Kết quả 1 đến 16 của 16

Chủ đề: Ám ảnh quá mức vì sợ nhiễm HIV.

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần

    Ám ảnh quá mức vì sợ nhiễm HIV.

    Ám ảnh quá mức vì sợ nhiễm HIV

    Không phải bất cứ ai có nguy cơ lây nhiễm HIV cũng mắc bệnh. Ảnh: Cofbis.com.
    Để lại điện thoại, xe máy cho bạn bè, còn cửa hàng kính và ít vốn thì gửi cha mẹ, Công (21 tuổi, Hà Nam) quyết bỏ đi thật xa hoặc tự tử. Anh cho rằng 99% mình đã nhiễm HIV từ một vụ cứu người. Nhưng đến khi xét nghiệm thì kết quả lại âm tính.
    Một năm trước, vì đỡ tấm kính khỏi rơi lên đầu cô bé 3 tuổi cùng làng mà cả Công lẫn bé đều bị thương, chảy máu rất nhiều. Khi đó anh cũng chẳng mấy bận tâm, nhưng mới đây bố cô bé mất vì HIV, anh thấy hoảng hốt và nghĩ rằng mình đã lây bệnh từ bé gái ngày đó do bố cô bé nhiễm thì chắc chắn con gái ông ấy cũng bị. Suốt 2 ngày liền anh đóng cửa ở nhà, không ăn, không ngủ.
    "Hình ảnh bố cô bé chết cứ lẩn quẩn trong đầu. Tôi rất sợ khi mọi người biết tôi có HIV sẽ xa lánh và kỳ thị tôi, thế thì thà bỏ đi đến một nơi không ai biết hoặc là tìm đến cái chết cho xong", Công nói.
    Nghe lời khuyên của cô bạn thân - người duy nhất anh dám tâm sự, Công ra Hà Nội để xét nghiệm. Nhưng vì tin chắc mình mắc bệnh rồi, nên anh thu xếp hết mọi việc trong gia đình, cái gì cho được thì cũng đã cho. Đến khi cầm tờ giấy xét nghiệm với kết quả âm tính trên tay, Công nhảy cẫng lên vì sung sướng, hét lên: "Tôi không hề mắc bệnh. Tôi được cứu rồi".
    Chị Nguyễn Thị Phương, tư vấn viên của Trung tâm tư vấn và xét nghiệm tình nguyện Ngôi nhà tuổi trẻ (Thanh Xuân) cho biết, trường hợp như của Công có thể bị lây nhiễm HIV khi cô bé đó có mang virus bệnh. Tuy nhiên, không phải cứ cha mẹ nhiễm bệnh là con cũng bị.
    Cũng giống như Công, anh Thành (40 tuổi, Hà Nội) đến Trung tâm tư vấn và xét nghiệm tình nguyện thuộc Bệnh viện Da liễu Hà Nội vì máu của một người bị bệnh rơi vào vết thương hở của anh.
    7 tháng trước trên đường về nhà anh thấy Chung, một con nghiện trong xóm bước đi dặt dẹo, rồi lao vào cửa kính, máu chảy nhiều. Anh chạy lại giúp, lấy tay dịt vào chỗ đang chảy máu ở trên mu bàn tay Chung. Không ngờ hơn 1 tháng sau thì Chung mất vì căn bệnh AIDS, lúc đó Công thấy hoảng vì nhớ lại lúc giúp người, máu của Chung chảy ra tay anh rất nhiều, mà tay anh lúc đó cũng đang bị xước.
    "Thấy em nó chết tôi đã sợ lắm, lại thêm việc sinh hoạt với vợ không được tốt, đi tiểu buốt và thấy khó tôi lại càng không yên tâm nên phải đi xét nghiệm ngay. Mình thì không sao, nhưng lây sang vợ, sang con thì chết". Xét nghiệm cho thấy anh chẳng bị gì cả.
    Một trường hợp khác là ông Hợp (56 tuổi, Lào Cai). Cách đây 3 tháng, chỉ vì một lần đi công tác xa, có quan hệ với gái mại dâm mà lúc nào ông cũng bị ám ảnh mình nhiễm HIV.
    Theo lời ông kể, khi quan hệ ông đã dùng bao cao su ngay từ đầu, và vốn lo xa, ông chỉ dám để cô ấy dùng tay kích thích "của quý" của mình. Quan hệ xong ông còn xối nước rửa sạch sẽ bằng nước và cả xà phòng.
    Sau lần ấy, ông luôn tự dằn vặt bản thân, lo sợ mình đã bị lây nhiễm HIV đến mức không ăn không ngủ được. Cơ thể có thể có bất kỳ sự thay đổi nào ông cũng quy ra là biểu hiện của HIV: "Cháu ơi sao lưỡi chú cứ có mấy cái tia tia này? Chân chú có nốt vẩy nhỏ do xây xước, trước chỉ 1-2 ngày là lành mà sao giờ mấy ngày rồi mà nó vẫn chưa lành hả cháu? Chú còn vài nốt tim tím nổi lên ở chân thế này nữa, thế này có phải chú đã bị lây HIV rồi không?", vừa nói mà tay ông cứ cào cấu mặt. Lo cho mình, ông lại lo cả cô con gái vì giặt áo có vết máu của ông đã khô mà lây bệnh.
    Tuy nhiên, theo tư vấn viên, nếu những gì mà ông Hợp nói khi quan hệ tình dục đều đúng thì ông không thể nhiễm HIV được vì hành vi đó hoàn toàn an toàn, kết quả xét nghiệm cũng là âm tính.
    Sau khi được tư vấn, ông đã đi khám da liễu, được bác sĩ khám và kê đơn thuốc nhưng vẫn không khỏi lo lắng. 5-6 ngày sau, ngày nào ông cũng gọi điện 2-3 lần đến trung tâm tư vấn và xét nghiệm tình nguyện, trình bày lại từ đầu đến cuối, và nỗi lo của mình.
    "Nếu chỉ nhìn bên ngoài không ai có thể biết được người nào có HIV và người nào không. Tất cả mọi khẳng định đều phải qua làm xét nghiệm. Khi thấy mình có nguy cơ bị lây nhiễm, mọi người nên đến các trung tâm để được tư vấn và xét nghiệm miễn phí", chị Phương cho biết.
    Nam Phương
    *Tên nhân vật đã được thay đổi.



    Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
    ads
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 04-08-2013 lúc 14:24.

  2. #2
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Vượt qua ám ảnh về nguy cơ lây nhiễm HIV


    Kết quả xét nghiệm âm tính cũng không làm anh hết lo lắng

    Mặc dù đã được làm xét nghiệm đúng cách, thậm chí thực hiện xét nghiệm nhiều lần, nhưng những bạn trẻ này vẫn luôn bị ám ảnh bởi nguy cơ lây nhiễm HIV…


    Câu chuyện đã xảy ra hơn hai năm nhưng Tuyên vẫn luôn bị ám ảnh về khả năng lây nhiễm HIV. Chuyện là một lần, Tuyên đã có quan hệ tình dục với gái mại dâm có sử dụng bao cao su, sau đó, anh có dùng khăn tắm của cô ấy để lau dương vật. Kể từ đó trở đi, anh luôn dằn vặt mình bởi suy nghĩ, có thể mình đã bị nhiễm HIV từ cô gái đó. Anh đã đi làm xét nghiệm HIV hai lần, sau 2,5 tháng và lần hai là sau 6 tháng kể từ khi xảy ra chuyện đó, kết quả đều âm tính, nghĩa là anh không bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, anh vẫn không hết lo lắng.

    Sau lần ấy, anh không bao giờ quan hệ tình dục với bất cứ người con gái nào mà chỉ thủ dâm mỗi khi có ham muốn tình dục. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Tuyên nhận thấy, mỗi khi thủ dâm và xuất tinh thì tinh dịch có màu nâu, đi tiểu hơi buốt, điều này khiến anh vô cùng lo sợ. Anh luôn ám ảnh bởi suy nghĩ, có thể đến thời điểm này, vi rút HIV mới xuất hiện trong anh. Tuyên đi xét nghiệm lại một lần nữa, kết quả vẫn là âm tính nhưng anh chẳng bớt lo lắng chút nào.

    Mỗi khi suy nghĩ về khả năng lây nhiễm của mình, Tuyên lại dằn vặt, lại tự trấn an mình rồi lại dằn vặt. Anh thấy mình đang bị nhốt trong một cái vòng luẩn quẩn mà không thể thoát ra. Tuyên luôn lo sợ về khả năng lây nhiễm của mình dù câu chuyện đã xảy ra hơn hai năm và đã ba lần anh làm xét nghiệm HIV. Điều này khiến anh vô cùng mệt mỏi, sức khỏe giảm sút và ảnh hưởng rất nhiều đến công việc ở cơ quan.

    Cũng giống Tuyên, Ninh luôn bị ám ảnh vởi khả năng lây nhiễm HIV của mình. Một lần chạy xe máy qua đoạn đường rẽ vào nhà, anh gặp vụ tai nạn xe máy, người bị nạn chính là Phong, cậu con trai cô hàng xóm gần nhà Ninh. Anh không ngần ngại lao vào cứu giúp. Ninh bế Phong ngồi lên chiếc xe ôm gần đó và chiếc xe phóng đi. Máu Phong chảy ra rất nhiều, thấm cả vào quần áo anh. Vết thương từ cánh tay cậu ấy đang chảy rất nhiều máu, Ninh lấy tay mình bịt vào vết thương trên tay Phong. Không ngờ hơn 1 năm sau, Phong qua đời vì AIDS, Ninh hoảng sợ nhớ lại, lúc bế Phong và dùng tay bịt vào vết thương của cậu ta, tay anh cũng đang có vết trầy xước. Ninh vội vã đi làm xét nghiệm HIV, dù kết quả là âm tính sau mấy lần làm xét nghiệm ở hai cơ sở xét nghiệm khác nhau nhưng anh vẫn luôn lo lắng về khả năng lây nhiễm của mình. Nhiều lúc anh nghĩ, có thể máu Phong dính lên quần áo anh và vi rút HIV có trong đó hẳn đã xâm nhập vào cơ thể anh. “Mình chỉ mới 24 tuổi, mình không thể chết lúc này được”, Ninh luôn tự nhủ như vậy và lo lắng đến mức không ăn không ngủ được.

    Trường hợp của Vinh còn ám ảnh nặng nề hơn. Một buổi chiều, khi đang đi bộ ra hiệu sách gần nhà, Vinh nghe thấy tiếng kêu la của một phụ nữ đang đi trên vỉa hè vì một tên cướp đã giật túi xách của chị. Vinh chạy đuổi theo và khi tóm được tên cướp, Vinh đã đấm vào mặt hắn. Không ngờ, máu mũi tên cướp xảy xộc ra và tay anh lại bị chảy máu do va vào răng của tên cướp. Sau lần đó, Vinh luôn lo lắng, dằn vặt, sợ mình đã lây nhiễm HIV. Anh đã đến trung tâm tư vấn và làm xét nghiệm tình nguyện ở bệnh viện da liễu để làm xét nghiệm hai lần theo đúng thời gian mà bác sĩ đã tư vấn. Kết quả xét nghiệm đều là âm tính nhưng Vinh vẫn không hết lo lắng. Mỗi khi cơ thể có bất cứ thay đổi nào là Vinh lại gọi điện thoại để hỏi trung tâm: “Tôi thấy cơ thể mình như bị sốt, chân có mấy cái mụn nhỏ có phải là biểu hiện của HIV không”, “Tại sao lúc trước bị mụn chỉ một vài ngày đã lành mà sao lần này lâu vậy, có phải tôi đã nhiễm HIV rồi không”…

    Mặc dù đã được tư vấn đi khám da liễu và được kê đơn thuốc nhưng Vinh vẫn không khỏi lo lắng, ám ảnh về việc mình có thể đã bị nhiễm HIV. Nỗi lo nhiễm HIV đeo bám anh cả trong giấc ngủ. Cứ vài ba ngày, Vinh lại gọi điện đến trung tâm tư vấn để trình bày từ đầu đến cuối câu chuyện và nỗi lo của mình. Anh còn lo lắng HIV có thể sẽ lây sang cả vợ anh, hai người chỉ mới kết hôn được hai tháng. Do vậy, Vinh đã sử dụng bao cao su mỗi khi hai vợ chồng gần gũi. Mặc dù vợ anh đã hết lời khuyên nhủ, động viên anh nhưng Vinh vẫn không thoát khỏi ám ảnh về nguy cơ lây nhiễm HIV của mình, điều này khiến vợ anh rất mệt mỏi.

    Làm gì để thoát khỏi ám ảnh?

    Tuyên, Ninh và Vinh đều may mắn vì đã không bị lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, điều đáng nói là họ không thể thoát khỏi cảm giác ám ảnh dù đã được xét nghiệm và được khẳng định rằng họ hoàn toàn không bị lây nhiễm HIV sau khi có hành vi nguy cơ. Những trường hợp tương tự như ba nhân vật trên không phải là hiếm thấy. Tuy nhiên, điều quan trọng là các bạn trẻ chúng ta cần làm những gì để có thể loại bỏ cảm giác ám ảnh đó ra khỏi tâm trí mình nếu như rơi vào tình huống tương tự như trên?

    Trước tiên, để thoát khỏi cảm giác ám ảnh mặc dù đã được làm xét nghiệm và có kết quả xét nghiệm âm tính, các bạn cần chủ động tìm hiểu, cập nhật các thông tin khoa học có liên quan đến bệnh HIV như phương thức lây nhiễm, nguy cơ, khả năng lây nhiễm HIV, xét nghiệm HIV trên báo chí, truyền hình, internet.... Dựa trên những thông tin đã tìm hiểu được và kết quả xét nghiệm để hiểu rằng, lo lắng của bản thân là không có cơ sở. Từ đó, có thể yên tâm về khả năng lây nhiễm của mình.

    Hơn nữa, cần nhận thức rằng sự lo lắng, ám ảnh đó đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, công việc và những người thân xung quanh ra sao để có động lực thoát khỏi những ám ảnh đó. Một biện pháp nhỏ khác là mỗi khi có cảm giác lo lắng, ám ảnh về nguy cơ lây nhiễm trong tâm trí, các bạn có thể tập trung vào thực hiện các hoạt động khác mình thấy hứng thú hoặc trò chuyện cùng bạn bè, tham gia vào các hoạt động tập thể để đẩy lùi suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực đó.

    Trong trường hợp nỗi ám ảnh vẫn còn đeo bám dù bạn đã cố gắng loại bỏ bằng nhiều cách, các bạn cần tìm đến sự hỗ trợ của các bác sĩ tâm lý. Họ sẽ đưa ra các liệu pháp trị liệu phù hợp dựa trên trường hợp của bạn nếu cần thiết để giúp bạn sớm thoát khỏi cảm giác ám ảnh của mình.

    Lan Anh
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 04-08-2013 lúc 14:35.

  3. Có 3 người đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết bổ ích này:

    loilam28 (05-04-2015),tongtudu (05-06-2016),Xinbinhyentrolai (14-08-2019)

  4. #3
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Ám ảnh kim tiêm dính máu

    GiadinhNet - Với nhiều người, chẳng có nỗi hoảng loạn nào lớn bằng khi bị ai đó gí... kim tiêm vào cổ.
    Thậm chí, khi chẳng may bị cướp tấn công bằng kim tiêm, nạn nhân không dám phản ứng, chỉ mong sao nó đừng đâm trúng mình.



    Ảnh minh họa


    Phát bệnh vì chiếc kim tiêm

    Bệnh viện 09 (Hà Nội) vừa tiếp nhận bệnh nhân Hoàng Văn Phước, kỹ sư tin học, quê ở Thanh Hóa. Anh Phước kể, 3 tháng trước trên đường về nhà anh thấy một người bị bị ngã, chảy rất nhiều máu. Anh chạy lại giúp, lấy tay dịt vào chỗ đang chảy máu ở đầu cho nạn nhân. Một tháng sau, nghe tin người đó mất vì bệnh AIDS, anh Phước đã trở nên hoảng loạn. Anh nhớ tay mình đã bị xước và dính nhiều máu khi băng bó. Hơn nữa, sau vụ tai nạn, anh có khá nhiều biểu hiện lạ trong cơ thể: Đi tiểu buốt, tâm trí lơ mơ, sinh hoạt đảo lộn...

    Cầm giấy xét nghiệm cho chỉ số âm tính trên tay, anh Phước nói: "Đây là cái giấy... khai sinh, nó cho tôi cơ hội sống một lần nữa. Mấy tháng nay ngồi đợi kết quả, tôi không sao ngủ được, chỉ sợ lây cho vợ cho con. Lo sợ nhưng không biết chia sẻ cùng ai, cho nên, khi vợ nhiều lần đòi "trả bài", tôi phải tìm mọi cách từ chối. Thế là vợ hết nghi ngờ tôi có bồ, lại nghi tôi yếu sinh lý, cô ấy giận hờn đủ kiểu".

    Anh Nguyễn Văn Hùng (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đến bệnh viện trong tâm trạng hoảng loạn vì bị kẻ xấu đâm kim tiêm vào tay. Anh Hùng kể: "Trên đường đi làm về qua đoạn cầu Tó, bất ngờ có hai thanh niên chặn đầu xe. Họ rút kim tiêm, mũi kim dính máu đỏ, đe dọa "đang cần tiền mua thuốc chích, nếu không đưa tiền sẽ đâm kim tiêm có máu HIV". Tôi chưa kịp chống cự thì một tên dùng kim tiêm gí sát vào người, móc toàn bộ số tiền trong túi và chiếc điện thoại di động. Tôi chấp nhận đứng yên cho chúng lấy hết còn hơn là bị nhiễm HIV". Về nhà, mọi người bảo bị kim tiêm đâm như vậy dễ lây HIV nên anh Hùng đã đến bệnh viện kiểm tra.

    Ngồi cạnh anh Hùng, một phụ nữ tầm 40 tuổi, khuôn mặt thất thần, luôn cúi gằm xuống như thể trốn tránh ai đó. Tôi hỏi: "Chị cũng đến đây xét nghiệm HIV à", chị mới rụt rè kể: "Em làm việc ở bên Gia Lâm. Một lần đi làm qua cầu Long Biên, được chừng 300 mét thì bị hai thanh niên đi xe áp sát rồi dùng kim tiêm đâm vào tay. Em thấy nhói một cái, quay lại thì thấy hai thanh niên vứt vèo chiếc kim tiêm xuống đường. Đêm về em mất ngủ, khóc, chỉ sợ mình bị lây nhiễm HIV. Bác sỹ tư vấn, làm các xét nghiệm bảo đợi 3 tháng mới có kết quả. Ngày hôm nay em đến lấy kết quả, em chỉ sợ bị nhiễm thôi chị ạ, vì nếu nhiễm em sẽ mất cả tương lai".

    Chị cho biết, trong tháng chờ kết quả làm chị mất ăn mất ngủ, không làm được việc gì. Người chị gầy rộc từ 50 cân xuống còn 40 cân, xanh xao. Đêm ngủ lúc nào chị cũng giật mình, nhớ lại việc bị kim tiêm đâm và chỉ mong từng ngày đến giờ nhận kết quả xét nghiệm. "2 tiếng ngồi đây chờ đợi thấp thỏm em cảm tưởng như mấy năm ấy. Giờ biết được mình không bị nhiễm, em thấy vui lắm", chị cho biết.

    Đi sung sướng, về ám ảnh



    Kim tiêm dính máu trở thành nỗi ám ảnh cho nhiều người.
    Ths.BS Trần Quốc Tuấn, Giám đốc bệnh viện 09 cho biết, gần như ngày nào ông cũng nhận được điện thoại xin tư vấn sợ mình bị lây nhiễm HIV vì nhiều lí do như: Bị kim đâm, "quan hệ" bị rách bao cao su hoặc không dùng bao cao su, quan hệ với người đồng tính... Phần lớn nạn nhân khi biết mình có nguy cơ đều vô cùng hoang mang, lo sợ, ám ảnh vào từng bữa ăn, giấc ngủ.

    Cách đây không lâu, ông Nguyễn Văn Vịnh, ở Hà Tĩnh đã gọi điện nhờ bác sĩ Tuấn tư vấn. Ông Vịnh cho biết, một lần đi liên hoan ăn nhậu, hát karaoke cùng với bạn, ông có "quan hệ" với gái mại dâm. Khoảng 3 ngày sau, cơ thể ông xuất hiện những biểu hiện khác lạ như hay ra mồ hôi trộm, người thỉnh thoảng lại "bốc hỏa", bàn tay bong tróc. Theo lời ông kể, khi "vui vẻ", ông chỉ dám để cô ấy dùng tay kích thích, ngồi lên day trượt khiến dịch ở âm đạo dính vào "cậu nhỏ" của mình.

    Sau phút vui thú là cảm giác hoang mang, ông Vịnh luôn tự dằn vặt bản thân. Dù đã được tư vấn khả năng phơi nhiễm H trong trường hợp đó không cao, các triệu chứng bệnh của ông thường xuất hiện ở người cao tuổi, nhưng ông vẫn không khỏi lo lắng. Mỗi khi có biểu hiện khác trên cơ thể ông lại gọi điện "bác sỹ ơi, chân tôi mới xuất hiện một vài nốt vẩy nhỏ do xây xước, trước chỉ 1-2 ngày là lành sao giờ mãi nó không liền? Có phải tôi bị nhiễm HIV rồi không vì ở chân cũng xuất hiện những nốt bầm tím...". Có ngày ông gọi điện thoại nhờ bác sỹ Tuấn tư vấn 4 - 5 lần.

    Cũng vì "vui vẻ" bên ngoài, anh Nguyễn Văn Khương (Hải Dương) đã phải sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, mệt mỏi. Anh kể, chỉ vì quá chén, nên anh đã không sử dụng bao cao su khi "đi lại" với gái mại dâm. Một thời gian sau, khi biết tin cô gái đó bị HIV, thế giới xung quanh anh Khương như sụp đổ. Đáng lo hơn là trên cơ thể anh lại xuất hiện chứng ra mồ hôi trộm, trên lưng có những nốt trứng cá, lại hay đi ngoài phân lỏng khiến anh tin chắc mình đã bị "án tử". Những ngày sau đó, anh Khương phải tìm đủ mọi cách để "trốn" vợ. Anh lén đến một trung tâm y tế để kiểm tra nhưng được bác sĩ cho biết, dù đã bị lây bệnh thì xét nghiệm lúc này cũng chưa thể cho kết quả chính xác, mà anh cần đợi 3-6 tháng nữa.

    Anh Khương cho biết: "Nếu bây giờ mà nhiễm HIV, tôi sẽ mất tất cả và không biết phải đối diện với cuộc sống thế nào". Anh chờ đợi từng ngày, cuối cùng, khi bác sĩ khẳng định anh không nhiễm, anh lại không tin kết quả đó là chính xác mà nghĩ các bác sỹ chỉ muốn giấu mình. Anh đòi bác sỹ được điều trị thuốc, đi khắp nơi xét nghiệm. Các kết quả ở nhiều nơi khẳng định không bị nhiễm H, anh mới hết lo. Nhưng kể từ đó, anh Khương sợ đi khám răng, gội đầu, cạo râu vì cảm giác không an toàn.



    "Nguyên nhân gây phơi nhiễm HIV cộng đồng rất nhiều: Giẫm phải bơm kim tiêm, đi cắt tóc, cạo râu, xăm môi, quan hệ tình dục không an toàn, bị những người khác tấn công bằng kim tiêm...

    Phần lớn các nạn nhân đến bệnh viện đều hoang mang, lo sợ. Đến tư vấn, xét nghiệm nhưng họ lại đòi bác sỹ cho thuốc điều trị vì nghĩ "chắc chắn tôi bị nhiễm rồi". Có người gọi điện thoại suốt cả đêm để tư vấn, có người kết quả xét nghiệm âm tính nhưng không tin là chính xác, tiến hành xét nghiệm 4 - 5 lần ở nhiều nơi, thậm chí sau 3 tháng, rồi 1 năm mà vẫn không tin kết quả đó".

    Ths. BS Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Bệnh viện 09 (Hà Nội)


    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 04-08-2013 lúc 14:37.

  5. #4
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Xuất hiện dạng bệnh tâm thần mới: ám ảnh mình bị HIV

    Chủ Nhật, 03/03/2013 - 09:04
    Gần đây, Phòng khám sức khoẻ tâm thần của Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều bệnh nhân với căn bệnh kỳ quặc: sợ mình nhiễm HIV tới mức ám ảnh.

    BS Trịnh Bích Huyền thăm khám cho bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng bức.
    Điều đáng nói là bệnh nhân toàn là những người có kiến thức đủ rộng để biết con đường lây truyền HIV nhưng vẫn sợ rất


    Chị Nguyễn
    Thị Thúy Q. (32 tuổi, đã tốt nghiệp đại học và đang công tác ở một tổ
    chức quốc tế) đến phòng khám sức khoẻ tâm thần với phong thái rất tự
    tin. Chị cho biết mình chuyên tư vấn về sức khoẻ sinh sản và trong công việc cũng phải tuyên truyền về HIV/AIDS.


    Tuy nắm rõ đường lây
    của HIV cũng như khả năng lây nhiễm qua các con đường, nhưng gần đây
    không rõ do công việc căng thẳng hay vì lý do gì mà tự dưng chị luôn ám
    ảnh, đêm nằm mơ mình nhiễm HIV, phải điều trị bằng thuốc. Tự chị cũng
    cảm thấy mình bất thường khi đi gội đầu, cắt tóc ngoài hàng cũng lo lây
    nhiễm từ người gãi đầu cho mình lẫn cái kéo cắt tóc; ra chợ mua thịt bò
    cũng sợ người thái thịt bị đứt tay và nhỡ đâu có thể lây truyền virus...


    BS Trịnh
    Bích Huyền, Viện Sức khoẻ tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, qua
    thăm khám, bệnh nhân Q. được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng
    bức. Khi mắc phải chứng bệnh này, bệnh nhân có thể nhận thấy những ý
    nghĩ ám ảnh và những hành vi cưỡng bức ấy là vô lý nhưng vẫn không thể
    chống lại được nó, thậm chí không thể dừng lại để có những lúc thư giãn.
    Ở trường hợp chị Q., dù có kiến thức về y hẳn hoi nhưng bệnh nhân cứ lo
    mình nhiễm bệnh một cách rất vô lý; biết mình lo vô lý nhưng vẫn không thoát ra được ý nghĩ đó.


    Nhiều trường hợp giống chị Q., thậm chí
    đã đi xét nghiệm, cho kết quả âm tính nhưng vẫn lo, lại đi xét nghiệm
    tiếp... Lo quá mà chỉ ăn với đi khám, dù bác sĩ khám đã giải thích rõ
    các đường lây và cho rằng sự lo lắng là không có cơ sở nhưng bệnh nhân
    vẫn lo. Điều đặc biệt là một số bệnh nhân công tác trong ngành y, hiểu biết về HIV, tuyên truyền về HIV mà vẫn lo lắng đến kỳ quặc.


    BS Trịnh
    Bích Huyền cho biết, người phải làm việc căng thẳng, nhiều sức ép dễ mắc
    chứng bệnh này. Điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức không dễ; việc
    điều trị cũng dai dẳng. Để hạn chế mắc rối loạn ám ảnh cưỡng bức, mọi
    người nên tự tìm cách cân bằng; tìm đến sự thư giãn, giải trí như đi bộ,
    trồng cây xanh... khi bắt đầu thấy mình có dấu hiệu stress. Khi cảm
    thấy căng thẳng, cũng nên chia sẻ với bạn bè, người thân, đừng khư khư
    giữ ý nghĩ lo lắng trong đầu. Và sau cùng, khi thấy mình có "bất thường"
    như lo lắng quá mức, lo đến mức vô lý... nên đi khám để được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

    Theo Hoài Hương
    Kiến thức
    http://dantri.com.vn/suc...h-minh-bi-hiv-702498.htm
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 04-08-2013 lúc 14:29.

  6. #5
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Đi "sung sướng", về sợ nhiễm HIV tới mức rối loạn tâm thần

    Thứ Tư, 20/03/2013 16:32 (GMT+7
    GiadinhNet - Gần đây, nhiều trường hợp
    vào bệnh viện tâm thần điều trị với chứng bệnh kỳ quặc: sợ mình nhiễm
    HIV tới mức ám ảnh. Thậm chí có trường hợp kiến thức đủ rộng để biết con đường lây truyền HIV nhưng vẫn sợ rất viển vông.



    Không giải thoát được nỗi ám ảnh sợ nhiễm HIV dễ rối loạn tâm thần (Ảnh minh họa)

    Đi "sung sướng", về ám ảnh sợ nhiễm HIV
    Bệnh viện 09 (Hà Nội) vừa tiếp nhận chữa trị cho bệnh
    nhân N. V. H. – kỹ sư quê ở Hà Nam. Ths. BS Trần Quốc Tuấn - Giám đốc
    bệnh viện cho biết, trước đó, chỉ vì anh đi quan hệ với gái mại dâm, bao
    bị bục mà lúc nào cũng bị ám ảnh vì nhiễm HIV. Khi cơ thể có bất kỳ sự
    thay đổi nào, anh cũng đều cho là biểu hiện của HIV. Sau một lần mất ăn
    mất ngủ vì hoang mang như vậy anh đã bị ám ảnh đến nỗi sợ bị lây HIV trong cả những sinh hoạt hằng ngày.
    Theo lời anh kể, khi “vui vẻ”, anh chỉ dám để cô ấy
    dùng tay kích thích, ngồi lên day trượt khiến dịch ở âm đạo dính vào
    “cậu nhỏ” của mình. Về nhà trên cơ thể lại xuất hiện những biểu hiện ra
    mồ hôi trộm, trên lưng có những nốt trứng cá, bàn tay bong tróc, đi
    ngoài khiến anh hoảng sợ nghĩ chắc chắn mình đã bị nhiễm. Dù đã được tư
    vấn khả năng phơi nhiễm H trong trường hợp đó không cao nhưng anh vẫn
    không khỏi lo lắng. Mỗi khi có biểu hiện khác trên cơ thể anh lại gọi
    điện hỏi bác sỹ có phải bị nhiễm HIV rồi không. Nhiều hôm anh gọi điện thoại nhờ bác sỹ tư vấn 4 – 5 lần.
    Đến cơ sở xét nghiệm, bác sỹ nói phải chờ kết quả sau
    3 tháng mới cho kết quả chính xác. Suốt thời những ngày tháng đó, anh H
    thấy như có cái án tử hình đang treo trước mắt. Anh mất ăn mất ngủ
    không làm được việc gì. Người gày rộc từ hơn 60 cân xuống còn hơn 50 cân
    cân, xanh xao. Anh luôn hoang tưởng, ảo giác, mất ngủ kéo dài, kèm theo
    những suy nghĩ ám ảnh dày vò triền miên. Nhiều khi kích động, giận dữ la hét, có khi trầm cảm sững sờ không nói không ăn...
    Khi có kết quả khẳng định anh không nhiễm thì anh lại
    không tin kết quả đó chính xác mà cho rằng các bác sỹ chỉ muốn giấu
    mình. Anh đòi bác sỹ được điều trị thuốc rồi đi khắp nơi xét nghiệm. Cứ
    vài ngày anh lại gọi điện cho bác sỹ tư vấn rồi trình bày lại từ đầu đến
    cuối những nỗi lo của mình. Ngay cả khi bác sỹ đang ngủ cũng phải dậy
    để tư vấn cho anh. Gia đình làm đủ mọi cách nhưng không kéo anh ra khỏi
    sự ám ảnh quá mức đó, thậm chí phải gửi anh vào bệnh viện tâm thần để điều trị.
    Theo bác sĩ Ngô Thanh Hồi – Giám đốc BV Tâm thần Mai
    Hương, số lượng bệnh nhân rối loạn tâm thần vì HIV ngày càng nhiều. Việc
    điều trị cho những bệnh nhân rối loạn tâm lý vì nhiễm HIV rất khó khăn.
    Những người nghi mình bị nhiễm HIV phải chờ kết quả xét nghiệm một thời
    gian dài nên tâm lý hoang mang, lo sợ trước sự kỳ thị của mọi người khi
    biết mình bị nhiễm mới dẫn tới rối loạn tâm thần. Nhiều trường hợp thậm
    chí đã đi xét nghiệm cho kết quả âm tính nhưng vẫn lo, lại đi xét
    nghiệm tiếp... Vì sợ mà họ chỉ ăn với đi khám, dù bác sĩ khám đã giải
    thích rõ các đường lây và cho rằng sự lo lắng là không có cơ sở nhưng bệnh nhân vẫn lo. Họ trở nên tuyệt vọng, thậm chí đòi tự sát.
    Tự "ám thị" đâu cũng có thể lây nhiễm HIVCó những trường hợp mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng
    bức do ám ảnh sợ nhiễm HIV quá mức. Như chị Nguyễn Thị T. (32 tuổi)
    trong công việc cũng phải tuyên truyền về HIV/AIDS nắm rõ đường lây của
    HIV cũng như khả năng lây nhiễm qua các con đường, nhưng gần đây không
    rõ do công việc căng thẳng hay vì lý do gì mà tự dưng chị luôn ám ảnh,
    đêm nằm mơ mình nhiễm HIV. Mọi thứ chị đều cảm thấy bất thường và nghĩ
    là mình bị nhiễm. Khi đi gội đầu, cắt tóc ngoài hàng chị lo lây nhiễm từ
    người gãi đầu cho mình lẫn cái kéo cắt tóc; ra chợ mua thịt bò cũng sợ
    người thái thịt bị đứt tay và nhỡ đâu có thể lây truyền virus... Qua thăm khám, các bác sỹ cho biết chị mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng bức.
    Theo các chuyên gia về sức khỏe tâm thần, khi mắc
    phải chứng bệnh này, những ý nghĩ vô nghĩa cứ lặp lại một cách thường
    xuyên trong tâm trí người bệnh. Thể hiện sự sợ hãi có tính chất hoang
    tưởng một cách dai dẳng, lo âu thái quá về việc mắc bệnh. Bệnh nhân có
    thể nhận thấy những ý nghĩ ám ảnh và những hành vi cưỡng bức ấy là vô
    lý. Song họ vẫn không thể chống lại được nó, thậm chí không thể dừng lại để có những lúc thư giãn.
    Với những người phải làm việc căng thẳng, nhiều sức
    ép dễ mắc chứng bệnh này. Mọi người cần cân bằng tìm đến sự thư giãn,
    giải trí như đi bộ, tập thể thao... khi bắt đầu thấy mình có dấu hiệu
    stress. Khi lo lắng, căng thẳng về điều gì cần chia sẻ với người thân,
    bạn bè. Nếu thấy mình có "bất thường" như lo lắng quá mức, lo đến mức vô lý... cần đi khám để được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
    Hà My

    http://giadinh.net.vn/su...an-20130320034947666.htm
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 04-08-2013 lúc 14:30.

  7. Có 2 người đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết bổ ích này:

    BK82 (03-10-2013),Thanh To (19-01-2015)

  8. #6
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    19-01-2015
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    1
    Cảm ơn
    1
    Được cảm ơn: 0 lần
    Hôm nay em mới biết đến diễn đàn của mình ah. Hiện tại em có thằng bạn đang rơi đúng vào hoàn cảnh như bài báo. Bây giờ nó rất bị ám ảnh về HIV và luôn trong trạng thái căng thẳng, lo sợ (nó đã đi làm xét nghiệm, kết quả âm tính)
    Em không biết phải nói gì với nó. Hiện tại, nó vẫn đang giấu gia đình và không muốn đi khám thần kinh hay tâm thần gì cả.
    Anh Tuấn và các anh chị giúp em phải làm gì cho nó bớt căng thẳng và ám ảnh hơn ah
    Em cảm ơn!

  9. #7
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Thanh To Xem bài viết
    Hôm nay em mới biết đến diễn đàn của mình ah. Hiện tại em có thằng bạn đang rơi đúng vào hoàn cảnh như bài báo. Bây giờ nó rất bị ám ảnh về HIV và luôn trong trạng thái căng thẳng, lo sợ (nó đã đi làm xét nghiệm, kết quả âm tính)
    Em không biết phải nói gì với nó. Hiện tại, nó vẫn đang giấu gia đình và không muốn đi khám thần kinh hay tâm thần gì cả.
    Anh Tuấn và các anh chị giúp em phải làm gì cho nó bớt căng thẳng và ám ảnh hơn ah
    Em cảm ơn!


    Chữ âm tính to đùng như vậy còn lo sợ gì nữa.Nếu vẫn còn lo sợ thì đi gặp Bác Sỹ về tâm lý.

  10. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    tongtudu (05-06-2016)

  11. #8
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Thanh To Xem bài viết
    Hôm nay em mới biết đến diễn đàn của mình ah. Hiện tại em có thằng bạn đang rơi đúng vào hoàn cảnh như bài báo. Bây giờ nó rất bị ám ảnh về HIV và luôn trong trạng thái căng thẳng, lo sợ (nó đã đi làm xét nghiệm, kết quả âm tính)
    Em không biết phải nói gì với nó. Hiện tại, nó vẫn đang giấu gia đình và không muốn đi khám thần kinh hay tâm thần gì cả.
    Anh Tuấn và các anh chị giúp em phải làm gì cho nó bớt căng thẳng và ám ảnh hơn ah
    Em cảm ơn!
    Kết quả là ÂT chính là phương thuốc hữu hiệu nhất, nếu XN rồi mà vẫn ám ảnh quá thì chỉ có BS tâm lý mới giải quyết được vụ này.

  12. #9
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Ám ảnh nhiễm HIV

    Thứ ba, 21/4/2015

    Em rất hay bị ám ảnh về HIV. Cách đây một năm, em dùng cây lấy ráy tai bị chảy máu, trước đó hơn một ngày có người lạ sử dụng cây ráy tai này không biết có chảy máu không.

    Gần 3 tháng sau đó em đi xét nghiệm HIV, kết quả âm tính. Cũng nói thêm là lúc lấy máu xét nghiệm, cô y tá không thay găng tay mà sờ vào ven trên tay em, sau đó đâm kim nên càng khiến em lo lắng. Lúc nào làm em cũng sợ nguy cơ bị bệnh nên rất mệt mỏi. Mong bác sĩ tư vấn giúp. (Doc Gia).

    Ảnh minh họa: News.
    Trả lời:

    Chào em,

    Trước tiên xin nói về lần nghi ngờ của một năm về trước. Hành vi chia sẻ dụng cụ cá nhân như vậy tuy có khả năng làm lây nhiễm HIV, nhưng nguy cơ không cao, nói đúng hơn là hy hữu. Thực tế đã được chứng minh bằng kết quả xét nghiệm âm tính sau đó 3 tháng. Như vậy, lần mà em cho là có nguy cơ ấy đã hoàn toàn không để lại ảnh hưởng nào. Hãy xoá nó khỏi tâm trí của mình một nỗi ám ảnh không đáng có.

    Với lần nghi ngờ thứ hai, thực tế, hành vi lấy máu của bệnh nhân gần như không có khả năng làm lây nhiễm HIV nếu mũi kim được sử dụng duy nhất cho mỗi người. Nguy cơ chỉ phát sinh khi kim tiêm được sử dụng chung như trong đường lây HIV giữa những người tiêm chích ma tuý. Khả năng thứ hai là sau khi đâm kim vào bệnh nhân, nhân viên y tế vô tình để mũi kim đâm vào tay người khác. Cả hai tình huống này đều có sự chia sẻ chung kim. Dù vậy trong thực hành lâm sàng, khả năng này rất ít xảy ra.

    Các tiếp xúc khác đều hiếm khi làm vấy máu vì thực tế lượng máu chảy sau khi bị kim đâm rất ít, thường không làm vấy máu lên tay hay găng tay của nhân viên y tế. Do vậy, những tiếp xúc như khi y tá sờ để tìm ven, dùng bông gòn để chèn cầm máu sau khi rút kim đều không làm lây nhiễm virus. Tất nhiên, về tiêu chuẩn an toàn trong tiêm chích, y tá được khuyến cáo thay găng sau khi thao tác trên từng bệnh nhân, song do số lượng bệnh nhân nhiều, đôi khi tiêu chuẩn này không được đảm bảo. Dù vậy, y văn thế giới đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào bị lây nhiễm HIV do sơ sót này.

    Đối với HIV, quan trọng nhất chính là thái độ đúng với căn bệnh này. Đó là thái độ được xây dựng trên sự hiểu biết về bệnh, đường lây và không lây cũng như thành quả của điều trị. Thái độ đúng khiến cho chúng ta không rơi vào hai thái cực sai lầm:

    quá sợ hãi HIV đến mức ám ảnh bản thân cũng như kỳ thị người có H hay quá thờ ơ và bất chấp các hành vi nguy cơ lây nhiễm. Thay vì sợ hãi và ám ảnh, em hãy chủ động tìm hiểu và nhận thức đúng về các đường lây truyền HIV.
    Hy vọng em sớm vượt qua những nỗi ám ảnh và xây dựng cho mình những biện pháp dự phòng hiệu quả.

    Thân ái.


  13. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    SangLumia (21-04-2015)

  14. #10
    Nhóm Cần Tư Vấn
    Ngày tham gia
    21-06-2015
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    hanoi
    Bài viết
    15
    Cảm ơn
    6
    Được cảm ơn: 2 lần
    Em cũng đg bị ám ảnh đây :((( tới nỗ khi cơ thể co´ vài hiện tượng bất thươˋng em lại nghi˜ đê´n H :(( nguy cơcủa em cách đây 9 tha´ng lâˋn cuối xn laˋ 5.5 thag sau nguy cơ kq AT cơ maˋ sao em vâ˜n bị a´m ảnh

  15. #11
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Trích dẫn Gửi bởi amanh22 Xem bài viết
    Em cũng đg bị ám ảnh đây :((( tới nỗ khi cơ thể co´ vài hiện tượng bất thươˋng em lại nghi˜ đê´n H :(( nguy cơcủa em cách đây 9 tha´ng lâˋn cuối xn laˋ 5.5 thag sau nguy cơ kq AT cơ maˋ sao em vâ˜n bị a´m ảnh
    5,5 tháng ÂT mà vẫn ám ảnh thì chỉ còn nước gặp BS tâm lý.

  16. Có 2 người đã cảm ơn Charles cho bài viết bổ ích này:

    amanh22 (06-07-2015),koii (04-07-2015)

  17. #12
    Nhóm Cần Tư Vấn
    Ngày tham gia
    21-06-2015
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    hanoi
    Bài viết
    15
    Cảm ơn
    6
    Được cảm ơn: 2 lần
    Trích dẫn Gửi bởi Truong Xuan Xem bài viết
    5,5 tháng ÂT mà vẫn ám ảnh thì chỉ còn nước gặp BS tâm lý.
    Anh Truong Xuan có thể cho em một lời khuyên để em lâ´y lại cân bằng trong c.sống ko? Dạo gần đây cứ cơ thể gặp triệu chứng nất thươˋng trên cơ thể laˋ em lại hoang mang nghĩngayđên H hoặc những loại bẹnh khác như ung thư này nọ, riết em mệt mỏi quá :(

  18. #13
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Trích dẫn Gửi bởi amanh22 Xem bài viết
    Anh Truong Xuan có thể cho em một lời khuyên để em lâ´y lại cân bằng trong c.sống ko? Dạo gần đây cứ cơ thể gặp triệu chứng nất thươˋng trên cơ thể laˋ em lại hoang mang nghĩngayđên H hoặc những loại bẹnh khác như ung thư này nọ, riết em mệt mỏi quá :(
    Khuyên rồi đó thôi:

    Trích dẫn Gửi bởi Truong Xuan Xem bài viết
    5,5 tháng ÂT mà vẫn ám ảnh thì chỉ còn nước gặp BS tâm lý.

  19. #14
    Nhóm Cần Tư Vấn
    Ngày tham gia
    23-10-2015
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    sai gon
    Bài viết
    43
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn 1 lần.
    Nam mô a di đà phật, cầu cho con ât

  20. Những thành viên đã cảm ơn toihoang cho bài viết này:

    tongtudu (05-06-2016)

  21. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi: Em đang bị chứng bệnh ám ảnh sợ bệnh, em ám ảnh sợ HIV - Bệnh khác

    20/03/2016 16:07

    Chào Bác sĩ, em đang bị chứng bệnh ám ảnh sợ bệnh, em ám ảnh sợ HIV ạ, do một lần nghi đạp kim em xn sau 1 năm Âm tính, nhưng từ đó cơn ám ảnh sợ bị nhiễm bệnh cứ đeo bám e, đã 4 tháng nay rồi, em đi đâu làm gì cũng đều sợ bị HIV, đến nỗi em không dám ra khỏi nhà không dám tiếp xúc vs ai kể cả bạn bè, em lạm dụng thuốc lá, cà phê để phần nào cảm thấy thoải mái hơn trog giây lát, em đã có đi khám chuyên khoa tâm thần kinh, được kê thuốc uống 2, 3 tháng rồi nhưng bệnh vẫn vậy, thuyên giảm rất ít, Bác sĩ nói sắp tới sẽ cho em trị liệu tâm lý, em được biết quá trình này sẽ bới móc quá khứ của em lên làm em khó chịu, vậy em phải đối mặt với nó thế nào đây ạ, và bệnh này có thể trị khỏi để em trở lại cuộc sống bình thường như trước không ạ.
    Lo âu | (Phi long - 18:05 18/03/2016)
    Trả lời:


    ( BS. Nguyễn Thị Hòa-Bác sĩ đa khoa-Bệnh viện đa khoa Đống Đa - 18:05:55 18/03/2016)

    Chào bạn!

    Với biểu hiện như em mô tả cho thấy em đang bị mắc chứng rối loạn ám ảnh. Khi mắc chứng bệnh này, bệnh nhân có thể nhận thấy những ý nghĩ ám ảnh và những hành vi cưỡng bức ấy là vô lý nhưng không thể chống lại được nó.

    Hội chứng rối loạn ám ảnh chỉ tác động đến thần kinh chứ không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nó gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Với bệnh lý này, người bệnh được sử dụng liệu pháp tâm lý, sau đó mới dùng đến thuốc, khác hoàn toàn với điều trị hội chứng stress. Tuy vậy, đây là triệu chứng song hành với lo âu và trầm cảm, cần được điều trị sớm. Việc điều trị rối loạn ám ảnh không dễ và mất nhiều thời gian. Sắp tới bạn sẽ được kết hợp với điều trị tâm lí, đây là một liệu pháp điều trị rất quan trong đối với bệnh rối loạn ám ảnh, một số việc trong quá khứ bạn cần phải chia xẻ và kể tỉ mỉ với bác sĩ vì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh, bạn có thể yên tâm những thông tin của bạn sẽ được giữ kín, bạn nên tin tưởng hoàn toàn vào bác sĩ như vậy bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, bác sĩ tâm lí họ sẽ có đủ kĩ năng để cho việc hỏi bệnh trở nên thoải mái nhất, bạn không cần phải lo lắng quá.

    Chúc bạn sức khỏe!



    http://doisongkhoe.com

  22. #16
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    13-08-2017
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Nghệ An
    Bài viết
    20
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần
    Em cũng bị ám ảnh 3 tháng rồi đây, bị người nghiện cào xước da, lấy rảy tai ở phòng khám chảy máu, cạo râu ở nhà chảy máu cũng ám ảnh, giờ chả giám đi xét nghiệm

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •