Kết quả 1 đến 20 của 47

Chủ đề: Khám phá tìm hiểu : Giáo dục giới tính

Threaded View

  1. #14
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,181
    Cảm ơn
    1,923
    Được cảm ơn: 21,205 lần
    Bài 2-Cực khoái và một số vấn đề liên quan

    Cực khoái là gì? Rất khó có thể tìm ra một định nghĩa chung cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, nhà liệu pháp tâm lý tình dục Paula Hall đã giúp tổng hợp những yếu tố tình cảm và thể chất diễn ra trong quá trình đạt tới đỉnh điểm hưng phấn của cả hai người.



    Thế nào là cực khoái?


    Năm 1953, một nhà liệu pháp nổi tiếng đã định nghĩa cực khoái là sự giải phóng bùng nổ mọi căng thẳng của cơ bắp và thần kinh. Còn nhiều định nghĩa khác, nhưng từ "căng thẳng" xuất hiện trong hầu hết những định nghĩa đó. Điều này có nghĩa là khi quan hệ tình dục, bạn chủ ý làm căng hết mình lên để có thể cảm nhận được sự thoải mái khi trở về tình trạng ban đầu.
    Điều gì xảy ra trong cơ thể?


    • Tim bạn đập nhanh hơn, hơi thở mạnh mẽ hơn để tiếp sức cho những bắp thịt căng lên.

    • Các hóc môn như endorphin và oxytocin luân chuyển trong não và cơ thể, làm bạn hưng phấn khắp nơi.
    • Máu được bơm về cơ quan sinh dục để tạo nên sức căng mà cuối cùng tạo ra một phản xạ ở âm hộ (sự co giật các cơ ở cơ quan sinh dục).
    • Phản xạ này sẽ khiến cơ xương chậu của bạn co thắt 5-15 lần cứ sau 0,8 giây. Đây chính là cơn cực khoái.
    • Một mạch thần kinh lạc lối chạy qua xương hông mới được phát hiện, lý giải vì sao một số người liệt 2 chân vẫn cảm nhận được cực khoái.


    1. Cực khóai (orgasm, climax) là một vấn đề rất nhiều bất đồng quan điểm và bàn cãi (controversial)

    (
    http://www.nationmaster.com/encyclopedia/Orgasm
    ). Ngay cả các chuyên gia trong lĩnh vực này cũng cãi nhau chí tử. Ví dụ: vấn đề đạt được orgasm từ clitoris (âm vật) và vaginal (âm đạo) cũng có nhiều khác biệt. Rất nhiều người ủng hộ quan điểm cho rằng orgasm chỉ xuất phát từ âm vật mà không hề có từ âm đạo, do đó, chuyện đạt được orgasm khi “một mình” trong 2-3'' là chuyện bình thường, còn chuyện “bơm xe đạp hùng hục” nhưng vẫn không có orgasm cũng là chuyện hiểu được. Điều này cũng giải thích việc các cặp có quan hệ bên ngoài (đánh trận giả) trong 1 thời gian dài trước khi cưới không thể đạt được orgasm sau khi kết hôn (đánh trận thật) vì đã quen với cảm giác orgasm từ clitoris. Một số cặp may mắn hơn nếu người nữ có thể chuyển dần trung tâm khoái cảm từ clitoris vào vaginal ( 1/3 ngoài của âm đạo). Đây là 1 quá trình lâu dài và có cơ chế hình thành chưa thật sự được biết rõ (Sigmund

    Freud: http://www.cwluherstory....Archive/vaginalmyth.html ).



    2. Orgasm có được từ 2 nguồn khác nhau, mỗi anh giữ một vai trò: emotional factor và biological factor và chúng phải phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng.

    - Đầu tiên là vai trò của cảm xúc (emotional factor), trong đó được phân thành cảm xúc tinh thần (psychological factor) và cảm xúc cơ thể (sensory factors - vai trò của giác quan: xúc giác, khứu giác, thị giác, thính giác).

    - Tiếp theo là vai trò của các biến đổi sinh học (biological factors) trong cơ thể (mạch máu giãn nở, biến đổi hình dạng và kích thước của các cơ quan sinh dục …).

    - Nếu đã từng có orgasm ít nhất 1 lần thì chứng tỏ các biến đổi sinh học họat động bình thường, đáp ứng được với kích thích. Nếu có bất thường thì chỉ có khả năng là đáp ứng chậm hơn mọi người mà thôi, nghĩa là cần 1 quá trình kích thích dài hơi (prolonged stimulation).
    Cũng cần nhấn mạnh là các yếu tố trên thay đổi tùy theo giới tính, ngay cả trong cùng một giới cũng thay đổi theo từng cá nhân.

    - Với nam giới, các yếu tố cảm giác giữ vai trò quan trọng hơn, và quá trình đáp ứng sinh học họat hóa nhanh hơn, do đó, có thể giải thích được nam giới dễ dàng đạt được orgasm hơn nữ giới, kể cả trong trường hợp không có yếu tố tinh thần (không yêu, quan hệ gái mại dâm, 19stand…).

    - Người ta nghiêng về lý thuyết: nếu muốn có orgasm thì các quá trình phải được đẩy đến cực điểm, nghĩa là, chỉ cần 1 bất tiện nhỏ trong các factor thì đều có thể đưa đến thất bại trong việc có orgasm.
    Ví dụ: một mùi lạ, một cử chỉ cẩu thả, một vết sẹo lớn, một vết chàm kích thước lớn, ngôn ngữ bất cẩn không phù hợp văn hóa của đối tác… đều có thể làm cho quá trình orgasm tiêu biến đi nhanh chóng.

    - Cũng cần có 1 yếu tố kích họat (trigger) trong suốt “quá trình tìm kiếm orgasm” thì mới có thể đạt được orgasm, nghĩa là, phải có một sự thay đổi đáng kể trong cảm xúc (có thể là “lời thì thầm khiếm nhã”, có thể là “nhanh hơn, cao hơn và hơn thế nữa”, có thể là một “động tác bất ngờ”) mới giúp bùng nổ được.

    - Cũng có người phản bác cho rằng, với động tác thủ dâm (“một mình”, không có đối tác), không có các yếu tố khác hỗ trợ (tinh thần, xúc giác, thị giác, thính giác, khứu giác ..) nhưng người thực hiện vẫn có thể đạt được orgasm như thường. Thực ra, điều này là do hiểu ngược. Trong họat động xã hội hàng ngày, người thủ dâm đã đạt được đỉnh điểm về các yếu tố trên nên có nhu cầu giải tỏa sinh lý. Lúc này chỉ cần 1 yếu tố kích họat (trigger, động tác thủ dâm) là có thể đạt được orgasm dễ dàng. Và, ngay trong động tác này, thời gian trung bình của nam để đạt được orgasm cũng ngắn hơn của thời gian trung bình của nữ.

    - Nói thêm một chút về yếu tố tinh thần. Người ta nhận thấy rằng yếu tố này đóng vai trò quan trọng ở nữ giới hơn nam giới. Tính cách, thói quen sống, mối liên hệ với đối tác (partner), họat động xã hội, mong muốn trong cuộc sống, kể cả kinh nghiệm riêng về tình dục của bản thân … đều có ảnh hưởng đến việc đạt orgasm ở phái nữ.

    - Ngoài ra, người ta còn nhận thấy cường độ (intensity) đạt được orgasm còn phụ thuộc vào một số yếu tố như: khoảng cách thời gian của lần đạt orgasm cuối cùng, tình trạng thể chất lúc sinh hoạt, di truyền, …

    - Người ta cũng ghi nhận, một số cá nhân nam cũng như nữ có thể đạt được nhiều cực khoái liên tiếp. Ở nam, đòi hỏi sự rèn luyện, còn ở nữ thì tố chất cơ thể cho phép đạt được orgasm liên tiếp không cần cố gắng. Điều này ngược lại với việc đạt được orgam trong sinh hoạt bình thường: ở nam gần như ít khi có vấn đề trong việc đạt được khóai cảm, còn ở nữ thì phải mất một quá trình lâu dài (đầu tiên là việc đạt được orgasm từ clitoris từ lúc dậy thì cho đến việc chuyển đổi trung tâm đạt orgasm từ clitoris vào âm đạo).


    Điểm
    G (Gräfenberg spot ; G-spot)


    Do bác sĩ Ernst Gräfenberg (1881-1957) đề cập và mô tả năm 1944. Điểm G được xem như tương đương với âm vật về mặt nhận tín hiệu kích thích tình dục. Điểm G được mô tả như một vùng có kích thước nhỏ bằng hạt đậu, nằm ở thành trước tử cung, phía sau xương mu, chỉ quan sát được khi người phụ nữ bị kích thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với quan điểm này. Một số người cho rằng đó chỉ là một cùng tương đương với tuyến tiền liệt ở nam, hoặc thậm chí cho rằng chỉ là một vùng nằm cạnh niệu đạo nên có cảm giác. Do đó, không phải tất cả phụ nữ đều có điểm G và cũng không phải dễ tìm trên thực tế.


    GiaoDucGioiTinhOnline

    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 03-08-2013 lúc 10:50.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Cô giáo nhiễm HIV: Chuyện đời và chuyện tình.
    Bởi Charles trong diễn đàn Họ vẫn bên nhau
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 20-08-2013, 21:35
  2. Khám thai sớm và xét nghiệm HIV tự nguyện.
    Bởi Tuanmecsedec trong diễn đàn Mang thai, sinh em bé
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 11-07-2013, 21:49

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •