khi mới nhiễm HCV.


    Tổng hợp những Triệu Chứng của Viêm Gan C
    Nhiều người không có hoặc có một ít triệu chứng trong giai đoạn nhiễm HCV cấp tính. Phần lớn các người mang bệnh HCV kinh niên cũng không có triệu chứng nào và vẫn sống gần như bình thường.


    Biến chứng của viêm gan C
    15-20% người bị nhiễm viêm gan C tự tiêu diệt được virus này mà không bị tổn thương gan. Với số còn lại, bệnh định cư và tấn công gan một cách chậm chạp. Khoảng 85% số người nhiễm HCV bị viêm gan mạn tính. 20% bị xơ gan, thường trong vòng 20 năm đầu sau khi nhiễm. Trong số những người bị xơ gan, một nửa tiến triển thành bệnh gan giai đoạn cuối hoặc ung thư gan.


    Diễn tiến thông thường của viêm gan siêu vi C (HCV) là gì ?
    Những hiểu biết của chúng ta về diễn tiến tự nhiên của HCV còn đang phát triển. Khoảng 15% bệnh nhân viêm gan siêu vi C cấp phục hồi tự nhiên (sạch hết virus). Tuy nhiên, 85% bị viêm gan mạn. Bao nhiêu người trong số những bệnh nhân này tiến triển đến xơ gan ? Có cách để tiên lượng được ai sẽ bị xơ gan không ? Và rồi, sẽ có bao nhiêu nguời bị suy gan, bao gồm cả biến chứng của xơ gan, hay ung thư gan ? Một người xơ gan rồi, liệu người đó sống được bao lâu ? Đây là những câu hỏi rất thích đáng mà không có câu trả lời rõ ràng, chỉ đánh giá vừa phải thôi.

  22. #18
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    1. SIÊU VI VIÊM GAN C - TỔNG QUAN
    Siêu vi viêm gan C (SVVG C) là một loaị virut có khuynh hướng xâm nhập tế bào gan, gây ra bệnh viêm gan. Bệnh viêm gan siêu vi C mới được phát hiện từ năm 1989, do đó xét nghiệm chẩn đoán bệnh chỉ có thể làm được trong những năm gần đây.
    Cách lây nhiễm siêu vi viêm gan C
    Siêu vi viêm gan C lưu hành trong máu, do đó bệnh viêm gan C lây truyền chủ yếu qua đường máu. Những đường lây nhiễm siêu vi C chủ yếu:
    1. Người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C: Mặc dù các biện pháp lựa chọn người cho máu đang được áp dụng, SVVG C vẫn có thể lọt lưới và được truyền sang người nhận.
    2. Dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C: Sử dụng chung kim tiêm ở những người nghiện ma túy làm gia tăng đáng kể lây nhiễm bệnh viêm gan C.
    3. Nhân viên Y tế: Bất kỳ nhân viên Y tế nào (Bác sỹ, Nha sỹ, Y tá, Y công.) cũng có thể bị nhiễm SVVG C do tiếp xúc với bệnh phẩm chứa siêu vi trong qúa trình làm việc.
    4. Ðường tình dục: Có nguy cơ lây nhiễm siêu vi C qua quan hệ tình dục nhưng hiếm hơn bệnh viêm gan B.
    5. Mẹ truyền sang con: Người ta ghi nhận có sự lây truyền từ mẹ sang con, nhưng tỉ lệ thấp.
    6. Nguyên nhân khác: xăm mình, xỏ lỗ tai với vật dụng không tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi C.
    7. Không rõ đường lây nhiễm: chiếm 30-40% trường hợp.
    2. DIỄN TIẾN TỰ NHIÊN BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI C
    Nhiễm trùng cấp tính:
    Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Một số khác có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, có thể vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu.Chẩn đoán bệnh dựa vào xét nghiệm máu.
    Nhiễm trùng mạn tính:
    Khoảng 85% trường hợp nhiễm SVVG C sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, nghĩa là không đào thải được virut sau 6 tháng. Ðặc điểm nổi bật của bệnh viên gan C mạn tính là sự tiến triển rất thầm lặng qua 10-30 năm, vì thế người bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhiều trường bệnh chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng nghiêm trọng: xơ gan với biểu hiện báng bụng (ổ bụng có nước), giãn mạch máu đường tiêu hóa, có thể vỡ gây chảy máu ồ ạt và tử vong. Một biến chứng nữa là ung thư tế bào gan.
    Khi đã xơ, gan khó hồi phục lại, cho dù tình trạng viêm có thuyên giảm. Vì vậy, các thầy thuốc khuyên nên điều trị sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan
    .
    HÌNH 1: SƠ ÐỒ NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN C

    3. CHẨN ÐOÁN BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI C
    3.1. XÉT NGHIỆM MÁU
    Men gan tăng chứng tỏ tế bào gan đang bị phá hủy. Kháng thể chống siêu vi C dương tính trong hầu hết các trường hợp. Chức năng gan có thể rối loạn tùy mức độ và thời gian bị bệnh.
    3.2. KHÁM CHUYÊN KHOA GAN
    Sau khi xác nhận đang có quá trình viêm gan, Bác Sỹ sẽ khuyên Bạn làm thêm các xét nghiệm:
    1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan
    2. Siêu âm gan: Nhằm nghiên cứu cấu trúc của gan và các bộ phận xung quanh, tìm dấu hiệu xơ gan hoặc biểu hiện bất thường khác.
    3. Sinh thiết gan: Xét nghiệm này cho phép các chuyên gia quan sát tế bào gan dưới kính hiển vi, xác định mức độ viêm nhiễm, chẩn đoán giai đoạn bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị.
    4. Xét nghiệm HCV RNA: Phát hiện trực tiếp siêu vi trong máu, đồng thời định danh dưới nhóm để lựa chọn phác đồ hợp lý. Xét nghiệm này còn được sử dụng để tiên lượng đáp ứng tốt với điều trị.
    4. LỜI KHUYÊN CHẾ ÐỘ ĂN VÀ LỐI SỐNG
    CHẾ ÐỘ ĂN:
    Bạn nên hạn chế uống rượu bia, bởi vì xơ gan dễ xảy ra hơn ở người viêm gan đồng thời nghiện rượu. Bệnh nhân viêm gan C có thể duy trì chế độ ăn lành mạnh bình thường. Khi đã có xơ gan, Bác Sỹ khuyên nên áp dụng chế độ ăn giảm muối.
    Lối sống
    Như đã nêu ở trên, siêu vi viêm gan C lây truyền qua đường máu. Nếu bạn bị đứt tay, hãy lau sạch máu bằng dung dịch sát trùng. Mặc dù nguy cơ lây nhiễm thấp, bạn vẫn nên áp dụng phương pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.

    ÐIỀU TRỊ
    Bệnh viêm gan C mạn tính cần được điều trị càng sớm càng tốt nhằm:
    1. Giảm thiểu hoặc loại trừ hoàn toàn tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa diễn tiến sang xơ gan, ung thư gan.
    2. Ðào thải hoặc giảm bớt lượng siêu vi C trong cơ thể, đặc biệt là ở gan.
    5. ÐIỀU TRỊ ÐẶC HIỆU
    Cho đến nay, biện pháp cơ bản điều trị viêm gan siêu vi C là Interferon alpha. Ðây là một chất tự nhiên của cơ thể, được sản xuất bởi các tế bào đề kháng khi bị nhiễm siêu vi. Như vậy, khi được dùng để điều trị bệnh viêm gan C, interferon alpha bắt chước đáp ứng tự nhiên của cơ thể chúng ta.
    Interferon alpha (RoferonỊ-A) được đóng sẵn trong bơm tiêm nhỏ, tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Sau những lần tiêm đầu tiên, hầu hết bệnh nhân có cảm giác sốt nhẹ, mệt mỏi giống như cúm trong vài giờ. Lý do là việc điều trị Interferon alpha sẽ khởi động đáp ứng của cơ thể chống lại siêu vi trùng C, tương tự như đối với siêu vi trùng cúm. Những triệu chứng này giảm dần sau một vài tuần. Ðể hạn chế tác dụng phụ này, nên tiêm thuốc vào buổi tối và uống Paracetamol nửa tiếng trước khi tiêm﮼br> Trong thời gian điều trị, Bạn nên làm xét nghiệm máu để đánh giá đáp ứng. Sau khi kết thúc đợt điều trị, cần tiếp tục theo dõi 6 tháng tiếp theo, bởi vì một số bệnh nhân có thể tái phát sau khi ngưng điều trị.
    Hiên nay, một số phác đồ phối hợp kháng sinh chống virut cho kết quả khỏi bệnh cao hơn, ví dụ kết hợp Interferon alpha với Ribavirin.
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 04-01-2014 lúc 15:24.

  23. #19
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    TÌM HIỂU SÂU HƠN VỀ VIÊM GAN C
    1.Siêu vi C : Được phát hiện năm 1989. Virus này lan truyền qua đường máu , như viêm gan B, nhưng hiếm khi lây qua đường tình dục . Viêm gan C thường được gọi là một “bệnh thầm lặng” vì nhiều bệnh nhân mang virus không có triệu chứng và không cảm thấy bệnh . Hiện tại không có thuốc chủng ngừa để bảo vệ bạn khỏi bị viêm gan C . Tuy nhiên khi đã nhiễm và bị viêm gan C thì vẫn có cách điều trị.
    2. Bệnh viêm gan C:
    Viêm gan C là một bệnh do virus lan truyền rộng rãi và Tổ chức Y Tế thế giới ước tính có 170 triệu người trên thế giới đang mắc bệnh. {WHO, 2000}
    Virus viêm gan C có 6 kiểu chính, gọi là kiểu gen.
    Kiểu gen không ảnh hưởng đến độ nặng của bệnh nhưng sẽ ảnh hưởng đến việc bạn sẽ được điều trị như thế nào. Kiểu gen của virus được xác định bằng xét nghiệm máu trước khi bắt đầu điều trị.
    Việc xác định kiểu gen là vấn đề quan trọng vì có một số kiểu gen dễ điều trị hơn một số kiểu gen khác. Điều này có nghĩa là việc điều trị sẽ khác nhau tùy theo kiểu gen. Các loại kiểu gen được mô tả như sau:
    Kiểu gen 1 được tìm thấy chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ (khoảng 70% người bị viêm gan C ở những vùng này bị nhiễm kiểu gen 1). Loại này khó điều trị hơn và cần 48 tuần để diệt sạch virus.
    Kiểu gen 2 và 3 dễ điều trị hơn, và nhiều bệnh nhân mắc thể viêm gan này có thể làm sạch virus chỉ sau 24 tuần điều trị (khoảng 30% người bị viêm gan C ở châu Âu và Bắc Mỹ bị nhiễm kiểu gen 2 và 3). Kiểu gen 2 và 3 cũng thường gặp ở Úc và vùng Viễn Đông.
    Kiểu gen 4 thường gặp ở Trung Đông và châu Phi và được điều trị trong 48 tuần, như kiểu gen 1 (khoảng 90% người bị viêm gan C ở Trung Đông và châu Phi bị nhiễm kiểu gen 4).
    Kiểu gen 5 & 6 hiếm hơn, và được điều trị trong 48 tuần, như kiểu gen 1 & 4. ( ở Việt Nam kiểu gen 6 chiếm tỷ lệ cao khoảng 20%, chỉ sau kiểu gen 1) 3.Chức năng của gan, và virus viêm gan C ảnh hưởng đến gan như thế nào? Gan là một trong những cơ quan lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể. Gan nằm dưới khung sườn bên phải, phía trên dạ dày. Gan chịu trách nhiệm:
    · Dự trữ vitamin, khoáng chất , sắt và đường cho cơ thể và chuyển hóa thức ăn
    · Sản xuất những protein cơ bản và những chất đông máu.
    · Kiểm soát nồng độ hormone và các chất hóa học trong máu
    Hóa giải chất độc
    Bạn không thể sống nếu không có gan. Nếu gan bị bệnh, chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng, và bạn sẽ thấy sức khỏe thay đổi. Tổn thương gan do virus viêm gan C có thể tiến triển chậm trong nhiều năm, nên việc phát hiện và điều trị rất quan trọng. Những thông tin về tác hại của viêm gan C và điều trị như thế nào được trình bày trong phần sau.
    4.Bạn bị nhiễm bệnh như thế nào?
    Người ta thường bị nhiễm viêm gan C qua:
    · Truyền máu bị nhiễm hay những chế phẩm của máu trước năm 1991
    · Tiếp xúc với máu của người bị nhiễm (sử dụng chung dao cạo râu, kéo, bàn chải đánh răng, bông băng vệ sinh, băng vết thương)
    Tất cả những tình huống (trong hay ngoài y khoa) có sử dụng hay tái sử dụng những dụng cụ không được vô trùng cẩn thận như những trường hợp sau:
    · Dùng chung kim tiêm hay ống chích
    · Bị kim tiêm đâm phải (ví dụ như khi y tá tiêm chích thuốc)
    · Chữa răng
    · Xăm mình, châm cứu xỏ lỗ tai không vô trùng
    · Truyền bệnh qua những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu, giao hợp lúc có kinh
    · Sử dụng những vật dụng vệ sinh cá nhân bị nhiễm
    · Truyền từ mẹ sang con (hiếm gặp)
    · Ở nhiều người, không biết được đường lây nhiễm
    5.Làm thế nào để tránh lây bệnh cho người khác?
    Bạn không bị lây (hay truyền bệnh) khi hắt hơi, ho, hôn, ăn chung chén bát, sử dụng chung nhà vệ sinh hay qua những hành vi giao tiếp thông thường. {WHO Fact Sheet 164, 2000}
    Tuy nhiên, bạn cần thực hiện một số biện pháp đểđề phòng lây bệnh cho người khác:
    Tránh dùng chung kim tiêm hay những vật dụng tương tự (như xăm mình, tiêm chích thuốc, kim châm cứu…)
    Tránh những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu và tránh giao hợp khi hành kinh (sử dụng bao cao su làm giảm nguy cơ)
    Làm sạch vết máu (dùng găng cao su và chất khử trùng)
    Tránh sử dụng chung những vật dụng vệ sinh cá nhân (bàn chải đánh răng, dao cạo, cắt móng tay) vì chúng có thể dây máu
    Phụ nữ nên cẩn thận khi hành kinh và nên vứt bỏ băng vệ sinh vào nơi an toàn
    Điều quan trọng là bạn cần suy nghĩ về khả năng lây bệnh cho người khác vì hai lý do:
    · Bạn có thể tránh được nguy cơ một khi đã khỏi bệnh
    · Bạn có thể tránh được việc truyền bệnh cho người khác
    Vấn đề quan trọng là cần hiểu rõ về viêm gan C và chuẩn bị cho điều trị diệt virus

    II.ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI BẠN MẮC VIÊM GAN C?
    Khi mắc bệnh, virus viêm gan C đi từ máu đến gan và sinh sôi ở đó. Cùng lúc đó, cơ thể bạn bắt đầu chống lại nhiễm trùng. Viêm gan C được xem là “một bệnh thầm lặng”. Chỉ khoảng 1/3 người mắc bệnh có biểu hiện triệu chứng và những triệu chứng này thường nhẹ -nên bạn có thể không hề biết là mình đã mắc bệnh
    1.VIÊM GAN C CẤP
    Khoảng thời gian ngắn (thường là 6 tháng) sau khi nhiễm bệnh thường được gọi là giai đoạn cấp của bệnh. Bệnh nhân bị viêm gan C cấp hiếm khi có biểu hiện triệu chứng. Đó là lý do tại sao viêm gan C thường được gọi là “yên lặng”. Điều này không có nghĩa là tổn thương gan không xảy ra. Trong thời gian này, một số bệnh nhân (khoảng 15-30%) có khả năng tự vượt qua (“diệt sạch”) virus mà không cần điều trị. Dấu hiệu duy nhất cho thấy họ đã mắc bệnh là sự hiện diện của kháng thể chống siêu vi C trong máu. Tìm thấy kháng thể này không có nghĩa là bạn đang mắc bệnh mà chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh ở một thời điểm nào đó. Một xét nghiệm PCR trong máu mới biết được bạn đang mang virus trong người hay không. Điều đáng tiếc là hầu hết bệnh nhân đều không tự diệt sạch được virus trong giai đoạn cấp (có thể xem xét khả năng điều trị nếu tìm thấy virus trong giai đoạn cấp). Bệnh sau đó chuyển sang giai đoạn mãn, như mô tả dưới đây.
    2.VIÊM GAN C MẠN TÍNH
    Nếu virus vẫn tồn tại trong máu (và gan) trên 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, bạn đã bị viêm gan C mạn tính . Cơ may khỏi bệnh rất hiếm nếu không điều trị . Ở giai đoạn này, có thể bắt đầu có những tổn thương nặng hơn cho gan. Bạn có thể thấy có triệu chứng của bệnh trong giai đoạn này.
    Người bị viêm gan C mạn tính có thể thấy mệt mỏi khó tập trung, thấy ốm yếu, đau cơ hay đau khớp, thấy lo lắng hay chán nản .Hầu hết bệnh nhân đều không cór triệu chứng và không cảm thấy bệnh. Việc không có triệu chứng có thể kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên, virus vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở trong gan. Chúng gây viêm gan và tăng nồng độ của nhiều men gan (AST và ALT) có thể đo được trong máu. Kết quả là tổn thương gan (gọi là xơ hóa ) có thể lan rộng và dẫn đến xơ gan . Khi xơ gan, mô xơ xâm lấn và thay thế mô gan bình thường, làm hỏng những chức năng quan trọng của gan như tiêu hóa và giải độc. Khoảng 20% bệnh nhân viêm gan C bị xơ gan. Xơ gan là một bệnh nặng có nhiều biến chứng nghiêm trọng nên phải điều trị tích cực . Ghép gan là biện pháp điều trị duy nhất để điều trị xơ gan nặng. Nếu không điều trị, xơ gan sẽ dẫn đến những biến chứng nặng và ung thư gan.
    Bệnh nhân bị viêm gan C có thời gian tiến triển bệnh khác nhau và không thể dự đoán được chính xác. Nhiều bệnh nhân chỉ bị thay đổi ít sau 20-30 năm, trong khi nhiều người bị xơ gan sau 10 năm hay ngắn hơn . Điều cần lưu ý là tốc độ tiến triển đến bệnh gan KHÔNG phụ thuộc vào kiểu gen hay số lượng virus bạn đang mang. Tuy nhiên, các chuyên gia đã nhận biết được những yếu tố có thể làm bệnh tiến triển nhanh hơn:
    · Lớn tuổi tại thời điểm nhiễm bệnh
    · Phái nam
    · Uống rượu bia
    · Đồng nhiễm virus viêm gan B (HBV) hay HIV
    · Thừa cân, béo phì
    · Tiểu đường
    · Hút thuốc
    III.CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆN TẠI
    Có hai loại thuốc được chấp thuận để điều trị viêm gan C mãn: interferon và ribavirin.
    Interferon là một protein tự nhiên do cơ thể sản xuất ra để chống lại nhiễm virus. Thật ra, interferon cũng chịu trách nhiệm một phần về những triệu chứng của viêm gan C như đau nhức cơ và những triệu chứng như cúm. Đây là những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang bảo vệ cơ thể bạn khỏi nhiễm trùng. Tuy nhiên, cơ thể không sản xuất đủ interferon để tiêu diệt virus viêm gan C, nên việc sử dụng dạng thuốc protein này là một cách để kích hoạt cơ thể tăng cường đề kháng tự nhiên. Vì interferon là một protein, thuốc sẽ bị cơ thể phá huỷ khi uống qua đường tiêu hóa, nên chỉ có thể sử dụng thuốc đường tiêm dưới da . Bạn sẽ được hướng dẫn cách tiêm chích thuốc khi bắt đầu điều trị.
    Có 2 dạng interferon hiện đang được sử dụng:
    *Interferon thông thường - bị cơ thể phân hủy nhanh chóng và phải chích ít nhất 3 lần mỗi tuần.
    *“Pegylated” interferon (interferon được kết hợp với PEG: Poly Ethylene Glycol) dạng thuốc được điều chỉnh để có thời gian tác dụng trong cơ thể dài hơn để diệt virus . Hiện có hai dạng - PEGASYS‚ (peginterferon alfa-2a [40KD]), được bào chế bởi công ty Roche, và PEG-INTRON (peginterferon alfa-2b), được bào chế bởi công ty Schering-Plough. Khi chích thuốc theo chỉ định của thầy thuốc, pegylated interferon tồn tại trong cơ thể ở một nồng độ đủ để diệt virus. Những interferons này tốt hơn dạng interferon thông thường về tác dụng diệt virus và dễ sử dụng hơn vì chỉ cần chích 1 tuần 1 lần.
    Những bệnh nhân không đáp ứng với interferon qui ước có thể đáp ứng tốt hơn với điều trị pegylated interferon.
    Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy điều trị interferon đơn thuần (đơn trị liệu) cũng diệt được virus ở vài bệnh nhân, nhưng kết quả sẽ tốt hơn nếu kết hợp với một thuốc khác gọi là ribavirin (điều trị phối hợp).
    Ribavirin: Thuốc có dạng viên nén hay viên nang dùng để uống 2 lần một ngày. Ribavirin có thể tăng cường tác dụng điều trị của interferon (dạng qui ước hay dạng được pegylate hóa) khi sử dụng kết hợp. Thuốc làm tăng hiệu quả của interferon, và làm giảm khả năng tái phát. Sử dụng ribavirin đơn thuần không diệt được virus.
    Bác sĩ của bạn sẽ chọn lựa thuốc nào là tốt nhất cho bạn tùy theo tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu bạn được cho điều trị bằng interferon hay pegylated interferon đơn thuần, là do bạn không thể sử dụng ribavirin vì lý do y khoa. Ngoài ra, interferon và ribavirin có thể gây khuyết tật cho thai, vì vậy vấn đề quan trọng là phải thực hiện các biện pháp ngừa thai trước, trong và 6 tháng sau khi điều trị.
    1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
    Nếu bạn bắt đầu điều trị, điều rất quan trọng là bạn phải sử dụng thuốc đúng như đã được kê toa. Nghĩa là phải dùng thuốc đúng liều lượng vào đúng thời gian quy định. Điều này gọi là “tuân thủ điều trị” theo chuyên ngành y khoa. Bệnh nhân tuân thủ tốt thường có cơ may khỏi bệnh cao hơn. Nếu bạn ngưng thuốc sớm hay không dùng đúng liều, bạn có thể không diệt được virus.
    2.KHI ĐIỀU TRỊ KHÔNG PHÙ HỢP
    Kết hợp pegylated interferon và ribavirin là cách điều trị hiệu quả nhất. Tuy nhiên, một số bệnh nhân không được kê toa kết hợp điều trị vì họ còn có những bệnh khác. Điều trị có thể gây khuyết tật thai nhi nên không được sử dụng ở những người đang dự tính có thai hay đang có thai. Phải ngừa thai hiệu quả trong thời gian điều trị và tiếp tục 6 tháng sau khi ngưng điều trị nếu bạn đang ở độ tuổi sinh đẻ.
    Nếu bạn có biểu hiện chứng trầm cảm trong quá khứ, hay có bệnh tim nặng trong 6 tháng trước đó, bác sĩ có thể thảo luận về những phương án điều trị với bạn.
    Bạn và bác sĩ của bạn có thể quyết định rằng, vì những lý do cá nhân hay xã hội, có thể tốt hơn nếu trì hoãn điều trị. Trong một số trường hợp, việc trì hoãn điều trị có thể là một ý định sáng suốt nếu như bạn đang gặp phải những thay đổi lớn trong cuộc sống có thể làm trở ngại cho việc tuân thủ điều trị.
    Có rất nhiều nghiên cứu để tìm ra những phương pháp mới điều trị viêm gan C. Nếu bác sĩ khuyên bạn không nên điều trị bây giờ, bạn vẫn có thể nhận được các lợi ích từ điều trị trong tương lai. Trong thời gian chờ đợi, bạn cần cố gắng hạn chế những tổn thương cho gan và cải thiện sức khỏe bằng cách thay đổi lối sống, tập thể dục thường xuyên, ăn khẩu phần lành mạnh và tránh hút thuốc hay uống rượu. Điều quan trọng là có cái nhìn bao quát để cải thiện sức khỏe, hơn là chỉ nhằm vào lá gan.
    3.CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN C- QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU TRỊ
    Ngày nay, điều trị viêm gan thành công hơn nhiều về tác dụng diệt virus so với chỉ 5 năm trước đây. Mới đây, một hướng dẫn quốc tế về điều trị viêm gan C đã xác định phối hợp thuốc giữa pegylated interferon và ribavirin được xem là phương pháp tiêu chuẩn để điều trị bệnh . Khi bạn đã quyết định điều trị, bạn cần phải khám định kỳ để kiểm tra tiến triển của bệnh và theo dõi các tác dụng điều trị.
    Quyết định bắt đầu điều trị viêm gan C cần được cân nhắc cẩn thận từ phía bạn và phía thầy thuốc. Thời gian điều trị là 24 hay 48 tuần phụ thuộc vào kiểu gen và cần phải điều trị đủ thời gian để làm sạch virus.
    Những thử nghiệm trước khi bắt đầu điều trị - thầy thuốc cần tiến hành một số xét nghiệm để xem việc điều trị có hữu ích cho bạn hay không (hầu hết những xét nghiệm này chỉ cần lấy máu để kiểm tra)
    Có thể cần lấy một mẫu nhỏ tổ chức gan (phương pháp sinh thiết ) để kiểm tra (đây là một phương pháp tương đối an toàn, mặc dù có nguy cơ rất nhỏ bị chảy máu). Sinh thiết cho thấy gan của bạn bị ảnh hưởng như thế nào do virus viêm gan C và có thể giúp ích cho quyết định điều trị. Nhiều thầy thuốc chỉ định những xét nghiệm phản ánh tình trạng xơ hóa (xét nghiệm máu đang được cộng đồng y học đánh giá), ít gây tổn thương hơn so với làm sinh thiết và có thể kiểm tra tổn thương gan.
    4.THEO DÕI KIỂM TRATRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ
    Yếu tố quan trọng nhất để tiêu diệt virus là phải hoàn thành chương trình điều trị như đã được kê toa. Trong quá trình điều trị, bạn sẽ được thầy thuốc yêu cầu tới kiểm tra theo dõi đều đặn. Trong những lần tái khám này, thầy thuốc của bạn sẽ:
    Làm một số xét nghiệm để kiểm tra đáp ứng với điều trị của bạn
    Theo dõi tác dụng phụ của thuốc trên cơ thể bạn và gợi ý những phương pháp để hạn chế chúng
    Theo dõi tình trạng gan và sức khỏe chung của bạn
    Những xét nghiệm này được tiến hành ở những thời điểm khác nhau trong quá trình điều trị.
    Ở nhiều bệnh nhân, số lượng virus sẽ giảm xuống đáng kể khi bắt đầu điều trị. Dấu hiệu đáp ứng virus sớm là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn sẽ thực sự tiêu diệt được virus. Tuy nhiên, virus viêm gan C có thể lây nhiễm vào những tế bào khác ngoài gan và máu . Do đó, muốn tiêu diệt sạch virus, điều cốt lõi là bạn phải tiếp tục điều trị theo hướng dẫn và đủ thời gian, mặc dù bạn đã có đáp ứng virus sớm. Điều này sẽ giảm thiểu tối đa khả năng tái phát sau khi hoàn thành điều trị.
    Mục tiêu điều trị cuối cùng là kết quả xét nghiệm virus vẫn âm tính sau khi ngừng điều trị 6 tháng, kết quả này gọi là đáp ứng virus kéo dài . Điều này được xem là khỏi bệnh, vì khả năng tái phát về sau rất hiếm (chỉ khoảng 1%). Khoảng 1 trong 2 bệnh nhân có kiểu gen 1 và khoảng 4 trong 5 người bệnh có kiểu gen 2 và 3 được điều trị khỏi bệnh.
    5.CÁC TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU TRỊ
    Mặc dù hầu hết bệnh nhân đều có thể hoàn tất điều trị, nhiều người bị tác dụng phụ của thuốc trong lúc điều trị. Tốt nhất là nên chuẩn bị trước.
    Kết hợp pegylated interferon và ribavirin có tác dụng diệt virus mạnh và cho bạn cơ hội khỏi bệnh. Tuy nhiên, những thuốc này có thể gây những biểu hiện khó chịu gọi là tác dụng phụ. Những tác dụng phụ này không xảy ra cùng lúc, một số tác dụng xảy ra khi bắt đầu điều trị, một số khác xảy ra về sau. Mặc dù những tác dụng phụ này có thể trầm trọng, hầu hết bệnh nhân đều ghi nhận là nhẹ đến trung bình. Tác dụng phụ nói chung giảm dần theo thời gian và biến mất khi chấm dứt điều trị.
    Bệnh nhân đáp ứng khác nhau với điều trị, nhiều người không có vấn đề gì khi điều trị, nhiều người lại có. Điều quan trọng là cần báo cho thầy thuốc biết nếu bạn có tác dụng phụ, bác sĩ có thể xem xét lại chế độ điều trị hay kê toa thêm những thuốc khác để làm giảm tác dụng phụ. Dưới đây là một số các tác dụng phụ thường gặp nhất để bạn chuẩn bị tốt hơn:
    Hội chứng giống như cúm (sốt, ớn lạnh, đau nhức)-là phổ biến, nhưng có thể làm giảm nhẹ bằng những biện pháp đơn giản như uống nhiều nước và uống thuốc làm giảm triệu chứng. Bạn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thêm bất cứ thuốc gì.
    Trạng thái tinh thần - đã được nhận biết là một đặc điểm của bản thân bệnh viêm gan C và thường nặng lên khi điều trị. Triệu chứng có thể là trầm cảm, lo âu, thay đổi tính tình, cáu gắt, rối loạn trí nhớ và khả năng tập trung. Nếu bạn có những vấn đề này trước đó, hay đang được điều trị, cần phải báo cho thầy thuốc trước khi điều trị viêm gan C. Những vấn đề về trạng thái tinh thần là lý do chính làm bệnh nhân ngưng điều trị viêm gan C, nên điều quan trọng là bạn và thầy thuốc của bạn nhận ra những vấn đề này sớm và điều chỉnh phù hợp. Ví dụ, ở một vài trường hợp, dấu hiệu trầm cảm trong lúc điều trị có thể điều trị bằng thuốc nên bệnh nhân có thể tiếp tục hoàn tất điều trị viêm gan C.
    Thay đổi về máu - một số thay đổi về nồng độ các chất trong máu thường xảy ra khi điều trị kết hợp và bác sĩ thường chỉ định những xét nghiệm máu để theo dõi. Ribavirin làm giảm lượng haemoglobin, cũng như làm hồng cầu dễ vỡ hơn khi điều trị. Điều này có thể gây thiếu máu làm cho mệt mỏi, khó thở hay làm bệnh tim nặng thêm. Haemoglobin trở về bình thường khi chấm dứt điều trị. Tương tự như vậy, pegylated interferons làm giảm bạch cầu đa nhân trung tính (một thành phần của hệ thống đề kháng nhiễm trùng) và tiểu cầu (liên quan đến đông máu). Theo dõi cẩn thận và nếu cần, giảm liều thuốc thường sẽ đủ để ngăn ngừa những thay đổi trong máu. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu sẽ quay về bình thường sau khi điều trị.
    Tuyến giáp -ở một số ít người, điều trị interferon có thể ảnh hưởng lên chức năng tuyến giáp. Dấu hiệu về những vấn đề của tuyến giáp là run và thay đổi cân nặng. Bác sĩ sẽ theo dõi những ảnh hưởng của điều trị trên tuyến giáp nên cần thông báo nếu bạn có những triệu chứng này.
    Khô và ngứa da -Da có thể khô, đôi khi có ngứa trong lúc điều trị.
    Rụng tóc -xảy ra ở vài bệnh nhân và thường nhẹ đến trung bình. Tóc thường mọc lại khi tiếp tục điều trị hay sau khi ngưng điều trị.
    Những triệu chứng khác -nếu bạn ghi nhận có bất cứ triệu chứng này không có ở đây, hãy thông báo cho thầy thuốc hay điều dưỡng biết.
    IV.NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP THEO
    Điều trị thành công thường cải thiện chất lượng cuộc sống và có thể là tuổi thọ của bạn. Tuy nhiên, trong những tháng tiếp theo bạn phải điều chỉnh cách sinh hoạt để thích nghi với bệnh tật và chế độ điều trị. Điều trị viêm gan C mãn tính sẽ gồm nhiều lần tái khám và xét nghiệm. Cũng có thể có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sinh họat thường nhật. Điều này tạo thêm những áp lực cho đời sống gia đình, công việc và xã hội của bạn.
    Bạn không nên chịu đựng những gánh nặng này một mình. Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp có thể giúp bạn bằng nhiều cách và sẽ ổn thỏa nếu bạn yêu cầu được giúp đỡ. Vấn đề bạn đang đối diện có thể ít gây căng thẳng trong quan hệ nếu bạn thảo luận trước một cách cởi mở. Cũng hữu ích nếu như bạn vẫn duy trì những thích thú hay quan tâm khác.
    Đề nghị giúp đỡ trong công việc nhà - bạn có thể dễ mệt hơn, cáu kỉnh hơn và cảm thấy ốm sau khi chích thuốc.
    Tập thể dục nhẹ như đi xe đạp, đi bộ, bơi hay yoga giúp bạn bớt đau cơ, cải thiện cảm giác khỏe khoắn và giúp dễ ngủ.
    Nếu bạn cảm thấy khó tập trung khi làm việc, thử giảm bớt công việc hay báo cho cấp trên biết để giảm bớt công việc. Những lựa chọn khác là: làm việc bán thời gian, giờ làm việc linh động, hay làm việc tại nhà một hay vài ngày trong tuần để giúp bạn xoay sở.
    Nếu bạn bị căng thẳng hay kích thích, điều này cũng có thể là do điều trị. Những người đã điều trị xong có thể giúp bạn lời khuyên hữu ích. Bạn có thể tham gia vào một nhóm người đang điều trị viêm gan C hay câu lạc bộ người bệnh.
    Bạn cũng cần xem lại chế độ ăn. Khi gan bạn hoạt động không tốt, bạn có thể thấy giảm thèm ăn, hay có một vài thức ăn làm bạn không khỏe. Nói chung tốt hơn là bạn nên ăn nhiều bữa ăn nhẹ trong ngày, hơn là ăn một vài bữa ăn lớn. Điều quan trọng nhất là bạn cần ăn một chế độ cân bằng những nhóm chất dinh dưỡng chính yếu.
    Những quan hệ cá nhân của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Những người khác có thể không thấy những triệu chứng bệnh và tác dụng phụ của điều trị và nếu họ trông bạn vẫn không có vẻ gì là bệnh, người ta có thể không biết là bạn đang có bệnh hay không thông cảm với những yêu cầu của bạn. Nếu bạn luôn là người “cái gì cũng làm”, người bạn đời của bạn có thể bị áp lực vì lúc này phải gánh thêm trách nhiệm. Sự kích thích hay mất ngủ có thể làm cuộc sống chung thêm khó khăn và đời sống tình dục có thể bị ảnh hưởng. Bạn bè và gia đình cần giúp đỡ và thông cảm để bạn vượt qua những khó khăn này. Đôi khi, có thể cần đến tư vấn chuyên nghiệp về mối quan hệ và bác sĩ hay điều dưỡng có thể khuyên nhủ bạn. Chỉ cần bạn có nghị lực và cố gắng, tất cả sẽ vượt qua.
    (Theo: U.S. Food and Drug Administration )





  24. #20
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Virut viêm gan C - Kẻ giết người thầm lặng
    Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (HCV) gây nên, là một bệnh thầm lặng nhưng để lại những hậu quả rất nặng nề, tuy vậy, bệnh viêm gan C còn ít được quan tâm. Hàng năm trên thế giới có khoảng 3% dân số mắc bệnh viêm gan C và có khoảng 170 triệu người lành mang virut viêm gan C.
    Triệu chứng dễ bị bỏ qua
    Viêm gan C là một bệnh lây truyền từ người mang HCV sang cho người lành theo 3 con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh. Tuy vậy, nguy cơ lây nhiễm theo đường tình dục hiếm hơn bệnh viêm gan B. Hiện tượng mẹ truyền virut viêm gan C cho con đã có ghi nhận nhưng tỷ lệ cũng thấp. Như vậy, nguy cơ lây nhiễm virut viêm gan C chủ yếu theo đường máu (người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C; dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C; nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm có chứa HCV, một số nguyên nhân khác như châm cứu, bấm lỗ tai, xăm mình mà các dụng cụ hành nghề không tuyệt đối vô khuẩn). Ngoài ra, có một tỷ lệ khoảng từ 30 - 40% trường hợp bị nhiễm HCV nhưng không rõ nguyên nhân lây nhiễm.

    Khám chẩn đoán cho bệnh nhân viêm gan.
    Sau khi HCV vào cơ thể, chúng có thời kỳ ủ bệnh khá dài (khoảng từ 7 - 8 tuần lễ), sau đó là thời kỳ khởi phát. Hầu hết các trường hợp viêm gan C cấp tính ít có triệu chứng đặc biệt, người bệnh thấy mệt mỏi, nhức đầu và có một số triệu chứng giống cảm cúm. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, đau tức vùng hạ sườn phải (vùng gan). Nếu ấn vào kẽ liên sườn 11 - 12 bên phải người bệnh sẽ thấy đau, tức, khó chịu. Lý do là do gan bị viêm, sưng làm cho màng ngoài gan cũng bị căng ra. Kèm theo đau có thể có hiện tượng vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu như nước vối do gan bị viêm làm ảnh hưởng đến đường dẫn mật trong gan làm cho sắc tố mật ứ trệ.
    Tuy vậy, triệu chứng đau và vàng da, vàng mắt đôi khi chỉ nhẹ làm cho người bệnh không để ý dễ bỏ qua mặc dù gan vẫn đang trong thời kỳ viêm rất nặng. Thời kỳ bệnh toàn phát này có thể kéo dài khá lâu (khoảng 6 - 8 tuần) rồi bệnh tự khỏi không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc gì. Tuy vậy, số người bệnh tự khỏi này chỉ chiếm khoảng 15 - 30% các trường hợp (khác với viêm gan B là 90%). Số còn lại hoặc sẽ trở thành viêm gan C mạn tính hoặc trở thành người lành mang virut viêm gan C (nghĩa là sau khoảng 6 tháng cơ thể không đào thải HCV ra khỏi cơ thể).
    Viêm gan C mạn tính chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với viêm gan B (viêm gan C có tỷ lệ khoảng từ 30 - 60%, trong khi đó tỷ lệ này của viêm gan B chỉ là 10%). Ðặc điểm nổi bật của bệnh viêm gan C mạn tính là sự tiến triển rất thầm lặng qua 10 - 30 năm, vì thế người bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều đáng lo ngại nhất là khi bị viêm gan C mạn tính, về sau có thể bị biến chứng xơ gan (khoảng 10 - 20%) hoặc nguy hiểm hơn là ung thư gan (khoảng 5%). Tỷ lệ biến chứng xơ gan, ung thư gan so với viêm gan B cũng cao hơn nhiều. Người lành mang virut viêm gan C thì bản thân người đó ít có ảnh hưởng gì nhưng lại là nguồn truyền mầm bệnh nguy hiểm cho người lành khác. Vì vậy, virut viêm gan C hiện nay vẫn là một hiểm họa lớn cho con người. Nhiều người không có hoặc có ít triệu chứng trong giai đoạn nhiễm HCV cấp tính. Phần lớn người mắc bệnh viêm gan C mạn tính cũng không có triệu chứng gì và vẫn sống gần như bình thường, chỉ khi bị xơ gan hoặc ung thư gan mới thể hiện các triệu chứng.
    Khi nghi bị viêm gan C nên làm gì?
    Khi nghi ngờ bị viêm gan, cần đi khám ngay. Đi khám bệnh sẽ được làm các loại xét nghiệm từ cơ bản đến đặc hiệu. Các loại xét nghiệm viêm gan C ở các tuyến cơ sở có thể làm được là xét nghiệm máu với test nhanh HCV, định lượng sắc tố mật trong máu (bilirubin), men gan (SGOT và SGPT), siêu âm gan để đánh giá tình trạng của gan có bị viêm hay không. Ở tuyến trên, ngoài các xét nghiệm cơ bản, các phòng xét nghiệm có đủ điều kiện có thể định lượng acid nhân của virut viêm gan C (ARN) trong máu người nghi ngờ nhiễm virut viêm gan C và các loại xét nghiệm đặc hiệu khác như sinh thiết gan.
    Cho đến nay, biện pháp cơ bản điều trị viêm gan do HCV là dùng pegylate interferon (alfa 2a và 2b) là thuốc điều trị chủ yếu nhất cho viêm gan siêu vi C mạn tính. Trong đó interferon alpha là một chất tự nhiên của cơ thể, được sản xuất bởi các tế bào đề kháng khi bị nhiễm virut. Như vậy, khi được dùng để điều trị bệnh viêm gan C, interferon alpha bắt chước đáp ứng tự nhiên của cơ thể chúng ta. Khi kết hợp peginterferon với ribavirin hiệu quả đạt được khoảng 54 - 63%. Tuy nhiên, liều lượng và phương thức điều trị viêm gan C là hoàn toàn do bác sĩ chuyên khoa khám bệnh và chỉ định, bệnh nhân hoặc người nhà người bệnh không được tự mua thuốc để chữa bệnh.
    Phòng bệnh viêm gan C thế nào?
    Để phòng nhiễm virut viêm gan C do tiếp xúc với máu, phải tuyệt đối vô khuẩn các dụng cụ y tế có liên quan đến người bệnh trong công việc hằng ngày. Việc kiểm tra thật nghiêm ngặt trước khi nhận máu của người hiến máu là hết sức cần thiết.
    Trong công tác chuyên môn hàng ngày, người thầy thuốc phải nắm rõ đối tượng mình phục vụ có bị nhiễm virut viêm gan C hay không để đề phòng khi làm các thủ thuật (tiêm, truyền, phẫu thuật, châm hoặc các thủ thuật khác có tiếp xúc với máu). Khi phải dùng bơm kim tiêm để tiêm hoặc truyền, tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm và phải dùng bơm kim tiêm đã tuyệt đối vô khuẩn. Đối với nam giới, không dùng chung dao cạo râu. Đối với thợ cắt tóc, nếu cạo râu cho khách, cần phải dùng lưỡi dao cạo mới.
    Trong quan hệ tình dục, khi đã biết hoặc nghi ngờ đối tượng tiếp xúc có mang virut viêm gan C thì nhất thiết phải dùng bao cao su đảm bảo chất lượng ngay từ đầu (động tác này còn giúp cho việc phòng các bệnh lây qua đường tình dục khác). Khi chúng ta đã biết đường truyền bệnh của virut viêm gan C thì trong cuộc sống hằng ngày không sợ sống chung, không sợ bắt tay, ôm hôn hoặc không sợ ngồi ăn cùng mâm, ngủ cùng giường.
    Đối với người bị viêm gan C mạn tính hoặc người lành mang virut viêm gan C, cần được khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ. Đối với người bị viêm gan C mạn tính, nên kiểm tra anpha FP trong máu (anpha feto protein) nhằm phát hiện ung thư gan sớm. Đây là một loại protein xuất hiện trong máu người bệnh ung thư gan khi vượt quá chỉ số cho phép.
    (Theo PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu - suckhoedoisong.vn)

Trang 1 của 16 12311 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 6 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 6 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •