Kết quả 1 đến 20 của 48

Chủ đề: Dành cho người sống chung với HIV/AIDS và người thân.

Hybrid View

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,609
    Cảm ơn
    1,935
    Được cảm ơn: 21,431 lần

    Phụ nữ và HIV

    Do đặc điểm cơ thể phụ nữ dễ bị nhiễm HIV qua đường tình dục hơn nam giới. Một khi đã mang HIV, ngoài các chú ý như đối với những người có H khác, phụ nữ còn cần quan tâm đến những vấn đề về kinh nguyệt, về đường sinh sản, vấn đề thai nghén và phòng lây nhiễm cho con.
    Khi dịch HIV mới bùng nổ ở Việt Nam, hầu hết các trường hợp được phát hiện nhiễm HIV đều là nam nhưng ngày càng nhiều trường hợp phụ nữ có HIV được phát hiện. Cho đến nay, trên 15% số trường hợp được phát hiện nhiễm HIV ở Việt Nam là phụ nữ. Dự kiến trong tương lai tỷ lệ này còn tăng cao hơn. Trên thế giới, gần một nửa số người nhiễm HIV là phụ nữ.
    Các nghiên cứu đã cho thấy rằng mặc dù nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục của phụ nữ cao hơn nam giới, một khi đã có HIV thì tiến triển của HIV ở phụ nữ cũng tương tự như ở nam giới và thuốc kháng virus cũng có tác dụng ở phụ nữ tương tự như ở nam giới. Tuy nhiên, ở phụ nữ, HIV còn có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và sức khoẻ sinh sản. Bà mẹ mang thai có HIV có thể truyền sang cho con. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng các bà mẹ bị bệnh liên quan đến HIV có nguy cơ tử vong sớm hơn nếu cho con bú.
    I. Kinh nguyệt
    Những phụ nữ có CD4 dưới 200 có thể thấy một số rối loạn kinh nguyệt như chu kỳ kinh nguyệt không đều, lượng máu có thể nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, hoặc chậm/mất kinh mặc dù không có thai. Những hiện tượng này có thể do HIV phát triển làm thay đổi sự cân bằng về nội tiết hoặc do bị sút cân hoặc thiếu máu.
    Dù vì lý do gì thì đây cũng là dấu hiệu là bệnh đang tiến triển và bạn nên cho BS biết.
    Trên một số người, HIV có thể gây mãn kinh sớm. Các triệu chứng của mãn kinh bao gồm: kinh nguyệt thưa dần rồi ngưng hẳn, khô âm đạo, có những cơn nóng bừng mặt, giảm ham muốn tình dục, da khô và có các đốm đồi mồi trên da, đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, tính tình thay đổi.
    II. Lây truyền HIV từ mẹ sang con
    Trong một số trường hợp, người mẹ bị nhiễm HIV truyền virus cho con trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc khi cho con bú. Tuy nhiên, không phải tất cả những đứa trẻ do các bà mẹ nhiễm HIV sinh đều bị nhiễm. Tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con nếu không được điều trị dự phòng là khoảng dưới 30%. Tuy nhiên, nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho con:
    · Lượng CD4 thấp.
    · Mẹ vỡ ối (bể bọc nước) trước khi sinh từ 4 tiếng trở lên.
    · Mẹ bị nhiễm trùng lây qua đường tình dục và chưa điều trị khỏi.
    · Mẹ sử dụng rượu và ma tuý trong thời gian mang thai.
    · Sinh con đường âm đạo chứ không mổ đẻ (mổ bắt con) khi lượng virus trong máu cao, lượng CD4 thấp.
    · Cho con bú mẹ.
    Các biện pháp điều trị hiện có giúp giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con xuống còn dưới 20%, thậm chí dưới 10%
    Hiện nay tại các bệnh viện phụ sản lớn ở Việt Nam như bệnh viện Từ Dũ, bênh viện Trung ương Huế, Viện Bảo vệ Sức Khoẻ Bà mẹ và Trẻ Sơ sinh (bệnh viện C), bệnh viện Phụ sản Hải phòng và nhiều khoa sản bệnh viện đa khoa tình đã có thuốc điều trị dự phòng miễn phí cho các trường hợp bà mẹ bị nhiễm HIV.
    Các bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV nên tìm đến các cơ sở y tế kể trên để được tu vấn và điều trị dự phòng, giảm nguy cơ lây truyền virus cho con.
    Do HIV có trong sữa mẹ nên các bà mẹ bị nhiễm HIV không nên cho con bú sữa mẹ.
    Một bà mẹ mang thai có HIV nên:
    · Đến một trong các bệnh viện kể trên để được tư vấn và điều trị dự phòng miễn phí, nhằm làm giảm nguy cơ lan truyền virus cho con.
    · Ăn uống nhiều, đủ chất để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và con.
    · Không cho con bú sữa mẹ mà cho ăn bằng sữa bột và các thức ăn phù hợp khác. Bạn nên hỏi ý kiến cán bộ y tế để biết loại thức ăn phù hợp cho từng độ tuổi của trẻ.
    Mặc dù phần lớn con của các bà mẹ có HIV ngay sau khi sinh đều cho kết quả xét nghiệm dương tính, điều đó không có nghĩa là các cháu này đều bị nhiễm HIV.




    Bị nhiễm HIV không có nghĩa là bị AIDS ngay lập tức. Và bị AIDS không có nghĩa là sẽ chết ngay. HIV/AIDS cũng chỉ là một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong. Nhiều nguyên nhân khác có thể gây tử vong sớm hơn như tai nạn giao thông hoặc ung thư.
    Có những bệnh khác cũng không chữa được hoặc rất tốn kém như ung thư, suy thận, bệnh tự miễn dịch.
    Người bị nhiễm HIV vẫn có thể sống khoẻ mạnh và có ích trong nhiều năm. Nên sử dụng những năm này để thực hiện những điều mình muốn làm

    Để giử gìn sức khoẻ và làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS bạn cần tránh nhiễm thêm các dòng virus HIV khác, tránh bị nhiễm viêm gan siêu vi và các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Muốn như vậy, bạn hãy luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không chích chung, uống thuốc điều trị dự phòng, thường xuyên tập thể dục và ăn uống, luyện tập và làm việc thích hợp


    ads
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:51.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Quyền sống của người nhiễm HIV.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Kỳ thị và phân biệt đối xử
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 07-07-2013, 23:55

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •