Trang 3 của 8 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 41 đến 60 của 141

Chủ đề: Tổng quan Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS

  1. #41
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    21. Uống nước chung với người nhiễm HIV/AIDS có chứng chảy máu thường xuyên ở lợi răng có bị lây bệnh không?
    Không lây, nếu người uống sau không có thương tổn chảy máu trong miệng làm ngõ vào cho HIV. Vả lại, khả năng để lại HIV trên miệng ly của người nhiễm dù là chảy máu lợi răng cũng rất là hy hữu!
    http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitin...idsquest21.htm
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 09-02-2014 lúc 15:33.

  2. #42
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    33. HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
    Cả hai trường hợp đều không lây.
    Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít ( dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh.
    Đối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn , chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.
    HIV LÂY THEO 3 ĐƯỜNG: TÌNH DỤC, ĐƯỜNG MÁU VÀ TỪ MẸ SANG CON
    http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitinh/AIDS/aidsquest33.htm

  3. #43
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    40. Những biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh AIDS là gì?
    Người nhiễm HIV khi đã tới giai đoạn AIDS có một số biểu hiện như: sụt cân, tiêu chảy kéo dài, sốt kéo dài, ho dai dẳng, ban đỏ, mụn rộp toàn thân (herpès) (*), bệnh zona (giời leo) (**) tái đi tái lại, bệnh đẹn (***) ở họng, miệng, nổi hạch (****) kéo dài hơn 3 tháng v.v...
    Nhưng cần lưu ý một số nguyên nhân khác như ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch (*****)...cũng có thể cho những biểu hiện trên.
    Do vậy, muốn xác định là AIDS hay không cần được bác sĩ khám bệnh và thử máu. Không nên thấy ai "giống giống" cũng chụp mũ người ta bị AIDS!
    http://www.ykhoa.net/tinhduc_gioitin...idsquest40.htm

  4. #44
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Uống chung cốc với người HIV bị chảy máu răng có lây? (26-07-2013)


    Khi đến thăm các bệnh nhân HIV em có uống nước mà nghe nói những người bệnh đó bị chứng chảy máu ở lợi và răng.

    Tuần trước em đi cùng với một tổ chức từ thiện đến thăm các bệnh nhân HIV. Khi đến nhà họ, em có uống nước mà nghe nói những người bệnh đó bị chứng chảy máu ở lợi và răng. Vậy xin hỏi em có bị lây bệnh không?
    (Chung)
    Chào bạn,
    Câu hỏi của bạn rất hay, hiện tại nhiều người cũng có cùng thắc mắc như thế.
    Thực tế, không chỉ trên những người bị chứng chảy máu ở nướu răng, mà trong một số trường hợp, nhất là khi người nhiễm HIV ở vào giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể nhiễm nấm vùng khoang miệng hay hầu họng. Một số có thể bị những nhiễm trùng vùng da gây lở loát, rỉ máu và dịch mô.
    Trong tất cả các tình huống trên có thể khái quát theo công thức như sau: Dịch tiết vốn dĩ an toàn (nước bọt) được pha lẫn với dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm (máu), kết quả sẽ cho ra một hỗn hợp dịch tiết dự phòng có nguy cơ lây bệnh, dù khả năng lây nhiễm đã giảm do bị pha loãng.
    Trở lại câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời về khả năng lây nhiễm HIV ở hai bình diện: Gia đình (tức những người chăm sóc bệnh nhân) và cộng đồng nói chung.
    Trên bình diện gia đình, người nhiễm và người chăm sóc cũng nên thận trọng với khả năng nguy cơ này, nhất là khi tiếp xúc thường xuyên trong môi trường thân cận. Gia đình có thể chuẩn bị riêng một số ly tách sạch cho người bệnh sử dụng, đặc biệt là trong các đợt bệnh nhân bị lở loét vùng miệng.
    Gia đình nên trao đổi với người bệnh với một thái độ ôn hòa, cảm thông, và hơn ai hết, người nhiễm sẽ nhận ra và có ý thức bảo vệ cho người thân của mình. Lưu ý, đừng cư xử quá cứng nhắc có thể làm tổn thương đến lòng tự trọng của bệnh nhân.
    Trên bình diện rộng hơn, tức là cộng đồng, hiện chưa ghi nhận ca nhiễm HIV nào chỉ do uống nước, hay ngồi ăn chung với một ai đó nhiễm HIV. Nếu chỉ nghĩ về tình huống bạn đưa ra và vin vào câu trả lời "có khả năng", thì vô hình chung, chúng ta đang kỳ thị người có H, bởi khả năng xảy ra tình huống này cũng như tỷ lệ lây nhiễm trong tình huống trên là hoàn toàn không thể.
    Thân ái.

    Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpress


  5. #45
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh HIV có lây qua vết cắn không AloBacsi? (22-06-2013)



    Thưa bác sĩ,

    Mấy hôm trước em đi uống bia, vô tình bị một người lạ cắn vào tay, vết thương nhỏ và có chảy ít máu. Em rửa vết thương bằng nước rồi nhưng vẫn còn sợ.


    BS ơi, người bị cắn có thể nhiễm HIV không ạ? Tỷ lệ em mắc HIV có cao không? Em xin BS trả lời cho em biết vì mấy đêm nay em rất lo lắng!

    Em cảm ơn BS nhiều. (Phan Minh - minh…@gmail.com)
    BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy:



    Ảnh minh họa

    Chào em Minh,

    BS rất thông cảm với nỗi lo của em.

    Muốn biết có bị lây nhiễm HIV hay không thì phải đi làm xét nghiệm thôi em à, nhưng làm xét nghiệm ngay sau khi có hành vi nguy cơ cũng không kết luận được gì. Bởi, giả sử nhiễm HIV, giai đoạn đầu là giai đoạn "cửa sổ" (thường kéo dài khoảng 2- 12 tuần) tức trong người đã có virus nhưng các xét nghiệm đều cho kết quả âm tính, không có biểu hiện hay triệu chứng gì của bệnh và người đó trở thành nguồn lây rất nguy hiểm.

    HIV lây qua 3 con đường chính: do tiêm chích hay truyền máu không bảo đảm nguyên tắc, quan hệ tình dục không an toàn (lây nhiễm từ dịch tiết hay các vết xước nhỏ ở bộ phận sinh dục) và lây do mẹ truyền sang thai nhi.

    Như vậy, HIV muốn gây bệnh cần phải hội đủ 2 yếu tố: đủ số lượng virus và tiếp xúc trực tiếp với máu.

    Em có vết thương chảy máu, người cắn em cũng phải có vết thương chảy máu thì khả năng lây nhiễm cao. HIV cũng có trong nước bọt, đàm nhớt có lẫn máu, nước mắt nhưng rất rất ít (
    dưới 1 virus/ml), không đủ để lây.
    Tỷ lệ em mắc HIV có cao không còn tùy vào người cắn em có nguy cơ cao nhiễm HIV hay là miệng người nhiễm HIV chảy máu hay không.

    Lo lắng bây giờ cũng không giải quyết được gì. Điều cần làm là em nên đi xét nghiệm máu tìm HIV sau 3 tháng.

    Tóm lại, nếu có điều kiện em nên đến các Trung tâm Y tế Dự phòng Quận/ Huyện hay Thành phố để được tư vấn kỹ hơn (tại đây có chương trình tư vấn trước và sau xét nghiệm).
    Thân mến!

  6. #46
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ bảy, 2/2/2013 10:32 GMT+7
    Lo lây nhiễm HIV khi cắt móng tay ở tiệm



    Tôi thường đi làm móng ở tiệm. Nghe nhiều người nói nếu dùng chung kềm bấm móng tay với người bệnh HIV thì mình dễ bị lây, có đúng không?

    Ảnh minh họa:Eva.

    Từ đó đến nay tôi rất ngại phải ra tiệm làm móng, nếu có làm tôi yêu cầu họ phải sát trùng dụng cụ làm móng thật kỹ. Xin cho tôi hỏi có phải khi làm móng ở tiệm bằng kềm dính máu của người HIV trước đó thì mình rất dễ bị lây virus đúng không?
    Nước ngâm bàn tay, bàn chân khi làm móng đã dùng cho người bệnh HIV rồi lại ngâm cho tôi, trong khi chân tôi có vết thương hở, thì có nguy cơ bị lây nhiễm không? (Tamt..).
    Trả lời:
    Chào bạn,

    Vấn đề của bạn cũng từng có rất nhiều người hỏi cách đây khoảng 10 năm. Đúng là nếu dùng chung có vật dụng có dây dính máu của người HIV thì nguy cơ bị lây nhiễm. Tuy nhiên nếu xét từng trường hợp cụ thể thì việc dùng chung kềm cắt da tay, khả năng bị lây nhiễm rất thấp.

    Bạn nên nhớ, virus HIV là một dạng virus yếu. Nó sẽ chết khi không có môi trường sống thích hợp và chết bởi các dung dịch tẩy rửa.
    Thực tế hiện nay chưa có một trường hợp nào bị lây nhiễm HIV do dùng chung dụng cụ cắt móng tay với người bệnh.

    Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và vệ sinh, bạn nên sắm cho mình một bộ kềm riêng để sử dụng.

    Tư vấn viên Tất Bửu
    Trung tâm tham vấn và hỗ trợ cộng đồng quận Bình Thạnh, TP HCM

  7. #47
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ sáu, 14/2/2014 06:11 GMT+7


    Ám ảnh nhiễm HIV sau khi cắt móng ở tiệm


    Khi lấy mé cho tôi, người ta vô tình làm chảy máu ở phía ngoài phần da cứng của ngón chân cái. Lúc đó tôi rất lo lắng.


    Cách đây 2 tháng, tôi đi làm móng ở tiệm. Khi chảy máu, tôi rất lo lắng chỉ sợ bị sưng ngón chân chứ không nghĩ đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Tôi hỏi, chủ tiệm giải thích là vì kềm mới cho nên sắc.
    Ở tiệm, tôi không bóp nặn vết thương, người chủ tiệm có lấy bông gòn để lau vết thương. Về nhà tôi có rửa vết thương bằng nước muối loãng. Cho tôi hỏi, trường hợp của tôi có khả năng bị lây nhiễm HIV không? (Lan)

    Ảnh minh họa: eva.

    Trả lời:
    Chào chị,
    Theo chia sẻ của chị, nguy cơ lây nhiễm HIV là rất thấp, bởi những yếu tố sau:
    - Điều kiện lây nhiễm đầu tiên là người khách đã dùng chung chiếc kềm cắt móng trước chị là người nhiễm HIV. Khả năng này liên quan đến tỷ lệ nhiễm trong dân số chung, vào khoảng 0,3-0,4%. Mặt khác, rất có thể như chủ tiệm đã nói, chị có thể là người đầu tiên sử dụng nó.
    - Khả năng chiếc kềm dính máu của người HIV trước đó. Như chị cũng hiểu, thông thường, kềm cắt móng rất ít khi dính máu, chỉ dùng để cắt da thừa (lấy mé) và cắt móng.
    - Khả năng lây nhiễm HIV sau một lần tiếp xúc với máu qua vết thương hở cũng không cao.
    Tổng hợp nhiều khả năng, tôi cho rằng nguy cơ lây nhiễm HIV trong chia sẻ của chị là thấp.
    Trên thực tế, gần như toàn bộ ca nhiễm HIV ghi nhận ở nước ta đều có đường lây xác định (quan hệ tình dục không an toàn, tiêm chích ma tuý...) chứ chưa có ca nào do cắt móng mà ra cả.
    Một lưu ý khác rằng, việc dùng chung kềm cắt móng hay các vật dụng bén nhọn là một đường lây được xác định, dù nguy cơ không cao như các đường lây khác. Đường lây này đặc biệt được lưu ý khi sống chung với người có H. Nếu vẫn còn lo ngại, chị có thể tham gia xét nghiệm HIV để kiểm tra và hoàn toàn yên tâm.
    Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ

  8. #48
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nụ hôn và sức khỏe
    Thứ sáu, 07/02/2014 14:57
    Hôn không chỉ giúp những người yêu nhau gia tăng tình cảm mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe khác mà bạn có thể không để ý đến.
    Giảm cân

    Bạn có tin nụ hôn giúp vòng eo trở nên thon gọn hơn hay không? Một cuộc nghiên cứu của Đại học Louisville (Mỹ) cho thấy một nụ hôn nồng nàn có thể giúp bạn đốt cháy đến 2 calorie mỗi phút. Tuy tác dụng của việc này không thể so sánh với tập luyện thể thao nhưng chừng đó cũng đủ để bạn hôn thường xuyên hơn.

    Bảo vệ sự tươi trẻ

    Khi cười, chúng ta phải huy động rất nhiều cơ trên khuôn mặt. Thế còn khi hôn thì sao? Theo chuyên gia trị liệu tình dục Ava Cadell ở Mỹ, khoảng 30 loại cơ được huy động khi bạn thực hiện nụ hôn, do đó, việc này sẽ giúp các cơ mặt trở nên săn chắc hơn.

    Giữ vệ sinh khoang miệng

    Chúng ta luôn muốn đảm bảo hơi thở của mình không gây khó chịu lẫn khó xử khi gần gũi với ai đó, vì vậy một nụ hôn kiểu Pháp có thể giúp bạn duy trì sức khỏe khoang miệng. Sự kết hợp giữa môi và lưỡi thúc đẩy việc sản sinh nước bọt giúp tiêu hóa thức ăn và giúp loại bỏ vi khuẩn. Sự gia tăng lượng nước bọt không có nghĩa nụ hôn của bạn trở nên “lõng bõng” hơn, mà thực tế điều đó giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

    Tăng cường miễn dịch

    Nếu cần có thêm lý do để hôn, hãy nghĩ đến tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch của nó. Theo tiến sĩ Yael Vernado, sự trao đổi nước bọt thông qua nụ hôn còn giúp hoán đổi những vi khuẩn có lợi vốn đóng vai trò như một liều vắc xin tự nhiên. Điều này có nghĩa rằng mỗi khi bạn tận hưởng một nụ hôn đầy tình cảm với người yêu, nó không chỉ giúp tăng cường hưng phấn mà còn góp phần củng cố hệ miễn dịch.

    Giải tỏa căng thẳng

    Có bao giờ bạn cảm thấy bị căng thẳng và bực dọc sau khi hôn ai đó hay không? Cả khi bạn cãi vã và giận dỗi, chỉ một cái ôm thật chặt cùng nụ hôn làm lành có thể giúp bạn thư giãn. Đó là bởi vì nụ hôn giúp phóng thích chất oxytocin vốn có thể cải thiện tâm trạng và giải tỏa tình trạng căng thẳng tinh thần.

    Bảo vệ sức khỏe tim mạch

    Chất adrenaline được phóng thích khi hôn có tác dụng tương tự việc tập thể dục, vì thế nó sẽ giúp tim bạn làm việc tích cực hơn và tăng cường sự lưu thông máu khắp cơ thể cũng như giảm nguy cơ huyết áp cao. Hãy giữ cho tim khỏe mạnh bằng cách kết hợp tập thể dục với... hôn.

    Giảm đau

    Một hiệu quả nữa của nụ hôn mà nhiều người có thể không biết là giảm đau. Bởi vì khi hôn, cơ thể giải phóng các endorphin giúp giải tỏa cơn đau hiệu quả. Tác dụng giảm đau của nụ hôn thậm chí còn cao hơn gấp đôi một số loại thuốc giảm đau phổ biến mà không hề gây phản ứng phụ.

    Tăng hiệu quả làm việc

    Một cuộc nghiên cứu ở Đức cho thấy đàn ông nhận được một nụ hôn ngọt ngào từ vợ trước khi đi làm, sẽ kiếm nhiều tiền hơn. Theo chuyên gia nghiên cứu Andréa Demirjian, nếu người đàn ông rời nhà với tâm trạng vui vẻ, anh ấy sẽ làm việc hiệu quả hơn do cảm thấy yên lòng, và có thể kiếm được nhiều tiền hơn.
    Theo Thanhnien
    http://www.congan.com.vn/?mod=detnew...2&p=&id=511803

  9. #49
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bạn trai nghiện ma túy, phải làm gì

    Đăng lúc: Thứ ba - 04/03/2014 11:37
    Mọi thứ sụp đổ khi em biết anh là con nghiện. Nhưng hai đứa vẫn yêu nhau lắm. Em biết chắc chắn anh bị người khác lôi kéo mới dính vào con đường đó.

    Hai đứa em yêu nhau được một năm. Trong thời gian đó chúng em sống chung với nhau, một phần vì gia đình em đã đồng ý cho 2 đứa quen, một phần em rất yêu anh. 2 năm sau, mọi sự đã sụp đổ khi em phát hiện anh là một con nghiện. Nhưng hai đứa vẫn còn yêu nhau lắm. Rồi gia đình em và anh đều biết chuyện đó, thế là ba mẹ em cấm tuyệt đối luôn. Nhưng vì em vẫn còn rất yêu anh và anh cũng vậy, nên em cho anh cơ hội thay đổi. Em nghĩ mình không thể bỏ anh lúc này và em sẽ giúp anh cai nghiện.
    Em không biết anh có thật sự vì em mà bỏ thuốc phiện không. Em không thể ở gần anh 24/24h được mà quan sát. Em chỉ thấy anh mập hơn lúc trước nhưng những lời yêu thương, quan tâm của anh dần ít đi, không biết là anh muốn làm gì. Bây giờ em rối lắm không biết phải làm gì nữa. (Mỹ Thanh)


    Ảnh minh họa: News.
    Trả lời:
    Mỹ Thanh thân mến,
    Thật khó mà biết chính xác người yêu bạn tự nguyện nghiện hay là do bạn bè lôi kéo. Tuy nhiên, trước hết anh ấy hãy tự trách chính mình, nếu anh vững vàng thì bạn bè cũng không thể lôi kéo được.
    Tuy nhiên, dù có yêu anh ấy rất nhiều, bạn cũng cần phải cân nhắc kỹ vấn đề giúp đỡ anh cai nghiện bạn nhé. Việc cai nghiện tại gia phải nói là một việc rất khó, đòi hỏi một nghị lực rất lớn và một sự quyết tâm cao ở người nghiện. Vì khi cai nghiện tại gia, điều kiện cách ly với nguồn gây hầu như không có. Hàng ngày anh ấy vẫn gặp bạn bè, gặp những người đang nghiện và rất khó tránh khỏi sự khích bác, rủ rê của những người bạn xấu đó.
    Nếu được, bạn nên động viên anh ấy đi cai nghiện tập trung tại các cơ sở để giúp quá trình cai diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Tất nhiên, trong thời gian anh ấy ở trong trung tâm cai nghiện, bạn vẫn thường xuyên lên thăm và động viên, dùng chính tình yêu của bạn để động viên anh ấy vững tâm cai nghiện. Động viên anh ấy quyết tâm làm lại cuộc đời để có thể thuyết phục bố mẹ bạn chấp nhận tình yêu của 2 bạn.
    Một điều tế nhị, nhưng không thể không nhắc bạn, đó là trong thời gian anh ấy đang nghiện này, bạn và anh ấy cần thận trọng trong vấn đề quan hệ tình dục. Cần có những biện pháp an toàn để bảo vệ chính bản thân trước nguy cơ HIV. Tất nhiên điều này cần thuyết phục anh ấy một cách tế nhị, vì người nghiện là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh HIV/AIDS. Do đó, bạn cần biết cách bảo vệ an toàn cho bản thân cho tới khi biết chắc về khả năng âm tính đối với HIV/AIDS của anh ấy nhé.
    Chúc cả hai bạn đủ nghị lực và quyết tâm vượt qua khó khăn này để cùng nhau đi đến hạnh phúc cuối của tình yêu.
    Chuyên viên tư vấn Phạm Phúc Thịnh
    Trung tâm tư vấn Nhịp Cầu Hạnh Phúc




    Nguồn tin: Báo VnExpress


  10. #50
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chủ nhật, 09/03/2014, 08:45
    Nổi mụn đỏ sau lưng, sợ bị nhiễm HIV


    Bây giờ sau lưng em có nổi những mụn màu đỏ. Xin hãy tư vấn giúp em. (Chi).
    Trả lời
    Chào em Chi!
    Hoạt động tình dục là bản năng của con người, và cũng là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Việc quan hệ điều độ, an toàn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu quan hệ tình dục không an toàn có thể gây nên những hậu quả đáng tiếc.
    Rất nhiều bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục như: lậu, giang mai, sùi mào gà, hepes sinh dục, HIV/AIDS,.... Các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm bệnh như: gái mại dâm, bạn tình bất chợt, người nghiện chích ma tuý. Như vậy, trường hợp của em có quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với gái mại dâm là hành vi có nguy cơ cao nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục.
    Tuy nhiên, liệu có bị nhiễm bệnh gì hay không thì còn phụ thuộc vào cô gái kia có mắc bệnh không, và mức độ lây truyền bệnh qua hành vi quan hệ tình dục. Ngoài ra, với tình trạng hiện tại của em, có nổi những mụn đỏ ở lưng cũng chưa thể khẳng định có bị lây nhiễm bệnh nào hay không.
    Do vậy, để xác định chính xác tình trạng sức khoẻ của bản thân, em nên đến khám tại cơ sở y tế tin cậy, đặc biệt cũng nên khám kiểm tra chuyên khoa da, hoa liễu để loại trừ các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Điều này giúp loại trừ các lo lắng không đáng có hoặc kịp thời điều trị nếu có tình trạng nhiễm bệnh.
    Chúc em vui khoẻ.
    Thạc sĩ, bác sĩ Thanh Hà

  11. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    noisohaicuatoi-hiv (09-03-2014)

  12. #51
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sự kỳ diệu của... nước bọt

    09/03/2014 06:19
    SKĐS - Trung bình mỗi ngày, tuyến nước bọt của bạn sản xuất khoảng 1 - 2 lít nước bọt. Răng và các bộ phận trong khoang miệng thường được “bơi lội” trong nước bọt cả ngày, chắc hẳn bạn sẽ chẳng bao giờ quan tâm đến nước bọt trừ khi nó bay ra khỏi miệng một ai đó. Và chắc chắn điều đầu tiên bạn nghĩ đến là bẩn và tránh xa nhưng nó thực sự là một trong những chất lỏng hấp dẫn nhất trên hành tinh.

    Nước bọt giúp tăng hưng phấn


    Nước bọt giúp sát khuẩn
    Khi hầu hết cha mẹ nhìn thấy núm vú của bé ở trên sàn nhà thì sẽ rửa sạch bằng nước đun sôi để tiệt trùng. Tuy nhiên, cũng có không ít ông bố bà mẹ đưa núm vú vào miệng và ngậm hút hết bụi bẩn. Nghe thì có vẻ không khoa học nhưng các nhà nghiên cứu tại Đại học Gothenburg tin rằng việc cha mẹ hút núm vú giúp con cái họ chống lại dị ứng. Trong một nghiên cứu được tiến hành đối với 65 trẻ sơ sinh, các nhà khoa học Thụy Điển đã so sánh những em bé có cha mẹ rửa sạch núm vú giả với những trẻ có cha mẹ liếm sạch núm vú giả. Kết quả đáng ngạc nhiên, trẻ ở nhóm 2 ít có khả năng mắc eczema hay hen suyễn. Các chuyên gia cho rằng khi cha mẹ đưa núm vú giả vào miệng ngậm cũng là lúc họ chuyển một số vi khuẩn vô hại của mình vào miệng của bé. Các vi khuẩn vô hại này sẽ nhanh chóng nhận biết các nguy cơ gây hại cho hệ miễn dịch của bé.
    Nước bọt giúp tăng hưng phấn
    Các nhà khoa học nghiên cứu về nụ hôn và tác dụng của nụ hôn đã công bố một phát hiện rất thú vị: hôn giúp sản xuất dopamin, serotonin và oxytocin – những xúc tác khuấy động đam mê. Theo nhà nhân chủng học Rutgers, Helen Fisher: nam giới thích những nụ hôn ẩm ướt hơn bởi vì nước bọt của họ có chứa một lượng nhỏ testosteron. Trong một thời gian dài (từ vài tuần có thể đến vài năm), testosteron kích thích ham muốn tình dục ở nữ giới và tăng sự sẵn sàng quan hệ tình dục. Đó là lý do tại sao nam giới thường bắt đầu với nụ hôn kiểu Pháp, họ đang đưa đối tác vào một cam kết ngầm, một dấu hiệu nhận biết vô thức giữa hai người.
    Nước bọt giúp giảm cơn nghiện thức ăn
    Rất nhiều người trên thế giới thèm đồ ngọt, nghiện thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ hay socola: những chất này kích hoạt não gây cảm giác nghiện thực thẩm tương tự như nghiện ma túy.
    Các nhà khoa học của Đại học Gothenburg, Thụy Điển sẽ giúp bạn ngắt cơn nghiện này. Con thằn lằn mập sống ở sa mạc Bắc Mỹ có thể cắn những vết nguy hiểm nhưng nước bọt của nó giúp kết thúc cơn nghiện thức ăn mãi mãi. Các nhà khoa học phát hiện nước bọt của con thằn lằn mập có một hợp chất gọi là exendin - 4 như một loại thuốc ảnh hưởng đến khu vực não của chúng ta. Về cơ bản, hợp chất exendin - 4 đáp ứng cơn thèm ăn mà không hấp thụ bất cứ thực phẩm thực tế nào. Các nhà khoa học phát hiện ra các hiệu ứng thú vị của nó bằng cách thử nghiệm trên chuột thí nghiệm: sau khi tiêm exendin – 4 vào chuột và đặt đĩa thức ăn trước mặt chúng, những con chuột đã không ăn một miếng thức ăn nào. Các nhà khoa học hy vọng rằng trong tương lai có thể nghiên cứu ra viên thuốc có hợp chất exendin – 4 giúp kiểm soát khẩu phần của người thừa cân, béo phì giúp cải thiện tình trạng này.
    Nước bọt chứa thuốc giảm đau tự nhiên
    Miệng của bạn là một nơi kỳ lạ, không chỉ chứa khoảng 72 loại vi khuẩn mà nó cũng tạo ra một trong những loại thuốc giảm đau mạnh nhất đối với loài người. Nước bọt của bạn rất nhiều chất opiorphin: thuốc giảm đau mạnh gấp 6 lần morphin.
    Opiorphin hoạt động bằng các bảo vệ hóa chất enkephalins, về cơ bản, enkephlains gửi tín hiệu đau lên não bộ. Khi enkephlains vị phá vỡ, những tín hiệu lập tức báo lên não bộ và opiorphin dừng tín hiệu này lại, ngăn chặn cơ chế đau đớn phát ra.
    Nước bọt giúp nhận biết tuổi tác


    Trong thời đại công nghệ y học ngày càng phát triển, không khó để xét nghiệm DNA từ da hay máu để biết được giới tính, tuổi tác của mọi người. Và các nhà nghiên cứu tại Đại học UCLA, Mỹ đã phát hiện ra rằng: DNA trong nước bọt của con người thay đổi theo thời gian. Khi con người già đi, DNA sẽ trải qua một quá trình gọi là methyl hóa. Quá trình hóa học này kích hoạt các gen nhất định và phụ thuộc vào các yếu tố như môi trường, chế độ ăn uống. Về cơ bản, khi chúng ta già, methyl hóa thay đổi gen của chúng ta và có thể xác định được tuổi tác của bản thân bằng cách xét nghiệm DNA của nước bọt. Các nhà nghiên cứu Đại học UCLA đã phân tích DNA của gần 130 người và có thể phán đoán chính xác tuổi tác của người đó trong vòng 5 năm. Trên thực tế, tuổi xác định bởi DNA được gọi là tuổi sinh học không phải lúc nào cũng phù hợp với tuổi tác theo thời gian của chúng ta (đó là lý do vì sao mức chênh lệch về độ tuổi sinh học và tuổi theo thời gian là 5 năm). Nếu các bác sĩ biết được độ tuổi sinh học của bệnh nhân sẽ rất tốt để họ quyết định sử dụng phương pháp điều trị cho bệnh nhân chống lại những căn bệnh liên quan đến tuổi tác.
    Nước bọt của dơi giúp bệnh nhân đột quỵ
    Nước bọt của dơi có chứa một lượng lớn enzym gọi là desmoteplase (DSPA). Rất nhiều bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Đó là khi cục máu đông hình thành trong mạch máu khiến oxy không thể tuần hoàn và đưa lên não. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như tê liệt, khó khăn khi nói chuyện, thậm chí tử vong. Hiện nay, các bác sĩ sử dụng một loại protein được gọi là plasminigen activator (tPA) để phá vỡ các cục máu đông nhưng nếu nó không được đưa vào cơ thể trong vòng 3 giờ từ khi bắt đầu bị đột quỵ thì có thể gây nên những tổn thương não nghiêm trọng. Hầu hết các bệnh nhân không nhận được điều trị tPA kịp thời. Trong khi đó, các nhà khoa học tại Đại học Monash ở Australia đã tiến hành một loạt thí nghiệm trên chuột so sánh việc điều trị DSPA chiết xuất từ nước bọt dơi với tPA. Kết quả cho thấy DSPA hiệu quả hơn trong việc làm tan cục máu đông, đồng thời an toàn hơn tPA. Thuốc chứa DSPA đang trong giai đoạn nghiên cứu cuối cùng để đưa vào điều trị lâm sàng.
    Minh Huệ (Theo Listverse, 2/2014)
    http://suckhoedoisong.vn/y-hoc-thuon...9061925003.htm
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 09-03-2014 lúc 09:44.

  13. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    noisohaicuatoi-hiv (09-03-2014)

  14. #52
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bị kim tiêm đâm có lây HIV?


    Bạn trai tôi do bất cẩn đã bị một đầu kim tiêm đâm. Tại thời điểm đó do vô ý không nghĩ đến khả năng kim tiêm có máu HIV nên không thực hiện sơ cứu. Hiện tại chúng tôi rất hoang mang và đang chờ kết quả xét nghiệm PRC-HIV.
    Xin bác sĩ cho tôi biết về khả năng tồn tại của virus HIV trong điều kiện thông thường ngoài môi trường tế bào như thế nào (ví dụ trên đầu kim tiêm và trong môi trường bình thường).
    Chúng tôi đang chờ kết quả xét nghiệm PRC-HIV nhưng thực sự rất hoang mang, không biết độ chính xác của kết quả xét nghiệm trên là bao nhiêu khi thực hiện ở ngày thứ 6 sau khi bị thương. Tôi nên làm những gì để bạn mình đỡ hoang mang, thưa bác sĩ? (Loan).

    Ảnh minh hoạ:alo







    Trả lời:
    Chào chị,
    Câu hỏi đầu tiên của chị virus HIV sống ngoài tế bào, cụ thể là ở kim tiêm, được khoảng bao lâu. Tôi xin chia sẻ như sau:
    HIV là virus, sống nội bào, khi ra khỏi tế bào, thời gian sống của chúng tính bằng giờ. Một cách tổng quát, nếu không có máu, virus HIV có thể tồn tại khoảng vài giờ trong môi trường rồi chết đi. Nếu trong môi trường có máu, thời gian này có thể kéo dài đến khoảng một tuần.
    Với trường hợp kim tiêm, giới y tế tạm chia ra hai tình huống. Một là kim tiêm mới là khi quan sát thấy kim tiêm còn sạch, mũi kim còn sáng, hay mới quan sát thấy người khác vừa sử dụng, hoặc khi kim tiêm phát hiện ở các điểm đang tiêm chích. Kim tiêm cũ là các kim tiêm bám bụi bẩn bên ngoài, mũi kim sét rỉ, điểm tiêm đã lâu không có người tiêm chích. Trên thực tế, với các kim tiêm cũ, rỉ sét, nguy cơ lây nhiễm HIV gần như không còn.
    Với tình huống bị kim đâm, sơ cứu ban đầu tỏ ra không hiệu quả với lây nhiễm HIV. Các hành động nặn máu, nắn bóp vào vết kim đâm không làm giảm khả năng virus xâm nhập, mà vô hình chung làm tăng thêm khả năng virus xâm nhập vì tạo ra thêm những tổn thương “viêm”. Khi bị kim đâm, tốt nhất nên đến ngay dịch vụ y tế để được xem xét điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.
    Vấn đề thứ hai mà chị quan tâm xét nghiệm PCR-HIV có giá trị như thế nào?
    Xét nghiệm PCR – HIV (polymerase chain reaction) là xét nghiệm nhằm phát hiện sự hiện diện của virus HIV thông qua việc phát hiện chính thành phần nhân di truyền của chúng thông qua một chuỗi phản ứng làm tăng lượng gene. Do bản chất của xét nghiệm trực tiếp tìm virus HIV, xét nghiệm này được xem là có độ chính xác cao nhất với độ nhạy và độ đặc hiệu lên đến 90-95. Ưu điểm thứ hai của xét nghiệm này là có thể phát hiện sớm hơn, đa số có thể có chẩn đoán chính xác về tình trạng nhiễm HIV sau khoảng 3-4 tuần.
    Do vậy xét nghiệm PCR được khuyến cáo sử dụng cho những trường hợp mới phơi nhiễm, với tiền sử không có hành vi nguy cơ trước đó, và thường được sử dụng sau 2 tuần để cho giá trị chẩn đoán chính xác.
    Tình huống của anh chị, xét nghiệm vào thời điểm 6 ngày tính từ lúc phơi nhiễm, mặc dù hơi sớm, nhưng vẫn có thể cho kết quả gần như chính xác. Sau thời gian cửa sổ 3 tháng, anh chị có thể làm lại xét nghiệm tìm kháng thể thông thường như một lần tái kiểm tra.
    Anh chị không nên quá lo lắng. Vì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ lây nhiễm HIV cho một lần bị kim đâm là rất thấp, vào khoảng 0,3-0,5%. Hơn nữa không phải kim tiêm nào cũng có dính máu HIV nên nguy cơ lây nhiễm càng khó xảy ra.
    Thân ái.
    BS Nguyễn Tấn Thủ
    Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Sức khoẻ Nam giới

    Nói tóm lại, tỉ lệ (xác xuất) lây lan HIV do bị kim tiêm đâm phải là thấp nhưng không phải là bằng 0. Nghiên cứu đã chứng minh điều trị dự phòng sớm (trong vòng 72 giò) giúp giảm nguy cơ lây nhiễm. Ở Hà nội, đa phần khuyến cáo không cần điều trị dự phòng (dù tỉ lệ HIV trong dân nghiện cao). Ở Mỹ khuyên cân nhắc điều trị dự phòng theo từng trường hợp cụ thể mà không có khuyến cáo chung (không cổ vũ hay hạn chế điều trị dự phòng cho tất cả mọi người). Ở châu Âu, khuyến cáo không điều trị dự phòng, trừ khi kim có máu tươi và tỉ lệ HIV cao thì nên cân nhắc điều trị dự phòng.



    Tr1ich từ nguồn:
    http://my.opera.com/bstntrung/blog/n...nghien-dam-vao


  15. #53
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sốt, giảm cân, đau cơ bắp sợ bị HIV

    iOne.net - 11/03/2014 09:02
    Em 23 tuổi, đã mấy lần quan hệ không an toàn. Trong 6 tháng nay em có nhiều biểu hiện: sốt, giảm cân, đau cơ bắp nhưng em không dám đi xét nghiệm.

    Em sợ mình dương tính. Em thực sự không dám đối mặt. Em biết phải làm gì đây? (Nghiêm).
    Trả lời:
    Chào em!
    Quan hệ tình dục là hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Nếu quan hệ an toàn và phù hợp thì ngoài vai trò duy trì nòi giống, nó còn có nhiều lợi ích khác như giải tỏa cảm xúc, giải tỏa năng lượng và thư giãn.... Tuy nhiên, nếu quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt với các đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao (gái mại dâm, nghiện chích,....) thì rất có khả năng nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, sùi mào gà, giang mai, HIV.
    Trường hợp của em có quan hệ không an toàn tới mấy lần và chưa nói rõ đối tượng quan hệ là ai, nếu là gái bán dâm hoặc bạn tình mới quen (không rõ lai lịch, tình trạng sức khỏe của đối tác) thì khả năng bị nhiễm các mầm bệnh trên là hoàn toàn có thể. Ngoài ra, dựa trên các biểu hiện sốt, giảm cân, đau cơ bắp mà em mô tả thì cũng chưa thể khẳng định em đang bị mắc bệnh gì.
    Dù sao sự việc đã xảy ra rồi, vấn đề bây giờ là cách xử lý của em để loại bỏ những lo lắng và xác định tình trạng sức khỏe một cách sớm nhất có thể. Việc em sợ không đi khám, không dám đi xét nghiệm và đối mặt với sự thật là suy nghĩ chưa đúng, cần thay đổi. Vì chỉ việc lo lắng quá mức thôi đã đủ khiến cơ thể mệt mỏi, suy sụp tinh thần và suy giảm miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm các bệnh. Hơn nữa, nếu nhiễm mầm bệnh nào đó mà không được điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh trầm trọng thêm, thậm chí gây biến chứng.
    Do vậy, em nên sớm đi khám kiểm tra sức khỏe tại cơ sở y tế chuyên về bệnh da, hoa liễu để được xác định xem có mắc bệnh gì không, nếu nhiễm bệnh sẽ được tư vấn và điều trị kịp thời tránh các biến chứng đáng tiếc.
    Với thành tựu của y học ngày nay, hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có thểchữa khỏi hoàn toàn. Ngay cả với trường hợp nhiễm HIV, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sẽ giúp cho sức khỏe ổn định, vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường và hạn chế tiến triển thành bệnh AIDS.
    Chúc em sớm khỏe mạnh!
    Thạc sĩ, bác sĩ Thanh Hà
    http://www.baomoi.com/Sot-giam-can-d...2/13280089.epi



  16. #54
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ bảy, 15/3/2014 08:44 GMT+7
    Sợ lây bệnh tình dục sau ki 'yêu' 2 gái mại dâm


    Mấy ngày trước tôi đã quan hệ với 2 cô gái mại dâm đều có sử dụng bao cao su. Cô gái thứ nhất thủ dâm cho tôi rồi mới quan hệ. Còn cô thứ hai chỉ quan hệ thôi. Liệu như vậy tôi có bị lây bệnh về tình dục không? (Dũng)

    Ảnh minh họa: Menshealth.
    Trả lời:
    Chào bạn,
    Tôi xin xác minh lại "Bệnh về tình dục" mà bạn đề cập có lẽ là muốn nhắc đến các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Bệnh về tình dục nói chung còn bao gồm cả bệnh liên quan đến rối loạn sinh lý tình dục như giảm ham muốn, rối loạn cương, rối loạn xuất tinh, dị tật cơ quan sinh dục...
    Các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục bao gồm một nhóm gồm nhiều bệnh lý nhiễm trùng, mà trong đường lây của nó có đường lây qua quan hệ tình dục.
    Những năm gần đây, người ta thường đề cập nhiều hơn đến khái niệm "nhiễm trùng qua đường quan hệ tình dục" nhằm nhấn mạnh tính chất âm thầm của loại bệnh này. Đơn cử như bệnh lậu, số trường hợp nhiễm lậu không triệu chứng (người bệnh không có biểu hiện gì của bệnh, nhưng dịch tiết sinh dục vẫn mang mầm bệnh và có khả năng lây sang người khác).
    Về khả năng lây nhiễm, tất cả tiếp xúc tình dục đều có khả năng lây nhiễm với tỷ lệ khác nhau.
    Mỗi bệnh có khả năng lây nhiễm khác nhau với các loại tiếp xúc tình dục khác nhau. Nhìn chung, quan hệ xâm nhập ngả âm đạo và hậu môn cho khả năng lây cao hơn các tiếp xúc khác như quan hệ đường miệng, ôm hôn, quan hệ bằng tay...
    Trở lại trường hợp của bạn, khi quan hệ ngả âm đạo, bạn có sử dụng bao cao su. Nếu quá trình sử dụng là hoàn chỉnh, bao cao su sẽ phát huy hiệu quả cao nhất, với khả năng bảo vệ xấp xỉ 98-99%.
    Thế nhưng, tất nhiên, bao cao su không bảo vệ bạn trong các tiếp xúc tình dục khác, cụ thể trong chia sẻ của bạn là quan hệ bằng đường miệng (oral sex).
    Một điều lưu ý sau cùng, quan hệ với gái mại dâm và quan hệ với nhiều bạn tình tuy không phải là yếu tố nguy cơ tuyệt đối, nhưng vẫn làm gia tăng đáng kể khả năng mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Bạn cần lưu ý hơn về hành vi này.
    Theo khuyến cáo của Trung tâm quản lý bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), bất kể ai có hành vi quan hệ tình dục, cho dù có hay không có sử dụng bao cao su, vẫn nên có thói quen định kỳ tầm soát các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, ít nhất mỗi năm một lần.
    Thân ái.

  17. #55
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xuất tinh ngoài khi yêu gái mại dâm có nhiễm HIV
    (Sức khỏe) - Cách đây hơn 3 tháng, em quan hệ với gái bán hoa. Do lâu lắm rồi mới "yêu" nên em xuất tinh ngoài trước khi quan hệ. Trong suốt quá trình đó em không dùng bao cao su.Vậy em mong bác sĩ tư vấn giúp liệu em có bị dính HIV không? Vì nghe tin người này bị HIV nên em lo lắm. (Nguyễn Văn Nam)
    Trả lời:
    Chào bạn,Tình huống của bạn mô tả được xem là có nguy cơ lây nhiễm HIV, bởi những lý do:
    - Bạn có quan hệ tình dục xâm nhập (qua ngả âm đạo) mà không sử dụng bao cao su.- Người mà bạn quan hệ chỉ là bạn tình bất chợt, ở đây là nữ hành nghề mại dâm, nghĩa là bạn không biết về tình trạng nhiễm HIV của người đó là âm tính hay dương tính.Ở đây, tình huống này có phần tăng thêm nguy cơ vì người nữ quan hệ với bạn hành nghề mại dâm, đối tượng này có tỷ lệ nhiễm cao hơn nhiều so với dân số chung. Việc nghe tin người đó nhiễm HIV càng tăng thêm lo lắng của bạn, tuy nhiên, thông tin này có thể không chính xác. Dù sao, chỉ xét riêng việc quan hệ với gái mại dâm đã là hành vi nguy cơ cao.Bạn cho biết xuất tinh trước khi quan hệ. Thông tin này hoàn toàn không liên quan đến nguy cơ lây nhiễm HIV cho bạn, vì nếu người nữ đã nhiễm HIV thì virus HIV sẽ lây sang bạn tình nam của họ thông qua dịch tiết sinh dục ở âm đạo khi có hành vi quan hệ xâm nhập. Nếu bạn từng nghĩ yếu tố này sẽ giảm nguy cơ thì tôi xin xác minh lại: xuất tinh trong hay ngoài âm đạo chỉ liên quan đến lây nhiễm từ nam sang nữ, chứ không có ý nghĩa trong chiều ngược lại.Tóm lại, bạn đã có hành vi nguy cơ, và do vậy có nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục (lậu, giang mai, viêm gan siêu vi...)
    . Để trả lời "có nhiễm hay không nhiễm", cách duy nhất và đơn giản nhất là tham gia xét nghiệm HIV ở các cơ sở y tế có chức năng. Bên cạnh HIV, bạn cũng nên làm các xét nghiêm tầm soát bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục khác.
    Trong thời gian chờ kết quả, tốt nhất bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ với vợ để phần nào hạn chế khả năng lây cho bà xã (nếu bạn không may đã nhiễm căn bệnh này). Và trong tình huống nhiễm hay không, bạn cũng nên cân nhắc hơn với hành vi nguy cơ này.
    Thân ái.
    Theo VNE
    http://www.baodatviet.vn/doi-song/su...m-hiv-2361705/
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 16-03-2014 lúc 09:20.

  18. #56
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sợ hãi sau 3 tháng quan hệ với gái lạ

    Thứ tư, 19/03/2014 08:11
    Cách đây khoảng 3 tháng em quan hệ tình dục không lành mạnh. Tuần sau đó em bị sốt mấy hôm. Từ đó đến nay em luôn sống trong sợ hãi.



    Gần đây em thấy mình không bình thường, trên da nổi những vết như bị nấm. Em còn bị mỏi các khớp, hiện tượng này kéo dài tương đối lâu rồi ạ. Bình thường em bị bệnh khớp khi trời lạnh.

    Xin nói thêm là hồi Tết trên đầu gối em có nổi 2 mụn hồng ti và giờ đã lặn. Cho em hỏi như vậy có phải là hiện tượng của HIV không. Mong bác sĩ trả lời sớm giúp?

    (Tuấn)

    Chào bạn,Triệu chứng biểu hiện trên người nhiễm HIV đa phần gây ra bởi những bệnh nhiễm trùng cơ hội. Sở dĩ gọi như vậy vì các bệnh này sẽ “thừa cơ hội” tấn công khi hệ miễn dịch cơ thể bị suy yếu do HIV.Về biểu hiện trên bệnh nhân HIV, tôi xin có 2 chia sẻ sau:

    - Các bệnh cảnh nhiễm trùng cơ hội vẫn có thể xuất hiện ở người không nhiễm HIV nhưng với tần suất xảy ra thấp hơn chứ không có nghĩa là “chỉ” xảy ra trên bệnh nhân HIV.
    - Người nhiễm HIV có giai đoạn không triệu chứng kéo dài, người bệnh có thể không có biểu hiện gì cho đến khi miễn dịch bị suy yếu.
    Do vậy, một người chỉ có thể xác định nhiễm hay không nhiễm HIV thông qua xét nghiệm chuyên biệt, chứ không thể chỉ dựa vào triệu chứng mà quy kết cho đó là nhiễm HIV, cũng không thể dựa vào bề ngoài đạo mạo mà tin rằng người này là an toàn. Với căn bệnh này, do tính chất mạn tính và âm thầm, người ta thường dùng đến yếu tố “có hành vi nguy cơ” làm yếu tố chỉ điểm, đồng thời đặt ra yêu cầu xét nghiệm mới biết chính xác.
    Như bạn đã chia sẻ, thời gian trước, bạn có hành vi nguy cơ, thể hiện qua việc “quan hệ tình dục không lành mạnh”, nên bạn cần nhanh chóng tham gia xét nghiệm kiểm tra. Điều này sẽ giúp bạn xác định tình trạng huyết thanh kháng HIV của bản thân, theo đó, loại bỏ mối lo lắng mơ hồ mà bạn đang có.
    Nếu kết quả âm tính, bạn được giải tỏa khỏi tâm lý lo lắng, tiếp đó là bạn cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh hơn để tránh tái phạm hành vi nguy cơ.
    Nếu kết quả không may là dương tính, bạn có cơ hội tiếp cận với chăm sóc và điều trị sớm, từ đó có thể có cuộc sống khỏe mạnh với căn bệnh mạn tính này.
    Chia sẻ sau cùng của tôi là cho dù nhiễm hay không, ta cần có thái độ đúng đắn đối với căn bệnh này. Chúc bạn nhiều sức khỏe.

    AloBacsi.vn
    Theo BS Nguyễn Tấn Thủ - VnExpress
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 19-03-2014 lúc 09:50.

  19. #57
    Thành Viên Chính Thức
    Ngày tham gia
    03-03-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    TP.HCM
    Bài viết
    114
    Cảm ơn
    100
    Được cảm ơn: 18 lần

    Hôn bạn trai bị HIV sợ lây bệnh

    êu nhau được gần một năm, anh ấy mới thú thật là bị HIV. Em rất sốc. Hai đứa chưa quan hệ nhưng đã hôn nhau nhiều lần rồi.


    Em đang lo lắm không biết mình có bị nhiễm bệnh từ bạn trai không. Làm sao để biết được? Em có nên chia tay anh ấy bây giờ? Liệu có ai từng lấy người bị bệnh thế kỷ như thế không? (Thuynguyen19…@gmail.com).

    Trả lời:

    HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường như ôm, hôn, bắt tay, ăn chung chén dĩa, dùng chung nhà vệ sinh… Bệnh lây qua 3 đường: máu, quan hệ tình dục không an toàn, người mẹ nhiễm HIV truyền qua thai nhi.

    Trường hợp của hai bạn chỉ hôn nhau, chưa quan hệ tình dục thì khả năng lây bệnh sẽ không xảy ra mặc dù một số tài liệu cảnh báo việc hôn người HIV mà trong miệng hai người đều bị trầy xước hoặc chảy máu có thể lây bệnh. Tuy nhiên cho đến nay, trên thế giới chưa có phát hiện trường hợp nào lây nhiễm HIV do hôn nhau như thế.

    Nếu quá lo lắng, bạn có thể đến cơ sở y tế làm xét nghiệm máu để biết mình có nhiễm HIV hay không. Chỉ có một cách duy nhất đó thôi.

    Về việc bạn hỏi có nên chia tay anh ấy hay không thì tùy thuộc vào tình yêu của bạn dành cho người yêu như thế nào. Bạn hãy bình tĩnh tự hỏi xem liệu mình có đủ can đảm chấp nhận lấy người chồng có HIV không? Bạn có thể thuyết phục được gia đình mình cũng chấp nhận anh ấy hay không? Sau khi đặt ra những vấn đề đó, chính bạn mới là người có câu trả lời chính xác nhất cho tương lai của mình.

    Cũng xin chia sẻ với bạn, hiện nay có rất nhiều người chấp nhận lấy chồng hoặc vợ có HIV, điều quan trọng là cả hai biết cách bảo vệ cho nhau. Các cặp vợ chồng ấy vẫn có con như bình thường, nhưng cần phải đến bác sĩ tư vấn trước khi quyết định sinh con.
    (Theo Suckhoe)

  20. Có 2 người đã cảm ơn noisohaicuatoi-hiv cho bài viết bổ ích này:


  21. #58
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    "Chuyện ấy” và một số băn khoăn về HIV/AIDS

    Thứ ba - 01/04/2014 15:01
    Các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều tăng nguy cơ bội nhiễm HIV/AIDS.
    Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia, giang mai, mụn rộp sinh dục, hạ cam đều tăng nguy cơ bội nhiễm HIV, vì HIV rất thích xâm nhập vào những tế bào ở những bệnh này. Lở loét ở cơ quan sinh dục làm tăng cơ may bị nhiễm HIV lên 5-10 lần vì người bị nhiễm HIV mà có lở loét thì các tế bào trong các tổn thương đó cũng chứa rất nhiều HIV nên dễ lây truyền cho người khác do tiếp xúc. Càng nhiều tế bào bị nhiễm HIV thì càng dễ lây truyền virut. Nhiễm HIV làm chậm tiến trình lành sẹo của tổn thương lở loét, do đó sự lây truyền của người bệnh càng kéo dài hơn. Người không bị nhiễm HIV nhưng có vết lở loét nếu có quan hệ tình dục với người đã nhiễm HIV thì cũng rất dễ để HIV xâm nhập qua vết lở loét đó. Các bệnh giang mai, mụn rộp sinh dục, u hạt bẹn, hạ cam đều có lở loét và ở những tổn thương này có rất nhiều loại tế bào mà HIV ưa lây nhiễm, do đó bị mắc một trong các bệnh tình dục nói trên là tăng nguy cơ bị nhiễm HIV. Lỡ quan hệ tình dục không bảo vệ (không dùng bao cao su) với người đã nhiễm HIV? Có thể may mắn không bị nhiễm nhưng chớ nên thử như vậy - đó là hành vi tình dục không an toàn. Nên biết rằng, nhiều người - nhất là các thanh thiếu niên đã nghĩ rằng mình sẽ là người may mắn nhưng họ có thể nhiễm HIV ngay lần quan hệ tình dục đầu tiên. Cơ may bị lây nhiễm ngay hay không bị lây cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến bạn và người kia. Người nào hệ thống miễn dịch kém dễ bị lây nhiễm HIV hơn, đó là những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, đang điều trị tia xạ, dùng liều cao corticosteroide, hóa liệu pháp, tiểu đường, tuổi từ 65 trở lên… Ngoài ra, một số điều kiện làm cho hệ thống miễn dịch hoạt động kém đi, ví dụ như bị nhiễm khuẩn tái diễn, hay ốm đau, lối sống kém vệ sinh, kém dinh dưỡng, nhiều căng thẳng thần kinh (stress), nghiện rượu, ma tuý, thuốc lá và nhiều loại bệnh tình dục khác. Quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV càng nhiều lần thì càng dễ bị nhiễm. Một số người có HIV dương tính dễ truyền bệnh hơn những người khác, ví dụ những người mới nhiễm HIV thì sức lây truyền cao hơn cho đến khi cơ thể họ phát triển được kháng thể.

    Thời gian làm cho những người có HIV dương tính dễ truyền bệnh hơn còn vì virut cũng trở nên khôn ngoan, ma mãnh, chúng biến đổi thành những thể phát triển nhanh và gây bệnh sớm hơn. Nếu có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà virut đang ở giai đoạn này hoặc với người đang có một số lượng lớn HIV trong cơ thể thì nguy cơ bị lây nhiễm sẽ tăng lên.
    BS.
    Xuân Ánh
    http://suckhoevadoisong.net/index.php?language=vi&nv=news&op=Kien-Thuc-Gioi-Tinh/Chuyen-ay-va-mot-so-ban-khoan-ve-HIV-AIDS-5802


  22. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:


  23. #59
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Muỗi không thể truyền bệnh AIDS

    Thứ năm, 17/04/2014 00:43
    Các phương tiện truyền thông đề cập đến khả năng truyền bệnh AIDS của muỗi khi lần đầu tiên AIDS được phát hiện.

    Có 3 cơ chế lý thuyết cho rằng muỗi có thể truyền virus HIV

    Cơ chế thứ nhất

    Đầu tiên là muỗi bắt đầu chu trình sống bằng cách hút máu bệnh nhân dương tính HIV và tiêu hóa virus cùng với máu. Để virus có thể được truyền từ người này sang người khác thông qua muỗi, virus phải sống sót bên trong dạ dày của muỗi và gia tăng số lượng, sau đó virus di chuyển đến các tuyến nước bọt.

    Muỗi mang virus sẽ bay đi tìm và đốt hút máu người không nhiễm bệnh khác và truyền virus HIV qua tuyến nước bọt trong suốt thời gian hút máu. Đây là cơ chế phổ biến của các bệnh ký sinh trùng do muỗi truyền như sốt rét, sốt vàng da, sốt dengue và viêm não do virus.

    Cơ chế thứ hai

    Đầu tiên muỗi sẽ bắt đầu chu trình sống bằng cách hút máu một bệnh nhân dương tính HIV và bị đuổi đi sau khi chỉ hút được một ít máu của bệnh nhân. Thay vì tiếp tục hút máu của bệnh nhân này, muỗi bay đi đốt một người không mắc bệnh. Khi đốt người không mắc bệnh, muỗi sẽ truyền virus cho người này. Cơ chế này không phổ biến trong các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền cho người, nhưng rất phổ biến ở các bệnh thiếu máu truyền nhiễm ở ngựa do ruồi truyền.

    Cơ chế thứ ba

    Cơ chế thứ 3 đề cặp đến hiện tượng một con muỗi đang hút máu bệnh nhân dương tính HIV thì bị đuổi đi và nó tiếp tục hút máu với một bệnh nhân dương tính HIV khác, kết quả là virus HIV nhiễm vào vết đốt.

    Mỗi cơ chế giả thuyết trên đã được điều tra với các loại côn trùng hút máu khác nhau. Kết quả cho thấy rằng muỗi không có khả năng truyền bệnh AIDS. Tuy nhiên, các báo cáo gần đây đã gây nhiều tranh cãi và các kết quả của chúng cũng không rõ ràng. Một số người vẫn tin rằng muỗi liên quan đến sự truyền bệnh AIDS. Trong bài này, từ kết quả của các nghiên cứu, chúng tôi sẽ trình bày một vài lý do vì sao muỗi không thể truyền bệnh AIDS.



    Muỗi có thể tiêu hóa virus HIV

    Khi muỗi truyền một tác nhân gây bệnh từ người này sang người khác, tác nhân gây bệnh phải tồn tại trong dạ dày của muỗi cho đến khi quá trình truyền bệnh kết thúc. Nếu muỗi tiêu hóa tác nhân gây bệnh thì chu trình truyền bệnh sẽ chấm dứt.

    Để truyền bệnh thành công đòi hỏi phải có một số lượng lớn tác nhân gây bệnh và các tác nhân này phải có khả năng chịu được các enzym tiêu hóa bên trong dạ dày muỗi. Ký sinh trùng sốt rét sống bên trong cơ thể muỗi từ 9 - 12 ngày và phải trải qua hàng loạt các giai đoạn khác nhau trong suốt thời kỳ đó.

    Virus viêm não cũng có thể sống từ 10 - 25 ngày trong cơ thể muỗi và sao chép một số lượng lớn trong suốt thời kỳ ủ bệnh.

    Các nghiên cứu ở virus HIV cho thấy rằng, virus đóng vai trò chính trong truyền bệnh AIDS đã được tiêu hóa cùng với máu trong dạ dày muỗi. Kết quả là máu có nhiễm virus HIV bị tiêu hóa trong dạ dày muỗi sau 1 - 2 ngày và làm mất khả năng gây ra sự lây nhiễm mới. Khi virus không thể tồn tại để sinh sản và di chuyển đến các tuyến nước bọt của muỗi thì việc truyền tác nhân gây bệnh từ người này sang người khác không thể thực hiện được và virus HIV cũng không thể truyền được.

    Muỗi không hút đủ lượng virus HIV để truyền virus qua vết đốt.

    Lây nhiễm bằng vết đốt đòi hỏi phải có một lượng virus đủ để làm cho một người mới nhiễm bệnh. Con số chính xác số lượng các virus đủ để gây nhiễm ở những người khác nhau thì khác nhau.

    Tính toán số lượng virus HIV trong muỗi người ta thấy rằng, một con muỗi bị đuổi đi khi đã hút 1000 đơn vị virus HIV trong máu của người dương tính HIV thì tỷ lệ lây nhiễm từ người này sang người khác là 1/10.000.000.

    Nói một cách đơn giản, một người bình thường sẽ nhiễm bệnh khi bị đốt bởi 10.000.000 con muỗi mà những con muỗi này đã đốt những người dương tính HIV. Tính toán tương tự, đập một con muỗi no máu của bệnh nhân HIV dương tính cũng không đủ lượng cần thiết để gây nhiễm qua vết đốt.

    Nói tóm lại, cơ chế truyền bệnh AIDS do muỗi đã hút máu người HIV dương tính hầu như không thể thực hiện được. Do đó, không một cơ chế lý thuyết nào cho thấy muỗi có khả năng lây truyền HIV.

    Muỗi không phải là những kim tiêm biết bay

    Một số giả thuyết cho rằng muỗi có khả năng truyền virus từ người này sang người khác thông qua cái vòi của chúng. Tuy nhiên, một người dương tính HIV thì không có đủ lượng virus cần thiết để lây nhiễm cho người khác. Thậm chí nếu người đó có mang đủ lượng virus để sẵn sàng cho việc lây nhiễm thì muỗi cũng không thể truyền virus HIV bằng vòi.

    Trước khi hút máu muỗi thường tiết nước bọt vào vết đốt. Tuy nhiên, tuyến nước bọt và tuyến hút máu nằm tách biệt nhau trong vòi của muỗi. Tuyến hút máu là một tuyến có cấu trúc phức tạp và nhìn chung nó không giống như một ống kim tiêm.

    Muỗi tiết nước bọt theo một đường riêng và hút máu theo một đường khác. Kết quả là máu được hút theo một hướng duy nhất và không bị bơm ngược vào máu của người bị đốt. Do đó, muỗi không thể truyền virus HIV thông qua cái vòi của chúng.

    AloBacsi.vn
    Theo KS. Huỳnh Kha Thảo Hiền -
    Bệnh viện Nhiệt đới

  24. #60
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ sáu, 18/4/2014 | 11:07 GMT+7

    Sợ lây bệnh khi hôn bạn gái bị HIV

    Xin hỏi bác sĩ cách đây 17 ngày em hôn một bạn gái mới quen trên mạng, chỉ hôn thôi chứ không có quan hệ tình dục gì cả.
    Trong quá trình âu yếm, bạn ấy có liếm mặt, cắn cằm, ngậm lỗ tai và tinh hoàn của em. Gần đây em phát hiện bạn ấy nhiễm HIV nên em lo lắm.Xin hỏi lúc âu yếm bạn ấy có cạ mặt vào mặt em, mà mặt bạn ấy rất nhiều mụn, mặt em cũng nhiều và mới nặn mụn. Nếu máu từ mụn của bạn ấy dính vào mụn mới nặn của em hoặc do ma sát làm mụn trên mặt tróc mày ra thì em có thể lây nhiễm HIV không? (Đạt)

    Ảnh minh họa: Menshealth.

    Trả lời:
    Chào bạn,
    Trước hết, tôi xin nói về đường lây HIV qua quan hệ tình dục. Như chia sẻ của bạn, giữa bạn và cô gái nọ không có quan hệ xâm nhập, bao gồm cả đường miệng lẫn đường âm đạo. Các hành vi như hôn lên môi và phần ngoài của cơ quan sinh dục đều được kể là các hành vi an toàn. Nói như vậy, xét riêng về đường lây này, bạn có thể yên tâm về khả năng lây nhiễm.
    Xét đến đường lây còn lại mà bạn đang e ngại có khả năng tiếp xúc với máu, nếu chỉ nhận định đơn thuần, không thể phủ nhận rằng trong quá trình âu yếm mà bạn chia sẻ, bạn có thể tiếp xúc với máu của cô gái nọ, nhất là khi cọ xát, các phần mụn có thể vỡ ra và chảy máu. Hơn nữa phần da mặt bạn cũng có tổn thương do mụn, như vậy chuyện lây nhiễm là khả dĩ.
    Tuy nhiên, khác với các tiếp xúc với máu khác, tình huống mà bạn mô tả có những yếu tố giảm nhẹ sau:
    - Bạn chỉ nói là có thể, chứ không xác định là chắc chắn đã xảy ra tiếp xúc kể trên.
    - Cấu trúc mụn trên da mặt khá đa dạng, và trong giai đoạn sớm, phần mụn không dễ vỡ ra trừ khi có những tác động đè ép rất mạnh.
    - Lượng máu chảy ra khi vỡ mụn không nhiều.
    - Xác suất lây nhiễm HIV khi tiếp xúc với máu cũng không cao, chỉ khoảng 0,3-0,5% cho một lần tiếp xúc.
    Như vậy, nếu đánh giá tình huống này, tôi xin dùng từ “khả năng rất thấp” để nói đến khả năng lây nhiễm HIV từ cô gái nọ sang bạn.
    Tất nhiên, nếu còn nghi ngại, bạn vẫn có thể kiểm tra bằng xét nghiệm ở những cơ sở y tế có cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV. Các phòng tham vấn xét nghiệm tự nguyện và miễn phí trong chương trình phòng chống HIV là một địa điểm đáng tin cậy. Đặc biệt, nếu bạn chưa từng làm xét nghiệm kháng thể kháng HIV thì nên tham gia.
    Thân ái.

Trang 3 của 8 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •