Kết quả 1 đến 20 của 43

Chủ đề: Công thức máu

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xét nghiệm sinh hóa Bilirubin trong máu

    11/14/2013 4:58:32 PM
    Bilirubin (sắc tố mật) có nguồn gốc chủ yếu từ quá trình phá huỷ các hồng cầu và một mức ít hơn từ các cytochrom và myoglobin.
    Quá trình phá huỷ các HC có thể được tiến hành:
    1. Trong tuỷ xương (quá trình tạo HC không hiệu quả).
    2. Trong máu tuần hoàn (do có các tự kháng thể).
    3. Trong lách (sau một thời gian sống trung bình 120 ngày).
    Như vậy, Hb được giải phóng từ các HC sẽ tạo ra Hem, sắt và globin:
    1. Globin sẽ được haptoglobin giữ lại.
    2. Sắt được gắn với transferrin.
    3. Hem sẽ được chuyển thành biliverdin nhờ enzym oxygenase của microsom, sau đó thành bilirubin dưới tác dụng của enzym biliverdin reductase.
    Như vậy, bilirubin không liên hợp (bilirubin tự do) được tạo thành:
    - Chiếm 80% bilirubin toàn phần lưu hành trong máu.
    - Gắn với albumin và vì vậy không được lọc qua thận.
    - Thường được gọi là bilirubin gián tiếp do cần sử dụng phương pháp gián tiếp để định lượng loại bilirubin này (phối hợp thêm một cơ chất làm gia tốc phản ứng đo màu).
    Ở gan, bilirubin không liên hợp (gián tiếp) chịu một quá trình chuyển hoá gồm 3 giai đoạn:
    1. Được các tế bào gan giữ lại.
    2. Liên hợp với glucuronid nhờ enzym glucuronyltransferase của gan.
    3. Bài xuất vào trong đường mật.
    Bilirubin liên hợp được tạo thành:
    - Chiếm 20% bilirubin toàn phần lưu hành trong máu.
    - Không gắn với protein, tan trong nước, vì vậy được lọc qua thận.
    - Thường được gọi là bilirubin trực tiếp do định lượng loại bilirubin này được thực hiện một cách trực tiếp không cần phải phối hợp thêm chất gây gia tốc phản ứng.
    20% bilirubin liên hợp được tái hấp thu vào máu, trong khi 80% được thải trừ trong đường mật rồi vào ruột. Ở ruột, dưới tác động của các vi khuẩn, bilirubin được chuyển thành Urobilinogen rồi thành stercobilin và được thải trừ trong phân.
    Chỉ một phần nhỏ urobilinogen có ở đường tiêu hoá sẽ được tái hấp thu vào hệ thống tĩnh mạch cửa để thực hiện chu trình gan-ruột, và có thể được thấy trong nước tiểu (urobilinogen không gắn với protein).

    Chỉ định xét nghiệm
    Để chẩn đoán các bệnh lý gan mật và tình trạng tan máu.
    Để theo dõi hiệu quả của điều trị quang cho trẻ sơ sinh bị vàng da.
    Cách lấy bệnh phẩm
    - XN được thực hiện trên huyết thanh. Yêu cầu BN nhịn ăn từ 4 -8h trước khi lấy máu làm XN song BN có thể được uống nước bình thường.
    - Cần phải tách nhanh HC, do tan máu có thể làm sai lệch kết quả XN.
    - Tránh để bệnh phẩm tiếp xúc với ánh sáng và tiến hành xét nghiệm càng nhanh càng tốt.
    Giá trị bình thường
    1. Bilirubin toàn phần:
    - Trẻ sơ sinh: < 10 mg/dL hay < 171mol/L.
    - 1 tháng: 0,3 - 1,2 mg/dL hay 5,1 - 20,5mol/L.
    - Người lớn: 0,2 - 1,0 mg/dL hay 3,4 - 17,1mol/L.
    2. Bilirubin trực tiếp: 0,0 - 0,4 mg/dL hay 0 - 7mol/L.
    3. Bilirubin gián tiếp: 0,1 - 1,0 mg/dL hay 1 - 17mol/L.
    4. Tỷ lệ bilirubin trực tiếp/ bilirubin toàn phần: < 20 %.
    Bilirubin toàn phần
    Tuổi Giới hạn tham chiếu Giới hạn nguy hiểm
    Ngày tuổi 0,0 đến 0,6 mg/dL > 15 mg/dL
    Ngày tuổi 0,0 đến 0,8 mg/dL > 15 mg/dL
    2 - 5 ngày tuổi 0,0 đến 0,12 mg/dL > 15 mg/dL
    5 ngày đến 4 tháng tuổi 0,3 đến 1,2 mg/dL > 15 ng/dL
    > 4 tháng tuổi 0,3 đến 1,2 mg/dL Không
    Bilirubin trực tiếp 0,0 đến 0,4 mg/dL Không
    Tăng nồng độ bilirubin toàn phần
    Các nguyên nhân chính thường gặp là:
    1. Có thai.
    2. Trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non.
    3. Hoạt động thể lực mạnh.
    4. Các nguyên nhân gây tăng bilirubin không liên hợp.
    5. Các nguyên nhân gây tăng bilirubin liên hợp.
    6. Suy giáp.
    Tăng nồng độ bilirubin không liên hợp (bilirubin gián tiếp)
    Các nguyên nhân chính thường gặp là:
    1. Tăng phá huỷ HC quá mức gây tăng sản xuất bilirubin:
    - Tan máu (Vd: sốt rét, bệnh do không tương hợp Rh của trẻ sơ sinh, bệnh hemoglobin, thiếu hụt các enzym của hồng cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch, tan máu tự miễn).
    - Tạo HC không hiệu quả (Vd: bệnh thiếu máu Biermer)
    - Truyền máu nhiều.
    - Cường lách.
    - Khối máu tụ lớn.
    2. Suy giảm quá trình liên hợp bilirubin tại gan:
    - Bệnh Gilbert.
    - Suy tim mất bù.
    - Thuốc: Rifampicin,...
    - Khiếm khuyết quá trình liên hợp bilirubin:
    Vàng da ở trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non.
    Hội chứng Crigler-Najjar (do thiếu hụt enzym glucuronyl transferase).
    Tăng nồng độ bilirubin liên hợp (bilirubin trực tiếp)
    Các nguyên nhân chính thường gặp là:
    1. Bệnh lý tế bào gan
    - Viêm gan do virus.
    - Viêm gan do thuốc:
    INH
    Rifampicin
    Halothan
    Methyldopa
    Chlorpromazin
    Paracetamol
    Salicylat
    - Viêm gan nhiễm độc:
    CCl4 (tetraclorua carbon).
    Amanit phalloide.
    - Suy tim mất bù.
    - Xơ gan.
    - Xâm nhiễm gan hoặc các tổn thương gây choáng chỗ (Vd: bệnh lý khối u, di căn gan, nhiễm thiết huyết tố, bệnh Wilson, u hạt [granulomas], nhiễm amyloidose).
    - Thiếu alpha1
    - antitrypsin.
    - Các rối loạn bẩm sinh:
    Bệnh Dubin- Jonson (rối loạn bài xuất bilirubin).
    Hội chứng Rotor.
    2. Tắc mật
    - Trong gan:
    Xơ gan mật tiên phát.
    Viêm đường mật xơ hoá.
    Thuốc: Chlorpromazin, barbituric, thuốc ngừa thai, testosteron, erythromycin.
    - Ngoài gan:
    Sỏi mật.
    Viêm tuỵ cấp hay mạn tính.
    Nang giả tụy trong viêm tụy cấp.
    Ung thư tụy.
    Ung thư bóng Vater.
    Ung thư biểu mô (carcinoma) đường mật.
    Chít hẹp hay tắc (atresie) đường mật.
    Giảm nồng độ bilirubin toàn phần
    Các nguyên nhân chính thường gặp là:
    - Do thuốc (Vd: barbiturat).
    Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm
    - Để xẩy ra tình trạng vỡ hồng cầu của mẫu bệnh phẩm có thể làm thay đổi kết quả XN.
    - Để mẫu bệnh phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hay ánh sáng nhân tạo > 1h sẽ làm giảm nồng độ bilirubin của bệnh phẩm(mức độ giảm nồng độ bilirubin toàn phần có thể lên tới 50% mỗi giờ).
    - Tiếp xúc trong vòng 24h trước đó với thuốc cản quang sẽ làm thay đổi kết quả XN.
    - Các thuốc có thể làm tăng nồng độ bilirubin toàn phần:
    Adrenalin, allopurinol, các steroid làm tăng chuyển hóa, thuốc điều trị sốt rét, vitamin C, azathioprin, chlorpropamid, thuốc cường cholin (cholinergic), codein, dextran, thuốc lợi tiểu, isoproterenol, levodopa, thuốc ức chế MAO, meperidin, methyldopa, methotrexat, morphin, thuốc ngừa thai uống, phenazopyridin, phenothiazin, quinidin, rifampin, streptomycin, theophyllin, tyrosin, vitamin A.
    - Các thuốc có thể làm giảm nồng độ bilirubin toàn phần: Barbituric, caffein, citrat, corticosteroid, ethanol, penicillin, protein, salicylat, sulfonamid, urea.
    - Định lượng bilirubin niệu có thể cho kết quả dương tính giả ở BN dùng phenothiazin, trái lại XN này có thể cho kết quả âm tính giả khi có nitrit trong nước tiểu hay BN đang dùng vitamin C.
    Lợi ích của xét nghiệm định lượng bilirubin máu
    Xét nghiệm hữu ích:
    1. Trong thăm dò các thiếu máu (khi phối hợp đồng thời với định lượng haptoglobin, các LDH, HC lưới và sắt huyết thanh) để xác định căn nguyên là do tan máu hay do tạo hồng cầu không hiệu quả.
    2. Đánh giá mức độ nặng của một bệnh lý gan.
    3. Trong thăm dò các tắc mật (trong và ngoài gan): Một nồng độ bilirubin toàn phần > 685́mol/L (40mg/dL) chỉ dẫn tình trạng tắc nghẽn ở mức tế bào gan nhiều hơn là ở ngoài gan.
    4. Đánh giá mức độ tăng ưu thế thuộc về thành phần bilirubin trực tiếp hay gián tiếp có thể gợi ý các định hướng chẩn đoán:
    - Khi có tăng bilirubin trực tiếp và chiếm 20 - 40% bilirubin toàn phần: Gợi ý nhiều cho vàng da do nguyên nhân tại gan hơn là do nguyên nhân sau gan.
    - Khi có tăng bilirubin trực tiếp và chiếm 40 - 60% bilirubin toàn phần: gặp ở cả vàng da do nguyên nhân tại gan và nguyên nhân sau gan.
    - Khi có tăng bilirubin trực tiếp và chiếm > 50% bilirubin toàn phần: gợi ý nhiều cho vàng da do nguyên nhân sau gan hơn là do nguyên nhân tại gan.
    5. Theo dõi BN được điều trị bằng thuốc kháng lao (INH, rifampicin).
    6. Gia tăng đơn lẻ và từng lúc bilirubin không liên hợp (gián tiếp) song không có bằng chứng tan máu được gặp ở 2 - 5% dân số (bệnh Gilbert).
    Lợi ích của xét nghiệm định lượng bilirubin trong nước tiểu
    Bilirubin được tìm thấy trong nước tiểu là bilirubin liên hợp (trực tiếp), loại không gắn với protein. Vì vậy, XN cho phép chẩn đoán phân biệt:
    1. Các vàng da do tan máu: Không thấy có bilirubin trong nước tiểu.
    2. Các vàng da do bệnh gan hay do ứ mật: Có bilirubin trong nước tiểu.
    Các hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên y học bằng chứng
    - Các đánh giá ban đầu đối với tình trạng tăng bilirubin máu là cần xác định xem tình trạng tăng bilirubin huyết thanh thuộc loại tăng thành phần trực tiếp (tăng bilirubin liên hợp) hay tăng thành phần gián tiếp (tăng bilirubin không liên hợp).
    - Các BN người lớn không có triệu chứng lâm sàng bị tăng đơn độc bilirubin không liên hợp, mức độ nhẹ cần được tìm kiếm các chẩn đoán: hội chứng Gilbert, bị tan máu và tăng bilirubin do thuốc.
    - Nếu có tăng bilirubin máu loại liên hợp, cần đánh giá có tình trạng tăng phosphatase kiềm đi kèm hay không để loại trừ tình trạng tắc mật.
    - Trong viêm gan do virus, nồng độ bilirubin huyết thanh càng cao sẽ gợi ý bệnh nhân bị tổn thương gan nặng nề hơn và tiến triển lâm sàng kéo dài hơn.
    - Trong viêm gan cấp do rượu, một nồng độ bilirubin toàn phần >85́mol/L (5 mg/dL) gợi ý một kết cục xấu đối với bệnh nhân.
    - Nồng độ bilirubin liên hợp (trực tiếp) >17 ́mol/L (1,0 mg/dL) ở trẻ nhỏ luôn chỉ dẫn tình trạng bệnh lý.
    Các cảnh báo lâm sàng
    - Nồng độ bilirubin toàn phần không phải là một chỉ số nhạy để đánh giá chức năng gan và thông số này có thể không phản ánh chính xác mức độ tổn thương gan:
    Nồng độ bilirubin phải > 40 ́mol/L (2,5 mg/dL) mới gây được biểu hiện vàng da trên lâm sàng; tăng nồng độ bilirubin > 85 ́mol/L (5mg/dL) hiếm khi xẩy ra ở các bệnh nhân bị tan máu không biến chứng trừ khi họ có thêm bệnh lý gan mật.
    Chỉ tăng bilirubin liên hợp song nồng độ bilirubin toàn phần bình thường được gặp ở tới 1/3 các bệnh nhân bị bệnh gan.
    - Trong tắc nghẽn đường mật ngoài gan, nồng độ bilirubin máu có thể tăng lên dần tới mức cao nguyên (510-680 ́mol/L) một phần do cân bằng giữa bài xuất của thận và chuyển đổi bilirubin thành các chất chuyển hóa khác. Song mức cao nguyên này thường không xẩy ra trong vàng da do nguyên nhân tổn thương tế bào gan và nồng độ bilirubin có thể tăng lên trên mức 855 ́mol/L (50 mg/dL).
    - Do vai trò bài xuất của thận, nồng độ bilirubin tối đa chỉ ở mức 170-598,5 ́mol/L(10 - 35 mg/dL); nếu có tình trạng suy thận nồng độ bilirubin máu có thể lên tới mức 1282,5 ́mol/L (75 mg/dL).
    Benh.vn
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chỉ số CA125 cao, có phải dấu hiệu ung thư?

    19-12-2014 06:39 - Theo: alobacsi.com

    Em đi xét nghiệm sức khỏe tổng quát, xin gửi những chỉ số bôi đen, BS tư vấn giúp em.

    Chỉ số AFP là 2.01 x 10^6/ml (trị số bình thường 0.0 - 5.8)
    CA125 là 65.77u/ml

    Siêu âm phần phụ có nang kích thước #30mm.


    Kết luận siêu âm tổng quát của BS là nang gan, nang buồng trứng phải. Chỉ số CA 125 cao. Còn BS khoa phụ sản chẩn đoán là theo dõi U lạc nội mạc hố chậu, viêm lộ tuyến nhẹ CTC.


    AloBacsi ơi, liệu đây có phải là ung thư buồng trứng hay ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu không ạ? Cảm ơn AloBacsi rất nhiều.


    (
    Nguyễn Thị Ty - Quảng Bình)


    ThS-BS Trần Anh Tuấn:


    Ảnh minh họa - nguồn internet


    Chào bạn,

    Xét nghiệm (XN) CA 125 là đo lượng CA 125 trong máu, bình thường < 35 U/ml. XN CA 125 thường được sử dụng để theo dõi một số trường hợp ung thư trong và sau điều trị. XN CA 125 cũng có thể sử dụng để sàng lọc ung thư buồng trứng giai đoạn sớm.


    Tuy nhiên, XN CA 125 lại không đặc hiệu. Nhiều trường hợp lành tính lại có tăng CA 125 như: có kinh, có thai, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bệnh gan, viêm vùng chậu.


    Trường hợp của bạn có u nang buồng trứng trên siêu âm kèm CA 125 cao, rất có khả năng là u lạc nội mạc tử cung. Đây là bệnh lành tính. Thái độ xử trí tùy trường hợp cụ thể. Nếu u to (>5 cm), gây đau bụng kinh không đáp ứng với thuốc, kèm hiếm muộn sẽ được cân nhắc mổ nội soi hay mổ hở. Khi phẫu thuật, tùy tuổi đủ con chưa mà xử trí triệt để tránh tái phát hay chỉ mổ bóc u nang.




  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Uống thuốc hạ sốt trước khi xét nghiệm máu có được không?

    23-12-2014 11:49 - Theo: alobacsi.com

    Tùy theo loại và mục đích xét nghiệm mà bệnh nhân được yêu cầu kiêng ăn/ uống hoặc ngưng sử dụng một số loại thuốc trước khi lấy máu.
    Chào bác sĩ,
    BS xin cho tôi hỏi: Tôi năm nay ngoài 70 tuổi, tối hôm nay tôi có bị sốt và uống thuốc hạ sốt rồi. Mai tôi muốn đi xét nghiệm máu kiểm tra sức khỏe nhưng không biết trước khi xét nghiệm máu có được uống thuốc hạ sốt không? Mong BS tư vấn giúp tôi với ạ.

    (Hồng Minh - Gia Lai)


    Chào bác!

    Tùy theo loại và mục đích xét nghiệm mà bệnh nhân được yêu cầu kiêng ăn/ uống hoặc ngưng sử dụng một số loại thuốc trước khi lấy máu. Ví dụ như đối với xét nghiệm chỉ số đường huyết, bệnh nhân thường được yêu cầu không ăn uống gì ngoại trừ uống nước lọc trong khoảng 8 - 10 giờ trước khi xét nghiệm. Hoặc xét nghiệm amylase để đánh giá suy giảm chức năng tụy bị ảnh hưởng bởi các thuốc corticoid, indomethacin và các opioid, do các thuốc này làm tăng nồng độ amylase.

    Thuốc hạ sốt bác đã sử dụng ở đây không rõ loại nào nhưng thuốc hạ sốt thường dùng chứa hoạt chất paracetamol. Trong trường hợp sử dụng paracetamol bác có thể yên tâm vì thuốc không gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu trong hầu hết các trường hợp.

    DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm

  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bạch cầu cao là dấu hiệu bệnh gì?

    31-12-2014 06:17 - Theo: alobacsi.com

    Gần đây chồng tôi thử nước tiểu thấy bạch cầu cao (125Leu/mL), nhưng không sốt hay đau ở đâu. Liệu có phải là dấu hiệu sớm của bệnh gì? Chồng tôi bị tiểu đường, hiện mức đường huyết ổn định tốt (vẫn uống thuốc đều đặn), tuy nhiên cholesterol cao (6,7).

    Tôi rất lo không biết đó có phải biến chứng của bệnh tiểu đường hay không? Mong AloBacsi trả lời giúp. Xin cảm ơn. (Thanh Phương - tpc…@yahoo.com)

    BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy:






    Ảnh minh họa - nguồn internet



    Chào bạn,


    Bạn cung cấp thông tin cho AloBacsi quá ít. Ví dụ trong xét nghiệm nước tiểu, ngoài bạch cầu ra còn có gì nữa không? Thêm vào đó, mẫu nước tiểu khi lấy để thử có đúng yêu cầu (lấy nước tiểu giữa dòng)? Nếu kết quả xét nghiệm đúng thì điều đầu tiên các BS nghĩ đến là bệnh Nhiễm trùng đường tiểu (NTĐT).


    Có những trường hợp NTĐT không có triệu chứng lâm sàng rầm rộ (nghĩa là có thể không có sốt, không đau bụng, đôi khi cũng không có tiểu gắt…).


    Ngoài NTĐT ra, còn có thể có 1 số bệnh lý khác nữa. Thêm vào đó, chồng bạn còn bị Đái tháo đường. Vì vậy, chồng bạn cần tái khám chuyên khoa Nội tiết hay Nội nhiễm, BS cho làm thêm một số xét nghiệm để có thể chẩn đoán ra bệnh. Cần khám ngay bạn nhé.


    Chúc chồng bạn mau lành bệnh.





  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Lợi ích của xét nghiệm chức năng gan

    07-01-2015 14:00 - Theo: suckhoedoisong.vn

    Gan được ví như một nhà máy tổng hợp, chuyển hóa các chất và đào thải chất độc của cơ thể, vì vậy, khi gan lâm bệnh hoặc chức năng rối loạn thì ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe.


    Gan được ví như một nhà máy tổng hợp, chuyển hóa các chất và đào thải chất độc của cơ thể, vì vậy, khi gan lâm bệnh hoặc chức năng rối loạn thì ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe. Xét nghiệm chức năng gan dùng để phản ánh tình trạng hoạt động của gan, do đó, việc nhận biết sớm bệnh của gan thông qua xét nghiệm định kỳ là rất quan trọng.

    Khi nói về chức năng gan thì trước tiên phải quan tâm đến men gan. Bình thường, trong máu có một lượng men gan nhất định, nhưng khi lượng men gan vượt quá chỉ số bình thường vốn có thì gan đang gặp phải sự rắc rối nào đó. Thông thường, có 4 loại men gan được đưa vào xét nghiệm thường quy ở các phòng xét nghiệm, đó là AST (GOT), ALT (GPT) và GGT (Gama - GT). Bình thường, men GOT, GPT và GGT chủ yếu ở các mô có chuyển hóa cao như gan, mật, tim, tụy, cơ, xương với một tỷ lệ nhất định (GOT < 40UI/L; GPT <40 UI/L và GGT: nam<55 UI/L, nữ<38 UI/L) và tăng trong các trường hợp tổn thương tế bào gan do viêm (viêm gan virut, viêm gan do rượu, do sốt rét), bệnh về mật hoặc do xơ gan, ung thư gan hoặc bệnh về tim như nhồi máu cơ tim, chấn thương cơ, bỏng nặng, viêm tụy cấp. Giảm trong một số trường hợp như tiểu đường, thai kỳ, bệnh thiếu vitamin B1.


    Xét nghiệm chức năng gan còn phải xác định chức năng của mật vì gan và mật luôn có liên quan mật thiết với nhau. Tỷ lệ ALT và AST mang lại thông tin có giá trị liên quan đến mức độ và nguyên nhân bệnh của gan. Do đó, hầu hết các bệnh của gan, mức tăng ALT cao hơn mức tăng AST nhưng có 2 trường hợp ngoại lệ là xơ gan và nghiện rượu thì mức tăng AST cao hơn mức tăng ALT, thường tỷ lệ này là 2:1. Chức năng gan còn có vai trò của bilirubin (sắc tố mật) bởi vì các đường mật nằm chi chít trong gan, xen lẫn các tế bào gan. Thường gặp một số bệnh làm tăng lượng bilirubin trong máu như viêm gan do virut, xơ gan, viêm đường mật, sỏi mật, bệnh ngộ độc gan do hóa dược, vàng da sơ sinh, bệnh huyết tán, phản ứng truyền máu.

    Xác định chức năng của gan còn có loại men GGT (Gamma- Glutamyl Transferase). Đây là loại men thể hiện chức năng của gan, mật và một số cơ quan khác. Bình thường, GGT có trong thận, gan, đường mật, tụy, lách, não, tim với một tỷ lệ nhất định. Men GGT có thể tăng bởi một trong các loại viêm gan do các nguyên nhân khác nhau như viêm gan virut, do rượu, do sốt rét, xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm đường dẫn mật (đường mật trong và ngoài gan, túi mật), ngộ độc gan, sỏi mật, u gan.

    Khi các chỉ số vượt quá giới hạn bình thường là gan có vấn đề không ổn. Trong chức năng của gan cũng cần quan tâm đến lượng albumin có trong máu, thông qua lượng albumin sẽ biết được gan có bình thương hay không bởi vì albumin được tổng hợp đa phần bởi các tế bào gan (chiếm tỷ lệ 65% protein trong máu). Albumin giảm trong những trường hợp bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.

    Ngoài ra, gan còn sản xuất ra phần lớn các yếu tố đông máu mà cơ thể dùng để ngăn chặn sự chảy máu. Khi gan bị bệnh hoặc bệnh về đường mật (ứ mật do các nguyên nhân khác nhau) thì chỉ số này thay đổi rõ rệt. Gan cũng sản xuất ra globulin miễn dịch (IgA, IgG, IgM). Vì vậy, khi xét nghiệm thấy globulin miễn dịch thay đổi, cũng nên xem xét về bệnh của gan. Trong chức năng của gan còn có vai trò tạo tiểu cầu. Tiểu cầu là tế bào máu giúp hình thành cục máu đông. Mặc dầu thành phần tiểu cầu chủ yếu do tổ chức lách tạo ra nhưng ở một chừng mực nào đó có vai trò của gan, vì vậy, ở một số bệnh nhân xơ gan thường có lượng tiểu cầu giảm.

    BS. Bùi Anh



  6. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xem giúp em kết quả xét nghiệm máu, AloBacsi ơi?

    Thứ năm, 08/01/2015 07:22
    Em 26 tuổi, đang dự định có thai nên đi xét nghiệm máu. Kết quả:

    - Rubella-IgG: Positive 158.3 IU/ml (<5, GZ: 5- 9.9IU/ml)
    - Toxoplasma-IgG: Negative
    - CMV IgG: 476.8H
    - CMV IgM: 0.146
    - RUB IgM: 0.394
    - TOXIM: 0.199

    BS nói em đã nhiễm 2 loại virus Rubella và CMV đúng không ạ? Bây giờ em có thể mang thai được chưa ạ? Kính nhờ AloBacsi tư vấn. Em chân thành cám ơn.


    (Thu Anh - huynh…@yahoo.com.vn)




    Ảnh minh họa - nguồn internet

    Chào bạn,

    IgG và IgM đều là kháng thể được hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra để chống lại vi khuẩn hay virus gây bệnh.


    IgM là kháng thể được tạo ra ngay sau khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và biến mất sau 3-4 tuần cho nên IgM là dấu chỉ cho thấy mới bị mắc bệnh gần đây.


    IgG là kháng thể xuất hiện sau và tồn tại lâu dài cho nên IgG là dấu chỉ cho tình trạng từng mắc bệnh trong quá khứ hay là đã có miễn dịch trong tiêm ngừa.


    Riêng đối với
    CMV, hầu hết mọi người đều có IgG (+) do đa số đã từng nhiễm với CMV. Do đây là một loại herpesvirus có nghĩa là CMV vẫn còn hiện diện trong cơ thể nhưng không gây bệnh.


    Bạn hiện tại không bị nhiễm Toxoplasmose. Với Rubella IgG (+), còn IgM (-) do đó bạn đã từng
    nhiễm rubella. Bạn có thể có thai ngay mà không cần chích ngừa rubella.

  7. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cách đọc công thức máu

    Thứ bảy, 31/01/2015 00:02
    Khi đọc công thức máu nhìn ngay vào các chỉ số như sau.


    1. Chỉ tiêu bạch cầu


    CTBC đủ bộ có WBC - NEU - LYM - MONO - EOS - BASO: mỗi số liệu có ý nghĩa riêng.


    + WBC: là số lượng BC, nhìn chỉ số này biết tổng lượng. Để biết tường thành phần tăng hay giảm cần tính chỉ số tuyệt đối (% x WBC) ( vì có khi tỉ lệ phần trăm giảm nhưng số lượng tuyệt đối lại bình thường nếu tổng số bạch cầu tăng - hay ngược lại).


    BC có nhiệm vụ chống viêm, diệt khuẩn nên khi số lượng giảm < 4000 phản ánh tình trạng dễ viêm nhiễm. Tuy nhiên, khi BC tăng quá cao ( > 50.000 ) với nhiều tế bào non đầu dòng (blast) không đủ chức năng cũng phản ánh mức độ nhiễm trùng nặng, LS thường gặp Bạch cầu cấp.


    Tiếp cận BN:


    - Nếu nhiễm trùng tái đi tái lại, ồ ạt (nhiễm trùng nổi bật) khám có gan lách hạch to cần nghĩ đến bệnh bạch cầu. Tùy thể có đủ hội chứng u hoặc chỉ lách to, hạch lách to. Phân biệt đó là BCC, BCK hay BCK chuyển cấp dựa vào CLS (CTM).


    - Nếu xuất huyết nhiều chỗ (chảy máu mũi, chảy máu răng, chảy máu dạ dày..) trên nền thiếu máu nhẹ (xuất huyết nổi bật) cần nghĩ đến XH giảm tiểu cầu. Tầm soát nguyên nhân (nhiễm trùng, nhiễm độc, thuốc..) không tìm được hướng tới ITP (XH giảm tiểu cầu do MD).


    - Nếu thiếu máu nặng (BN xanh xao, da niêm trắng bệch..) dù truyền máu cũng không cải thiện kèm theo xuất huyết nhiễm trùng (thiếu máu nổi bật) hướng tới Suy tủy thực sự. Chẩn đoán phân biệt với Suy tủy tiêu hao (BCC) dựa vào Tủy đồ.


    + NEU: là BC đa nhân trung tính. Nhiệm vụ chống viêm - diệt khuẩn & xử lý mô tổn thương. Vì chiếm tỷ lệ cao ( 60 - 66% ) nên vai trò Neu thường đại diện cho vai trò BC nói chung.


    NEU tăng > 7.000 phản ánh quá trình viêm nhiễm, nếu khám nghe ran nổ nghĩ tới viêm phổi, nếu có vàng da (kèm sốt - gan to) nghĩ tới nhiễm trùng đường mật, nếu có hạch to rải rác toàn thân nghĩ tới Hogdkin, nếu có nhiễm trùng ồ ạt tái đi tái lại nghĩ tới BCC, nếu làm xét nghiệm sau bữa ăn hay vận động mạnh & chỉ tăng nhẹ: tăng NEU sinh lý.


    NEU giảm < 1.500 phản ánh tình trặng bệnh nặng, có thể bệnh bạch cầu, suy tủy, Hogdkin, một nhiễm trùng nhiễm độc tối cấp, hoặc có thể là sốt rét (do Muỗi Anopheles) với rét run - sốt cao - vã mồ hôi.


    Neu là 1 trong 3 tế bào có nguồn gốc từ Nguyên tủy bào ( 2 loại còn lại là Baso & Eos ). Lym có nguồn gốc từ nguyên bào lympho. Nguyên tủy bào & Nguyên bào lympho là 2 nhánh trực thuộc dòng bạch huyết bào, vì hiện diện khắp nơi trong cơ thể (hạch bạch huyết, gan, lá lách, dọc đường ruột - hô hấp) nên mất nhiều thời gian huy động, bù lại hiệu quả trong việc diệt khuẩn.


    Dòng còn lại là Tủy bào có các nhánh: TC + HC + BC mono với chức năng hàng rào chống viêm nhiễm tiếp xúc đầu tiên với vi khuẩn.


    + LYM: BC lympho là những tế bào có khả năng miễn dịch (lympho B sản sinh kháng thể, lympho T điều khiển hệ miễn nhiễm, có thể diệt virus & tế bào ung thư). LYM tăng > 4.000 có thể là BCC thể lympho (với WBC tăng, 15% trường hợp tăng > 100.000), cũng có thể là Lao (nếu có ho khạc đàm đục), hoặc Viêm gan siêu vi.. Trong đó cần phân biệt giữa BCC dòng lympho & BCK thể lympho, lúc này phải dựa vào Phết máu ngoại biên & Tủy đồ.


    + MONO: là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào, phân bố đến các mô của cơ thể chờ được huy động đi làm các chức năng bảo vệ. Khi MONO tăng phản ánh trường hợp nhiễm khuẩn mạn (BCC dòng mono, lao..), khi MONO & LYM cùng tăng: hướng tới Thương hàn.


    + EOS: tăng ( > 500 ) trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng vì giải phóng ra nhiều chất để giết ký sinh trùng. Nếu tăng cao liên tục hướng tới bệnh giun sán, nếu tăng nhẹ thoáng qua có thể do điều trị kháng sinh.

    + BASO: đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng, đặc biệt Leucmie mạn tính BASO càng tăng tiên lượng càng tốt. (bt 10 - 50/ mm3).


    => Tóm lại, CTBC phản ánh tình trạng viêm nhiễm. BC được ví von là 'lính đánh viêm nhiễm' bảo vệ cho cơ thể, đội quân BC có nhiều thành phần, phân ra 2 dòng chính: dòng Tủy bào có MONO, còn lại thuộc dòng Bạch huyết bào (NEU - LYM - EOS - BASO).


    Dòng Tủy bào tuy là hàng rào chống viêm nhưng khả năng không nhiều, MONO là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào, khi tăng phản ánh nhiễm trùng mạn. NEU - LYM - EOS - BASO là đội ngũ diệt khuẩn chống viêm hiệu quả với từng ưu thế riêng.


    NEU & LYM là 2 thành phần thường được quan tâm trên LS. NEU (thực bào) tăng phản ánh tình trạng viêm nhiễm, NEU giảm phản ánh tình trạng bệnh nặng. LYM (miễn dịch) tăng phản ánh tình trạng nhiễm virus & kèm EOS tăng nghĩ do ký sinh trùng, tăng liên tục cần soi phân tìm giun, tăng nhẹ thoáng qua rà lại kháng sinh đã dùng.


    Cuối cùng, BASO - thành phần ít nhất trong đội ngũ Bạch cầu (chiếm 0,5 - 1%), BASO giảm liên quan dị ứng, còn tăng không nhiều lo ngại.


    Kinh nghiệm lâm sàng:


    + LYM & MONO tăng trong bệnh lý mạn, MONO bình thường gợi ý bệnh lý cấp

    + Nhiễm trùng cấp: EOS luôn giảm

    + Có sự hiện diện của nguyên tủy bào: là bệnh bạch cầu.


    2. Chỉ tiêu HGB


    => xác định TM, Hb < 13 (nam), < 12 (nữ), < 11 (nữ mang thai, người già) kết luận TM.

    TM cần tìm nguyên nhân: do giảm sinh, do mất máu hay do tan máu.


    Do giảm sinh có 2 nhóm:


    + TM do thiếu nguyên liệu (sắt, acid folic, vit B12, protein) - trong nhóm này TMTS chiếm tỷ lệ cao


    + TM do tủy (giảm sản - bất sản): suy tủy thực sự (bẩm sinh mắc phải), suy tủy tiêu hao (bạch cầu cấp) là 2 trường hợp thường gặp ở LS. Cần chẩn đoán phân biệt: Suy tủy tiêu hao (Bạch cầu cấp) & Suy tủy thực sự


    + Suy tủy và Xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân.


    => xác định thiếu máu chủ yếu dựa vào Hb vì chỉ số này phản ánh chính xác tình trạng khối máu trong cơ thể. Hb đo trọng lượng sắc tố của HC, còn Hct (đo thể tích HC) phụ thuộc vào lượng dịch - truyền dịch làm giảm Hct; RBC (số lượng HC) không giúp nhiều trong TM vì có trường hợp RBC cao nhưng chất lượng không đạt để tham gia vận chuyển oxy (bệnh đa HC) vẫn không đủ cung cấp oxy mô cho cơ thể.


    => RBC có ích trong trường hợp phân biệt giữa Thalassemia & TM thiếu sắt.

    Cả 2 đều TM hồng cầu nhỏ nhưng trong trường hợp Thalassemia thì RBC > 5 triệu, còn TMTS RBC < 5 triệu (bs.NTMai). (RBC bt # 5 triệu, < 3,5 triệu = thiếu máu).


    -> Hb x 3 = Hct. Nhìn Hb có thể dự đoán Hct, khi Hb # 20 g/dl có nguy cơ TBMMN.


    -> Hb < 7 g/dl: chỉ định truyền máu. Tùy bệnh chọn phẩm máu truyền:


    + XHTH: truyền HC lắng, 1 đơn vị (250ml) nâng Hb lên 1g/dl, tùy mục tiêu cần nâng bao nhiêu g truyền bấy nhiêu đơn vị. Tốc độ: XL giọt/phút. Làm phản ứng chéo trước truyền. Mục đích: khôi phục vận chuyển oxy.


    + XH giảm tiểu cầu: truyền TC đậm đặc, 1 đơn vị (150ml) nâng TC lên 30.000, nhưng truyền TC không nhằm nâng TC mà để phòng chảy máu & điều trị nguyên nhân. Tùy cân nặng bao nhiêu kg truyền bấy nhiêu đơn vị: 0,1 đơn vị/ kg. Tốc độ: C giọt/ phút (xả tối đa).


    + XH do rối loạn đông máu (thiếu vit K, xơ gan, K gan..): truyền Huyết tương tươi đông lạnh. BN nặng bao nhiêu kg truyền bấy nhiêu đơn vị: 12 - 15 ml/kg, 1 đơn vị ~ 250ml. Tốc độ: XL giọt/phút. Mục đích: điều trị & dự phòng các rối loạn đông máu do thiếu hụt 1 hoặc nhiều yếu tố đông máu.


    + Bạch cầu cấp, BC kinh: truyền HC lắng (khi WBC < 100 ngàn).


    + Suy tủy: nếu không chảy máu truyền HC lắng, nếu có chảy máu truyền Tiểu cầu đậm đặc.


    + Tán huyết do miễn dịch: truyền HC rửa. Cách tính đơn vị - tốc độ tương tự HC lắng. Mục đích: khôi phục vận chuyển oxy & tránh đưa yếu tố lạ vào cơ thể.


    + Thalassemie: truyền máu định kỳ - truyền HC lắng - nâng Hb lên # 10 g/dl.


    + Hemophilia: truyền tủa lạnh. Cách tính đơn vị - tốc độ tương tự HC lắng. Mục đích: khôi phục thành phần đang thiếu (yếu tố VIII).


    Xem MCV - MCH


    Nếu có thiếu máu nhìn ngay 2 chỉ số này. Xác định TM đó là HC nhỏ hay to, nhược sắc hay ưu sắc. Cả 2 đều là chỉ số về HC: MCV là thể tích trung bình, cho biết HC to - nhỏ; MCH là số lượng hemoglobin trung bình, cho biết HC nhược - ưu sắc. MCV bt 80 - 100 fl, < 80 là nhỏ, > 100 là to, > 140 là khổng lồ. MCH bt 27 - 32 pg, < 27 là nhược sắc, > 32 là ưu sắc.

    Nhận định:


    + Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc là do bất thường chất lượng tổng hợp huyết sắc tố gây loạn sản hồng cầu.


    + Thiếu máu hồng cầu to là do bất thường cung cấp các chất để sản xuất tái tạo hồng cầu.


    + Thiếu máu hồng cầu bình thường bình sắc: nếu thiếu máu không hồi phục là do bất thường ở tủy xương. Nếu thiếu máu có hồi phục có thể do mất máu chảy máu ở ngoại v.



    Khám lâm sàng bệnh thiếu máu:


    Thiếu máu mạn:


    1. BN này có thiếu máu không?


    - hỏi: chóng mặt ù tai hoa mắt? thở nhanh? hồi hộp đánh trống ngực? (thiếu máu gây thiếu oxy các mô)


    - khám: da niêm, nướu răng, lưỡi, lòng bàn tay chân

    - CLS: dựa vào Hb: trung bình 7 - 9, nặng < 7, rất nặng < 4; riêng nhẹ thì phân ra: nam > 9 -13, nữ > 9 - 12, nữ mang thai > 9-11 (đơn vị g/dl).


    2. TM mạn hay cấp?


    - hỏi: thời gian xuất hiện xanh xao


    - khám: âm thổi thiếu máu ở tim, khả năng chịu đựng (nếu Hb < 7g/dl nhưng tỉnh táo đi lại được chứng tỏ BN thích nghi với thiếu máu từ từ, diễn ra nhiều ngày -> chịu đựng được ), mạch HA (thường ổn định khi TM mạn, mạnh nhanh HA thấp/tụt khi TM cấp mức độ trung bình hoặc nặng).


    3. Đánh giá mức độ TM?


    - hỏi: mệt khi gắng sức? -> nhẹ, khi làm việc nhẹ? -> TB, không tự làm vệ sinh cá nhân được? -> nặng


    - khám: da niêm trắng bệch, đi lại khó khăn cần người giúp đỡ, nhịp tim nhanh, thở nhanh nông.


    Thiếu máu cấp:


    Nhẹ (Độ 1) Trung bình (Độ 2) Nặng (Độ)


    Lượng máu mất =<10% thể tích máu <30% thể tích máu >30% thể tích máu

    Triệu chứng: Giám tưới máu cơ quan ngoại biên, tỉnh, hơi mệt Giảm tưới máu cơ quan trung ương. Mệt mỏi, niêm nhợt, da xanh, chóng mặt, đổ mồ hôi, tiểu ít. Giảm tưới máu cơ quan trung ương, không còn chịu đựng được, hốt hoảng, lo âu, li bì, vật vã, thở nhanh, vô niệu.

    Mạch 90 -100 l/p 100 -120 l/p >120 l/p

    HATT >90mmHg 80 - 90 mmHg <80mmHg, HA kẹp

    Hct >=30% 20% - 30% <20%

    RBC >= 3 M/µL 2 - 3 M/µL < 3 M/µL


    Theo Xetnghiemdakhoa.com

  8. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kết quả xét nghiệm máu trong "ngày đèn đỏ" có chính xác không?

    Thứ tư, 06/05/2015 15:21
    Kết quả xét nghiệm máu trong "ngày đèn đỏ" còn tùy thuộc vào hình thức xét nghiệm mà bạn thực hiện, chuyên sâu về hormone hay xét nghiệm máu thông thường.

    Thưa bác sĩ, vừa rồi, trong những ngày có kinh nguyệt, em bị sốt, phải nhập viện. Các bác sĩ ở đây vẫn tiến hành xét nghiệm máu như bình thường. Tuy nhiên, em nghe nói xét nghiệm máu trong ngày có "đnè đỏ" thì kết quả không chính xác lắm vì homrone không ổn định. Bác sĩ cho em hỏi, sự thật thì có nên làm xét nghiệm máu trong "ngày đèn đỏ" hay không? Ngoài ra, em muốn hỏi thêm là em uống thuốc nội tiết trong cả những ngày có kinh nguyệt thì có ảnh hưởng gì không? Em xin cảm ơn bác sĩ! (Nguyên Lương)


    Bạn Nguyên Lương thân mến,




    Thắc mắc của bạn cũng là thắc mắc của rất nhiều chị em, đặc biệt là những người luôn quan tâm tới sức khỏe của mình. Thực tế, kinh nguyệt là một hoạt động sinh lý bình thường của người phụ nữ và nó chịu ảnh hưởng chủ yếu của các hormone estradiol và progesteron. Kinh nguyệt hình thành là do niêm mạc tử cung bong ra, tạo thành máu chảy ra ngoài âm đạo.



    Kết quả xét nghiệm máu trong "ngày đèn đỏ" còn tùy thuộc vào hình thức xét nghiệm mà bạn thực hiện. Ảnh minh họa




    Chính vì vậy, nếu bạn làm các xét nghiệm máu thông thường như: công thức máu, glucose máu, urê máu, creatinin, lipid, men gan... không phải là xét nghiệm máu liên quan đến nội tiết sinh dục thì kết quả không bị ảnh hưởng nhiều. Nếu trong trường hợp cần thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh kịp thời thì kết quả xét nghiệm máu đó vẫn có thể chấp nhận được.




    Trong trường hợp bạn cần làm các xét nghiệm chuyên sâu về hormon thì tốt nhất nên đợi sau khi sạch kinh hãy làm.




    Thuốc nội tiết là một trong những loại thuốc được bác sĩ khuyến cáo không nên uống trong những ngày có kinh nguyệt. Vào những ngày này, cơ thể có thể bị mất cân bằng nội tiết tố, vậy nên nếu dùng thuốc nội tiết tố sẽ khiến cho tình trạng rối loạn nội tiết trở nên trầm trọng hơn, đe dọa sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.


    Các loại thuốc nội tiết thường chứa estrogen và progesterone. Các loại thuốc có chứa androgen có thể làm giảm kinh nguyệt, gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều,… Còn các loại thuốc có chứa progesterone lại có khả năng gây chảy máu âm đạo và đau vú.




    Bởi vậy, bạn cần lưu ý và hỏi ý kiến bác sĩ trực tiếp điều trị cho mình để biết có nên uống thuốc này trong những ngày có kinh nguyệt hay không.




    Chúc bạn vui khỏe!

    Theo BS Hoa Hồng - Trí thức trẻ

  9. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Giảm tiểu cầu và hồng cầu tăng, có nguy hiểm không Bacsi?

    Thứ hai, 29/02/2016 17:26

    Bác sĩ cho em hỏi, hôm nay em có đi xét nghiệm máu, em thấy tiểu cầu giảm, còn hồng cầu tăng 5,08 và mấy cái khác em thấy âm tính. Bác sĩ cho em hỏi vậy là em bị bệnh gì ạ? Em xin cám ơn.

    (Nguyễn Tấn Đạt)


    AloBacsi trả lời:



    Hình minh họa. Nguồn Internet


    Chào em,

    Giảm nhẹ số lượng
    tiểu cầu + tăng nhẹ số hồng cầu có thể do nhiều nguyên nhân, như nhiễm siêu vi, bệnh lý của tủy xương, bệnh của lách, bệnh của gan... Do vậy BS cần phải khám và xem xét các xét nghiệm khác mới định được nguyên nhân là gì.

    Tốt hơn hết em nên đến BV Truyền máu huyết học để kiểm tra lại và tìm ra nguyên nhân.

    Thân,

    http://alobacsi.com/huyet-hoc/giam-t...q76533c191.htm

  10. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chỉ số RDW là 42.7 trong xét nghiệm máu, em có bị mắc bệnh gì không?

    Thứ ba, 08/03/2016 18:30

    Khi xét nghiệm máu, em nhận thấy: chỉ số RDW là 42.7 và chỉ số PCT đều cao hơn mức bình thường. Em rất lo lắng, không biết mình có khả năng mắc bệnh gì hay không. Em rất mong bác sĩ giải đáp thắc mắc giúp em. Em cảm ơn.

    (Ngo Nhung - nguyentran…@icloud.com)


    BS Cao Thị Lan Hương:



    Hình minh họa. Nguồn Internet

    Chào em,

    RDW là độ phân bố
    hồng cầu (red distribution width), khi chỉ số này tăng cho thấy tế bào hồng cầu to nhỏ không đều, thường là có thiếu máu. Còn chỉ số PLT là số lượng tiểu cầu, có thể tăng nhẹ ở người bình thường, hay tăng tiểu cầu tiên phát, tăng tiểu cầu thứ phát.

    BS cần phải có đầy đủ tất cả các xét nghiệm của em, cũng như qua thăm khám ban đầu mới kết luận được bệnh. Nếu lo lắng về tình trạng của mình, em nên khám tại BV Truyền máu huyết học để rõ hơn.

    Thân ái,

    http://alobacsi.com/xet-nghiem/chi-s...q76654c263.htm

  11. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhờ bác sĩ xem kết quả xét nghiệm phân tích máu hộ tôi với?

    Thứ năm, 17/03/2016 11:34

    Em đang bầu ở tuần thứ 18. Em làm xét nghiệm tổng phân tích máu thì có mấy chỉ số như này:

    - Số lượng bạch cầu: 12,0 giga/l
    - Số lượng bạch cầu trung tính: 8,98 Giga/L
    - Bạch cầu: 500 Leu / Ul 3+ Âm tính (Cao)
    - Keton: 15mg /dL 1+ mg/dL (âm tính) Cao
    - Axit Ascorbic: 40mg / dl 3+ (âm tính) CAo

    Em không hiểu vì sao kết quả của em ghi là âm tính mà lại nói CAo ạ? Xin bác sĩ tư vấn giúp em các kết quả trên với ạ? Liệu có mắc bệnh viêm nhiễm hay tiểu đường trong thai kì không? Em cảm ơn.

    (Nguyễn Thị Hạnh - nguyenhanh…@gmail.com)


    BS Trần Thị Thu Cúc:


    Hình minh họa. Nguồn Internet

    Chào bạn,


    Với kết quả
    tổng phân tích nước tiểu như trên có bạch cầu trong nước tiểu có hai khả năng xảy ra hoặc bạn có nhiễm trùng tiểu thật sự hoặc kết quả sai lệch do lấy mẫu nước tiểu không đúng. Nếu có triệu chứng rối loạn đi tiểu như tiểu đau, gắt buốt, tiểu lắt nhắt…

    Bạn có thể đến khám BS chuyên khoa Thận tiết niệu để được chẩn đoán và điều trị bạn nhé.

    Thân ái,

    AloBacsi.vn

  12. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chỉ số bạch cầu là 11.650 có nguy hiểm không Bác Sĩ ơi?

    Thứ ba, 22/03/2016 09:47

    Chào bác sĩ, em đang có bầu được hơn 8 tuần, lúc 6 - 7 tuần em bị sốt viêm họng mấy ngày đầu, rồi bị ho nhiều mất 2 tuần. Em sốt ruột nay em đi xét nghiệm máu xem có bị virus, nhiễm trùng gì không, em thấy ghi số lượng bạch cầu 11.650 mà chỉ số bình thường là 6.000 - 8.000. Bác sĩ lại nói là tất cả bình thường.

    Vậy bác sĩ tư vấn giúp em chỉ số đó là bình thường hay bất thường, em có nên đi khám lại không vì người em cứ mệt như bị cảm. Em cám ơn bác sĩ nhiều ạ.

    (Nguyễn Thu Phương - 28 tuổi - Nam Định)


    BS Trần Thị Thu Cúc:



    Hình minh họa. Nguồn Internet


    Chào em,

    Với
    chỉ số bạch cầu như trên thì cao hơn bình thường, tuy nhiên còn tùy vào thành phần các loại bạch cầu mới có thể hướng đến nhiễm trùng hay nhiễm siêu vi. Nếu vẫn chưa khỏe hẳn em nên đến BV để kiểm tra lại em nhé.

    Thân ái,

    http://AloBacsi.vn

  13. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Nhờ Bác Sĩ xem giùm tôi kết quả xét nghiệm?

    Nhờ bác Sĩ xem giùm tôi kết quả xét nghiệm?

    Thứ tư, 23/03/2016 13:34

    Vừa rồi tôi đi xét nghiệm, kết quả như sau: AST: 38; ALT: 24; GGT: 128. Xin hỏi gan tôi có bệnh gì không?





    Chào AloBacsi, Tôi 63 tuổi, cân nặng: 49 kg, chiều cao 1. 58 m. Vừa rồi tôi đi xét nghiệm, kết quả như sau:

    AST: 38
    ALT: 24
    GGT: 128

    Xin hỏi gan tôi có bệnh gì không? Cảm ơn BS rất nhiều!


    (N. T. Hương - 63 tuổi, Cần Thơ)




    Ảnh minh họa

    Chào bạn,

    Với kết quả của bạn, men gan AST và ALT là bình thường, GGT là hơi cao. Nguyên nhân thì rất nhiều:

    • - Nhiễm vi rút viêm gan B, C



    • - Bệnh sỏi mật
    • - Tiểu đường
    • - Rối loạn mỡ máu (cô không bị béo phì theo chiều cao và cân nặng của cô nhưng vẫn có thể bị rối loạn mỡ máu)
    • - Do tác dụng phụ của một số loại thuốc.


    BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
    Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp - BV Nguyễn Tri Phương

    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 23-03-2016 lúc 14:55.

  14. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Những điều cần biết về xét nghiệm công thức máu

    Chủ Nhật 27/3/2016 04:55:04 PM


    SKĐS - Máu là chất lỏng đặc biệt cung cấp dinh dưỡng và oxy tới nhiều cơ quan, cơ và mô của cơ thể. Nó cũng vận chuyển các chất thải và carbon dioxid ra khỏi cơ thể.



    Ảnh minh họa


    Máu là chất lỏng đặc biệt cung cấp dinh dưỡng và oxy tới nhiều cơ quan, cơ và mô của cơ thể. Nó cũng vận chuyển các chất thải và carbon dioxid ra khỏi cơ thể. Máu được tạo thành từ các tế bào máu và huyết tương. Có 3 loại tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương tạo ra 55% dịch máu trong khi tế bào máu tạo ra 45% còn lại. Huyết tương chứa các tế bào máu, tiểu cầu, protein, glucose, khoáng chất, hormon và carbon dioxid.


    Các xét nghiệm máu là công cụ chẩn đoán bệnh rất hữu ích. Có một số loại xét nghiệm máu khác nhau. Khi xét nghiệm, một lượng nhỏ máu được lấy từ cơ thể ra qua kim tiêm và kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc được xét nghiệm với hóa chất. Tăng hoặc giảm số lượng hoặc thể tích các thành phần của máu và những thay đổi về hình dạng hoặc kích thước đều cảnh báo những bất thường.


    Xét nghiệm công thức máu



    Xét nghiệm công thức máu là một trong những xét nghiệm máu phổ biến nhất. Nó cung cấp thông tin về các tế bào máu. Xét nghiệm này được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe chung. Nó giúp phát hiện các bệnh và rối loạn về máu. Số lượng tế bào máu cao hoặc thấp đều là dấu hiệu của bệnh như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn đông máu, ung thư máu, rối loạn hệ miễn dịch.


    Khi nào cần xét nghiệm máu?



    Xét nghiệm công thức máu thường là một phần của khám sức khỏe định kỳ. Nó cũng thường được chỉ định khi nghi ngờ thiếu máu, dị ứng, nhiễm trùng hoặc rối loạn chảy máu. Nó cũng được chỉ định trước khi phẫu thuật và trong điều trị ung thư để theo dõi quá trình điều trị.


    Các thông số được xét nghiệm là số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu, hemoglobin, hematocrit hoặc thể tích hồng cầu và các chỉ số tế bào hồng cầu.


    Đọc công thức máu toàn phần:



    1. Hồng cầu



    Đây là những tế bào có nhiều nhất trong máu, chúng chứa hemoglobin, protein chứa sắt, mang ôxy. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hình dạng của hồng cầu.


    - Số lượng hồng cầu cho biết bạn có bao nhiêu tế bào hồng cầu.


    - Hematocrit hoặc thể tích hồng cầu: Là tỷ lệ thể tích máu toàn phần chứa hồng cầu. Nó có thể bị thay đổi theo độ cao và hút thuốc nhiều.


    - Thể tích trung bình của hồng cầu là kích thước trung bình của tế bào hồng cầu. Dựa trên thông số hồng cầu, thiếu máu được phân loại thành thiếu máu tế bào nhỏ, thiếu máu đẳng sắc và thiếu máu tế bào lớn.


    - Hemoglobin trung bình trong hồng cầu là số lượng trung bình hemoglobin mang khí oxy trong tế bào hồng cầu.


    - Hàm lượng hemoglobin trung bình trong hồng cầu là hàm lượng hemoglobin trung bình trong tế bào hồng cầu.


    - Kích thước chuẩn của hồng cầu là khoảng 6-8μm.


    2. Bạch cầu



    Bạch cầu tạo thành một phần hệ miễn dịch của cơ thể và giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Bạch cầu bao gồm các loại: bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho.


    Số lượng bạch cầu: đếm số bạch cầu trong máu.


    3. Tiểu cầu



    Đây là những tế bào máu giúp máu đông


    - Số lượng tiểu cầu: là đếm số tiểu cầu trong máu.


    - Thể tích tiểu cầu trung bình là đo kích thước trung bình của tiểu cầu.


    BS Tuyết Mai
    (Theo THS)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 3 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 3 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •