Kết quả 1 đến 20 của 48

Chủ đề: Dành cho người sống chung với HIV/AIDS và người thân.

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Biến chứng nhiễm khuẩn ở người nhiễm HIV/AIDS

    Thứ năm 11/12/2014 15:34

    Nhiễm khuẩn là một trong những nguy cơ đầu tiên mà người nhiễm HIV phải đối mặt sau khi lây nhiễm HIV. Người nhiễm HIV do bị suy giảm sức đề kháng nên thường dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Chính vì thế, nhận diện được các loại nhiễm khuẩn sẽ giúp họ biết cách phòng tránh và điều trị có hiệu quả.


    Virus HIV - Ảnh Internet
    Phức hợp Mycobacterium avium (MAC)

    Nhiễm trùng này do một nhóm vi khuẩn có tên chung là MAC gây ra. Bình thường vi khuẩn này gây nhiễm trùng đường hô hấp. Nhưng nếu người nhiễm HIV giai đoạn muộn và số lượng lympho CD4 < 50 sẽ dễ bị nhiễm trùng toàn thân, ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan bên trong cơ thể, bao gồm tuỷ xương, gan hoặc lách. MAC gây các triệu chứng không đặc hiệu như sốt, ra mồ hôi trộm, sút cân, đau dạ dày và ỉa chảy.

    Nhiễm khuẩn gây bệnh lao (TB)

    Trên thế giới, lao là bệnh nhiễm trùng cơ hội phổ biến nhất liên quan với HIV, chiếm 15% số ca tử vong do AIDS. HIV tấn công phá huỷ lympho TCD4 dẫn đến cơ thể suy giảm sức chống lại sự phát triển của vi khuẩn lao làm cho bệnh lao tăng tốc phát triển, rút ngắn thời gian chuyển từ nhiễm lao sang bệnh.

    Người nhiễm HIV có nguy cơ bị bệnh lao gấp từ 10 đến 30 lần người không nhiễm và từ nhiễm lao chuyển thành bệnh lao là 10% cho 1 năm. Khả năng mắc bệnh lao của người nhiễm HIV là 50%. Bệnh lao thường tiến triển nhanh và lan tràn.

    Người HIV dương tính nên làm kiểm tra da đơn giản để sớm phát hiện lao trong quá trình điều trị. Nếu kiểm tra này dương tính, cần chụp X-quang phổi và làm các xét nghiệm thích hợp khác để đảm bảo không bị nhiễm trùng.

    Bệnh lao nguy hiểm hơn nhiều nhiễm trùng cơ hội khác vì nó lây truyền dễ dàng từ người này sang người khác, kể cả những người có hệ miễn dịchkhỏe mạnh.

    Nhiễm khuẩn thương hàn

    Người nhiễm HIV dễ nhiễm vi khuẩn này từ thức ăn và nguồn nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng bao gồm: ỉa chảy nặng, sốt, ớn lạnh, đau bụng và đôi khi buồn nôn. Những người nhiễm HIV dễ bị bệnh thương hàn gấp 20 lần người bình thương khi tiếp xúc với vi khuẩn salmonella.

    Người nhiễm HIV có thể giảm nguy cơ bằng cách rửa tay, vệ sinh cẩn thận sau khi tiếp xúc với động vật, chế biến thức ăn và nấu kỹ thịt các đồ ăn.

    Viêm mạch trực khuẩn

    Loại khuẩn này thường hiếm khi gặp ở người không nhiễm HIV. Nhiễm trùng này có biểu hiện đầu tiên là những mảng đỏ tía hoặc đỏ rực trên da, giống với nhiễm khuẩn sarcom Kaposi. Người nhiễm HIV nhiễm loại khuẩn này cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng, gây bệnh sang những bộ phận khác như gan và lá lách.
    Thúy Vân

    Tổng hợp
    http://tiengchuong.vn/
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hoại tử võng mạc cấp ở người nhiễm HIV/AIDS

    19:03:11, 20/12/2014

    Viêm võng mạc hoại tử do vi-rút herpes zoster hoặc herpes simplex loại 1 và 2 gây ra. Tổn thương thường đồng thời ở hai mắt.


    Thị lực giảm, bệnh nhân thấy những thể lơ lửng như ruồi bay trước mắt.


    Soi đáy mắt thấy những ổ hoại tử võng mạc màu trắng ở chu biên. Thường có viêm tắc tiểu động mạch võng mạc và xuất huyết võng mạc. Khi viêm thoái triển, các ổ hoại tử võng mạc thay thế bằng sẹo sắc tố và teo võng mạc.


    Viêm võng mạc hoại tử hay kèm Zona da cùng bên và tổn thương hệ thần kinh trung ương.

    Vi-rút herpes làm bong võng mạc ở 2/3 bệnh nhân (ảnh: Internet)

    Các xét nghiệm: có kháng thể chống vi-rút herpes trong máu và thủy dịch, phát hiện AND của vi-rút herpes trong bệnh phẩm cắt dịch kính.


    Biến chứng hay gặp là bong võng mạc do lỗ, rách ở vùng võng mạc hoại tử và tăng sinh dịch kính võng mạc. Bong võng mạc xảy ra trong 3 tháng từ khi bệnh khởi phát và gặp ở 2/3 số bệnh nhân.


    Điều trị viêm võng mạc hoại tử do vi-rút herpes bao gồm thuốc chống virut (Acyclovir), chống viêm (corticosteroit chỉ được dùng sau khi đã dùng thuốc chống vi-rút 1-2 ngày để tránh sự nhân lên của vi-rút), chống huyết khối (Aspirin), dự phòng bong võng mạc (điều trị laser sau vùng võng mạc hoại tử) và điều trị bong võng mạc (cắt dịch kính kết hợp laser và dầu silicon nội nhãn). Điều trị nhiễm HIV để tăng cường khả năng miễn dịch.
    http://songkhoe.suckhoedoisong.vn/Ho...DS-459584.html

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Quyền sống của người nhiễm HIV.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Kỳ thị và phân biệt đối xử
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 07-07-2013, 23:55

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •