Kết quả 1 đến 20 của 48

Chủ đề: Dành cho người sống chung với HIV/AIDS và người thân.

Hybrid View

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,596
    Cảm ơn
    1,935
    Được cảm ơn: 21,430 lần
    IV. Một số triệu chứng ngoài da
    Người có HIV thường có các triệu chứng ngoài da như phát ban ngứa, da khô, loét, vết thương chậm lành, nhọt hoặc áp-xe. Các triệu chứng này thường là mãn tính và rất khó điều trị khỏi hẳn. Tuy nhiên, vẫn có thể đề phòng và xử trí để giảm bớt sự khó chịu.
    Nguyên nhân của các triệu chứng này có thể là do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm hoặc virus Herpes, do phản ứng thuốc hoặc do nằm lâu.
    1. Chăm sóc tại nhà
    a) Da khô hoặc ngứa
    ِ Làm mát da để giảm ngứa (đắp khăn ướt – chú ý khăn phải sạch để phòng nhiễm trùng da)
    ِ Tránh để khô da. Bôi kem dưỡng da, vaseline, glycerin hoặc dầu ăn nếu cảm thấy da khô.
    ِ Hạn chế tiếp xúc với xà phòng (xà bông) hoặc bột giặt.
    ِ Cố gắng hạn chế gãi.
    ِ Cắt móng tay ngắn và giữ cho tay luôn sạch để tránh gây nhiễm trùng da khi gãi.
    ِ Thuốc
    · kem bôi da Calamine, bôi 2-3 lần/ngày
    · uống thuốc giảm ngứa Chlorpheniramine, Promethazine (uống theo liều hướng dẫn)
    ِ tắm nắng vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn trong khoảng nửa tiếng để làm giảm các nốt ban ở tay và chân.
    các bài thuốc nam điều trị ngứa
    dùng ngoài




    ِ Nạo một củ nghệ già, trộn thêm một tí nước rồi đắp vào chỗ da bị ngứa hoặc khô
    ِ Giã nát một nắm lá lạc tiên hoặc lá mần tưới, cho thêm một ít nước vào, vắt lấy nước rồi đáp hoặc bôi vào vùng da bị tổn thương. Cách này rất có tác dụng với các vết ban và các vùng da bị côn trùng đốt
    ِ Giã nát lá trầu không, trộn với rượu rồi đắp vào vùng da bị tổn thương. Cách này đặt biệt hữu hiệu với các ban sần
    ِ Lá và hoa khế đun nước tắm, tốt cho các trường hợp có ngứa và da khô.
    uống



    Bài 1:
    ِ Lá đơn đỏ 12g
    ِ Lá xấu hổ ( trinh nữ) 12g
    ِ Lá cối xay 12g
    Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, ngày uống 1-2 lần

    Bài 2:
    ِ Kim ngân 12g
    ِ Hoa húng chó 12g
    ِ Kinh giới 12g
    Đổ 3 bát nước sắc xuống còn 1 bát uống 1 lần, ngày uống 1-2 lần

    b) Vết thương chưa nhiễm trùng (chưa có biểu hiện sưng tấy hoặc có mủ)
    ِ Hàng ngày rửa bằng nước muối pha loãng (pha 1 thìa muối trong 1 lít nước đã đun sôi) rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh (bất cứ loại thuốc mỡ kháng sinh nào)
    ِ Dùng một miếng gạc sạch băng hờ lên vết thương, để tránh bị nhiễm vi trùng trong không khí và phòng lây lan khi tiếp xúc với người khác.
    ِ Nếu vết thương ở chân: tránh đứng hoặc ngồi lâu một tư thế, nên thỉnh thoảng để chân cao.
    ِ Đắp gạc tắm nước muối ấm mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 20 phút
    ِ Hoặc giã nát củ nghệ, trộn với nước đã đun sôi rồi bôi lên vết thương 3 lần mỗi ngày. Có thể thay bằng rau má giã nhuyễn rồi đắp lên vết thương.
    c) áp-xe và vết thương bị sưng nhưng vẫn còn kín, chưa bị vỡ mủ
    Chườm bằng nước muối ấm trong vòng 20 phút, mỗi ngày 4 lần. Cách này có thể giúp làm khô ổ áp-xe. Khi đã vỡ mủ thì cần đến bác sỹ để được dùng thêm kháng sinh.
    d) Vết thường bị nhiễm trùng và có ổ áp-xe
    ِ Hàng ngày rửa sạch vết thương bằng nước muối pha loãng. Nếu có điều kiện, nên dùng nước oxy già để rửa sạch mủ. Nếu vết thương ở tay hoặc chân thì nên ngâm vào thuốc tím pha loãng (1 thìa nhỏ thuốc tím gentian pha với 4-5 lít nước). Trước khi băng vết thương bôi cồn i-ốt loãng hoặc thuốc tím gentian (pha 1 thìa nhỏ trong nửa lít nước). Băng vết thương bằng gạc sạch. Thay băng mỗi ngày 1 lần. Nên tiêm phòng uốn ván.
    ِ Khi có áp-xe nên đến khám bs ngay mà không cần chờ vỡ mủ, vì nếu không điều trị kịp thời gây nhiễm trùng huyết
    thuốc nam:



    Lá cây lô hội (cây lưỡi rồng): Chỉ dùng lớp keo bên trong lá. Rửa sạch chất nhựa màu vàng, cắt thành các lát mỏng và phủ lên vết thương. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại vết thương.
    e) Các tổn thương ngoài da kéo dài hoặc vết loét
    ِ Thái nhỏ quả lựu (để tươi hoặc khô), đun sôi. Dùng nước này để rửa chỗ đau.
    ِ Đun một nắm lá me với 2-3 cốc nước trong vòng 15 phút và dùng nước đó để rửa vết thương mãn tính hoặc các ổ áp-xe. Cách này giúp vết thương mau lành.
    ِ Đắp vết thương bằng lá lô hội như hướng dẫn ở trên.
    f) Zona
    ِ Mặc quần áo rộng, sạch, thoáng.
    ِ Giữ vết thương khô, tránh sờ mó hay để đồ vật va chạm vào.
    ِ Rửa vết thương nhẹ nhàng bằng nước muối pha loãng 3-4 lần mỗi ngày
    ِ Bôi thuốc tím (pha loãng 1 thìa nhỏ trong nửa lít nước) mỗi ngày 1 lần
    ِ Bôi kem calamine mỗi ngày 2 lần để làm giảm ngứa, giảm đau và nhanh liền sẹo
    ِ Nếu đau nhiều có thể uống thuốc giảm đau thông thường như paracetamol. Có thể dùng thêm thuốc an thần, gây ngủ vào buổi tối.
    ِ Không ăn lạc (đậu phọng) hoặc thức ăn nào có lạc vì lạc có thể làm tăng triệu chứng.
    g) loét do nằm lâu
    Loét do nằm lâu thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với giường trong trường hợp dinh dưỡng kém và người bệnh không tự xoay trở được. Các vùng hay bị loét bao gồm: mông, lưng, hông, cùi chỏ và bàn chân.
    Khi bị loét, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để điều trị.
    Để đề phòng loét, có thể áp dụng các biện pháp sau:
    ِ Giữ cho thân thể người bệnh luôn sạch sẽ.
    ِ Để bệnh nhân nằm lên đệm mềm.
    ِ Giữ cho giường và tấm trải luôn sạch và khô.
    ِ Thường xuyên xoay bệnh nhân sang các tư thế khác nhau, lâu nhất là 2 giờ mỗi lần.
    ِ Lót đệm vào các vùng da dễ bị loét như đã nêu trên.
    ِ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân, cho bệnh nhân ăn đầy đủ các chất trong đó có các loại vitamin.
    ِ Ngoài ra có thể dùng bột thạch cao nung để xoa thường xuyên. Tại vùng loét hàng ngày lau rửa bằng bông mềm và nước muối pha loãng, sau đó thấm khô bằng bông sạch. Nếu có điều kiện có thể dùng cao sinh cơ để đắp.
    h) Ung thư Kaposi
    ِ Trên da, trong miệng có các đốm màu nâu hoặc tím, kèm theo có hạch to và không đau.
    ِ Cần đưa đến bác sỹ để điều trị.
    2. khi nào thì phải đến bác sỹ?
    ِ Nếu vùng da bị thương hoặc da xung quanh đỏ, sưng lên và bệnh nhân bị sốt
    ِ Khi có nhiều vết thương hoặc nhiều ổ áp-xe
    ِ Nếu vùng da bị thương có mùi khó chịu, chảy máu hoặc chuyển sang màu đen
    ِ Nếu vết thương đau
    ِ Nếu bị thương ở mặt
    ِ Nếu vết ban xuất hiện dọc theo chân, tay hoặc trên mặt sau khi dùng thuốc
    3. ghi chú
    ِ Để đề phòng bội nhiễm, mỗi khi bị côn trùng cắn hoặc bị trầy xước dù là nhỏ, cần rửa sạch bằng nước muối loãng rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh.
    ِ Uống paracetamol 500mg, mỗi lần 1-2 viên, 4-6 giờ một lần để giảm đau.
    ِ Ăn các, đậu phụ, giá đỗ, tỏi và vitamin b các loại để tăng cường dinh dưỡng cho da.
    ِ Trong trường hợp người có hiv có vết thương rách da hoặc đã vỡ mủ mà cần đến sự hổ trợ của người khác thì người chăm sóc cần đi găng tay cao su không bị thủng hoặc lồng tay vào trong 2 lần túi ny-lon sạch, không bị thủng để đề phòng lây nhiễm.
    ads
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:57.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Quyền sống của người nhiễm HIV.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Kỳ thị và phân biệt đối xử
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 07-07-2013, 23:55

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •