Kết quả 1 đến 16 của 16

Chủ đề: Ám ảnh quá mức vì sợ nhiễm HIV.

Threaded View

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,116
    Cảm ơn
    1,922
    Được cảm ơn: 21,198 lần

    Ám ảnh quá mức vì sợ nhiễm HIV.

    Ám ảnh quá mức vì sợ nhiễm HIV

    Không phải bất cứ ai có nguy cơ lây nhiễm HIV cũng mắc bệnh. Ảnh: Cofbis.com.
    Để lại điện thoại, xe máy cho bạn bè, còn cửa hàng kính và ít vốn thì gửi cha mẹ, Công (21 tuổi, Hà Nam) quyết bỏ đi thật xa hoặc tự tử. Anh cho rằng 99% mình đã nhiễm HIV từ một vụ cứu người. Nhưng đến khi xét nghiệm thì kết quả lại âm tính.
    Một năm trước, vì đỡ tấm kính khỏi rơi lên đầu cô bé 3 tuổi cùng làng mà cả Công lẫn bé đều bị thương, chảy máu rất nhiều. Khi đó anh cũng chẳng mấy bận tâm, nhưng mới đây bố cô bé mất vì HIV, anh thấy hoảng hốt và nghĩ rằng mình đã lây bệnh từ bé gái ngày đó do bố cô bé nhiễm thì chắc chắn con gái ông ấy cũng bị. Suốt 2 ngày liền anh đóng cửa ở nhà, không ăn, không ngủ.
    "Hình ảnh bố cô bé chết cứ lẩn quẩn trong đầu. Tôi rất sợ khi mọi người biết tôi có HIV sẽ xa lánh và kỳ thị tôi, thế thì thà bỏ đi đến một nơi không ai biết hoặc là tìm đến cái chết cho xong", Công nói.
    Nghe lời khuyên của cô bạn thân - người duy nhất anh dám tâm sự, Công ra Hà Nội để xét nghiệm. Nhưng vì tin chắc mình mắc bệnh rồi, nên anh thu xếp hết mọi việc trong gia đình, cái gì cho được thì cũng đã cho. Đến khi cầm tờ giấy xét nghiệm với kết quả âm tính trên tay, Công nhảy cẫng lên vì sung sướng, hét lên: "Tôi không hề mắc bệnh. Tôi được cứu rồi".
    Chị Nguyễn Thị Phương, tư vấn viên của Trung tâm tư vấn và xét nghiệm tình nguyện Ngôi nhà tuổi trẻ (Thanh Xuân) cho biết, trường hợp như của Công có thể bị lây nhiễm HIV khi cô bé đó có mang virus bệnh. Tuy nhiên, không phải cứ cha mẹ nhiễm bệnh là con cũng bị.
    Cũng giống như Công, anh Thành (40 tuổi, Hà Nội) đến Trung tâm tư vấn và xét nghiệm tình nguyện thuộc Bệnh viện Da liễu Hà Nội vì máu của một người bị bệnh rơi vào vết thương hở của anh.
    7 tháng trước trên đường về nhà anh thấy Chung, một con nghiện trong xóm bước đi dặt dẹo, rồi lao vào cửa kính, máu chảy nhiều. Anh chạy lại giúp, lấy tay dịt vào chỗ đang chảy máu ở trên mu bàn tay Chung. Không ngờ hơn 1 tháng sau thì Chung mất vì căn bệnh AIDS, lúc đó Công thấy hoảng vì nhớ lại lúc giúp người, máu của Chung chảy ra tay anh rất nhiều, mà tay anh lúc đó cũng đang bị xước.
    "Thấy em nó chết tôi đã sợ lắm, lại thêm việc sinh hoạt với vợ không được tốt, đi tiểu buốt và thấy khó tôi lại càng không yên tâm nên phải đi xét nghiệm ngay. Mình thì không sao, nhưng lây sang vợ, sang con thì chết". Xét nghiệm cho thấy anh chẳng bị gì cả.
    Một trường hợp khác là ông Hợp (56 tuổi, Lào Cai). Cách đây 3 tháng, chỉ vì một lần đi công tác xa, có quan hệ với gái mại dâm mà lúc nào ông cũng bị ám ảnh mình nhiễm HIV.
    Theo lời ông kể, khi quan hệ ông đã dùng bao cao su ngay từ đầu, và vốn lo xa, ông chỉ dám để cô ấy dùng tay kích thích "của quý" của mình. Quan hệ xong ông còn xối nước rửa sạch sẽ bằng nước và cả xà phòng.
    Sau lần ấy, ông luôn tự dằn vặt bản thân, lo sợ mình đã bị lây nhiễm HIV đến mức không ăn không ngủ được. Cơ thể có thể có bất kỳ sự thay đổi nào ông cũng quy ra là biểu hiện của HIV: "Cháu ơi sao lưỡi chú cứ có mấy cái tia tia này? Chân chú có nốt vẩy nhỏ do xây xước, trước chỉ 1-2 ngày là lành mà sao giờ mấy ngày rồi mà nó vẫn chưa lành hả cháu? Chú còn vài nốt tim tím nổi lên ở chân thế này nữa, thế này có phải chú đã bị lây HIV rồi không?", vừa nói mà tay ông cứ cào cấu mặt. Lo cho mình, ông lại lo cả cô con gái vì giặt áo có vết máu của ông đã khô mà lây bệnh.
    Tuy nhiên, theo tư vấn viên, nếu những gì mà ông Hợp nói khi quan hệ tình dục đều đúng thì ông không thể nhiễm HIV được vì hành vi đó hoàn toàn an toàn, kết quả xét nghiệm cũng là âm tính.
    Sau khi được tư vấn, ông đã đi khám da liễu, được bác sĩ khám và kê đơn thuốc nhưng vẫn không khỏi lo lắng. 5-6 ngày sau, ngày nào ông cũng gọi điện 2-3 lần đến trung tâm tư vấn và xét nghiệm tình nguyện, trình bày lại từ đầu đến cuối, và nỗi lo của mình.
    "Nếu chỉ nhìn bên ngoài không ai có thể biết được người nào có HIV và người nào không. Tất cả mọi khẳng định đều phải qua làm xét nghiệm. Khi thấy mình có nguy cơ bị lây nhiễm, mọi người nên đến các trung tâm để được tư vấn và xét nghiệm miễn phí", chị Phương cho biết.
    Nam Phương
    *Tên nhân vật đã được thay đổi.



    Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
    ads
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 04-08-2013 lúc 14:24.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •