Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 20 của 311

Chủ đề: Tổng quan về viêm gan siêu vi B và viêm gan C

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Viêm gan c

    Các loại bệnh > Viêm gan C > Triệu chứng và phân loại



    Triệu chứng của viêm gan siêu vi C là gì ?
    Khi mới nhiễm HCV, chỉ khoảng 25% bệnh nhân biểu hiện triệu chứng bên ngoài của viêm gan cấp. Triệu chứng này bao gồm : mệt mỏi, đau cơ, ăn không ngon, và sốt nhẹ. Hiếm hơn là vàng da và vàng mắt. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân (75%) không có hoặc có ít triệu chứng khi mới nhiễm HCV.


    Tổng hợp những Triệu Chứng của Viêm Gan C
    Nhiều người không có hoặc có một ít triệu chứng trong giai đoạn nhiễm HCV cấp tính. Phần lớn các người mang bệnh HCV kinh niên cũng không có triệu chứng nào và vẫn sống gần như bình thường.


    Biến chứng của viêm gan C
    15-20% người bị nhiễm viêm gan C tự tiêu diệt được virus này mà không bị tổn thương gan. Với số còn lại, bệnh định cư và tấn công gan một cách chậm chạp. Khoảng 85% số người nhiễm HCV bị viêm gan mạn tính. 20% bị xơ gan, thường trong vòng 20 năm đầu sau khi nhiễm. Trong số những người bị xơ gan, một nửa tiến triển thành bệnh gan giai đoạn cuối hoặc ung thư gan.


    Diễn tiến thông thường của viêm gan siêu vi C (HCV) là gì ?
    Những hiểu biết của chúng ta về diễn tiến tự nhiên của HCV còn đang phát triển. Khoảng 15% bệnh nhân viêm gan siêu vi C cấp phục hồi tự nhiên (sạch hết virus). Tuy nhiên, 85% bị viêm gan mạn. Bao nhiêu người trong số những bệnh nhân này tiến triển đến xơ gan ? Có cách để tiên lượng được ai sẽ bị xơ gan không ? Và rồi, sẽ có bao nhiêu nguời bị suy gan, bao gồm cả biến chứng của xơ gan, hay ung thư gan ? Một người xơ gan rồi, liệu người đó sống được bao lâu ? Đây là những câu hỏi rất thích đáng mà không có câu trả lời rõ ràng, chỉ đánh giá vừa phải thôi.
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    1. SIÊU VI VIÊM GAN C - TỔNG QUAN
    Siêu vi viêm gan C (SVVG C) là một loaị virut có khuynh hướng xâm nhập tế bào gan, gây ra bệnh viêm gan. Bệnh viêm gan siêu vi C mới được phát hiện từ năm 1989, do đó xét nghiệm chẩn đoán bệnh chỉ có thể làm được trong những năm gần đây.
    Cách lây nhiễm siêu vi viêm gan C
    Siêu vi viêm gan C lưu hành trong máu, do đó bệnh viêm gan C lây truyền chủ yếu qua đường máu. Những đường lây nhiễm siêu vi C chủ yếu:
    1. Người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C: Mặc dù các biện pháp lựa chọn người cho máu đang được áp dụng, SVVG C vẫn có thể lọt lưới và được truyền sang người nhận.
    2. Dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C: Sử dụng chung kim tiêm ở những người nghiện ma túy làm gia tăng đáng kể lây nhiễm bệnh viêm gan C.
    3. Nhân viên Y tế: Bất kỳ nhân viên Y tế nào (Bác sỹ, Nha sỹ, Y tá, Y công.) cũng có thể bị nhiễm SVVG C do tiếp xúc với bệnh phẩm chứa siêu vi trong qúa trình làm việc.
    4. Ðường tình dục: Có nguy cơ lây nhiễm siêu vi C qua quan hệ tình dục nhưng hiếm hơn bệnh viêm gan B.
    5. Mẹ truyền sang con: Người ta ghi nhận có sự lây truyền từ mẹ sang con, nhưng tỉ lệ thấp.
    6. Nguyên nhân khác: xăm mình, xỏ lỗ tai với vật dụng không tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi C.
    7. Không rõ đường lây nhiễm: chiếm 30-40% trường hợp.
    2. DIỄN TIẾN TỰ NHIÊN BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI C
    Nhiễm trùng cấp tính:
    Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Một số khác có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, có thể vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu.Chẩn đoán bệnh dựa vào xét nghiệm máu.
    Nhiễm trùng mạn tính:
    Khoảng 85% trường hợp nhiễm SVVG C sẽ chuyển thành viêm gan mạn tính, nghĩa là không đào thải được virut sau 6 tháng. Ðặc điểm nổi bật của bệnh viên gan C mạn tính là sự tiến triển rất thầm lặng qua 10-30 năm, vì thế người bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhiều trường bệnh chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng nghiêm trọng: xơ gan với biểu hiện báng bụng (ổ bụng có nước), giãn mạch máu đường tiêu hóa, có thể vỡ gây chảy máu ồ ạt và tử vong. Một biến chứng nữa là ung thư tế bào gan.
    Khi đã xơ, gan khó hồi phục lại, cho dù tình trạng viêm có thuyên giảm. Vì vậy, các thầy thuốc khuyên nên điều trị sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan
    .
    HÌNH 1: SƠ ÐỒ NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN C

    3. CHẨN ÐOÁN BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI C
    3.1. XÉT NGHIỆM MÁU
    Men gan tăng chứng tỏ tế bào gan đang bị phá hủy. Kháng thể chống siêu vi C dương tính trong hầu hết các trường hợp. Chức năng gan có thể rối loạn tùy mức độ và thời gian bị bệnh.
    3.2. KHÁM CHUYÊN KHOA GAN
    Sau khi xác nhận đang có quá trình viêm gan, Bác Sỹ sẽ khuyên Bạn làm thêm các xét nghiệm:
    1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan
    2. Siêu âm gan: Nhằm nghiên cứu cấu trúc của gan và các bộ phận xung quanh, tìm dấu hiệu xơ gan hoặc biểu hiện bất thường khác.
    3. Sinh thiết gan: Xét nghiệm này cho phép các chuyên gia quan sát tế bào gan dưới kính hiển vi, xác định mức độ viêm nhiễm, chẩn đoán giai đoạn bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị.
    4. Xét nghiệm HCV RNA: Phát hiện trực tiếp siêu vi trong máu, đồng thời định danh dưới nhóm để lựa chọn phác đồ hợp lý. Xét nghiệm này còn được sử dụng để tiên lượng đáp ứng tốt với điều trị.
    4. LỜI KHUYÊN CHẾ ÐỘ ĂN VÀ LỐI SỐNG
    CHẾ ÐỘ ĂN:
    Bạn nên hạn chế uống rượu bia, bởi vì xơ gan dễ xảy ra hơn ở người viêm gan đồng thời nghiện rượu. Bệnh nhân viêm gan C có thể duy trì chế độ ăn lành mạnh bình thường. Khi đã có xơ gan, Bác Sỹ khuyên nên áp dụng chế độ ăn giảm muối.
    Lối sống
    Như đã nêu ở trên, siêu vi viêm gan C lây truyền qua đường máu. Nếu bạn bị đứt tay, hãy lau sạch máu bằng dung dịch sát trùng. Mặc dù nguy cơ lây nhiễm thấp, bạn vẫn nên áp dụng phương pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.

    ÐIỀU TRỊ
    Bệnh viêm gan C mạn tính cần được điều trị càng sớm càng tốt nhằm:
    1. Giảm thiểu hoặc loại trừ hoàn toàn tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa diễn tiến sang xơ gan, ung thư gan.
    2. Ðào thải hoặc giảm bớt lượng siêu vi C trong cơ thể, đặc biệt là ở gan.
    5. ÐIỀU TRỊ ÐẶC HIỆU
    Cho đến nay, biện pháp cơ bản điều trị viêm gan siêu vi C là Interferon alpha. Ðây là một chất tự nhiên của cơ thể, được sản xuất bởi các tế bào đề kháng khi bị nhiễm siêu vi. Như vậy, khi được dùng để điều trị bệnh viêm gan C, interferon alpha bắt chước đáp ứng tự nhiên của cơ thể chúng ta.
    Interferon alpha (RoferonỊ-A) được đóng sẵn trong bơm tiêm nhỏ, tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Sau những lần tiêm đầu tiên, hầu hết bệnh nhân có cảm giác sốt nhẹ, mệt mỏi giống như cúm trong vài giờ. Lý do là việc điều trị Interferon alpha sẽ khởi động đáp ứng của cơ thể chống lại siêu vi trùng C, tương tự như đối với siêu vi trùng cúm. Những triệu chứng này giảm dần sau một vài tuần. Ðể hạn chế tác dụng phụ này, nên tiêm thuốc vào buổi tối và uống Paracetamol nửa tiếng trước khi tiêm﮼br> Trong thời gian điều trị, Bạn nên làm xét nghiệm máu để đánh giá đáp ứng. Sau khi kết thúc đợt điều trị, cần tiếp tục theo dõi 6 tháng tiếp theo, bởi vì một số bệnh nhân có thể tái phát sau khi ngưng điều trị.
    Hiên nay, một số phác đồ phối hợp kháng sinh chống virut cho kết quả khỏi bệnh cao hơn, ví dụ kết hợp Interferon alpha với Ribavirin.
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 04-01-2014 lúc 15:24.

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    TÌM HIỂU SÂU HƠN VỀ VIÊM GAN C
    1.Siêu vi C : Được phát hiện năm 1989. Virus này lan truyền qua đường máu , như viêm gan B, nhưng hiếm khi lây qua đường tình dục . Viêm gan C thường được gọi là một “bệnh thầm lặng” vì nhiều bệnh nhân mang virus không có triệu chứng và không cảm thấy bệnh . Hiện tại không có thuốc chủng ngừa để bảo vệ bạn khỏi bị viêm gan C . Tuy nhiên khi đã nhiễm và bị viêm gan C thì vẫn có cách điều trị.
    2. Bệnh viêm gan C:
    Viêm gan C là một bệnh do virus lan truyền rộng rãi và Tổ chức Y Tế thế giới ước tính có 170 triệu người trên thế giới đang mắc bệnh. {WHO, 2000}
    Virus viêm gan C có 6 kiểu chính, gọi là kiểu gen.
    Kiểu gen không ảnh hưởng đến độ nặng của bệnh nhưng sẽ ảnh hưởng đến việc bạn sẽ được điều trị như thế nào. Kiểu gen của virus được xác định bằng xét nghiệm máu trước khi bắt đầu điều trị.
    Việc xác định kiểu gen là vấn đề quan trọng vì có một số kiểu gen dễ điều trị hơn một số kiểu gen khác. Điều này có nghĩa là việc điều trị sẽ khác nhau tùy theo kiểu gen. Các loại kiểu gen được mô tả như sau:
    Kiểu gen 1 được tìm thấy chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ (khoảng 70% người bị viêm gan C ở những vùng này bị nhiễm kiểu gen 1). Loại này khó điều trị hơn và cần 48 tuần để diệt sạch virus.
    Kiểu gen 2 và 3 dễ điều trị hơn, và nhiều bệnh nhân mắc thể viêm gan này có thể làm sạch virus chỉ sau 24 tuần điều trị (khoảng 30% người bị viêm gan C ở châu Âu và Bắc Mỹ bị nhiễm kiểu gen 2 và 3). Kiểu gen 2 và 3 cũng thường gặp ở Úc và vùng Viễn Đông.
    Kiểu gen 4 thường gặp ở Trung Đông và châu Phi và được điều trị trong 48 tuần, như kiểu gen 1 (khoảng 90% người bị viêm gan C ở Trung Đông và châu Phi bị nhiễm kiểu gen 4).
    Kiểu gen 5 & 6 hiếm hơn, và được điều trị trong 48 tuần, như kiểu gen 1 & 4. ( ở Việt Nam kiểu gen 6 chiếm tỷ lệ cao khoảng 20%, chỉ sau kiểu gen 1) 3.Chức năng của gan, và virus viêm gan C ảnh hưởng đến gan như thế nào? Gan là một trong những cơ quan lớn nhất và quan trọng nhất trong cơ thể. Gan nằm dưới khung sườn bên phải, phía trên dạ dày. Gan chịu trách nhiệm:
    · Dự trữ vitamin, khoáng chất , sắt và đường cho cơ thể và chuyển hóa thức ăn
    · Sản xuất những protein cơ bản và những chất đông máu.
    · Kiểm soát nồng độ hormone và các chất hóa học trong máu
    Hóa giải chất độc
    Bạn không thể sống nếu không có gan. Nếu gan bị bệnh, chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng, và bạn sẽ thấy sức khỏe thay đổi. Tổn thương gan do virus viêm gan C có thể tiến triển chậm trong nhiều năm, nên việc phát hiện và điều trị rất quan trọng. Những thông tin về tác hại của viêm gan C và điều trị như thế nào được trình bày trong phần sau.
    4.Bạn bị nhiễm bệnh như thế nào?
    Người ta thường bị nhiễm viêm gan C qua:
    · Truyền máu bị nhiễm hay những chế phẩm của máu trước năm 1991
    · Tiếp xúc với máu của người bị nhiễm (sử dụng chung dao cạo râu, kéo, bàn chải đánh răng, bông băng vệ sinh, băng vết thương)
    Tất cả những tình huống (trong hay ngoài y khoa) có sử dụng hay tái sử dụng những dụng cụ không được vô trùng cẩn thận như những trường hợp sau:
    · Dùng chung kim tiêm hay ống chích
    · Bị kim tiêm đâm phải (ví dụ như khi y tá tiêm chích thuốc)
    · Chữa răng
    · Xăm mình, châm cứu xỏ lỗ tai không vô trùng
    · Truyền bệnh qua những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu, giao hợp lúc có kinh
    · Sử dụng những vật dụng vệ sinh cá nhân bị nhiễm
    · Truyền từ mẹ sang con (hiếm gặp)
    · Ở nhiều người, không biết được đường lây nhiễm
    5.Làm thế nào để tránh lây bệnh cho người khác?
    Bạn không bị lây (hay truyền bệnh) khi hắt hơi, ho, hôn, ăn chung chén bát, sử dụng chung nhà vệ sinh hay qua những hành vi giao tiếp thông thường. {WHO Fact Sheet 164, 2000}
    Tuy nhiên, bạn cần thực hiện một số biện pháp đểđề phòng lây bệnh cho người khác:
    Tránh dùng chung kim tiêm hay những vật dụng tương tự (như xăm mình, tiêm chích thuốc, kim châm cứu…)
    Tránh những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu và tránh giao hợp khi hành kinh (sử dụng bao cao su làm giảm nguy cơ)
    Làm sạch vết máu (dùng găng cao su và chất khử trùng)
    Tránh sử dụng chung những vật dụng vệ sinh cá nhân (bàn chải đánh răng, dao cạo, cắt móng tay) vì chúng có thể dây máu
    Phụ nữ nên cẩn thận khi hành kinh và nên vứt bỏ băng vệ sinh vào nơi an toàn
    Điều quan trọng là bạn cần suy nghĩ về khả năng lây bệnh cho người khác vì hai lý do:
    · Bạn có thể tránh được nguy cơ một khi đã khỏi bệnh
    · Bạn có thể tránh được việc truyền bệnh cho người khác
    Vấn đề quan trọng là cần hiểu rõ về viêm gan C và chuẩn bị cho điều trị diệt virus

    II.ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI BẠN MẮC VIÊM GAN C?
    Khi mắc bệnh, virus viêm gan C đi từ máu đến gan và sinh sôi ở đó. Cùng lúc đó, cơ thể bạn bắt đầu chống lại nhiễm trùng. Viêm gan C được xem là “một bệnh thầm lặng”. Chỉ khoảng 1/3 người mắc bệnh có biểu hiện triệu chứng và những triệu chứng này thường nhẹ -nên bạn có thể không hề biết là mình đã mắc bệnh
    1.VIÊM GAN C CẤP
    Khoảng thời gian ngắn (thường là 6 tháng) sau khi nhiễm bệnh thường được gọi là giai đoạn cấp của bệnh. Bệnh nhân bị viêm gan C cấp hiếm khi có biểu hiện triệu chứng. Đó là lý do tại sao viêm gan C thường được gọi là “yên lặng”. Điều này không có nghĩa là tổn thương gan không xảy ra. Trong thời gian này, một số bệnh nhân (khoảng 15-30%) có khả năng tự vượt qua (“diệt sạch”) virus mà không cần điều trị. Dấu hiệu duy nhất cho thấy họ đã mắc bệnh là sự hiện diện của kháng thể chống siêu vi C trong máu. Tìm thấy kháng thể này không có nghĩa là bạn đang mắc bệnh mà chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh ở một thời điểm nào đó. Một xét nghiệm PCR trong máu mới biết được bạn đang mang virus trong người hay không. Điều đáng tiếc là hầu hết bệnh nhân đều không tự diệt sạch được virus trong giai đoạn cấp (có thể xem xét khả năng điều trị nếu tìm thấy virus trong giai đoạn cấp). Bệnh sau đó chuyển sang giai đoạn mãn, như mô tả dưới đây.
    2.VIÊM GAN C MẠN TÍNH
    Nếu virus vẫn tồn tại trong máu (và gan) trên 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, bạn đã bị viêm gan C mạn tính . Cơ may khỏi bệnh rất hiếm nếu không điều trị . Ở giai đoạn này, có thể bắt đầu có những tổn thương nặng hơn cho gan. Bạn có thể thấy có triệu chứng của bệnh trong giai đoạn này.
    Người bị viêm gan C mạn tính có thể thấy mệt mỏi khó tập trung, thấy ốm yếu, đau cơ hay đau khớp, thấy lo lắng hay chán nản .Hầu hết bệnh nhân đều không cór triệu chứng và không cảm thấy bệnh. Việc không có triệu chứng có thể kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên, virus vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở trong gan. Chúng gây viêm gan và tăng nồng độ của nhiều men gan (AST và ALT) có thể đo được trong máu. Kết quả là tổn thương gan (gọi là xơ hóa ) có thể lan rộng và dẫn đến xơ gan . Khi xơ gan, mô xơ xâm lấn và thay thế mô gan bình thường, làm hỏng những chức năng quan trọng của gan như tiêu hóa và giải độc. Khoảng 20% bệnh nhân viêm gan C bị xơ gan. Xơ gan là một bệnh nặng có nhiều biến chứng nghiêm trọng nên phải điều trị tích cực . Ghép gan là biện pháp điều trị duy nhất để điều trị xơ gan nặng. Nếu không điều trị, xơ gan sẽ dẫn đến những biến chứng nặng và ung thư gan.
    Bệnh nhân bị viêm gan C có thời gian tiến triển bệnh khác nhau và không thể dự đoán được chính xác. Nhiều bệnh nhân chỉ bị thay đổi ít sau 20-30 năm, trong khi nhiều người bị xơ gan sau 10 năm hay ngắn hơn . Điều cần lưu ý là tốc độ tiến triển đến bệnh gan KHÔNG phụ thuộc vào kiểu gen hay số lượng virus bạn đang mang. Tuy nhiên, các chuyên gia đã nhận biết được những yếu tố có thể làm bệnh tiến triển nhanh hơn:
    · Lớn tuổi tại thời điểm nhiễm bệnh
    · Phái nam
    · Uống rượu bia
    · Đồng nhiễm virus viêm gan B (HBV) hay HIV
    · Thừa cân, béo phì
    · Tiểu đường
    · Hút thuốc
    III.CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆN TẠI
    Có hai loại thuốc được chấp thuận để điều trị viêm gan C mãn: interferon và ribavirin.
    Interferon là một protein tự nhiên do cơ thể sản xuất ra để chống lại nhiễm virus. Thật ra, interferon cũng chịu trách nhiệm một phần về những triệu chứng của viêm gan C như đau nhức cơ và những triệu chứng như cúm. Đây là những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang bảo vệ cơ thể bạn khỏi nhiễm trùng. Tuy nhiên, cơ thể không sản xuất đủ interferon để tiêu diệt virus viêm gan C, nên việc sử dụng dạng thuốc protein này là một cách để kích hoạt cơ thể tăng cường đề kháng tự nhiên. Vì interferon là một protein, thuốc sẽ bị cơ thể phá huỷ khi uống qua đường tiêu hóa, nên chỉ có thể sử dụng thuốc đường tiêm dưới da . Bạn sẽ được hướng dẫn cách tiêm chích thuốc khi bắt đầu điều trị.
    Có 2 dạng interferon hiện đang được sử dụng:
    *Interferon thông thường - bị cơ thể phân hủy nhanh chóng và phải chích ít nhất 3 lần mỗi tuần.
    *“Pegylated” interferon (interferon được kết hợp với PEG: Poly Ethylene Glycol) dạng thuốc được điều chỉnh để có thời gian tác dụng trong cơ thể dài hơn để diệt virus . Hiện có hai dạng - PEGASYS‚ (peginterferon alfa-2a [40KD]), được bào chế bởi công ty Roche, và PEG-INTRON (peginterferon alfa-2b), được bào chế bởi công ty Schering-Plough. Khi chích thuốc theo chỉ định của thầy thuốc, pegylated interferon tồn tại trong cơ thể ở một nồng độ đủ để diệt virus. Những interferons này tốt hơn dạng interferon thông thường về tác dụng diệt virus và dễ sử dụng hơn vì chỉ cần chích 1 tuần 1 lần.
    Những bệnh nhân không đáp ứng với interferon qui ước có thể đáp ứng tốt hơn với điều trị pegylated interferon.
    Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy điều trị interferon đơn thuần (đơn trị liệu) cũng diệt được virus ở vài bệnh nhân, nhưng kết quả sẽ tốt hơn nếu kết hợp với một thuốc khác gọi là ribavirin (điều trị phối hợp).
    Ribavirin: Thuốc có dạng viên nén hay viên nang dùng để uống 2 lần một ngày. Ribavirin có thể tăng cường tác dụng điều trị của interferon (dạng qui ước hay dạng được pegylate hóa) khi sử dụng kết hợp. Thuốc làm tăng hiệu quả của interferon, và làm giảm khả năng tái phát. Sử dụng ribavirin đơn thuần không diệt được virus.
    Bác sĩ của bạn sẽ chọn lựa thuốc nào là tốt nhất cho bạn tùy theo tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu bạn được cho điều trị bằng interferon hay pegylated interferon đơn thuần, là do bạn không thể sử dụng ribavirin vì lý do y khoa. Ngoài ra, interferon và ribavirin có thể gây khuyết tật cho thai, vì vậy vấn đề quan trọng là phải thực hiện các biện pháp ngừa thai trước, trong và 6 tháng sau khi điều trị.
    1.TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
    Nếu bạn bắt đầu điều trị, điều rất quan trọng là bạn phải sử dụng thuốc đúng như đã được kê toa. Nghĩa là phải dùng thuốc đúng liều lượng vào đúng thời gian quy định. Điều này gọi là “tuân thủ điều trị” theo chuyên ngành y khoa. Bệnh nhân tuân thủ tốt thường có cơ may khỏi bệnh cao hơn. Nếu bạn ngưng thuốc sớm hay không dùng đúng liều, bạn có thể không diệt được virus.
    2.KHI ĐIỀU TRỊ KHÔNG PHÙ HỢP
    Kết hợp pegylated interferon và ribavirin là cách điều trị hiệu quả nhất. Tuy nhiên, một số bệnh nhân không được kê toa kết hợp điều trị vì họ còn có những bệnh khác. Điều trị có thể gây khuyết tật thai nhi nên không được sử dụng ở những người đang dự tính có thai hay đang có thai. Phải ngừa thai hiệu quả trong thời gian điều trị và tiếp tục 6 tháng sau khi ngưng điều trị nếu bạn đang ở độ tuổi sinh đẻ.
    Nếu bạn có biểu hiện chứng trầm cảm trong quá khứ, hay có bệnh tim nặng trong 6 tháng trước đó, bác sĩ có thể thảo luận về những phương án điều trị với bạn.
    Bạn và bác sĩ của bạn có thể quyết định rằng, vì những lý do cá nhân hay xã hội, có thể tốt hơn nếu trì hoãn điều trị. Trong một số trường hợp, việc trì hoãn điều trị có thể là một ý định sáng suốt nếu như bạn đang gặp phải những thay đổi lớn trong cuộc sống có thể làm trở ngại cho việc tuân thủ điều trị.
    Có rất nhiều nghiên cứu để tìm ra những phương pháp mới điều trị viêm gan C. Nếu bác sĩ khuyên bạn không nên điều trị bây giờ, bạn vẫn có thể nhận được các lợi ích từ điều trị trong tương lai. Trong thời gian chờ đợi, bạn cần cố gắng hạn chế những tổn thương cho gan và cải thiện sức khỏe bằng cách thay đổi lối sống, tập thể dục thường xuyên, ăn khẩu phần lành mạnh và tránh hút thuốc hay uống rượu. Điều quan trọng là có cái nhìn bao quát để cải thiện sức khỏe, hơn là chỉ nhằm vào lá gan.
    3.CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN C- QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU TRỊ
    Ngày nay, điều trị viêm gan thành công hơn nhiều về tác dụng diệt virus so với chỉ 5 năm trước đây. Mới đây, một hướng dẫn quốc tế về điều trị viêm gan C đã xác định phối hợp thuốc giữa pegylated interferon và ribavirin được xem là phương pháp tiêu chuẩn để điều trị bệnh . Khi bạn đã quyết định điều trị, bạn cần phải khám định kỳ để kiểm tra tiến triển của bệnh và theo dõi các tác dụng điều trị.
    Quyết định bắt đầu điều trị viêm gan C cần được cân nhắc cẩn thận từ phía bạn và phía thầy thuốc. Thời gian điều trị là 24 hay 48 tuần phụ thuộc vào kiểu gen và cần phải điều trị đủ thời gian để làm sạch virus.
    Những thử nghiệm trước khi bắt đầu điều trị - thầy thuốc cần tiến hành một số xét nghiệm để xem việc điều trị có hữu ích cho bạn hay không (hầu hết những xét nghiệm này chỉ cần lấy máu để kiểm tra)
    Có thể cần lấy một mẫu nhỏ tổ chức gan (phương pháp sinh thiết ) để kiểm tra (đây là một phương pháp tương đối an toàn, mặc dù có nguy cơ rất nhỏ bị chảy máu). Sinh thiết cho thấy gan của bạn bị ảnh hưởng như thế nào do virus viêm gan C và có thể giúp ích cho quyết định điều trị. Nhiều thầy thuốc chỉ định những xét nghiệm phản ánh tình trạng xơ hóa (xét nghiệm máu đang được cộng đồng y học đánh giá), ít gây tổn thương hơn so với làm sinh thiết và có thể kiểm tra tổn thương gan.
    4.THEO DÕI KIỂM TRATRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ
    Yếu tố quan trọng nhất để tiêu diệt virus là phải hoàn thành chương trình điều trị như đã được kê toa. Trong quá trình điều trị, bạn sẽ được thầy thuốc yêu cầu tới kiểm tra theo dõi đều đặn. Trong những lần tái khám này, thầy thuốc của bạn sẽ:
    Làm một số xét nghiệm để kiểm tra đáp ứng với điều trị của bạn
    Theo dõi tác dụng phụ của thuốc trên cơ thể bạn và gợi ý những phương pháp để hạn chế chúng
    Theo dõi tình trạng gan và sức khỏe chung của bạn
    Những xét nghiệm này được tiến hành ở những thời điểm khác nhau trong quá trình điều trị.
    Ở nhiều bệnh nhân, số lượng virus sẽ giảm xuống đáng kể khi bắt đầu điều trị. Dấu hiệu đáp ứng virus sớm là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn sẽ thực sự tiêu diệt được virus. Tuy nhiên, virus viêm gan C có thể lây nhiễm vào những tế bào khác ngoài gan và máu . Do đó, muốn tiêu diệt sạch virus, điều cốt lõi là bạn phải tiếp tục điều trị theo hướng dẫn và đủ thời gian, mặc dù bạn đã có đáp ứng virus sớm. Điều này sẽ giảm thiểu tối đa khả năng tái phát sau khi hoàn thành điều trị.
    Mục tiêu điều trị cuối cùng là kết quả xét nghiệm virus vẫn âm tính sau khi ngừng điều trị 6 tháng, kết quả này gọi là đáp ứng virus kéo dài . Điều này được xem là khỏi bệnh, vì khả năng tái phát về sau rất hiếm (chỉ khoảng 1%). Khoảng 1 trong 2 bệnh nhân có kiểu gen 1 và khoảng 4 trong 5 người bệnh có kiểu gen 2 và 3 được điều trị khỏi bệnh.
    5.CÁC TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU TRỊ
    Mặc dù hầu hết bệnh nhân đều có thể hoàn tất điều trị, nhiều người bị tác dụng phụ của thuốc trong lúc điều trị. Tốt nhất là nên chuẩn bị trước.
    Kết hợp pegylated interferon và ribavirin có tác dụng diệt virus mạnh và cho bạn cơ hội khỏi bệnh. Tuy nhiên, những thuốc này có thể gây những biểu hiện khó chịu gọi là tác dụng phụ. Những tác dụng phụ này không xảy ra cùng lúc, một số tác dụng xảy ra khi bắt đầu điều trị, một số khác xảy ra về sau. Mặc dù những tác dụng phụ này có thể trầm trọng, hầu hết bệnh nhân đều ghi nhận là nhẹ đến trung bình. Tác dụng phụ nói chung giảm dần theo thời gian và biến mất khi chấm dứt điều trị.
    Bệnh nhân đáp ứng khác nhau với điều trị, nhiều người không có vấn đề gì khi điều trị, nhiều người lại có. Điều quan trọng là cần báo cho thầy thuốc biết nếu bạn có tác dụng phụ, bác sĩ có thể xem xét lại chế độ điều trị hay kê toa thêm những thuốc khác để làm giảm tác dụng phụ. Dưới đây là một số các tác dụng phụ thường gặp nhất để bạn chuẩn bị tốt hơn:
    Hội chứng giống như cúm (sốt, ớn lạnh, đau nhức)-là phổ biến, nhưng có thể làm giảm nhẹ bằng những biện pháp đơn giản như uống nhiều nước và uống thuốc làm giảm triệu chứng. Bạn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thêm bất cứ thuốc gì.
    Trạng thái tinh thần - đã được nhận biết là một đặc điểm của bản thân bệnh viêm gan C và thường nặng lên khi điều trị. Triệu chứng có thể là trầm cảm, lo âu, thay đổi tính tình, cáu gắt, rối loạn trí nhớ và khả năng tập trung. Nếu bạn có những vấn đề này trước đó, hay đang được điều trị, cần phải báo cho thầy thuốc trước khi điều trị viêm gan C. Những vấn đề về trạng thái tinh thần là lý do chính làm bệnh nhân ngưng điều trị viêm gan C, nên điều quan trọng là bạn và thầy thuốc của bạn nhận ra những vấn đề này sớm và điều chỉnh phù hợp. Ví dụ, ở một vài trường hợp, dấu hiệu trầm cảm trong lúc điều trị có thể điều trị bằng thuốc nên bệnh nhân có thể tiếp tục hoàn tất điều trị viêm gan C.
    Thay đổi về máu - một số thay đổi về nồng độ các chất trong máu thường xảy ra khi điều trị kết hợp và bác sĩ thường chỉ định những xét nghiệm máu để theo dõi. Ribavirin làm giảm lượng haemoglobin, cũng như làm hồng cầu dễ vỡ hơn khi điều trị. Điều này có thể gây thiếu máu làm cho mệt mỏi, khó thở hay làm bệnh tim nặng thêm. Haemoglobin trở về bình thường khi chấm dứt điều trị. Tương tự như vậy, pegylated interferons làm giảm bạch cầu đa nhân trung tính (một thành phần của hệ thống đề kháng nhiễm trùng) và tiểu cầu (liên quan đến đông máu). Theo dõi cẩn thận và nếu cần, giảm liều thuốc thường sẽ đủ để ngăn ngừa những thay đổi trong máu. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu sẽ quay về bình thường sau khi điều trị.
    Tuyến giáp -ở một số ít người, điều trị interferon có thể ảnh hưởng lên chức năng tuyến giáp. Dấu hiệu về những vấn đề của tuyến giáp là run và thay đổi cân nặng. Bác sĩ sẽ theo dõi những ảnh hưởng của điều trị trên tuyến giáp nên cần thông báo nếu bạn có những triệu chứng này.
    Khô và ngứa da -Da có thể khô, đôi khi có ngứa trong lúc điều trị.
    Rụng tóc -xảy ra ở vài bệnh nhân và thường nhẹ đến trung bình. Tóc thường mọc lại khi tiếp tục điều trị hay sau khi ngưng điều trị.
    Những triệu chứng khác -nếu bạn ghi nhận có bất cứ triệu chứng này không có ở đây, hãy thông báo cho thầy thuốc hay điều dưỡng biết.
    IV.NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP THEO
    Điều trị thành công thường cải thiện chất lượng cuộc sống và có thể là tuổi thọ của bạn. Tuy nhiên, trong những tháng tiếp theo bạn phải điều chỉnh cách sinh hoạt để thích nghi với bệnh tật và chế độ điều trị. Điều trị viêm gan C mãn tính sẽ gồm nhiều lần tái khám và xét nghiệm. Cũng có thể có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sinh họat thường nhật. Điều này tạo thêm những áp lực cho đời sống gia đình, công việc và xã hội của bạn.
    Bạn không nên chịu đựng những gánh nặng này một mình. Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp có thể giúp bạn bằng nhiều cách và sẽ ổn thỏa nếu bạn yêu cầu được giúp đỡ. Vấn đề bạn đang đối diện có thể ít gây căng thẳng trong quan hệ nếu bạn thảo luận trước một cách cởi mở. Cũng hữu ích nếu như bạn vẫn duy trì những thích thú hay quan tâm khác.
    Đề nghị giúp đỡ trong công việc nhà - bạn có thể dễ mệt hơn, cáu kỉnh hơn và cảm thấy ốm sau khi chích thuốc.
    Tập thể dục nhẹ như đi xe đạp, đi bộ, bơi hay yoga giúp bạn bớt đau cơ, cải thiện cảm giác khỏe khoắn và giúp dễ ngủ.
    Nếu bạn cảm thấy khó tập trung khi làm việc, thử giảm bớt công việc hay báo cho cấp trên biết để giảm bớt công việc. Những lựa chọn khác là: làm việc bán thời gian, giờ làm việc linh động, hay làm việc tại nhà một hay vài ngày trong tuần để giúp bạn xoay sở.
    Nếu bạn bị căng thẳng hay kích thích, điều này cũng có thể là do điều trị. Những người đã điều trị xong có thể giúp bạn lời khuyên hữu ích. Bạn có thể tham gia vào một nhóm người đang điều trị viêm gan C hay câu lạc bộ người bệnh.
    Bạn cũng cần xem lại chế độ ăn. Khi gan bạn hoạt động không tốt, bạn có thể thấy giảm thèm ăn, hay có một vài thức ăn làm bạn không khỏe. Nói chung tốt hơn là bạn nên ăn nhiều bữa ăn nhẹ trong ngày, hơn là ăn một vài bữa ăn lớn. Điều quan trọng nhất là bạn cần ăn một chế độ cân bằng những nhóm chất dinh dưỡng chính yếu.
    Những quan hệ cá nhân của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Những người khác có thể không thấy những triệu chứng bệnh và tác dụng phụ của điều trị và nếu họ trông bạn vẫn không có vẻ gì là bệnh, người ta có thể không biết là bạn đang có bệnh hay không thông cảm với những yêu cầu của bạn. Nếu bạn luôn là người “cái gì cũng làm”, người bạn đời của bạn có thể bị áp lực vì lúc này phải gánh thêm trách nhiệm. Sự kích thích hay mất ngủ có thể làm cuộc sống chung thêm khó khăn và đời sống tình dục có thể bị ảnh hưởng. Bạn bè và gia đình cần giúp đỡ và thông cảm để bạn vượt qua những khó khăn này. Đôi khi, có thể cần đến tư vấn chuyên nghiệp về mối quan hệ và bác sĩ hay điều dưỡng có thể khuyên nhủ bạn. Chỉ cần bạn có nghị lực và cố gắng, tất cả sẽ vượt qua.
    (Theo: U.S. Food and Drug Administration )





  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan C có biểu hiện ra ngoại hình?

    Chủ Nhật, ngày 29/09/2013 23:24 PM (GMT+7)Sự kiện: Bệnh thường gặp
    Bệnh viêm gan siêu vi C có thể không biểu hiện triệu chứng trong hơn 80% trường hợp.

    Viêm gan thường có biểu hiện vàng da (Ảnh minh họa)
    Dân gian hay nói vàng da là bị bệnh gan. Xin hỏi với tình trạng bệnh viêm gan siêu vi C thì có biểu hiện triệu chứng ra ngoài như vậy không? Xét nghiệm chức năng gan bình thường có thể biết mang virút siêu vi C không?
    Thành Vinh (TP.HCM)
    Trong trường hợp siêu vi gây viêm gan cấp, chỉ rất ít trường hợp có biểu hiện sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn ói, tiểu vàng, đau khớp, vàng mắt vàng da. (Ảnh minh họa)
    Trả lời
    TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa, phụ trách phòng khám viêm gan bệnh viện đại học Y dược TP.HCM: Bệnh viêm gan siêu vi C có thể không biểu hiện triệu chứng trong hơn 80% trường hợp. Trong trường hợp siêu vi gây viêm gan cấp, chỉ rất ít trường hợp có biểu hiện sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn ói, tiểu vàng, đau khớp, vàng mắt vàng da.
    Bệnh viêm gan siêu vi C cần chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Men gan bình thường cũng có thể mang virút viêm gan C. Người có hành vi nguy cơ như tiêm chích ma tuý, truyền máu trước 1992, hoặc quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình cần kiểm tra antiHCV để phát hiện viêm ganC.

  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Virut viêm gan C - Kẻ giết người thầm lặng
    Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (HCV) gây nên, là một bệnh thầm lặng nhưng để lại những hậu quả rất nặng nề, tuy vậy, bệnh viêm gan C còn ít được quan tâm. Hàng năm trên thế giới có khoảng 3% dân số mắc bệnh viêm gan C và có khoảng 170 triệu người lành mang virut viêm gan C.
    Triệu chứng dễ bị bỏ qua
    Viêm gan C là một bệnh lây truyền từ người mang HCV sang cho người lành theo 3 con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh. Tuy vậy, nguy cơ lây nhiễm theo đường tình dục hiếm hơn bệnh viêm gan B. Hiện tượng mẹ truyền virut viêm gan C cho con đã có ghi nhận nhưng tỷ lệ cũng thấp. Như vậy, nguy cơ lây nhiễm virut viêm gan C chủ yếu theo đường máu (người nhận máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi C; dùng chung kim tiêm nhiễm siêu vi C; nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm có chứa HCV, một số nguyên nhân khác như châm cứu, bấm lỗ tai, xăm mình mà các dụng cụ hành nghề không tuyệt đối vô khuẩn). Ngoài ra, có một tỷ lệ khoảng từ 30 - 40% trường hợp bị nhiễm HCV nhưng không rõ nguyên nhân lây nhiễm.

    Khám chẩn đoán cho bệnh nhân viêm gan.
    Sau khi HCV vào cơ thể, chúng có thời kỳ ủ bệnh khá dài (khoảng từ 7 - 8 tuần lễ), sau đó là thời kỳ khởi phát. Hầu hết các trường hợp viêm gan C cấp tính ít có triệu chứng đặc biệt, người bệnh thấy mệt mỏi, nhức đầu và có một số triệu chứng giống cảm cúm. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, đau tức vùng hạ sườn phải (vùng gan). Nếu ấn vào kẽ liên sườn 11 - 12 bên phải người bệnh sẽ thấy đau, tức, khó chịu. Lý do là do gan bị viêm, sưng làm cho màng ngoài gan cũng bị căng ra. Kèm theo đau có thể có hiện tượng vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu như nước vối do gan bị viêm làm ảnh hưởng đến đường dẫn mật trong gan làm cho sắc tố mật ứ trệ.
    Tuy vậy, triệu chứng đau và vàng da, vàng mắt đôi khi chỉ nhẹ làm cho người bệnh không để ý dễ bỏ qua mặc dù gan vẫn đang trong thời kỳ viêm rất nặng. Thời kỳ bệnh toàn phát này có thể kéo dài khá lâu (khoảng 6 - 8 tuần) rồi bệnh tự khỏi không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc gì. Tuy vậy, số người bệnh tự khỏi này chỉ chiếm khoảng 15 - 30% các trường hợp (khác với viêm gan B là 90%). Số còn lại hoặc sẽ trở thành viêm gan C mạn tính hoặc trở thành người lành mang virut viêm gan C (nghĩa là sau khoảng 6 tháng cơ thể không đào thải HCV ra khỏi cơ thể).
    Viêm gan C mạn tính chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với viêm gan B (viêm gan C có tỷ lệ khoảng từ 30 - 60%, trong khi đó tỷ lệ này của viêm gan B chỉ là 10%). Ðặc điểm nổi bật của bệnh viêm gan C mạn tính là sự tiến triển rất thầm lặng qua 10 - 30 năm, vì thế người bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều đáng lo ngại nhất là khi bị viêm gan C mạn tính, về sau có thể bị biến chứng xơ gan (khoảng 10 - 20%) hoặc nguy hiểm hơn là ung thư gan (khoảng 5%). Tỷ lệ biến chứng xơ gan, ung thư gan so với viêm gan B cũng cao hơn nhiều. Người lành mang virut viêm gan C thì bản thân người đó ít có ảnh hưởng gì nhưng lại là nguồn truyền mầm bệnh nguy hiểm cho người lành khác. Vì vậy, virut viêm gan C hiện nay vẫn là một hiểm họa lớn cho con người. Nhiều người không có hoặc có ít triệu chứng trong giai đoạn nhiễm HCV cấp tính. Phần lớn người mắc bệnh viêm gan C mạn tính cũng không có triệu chứng gì và vẫn sống gần như bình thường, chỉ khi bị xơ gan hoặc ung thư gan mới thể hiện các triệu chứng.
    Khi nghi bị viêm gan C nên làm gì?
    Khi nghi ngờ bị viêm gan, cần đi khám ngay. Đi khám bệnh sẽ được làm các loại xét nghiệm từ cơ bản đến đặc hiệu. Các loại xét nghiệm viêm gan C ở các tuyến cơ sở có thể làm được là xét nghiệm máu với test nhanh HCV, định lượng sắc tố mật trong máu (bilirubin), men gan (SGOT và SGPT), siêu âm gan để đánh giá tình trạng của gan có bị viêm hay không. Ở tuyến trên, ngoài các xét nghiệm cơ bản, các phòng xét nghiệm có đủ điều kiện có thể định lượng acid nhân của virut viêm gan C (ARN) trong máu người nghi ngờ nhiễm virut viêm gan C và các loại xét nghiệm đặc hiệu khác như sinh thiết gan.
    Cho đến nay, biện pháp cơ bản điều trị viêm gan do HCV là dùng pegylate interferon (alfa 2a và 2b) là thuốc điều trị chủ yếu nhất cho viêm gan siêu vi C mạn tính. Trong đó interferon alpha là một chất tự nhiên của cơ thể, được sản xuất bởi các tế bào đề kháng khi bị nhiễm virut. Như vậy, khi được dùng để điều trị bệnh viêm gan C, interferon alpha bắt chước đáp ứng tự nhiên của cơ thể chúng ta. Khi kết hợp peginterferon với ribavirin hiệu quả đạt được khoảng 54 - 63%. Tuy nhiên, liều lượng và phương thức điều trị viêm gan C là hoàn toàn do bác sĩ chuyên khoa khám bệnh và chỉ định, bệnh nhân hoặc người nhà người bệnh không được tự mua thuốc để chữa bệnh.
    Phòng bệnh viêm gan C thế nào?
    Để phòng nhiễm virut viêm gan C do tiếp xúc với máu, phải tuyệt đối vô khuẩn các dụng cụ y tế có liên quan đến người bệnh trong công việc hằng ngày. Việc kiểm tra thật nghiêm ngặt trước khi nhận máu của người hiến máu là hết sức cần thiết.
    Trong công tác chuyên môn hàng ngày, người thầy thuốc phải nắm rõ đối tượng mình phục vụ có bị nhiễm virut viêm gan C hay không để đề phòng khi làm các thủ thuật (tiêm, truyền, phẫu thuật, châm hoặc các thủ thuật khác có tiếp xúc với máu). Khi phải dùng bơm kim tiêm để tiêm hoặc truyền, tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm và phải dùng bơm kim tiêm đã tuyệt đối vô khuẩn. Đối với nam giới, không dùng chung dao cạo râu. Đối với thợ cắt tóc, nếu cạo râu cho khách, cần phải dùng lưỡi dao cạo mới.
    Trong quan hệ tình dục, khi đã biết hoặc nghi ngờ đối tượng tiếp xúc có mang virut viêm gan C thì nhất thiết phải dùng bao cao su đảm bảo chất lượng ngay từ đầu (động tác này còn giúp cho việc phòng các bệnh lây qua đường tình dục khác). Khi chúng ta đã biết đường truyền bệnh của virut viêm gan C thì trong cuộc sống hằng ngày không sợ sống chung, không sợ bắt tay, ôm hôn hoặc không sợ ngồi ăn cùng mâm, ngủ cùng giường.
    Đối với người bị viêm gan C mạn tính hoặc người lành mang virut viêm gan C, cần được khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ. Đối với người bị viêm gan C mạn tính, nên kiểm tra anpha FP trong máu (anpha feto protein) nhằm phát hiện ung thư gan sớm. Đây là một loại protein xuất hiện trong máu người bệnh ung thư gan khi vượt quá chỉ số cho phép.
    (Theo PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu - suckhoedoisong.vn)

  6. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan C

    Thông tin chính

    Key facts

    • Viêm gan C là một bệnh gan do vi rút viêm gan C gây ra.
    • Mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này có thể dao động từ một bệnh nhẹ kéo dài một vài tuần đến tình trạng nghiêm trọng lâu dài có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.
    • Việc lây truyền virus viêm gan C là do tiếp xúc với máu của người bị nhiễm bệnh.
    • Viêm gan C có thể được điều trị bằng thuốc kháng vi rút.
    • Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng viêm gan C.
    • Mỗi năm, 3-4 triệu người bị nhiễm vi rút viêm gan C trên toàn cầu.
    • Khoảng 150 triệu người bị nhiễm vi rút viêm gan C mạn tính và có nguy cơ phát triển thành xơ gan và/hoặc ung thư gan. Hơn 350.000 người chết vì bệnh gan liên quan đến viêm gan C mỗi năm.
    • Viêm gan C được tìm thấy trên toàn thế giới, một số nước có tỷ lệ nhiễm mãn tính cao tới 5% hoặc hơn. Phương thức lây truyền chính ở các nước này là do tiêm không an toàn sử dụng dụng cụ tiêm bị nhiễm bẩn.
    • Viêm gan C không lây qua sữa mẹ, thức ăn hoặc nước hoặc qua tiếp xúc thông thường như ôm, hôn và dùng chung thức ăn hoặc đồ uống với người bị bệnh.

    Triệu chứng

    • Thời gian ủ bệnh viêm gan C từ 2 tuần đến 6 tháng.
    • Sau lây nhiễm ban đầu, khoảng 80% người không thể hiện bất kỳ triệu chứng nào.
    • Những người có triệu chứng rõ ràng có thể biểu hiện sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, nước tiểu sẫm màu, phân màu xám, đau khớp và vàng da (vàng da và vàng mắt).
    • Khoảng 75-85% người nhiễm mới trở thành nhiễm vi rút mãn tính và 60-70% số người nhiễm vi rút mãn tính bị bệnh gan mãn tính; 5-20% phát triển thành xơ gan và 1-5% chết vì xơ gan hoặc ung thư gan.
    • Viêm gan C là nguyên nhân cơ bản của 25% bệnh nhân ung thư gan.

    Tình hình ở Việt Nam

    • Tỷ lệ nhiễm viêm gan C ở Việt Nam thấp trong dân số nói chung nhưng tập trung ở những người tiêm chích ma túy. Có thể tới 97% những người tiêm chích ma túy bị nhiễm vi rút viêm gan C.
    • Viêm gan C giống như viêm gan B là nguyên nhân chính gây ung thư gan và bệnh gan ở Việt Nam.
    • Những người bị nhiễm vi rút viêm gan C mãn tính gặp khó khăn trong tiếp cận điều trị do giá thành của thuốc kháng vi rút cao.
    • Việt Nam hiện đang xây dựng hướng dẫn quốc gia về điều trị bệnh viêm gan C.

    Đáp ứng của WHO

    WHO đang làm việc trong các lĩnh vực sau đây để phòng ngừa và kiểm soát bệnh viêm gan vi rút:

    • Nâng cao nhận thức, thúc đẩy quan hệ đối tác và huy động nguồn lực.
    • Hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng và hướng dẫn về phòng, chẩn đoán và điều trị viêm gan C.
    • Hỗ trợ Bộ Y tế để tăng độ bao phủ của các chương trình bơm kim tiêm - đặc biệt là thúc đẩy việc sử dụng bơm kim tiêm có khoảng chết thấp để giảm nguy cơ truyền vi rút ở những người tiêm chích ma túy.
    • Thúc đẩy Ngày Viêm gan Thế giới vào 28 – 7 hàng năm để nâng cao nhận thức và hiểu biết về viêm gan vi rút.

    Phòng chống

    Phòng ngừa ban đầu

    Không có vắc xin viêm gan C. Nguy cơ lây nhiễm có thể được giảm bằng cách:

    • Tránh tiêm không cần thiết và không an toàn;
    • Tránh các sản phẩm máu không an toàn;
    • Tránh thu gom và xử lý chất thải sắc nhọn không an toàn;
    • Tránh sử dụng ma túy trái phép và dùng chung dụng cụ tiêm chích;
    • Tránh quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm vi rút viêm gan C;
    • Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân sắc nhọn có thể bị nhiễm bẩn với máu bị nhiễm vi rút;
    • Tránh xăm trổ hoặc xâu khuyên và châm cứu bằng các dụng cụ bị nhiễm bẩn.

    Phòng ngừa thứ cấp và tam cấp

    Đối với những người bị nhiễm vi rút viêm gan C, WHO khuyến cáo:

    • giáo dục và tư vấn về các lựa chọn cho việc chăm sóc và điều trị;
    • chủng ngừa với vắc xin viêm gan A và B để dự phòng đồng nhiễm từ các vi rút này để bảo vệ gan của họ;
    • quản lý và điều trị sớm và thích hợp bao gồm cả điều trị kháng vi rút nếu có chỉ định;
    • theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm bệnh gan mãn tính.
    • Nguồn: wpro.who.int/vietnam

  7. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Vi rút viêm gan C gây nhiều biến chứng nguy hiểm

    30/07/2013 06:00




    Thông cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhân ngày Viêm gan thế giới (28.7) đã nêu rõ vi rút viêm gan C và vi rút viêm gan B là hai loại vi rút có thể dẫn đến những căn bệnh hiểm nghèo và mãn tính như ung thư gan và xơ gan. Đặc biệt, những biến chứng của viêm gan vi rút C cực kỳ nguy hại và nguy cơ tử vong cao.

    Vi rút... sừng sỏ
    Viêm gan vi rút C là bệnh viêm gan do nhiễm vi rút cư trú trong gan thể C gây ra. Cùng với vi rút viêm gan B, vi rút viêm gan C là vi rút sừng sỏ nhất trong các vi rút gây viêm gan. Tỷ lệ những ca tiến triển thành bệnh là rất lớn và tỷ lệ người bị biến chứng cũng rất cao. Sau khi vi rút viêm gan C xâm nhập cơ thể khoảng 15 - 50 ngày, chỉ có khoảng 20% người nhiễm có biểu hiện nhiễm trùng cấp. Triệu chứng điển hình là vàng da - niêm mạc, men gan gia tăng (chỉ phát hiện ở 25% bệnh nhân), nghĩa là bệnh đang hoạt động. Nhiễm vi rút viêm gan C cấp có thể tự khỏi trong 10 - 25% trường hợp, như vậy là có khoảng 75% bệnh nhân trở thành người nhiễm mãn tính với sự hiện diện của vi rút viêm gan C trong máu.
    Trong số này có khoảng 10 - 20% bệnh nhân viêm gan C bị biến chứng thành bệnh xơ gan, 5% bị biến chứng thành bệnh ung thư gan. Xét trên tổng thể, người bệnh viêm gan vi rút C sẽ phải đối mặt với ba biến chứng rất nguy hại là xơ gan, ung thư gan và suy gan. Từ ba biến chứng này có khoảng cách không xa với giới hạn tử vong. Nhưng nguy hiểm hơn là viêm gan C diễn ra âm thầm, không có triệu chứng gì cho đến khi nó gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến gan.

    Viêm gan C có thể chữa được nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng thuốc và đúng cách - Ảnh: Getty images
    Cần điều trị ngay !
    Bệnh viêm gan C là bệnh lây truyền qua đường máu và mẹ truyền sang con; đường lây giống y hệt vi rút HIV. Theo những con đường này, có 4 phương thức lây truyền cơ bản: quan hệ tình dục bừa bãi không an toàn, tiêm chích ma túy, truyền máu không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con. Do bệnh không có triệu chứng rõ rệt nên hầu hết người bệnh không nhận ra là họ đã bị nhiễm bệnh và có thể vô tình để bệnh lây lan trong cộng đồng.
    Tuy rất dễ lây lan và có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng viêm gan C có thể chữa được nếu phát hiện sớm, điều trị đúng thuốc và đúng cách. Phương pháp điều trị phổ biến hiện nay đó là thuốc ức chế vi rút kết hợp với interferon thế hệ mới.
    Interferon thế hệ mới chỉ cần tiêm 1 lần trong một tuần, còn thuốc ức chế vi rút thì sẽ phải điều trị hằng ngày. Thời gian tối thiểu cho liệu trình kết hợp này là 6 tháng (tùy theo tình trạng nhiễm bệnh), sau đó bệnh nhân phải tiếp tục đi xét nghiệm kiểm tra để xác định phác đồ điều trị tiếp theo.
    Nhưng chính gánh nặng điều trị đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt, lâu dài theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và chi phí tốn kém đã khiến nhiều bệnh nhân hiện nay cảm thấy e ngại dẫn tới việc điều trị chưa đầy đủ.
    Biện pháp rẻ nhất, hiệu quả nhất để chống lại bệnh này đó là phòng ngừa: Nói không với tiêm chích ma túy; nói không với tình dục bừa bãi và nói không với truyền máu không an toàn. Đừng để nhiễm bệnh rồi điều trị, tức là “mất bò mới lo làm chuồng” thì thực sự rất tốn kém.
    Lê Huyền





  8. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    VIÊM GAN C

    1. Tổng quan
    Ước tính có 3% dân số thế giới (hơn 170 triệu người) mang một loại virus bí ẩn tấn công thầm lặng vào gan mà không biết. Ðó là vì có tới 90% số người nhiễm virus viêm gan C (HCV) không hề có triệu chứng. Trên thực tế, hầu hết mọi người không biết họ có bệnh cho tới hàng chục năm sau đến khi các xét nghiệm y tế thường qui cho thấy tổn thương gan. Ðôi khi người người bệnh biết mình bị viêm gan C khi đi hiến máu, vì hiện nay các ngân hàng máu đã sàng lọc thường qui virus này.
    Gan có trọng lượng từ khoảng 1,2-1,6 kg, là cơ quan phức tạp nhất và lớn nhất trong cơ thể. Nó nằm dưới các xương sườn phải và thực hiện nhiều chức năng quan trọng gồm khử độc, lọc máu và sản sinh nhiều chất dinh dưỡng tối quan trọng.
    Vi rus gây viêm gan C là một trong 6 virus viêm gan hiện đã được xác định, những virus kia là A, B, D, E và G. Tất cả đều khiến gan bi viêm, ảnh hưởng đến chức năng gan. Virus gây viêm gan C nằm trong số những virus viêm gan nguy hiểm nhất.
    Trong nhiều trường hợp, HCV dẫn đến bệnh gan mạn tính như xơ gan, là tình trạng sẹo gan không thể phục hồi và có khả năng gây tử vong, ung thư gan hoặc suy gan. Nó là nguyên nhân đứng thứ 2 gây bệnh gan sau rượu và là lý do hàng đầu dẫn đến ghép gan tại Mỹ.
    Mặc dù viêm gan A và B đã có vaccin, hiện nay chưa có vaccin cho viêm gan C. Ngoài ra, điều trị chuẩn cho HCV không có hiệu quả hoàn toàn, vì vậy việc tìm kiếm các cách điều trị mới đang tiếp tục.
    Dấu hiệu và triệu chứng
    Bình thường, HCV không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Nếu có triệu chứng, chúng thường nhẹ và giống như cúm. Bao gồm:
    - Mệt mỏi nhẹ
    - Buồn nôn hoặc chán ăn
    - Ðau cơ và khớp
    - Tức vùng gan.
    Cho dù bạn bị viêm gan C mạn tính, bạn cũng có rất ít triệu chứng. Trong nhiều trường hợp, triệu chứng không xuất hiện trong tới 30 năm. Mặc dù đôi khi bạn bị một hay nhiều triệu chứng sau:
    - Mệt mỏi
    - Chán ăn
    - Buồn nôn và nôn
    - Vàng da vàng mắt kéo dài hoặc tái phát
    - Sốt nhẹ.
    Viêm gan C có thể gây tổn thương gan cho dù bạn không có triệu chứng. Bạn cũng có thể truyền virus cho người khác khi bản thân không có triệu chứng. Ðó là lý do tại sao cần xét nghiệm nếu bạn nghi ngờ đã tiếp xúc với viêm gan C hoặc có hành vi nguy cơ.
    2. Nguyên nhân
    Nói chung, nhiễm viêm gan C thường là do tiếp xúc với máu nhiễm virus. Hầu hết bệnh nhân bị nhiễm viêm gan C qua truyền máu trước năm 1992, là năm áp dụng các xét nghiệm sàng lọc máu cải tiến. Có thể cũng nhiễm virus do tiêm chích bằng kim tiêm bẩn hoặc hít cocain qua ống hít nhiễm bẩn hoặc, ít gặp hơn, là từ kim dùng trong xăm hoặc xỏ lỗ trên cơ thể. Trong một số ít trường hợp, HCV có thể lây qua đường tình dục.
    3. Các yếu tố nguy cơ
    Các qui trình sàng lọc máu hiệu quả đã làm giảm mạnh khả năng nhiễm HCV từ truyền máu. Nhưng nếu bạn được truyền máu trước năm 1992, bạn có nguy cơ nhiễm viêm gan C.
    Bạn cũng có nguy cơ nếu:
    - Tiêm chích hoặc hít các loại ma tuý (như cocain) dù chỉ một lần.
    - Ghép tạng trước năm 1992.
    - Là nhân viên y tế có tiếp xúc với máu nhiễm virus.
    - Ðược truyền các yếu tố đông máu trước năm 1987 hoặc bị bệnh ưa chảy máu được truyền máu trước năm 1992.
    4. Khi nào thì cần đi khám
    Ði khám nếu bạn nghi ngờ có tiếp xúc với virus viêm gan C, nếu thấy vàng da và mắt hoặc nếu có các triệu chứng khác của viêm gan.
    Nếu bạn đang điều trị viêm gan, hãy đi khám ngay nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào sau đây:
    - Ngủ gà, lú lẫn hoặc dễ kích động
    - Nôn, ỉa chảy hoặc đau bụng
    - Vàng da tăng
    - Phát ban ở da
    - Sốt
    - Chán ăn.
    5. Sàng lọc và chẩn đoán
    Ðề nghị bác sĩ khám sàng lọc HCV nếu bạn nghĩ mình đã tiếp xúc với virus hoặc có nguy cơ bị bệnh. Nếu bạn được truyền máu trước 1992 từ một người cho mà sau đó người này có xét nghiệm HCV(+), bạn có thể được nhận thư của bệnh viện hoặc ngân hàng máu đề nghị bạn đi khám sàng lọc.
    Viêm gan C có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Ngoài xét nghiệm máu, bác sĩ lập hồ sơ bệnh án và khám thực thể. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn sinh thiết gan, một thủ thuật tương đối ít đau trong đó người ta lấy ra một mẫu nhỏ mô gan để phân tích dưới kính hiển vi.
    Trước khi sinh thiết, bạn sẽ được gây tê. Sau đó bác sĩ chọc một kim nhỏ vào gan của bạn để lấy mẫu mô. Sinh thiết gan là an toàn và không gây biến chứng, mặc dù có thể đau hoặc chảy máu một chút sau đó.
    Mặc dù sinh thiết không nhất thiết khẳng định chẩn đoán, nó có thể giúp xác định mức độ nặng của bệnh. Nó cũng giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây bệnh gan, như viêm gan do rượu hoặc do thuốc, bệnh gan tự miễn hoặc thừa sắt (bệnh nhiễm sắc tố sắt mô bẩm sinh).
    6. Biến chứng
    15-20% người bị nhiễm viêm gan C tự tiêu diệt được virus này mà không bị tổn thương gan. Với số còn lại, bệnh định cư và tấn công gan một cách chậm chạp. Khoảng 85% số người nhiễm HCV bị viêm gan mạn tính. 20% bị xơ gan, thường trong vòng 20 năm đầu sau khi nhiễm. Trong số những người bị xơ gan, một nửa tiến triển thành bệnh gan giai đoạn cuối hoặc ung thư gan.
    Các chuyên gia y tế dự báo tử vong do viêm gan C có thể vượt qua số tử vong do AIDS ở Mỹ. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 10000 người chết mỗi năm vì HCV, nhưng con số này ước tính sẽ tăng gấp 3 vào năm 2010. Tuy nhiên, khả năng sống sót là cao. Hiện nay, hơn 99% số người HCV sống.
    7. Ðiều trị
    Chẩn đoán HCV không có nghĩa là bạn phải điều trị. Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) khuyên nên điều trị HCV nếu có:
    · Xét nghiệm ARN HCV (+), chứng tỏ có virus trong máu.
    · Sinh thiết cho thấy tổn thương gan đáng kể
    · Tăng nồng độ men gan analin aminotransferase trong máu.
    Cho dù vậy, các bác sĩ vẫn đang tranh cãi về đối tượng cần điều trị. Nếu bạn chỉ có bất thường gan nhẹ, bác sĩ có thể quyết định không điều trị vì nguy cơ lâu dài bị bệnh nặng là rất thấp, và tác dụng phụ của điều trị có thể rất nghiêm trọng.
    Mặt khác, vì chưa có cách rõ ràng để biết liệu bạn có bị bệnh gan sau đó hay không, bác sĩ của bạn có thể chọn cách chống lại virus. Nhiều phương pháp điều trị cải tiến và tỷ lệ thành công cao hơn trong việc chống lại viêm gan đôi lúc kiến bác sĩ nghiêng về những phương pháp tích cực hơn.
    Cho tới nay, vũ khí tốt nhất để chống lại viêm gan C là interferon, một thuốc ức chế sự nhân lên của virus. Các thuốc interferon dùng để điều trị viêm gan gồm interferon alfa-2b (Intron A), interferon alfa-2a (Roferon-A) và interferon alfacon-1 (Infergen). Nhưng interferon chỉ có tác dụng ở khoảng 20% số trường hợp. Hiện nay, tiêm interferon thường được phối hợp với uống ribavirin (Virazole) - một thuốc kháng virus phổ rộng. Ðiều trị thường mất từ 6 tháng đến 1 năm và thành công ở khoảng 40% số người bị HCV.
    Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy một thuốc khác, interferon pegyl hóa (PEG), có hiệu quả gấp hai lần interferon thông thường. Vào tháng 1 năm 2001, Cơ quan Quản lý Thuốc và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép dùng PEG interferon - peginterferon alfa-2B (PEG-Intron) - để điều trị viêm gan C.
    Tác dụng phụ của điều trị thuốc gồm các triệu chứng giống như cúm nặng do interferon và giảm hemoglonbin nhất thời (thiếu máu), giảm bạch cầu hoặc tiểu cầu trong máu. Tác dụng phụ lâu dài - xảy ra ở khoảng một nửa số người điều trị interferon và ribavirin - gồm cực kỳ mệt mỏi, lo âu, dễ kích động và trầm cảm. Có một tỷ lệ nhỏ bị loạn thần hoặc có hành vi tự sát.
    Vì lý do này, không nên điều trị bằng interferon nếu có tiền sử trầm cảm nặng bị bệnh tuyến giáp chưa được điều trị, thiếu máu hoặc bị bệnh tự miễn, nghiện rượu hoặc ma tuý.
    Không may là, nếu điều trị không có hiệu quả hoặc bạn không thể dung nạp được tác dụng phụ, có rất ít cách lựa chọn khác. Nhưng các nhà khoa học đang nghiên cứu việc sử dụng các chất ức chế protease ở người viêm gan C. Ðây cũng là những thuốc điều trị cho người nhiễm HIV. Trong tương lai, cũng có thể điều trị HCV bằng liệu pháp gen.
    8. Phòng bệnh
    Vì hiện chưa có vaccin viêm gan C. Cách duy nhất để bảo vệ bạn là tránh bị nhiễm virus. Ðiều này có nghĩa là cần làm theo các chỉ dẫn sau:
    · Tránh sinh hoạt tình dục không an toàn với nhiều người hoặc với một người chưa rõ về tình trạng sức khỏe.
    · Không dùng chung kim tiêm hoặc các dụng cụ dùng ma tuý khác. Các dụng cụ dùng ma tuý nhiễm bẩn gây ra khoảng một nửa số trường hợp viêm gan C mới.
    · Tránh hít cocain
    · Tránh xỏ lỗ hoặc xăm mình trừ khi chắc chắn là dụng cụ đã tiệt trùng.
    9. Tự chăm sóc
    Nếu bị chẩn đoán viêm gan C, bác sĩ của bạn thường sẽ đưa ra lời khuyên về một số thay đổi lối sống. Những phương pháp đơn giản này sẽ giúp bạn khỏe mạnh lâu hơn cũng như bảo vệ sức khỏe cho những người khác.
    · Bỏ rượu. Rượu đẩy nhanh tiến triển của bệnh gan.
    · Tránh dùng các thuốc gây tổn thương gan. Bác sĩ sẽ khuyên bạn về các thuốc này, bao gồm thuốc không kê đơn cũng như thuốc kê đơn.
    · Duy trì lối sống lành mạnh. ăn theo chế độ ăn lành mạnh chú trọng rau quả tươi, và ngũ cốc nguyên cám, thường xuyên luyện tập, và nghỉ ngơi đầy đủ.
    · Ngăn ngừa người khác tiếp xúc với máu của bạn. Băng các vết thương mà bạn có và không dùng chung dao cạo râu và bàn chải đánh răng. Không cho máu, tạng hoặc tinh dịch, và nói cho nhân viên y tế biết là bạn đang nhiễm virus.
    10. Thuốc thay thế và bổ sung
    Ở châu Âu, nhựa cây kế (Silybum marianum) đã được dùng từ hàng trăm năm nay để điều trị vàng da và các rối loạn khác ở gan. Ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng thành phần chính của nhựa cây kế là silymarin, có thể giúp làm lành và phục hồi gan. Sylimarin kích thích sản sinh các enzym chống oxy hóa giúp gan trung hoà độc tố. Nó cũng giúp tăng sinh tế bào gan mới và cải thiện sẹo xơ gan. Mặc dù nhựa cây kế lợi cho gan, nó không chữa khỏi viêm gan và không bảo vệ được bạn khỏi nhiễm virus.
    Nhựa cây kế được bán ở dạng viên nang hoặc cao không có cồn. Nên đi khám bác sĩ trước khi thử dùng thảo dược này cũng như bất kỳ một thảo dược nào khác để đảm bảo chúng không tương tác với các thuốc khác mà bạn đang dùng.

  9. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Có thể mang thai khi bị viêm gan C?


    Tôi lấy chồng 2 năm, dự định có em bé thì phát hiện bị viêm gan C, Genotype 1. Bên nhà tôi không ai bị bệnh gan. Ông xã không chịu xét nghiệm. Nếu cả hai chúng tôi đều bệnh thì con tôi khi sinh ra có bị dị tật gì không? (Thuấn)

    Ảnh: digitaljournal.
    Trả lời
    Chào bạn,
    Viêm gan siêu vi C là bệnh viêm gan do một loại siêu vi viêm gan tên là C gây ra (gọi tắt là siêu vi C). Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
    Đường lây truyền của siêu vi C giống đường lây của siêu vi viêm gan B, HIV, đó là: đường máu - tiêm chích, quan hệ tình dục, mẹ nhiễm lây cho con. Mức độ lây nhiễm qua đường mẹ - con phụ thuộc vào lượng siêu vi C trong máu mẹ nhiều hay ít, tuy nhiên thường là không cao (< 5%). Nếu bị lây từ mẹ, hầu như trẻ không có dị tật nhưng có nguy cơ bị bệnh viêm gan siêu vi C. Một số ít trường hợp, trong quá trình mang thai, mẹ bị viêm gan siêu vi tiến triển nặng có thể gây ảnh hưởng lên sự an toàn của mẹ lẫn con. Hiện nay, vấn điều trị viêm gan siêu vi C đã đạt nhiều kết quả tích cực, trở ngại chính là chi phí điều trị quá cao, khoảng trên 100 triệu đồng cho lộ trình điều trị một năm và BHYT chưa đồng chi trả.
    Trở lại vấn đề của bạn, nếu đủ điều kiện tài chính, tôi nghĩ bạn nên quyết định điều trị ngay vì nồng độ siêu vi C trong người tương đối cao với thời gian điều trị là 12 tháng (do siêu vi C bạn mắc thuộc kiểu gene 1). Nếu hiệu quả, sau khi ngưng thuốc 6 tháng bạn có thể có thai và không lo lây nhiễm cho con. Nếu bạn chưa có khả năng điều trị, việc có con vẫn có thể nhưng cần theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhằm giảm thiểu tối đa các nguy cơ như đã nói trên.
    Bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa viêm gan để được tư vấn cụ thể hơn.
    Chúc bạn may mắn.
    Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Mạnh HùngPhó giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM

  10. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sống chung với người nhiễm viêm gan C có bị lây


    3 tháng trước em xét nghiệm về gan ở Bệnh viện Nhiệt đới, kháng thể 60%. Bác sĩ tiêm ngừa 1 mũi và 2 năm sau xét nghiệm lại.
    Hiện em sống, ăn chung với chị họ bị viêm gan C mãn tính. Liệu em có nguy cơ bị nhiễm? (Thanh)
    Trả lời:
    Chào bạn,
    Bạn không nói rõ xét nghiệm về gan mà bạn làm là xét nghiệm gì để chúng tôi có thể giải thích rõ hơn. Nhưng qua lời bạn, có thể suy đoán đó là xét nghiệm kháng thể Anti HBs (hay HBsAb) 60 mIU/ml. Đây là kháng thể giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm siêu vi viêm gan B khi lượng kháng thể lớn hơn 10 mIU/ml. Nhiều nhà chuyên môn khuyến cáo, nếu nồng độ kháng thể Anti HBs từ 10 đến 100 mIU/ml thì nên tiêm ngừa thêm một mũi văcxin nhằm tăng lượng kháng thể trong máu lên cao, giúp bảo vệ cơ thể lâu dài.
    Siêu vi viêm gan C đa số lây truyền qua đường máu như truyền máu, dùng chung bơm tiêm, dùng chung dao cạo, chung dụng cụ cắt móng, cắt lể, xăm mình, tai nạn kim đâm… có dính máu của người nhiễm siêu vi viêm gan C.
    Một số ít (< 5%) lây truyền qua quan hệ tình dục, mẹ nhiễm lây cho con. Siêu vi viêm gan C không lây qua các giao tiếp thông thường. Vì thế, để tránh lây nhiễm siêu vi này, bạn và những người khác trong gia đình không sử dụng chung bàn chải đánh răng, dao cạo, dụng cụ cắt móng và các vật dụng có thể dính máu của người bệnh.
    Tiến sĩ, bác sĩ Lê Mạnh Hùng
    Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới

  11. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan C- căn bệnh thầm lặng

    Virus viêm gan C được phát hiện năm 1989. Virus này lan truyền qua đường máu , như viêm gan B, nhưng hiếm khi lây qua đường tình dục . Viêm gan C thường được gọi là một “bệnh thầm lặng” vì nhiều bệnh nhân mang virus không có triệu chứng và không cảm thấy bệnh . Hiện tại chưa có vắc-xin phòng viêm gan C , tuy nhiên khi đã nhiễm và bị viêm gan C thì vẫn có cách điều trị.


    Viêm gan C là gì?

    Viêm gan C là bệnh do virus viêm gan C (HCV- Hepatitis C Virus) tấn công vào tế bào gan gây ra bệnh viêm gan. Viêm gan C tiến triển chậm và thường ít triệu chứng nên rất khó phát hiện.

    Các đường lây nhiễm viêm gan C

    Viêm gan C lây nhiễm chủ yếu qua 3 con đường: đường máu, đường tình dục, truyền từ mẹ sang con. Trong đó lây truyền qua đường máu là con đường chủ yếu nhất.



    Virus viêm gan C: Nguồn internet

    Viêm gan C không lây lan qua các hoạt động giao tiếp xã giao bình thường như:- Ôm, hôn, bắt tay.- Hắt hơi hoặc ho.- Dùng chung thức ăn, đĩa, cốc và kính.- Sử dụng chung một vòi sen, nhà vệ sinh, hồ bơi ….- Đặc biệt viêm gan C là bệnh không phải do lây lan từ vật nuôi hoặc muỗi sang người.

    Triệu chứng khi nhiễm virus viêm gan C
    Cấp tính:

    - Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Một số khác có biểu hiện mệt mỏi như những khi bị cảm cúm, chán ăn, có thể vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu..
    - Một số bệnh nhân có thể bị nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức khớp xương và bắp thịt. Nhiều khi họ cũng cảm thấy buồn nôn, khó chịu, đau bụng, tiêu chảy, ăn kém ngon, sụt cân. Đôi khi bị sốt hoặc nổi ngứa.



    Vàng da ở người mắc viêm gan: Nguồn internet

    Mạn tính
    :

    - Viêm gan C mạn tính là sự tiến triển rất thầm lặng qua 10-30 năm.- Nhiều trường bệnh chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng nghiêm trọng: xơ gan với biểu hiện giãn mạch máu đường tiêu hóa, có thể vỡ gây chảy máu ồ ạt và tử vong, trong ổ bụng có nước. Khi đã xơ, gan khó hồi phục lại, cho dù tình trạng viêm có thuyên giảm.

    Chẩn đoán viêm gan C

    Xét nghiệm máu
    :

    Thấy men gan tăng chứng tỏ tế bào gan đang bị phá hủy.
    Siêu âm gan: Tìm dấu hiệu xơ gan hoặc biểu hiện bất thường khác.Sinh thiết gan: Hiển vi, xác định mức độ viêm nhiễm, chẩn đoán giai đoạn bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị.Xét nghiệm HCV RNA: Phát hiện trực tiếp siêu vi trong máu, đồng thời định danh dưới nhóm để lựa chọn phác đồ hợp lý.

    Biến chứng


    - Có khoảng 15-20% người bị nhiễm viêm gan C tự tiêu diệt được virus này mà không bị tổn thương gan. Với số còn lại, bệnh định cư và tấn công gan một cách chậm chạp. Khoảng 85% số người nhiễm HCV bị viêm gan mạn tính. 20% bị xơ gan, thường trong vòng 20 năm đầu sau khi nhiễm. Trong số những người bị xơ gan, một nửa tiến triển thành bệnh gan giai đoạn cuối hoặc ung thư gan.

    - Các chuyên gia y tế dự báo tử vong do viêm gan C có thể vượt qua số tử vong do AIDS ở Mỹ. Hiện nay, mỗi năm có khoảng 10000 người chết mỗi năm vì HCV, nhưng con số này ước tính sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, khả năng sống sót là cao. Hiện nay, hơn 99% số người HCV sống.

    Điều trị

    Mục địch của việc điều trị nhằm:

    - Giảm thiểu hoặc loại trừ hoàn toàn tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa diễn tiến sang xơ gan, ung thư gan.
    - Ðào thải hoặc giảm bớt lượng siêu vi C trong cơ thể, đặc biệt là ở gan.



    Ảnh minh họa. Nguồn internet

    Phương pháp điều trị:

    - Điều trị bằng thuốc trị viêm gan C: Các loại thuốc phổ biến nhất là một sự kết hợp của pegylated interferon alfa và ribavirin, một loại thuốc kháng virus. Tuy nhiên các loại thuốc này có một số tác dụng phụ, và bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ.
    - Phương pháp điều trị viêm gan C mới đối với nhiễm HCV đang được thiết kế và đánh giá trong các nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật và trên người.

    Phòng bệnh

    - Chế độ ăn uống:

    Chế độ ăn uống hợp lý đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và vận động thể chất tốt cũng như tinh thần thoải thoải mái để năng cao thể trạng, sức đề kháng phòng ngừa và đẩy lùi bệnh tật tấn công.
    - Lối sống: Cách phòng bệnh tốt là tránh tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh, không dùng chung các dụng cụ có thể gây chảy máu như bấm móng tay, cây lấy ráy tai, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, lược chải tóc, cây gãi lưng, dụng cụ cạo gió. Quan hệ chung thủy một bạn tình hoặc sử dụng bao cao su khi quan hệ.Ước tính có 3% dân số thế giới (hơn 170 triệu người) mang một loại virus bí ẩn tấn công thầm lặng vào gan mà không biết. Ðó là vì có tới 90% số người nhiễm virus viêm gan C (HCV) không hề có triệu chứng. Trên thực tế, hầu hết mọi người không biết họ có bệnh cho tới hàng chục năm sau đến khi các xét nghiệm y tế thường qui cho thấy tổn thương gan. Cho đến nay chưa có vắc-xin chích ngừa hoặc thuốc để chữa lành hẳn bệnh HCV. Tuy nhiên nhiều phương pháp trị liệu được áp dụng có thể tiêu diệt và/ hoặc làm chậm lại hay chận đứng sự phát triển của HCV cho một số người.




    Theo NTD





    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 07-03-2014 lúc 18:32.

  12. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Viêm gan C mạn tính và nguyên tắc điều trị

    07/03/14 12:00
    Những người viêm gan C mạn không điều trị hiếm khi thanh thải virut tự nhiên trừ khi tình trạng miễn dịch bị thay đổi.
    Tiến triển của xơ gan do bị viêm gan C.
    Nhiễm virut viêm gan C cấp thường có nguy cơ 50 - 80% trở thành viêm gan C mạn. Có đến 50 - 70% tất cả các trường hợp ung thư gan là có sự liên quan tới virut viêm gan C.

    Biểu hiện của bệnh

    Trên 50% bệnh nhân viêm gan do virus C sẽ chuyển thành mạn tính, ngoài ra nếu nguyên nhân gây viêm gan C mạn là do truyền máu thì sau 10 năm có tới 20% số bệnh nhân chuyển thành xơ gan, ngay cả với những thể nhẹ và vừa không có triệu chứng và chỉ tăng nhẹ men transaminase. Diễn tiến của viêm gan mạn C thường chậm và âm thầm. Mức độ tiến triển phụ thuộc vào nồng độ HCV- ARN và thời gian nhiễm bệnh.

    Biểu hiện lâm sàng của viêm gan mạn C cũng tương tự như viêm gan mạn do virus B, thường gặp nhất là mệt mỏi, vàng da ít gặp. Các biểu hiện ngoài gan cũng ít gặp hơn. Triệu chứng khởi đầu có thể biểu hiện những đợt rầm rộ như trong viêm gan cấp (l/3 trường hợp), phần còn lại thường âm thầm làm phần lớn bệnh nhân không nhận biết được, thường chỉ biểu hiện bởi triệu chứng cơ năng chung là mỏi mệt, cảm giác nặng tức vùng hạ sườn phải, nhiều lúc có đau cơ, đau khớp hoặc nhiều lúc chỉ có cảm giác nhức mỏi chung chung.

    Trong những đợt tiến triển, các triệu chứng thường phong phú và rầm rộ hơn với sốt, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng hoặc sẫm màu, đau cơ, đau khớp và nhất là đau tức vùng gan và ngứa. Khám thấy gan to vừa, căng chắc ấn đau tức, vàng da vàng mắt, hồng ban và giãn mạch hình sao.

    Giai đoạn sau khi đã có biến chứng xơ gan, các biểu hiện viêm thường giảm dần, thay vào đó là các triệu chứng của xơ gan cổ trướng và suy gan là nổi bật; hoặc các triệu chứng của ung thư gan với gan rất lớn, gan cứng và có nhiều khối u lổn nhổn.

    Điều trị như thế nào?

    Ở các bệnh nhân nhiễm virut viêm gan C mạn, mục tiêu điều trị là diệt trừ virus, ức chế virut sao chép lâu dài và giảm tình trạng viêm gan.

    Dùng Corticoid điều trị viêm gan C không có kết quả.

    Interferon alpha là thuốc điều trị hiệu quả, nó làm biến mất sự tăng men transaminase sau 1-2 tháng điều trị. Nhiều nghiên cứu cho thấy, interferon làm men transaminase trở lại bình thường trong 50% trường hợp, cũng như làm giảm hoạt tính mô học. Hiệu quả lâu dài của việc điều trị interferon vẫn chưa được biết hết. Vì sau khi ngừng điều trị 3 - 6 tháng thì gần 1 nửa có hiện tượng tái phát.

    Hiện nay thường dùng liệu pháp peg - interferon kết hợp với ribavirin cho tỷ lệ đáp ứng virut học kéo dài trên 50% các bệnh nhân đã dần thay thế các chế độ điều trị cũ.

    Peg - Interferon là sự phối hợp giữa interferon với polyethylen glycol, còn gọi là pegylate hoá, làm thanh thải thuốc chậm đi và do đó phơi nhiễm kéo dài với nồng độ thuốc cao hơn, nên chỉ dùng một tuần một lần. Điều trị phối hợp với ribavirin cho tỷ lệ đáp ứng cao hơn, lớn hơn 50%. Trường hợp bệnh nhân chống chỉ định dùng ribavirin có thể được điều trị bằng peg - interferon.

    Các tác dụng phụ: phần lớn các tác dụng ngoại ý là ở mức độ nhẹ và trung bình, không cần hạn chế điều trị. Các tác dụng phụ hay gặp là đau nơi tiêm, mệt, ớn lạnh, sốt, đau khớp, triệu chứng giống cúm, trầm cảm.., ngoài ra có thể gặp giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, phát ban, tăng cảm giác, nhìn mờ, lú lẫn, rong kinh, táo bón, rối loạn tâm thần...

    Ribavirin: Được phát hiện vào năm 1972, là một chất tương tự guanosine có phổ hoạt tính rộng chống lại các virus RNA và DNA gồm cả các Flaviviridae như virut viêm gan C. Ribavirin có vai trò quan trọng trong phác đồ phối hợp với peg - interferon trong suốt quá trình điều trị. Các tác dụng phụ hay gặp là gây tan máu, ngoài ra còn gây quái thai, do đó không được dùng cho phụ nữ mang thai.

    Tuy nhiên, không được dùng các thuốc trên điều trị cho bệnh nhân viêm gan mạn do virus C trong các trường hợp sau: bệnh nhân xơ gan mất bù, bệnh tự miễn, rối loạn nhịp tim, bệnh thiếu máu và thiếu máu cục bộ, suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi. Cần thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân thiếu máu 3 dòng, bệnh nhân có các rối loạn tâm thần, các rối loạn co giật.

    Tóm lại, sự phát tán của HCV ngày càng có khuynh hướng tăng lên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Quá trình điều trị và hiệu quả điều trị còn gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khác nhau. Điều quan trọng là cần tránh lây nhiễm virus viêm gan C bằng các biện pháp vệ sinh, loại bỏ kỹ những nguồn cho máu và các chế phẩm từ máu bị nhiễm virus viêm gan C; tránh dùng chung những dụng cụ có thể dính máu của nhau như kim tiêm, kim châm cứu, dao cạo, bàn chải đánh răng...

    Phòng chống các tệ nạn xã hội như nghiện ma tuý, mại dâm, thực hiện sống chung thuỷ một vợ một chồng, sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục với người nhiễm virus viêm gan C.

    ThS. Nguyễn Bạch Đằng/Nguồn SKĐS

  13. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thắc mắc về bệnh viêm gan C
    09:06 05/06/2014
    Anti-HCV là kháng thể đặc hiệu virus viêm gan C (HCV). Bạn dương tính anti-HCV tức là trong máu của bạn có kháng thể đặc hiệu HCV và có nghĩa là bạn có thể đang bị nhiễm ..
    Tôi đi thử máu có kết quả dương tính anti-HCV, vậy là có bị gì không?
    Anti-HCV là kháng thể đặc hiệu virus viêm gan C (HCV). Bạn dương tính anti-HCV tức là trong máu của bạn có kháng thể đặc hiệu HCV và có nghĩa là bạn có thể đang bị nhiễm virus viêm gan C hay là đã bị nhiễm virus này nhưng nay đã khỏi.
    Như vậy thì làm thế nào để có thể biết được tôi đang bị nhiễm HCV?
    Một người bị nhiễm virus viêm gan C thì thường hệ miễn dịch của người đó ít khi tạo được miễn dịch bảo vệ chống được virus, do vậy sự xuất hiện kháng thể đặc hiệu HCV (anti-HCV) không có ý nghĩa là cơ thể đã có được miễn dịch bảo vệ loại trừ được virus. Chỉ có một số ít may mắn sẽ khỏi được nhờ các hệ thống chống đở không đặc hiệu khác của cơ thể loại trừ được virus, còn lại trong đa số các trường hợp, virus vẫn tồn tại, nhân bản trong tế bào gan và phóng thích virus vào trong náu. Do vậy để có thể xác định một người có đang bị nhiễm HCV, bác sĩ phải chỉ định làm xét nghiệm phát hiện HCV-RNA, tức là tìm thành phần acid nhân của virus viêm gan C trong máu. Nếu xét nghiệm này cho kết quả HCV-RNA dương tính thì có nghĩa là trong máu của bệnh nhân có hiện diện virus viêm gan C, tức là bệnh nhân đang bị nhiễm HCV.

    Xét nghiệm HCV-RNA là xét nghiệm thuộc loại gì, làm sao thực hiện được?
    Mặc dù được khoa học lôi ra ánh sáng từ năm 1985 nhưng cho đến ngày hôm nay vẫn chưa có ai nhìn thấy được virus viêm gan C qua kính hiển vi điện tử hay nuôi cấy được virus. Tuy nhiên nhờ biết rõ được bộ gene của virus nên người ta đã có thể giả định được cấu tạo của virus. Có thể tóm tắt đây là một loại virus có lõi, hay gọi nôm na là nhân của virus có cấu tạo là RNA. Xét nghiệm phát hiện HCV-RNA chính là xét nghiệm tìm trong máu của bệnh nhân sự hiện diện RNA của virus. Đây là một xét nghiệm sinh học phân tử, thông thường được thực hiện bằng kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) là kỹ thuật nhân bản DNA trong ống nghiệm qua các chu kỳ nhiệt độ. Để làm xét nghiệm, máu của bệnh nhân sau khi lấy sẽ được tách huyết thanh hay huyết tương và sau đó phòng thí nghiệm sẽ tách chiết RNA của virus trong các mẫu huyết tương và huyết thanh này để đưa vào một ống nghiệm. Trong ống nghiệm này, RNA của virus sẽ được phiên mã ngược thành DNA bổ sung, gọi là cDNA, rồi các cDNA sẽ được nhân bản thành hàng tỷ bản sao để phát hiện. Nhờ nhân bản lên từ một bản gốc thành hàng tỷ bản sao rồi mới phát hiện, nên xét nghiệm có độ nhạy cảm cực kỳ cao đủ sức để phát hiện RNA của virus có trong mẫu thử dù với số lượng rất thấp. Ngoài ra, ngày nay người ta còn có thể đếm được số lượng bản gốc RNA của HCV có từ ban đầu trong mẫu thử là bao nhiêu dựa vào kỹ thuật PCR định lượng, được gọi là qPCR hay real-time PCR. Về mặt nguyên tắc qPCR cũng giống như PCR nhưng có thêm một tính năng nữa giúp có thể định lượng được số lượng bản gốc ban đầu có trong mẫu thử nhờ một hệ thống quang học có khả năng phát hiện được phản ứng xãy ra trong ống nghiệm trong khi nhân bản xãy ra.
    Tôi biết được là hiện nay có nhiều nơi làm xét nghiệm phát hiện và định lượng HCV-RNA nhưng kết quả có khi lại khác nhau dù thử trên cùng một bệnh nhân!! Do vậy làm thế nào để tin tưởng được một kết quả xét nghiệm HCV-RNA vì đây là một xét nghiệm mà chi phí bệnh nhân phải trả cũng không phải là ít?
    Đúng là như vậy. Xét nghiệm HCV-RNA là xét nghiệm dựa trên kỹ thuật PCR là một kỹ thuật hoàn toàn mở nên người làm xét nghiệm có thể tự pha thuốc thử để làm xét nghiệm mà không phải bị lệ thuộc và các kit xét nghiệm mua từ các hãng nước ngoài rất đắt tiền. Tuy nhiên vì là hệ thống mở nên muốn kết quả xét nghiệm được chính xác thì người làm xét nghiệm phải thực hiện đủ các chứng để kiểm soát không có các sơ sót xãy ra trong quá trình làm xét nghiệm và các chứng này phải hiển thị trên kết quả xét nghiệm. Với một xét nghiệm phát hiện HCV-RNA, kết quả phải hiển thị: (1) một chứng dương để chứng minh khâu khuếch đại trong quá trình xét nghiệm đủ nhạy cảm, (2) một chứng âm để chúng minh quá trình thao tác xét nghiệm không bị ngoại nhiễm gây ra kết quả dương tính giả, (3) một chứng nội tại trong chứng âm để chứng minh khâu tách chiết RNA từ mẫu thử đạt độ nhạy, (4) và đồng thời mẫu âm tính phải có chúng nội tại để chứng minh âm tính là thật sự âm tính chứ không phải là âm tính giả. Đối với xét nghiệm định lượng HCV-RNA thì trong kết quả phải hiển thị được đường biểu diển chuẩn để chứng minh thao tác định lượng đạt chuẩn thông qua hệ số tương quan (R) của các mẫu chuẩn phải đạt trên 0.990 và hiệu quả phản ứng (E) phải đạt 90-105% và đồng thời chứng minh kết quả định lượng là được tính toán từ kết quả của các mẫu chuẩn được chạy song hành cùng với mẫu thử chứ không phải là được tính toán từ một công thức có sẵn. Ngoài ra, nếu muốn kết luận một kết quả âm tính thì trong kết quả định lượng phải hiển thị được mẫu đó dương tính được với chứng nội tại để đảm bảo âm tính này là âm tính thật sự chứ không phải âm tính giả vì phản ứng khuếch đại bị ức chế.

    Nếu kết quả xét nghiệm HCV-RNA của tôi dương tính thì tôi có cần thiết phải được điều trị đặc hiệu không? Và nếu cần phải được điều trị đặc hiệu thì thời gian phải điều trị là bao lâu?
    Một người sau khi nhiễm virus viêm gan C thì thường không có triệu chứng hay chỉ có một ít triệu chứng không đặc hiệu và mơ hồ. Tuy nhiên virus sẽ âm thầm xâm nhập và nhân bản trong tế bào gan và quá trình này diễn tiến rất lâu có thể trên hàng chục năm dẫn đến tế bào gan bị tàn phá dần gây hậu quả viêm gan mạn tính rồi đi đến xơ gan, và có thể từ xơ gan dẫn đến ung thư gan. Nguy cơ của người đang bị nhiễm HCV dẫn đến viêm gan mạn tính rồi xơ gan rồi đến ung thư gan là khá cao (có thể 17-20%). Do vậy, khác với nhiễm virus viêm gan B cần phải xác định là đang bị viêm gan B mạn tính (ALT tăng cao hay có bất thường tổ chức gan phát hiện qua sinh thiết hay fibroscan) mới cần phải điều trị đặc hiệu; một người bị xác định là đang nhiễm virus viêm gan thì nên được chỉ định điều trị đặc hiệu mà không cần phải có các dấu hiệu chứng minh gan đã bị thương tổn vì viêm gan mạn tính. Do vậy trong trường hợp của bạn thì nên được điều trị đặc hiệu chứ không cần phải đợi đến lúc men gan ALT cao gấp đôi bình thường hay sinh thiết hoặc fibroscan thấy có thương tổn tế bào gan mới điều trị. Tuy nhiên trước khi được điều trị, bạn phải nhất thiết được chỉ định làm hai xét nghiệm: định lượng HCV-RNA và định genotype HCV để bác sĩ có thể theo dõi được hiệu quả điều trị cũng như quyết định được thời gian điều trị đặc hiệu trên bạn. Để có thể xác định điều trị đặc hiệu mà bác sĩ cho chỉ định trên bạn là có hiệu quả, sau 3 tháng điều trị bác sĩ sẽ phải chỉ định xét nghiệm định lượng HCV-RNA một lần nữa. Nếu kết quả định lượng cho thấy lượng virus không giảm hay giảm dưới 100 lần thì bác sĩ phải cân nhắc thay đổi phương thức điều trị hay có thể phải ngưng điều trị vì bệnh không đáp ứng với điều trị đặc hiệu. Nếu kết quả định lượng cho thấy lượng virus giảm hơn 100 lần (chuyên môn gọi là giảm hơn 2 log) thì bác sĩ có thể đánh giá là phát đồ điều trị đặc hiệu trên bạn là hiệu quả. Lúc này bác sĩ sẽ phải quyết định thời gian điều trị cho bạn là bao lâu, quyết định này rất tuỳ thuộc vào genotype HCV mà bạn bị nhiễm là loại nào, và thông tin này bác sĩ sẽ lấy từ lần xét nghiệm đầu tiên đã chỉ định trước khi quyết định điều trị cho bạn. Nếu không may mà bạn bị nhiễm genotype HCV type 1 thì bác sĩ sẽ phải điều trị cho bạn thêm 9 tháng nữa tức là tổng thời gian điều trị phải 12 tháng. Nếu bạn bị nhiễm genotype HCV không phải 1, mà là 2 hay 6 (tại Việt Nam, rất ít khi phát hiện được genotype HCV 3, 4, và 5) thì bác sĩ chỉ cần điều trị cho bạn thêm 3 tháng nữa tức là tổng thời gian điều trị 6 tháng. Trước khi quyết định chấm dứt điều trị cho bạn thì bác sĩ sẽ phải chỉ định xét nghiệm phát hiện HCV-RNA xem có còn trong máu của bạn hay không. Nếu xét nghiệm này vẫn cho kết quả dương tính thì bác sĩ vẫn chưa thể ngưng điều trị mà phải tiếp tục thêm 3 tháng nữa cho đến khi kết quả trở nên âm tính. Sau khi chấm dứt điều trị, bác sĩ cũng sẽ thường xuyên theo dõi xem bạn có bị tái phát hay tái nhiễm không bằng xét nghiệm phát hiện HCV-RNA trong máu của bạn mỗi 3 tháng một lần. Bất cứ lúc nào xét nghiệm trở nên dương tính thì bác sĩ sẽ phải xem như bạn bị tái phát hay tái nhiễm và phải trở lại điều trị đặc hiệu như ban đầu.
    Genotype là gì? Xét nghiệm xác định genotype HCV là xét nghiệm như thế nào? Làm thế nào thực hiện được và giá thành có cao không?
    Genotype là các kiểu khác biệt của vi sinh vật cùng loài dựa vào sự khác biệt các dấu ấn trên bộ gene của vi sinh vật đó. Cho đến hiện nay y học đã xác định là HCV có thể được phân làm 11 genotype là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11. Với từng genotype, HCV lại được phân thành các dưới type như 1a, 1b, 1c 2a, 2b, 2c 3a, 3b 4a, 4b, 4c, 4d, 4e, 5a, 6a, 7a, 7b, 8a, 8b, 9a, 10a, và 11a. Xét nghiệm xác định genotype HCV là một loại xét nghiệm sinh học phân tử. Tại Việt Nam, công ty Nam Khoa đã phát triển kỹ thuật vừa định lượng HCV-RNA vừa xác định được genotype của HCV. Nguyên tắc của kỹ thuật này là định lượng HCV-RNA trước bằng kỹ thuật qPCR rồi sau đó giải trình tự sản phẩm qPCR này để xác định genotype HCV bằng cách so chuỗi với thư viện genotype HCV của NCBI. Nhờ phát triển được kỹ thuật này, với chỉ định vừa định genotype HCV, vừa định lượng HCV-RNA mà bác sĩ phải cho trên bệnh nhân trước khi quyết định điều trị đặc hiệu, bệnh nhân chỉ phải trả chi phí cho xét nghiệm xác định genotype HCV mà vẫn có được kết quả định lượng HCV-RNA. Ngoài ra, kỹ thuật định genotype do công ty Nam Khoa phát triển còn có lợi thế hơn các kỹ thuật khác hiện đang được sử dụng trong và ngoài nước là kết quả genotype HCV luôn phân biệt đến dưới type chứ không bao giờ chỉ có kết quả đến type hay không thể phân biệt các dưới type với nhau.
    Hiện một số cơ sở xét nghiệm trong nước có triển khai xét nghiệm định kiểu gene HCV bằng kỹ thuật real-time PCR mà theo báo cáo của các tác giả thì xét nghiệm này phân biệt được đồng nhiễm các genotype.
    Tuy nhiên theo chúng tôi thì nhận định này thật sự quá vội vàng và thiếu luận cứ khoa học vì đồng nhiễm rất hiếm xãy ra (kinh nghiệm của chúng tôi là không quá 1 cas trong 1000 cas) trong khi đó xét nghiệm này lại cho kết quả đồng nhiễm đến 2 cas trong 10 cas thử nghiệm. Điều này chứng tỏ kỹ thuật chưa đạt nhưng đã vội vàng đưa ra áp dụng cho chẩn đoán, và như vậy thì thật là nguy hiểm vì sẽ làm lệch hướng điều trị của Bác Sĩ.
    Nói tóm lại, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C, qua xét nghiệm anti-HCV trong máu dương tính, tại Việt Nam trong dân số là thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ nhiễm cao trên thế giới (2-8%). Nếu phát hiện anti-HCV bị dương tính, bạn nên đi làm xét nghiệm phát hiện HCV-RNA để xem có thật sự đang bị nhiễm HCV hay không. Nếu dương tính, thì bạn nên được điều trị đặc hiệu vì nguy cơ dẫn đến xơ gan rồi ung thư gan trên người nhiễm HCV là khá cao, và hơn nữa, y học hiện nay có thể chữa lành người bị nhiễm HCV với tỷ lệ thành công từ 60% đến 100%. Tuy nhiên trước khi được chỉ định điều trị đặc hiệu, bạn cần phải được chỉ định làm xét nghiệm định lượng HCV-RNA và định kiểu gen HCV để căn cứ vào đó mà bác sĩ có thể đánh giá được hiệu quả điều trị và quyết định được thời gian điều trị. Trước khi chấm dứt điều trị, bạn nhất thiết phải được chỉ định làm xét nghiệm phát hiện HCV-RNA để xem máu đã hết sạch virus không, và sau khi chấm dứt điều trị xét nghiệm này cũng phải được thường xuyên chỉ định thực hiện trên bạn mỗi 3 tháng một lần để theo dõi bệnh có tái phát không hay bạn có bị tái nhiễm không.
    Ts.Bs. Phạm Hùng Vân
    Viện vệ sinh - Y tế công cộng TP. HCM

  14. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ ba, 24/06/2014 10:14
    Đối phó với viêm gan siêu vi C


    Có người nghĩ bị viêm gan C thật đáng sợ, khi mắc bệnh có thể ảnh hưởng tính mạng?






    Hút thuốc lá dễ làm tình trạng bệnh gan nặng thêm

    Bệnh viêm gan C gọi đầy đủ là viêm gan siêu vi C gây ra do loại virút (nhỏ bé hơn cả vi trùng) được đặt tên là "virút viêm gan C" (viết tắt là HCV).

    Viêm gan C không nặng hơn viêm gan B vì B và C chỉ là tên riêng do các bác sĩ đặt cho hai loại virút này thôi chứ không mang ý nghĩa viêm gan C là giai đoạn sau của viêm gan B. Virút viêm gan C có sáu phân nhóm được đánh số từ 1-6, trong đó phân nhóm 1 nặng nhất vì dễ bị kháng thuốc và tái phát sau điều trị.
    Bệnh viêm gan C gồm những thể bệnh nào?
    * Viêm gan C cấp tính:
    - Viêm gan C cấp không triệu chứng:
    + Xảy ra trong vòng 2-12 tuần sau khi bị lây nhiễm.
    + Chiếm 90% số trường hợp viêm gan C cấp.
    + Bệnh nhân không có các biểu hiện của viêm gan cấp như vàng mắt, vàng da, tiểu sậm màu, đau tức vùng gan bên (P).
    - Viêm gan C cấp có triệu chứng:
    + Xảy ra trong vòng 4-8 tuần sau khi bị lây nhiễm virút.
    + Chỉ chiếm 10% số trường hợp viêm gan C cấp.
    + Bệnh nhân có các biểu hiện của viêm gan cấp như vàng mắt, vàng da, tiểu sậm màu, đau tức vùng gan bên (P) kèm theo các dấu hiệu giống cảm cúm như mệt mỏi, sốt nhẹ, mỏi cơ, ăn không ngon.
    + Xét nghiệm có men gan và chất bilirubine tăng cao.
    - Sau giai đoạn viêm gan C cấp, có đến 55-90% số trường hợp virút vẫn tồn tại kéo dài (trên sáu tháng) trong máu và gan gây bệnh nhiễm viêm gan C mãn tính.
    * Viêm gan C mãn:
    - Viêm gan C mãn thể yên lặng:
    + Chiếm 60-90% số trường hợp nhiễm viêm gan C mãn.
    + Thường không có triệu chứng hoặc chủ yếu tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, khi đi hiến máu.
    + Ở thể này virút viêm gan C vẫn sinh sản và âm thầm tấn công gan ở mức độ rất thấp nên gan vẫn còn khá tốt, siêu âm gan bình thường, gan vẫn còn mềm mại, men gan và chức năng gan còn khá tốt.
    + Thể này tương đối nhẹ và ít diễn tiến thành xơ gan. Tuy nhiên, thể này trong suốt thời gian theo dõi vẫn có thể diễn tiến thành thể tấn công.
    - Viêm gan C mãn thể tấn công:
    + Chiếm 10-40% số trường hợp nhiễm viêm gan C mãn.
    + Bệnh nhân thường có những triệu chứng như mệt mỏi, đau tức vùng gan, ăn kém, ngứa, da sậm màu hơn so với trước đây, xuất hiện các nốt đỏ ở da ngực, da lưng, gan to. Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân không có triệu chứng, tình cờ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe.
    + Ở thể này virút vẫn sinh sản với các mức độ khác nhau và tấn công gan khá nhiều nên gây ra những hư hại trong gan làm gan to ra, siêu âm gan thấy gan bắt đầu to ra và không còn mềm mại nữa, men gan và chức năng gan bắt đầu thay đổi.
    + Thể này dễ diễn tiến thành xơ gan nếu không điều trị kịp thời.
    - Những yếu tố khiến thể yên lặng dễ diễn tiến thành thể tấn công: nam giới hoặc phụ nữ mãn kinh; hút thuốc lá; uống bia rượu; béo phì, nhất là béo bụng, tăng mỡ máu; ăn nhiều chất ngọt; đái tháo đường; dư chất sắt trong cơ thể; đồng nhiễm virút viêm gan B, HIV/AIDS; nhiễm virút viêm gan C phân nhóm 1...
    Điều trị
    Việc điều trị làm tiêu diệt hoàn toàn virút giúp gan không bị tấn công và dần dần hồi phục. Phác đồ điều trị thường kéo dài từ sáu tháng đến một năm. Tuy nhiên cần lưu ý bệnh dễ bị tái phát sau sáu tháng đến một năm tính từ lúc kết thúc phác đồ điều trị. Nguyên nhân thường do:
    + Nhiễm virút C phân nhóm 1.
    + Đề kháng kém: tuổi già, mắc bệnh đái tháo đường, nhiễm HIV, bị bệnh lao kèm theo.
    + Dùng các thuốc ức chế miễn dịch của cơ thể: hóa trị ung thư, dùng thuốc có chứa chất corticoid.
    - Phác đồ điều trị:
    + Phác đồ cổ điển gồm một loại thuốc chích kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta tự tiêu diệt virút kết hợp với thuốc uống ức chế virút.
    + Phác đồ bộ ba mới nhất với sự phối hợp giữa phác đồ cổ điển với các thuốc mới nhất có tác dụng tiêu diệt trực tiếp virút giúp nâng tỉ lệ thành công, không bị tái phát sau ngưng thuốc lên đến 85% đối với dòng virút có độc lực cao (phân nhóm 1), kể cả những trường hợp bị tái phát.
    Bệnh nhân bị viêm gan C mãn cần làm gì?
    - Không nên quá lo lắng, vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường.
    - Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa - gan mật để được làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm xác định ở thể yên lặng hay thể tấn công.
    - Nếu ở thể tấn công cần được điều trị thuốc thích hợp ngay để chặn diễn tiến của bệnh và bảo vệ lá gan chúng ta.
    - Nếu ở thể yên lặng cần theo dõi định kỳ mỗi 3-6 tháng. Việc điều trị tích cực ở thể này có thể được bác sĩ cân nhắc tùy trường hợp cụ thể, vì ở thể này nguy cơ diễn tiến thành xơ gan còn khá thấp.
    - Hạn chế các yếu tố làm bệnh dễ diễn tiến sang xơ gan: bỏ rượu bia, không tự ý uống các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh và thuốc không rõ nguồn gốc. Tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn, tránh béo phì. Hạn chế ăn nhiều chất béo, chất bột đường. Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất sắt như thịt bò, lòng đỏ trứng, rau có màu xanh đậm vì dễ gây ứ đọng chất sắt trong cơ thể và trong gan.
    Phòng bệnh
    - Bệnh chưa có thuốc chủng ngừa.
    - Vì bệnh chỉ lây lan theo máu qua các vết trầy xước, rách da nên cần chú ý:
    + Tình dục an toàn.
    + Không dùng chung các vật sắc nhọn như dao lam, dao cạo râu, dụng cụ làm móng tay móng chân, kim châm cứu...
    Nhiễm viêm gan C có nên mang thai?
    - Tư vấn với BS chuyên khoa tiêu hóa - gan mật để được xác định ở thể yên lặng hay thể tấn công.
    - Nên điều trị đủ phác đồ rồi mới có thai, nhất là ở thể tấn công.
    - Theo dõi với BS chuyên khoa tiêu hóa - gan mật trong thời gian mang thai.
    - Vẫn cho trẻ bú mẹ bình thường trừ khi đầu vú mẹ bị nứt nẻ, lở loét dễ chảy máu.

    Tỉ lệ điều trị thành công, không tái phát tùy thuộc phân nhóm virút bị nhiễm:
    + Nhiễm virút nhóm 1: thành công 45%.
    + Nếu nhiễm virút nhóm 2-3: thành công 80-85%.
    + Nếu nhiễm virút nhóm 4-5-6: thành công 60- 70%.
    Nếu bị tái phát sau điều trị, bệnh nhân cũng không nên quá lo lắng vì khả năng diễn tiến thành xơ gan đã giảm rất nhiều dù chưa có điều kiện điều trị trở lại. Hiện tại với các loại thuốc uống tiêu diệt siêu vi trực tiếp phối hợp với phác đồ cổ điển, tỉ lệ thành công khi điều trị trở lại cũng khá tốt và ít bị tái phát.
    AloBacsi.vn
    Theo BS Trần Ngọc Lưu Phương - Tuổi trẻ
    (BV Nguyễn Tri Phương)






  15. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hơn 4 triệu người Việt có virus viêm gan C

    Thứ sáu, 04/07/2014 07:05
    Viêm gan virus C đang là "sát thủ thầm lặng" khi 5% dân số Việt (tương đương 4,5 triệu người) đang mang virus C trong cơ thể và chỉ khoảng 1/3 số người mắc bệnh có biểu hiện triệu chứng.




    Một số nghiên cứu cũng cho thấy, khoảng 80% những người nhiễm virus viêm gan C chuyển sang tình trạng mang virus viêm gan C mạn tính và ít nhất 20% nhóm bệnh nhân này có thể chuyển sang xơ gan sau 20 năm nhiễm virus.
    Việc điều trị viêm gan virus C từ vài năm nay ở Việt Nam chỉ sử dụng phác đồ phối hợp 2 thuốc Peginterferon - alfa 2b hoặc 2a kết hợp Ribavirin (PR). Tuy nhiên với phác đồ kết hợp 2 thuốc này, không phải tất cả bệnh nhân đều có thể được điều trị thành công (theo nghiên cứu thì chỉ có khoảng trên 60% bệnh nhân châu Á là có đáp ứng với điều trị nhưng tỷ tệ tái phát còn cao).

    Để tăng hiệu quả của phác đồ điều trị chuẩn hiện nay, trong 2 năm qua, dòng thuốc mới có hoạt chất Boceprevir đã được bổ sung vào phác đồ điều trị. Phác đồ mới phối hợp 3 thuốc gồm Boceprevir và Peginterferon alfa + Ribavirin cho thấy hiệu quả cả trên bệnh nhân điều trị lần đầu và những người đã từng thất bại trong điều trị với phác đồ 2 thuốc trước đó.

    TS.BS Phạm Thị Thu Thủy, Trung tâm Y khoa Medic cho biết, ưu điểm của phác đồ mới này là rút ngắn thời gian điều trị xuống còn 28 tuần (bệnh nhân điều trị lần đầu) so với 48 tuần, thay vì 72 tuần đối với những bệnh nhân khó đáp ứng khi sử dụng phác đồ điều trị 2 thuốc trước đây. Ngay cả bệnh nhân xơ gan mà không có chống chỉ định cũng có thể áp dụng được phác đồ điều trị mới này.

    Tại Việt Nam, trong vòng gần một năm qua, nhiều bệnh nhân viêm gan virus C được chỉ định điều trị bằng phác đồ có Boceprevir đã ghi nhận có đáp ứng thuốc tốt và đạt hiệu quả cao.


    Phác đồ điều trị viêm gan virus C với Boceprevir mở ra triển vọng cho nhiều bệnh nhân được tiếp cận điều trị và điều trị thành công bệnh viêm gan virus C. (Hình minh họa)

    Ngoài Việt Nam, 7 quốc gia khác tại châu Á gồm Singapore, Malaysia, Hong Kong, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Australia cũng đưa phác đồ mới này vào điều trị viêm gan virus C.

    Theo các chuyên gia y tế, qua các nghiên cứu lâm sàng phác đồ điều trị viêm gan virus C với Boceprevir cho thấy một hướng điều trị tối ưu, mở ra triển vọng cho nhiều bệnh nhân được tiếp cận điều trị và điều trị thành công bệnh viêm gan virus C, đồng thời giảm bớt gánh nặng về thời gian và chi phí điều trị cho các bệnh nhân.

    AloBacsi.vn
    Theo Tấn Tài - VietNamNet




  16. #16
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,600
    Cảm ơn
    1,935
    Được cảm ơn: 21,431 lần
    Những đường lây truyền viêm gan virus C

    Thứ ba 22/07/2014 15:07

    (VTV Online) -

    Con đường lây truyền của viêm gan C cũng giống như HIV: lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Tuy nhiên, đường lây truyền từ mẹ sang con và quan hệ tình dục có tỷ lệ tương đối thấp.

    Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phúc, Phụ trách khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ trả lời những thắc mắc về con đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh viêm gan C.

    Mời quý vị theo dõi VIDEO chi tiết:



    http://vtv.vn/suc-khoe/nhung-duong-l...s-c/125997.vtv

  17. #17
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    AloBacsi ơi: Làm sao phân biệt viêm gan C cấp và mãn tính?

    23/7/2014 18:23
    Xin cho tôi hỏi: Làm sao phân biệt viêm gan C cấp và mạn tính? Có vi rút viêm gan C trong người, nên điều trị như thế nào? Tại TPHCM, tôi nên đi khám ở đâu là tốt nhất? Xin trân trọng cảm ơn.





    Ảnh minh họa


    Chào bạn,

    cấp thường không biểu hiện triệu chứng trong 90% trường hợp. Nếu có, thì là vàng da, tiểu vàng, mệt mỏi, có thể có sốt nhẹ. Xét nghiệm máu thấy men gan tăng rất cao gấp 10 lần bình thường. Siêu âm gan đa số là còn bình thường.Viêm gan C mãn nếu ở thể im lặng cũng không có biểu hiện triệu chứng, thường phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khỏe. Một số trường hợp bệnh nhân có biểu hiện đau tức vùng gan (vùng bụng trên phía bên phải). Siêu âm gan thường còn bình thường nhưng có những trường hợp có thể thấy gan to, gan nhiễm mỡ, hoặc cấu trúc của gan trở nên thô ráp không còn mềm mại.
    Viêm gan C mãn thể hoạt động cũng có những trường hợp phát hiện tình cờ không có triệu chứng, nhưng thông thường bệnh nhân có các biểu hiện sau: da sạm đen, nổi nốt đỏ trên ngực - lưng - cổ, lòng bàn tay cũng ửng đỏ, tiểu hơi sậm màu. Siêu âm thường thấy gan to, gan nhiễm mỡ, hoặc cấu trúc gan trở nên thô ráp không còn mềm mại.
    Việc điều trị sẽ do BS chuyên khoa gan quyết định ở thời điểm thích hợp, nhất là khi bệnh ở giai đoạn chuyển từ thể im lặng sang thể hoạt động. Phác đồ điều trị thường phối hợp giữa thuốc chích và các thuốc uống, tuy nhiên thuốc chích có nhiều tác dụng phụ nên cần được BS chuyên khoa chỉ định và theo dõi điều trị.
    Bạn nên đến các bệnh viện trong thành phố có chuyên khoa Gan - Mật để được điều trị, ví dụ như: BV Nhiệt đới, BV
    Nguyễn Tri Phương, Trung tâm Medic, BV Đại học Y dược…
    Theo alobacsi.vn

  18. #18
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm gan C, AloBacsi?

    25/7/2014 18:16
    AloBacsi cho tôi hỏi: Làm thế nào để phòng tránh bệnh viêm gan C? Nếu muốn tầm soát, nên làm thế nào? Chi phí có tốn kém lắm không.


    Ảnh minh họa


    Bạn Tuấn Huy thân mến,

    lây lan chủ yếu qua đường máu, do đó cách phòng tránh tốt nhất là:- An toàn trong tiêm chích và truyền máu. Do đó, nên hạn chế việc tiêm chích các loại thuốc cũng như việc truyền dịch trừ khi có chỉ định của bác sĩ và nên thực hiện tại các bệnh viện.
    - Không dùng chung các vật dụng có thể gây trầy xước và dính máu, ví dụ như: dao lam, dao cạo râu, dụng cụ làm móng (nail), giác lễ, bàn chải đánh răng,…
    - Tình dục an toàn: không quan hệ với nhiều bạn tình, dùng bao cao su để tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì nguy cơ lây nhiễm viêm gan C sẽ tăng cao.
    Muốn tầm soát viêm gan C bạn nên đi khám sức khỏe và xin bác sĩ cho xét nghiệm tầm soát viêm gan B lẫn viêm gan C. Chi phí thường không đắt. Theo tôi biết, để tầm soát hai loại này thường khoảng 300.000 đồng.
    Chân thành cảm ơn.

    Theo alobacsi.vn

  19. #19
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xét nghiệm viêm gan virus C miễn phí

    25/7/2014 20:20
    2.000 suất xét nghiệm phát hiện kháng thể virus viêm gan C cũng đã được hỗ trợ miễn phí cho những người có nguy cơ cao cần phải tầm soát ngay tại bệnh viện từ ngày 28/7 đến 8/8.


    Ảnh mang tính minh họa. Nguồn:
    Internet
    .

    Đây là sự kiện hưởng ứng Ngày phòng chống viêm gan thế giới 2014 do Tập đoàn Roche tại Việt Nam phối hợp cùng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCMthực hiện.


    Để tham dự chương trình và có cơ hội được xét nghiệm miễn phí, người dân vui lòng nhận thư mời từ ngày 25/7 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội) và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM (764 Võ Văn Kiệt, quận 5, TP.HCM); đồng thời phòng tư vấn viêm gan miễn phí tại 2 bệnh viện trên cũng được đưa vào phục vụ dành cho những người phát hiện mình nhiễm viêm gan C.




    Được biết, Tuần lễ hưởng ứng ngày Phòng chống viêm gan thế giới với chủ đề "Tầm soát - Điều trị ngay". Hiện 2 loại vi-rút viêm gan B và vi-rút viêm gan C được xem là "kẻ giết người thầm lặng", mỗi năm giết chết 1,4 triệu người trên toàn thế giới.

    Bởi vì, những người bị nhiễm vi-rút viêm gan B, C có thể hoàn toàn không có triệu chứng, vẫn khỏe mạnh bình thường, hết năm này qua năm khác, nó cứ lặng lẽ lưu truyền trong cơ thể, gây suy yếu dần dần các chức năng bảo vệ, đến một thời điểm nó đủ khả năng gây tổn thương cho gan, nhất là xơ gan nặng hoặc ung thư gan, lúc này người nhiễm vi-rút mới cảm nhận được như mệt mỏi, kém ăn, tức hạ sườn phải, da vàng, sút cân... Đó cũng là lúc khả năng cứu chữa không còn hiệu quả, hầu hết tử vong.

    Nước ta đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo là một trong 9 quốc gia khu vực tây Thái Bình Dương đang phải đối mặt với đại dịch viêm gan vi-rút, vì có tỷ lệ mắc bệnh cao với khoảng từ 10 đến 20% số dân nhiễm viêm gan vi-rút B; 6% số dân nhiễm vi-rút C; tỷ lệ xơ gan là khoảng 5% số dân.

    Một thống kê năm 2008 cho thấy, cả nước ta có 21.748 người chết về ung thư gan, nếu tập hợp chết do vi-rút viêm gan gây nên vì viêm gan cấp, viêm gan mạn, xơ gan, thì số người chết lên đến hàng trăm nghìn người. Với số lượng người mắc bệnh hiện nay, khoảng tám triệu người, chúng ta cần một số tiền khoảng 660 nghìn tỷ đồng để điều trị.

    Các chuyên gia trong và ngoài nước đều đánh giá viêm gan virút là một đại dịch gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng cho toàn thể các quốc gia trên thế giới. Đại dịch này đang hoành hành gây tác hại nghiêm trọng không chỉ đối với sức khỏe mà còn đối với kinh tế - xã hội.
    Thuỳ Minh
    Theo vnmedia.vn

  20. #20
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    350.000 người tử vong vì viêm gan virus C mỗi năm

    Chủ nhật, 27/07/2014 06:48
    Theo báo cáo của WHO năm 2014, hiện nay trên thế giới có hơn 185 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Mỗi năm có 350.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.

    Một phần ba trong số những người viêm gan virus C mạn tính có nguy cơ tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Tại Việt Nam, tỷ lệ này đang có chiều hướng gia tăng do phần lớn người dân thiếu kiến thức về bệnh, dẫn đến không có khái niệm về tầm soát, điều trị và phòng ngừa lây lan. Nhiều người chủ quan cho rằng mình không có nguy cơ mắc viêm gan virus C, không tiến hành các xét nghiệm sớm, vô tình lây truyền mầm bệnh cho những người xung quanh.
    Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường máu và dịch tiết. Theo đó, các đối tượng tiêm chích, hút hít ma túy, nhân viên y tế, những người làm các công việc phải tiếp xúc với kim tiêm, dịch nhầy có máu nhiễm virus viêm gan C hay từng trải qua các thủ thuật y tế: truyền máu, các sản phẩm từ máu, lọc máu do suy thận, tái sử dụng kim tiêm, ống tiêm, ống thông hay các trang thiết bị y khoa khác… rất dễ bị lây nhiễm bệnh.
    Virus viêm gan C cũng có thể lây truyền do khám chữa răng với dụng cụ không tiệt trùng; châm cứu, chích lễ, xăm da, các thủ thuật thẩm mỹ. Ngoài ra, bệnh nhân có triệu chứng bất thường ở gan (tăng men gan, vàng da,…), người quan hệ tình dục không an toàn, người đã bị nhiễm HIV, hay có mẹ nhiễm virus viêm gan C cũng là các đối tượng có nguy cơ cao đối với căn bệnh này.
    Viêm gan virus C được giới chuyên môn xem là "sát thủ thầm lặng", ngoài yếu tố có nguy cơ dễ lây nhiễm cao trong cộng đồng, hầu hết người bệnh không biểu hiện triệu chứng giai đoạn đầu. Việc phát hiện quá muộn sẽ dẫn đến việc gây ra nhiều khó khăn trong công tác điều trị cùng với nguy cơ tử vong cao, dù viêm gan virus C hoàn toàn có thể chữa trị khỏi, nếu phát hiện sớm.
    Chủ động xét nghiệm tầm soát là biện pháp tốt nhất để hạn chế lây lan và điều trị dứt điểm viêm gan virus C. Phương pháp xét nghiệm viêm gan virus C tiên tiến như xét nghiệm Anti HCV II cho kết quả tin cậy và nhất quán giúp định hướng quyết định lâm sàng nhờ độ nhạy cao 100% cho tất cả các kiểu gien và độ đặc hiệu cao 99,66%.
    Với mục đích tăng cường nhận thức của người dân về bệnh viêm gan, cũng như tập trung vào những hoạt động cụ thể nhằm đẩy lùi viêm gan khỏi cộng đồng, từ năm 2011, Tổ chức Y tế Thế giới đã chọn 28/7 hàng năm là ngày Phòng chống Viêm gan Thế giới.
    Tập đoàn Roche tại Việt Nam phối hợp cùng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM thực hiện lễ hưởng ứng ngày Phòng chống Viêm gan Thế giới với chủ đề "Tầm soát - Điều trị ngay". Theo đó, 2.000 xuất xét nghiệm phát hiện kháng thể virus viêm gan C được hỗ trợ miễn phí cho những người có nguy cơ cao cần phải tầm soát ngay tại bệnh viện từ ngày 28/7 đến ngày 8/8.
    AloBacsi.vn
    Theo Phương Thảo - VnExpress

Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 12 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 12 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •