Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Kết quả 41 đến 48 của 48

Chủ đề: Dành cho người sống chung với HIV/AIDS và người thân.

  1. #41
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hoại tử võng mạc cấp ở người nhiễm HIV/AIDS

    19:03:11, 20/12/2014

    Viêm võng mạc hoại tử do vi-rút herpes zoster hoặc herpes simplex loại 1 và 2 gây ra. Tổn thương thường đồng thời ở hai mắt.


    Thị lực giảm, bệnh nhân thấy những thể lơ lửng như ruồi bay trước mắt.


    Soi đáy mắt thấy những ổ hoại tử võng mạc màu trắng ở chu biên. Thường có viêm tắc tiểu động mạch võng mạc và xuất huyết võng mạc. Khi viêm thoái triển, các ổ hoại tử võng mạc thay thế bằng sẹo sắc tố và teo võng mạc.


    Viêm võng mạc hoại tử hay kèm Zona da cùng bên và tổn thương hệ thần kinh trung ương.

    Vi-rút herpes làm bong võng mạc ở 2/3 bệnh nhân (ảnh: Internet)

    Các xét nghiệm: có kháng thể chống vi-rút herpes trong máu và thủy dịch, phát hiện AND của vi-rút herpes trong bệnh phẩm cắt dịch kính.


    Biến chứng hay gặp là bong võng mạc do lỗ, rách ở vùng võng mạc hoại tử và tăng sinh dịch kính võng mạc. Bong võng mạc xảy ra trong 3 tháng từ khi bệnh khởi phát và gặp ở 2/3 số bệnh nhân.


    Điều trị viêm võng mạc hoại tử do vi-rút herpes bao gồm thuốc chống virut (Acyclovir), chống viêm (corticosteroit chỉ được dùng sau khi đã dùng thuốc chống vi-rút 1-2 ngày để tránh sự nhân lên của vi-rút), chống huyết khối (Aspirin), dự phòng bong võng mạc (điều trị laser sau vùng võng mạc hoại tử) và điều trị bong võng mạc (cắt dịch kính kết hợp laser và dầu silicon nội nhãn). Điều trị nhiễm HIV để tăng cường khả năng miễn dịch.
    http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Ho...DS-459584.html

  2. #42
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh da ở người bệnh AIDS: Sarcome Kaposi

    13:30:30, 20/12/2014
    Biểu hiện bệnh da thường gặp của AIDS là Sarcome Kaposi. Là dạng rất hiếm của ung thư chiếm khoảng 20% những trường hợp AIDS. Chẩn đoán Sarcome Kaposi nhờ Biopsy (sinh thiết). Thương tổn Sarcome Kaposi không đau, không ngứa. Thương tổn có thể xuất hiện bất cứ vùng da nào hay ở miệng. Màu sắc thương tổn thay đổi từ màu hồng đến màu đỏ sẫm, màu tím hay nâu và thường dễ bị nhầm với những thương tổn do vết cắn côn trùng, vết chàm, vết thâm tím... kích thước thay đổi từ đầu ghim đến đồng xu lớn và phát triển ngày càng lớn cho đến khi thành u. Có thể có một hoặc nhiều thương tổn, nhữngthương tổn mới phát triển bất kỳ nơi nào trên da trong quá trình tiến triển của bệnh. Đôi khi Sarcome Kaposi có thể kèm theo u lympho và có thể u ở lách, gan, dạ dày, phổi...
    Sarcome Kaposi là dạng rất hiếm của ung thư chiếm khoảng 20% những trường hợp AIDS (ảnh: Internet)

    Thương tổn u lớn ở mặt và các vùng da hở khác là vị trí đáng lưu ý làm cho bệnh nhân khó chịu, nên cắt bỏ hay phẫu thuật tại chuyên khoa da liễu. Khi khối u lan toả phải cần hoá trị liệu để kiểm soát.
    http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Be...si-459512.html

  3. #43
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Triệu chứng nhiễm HIV/AIDS: Giai đoạn AIDS

    11/12/2014
    Khi bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS, người nhiễm HIV sẽ phải chịu những triệu chứng rất khó chịu khiến cơ thể chết dần chết mòn.

    Đến khi phát bệnh AIDS, hệ miễn dịch đã bị tổn thương nghiêm trọng, làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng cơ hội. Các dấu hiệu và triệu chứng của một số nhiễm trùng này có thể bao gồm:
    - Ra mồ hôi trộm
    - Rét run hoặc sốt cao trong nhiều tuần
    - Ho khan và khó thở
    Ho và khó thở là triệu chứng khi ở giai đoạn AIDS (ảnh: Internet)

    - Ỉa chảy mãn tính
    - Xuất hiện những đốm trắng kéo dài hoặc những tổn thương bất thường ở lưỡi hoặc miệng.
    - Đau đầu
    - Nhìn mờ hoặc lóa
    - Sút cân

    Theo Suckhoedoisong.vn

  4. #44
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sức khỏe tâm thần - những điều bạn cần biết
    Hôm nay, thứ 6 ngày 06/11/2015


    Việc tự chăm sóc tốt bản thân, cả thể chất lẫn tinh thần rất quan trọng với tất cả mọi người. Đối với người nhiễm HIV lại càng quan trọng hơn nữa vì đó là một phần trong sức khỏe chung và có tác động lớn đến tình trạng nhiễm HIV, chất lượng cuộc sống, khả năng điều chỉnh và ngược lại.
    Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc trong điều trị kháng Retrovirus (ART), người nhiễm HIV có khả năng sống thọ hơn. Khi đó, các vấn đề sức khỏe tâm thần sẽ ngày càng được quan tâm hơn. Trạng thái sức khỏe tâm thần có thể tác động lên quá trình chiến đấu chống lại HIV. Bằng chứng cho thấy những người có vấn đề sức khỏe tâm thần (ví dụ như trầm cảm, lo âu) thường sẽ không tuân thủ tốt việc dùng thuốc kháng vi rút (ARV), cuối cùng dẫn đến kháng thuốc và các biến chứng liên quan đến HIV. Dùng thuốc ARV có thể gây các vấn đề về sức khỏe tâm thần do tác dụng phụ của chúng, đôi khi cản trở việc duy trì thuốc lâu dài, tuy nhiên điều này chỉ xảy ra với một tỷ lệ nhỏ.


    Việc tìm hiểu tốt quá trình bệnh và các thông tin giúp cải thiện sức khỏe tâm thần có thể giúp người nhiễm HIV vượt qua các căng thẳng về cảm xúc như lo âu, trầm cảm, và một số vấn đề khác một cách thuận lợi, để có một cuộc sống chất lượng hơn.

    Rối loạn cảm xúc

    Một số biến cố nặng nề, như chẩn đoán nhiễm HIV, cùng có các tác dụng phụ nặng, bệnh lý nặng có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc. Các biểu hiện thường thấy có thể giống với quá trình đau khổ là phủ nhận, giận dữ, buồn bực, than vãn, và đôi lúc có rối loạn hành vi bất ngờ. Bên cạnh đó còn có ý nghĩ sợ bị kỳ thị và bị cô lập khi bộc lộ thông tin, khó khăn trong việc tìm nguồn nâng đỡ. Các hỗ trợ về tâm lý rất quan trọng trong những lúc như vậy. Người nhiễm nên đến các chuyên gia điều trị HIV, các chuyên viên tâm lý hoặc trao đổi với người thân và bạn bè để được giúp đỡ phụ hồi về tinh thần, trang bị thêm những kiến thức và kỹ thuật mới giúp cải thiện tổng trạng cũng như sức khỏe tâm thần.

    Lo âu

    Lo âu là cảm xúc thường có của con người. Tuy nhiên lo âu sẽ trở thành vấn đề bệnh lý khi nó gây cản trở các hoạt động thường ngày hoặc khi nó xuất hiện quá thường xuyên mà không có lý do rõ rệt. Các triệu chứng lo âu thường thấy như: Cảm giác hồi hộp, run tay, đổ mồ hôi, cảm giác đỏ phừng phừng mặt hay tái mét, tim đập nhanh, cảm giác nghẹn thở ở cổ, khó thở hay thở dồn dập, cảm giác nôn nao trong bụng, cảm giác căng thẳng, khó ngủ… Lo âu rất hay gặp ở những người nhiễm HIV, ước tính tỷ lệ là 33%. Việc điều trị cũng tương tự như những bệnh nhân bị rối loạn lo âu khác, là phối hợp giữa điều trị thuốc và tâm lý liệu pháp. Mức độ cải thiện triệu chứng tùy thuộc vào đáp ứng thuốc, khả năng nhận ra và giải quyết các nguyên nhân gây ra lo âu, và hợp tác của người nhiễm và thân nhân. Các trị liệu hỗ trợ như châm chứu, massage, và các liệu pháp thư giãn cũng giúp ích một phần, tùy thuộc vào mức độ trầm trọng và nguyên nhân của lo âu.

    Trầm cảm

    Chúng ta thường tự nhận là mình bị trầm cảm khi cảm thấy chán nản, suy sụp, bị mắc kẹt trong một vấn đề chưa giải quyết xong, hay thất vọng về một việc gì đó. Tuy nhiên, trầm cảm thực sự thường là trầm trọng hơn và kéo dài hơn. Chúng ta có thể có các triệu chứng của trầm cảm nhưng chưa chắc là đã bị rối loạn trầm cảm. Các nghiên cứu cho thấy, người nhiễm dễ trầm cảm hơn so với những người khác. Tỷ lệ có triệu chứng trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS ước tính khoảng 15%. Rối loạn trầm cảm được nhận diện khi có ít nhất 6 trong 9 triệu chứng sau thường xảy ra trong ít nhất là 2 tuần:

    1. Bệnh nhân cảm thấy trầm buồn;

    2. Giảm hứng thú hay giảm ham thích các hoạt động mà trước đây họ rất thích;

    3. Không ngủ được hay ngủ rất nhiều;

    4. Không muốn ăn (mất cảm giác ngon miệng) hay ăn rất nhiều rất đến sụt hay tăng cân tương ứng;

    5. Cảm giác mệt mỏi hay mất năng lượng;

    6. Cảm thấy bản thân vô dụng và tự trách bản thân;

    7. Giảm khả năng tập trung suy nghĩ;

    8. Cảm giác bị bứt rứt hay một tình trạng ngược lại là chậm chạp tâm thần vận động;

    9. Ý tưởng và hành vi hướng về tự tử. Vấn đề nghiêm trọng của rối loạn trầm cảm là khả năng tự sát và đôi khi có khuynh hướng kích động. Một số yếu tố có thể làm trầm cảm tăng nặng thêm như bệnh tật, mức độ căng thẳng, mức độ trầm trọng trong biểu hiện triệu chứng, các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến người bệnh. Tuy vậy, có khi không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng của trầm cảm; và một số người dễ bị trầm cảm hơn so với người khác. Bác sĩ có kinh nghiệm có thể chẩn đoán và điều trị tình trạng này. Nếu người nhiễm nghĩ mình bị trầm cảm cần nhanh chóng nhận diện và tìm kiếm sự giúp đỡ. Có 3 giai đoạn trong quá trình này (3 chữ R):

    Nhận biết (Regconize):
    Hãy tự hỏi mình rằng các cảm giác này có khác với cảm giác buồn phiền thường khi của bạn. Nó có gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn hay làm cho bạn không còn hứng thú với các hoạt động trước đây của bạn nữa hay không?

    Thông báo (Report):
    Đừng giữ im lặng về các cảm giác của bạn. Hãy mạnh dạn nói cho bác sĩ, điều dưỡng hay nhân viên y tế. Bạn cũng có thể ghi lại các cảm giác này của bạn vào giấy và cho các bác sĩ xem ở lần khám sau.

    Đối phó (Respond):
    Bạn hãy nhớ rằng, phần lớn các vấn đề về tâm thần có thể điều trị hay làm thuyên giảm được. Có rất nhiều phương pháp hiệu quả để điều trị từ đơn giản ví dụ như bằng cách nói hay chia sẻ cảm xúc, đến các phương pháp điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, các phương pháp tâm lý trị liệu, hay phối hợp cả hai.

    Hỗ trợ

    Có nhiều nhà chuyên môn có thể giúp được cho bạn: Bác sĩ tâm thần: Được đào tạo chuyên về các vấn đề sức khỏe tâm thần. Có kinh nghiệm điều trị về thuốc men và có thể có kinh nghiệm về tâm lý trị liệu. Nhà tâm lý trị liệu: Được đào tạo chuyên về các trị liệu tâm lý. Có kinh nghiệm nhận diện và lựa chọn các phương pháp trị liệu tâm lý thích hợp cho từng cá nhân người bệnh. Phối hợp điều trị với Bác sĩ tâm thần để có tiến triển tốt nhất. Chuyên gia tâm lý, chuyên gia tư vấn: Có khả năng giúp bạn bộc lộ, chia sẻ thông tin, cảm xúc và khó khăn, có khả năng cung cấp thông tin hữu ích cho quá trình điều trị của bạn. Xin bạn hãy nhớ là nhiều thói quen thường ngày tuy nhỏ lại có thể cải thiện sức khỏe tâm thần của bạn như ăn điều độ theo chế độ dinh dưỡng thích hợp; ngủ đủ giấc; tập thể dục thường xuyên theo sở thích; hạn chế bia rượu và các chất kích thích.

    Trong quá trình điều trị, bạn cần nhớ là:

    Nên tham khảo ý kiến chuyên môn trước khi sử dụng một tứ thuốc nào đó (ví dụ thuốc bắc).

    Không nên tự ý dừng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

    Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi do tác dụng phụ của thuốc, bạn nên báo với bác sĩ điều trị ngay.

    Đừng bao giờ e ngại yêu cầu sự giúp đỡ từ bất kỳ nhân viên y tế nào tham gia chăm sóc cho bạn.

    Việc chia sẻ thông tin và yêu cầu giúp đỡ của bạn giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị.

    Có nhiều tổ chức được thành lập để giúp đỡ bạn. Bạn có thể tham khảo để tìm kiếm sự giúp đỡ của những tổ chức này.

    Bs. Phạm Thị Minh Châu - ĐHYD TPHCM

  5. #45
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Làm thế nào để không lây nhiễm HIV từ bạn tình dương tính

    Chủ nhật 22/11/2015 16:05


    Điều trị ARV giúp giảm đến 96% nguy cơ lây nhiễm HIV cho bạn tình, trong 2 năm không ghi nhận ca lây nhiễm nào từ bệnh nhân đã khống chế tốt lượng virus trong máu.





    Ảnh minh họa


    Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ, chuyên viên tư vấn Trung tâm Hành động vì người sống với HIV Việt Nam giải thích thuật ngữ "Cặp đôi bất xứng" dùng để chỉ 2 người có quan hệ tình cảm, tình dục, trong đó một người đã nhiễm HIV, người còn lại âm tính (gọi là bạn tình âm tính).



    Những bạn tình âm tính được xếp vào nhóm nguy cơ cao bị lây HIV. Tuy nhiên, với những hiểu biết mới cũng như các bằng chứng về hiệu quả của các biện pháp can thiệp điều trị và dự phòng, các chuyên gia khẳng định nguy cơ lây nhiễm HIV ở những cặp đôi bất xứng giảm đi đáng kể, thậm chí được kỳ vọng là “không còn lây nhiễm”.



    Nhiều bằng chứng cho thấy điều trị bằng thuốc ARV đạt mục tiêu khống chế tốt tải lượng virus trong máu, làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm.



    Nghiên cứu HPTN052 năm 2012 ghi nhận hiệu quả dự phòng của ARV giúp giảm khả năng lây nhiễm đến 96%. Mới đây nghiên cứu PARTNER cũng có kết luận tương tự, sau 2 năm theo dõi, không một ca lây nhiễm nào được ghi nhận từ bệnh nhân đã khống chế tốt tải lượng virus.



    Do vậy nhiều quan điểm cho rằng điều trị ARV là chìa khóa quan trọng trong dự phòng lây nhiễm HIV nói chung, ở các cặp đôi bất xứng nói riêng.



    Sử dụng bao cao su cũng là một biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV hữu hiệu, có thể gia tăng hiệu quả dự phòng trên các cặp đôi bất xứng bên cạnh điều trị đặc hiệu.



    Hiệu quả và độ an toàn của "vũ khí mềm" này được ghi nhận qua nhiều năm nay. Mặt khác bao cao su cũng giúp bảo vệ khỏi các nhiễm trùng khác lây truyền qua đường quan hệ tình dục.



    Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Post – exposure prophylaxis, PEP) có thể được áp dụng trong các trường hợp gặp "tai nạn ngoài ý muốn" khi quan hệ, chẳng hạn như rách hay tuột bao cao su, nhằm làm gia tăng tính an toàn.



    Hiệu quả dự phòng của điều trị PEP vào khoảng 80%, có thể cao hơn nếu sử dụng trong những giờ đầu. Hiệu quả giảm dần và được xem là không còn hiệu quả sau 72 giờ tính từ lúc phơi nhiễm. Dịch vụ điều trị này được cung cấp ở các cơ sở y tế chuyên khoa.



    Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (Pre – exposure prophylaxis, PrEP) là một giải pháp làm tăng đáng kể hiệu quả dự phòng, với tỷ lệ thành công vào khoảng 92-96%. PrEP được biết đến là liệu pháp dự phòng lây nhiễm HIV cho người âm tính bằng cách uống mỗi ngày một viên thuốc.



    Lưu ý: Tất cả các biện pháp dự phòng trên đều nhằm mục đích hướng đến một đời sống tình dục viên mãn và an toàn cho người nhiễm cũng như các cặp đôi bất xứng.



    Tùy mức độ chấp nhận, mỗi cặp đôi có thể chọn một hay kết hợp các biện pháp kể trên.



    Không chỉ dừng lại ở mục đích đảm bảo đời sống tình dục, y học hiện đại còn hướng đến đảm bảo nhu cầu có con cho các cặp đôi bất xứng giúp nam giới nhiễm HIV vẫn có thể sinh con khỏe mạnh.



    Trong trường hợp người nhiễm là vợ, điều trị dự phòng mẹ sang con giúp làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ 35- 40% xuống dưới 2%.



    Theo bác sĩ Thủ, người hỗ trợ cho bệnh nhân HIV đóng vai trò vô cùng quan trọng, được xem là cánh tay nối dài của ngành y tế.



    Trong những hoàn cảnh ngặt nghèo như bệnh nhân nhập viện hay nặng lên, vai trò chăm sóc của bạn tình âm tính là biểu hiện thăng hoa của tình yêu và là động lực giúp họ vượt qua thời điểm khó khăn ấy.



    Trong bối cảnh hiện nay, điều trị ARV được chỉ định sớm hơn và cho hiệu quả cao hơn, nhờ đó bệnh nhân ít khi lâm vào tình trạng nặng. Khi đó, vai trò chính của người hỗ trợ là giúp cho bệnh nhân tuân thủ tốt, nhắc uống thuốc đúng giờ, chuẩn bị thuốc, giúp giảm nhẹ các tác dụng phụ của thuốc.



    Để đạt được điều này, người hỗ trợ cần tìm hiểu kiến thức về chăm sóc và điều trị, trao đổi với bác sĩ, tham khảo từ các kênh thông tin chính thức để trang bị kiến thức hiệu quả.



    Bên cạnh đó, bạn tình âm tính còn đóng vai trò giúp ổn định tâm lý cho bệnh nhân, là điểm tựa đem lại sự cân bằng khi họ đối diện với những bất ổn tâm lý như lo âu, buồn chán, thất vọng, căng thẳng vì sự kỳ thị và tự kỳ thị.

    Theo Vnexpress

  6. #46
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi: Đi nhổ răng ở người bị nhiễm HIV - Bệnh khác

    13/03/2016 13:10

    Xin bác sĩ vui lòng cho cháu hỏi là cháu đã bị nhiễm hiv cách đây 2 năm và hiện tại đang uống thuốc Arv mỗi ngày 1 viên cùng với thuốc cotrim. Hiện giờ cháu bị răng sâu và mẻ. Nhiều lúc rất đâu chịu hông nỗi. Cháu muốn đi nhổ răng nhưng lại sợ lâu lành hoăc không lành. Vậy cháu có nên đi nhổ răng hay không thưa bác sĩ, nếu nhổ thì vết thương có lành hay không.
    HIV/AIDS | (Tử Thiên - 11:02 13/03/2016)
    Trả lời:


    ( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 11:02:46 13/03/2016)
    Chào cháu.

    Trước hết cần trả lời câu hỏi là việc cháu nhổ răng có cần thiết hay không ? Cháu cần khám bác sĩ nha khoa, có thể cháu bị sâu men răng hoặc viêm chân răng thì chỉ định nhổ răng là không cần thiết.

    Nếu cháu có chỉ định nhổ răng, có thể biến chứng nhiễm khuẩn nếu số lượng tế bào CD4 của cháu ở mức thấp. Do đó cháu cần sử dụng kháng sinh để chống nhiễm khuẩn. Chi tiết cháu cần tới khám bác sĩ để đánh giá, kiểm tra và có chỉ định điều trị cụ thể.

    Chúc sức khỏe.



    http://doisongkhoe.com/di-nho-rang-o...hiv-101100.faq

  7. #47
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi: người nhiễm HIV bị thương - Dị ứng

    16/03/2016 14:19

    Khi bị HIV thì nếu bị trầy chảy máu (chỉ chạy té) thì khoảng bao lâu vết thương sẽ lanh như tình thường ạ?
    (David - 00:25 16/03/2016

    Trả lời:


    ( - 00:25:34 16/03/2016)

    Chào bạn!


    Nếu chỉ vết trầy xước nhỏ ở người khỏe mạnh chỉ vài ngày là vết thương sẽ khô và bong vảy.


    Thế nhưng ở những bệnh nhân nhiễm HIV suy giảm miễn dịch, vết thương nhỏ có thể sẽ kéo dài hơn bình thường, nhất là bệnh nhân giai đoạn cuối, vết thương trở lên lở loét và rất lâu sau mới lành lại được.


    Chúc bạn sức khỏe!
    http://doisongkhoe.com/nguo-i-nhie-m-hiv-bi-thuong-101523.faq




  8. #48
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Dấu hiệu rõ rệt cho thấy bạn đã nhiễm HIV

    Ngày Nay Sốt, nổi hạch, phát ban ở da, giảm cân, mụn rộp hoặc herpes sinh dục,... là những dấu hiệu cho thấy một người đã nhiễm HIV.


    Số bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV đang tăng cao. Hội chứng đặc biệt này rất nghiêm trọng bởi vì nó vô hiệu hóa dần dần cơ thể của bệnh nhân trong việc chống lại bất kỳ loại bệnh tật nào. Hãy chú ý đến các triệu chứng ban đầu của hội chứng này để việc điều trị có thể được bắt đầu sớm.



    HIV là gì?



    HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Cơ thể người có hệ thống miễn dịch giúp chúng ta chống đỡ với sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Suy giảm miễn dịch có nghĩa là giảm dần sức chống đỡ của cơ thể khi bị ký sinh trùng, vi trùng hoặc virus tấn công và lúc đó cơ thể dễ mắc các bênh nhiễm trùng và một số bệnh ung thư.


    Nói suy giảm miễn dịch mắc phải có nghĩa là quá trình này xảy ra trong khoảng thời gian sống của con người, không phải do di truyền hay bệnh bẩm sinh của hệ miễn dịch. HIV là chỉ gây suy giảm miễn dịch ở người, không gây bệnh cho các loại động vật khác.




    Bệnh HIV lây truyền qua con đường nào?



    Đại đa số người nhiễm HIV là qua đường tình dục hoặc dùng chung bơm kim tiêm. Ngoài ra, HIV còn có thể lây truyền từ mẹ sang con (phụ nữ nhiễm HIV có thể sinh con bị nhiễm), và qua đường máu (người bị truyền máu nhiễm HIV cũng bị lây nhiễm).


    Chắc hẳn mọi người đều biết rằng nhiễm HIV thường phải trải qua một thời gian tiềm ẩn lâu, tiếp đó là các triệu chứng suy giảm miễn dịch, và kết thúc trong trạng thái suy giảm miễn dịch trầm trọng đặc trưng bởi nhiễm trùng và u. Đôi khi, những biểu hiện ngoài da có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh… Tuy nhiên sự đa dạng của các triệu chứng và dấu hiệu trong quá trình lây nhiễm HIV không khó để chúng ta có thể nhận ra. Vậy các dấu hiệu nhận biết bị nhiễm HIV giai đoạn cửa sổ 3 tháng đầu là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.


    Sốt



    Bị sốt là một trong những dấu hiệu sớm nhất và cũng phổ biến nhất của việc nhiễm HIV. Cơn sốt có thể đến sớm ngay sau khi đã nhiễm HIV. Thông thường, cơn sốt thường là nhẹ cho đến trung bình.


    Nhiệt độ thường vượt quá 38 độ C. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sốt như ra mồ hôi và ớn lạnh. Triệu chứng sốt này có thể tiếp tục trong gần 2 tuần trước khi hết.


    "Tại thời điểm này, virus được di chuyển vào trong dòng máu và bắt đầu nhân rộng với số lượng lớn", bác sỹ Carlos Malvestutto, giảng dạy các bệnh truyền nhiễm và miễn dịch học tại khoa Dược, trường ĐH Y NYU, New York, nói, "Đó là phản ứng viêm của hệ miễn dịch."


    Mệt mỏi







    Phản ứng viêm tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của bạn bị bao vây cũng có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ. Mệt mỏi có thể là một dấu hiệu sớm của nhiễm HIV.


    Đau nhức cơ bắp, đau khớp



    HIV thường nhầm lẫn với bệnh cúm hoặc nhiễm virus, thậm chí bệnh giang mai hoặc viêm gan. Đó là điều không đáng ngạc nhiên, nhiều người có các triệu chứng giống nhau, bao gồm đau ở các khớp và cơ bắp. Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Người bị nhiễm cần phải nghỉ ngơi giữa quá trình làm việc.


    Sưng hạch bạch huyết



    Một dấu hiệu nhiễm HIV ban đầu và cũng rất phổ biến ở nam giới là số lượng các tuyến bạch huyết bị sưng. Viêm hoặc sưng có thể xảy ra trong một hoặc nhiều hạch bạch huyết.


    Vùng bị nhiễm thường thấy là cổ và nách. Đa phần, việc viêm hoặc sưng sẽ không gây bất kỳ những khó chịu và đau đớn gì, ngay cả khi bạn chạm vào những hạch bạch huyết đó. Thế nên, thường họ hay bị nhầm lẫn với những bệnh khác.


    Đau họng và đau đầu



    Cũng như với các triệu chứng khác, đau họng và đau đầu thường là biểu hiện của giai đoạn ARS, theo Tiến sĩ Horberg. Nếu gần đây bạn dính lứu vào các hành vi nguy cơ cao, xét nghiệm HIV là một ý tưởng tốt. Hãy đi xét nghiệm vì lợi ích của chính bạn và cho những người khác: HIV lây nhiễm nhất trong giai đoạn đầu tiên.


    Hãy nhớ rằng cơ thể không sản xuất kháng thể kháng HIV nên xét nghiệm kháng thể không thể phát hiện được. Có thể mất một vài tuần đến một vài tháng thì kháng thể HIV mới hiển thị trong một xét nghiệm máu. Kiểm tra xác suất khác như phát hiện virus RNA (virus chứa acid ribonucleic), thường trong vòng 9 ngày sau khi nhiễm.


    Đó không phải là đáng ngạc nhiên: Nhiều người trong số các triệu chứng là như nhau, bao gồm đau ở các khớp và cơ bắp và các tuyến bạch huyết sưng lên. Các hạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể và có xu hướng bị viêm khi có nhiễm trùng, thường tại nách, háng và cổ.


    Phát ban đỏ ở da







    Phát ban da có thể xảy ra sớm hoặc muộn trong quá trình phòng chống HIV/AIDS. Khi đó người nhiễm HIV sẽ thấy xuất hiện các nốt ban màu đỏ trên da của mình.


    Các vùng phát ban cũng có thể xuất hiện trên các vùng của cơ thể. "Nếu phát ban không có lý do hoặc khó điều trị, bạn nên suy nghĩ đi xét nghiệm HIV", tiến sĩ Horberg nói.


    Viêm phổi



    Ho và sút cân có thể là giai đoạn đầu của một đợt nhiễm trùng nghiêm trọng, gây ra bởi một loại vi trùng tưởng chừng vô hại nếu hệ thống miễn dịch của bạn còn khỏe mạnh.


    "Có rất nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội khác nhau và diễn biến khác nhau trên mỗi người", tiến sĩ Malvestutto nói. Trong trường hợp của Ron, ông bị bệnh viêm phổi (PCP), hay còn gọi là "AIDS viêm phổi", đây là bệnh cuối cùng đã đưa ông vào bệnh viện.


    Các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác bao gồm toxoplasmosis, nhiễm ký sinh trùng có ảnh hưởng đến não, một loại virus herpes gọi là cytomegalovirus, nấm men nhiễm trùng như bệnh tưa miệng.


    Lẫn lộn hoặc khó tập trung



    Có vấn đề về nhận thức có thể là một dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ liên quan đến HIV, thường xảy ra vào kỳ cuối trong quá trình của bệnh.


    Ngoài bị nhầm lẫn, khó tập trung, sa sút trí tuệ liên quan đến AIDS, còn có các vấn đề về trí nhớ và hành vi như hay tức giận, thậm chí có thể bao gồm các thay đổi về động cơ: trở thành vụng về, thiếu phối hợp, và các vấn đề với công việc đòi hỏi kỹ năng vận động như viết bằng tay.


    Giảm cân



    Giảm cân quá mức hoặc “hội chứng suy mòn” là một vấn đề đối với khoảng 20% những người bị nhiễm HIV. Nó gắn liền với một sự mất mát không rõ nguyên nhân của 10% hoặc hơn trọng lượng cơ thể bình thường, cộng với tiêu chảy mạn tính (30 ngày hoặc hơn) hoặc sốt . Giảm cân là một dấu hiệu của bệnh tiến triển hơn và có thể một phần do tiêu chảy nặng. Nếu bạn đang giảm cân, có nghĩa là hệ thống miễn dịch đã khá yếu.


    Các triệu chứng thường biến mất trong vòng một tuần đến một tháng, và người đó sẽ cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể trở lại bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, các triệu chứng của nhiễm HIV tương tự như triệu chứng của các bệnh khác, vì thế cần lưu ý tới các dấu hiệu nhận biết bị nhiễm HIV sau 2-12 tuần nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh HIV do việc quan hệ tình dục không an toàn hay do nhiễm máu HIV … gây ra. Cách duy nhất để biết chắc chắn bạn có nhiễm HIV hay không là bạn nên đến các trung tâm y tế chất lượng cao để xét nghiệm.


    Buồn nôn, nôn, tiêu chảy



    Theo tiến sĩ Malvestutto, có khoảng 30% đến 60% số người bị buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy trong giai đoạn đầu có HIV. Những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện trong và sau khi điều trị kháng virus, thường là hậu quả của đợt nhiễm trùng cơ hội.


    "Tiêu chảy không ngừng và không đáp ứng với cách điều trị thông thường có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn bị HIV", tiến sĩ Horberg nói. Các triệu chứng có thể được gây ra bởi một sinh vật không thường thấy ở những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, ông này nói thêm.


    Mụn rộp hoặc herpes sinh dục







    Lở loét lạnh (herpes miệng) và herpes sinh dục có thể là một dấu hiệu của cả giai đoạn ARS và nhiễm HIV giai đoạn cuối.
    Mặt khác, có herpes cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Điều này là do herpes sinh dục có thể gây viêm loét làm HIV dễ dàng đi vào cơ thể khi quan hệ tình dục. Và những người có HIV có xu hướng bùng phát nghiêm trọng herpes hơn vì HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch.


    Đổ mồ hôi đêm



    Khoảng một nửa số người bị đổ mồ hôi đêm trong giai đoạn đầu nhiễm HIV. Tương tự như tình trạng bốc hỏa xảy ra với phụ nữ mãn kinh. Tình trạng này có thể xảy ra nhiều hơn sau này khi bị nhiễm trùng, không liên quan đến tập thể dục hoặc nhiệt độ của căn phòng.


    Kinh nguyệt không đều



    HIV tiến triển sẽ làm gia tăng nguy cơ có kinh nguyệt không đều, chẳng hạn như xuất kinh ít hơn và thời gian ngắn hơn.
    Những thay đổi này không quan trọng bằng sự giảm cân và suy giảm sức khỏe của phụ nữ ở giai đoạn cuối. Nhiễm vi rút HIV cũng khiến giai đoạn mãn kinh đến sớm (từ 47 đến 48 tuổi đối với phụ nữ bị nhiễm bệnh so với 49 đến 51 năm đối với phụ nữ không bị nhiễm)...


    Móng thay đổi







    Một dấu hiệu khác của nhiễm HIV giai đoạn cuối là thay đổi móng, chẳng hạn móng bị dày và cong, móng bị chia tách, hoặc sự đổi màu (đen hoặc đường nâu hoặc theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang).


    Thường thì điều này là do một nhiễm trùng nấm, chẳng hạn như candida. "Bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm sẽ dễ bị nhiễm nấm", Tiến sĩ Malvestutto nói.


    Ngứa ran và yếu



    Có HIV giai đoạn muộn cũng có thể gây tê và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân. Điều này được gọi là bệnh thần kinh ngoại vi, cũng xảy ra ở những người bị bệnh tiểu đường không kiểm soát.


    "Đây là khi các dây thần kinh thực sự bị tổn thương", tiến sĩ Malvestutto nói. Những triệu chứng này có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau và thuốc chống co giật như Neurontin (gabapentin).


    Cho đến nay, bệnh HIV vẫn là căn bệnh hiểm nghèo khiến chúng ta hoảng sợ mỗi khi nhắc đến. Bệnh do virus HIV gây ra và hiện nay chưa có thuốc đặc trị vì vậy việc hiểu và nhận biết được các triệu chứng bệnh sẽ giúp chúng ta giữ gìn sức khỏe của mình tốt hơn.


    T.Mỹ


    http://www.baomoi.com/dau-hieu-ro-re...c/19124243.epi

Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Quyền sống của người nhiễm HIV.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Kỳ thị và phân biệt đối xử
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 07-07-2013, 23:55

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •