Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 20 của 48

Chủ đề: Dành cho người sống chung với HIV/AIDS và người thân.

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần

    Dành cho người sống chung với HIV/AIDS và người thân.

    Dành cho người sống chung với HIV/AIDS và người thân.


    I.
    đối phó với những diễn biến về tâm lýVào thời điểm bạn biết là mình bị nhiễm HIV, cuộc sống của bạn dường như đảo lộn hoàn toàn. Đây thường là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng nhất đối với một người có H.
    Bạn có thể cảm thấy nhiều thứ tình cảm lẫn lộn. Tâm lý ban đầu thường là bàng hoàng, không muốn chấp nhận và sau đó là cảm giác sợ hãi khi nghĩ đến sự kỳ thị của những người xung quanh, đến cuộc sống của mình trong tương lai, và nghĩ rằng mình sắp chết. Lúc này nhiều NCH có những suy nghĩ và hành động quá khích và bất thường như bỏ đi lang thang, uống rượu, không quan tâm đến bản thân, giận dữ vô cớ thậm chí muốn tự sát.
    Những bất ổn về tâm lý của những người có HIV thường xuất phát từ suy nghĩ rằng cuộc sống của mình đang trở nên bấp bênh. Các bạn thường cho rằng tương lai, công việc, sinh hoạt, thậm chí cả các mối quan hệ đều thay đổi chỉ vì mình bị nhiễm loại virus này.
    Sau giai đoạn lo lắng sợ hãi, NCH thường rơi vào trạng thái trầm uất, không muốn hoạt động, luôn có những suy nghĩ tiêu cực.
    Khi bắt đầu hoạt động trở lại, nhiều người tự rút mình vào trạng thái cô đơn và tự kỳ thị, tránh xa gần gũi mọi người.
    Nếu NCH vượt qua được giai đoạn này và vẫn còn khoẻ mạnh hoặc được điều trị thì sẽ đến được giai đoạn chấp nhận và hy vọng. Tuy nhiên, trong cuộc sống, mỗi khi NCH phải đối đầu với sự kỳ thị và phân biệt đối xử cũng như bị mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội thì NCH lại có thể dễ có những bất ổn về tâm lý. Điều này cũng là dễ hiểu và có thể xảy đến với bất cứ ai không kể là có HIV hay không.
    Đây là những đặc điểm tất yếu của việc có HIV. Điều quan trọng là các bạn có H và những người chăm sóc nắm được những đặc điểm này để vượt qua được những thời điểm khó khăn đó. Một số gợi ý về cách vượt qua những khó khăn về tâm lý được trình bày sau đây
    II. Bộc lộ
    Việc có nói cho ai đó biết là bạn có HIV hay không là quyền của bạn. Rất nhiều người cần có người để tâm sự khi bạn buồn chán, lo lắng và giận dữ, hoặc chỉ để nói chuyện chia sẽ. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc việc nói với ai và nói vào lúc nào. Có một vài yếu tố mà bạn có thể tham khảo để cân nhắc trước khi quyết định chia sẽ với ai đó.
    · Việc có HIV có phải là gánh nặng tam lý quá lớn đối với bạn không? Bạn có cần người để nói chuyện, giải bày không?
    · Vào thời điểm hiện tại và trong tương lai gần bạn có cần sự hổ trợ về mặt vật chất, chăm sóc, thuốc men hay trông nom gia đình và con cái không?
    · Người mà bạn dự định chia sẽ thông có đáng tin cậy không? Việc bạn chia sẽ với người đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ giữa hai người? Người ta có chể làm gì tốt và không tốt cho bạn hoặc những người thân của bạn nếu họ biết rằng bạn đang có HIV?
    · Việc biết về thông tin của bạn có ảnh hưởng tốt và không tốt thế nào đến người mà bạn dự định sẽ chia sẽ?
    · Bạn có thể làm gì để chuẩn bị tâm lý cho người đó trước khi chia sẽ?
    · thời điểm nào là thích hợp để chia sẽ với người đó?
    · Cách chia sẽ nào là thích hợp nhất với người đó?
    Trước khi chia sẽ thông tin với ai đó, nhiều bạn chuẩn bị tinh thần cho người đó bằng cách nói xa xôi về HIV, về việc xét nghiệm HIV hoặc cố tình cho người đó biết là mình đang có các tài liệu về HIV. Nhiều người chọn những nơi vắng vẻ, riêng tư để chia sẽ, có người lại chia sẽ qua thư, E-mail hoặc nhắn tin. Cũng có người nhờ một người thứ ba đưa tin giúp.
    Người thường được chia sẽ là một hoặc nhiều thành viên trong gia đình. Ngoài ra, NCH cũng nên cân nhắc việc chia sẽ với bạn tình và bạn tình cũ, và bạn chích mà đã từng chích chung để họ biết mà đi xét nghiệm. Với những người này, nếu bạn không muốn bộc lộ mình bạn vẫn có thể tìm một cách gián tiếp như viết thư, nhờ một người khác nói để báo cho họ biết là họ cần đi xét nghiệm.
    Bị nhiễm HIV không có nghĩa là bị AIDS ngay lập tức. Và bị AIDS không có nghĩa là sẽ chết ngay. HIV/AIDS cũng chỉ là một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong. Nhiều nguyên nhân khác có thể gây tử vong sớm hơn như tai nạn giao thông hoặc ung thư.
    Có những bệnh khác cũng không chữa được hoặc rất tốn kém như ung thư, suy thận, bệnh tự miễn dịch.
    Người bị nhiễm HIV vẫn có thể sống khoẻ mạnh và có ích trong nhiều năm. Nên sử dụng những năm này để thực hiện những điều mình muốn làm

    Để giử gìn sức khoẻ và làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS bạn cần tránh nhiễm thêm các dòng virus HIV khác, tránh bị nhiễm viêm gan siêu vi và các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Muốn như vậy, bạn hãy luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không chích chung, uống thuốc điều trị dự phòng, thường xuyên tập thể dục và ăn uống, luyện tập và làm việc thích hợp
    ads
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:48.

  2. #2
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    III đối phó với những thay đổi về sức khoẻ

    Ngay sau khi bị nhiễm virus, một số người có triệu chứng giống như cúm, kèm theo sốt, sưng hạch, có phát ban ngoài da hoặc ho. Tuy nhiên, phần lớn những người mang virus vẫn khoẻ mạnh trong vòng nhiều năm. Trên 50% số người mang virus trên 10 năm vẫn chưa có biểu hiện AIDS.

    Khi đã chuyển sang giai đoạn AIDS là lúc lượng bạch cầu trong cơ thể còn quá ít, khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh thông thường bị giảm sút. Vì vậy, bệnh nhân dễ mắc bệnh hơn những người bình thường. Khi có các triệu chứng, biểu hiện bất thường cần chú ý theo dõi và điều trị ngay
    IV Dự phòng nhiễm thêm HIV
    Nhiều người cho rằng một khi đã nhiễm HIV thì không cần phải giữ gìn nữa. Điều này là hoàn toàn sai lầm.
    Virus HIV có rất nhiều dòng. Thêm vào đó. virus HIV có khả năng biến đổi rất nhanh và rất dễ trở thành các dòng virus kháng thuốc. loại virus HIV mà mỗi người nhiễm cũng thuộc một dòng nhất định. Nếu chúng ta bị phơi nhiễm với máu hoặc dịch cơ thể của một NCH khác, chúng ta có thể nhiễm thêm các dòng virus khác.
    Trong khi mỗi loại thuốc kháng virus chỉ có tác dụng với một số dòng nhất định và đã có một số dòng virus đã kháng thuốc ( lờn thuốc). việc nhiễm nhiều dòng virus sẽ dẫn đến một nguy cơ là thuốc kháng virus không diệt được một trong số các dòng virus có trong cơ thể chúng ta.
    Vì vậy, để kéo dài thời gian chuyển sang AIDS và đảm bảo hiệu quả của việc điều trị. NCH cần tự bảo vệ mình để tránh nhiễm thêm các dòng virus khác


    V Dự phòng lây truyền HIV


    Hãy suy nghĩ lại xem cuộc đời bạn đã thay đổi kể từ khi bạn phát hiện là mình có HIV. Chắc chắn là bạn không muốn người khác phải chịu sự không may mắn như mình. Chắc chắn là bạn không muốn trở thành nguồn gây khó khăn cho người khác. Chắc chắn là bạn muốn bảo vệ những người thân, những người xung quanh mình khỏi HIV. Càng nhiều người có HIV, việc điều trị càng khó khăn vì các khoản ngân sách chỉ có hạn. Nếu tất cả những NCH đều có ý thức bảo vệ người khác, dịch HIV sẽ bị đánh bại.
    Người có HIV cần làm gì để phòng lây HIV cho người khác hoặc lây thêm các dòng virus HIV khác?
    · Luôn sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục
    · Không dùng chung bơm kim tiêm với người khác
    · Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc các dụng cụ rạch da như xăm trổ hoặc kim chích lễ với người khác
    · Băng kín các vết thương, các vết lở cho đến khi khỏi hẳn
    · Điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
    VI Dự phòng đồng nhiễm viêm gan siêu vi B và C
    Mặc dù người nhiễm virus gây viêm gan siêu vi B và C ít khi có biểu hiện triệu chứng nhưng ở nhiều người virus này âm thầm gây viêm gan mãn tính, dẫn đến xơ gan và làm tăng nguy cơ bị ung thư gan. Trên người có H, các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ tử vong của những NCH mà cũng có viêm gan siêu vi B hoặc C cao hơn những người chỉ có HIV. Thêm vào đó, với những người đã nhiễm viêm gan siêu vi, việc điều trị bằng thuốc kháng virus cũng như các bệnh khác như lao khó khăn hơn và tốn kém hơn rất nhiều vì có những loại thuốc không thể dùng nếu bệnh nhân bị viêm gan.
    Vì vậy, NCH nếu chưa mắc viêm gan siêu vi B hoặc C thì phải dự phòng đối với hai loại viêm gan này. Người đã mắc viêm gan rồi thì cần phải điều trị viêm gan và có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để gan có thể phục hồi


    1. phòng lây và truyền viêm gan siêu vi bằng cách nào?


    Virus gây viêm gan siêu vi B có đường lây truyền tương tự như HIV, qua máu, dịch âm đạo, tinh dịch và từ mẹ sang con. Tuy nhiên viêm gan siêu vi B dễ lây hơn HIV nhiều lần. Ngoài ra viêm gan siêu vi B còn lây qua đường nước bọt.
    Viêm gan siêu vi C lây truyền chủ yếu qua đường máu. Ngoài ra nó còn lây qua đường quan hệ tình dục và từ mẹ sang con.
    Hiện nay đã có vắc-xin dự phòng viêm gan siêu vi B ở nhiều trạm y tế xã, phường. Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, thành phố và nhiều cơ sở y tế khác. NCH nếu chưa bị viêm gan siêu vi B nên tiêm phòng loại vắc-xin này.
    Tuy nhiên, hiện trên thế giới chưa có vắc-xin dự phòng viêm gan siêu vi C. Do vậy, muốn đề phòng bị lây và tránh truyền virus gây viêm gan cho người khác, tốt nhất là NCH chỉ tiêm chích bằng bơm kim tiêm riêng của mình, luôn sử dụng bao cao su trong khi giao hợp kể cả quan hệ tình dục đường miệng. Để đề phòng lây virus viêm gan cho con thì bố mẹ cần điều trị khỏi viêm gan trước khi người mẹ mang thai.


    2. Làm thế nào để biết một người bị viêm gan siêu vi?


    Hiện nay phần lớn các bệnh viện tình, thành phố, các cơ sở chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm và nhiều phòng xét nghiệm tu nhân ở các thành phố lớn có thể thực hiện các xét nghiệm để xác định một người có bị viêm gan siêu vi B hoặc C hay không


    3. phải làm gì nếu đã mắc viêm gan siêu vi?


    a. Điều trị
    Hiện nay đã có thuốc điều trị khỏi viêm gan siêu vi B và C. Nếu bạn đã bị nhiễm viêm gan siêu vi thì bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm như khoa truyền nhiễm, khoa tiêu hoá của các bệnh viện và các trung tâm bệnh nhiệt đới để được điều trị.


    b. Chăm sóc gan
    Một người đã bị viêm gan siêu vi thì cần đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt và ăn uống để tránh tổn hại thêm cho gan và để cho gan có thể phục hồi.
    Điều quan trọng trước hết là phải tránh xa rượu. Ma tuý và thuốc lá cũng là hai chất rất có hại cho gan.
    Về dinh dưỡng, nên ăn các thức ăn nấu kỹ, các chất có nhiều tinh bột và đường, tránh ăn nhiều mỡ. Nhiều loại mật động vật ( như mật gấu, mật cá...) rất độc cho gan và thận, người đã bị viêm gan càng nên tránh xa.
    Bị nhiễm HIV không có nghĩa là bị AIDS ngay lập tức. Và bị AIDS không có nghĩa là sẽ chết ngay. HIV/AIDS cũng chỉ là một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong. Nhiều nguyên nhân khác có thể gây tử vong sớm hơn như tai nạn giao thông hoặc ung thư.
    Có những bệnh khác cũng không chữa được hoặc rất tốn kém như ung thư, suy thận, bệnh tự miễn dịch.
    Người bị nhiễm HIV vẫn có thể sống khoẻ mạnh và có ích trong nhiều năm. Nên sử dụng những năm này để thực hiện những điều mình muốn làm

    Để giử gìn sức khoẻ và làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS bạn cần tránh nhiễm thêm các dòng virus HIV khác, tránh bị nhiễm viêm gan siêu vi và các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Muốn như vậy, bạn hãy luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không chích chung, uống thuốc điều trị dự phòng, thường xuyên tập thể dục và ăn uống, luyện tập và làm việc thích hợp
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:49.

  3. #3
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    VII.Dự phòng và điều trị các nhiễm trùng lây qua đường tình dục
    Có rất nhiều loại nhiễm trùng lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, hạ cam, herpes, chlamydia, mào gà (mồng gà) và viêm gan siêu vi. Các nhiễm trùng này có thể biểu hiện thành các triệu chứng như tiết dịch ở niệu đạo của nam giới hoặc âm đạo ở nữ giới, loét ở bộ phận sinh dục, có hạch ở bẹn hoặc đau bụng dưới nhưng phần lớn không có biểu hiện gì. Nguy cơ bị nhiễm HIV tăng gấp 2 đến 23 lần ở những người có các nhiễm trùng lây qua đường tình dục. Ngược lại, những NCH do khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm nên dễ mắc và khó điều trị các nhiễm trùng này hơn người không có HIV. NCH mà bị mắc các nhiễm trùng này cũng dễ lây HIV cho người khác hơn.
    Để dự phòng lây truyền các nhiễm trùng lây qua đường tình dục, cách duy nhất là luôn luôn sử dụng bao cao su khi giao hợp đường âm đạo và đường hậu môn. Một số loại nhiễm trùng như lậu còn lây qua quan hệ tình dục đường miệng. Nếu một trong hai người bạn tình có các vết loét ở bộ phận sinh dục mà bao cao su không che phủ được thì nên tránh quan hệ tình dục.
    Những người CD4 dưới 200 mà quan hệ tình dục bằng miệng với hậu môn của người khác thì còn dễ mắc các nhiễm trùng đường ruột.
    NCH nên điều trị ngay khi có các triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục. Dịch vụ điều trị các bệnh này rất sẵn có tại các cơ sở y tế. đặc biệt là các cơ sở chuyên khoa da liễu, hoa liễu và phụ khoa.
    VIII. Dự phòng các nhiễm trùng khác
    NCH, đặc biệt là những người có CD4 dưới 200 dễ bị mắc các nhiễm trùng khác nên các bạn đó cần đặc biệt chú ý giữ gìn trong cuộc sống hằng ngày.
    1. ký sinh trùng gây tiêu chảy
    Trong số những nhiễm trùng thông thường mà NCH hay mắc phải có cryp-tosporidium là một loại ký sinh trùng gây tiêu chảy kéo dài. Loại ký sinh trùng này sống trong ruột của người và động vật và ra ngoài theo phân. Ngoài cơ thể, nó sống rất lâu và khó bị tiêu diệt. Khi vào trong cơ thể người có khả năng miễn dịch kém, chỉ một lượng nhỏ ký sinh trùng này cũng có thể gây tiêu chảy nặng.
    Một người có thể bị nhiễm cryptosporidium nếu chạm tay vào bề mặt có loại ký sinh trùng này như bệ hoặc tay nắm cửa toilet, hoặc không rửa tay kỹ sau khi đi ngoài rồi vô tình sau đó đưa tay lên miệng hoặc cầm thức ăn. Nước uống cũng là một nguồn lây nhiễm lớn. Gần như tất cả các nguồn nước chúng ta vẫn sử dụng trong cuộc sống hàng ngày đều có ký sinh trùng này và nhiều loại vì trùng gây bệnh khác. Phần lớn các loại nước suối và nước tinh khiết đóng chai vẫn có chứa cryptosporidium. Chỉ có nước đun sôi kỹ trong ít nhất là 1 phút mới có thể diệt được cryptosporidium.
    Để phòng nhiễm crytosporidium, cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
    · Luôn luôn rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi ngoài, thay tả lót có phân của em bé hoặc dọc rác hay phân động vật.
    · Luôn luôn rửa tay trước khi cầm thức ăn hoặc vật tiếp xúc với thức ăn như chén, bát, đũa....
    · Chỉ uống nước, súc miệng, đánh răng bằng nước đã đun sôi kỹ
    · Chỉ ăn những thức ăn đã nấu chín kỹ, trái cây cần rữa sạch trước khi ăn và bỏ (lột) vỏ
    · Không đi bơi ở ao hồ, sông biển vì trong nước có crytosposidium
    · Không quan hệ tình dục miệng, hậu môn
    2. Nhiễm Toxo
    Toxo (tên đầy đủ là toxoplasma) là một loại ký sinh trùng có trong phân mèo và thịt sống. Người ta còn thấy loại ký sinh trùng này trong phân chim và chó. Nhiều người có thể nhiễm toxo trong nhiều năm mà không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, ở những người hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là khi CD4 còn dưới 100 thì toxo rất dễ gây viêm não hoặc gây bệnh ở mắt.
    Để phòng nhiễm toxo, cần luôn rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn và sau khi dọn phân mèo, chim, chó, chỉ ăn những thịt đã nấu chín kỹ, trái cây cần rửa sạch và bỏ (lột) vỏ. Nhiều người có thể quyết định không nuôi mèo, chó và chim trong nhà. Nếu bạn muốn nuôi thì cần cẩn thận để tránh nhiễm bệnh.
    3. Các nhiễm trùng khác
    NCH nên tránh tiếp xúc với những người bị các bệnh truyền nhiễm như lao, thuỷ đậu, cúm, zona(giời leo)...
    Mỗi khi bị xây xước hoặc bị thương ở ngoài da, bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy sau đó bôi thuốc sát trùng ( như thuốc tím gentian, cồn i-ốt loãng hoặc Betadine) và băng kín.
    Để hạn chế những nhiễm trùng răng miệng, bạn nên đánh răng thường xuyên, ít nhất là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi tỉnh dậy. Sau khi ăn bạn nên súc miệng bằng nước muối pha loãng để làm sạch miệng đồng thời làm các tổn thương trong miệng mau lành( nếu có).



    Bị nhiễm HIV không có nghĩa là bị AIDS ngay lập tức. Và bị AIDS không

    có nghĩa là sẽ chết ngay. HIV/AIDS cũng chỉ là một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong. Nhiều nguyên nhân khác có thể gây tử vong sớm hơn như tai nạn giao thông hoặc ung thư.
    Có những bệnh khác cũng không chữa được hoặc rất tốn kém như ung thư, suy thận, bệnh tự miễn dịch.
    Người bị nhiễm HIV vẫn có thể sống khoẻ mạnh và có ích trong nhiều năm. Nên sử dụng những năm này để thực hiện những điều mình muốn làm

    Để giử gìn sức khoẻ và làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS bạn cần tránh nhiễm thêm các dòng virus HIV khác, tránh bị nhiễm viêm gan siêu vi và các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Muốn như vậy, bạn hãy luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không chích chung, uống thuốc điều trị dự phòng, thường xuyên tập thể dục và ăn uống, luyện tập và làm việc thích hợp

    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:50.

  4. #4
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    IX. Vấn đề sinh sản và tránh thai
    1. Cân nhắc khi quyết định có con
    Khi phát hiện mình có HIV, dù bạn có vững vàng đến đâu thì cuộc sống của bạn cũng thay đổi ít nhiều. Một trong những thay đổi quan trọng là quyết định về việc có con. Quyết định về việc có sinh con hay không là của hai người. Quyết định này đôi khi rất khó khăn nhưng trong bất cứ trường hợp nào, hãy nghĩ đến quyền lợi của đức trẻ. Khi cân nhắc về việc có con, bạn có thể cần để tâm đến một số yếu tố như sao:
    · Khả năng đứa trẻ sinh ra có HIV.
    · Sức khoẻ của bạn và người bạn đời của bạn thế nào? Bạn có tiếp cận được với thuốc điều trị dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con không?
    · khả năng chăm sóc, dạy dỗ đứa bé. Bạn và bạn đời của mình có còn khoẻ mạnh trong một thời gian dài không? Các bạn có điều kiện sử dụng thuốc kháng virus không? Các bạn có các điều kiện tối thiểu để nuôi dạy con như chỗ ở, thu nhập... hay không? Ngoài các bạn ra, gia đình các bạn có sẵn sàng và có thể hổ trợ trong việc nuôi dạy con bạn không? Nếu nguy cơ lây nhiễm cho con là thấp, và nếu bạn có thể gần như đảm bảo rằng nó sẽ được chăm sóc và dạy dỗ như phần lớn những đứa trẻ khác thì quyết định của bạn có thể dễ dàng hơn
    2. Giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm khi quyết định có con
    a. Giảm nguy cơ lây cho bạn đời không có HIV
    Trên thực tế có một số trường hợp một trong hai người không có HIV. Trong trường hợp đó, điều đầu tiên phải tính đến là tránh lây nhiễm HIV cho người kia. Hiện nay ở Việt Nam đã có kỹ thuật để thực hiện được điều này. Tuy nhiên, điều khó khăn là đến nay pháp luật vẫn cấm việc sử dụng tinh dịch của NCH vì vậy các kỹ thuật này vẫn chưa thể được thực hiện. Dù sao, chúng tôi cũng xin giới thiệu để các bạn được biết. Có thể trong tương lai, các qui định của pháp luật sẽ được sữa đổi.
    · Trường hợp người phụ nữ có HIV và người đàn ông không có HIV. Để tránh lây HIV, các bạn có thể cân nhắc khả năng thực hiện thụ tinh nhân tạo. Tức là người bố sẽ lấy tinh dịch của mình vào một cái lọ. Sau đó bác sỹ chuyên khoa sẽ bơm tinh dịch này vào gần cổ tử cung của người mẹ. Kỹ thuật này rất đơn giản và rẻ tiền và có thể tránh được nguy cơ lây nhiễm giữa hai người
    · Trường hợp người đàn ông có HIV và người phụ nữ không có HIV. Hiện nay ở một số bệnh viện lớn ở Việt Nam như bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện được kỳ thuật lọc rửa tinh trùng và thụ thai trong ống nghiệm. Kỹ thuật này đã được áp dụng ở một số nước tiên tiến. Tuy nhiên, kỹ thuật này rất đắt tiền và phức tạp.
    b. Giảm nguy cơ lây truyền HIV cho con
    Điều trị dự phòng trong quá trình bà mẹ mang thai, trong khi sinh nở và sau khi sinh là biện pháp hữu hiệu trong việc phòng lây truyền từ mẹ sang con
    3. Tránh thai
    Khi bạn đã có HIV, bạn cần luôn luôn sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục. Bao cao su không những có tác dụng tránh thai mà còn tránh lây nhHIV cho người bạn tình nếu người đó không có HIV, và nếu người đó cũng có HIV thì bao cao su sẽ giúp cả hai người tránh bị nhiễm thêm các dòng virus khác, đồng thời tránh được các bệnh lây qua đường tình dục khác như viêm gan siêu vi, chlamydia, trùng roi...
    Tuy nhiên, nếu các bạn thực sự muốn đạt hiệu quả tránh thai tuyệt đối, các bạn nên sử dụng biện pháp tránh thai “kép” tức là kết hợp bao cao su và một biện pháp tránh thai khác
    Nếu các bạn quyết định là sẽ không có con hoặc không có thêm con nữa, bạn có thể cân nhắc biện pháp đình sản tức là phẫu thuật để thắt ống dẫn tinh ở nam hoặc ống dẫn trứng ở nữ. Kỹ thuật này có hiệu quả tránh thai cao nhất và lâu dài nhất, có thể vĩnh viễn. Kỹ thuật đình sản cho nam giới đơn giản hơn nhiều so với ở nữ giới nên người nam giới có thể lãnh trách nhiệm này.
    Nếu bạn chỉ muốn tránh thai tạm thời thì ngoài bao cao su, các bạn cần áp dụng thêm một biện pháp khác như tính vòng kinh.
    Với thuốc uống tránh thai, vòng tránh thai và thuốc tiêm tránh thai, hiện còn có nhiều ý kiến tranh cãi về tính an toàn cũng như hiệu quả của các biện pháp này. Mặc dù chưa có kết luận rõ ràng, các quan sát thực tế cho thấy nếu bạn không điều trị thuốc kháng virus thì việc dùng thuốc tránh thai cũng không có ảnh hưởng gì đáng kể đến sức khoẻ của bạn.






    Bị nhiễm HIV không có nghĩa là bị AIDS ngay lập tức. Và bị AIDS không có nghĩa là sẽ chết ngay. HIV/AIDS cũng chỉ là một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong. Nhiều nguyên nhân khác có thể gây tử vong sớm hơn như tai nạn giao thông hoặc ung thư.
    Có những bệnh khác cũng không chữa được hoặc rất tốn kém như ung thư, suy thận, bệnh tự miễn dịch.
    Người bị nhiễm HIV vẫn có thể sống khoẻ mạnh và có ích trong nhiều năm. Nên sử dụng những năm này để thực hiện những điều mình muốn làm

    Để giử gìn sức khoẻ và làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS bạn cần tránh nhiễm thêm các dòng virus HIV khác, tránh bị nhiễm viêm gan siêu vi và các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Muốn như vậy, bạn hãy luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không chích chung, uống thuốc điều trị dự phòng, thường xuyên tập thể dục và ăn uống, luyện tập và làm việc thích hợp



    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:50.

  5. #5
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    X. Làm việc
    Công việc làm một trong những liều thuốc tốt nhất để đề phòng và giải quyết các khủng hoảng tinh thần cho người có HIV.
    Về phương diện y học, khả năng lao động của NCH không khác gì so với những người khác. Người có HIV chưa có biểu hiện nhiễm trùng cơ hội có thể làm việc như người bình thường, những người đã có các biểu hiện của bệnh AIDS có thể làm việc như những người mắc các bệnh mãn tính và cấp tính khác.
    Chỉ có hai điều đáng lưu ý trong vấn đề công việc của người có HIV là để phòng nhiễm trùng cơ hội cho người có HIV và phòng lây nhiễm cho người khác.
    Để phòng nhiễm trùng cơ hội, người có HIV không nên làm các công việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều tác nhân gây bệnh như các công việc phải tiếp xúc với rác, chất thải, nước bẩn, bụi hoặc trong các môi trường bị ô nhiễm.
    Để phòng lây nhiễm cho người khác, người có HIV không nên làm các công việc có tiếp xúc với dịch cơ thể hoặc máu của người khác như bác sỹ, phẫu thuật, thợ hớt tóc....
    XI. Viết cho các bạn có HIV đã và đang sử dụng ma tuý
    Đại đa số những người có sử dụng ma tuý đều muốn từ bỏ ma tuý. Tuy nhiên, chỉ có một số ít người thành công trong việc cai ma tuý ngay từ lần đầu tiên. Phần lớn chỉ thành công sau khi đã cố gắng rất nhiều lần.
    Nếu bạn đã cai được ma tuý, xin chúc mừng bạn, và chắc bạn cũng biết rằng điều cần thiết đối với bạn bây giờ là giữ để không quay trở lại với ma tuý. Một vài bạn sau khi điều trị bằng thuốc đặc hiệu, sức khoẻ khá hơn đã dùng lại ma tuý. Điều này là cực kỳ có hại cho bạn vì khi sử dụng ma tuý. việc tuân thủ điều trị thường không được đảm bảo, dẫn đến kháng (lờn) thuốc và dễ thất bại trong điều trị.
    Với những bạn chưa cai được ma tuý, xin bạn đừng quá thất vọng. Nếu bạn cố gằng nhiều lần bạn sẽ có thể thành công. Tuy nhiên, trong lúc bạn chưa cai được ma tuý, có hai điều quan trọng mà bạn cần nhớ là: tiêm chích an toàn, và uống thuốc đầy đủ và đúng giờ.
    a. Tiêm chích
    Tiêm chích bằng bơm kim tiêm đã bị nhiễm bẩn hoặc dính máu của người khác bạn có thể bị nhiễm các loại virus khác như viêm gan siêu vi B hoặc C. Chỗ tiêm chích của bạn cũng có thể bị nhiễm trùng có thể dẫn đến áp-xe. Nếu bạn dùng chung bơm kim tiêm với một người bị nhiễm HIV khác, bạn và người đó có thể bị nhiễm thêm dòng virus khác, gây khó khăn thêm cho việc điều trị. Nếu bạn dùng chung bơm kim tiêm với người khác. Cách làm này gọi là tiêm chích an toàn.
    Cách tốt nhất là tiêm chích bằng bơm kim tiêm dùng một lần. Nhưng khi bạn không thể có được loại bơm kim tiêm này, bạn có thể dùng lại bơm tiêm thuỷ tinh và kim đế kim loại. Tuy nhiên, sau mỗi lần tiêm chích, bạn phải rửa sạch bơm và kim tiêm với nước ấm và xà phòng bột, tráng rửa sạch rồi luộc sôi ít nhất 20 phút.
    b. Uống thuốc
    Cho dù là bạn đang điều trị một bệnh, điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội hay đang điều trị đặc hiệu, điều quan trọng là bạn phải uống thuốc đầy đủ và đúng giờ. Tốt nhất là bạn hãy nhờ người thân nhắc nhở mình uống thuốc. Nếu bạn hay đi khỏi nhà, nên mang theo một vài liều thuốc với bạn để bạn có thể uống thuốc đúng giờ mặc dù không ở nhà.
    c. Vời người chăm sóc cho NCH có sử dụng ma tuý
    Đối với bất cứ ai, phải thừa nhận người thân của mình dùng ma tuý và chưa thể cai được là một sự thật hết sức khó khăn. Tuy nhiên, người chăm sóc nên hiểu rằng từ bỏ ma tuý là một quá trình có thể rất dài và rất khó khăn. Trong khi NCH chưa từ bỏ được ma tuý, người chăm sóc cần giúp họ thực hiện các biện pháp giảm hại như không tiêm chích chung. Người chăm sóc đặc biệt chú ý đến việc giúp NCH uống thuốc đầy đủ và đúng giờ. Tổ chức Y tế thế giới khuyên nên thực hiện phương pháp quan sát trực tiếp trong theo dõi dùng thuốc với những người sử dụng ma tuý, tức là trực tiếp quan sát NCH uống thuốc




    Bị nhiễm HIV không có nghĩa là bị AIDS ngay lập tức. Và bị AIDS không có nghĩa là sẽ chết ngay. HIV/AIDS cũng chỉ là một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong. Nhiều nguyên nhân khác có thể gây tử vong sớm hơn như tai nạn giao thông hoặc ung thư.
    Có những bệnh khác cũng không chữa được hoặc rất tốn kém như ung thư, suy thận, bệnh tự miễn dịch.
    Người bị nhiễm HIV vẫn có thể sống khoẻ mạnh và có ích trong nhiều năm. Nên sử dụng những năm này để thực hiện những điều mình muốn làm

    Để giử gìn sức khoẻ và làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS bạn cần tránh nhiễm thêm các dòng virus HIV khác, tránh bị nhiễm viêm gan siêu vi và các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Muốn như vậy, bạn hãy luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không chích chung, uống thuốc điều trị dự phòng, thường xuyên tập thể dục và ăn uống, luyện tập và làm việc thích hợp


    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:51.

  6. #6
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần

    Phụ nữ và HIV

    Do đặc điểm cơ thể phụ nữ dễ bị nhiễm HIV qua đường tình dục hơn nam giới. Một khi đã mang HIV, ngoài các chú ý như đối với những người có H khác, phụ nữ còn cần quan tâm đến những vấn đề về kinh nguyệt, về đường sinh sản, vấn đề thai nghén và phòng lây nhiễm cho con.
    Khi dịch HIV mới bùng nổ ở Việt Nam, hầu hết các trường hợp được phát hiện nhiễm HIV đều là nam nhưng ngày càng nhiều trường hợp phụ nữ có HIV được phát hiện. Cho đến nay, trên 15% số trường hợp được phát hiện nhiễm HIV ở Việt Nam là phụ nữ. Dự kiến trong tương lai tỷ lệ này còn tăng cao hơn. Trên thế giới, gần một nửa số người nhiễm HIV là phụ nữ.
    Các nghiên cứu đã cho thấy rằng mặc dù nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục của phụ nữ cao hơn nam giới, một khi đã có HIV thì tiến triển của HIV ở phụ nữ cũng tương tự như ở nam giới và thuốc kháng virus cũng có tác dụng ở phụ nữ tương tự như ở nam giới. Tuy nhiên, ở phụ nữ, HIV còn có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và sức khoẻ sinh sản. Bà mẹ mang thai có HIV có thể truyền sang cho con. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng các bà mẹ bị bệnh liên quan đến HIV có nguy cơ tử vong sớm hơn nếu cho con bú.
    I. Kinh nguyệt
    Những phụ nữ có CD4 dưới 200 có thể thấy một số rối loạn kinh nguyệt như chu kỳ kinh nguyệt không đều, lượng máu có thể nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, hoặc chậm/mất kinh mặc dù không có thai. Những hiện tượng này có thể do HIV phát triển làm thay đổi sự cân bằng về nội tiết hoặc do bị sút cân hoặc thiếu máu.
    Dù vì lý do gì thì đây cũng là dấu hiệu là bệnh đang tiến triển và bạn nên cho BS biết.
    Trên một số người, HIV có thể gây mãn kinh sớm. Các triệu chứng của mãn kinh bao gồm: kinh nguyệt thưa dần rồi ngưng hẳn, khô âm đạo, có những cơn nóng bừng mặt, giảm ham muốn tình dục, da khô và có các đốm đồi mồi trên da, đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, tính tình thay đổi.
    II. Lây truyền HIV từ mẹ sang con
    Trong một số trường hợp, người mẹ bị nhiễm HIV truyền virus cho con trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc khi cho con bú. Tuy nhiên, không phải tất cả những đứa trẻ do các bà mẹ nhiễm HIV sinh đều bị nhiễm. Tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con nếu không được điều trị dự phòng là khoảng dưới 30%. Tuy nhiên, nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho con:
    · Lượng CD4 thấp.
    · Mẹ vỡ ối (bể bọc nước) trước khi sinh từ 4 tiếng trở lên.
    · Mẹ bị nhiễm trùng lây qua đường tình dục và chưa điều trị khỏi.
    · Mẹ sử dụng rượu và ma tuý trong thời gian mang thai.
    · Sinh con đường âm đạo chứ không mổ đẻ (mổ bắt con) khi lượng virus trong máu cao, lượng CD4 thấp.
    · Cho con bú mẹ.
    Các biện pháp điều trị hiện có giúp giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con xuống còn dưới 20%, thậm chí dưới 10%
    Hiện nay tại các bệnh viện phụ sản lớn ở Việt Nam như bệnh viện Từ Dũ, bênh viện Trung ương Huế, Viện Bảo vệ Sức Khoẻ Bà mẹ và Trẻ Sơ sinh (bệnh viện C), bệnh viện Phụ sản Hải phòng và nhiều khoa sản bệnh viện đa khoa tình đã có thuốc điều trị dự phòng miễn phí cho các trường hợp bà mẹ bị nhiễm HIV.
    Các bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV nên tìm đến các cơ sở y tế kể trên để được tu vấn và điều trị dự phòng, giảm nguy cơ lây truyền virus cho con.
    Do HIV có trong sữa mẹ nên các bà mẹ bị nhiễm HIV không nên cho con bú sữa mẹ.
    Một bà mẹ mang thai có HIV nên:
    · Đến một trong các bệnh viện kể trên để được tư vấn và điều trị dự phòng miễn phí, nhằm làm giảm nguy cơ lan truyền virus cho con.
    · Ăn uống nhiều, đủ chất để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và con.
    · Không cho con bú sữa mẹ mà cho ăn bằng sữa bột và các thức ăn phù hợp khác. Bạn nên hỏi ý kiến cán bộ y tế để biết loại thức ăn phù hợp cho từng độ tuổi của trẻ.
    Mặc dù phần lớn con của các bà mẹ có HIV ngay sau khi sinh đều cho kết quả xét nghiệm dương tính, điều đó không có nghĩa là các cháu này đều bị nhiễm HIV.




    Bị nhiễm HIV không có nghĩa là bị AIDS ngay lập tức. Và bị AIDS không có nghĩa là sẽ chết ngay. HIV/AIDS cũng chỉ là một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong. Nhiều nguyên nhân khác có thể gây tử vong sớm hơn như tai nạn giao thông hoặc ung thư.
    Có những bệnh khác cũng không chữa được hoặc rất tốn kém như ung thư, suy thận, bệnh tự miễn dịch.
    Người bị nhiễm HIV vẫn có thể sống khoẻ mạnh và có ích trong nhiều năm. Nên sử dụng những năm này để thực hiện những điều mình muốn làm

    Để giử gìn sức khoẻ và làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS bạn cần tránh nhiễm thêm các dòng virus HIV khác, tránh bị nhiễm viêm gan siêu vi và các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Muốn như vậy, bạn hãy luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không chích chung, uống thuốc điều trị dự phòng, thường xuyên tập thể dục và ăn uống, luyện tập và làm việc thích hợp


    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:51.

  7. #7
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Trẻ em và HIV

    Trẻ em có HIV thường chuyển sang giai đoạn AIDS nhanh hơn người lớn. Các trẻ nghi ngờ có HIV cần được uống Cotrimoxazole ngay sau khi sinh cho đến khi xác định chắc chắn là không có HIV. Trẻ em có HIV không nên tiêm phòng lao hoặc uống phòng bại liệt.
    I. Đặc điểm của nhiễm HIV ở trẻ em
    So với người lớn, trẻ em có HIV thường có diễn biến bệnh nhanh hơn nhiều và nếu không được điều trị thì phần lớn các cháu sẽ bị bệnh rất nhanh và tử vong trong vòng vài năm.
    Trẻ em có HIV có thể chậm lớn hơn và chậm dậy thì hơn những trẻ không có HIV.
    Số lượng tế bào CD4 trên trẻ nhỏ cũng khác so với người lớn. Thông thường, lượng tế bào CD4 trên trẻ nhỏ cũng khác so với người lớn. Lượng CD4 trung bình ở trẻ 6 tháng tuổi là vào khoảng 3.000 tế bào, ở trẻ 1 tuổi là 1.500 và thường vào khoảng trên 1.000 ở trẻ từ 1 đến 6 tuổi còn trẻ trên 6 tuổi có lượng CD4 gần tương đương với người lớn. Vì vậy, người ta thường phải sử dụng bảng đối chiếu CD4 để đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch ở từng độ tuổi, hoặc tính tỷ lệ tế bào CD4 trên tổng số tế bào bạch cầu (CD4%). Tỷ lệ này bình thường vào khoảng 40%. Khi tỷ lệ này giảm xuống dưới 20% thì cơ thể có nhiều khả năng mắc các nhiễm trùng cơ hội, như trong trường hợp CD4 của người lớn ở dưới 200 tế bào.
    II. Thuốc kháng virus cho trẻ em
    Việc phân giai đoạn nhiễm HIV ở trẻ em phức tạp hơn người lớn. Dự kiến đầu năm 2005, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ đưa ra khuyến nghị về việc phân chia giai đoạn cho trẻ em.
    Nhìn chung, việc bắt đầu điều trị thuốc kháng virus cho trẻ em dựa trên 2 yếu tố, biểu hiện lâm sàng và tỷ lệ CD4(CD4%). Khi trẻ có các bệnh lý nhiễm HIV nặng và có tỷ lệ CD4 từ 20% trở xuống, đặc biệt là dưới 15% thì trẻ cần được điều trị bằng thuốc kháng virus.
    Phần lớn các phác đồ thuốc kháng virus dùng cho người lớn đều dùng được cho trẻ em. Tuy nhiên, cần lưu ý là Efavirenz (EFV, Sustiva) không được phép dùng cho trẻ em có cân nặng dưới 10kg hoặc dưới 3 tuổi.
    Liều lượng thuốc dùng cho trẻ em là theo cân nặng của trẻ. Hiện nay trên thế giới, nhiều loại thuốc kháng virus đã có dạng si-rô dành riêng cho trẻ em những ở Việt Nam hiện nay chưa có. Để khắc phục, một số bác sỹ đã dùng thuốc của người lớn, cắt ra để điều trị cho trẻ em. Đây là giải pháp tạm thời vì việc chia thuốc bằng phương pháp thủ công như vậy không đảm bảo liều dùng chính xác cho trẻ.
    III. Một số điểm cần lưu tâm
    1) Uống Cotrimoxazole để dự phòng nhiễm trùng cơ hội
    · tất cả trẻ em do các bàn mẹ có HIV sinh ra đều cần uống Cotrimoxazole để dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
    · liều lượng: nửa (1/2) viên đơn (viên 480mg) cho trẻ dưới 10kg, một viên đơn cho trẻ từ 10-25/kg và một viên kép (960mg) cho trẻ trên 25kg.
    · chỉ nên cho trẻ ngừng uống khi đã xác định chắc chắn là trẻ không nhiễm HIV và trẻ không bú mẹ, hoặc sau khi trẻ đã được điều trị bằng thuốc kháng virus và có dấu hiệu phục hồi tốt.

    2)Tiêm phòng( chủng ngừa)

    Nhìn chung việc tiêm phòng cho trẻ em có HIV là an toàn và cần thiết. Đặc biệt, một số bệnh như sởi và thuỷ đậu khi gây bệnh ở những trẻ có HIV có thể diễn biến rất nặng vì vậy nên tiêm phòng cho các em bé những bệnh này.
    Vắc-xin thuỷ đậu hiện không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng nhiều trung tâm y tế dự phòng của các thành phố lớn có loại vắc-xin này.
    Tuy nhiên, có một số loại vắc-xin mà bản chất là virus vẫn còn sống mà bị làm yếu đi (vắc-xin giảm độc lực) thì không nên dùng cho trẻ có HIV hoặc nghi ngờ có HIV (ví dụ như con mới sinh của bà mẹ có HIV) để đề phòng trường hợp cơ thể các em quá yếu, không những không tạo được miễn dịch chống lại virus đó mà còn bị mắc bệnh ví dụ như vắc-xin tiêm phòng lao và vắc-xin uống phòng bại liệt trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam hiện nay.






    với trẻ có hoặc nghi ngờ có HIV không tiêm phòng (chủng ngừa) lao và không uống vắc-xin bại liệt.
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:52.

  8. #8
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Dinh dưỡng


    Hàng ngày NCH cần một lượng protein và năng lượng nhiều hơn người bình thường để chống lại virus. Tuy nhiên, NCH lại dễ bị ngộ độc thức ăn và nhiễm bệnh qua thức ăn hơn. Do vậy, NCH cần ăn nhiều gắp đối bình thường. Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh và nhiều dinh dưỡng.
    Chế độ dinh dưỡng của NCH là rất quan trọng vì cơ thể của bạn cần nhiều đạm (protein) và năng lượng hơn bình thường để chống đỡ với virus HIV, Các nghiên cứu đã cho thấy ngay từ giai đoạn đầu mới nhiễm HIV, cơ thể đã cần gấp đôi đạm và năng lượng so với trước khi nhiễm HIV. Mặt khác, do sức đề kháng của cơ thể NCH yếu hơn nên một lượng nhỏ mầm bệnh cũng có thể gây nhiễm trùng đường ruột hoặc ngộ độc thức ăn. Thêm vào đó, do cơ thể yếu mệt, bị nhiễm trùng cơ hội hoặc do tác dụng phụ của các thuốc, NCH đôi khi chán ăn. Do tất cả những yếu tố trên, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và an toàn đối với NCH là rất quan trọng.
    Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ:
    · Phòng giảm cân
    · Phòng thiếu dinh dưỡng
    · Đảm bảo đử dự trữ các chất dinh dưỡng
    · Giảm nguy cơ nhiễm trùng
    · Tăng cường hiệu quả điều trị
    Một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng
    Để có thể ăn được nhiều, bạn nên chọn các loại đồ ăn thích hợp với khẩu vị và tiêu hoá của mình. Không nên cố ăn uống các loại thực phẩm mà mình không thích hoặc gây rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, đau bụng, dị ứng...)
    1) Các loại đồ ăn thích hợp về mặt dinh dưỡng với NCH
    · Đồ ăn chứa nhiều protein: thịt, tôm, cá, trứng, sữa, gan, các loại hạt đậu, đậu phụ, lạc, vừng (mè)
    · Đồ ăn chứa nhiều năng lượng khoai tây, bánh mỳ, cơm, các loại đồ ăn ngọt (mía, bánh, kẹo, trái cây ngọt. nước uống có đường), các loại chất béo (mỡ, dầu, bơ, pho mát)
    · Đồ ăn chứa nhiều vitamin: rau và trái cây các loại, trứng, sữa, gan.
    NCH cần ăn ít nhất là 6 lần mỗi ngày. Nếu không có điều kiện để tổ chức bữa ăn thường xuyên, ngoài các bữa ăn chính trong ngày, các lần khác bạn có thể ăn bánh kẹo, trái cây hoặc các đồ ăn nhẹ khác.
    2) tỷ lệ các loại đồ ăn mà người có HIV nên sử dụng.
    Tháp thực phẩm thể hiện tỷ lệ các loại lương thực, thực phẩm mà người có HIV nên ăn, uống
    · Cần ăn nhiều nhất là các loại lương thực: cơm, bánh mì, khoai tây. Cần lưu ý là phở, bún, miến và phần lớn các loại mỳ hiện có tại Việt Nam đều chứa rất ít năng lượng. Trong trường hợp bạn cần ăn để lấy năng lượng thì không nên ăn các loại đồ ăn này goặc phải ăn cùng với các loại đồ ăn nhiều năng lượng như cơm, bánh mì, khoai tây.
    · Kế đó là các loại rau và trái cây. Nên ăn các loại rau và trái cây khác nhau để có nhiều loại vitamin, chất khoáng và chất xơ. Tuy nhiên, cần lưu ý là NCH không nên ăn các loại rau sống thừ khi những rau này được rửa thật sạch và ngâm trong nước muối loãng để loại trừ phần lớn các loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Các loại trái cây nên được gọt vỏ trước khi ăn.
    · các loại thực phẩm nhiều đạm có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ và tăng cường khả năng chống đỡ của cơ thể nên cần được ăn thường xuyên. Các loại đó gồm: thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, vừng(mè), lạc. Một ngày một NCH nên ăn một lượng đạm tương đương với 4-5 quả trứng gà hoặc 2-3 lạng thịt, hoặc 3-4 lạng cá.
    · các loại gia vị. Tuỳ vào khẩu vị của từng người mà có thể sử dụng các loại gia vị khác nhau. Tuy nhiên, những người có HIV không nên ăn quá nhiều ớt và hạt tiêu vì có thể gây kích ứng dạ dày đồng thời làm các vết loét ở miệng lâu lành. Những người có HIV ở Thái Lan thường được khuyên ăn nhiều tỏi để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các bạn cũng có thể áp dụng thử nếu thấy phù hợp.
    Nếu bạn không thể ăn đủ các loại thức ăn thông thường, bạn nên dùng các loại đồ uống có nhiều ca-lo (năng lượng) như sữa và nước hoa quả pha đường. Bạn có thể uống thẳng từ cốc hoặc qua ống hút. Trong các loại sữa bột hiện nay đang có bán trên thị trường Việt Nam, Ensure là loại sữa được Tổ chức Y Tế Thế giới khuyên dùng cho những người có HIV vì loại sữa này có chứa nhiều năng lượng.
    Trong trường hợp bị rối loạn tiêu hoá, bạn nên ăn các loại lương thực như cơm, bánh mì, hoặc các loại trái cây có vị ngọt vì chúng có nhiều năng lượng và dễ tiêu hơn.
    Đề phòng các loại bệnh do thức ăn gây ra
    · những người có HIV dễ bị nhiễm đường tiêu hoá. Do vậy cần chọn mua các loại đồ ăn uống tươi, sạch, còn hạn sử dụng. Các loại thức ăn có trứng, thịt và hải sản như tôm, cá cần được nấu chín kỹ, các loại rau quả cần được rửa sạch. Nên ăn ngay sau khi nấu. Những đồ ăn, uống còn thừa hoặc để tủ lạnh, phải có lồng bàn để tránh ruồi và côn trùng. Trong trường hợp đó, thức ăn uống không thể để quá 6 giờ kể từ khi nấu.
    · ngoài ra, một số người có thể dị ứng với một số loại đồ ăn, uống nhất định như sữa tươi, tôm, cá... Các biểu hiện của dị ứng có thể là ngứa, nổi cục trên da hoặc cũng có thể là đau bụng hoặc tiêu chảy. Trong những trường hợp đó bạn nên dùng loại thức ăn khác.





    Yêu cầu về dinh dưỡng với NCH:
    · Nhiều năng lượng
    · Nhiều đạm
    · An toàn
    · Dễ ăn
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:53.

  9. #9
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Dinh dưỡng


    Hàng ngày NCH cần một lượng protein và năng lượng nhiều hơn người bình thường để chống lại virus. Tuy nhiên, NCH lại dễ bị ngộ độc thức ăn và nhiễm bệnh qua thức ăn hơn. Do vậy, NCH cần ăn nhiều gắp đối bình thường. Thức ăn phải đảm bảo vệ sinh và nhiều dinh dưỡng.
    Chế độ dinh dưỡng của NCH là rất quan trọng vì cơ thể của bạn cần nhiều đạm (protein) và năng lượng hơn bình thường để chống đỡ với virus HIV, Các nghiên cứu đã cho thấy ngay từ giai đoạn đầu mới nhiễm HIV, cơ thể đã cần gấp đôi đạm và năng lượng so với trước khi nhiễm HIV. Mặt khác, do sức đề kháng của cơ thể NCH yếu hơn nên một lượng nhỏ mầm bệnh cũng có thể gây nhiễm trùng đường ruột hoặc ngộ độc thức ăn. Thêm vào đó, do cơ thể yếu mệt, bị nhiễm trùng cơ hội hoặc do tác dụng phụ của các thuốc, NCH đôi khi chán ăn. Do tất cả những yếu tố trên, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và an toàn đối với NCH là rất quan trọng.
    Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ:
    · Phòng giảm cân
    · Phòng thiếu dinh dưỡng
    · Đảm bảo đử dự trữ các chất dinh dưỡng
    · Giảm nguy cơ nhiễm trùng
    · Tăng cường hiệu quả điều trị
    Một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng
    Để có thể ăn được nhiều, bạn nên chọn các loại đồ ăn thích hợp với khẩu vị và tiêu hoá của mình. Không nên cố ăn uống các loại thực phẩm mà mình không thích hoặc gây rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, đau bụng, dị ứng...)
    1) Các loại đồ ăn thích hợp về mặt dinh dưỡng với NCH
    · Đồ ăn chứa nhiều protein: thịt, tôm, cá, trứng, sữa, gan, các loại hạt đậu, đậu phụ, lạc, vừng (mè)
    · Đồ ăn chứa nhiều năng lượng khoai tây, bánh mỳ, cơm, các loại đồ ăn ngọt (mía, bánh, kẹo, trái cây ngọt. nước uống có đường), các loại chất béo (mỡ, dầu, bơ, pho mát)
    · Đồ ăn chứa nhiều vitamin: rau và trái cây các loại, trứng, sữa, gan.
    NCH cần ăn ít nhất là 6 lần mỗi ngày. Nếu không có điều kiện để tổ chức bữa ăn thường xuyên, ngoài các bữa ăn chính trong ngày, các lần khác bạn có thể ăn bánh kẹo, trái cây hoặc các đồ ăn nhẹ khác.
    2) tỷ lệ các loại đồ ăn mà người có HIV nên sử dụng.
    Tháp thực phẩm thể hiện tỷ lệ các loại lương thực, thực phẩm mà người có HIV nên ăn, uống
    · Cần ăn nhiều nhất là các loại lương thực: cơm, bánh mì, khoai tây. Cần lưu ý là phở, bún, miến và phần lớn các loại mỳ hiện có tại Việt Nam đều chứa rất ít năng lượng. Trong trường hợp bạn cần ăn để lấy năng lượng thì không nên ăn các loại đồ ăn này goặc phải ăn cùng với các loại đồ ăn nhiều năng lượng như cơm, bánh mì, khoai tây.
    · Kế đó là các loại rau và trái cây. Nên ăn các loại rau và trái cây khác nhau để có nhiều loại vitamin, chất khoáng và chất xơ. Tuy nhiên, cần lưu ý là NCH không nên ăn các loại rau sống thừ khi những rau này được rửa thật sạch và ngâm trong nước muối loãng để loại trừ phần lớn các loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Các loại trái cây nên được gọt vỏ trước khi ăn.
    · các loại thực phẩm nhiều đạm có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ và tăng cường khả năng chống đỡ của cơ thể nên cần được ăn thường xuyên. Các loại đó gồm: thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các loại đậu, vừng(mè), lạc. Một ngày một NCH nên ăn một lượng đạm tương đương với 4-5 quả trứng gà hoặc 2-3 lạng thịt, hoặc 3-4 lạng cá.
    · các loại gia vị. Tuỳ vào khẩu vị của từng người mà có thể sử dụng các loại gia vị khác nhau. Tuy nhiên, những người có HIV không nên ăn quá nhiều ớt và hạt tiêu vì có thể gây kích ứng dạ dày đồng thời làm các vết loét ở miệng lâu lành. Những người có HIV ở Thái Lan thường được khuyên ăn nhiều tỏi để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các bạn cũng có thể áp dụng thử nếu thấy phù hợp.
    Nếu bạn không thể ăn đủ các loại thức ăn thông thường, bạn nên dùng các loại đồ uống có nhiều ca-lo (năng lượng) như sữa và nước hoa quả pha đường. Bạn có thể uống thẳng từ cốc hoặc qua ống hút. Trong các loại sữa bột hiện nay đang có bán trên thị trường Việt Nam, Ensure là loại sữa được Tổ chức Y Tế Thế giới khuyên dùng cho những người có HIV vì loại sữa này có chứa nhiều năng lượng.
    Trong trường hợp bị rối loạn tiêu hoá, bạn nên ăn các loại lương thực như cơm, bánh mì, hoặc các loại trái cây có vị ngọt vì chúng có nhiều năng lượng và dễ tiêu hơn.
    Đề phòng các loại bệnh do thức ăn gây ra
    · những người có HIV dễ bị nhiễm đường tiêu hoá. Do vậy cần chọn mua các loại đồ ăn uống tươi, sạch, còn hạn sử dụng. Các loại thức ăn có trứng, thịt và hải sản như tôm, cá cần được nấu chín kỹ, các loại rau quả cần được rửa sạch. Nên ăn ngay sau khi nấu. Những đồ ăn, uống còn thừa hoặc để tủ lạnh, phải có lồng bàn để tránh ruồi và côn trùng. Trong trường hợp đó, thức ăn uống không thể để quá 6 giờ kể từ khi nấu.
    · ngoài ra, một số người có thể dị ứng với một số loại đồ ăn, uống nhất định như sữa tươi, tôm, cá... Các biểu hiện của dị ứng có thể là ngứa, nổi cục trên da hoặc cũng có thể là đau bụng hoặc tiêu chảy. Trong những trường hợp đó bạn nên dùng loại thức ăn khác.





    Yêu cầu về dinh dưỡng với NCH:
    · Nhiều năng lượng
    · Nhiều đạm
    · An toàn
    · Dễ ăn
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:54.

  10. #10
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Triệu chứng thường gặp

    NCH có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng do chính virus HIV hoặc do các nhiễm trùng cơ hội gây ra. Một số triệu chứng có thể điều trị tại nhà, một số triệu chứng báo hiệu các bệnh nguy hiểm cần được chuyển đến các bác sỹ chuyên khoa.
    Các loại thuốc, dụng cụ cần có trong gia đình của người có HIV:
    · Thuốc tím
    · Bông gạc sạch
    · Găng tay cao su dày, găng tay cao su mỏng hoặc túi ny-lon mỏng
    · Thuốc mỡ kháng sinh (bất cứ loại thuốc mỡ kháng sinh thông thường nào, có thể là Tetracylin, Bactrim hoặc các loại khác).
    I. Sốt/Đau đầu
    Sốt và đau đầu có thể do bị một nhiễm trùng cơ hội, do nhiễm các loại siêu vi trùng thông thường hoặc do cảm cúm.
    1) Chăm sóc tại nhà
    ͍ Mặc quần áo rộng, thoáng mát
    ͍ Uống nhiều nước (nước đun sôi, nước hoa quả, cháo, súp..)
    ͍ Dùng khăn thấm nước lạnh rồi lau toàn thân, đặc biệt là nách, khuỷu chân và bẹn
    ͍ Uống thuốc hạ sốt, giảm đau:
    · Paracetamol 500mg, 1-2 viên, 4-6 giờ lần
    · Một ngày không uống quá 8 viên.
    2) Các bài thuốc nam để chữa các bệnh liên quan đến sốt/đau đầu
    Cảm cúm thông thường:

    1. Thể lạnh: Cảm giác sợ lạnh, đau đầu, không khát nước, không có mồ hôi






    Bài 1:
    · Lá tía tô 12g
    · Hành hoa 08g
    · gừng tươi 08g
    · vỏ quít sao vàng 08g
    lấy 2 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi chắt lấy nước uống 1 lần, ngày uống 2 lần.
    Nếu có điều kiện thì cho thêm:
    · Cam thảo đất 08g
    · củ gấu (hương phụ) 12g

    Bài 2 : Cháo chống lạnh


    Nấu cháo gạo, khi cháo chín cho một nhánh gừng tưoi giã nhỏ và hành hoa thái nhỏ. Ăn nóng, có thể cho thêm 1-2 quả trứng gà + một ít tiêu, ớt.

    Bài 3 : Nước gừng đường


    Giã nát 3-4 nhánh gừng cỡ đầu ngón tay cái, Đun với 3-4 cốc nước trong vòng 5 phút. Cho đường vào và uống mỗi ngày 3 lần.

    Bài 4 : Sã và gừng tươi


    Thái nhỏ sã và gừng tươi và đun sôi với 3-4 cốc nước trong vòng 5 phút. Uống mỗi ngày 3 lần.

    Bài 5 : Xông ( nếu người bệnh không ra mồ hôi thì xông )

    Đun sôi một nồi nước sau đó cho 3-4 củ hành khô đập dập, mấy lá chanh, lá bưởi, lá cúc tần, vỏ quít, gừng, sã, lá khuynh diệp hoặc dầu gió. Đun sôi. Để ra ngoài. Để bệnh nhân ngồi cúi mặt xuống nồi rồi trùm chăn qua đầu để xông (hít hơi nước bốc lên từ nồi). Cách này sẽ giúp khỏi ngạt mũi, ra mồ hôi. Xông xong lau sạch mồ hôi, thay quần áo, tránh gió. Cũng có thể pha thêm nước để tắm. Có thể làm cách này mỗi ngày 1-2 lần đến khi bệnh thấy dễ chịu (nhiều nhất là 4 ngày).

    Châm bấm các huyệt:


    Phong phù, Khúc trì, Phong trì, Hợp cốc, Ngoại quan, Túc tam lý

    1. Thể nóng: sợ gió, sốt nóng, có mồ hôi, khát nước, tiểu tiện vàng, rêu lưỡi vàng (biểu hiện của nhiệt





    ِ Lá dâu 16g
    ِ Lá hẹ 16g
    ِ Kim ngân 16g
    ِ củ sắn dây, lá sắn dây 16g
    ِ cam thảo đất 12g
    Đổ 3 bát nước, sắc còn hơn một bát thì cho thêm:
    bạc hà 8g
    kinh giới 8g
    Đun sôi trong 5 phút rồi lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1-2 lần. Có thể uống trong 3 ngày.
    Châm bấm các huyệt: Phong phú, Khúc trì, Phong trì, Phong môn, Hợp cốc, Ngoại quan, Túc tam lý
    Đau đầu do cảm sốt thông thường



    ِ Cúc phơi khô 10g
    ِ củ gấu (hương phụ) sao vàng 12g
    ِ bạc hà 8g
    ِ Cây xấu hổ (trinh nữ) 12g
    ِ Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, uống nóng







    Đau đầu, cảm sốt do thiếu máu, mất ngủ, suy nhược thần kinh





    Bài 1
    ِ Dây lạc tiên 16g
    ِ Là dấu non 16g
    ِ Ngải cứu 08g
    ِ Hạt tơ hồng xanh 16g
    Sao thơm rồi đổ ba bát nước, Sắc còn một bát rồi uống.



    Bài 2
    lấy cành và lá cây xộp (Vương bất lưu hành) sắc lấy nước uống hằng ngày.
    Châm bấm các huyệt:
    Bách hội, Tứ thần thông, Tứ thần thuỷ, Đầu duy, Phong trì, Thái dương, Hành gian, Túc tam lý, Tam âm giao. Kích thích nhẹ đầu kim hoặc day huyệt

    3. Khi nào cần đến khám bác sỹ
    ِ Sốt không giảm sau 3 ngày điều trị tại nhà
    ِ Sốt kèm theo ho và sụt cân
    ِ Sốt kèm theo nôn (ói) vọt, co giật hoặc cổ cứng, mất tri giác, không tỉnh táo
    ِ Sốt kèm vàng mắt, vàng da hoặc tiêu chảy
    ِ Sốt ở phụ nữ có thai hoặc sản phụ
    4. Ghi nhớ
    ِ Không uống quá 8 viên Paracetamol một ngày
    ِ Nếu chỉ bị đau đầu mà không sốt, cần tập thể dục để tăng cường tuần hoàn máu.
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:55.

  11. #11
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    II. Tiêu chảy
    Tiêu chảy có thể do nhiễm trùng từ thức ăn hoặc nước, do nhiễm ký sinh trùng, do tác dụng phụ của thuốc hoặc do quá căng thẳng.
    1) chăm sóc tại nhà
    có thể điều trị tiêu chảy tại nhà bằng cách uống nhiều nước theo chỉ dẫn dưới để bù lại lượng dịch bị mất do tiêu chảy và bằng cách cố gắng ăn để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
    ِ Bù lại lượng dịch đã mất do đi ngoài: uống một hoặc nhiều loại trong các loại dịch sau
    § Nước muối đường pha 2 thìa (muỗng) đường và ½ thìa muối trong 1 lít nước đã đun sôi.
    § Pha một gói Oresol (ORS) trong một lít nước đã đun sôi.
    § Nước cháo pha muối ( ½ thìa muối trong khoảng 1 lít nước cháo).
    § Uống dung dịch đó thay cho nước một cách thường xuyên hoặc uống 200ml sau mỗi lần đi ngoài (trẻ em uống 50-100ml mỗi lần).
    § Ăn thức ăn mềm, nấu chín và sạch như cháo, canh hoặc cơm nát (ướt). Tránh các loại thức ăn cứng, dai, quá ngọt, quá cay, quá béo, hoặc khó tiêu
    § Nếu tiêu chảy kèm theo đau bụng thì giảm đau bằng cách dùng một tầm chườm ấm hoặc một chai nước nóng cuốn trong khăn khô để chườm bụng
    2) Các bài thuốc nam điều trị tiêu chảy:

    1. Thể lạnh: không khát, đau bụng, phân lõng như nước





    Bài 1:
    § gừng tươi nướng 08g
    § Riềng sao 12g
    § Củ sả 12g (sao)
    § Búp ổi 16g (sao)


    Đổ 1-2 bát nước, đun sôi 5 phút cho thêm 1 thìa nhỏ đường chia nhiều lần uống trong ngày

    Bài 2:
    § Cỏ phượng vĩ (xeo gà) 50g
    § Rễ sim 16g (sao vàng)
    Sắc đặc uống 1-2 lần mỗi ngày

    Bài 3: nước gừng
    Đun một miếng gừng cỡ đầu ngón tay cái với một cốc nước trong 5 phút, cho thêm chanh và muối để uống.
    b. thể nóng: khát nước, đau bụng, hậu môn nóng rát, phân khắm




    • Búp tre xanh 16g
    • Rau má 16g
    • Vỏ quít khô 08g
    • Bông mã đề 16g
    • Lá mơ 16g


    Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, chia làm 2 lần uống trong ngày
    c. tiêu chảy mãn tính



    Trộn bột nghệ với mật ong rồi nặn thành các viên nhỏ. Uống 3-5 viên sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Viên nghệ mật ông cũng có bán ở các hiệu thuốc. Hoặc uống Beberin 10mg, người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20 viên, trẻ em tuỳ theo tuổi uống từ 1-10 viên/lần
    3) khi nào cần đến bác sỹ

    • Điều trị tại nhà mà các triệu chứng không đỡ
    • Có sốt
    • Tiêu chảy ra nước liên tục
    • Phân có lẫn máu hoặc nhầy mũi, kèm theo đau bụng
    • Quá yếu
    • Nôn hoặc buồn nôn, hoặc không thể ăn hoặc uống.
    • Đau bụng dữ dội.

    4) Chú ý
    ِ Để đề phòng tiêu chảy cần lưu ý giữ vệ sinh:

    • Uống nước đã đun sôi, ăn thức ăn tươi, nấu chín và đậy kín. Không ăn các thức ăn đã để lâu hoặc bị ruồi nhặng đậu vào.
    • Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, khi làm thức ăn và trước khi ăn.

    ِ Sau khi đi ngoài, nên rửa hậu môn sạch sẽ. Ngâm vào nước ấm pha muối sau đó lau khô và bôi kem dưỡng da.
    ِ Tránh uống sữa trong khi đang bị tiêu chảy vì nó có thể gây triệu chứng nặng thêm hoặc gây đầy bụng.
    ِ Dung dịch Oresol (ORS) đã pha thì phải uống hết trong ngày.
    ِ Viên nghệ mật ong có bán ở các hiệu thuốc.
    ِ Có thể mua gói bọt Oresol ở các hiệu thuốc, các trạm y tế.
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:56.

  12. #12
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    III. Một số triệu chứng ở miệng
    Các triệu chứng thường gặp ở miệng là đau, ăn, nhai, nuốt khó khăn. Trong miệng hoặc họng có thể có các vết trắng, mụn rộp hoặc vết loét.
    Nguyên nhân của các triệu chứng đó có thể là: đẹn miệng do nấm Cadida, mụn rộp do virus Herpes, bạch sản lưỡi, viêm lợi (nướu).

    1. Chăm sóc tại nhà
    2. Chăm sóc chung cho các triệu chứng ở miệng:

    ِ Ăn thức ăn mềm, tránh đồ ăn cay hoặc quá nóng
    ِ Nếu miệng bị đau, loét nhiều, nên nghiền loãng thức ăn và ăn bằng ống hút để thức ăn không dính vào các vết loét gây đau và lâu khỏi.
    ِ Nếu miệng bị đau nhiều có thể ngậm nước đá lạnh để giảm đau.
    ِ Luôn giữ cho miệng sạch để tránh bội nhiễm.
    ِ Uống nhiều nước
    ِ Ăn nhiều rau, ngũ cốc ví dụ như vừng(mè) quả đậu, gạo lức .... Và tỏi.

    1. Nấm (đẹn)miệng

    ِ Thường xuyên súc miệng và đánh răng bằng bàn chải mềm trước khi đi ngủ, buổi sáng và sau mỗi bữa ăn. Sau đó súc miệng bằng nước muối ( pha nửa thìa muối với một chén nước) hoặc nước chanh pha loãng.
    ِ Lau miệng, lưỡi, lợi(nướu) bằng bông hoặc vải mềm sạch bằng một trong hai các nước sau:
    · Nước muối loãng và ấm (1 thìa muối pha loãng với 1 lít nước)
    · Rau ngót rửa thật sạch, tráng lại bằng nước chín, giã nát rồi vắt lấy nước
    · Chuối xanh thái lát và luộc chín, lấy nước để lau
    · Mật ong
    ِ Bôi một trong các loại sau:
    · Nghệ giã nhỏ và bôi sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ
    · Thuốc tím (pha 1 thìa nhỏ trong nửa lít nước) bôi 3-4 lần/ngày
    có thể dùng bài thuốc nam như sau:



    Lá hoặc rễ cây xạ can (rẽ quạt) 8g
    Sài đất 20g
    Rễ đậu chiều 8g
    Cho 3 bát nước, sắc còn 1 bát, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một chén(ly) nhỏ.
    có thể dùng thuốc kháng nấm theo chỉ định của bác sỹ.

    1. Loét do virus Herpes (nhiệt miệng) Có thể kèm theo sốt hoặc không và có thể kéo dài.

    ِ Giữ vệ sinh miệng bằng cách thường xuyên súc miệng bằng nước muối pha loãng
    ِ Bôi thuốc tím ngày 3-4 lần sau mỗi lần ăn và trước khi đi ngủ.
    Bài thuốc loét do virus



    ِ Hoàng đằng 12g
    ِ Chi tú 12g
    ِ Hoàng bá 12g
    ِ Đại hoàng 4g


    Sắc nước ngậm hoặc rửa hoặc có thể uống nếu loét nặng hoặc dùng lá dạ cầm nhai ngậm và nuốt nước

    1. bạch sản lưỡi dạng lông

    ِ Nhìn giống như nấm (đẹn) miệng nhưng không đâu, cạy không tróc.
    ِ Không cần điều trị vì không ảnh hưởng đến ăn uống.
    2. khi nào thì đến bác sỹ
    ِ Bị đau dữ dội
    ِ Không nuốt được.
    ِ Có cảm giác bỏng rát, đâu sau xương ức là có thể bị nấm (đẹn) thực quản, cần được điều trị bằng thuốc chống nấm.
    3. phòng ngừa
    ِ Ăn đầy đủ dinh dưỡng
    ِ Uống thêm các loại vitamin
    ِ Súc miệng bằng nước muối ấm sau mỗi bữa ăn.
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:56.

  13. #13
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    IV. Một số triệu chứng ngoài da
    Người có HIV thường có các triệu chứng ngoài da như phát ban ngứa, da khô, loét, vết thương chậm lành, nhọt hoặc áp-xe. Các triệu chứng này thường là mãn tính và rất khó điều trị khỏi hẳn. Tuy nhiên, vẫn có thể đề phòng và xử trí để giảm bớt sự khó chịu.
    Nguyên nhân của các triệu chứng này có thể là do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm hoặc virus Herpes, do phản ứng thuốc hoặc do nằm lâu.
    1. Chăm sóc tại nhà
    a) Da khô hoặc ngứa
    ِ Làm mát da để giảm ngứa (đắp khăn ướt – chú ý khăn phải sạch để phòng nhiễm trùng da)
    ِ Tránh để khô da. Bôi kem dưỡng da, vaseline, glycerin hoặc dầu ăn nếu cảm thấy da khô.
    ِ Hạn chế tiếp xúc với xà phòng (xà bông) hoặc bột giặt.
    ِ Cố gắng hạn chế gãi.
    ِ Cắt móng tay ngắn và giữ cho tay luôn sạch để tránh gây nhiễm trùng da khi gãi.
    ِ Thuốc
    · kem bôi da Calamine, bôi 2-3 lần/ngày
    · uống thuốc giảm ngứa Chlorpheniramine, Promethazine (uống theo liều hướng dẫn)
    ِ tắm nắng vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn trong khoảng nửa tiếng để làm giảm các nốt ban ở tay và chân.
    các bài thuốc nam điều trị ngứa
    dùng ngoài




    ِ Nạo một củ nghệ già, trộn thêm một tí nước rồi đắp vào chỗ da bị ngứa hoặc khô
    ِ Giã nát một nắm lá lạc tiên hoặc lá mần tưới, cho thêm một ít nước vào, vắt lấy nước rồi đáp hoặc bôi vào vùng da bị tổn thương. Cách này rất có tác dụng với các vết ban và các vùng da bị côn trùng đốt
    ِ Giã nát lá trầu không, trộn với rượu rồi đắp vào vùng da bị tổn thương. Cách này đặt biệt hữu hiệu với các ban sần
    ِ Lá và hoa khế đun nước tắm, tốt cho các trường hợp có ngứa và da khô.
    uống



    Bài 1:
    ِ Lá đơn đỏ 12g
    ِ Lá xấu hổ ( trinh nữ) 12g
    ِ Lá cối xay 12g
    Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát, ngày uống 1-2 lần

    Bài 2:
    ِ Kim ngân 12g
    ِ Hoa húng chó 12g
    ِ Kinh giới 12g
    Đổ 3 bát nước sắc xuống còn 1 bát uống 1 lần, ngày uống 1-2 lần

    b) Vết thương chưa nhiễm trùng (chưa có biểu hiện sưng tấy hoặc có mủ)
    ِ Hàng ngày rửa bằng nước muối pha loãng (pha 1 thìa muối trong 1 lít nước đã đun sôi) rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh (bất cứ loại thuốc mỡ kháng sinh nào)
    ِ Dùng một miếng gạc sạch băng hờ lên vết thương, để tránh bị nhiễm vi trùng trong không khí và phòng lây lan khi tiếp xúc với người khác.
    ِ Nếu vết thương ở chân: tránh đứng hoặc ngồi lâu một tư thế, nên thỉnh thoảng để chân cao.
    ِ Đắp gạc tắm nước muối ấm mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 20 phút
    ِ Hoặc giã nát củ nghệ, trộn với nước đã đun sôi rồi bôi lên vết thương 3 lần mỗi ngày. Có thể thay bằng rau má giã nhuyễn rồi đắp lên vết thương.
    c) áp-xe và vết thương bị sưng nhưng vẫn còn kín, chưa bị vỡ mủ
    Chườm bằng nước muối ấm trong vòng 20 phút, mỗi ngày 4 lần. Cách này có thể giúp làm khô ổ áp-xe. Khi đã vỡ mủ thì cần đến bác sỹ để được dùng thêm kháng sinh.
    d) Vết thường bị nhiễm trùng và có ổ áp-xe
    ِ Hàng ngày rửa sạch vết thương bằng nước muối pha loãng. Nếu có điều kiện, nên dùng nước oxy già để rửa sạch mủ. Nếu vết thương ở tay hoặc chân thì nên ngâm vào thuốc tím pha loãng (1 thìa nhỏ thuốc tím gentian pha với 4-5 lít nước). Trước khi băng vết thương bôi cồn i-ốt loãng hoặc thuốc tím gentian (pha 1 thìa nhỏ trong nửa lít nước). Băng vết thương bằng gạc sạch. Thay băng mỗi ngày 1 lần. Nên tiêm phòng uốn ván.
    ِ Khi có áp-xe nên đến khám bs ngay mà không cần chờ vỡ mủ, vì nếu không điều trị kịp thời gây nhiễm trùng huyết
    thuốc nam:



    Lá cây lô hội (cây lưỡi rồng): Chỉ dùng lớp keo bên trong lá. Rửa sạch chất nhựa màu vàng, cắt thành các lát mỏng và phủ lên vết thương. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại vết thương.
    e) Các tổn thương ngoài da kéo dài hoặc vết loét
    ِ Thái nhỏ quả lựu (để tươi hoặc khô), đun sôi. Dùng nước này để rửa chỗ đau.
    ِ Đun một nắm lá me với 2-3 cốc nước trong vòng 15 phút và dùng nước đó để rửa vết thương mãn tính hoặc các ổ áp-xe. Cách này giúp vết thương mau lành.
    ِ Đắp vết thương bằng lá lô hội như hướng dẫn ở trên.
    f) Zona
    ِ Mặc quần áo rộng, sạch, thoáng.
    ِ Giữ vết thương khô, tránh sờ mó hay để đồ vật va chạm vào.
    ِ Rửa vết thương nhẹ nhàng bằng nước muối pha loãng 3-4 lần mỗi ngày
    ِ Bôi thuốc tím (pha loãng 1 thìa nhỏ trong nửa lít nước) mỗi ngày 1 lần
    ِ Bôi kem calamine mỗi ngày 2 lần để làm giảm ngứa, giảm đau và nhanh liền sẹo
    ِ Nếu đau nhiều có thể uống thuốc giảm đau thông thường như paracetamol. Có thể dùng thêm thuốc an thần, gây ngủ vào buổi tối.
    ِ Không ăn lạc (đậu phọng) hoặc thức ăn nào có lạc vì lạc có thể làm tăng triệu chứng.
    g) loét do nằm lâu
    Loét do nằm lâu thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với giường trong trường hợp dinh dưỡng kém và người bệnh không tự xoay trở được. Các vùng hay bị loét bao gồm: mông, lưng, hông, cùi chỏ và bàn chân.
    Khi bị loét, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để điều trị.
    Để đề phòng loét, có thể áp dụng các biện pháp sau:
    ِ Giữ cho thân thể người bệnh luôn sạch sẽ.
    ِ Để bệnh nhân nằm lên đệm mềm.
    ِ Giữ cho giường và tấm trải luôn sạch và khô.
    ِ Thường xuyên xoay bệnh nhân sang các tư thế khác nhau, lâu nhất là 2 giờ mỗi lần.
    ِ Lót đệm vào các vùng da dễ bị loét như đã nêu trên.
    ِ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân, cho bệnh nhân ăn đầy đủ các chất trong đó có các loại vitamin.
    ِ Ngoài ra có thể dùng bột thạch cao nung để xoa thường xuyên. Tại vùng loét hàng ngày lau rửa bằng bông mềm và nước muối pha loãng, sau đó thấm khô bằng bông sạch. Nếu có điều kiện có thể dùng cao sinh cơ để đắp.
    h) Ung thư Kaposi
    ِ Trên da, trong miệng có các đốm màu nâu hoặc tím, kèm theo có hạch to và không đau.
    ِ Cần đưa đến bác sỹ để điều trị.
    2. khi nào thì phải đến bác sỹ?
    ِ Nếu vùng da bị thương hoặc da xung quanh đỏ, sưng lên và bệnh nhân bị sốt
    ِ Khi có nhiều vết thương hoặc nhiều ổ áp-xe
    ِ Nếu vùng da bị thương có mùi khó chịu, chảy máu hoặc chuyển sang màu đen
    ِ Nếu vết thương đau
    ِ Nếu bị thương ở mặt
    ِ Nếu vết ban xuất hiện dọc theo chân, tay hoặc trên mặt sau khi dùng thuốc
    3. ghi chú
    ِ Để đề phòng bội nhiễm, mỗi khi bị côn trùng cắn hoặc bị trầy xước dù là nhỏ, cần rửa sạch bằng nước muối loãng rồi bôi thuốc mỡ kháng sinh.
    ِ Uống paracetamol 500mg, mỗi lần 1-2 viên, 4-6 giờ một lần để giảm đau.
    ِ Ăn các, đậu phụ, giá đỗ, tỏi và vitamin b các loại để tăng cường dinh dưỡng cho da.
    ِ Trong trường hợp người có hiv có vết thương rách da hoặc đã vỡ mủ mà cần đến sự hổ trợ của người khác thì người chăm sóc cần đi găng tay cao su không bị thủng hoặc lồng tay vào trong 2 lần túi ny-lon sạch, không bị thủng để đề phòng lây nhiễm.
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:57.

  14. #14
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    V. Ho và khó thở
    Ho, khó thở thường, do bị cảm cúm, hen, lao hoặc viêm phế quản, viêm phổi hoặc do bệnh tim mạch.
    1. Chăm sóc tại nhà
    a) Ho có đờm
    ِ Uống nước chanh pha muối, hoặc trà với đường.
    ِ Uống các thuốc ho long đờm dạng si-rô.
    ِ Ăn tỏi sống, hành và hạt hướng dương.
    ِ Thường xuyên uống từng ngụm nhỏ nước ấm, nước gừng pha với đường, nước húng chó, nước tỏi hoặc nước rau má.
    ِ Mát-xa vùng lưng, khum lòng bàn tay vỗ vào phần lưng phía trên của người bệnh để làm long đờm.
    b) Ho khan.
    ِ Uống nước chanh muối, trà đường.
    ِ Giã gừng hoặc tiêu xanh, pha lẫn với nước chanh và muối. Ngậm thường xuyên hoặc súc họng.
    Dùng bài thuốc nam sau:




    ِ Vỏ trắng rễ dâu (tang bạch bì) 12g
    ِ Lá chanh 16g
    ِ Cúc hoa (hoa cúc phơi khô) 8g

    ِ Củ mạch môn 12g
    ِ Bạc hà 8g
    Đổ 3 bát nước, sắc còn 1 bát uống nhiều lần, ngậm ở cổ họng có tác dụng giảm ho tốt.

    Nếu được chẩn đoán là lao
    ِ Bệnh nhân cần uống thuốc lao thường xuyên theo chỉ định của bác sỹ.
    ِ Người chăm sóc cần cẩn thận để tránh lây bệnh.
    Bài thuốc giải độc lao:
    ِ Phần lớn các thuốc điều trị lao thải trừ qua gan và có thể gây ngộ độc cho gan dẫn đến tổn thương chức năng gan. Để đề phòng những tổn thương này có thể dùng bài thuốc nam sau đây. Bài thuốc này rất đơn giản, rẻ tiền, có thể mua ở nhiều hàng thuốc nam hoặc hàng lá.




    ِ Nhân trần : 30-50g
    ِ Kim tiền thảo : 20-30g
    ِ Xa tiền thảo (cây mã đề): 15-20g
    Sắc uống hàng ngày thay cho nước uống.

    ِ khi đã có triệu chứng vàng da thì cần đến cơ sở y tế để được điều trị. Ngoài ra có thể kết hợp uống bài thuốc sau:




    ِ Nhân trần: 20g
    ِ Chi tử : 12g
    ِ Đại hoàng: 04g
    Sắc uống ngày 1 thang.

    c) Khò khè hoặc thở gấp:
    ِ Nằm đầu cao
    ِ Ngồi xổm (chồm hổm), hai tay chống vào cằm
    ِ Để thở tốt hơn có thể tập như sau: ngồi, hai tay đỡ cằm, chống khuỷu tay vào lòng, cúi người xuống phía trước.
    ِ Cho uống nhiều nước để bù lượng nước đã mất do thở nhanh và làm cho đờm loãng, dễ khạc ra.
    ِ Nên thường xuyên có người ở bên cạnh để phát hiện kịp thời cơn khó thở nặng và cấp cứu.
    d) Đau ngực.
    Đau ngực có thể do ho nhiều mà cũng có thể do nguyên nhân khác. Nếu đau ngực do ho nhiều thì:
    ِ Chườm ấm vùng bị đau
    ِ Dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol
    2. Khi nào thì đến bác sỹ?
    ِ Trẻ em dưới 5 tuổi
    ِ Sốt cao đột ngột
    ِ Đau ngực nhiều
    ِ Có đờm màu xanh, vàng hoặc có máu
    ِ Ho ra máu
    ِ Ho kéo dài trên 3 tuần hoặc khạc ra máu kèm theo đau ngực
    ِ Đau ngực và khó thở mà không đỡ sau khi điều trị tại nhà
    ِ Thở gấp, tím tái, bệnh nhân mệt nhiều.
    3. Dự phòng
    ِ năng đi bộ, vận động
    ِ tập thể dục mỗi buổi sáng khi không khí còn trong lành.
    ِ với người phải nằm lâu: thường xuyên mát-xa, xoay trở thay đổi tư thế, vỗ lưng thường xuyên.
    4. Ghi chú
    ِ Để làm giảm triệu chứng cần thường xuyên thay đổi tư thế ngồi hoặc nằm ngủ. Nên đi lại để cho long đờm và tăng trao đổi không khí trong phổi. Nên ở trong khu vực thoáng mát.
    ِ Tránh uống thuốc giảm ho vào ban ngày vì thuốc giảm ho thường gây buồn ngủ và mệt.
    ِ Tránh làm lây bệnh, che miệng khi ho, nhổ đờm vào một hộp hoặc khăn riêng rồi đốt hoặc chôn đi.
    ِ Uống thuốc lao theo chỉ dẫn của bác sỹ. Dù có các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn và đầy bụng vẫn không nên ngừng thuốc bởi vì ngưng thuốc sẽ làm cho vi khuẩn kháng thuốc, gây kho khăn cho điều trị về sau.



    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:57.

  15. #15
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    VI. Buồn nôn, nôn (ói mửa)
    Buồn nôn và nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp là bệnh dạ dày-ruột, ngộ độc thức ăn, bệnh não, căng thẳng, lo lắng, trầm uất. Nôn và buồn nôn cũng còn có thể do tác dụng phụ của thuốc. Nhiều người có HIV có thể bị nôn hoặc buồn nôn kéo dài mà không có nguyên nhân nào khác.
    1. Chăm sóc tại nhà
    ِ Ngừng không ăn uống trong vòng 1-2 giờ sau khi bị nôn/ói hoặc buồn nôn/muốn ói sau đó thì tập uống nước và ăn trở lại, bắt đầu bằng một lượng nước nhỏ và các thức ăn khô như bánh mì hoặc cơm.
    ِ Chườm lạnh lên tráng để giúp thư giản.
    ِ Hít thở không khí trong lành, đặc biệt là vào buổi sáng sớm và buổi tối
    ِ Uống thuốc chống nôn như dimenhydrinate. Uống 1 viên khi có triệu chứng, không nên uống quá 3 viên/ngày
    ِ Điều trị hoặc loại trừ nguyên nhân gây buồn nôn hoặc nôn
    ِ Người chăm sóc nên giúp người có hiv cảm thấy thư giản và thoải mái
    Thuốc Nam




    Uống nước gừng, nước húng chó hoặc lá dâu
    Có thể dùng bài thuốc sau:
    ِ Gừng tươi 12g
    ِ Vỏ quýt 08g
    ِ Cúc hoa(hoa cúc phơi khô) 12g
    ِ Gạo rang 12g

    Đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát uống 2 lần/ngày

    2. Lưu ý
    Nếu buồn nôn, nôn do ngộ độc thức ăn tuyệt đối không dùng thuốc chống nôn(ngược lại phải gây nôn cho bệnh nhân nôn ra thức ăn nhiễm trùng hoặc nhiễm độc) mà phải cho bệnh nhân uống ORS hoặc nặng hơn phải truyền dịch.
    3. Ghi chú
    ِ Tránh ăn trong khi đang nằm
    ِ Các thuốc chống nôn có thể gây buồn ngủ
    4. Khi nào thì cần đến bác sỹ?
    ِ Nôn quá nhiều hoặc không thể ăn được mặc dù làm hết cách
    ِ Miệng khô, da khô do nôn nhiều
    ِ Nôn kèm theo đau bụng hoặc sốt
    ِ Nôn ra chất sậm màu, mùi thối
    ِ Nôn ra máu
    5. Phòng ngừa
    ِ Tránh ăn thức ăn nhiều gia vị hoặc nặng mùi
    ِ Tránh mất nhiều nước do tiêu chảy dẫn đến nôn do rồi loạn điện giải
    ِ Vệ sinh răng miệng, thật tốt, đánh răng trước khi đi ngủ và sau mỗi bữa ăn
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:58.

  16. #16
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    VII. Đau cơ/khớp
    Trong suốt quá trình bị bệnh, người có HIV có thể bị đau cơ hoặc đau khớp bất cứ lúc nào. Nằm yên một chỗ và ít cử động sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, dẫn đến đau khớp và đau cơ. Làm giảm triệu chứng đau sẽ làm cho người có HIV cảm thấy dễ chịu hơn.
    Chăm sóc tại nhà
    ِ Uống thuốc giảm đau
    ِ Bôi dầu cao để làm giảm đau cơ
    ِ Xoa bóp nhẹ nhàng tay, chân và lưng của người có hiv. Người xoa bóp cần xoa tay bằng phấn rôm hoặc kem bôi da trước khi xoa bóp cho người bệnh để cho tay trơn và ấm, tránh làm tổn thương da của người bệnh.
    ِ Xoa nhẹ nhàng tay và chân người bệnh bằng cả hai lòng bàn tay, bắt đầu từ cánh tay cho đến đầu các ngón tay và từ đùi đến ngón chân. Xoa lại như trên, mạnh hơn một chút, hết tay rồi đến chân nhiều lần cho đến khi sờ vào cảm thấy da ấm hơn
    ِ Di động các khớp sau: các khớp ngón tay, ngón chân và khuỷu tay. Gấp khuỷu tay, nâng cao ngang vai rồi duỗi tay ra, nâng toàn bộ tay lên rồi xuống. Gấp gối và gấp đùi vào bụng nếu người bệnh không tự tập thể dục được.
    ِ Chỉ xoa bóp các vùng cơ, hỏi người có hiv xem có đau không. Nhẹ nhàng dò tìm các điểm đau rồi dùng ngón cái hoặc một vật nóng ấn vào điểm đau ở mức độ người bệnh có thể chịu được, đếm từ 1 đến 5 rồi thả ra.
    ِ Nếu người bệnh bị đau cổ tay, cổ chân hoặc đau cơ, xoa bóp nhẹ nhàng vùng đau bằng một miếng gạc nóng bọc các loại thuốc nam (ví dụ như riềng và muối bọc trong một tấm vải, hoặc nghệ và gừng). Hấp gói này trước khi xoa để các vị thuốc có thể tiết ra.
    Bài thuốc: đau đầu gối



    ِ Đơn gối hạc 30g
    ِ Phòng kỳ
    ِ Tô mộc
    ِ Mộc thông

    ِ Thổ phục
    ِ Huyền sâm
    ِ Huyết giác
    ِ Hoàng đằng
    mỗi thứ đều 15 gam, sắc uống



    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:58.

  17. #17
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    VIII. Chán ăn
    Căng thẳng, lo lắng hay trầm cảm đều có thể gây nên tình trạng chán ăn. Chán ăn cũng còn có thể do bị nhiễm trùng cơ hội.
    1. Chăm sóc tại nhà
    a. khuyến khích ăn
    ِ Ăn từng ít một và ăn nhiều lần
    ِ Ăn cùng với những người khác. Ăn khi thức ăn còn ấm có thể làm cho ăn ngon miệng hơn.
    ِ Giữ sạch miệng bằng cách đánh răng, thường xuyên hoặc súc miệng bằng nước muối (1/2 thìa muối pha trong 1 chén nước) sau khi ăn. Uống liên tục từng ngụm nhỏ các loại nước có nhiều năng lượng như nước hoa quả pha đường
    ِ Ăn uống một số vị thuốc nam để làm cho ngon miệng hơn ví dụ gừng, hành khô, cần tây, củ cải, vỏ quít, quế, mướp đắng (khổ qua) hoặc lá vông nem.
    ِ Nấu cháo hạt sen với củ mài(hoài sơn) hoặc hạt ý dĩ.
    ِ Uống các loại vitamin như là vitamin tổng hợp hoặc vitamin b tổng hợp để làm cho ngon miệng hơn. Uống mỗi lần 1 viên, mỗi ngày 2-3 lần.
    b. Điều trị các nguyên nhân gây ra chán ăn
    ِ Người chăm sóc cần giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
    2. khi nào cần đến bác sỹ?
    Nếu người bệnh không thể ăn được gì vì tình trạng này có thể đẫn đến suy dinh dưỡng hoặc sút cân nhanh.
    3. ghi chú
    Nếu bệnh nhân không thể ăn nhiều một lúc thì cố gắng ăn ít một và ăn nhiều lần để củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể.
    Bài thuốc “Sâm Linh Bạch truật tán”



    ِ Đẳng sâm 16g
    ِ Bạch truật 12g
    ِ Phục linh 12g
    ِ Cam thảo 12g
    ِ Hoài sơn 12g

    ِ Biến dâu 12g
    ِ Liên nhục 12g
    ِ Ý dĩ 12g

    Sắc uống ngày 1 thang.


    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:58.

  18. #18
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    IX. mệt mỏi/mất ngủ
    Tình trạng mệt mỏi hay mất ngủ đều có thể do thiếu máu, bệnh tim, hen hoặc do nhiễm trùng cơ hội, Lo lắng hoặc ít nghỉ ngơi cũng có thể gây nên triệu chứng này.

    1. chăm sóc tại nhà

    ِ Nghỉ ngơi
    ِ Người chăm sóc cần giúp người bệnh cảm thấy thư giản và thoải mái.
    Uống các loại thuốc nam giúp ngủ dễ như sau:


    Bài 1
    ِ Dây lạc tiên 16g
    ِ Cây xấu hổ ( trinh nữ) 16g

    ِ Lá vông khô 16g
    ِ Lá dâu khô 16g
    Các vị trên sao thơm, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi chiều. Nếu uống vào buổi sáng gây buồn ngủ thì có thể uống vào buổi chiều, 30 phút sau bữa ăn tối



    Bài 2
    ِ Củ bình vôi (thái mỏng, sao vàng) 06g
    ِ Tâm sen (sao vàng) 06g
    ِ Chè vàng (sao vàng) 06g
    Cho vào ấm rồi cho nước sôi vào như uống trà.
    2. khi nào cần đến bác sỹ ?
    ِ Nếu tình trạng yếu mệt kéo dài hoặc nặng thêm
    ِ Quá căng thẳng hoặc mất ngủ kéo dài

    1. ghi chú

    Chỉ nên dùng thuốc an thần, gây ngủ theo đơn của bác sỹ.
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:59.

  19. #19
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    X. một số triệu chứng tại bộ phận sinh dục
    1. chăm sóc tại nhà
    a) mụn rộp
    ِ Phần lớn là do virus Herpes.
    ِ Tại nhà: pha 1 thìa (muỗng) muối trong nửa lít nước sạch rồi rửa bộ phận sinh dục. Sau đó thấm khô, thoa bột tale (phấn rôm của em bé) hoặc bôi thuốc Calamine.
    ِ Chú ý không để các mụn bị dập nát, giữ bộ phận sinh dục khô và thoáng, không nên mặc đồ lót hoặc đồ lót quá chật.
    b) Nấm Candida
    Phụ nữ
    ِ Ra nhiều khí hư (huyết trắng) như sữa, bộ phận sinh dục sưng đỏ, đau và rất ngứa.
    ِ Tại nhà : pha 1 thìa thuốc tím gentian trong nửa lít nước (tương đương nồng độ 2%), bôi vào bộ phận sinh dục ngoài mỗi ngày một lần trong 3 ngày.
    ِ Đặt thuốc nystatine hoặc clotrimazole 1-2 lần mỗi ngày trong 5-8 ngày.
    Thuốc nam: Thuốc ngâm rửa




    Bài 1:
    Lá nhội (1kg), phèn chua (50g) đổ 3 bát nước đun sôi 15 phút, dùng bơm kim tiêm nhựa bơm thuốc vào âm đạo, rửa ngày 2 lần.

    Bài 2:
    khổ sâm (1kg) sắc đặc, dùng kim tiêm nhựa bơm thuốc vào âm đạo rửa ngày 2 lần

    Nam giới
    ِ Rãnh da quy đầu đau, đỏ, ngứa, tiết ra dịch màu vàng.
    ِ Tại nhà: pha nước muối theo tỷ lệ nửa thìa (muỗng) muối pha trong 1 lít nước rồi ngâm quy đầu trong 5 phút, mỗi ngày 2-3 lần. Hoặc bôi thuốc tím gentian 2% (1 thìa pha trong nửa lít nước).
    ِ Thuốc nam ngâm rửa như của phụ nữ.
    1. Khi nào cần đến bác sỹ chuyên khoa
    ِ Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
    ِ Đi tiểu khô
    ِ Phụ nữ đau bụng dưới, kèm sốt
    ِ Kinh nguyệt thất thường
    ِ Mụn rộp hoặc nấm Candida sau khi điều trị như trên mà vẫn không đỡ.
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 10:59.

  20. #20
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần


    XI co giật
    Co giật là biểu hiện rối loạn chức năng của não, do viêm màng não do nấm, chấn thương não hoặc do di truyền, do sốt cao.

    1. Chăm sóc tại nhà

    Không có phương pháp điều trị cụ thể nào nếu co giật do viêm màng não do nấm. Cơn co giật thường tự khỏi. Cần chăm sóc khi bệnh nhân bị co giật để đề phòng chấn thương .
    Chăm sóc trong khi co giật
    ِ đặt một miếng vải hoặc một vật mềm vào miệng để tránh cắn vào lưỡi.
    ِ cần chú ý để người bệnh không bị va đụng hoặc bị ngã
    ِ để người bệnh nằm sang một bên để dễ thở hơn và tránh trào ngược dớt dãi vào đường thở
    ِ kê một gối dưới đầu bệnh nhân
    ِ khi bệnh nhân lên cơn co giật, cần có người ở bên cạnh bệnh nhân
    ِ nếu có sốt cao, nhanh chóng hạ nhiệt độ
    Chăm sóc sau khi co giật
    ِ an ủi và nói cho bệnh nhân biết về cơn co giật để giúp bệnh nhân tỉnh nhanh hơn
    ِ để bệnh nhân nghỉ ngơi cho đến khi tỉnh táo hoàn toàn
    2. khi nào cần đến bác sỹ
    ِ Khi bệnh nhân lên cơn co giật liên tiếp hoặc bị bất tỉnh
    ِ Khi cơn co giật kéo dài trên 15 phút

    1. Chú ý

    ِ Không cho vật cứng hoặc thìa để mở miệng bệnh nhân vì có thể làm cho bệnh nhân bị thương ở miệng
    ِ Không trói hoặc cố gắng chống lại người đang bị co giật
    ِ Không cho ăn trong khi đang co giật hoặc ngay sau khi co giật vì có thể gây sặc
    ِ Căng thẳng hoặc mất ngủ có thể làm cho bệnh nhân bị co giật hoặc bị co giật nặng hơn
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 05-08-2013 lúc 11:00.

  21. Có 3 người đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết bổ ích này:

    Chungtinh17 (06-09-2013),ngoclinh89 (22-09-2013),thienhoang (23-12-2015)

Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 3 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 3 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Quyền sống của người nhiễm HIV.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Kỳ thị và phân biệt đối xử
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 07-07-2013, 23:55

Tag của Chủ đề này

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •