Kết quả 1 đến 1 của 1

Chủ đề: Không ngừng nỗ lực với “sứ mệnh” phòng, chống HIV/AIDS

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Không ngừng nỗ lực với “sứ mệnh” phòng, chống HIV/AIDS

    Không ngừng nỗ lực với “sứ mệnh” phòng, chống HIV/AIDS

    Thứ hai 29/08/2016 16:44

    Vai trò của các tổ chức xã hội đóng góp không nhỏ trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Đặc biệt, khi nguồn tại trợ quốc tế giảm dần, ngành y tế phải nỗ lực để duy trì, bảo đảm bền vững các hoạt động và phấn đấu đạt được các mục tiêu đã cam kết trong công tác này.



    Là một trong các tổ chức xã hội hoạt động tích cực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Nâng cao Chất lượng cuộc sống (Trung tâm LIFE)luôn thực hiện sứ mệnh thúc đẩy, nâng cao chất lượng cuộc sống của những cá nhân, cộng đồng có nguy cơ bị xâm hại, dễ bị tổn thương thông qua nghiên cứu, đào tạo và thực hiện các chương trình hiệu quả, mang lại tác động lớn và bền vững.

    Phóng viên Trang tin Tiếng Chuông - Trang tin của Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã có buổi trao đổi với bàNguyễn Nguyên Như Trang, Giám đốc Trung tâm LIFE về kết quả và những giải pháp, giải quyết khó khăn trong việc huy động cộng đồng cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

    Bà Nguyễn Nguyên Như Trang Giám đốc Trung tâm Nâng cao Chất lượng cuộc sống - Ảnh: Thùy Chi

    PV: Xin bà cho biết kết quả hoạt động của trung tâm trong công tác phòng, chống HIV/AIDS thời gian gần đây?

    Nguyễn Nguyên Như Trang: Trung tâm LIFE hiện đang có hoạt động tại 29/63 tỉnh và có chương trình dài hạn ở 14 tỉnh/thành. Trong thời gian gần đây, trung tâm tập trung triển khai nhiều chương trình phòng, chống HIV/AIDS, góp phần giảm thiểu lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

    Điển hình là chương trình nâng cao khả năng hồi phục và sức khỏe của cộng đồng: Trung tâm LIFE đã hỗ trợ thành lập được 37 tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) và cùng các tổ chức này cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho 52.382 người, trong đó 28.830 người nam quan hệ tình dục với nam, 16.531 người tiêm chích ma túy, 7.201 người nữ bán dâm…

    Trong khuôn khổ Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, trong 6 tháng đầu năm 2016, Trung tâm LIFE đã tài trợ 31 tổ chức dựa vào cộng đồng trên địa bàn 5 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Khánh Hòa, TP.HCM can thiệp trên đối tượng nguy cơ cao là: Nam có quan hệ tình dục với nam, người nghiện chích ma túy, phụ nữ mại dâm.

    Thực hiện dự án này, Trung tâm LIFE tiếp cận được 28.327 người, chuyển gửi tư vấn xét nghiệm HIV (HTC) được 14.465 người (tỷ lệ 51%). Trong đó, phát hiện ra 854 người dương tính và kết nối điều trị ARV được 796 người (tương đương với 93,2%).

    Ngoài ra, trung tâm đã thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực cho các tổ chức dựa vào cộng đồng về các kiến thức liên quan đến dự phòng, chăm sóc cho người nhiễm HIV, quản lý và phân tích số liệu M&E nhằm cải thiện chất lượng chương trình, quản lý tài chính, quản ý và phát triển tổ chức…

    PV: Hiện có nhiều tổ chức dựa vào cộng đồng đang hoạt động ở nhiều tỉnh/thành trên toàn quốc, vậy trung tâm có gặp khó khăn trong việc quản lý các tổ chức này?

    Nguyễn Nguyên Như Trang: Trung tâm LIFE đã có hơn 6 năm trong việc triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo mô hình các tổ chức dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, không gặp ít khó khăn. Vì các tổ chức dựa vào cộng đồng được hình thành từ những người nguy cơ cao lây nhiễm HIV trong cộng đồng và những người nhiễm. Trình độ văn hóa, nhận thức, lối sống mỗi người đều khác nhau nên khi vào một tổ chức cộng đồng thì năng lực về chuyên môn kỹ thuật HIV/AIDS, kiến thức và kỹ năng quản lý phát triển nhóm của các tổ chức dựa vào cộng đồng không được đồng đều, mỗi người, mỗi tổ chức có một điểm mạnh, hạn chế khác nhau.

    Với những thách thức, yêu cầu đòi hỏi Trung tâm LIFE có một kế hoạch nâng cao năng lực một cách thông minh, linh động, sáng tạo cho các tổ chức dựa vào cộng đồng theo đặc thù riêng của từng tổ chức, từng đối tượng. Từ đó, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức phát huy tối đa năng lực của mỗi người, tổ chức cùng chung tay phòng, chống HIV/AIDS một cách hiệu quả.

    PV: Hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS đang gặp thách thức lớn về tài chính. Theo bà, cần phải có giải pháp gì để có thể vượt qua thách thức này?

    Nguyễn Nguyên Như Trang: Hiện nay, nguồn lực tài trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã và đang giảm dần theo thời gian. Các tổ chức xã hội cũng gặp phải thách thức lớn về vấn đề này. Trong khi đó, Việt Nam đặt ra mục tiêu rất lớn là phấn đấu đạt được mục tiêu 90-90-90 đã cam kết với Liên Hợp Quốc và hướng đến việc chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.

    Bên cạnh những thách khó khăn, thách thức, để có thể vượt qua, đòi hỏi chúng ta cần phải sáng tạo, luôn đổi mới để thích ứng với tình hình mới. Cần huy động tất cả các nguồn lực từ các ban ngành đoàn thể các cấp, các tổ chức cộng đồng, các tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân và cộng đồng cùng chung tay phòng, chống HIV/AIDS.

    Đồng thời, để chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030, cần ứng dụng lịnh động, sáng tạo nhiều mô hình mới của thế giới vào Việt Nam một cách phù hợp, điển hình là mô hình tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng, do chính các tổ chức cộng đồng tự thực hiện, giúp những người có nhu cầu tự làm xét nghiệm HIV.

    PV: Xin bà cho biết, các hoạt động của Trung tâm LIFE trong thời gian tới?

    Nguyễn Nguyên Như Trang: Trong thời gian tới, Trung tâm LIFE sẽ không ngừng nỗ lực để hoàn thành tốt “sứ mệnh” của mình. Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với tất cả các tổ chức, cá nhân, những người trong cộng đồng có đồng quan điểm với LIFE, thực hiện các chương trình một cách hiệu quả. Đặc biệt, Trung tâm LIFE sẽ đẩy mạnh thực hiện mô hình phối hợp với các tổ chức dựa vào cộng đồng để triển khai hiệu quả các chương trình hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nói chung.

    Đối với Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm LIFE sẽ tăng cường trao quyền mạnh mẽ hơn nữa cho các tổ chức cộng đồng trong việc lựa chọn mô hình can thiệp, địa bàn, đối tượng theo đặc thù, thế mạnh của từng tổ chức để phát huy tối đa sự sáng tạo, hiệu quả. Đặc biệt, trong việc lập kế hoạch, triển khai, giám sát và đánh giá nhu cầu cộng đồng, luôn cung cấp các dịch vụ các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS dựa vào nhu cầu, mong muốn của chính cộng đồng nhóm đích.

    Trong giai đoạn hiện nay, do tình trạng lây nhiễm HIV không còn tập trung trong nhóm có hành vi, nguy cơ cao như trước đây, mà xảy ra đối với nhóm những người dễ bị tổn thương như vợ, bạn tình của người nhiễm HIV và người tiêm chích ma túy… Trung tâm LIFE định hướng sẽ tổ chức cho các tổ chức dựa vào cộng đồng các buổi truyền thông nhóm cho các cặp đôi bạn tình sống chung với nhau để họ hiểu rõ hành vi nguy cơ và tự đi xét nghiệm.

    Bên cạnh đó, định hướng cho các tổ chức dựa vào cộng đồng có dịch vụ xét nghiệm tại cộng đồng, ngoài ưu tiên xét nghiệm nhóm có hành vi nguy cơ cao có thể nhắm đến những đối tượng này nếu họ có khả năng lây nhiễm từ bạn tình. Đồng thời, tích cực truyền thông rộng rãi về kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng bằng nhiều sự kiện, hoạt động với nội dung phong phú, đa dạng.

    PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    thaivt72 (07-02-2023)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •