Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 40 của 48

Chủ đề: Dành cho người sống chung với HIV/AIDS và người thân.

  1. #21
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    XII. Mất thị lực
    Mất thị lực do virus Cytomegalo (CMV) thường gặp ở những người hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Ban đầu người bệnh có thể có những bất thường về nhìn, ví dụ như nhìn thấy các điểm đen trôi nổi.
    1. chăm sóc tại nhà
    Mất thị lực ở người có HIV do hệ thống miễn dịch bị suy yếu, không giống như các dạng mất thị lực khác mà ở dạng cấp tính, thường dẫn đến mất thị lực nhanh do nhiễm CMV ở võng mạc.
    Chăm sóc tại nhà để đề phòng mất thị lực
    ِ Giữ gìn sức khoẽ để duy trì hệ thống miễn dịch của cơ thể
    ِ Khi có biểu hiện bất thường về thị lực cần đến khám bác sỹ ngay
    2. Khi nào cần đến khám bác sỹ ?
    ِ Ngay sau khi thấy mất thị lực, nhìn kém hoặc thường xuyên thấy các điểm đen trôi nổi
    3. Ghi nhớ
    ِ Nếu không điều trị đúng cách và nhanh chóng, nhiễm CMV có thể gây mù
    ِ Các thuốc điều trị mất thị lực có thể có một số tác dụng phụ như tiêu chảy, mệt mỏi, sốt... Cần đến bác sỹ ngay khi có các triệu chứng này.
    ِ Ăn các loại thức ăn sau: cá, thịt gà, đậu phụ, giá đỗ và tỏi để tăng cường hệ thống miễn dịch
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 11:00.

  2. #22
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    XIII. thuốc nam tăng cường miễn dịch
    Một số chuyên gia về y học dân tộc thường sử dụng các vị thuốc dưới đây khi muốn tăng cường khả năng miễn dịch của bệnh nhân. Các vị thuốc này rất ít tác dụng phụ và rất dễ sử dụng. Bạn có thể sắc uống hàng ngày thay cho nước. Bạn có thể dùng thử trong một thời gian nếu bạn muốn.
    Bài “Hoàng kỳ cam thảo thang” gồm:



    Hoàng kỳ 5gam
    Cam thảo 6gam
    Hoặc dùng bất cứ vị nào trong số các vị thuốc có tác dụng tăng cường và điều hoà miễn dịch như: Hoàng kỳ, Đẳng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo, Xuyên qui, Linh chi, Đông trùng hạ thảo.

    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 11:00.

  3. #23
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    XIV Đau ở người có HIV
    Đau là một triệu chứng rất thường gặp ở người có HIV, Đau ở người có HIV có thể do nhiễm trùng cơ hội, do bản thân virus HIV, do tác dụng phụ của điều trị hoặc do các nguyên nhân khác.
    Một người bị đau thường nhăn mặt, đôi khi nghiến răng, không muốn nhìn người khác, co chân khi nằm hoặc kêu rên. Khi bị đau dữ dội, người bệnh có thể toát mồ hôi hoặc nhợt nhạt.

    1. Chăm sóc tại nhà

    Khi một người bị đau, trước hết cần xác định vị trí và mức độ đau, sau đó áp dụng như sau:
    a) Mát xa và chườm
    ِ Nếu đau khớp mà không bị thương và không sưng nóng, xoa bóp và chườm ấm
    ِ Nếu đau do áp-xe hoặc tổn thương phần mềm: chườm lạnh
    ِ Nếu đau ở bụng, có thể do co bóp bất thường của dạ dày và ruột. Giảm đau bằng cách dùng bàn tay ấm xoa vùng bụng theo vòng tròn quanh rốn. Cũng có thể giảm đau bằng chườm ấm.
    b) Thuốc giảm đau
    một số thuốc giảm đau thông dụng là : paracetamol, Ibuprophen, Acetaminophen, Aspirin.
    loại thuốc giảm đau thông dụng, an toàn và rẽ nhất là paracetamol. Cho người bệnh uống 2 viên. Nếu bị đau trở lại thì có thể cho uống 2 viên khác nhưng cần cách lần uống thuốc giảm đau trước ít nhất là từ 4 tiếng đến 6 tiếng.
    2. Các bài thuốc nam về giảm đau
    a) Đau ở vùng cổ



    Bài thuốc
    Bột Bạch chi hoặc bột Xuyên khung (3g/1lần x 4 lần/ngày).
    Châm cứu và bấm huyệt
    Day và xoa bóp huyệt
    Day và xoa bóp huyệt Phong phù, Đại truỳ.
    b) Đau vùng vài cánh tay


    Bài thuốc:
    ِ Xuyên qui
    ِ Xuyên khung
    ِ Sinh địa
    ِ Bạch thược
    ِ Độc hoạt
    ِ Hoàng kỳ
    ِ Mộc qua
    ِ Mộc thông

    ِ Kinh giới
    ِ Ngưu tất
    mỗi vị 12gam
    ِ Bạch chỉ
    ِ Cam thảo
    mỗi vị 6gam
    Đem sắc uống ngày 1 thang.
    Xoa bóp, bấm huyệt
    Xoa bóp day các huyệt Đại chuỳ, Kiên tinh, Kiên ngưng, Tý nhu, Khúc trì.
    c) Đau vùng háng, mông, đùi



    Bài thuốc

    ِ Cẩu tích 30gam
    ِ Ba kích 15gam
    ِ Mộc qua 15gam
    ِ Tục đoan 15gam
    ِ Độc hoạt 15gam
    ِ Hà thủ ô 15gam
    ِ Kê huyết 15gam

    ِ Sinh địa 15gam
    ِ Đơn bì 10gam
    ِ Hoàng kỳ 10gam
    ِ Cam thảo 10gam

    Sắc uống
    Day và xoa bóp các huyệt

    Giáp tích, Mệnh môn, Hoàn khiêu, Hỷ trung
    3. Khi nào cần đến bác sỹ?
    ِ Nếu cơn đau đột ngột và dữ dội, người bệnh vã mồ hôi hoặc rét run, nhợt nhạt, hoặc không tỉnh táo thì cần đến bác sỹ ngay. Hoặc:
    ِ Khi các thuốc giảm đau thông thường không thể làm giảm đau được nữa thì cần đến bác sỹ để được kê đơn các loại thuốc giảm đau phù hợp hơn.
    d) Lưu ý
    ِ Khi bệnh tiến triển, một người có HIV sẽ thấy xuất hiện đau nhiều hơn và cần nhiều thuốc giảm đau hơn. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cố gắng áp dụng các biện pháp giảm đau đơn giản và uống các thuốc thông dụng. Như vậy, khi người bệnh thực sự cần các thuốc giảm đau mạnh hơn, các thuốc này mới có tác dụng.
    ِ Người bệnh chỉ nên uống Aspirin sau bữa ăn. Uống Aspirin khi đói có thể gây loét dạ dầy.
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 11:01.

  4. #24
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần


    Điều trị
    Dự phòng

    NCH có biểu hiện nhiễm trùng cơ hội, lượng CD4 dưới 200 hoặc tổng lượng Lymphô dưới 1.200 đều cần uống Cotrimoxazole mỗi ngày 960mg đề phòng viêm phổi và viêm não.
    những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV cần được điều trị dự phòng ngay sau khi phơi nhiễm. Bà mẹ có HIV mang thai cần được điều trị dự phòng để giảm nguy cơ lây HIV cho con.
    I. Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội
    1. Lợi ích của điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội
    Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội là sử dụng thuốc khi chưa mắc bệnh để ngăn ngừa vi trùng gây bệnh cho cơ thể.
    Trên thế giới hiện đang nghiên cứu và sử dụng nhiều loại thuốc để dự phòng các loại nhiễm trùng cơ hội khác nhau. Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất, có hiệu quả cao nhất và rẻ tiền nhất hiện nay là Cotrimoxazole (các tên khác có thể là Bactrim, Cotrim, Biseptol...) Giá một tháng điều trị dự phòng bằng Cotrimoxazole mỗi tháng chỉ ở mức khoảng 10.000$(VND). Thuốc này tránh cho cơ thể mắc viêm phổi do P. Carinii là loại viêm phổi hay gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người có HIV. Nếu sử dụng liều kép (960mg), Cotrimoxazole còn giúp dự phòng nhiễm Toxoplasma là loại vi sinh vật gây nên viêm não, viêm phổi và tổn thương ở mắt
    2. Khi nào bắt đầu uống Cotrimoxazole ?
    Nên bắt đầu sử dụng Cotrimoxazole khi có một trong các dấu hiệu sau đây là các dấu hiệu chỉ điểm cho thấy sức đề kháng của cơ thể đã giảm ở mức dễ mắc bệnh:
    ͍ Sút trên 10% trọng lượng cơ thể mà không xác định được nguyên nhân nào khác
    ͍ Đã từng bị nấm miệng hoặc nấm thực quản, lao, tiêu chảy mãn tính
    ͍ Chẩn đoán lâm sàng là đã sang giai đoạn AIDS
    ͍ CD4 dưới 200 hoặc tổng lượng lympho dưới 1.200
    Tuy nhiên, một số người có thể bị dị ứng vớ Cotrimoxazole. Vì vậy cần đến gặp bác sỹ trước khi quyết định sử dụng thuốc, và đến bác sỹ khi có các triệu chứng bất thường sau khi sử dụng thuốc. Những người dị ứng nặng với Cotrimoxazole có thể dùng Dapsone thay thế.
    3. Khi nào thì ngừng uống Cotrimoxazole?
    Thường có 3 tình huống mà bạn cần ngừng uống Cotrimoxazole tạm thời hoặc vĩnh viễn.
    ͍ Ngừng vĩnh viễn: nếu bạn bị dị ứng nặng với Cotrimoxazole và bác sỹ yêu cầu bạn không uống loại thuốc này.
    ͍ Ngừng tạm thời:
    · nếu bạn điều trị một bệnh khác và loại thuốc ấy có tác dụng chéo nguy hiểm đối với Cotrimoxazole mà bác sỹ yêu cầu bạn tạm dừng. Khi đó bạn tạm dừng Cotrimoxazole và uống lại sau khi đã kết thúc điều trị bằng thuốc kia.
    · trong trường hợp bạn dùng thuốc kháng virus, bạn vẫn nên tiếp tục uống Cotrimoxazole cho đến khi lượng CD4 của bạn đã tăng trên 200 và ổn định trong 6 tháng
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 11:02.

  5. #25
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    II. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM TỪ MẸ SANG CON

    Khi người mẹ mang thai mà có HIV thì điều trị dự phòng bằng thuốc kháng virus sẽ làm nguy cơ lây nhiễm HIV cho con giảm chỉ còn dưới 10%. Điều trị dự phòng bao gồm cho mẹ dùng thuốc trong khi mang thai và/ hoặc trong khi sinh nở và cho con dùng thuốc trong những tuần đầu. Thuốc này sẽ làm cho lượng virus trong máu của mẹ còn rất ít do vậy bào thai trong tử cung cũng như em bé trong lúc được sinh ra sẽ phải tiếp xúc với lượng virus thấp hơn, giảm nguy cơ lây nhiễm. Ngoài ra thuốc kháng virus trong máu của mẹ cũng có thể truyền cho thai nhi, giúp chống lại những con virus xâm nhập vào bào thai, khiến những con virus này khó có thể trụ lại trong cơ thể thai nhi. Việc cho con uống thuốc ngay sau khi sinh cũng có tác dụng tương tự như vậy.
    Hiện có nhiều các điều trị dự phòng cho mẹ và con.
    ͍ Với các bà mẹ chưa cần điều trị thường xuyên bằng thuốc kháng virus mà phát hiện được tình trạng nhiễm HIV sớm trong quá trình mang thai thì tốt nhất là được điều trị dự phòng cả trong khi mang thai và khi sinh nở.
    ͍ Với các bà mẹ chỉ phát hiện nhiễm virus ngay trước khi sinh nở thì cần được điều trị dự phòng khi bắt đầu chuyển dạ hoặc 4 giờ trước khi mổ lấy thai.
    ͍ Với các bà mẹ đã được điều trị thường xuyên thì không cần phải điều trị dự phòng riêng.
    ͍ Với trẻ sau khi sinh cần được uống thuốc dự phòng trong vòng 1-2 ngày sau khi sinh và có thể uống trong vài tuần, tuỳ theo từng phác đồ.
    Bà mẹ có thai và gia đình cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa điều trị HIV/AIDS và các bệnh viện sản khoa lớn hoặc khoa sản bệnh viện tỉnh/thành phố để biết chi tiết về phác đồ điều trị cũng như chuẩn bị sẵn sàng thuốc điều trị cho mẹ và con.
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 11:02.

  6. #26
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    III. Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm

    Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là biện pháp nhằm chống lại sự tồn tại và phát triển của virus HIV trong cơ thể sau khi cơ thể đã tiếp xúc với virus (phơi nhiễm). Phần này dành để nói đến nguy cơ lây truyền HIV từ một NCH sang một người không có HIV.
    Phơi nhiễm được chia ra thành hai loại: phơi nhiễm do nghề nghiệp (ví dụ cán bộ y tế tiếp xúc với máu và dịch của bệnh nhân), và phơi nhiễm không do nghề nghiệp (qua tiêm chích, quan hệ tình dục, không may bị tai nạn do bơm kim tiêm, dụng cụ rạch ra...). Trong đây chúng ta sẽ chỉ đề cập đến phơi nhiễm không do nghề nghiệp.
    ở Việt Nam hiện nay chưa có hướng dẫn chính thức về điều trị dự phòng sau phơi nhiễm không do nghề nghiệp. Ở đây là tổng hợp từ hướng dẫn của nhiều nước và nhiều tổ chức trên thế giới.
    1. Phơi nhiễm nào là có nguy cơ?
    Chúng ta có thể chia phơi nhiễm làm hai loại: hành vi không an toàn (tiêm chích chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục không dùng bao cao su...), và tai nạn (bao cao su bị rách, thủng, giẫm phải kim tiêm có dính máu).
    Mức độ nguy cơ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hành vi cụ thể, lượng virus có trong máu của đối tượng nguồn, có chảy máu hoặc có vết thương khi quan hệ tình dục không...
    Nguy cơ cao:
    ͍ Tiêm chích chung với bất kỳ ai có HIV hoặc nghi ngờ có HIV
    ͍ Nhận qua hệ tình dục đường hậu môn với bất kỳ ai có HIV
    ͍ Người cho vào trong quan hệ tình dục đường hậu môn với một người có CD4 thấp, hoặc có chảy máu, hoặc có nhiễm trùng đường sinh dục.
    ͍ Quan hệ tình đường âm đạo (cả người cho vào và người nhận) với một người có lượng virus trong máu cao, hoặc có chảy máu, hoặc có nhiễm trùng đường sinh dục, hoặc trong lúc hành kinh.
    ͍ Bị kim mà NCH đã dùng đâm xuyên sau qua da trong trường hợp kim to, chảy máu nhiều.
    Có nguy cơ:
    ͍ Người cho vào trong quan hệ tình dục đường hậu môn.
    ͍ Quan hệ tình dục đường âm đạo (cả người cho vào và người nhận)
    ͍ Dùng chung dụng cụ phục vụ cho tiêm chích như dụng cụ pha thuốc hoặc ma tuý, lọc ma tuý hoặc nước rửa bơm kim tiêm.
    ͍ Bị kim tiêm của người có hiv đâm qua da.
    ͍ Bị máu, mủ, dịch âm đạo, tinh dịch, nước ối của nch bắn vào chỗ da bị thương hoặc vào mắt hoặc bị cắn.
    2. Phải làm gì sau khi bị phơi nhiễm?
    ͍ Rửa sạch vùng bị phơi nhiễm (nếu có thể) bằng nhiều nước sạch và xà phòng (trừ mắt). Chú ý không bóp nặn máu trong trường hợp bị kim tiêm đâm vì điều đó không giúp loại trừ virus mà làm tổn hại thêm vùng bị thương.
    ͍ Với những người có nguy cơ cao, nên làm ngay xét nghiệm HIV để xem mình có bị nhiễm HIV từ trước không và điều trị dự phòng ngay bằng thuốc kháng virus. Thuốc điều trị dự phòng có tác dụng cao nhất nếu được uống trong vòng 24 giờ đến 72 giờ sau khi xẩy ra phơi nhiễm (1 đến 3 ngày đầu).
    ͍ Với những người có nguy cơ, cần cân nhắc giữa mức độ nguy cơ, lợi ích và những bất lợi của điều trị dự phòng để quyết định là có điều trị hay không.
    ͍ Loại thuốc có thể sử dụng: sử dụng phác đồ bậc 1 gồm 3 thuốc như điều trị cho NCH hoặc hai loại thuốc là AZT và 3TC (Zidovudine + Lamivudine) với liều lượng như điều trị cho NCH
    ͍ Dù sao bạn cũng nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể




    Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm giúp làm giảm nguy cơ bị nhiễm HIV.
    Cần điều trị trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm và uống thuốc trong 4 tuần



    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 11:03.

  7. #27
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Diễn biến của nhiễm HIV


    Tổ chức Y tế thế giới đã phân chia diễn biến lâm sàng trên những NCH theo 4 giai đoạn như trong bảng dưới đây, nếu bệnh nhân có ít nhất một biểu hiện của giai đoạn nào thì bệnh nhân thuộc giai đoạn ấy.


    Giai đoạn 1: Chưa có triệu chứng
    1. Không có biểu hiện
    2. Hạch Limpho lan toả
    Giai đoạn 2: Bệnh nhẹ
    1. Giảm dưới 10% trọng lượng cơ thể
    2. Vết đau hoặc nứt quanh môi
    3. Sẩn ngứa trên da kéo dài
    4. Loét miệng tái phát nhiều lần
    5. Zona (giời leo) trong vòng 5 năm trở lại đây
    6. Viêm đường hô hấp trên tái phát nhiều lần (viêm xoang, viêm tai....)
    Giai đoạn 3: Bệnh vừa
    1. Giảm trên 10% trong lượng cơ thể
    2. Nấm miệng hoặc bạch sản lưỡi dạng lông
    3. Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng mà không rõ nguyên nhân
    4. Sốt kéo dài (liên tục hoặc ngắt quãng) trên 1 tháng không rõ nguyên nhân
    5. Viêm âm đạo do nấm kéo dài trên 1 tháng
    6. Lao phổi trong 1 năm trở lại đây
    7. Nhiễm vi khuẩn nặng như viêm phổi, viêm cơ....
    Giai đoạn 4: Bệnh nặng
    1. Hội chứng suy kiệt (bao gồm triệu chứng số 9 và số 11, hoặc số 9 và yếu mệt kéo dài kết hợp với triệu chứng số 12)
    2. Viêm phổi do Pneumocystic (PCP)
    3. Nhiễm toxoplasmosis ở não
    4. Nhiễm Cryptosporidiosis đường ruột và tiêu chảy trên 1 tháng
    5. Nhiễm Cryptosporidiosis ngoài phổi (ví dụ như viêm màng não)
    6. Nhiễm virus Cytomegalo ở một cơ quan ngoài gan, lách và hạch Lympho (ví dụ như võng mạc)
    7. Nhiễm virus Herpes ở da và niêm mạc (trên 1 tháng) hoặc nội tạng
    8. Nấm thực quản
    9. Lao ngoài phổi(ví dụ như lao hạch, lao màng bụng)
    10. U bạch huyết
    11. Ung thư cổ tử cung xâm lấn
    12. Ung thư biểu mô Kaposi
    13. Bệnh lý não do HIV (có các biểu hiện lâm sàng của tình trạng giảm tri giác và/hoặc chức năng vận động ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng mà không giải thích được bằng bệnh lý nào khác).
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 11:03.

  8. #28
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Cách chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại nhà các bệnh: về da, loét, ho và khó thở?
    Trả lời:
    Về da:
    - Phát ban, mảng sần, ngứa, viêm loét, vết thương chậm liền, phỏng rộp, apxe,...
    - Xử trí:
    + Tránh gãi, tránh làm xây xát da.
    + Bôi thuốc chống ngứa lên các ban, không bôi lên các vết thương hở.
    + Ăn nhiều hoa quả, uống vitamin C, vitamin B2, vitamin PP,...
    Loét:
    - Khi bệnh nhân nằm lâu, cần phải dự phòng loét.
    - Biện pháp dự phòng:
    + Khuyến khích bệnh nhân ra khỏi giường càng nhiều càng tốt.
    + Với bệnh nhân phải nằm tại giường hoặc bị liệt, cần thay đổi tư thế 2 giờ/lần
    + Giữ gìn da khô sạch, nhất là những vùng tỳ đè, da sát xương. Chú ý đến các vùng da dễ bị loét như: tai, vai, bả vai, cùi tay, xương cùng cụt, đầu gối, gót chân,... Dùng gối đệm cho các vùng da sát xương.
    + Chế độ dinh dưỡng tốt: ăn nhiều đạm (thịt, cá,...), vitamin, hoa quả,...
    - Xử trí loét:
    + Rửa vùng tổn thương bằng nước đun sôi để nguội, có pha một ít muối hoặc pha nước tím Gentian. Rửa sạch mủ ở các vết thương 2-3 lần/ngày. Che phủ vùng tổn thương bằng băng, gạc sạch sau khi rửa.
    + Nếu vết thương ở chân hoặc ngón chân, cần nâng cao chân bất cứ khi nào có thể, khi ngủ gác chân lên gối.
    + Khi chăm sóc các vết thương cần phải tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh: rửa sạch tay bằng xà phòng nhiều lần trước và sau khi chăm sóc vết thương, đi găng tay, xử lý băng gạc bẩn, ...
    - Cần đưa bệnh nhân đi khám và điều trị tại cơ sở y tế khi: vết thương có mủ, dịch chảy ra nhiều hoặc có mùi hôi, sốt và đau nhiều nơi tổn thương, nguyên nhân tổn thương do dị ứng thuốc.
    Ho và khó thở:
    - Ho là một biểu hiện của các bệnh đường hô hấp. Để giảm ho cần làm tăng khả năng khả năng thải đờm, tránh ứ đọng gây bội nhiễm phổi.
    - Làm tăng thải đờm: uống nhiều nước, vỗ lưng, đi bộ, vận động, thở sâu, dùng thuốc (viên ho long đờm, mucitux,...).
    - Làm giảm ho: không hút thuốc, không hít đường miệng, làm tăng thải đờm qua khạc nhổ, có thể dùng một số thuốc (tecpin codein, ...).
    - Đối với người bệnh khó thở: cần an ủi động viên người bệnh, giảm bớt các vật đè lên ngực người bệnh (quần áo, chăn,..), cho người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, thông thoáng khí trong phòng, nếu không đỡ cần mời thầy thuốc khám hoặc đưa bệnh nhân đi bệnh viện.
    - Cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện nếu: Ho dai dẳng trên 3 tuần (đặc biệt đờm có máu), khó thở nhiều, sắc mặt mệt nhọc, đột ngột sốt cao, đau ngực,...

    Ủy ban phòng chống AIDS Tp.HCM
    Ủy ban phòng chống AIDS Tp.HCM
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 11:04.

  9. #29
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,925
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Cách chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS tại nhà các bệnh: sốt, tiêu chảy, sụt cân?

    Trả lời:
    Sốt
    - Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37o5C.
    - Xử trí:
    + Cởi bớt quần áo, để bệnh nhân ở nơi thoáng khí.
    + Đặt khăn lạnh lên trán, nách, bẹn người bệnh hoặc lau người bằng khăn ướt,...
    + Cho bệnh nhân uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, uống vitaminC.
    + Nếu sốt từ 38o5 trở lên, dùng thuốc hạ sốt: paracetamol (loại uống hoặc loại đặt hậu môn).
    - Cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện khi có triệu chứng:
    + Sốt cao liên tục không giảm khi đã dùng thuốc hạ nhiệt.
    + Sốt dai dẳng.
    + Sốt kèm theo các triệu chứng khác: rét run, rối loạn tiêu hoá, đau đầu, co giật, ho ra máu, khó thở,...
    + Sống trong vùng đang có dịch sốt rét, sốt xuất huyết.
    Tiêu chảy
    - Tiêu chảy là khi đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân nhiều nước, có thể có nhày máu (nếu bị hội chứng lỵ).
    - Xử trí:
    + Bù nước và điện giải đã mất bằng: uống dung dịch ORESOL, nước hoa quả,... đặc biệt lưu ý đến trẻ em.
    + Tiếp tục cho bệnh nhân ăn, chia thành nhiều bữa, thức ăn dễ tiêu, đủ chất, đảm bảo vệ sinh.
    + Vệ sinh da quanh hậu môn sau mỗi lần đi ngoài, vệ sinh bằng nước xà phòng, thấm khô bằng giấy vệ sinh hoặc khăn mềm tránh xây xước da.
    - Cần đưa bệnh nhân tiêu chảy đi bệnh viện khi:
    + Khát nhiều, nôn nhiều lần, đái ít, bệnh nhân không ăn uống được.
    + Sốt cao, da khô, vẻ mặt hốc hác, môi khô se bẩn, hơi thở hôi.
    + Kích thích vật vã hoặc thờ ơ với xung quanh.
    + Số lần đi ngoài tăng lên, phân càng nhiều nước hơn, hoặc có máu trong phân.
    Sụt cân
    - Sụt cân là khi giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể so với trọng lượng ban đầu.
    - Xử trí:
    + Ăn lượng nhỏ, chia thành nhiều bữa, thay đổi món ăn, gia vị cho phù hợp khẩu vị.
    + Giữ vệ sinh răng miệng, nên hoạt động nhẹ nhàng trước khi ăn.
    + Nếu nôn và buồn nôn: dùng thuốc chống nôn. Nếu nôn nhiều cần đến khám tại cơ sở y tế.


    Ủy ban phòng chống AIDS Tp.HCM
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 11:05.

  10. #30
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Chăm Sóc Bệnh Nhân Tại Nhà

    Chăm Sóc Bệnh Nhân Tại Nhà





    Chẩn đoán HIV/AIDS
    1. Nhóm triệu chứng chính:

    • Sụt cân trên 10% cân nặng
    • Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng
    • Sốt kéo dài trên 1 tháng

    2. Nhóm triệu chứng phụ:

    • Ho dai dẳng trên 1 tháng
    • Ban đỏ, ngứa da toàn thân
    • Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes)
    • Bệnh Zona (giời leo) tái đi tái lại
    • Nhiễm nấm tưa ở hầu, họng kéo dài hay tái phát
    • Nổi hạch ít nhất là 2 nơi trên thân thể (không kể hạch bẹn) kéo dài hơn 3 tháng

    Chẩn đoán: khi có ít nhất 2 triệu chứng chính + 1 triệu chứng phụ, mà không do các nguyên nhân ngoài HIV như: ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch,...




    Điều trị HIV/AIDS
    Việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS khá phức tạp và tốn kém nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi được bệnh.

    1.Điều trị bằng thuốc:

    • Thuốc chống virus: có tác dụng ngăn chặn hoặc làm chậm sự sinh sản của HIV và/hoặc không cho HIV xâm nhập vào các tế bào. Các thuốc như: AZT, DDI, DDC,...
    • Thuốc điều hoà miễn dịch: giúp tăng cường hệ miễn dịch, như: Alpha-interferon, interleukin 2, Ioprinasine,...
    • Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội: nhiều thuốc được sử dụng có hiệu quả để phòng ngừa và điều trị một số bệnh cơ hội xuất hiện ở người nhiễm HIV/AIDS.

    2. Trị liệu bổ sung:

    • Chế độ dinh dưỡng tốt, làm việc nghỉ ngơi điều độ
    • Liệu pháp vitamin, liệu pháp vi lượng và châm cứu,...

    Dự phòng HIV/AIDS
    Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:

    1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục

    • Sống chung thuỷ, một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không nên quan hệ tình dục bừa bãi .
    • Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng, chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su (condom, áo mưa, bao kế hoạch) đúng cách.
    • Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến là Nonoxynol-9 (Menfagol) được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su.

    2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu

    • Máu và các chế phẩm truyền máu: chỉ nên truyền máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu đã xét nghiệm HIV.
    • Về tiêm chích, sử dụng các dụng cụ dây dính máu: hạn chế tiêm chích, dùng loại bơm tiêm sử dụng một lần. Các dụng cụ phẫu thuật phải khử trùng bằng nhiệt, khử trùng bằng hóa chất.
    • Tránh tiếp xúc trực tiếp các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.
    • Nên dùng riêng các đồ dùng cá nhân: lưỡi dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...

    3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con
    Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%. Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.


    An toàn tình dục

    • Sống chung thuỷ, một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không nên quan hệ tình dục bừa bãi.
    • Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng, chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su (condom, áo mưa, bao kế hoạch) đúng cách.
    • Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV: phổ biến là Nonoxynol-9 (Menfagol) được làm dưới dạng kem bôi, viên đặt, hoặc tẩm vào màng xốp, bao cao su.

    Sốt
    Khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 37o5C

    Xử trí:
    • Cởi bớt quần áo, để bệnh nhân ở nơi thoáng khí.
    • Đặt khăn lạnh lên trán, nách, bẹn người bệnh hoặc lau người bằng khăn ướt,...
    • Cho bệnh nhân uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, uống vitaminC
    • Nếu sốt từ 38o5 trở lên, dùng thuốc hạ sốt: paracetamol (loại uống hoặc loại đặt hậu môn).
    • Sốt cao liên tục không giảm khi đã dùng thuốc hạ nhiệt
    • Sốt dai dẳng.
    • Sốt kèm theo các triệu chứng khác: rét run, rối loạn tiêu hoá, đau đầu, co giật, ho ra máu, khó thở,...
    • Sống trong vùng đang có dịch sốt rét, sốt xuất huyết.

    Cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện khi có triệu chứng:

    Tiêu chảy
    Tiêu chảy là khi đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân nhiều nước, có thể có nhày máu (nếu bị hội chứng lỵ).

    Xử trí:

    • Bù nước và điện giải đã mất bằng: uống dung dịch ORESOL, nước hoa quả,... đặc biệt lưu ý đến trẻ em.
    • Tiếp tục cho bệnh nhân ăn, chia thành nhiều bữa, thức ăn dễ tiêu, đủ chất, đảm bảo vệ sinh.
    • Vệ sinh da quanh hậu môn sau mỗi lần đi ngoài, vệ sinh bằng nước xà phòng, thấm khô bằng giấy vệ sinh hoặc khăn mềm tránh xây xước da.
    • Khát nhiều, nôn nhiều lần, đái ít, bệnh nhân không ăn uống được
    • Sốt cao, da khô, vẻ mặt hốc hác, môi khô se bẩn, hơi thở hôi
    • Kích thích vật vã hoặc thờ ơ với xung quanh
    • Số lần đi ngoài tăng lên, phân càng nhiều nước hơn, hoặc có máu trong phân

    Cần đưa bệnh nhân tiêu chảy đi bệnh viện khi:

    Sút cân
    Sút cân là khi giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể so với trọng lượng ban đầu.

    Xử trí:

    • Ăn lượng nhỏ, chia thành nhiều bữa, thay đổi món ăn, gia vị cho phù hợp khẩu vị.
    • Giữ vệ sinh răng miệng, nên hoạt động nhẹ nhàng trước khi ăn.
    • Nếu nôn và buồn nôn: dùng thuốc chống nôn. Nếu nôn nhiều cần đến khám tại cơ sở y tế.

    Những biểu hiện bất thường trên da
    Phát ban, mảng sần, ngứa, viêm loét, vết thương chậm liền, phỏng rộp, ápxe,...

    Xử trí:

    • Tránh gãi, tránh làm xây xát da
    • Bôi thuốc chống ngứa lên các ban, không bôi lên các vết thương hở
    • Ăn nhiều hoa quả, uống vitaminC, vitaminB2, vitaminPP,...

    Loét
    Khi bệnh nhân nằm lâu, cần phải dự phòng loét.

    Biện pháp dự phòng:

    • Khuyến khích bệnh nhân ra khỏi giường càng nhiều càng tốt
    • Với bệnh nhân phải nằm tại giường hoặc bị liệt, cần thay đổi tư thế 2 giờ/lần
    • Giữ gìn da khô sạch, nhất là những vùng tỳ đè, da sát xương.
    • Chú ý đến các vùng da dễ bị loét như: tai, vai, bả vai, cùi tay, xương cùng cụt, đầu gối, gót chân,... Dùng gối đệm cho các vùng da sát xương.
    • Chế độ dinh dưỡng tốt: ăn nhiều đạm (thịt, cá,...), vitamin, hoa quả,...
    • Rửa vùng tổn thương bằng nước đun sôi để nguội, có pha một ít muối hoặc pha nước tím Gentian. Rửa sạch mủ ở các vết thương 2-3 lần/ngày. Che phủ vùng tổn thương bằng băng, gạc sạch sau khi rửa.
    • Nếu vết thương ở chân hoặc ngón chân, cần nâng cao chân bất cứ khi nào có thể, khi ngủ gác chân lên gối.

    Xử trí loét:

    • Khi chăm sóc các vết thương cần phải tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh: rửa sạch tay bằng xà phòng nhiều lần trước và sau khi chăm sóc vết thương, đi găng tay, xử lý băng gạc bẩn, ...

    Cần đưa bệnh nhân đi khám và điều trị tại cơ sở y tế khi:

    • Vết thương có mủ, dịch chảy ra nhiều hoặc có mùi hôi.
    • Sốt và đau nhiều nơi tổn thương
    • Nguyên nhân tổn thương do dị ứng thuốc.

    Ho và khó thở
    Ho là một biểu hiện của các bệnh đường hô hấp. Để giảm ho cần làm tăng khả năng khả năng thải đờm, tránh ứ đọng gây bội nhiễm phổi.

    • Làm tăng thải đờm: uống nhiều nước, vỗ lưng, đi bộ, vận động, thở sâu, dùng thuốc (viên ho long đờm, mucitux,...).
    • Làm giảm ho: không hút thuốc, không hít đường miệng, làm tăng thải đờm qua khạc nhổ, có thể dùng một số thuốc (tecpin codein, ...)

    Đối với người bệnh khó thở: cần an ủi động viên người bệnh, giảm bớt các vật đè lên ngực người bệnh (quần áo, chăn,..), cho người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, thông thoáng khí trong phòng, nếu không đỡ cần mời thầy thuốc khám hoặc đưa bệnh nhân đi bệnh viện.
    Cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện nếu: ho dai dẳng trên 3 tuần (đặc biệt đờm có máu), khó thở nhiều, sắc mặt mệt nhọc, đột ngột sốt cao, đau ngực,...

  11. #31
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dấu hiệu cơ thể chuyển sang giai đoạn AIDS






    Những người đã xét nghiệm có kết quả dương tính với HIV cần biết những dấu hiệu đã chuyển sang bệnh AIDS để đến ngay cơ sở y tế nhằm nhận được hỗ trợ, tư vấn và giúp đỡ.

    Những người bị nhiễm HIV được xem như đã chuyển sang giai đoạn bệnh AIDS khi người bệnh xuất hiện ít nhất 2 triệu chứng chính và 1 triệu chứng phụ:
    Các nhóm triệu chứng chính gồm:

    - Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể;
    - Sốt kéo dài trên 1 tháng;
    - Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.
    Các nhóm triệu chứng phụ gồm:

    - Ho kéo dài trên 1 tháng;
    - Nhiễm nấm Candida ở hầu họng;
    - Nổi ban đỏ và ngứa toàn thân;
    - Nổi mụn rộp và dời leo tái phát;
    - Nổi hạch nhiều nơi trên cơ thể.
    Người bệnh nên đến cơ sở y tế khi nào?

    Đối với những trường hợp đã được xác định bị nhiễm HIV, người bệnh phải đến khám ở các cơ sở y tế khi thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu như:
    - Tiêu chảy kéo dài trên 4 ngày;
    - Đau bụng, đi đại tiện ra chất nhầy, có máu;
    - Sốt cao hoặc sốt kéo dài;
    - Đau ngực, khó thở, ho;
    - Ho kéo dài trên 10 ngày;
    - Ho ra máu hoặc đờm có máu;
    - Có biểu hiện mất nước với triệu chứng khát nước, khô miệng, nước tiểu sẫm màu;
    - Viêm nhiễm, mụn nhọt tổn thương các vùng da trên cơ thể;
    - Loét miệng nặng, viêm mắt, viêm mi mắt;
    - Vết thương có mùi hôi, chảy máu hoặc thâm đen;
    - Ban đỏ xuất hiện sau khi dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus;
    - Mệt mỏi nhiều, đau đầu hoặc thường xuyên chóng mặt;
    - Mất ngủ dài ngày liên tục.
    Đối với những trường hợp bị bệnh AIDS, phải được đăng ký điều trị tại các phòng khám bệnh ngoại trú. Một số người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng Retrovirus, một số trường hợp khác sẽ được điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội. Vì vậy tất cả bệnh nhân AIDS khi có bất kỳ một biểu hiện bệnh lý nào đều phải đến khám ngay tại các phòng khám bệnh ngoại trú để được điều trị, tư vấn và giúp đỡ.

  12. #32
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh nhân HIV/AIDS cần điều trị ARV




    “Biết mình bị nhiễm HIV, tôi rất hốt hoảng và hụt hẫng, nhưng sau khi bình tĩnh chấp nhận sự thật, tôi đã phối hợp cùng với bác sĩ chiến đấu với bệnh tật. Được điều trị ARV, tôi cảm nhận được sức khỏe của mình ổn định và có thể lao động, nuôi dạy con cái” - chị N.T.M (Cẩm Khê) cho biết.




    Qua theo dõi và điều trị cho bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Phú Thọ và qua những lời chia sẻ chân thành của chị M, có thể khẳng định sức khỏe bệnh nhân AIDS có tiến triển rất tốt sau khi được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (ARV). Nhiều bệnh nhân khi đến với phòng khám đã ở giai đoạn lâm sàng nặng, kèm theo các bệnh nhiễm trùng cơ hội như lao phổi, viêm màng não do nấm… nhưng khi được điều trị ARV kết hợp với thuốc kháng lao hoặc thuốc kháng nấm thì sau 2-3 tháng sức khỏe bệnh nhân hồi phục rất nhanh, ăn uống được, lên cân, sinh hoạt tốt hơn, lâm sàng luôn ổn định.

    Thạc sỹ - Bác sỹ Hồ Quang Trung - Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: Cần lưu ý, khi một người nhiễm HIV thường kèm mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, nhất là ở giai đoạn nặng, như mắc lao phổi, nhiễm trùng toàn thân… Vì vậy, điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS thường là điều trị kết hợp với các chuyên khoa khác. Ví dụ, người nhiễm HIV bị lao thì phải điều trị lao, sau đó mới điều trị ARV mới có hiệu quả.
    Cũng theo Bác sỹ Hồ Quang Trung, thời gian để điều trị ARV cho người nhiễm HIV có khác nhau theo điều kiện của mỗi nước. Tại Mỹ và một số nước châu Âu, người có HIV (+) là được điều trị do sự cung ứng thuốc đủ, mặt khác khi điều trị sớm, người nhiễm HIV có thể giữ sức khỏe ổn định, lâu dài như người bình thường và còn có tác dụng là không lây bệnh cho gia đình, vợ con và cộng đồng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy: các cặp vợ chồng mà chỉ có 1 người có HIV (+) mà đã được điều trị ARV thì trên 98% là không có lây nhiễm chéo giữa hai người, vì vậy, điều trị là biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV có hiệu quả nhất. Tại Việt Nam, theo quy định của Bộ Y tế, người nhiễm HIV, xét nghiệm tế bào CD4 (tế bào miễn dịch), nếu dưới 350 tế bào/mm3 máu hoặc có giai đoạn lâm sàng tương đương giai đoạn 3, 4 thì được điều trị ARV. Tuy nhiên, việc xét chọn điều trị cũng căn cứ vào các trường hợp cụ thể ưu tiêu như trẻ em, người già, thanh niên chuẩn bị kết hôn, phụ nữ, phụ nữ mang thai nhiễm HIV, người có bệnh mãn tính, người bị phơi nhiễm HIV nghề nghiệp...
    Tuy thuốc ARV không chữa khỏi hoàn toàn tình trạng nhiễm HIV, nhưng có tác dụng ngăn ngừa sự nhân lên của HIV trong cơ thể và mục đích của điều trị ARV là làm giảm tải lượng vi-rút HIV trong máu, vì vậy, sẽ làm tăng số lượng tế bào CD4, làm giảm nguy cơ mắc và tử vong do các nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan tới AIDS, tăng chất lượng sống của người nhiễm HIV/AIDS, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ lây truyền HIV.
    Ở tỉnh ta, hiện có gần 600 bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc ARV tại các phòng khám ngoại trú: Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, Trung tâm Y tế thành phố Việt Trì, Trung tâm Y tế thị xã Phú Thọ, Trung tâm 05, 06 và trại giam Tân Lập. Với việc cung ứng thuốc như hiện nay, dự kiến đến năm 2015 sẽ có khoảng 1000 – 1200 người được điều trị ARV.
    Một trong những thành công của cả Thế giới và Việt Nam trong cuộc chiến với đại dịch HIV/AIDS là thành công trong lĩnh vực chăm sóc người nhiễm HIV và điều trị bằng các thuốc kháng vi rut HIV (ARV). Với hiệu quả điều trị ARV, nhiễm trùng HIV không còn được xem như là một căn bệnh “chết người” như trước đây, mà chỉ là một bệnh mãn tính. Tuy nhiên, việc điều trị cần tuân theo các quy định chuyên môn chặt chẽ thì điều trị mới có hiệu quả. Điều trị ARV là điều trị bệnh nhân phải uống thuốc hàng ngày và suốt đời, vì vậy, các bác sĩ cần tư vấn đầy đủ trước khi điều trị và cần có sự hợp tác, tự nguyện của người bệnh. Kết quả quản lý, giám sát của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, các bệnh nhân được điều trị tại tỉnh đều có sức khỏe tốt, thái độ rất phấn khởi, có thể lao động học tập, công tác bình thường và chưa có trường hợp nào bỏ trị. Có thể khẳng định, điều trị ARV cho người nhiễm HIV càng sớm càng tốt, nhằm tiến tới mục tiêu “3 không” của Liên Hợp quốc là: Không mắc mới HIV, Không tử vong do AIDS và không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Để Chương trình điều trị ARV ngày càng được mở rộng, nhiều người nhiễm HIV được tiếp cận điều trị sớm cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người nhiễm HIV đăng ký tại các cơ sở để được theo dõi và điều trị./.

    Hồng Hà

  13. #33
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tập thể dục tăng cường não bộ cho người nhiễm HIV

    Tập thể dục thường xuyên có thể mang lại lợi ích to lớn trong việc tăng cường sức khỏe thần kinh cho những bệnh nhân nhiễm HIV, loại virus nguy hiểm gây bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể ở người (AIDS), hiện chưa có thuốc chữa.

    Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học California ở bang San Diego (Mỹ) cho biết những người trưởng thành nhiễm HIV nếu tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm sự suy yếu thần kinh nhận thức đáng kể so với những bệnh nhân không tập thể dục.

    Họ đã điều tra 335 người trưởng thành nhiễm HIV trong cộng đồng giành bao nhiêu thời gian cho việc tập thể dục trong vòng 72 giờ trước đó. Sau đó, những người được hỏi sẽ được chia thành hai nhóm gồm những người tham gia tập thể dục và những người không có hoạt động này.

    Các chuyên gia đã kiểm tra bảy khu vực nhận thức của não bộ thường bị tác động bởi virus HIV bao gồm sự lưu loát trong lời nói, trí nhớ làm việc, tốc độ xử lý thông tin, học tập, khả năng hồi tưởng, chức năng quản trị và vận động.

    Kết quả cho thấy những bệnh nhân HIV tập thể dục thường xuyên có quá trình suy giảm nhận thức chỉ bằng 1/2 so với những bệnh nhân lười vận động. Những bệnh nhân tham gia tập thể dục cũng có trí nhớ làm việc tốt hơn, có thể xử lý thông tin nhanh hơn nhiều so với những bệnh nhân có lối sống thụ động và ngồi nhiều.

    Tác giả nghiên cứu David Moore thuộc Đại học California cho rằng tập thể dục là một hành vi đời sống có thể thay đổi, có khả năng giúp giảm hoặc ngăn chặn sự suy giảm nhận thức ở những bệnh nhân nhiễm HIV.

    Theo nghiên cứu trên, bất chấp những tiến bộ gần đây trong phác đồ điều trị chống antiretroviral, suy giảm chức năng não bộ vẫn là một thực tế mà có tới 1/2 số người nhiễm HIV phải đối mặt. Rèn luyện thân thể, gắn với các yếu tố lối sống thay đổi khác như giáo dục, giao tiếp xã hội, kích thích nhận thức và ăn kiêng được xem là sự can thiệp hiệu quả tăng cường sức khỏe tinh thần cho những bệnh nhân sống chung với HIV.

    Kết quả nghiên cứu này của các nhà khoa học Mỹ hiện đã được đăng tải trên tạp chí NeuroVirology số ra ngày 13/8.
    Nguồn cachchuabenh.net

  14. #34
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại nhà
    Người nhiễm HIV có thể ăn uống chung mâm, bát, đũa với những người khác trong gia đình...
    * Những phương tiện phòng hộ

    Găng tay cao su dài và giày; túi nilông; dung dịch khử khuẩn: Nước javel, clorin, cloramin, thuốc tẩy (dùng để tẩy quần áo hoặc tẩy trùng); bông băng, gạc sạch; thuốc tím gentian; thuốc mỡ kháng sinh (tetracylin, bactrim hoặc các loại thuốc khác).


    * Phòng lây nhiễm HIV trong gia đình

    - Ăn uống: Người nhiễm HIV có thể ăn uống chung mâm, bát, đũa với những người khác trong gia đình. Tuy nhiên, nếu các dụng cụ này có dính máu của người có HIV thì cần rửa sạch bằng nước xà phòng. Người rửa bát đũa có dính máu của người có HIV cần đeo găng tay và băng kín các vết thương ở tay nếu có.

    - Ngủ: Người nhiễm HIV có thể ngủ chung với những người khác trong gia đình mà không sợ lây virút cho người đó. (Lưu ý: Không để cho các chỗ da bị tổn thương của 2 người tiếp xúc nhau).

    - Quan hệ tình dục: Người nhiễm HIV phải dùng bao cao su.

    - Giặt chăn màn, quần áo: Quần áo của người nhiễm HIV có dính máu và dịch nên ngâm riêng trong dung dịch cloramin nồng độ 0,5% hoặc dung dịch javel (nước tẩy giặt quần áo) trong 20-30 phút.

    Nếu không có các dung dịch trên, có thể luộc sôi trong 20 phút kể từ lúc sôi. Khi giặt quần áo có dính máu, mủ của người nhiễm HIV phải mang găng tay cao su.

    - Làm sạch các bề mặt bị dính máu, mủ của người nhiễm HIV: Người nhiễm HIV có thể sử dụng chung bàn, ghế, tủ, giường với những người khác mà không sợ lây HIV. Nhưng nếu bàn, ghế, tủ, giường bị dính máu của người nhiễm HIV phải được làm sạch đúng cách để phòng lây nhiễm.

    - Dọn các đồ thải dính máu, mủ hoặc tinh dịch của người nhiễm HIV như: Bông băng, gòn, gạc, bao cao su, băng vệ sinh phải đeo găng tay để dọn hoặc dùng kẹp dài để gắp rồi cho vào túi nilông.

    * Chăm sóc các triệu chứng thường gặp tại nhà

    - Sốt, đau đầu: Uống nhiều nước đun sôi, nước dừa, nước cam, cháo, súp. Dùng khăn thấm nước ấm lau toàn thân, đặc biệt là vùng nách, khuỷu chân, bẹn. Cho uống thuốc hạ sốt, giảm đau.

    - Tiêu chảy: Uống nhiều nước để bù lại lượng dịch bị mất do tiêu chảy: Pha 1 gói oresol (ORS) trong 1 lít nước đã đun sôi, uống theo nhu cầu. Ăn thức ăn mềm nấu chín như cháo, súp, canh; tránh ăn những thức ăn quá cứng, quá ngọt, quá béo hoặc khó tiêu.

    - Đề phòng loét da: Giữ cho thân thể luôn sạch sẽ. Để người bệnh nằm trên nệm mềm, giữ cho giường và tấm trải luôn sạch sẽ. Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và các loại vitamin.

    - Bệnh nhân bị nôn: Ngừng không ăn uống trong 1- 2 giờ sau khi bị nôn, sau đó tập uống nước và cho ăn trở lại, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Tránh ăn thức ăn nhiều gia vị hoặc nặng mùi. Điều trị hoặc loại trừ nguyên nhân gây buồn nôn.

    - Bệnh nhân bị tưa miệng: Ăn thức ăn mềm, nghiền nhỏ. Tránh ăn nhiều gia vị, mặn hay dính dễ làm đau miệng. Tránh các thức uống có gas.

    - Hỗ trợ người bệnh tuân thủ điều trị: Có thể cung cấp các công cụ hỗ trợ để người bệnh thực hiện uống thuốc như hộp nhắc thuốc, điện thoại báo giờ, thời gian biểu hoặc người hỗ trợ…


    Nói chung, người bị nhiễm HIV rất cần sự gần gũi hỗ trợ về thể chất lẫn tinh thần để người bệnh vượt qua bệnh tật. Hơn nữa, sống với người nhiễm HIV, chúng ta không sợ lây nhiễm nếu biết áp dụng các biện pháp phòng ngừa và nhất là người nhiễm HIV tự giác phòng tránh lây nhiễm cho chúng ta.

  15. #35
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xử trí hội chứng tiêu chảy ở người nhiễm HIV

    Thứ tư 08/01/2014 11:00
    Hỏi: Tôi hiện đang nhiễm HIV. Xin cho tôi biết người nhiễm HIV thường hay bị ỉa chảy phải không? Có nguy hiểm lắm không? Tôi phải phòng tránh và điều trị như thế nào? Chị P.T.H (Hà Giang)

    Trả lời:Tiêu chảy là một triệu chứng của những người nhiễm HIV ở giai đoạn cuối và là lý do khiến nhiều người bệnh phải dừng điều trị hoặc chuyển sang các phương pháp điều trị kháng virus khác. Căn bệnh khiến những người nhiễm HIV nhanh chóng bị suy kiệt sức lực, héo mòn. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tử vong.
    Căn bệnh tiêu chảy khiến những người nhiễm HIV nhanh chóng bị suy kiệt sức lực, héo mòn. Ảnh minh họa
    Nguyên nhân gây tiêu chảy ở người nhiễm HIV là do nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn, kí sinh trùng và virus gây nên. Nhiễm trùng cơ hội liên quan đến bệnh AIDS do tác dụng phụ khi người nhiễm HIV sử dụng một số loại thuốc.Hai hậu quả chính của tiêu chảy là mất nước, thiếu hụt điện giải và suy dinh dưỡng. Mất nước điện giải nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.Cách xử trí:Trước tiên, người bệnh cần phải xác định ngay xem bệnh nhân có bị mất nước và điện giải hay không, thông qua những dấu hiệu sau:+ Khát nước+ Da nhăn nheo lâu sau khi véo da (dấu hiệu Casper), môi se, mặt hốc hác.+ Ở trẻ em nếu còn thóp, thì thóp lõm xuống, trẻ quấy khóc, vật vã (Trẻ còn bú, đi ngoài từ 2-4 lần/ngày, nếu vượt gấp rưỡi hoặc hơn là trẻ bị tiêu chảy).+ Sụt cân, nhiều trường hợp mất nước nặng có thể sút từ 5-10% trọng lượng cơ thể.+ Mạch nhanh, có thể bị tụt huyết áp.Uống nhiều nước ngay sau khi bị tiêu chảy là cách tốt nhất ngăn ngừa mất nước và điện giải.Cần uống loại nước gì?- Uống Oresol (gói bột điện giải), pha một gói với một lít nước nguội, nếu pha không đúng quy định sẽ không phát huy hết tác dụng của thuốc. Khuấy kỹ và đều dung dịch cho tan hết trong nước, uống thay nước, từ 1-3 gói/ngày.Không kiêng ăn: Đối với bệnh nhân tiêu chảy cần ăn đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để giữ sức khoẻ và chống sụt cân. Nên ăn thức ăn đủ dinh dưỡng như hỗn hợp gạo và đậu, hoặc hỗn hợp của gạo với thịt hoặc cá. Bổ sung dầu ăn vào thức ăn để tăng năng lượng. Những sản phẩm từ sữa, chuối, trứng rất giàu dinh dưỡng và tốt cho bệnh nhân.Nên khuyến khích bệnh nhân ăn càng nhiều càng tốt. Với trẻ nên chia nhỏ thành nhiều bữa, ăn nhiều lần trong một ngày để dễ tiêu hoá.Trong trường hợp người nhiễm HIV bị tiêu chảy, cần phải đến ngay bệnh viện trong các trường hợp sau:- Cảm thấy rất khát.- Bị kích thích vật vã, sốt nhiều, hoặc thờ ơ với ngoại cảnh.- Không ăn uống được bình thường.- Thấy tình trạng sức khoẻ chung bị giảm sút.- Đi ngoài trên 10 lần/ngày.- Có máu trong phân.- Ỉa chảy kéo dài.- Bị nôn mửa nhiều lần.Để phòng tránh hội chứng tiêu chảy đối với người nhiễm HIV, cần chủ động làm tốt những bước giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt và ăn uống.Cụ thể, người nhiễm HIV cần ăn những thức ăn được rửa sạch, nấu chín, chế biến đúng quy cách, không ăn đồ sống, tái, thức ăn để lâu; luôn uống nước đã đun sôi, đảm bảo nguồn nước sạch; rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ, sau khi tắm rửa cho người ốm, sau khi chạm vào động vật và trước khi ăn.Bên cạnh đó, chú ý giặt riêng quần áo của người nhiễm, gột sạch dưới vòi nước phần phân, giặt nhiều lần bằng xà phòng có độ tẩy tốt, phơi đồ riêng, dưới nắng mạnh. Tẩy trùng nhà vệ sinh sau khi sử dụng.
    http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Xu-tri...m-HIV/9653.vgp

  16. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:


  17. #36
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Làm thế nào để người nhiễm HIV tăng cân?

    Thứ sáu 08/08/2014 15:06
    Xin cho em hỏi, làm thế nào để người nhiễm HIV có thể tăng cân? Xin cám ơn bác sĩ. (Bùi Thiện).

    Trả lời:
    Chào bạn,Vấn đề tăng cân hay nói chính xác hơn là giữ chỉ số cân nặng cơ thể ở mức hợp lý là mối quan tâm chung của tất cả chúng ta. Một cơ thể quá gầy hay quá béo đều có những ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe chung. Do vậy, chỉ số cân nặng luôn được đề cập đến trong thăm khám tổng quát.Trên nhóm người có HIV, cân nặng càng mang ý nghĩa quan trọng, được xem là một chỉ số có tính gợi ý đến tình trạng sức khỏe và sức khỏe miễn dịch. Mặc dù không đặc hiệu và là một chỉ số có biên độ dao động lớn, bệnh nhân nhiễm HIV khi đến khám luôn được đánh giá về cân nặng và đặc biệt quan tâm đến biểu hiện “sụt cân”.Sở dĩ như vậy là vì cân nặng sẽ thay đổi trước nhất và nhanh nhất trước những thay đổi của sức khỏe, có thể báo hiệu cho một đợt bệnh cấp tính mới khởi phát hoặc đợt bùng phát của một căn bệnh mạn tính. Trên bệnh nhân nhiễm HIV, nó còn mang nhiều giá trị hơn, phản ánh: Sự tuân thủ điều trị, tái nghiện trên người tiêm chích ma túy, tâm lý không ổn định, dinh dưỡng kém, kháng thuốc…Quay trở lại câu hỏi của anh về việc làm cách nào một người nhiễm HIV đảm bảo duy trì được cân nặng ở mức độ hợp lý, tôi xin chia sẻ như sau:
    1. Trước tiên, người bệnh cần tuân thủ điều trị thật tốt, tái khám đều đặn, và uống thuốc đúng giờ.
    Việc tuân thủ điều trị kháng virus bằng thuốc ARV sẽ kiềm hãm sự tăng sinh của virus HIV, theo đó tạo điều kiện cho hệ miễn dịch phục hồi. Đây là tiền đề cho sự phục hồi sức khỏe chung, trong đó có cân nặng. Đa số bệnh nhân khi đáp ứng tốt với điều trị ARV và thực hành tuân thủ tốt đều ghi nhận có biểu hiện “tăng cân” và duy trì ổn định cân nặng lý tưởng.
    Bên cạnh đó, việc tuân thủ điều trị giúp bệnh nhân có được những chăm sóc theo dõi thích hợp nhằm điều trị và dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Đây là những nguyên nhân chính gây suy yếu trên bệnh nhân HIV, trong đó rõ ràng nhất là làm cho họ sụt cân.
    2. Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo duy trì cân nặng lý tưởng trên tất cả mọi người.
    Về cơ bản chế độ ăn của người có HIV cũng không quá khác biệt so với người bình thường, bao gồm:- Để bữa ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn cần phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thức ăn chính (chất bột, đường; chất đạm; chất béo; nhiều vitamin, muối khoáng và chất xơ). Thay đổi món thường xuyên sẽ bảo đảm khẩu phần ăn cân đối và đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.- Bữa ăn hợp lý là khẩu phần có đủ năng lượng, dinh dưỡng protid, lipid, glucid, vitamin và các chất dinh dưỡng phải ở một tỷ lệ cân đối, thích hợp với từng đối tượng. Người bệnh cũng cần lưu ý đến các khuyến cáo là giảm mặn, giảm ngọt, giảm béo, nhiều chất xơ, tăng cường ăn trái cây, rau củ…
    3. Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới về nhu cầu dinh dưỡng trên người có HIV, có những khuyến cáo sau:
    - Năng lượng nạp vào cơ thể cần tăng khoảng 10% trên nhóm người nhiễm HIV không biểu hiện triệu chứng (giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng, đang điều trị ARV ổn định) và tăng 20-30% trong những đợt bệnh nhân có biểu hiện bệnh (bệnh cơ hội, hội chứng suy mòn trong giai đoạn AIDS).
    - Không có bằng chứng cho thấy có sự khác biệt về nhu cầu chất đạm hay chất béo trên nhóm người có HIV. Do vậy, càng nhấn mạnh vai trò của việc cân đối các nhóm chất trong khẩu phần ăn.
    - Cần lưu ý đến vitamin và các nguyên tố vi lượng vì vai trò quan trọng của nó trong hệ miễn dịch. Các vitamin A, C, E, nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt giúp tăng cường miễn dịch. Do vậy, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đa dạng nhằm đảm bảo được nạp đầy đủ các nhóm chất này thông qua khẩu phần ăn mỗi ngày.
    4. Chế độ sinh hoạt và tập luyện hợp lý.
    - Tránh xa các chất gây nghiện, hạn chế bia rượu và thuốc lá, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tăng cường luyện tập các môn thể dục… là những khuyến cáo chung nhằm dảm bảo duy trì cân nặng hợp lý.
    - Trên nhóm người có HIV, một số có định kiến cho rằng cơ thể mình vốn không khỏe nên họ không tham gia luyện tập thể dục hay chỉ tập luyện các môn nhẹ nhàng (không được tập tạ chẳng hạn) là những nhận định không chính xác.Trong những giai đoạn nhất định, sức khỏe của người nhiễm HIV rất yếu (như đang bị nhiễm trùng cơ hội, đang ở giai đoạn AIDS). Lúc này, việc tập luyện các môn nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh là hợp lý. Nhưng khi đáp ứng với điều trị ARV, sức khỏe của người bệnh sẽ dần hồi phục và không có khác biệt với người bình thường. Khi đó, việc lựa chọn môn thể thao nào tùy thuộc vào nhu cầu, điều kiện cụ thể và không bị ảnh hưởng bởi HIV.
    5. Cân nặng hợp lý:
    Có khá nhiều thông số liên quan đến cân nặng trung bình. Tuy nhiên ở đây tôi chỉ xin nêu lên chỉ số thông dụng và dễ tính nhất là BMI (Body Mass Index): Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét). Theo WHO, một cách đơn giản, người lớn có BMI trong phạm vi từ 18,5 đến 24,99 là người bình thường. Dưới 18,5 là gầy, trên 25 là người thừa cân và trên 30 là béo phì. Người châu Á có thể áp dụng tiêu chuẩn riêng. Theo đó, mức thừa cân là 23 (thay vì 25), và mức béo phì là 25 (do tầm vóc của người châu Á nhỏ hơn châu Âu).Như vậy, tăng cân không phải là mục tiêu chính trong việc duy trì sức khỏe. Mỗi chúng ta cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không quá thấp và không quá cao, tức là duy trì BMI ở mức bình thường.Với người có HIV, việc duy trì cân nặng trong mức bình thường càng trở nên quan trọng và nên là tiêu chí phấn đấu của mỗi người bệnh.Thân ái.
    Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
    Theo Vnexpress

  18. #37
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chung sống an toàn với người nhiễm HIV
    (Thứ Sáu, 07/11/2014 14:43)
    VOVGT - Khi trong gia đình có người nhiễm HIV, các thành viên khác vẫn có thể chung sống, sinh hoạt bình thường nếu chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây.




    Ảnh minh họa
    Thông thường, người nhiễm HIV có thể ăn, uống cùng gia đình, bạn bè và sử dụng chung bát, đĩa, cốc, chén... Tuy nhiên, nếu các dụng cụ này có dính máu của người nhiễm HIV thì cần được rửa bằng nước xà phòng và rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Người rửa chén, bát… có dính máu của người nhiễm HIV phải đi găng tay cao su và băng kín các vết thương trên tay mình (nếu có).

    Người nhiễm HIV vẫn có thể ngủ chung, có thể ôm ấp với những người khác mà không sợ bị lây virus cho người đó, tuy nhiên cần lưu ý không để những chỗ da đang bị tổn thương của hai người tiếp xúc với nhau.


    Người nhiễm HIV vẫn có thể quan hệ tình dục với bạn tình mà không sợ bị nhiễm HIV cho người đó nếu luôn luôn sử dụng bao cao su đúng cách. Trong trường hợp cả hai người đều nhiễm HIV thì quan hệ tình dục vẫn cần phải sử dụng bao cao su để tránh bị nhiễm thêm các dòng virus khác.


    Nếu quần, áo của người nhiễm HIV không dính máu, mủ và các chất dịch tiết… thì có thể ngâm xà phòng và giặt bình thường. Nếu dính máu, mủ và dịch tiết của người có HIV thì nên ngâm trong dung dịch Chloramin 0,5% hoặc dung dịch javen từ 20 - 30 phút mới giặt.

    Khi không có các dung dịch nói trên có thể đem các đồ cần giặt luộc sôi trong 20 phút trước khi giặt. Người giặt giũ quần áo phải đi găng tay cao su bảo hộ lao động.

    Khi thu dọn các đồ thải (bông, băng…) có dính máu, mủ… của người nhiễm HIV cần đeo găng tay cao su để cầm hoặc dùng kẹp dài để gắp và cho vào túi ny-lon buộc lại.

    Trong trường hợp không có găng tay cao su và kẹp, có thể dùng túi ny-lon không bị thủng cho tay vào trong túi cầm vật thải, sau đó lộn ngược túi để bọc vật đó và cho vào túi ny-lon khác để đựng. Những đồ rác thải này nên cho vào một hố để đốt.

    Đối với các dụng cụ y tế có dính máu, mủ và dịch tiết của người nhiễm HIV thì cho các dụng cụ đó vào ngâm trong dung dịch Chlorine hoặc Chloramin 0,5% hoặc javen trong vòng 20 phút, đeo găng tay cao su để lấy ra, rửa bằng nước xà phòng, sau đó rửa sạch bằng nước sạch, rồi ngâm tiếp bằng dung dịch Chlorine trong 20 phút nữa, lấy ra tráng bằng nước đã đun sôi, để khô rồi cất vào hộp khô sạch có nắp đậy kín.



    Chương trình Y tế và sức khỏe cộng đồng - VOV2 (Đài TNVN)

  19. #38
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị nhiễm trùng vết mổ ở bệnh nhân HIV?

    26-11-2014 13:24 - Theo: alobacsi.com

    Tôi mổ ruột thừa và vết mổ nhiễm trùng, sốt và kèm theo mủ. BS nghi ngờ và cho xuất viện, yêu cầu đi xét nghiệm HIV, có kết quả dương tính. Giờ tôi không biết phải điều trị vết thương nhiễm trùng ở đâu. Xin chỉ giúp cho tôi bệnh viện nào tôi có thể đến và điều trị được. Cảm ơn BS rất nhiều.


    Ảnh minh họa


    Chào bạn,

    Bạn mổ ruột thừa, vết mổ nhiễm trùng và cùng lúc biết mình bị nhiễm . Trước hết bạn kiểm tra nhiễm mức độ nào tại BV Nhiệt đới. Khi test xong BS sẽ biết nguy cơ giảm miễn dịch của bạn và BS sẽ cùng lúc cho thuốc điều trị.Bên cạnh uống thuốc, bạn siêu âm kiểm tra dịch nhiễm trùng vùng mổ, sau đó sẽ thay băng kèm uống kháng sinh 10 ngày. Giảm miễn dịch do
    HIV sẽ làm vết thương chậm lành, bạn kiên trì nhé!
    Nếu bạn có vợ thì nên cùng vợ kiểm tra luôn và cùng nhau hợp tác điều trị.
    Chúc bạn nhiều sức khỏe.
    Thân mến,

  20. #39
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dấu hiệu cảnh báo cơ thể có thể bị nhiễm HIV

    01-12-2014 09:08 - Theo: phunuonline.com.vn

    PNO – Dù đã xuất hiện rất lâu, nhưng bệnh HIV/AIDS vẫn luôn được cộng đồng quan tâm đặc biệt về cách thăm khám, chăm sóc và điều trị.


    Ảnh: flickr.com
    Để chẩn đoán bệnh HIV/ AIDS một cách chính xác, cách duy nhất là bạn nên đi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu nổi bật cảnh báo rằng, bạn có thể đang bị vi rút HIV "tấn công" - theo các chuyên gia y tế thế giới.Cụ thể:
    • Cảm sốt
    Một trong những dấu hiệu đầu tiên trong giai đoạn cửa sổ (ARS) là bạn có thể bị sốt nhẹ (khoảng gần 39 độ C) và thường kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, các tuyến bạch huyết sưng lên, đau cổ họng."Tại thời điểm này, vi rút HIV được di chuyển vào trong dòng máu và bắt đầu nhân rộng với số lượng lớn, gây nên các phản ứng viêm của hệ miễn dịch", bác sĩ Carlos Malvestutto - giảng dạy về các bệnh truyền nhiễm và miễn dịch học tại khoa Dược, trường đại học Y NYU ở New York (Mỹ) cho biết.
    • Mệt mỏi
    Khi hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ. Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu sớm của cơ thể bị nhiễm HIV.Ông Ron, 54 tuổi, điều hành quan hệ công chúng ở miền Trung Tây nước Mỹ, bắt đầu lo lắng về sức khỏe khi đột nhiên khó thở khi đi bộ. "Tôi làm gì cũng như bị đứt hơi," ông nói. "Trước đó, tôi đã đi bộ ba dặm một ngày." Ron đã kiểm tra và phát hiện mình dương tính với HIV 25 năm trước.
    • Đau cơ bắp, đau khớp, sưng hạch bạch huyết
    Giai đoạn ARS thường bị nhầm lẫn với bệnh cúm, tăng bạch cầu đơn nhân, hoặc nhiễm trùng khác do vi rút, bệnh giang mai hoặc thậm chí là viêm gan.Điều này không phải đáng ngạc nhiên vì các triệu chứng bệnh là như nhau, bao gồm đau khớp, đau cơ bắp và các tuyến bạch huyết sưng lên. Các hạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể và có xu hướng bị viêm khi có nhiễm trùng, thường tại nách, háng và cổ.

    Ảnh: flickr.com
    • Đau họng và đau đầu
    Cũng giống như với các triệu chứng khác, đau họng và đau đầu thường là biểu hiện của giai đoạn ARS, theo Tiến sĩ Horberg. Nếu gần đây bạn có các biểu hiện hành vi tình dục không an toàn thì nguy cơ mắc bệnh cao, xét nghiệm HIV là điều nên làm. Hãy đi xét nghiệm vì lợi ích của chính bạn và cho những người khác vì HIV lây nhiễm nhất trong giai đoạn đầu tiên.Hãy nhớ rằng, cơ thể không sản xuất kháng thể kháng HIV nên xét nghiệm kháng thể sẽ không phát hiện được bệnh. Có thể mất một vài tuần đến một vài tháng thì kháng thể HIV mới hiển thị trong một xét nghiệm máu. Kiểm tra xác suất khác như phát hiện virus RNA (virus chứa acid ribonucleic) , thường trong vòng 9 ngày sau khi nhiễm.
    • Phát ban
    Phát ban ngoài da có thể xảy ra sớm hoặc muộn trong quá trình nhiễm HIV/AIDS. Đối với Ron, ông thường xuyên bị dị ứng hay cảm lạnh.

    "Da như mọc nhọt vậy, với một số vùng màu hồng, ngứa, trên cánh tay tôi," Ron nói. Các vùng phát ban cũng có thể xuất hiện trên các vùng của cơ thể. "Nếu phát ban không có lý do hoặc khó điều trị, bạn nên suy nghĩ đi xét nghiệm HIV", tiến sĩ Horberg nói.
    • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy
    Theo tiến sĩ Malvestutto, có khoảng 30% - 60% số người bị buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy trong giai đoạn đầu đều dương tính với HIV. Những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện trong và sau khi điều trị kháng vi rút, thường là hậu quả của đợt nhiễm trùng cơ hội."Tiêu chảy không ngừng và không đáp ứng với cách điều trị thông thường có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn bị HIV", tiến sĩ Horberg nói. Các triệu chứng có thể được gây ra bởi một sinh vật không thường thấy ở những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, ông này nói thêm.
    • Sút cân
    Từng được gọi là triệu chứng "suy mòn do AIDS", sút cân là một dấu hiệu của bệnh nặng hơn và có thể một phần do tiêu chảy nặng.
    "Nếu bạn đã giảm cân, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch thường khá cạn kiệt. Đây là trường hợp bệnh nhân mất rất nhiều cân nặng, ngay cả khi họ ăn càng ngày càng nhiều. Đây thường là giai đoạn cuối. Chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp bị triệu chứng này", tiến sĩ Malvestutto nói. Tuy nhiên, trình trạng này đang được cải thiện nhờ dùng thuốc kháng vi rút.
    Một người được xem là có hội chứng suy mòn nếu họ bị mất trọng lượng cơ thể từ 10% trở lên và đã có tiêu chảy, đau yếu hoặc sốt hơn 30 ngày, theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ.
    • Ho khan
    Lần đầu tiên bị một cơn ho khan, Ron đã thấy có gì đó không ổn. Lúc đầu, ông bỏ qua nó vì nghĩ rằng chỉ vì mình không khỏe. Nhưng ông bị dai dẳng trong 1,5 năm và bệnh ho khan trở nên tồi tệ hơn. Benadryl, kháng sinh, thuốc hít đã không giải quyết được vấn đề. Ông cũng không mắc bệnh dị ứng. Tiến sĩ Malvestutto cho biết đó chính là dấu hiệu điển hình của các bệnh nhân nhiễm HIV nặng.
    • Viêm phổi
    Ho và sút cân có thể là giai đoạn đầu của một đợt nhiễm trùng nghiêm trọng, gây ra bởi một loại vi trùng tưởng chừng vô hại nếu hệ thống miễn dịch của bạn còn khỏe mạnh."Có rất nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội khác nhau và diễn biến khác nhau trên mỗi người", tiến sĩ Malvestutto nói. Trong trường hợp của Ron, ông bị bệnh viêm phổi (PCP), hay còn gọi là "AIDS viêm phổi", đây là bệnh cuối cùng đã đưa ông vào bệnh viện.Các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác bao gồm toxoplasmosis, nhiễm ký sinh trùng có ảnh hưởng đến não, một loại virus herpes gọi là cytomegalovirus, nấm men nhiễm trùng như bệnh tưa miệng.

    Ảnh: flickr.com
    • Đổ mồ hôi đêm
    Khoảng một nửa số người bị đổ mồ hôi đêm trong giai đoạn đầu nhiễm HIV. Tương tự như tình trạng bốc hỏa xảy ra với phụ nữ mãn kinh. Tình trạng này có thể xảy ra nhiều hơn sau này khi bị nhiễm trùng, không liên quan đến tập thể dục hoặc nhiệt độ của căn phòng.
    • Móng thay đổi
    Một dấu hiệu khác của nhiễm HIV giai đoạn cuối là thay đổi móng, chẳng hạn móng bị dày và cong, móng bị chia tách, hoặc sự đổi màu (đen hoặc đường nâu hoặc theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang).Thường thì điều này là do một nhiễm trùng nấm, chẳng hạn như candida. "Bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm sẽ dễ bị nhiễm nấm", tiến sĩ Malvestutto nói.

    Ảnh: wisegreek.com
    • Nhiễm nấm men
    Nhiễm nấm phổ biến trong giai đoạn sau là bệnh tưa miệng, nhiễm trùng miệng do Candida, một loại nấm men."Đó là một loại nấm rất phổ biến và là một trong những là nguyên nhân gây nhiễm nấm ở phụ nữ", tiến sĩ Malvestutto nói. "Chúng có xu hướng xuất hiện trong miệng hoặc thực quản, làm cho bệnh nhân khó nuốt". Các nhiễm trùng rất khó chữa, nhưng cuối cùng đã được dọn sạch sau khi bệnh nhân bắt đầu uống thuốc để chống lại HIV.
    • Sa sút trí tuệ
    Nhận thức bị suy giảm có thể là một dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ liên quan đến HIV, thường xảy ra vào kỳ cuối trong quá trình của bệnh.

    Ngoài bị nhầm lẫn, khó tập trung, sa sút trí tuệ liên quan đến AIDS, còn có các vấn đề về trí nhớ và hành vi như hay tức giận, thậm chí có thể bao gồm các thay đổi về động cơ: trở thành vụng về, thiếu phối hợp, và các vấn đề với công việc đòi hỏi kỹ năng vận động như viết bằng tay.
    • Ngứa ran
    Nhiễm HIV giai đoạn muộn cũng có thể gây ngứa ran ở tay và chân. "Đây là khi các dây thần kinh thực sự bị tổn thương", tiến sĩ Malvestutto nói. Điều này được gọi là bệnh thần kinh ngoại vi, cũng xảy ra ở những người bị bệnh tiểu đường không kiểm soát. Những triệu chứng này có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau và thuốc chống co giật như Neurontin (gabapentin).
    • Kinh nguyệt không đều
    Khi bị vi rút HIV "tấn công", nguy cơ mắc bệnh kinh nguyệt không đều ở phụ nữ sẽ tăng cao, thường biểu hiện qua triệu chứng xuất kinh ít và thời gian ngắn hơn.Bên cạnh đó, Nhiễm vi rút HIV cũng khiến giai đoạn mãn kinh đến sớm (từ 47 đến 48 tuổi đối với phụ nữ bị nhiễm bệnh so với 49 đến 51 năm đối với phụ nữ không bị nhiễm)...

    Tuy nhiên, những thay đổi này không quan trọng bằng sự giảm cân và suy giảm sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV ở giai đoạn cuối.
    ĐÌNH HUỆ(Theo health.com)


    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 01-12-2014 lúc 10:14.

  21. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    amanhloso (03-12-2014)

  22. #40
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Biến chứng nhiễm khuẩn ở người nhiễm HIV/AIDS

    Thứ năm 11/12/2014 15:34

    Nhiễm khuẩn là một trong những nguy cơ đầu tiên mà người nhiễm HIV phải đối mặt sau khi lây nhiễm HIV. Người nhiễm HIV do bị suy giảm sức đề kháng nên thường dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Chính vì thế, nhận diện được các loại nhiễm khuẩn sẽ giúp họ biết cách phòng tránh và điều trị có hiệu quả.


    Virus HIV - Ảnh Internet
    Phức hợp Mycobacterium avium (MAC)

    Nhiễm trùng này do một nhóm vi khuẩn có tên chung là MAC gây ra. Bình thường vi khuẩn này gây nhiễm trùng đường hô hấp. Nhưng nếu người nhiễm HIV giai đoạn muộn và số lượng lympho CD4 < 50 sẽ dễ bị nhiễm trùng toàn thân, ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan bên trong cơ thể, bao gồm tuỷ xương, gan hoặc lách. MAC gây các triệu chứng không đặc hiệu như sốt, ra mồ hôi trộm, sút cân, đau dạ dày và ỉa chảy.

    Nhiễm khuẩn gây bệnh lao (TB)

    Trên thế giới, lao là bệnh nhiễm trùng cơ hội phổ biến nhất liên quan với HIV, chiếm 15% số ca tử vong do AIDS. HIV tấn công phá huỷ lympho TCD4 dẫn đến cơ thể suy giảm sức chống lại sự phát triển của vi khuẩn lao làm cho bệnh lao tăng tốc phát triển, rút ngắn thời gian chuyển từ nhiễm lao sang bệnh.

    Người nhiễm HIV có nguy cơ bị bệnh lao gấp từ 10 đến 30 lần người không nhiễm và từ nhiễm lao chuyển thành bệnh lao là 10% cho 1 năm. Khả năng mắc bệnh lao của người nhiễm HIV là 50%. Bệnh lao thường tiến triển nhanh và lan tràn.

    Người HIV dương tính nên làm kiểm tra da đơn giản để sớm phát hiện lao trong quá trình điều trị. Nếu kiểm tra này dương tính, cần chụp X-quang phổi và làm các xét nghiệm thích hợp khác để đảm bảo không bị nhiễm trùng.

    Bệnh lao nguy hiểm hơn nhiều nhiễm trùng cơ hội khác vì nó lây truyền dễ dàng từ người này sang người khác, kể cả những người có hệ miễn dịchkhỏe mạnh.

    Nhiễm khuẩn thương hàn

    Người nhiễm HIV dễ nhiễm vi khuẩn này từ thức ăn và nguồn nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng bao gồm: ỉa chảy nặng, sốt, ớn lạnh, đau bụng và đôi khi buồn nôn. Những người nhiễm HIV dễ bị bệnh thương hàn gấp 20 lần người bình thương khi tiếp xúc với vi khuẩn salmonella.

    Người nhiễm HIV có thể giảm nguy cơ bằng cách rửa tay, vệ sinh cẩn thận sau khi tiếp xúc với động vật, chế biến thức ăn và nấu kỹ thịt các đồ ăn.

    Viêm mạch trực khuẩn

    Loại khuẩn này thường hiếm khi gặp ở người không nhiễm HIV. Nhiễm trùng này có biểu hiện đầu tiên là những mảng đỏ tía hoặc đỏ rực trên da, giống với nhiễm khuẩn sarcom Kaposi. Người nhiễm HIV nhiễm loại khuẩn này cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng, gây bệnh sang những bộ phận khác như gan và lá lách.
    Thúy Vân

    Tổng hợp
    http://tiengchuong.vn/

Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Quyền sống của người nhiễm HIV.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Kỳ thị và phân biệt đối xử
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 07-07-2013, 23:55

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •