1. HIV/AIDS là gì?
2. Theo anh chị bản thân gia đình, của anh ( chị)có nguy cơ lây nhiễm HIV /AIDS không? Vì sao?
3. HIV lây truyền truyền bằng cách nào? Hãy liệt kê các đường lây truyền có thể có mà anh chị biết .
4. Theo anh chị những hành vi nào có nguy cơ dễ bị lây nhiễm HIV
5. HIV không lây truyền qua các tiếp xúc nào
6. Hãy kể tên các đường không lây truyền HIV mà anh( chị) biết.
7. Những hành vi an toàn trong phòng, chống HIV/AIDS?
8.Xuất tinh ra ngoài hoặc đặt vòng tránh thai có tránh được lây nhiễm HIV không?
9.Tại sao nói nhiễm HIV ở giai đoạn "cửa sổ" là rất nguy hiểm.
10. Những dấu hiệu cho biết một người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS là gì ?
11. Làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục.
12. Sử dụng bao cao su đúng cách là thế nào?
13. Anh (chị) hãy cho biết các biện pháp phòng lây truyền HIV qua đường tiêm chích.
14. Làm thế nào để biết chắc là một người đã bị nhiễm HIV.
15.Anh (chị) hãy cho biết các địa chỉ tư vấn và xét ngiệm HIV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
16. Lợi ích của việc tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện là gì?
17.Vì sao phải chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV?
18. Hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam đã có thuốc đặc hiệu điều trị HIV/AIDS hay chưa
19. Đối với một người bị nhiễm HIV/AIDS cần được chăm sóc như thế nào?
20. Anh chị hiểu như thế nào về cụm từ "Kỳ thị người nhiễm HIV" và cụm từ " Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV".
21.Tác hại của việc kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là như thế nào?
22. Luật phòng chống HIV/AIDS quy định về chống phân biệt, kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV/AIDS gồm những nội dung nào ?(chương mấy, điều mấy) 23. Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) tại kỳ họp Quốc hội thứ 9 khoá IX ngày 16/5/2006 ở Chương I điều 4 nói về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV như thế nào?
23.Vì sao phụ nữ dễ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn nam giới.
24. Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) Ngày 29/6/2006 Chương I điều 8 nói về những hành vi bị nghiêm cấm như thế nào?
25. Anh (chị) hãy đề nghị giải pháp cụ thể mà anh chị cho là sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự tham gia của lãnh đạo các cấp ,chính quyền, ban ngành,đoàn thể ...trong công tác Phòng, chống HIV/AIDS.
26.Để bảo vệ gia đình mình trước đại dịch HIV/AIDS anh (chị )sẽ làm gì?
27. Trong quan hệ tình dục, tại sao nữ có khả năng lây nhiễm cao hơn nam giới ?
28. Bệnh hoa liễu liên quan như thế nào với HIV/AIDS?
29. Hôn sâu có lây không ? hôn sơ sơ nhiều lần có lây không?
30. thế nào là giai đoạn cửa sổ?
31. Người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính có quyền giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV của mình không? Nếu phải thông báo thì phải thông báo cho ai? Tại sao?
32. Chỉ thay kim mà không thay bơm kim tiêm thì có lây nhiễm HIV không?
33. Đi hớt tóc dùng dao cạo chung gây trầy xước chảy máu có bị lây AIDS không?
34. Máu dính ở ngực, ở tay, do cứu người bị nạn có lây AIDS không?nếu bắn vào mắt thì sao?
35.Lấy mụn ở thẩm mỹ viện có bị AIDS không?
36.Cho máu bị từ chối có phải bị nhiễm HIV không?
37. Người phụ nữ bị nhiễm HIV, muốn giữ thai có được không?
38.Bú sữa mẹ có lây HIV/AIDS không?
39.HIV có trong nước bọt vậy ăn uống có bị lây không?
40.HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống có bị lây bệnh không?bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
41.Ở thời kỳ cửa sổ, xét nghiệm vẫn âm tính, vậy có lây cho người khác không?
42.Khi nào nên thử máu để biết có bị nhiễm HIV hay không?
43.Có hành vi nguy cơ, sau bao lâu có thể bị nhiễm HIV?
44. Xét nghiệm viêm gan siêu vi B có tìm ra HIV không?
45.Người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình, cần làm gì để tránh lây lan?
46.Người nhiễm HIV có quyền yêu không?
47.Có nên thông báo kết quả nhiễm HIV cho vợ ( chồng) hoặc bạn tình biết không?
48.Người nhiễm HIV có bị cấm làm nghề nào không?
49.Tình dục an toàn là gì?
50.Việc tuyên truyền, khuyến khích sử dụng bơm kim tiêm sạch, bao cao su để dự phòng lây nhiễm HIV có vi phạm pháp luật không?
Kiến thức chung
Câu 1:
HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Human Immunodeficiency Virus) là virus gây ra suy giảm miễn dịch ở người, làm suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh đối với cơ thể người.
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng anh " Acquired Immuno Deficiency Syndrrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn tới tử vong.
Câu 2:
Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS nếu thiếu hiểu biết để phòng tránh HIV/AIDS.
Câu 3:
HIV lây truyền qua 3 con đường
- Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không dùng bao cao su.
- Truyền máu nhiễm HIV hoặc dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV mà không tiệt khuẩn đúng cách..
- Mẹ nhiễm HIV truyền sang con trong thời kỳ mang thai, lúc sinh đẻ hoặc trong thời kỳ cho trẻ bú
.
Câu 4:
Các hành vi nguy cơ có thể làm lây nhiễm HIV:
-Có nhiều bạn tình
-Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su đúng cách
-Dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da
-Chuyền máu bị nhiễm HIV
-Phụ nữ bị nhiễm HIV mà mang thai
-Mẹ bị nhiễm HIV mà cho con bú.
-Dùng chung dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay chân....
-Dùng chung các dụng cụ y tế chưa được tiệt trùng.
Câu 5:
HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường, ôm hôn xã giao, cả hôn sâu, ăn chung bát đĩa, dùng chung nhà vệ sinh, mặc chung quần áo, dùng chung khăn, Grap giường, khăn giấy, dùng chung bể bơi, muỗi đốt.
Câu 6;
1. HIV lây truyền qua đường tình dục bằng cách nào ?
Trong giao hợp thông thường, dương vật của người nam và âm đạo người nữ tiếp xúc với các dịch sinh dục của nhau. Nếu người nam mang HIV thì HIV có thể đi qua lớp niêm mạc âm đạo người nữ (da mỏng ở bên trong che phủ bề mặt âm đạo) vào những mạch máu nhỏ li ti có rất nhiều dưới lớp niêm mạc, khiến người nữ bị nhiễm. Nếu người nữ mang HIV thì HIV có thể truyền sang người nam qua niêm mạc ở lỗ dương vật hoặc qua lớp da bao phủ đầu dương vật ở phía ngoài. Lớp da này mỏng nên trong khi giao hợp dễ bị vết xước rất nhỏ không nhận thấy, tạo điều kiện cho HIV xâm nhập.
2. Truyền từ mẹ sang con:
Phụ nữ nhiễm vi rút HIV nếu không được điều trị dự phòng thì trẻ sinh ra sẽ có khả nǎng từ 20-30% nhiễm HIV từ mẹ, có nghĩa là cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì có khoảng 20- 30 trẻ bị nhiễm HIV. Vi rút HIV có thể lây sang bé qua nhau thai khi bé còn nằm trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, và một số lây qua sữa mẹ khi mẹ cho bé bú. .
3. Truyền máu nhiễm vi rút:
Truyền máu là con đường lây nhiễm trực tiếp. Trong truyền máu, máu của người khác đi thẳng vào mạch máu của ta, hơn nữa lượng máu này lại lớn. Do đó bất cứ ai truyền máu của người nhiễm HIV đều bị lây nhiễm.
Câu 7:
Một số hành vi an toàn trong phòng, chống HIV/AIDS
- Sử dụng bơm, kim tiêm riêng hoặc sạch mỗi khi tiêm chích.
-Dùng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục
-Sống chung thủy
-Dùng riêng hoặc tiệt trùng tất cả các dụng cụ có tiếp xúc với máu hoặc dịch sinh học....
Câu 8:
Xuất tinh ra ngoài âm đạo, đặt vòng tránh thai chỉ tránh được thai thôi chứ không tránh được nhiễm HIV/AIDS.
Câu 9:
Giai đoạn nguy hiểm nhất cho cộng đồng là "Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng". Vì bản thân người bệnh cũng như người xung quanh không thể phát hiện ra và rất dễ lây lan, đa số trường hơp lây nhiễm là ở giai đoạn này.
Câu 10:
Các dấu hiệu biểu hiện người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn
Theo chuẩn chẩn đoán AIDScủa Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
- HIVdương tính, và ít nhất một triệu chứng hay bệnh sau đây:
· Sụt cân hơn 10%
· tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng
· Sốt kéo dài trên một tháng
· Lao
· Nấm hầu họng
· Viêm phổi
· Ung thư cổ tử cung
Câu 11 :
Để phòng tránh HIV lây truyền qua đường tình dục.
Không quan hê tình dục:
Không quan hệ tình dục(tiết dục) là một phương pháp phòng tránh HIV khá hữu hiệu. Hiện nay có nhiều bạn thanh niên có quan điểm chừng nào còn chưa lập gia đình thì còn không quan hệ tình dục, và sẽ chỉ quan hệ tình dục trong hôn nhân thôi. Thực tế người ta vẫn có thể yêu mà không cần đến tình dục.
Do đó nếu bạn nghĩ mình phòng HIV bằng cách không quan hệ tình dục thì bạn phải thật quyết tâm, phải cảnh giác với chính bản thân mình và... có lẽ hay nhất là dự phòng một phương án khác để phòng thân trong trường hợp tình thế thay đổi. Đó chính là luôn luôn dùng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.
Câu 12. Sử dụng bao cao su đúng cách là thế nào?
Sử dụng bao cao su nguyên vẹn (không bị rách, không quá hạn sử dụng), mang vào đúng cách ngay khi -bắt đầu giao hợp cho đến lúc kết thúc. Trình tự mang bao như sau đây:
Đẩy bao về một phía rồi mới xé vỉ để tránh làm rách bao, hướng mang bao là núm bao ở trên, vòng bao phía ngoài, bóp xẹp đầu bao rồi chụp vòng bao lên đầu dương vật,lăn nhẹ cho bao trùm kín đến sát gốc dương vật, Sau khi xuất tinh,giữ nhẹ vành bao cao su ở gốc dương vật trước khi rút dương vật ra ngoài, tránh làm tụt bao cao su.
Mỗi bao cao su chỉ sử dụng một lần rồi vứt bỏ.
Câu 13 :
Phòng lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích
Dùng riêng bơm kim hoặc tiệt trùng bơm kim, bạn bảo vệ được bản thân mình và cả những người khác.
Dùng chung bơm kim thì phải tiệt trùng bơm kim sau khi tiêm cho mỗi người. Nhưng tốt nhất là chuẩn bị trước, đừng bao giờ để phải dùng chung bơm kim với người khác.
Có người tin là mình không thể nào có HIV, hoặc tin là bạn chích không thể có HIV. Thử nghĩ xem: hầu hết những người tiêm chích ma tuý đều đã có lần dùng chung bơm kim với người khác. Vậy, bạn đừng tự lừa phỉnh mình nhé. Ai cũng có khả nǎng bị nhiễm.
Cũng cần nói thêm là nếu bạn đã từng dùng chung bơm kim với người khác thì cũng không nhất thiết là bạn bị nhiễm. Nếu chưa nhiễm thì bạn thật là may mắn, nhưng ít ai may mắn được mãi. Nếu bạn không bảo vệ mình bây giờ thì ngày mai có thể sẽ là quá muộn.
Không ai đáng phải chết vì AIDS. HIV đã vào người thì không ai cai được nó đâu.
Câu 14:
Làm thế nào để biết một người bị nhiễm HIV
Cách duy nhất để phát hiện mình bị nhiễm HIV hay không là đến cơ sở y tế để xét nghiệm máu.
Câu 15:
Hãy đến với Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Quảng Trị bạn sẽ nhận được tư vấn sức khoẻ, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, xét nghiệm HIVvà tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện miễn phí.
MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ
Các địa chỉ sau : Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Tỉnh
Địa chỉ: số 38 Quốc lộ 9 thị xã Đông Hà ,Tỉnh Quảng Trị
ĐT: 053 859 103 ĐT Tư vấn 053 555 681 Hoặc Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh, các huyện thị xã
Hoặc Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Hoặc Bệnh viện khu vực Triệu Hải
Hoặc Các cơ sở y tế tuyến huyện.
Câu 16:
Lợi ích của tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện
Lợi ích của xét nghiệm tự nguyện là giúp cho tất cả mọi người dân đặc biệt là người có hành vi nguy cơ cao , những người trong gia đình có người nhiễm HIV/AIDS biết được mình có bị nhiễm HIV hay không. Đi xét nghiệm HIV tự nguyện bạn sẽ nhận được các thông tin để biết cách phòng, tránh lây nhiễm HIV/AIDS.
Nếu kết quả xét nghiệm HIV âm tính sẽ giúp bạn giải toả được nỗi lo lắng, nếu kết quả dương tính bạn sẽ được tư vấn cách chăm sóc bản thân, tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, thuốc điều trị HIV, biện pháp dự phòng lây nhiễm HIVcho người thân và cộng đồng .
Bạn hãy yên tâm mọi thông tin liên quan đến tên, địa chỉ và kết quả xét nghiệm, sẽ đảm bảo giữ bí mật theo quy định.
Câu17:
Chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV
Mục đích chăm sóc người nhiễm HIV nhằm kéo dài thời gian sống, tăng cường chất lượng cuộc sống, phòng lây nhiễm ra ngoài cộng đồng.
Tại sao phải chung sống với HIV/AIDS?
- Trong thời kỳ chưa có biểu hiện lâm sàng, người nhiễm HIV vẫn lao động bình thường, vẫn có khả năng đóng góp lao động của họ cho gia đình và xã hội.
- Có thể sống chung với người nhiễm HIV/AIDS vì HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường. HIV/AIDS và vẫn có cách phòng tránh.
- Ai cũng có thể nhiễm HIV, người nhiễm HIV không phải là tội phạm và cần được giúp đỡ.
- Tạo môi trường tốt và cư xử một cách công bằng với người nhiễm HIV/AIDS giúp họ có chất lượng cuộc sống tốt hơn và tham gia tích cực hơn vào các hoạt động phòng tránh, chăm sóc bản thân họ và người nhiễm khác đồng thời có nhiều nỗ lực cho việc bảo vệ cộng đồng.
Câu 18:
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho người nhiễm virút HIV, chưa có vắc xin phòng ngừa.Các loại thuốc hiện nay chỉ có tác dụng ngăn ngừa sự nhân lên của virút chứ không tiêu diệt được vi rút HIV.
Câu 19: Những điều lưu ý khi chăm sóc người nhiễm HIV
Ðể phòng lây nhiễm bệnh khi sống chung với người nhiễm HIV, cần tuân thủ một số nguyên tắc đơn giản sau:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi thay chiếu, chăn, quần áo bẩn hoặc sau khi tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể người bệnh.
- Băng kín các vết thương xuất tiết.
- Nếu người bệnh bị chảy máu, cần nhanh chóng rửa sạch bằng các chất liệu tiệt trùng như nước javel, trong khi lau rửa vết máu cần phải mang găng tay (có thể là găng tay dùng trong sinh hoạt hàng ngày), nếu không có găng tay phải dùng giấy hoặc ni lông. Luôn nhớ sau đó phải rửa tay sạch bằng xà phòng.
- Mang găng hoặc lót bằng giấy, túi ni lông khi mang các đồ bẩn.
- Giữ giường, chiếu, quần áo luôn sạch sẽ.
- Khi giặt quần áo hoặc ga giường có dính máu hoặc các dịch tiết khác của cơ thể cần chú ý:
- Ngâm bằng nước javel trong thời gian 20 phút rồi đi găng để giặt.
+ Giặt riêng rẽ với các quần áo của người khác trong gia đình.
+ Giặt bằng xà phòng, vắt khô, gấp và là như bình thường.
+ Không dùng chung các vật xuyên chích qua da, không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm răng và tất cả các vật sắc nhọn có thể gây chảy máu.
Câu 20: Anh chị hiểu như thế nào về cụm từ "Kỳ thị người nhiễm HIV" và cụm từ " Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV". Tác hại của việc kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là như thế nào?
Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiễn hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
Câu 21:
Tác hại của việc kỳ thị và phân biệt đối xử là người nhiễm HIV và gia đình họ sẽ che giấu tình trạng nhiễm HIV của họ vì sợ sự phân biệt đối xử và kỳ thị của những người xung quanh làm cho nguy cơ lây lan trong cộng đồng càng cao vì nhũng người xung quanh không biết ai là người nhiễm HIV để biết cách phòng tránh đúng mức.
Người nhiễm HIV không được giúp đỡ từ cộng đồng, các đoàn thể xã hội, chính quyền về tinh thần, vật chất, về chăm sóc y tế, phát triển kinh tế, về các chính sách bảo trợ xã hội
Câu 22:
Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) tại kỳ họp quốc hội thứ 9 khoá IX ngày 16/5/2006 ở chương I điều 4 nói về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV như sau:
Người có HIV có những quyền nào?
1. Người có HIV có quyền được sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội.
2. Được học văn hoá, học nghề, làm việc.
3. Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS.
4. Được điều trị và chăm sóc sức khỏe.
5. Được từ chối khám, chữa bệnh trong giai đoạn cuối khi đang điều trị.
Người có HIV có các nghĩa vụ nào?
1. Người có HIV có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác.
2. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết.
3. Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV.
(Theo Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV - Luật về HIV/AIDS).
Đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên nhiễn HIV, các cơ sở Giáo dục không được làm gì?
1. Từ chối tiếp nhận vào học
2. Kỷ luật, đuổi học vì lý do nhiễm HIV.
3. Tách biệt, hạn chế, cấm đoán tham gia các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ của cơ sở vì lý do nhiễm HIV.
Với học sinh, sinh viên, học viên đến xin học, các cơ sở Giáo dục không được làm gì?
1. Yêu cầu xét nghiệm HIV.
2. Yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV.
(Theo Điều 15. Phòng, chống HIV/AIDS trong các co8 so83 giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân - Luật về HIV/AIDS).
Câu 23:
Phụ nữ dễ bị nhiễm HIV qua quan hệ tình dục hơn nam giới
Các nghiên cứu cho thấy qua quan hệ tình dục (dương vật – âm đạo), phụ nữ nhiễm HIV cao hơn nam giới 2 lần. Phụ nữ cũng dễ bị lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục khi quan hệ tình dục hơn nam giới.
Khi quan hệ tình dục, tinh dịch chứa nhiều HIV hơn dịch âm đạo. Khi giao hợp tinh dịch đọng lại trong âm đạo lâu hơn. Diện tiếp xúc của niêm mạc âm đạo lớn hơn diện tiếp xúc của cơ quan sinh dục nam. Vì thế việc lây truyền từ nam sang nữ dễ hơn từ nữ sang nam.
Trong quan hệ tình dục nếu bị rách hoặc bị chảy máu (đặc biệt là tình dục thô bạo) thì nguy cơ nhiễm HIV tăng lên gấp bội.
Phụ nữ có nhiều nguy cơ nhiễm HIV nếu giao hợp qua đường hậu môn. Một số phụ nữ lựa chọn cách này để tránh nguy cơ có thai. Nhưng như đã nêu ở phần trên, hình thức giao hợp này thường làm rách niêm mạc ở hậu môn, trực tràng dẫn đến HIV thâm nhập vào máu một cách dễ dàng.
Câu 24:
Tại chương I điều 8, -Những quy định chung cũng nêu rõ những hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc “Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật”.
Những hành vi bị nghiêm cấm:
1. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.
2. Đe dọa truyền HIV cho người khác.
3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
4. Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.
5. Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.
6. Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.
7. Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này.
8. Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.
9. Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
10. Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
11. Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Câu 25: (Câu trả lời tham khảo)
Cuộc chiến chống HIV có thể sẽ phải kéo dài thêm nhiều thập kỷ nữa. Cho nên "ngoài việc phải có chiến lược dài hạn, đòi hỏi phải có sự phối hợp thường xuyên, liên tục và thật tốt giữa các ngành, các cấp, các địa phương và sự hưởng ứng của xã hội. Trong công tác phòng chống HIV/AIDS hiện nay, chúng ta nhiều lần nhấn mạnh một nguyên tắc: "Nếu chúng ta phối hợp tốt, đoàn kết tốt, chúng ta sẽ chiến thắng HIV; chúng ta có khả năng kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS Nếu chúng ta không phối hợp tốt, chia rẽ, nhất định HIV sẽ chiến thắng; lúc đó đại dịch HIV sẽ không chỉ còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng nữa, mà sẽ trở thành một nguy cơ trên thực tế."
Câu 26:
( Suy nghĩ của anh,chị )
Câu27.
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng trong những người có hoạt động tình dục
không an toàn thì tỷ lệ phụ nữ bị nhiễm HIV cao hơn nam giới từ 2 đến 4 lần. Nguyên nhân là
vì bề mặt niêm mạc bộ phận sinh dục nữ tiếp xúc với tinh dịch nam giới có HIV rộng hơn và
trong tinh dịch nam giới cũng chứa nhiều HIV hơn trong niêm mạc âm đạo của phụ nữ. Vì
thế sự lây nhiễm từ nam sang nữ dễ xảy ra hơn. Các em gái càng dễ lây nhiễm hơn nữa vì cổ
tử cung chưa trưởng thành và sự bài tiết dịch ở âm đạo ít cho nên giảm khả năng ngăn cản sự
xâm nhập của HIV. Phụ nữ vào tuổi mãn kinh, bài tiết dịch ở âm đạo giảm đi nên cũng dễ
nhiễm. Những hành động tình dục thô bạo gây chảy máu hay gây xước niêm mạc âm đạo
càng làm tăng khả năng lây nhiễm
Câu 28.
Bệnh hoa liễu và HIV/AIDS đều là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Mắc bệnh hoa liễu gây ra các vết lở, viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, làm tăng khả năng nhiễm HIV.
Bệnh hoa liễu : Ngày nay được gọi là Bệnh lây truyền qua đường tình dục ,có khoảng 24 mầm bệnh gây ra ,thường gặp nhất là : lậu, giang mai, mồng gà, trùng roi, hạ cam mềm, hột xoài, nấm Candida và HIV/AIDS.
Câu 29.
Hôn sâu có lây không? Hôn sơ sơ nhiều lần có lây không? Bị mụn bọc, hôn có lây không?
Vấn đề không phải là hôn sâu hay hôn "sơ sơ" (bởi có thể với người này là "sâu" còn với người kia
thì chỉ mới "sơ sơ" thì sao !) Muốn hôn đâu thì hôn, mấy lần cũng được, miễn đừng hôn vào những
nơi có chất lây (máu, dịch sinh dục)
Mụn bọc nếu bị vỡ ra, thì có khả năng trở thành một cửa ngõ để HIV đi và đến.
Câu 30.
Giai đoạn "cửa sổ" là khoảng thời gian từ lúc cơ thể nhiễm HIV cho đến khi cơ thể sinh ra « vũ khí »chống lại HIV (gọi tắt là kháng thể HIV). Giai đoạn này xuất hiện vào khoảng 3 đến 6 tháng sau khi nhiễm HIV. Trong giai đoạn cửa sổ, hệ thống miễn dịch chưa sản sinh ra được kháng thể HIV hoặc chưa đủ số lượng kháng thể cần thiết nên các xét nghiệm để tìm kháng thể HIV sẽ không phát hiện được và kết quả trả lời là "âm tính".
Đây là giai đoạn "nguy hiểm" bởi không phát hiện được người nhiễm HIV qua các xét nghiệm tìm kháng thể HIV. Mặc dù thật sự họ đã bị nhiễm HIV và họ hoàn toàn có thể "vô tình" truyền bệnh cho người khác mà không hề biết.
Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng tuỳ từng người. Vì vậy nên đi xét nghiệm máu lại sau 6 tháng để phát hiện tình trạng nhiễm HIV.
Câu 31.
Kết quả xét nghiệm HIV chỉ có thể được tiết lộ cho những người được chỉ ra dưới đây. Những người được thông báo có nghĩa vụ giữ bí mật kết quả xét nghiệm dương tính của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, để phòng, chống lây nhiễm HIV sang cho người khác điểm b, Khoản 2 Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định Người nhiễm HIV có nghĩa vụ phải “thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết”.
Điều 30 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính như sau:
“ 1. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau đây:
a) Người được xét nghiệm;
b) Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
c) Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;
d) Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;
e) Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam;
f) Người đứng đầu, cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Câu32.
Chỉ thay kim mà không thay bơm tiêm thì có lây nhiễm HIV không?
Có lây nhiễm, vì kim và bơm thông nhau nên HIV có thể "ung dung" từ kim vào bơm rồi từ bơm lại theo lần chích mới mà xâm nhập vào cơ thể bạn.
Câu33.
Đi hớt tóc, dùng dao cạo chung gây trầy xước chảy máu có bị lây AIDS
không?
Có thể bị lây AIDS nếu trước đó dao cạo chung dính máu người nhiễm HIV và HIV trong máu ấy còn sống. Thiếu một trong hai điều kiện trên thì không thể lây nhiễm được, khả năng này rất hiếm nhưng có thể có. Vì vậy, để an toàn và an tâm khi hớt tóc nên dùng loại dao gắn lưỡi lam riêng cho mỗi người. Lúc ấy, dù có đứt cả vành tai, bảo đảm chỉ có đau chứ không có AIDS!
Câu 34.
Máu dính ở ngực, ở tay, do cứu người bị nạn có lây AIDS không? Nếu máu bắn vào mắt thì sao?
Máu dính vào tay có thể yên tâm nếu người cứu nạn không bị thương tích. Còn máu bắn vào mắt thì hồi hộp hơn vì mắt là niêm mạc mà HIV có thể xâm nhập vào được. Vậy cần rửa mắt bằng nước sạch ngay khi đó.
Câu35.
Lấy mụn ở thẩm mỹ viện có bị AIDS không?
HIV chỉ lây khi có đủ hai điều kiện:
1. Phải tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục của người bệnh.
2. Phải có vết trầy xước, vết thương hở, vết xâm kim ... để máu hoặc dịch sinh dục xâm nhập.
Vì vậy dụng cụ thẩm mỹ, nếu không khử trùng hoặc khử trùng không đúng cách thì có thể lây truyền HIV.
Câu36.
Cho máu bị từ chối, có phải đã nhiễm HIV không?
Cho máu là một hành động nhân đạo rất đáng quý. Nhưng để máu của "người cho" dùng được cho "người nhận" thì không được chứa các mầm bệnh như: siêu vi viêm gan B hoặc C, ký sinh trùng sốt rét... kể cả HIV. Khi cho máu mà bị từ chối, có thể do đã mang trong người mầm bệnh qua đường
máu nào đó chứ không hẳn là chỉ do mình đã nhiễm HIV. Các trung tâm tiếp nhận máu sẽ làm tham vấn cho bạn trong những trường hợp này.
Câu37.
Người phụ nữ nhiễm HIV, muốn giữ thai có được không?
Giữ thai hay không là quyền quyết định của bà mẹ. Nếu giữ, bà mẹ sẽ phải chấp nhận nguy cơ lây bệnh cho con là 30% và phải chuẩn bị người nuôi dưỡng cho trẻ trong trường hợp cha mẹ đều chết vì AIDS. Dù trẻ không nhiễm HIV đi nữa, số phận nó sẽ ra sao, không ai có thể trả lời thay cho bà mẹ điều đó.
Câu 38.
Bú sữa mẹ có lây HIV/AIDS không?
Bú sữa mẹ cũng là một đường lây HIV/AIDS cho trẻ, nhưng khả năng lây thấp hơn lây khi mang thai và lúc sanh.
Nếu có điều kiện kinh tế, bà mẹ nhiễm HIV/AIDS nên nuôi con bằng các loại sữa khác. Nếu không có điều kiện, vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ vì trong trường hợp này suy dinh dưỡng đe dọa trẻ còn đáng sợ hơn HIV/AIDS.
Câu39.
HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
Cả hai trường hợp đều không lây.
Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít ( dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh.
Đối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn , chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.
Câu40.
Ở thời kỳ cửa sổ, xét nghiệm vẫn âm tính (*), vậy có lây cho người khác không?
Vẫn lây như thường! Bởi lẽ sau khi nhiễm, HIV đã có sẵn trong máu mà xét nghiệm thì chỉ tìm kháng thể chống HIV (chất được sinh ra trong máu khi mắc bệnh). Ở thời kỳ cửa sổ thì HIV đã xâm nhập nhưng kháng thể chống HIV chưa được sinh ra hoặc số lượng còn quá ít , nên xét nghiệm chưa phát hiện được.
(*) Xét nghiệm HIV cho kết quả: dương tính (+) là đã nhiễm HIV, âm tính () có thể
không nhiễm HIV hoặc đã nhiễm nhưng còn trong "Thời kỳ cửa sổ",cần làm lại xét
nghiệm để xác định. "Thời kỳ cửa sổ" kéo dài từ 3 đến 6 tháng sau khi bị HIV xâm nhập vào cơ thể cho nên để chắc chắn, thời điễm thử máu lại cần cách lúc nghi ngờ bị lây bệnh do có hành vi nguy cơ như: quan hệ tình dục, chích ma tuý chung kim ống v.v... là 6 tháng. Dĩ nhiên, trong khi chờ làm lại xét nghiệm, không để xảy ra thêm "nguy cơ" mới.
Câu41.
Khi nào nên thử máu để biết có bị nhiễm HIV/AIDS không?
Ngoại trừ xét nghiệm HIV bắt buộc đối với người cho máu, xuất ngoại...,bạn có thể xét nghiệm khi "nghi nghi", lo lắng sau hành vi nguy cơ: quan hệ với nhiều bạn tình hoặc với người nhiều bạn tình như mại dâm, dùng chung kim ống tiêm chích ma túy...
Trước khi xét nghiệm, bạn nên đến các điểm tham vấn để tìm hiểu rõ ý nghĩa xét nghiệm, chuẩn bị tinh thần, biết cách phòng tránh HIV lây lan và không tái phạm nguy cơ mới nữa.
Câu42.
Có hành vi nguy cơ, sau bao lâu có thể xét nghiệm HIV?
Nên xét nghiệm sau khi có hành vi nguy cơ từ 3 đến 6 tháng. Bởi vì trước đó là "Thời kỳ cửa sổ", tức là thời kỳ đã có HIV xâm nhập nhưng xét nghiệm vẫn chưa phát hiện được. Dĩ nhiên trong thời gian chờ đợi đó, không để xảy ra thêm " nguy cơ " mới!
Câu43.
Xét nghiệm viêm gan siêu vi B có tìm ra HIV không?
Không, xét nghiệm nào dành cho bệnh đó. Không có xét nghiệm định bệnh nào nhất cử lưỡng tiện
cho nhiều thứ bệnh một lượt. Xét nghiệm Viêm gan siêu vi B thì chỉ cho biết có nhiễm siêu vi viêm
gan B thôi chứ không can hệ gì đến HIV hết!
Câu44.
Người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình, cần làm gì để tránh lây lan?
Người bệnh cần hiểu rõ các đường lây HIV để tránh lây cho người khác:
Nếu có quan hệ tình dục, lúc nào cũng phải dùng bao cao su.
Trong sinh hoạt, cần dùng riêng những thứ có thể dây dính máu như: kim ống chích, kim châm cứu, dao cạo mặt, dao lam, bàn chải răng, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay.
Các loại rác có máu như: giấy, bông gòn, băng, gạc, kim ống chích ... cần cho vào 2 lớp túi nylon cột chặt lại trước khi bỏ vào thùng rác. Khi máu mủ rơi vãi ra ngoài, dùng giấy, vải loại dễ hút nước lau sạch, rồi lau sát trùng lại bằng nước Javel hoặc cồn (alcool). Các loại đồ dùng ăn uống (chén, ly, muỗng, đũa), thau, chậu tắm giặt... vẫn dùng chung được với người không bệnh.
Câu45.
Người nhiễm HIV có quyền yêu không ?
Người nhiễm HIV cũng là một con người được sinh ra với một trái tim biết yêu thương như mọi người, do đó họ có quyền được yêu bất kỳ ai nhưng bạn có yêu họ hay không mới là điều đáng nói!
Câu 46.
Có nên thông báo kết quả nhiễm HIV cho vợ (chồng) hoặc bạn tình biết không?
Cần xác định rằng: nếu bạn bị nhiễm HIV, bạn không có quyền để cho HIV lây lan từ mình sang bất kỳ một người nào khác (dù là vợ, chồng hay ai đó). Còn nói hay không nói, tùy thuộc vào tính cách, tình cảm, sự cảm thông, hiểu biết ... của người kia. Nếu bạn thấy rằng, người kia đủ can đảm để nghe bạn nói về một sự thật dẫu là đau lòng thì bạn nên nói, còn ngược lại, nếu điều đó có nguy cơ làm tan vỡ mọi điều tốt đẹp vốn có thì hãy chờ cơ hội thuận tiện.
Câu47.
Người nhiễm HIV có bị cấm làm nghề nào không?
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về vấn đề nghề nghiệp của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, đối với những nghề như giải phẫu (kể cả giải phẫu thẩm mỹ), đỡ đẻ, chữa răng... thì nếu người hành nghề bị nhiễm HIV, sẽ được khuyến khích chuyển sang nghề khác. Vậy nói chung người nhiễm HIV vẫn có quyền hành nghề sinh sống nhưng phải luôn có ý thức tự giác, không để lây lan bệnh sang người khác.
Câu 48
Người nhiễm HIV có bị cấm làm nghề nào không?
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về vấn đề nghề nghiệp của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, đối với những nghề như giải phẫu (kể cả giải phẫu thẩm mỹ), đỡ đẻ, chữa răng... thì nếu người hành nghề bị nhiễm HIV, sẽ được khuyến khích chuyển sang nghề khác. Vậy nói chung người nhiễm HIV vẫn có quyền hành nghề sinh sống nhưng phải luôn có ý thức tự giác, không để lây lan bệnh sang người khác.
Câu 49
Tình dục an toàn là các cách quan hệ tình dục để giảm hoặc tránh nguy cơ bị nhiễm HIV và bệnh lây nhiễm đường tình dục (giang mai, lậu và các viêm nhiễm khác)
- Nguyên tắc cơ bản cho việc phòng chống: Không để máu, tinh dịch hoặc dịch âm đạo, dịch dương vật của bạn tình xâm nhập vào cơ thể của bạn trừ khi bạn biết chắc người đó không nhiễm HIV và các bệnh lây đường tình dục khác. Điều này cũng chỉ xác định được qua đường thử máu, đừng tin vào cách nhìn vẻ ngoài hay nghe điều người ta nói.
- Các nguyên tắc sau sẽ không tránh được tất cả các bệnh lây qua đường tình dục (ví dụ như: bệnh nấm) nhưng giúp bạn giảm được rất nhiều các nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây đường tình dục nguy hiểm như nhiễm HIV.
- Nói chuyện cởi mở với bạn tình của bạn về sức khoẻ tình dục và tình dục an toàn. Thoả thuận trước về những điều mà ta mong muốn để tránh nguy cơ nhiễm bệnh, ví dụ yêu cầu dùng bao cao su trong quan hệ tình dục. Cả nam giới và phụ nữ sẽ chấp nhận dùng bao cao su nếu họ được bạn tình thuyết phục một cách có văn hoá và kiên quyết. Thậm chí bạn có thể từ chối không quan hệ tình dục với bạn tình nếu thấy không an toàn.
- Luôn luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục (dương vật – âm đạo, dương vật - hậu môn)
- Thủ dâm (tự mình kích thích các vùng nhạy cảm của bộ phận sinh dục để đạt khoái cảm tình dục mà không cần giao hợp). Hành vi này là hoàn toàn không có hại cho sức khoẻ.
- “tình dục không giao hợp” là các động tác làm cho cả hai bên đạt tới cực khoái mà không có giao hợp và không tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo.
2. Dùng bao cao su trong quan hệ tình dục: Luôn luôn sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục đường dương vật – âm đạo, dương vật - hậu môn. Bao cao su sẽ trách cho bạn nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục. Bao cao su còn giúp bạn phòng ngừa có thai ngoài ý muốn.
Thanh thiếu niên chưa kết hôn và những người (cả nam và nữ) làm việc ở xa nhà Không nên quan hệ tình dục.
3. Dùng bơm kim tiêm và các dụng cụ xuyên da đã khử trùng:
Nguyên tắc cơ bản:
- Không dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ y tế với bất cứ ai nếu không được khử trùng
- Như đã nêu, HIV sẽ chết nhanh trong nước sôi 100 độ C
- Biện pháp đơn giản để khử trùng là luộc sôi bơm kim tiêm hoặc dụng cụ y tế trong 20 phút kể từ khi nước sôi
- Dùng bơm kim tiêm riêng cho mình và khử khuẩn bằng cách luộc sôi 20 phút trước khi dùng. Ta có thể mang theo bơm kim tiêm sạch này khi đến tiêm ở các cơ sở y tế.
- Mua bơm kim tiêm đã khử trùng dùng một lần rồi bỏ đi. Loại này sẵn có bán tại các hiệu thuốc, bệnh viện. Nhớ kiểm tra vỏ bọc ngoài của loại này, không dùng bơm kim tiêm đã bị rách túi bọc ngoài.
- Nếu đi đến các cơ sở y tế để tiêm chích, châm cứu, nhổ răng, khám phụ khoa, mổ xẻ…Ta có thể chủ động hỏi và yêu cầu cán bộ y tế dùng bơm kim tiêm hay dụng cụ y tế đã được khử trùng đúng cách.
4. Dùng riêng các đồ dùng cá nhân có thể dính máu: Không nên dùng chung với người khác đồ dùng có thể dây dính máu như: lưỡi dao cạo, bàn chải đánh răng, thậm chí với người trong gia đình bạn.
Câu 50
Không, Luật Phòng chống HIV/AIDS đã nhận thức tầm quan trọng của giáo dục truyền thông trong dự phòng lây nhiễm HIV.
Theo quy định tại Khoản 15 Điều 2 về giải thích từ ngữ của Luật Phòng, chống HIV/AIDS bao cao su, bơm kim tiêm sạch là một trong các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. Do vậy, nhà nước khuyến khích công dân tích cực tham gia công tác tuyên truyền này trong cộng đồng, bao gồm: tuyên truyền, vận động, khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp can thiệp giảm tác hại khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi an toàn để phòng ngừa lây nhiễm HIV. Theo quy định nêu trên thì hoạt động tuyên truyền, khuyến khích sử dụng bao cao su và bơm kim tiêm sạch không bị pháp luật nghiêm cấm. |