Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 20 của 141

Chủ đề: Tổng quan Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS

Hybrid View

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,597
    Cảm ơn
    1,935
    Được cảm ơn: 21,430 lần
    Dự phòng lây nhiễm HIV(2)

    Câu 13: Mặc dù đã biết 3 đường lây của HIV, nhưng sao tôi vẫn ghê sợ khi tiếp xúc với người nhiễm HIV, không thể nào dám lại gần…?

    Đây là vấn đề cảm giác và cảm giác cá nhân này có thể xảy ra với nhiều người. Cảm giác này có thể đến một cách vô thức, hoặc có ý thức và nó xuất phát từ những thông tin, kiến thức, quan niệm của cộng đồng, xã hội hoặc cá nhân mỗi người. ví dụ, cộng đồng thường cho rằng AIDS là căn bệnh chết người, người chết do AIDS thường có bộ dạng rất thảm thương, kinh khủng, gầy gò, lở loét đầy mình… HIV thường đi kèm với những hành vi không an toàn trong xã hội như nghiện chích, mại dâm, trong khi đó những người sử dụng ma túy, hoạt động mại dâm thường bị quan niệm là tầng lớp thấp trong xã hội, họ có các hành vi tiêu cựu…

    Từ đó những cá nhân có nhận thức như trên sẽ sợ hãi một cách vô thức với những vấn đề có liên quan đến HIV/AIDS và những người nhiễm HIV, đặc biệt khi tiếp xúc với những người bệnh AIDS đang trong giai đoạn cuối. Những biểu hiện bên ngoài của sự ghê sợ này là chính là thái độ và hành vi mang tính kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV, cũng như những vấn đề liên quan đến HIV/AIDS.

    Câu 14: Nếu một người đàn ông nhiễm HIV, anh ta có khả năng có con khỏe mạnh không?

    Một người đàn ông nhiễm HIV sẽ có HIV trong tinh dịch chứ không có HIV trong tinh trùng. Với các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay, có thể thực hiện kỹ thuật lọc rửa tinh trùng loại bỏ hoàn toàn tinh dịch nhiễm HIV. Sau đó, tinh trùng đã được lọc rửa sạch lại được bơm vào buồng tử cung (thụ tinh nhân tạo) hoặc được dùng để tiêm vào bào tương trứng trong thụ tinh trong ống nghiệm. Do đó, một người đàn ông nhiễm HIV vẫn có thể có con không nhiễm HIV.

    Câu 15: Cần phải làm gì khi bị kim tiêm đâm xuyên qua da, dẫm phải bơm kim tiêm hoặc bị dính máu , dịch sinh học bắn vào niêm mạc mắt?

    (1) Với tổn thương ở da và có chảy máu:


    • Rửa ngay vết thương dưới vòi nước và để vết thương chảy máu tự do trong một thời gian
    • ngắn (30 đến 60 giây);
    • Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin,
    • Javen 1/10, hoặc cồn 700) trong thời gian ít nhất là 5 phút.


    (2) Với tổn thương ở niêm mạc:


    • Nếu ở mắt thì cần rửa mắt bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần;

    • Nếu ở miệng, mũi cần sức miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần, rửa, nhỏ mũi bằng
    • nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9%;

    (3) Báo cáo người phụ trách và làm biên bản: Cần nêu rõ ngày, giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm.(4) Xác định tình trạng HIV của nguồn phơi nhiễm.(5) Phòng lây nhiễm HIV cho người khác: Người bị phơi nhiễm có thể lầm lây nhiễm HIV sang người khác, dù xét nghiệm HIV âm tính do đang trong thời kỳ cửa sổ, vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV.

    (6) Điều trị dự phòng bằng ARV cho người bị phơi nhiễm: Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm và xét nghiệm nguồn gây phơi nhiễm. Điều trị bằng ARV phải được tiến hành sớm, từ 2 đến 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm có kết quả xét nghiệm HIV âm tính.

    Câu 16: Dùng kem diệt tinh trùng bôi lên dương vật giúp phòng lây truyền HIV, có đúng không?

    Bạn không nên sử dụng bất kỳ loại kem hay thuốc diệt tinh trùng nào với mục đích phòng chống lây truyền HIV trong quan hệ tình dục qua đường âm đạo hay hậu môn. Đối với phụ nữ khi họ sử dụng kem diệt tinh trùng để tránh mang thai ngoài ý muốn cũng nên sử dụng bao cao su để phòng lây truyền HIV.

    Trong kem diệt tinh trùng có chứa chất Nonoxynol-9 (N-9). Mặc dù N-9 diệt được virus HIV trong ống nghiệm, nhưng các nghiên cứu mới đây cho thấy rằng N-9 khi đưa vào âm đạo có thể kích thích âm đạo và thực sự làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong quan hệ tình dục. Chất N-9 cũng gây kích ứng niêm mạc của trực tràng và không nên sử dụng thuốc diệt tinh trùng trong quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

    Câu 17: HIV đễ bị tiêu diệt, vậy thụt rửa kỹ bằng thuốc sát trùng có tránh được lây nhiễm HIV không (đặc biệt là sau mỗi lần giao hợp)?

    Chắc chắn là không. Thụt rửa sau giao hợp không thể ngăn cản được sự lây truyền HIV bởi vì tinh dịch đi vào cổ tử cung ngay tức thì sau khi xuất tinh. Cho tới nay chưa có chứng cứ nào nói lên rằng thụt rửa sau khi quan hệ tình dục có thể là một trong những biện pháp ngăn chặn lây truyền HIV.

    Thụt rửa có thể kích thích các mô âm đạo và càng dễ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như HIV. Thụt rửa có thể gây ra nhiễm trùng do phá vỡ cân bằng tự nhiên của các loại vi khuẩn và nấm men trong âm đạo và thụt rửa có thể khiến cho một số bệnh nhiễm trùng sẵn có bị nặng thêm.

    Câu 18: Người nghiện ma túy đã bị nhiễm HIV vẫn tiếp tục chơi ma túy có ảnh hưởng gì không?

    Người nghiện mà túy đã nhiễm HIV vẫn tiếp tục tiêm, chích ma túy sẽ có nhiều nguy cơ hơn, vì cơ thể của họ đã bị nhiễm HIV làm giảm sút sức đề kháng, nếu tiếp tục chơi ma túy sẽ dễ dẫn đến bị bội nhiễm HIV, hoặc do lây nhiễm các bệnh khác làm cho tình trạng HIV của họ nhanh chóng trở nên trầm trọng. Mặt khác, có thể lây nhiễm HIV sang người khác nếu dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm, trích ma túy.

    Anna Nguyễn Quỳnh Nga (sưu tầm & biên soạn)
    ads

  2. #2
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,597
    Cảm ơn
    1,935
    Được cảm ơn: 21,430 lần
    CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS (2)

    Câu 10: Làm thế nào để biết được người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS khi chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV?

    Người nhiễm HIV được coi là chuyển sang giai đoạn AIDS khi ở người đó xuất hiện ít nhất hai triệu chứng chính và ít nhất một triệu chứng phụ trong các nhóm triệu chứng lâm sàng sau:

    (1) Nhóm các triệu chứng chính:


    • Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể;
    • Tiêu chảy kéo dài trên một tháng;
    • Sốt kéo dài trên một tháng.

    (2) Nhóm các triệu chứng phụ:


    • ho dai dẳng kéo dài trên một tháng;
    • nhiễm nấm Candina ở hầu (họng);
    • ban đỏ, ngứa da toàn thân;
    • Herpes (mụn rộp), Zona (giới leo) tái phát;
    • Nổi hạch ở nhiều nơi trên cơ thể, nhất là ở nách, bẹn, cổ…

    Câu 11: Khi khám bệnh, có nên thông báo tình trạng nhiễm HIV với cán bộ Y tế không?

    Có, để được chăm sóc và điều trị một cách tốt nhất, các cán bộ y tế cần biết về tình trạng nhiễm HIV của bệnh nhân. Sẽ là vi phạm pháp luật nếu các cán bộ y tế từ chối chăm sóc và điều trị cho người bệnh vì lý do người đó bị nhiễm HIV.

    Theo luật Phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam, các cán bộ y tế có trách nhiệm giữ bí mật tình trạng nhiễm HIV dương tính của bênh nhân.

    Câu 12: Có nên thông báo kết quả nhiễm HIV cho vợ (chồng), bạn tình hoặc người thân trong gia đình biết không?

    Khi nhận kết quả HIV dương tính, bạn sẽ rất khó khăn để quyết định nói cho ai và nói như thế nào. Cần xác định rằng: Nếu bạn bị nhiễm HIV, bạn không có quyền để HIV lây lan từ mình sang bất kỳ người khác (dù là vợ, chồng hay ai đó). Còn quyết định thông báo kết quả hay không tùy thuộc vào tính cách, tình cảm, sự cảm thông, hiểu biết… của người kia.

    Tuy nhiên, thông báo kết quả về tình trạng nhiễm HIV sẽ tốt đối với bạn vì những lý do sau đây:
    • Bạn sẽ nhận được sự yêu thương và hỗ trợ từ phía những người trong gia đình, họ sẽ giúp giải quyết các vấn đề về sức khỏe của bạn;
    • Bạn sẽ được chăm sóc một cách phù hợp hơn;
    • Bạn sẽ giảm được nguy cơ lây truyền HIV sang người khác.

    Bạn không cần phải thông báo cho tất cả mọi người và hãy lựa chọn thời điểm thích hợp để thông báo.

    Câu 13: Những cơ sở nào được phép bán thuốc kháng HIV?

    Theo quy định tại Nghị định 108/2007/NĐ-CP, các cơ sở bán buôn thuốc, bán lẻ thuốc được quyền cung ứng thuốc kháng HIV đã được cấp sổ đăng ký lưu hành. Các cơ sở bán lẻ thuốc chỉ được bán thuốc kháng HIV đã được cấp sổ đăng ký lưu hành cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm HIV theo đơn của bác sĩ điều trị được phép kê đơn thuốc kháng HIV.

    Câu 14: Có phải tất cả bác sĩ đều được kê đơn thuốc kháng HIV hay không?

    Không đúng. Nghị định số 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết một số điều Luật phòng, chống HIV/AIDS đã quy định rõ: “ chỉ các bác sĩ đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế mới được phép kê đơn thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV”.

    Câu 15: Người nhiễm HIV có bảo hiểm y tế hay không?

    Theo quy định tại điều 40 của Luật phòng, chống HIV/AIDS về bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV, người đang tham gia bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV được Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế quy định danh mục thuốc kháng HIV do bảo hiểm y tế chi trả.

    Câu 16: Ai được cấp miễn phí thuốc kháng HIV?

    Chỉ những người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do rủi ro tai nạn nghề nghiệp, rủi ro kỹ thuật y tế, phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ dưới 6 tháng tuổi nhiễm HIV được cấp miễn phí thuốc kháng HIV. Ngoài ra, thuốc kháng HIV do ngân sách nhà nước chi trả, do tổ chức cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ cấp miễn phí cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế điều trị HIV/AIDS theo thứ tự ưu tiên:


    • Trẻ em đủ 6 đến dưới 16 tuổi;
    • Người nhiễm HIV tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS;
    • Người nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và những người khác nhiễm HIV.

    Câu 17: Khi chăm sóc trẻ em nhiễm HIV/AIDS hoặc trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (trẻ OVC) cần quan tâm hỗ trợ cho trẻ những vấn đề gì?

    Thực trạng tình hình trẻ OVC hiện nay có nhiều vấn đề đáng quan tâm. Khi chăm sóc trẻ OVC cần chú ý:
    • Giúp cho trẻ có nơi ở an toàn, có quần áo mặc, có nước sạch, có điều kiện vệ sinh cơ bản, có ít nhất một người lớn yêu thương và chăm sóc;
    • Hỗ trợ cho trẻ có đủ thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng và phát triển như những trẻ em bình thường khác;
    • Hỗ trợ cho trẻ được đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản theo lứa tuổi, tiêm chủng, chăm sóc và chữa bệnh khi ốm đau, xét nghiệm, dự phòng và điều trị HIV;
    • Giúp cho trẻ không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, không bị bỏ bê, không bị bóc lột, lạm dụng; được đáp ứng các quyền cơ bản của trẻ em và được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản có liên quan tới HIV/AIDS;
    • Tạo điều kiện cho trẻ có được các mối quan hệ và tương tác với gia đình và xã hội để phát triển bình thường; được hỗ trợ về tâm lý để vượt qua những sang chấn tinh thần do AIDS;
    • Huy động các lực lượng xã hội hỗ trợ, bảo vệ quyền được học tập của trẻ; giúp cho trẻ được đến trường học tập giống như các trẻ cùng lứa tuổi;
    • Hỗ trợ cho trẻ và gia đình có thêm điều kiện về kinh tế, có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ.

    Câu 18: Người nhiễm HIV sinh hoạt cùng với gia đình cần làm gì để tránh lây lan?

    Trước hết, người bệnh và những người trong gia đình cần hiểu rõ các đường lây của HIV để tránh các nguy cơ lây nhiễm. HIV không dễ lây lan, không lây lan qua các sinh hoạt hàng ngày, sử dụng chung các loại đồ dùng ăn uống (chén, ly, muỗng, đũa…), thau, chậu tắm giặt… vẫn dùng chung được với người không bệnh.Trong sinh hoạt, cần dùng riêng các dụng cụ xuyên, chích qua da có thể dây dính máu như: kim, ống tiêm, chính, kim châm cứu, dao cạo mặt, dao lam, bàn trải răng, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay…Nếu có quan hệ tình dục, luôn luôn phải dùng bao cao su.Các loại rác có máu như: giấy, bông gòn, băng, gạc, kim chích, ống chích… cần cho vào 2 lớp nylon cột chặt lại trước khi bỏ vào thùng rác. Khi máu, mủ rơi vãi ra ngoài, dùng giấy, vải loạt dễ hút nước lau sạch, rồi lau sát trùng lại bằng nước Javel hoặc cồn (alcool).Để an toàn, những nguyên tắc khi tiếp xúc với vết thương, máu dịch của người nhiễm HIV cần sử dụng găng tay, tránh để dịch, máu bắn vào mắt, phần da hở có tổn thương cần được bảo vệ.

    Anna Nguyễn Thị Quỳnh Nga (sưu tầm & biên soạn)

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Uống nước trước khi lấy máu có ảnh hưởng kết quả xét nghiệm HIV?

    04-02-2015 09:30 - Theo: alobacsi.com

    Chào bác sĩ,

    Trước khi em xét nghiệm HIV em có uống nửa chai nước suối, kết quả là âm tính và BS cho em hỏi là uống nước trước khi xét nghiệm như vậy có chính xác không? Em xin cảm ơn.

    (Kull Huy - kullhuy…@gmail.com)



    Ảnh minh họa


    Chào em,


    Kết quả
    xét nghiệm HIV âm tính giả xảy ra trong các trường hợp: giai đoạn cửa sổ (trong vòng 3 tháng sau khi có hành vi nguy cơ), khi hệ miễn dịch cơ thể quá suy yếu không thể tạo ra kháng thể kháng virus HIV. Uống nước trước khi lấy máu không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm HIV. Nếu em không nằm trong các trường hợp tôi đã nêu trên thì em có thể yên tâm với kết quả xét nghiệm này.



  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Khả năng bị nhiễm HIV vì lỡ chạm vào máu nghi nhiễm HIV có cao không?

    29/01/2015
    Xin chào Bác sĩ! Em là nam, năm nay 23 tuổi. Cách đây 2 tháng phòng trọ chỗ em ở có người nghiện ma túy. Sau một lần ngưòi đó trong nhà vệ sinh ra em phát hiện trên tường nhà vệ sinh có nhiều tia máu nhỏ li ti. Em nghi ngờ là người đó vừa chích ma túy xong. Ngày hôm sau em đi tắm vô tình treo khăn lên những vết máu đó. Em không biết tia máu đó đã khô hoàn toàn chưa. Sau đó em lấy khăn lau toàn thân rồi thủ dâm. Nếu người đó bị HIV em không biết mình có bị lây nhiễm HIV không ạ? Em xin Bác sĩ tư vấn giúp. Em cảm ơn Bác sĩ!

    ThS. Nguyễn Kiên Cường - Y học Dự phòng - Viện Y học dự phòng Quân đội

    Khả năng bị nhiễm HIV vì lỡ chạm vào máu nghi nhiễm HIV có cao không?


    Chào em!


    Với những thông tin được em cho biết, tôi không nghĩ là em có nguy cơ nhiễm HIV từ những vết máu li ti bắn lên tường từ hôm trước.
    Chúc em vui, khỏe!
    Theo Suckhoedoisong.vn



  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Liệu có bị HIV không?
    Thứ Tư, 28/01/2015, 20:09
    Nếu lốp xe máy chạm vào vệt máu của người bị tai nạn giao thông ở trên đường, từ khi chạm máu đến chổ sửa xe khoảng 20 phút. Người sửa xe chạm đúng vào vào vết máu dính trên lốp xe khi nãy, sau đó anh ta dùng tay nặn mụn chảy máu. Trong trường hợp vết máu ấy có tồn tại virus HIV thì người sửa xe có bị lây nhiễm không? Virus HIV có thể sống ở nhiệt độ 30 độ C là bao lâu ? Sự tiếp xúc lốp xe máy có tiêu diệt HIV không? Tâm sự bạn trẻ có thể cung cấp cho em những thông tin về lây nhiễm HIV để bảo vệ bản thân và tuyên truyền người khác không? Em cảm ơn anh (chị) nhiều ạ!
    (Bạn nam, 17 tuổi, Quảng Trị)




    Bạn thân mến!



    Qua thư của bạn, Tâm sự bạn trẻ 360 hiểu bạn đang băn khoăn tìm hiểu những thông tin liên quan đến cơ chế lây nhiễm HIV để bảo vệ bản thân và tuyên truyền cho những người khác. Những người có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh cũng thường có mong muốn giống như bạn.







    Trong thư trước chúng tôi đã c
    hia sẻ với bạn về cơ chế lây truyền HIV, bạn hoàn toàn có thể soi chiếu theo cơ chế để xác định các khả năng lây nhiễm HIV trong những tình huống cụ thể bạn nhé. Chúng tôi cũng có thể chia sẻ thêm với bạn vi rút HIV có thể sống trong giọt máu khô từ 5 đến 7 ngày, còn nếu ra môi trường không khí bên ngoài (ngay trong điều kiện nhiệt độ 30 độ C) thì vi rút HIV cũng không thể tồn tại được bạn ạ. Trong tình huống bạn nêu ra dù vệt máu của người bị tai nạn giao thông trên đường có nhiễm vi rút HIV thì trong quá trình xe lăn bánh trên đường cùng với nước và xà phòng của quá trình rửa xe thì vi rút HIV cũng không thể còn sống để lây nhiễm sang người rửa xe khi anh ta nặn mụn trứng cá.



    Về việc tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến HIV bạn có thể vào phần HIV/AIDS trên trang Tâm sự bạn trẻ 360 (trên trang chủ bạn có thể nhìn thấy phần HIV/AIDS phía bên tay trái), ngoài ra bạn có thể đọc thêm trên phần tin tức HIV của trang Tâm sự bạn trẻ 360 bạn nhé.



    Chúc bạn mọi điều tốt lành!

    Tâm sự bạn trẻ 360

  6. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nguyên tắc để sinh hoạt với một người nhiễm HIV mà không bị lây bệnh

    Nguyên nhân chính khiến gia đình, xã hội xa lánh người nhiễm HIV là do thiếu hiểu biết về HIV/ AIDS. Nhiều người cho rằng sống và làm việc với người HIV cũng có thể bị lây nhiễm HIV. Đó là một quan điểm hoàn toàn sai lầm vì thật ra HIV không dễ bị lây nhiễm như người ta tưởng tượng. Ngoài ba đường lây: qua máu, mẹ truyền sang con, tình dục thì HIV không thể lây qua các đường tiếp xúc thông thường giữa người với người như bệnh Cúm, Lao...





    Tổng quan

    HIV và các đường lây nhiễm

    Virus HIV lây nhiễm qua 3 con đường chủ yếu như sai:

    1. Quan hệ tình dục không được bảo vệ với người đã bị nhiễm HIV.

    2. Từ mẹ sang con: Một phụ nữ có HIV có thể truyền HIV sang con trong quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh nở hoặc khi cho con bú.

    Ảnh minh họa: Nguồn internet
    3. Đường máu:
    Thông qua tiếp xúc với máu đã bị nhiễm bệnh. HIV trong máu đã bị nhiễm bệnh có thể lây truyền cho người chưa có HIV qua truyền máu và dùng chung kim tiêm và các dụng cụ xuyên, trích khác như lưỡi dao cạo, ... chưa được tiệt trùng.

    Lưu ý:
    HIV không lây qua muỗi đốt, hôn hay tiếp xúc thông thường như ôm, bắt tay

    Các nguyên tắc sinh hoạt với một người nhiễm HIV

    Về ăn uống, sinh hoạt:
    Người nhiễm HIV có thể ăn uống, sử dụng chung bàn, ghế, giường, tủ… với những người khác mà không sợ lây nhiễm HIV cho gia đình.

    - Nhưng nếu như những dụng cụ ăn uống (bát, đĩa, cốc…) có dính máu của người nhiễm HIV thì cần rửa sạch bằng xà phòng. Người rửa cần đi găng tay cao su và băng kín các vết thương.

    - Đối với bàn, ghế, giường bị dính máu, mủ, tinh dịch của người bị nhiễm thì cần được làm sạch đúng cách để phòng lây nhiễm.

    - Đổ dung dịch Chlorine 0,5% hoặc Javen lên bề mặt bị dính máu, mủ, dịch chờ 10 – 20 phút, sau đó đeo găng tay cao su và dùng nước sạch cọ rửa chỗ bẩn đó. Nếu không có hóa chất trên thì dùng xà phòng bột hòa nước thay thế.

    Ngủ:
    Người nhiễm HIV có thể ngủ cùng với những người khác trong gia đình mà không sợ lây virus cho người đó. Người nhiễm HIV và người ngủ cùng vẫn có thể ôm ấp, nhưng tránh không để cho các chỗ da bị tổn thương của hai người tiếp xúc với nhau.

    Ảnh minh họa: Nguồn internet

    Quan hệ tình dục
    :

    - Người nhiễm HIV khi quan hệ tình dục nhất thiết phải dùng bao cao su. Sử dụng bao cao su phải dùng ngay từ khi bắt đầu quan hệ tình dục

    - Với hai người cùng nhiễm HIV vẫn nên sử dụng bao cao su vì HIV có nhiều chủng khác nhau, mỗi người mắc HIV đều mang trong mình những chủng riêng biệt, nếu như không sử dụng biện pháp phòng tránh thì sự kết hợp của các chủng này với nhau sẽ làm cho người nhiễm HIV nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS, mức độ tử vong đến với người bệnh nhanh hơn.

    Quần áo:

    - Người nhiễm HIV có thể mặc chung quần áo với người khác.

    - Tuy nhiên quần áo của người nhiễm HIV nếu có dính máu và dịch thì nên ngâm riêng trong dung dịch Chlorine nồng độ 0,5% hoặc dung dịch Javen trong khoảng 30 phút sau đó giặt lại bằng xà phòng.

    - Nếu dính các chất đặc như nôn, phân thì phải gột nước cho sạch bớt trước khi ngâm Javen và giặt lại.

    Ảnh minh họa: Nguồn internet
    Các đồ rác thải sinh hoạt của người bệnh vfa đồ dùng cá nhân

    - Khi thu dọn các đồ thải dính máu, mủ hoặc tinh dịch của người nhiễm HIV (giấy, bông, băng gạc, kim tiêm…), cần dùng găng tay cao su hoặc kẹp dài để gắp rồi cho vào 2 lần túi ny-lon không bị thủng, sau đó đổ dung dịch Chlorine 0,5% hoặc nước Javen vào, ngâm 20 – 30 phút rồi buộc chặt túi nylon và cho vào thùng rác.

    - Bên cạnh đó, bệnh nhân phải dùng riêng một số đồ dùng như: Bàn chải đánh răng, dao cạo, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay.

    - Nếu người trong gia đình bị những vật bén nhọn dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV như kim tiêm, dao cạo… làm bị thương, cần để máu chảy và rửa vết thương dưới vòi nước sạch bằng xà phòng, sát trùng bằng cồn 70 độ. Sau đó, phải liên hệ ngay với cơ sở điều trị để được hướng dẫn điều trị dự phòng.

    Trong gia đình có người nhiễm HIV, nguyên tắc để sống với nhiễm bệnh không khó và cần tuân thủ các nguyên tắc như trên, do vậy gia đình người thân cũng cần có những kiến thức và hiểu biết về bệnh để tránh lây nhiễm bệnh.


    Theo NTD


  7. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hoang mang khi bị người nhiễm HIV cào xước tay

    Thứ sáu 11/12/2015 | 11:26 GMT+7

    Em bị người nhiễm HIV vô tình cào xước tay. Khi ấy người cào em vừa rửa tay xong và không dính máu. Liệu em có bị nhiễm HIV? (Lưu Quang).




    Ảnh minh họa: News.
    Trả lời:


    Chào Quang,


    Trường hợp bạn kể gần như không có khả năng gây lây nhiễm HIV. Các tình huống có nguy cơ lây nhiễm HIV trong trường hợp xô xát là khi có tiếp xúc với máu của người nhiễm vào vết thương hay bị đâm bởi hung khí từng tiếp xúc với máu của người bệnh.


    Còn tình huống của bạn, khả năng máu dính trên móng tay không cao. Do vậy không có hoặc rất ít khả năng dây máu từ người kia vào vết thương hở do cào xước của bạn. Trên thực tế chưa ghi nhận trường hợp lây nhiễm nào sau khi bị người nhiễm HIV cào trầy.


    Thân ái.
    Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
    http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc...y-3239236.html

  8. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nước bọt trị lành vết thương

    Thứ hai, 21/12/2015 10:21

    Theo một nghiên cứu Thụy Điển, tế bào bạch cầu và chất nhầy trong nước bọt chống nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành vết thương ngoài da.






    Không phải ngẫu nhiên mà các loài động vật có thói quen liếm vết thương. Prevention đưa tin, công trình được đăng tải trên tạp chí Blood đã chỉ ra khả năng chữa lành của nước bọt.


    Liếm láp là thói quen của động vật mỗi khi bị thương. Ảnh: janaschuberth.com


    Theo đó, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm trên chuột và phát hiện vết thương của chuột lành nhanh hơn nếu được liếm. Trưởng nhóm tác giả là tiến sĩ Ole E. Sorensen từ Đại học Lund (Thuỵ Điển) giải thích, chất nhầy trong nước bọt hỗ trợ tế bào bạch cầu tạo nên các tấm lưới ADN và protein hiệu quả chống nhiễm trùng và bệnh tật đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục. "Nhờ vậy, mọi vết thương ngoài da đều được hưởng lợi từ nước bọt", tiến sĩ nhận định.



    Sorensen cho biết thêm hiện chưa rõ vết thương ở người sẽ hồi phục nhanh đến mức nào nếu được tiếp xúc với nước bọt và có thể tốc độ này phụ thuộc vào từng loại vết thương.




    Trong thời gian chờ đợi thêm các công trình nghiên cứu, bạn có thể tự kiểm nghiệm công dụng của nước bọt bằng cách chấm nước bọt vào vết trầy xước ngoài da. Lưu ý, hãy chắc chắn nước bọt của bạn không lẫn thức ăn, kẹo cao su nếu không muốn bị nặng thêm.
    Theo Minh Nguyên - VnExpress




  9. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trước khi phẫu thuật, có cần làm các xét nghiệm không?

    Thứ sáu, 29/01/2016 13:08

    Cho em hỏi, thường trước khi phẫu thuật thì các bệnh viện tuyến quận/ huyện có bắt buộc xét nghiệm HIV, viêm gan B không ạ? Xin cám ơn.

    (Thành Trung - nanosa20....@yahoo.com)


    Chào bạn,

    Không biết bạn muốn hỏi cho việc phẫu thuật nào, cơ quan nào trên cơ thể? Bởi tùy theo từng loại phẫu thuật sẽ chỉ định xét nghiệm, đánh giá lại các hệ thống cơ quan khác nhau.

    Việc làm xét nghiệm, kiểm tra tổng quát lại hệ thống cơ quan cơ thể trước khi mổ là rất quan trọng. Ngoài việc tránh được những nguy cơ xấu, công đoạn này còn giúp quyết định đến thành công của ca phẫu thuật. Một số dạng tiểu phẫu thường được bỏ qua giai đoạn này nếu việc can thiệp bằng "dao kéo" ít tiếp xúc.

    Việc đánh giá này nằm trong quy định chung, được áp dụng cho tất cả các tuyến cơ sở y tế nhé.


    Hình minh họa. Nguồn Internet

    Các yếu tố được đánh giá trong hệ thần kinh, hệ thống tim mạch, xét nghiệm máu, hệ hô hấp, tiết niệu và nội tiết được ưu tiên hàng đầu.

    Tùy tình trạng bệnh mà sẽ có hướng chẩn bị hình thức, phương tiện và độ chuyên môn. Với nhiều trường hợp, phải chỉ định tạm ngưng phẫu thuật để điều trị các bệnh lí khác nhằm đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân.

    Như vậy, việc xét nghiệm HIV và viêm gan B trước phẫu thuật hết sức quan trọng trong việc đánh giá tình trạng bệnh và cho công tác chuẩn bị.

    Sau đánh giá, tùy từng bệnh viện sẽ quyết định nên phẫu thuật cho bệnh nhân nếu phát hiện bị HIV hoặc bệnh viêm gan B hay không nhé bạn. Nếu không thực hiện được, các bệnh viện này sẽ chuyển thẳng bệnh nhân lên tuyến trên để tiến hành phẫu thuật, nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

    Thân ái,

    http://alobacsi.com/trung-tam-xet-ng...q75429c240.htm

  10. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi: Cháu vô tình đụng phải bình nước cất của người tiêm chích có nhiễm HIV? - Bệnh khác

    13/03/2016 13:02

    Cháu chào bác sĩ. Cách đây 2 tháng. Cháu có ra quán net chơi game. Cháu vô tình đụng phải bình nước cất của người tiêm chích. Lúc đó tay cháu có bị bật móng. Đang chảy máu... Sau 1 tuần cháu có dấu hiệu của ngứa toàn thân nhưng không nổi mẩn rồi đau nhức cơ bắp. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi trường hợp của cháu có dễ bị lây nhiễm hiv không ạ. Cháu cảm ơn
    HIV/AIDS | (Hoahong - 11:17 13/03/2016)
    Trả lời:


    ( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 11:17:52 13/03/2016)]

    Chào cháu.

    Qua thông tin mô tả của cháu cho thấy cháu không có nguy cơ lây nhiễm HIV.Cháu yên tâm nhé.
    Chúc sức khỏe.


    http://doisongkhoe.com/chau-vo-tinh-...hiv-101102.faq

  11. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,922
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi: Cháu bị dính máu khô của 1 người vào chỗ xướt tay - Bệnh khác

    16/03/2016 14:54

    Cháu bị dính máu khô của 1 người vào chỗ xướt tay. Chau lo lắng cháu đã điều trị phơi nhiễm được 1 tháng và cháu không điều trị nữa đến hoom nay cháu bị tiêu chảy và vài ngày trước có mệt mỏi ấn vào bắp tay thì bị đau em mong Bác sĩ tư vẫn cho em phải nguyên nhân của hiv không ạ.
    HIV/AIDS | (Huy - 09:13 16/03/2016)
    Trả lời:


    ( ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội - 09:13:02 16/03/2016)

    Chào cháu.

    Tiêu chảy và mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, qua những thông tin cháu cho biết tôi tin rằng cháu không bị lây nhiễm HIV. Cháu nên xét nghiệm kiểm tra lại để yên tâm nhé.

    Chúc sức khỏe.


    http://doisongkhoe.com/chau-bi-dinh-...tay-101593.faq



  12. #12
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,597
    Cảm ơn
    1,935
    Được cảm ơn: 21,430 lần
    Xét nghiệm HIV


    Câu 1: KHi nào nên xét nghiệm máu để biết mình có bị nhiễm HIV hay không?

    Tất cả mọi người đều nên biết về tình trạng nhiễm HIV của mình. Bạn nên xét nghiệm HIV khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Xét nghiệm HIV đặc biệt quan trọng là đối với phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai. Ngoài ra, bạn có thể xét nghiệm HIV khi “nghi nghi” , lo lắng sau khi có hành vi nguy cơ như:

    - Có quan hệ tình dục không bảo vệ qua đường hậu môn, đường miệng hoặc đường âm đạo;- Dùng chung bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ được sử dụng để tiêm thuốc (kể cả thuốc bổ) khác;- Đã từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Chlamydia, giang mai, lậu, herpes, mụn cóc sinh dục);- Quan hệ tình dục với nhiều người;- Là nạn nhân bị xâm hại tình dục.Trước khi xét nghiệm, bạn nên đến các cơ sở tham vấn để tìm hiểu rõ ý nghĩa xét nghiệm, chuẩn bị tinh thần, biết cách phòng tránh HIV lây lan và không tái phạm các hành vi,nguy cơ mới nữa.

    Câu 2: Có nên đợi đến khi có các triệu chứng xuất hiện rồi mới đi xét nghiệm HIV hay không?

    Không.Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đã bị phơi nhiễm HIV ( phơi nhiễm HIV là nguy cơ bị lây nhiễm HIV do tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của cơ thể người nhiễm HIV), bạn nên đi xét nghiệm càng sớm càng tốt. Bạn có thể bị nhiễm hiv mà không có triệu chứng gì trong nhiều năm. Càng phát hiện sớm bị nhiễm HIV , thì việc chăm sóc y tế sẽ được bắt đầu càng sớm, điều đó sẽ giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh và lâu hơn. Trong hầu hết các trường hợp, nếu điều trị sớm trước khi các triệu chứng xuất hiện thì hệ miễn dịch sẽ được duy trì khỏe mạnh hơn trong một thời gian dài.

    Câu 3: Xét nghiệm HIV có được giữ bí mật không?

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, cán boojxets nghiệm và những người tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ phải đảm bảo bí mật cho người nhiễm HIV. Pháp luật cũng quy định người nhiễm HIV phải thông báo ngay tình trạng nhiễm HIV của mình cho vợ hoặc chồng, hoặc người sắp kết hôn với mình biết để có biện pháp phòng tránh lây bệnh ( luật phòng, chống HIV/ AIDS ).

    Câu 4: Thế nào là tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện ?

    Tư vấn xét nghiệm tự nguyện ( Voluntary Couselling and Testing- VCT) là một quá trình giúp cho khách hang (người được tư vấn ) tự quyết định lựa chọn của mình về việc có làm xét nghiệm phát hiện HIV hay không. Sự quyết định này phải đảm bảo cho khách hang tự quyết định và phải được giữ bí mật.


    Anna Nguyễn Quỳnh Nga (sưu tầm & biên soạn)

  13. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:


  14. #13
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,597
    Cảm ơn
    1,935
    Được cảm ơn: 21,430 lần
    Xét nghiệm HIV (2)



    Câu 5 : Vì sao xét nghiệm HIV phải tự nguyện ?
    Để đảm bảo nguyên tắc bí mật đối với người nhiễm HIV , việc xét nghiệm HIV phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người được xét nghiệm . Người tự nguyện xét nghiệm HIV phải từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự . Việc xét nghiệm với những người dưới 16 tuổi , mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha , mẹ hoặc người giám hộ của họ .

    Câu 6 : Có trường hợp nào bắt buộc xét nghiệm HIV hay không ?

    Việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong các trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của cơ quan điều tra ,Viện kiểm soát nhân dân hoặc Tòa án nhân dân. Ngoài ra còn có 1 số trường hợp xét nghiệm bắt buộc để phục vụ cho công tác chuẩn đoán hoặc điều trị bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định

    Câu 7 : Tại sao tất cả mọi phụ nữ mang thai đều được khuyến khích đi xét nghiệm HIV ?


    HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con trong lúc mang thai , con có dạ con ,trong lúc đẻ và cho con bú . Tuy nhiên , hiện nay đã có những loại thuốc có thể giảm nguy cơ này . Để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con , phụ nữ mang thai cần tiến hành xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt , việc điều trị sớm sẽ giúp làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con và vì chính sức khỏe của người phụ nữ .Phụ nữ mang thai nắm được tình trạng nhiễm HIV là điều vô cùng cùng quan trọng , do đó cac cán bộ Y tế cần tư ván cho tất cả các phụ nữ mang thai về nguy cơ truyền HIV từ mẹ sang con và khuyến khích họ tự nguyện đi làm xét nghiệm HIV . Tốt nhất là , mọi phụ nữ nên đi xét nghiệm HIV trước khi quyết định mang thai .. Nếu đã mang thai , cần đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt và thực hiện xét nghiệm lại trong 3 tháng cuối.





    Anna Nguyễn Quỳnh Nga (sưu tầm & biên soạn)

  15. #14
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,597
    Cảm ơn
    1,935
    Được cảm ơn: 21,430 lần
    NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS

    Hỏi:

    Tôi muốn biết những khó khăn gặp phải trong cuộc sống của người nhiễm HIV?

    Trả lời:

    Một người nhiễm HIV vẫn có thể sống lâu dài và khoẻ mạnh, có thể sống thanh thản, vui vẻ nữa. Nhưng khi nhiễm HIV cuộc sống thực sự thay đổi, nó đòi hỏi người ta phải có nghị lực rất lớn. Nếu bạn không mang con vi rút HIV này thì hãy thử đặt mình vào vị trí của người bị nhiễm. Bạn sẽ dễ dàng hình dung được mình sẽ phải đương đầu với những khó khǎn như thế nào.
    Bạn biết mình sẽ mất sớm hơn người khác.

    Do đó mà ngay cả khi còn sống khoẻ mạnh, bạn cũng luôn phải đấu tranh với bản thân để quên đi ý nghĩ về cái chết.
    Gia đình bạn chắc sẽ rất buồn khi biết bạn bị nhiễm. Người ngoài thì nếu biết được có thể phản ứng rất khác nhau. Có người tốt bụng và nhân ái, nhưng cũng có người thiếu hiểu biết sẽ xa lánh, thậm chí miệt thị bạn.

    Đời sống tình cảm sẽ khó khǎn hơn. Nếu độc thân thì có lẽ bạn sẽ khó lập gia đình. Còn nếu có gia đình rồi thì bạn phải luôn cẩn thận tránh lây vi rút cho bạn đời. Có thể bạn sẽ không có con, hoặc nếu sinh con thì con bạn có khả nǎng nhiễm vi rút. Khi bạn mất thì bạn đời sẽ đơn lẻ, con cái phải chịu thiếu một người cha hoặc mẹ.
    Đó là còn chưa kể đến bạn sẽ vất vả như thế nào khi phát bệnh AIDS.Sống với con vi rút HIV không hề dễ dàng:

    Do đó, nếu bạn chưa nhiễm thì rất nên tránh nó. Hiểu biết về cǎn bệnh này thực sự là cần thiết.

  16. #15
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,597
    Cảm ơn
    1,935
    Được cảm ơn: 21,430 lần
    HIV KHÔNG LÂY TRUYỀN KHI NÀO ?

    Hỏi:

    HIV không lây truyền khi nào?

    Trả lời:

    Muỗi đốt

    Có nhiều người bǎn khoǎn không biết muỗi đất có làm lây HIV không. Nhiều người tin là muỗi không truyền HIV nhưng cũng không hiểu rõ tại sao.

    Chỉ cần quan sát chúng ta cũng thấy không có chuyện muỗi truyền HIV. Tại sao? Nước ta hiện nay đã có những người mang vi rút HIV. Muỗi thì có ở khắp nơi, không có ai chưa bị muỗi đốt bao giờ. Nếu muỗi truyền con vi rút này thì chẳng mấy chốc tất cả mọi người già trẻ lớn bé đều nhiễm HIV hết, số người bị phải đông đến mức báo động rồi.

    Muỗi là kẻ thù mang đến cho chúng ta nhiều thứ bệnh. Nhưng, đối với HIV/AIDS thì muỗi không có tội tình gì!

    Nói về các lý do y học tại sao muỗi không truyền HIV thì:

    Người ta đã nghiên cứu và thấy vi rút HIV không sống và sinh sản trong cơ thể muỗi.

    Khi muỗi đốt người thì máu từ cơ thể người đi vào cơ thể muỗi chứ không đi từ cơ thể muỗi sang cơ thể người. Muỗi chỉ tiết vào cơ thể người một ít nước bọt có chứa chất chống đông máu để máu chảy được vào cơ thể muỗi. HIV không tồn tại và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó không có trong nước bọt của muỗi, do đó không đi vào cơ thể người.

    Đây là điểm khác với ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Ký sinh trùng gây bệnh sốt rét sống và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó đi vào cơ thể người từ nước bọt của muỗi.

    Cấu trúc vòi muỗi rất tinh tế phức tạp, khiến cho máu đi vào bên trong cơ thể muỗi mà không bị dính ở ngoài. Do đó không có chuyện máu của người bị đốt trước dính vào người bị đốt sau.

    Hôn

    Có nhiều bạn hỏi: "Hôn có lây AIDS không?"

    Câu trả lời là:

    Không.

    Bạn có thể thắc mắc: Nói thế đơn giản quá. Hôn thì cũng có nhiều kiểu hôn... Hôn má, hôn môi, hôn lưỡi". Vậy thì sao?

    Hôn má thì dĩ nhiên là không. Chỉ có da tiếp xúc thôi, làm sao lây HIV được.

    Hôn môi cũng vậy thôi, không làm cho ai nhiễm HIV.

    Hôn lưỡi hay còn gọi là "hôn sâu", "hôn ở trong" thì sao? Hôn nhau ít khi người ta chỉ hôn bên ngoài. Sẽ rất buồn nếu mỗi lần say đắm lấn sân thì lại thót tim: "Không biết có lây SIDA không nhỉ? Nước bọt trộn lẫn liệu có lây không?" Đừng quá lo lắng. Các nhà khoa học đã phân tích thành phần các chất dịch của cơ thể và kết luận rằng nước bọt của người mang vi rút HIV chỉ có một lượng HIV vô cùng nhỏ bé, do đó không thể truyền HIV được.

    Chỉ có trường hợp hai người cùng bị loét, xước da ở trong miệng hay chảy máu rǎng mà hôn sâu làm tiếp xúc máu thì mới có khả nǎng lây thôi.

    Tuy nhiên, vẫn cần phải cẩn thận với cái hôn. Nó cũng nguy hiểm đấy, vì không phải bao giờ người ta cũng chịu dừng lại ở cái hôn.

    Tiếp xúc thông thường

    Muốn nhiễm được vào một người thì vi rút HIV phải đi vào đường máu của người đó. Do đó mà tiếp xúc thông thường không làm lây HIV. Tất cả các kiểu tiếp xúc như cùng ǎn uống, mặc chung quần áo, ôm ấp, hôn, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không có quan hệ tình dục!), làm việc cùng cơ quan, đi xe đạp mượn, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc... đều không làm cho ai bị nhiễm HIV của người khác.

    Vi rút HIV không dễ lây. Đa số việc ta làm hàng ngày đều không gây lây. Ta chỉ cần hiểu biết, không cần lo lắng.

  17. #16
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,597
    Cảm ơn
    1,935
    Được cảm ơn: 21,430 lần
    CÁC ĐƯỜNG LÂY NHIỄM VÀ CÁCH DỰ PHÒNG

    Hỏi:

    Tôi muốn biết tất cả các con đường lây nhiễm HIV và cách thức phòg tránh cụ thể

    Trả lời:

    Thông qua quan sát và nghiên cứu, chúng ta đã biết được đại đa số người nhiễm HIV bị nhiễm qua một trong hai con đường: tình dục và dùng chung bơm kim tiêm. Ngoài ra phụ nữ nhiễm HIV có thể sinh con bị nhiễm, và người bị truyền máu nhiễm vi rút cũng bị lây nhiễm.

    1. Tình dục:

    1.1. Tại sao HIV lây truyền qua con đường tình dục?

    Trong giao hợp thông thường, dương vật của người nam và âm đạo người nữ tiếp xúc với các dịch sinh dục của nhau. Nếu người nam mang HIV thì HIV có thể đi qua lớp niêm mạc âm đạo người nữ (da mỏng ở bên trong che phủ bề mặt âm đạo) vào những mạch máu nhỏ li ti có rất nhiều dưới lớp niêm mạc, khiến người nữ bị nhiễm. Nếu người nữ mang HIV thì HIV có thể truyền sang người nam qua niêm mạc ở lỗ dương vật hoặc qua lớp da bao phủ đầu dương vật ở phía ngoài. Lớp da này mỏng nên trong khi giao hợp dễ bị vết xước rất nhỏ không nhận thấy, tạo điều kiện cho HIV xâm nhập.

    1.2. Còn các kiểu tình dục hiếm hơn thì sao?

    Khi giao hợp bằng miệng (như dương vật - miệng, hay miệng - âm hộ), khả nǎng lây truyền HIV thấp hơn so với giao hợp thông thường. Nhưng nếu trong miệng có lở xước, hay có chảy máu rǎng thì HIV có khả nǎng lan truyền. Vi rút HIV ở sinh dục có thể xâm nhập vào vết xước ờ miệng người kia. Hoặc HIV trong máu ở vết xước trong miệng có thể xâm nhập cơ thể người kia qua âm đạo hoặc dương vật. Vấn đề là nhiều khi trong miệng có những vết xước rất nhỏ mà ta không biết đến.

    Giao hợp dương vật - hậu môn là hình thức giao hợp dễ làm lây HIV nhất. Đó là do hậu môn và trực tràng (ống trong hậu môn) rất dễ sây xước bởi không có chất dịch làm trơn như âm đạo nên tạo điều kiện rất tết cho HIV chuyển từ người này sang người kia.

    “Đã quan hệ tình dục với người nhiễm HIV có đồng nghĩa với đã nhiễm không?”. Không. Không phải cứ quan hệ tình dục một lần là nhất thiết nhiễm HIV. Song, khả nǎng đó luôn luôn có. Ân ái với người nhiễm HIV, có người không bị nhiễm ngay, nhưng cũng có người bị nhiễm ngay từ lần đầu tiên. Số lần không an toàn càng cao thì khả nǎng truyền nhiễm càng cao.

    1.3. Không quan hê tình dục:

    Không quan hệ tình dục là một phương pháp phòng tránh HIV khá hữu hiệu. Hiện nay có nhiều bạn thanh niên có quan điểm chừng nào còn chưa lập gia đình thì còn không quan hệ tình dục, và sẽ chỉ quan hệ tình dục trong hôn nhân thôi. Thực tế người ta vẫn có thể “yêu” mà không cần đến “tình dục”.

    Nhưng tại sao lại không nói đây là phương pháp phòng tránh “hoàn toàn hữu hiệu” mà chỉ nói “khá hữu hiệu”? Lý do là chuyện tình dục nhiều khi xảy ra “ngoài ý muốn” hai người. Chúng tôi đã gặp một số bạn có quan điểm khá cứng rắn không quan hệ tình dục nếu chưa cưới, song kết cục vẫn phải cưới chạy thai. “Những chuyện này chẳng ai nói mạnh được”.

    Do đó nếu bạn nghĩ mình phòng HIV bằng cách không quan hệ tình dục thì bạn phải thật quyết tâm, phải cảnh giác với chính bản thân mình

    1.4. Chung thủy từ cả hai phía khi biết chắc cả hai không bị nhiễm HIV

    Chung thủy vốn là một đức tính mà người Việt Nam ta hằng coi trọng. Dù không xét đến khía cạnh đạo đức thì cũng có thể thấy rõ chung thủy là một điều mang lại nhiều ích lợi. Ở thời đại hiện nay, chung thủy không những bảo vệ hạnh phúc lứa đôi mà còn có thể bảo vệ sức khỏe con người. Nếu có vợ, chồng hay người yêu, bạn hãy coi trọng hơn nữa việc chung thủy

    Chung thuỷ về tình dục góp phần tích cực ngǎn chặn sự lan nhiễm con vi rút HIV. Nhưng ta cũng rất cần phải nhớ: Luôn chắc chắn tránh được HIV thì cần cả hai người chung thủy và biết chắc cả hai không nhiễm HIV.

    Nếu chỉ một người chung thủy thì cũng chẳng khác gì đóng kín cửa trước nhưng lại mở cửa sau, kẻ gian vẫn dễ dàng lẻn vào được.

    Lẽ dĩ nhiên chỉ nên áp dụng cách chung thủy này với người không có nguy cơ nhiễm HIV khác. Nếu vợ, chồng hay người yêu của bạn có khả nǎng nhiễm thông qua đường dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng thì bạn rõ ràng là bị nguy hiểm đấy.

    2. Dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng:

    Dùng chung bơm kim tiêm mà không tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng khiến cho máu người trước còn đọng trên bơm kim đi thẳng vào mạch máu của người sau. Dù không nhìn thấy thì bơm kim vẫn có máu đọng đó. Do đó nếu có vi rút HIV thì nó lây được dễ dàng.

    Có hai cách tránh nhiễm HIV qua bơm kim tiêm:
    Dùng riêng bơm kim tiêm.
    Tiệt trùng bơm kim tiêm nếu dùng chung
    Hàng ngày ta thường nghe hay trông thấy ở ngoài đường các khẩu hiệu
    như: “Tiêm chích ma tuý gây ra AIDS”. Nói chính xác ra thì chất ma tuý tự nó không gây ra AIDS, mà chỉ có dùng chung dụng cụ tiêm không tiệt trùng mới khiến cho HIV lây nhiễm, gây ra bệnh AIDS. Nguyên nhân khiến cho người tiêm chích ma tuý có nguy cơ nhiễm HIV cao là các điểm tiêm chích thường dùng một bơm kim tiêm cho nhiều người. Có khi anh em bạn bè cũng rủ nhau tiêm chung mà không nghĩ đến có thể có người bị nhiễm. Anh Hà đã chích sáu nǎm nay tâm sự: “Đến tiệm thì chấp nhận hết. Mười người thì cả mười người một cái xi lanh đấy thôi. Mà tiêm thì phải nhanh nhanh vì hây giờ công an họ làm gắt lắm”. Chị Hưng hoạt động xã hội với các anh chị em tiêm chích cho biết: “Lúc lên cơn nghiện người ta vớ được cái bơm nào là chích cái đó”. Thật đáng buồn.

    Hiện nay có hiện tượng nhiều bạn thanh niên bắt đầu sử dụng ma tuý. Nhiều bạn nghĩ mình chỉ thử chơi một, hai lần sẽ không nghiện. Nhưng ma tuý rất nguy hiểm, đa số người nghiện lúc bắt đầu đều nghĩ chỉ thử thôi, nhưng rồi bị nghiện ngay. Có bạn cho rằng nếu hút hay hít thì không ngại HIV. Nhưng nhiều người lúc đầu chỉ hút hay hít thôi, lâu ngày nghiện nặng không có tiền để hút hay hít nữa nên phải chuyển sang tiêm chích. Do vậy tối nhất là tránh thật xa các loại ma tuý. Còn nếu đã dính vào ma tuý thì ta nên cố mà bỏ sớm.

    Và bạn nên nhớ khi nào dùng đến bơm kim tiêm dù là tiêm thuốc y tế hay tiêm chích ma túy, cũng phải đảm bảo an toàn bơm kim.

    Trong các bệnh viện, bơm kim tiêm được tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng. Nhưng nếu bạn quá lo lắng thì hãy mua loại bơm kim dùng một lần vút đi hiện bán nhiều ở các hiệu thuốc. Giá rất rẻ, chỉ khoảng 1000 đồng/bộ.

    Vài lời nói riêng với các bạn chưa bỏ được tiêm chích ma tuý:

    An toàn nhất là bạn dùng loại bơm kim một lần vứt đi. Nếu không có được thì bạn nên sắm một bộ bơm kim riêng, giá chỉ có 6000 đồng. Bạn nên chú ý mỗi lần lại tiệt trùng bơm kim để giữ vệ sinh, vì nếu bơm kim bẩn thì có thể gây nhiễm trùng, nguy hiểm. Cần tránh dùng bơm kim của người khác, đặc biệt là bơm kim của chủ tụ điểm.

    Nếu bất đắc dĩ lắm mà phải dùng chung bơm kim thì phải tiệt trùng bơm kim sau khi tiêm cho mỗi người. Nhưng tốt nhất là chuẩn bị trước, đừng bao giờ để phải dùng chung bơm kim với người khác.

    Có người tin là mình không thể nào có HIV, hoặc tin là bạn chích không thể có HIV. Thử nghĩ xem: hầu hết những người tiêm chích ma tuý đều đã có lần dùng chung bơm kim với người khác. Vậy, bạn đừng tự lừa phỉnh mình nhé. Ai cũng có khả nǎng bị nhiễm.

    Cũng cần nói thêm là nếu bạn đã từng dùng chung bơm kim với người khác thì cũng không nhất thiết là bạn bị nhiễm. Nếu chưa nhiễm thì bạn thật là may mắn, nhưng ít ai may mắn được mãi. Nếu bạn không bảo vệ mình bây giờ thì ngày mai có thể sẽ là quá muộn.

    Dùng riêng bơm kim hoặc tiệt trùng bơm kim, bạn bảo vệ được bản thân mình và cả những người khác.

    Không ai đáng phải chết vì AIDS. Ma tuý tuy rất khó nhưng còn có khả nǎng cai được. HIV đã vào người thì không ai “cai” được nó đâu.

    3. Truyền từ mẹ sang con:

    Phụ nữ nhiễm vi rút HIV nếu sinh con sẽ có khả nǎng khoảng 30% là con nhiễm HIV theo mẹ, có nghĩa là cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì có khoảng 30 trẻ bị nhiễm. Vi rút HIV có thể lây sang bé qua nhau thai khi bé còn nằm trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, và một số nhỏ lây qua sữa mẹ khi mẹ cho bé bú. Trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV thường không sống được quá ba nǎm, bé sẽ bị bệnh và chết.

    Trẻ do mẹ nhiễm HIV sinh ra thường xét nghiệm dương tính, tức là trong cơ thể bé có kháng thể kháng HIV. Nhưng như thế không có nghĩa là bé đã bị nhiễm. ở trong bụng mẹ và khi bú sữa mẹ, bé nhận các chất kháng thể của mẹ để giúp bé chống bênh tật. Có thể bé không bị nhiễm HIV, nhưng cơ thể bé còn lưu nhiều kháng thể mẹ truyền cho, trong đó có cả kháng thể kháng HIV. Do đó xét nghiệm của bé là dương tính mặc dù không nhiễm vi rút. Bé chỉ có kết quả xét nghiệm chính xác vào khoảng 6 - 12 tháng sau khi sinh. Khi đó trong máu của bé không còn các kháng thể của mẹ, mà chỉ có các kháng thể do cơ thể bé tự sinh ra. Nếu kết quả xét nghiệm lúc này là dương tính thì mới xác định bé có nhiễm HIV.

    4. Truyền máu nhiễm vi rút:

    Truyền máu là con đường lây nhiễm trực tiếp. Trong truyền máu, máu của người khác đi thẳng vào mạch máu của ta, hơn nữa lượng máu này lại lớn. Do đó bất cứ ai bị truyền máu của người nhiễm HIV đều bị lây nhiễm.

    Kể từ nǎm 1994 trở đi, theo quy định tất cả các bệnh viện đều phải xét nghiệm HIV máu trước khi truyền, để tránh truyền máu nhiễm vi rút cho bệnh nhân. Do vậy, độ an toàn truyền máu rất cao. Tất nhiên vẫn có một khả nǎng là có người bị nhiễm HIV nhưng còn ở trong thời kỳ “cửa sổ” (khoảng 3 - 6 tháng sau khi nhiễm có thể chưa sinh kháng thể) thì xét nghiệm không phát hiện được là có nhiễm và bệnh viện vẫn chấp nhận máu của người đó. Song khả nǎng này nhỏ.

    Cẩn thận thì bạn hãy yêu cầu bệnh viện xét nghiệm lại máu trước khi truyền. Xét nghiệm không chỉ để tìm kháng thể kháng HIV mà còn để loại trừ các bệnh khác như sốt rét, giang mai, viêm gan B...Nếu vài tháng nữa bạn có kế hoạch phẫu thuật và sẽ cần máu thì có thể yêu cầu bệnh viện trích máu của mình từ bây giờ để dự trữ nếu điều kiện sức khỏe cho phép. Như vậy bạn tránh dùng máu của người khác, không sợ nguy cơ lây HIV.

    Hoặc bạn cũng có thể xin máu trước của một người thân bạn biết rõ không nhiễm HIV, để không phải dùng máu của bệnh viện. Làm vậy là rất hay, vì vừa được an toàn, vừa tiết kiệm được máu cho bệnh viện.

    Ngoài những đường lây thông thường là tình dục không có bao cao su bảo vệ, chung bơm kim tiêm không tiệt trùng, truyền máu nhiễm HIV và truyền từ mẹ sang con, HIV hầu như không lây nhiễm qua các đường khác.

    Trong dịch vụ y tế, các dụng cụ nhìn chung đều được khử trùng, nên không đáng ngại. Song, nếu bạn còn lo thì hãy hỏi bác sĩ dụng cụ đã được tiệt trùng, đã đảm bảo an toàn chưa và yêu cầu tiệt trùng dụng cụ. Đây là quyền lợi của bạn.

    Ngoài ra, khi đi cạo râu hoặc sửa móng tay ở hiệu, bạn có thể yêu cầu người làm rửa sạch dụng cụ và cẩn thận hơn nữa là lau bằng cồn.

    Nếu có bao giờ xǎm mình, bạn nhất thiết cần yêu cầu tiệt trùng dụng cụ thật cẩn thận trước khi xǎm, vì tiệt trùng không phải chỉ để tránh lây nhiễm HIV mà còn để tránh nhiễm trùng do dụng cụ bẩn.

  18. #17
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,597
    Cảm ơn
    1,935
    Được cảm ơn: 21,430 lần
    "NĂNG LỰC" CỦA THỦ PHẠM HIV

    Hỏi:

    Cho tôi biết cách thức gây hại của virút HIV ?

    Trả lời:

    HIV có nghĩa là vi rút suy giảm miễn dịch ở người. Nó gây ra bệnh AIDS. Hiện nay y học vẫn còn chưa tìm được cách trị con vi rút này, cho nên nhiễm HIV là nhiễm suốt đời.

    HIV gây hại gì trong cơ thể người ta?

    Cơ thể con người có hệ thống miễn dịch vô cùng quan trọng. Nhờ có hệ thống này mà con người mới sống được mặc dù môi trường xung quanh có biết bao vi khuẩn, vi rút, vi sinh vật gây bệnh lǎm le tấn công. Một bộ phận chủ chốt của hệ thống miễn dịch là các bạch cầu, có thể coi là đội quân quốc phòng tinh nhuệ. Mỗi khi thấy có kẻ lạ xâm nhập là các chiến binh bạch cầu bài binh bố trận để đánh trả.


    Nhưng chính các bạch cầu chỉ huy trong đội quân này lại là đối tượng mà HIV tấn công. HIV vào được cơ thể liền đến "hỏi thǎm" các bạch cầu chỉ huy, tài tình nhảy vào cư trú ngay trong mình bạch cầu này, đánh từ bên trong, làm cho bạch cầu mất khả nǎng chiến đấu và dần dần bị tiêu diệt. HIV không những chiếm đóng mà còn lợi dụng bạch cầu để sinh sôi nữa.

    Các bạch cầu chỉ huy dần dần bị tiêu diệt thì đến một lúc nào đó cả đội quân bạch cầu bị vô hiệu hoá. Những kẻ lạ là các loại vi rút, vi khuẩn, v.v... có thể tuỳ ý xâm nhập cơ thể con người mà ít bị chống trả. Bệnh tật chế ngự cơ thể, và cuối cùng người ta phải chết.

    Khi bị nhiễm HIV hầu như người ta không có triệu chứng

    Chỉ có một số người khi mới nhiễm HIV có một số triệu chứng nhẹ như đau đầu, đau họng, sổ mũi, sốt. Các triệu chứng này thường tự hết trong khoảng 10 ngày và sau đó không có dấu hiệu gì nữa. Nó rất giống bệnh cúm nên thường người ta không nhận ra.

    Ủ bệnh đối với HIV là một thời gian dài

    Các bệnh thông thường hầu hết đều có thời gian ủ bệnh, có nghĩa la ta nhiễm phải cái gây bệnh (ví dụ như các vi rút, vi khuẩn) rồi một thời gian sau mới phát ra các triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh mỗi bệnh dài ngắn khác nhau. Nhiều bệnh thời gian ủ bệnh rất ngắn. Ví dụ như bệnh cúm, thứ bệnh ai cũng phải mắc. Có bao giờ bạn nhận thấy hôm nay bắt đầu nhức đầu, sổ mũi, chảy nước mắt, nhưng ngày hôm qua đã thấy mỏi mệt rồi không? Chắc là có. Bạn đã nhiễm phải vi rút gây bệnh cúm từ ngày hôm qua rồi đấy, có khi còn từ một hai ngày trước nữa kia. Thời gian ủ bệnh của bệnh cúm là một vài ngày. Có những bệnh thời gian ủ bệnh rất dài. Chẳng hạn như ung thư, nhiều khi khối u đã tiềm ẩn thời gian rất lâu rồi mới có triệu chứng.

    HIV vào cơ thể cũng trải qua thời gian ủ bệnh rồi mới sinh ra bệnh SIDA. Thời gian ủ bệnh của HIV khá dài. Kể từ khi phát hiện ra người đầu tiên bị AIDS vào đầu nǎm 1981, người ta đã quan sát vô số trường hợp và kết luận rằng:

    Thời gian để vi rút HIV làm sinh ra bệnh SIDA là khoảng từ 2 đến 10 nǎm. Trong thời gian ủ bệnh này, người nhiễm HIV vẫn sống khoẻ mạnh bình thường, nếu không xét nghiệm thì cũng không biết mình có mang mầm bệnh.Nhưng thời gian này, người mang vi rút HIV luôn có khả nǎng truyền vi rút cho người khác mà không ai hay biết. Tất cả mọi người (dù mang vi rút HIV hay không) đều nên hiểu biết để ngǎn chặn sự truyền nhiễm con vi rút này.

  19. #18
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,597
    Cảm ơn
    1,935
    Được cảm ơn: 21,430 lần
    XÉT NGHIỆM HIV

    Hỏi:

    Tôi muốn biết về Xét nghiệm HIV?

    Trả lời:

    Xét nghiệm là cách duy nhất để biết mình có nhiễm HIV không?

    Có bạn nói: "Xét nghiệm làm gì? Bị có nghĩa là chết. Không có thuốc thì biết được hay không có giải quyết vấn đề gì đâu". Xét nghiệm hay không là tùy quan điểm mỗi người. Biết mình bị nhiễm HIV người ta hay có lúc hoảng sợ, lo lắng. Nhưng nếu biết được thì cũng có một cái lợi. Bạn sẽ biết mà chú ý sǎn sóc sức khỏe bản thân chu đáo hơn. Vả lại, nếu có nhiễm HIV mà không biết thì có khi ta vẫn tiếp tục sống không cẩn thận, mang HIV lây cho người khác thì tội người ta lắm.

    Người ta thường gọi là xét nghiệm HIV hay xét nghiệm AIDS, nhưng về thực chất nó không phải là xét nghiệm tìm con vi rút HIV. Khoảng 3 đến 6 tháng sau khi HIV vào cơ thể, cơ thể sẽ tạo ra chất kháng thể chống lại HIV. Đáng buồn là kháng thể này bất lực, không trị được HIV. Nhưng kháng thể là dấu hiệu cho thấy có nhiễm HIV. Do đó xét nghiệm là tìm kháng thể HIV.

    Nhược điểm của cách xét nghiệm này là có khi có nhiễm vi rút HIV nhưng không tìm ra kháng thể vì kháng thể chưa có. Do đó người ta rất lưu ý "thời kỳ cửa sổ".

    Thời kỳ cửa sổ: là thời gian sau khi đã nhiễm HIV nhưng cơ thể chưa kịp tại kháng thể hoặc lượng kháng thể sinh ra quá nhỉ. Xét nghiệm khi đó chưa tìm được mầm bệnh. Thường thì thời kỳ này là trong vòng 3 tháng, cũng có người dài hơn, nhưng nói chung không quá 6 tháng.

    Ba loại kết quả xét nghiệm:

    Dương tính: trong máu có kháng thể kháng HIV, có nghĩa là bạn có HIV. Chỉ có trường hợp trẻ sơ sinh là khác, vì có khi bé không có vi rút HIV nhưng lại có kháng thể của mẹ truyền sang.

    Âm tính: trong máu không có kháng thể kháng HIV. Có hai khả nǎng: hoặc là bạn không có HIV, hoặc là bạn có HIV nhưng đang ở trong "thời kỳ cửa sổ''.

    Không rõ: Nguyên nhân có thể là do bạn đang ở trong "thời kỳ cửa sổ", cũng có thể do bạn dùng một số loại thuốc nào đó làm ảnh hưởng đến khả nǎng nhận diện kháng thể nên không xét nghiệm được rõ ràng.

    Liệu có được bí mật không?

    Có. Khi gặp gỡ, bác sĩ xét nghiệm sẽ hỏi tên, và có thể cả địa chỉ của bạn, nhưng tên, địa chỉ cũng như kết quả xét nghiệm sẽ được giữ bí mật. Song, nếu bạn cảm thấy không thoải mái thì có thể yêu cầu không để lại địa chỉ.

    Hiện nay trung tâm dịch tễ, nhiều bệnh viện và trung tâm y tế ở các thành phố có xét nghiệm HIV. Các trung tâm y tế tỉnh cũng có dịch vụ này. Bạn có thể đến đó xét nghiệm. Nếu ngại, bạn có thể gọi điện thoại hỏi trước đến cần gặp ai, tên là gì, để khi đến bạn chỉ cần hỏi tên thôi, không phải nói: ''Cho tôi xét nghiệm HIV"

    Bạn hãy gọi điện cho 1080 hỏi địa chỉ và số điện thoại của các trung tâm y tế quận, tỉnh, nơi thường có dịch vụ xét nghiệm và tư vấn HIV. Hoặc bạn hãy tham khảo danh sách một số cơ sở xét nghiệm và tư vấn HIV/AIDS.

    Chi phí xét nghiệm:

    Không có một mức thống nhất. ở một số điểm có thể xét nghiệm miễn phí. Một số điểm khác có mức phí khoảng từ 25.000 đồng đến 40.000 đồng.

    Phải làm gì khi có kết quả xét nghiệm?

    Nếu đã quá thời gian ''cửa sổ" mà bạn xét nghiệm có kết quả âm tính thì quả rất là mừng. Nhưng hãy cẩn thận. Đừng nghĩ là mình chưa bị thì sẽ không thể nào bị nhé. Bạn may mắn lắm đấy. Nhưng người ta thường bảo: "Đi đêm lắm có ngày gặp ma" mà. Bạn đừng lặp lại những việc nguy hiểm nữa.

    Nếu kết quả là không rõ thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn đến xét nghiệm lại.

    Nếu dương tính thì sao? Nhiều người sợ chết, nhiều người lo sợ người khác biết thì sẽ xấu hổ và có thể người ta sẽ miệt thị mình. Nhiều người không biết có nên cho gia đình biết không. Có người sẽ tò mò muốn biết sao ta bị nhiễm v.v... Cuộc sống sẽ thay đổi hẳn. Nhưng nhiễm HIV không có nghĩa là tất cả đã hết.

  20. #19
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,597
    Cảm ơn
    1,935
    Được cảm ơn: 21,430 lần
    TIÊM CHÍCH AN TOÀN


    Hỏi:

    Tôi là người nghiện và thường tiêm chính ma túy, vậy tôi làm sao để việc tiêm cính này không lây nhiễm HIV?

    Trả lời:

    Lời khuyên chân thành đối với bạn nào tiêm chích ma tuý:

    1. Bạn hãy cố gắng bỏ ma tuý. Nếu nghiện thì khi cai cũng chỉ khó chịu một vài ngày đầu thôi. Cảm giác thèm có thể dai dẳng, khó chịu, nhưng bạn lại tránh được bao nhiêu nguy cơ bệnh tật và phục hồi sức khoẻ. Do đó, bỏ ma tuý là việc rất đáng làm.

    2. Nếu khó quá chưa bỏ được thì thà hút hoặc hít. Còn tiêm chích thường rẻ tiền hơn nhưng có khả nǎng lây nhiễm HIV.3. Bất cứ khi nào tiêm chích cũng phải thực hiện an toàn bơm kim.

    An toàn bơm kim tiêm không những tránh HIV mà còn tránh nhiễm trùng, viêm gan B, giang mai, sốt rét, viêm van tim, v.v...

    Hay nhất là dùng bơm kim tiêm một lần.

    So với thuốc chích thì bơm kim một lần vứt đi rất rẻ, chỉ khoảng 1.000 đồng một bộ. Nếu bơm kim này có bán ở nơi tiện mua thì dùng loại này tốt nhất vì đảm bảo sạch 100%, lại không phải mất công và mất thời gian tiệt trùng.

    Trường hợp không có được thì bắt buộc phải tiệt trùng bơm kim. Tiệt trùng thì độ an toàn không bằng được cách dùng một lần vút đi. Nhưng nếu dùng lại bơm kim tiêm thì nhất định phải tiệt trùng, không làm vậy có nghĩa là liều mạng

    Bạn không bao giờ nên dùng chung bơm kim. Song nếu bất đắc dĩ có khi nào dùng chung thì càng phải tiệt trùng cẩn thận hơn nữa.

    Một số cách tiệt trùng bơm kim

    Cách 1: Dùng nước sạch đun sôi để nguội và nước tẩy gia ven (nếu làm đúng thì có hiệu quả cao)

    Bước 1: Hút nước vào đầy bơm kim. Lắc bơm. Bơm hết ra ngoài. Làm 2 lần để rửa sạch bớt máu.

    Bước 2: Hút nước tẩy gia ven vào đầy bơm kim. Lắc bơm. Bơm hết ra ngoài. Làm 5 lần để diệt vi rút.

    Bước 3: Hút nước vào đầy bơm kim. Lắc bơm. Bơm hết ra ngoài. Làm 3 lần để rửa sạch nước tẩy.

    Chú ý:

    ü Nước phải là nước đã đun sôi, để nguội, sạch, không chạm vào dụng cụ của người khác.

    ü Bạn nên dùng nước tẩy gia ven mua ở đại lý của nhà máy hoá chất sản xuất và không pha loãng. Nước tẩy của người bán rong thường pha loãng rồi, không nên dùng vì hiệu quả kém. Nếu có dùng thứ đó bạn hãy giữ nước tẩy trong bơm kim thời gian thật lâu.

    ü Nếu không đủ nước tẩy để rửa 5 lần thì cũng có thể làm ít lần hơn, nhưng cần để nước tẩy trong bơm kim và lắc ít nhất là nửa phút (30 giây) tất cả. Dễ nhất là hút nước tẩy gia ven vào đầy bơm, vừa lắc vừa đếm từ 1 đến 100 rồi hãy bơm ra.

    ü Khi bơm nước và nước tẩy gia ven ra ngoài. Không được bơm vào bình đựng nước và bình đựng nước tẩy đang dùng.

    ü Nước dùng sau khi rửa bằng nước tẩy phải là nước mới, không dùng lại nước và bình chứa đã dùng trước khi dùng nước tẩy.

    ü Nước dùng sau khi rửa bằng nước tẩy phải là nước mới, không dùng lại nước và bình chứa đã dùng trước khi dùng nước tẩy.

    Cách 2: Dùng nước sạch đun sôi để nguội và cồn 700

    Cách dùng như cách dùng nước và nước tẩy gia ven nói trên. Song, hiệu quả diệt HIV khng cao bằng dùng nước tẩy gia ven.

    Cách 3: Dùng nước sạch đun sôi để nguội (Hiệu quả kém, chỉ nên dùng cách này khi không còn cách nào khác).

    Nếu làm cách này thì phải làm ngay sau khi tiêm, để lâu hiệu quả giảm nhiều vì máu có thể đông lại và bám trong bơm kim.

    Cách làm: Hút nước sạch đã đun sôi để nguội vào đầy bơm kim, lắc kỹ bơm kim, rồi bơm hết ra ngoài (tránh bình đựng nước). Làm đủ 9 lần.

    Chú ý: Trong các cách làm trên, bạn không bao giờ nên dùng nước lã. Nếu không có được nước sạch đun sôi để nguội thì dùng nước trà để nguội vẫn tốt hơn dùng nước lã.

    Cách 4: Đun bơm kim ngập trong nước sôi ít nhất 20 phút (nếu bạn dùng bơm thuỷ tinh)

    Ngoài an toàn bơm kim tiêm, cũng phải thực hiện an toàn các dụng cụ khác như nồi đựng thuốc, đồ múc thuốc. Các thứ này phải đảm bảo không tiếp xúc với các dụng cụ có chạm đến máu của cá nhân, như bơm kim, đồ đựng thuốc, đồ múc thuốc.

  21. #20
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,597
    Cảm ơn
    1,935
    Được cảm ơn: 21,430 lần
    NGƯỜI BỆNH HIV/AIDS LÀ NẠN NHÂN

    Hỏi:

    Tôi có nên xa lánh người nhiễm HIV?

    Trả lời:

    Cho đến nay, nhiều người trong chúng ta vẫn còn cảm thấy sợ hãi người nhiễm HIV. Thực ra có nhiều bệnh dễ lây hơn nhiều. Tiếp xúc thông thường không làm lây HIV. Không có lý do gì đáng phải sợ người nhiễm HIV cả.

    Nghĩ đến HIV/AIDS, có người coi đó là một tệ nạn xã hội. Cách suy nghĩ đó thật sai lầm. Nó chỉ là một bệnh, và như bao cǎn bệnh khác, bất cứ ai cũng có khả nǎng mắc bệnh này.

    Người nhiễm HIV không khác gì người khác, mà chỉ là người không may mắn, cần được giúp đỡ, động viên.

    Gia đình, bạn bè là chỗ dựa quan trọng nhất, có thể giúp cho người nhiễm HIV sống vui vẻ và không bị ám ảnh vì bệnh tật. Mọi người khác cần phải xử sự bình thường và nhân ái với người nhiễm HIV. Nếu có thái độ xấu với người nhiễm HIV thì cũng chẳng khác gì chế giễu những người tàn tật. Thật đáng chê trách.

    Khi gặp người nhiễm HIV bạn hãy nghĩ rằng rất có thể đó là người thân của mình, hay thậm chí là bản thân mình. Ông bà ta vẫn hay dạy: "Thương người như thể thương thân" mà.

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •