Trang 1 của 8 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 20 của 141

Chủ đề: Tổng quan Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS

  1. #1
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần

    Tổng quan Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS

    HIV - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN


    I. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA


    • HIV ( Human Immuno-deficiency virus): virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
    • AIDS ( acquired immnuno-deficiency syndorme)
    • SIDA ( Syndrome d’immuno-deficience acquise): từ tiếng pháp của AIDS
    • MSM : men who have sex with men: nam có quan hệ tình dục với nam


    .
    II. LỊCH SỬ


    • 5/6/1981: Ghi nhận những trường hợp viêm phổi do Pneumocystis Cariniinam thanh niên đồng tính. Thời điểm này, ghi nhận thêm 5 trường hợp tương tự và 26 trường hợp ung thư Kaposi Sacroma. Đây là những bệnh thường gặp ở đối tượng suy giảm miễn dịch. Và tất cả những trường hợp này đều xảy ra ở đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới.
    • 1982: AIDS được đặt tên cho bệnh suy giảm miễn dịch này, thay thế cho cái tên GRID (Gay Related Immune Deficiency) trước đó.
    • 1983: siêu vi HIV được tìm ra và được chứng minh là tác nhân gây AIDS. Thời điểm này, dịch bệnh HIV/AIDS xuất hiện ở người hoạt động tình dục dị tính ở Châu Phi.
    • 1985: Thử nghiệm đầu tiên tìm kháng thể HIV.
    • 1988: Thuốc trị bệnh AIDS đầu tiên Zidovudine (AZT) được sử dụng tại Mỹ.
    • 2003: WHO và UNAIDS đặt kế hoạch phát thuốc chữa HIV cho 3 triệu người khó khăn kinh tế trên thế giới.


    III. TÁC NHÂN GÂY BỆNH

    HIV thuộc họ Retroviridae.

    Hình dạng HIV




    Qua kính hiển vi điện tử, HIV là 1 khối đa giác có 2 lớp vỏ với nhiều tua bề mặt ( gp 120 nhô ra ngoài và gp41 nằm xuyên qua lớp vỏ). Bên trong là capsid chứa đôi dây RNA, men sao chép ngược và Protein p24.


    Quá trình sinh sản của HIV trong cơ thể:

    -Khởi đầu gp120 gắn vào bề mặt tế bào.
    -Kế đến gp41 trung gian hòa màng và virus đi vào trong tế bào.
    -Sau khi cởi bỏ áo ngoài, men sao chép nguợc chuyển RNA virus thành DNA để gắn vào tế bào ký chủ.
    -DNA virus được chuyển mã thành mRNA, tạo ra protein cấu trúc của virus.
    -Virion giải phóng ra khỏi tế bào bằng cách nẩy chồi.


    Tế bào đích của HIV chủ yếu là lympho T CD4, là lympho bào có vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch ỏ người. Bằng cách tấn công tế bào này, HIV làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

    IV. DỊCH TỄ HỌC

    Dựa theo kết quả thống kê năm 2007 được báo cáo bởi Chương Trình Phối Hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), đã có tổng cộng khoảng 25 triệu người chết vì AIDS trong vòng 27 năm.

    Số bệnh nhân HIV/AIDS theo kết quả thống kê 2007 là 33 triệu. Trong đó số mới mắc bệnh trong năm là 3 triệu cao hơn số mới mắc bệnh năm 2001 là 2,7 triệu. Số tử vong trong năm là 2 triệu., tăng hơn 0,3 triệu so với năm 2001.

    Trong đó, 35% số trường hợp HIV/AIDS và 38% số tử vong nằm ở các quốc gia phía nam Châu Phi.






    Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực sự dịch HIV/AIDS đã bắt đầu bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện chích ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó dịch bắt đầu lan ra các tỉnh. Đến cuối tháng 12/1998, toàn bộ 61 tỉnh, thành trong cả nước đều đã phát hiện có người bị nhiễm HIV.

    Theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS, tính đến ngày 31/3/2009, tổng số trường hợp nhiễm HIV/AIDS còn sống là 144.483 người, tổng số bệnh nhân AIDS còn sống là 30.996, và tổng số người nhiễm HIV đã tử vong là 42.447.


    Tài liệu tham khảo:
    - Đại Cương học Bệnh Truyền Nhiễm, Virus học . Trường ĐHYDTPHCM
    - En.wikipedia.org.
    - UNAIDS: global report 2008
    - VAAC, Cục Phòng Chống HIV/AIDS, Bộ Y Tế.


    ads
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 03-08-2013 lúc 08:09.

  2. Có 3 người đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết bổ ích này:

    nguyễn tuấn (28-05-2015),tìnhyêu9x (12-04-2017),Tuyết Lê (10-02-2017)

  3. #2
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần

    TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS TRONG GIỚI MSM

    I. THẾ GIỚI
    Theo UNAIDS, 5-10% số người nhiễm HIV/AIDS trên toàn toàn thế giới thuộc về những người nam có quan hệ tình dục với nam (MSM = men who have sex with men). Tuy nhiên, tồn tại sự chênh lệch rất lớn ở tỉ lệ này giữa các quốc gia khác nhau. Ở Bắc Mỹ, Úc, New Zealand và hầu hết các nước Tây Âu, con số này có thể lên đến gần 70%.

    Ở hầu hết các nước phát triển và 1 số các nước đang phát triển (như Indonesia, Philipines và Mexico) là những nước mà HIV và AIDS được phát hiện tương đối sớm. Các nước này, tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS ở MSM đang có khuynh hướng giảm và ngược lại, tỉ lệ này tăng dần ở người dị tính. Tuy nhiên, số nhiễm HIV/AIDS tuyệt đối ở MSM, tức tổng số người vẫn còn tiếp tục tăng. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy qua tình hình nhiễm HIV/AIDS ở MSM từ năm 1985-1992 tại Mỹ.
    Năm 1985, số MSM nhiễm HIV/AIDS khoảng 7500-8000 người, nhưng chiếm tỉ lệ hơn 60%. Số lượng người tăng dần đến 1992 là khoảng gần 40.000 người trong, nhưng tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS ở MSM chỉ còn khoảng 50%.

    Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở MSM tại Mỹ hiện nay tương đối hằng định, khoảng 15.000 người. và chiếm gần 45% trên tổng số.
    II. VIỆT NAM
    Dựa theo báo cáo của Vũ Ngọc Bảo và Philippe Girault tại Hội nghị Khoa học Quốc Gia về HIV/AIDS lần thứ 3 tại TP.Hồ Chí Minh ngày 24-26/11/2005.

    Tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS ở MSM có khuynh hướng tăng, 6% năm 2002 và 8% 2004.
    ">
    Sau đây là biểu đồ thể hiện tinh hình nhiễm HIV/AIDS ở 1 số thành phố lớn khu vực Đông Nám Á theo cáo của UAIDS. Theo kết quả khảo sát năm 2004-2005, tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS của MSM tại thành phố HCM là 8% cao hơn so với Bắc Kinh, Thượng Hải và thấp hơn so với các thành phố ở Thái Lan như ChiangMai, Bangkok.


    Xét riêng 2 thành phố HCM và Hà Nội, khảo sát năm 2006-2007 cho thấy, tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS ở MSM tại Hà Nội cao hơn ở thành phố Hồ Chí Minh. (9,4 % so với 5,3%).

    MSM: men who have sex with men
    TG: transgenders
    MSW: medical social workers

    Tài liệu tham khảo:
    UNAIDS: AIDS & MSM 5-2000

    The epidemiology of HIV and STI among MSM and Transgenders in Aisia, Frist Van Grinseven, PhD, CDC: the Centers for Disease Control and Prevention
    Đối mặt với sự thật: tình dục đồng giới nam và HIV/AIDS ở Việt Nam, Hội nghị Khoa học Quốc gia về HIV/AIDS lần thứ 3, TP. Hồ Chí Minh, 24-26/11/2005, Vũ Ngọc Bảo, FHI/Việt Nam Philippe Girault, FHI/APD
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 03-08-2013 lúc 08:10.

  4. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    tìnhyêu9x (12-04-2017)

  5. #3
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

    Biểu hiện lâm sàng của nhiễm HIV rất thay đổi, khởi đầu là giai đoạn nhiễm trùng cấp, tiếp theo là giai đoạn không triệu chứng kéo dài trong nhiều năm, cuối cùng là giai đoạn AIDS với nhiều loại nhiễm trùng cơ hội và/ hoặc bệnh ác tính ( ung thư), đưa bệnh nhân dần dần đến chỗ tử vong.


    Hội chứng nhiễm HIV cấp.

    Nhiễm HIV-1 cấp biểu hiện ở 40 - 90 % các trường hợp như là một bệnh lý có triệu chứng thoáng qua, với sự nhân bản của HIV-1 ở mức độ cao và đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với virus có xu hướng mở rộng. Nhiễm HIV cấp là một chẩn đoán phân biệt quan trọng ở những trường hợp sốt không rõ nguồn gốc, có ban dát sẩn và hạch to.

    Chẩn đoán nhiễm virus cấp thường bị bỏ sót ở phần lớn các trường hợp, vì bệnh lý do các virus khác (“cúm”) thường được thừa nhận là nguyên nhân của các triệu chứng, và không có kháng thể đặc hiệu HIV-1 phát hiện được tại giai đoạn nhiễm virus sớm này. Do đó, muốn chẩn đoán cần luôn phải nghĩ đến nó khi có nghi ngờ trên lâm sàng, dựa trên những triệu chứng lâm sàng và bệnh sử phơi nhiễm, kết hợp thêm những xét nghiệm đặc hiệu (phát hiệnHIV-1 RNA hoặc kháng nguyên p24 và kháng thể HIV-1 âm tính) để chứng thực chẩn đoán.

    Chẩn đoán sớm chính xác nhiễm HIV-1 cấp là quan trọng, vì có thể ngăn chặn được nhiễm virus cho bạn tình và bệnh nhân có thể được lợi từ việc điều trị tại giai đoạn sớm này của nhiễm virus.

    Sau giai đoạn ủ bệnh vài ngày đến vài tuần sau khi phơi nhiễm với HIV, hầu hết các cá thể bị nhiễm biểu hiện với chứng bệnh cấp tính giống cúm. Nhiễm HIV-1 cấp là một hội chứng rất không đồng nhất và các cá nhân biểu hiện triệu chứng nặng hơn trong giai đoạn nhiễm virus cấp và khoảng thời gian của hội chứng nhiễm virus cấp dài hơn có xu hướng tiến triển nhanh hơn tới AIDS.


    Theo nghiên cứu của Daar (2001), sốt, ban, đau cơ, đau khớp và vã mồ hôi ban đêm là những yếu tố dự đoán tốt nhất cho nhiễm HIV-1 cấp. Trong nghiên cứu khác, những triệu chứng sốt và ban (đặc biệt khi kết hợp), tiếp theo bởi loét miệng và viêm họng có giá trị dự đoán dương tính cao nhất cho chẩn đoán nhiễm HIV-1 cấp.

    Giai đoạn nhiễm trùng tiềm ẩn không triệu chứng

    Thời gian từ lúc nhiễm HIV ban đầu đến khi xuất hiện triệu chứng AIDS rất thay đổi, nhưng qua một số nghiên cứu cho thấy ở một người nhiễm HIV không điều trị, thời gian trung bình này vào khoảng 10 năm.

    Giai đoạn có triệu chứng

    Triệu chứng liên quan đến nhiễm HIV có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong quá trình nhiễm HIV, tuy nhiên các biến chứng nặng nguy hiểm thường xảy ra vào giai đoạn tế bào lympho T CD4< 200/mm3.Những bệnh này có thể là những bệnh nhiễm trùng cơ hội cũng có thể là bệnh ác tính ( ung thư) thường gọi là những bệnh chỉ điểm của AIDS, vì các tác nhân gây bệnh này hiếm khi gây bệnh cho người miễn dịch bình thường.Khoảng 80% cái chết của bệnh nhân AIDS không phải do trực tiếp của HIV mà liên quan nhiều đến vi trùng. Bệnh cảnh AIDS có thay đổi, bệnh nhân có thể sống lâu hơn nếu như được điều trị tốt và dự phòng tốt.

    Giai đoạn AIDS


    Tham khảo:
    Bệnh Truyền Nhiễm ĐHYD TPHCM
    Chuyên khảo HIV ( dịch từ Hoffman-Rockstroh-Kamps Flying Publisher www.HIVMedecine
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 03-08-2013 lúc 08:11.

  6. #4
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN


    3 Đường lây truyền chính
    .

    • Quan hệ tình dục: đồng tính, dị tính.
    • Đường máu: truyền máu, ghép tạng, kim tiêm…
    • Mẹ con: trong lúc mang thai, giai đoạn chuyển dạ, cho con bú.


    Lây nhiễm ở người trưởng thành
    3 nguyên nhân chính của lây nhiễm HIV/AIDS là tình dục đồng tính nam, tình dục dị tính và sử dụng kim tiêm. Trong đó, tình dục đồng tính nam là nguồn lây nhiễm chính và chịu trách nhiệm cho phần lớn các trường hợp lây nhiễm HIV/AIDS hiện nay, nhất là tại các quốc gia phát triển.
    ">
    Biểu đồ phía trên cho thấy xu hướng lây nhiễm HIV/AIDS bởi các nhóm nguyên nhân: tình dục đồng giới, dị giới, sử dụng kim tiêm qua, dựa vào tổng số ca nhiễm được ước lượng và chẩn đoán tại 25 bang của Mỹ từ năm 1994-2006. Nghiên cứu này được khảo sát ở người lớn và trẻ vị thành niên ( >13 tuổi).

    Năm 1994, số lượng người nhiễm HIV/AIDS do tình dục đồng giới gần 9000. Trong khi đó, số người nhiễm HIV/AIDS do 2 nguyên nhân còn lại, xấp xỉ khoảng 5000.

    Từ 1994-2006, số mới mắc/ năm do tình dục đồng giới dao động không đánh kể quanh trị số ban đầu, số mới mắc/năm do sử dụng kim tiêm giảm xuống dần và còn khoảng 2000người/năm vào cuối năm 2006. Riêng, số mới mắc/năm do tình dục đồng giới, giảm dần từ giai đoạn 1994-1999 xuống còn khoảng 6500 người/năm, sau đó, con số này lại tăng dần trong các năm gần đây, đến năm 2006, số mới mắc/năm đã vượt quá 9000 người/ năm.
    Lây nhiễm ở người đồng tính.
    Anal sex hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn là nguyên nhân lây nhiễm chủ yếu ở người đồng tính.

    Oral sex có gây lây nhiễm HIV/AIDS hay không? Đây từng là một câu hỏi gây nhiều tranh cãi trong những năm trước đây. Việc đánh giá chính xác nguy cơ lây nhiễm HIV qua oral sex gặp phải rất nhiều trở ngại, vì 1 người có quan hệ tình dục theo đường miệng, thường kèm theo quan hệ tình dục qua hậu môn. Và khi lây nhiễm thực sự xảy ra, rất khó để xác nhận hành vi tình dục nào thực sự đã gây ra sự lây nhiễm. Đồng thời, QHTD qua đường miệng kèm theo rất nhiều đồng yếu tố: loét miệng, chảy máu nướu răng, đau, lở loét ở cơ quan sinh dục và các bệnh STDs.

    Trên thực tế đã có khá nhiều nghiên cứu ghi nhận việc lây nhiễm HIV/AIDS qua việc quan hệ tình dục bằng đường miệng.

    Một nghiên cứu năm 1996-1999 trên 102 người nhận (receptive fellatio) trong quan hệ tình dục đường miệng, ghi nhận 8 trong 102 người đã nhiễm HIV/AIDs qua đường phương thức lây nhiễm này. Nghiên cứu khác được tiến hành tại Hà Lan ở người cho (insertive fellatio), nhiễm HIV/AIDs được ghi nhận 4/102 người.

    Về quan hệ tình dục miệng - hậu môn ( anilungus), xét về mặt lý thuyết, lây nhiễm có thể xảy ra nếu có tổn thương da ở vùng hậu môn, hay có máu trong nước bọt ở ( ví dụ: viêm loét, chảy máu nướu). Trên thực tế, ghi nhận 1 trường hợp lây nhiễm qua con đường này.
    Nguy cơ lây nhiễm



    Các hình thức QHTD trên được giả định như không sử dụng bao cao su
    Dựa vào bảng trên, nguy cơ lây nhiễm qua đường máu cao hơn rất nhiều lần so với lây truyền qua đường tình dục, hay nói cách khác, lây qua đường máu dễ hơn nhiều lần so với lây qua đường tình dục. Nhưng thực tế hiện nay, số người nhiễm HIV/AIDS qua đường máu ít hơn và có xu hướng giảm rõ rệt và lây truyền qua đường tình dục lại chiếm ưu thế. ( xem chương 2). Điều này được giải thích vì xét nghiệm HIV/AIDS ngày càng phổ biến, nên việc truyền máu có lẫn HIV xảy ra vô cùng hiếm hoi, đồng thời nguyên tắc sử dụng kim tiêm 1 lần đã hạn chế được rất nhiều nguyên cơ lây nhiễm này. Về lây truyền qua đường tình dục, lấy ví dụ nguy cơ lây nhiễm qua đường hậu môn là 5/1000, có nghĩa là 1000 người thì có 5 người bị nhiễm qua cách con đường này. Nhưng bảng nguy cơ lây nhiễm trên được ghi nhận cho chỉ sau 1 lần phơi nhiễm. Thực tế, quan hệ tình dục, thường bao gồm cả anal và oral, và thường quan hệ nhiều lần, nên nguy cơ lây nhiễm vì thế mà được cộng lại và nhân lên nhiều lần.

    Xét riêng về từng nguy cơ lây nhiễm trong quan hệ tình dục, thì QTHD qua đường hậu môn nguy cơ lây nhiễm cao hơn QTHD qua âm đạo, và thấp nhất là QHTD qua đường miệng.

    Nguy cơ lây nhiễm ở người nhận trong QTHD qua hậu môn rất cao, gấp khoảng 8 lần so với người cho qua đường hậu môn, 5 lần so với người nhận qua đường âm đạo. Điều này được lý giải vì niêm mạc trực tràng mỏng, không có chất nhày tự nhiên như ở âm đạo, nên dễ bị tổn thương hơn. Đồng thời, tại vùng này có rất nhiều mạch máu nông, nên khi tổn thương xảy ra, khả năng lây nhiễm rất cao. Mặt khác, ở người nhận, việc vệ sinh sau giao hợp khá là bất tiện

    Tài liệu tham khảo:
    Oral sex and HIV risk , June 2009, CDC
    wikipedia. Từ khóa HIV

    Oral Sex and the Risk of HIV Transmission - HIV/AIDS Epi Update - May 2004 - Publications- Public Health Agency ofCanada
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 03-08-2013 lúc 08:12.

  7. #5
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Diễn biến lâm sàng của nhiễm HIV



    - Mô tả được vòng đời của HIV
    - Liệt kê ra các diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV
    - Biết các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh liên quan đến HIV
    - Biết cách đánh giá giai đoạn lâm sàng



    Tổng quan: Các khái niệm cơ bản vi-rút học của HIV


    Diễn biến lâm sàng của nhiễm HIV:

    - Diễn biến tự nhiên của người nhiễm hIV không được điều trị
    - Các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến tự nhiên

    Diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV:

    1.Hội chứng nhiễm retrovirus cấp tính
    2.Giai đoạn tiềm tàng

    3.AIDS (bệnh HIV tiến triển)
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 03-08-2013 lúc 08:14.

  8. #6
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Hội chứng nhiễm Retrovirus cấp tính:

    Tỷ lệ mới mắc:

    • Biểu hiện sau 2 -4 tuần nhiễm HIV
    • Triệu chứng kéo dài 1-2 tuần
    • Tại Mỹ, Úc, Châu Âu, tỷ lệ người có biểu hiện các triệu chứng nhiễm HIV cấp tính 53 – 93%
    • Tại Việt Nam và các nước đang phát triển khác không có số liệu về tỷ lệ mới mắc hội chứng nhiễm retrovirus cấp tính

    Biểu hiện lâm sàng:

    • Sốt (38 – 40°C) 50-96%
    • Bệnh lý hạch 74%
    • Viêm họng 70%
    • Phát ban 70%
    • Đau cơ/đau khớp 54%
    • Tiêu chảy 32%
    • Đau đầu 32%
    • Buồn nôn/Nôn 27%
    • Gan lách to 14%
    • Nấm miệng 12%
    • Viêm màng não – não 6%

    Phát ban:

    • Hồng ban hoặc sẩn đỏ, đường kính 5 – 10 mm, tổn thương thường ở vùng mặt, ngực, nhưng có thể gặp ở tứ chi
    • Phát ban thường xuất hiện sau 48 – 72 giờ sau khi sốt và có thể kéo dài 5 -8 ngày
    • Có thể ngứa nhẹ nhưng thường là không ngứa
    • Loét miệng, thực quản, hậu môn hoặc loét cơ quan sinh dục gây đau, vết loét nông, có ranh giới rõ






    • Xét nghiệm nồng độ virút HIV (VL) có thể chẩn đoán nhiễm HIV cấp:
    – VL > 50,000 thì chẩn đoán là nhiễm HIV
    – VL có thể phát hiện được tại 1 – 2 điểm đỉnh
    – VL đạt điểm đỉnh ở tuần thứ 3 (105 - 106 copies/mm3)

    Điều trị:

    • Điều trị hỗ trợ:

    – Điều trị sốt với paracetamol
    – Điều trị đau với NSAIDS hoặc giảm đau với opioid.
    – Duy trì cân bằng nước

    • Tư vấn bệnh nhân về phòng lây truyền cho người khác: nồng độ virút ở giai đoạn này rất cao nên nguy cơ lây truyền cao

    • Thuốc kháng virút ARV không có tác dụng đối với nhiễm HIV cấp


    B.Bệnh HIV không triệu chứng:giai đoạn tiềm tàng:

    • Số lượng tế bào CD4 giảm từ từ .

    • Số lượng tế bào CD4 trung bình trước khi chuyển đảo huyết thanh khoảng 1000 tế bào/mm3.

    • Bệnh nhân có thể khoẻ mạnh trong vòng 5 -10 năm trước khi triệu chứng của nhiễm HIV hoặc phát triển AIDS.

    • Triệu chứng có thể biểu hiện khi CD4 < 500.

    • Nhiễm trùng cơ hội biểu hiện khi số lượng tế bào CD4 < 200.


    Triệu chứng của bệnh nhiễm HIV:

    • Nhìn chung biểu hiện bệnh khi CD4 <500 tế bào/mm3.

    • Các bệnh có thể gặp khi CD4 từ 200 - 500:
    – Bệnh lý hạch toàn thân
    – Mệt
    – Sốt kéo dài hoặc tiêu chảy trên 1 tháng
    – Nấm candida miệng
    – Nấm candida âm đạo
    – Viêm phổi nhiễm khuẩn
    – Lao phổi
    – Herpes zoster (Zona)
    – U ác tính (u hạch cổ, u hạch bạch huyết)


    C.AIDS :

    • AIDS là bệnh tiến triển do nhiễm HIV.

    • Định nghĩa - một hoặc nhiều tiêu chuẩn:
    – CD4 < 200
    – Giai đoạn lâm sàng theo WHO 4
    – Xuất hiện một nhiễm trùng cơ hội (lao ngoài phổi, penicillium, viêm não do cryptococus…)

    Khi số lượng tế bào CD4 < 200 & không dùng ARV:
    – Thời gian trung bình xuất hiện nhiễm trùng cơ hội là 12 -18 tháng.
    – Thời gian sống trung bình 38 -40 tháng.

    Khi số lượng tế bào CD4 < 50 & không dùng ARV:
    – Thời gian sống trung bình 12 – 18 tháng
    – Nguy cơ cao với một số nhiễm trùng cơ hội: CMV, penicillium, lao lan tỏa và MAC

    Biểu hiện của nhiễm HIV rất khác nhau:

    • Một số bệnh nhân có tế bào CD4 >200 có biểu hiện như mệt, sụt cân, tiêu chảy, hoặc nhiễm khuẩn hô hấp tái phát.

    • Một số bệnh nhân có số lượng tế bào CD4 thấp dưới 100 có thể vẫn khoẻ, hoàn toàn không có triệu chứng.

    • Nhưng, tất cả các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ nhiễm trùng cơ hội khi:
    – Giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 theo TCYTTG,
    – CD4 < 200
    – Tế bào lympho T < 1200
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 03-08-2013 lúc 08:14.

  9. #7
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Những yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát triển bệnh

    • Tiến triển bệnh nhanh hơn với:

    – Nhiễm HIV do truyền máu
    – Tuổi cao
    – Nồng độ virút cao :
    – Tiêm chích ma túy
    • Tiến triển bệnh chậm hơn với:

    – Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội với cotrimoxizole
    – Điều trị ARV với phác đồ 3 thuốc




    Giai đoạn lâm sàng HIV theo WHO:

    Giai đoạn lâm sàng theo WHO có thể sử dụng để:

    • Đánh giá mức độ phá hủy hệ miễn dịch của người bệnh
    • Theo dõi tiến triển bệnh nhiễm HIV
    • Xác định thời điểm bắt đầu điều trị dự phòng với Cotrimoxazole
    • Xác định khi nào bắt đầu điều trị ARV (có hoặc không có xét nghiệm CD4)

    Giai đoạn lâm sàng theo WHO cần được đánh giá ở tất cả các lần thăm khám.

    Giai đoạn 1 theo WHO
    • Không triệu chứng
    • Có thể mắc bệnh lý hạch toàn thân dai dẳng
    • Thang hoạt động 1: không triệu chứng, hoạt động bình thường

    Giai đoạn 2 theo WHO
    • Sút cân, <10% trọng lượng cơ thể
    • Nhiễm Herpes zoster trong vòng 5 năm qua
    • Biểu hiện bệnh da và niêm mạc nhẹ (viêm da tiết bã, ngứa, nấm móng, loét miệng tái phát, viêm khoé miệng)
    • Viêm đường hô hấp trên tái diễn ( ví dụ viêm xoang)
    • Và/hoặc thang hoạt động 2: có triệu chứng, nhưng hoạt động bình thường

    Giai đoạn 3 theo WHO
    • Sụt cân, >10% trọng lượng cơ thể
    • Tiêu chảy mạn tính không rõ nguyên nhân, > 1 tháng
    • Sốt kéo dài không có nguyên nhân> 1 tháng (sốt thành cơn hoặc sốt liên tục)
    • Nấm candida miệng (tưa)
    • Bạch sản lông ở miệng
    • Lao phổi 1 năm trước
    • Nhiễm khuẩn nặng (ví dụ: viêm phổi, viêm cơ hoá mủ)
    • Và/hoặc thang hoạt động 3: nằm liệt giường <50% thời gian trong tháng qua)

    Giai đoạn 4 theo WHO
    • Hội chứng suy mòn do HIV ( sụt cân trên 10%, cộng với hoặc tiêu chảy mạn tính không rõ nguyên nhân trên 1 tháng hoặc sốt kéo dài không rõ nguyên nhân trên 1 tháng)
    • Các bệnh nhiễm trùng cơ hội chỉ điểm AIDS: xem danh sách ở slide tiếp theo
    • Và/hoặc thang hoạt động 4: nằm liệt giường >50% số ngày trong tháng trước.

    Các bệnh nhiễm trùng cơ hội chỉ điểm:

    • Lao ngoài phổi
    • Nhiễm Penicillium
    • Nhiễm Cryptococcosis ngoài phổi
    • Nấm candida thực quản, khí quản , phế quản, hoặc phổi
    • Nhiễm các mycobacteria không phải lao lan toả toàn thân
    • Viêm phổi do Pneumocystis carinii (PCP)
    • Bệnh do Toxoplasmosis ở não
    • Tiêu chảy do Cryptosporidiosis trên 1 tháng
    • Bệnh do Cytomegalovirus (CMV)
    • Nhiễm virút Herpes simplex trên 1 tháng
    • Viêm não chất trắng đa ổ tiến triển
    • Các bệnh nấm địa phương lan toả toàn thân (ví dụ: histoplasmosis)
    • Nhiễm khuẩn huyết không phải Salmonella không phải thương hàn
    • U lympho
    • Sarcoma Kaposi
    • Bệnh lý não do HIV

    Xét nghiệm trên bệnh nhân HIV:

    Hai xét nghiệm thường sử dụng phổ biến nhất để đánh giá và theo dõi bệnh nhân HIV tại Việt Nam là:
    – CD4
    – tổng số tế bào lympho (TLC)

    CD4:

    • CD4 là một loại tế bào lympho T mang bộ phận cảm thụ CD4 trên bề mặt.
    • HIV gắn vào bộ phận tiếp nhận của CD4 trước khi xâm nhập vào tế bào
    • CD4 ở người lớn bình thường là 500-1500
    • Trẻ em dưới 5 tuổi, số lượng CD4 cao hơn và biến đổi nhiều hơn. Vì thế % số lượng CD4 được sử dụng để theo dõi lâm sàng HIV ở trẻ em.

    Số lượng tế bào CD4:

    • Xét nghiệm số lượng tế bào CD4 là xét nghiệm tốt nhất để đo lường ảnh hưởng của nhiễm HIV trên hệ miễn dịch.

    • Số lượng tế bào CD4 liên quan đến nguy cơ phát triển nhiễm trùng cơ hội và nguy cơ tử vong.

    • Số lượng tế bào CD4 có thể sử dụng để quyết định bắt đầu điều trị:
    – Khi nào bắt đầu điều trị thuốc dự phòng
    – Khi nào bắt đầu điều trị thuốc kháng virút
    – Các nhiễm trùng cơ hội nào thường gặp nhất khi bệnh nhân có các triệu chứng cấp tính

    Tổng số tế bào lympho (TLC)

    • Nếu không có xét nghiệm tế bào CD4, tổng số tế bào lympho và giai đoạn lâm sàng theo WHO có thể sử dụng để:
    – Đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch
    – Quyết định khi bắt đầu điều trị thuốc dự phòng và điều trị thuốc kháng virút .

    • Những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và cần điều trị thuốc dự phòng khi:
    – Giai đoạn 3 và 4 theo TCYTTG hoặc
    – Giai đoạn lâm sàng 2 và TLC < 1200


    Những điểm cần nhớ :

    • Trung bình sau nhiễm HIV từ 5 – 10 năm có biểu hiện bệnh hoặc các triệu chứng.

    • Số lượng tế bào CD4 là xét nghiệm tốt nhất đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch.

    • Nếu không có xét nghiệm tế bào CD4 thì tổng số tế bào lympho và giai đoạn lâm sàng theo WHO có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng miễn dịch.

    • Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch khi CD4<200, giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 theo TCYTTG hoặc TLC<1.200.

    • AIDS là bệnh nặng do nhiễm HIV: CD4<200 hoặc giai đoạn lâm sàng 4 theo TCYTTG.




    Theo yhaiphong
    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 03-08-2013 lúc 08:17.

  10. #8
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    21-07-2013
    Bài viết
    2
    Cảm ơn
    0
    Được cảm ơn: 0 lần

    HIV Không lây qua nước bọt và nước tiểu

    Trong nuoc bot và nuoc tieu nguoi nhiem HIV có HIV nhung nong do thap. Vì the, nuoc bot và nuoc tieu nguoi nhiem HIV có HIV nhung không lây.



    HIV dã duoc phân lap o hau het các loai dich the cua co the nguoi. Các nhà khoa hoc tìm thay HIV trong huyet tuong (100 - 25.000 virut HIV/ml); trong tinh dich; trong nuoc não tuy, chat nhày co tu cung, âm dao, sua me, nuoc bot, nuoc mat, nuoc tieu (nhung o nong do thap hon).

    Nhu vay trong nuoc bot và nuoc tieu nguoi nhiem HIV có HIV nhung nong do thap. (Luu ý voi ban, không goi virus HIV mà chi goi HIV và dây là quy dinh quoc te. Vì HIV dã bao hàm virus roi. Nó là chu viet tat tieng Anh cua Human immunodeficiency virus - virus gây suy giam mien dich o nguoi).

    Ve phuong thuc lây truyen HIV/AIDS, các nghiên cuu khoa hoc dã di den ket luan benh nhân AIDS và nguoi nhiem HIV là vat chu duy nhat truyen HIV.

     


     

     

    Không the tu nhiem HIV và HIV không lây qua vat chu trung gian. Mat khác, tat ca moi nguoi deu có the nhiem benh, không có doi tuong có nguy co cao mà chi có doi tuong có hành vi nguy co cao.

    Ngoài ra, HIV không lây nhiem qua con duong sinh hoat thông thuong, qua các côn trùng dot. Chính vì vay không duoc phân biet doi xu cách ly mot cách quá muc khi tiep xúc voi nguoi nhiem HIV. Nguoi nhiem HIV van có quyen lao dong, hoc tap, sinh hoat bình thuong trong cong dong xã hoi.

    HIV lây truyen qua các con duong nhu quan he tình duc (giao hop dong gioi, khác gioi voi nguoi nhiem HIV); truyen máu (dùng chung kim tiêm, nhan máu cua nguoi nhiem HIV); và truyen tu me sang con.

    Các nghiên cuu nghiêm túc dã ket luan, nuoc bot, nuoc mat, nuoc tieu, mo hôi là nhung dich the o co the nguoi không chua nhieu HIV de du lây nhiem cho nguoi khác, ngay ca khi ôm hôn, tiep xúc voi mo hôi, nuoc mat và nuoc tieu cua nguoi nhiem HIV.

    Vì the an chung thuc an, tam chung be boi, dùng chung do dùng, bon tam, ngoi chung xí be không the lây nhiem HIV. Tuy nhiên, neu các dich the này (nuoc bot, nuoc tieu, nuoc mat…) có lan máu thì phai chú ý. Khi dó, neu co the có vet xây xát, kha nang lây nhiem có the xay ra.

     

    Theo Tienphong.vn

  11. #9
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Tìm hiểu cấu tạo đặc biệt của virus HIV
    HIV có đặc điểm chung của họ retroviridae. Hạt virus hoàn chỉnh (virion) có cấu trúc gồm 3 lớp.






    1. Lớp vỏ bên ngoài (vỏ peplon)


    lớp này là 1 màng lipid kép có kháng nguyên chéo với màng nguyên sinh chất tế bào. Gắn lên màng này là các nhú. Đó là các phân tử Glycoprotein có trọng lượng phân tử 160 kilodalton (gp160). Nó gồm có 2 phần:
    + Glycoprotein màng ngoài có trọng lượng phân töû là 120 kilodalton (gp120). GP120 là kháng nguyên deã biến đổi nhất, gây khó khăn cho phản ứng bảo vệ cơ thể và chế vaccin phòng bệnh.
    + Glycoprotein: xuyên màng có trọng lượng phân tử 41 kilodalton.


    2. Lớp vỏ bên trong (vỏ capsid)


    Vỏ này gồm 2 lớp protein:
    + Lớp ngoài hình cầu, cấu tạo bởi protein có trọng lượng phân töû 18 kilodalton (p18).
    + Lớp trong hình trụ, cấu tạo bởi các phân töû có trọng lượng phân tử là 24 kilodalton (p24). Đây là kháng nguyên rất quang trọng để chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS.


    3. Lớp lõi trong cùng


    Là những thành phần bên trong của vỏ capsid, bao gồm:


    + Hai phân tử ARN đơn, đó là bộ gen di truyền HIV(genom).
    Genom của HIV chứa 3 gen cấu trúc: Gag (group specific antigen) là cac gen mã hoá cho các kháng nguyên đặc hiệu của capsid cuûa virus; Pol (polymerase) mã hoá cho các Enzym: reverve transcriptase (RT:Enzym sao mã ngược), protease và endonuclease (còn gọi kháng nguyên integrase); và EnV (envelop) mã hoá cho glycoprotein lớp vỏ peplon của HIV.

  12. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Tổng quan Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS

    Phản bác 10 chuyện hoang đường về HIV/AIDS
    Kể từ khi bị loài người phát hiện, dịch HIV đã vượt ra khỏi “Tầm nhìn” của cộng đồng, với quá nhiều câu hỏi, thắc mắc được đặt ra, nhưng lại còn có ít câu trả lời. Do vậy, một bộ phận người dân đã tự tìm cách lý giải cho riêng mình, và nhiều chuyện hoang đường về HIV/AIDS đã được lan truyền. Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn 10 chuyện hoang đường phổ biến trong số đó do The Body tổng hợp và …phản bác.
    1. HIV/AIDS mà một ….”bản án tử hình”
    - Nhận thức này chỉ có thể “thông cảm” được vào những năm 80, đầu 90 của thế kỷ trước, khi mới có rất ít thuốc điều trị, nên tỷ lệ tử vong do AIDS rất cao.
    Nhưng hiện nay, nhờ có những biện pháp điều trị HIV/AIDS bằng các thuốc có hiệu nghiệm cao tình trạng sức khỏe và tuổi thọ của người nhiễm HIV được cải thiện rõ rệt. Nếu bạn giữ gìn và chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống và tập luyện tốt thì không có lý do gì để bạn không được sống khẻo và lâu dài cho dù bạn đã nhiễm HIV.
    2. Đã có thể chữa khỏi được AIDS:
    Chuyện này cũng là “hoàng đường” cho dù “trái ngược” với chuyện trên, ít nhất là đến thời điểm hiện nay. Không ít người cho rằng Magic Johnson (cầu thủ bóng rổ nổi tiếng Mỹ, nhiễm HIV vào cuối những năm 1980) đã được chữa khỏi. Nhưng không phải như vậy. Trên thực tế là chưa có cách nào điều trị khỏi AIDS, cũng như chưa có chính phủ nào hay ngành công nghiệp dược phẩm nào chế tạo được thuốc chữa khỏi AIDS.
    Đến nay, mới ghi nhận duy nhất 01 trường hợp được coi là “chữa khỏi AIDS” đó là Timothy Brown, nhưng chỉ là “nhờ” được cấy ghép tủy xương từ một người hiến tặng có sự miễn dịch tự nhiên với HIV do sự biến đổi vô cùng hiếm gặp của các tế bào CD4.
    Trong khi đang có sẵn nhiều thuốc kháng vi rút (ARV) và các loại thuốc này có thể kéo dài cuộc sống của hàng triệu người, nhưng để có thuốc chữa khỏi AIDS, chúng ta còn cần nỗ lực tiếp tục đầu tư, nghiên cứu rất nhiều.
    3. Thuốc ARV có … hại hơn có lợi:
    Không phải vậy, mặc dù các thuốc ARV hiện vẫn còn nhược điểm; chúng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn; chúng có giá khá đắt và có thể là gánh nặng cho bệnh nhân trong suốt phần đời còn lại; thậm chí có thể bị kháng thuốc và cần phải chuyển đổi phác đồ…
    Nhưng, điều trị AIDS hiện nay đã cứu được rất nhiều bệnh nhân, làm giảm đến 80% tỷ lệ tử vong do AIDS. Trong khi “chờ đợi” có thuốc chữa khỏi AIDS, thì các thuốc ARV là cứu cánh tốt nhất để duy trì cuộc sống, sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS và góp phần làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ người nhiễm sang người khác.
    4. Những người đứng đắn không bị … nhiễm HIV:
    Đúng là… hoàng đường… Nguy cơ lây nhiễm HIV không phụ thuộc vào việc bạn là ai, mà phụ thuộc vào việc bạn làm gì. Bạn chỉ cần có quan hệ tình dục không an toàn với người mà bạn không chắc chắn là không nhiễm HIV, hoặc không ngờ đã nhiễm HIV… thì bạn đã có nguy cơ bị lây nhiễm HIV.
    HIV cũng không phải chỉ là bệnh của nhưng người đồng tính. Đàn ông có thể lây nhiễm cho phụ nữ và ngược lại. HIV không “phân biệt đối xử” với bất kỳ ai.
    5. Nếu bạn đã kết hôn và quan hệ một vợ một chồng bạn sẽ không bị nhiễm HIV.
    Đây cũng là chuyện hoang đường. Một người dù nhiễm HIV từ nhiều năm nhưng cơ thể vẫn không có biểu hiện gì ra bên ngoài để bạn có thể biết cho dù bạn là vợ/chồng/người yêu của họ.
    Bạn tình của bạn hoặc bản thân bạn có thể đã nhiễm HIV, nhưng không qua “con đường” quan hệ tình dục.
    Do vậy không nên “lẫn lộn” tình yêu và an toàn tình dục.
    6. Bạn có thể sử dụng các thuốc khác (không phải ARV) để chữa được AIDS, như thuốc nam, thuốc bắc, hay tập yoga:
    Không đúng, đến nay đã có không ít “chuyên gia” bằng cách này hay cách khác tuyên bố rằng họ có thể chữa khỏi HIV. Nhưng, họ đã chưa thể làm gì được HIV.
    Thực tế hiện nay là, ngoài việc sử dụng các ARV phối hợp, dưới sự giám sát của các thầy thuốc, cá tuyên bố về “chữa được AIDS” thường là những biện pháp chưa được chứng minh, hoặc chỉ là giai thoại, thậm chí là lừa đảo hết sức nguy hiểm… Do vậy, vẫn thận trọng khi công bố các biện pháp điều trị HIV/AIDS.
    7. Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai, bạn sẽ không lây nhiễm HIV.
    Không đúng, HIV có thể lây truyền qua bất kỳ một mối hoặc hình thức quan hệ tình dục không an toàn nào. Các loại thuốc tránh thai chỉ giúp bạn tránh được mang thai ngoài ý muốn, chứ không thể bảo vệ bạn khỏi lây nhiễm HIV hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Thậm chí, một nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra rằng một số thuốc tránh thai chứa hoocmon còn có liên quan tới việc làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.
    Đến nay, mới chỉ có bao cao su là phương tiện duy nhất vừa có tác dụng giúp tránh thai ngoài ý muốn, vừa có tác dụng ngăn chặn lây truyền HIV qua quan hệ tình dục.
    8. Bạn không thể có con nếu bạn nhiễm HIV:
    Đây là một trong những chuyện hoang đường buồn nhất tồn tại dai dẳng đến tận hôm nay.
    Thực tế là, tình trạng lây truyền HIV từ mẹ sang con đến nay hầu như đã được loại bỏ ở các nước phát triển và các chương trình can thiệp tích cực dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con ngày càng được tăng cường nhằm loại bỏ tình trạng này trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh đó, việc chăm sóc và điều trị tốt đã giúp các bậc cha/mẹ nhiễm HIV có thể chăm sóc các con nhiễm HIV đến tuổi trưởng thành.
    Cho dù bạn là nam hay nữ nhiễm HIV, cho dù bạn đang ở trong cặp đôi “trái dấu” hoặc “cùng dấu” thì bạn đều có một số biện pháp mà bạn có thể lựa chọn để bạn có thể có con mà không truyền HIV cho bạn tình hoặc cho con bạn…
    9. Bạn không cần thực hiện quan hệ tình dục an toàn nếu bạn và bạn tình của bạn đều nhiễm HIV:
    Không phải thế. Nghĩ như vậy là do bạn không hiểu về hiện tượng bội nhiễm HIV (tái nhiễm).
    Thực tế là, cho dù 02 bạn đều đã nhiễm HIV, nhưng nếu quan hệ tình dục không an toàn, bạn có thể bị nhiễm (nhiễm thêm HIV) nhiễm phải các chủng HIV khác, bao gồm cả các chủng HIV kháng thuốc.
    Thậm chí, khi bạn nhiễm HIV tự bạn tình hiện tại của bạn thì bạn vẫn cần quan hệ tình dục an toàn với bạn tình này. Vì HIV phát triển, biến đổi, bao gồm chủng HIV kháng thuốc có thể truyền từ bạn tình sang bạn và ngược lại.
    Nếu bội nhiễm phải chủng HIV kháng thuốc bạn sẽ bị hạn chế khả năng lựa chọn thuốc điều trị.
    Đó là chưa đề cập tới, nếu quan hệ tình dục không an toàn, các bạn có thể truyền… cho nhau các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác.
    10. HIV có thể lây truyền qua giọt nước mắt, mồ hôi, muỗi đốt, dùng chung bể bơi…
    Không đúng. Nhưng rất tiếc, “chuyện hoang đường” này vẫn còn tồn tại và đến nay không ít người vẫn nghĩ rằng hôn nhau, ôm, bắt tay, ngồi trên hố xí bệt, dùng chung đồ dùng thông thường (không liên quan đến máu, dịch sinh dục)… đều có nguy cơ lây nhiễm HIV.
    Nhưng thực tế không phải là như vậy. HIV chỉ lây khi có tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh học của người nhiễm HIV hoặc khi trẻ bú sữa mẹ nhiễm HIV.
    Mọi người cần tham gia phản bác lại quan niệm sai lầm này, bởi nó gây ra nỗi sợ hãi, làm tăng sự kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS, qua đó làm cho HIV ngày càng lan rộng hơn.
    HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?
    Cả hai trường hợp đều không lây. Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít (dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh. Ðối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn, chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.



    Theo TC AIDS và CĐ số chuyên đề 2011
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 23-11-2013 lúc 19:10.

  13. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    nldd04 (08-11-2013)

  14. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    HỎI ĐÁP VỀ HIV/AIDS

    1. HIV/AIDS là gì?

    2. Theo anh chị bản thân gia đình, của anh ( chị)có nguy cơ lây nhiễm HIV /AIDS không? Vì sao?

    3. HIV lây truyền truyền bằng cách nào? Hãy liệt kê các đường lây truyền có thể có mà anh chị biết .

    4. Theo anh chị những hành vi nào có nguy cơ dễ bị lây nhiễm HIV

    5. HIV không lây truyền qua các tiếp xúc nào

    6. Hãy kể tên các đường không lây truyền HIV mà anh( chị) biết.

    7. Những hành vi an toàn trong phòng, chống HIV/AIDS?

    8.Xuất tinh ra ngoài hoặc đặt vòng tránh thai có tránh được lây nhiễm HIV không?

    9.Tại sao nói nhiễm HIV ở giai đoạn "cửa sổ" là rất nguy hiểm.

    10. Những dấu hiệu cho biết một người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS là gì ?

    11. Làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục.

    12. Sử dụng bao cao su đúng cách là thế nào?

    13. Anh (chị) hãy cho biết các biện pháp phòng lây truyền HIV qua đường tiêm chích.

    14. Làm thế nào để biết chắc là một người đã bị nhiễm HIV.

    15.Anh (chị) hãy cho biết các địa chỉ tư vấn và xét ngiệm HIV trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

    16. Lợi ích của việc tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện là gì?

    17.Vì sao phải chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV?

    18. Hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam đã có thuốc đặc hiệu điều trị HIV/AIDS hay chưa

    19. Đối với một người bị nhiễm HIV/AIDS cần được chăm sóc như thế nào?

    20. Anh chị hiểu như thế nào về cụm từ "Kỳ thị người nhiễm HIV" và cụm từ " Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV".

    21.Tác hại của việc kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là như thế nào?

    22. Luật phòng chống HIV/AIDS quy định về chống phân biệt, kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV/AIDS gồm những nội dung nào ?(chương mấy, điều mấy) 23. Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) tại kỳ họp Quốc hội thứ 9 khoá IX ngày 16/5/2006 ở Chương I điều 4 nói về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV như thế nào?

    23.Vì sao phụ nữ dễ bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hơn nam giới.

    24. Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) Ngày 29/6/2006 Chương I điều 8 nói về những hành vi bị nghiêm cấm như thế nào?

    25. Anh (chị) hãy đề nghị giải pháp cụ thể mà anh chị cho là sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự tham gia của lãnh đạo các cấp ,chính quyền, ban ngành,đoàn thể ...trong công tác Phòng, chống HIV/AIDS.

    26.Để bảo vệ gia đình mình trước đại dịch HIV/AIDS anh (chị )sẽ làm gì?

    27. Trong quan hệ tình dục, tại sao nữ có khả năng lây nhiễm cao hơn nam giới ?

    28. Bệnh hoa liễu liên quan như thế nào với HIV/AIDS?

    29. Hôn sâu có lây không ? hôn sơ sơ nhiều lần có lây không?
    30. thế nào là giai đoạn cửa sổ?

    31. Người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính có quyền giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV của mình không? Nếu phải thông báo thì phải thông báo cho ai? Tại sao?

    32. Chỉ thay kim mà không thay bơm kim tiêm thì có lây nhiễm HIV không?

    33. Đi hớt tóc dùng dao cạo chung gây trầy xước chảy máu có bị lây AIDS không?

    34. Máu dính ở ngực, ở tay, do cứu người bị nạn có lây AIDS không?nếu bắn vào mắt thì sao?

    35.Lấy mụn ở thẩm mỹ viện có bị AIDS không?

    36.Cho máu bị từ chối có phải bị nhiễm HIV không?

    37. Người phụ nữ bị nhiễm HIV, muốn giữ thai có được không?
    38.Bú sữa mẹ có lây HIV/AIDS không?

    39.HIV có trong nước bọt vậy ăn uống có bị lây không?

    40.HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống có bị lây bệnh không?bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?

    41.Ở thời kỳ cửa sổ, xét nghiệm vẫn âm tính, vậy có lây cho người khác không?

    42.Khi nào nên thử máu để biết có bị nhiễm HIV hay không?

    43.Có hành vi nguy cơ, sau bao lâu có thể bị nhiễm HIV?

    44. Xét nghiệm viêm gan siêu vi B có tìm ra HIV không?
    45.Người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình, cần làm gì để tránh lây lan?

    46.Người nhiễm HIV có quyền yêu không?

    47.Có nên thông báo kết quả nhiễm HIV cho vợ ( chồng) hoặc bạn tình biết không?

    48.Người nhiễm HIV có bị cấm làm nghề nào không?

    49.Tình dục an toàn là gì?

    50.Việc tuyên truyền, khuyến khích sử dụng bơm kim tiêm sạch, bao cao su để dự phòng lây nhiễm HIV có vi phạm pháp luật không?


    Kiến thức chung

    Câu 1:

    HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Human Immunodeficiency Virus) là virus gây ra suy giảm miễn dịch ở người, làm suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh đối với cơ thể người.

    AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng anh " Acquired Immuno Deficiency Syndrrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn tới tử vong.

    Câu 2:

    Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS nếu thiếu hiểu biết để phòng tránh HIV/AIDS.

    Câu 3:

    HIV lây truyền qua 3 con đường

    - Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không dùng bao cao su.

    - Truyền máu nhiễm HIV hoặc dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV mà không tiệt khuẩn đúng cách..

    - Mẹ nhiễm HIV truyền sang con trong thời kỳ mang thai, lúc sinh đẻ hoặc trong thời kỳ cho trẻ bú

    .

    Câu 4:

    Các hành vi nguy cơ có thể làm lây nhiễm HIV:

    -Có nhiều bạn tình

    -Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su đúng cách

    -Dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da

    -Chuyền máu bị nhiễm HIV

    -Phụ nữ bị nhiễm HIV mà mang thai

    -Mẹ bị nhiễm HIV mà cho con bú.

    -Dùng chung dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay chân....

    -Dùng chung các dụng cụ y tế chưa được tiệt trùng.

    Câu 5:

    HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường, ôm hôn xã giao, cả hôn sâu, ăn chung bát đĩa, dùng chung nhà vệ sinh, mặc chung quần áo, dùng chung khăn, Grap giường, khăn giấy, dùng chung bể bơi, muỗi đốt.

    Câu 6;

    1. HIV lây truyền qua đường tình dục bằng cách nào ?

    Trong giao hợp thông thường, dương vật của người nam và âm đạo người nữ tiếp xúc với các dịch sinh dục của nhau. Nếu người nam mang HIV thì HIV có thể đi qua lớp niêm mạc âm đạo người nữ (da mỏng ở bên trong che phủ bề mặt âm đạo) vào những mạch máu nhỏ li ti có rất nhiều dưới lớp niêm mạc, khiến người nữ bị nhiễm. Nếu người nữ mang HIV thì HIV có thể truyền sang người nam qua niêm mạc ở lỗ dương vật hoặc qua lớp da bao phủ đầu dương vật ở phía ngoài. Lớp da này mỏng nên trong khi giao hợp dễ bị vết xước rất nhỏ không nhận thấy, tạo điều kiện cho HIV xâm nhập.

    2. Truyền từ mẹ sang con:

    Phụ nữ nhiễm vi rút HIV nếu không được điều trị dự phòng thì trẻ sinh ra sẽ có khả nǎng từ 20-30% nhiễm HIV từ mẹ, có nghĩa là cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì có khoảng 20- 30 trẻ bị nhiễm HIV. Vi rút HIV có thể lây sang bé qua nhau thai khi bé còn nằm trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, và một số lây qua sữa mẹ khi mẹ cho bé bú. .

    3. Truyền máu nhiễm vi rút:

    Truyền máu là con đường lây nhiễm trực tiếp. Trong truyền máu, máu của người khác đi thẳng vào mạch máu của ta, hơn nữa lượng máu này lại lớn. Do đó bất cứ ai truyền máu của người nhiễm HIV đều bị lây nhiễm.

    Câu 7:

    Một số hành vi an toàn trong phòng, chống HIV/AIDS

    - Sử dụng bơm, kim tiêm riêng hoặc sạch mỗi khi tiêm chích.

    -Dùng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục

    -Sống chung thủy

    -Dùng riêng hoặc tiệt trùng tất cả các dụng cụ có tiếp xúc với máu hoặc dịch sinh học....

    Câu 8:

    Xuất tinh ra ngoài âm đạo, đặt vòng tránh thai chỉ tránh được thai thôi chứ không tránh được nhiễm HIV/AIDS.

    Câu 9:

    Giai đoạn nguy hiểm nhất cho cộng đồng là "Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng". Vì bản thân người bệnh cũng như người xung quanh không thể phát hiện ra và rất dễ lây lan, đa số trường hơp lây nhiễm là ở giai đoạn này.

    Câu 10:

    Các dấu hiệu biểu hiện người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn

    Theo chuẩn chẩn đoán AIDScủa Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

    - HIVdương tính, và ít nhất một triệu chứng hay bệnh sau đây:

    · Sụt cân hơn 10%

    · tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng

    · Sốt kéo dài trên một tháng

    · Lao

    · Nấm hầu họng

    · Viêm phổi

    · Ung thư cổ tử cung

    Câu 11 :

    Để phòng tránh HIV lây truyền qua đường tình dục.

    Không quan hê tình dục:

    Không quan hệ tình dục(tiết dục) là một phương pháp phòng tránh HIV khá hữu hiệu. Hiện nay có nhiều bạn thanh niên có quan điểm chừng nào còn chưa lập gia đình thì còn không quan hệ tình dục, và sẽ chỉ quan hệ tình dục trong hôn nhân thôi. Thực tế người ta vẫn có thể yêu mà không cần đến tình dục.

    Do đó nếu bạn nghĩ mình phòng HIV bằng cách không quan hệ tình dục thì bạn phải thật quyết tâm, phải cảnh giác với chính bản thân mình và... có lẽ hay nhất là dự phòng một phương án khác để phòng thân trong trường hợp tình thế thay đổi. Đó chính là luôn luôn dùng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.

    Câu 12. Sử dụng bao cao su đúng cách là thế nào?

    Sử dụng bao cao su nguyên vẹn (không bị rách, không quá hạn sử dụng), mang vào đúng cách ngay khi -bắt đầu giao hợp cho đến lúc kết thúc. Trình tự mang bao như sau đây:

    Đẩy bao về một phía rồi mới xé vỉ để tránh làm rách bao, hướng mang bao là núm bao ở trên, vòng bao phía ngoài, bóp xẹp đầu bao rồi chụp vòng bao lên đầu dương vật,lăn nhẹ cho bao trùm kín đến sát gốc dương vật, Sau khi xuất tinh,giữ nhẹ vành bao cao su ở gốc dương vật trước khi rút dương vật ra ngoài, tránh làm tụt bao cao su.

    Mỗi bao cao su chỉ sử dụng một lần rồi vứt bỏ.

    Câu 13 :

    Phòng lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích

    Dùng riêng bơm kim hoặc tiệt trùng bơm kim, bạn bảo vệ được bản thân mình và cả những người khác.

    Dùng chung bơm kim thì phải tiệt trùng bơm kim sau khi tiêm cho mỗi người. Nhưng tốt nhất là chuẩn bị trước, đừng bao giờ để phải dùng chung bơm kim với người khác.

    Có người tin là mình không thể nào có HIV, hoặc tin là bạn chích không thể có HIV. Thử nghĩ xem: hầu hết những người tiêm chích ma tuý đều đã có lần dùng chung bơm kim với người khác. Vậy, bạn đừng tự lừa phỉnh mình nhé. Ai cũng có khả nǎng bị nhiễm.

    Cũng cần nói thêm là nếu bạn đã từng dùng chung bơm kim với người khác thì cũng không nhất thiết là bạn bị nhiễm. Nếu chưa nhiễm thì bạn thật là may mắn, nhưng ít ai may mắn được mãi. Nếu bạn không bảo vệ mình bây giờ thì ngày mai có thể sẽ là quá muộn.

    Không ai đáng phải chết vì AIDS. HIV đã vào người thì không ai cai được nó đâu.

    Câu 14:

    Làm thế nào để biết một người bị nhiễm HIV

    Cách duy nhất để phát hiện mình bị nhiễm HIV hay không là đến cơ sở y tế để xét nghiệm máu.

    Câu 15:

    Hãy đến với Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Quảng Trị bạn sẽ nhận được tư vấn sức khoẻ, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, xét nghiệm HIVvà tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện miễn phí.

    MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Các địa chỉ sau : Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Tỉnh

    Địa chỉ: số 38 Quốc lộ 9 thị xã Đông Hà ,Tỉnh Quảng Trị

    ĐT: 053 859 103 ĐT Tư vấn 053 555 681 Hoặc Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh, các huyện thị xã

    Hoặc Bệnh viện Đa khoa tỉnh

    Hoặc Bệnh viện khu vực Triệu Hải

    Hoặc Các cơ sở y tế tuyến huyện.

    Câu 16:

    Lợi ích của tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện

    Lợi ích của xét nghiệm tự nguyện là giúp cho tất cả mọi người dân đặc biệt là người có hành vi nguy cơ cao , những người trong gia đình có người nhiễm HIV/AIDS biết được mình có bị nhiễm HIV hay không. Đi xét nghiệm HIV tự nguyện bạn sẽ nhận được các thông tin để biết cách phòng, tránh lây nhiễm HIV/AIDS.

    Nếu kết quả xét nghiệm HIV âm tính sẽ giúp bạn giải toả được nỗi lo lắng, nếu kết quả dương tính bạn sẽ được tư vấn cách chăm sóc bản thân, tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, thuốc điều trị HIV, biện pháp dự phòng lây nhiễm HIVcho người thân và cộng đồng .

    Bạn hãy yên tâm mọi thông tin liên quan đến tên, địa chỉ và kết quả xét nghiệm, sẽ đảm bảo giữ bí mật theo quy định.

    Câu17:

    Chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV

    Mục đích chăm sóc người nhiễm HIV nhằm kéo dài thời gian sống, tăng cường chất lượng cuộc sống, phòng lây nhiễm ra ngoài cộng đồng.

    Tại sao phải chung sống với HIV/AIDS?

    - Trong thời kỳ chưa có biểu hiện lâm sàng, người nhiễm HIV vẫn lao động bình thường, vẫn có khả năng đóng góp lao động của họ cho gia đình và xã hội.

    - Có thể sống chung với người nhiễm HIV/AIDS vì HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường. HIV/AIDS và vẫn có cách phòng tránh.

    - Ai cũng có thể nhiễm HIV, người nhiễm HIV không phải là tội phạm và cần được giúp đỡ.

    - Tạo môi trường tốt và cư xử một cách công bằng với người nhiễm HIV/AIDS giúp họ có chất lượng cuộc sống tốt hơn và tham gia tích cực hơn vào các hoạt động phòng tránh, chăm sóc bản thân họ và người nhiễm khác đồng thời có nhiều nỗ lực cho việc bảo vệ cộng đồng.

    Câu 18:

    Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho người nhiễm virút HIV, chưa có vắc xin phòng ngừa.Các loại thuốc hiện nay chỉ có tác dụng ngăn ngừa sự nhân lên của virút chứ không tiêu diệt được vi rút HIV.

    Câu 19: Những điều lưu ý khi chăm sóc người nhiễm HIV

    Ðể phòng lây nhiễm bệnh khi sống chung với người nhiễm HIV, cần tuân thủ một số nguyên tắc đơn giản sau:

    - Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi thay chiếu, chăn, quần áo bẩn hoặc sau khi tiếp xúc với dịch tiết của cơ thể người bệnh.

    - Băng kín các vết thương xuất tiết.

    - Nếu người bệnh bị chảy máu, cần nhanh chóng rửa sạch bằng các chất liệu tiệt trùng như nước javel, trong khi lau rửa vết máu cần phải mang găng tay (có thể là găng tay dùng trong sinh hoạt hàng ngày), nếu không có găng tay phải dùng giấy hoặc ni lông. Luôn nhớ sau đó phải rửa tay sạch bằng xà phòng.

    - Mang găng hoặc lót bằng giấy, túi ni lông khi mang các đồ bẩn.

    - Giữ giường, chiếu, quần áo luôn sạch sẽ.

    - Khi giặt quần áo hoặc ga giường có dính máu hoặc các dịch tiết khác của cơ thể cần chú ý:

    - Ngâm bằng nước javel trong thời gian 20 phút rồi đi găng để giặt.

    + Giặt riêng rẽ với các quần áo của người khác trong gia đình.

    + Giặt bằng xà phòng, vắt khô, gấp và là như bình thường.

    + Không dùng chung các vật xuyên chích qua da, không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tăm răng và tất cả các vật sắc nhọn có thể gây chảy máu.

    Câu 20: Anh chị hiểu như thế nào về cụm từ "Kỳ thị người nhiễm HIV" và cụm từ " Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV". Tác hại của việc kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là như thế nào?

    Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.

    Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiễn hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.

    Câu 21:

    Tác hại của việc kỳ thị và phân biệt đối xử là người nhiễm HIV và gia đình họ sẽ che giấu tình trạng nhiễm HIV của họ vì sợ sự phân biệt đối xử và kỳ thị của những người xung quanh làm cho nguy cơ lây lan trong cộng đồng càng cao vì nhũng người xung quanh không biết ai là người nhiễm HIV để biết cách phòng tránh đúng mức.

    Người nhiễm HIV không được giúp đỡ từ cộng đồng, các đoàn thể xã hội, chính quyền về tinh thần, vật chất, về chăm sóc y tế, phát triển kinh tế, về các chính sách bảo trợ xã hội

    Câu 22:

    Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) tại kỳ họp quốc hội thứ 9 khoá IX ngày 16/5/2006 ở chương I điều 4 nói về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV như sau:

    Người có HIV có những quyền nào?

    1. Người có HIV có quyền được sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội.

    2. Được học văn hoá, học nghề, làm việc.

    3. Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS.

    4. Được điều trị và chăm sóc sức khỏe.

    5. Được từ chối khám, chữa bệnh trong giai đoạn cuối khi đang điều trị.

    Người có HIV có các nghĩa vụ nào?

    1. Người có HIV có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác.

    2. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết.

    3. Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV.

    (Theo Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV - Luật về HIV/AIDS).

    Đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên nhiễn HIV, các cơ sở Giáo dục không được làm gì?

    1. Từ chối tiếp nhận vào học

    2. Kỷ luật, đuổi học vì lý do nhiễm HIV.

    3. Tách biệt, hạn chế, cấm đoán tham gia các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ của cơ sở vì lý do nhiễm HIV.

    Với học sinh, sinh viên, học viên đến xin học, các cơ sở Giáo dục không được làm gì?

    1. Yêu cầu xét nghiệm HIV.

    2. Yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV.

    (Theo Điều 15. Phòng, chống HIV/AIDS trong các co8 so83 giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân - Luật về HIV/AIDS).

    Câu 23:

    Phụ nữ dễ bị nhiễm HIV qua quan hệ tình dục hơn nam giới

    Các nghiên cứu cho thấy qua quan hệ tình dục (dương vật – âm đạo), phụ nữ nhiễm HIV cao hơn nam giới 2 lần. Phụ nữ cũng dễ bị lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục khi quan hệ tình dục hơn nam giới.

    Khi quan hệ tình dục, tinh dịch chứa nhiều HIV hơn dịch âm đạo. Khi giao hợp tinh dịch đọng lại trong âm đạo lâu hơn. Diện tiếp xúc của niêm mạc âm đạo lớn hơn diện tiếp xúc của cơ quan sinh dục nam. Vì thế việc lây truyền từ nam sang nữ dễ hơn từ nữ sang nam.

    Trong quan hệ tình dục nếu bị rách hoặc bị chảy máu (đặc biệt là tình dục thô bạo) thì nguy cơ nhiễm HIV tăng lên gấp bội.

    Phụ nữ có nhiều nguy cơ nhiễm HIV nếu giao hợp qua đường hậu môn. Một số phụ nữ lựa chọn cách này để tránh nguy cơ có thai. Nhưng như đã nêu ở phần trên, hình thức giao hợp này thường làm rách niêm mạc ở hậu môn, trực tràng dẫn đến HIV thâm nhập vào máu một cách dễ dàng.

    Câu 24:

    Tại chương I điều 8, -Những quy định chung cũng nêu rõ những hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc “Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật”.

    Những hành vi bị nghiêm cấm:
    1. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác.
    2. Đe dọa truyền HIV cho người khác.
    3. Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
    4. Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV.
    5. Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này.
    6. Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV.
    7. Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật này.
    8. Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác.
    9. Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
    10. Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
    11. Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
    12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

    Câu 25: (Câu trả lời tham khảo)

    Cuộc chiến chống HIV có thể sẽ phải kéo dài thêm nhiều thập kỷ nữa. Cho nên "ngoài việc phải có chiến lược dài hạn, đòi hỏi phải có sự phối hợp thường xuyên, liên tục và thật tốt giữa các ngành, các cấp, các địa phương và sự hưởng ứng của xã hội. Trong công tác phòng chống HIV/AIDS hiện nay, chúng ta nhiều lần nhấn mạnh một nguyên tắc: "Nếu chúng ta phối hợp tốt, đoàn kết tốt, chúng ta sẽ chiến thắng HIV; chúng ta có khả năng kiểm soát, ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS Nếu chúng ta không phối hợp tốt, chia rẽ, nhất định HIV sẽ chiến thắng; lúc đó đại dịch HIV sẽ không chỉ còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng nữa, mà sẽ trở thành một nguy cơ trên thực tế."

    Câu 26:

    ( Suy nghĩ của anh,chị )

    Câu27.

    Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng trong những người có hoạt động tình dục

    không an toàn thì tỷ lệ phụ nữ bị nhiễm HIV cao hơn nam giới từ 2 đến 4 lần. Nguyên nhân là

    vì bề mặt niêm mạc bộ phận sinh dục nữ tiếp xúc với tinh dịch nam giới có HIV rộng hơn và

    trong tinh dịch nam giới cũng chứa nhiều HIV hơn trong niêm mạc âm đạo của phụ nữ. Vì

    thế sự lây nhiễm từ nam sang nữ dễ xảy ra hơn. Các em gái càng dễ lây nhiễm hơn nữa vì cổ

    tử cung chưa trưởng thành và sự bài tiết dịch ở âm đạo ít cho nên giảm khả năng ngăn cản sự

    xâm nhập của HIV. Phụ nữ vào tuổi mãn kinh, bài tiết dịch ở âm đạo giảm đi nên cũng dễ

    nhiễm. Những hành động tình dục thô bạo gây chảy máu hay gây xước niêm mạc âm đạo

    càng làm tăng khả năng lây nhiễm

    Câu 28.

    Bệnh hoa liễu và HIV/AIDS đều là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Mắc bệnh hoa liễu gây ra các vết lở, viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, làm tăng khả năng nhiễm HIV.

    Bệnh hoa liễu : Ngày nay được gọi là Bệnh lây truyền qua đường tình dục ,có khoảng 24 mầm bệnh gây ra ,thường gặp nhất là : lậu, giang mai, mồng gà, trùng roi, hạ cam mềm, hột xoài, nấm Candida và HIV/AIDS.

    Câu 29.

    Hôn sâu có lây không? Hôn sơ sơ nhiều lần có lây không? Bị mụn bọc, hôn có lây không?

    Vấn đề không phải là hôn sâu hay hôn "sơ sơ" (bởi có thể với người này là "sâu" còn với người kia

    thì chỉ mới "sơ sơ" thì sao !) Muốn hôn đâu thì hôn, mấy lần cũng được, miễn đừng hôn vào những

    nơi có chất lây (máu, dịch sinh dục)

    Mụn bọc nếu bị vỡ ra, thì có khả năng trở thành một cửa ngõ để HIV đi và đến.

    Câu 30.

    Giai đoạn "cửa sổ" là khoảng thời gian từ lúc cơ thể nhiễm HIV cho đến khi cơ thể sinh ra « vũ khí »chống lại HIV (gọi tắt là kháng thể HIV). Giai đoạn này xuất hiện vào khoảng 3 đến 6 tháng sau khi nhiễm HIV. Trong giai đoạn cửa sổ, hệ thống miễn dịch chưa sản sinh ra được kháng thể HIV hoặc chưa đủ số lượng kháng thể cần thiết nên các xét nghiệm để tìm kháng thể HIV sẽ không phát hiện được và kết quả trả lời là "âm tính".

    Đây là giai đoạn "nguy hiểm" bởi không phát hiện được người nhiễm HIV qua các xét nghiệm tìm kháng thể HIV. Mặc dù thật sự họ đã bị nhiễm HIV và họ hoàn toàn có thể "vô tình" truyền bệnh cho người khác mà không hề biết.

    Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng tuỳ từng người. Vì vậy nên đi xét nghiệm máu lại sau 6 tháng để phát hiện tình trạng nhiễm HIV.

    Câu 31.

    Kết quả xét nghiệm HIV chỉ có thể được tiết lộ cho những người được chỉ ra dưới đây. Những người được thông báo có nghĩa vụ giữ bí mật kết quả xét nghiệm dương tính của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, để phòng, chống lây nhiễm HIV sang cho người khác điểm b, Khoản 2 Điều 4 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định Người nhiễm HIV có nghĩa vụ phải “thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết”.

    Điều 30 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã quy định việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính như sau:

    “ 1. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau đây:

    a) Người được xét nghiệm;

    b) Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

    c) Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm;

    d) Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế;

    e) Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam;

    f) Người đứng đầu, cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

    2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

    Câu32.

    Chỉ thay kim mà không thay bơm tiêm thì có lây nhiễm HIV không?

    Có lây nhiễm, vì kim và bơm thông nhau nên HIV có thể "ung dung" từ kim vào bơm rồi từ bơm lại theo lần chích mới mà xâm nhập vào cơ thể bạn.

    Câu33.

    Đi hớt tóc, dùng dao cạo chung gây trầy xước chảy máu có bị lây AIDS

    không?

    Có thể bị lây AIDS nếu trước đó dao cạo chung dính máu người nhiễm HIV và HIV trong máu ấy còn sống. Thiếu một trong hai điều kiện trên thì không thể lây nhiễm được, khả năng này rất hiếm nhưng có thể có. Vì vậy, để an toàn và an tâm khi hớt tóc nên dùng loại dao gắn lưỡi lam riêng cho mỗi người. Lúc ấy, dù có đứt cả vành tai, bảo đảm chỉ có đau chứ không có AIDS!

    Câu 34.

    Máu dính ở ngực, ở tay, do cứu người bị nạn có lây AIDS không? Nếu máu bắn vào mắt thì sao?

    Máu dính vào tay có thể yên tâm nếu người cứu nạn không bị thương tích. Còn máu bắn vào mắt thì hồi hộp hơn vì mắt là niêm mạc mà HIV có thể xâm nhập vào được. Vậy cần rửa mắt bằng nước sạch ngay khi đó.

    Câu35.

    Lấy mụn ở thẩm mỹ viện có bị AIDS không?

    HIV chỉ lây khi có đủ hai điều kiện:

    1. Phải tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục của người bệnh.

    2. Phải có vết trầy xước, vết thương hở, vết xâm kim ... để máu hoặc dịch sinh dục xâm nhập.

    Vì vậy dụng cụ thẩm mỹ, nếu không khử trùng hoặc khử trùng không đúng cách thì có thể lây truyền HIV.

    Câu36.

    Cho máu bị từ chối, có phải đã nhiễm HIV không?

    Cho máu là một hành động nhân đạo rất đáng quý. Nhưng để máu của "người cho" dùng được cho "người nhận" thì không được chứa các mầm bệnh như: siêu vi viêm gan B hoặc C, ký sinh trùng sốt rét... kể cả HIV. Khi cho máu mà bị từ chối, có thể do đã mang trong người mầm bệnh qua đường

    máu nào đó chứ không hẳn là chỉ do mình đã nhiễm HIV. Các trung tâm tiếp nhận máu sẽ làm tham vấn cho bạn trong những trường hợp này.

    Câu37.

    Người phụ nữ nhiễm HIV, muốn giữ thai có được không?

    Giữ thai hay không là quyền quyết định của bà mẹ. Nếu giữ, bà mẹ sẽ phải chấp nhận nguy cơ lây bệnh cho con là 30% và phải chuẩn bị người nuôi dưỡng cho trẻ trong trường hợp cha mẹ đều chết vì AIDS. Dù trẻ không nhiễm HIV đi nữa, số phận nó sẽ ra sao, không ai có thể trả lời thay cho bà mẹ điều đó.

    Câu 38.

    Bú sữa mẹ có lây HIV/AIDS không?

    Bú sữa mẹ cũng là một đường lây HIV/AIDS cho trẻ, nhưng khả năng lây thấp hơn lây khi mang thai và lúc sanh.

    Nếu có điều kiện kinh tế, bà mẹ nhiễm HIV/AIDS nên nuôi con bằng các loại sữa khác. Nếu không có điều kiện, vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ vì trong trường hợp này suy dinh dưỡng đe dọa trẻ còn đáng sợ hơn HIV/AIDS.

    Câu39.

    HIV có trong nước bọt, vậy ăn uống chung có bị lây bệnh không? Bị người nhiễm HIV cắn có bị lây không?

    Cả hai trường hợp đều không lây.

    Ăn uống chung không lây vì nước bọt không có HIV hoặc chỉ có với số lượng rất ít ( dưới 1 virus/ml ) không đủ lây bệnh.

    Đối với trường hợp bị người nhiễm HIV cắn , chỉ lây khi vết cắn chảy máu và răng miệng của người cắn có vết lở chảy máu.

    Câu40.

    Ở thời kỳ cửa sổ, xét nghiệm vẫn âm tính (*), vậy có lây cho người khác không?

    Vẫn lây như thường! Bởi lẽ sau khi nhiễm, HIV đã có sẵn trong máu mà xét nghiệm thì chỉ tìm kháng thể chống HIV (chất được sinh ra trong máu khi mắc bệnh). Ở thời kỳ cửa sổ thì HIV đã xâm nhập nhưng kháng thể chống HIV chưa được sinh ra hoặc số lượng còn quá ít , nên xét nghiệm chưa phát hiện được.

    (*) Xét nghiệm HIV cho kết quả: dương tính (+) là đã nhiễm HIV, âm tính () có thể

    không nhiễm HIV hoặc đã nhiễm nhưng còn trong "Thời kỳ cửa sổ",cần làm lại xét

    nghiệm để xác định. "Thời kỳ cửa sổ" kéo dài từ 3 đến 6 tháng sau khi bị HIV xâm nhập vào cơ thể cho nên để chắc chắn, thời điễm thử máu lại cần cách lúc nghi ngờ bị lây bệnh do có hành vi nguy cơ như: quan hệ tình dục, chích ma tuý chung kim ống v.v... là 6 tháng. Dĩ nhiên, trong khi chờ làm lại xét nghiệm, không để xảy ra thêm "nguy cơ" mới.

    Câu41.

    Khi nào nên thử máu để biết có bị nhiễm HIV/AIDS không?

    Ngoại trừ xét nghiệm HIV bắt buộc đối với người cho máu, xuất ngoại...,bạn có thể xét nghiệm khi "nghi nghi", lo lắng sau hành vi nguy cơ: quan hệ với nhiều bạn tình hoặc với người nhiều bạn tình như mại dâm, dùng chung kim ống tiêm chích ma túy...

    Trước khi xét nghiệm, bạn nên đến các điểm tham vấn để tìm hiểu rõ ý nghĩa xét nghiệm, chuẩn bị tinh thần, biết cách phòng tránh HIV lây lan và không tái phạm nguy cơ mới nữa.

    Câu42.

    Có hành vi nguy cơ, sau bao lâu có thể xét nghiệm HIV?

    Nên xét nghiệm sau khi có hành vi nguy cơ từ 3 đến 6 tháng. Bởi vì trước đó là "Thời kỳ cửa sổ", tức là thời kỳ đã có HIV xâm nhập nhưng xét nghiệm vẫn chưa phát hiện được. Dĩ nhiên trong thời gian chờ đợi đó, không để xảy ra thêm " nguy cơ " mới!

    Câu43.

    Xét nghiệm viêm gan siêu vi B có tìm ra HIV không?

    Không, xét nghiệm nào dành cho bệnh đó. Không có xét nghiệm định bệnh nào nhất cử lưỡng tiện

    cho nhiều thứ bệnh một lượt. Xét nghiệm Viêm gan siêu vi B thì chỉ cho biết có nhiễm siêu vi viêm

    gan B thôi chứ không can hệ gì đến HIV hết!

    Câu44.

    Người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình, cần làm gì để tránh lây lan?

    Người bệnh cần hiểu rõ các đường lây HIV để tránh lây cho người khác:

    Nếu có quan hệ tình dục, lúc nào cũng phải dùng bao cao su.

    Trong sinh hoạt, cần dùng riêng những thứ có thể dây dính máu như: kim ống chích, kim châm cứu, dao cạo mặt, dao lam, bàn chải răng, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay.

    Các loại rác có máu như: giấy, bông gòn, băng, gạc, kim ống chích ... cần cho vào 2 lớp túi nylon cột chặt lại trước khi bỏ vào thùng rác. Khi máu mủ rơi vãi ra ngoài, dùng giấy, vải loại dễ hút nước lau sạch, rồi lau sát trùng lại bằng nước Javel hoặc cồn (alcool). Các loại đồ dùng ăn uống (chén, ly, muỗng, đũa), thau, chậu tắm giặt... vẫn dùng chung được với người không bệnh.

    Câu45.

    Người nhiễm HIV có quyền yêu không ?

    Người nhiễm HIV cũng là một con người được sinh ra với một trái tim biết yêu thương như mọi người, do đó họ có quyền được yêu bất kỳ ai nhưng bạn có yêu họ hay không mới là điều đáng nói!

    Câu 46.

    Có nên thông báo kết quả nhiễm HIV cho vợ (chồng) hoặc bạn tình biết không?

    Cần xác định rằng: nếu bạn bị nhiễm HIV, bạn không có quyền để cho HIV lây lan từ mình sang bất kỳ một người nào khác (dù là vợ, chồng hay ai đó). Còn nói hay không nói, tùy thuộc vào tính cách, tình cảm, sự cảm thông, hiểu biết ... của người kia. Nếu bạn thấy rằng, người kia đủ can đảm để nghe bạn nói về một sự thật dẫu là đau lòng thì bạn nên nói, còn ngược lại, nếu điều đó có nguy cơ làm tan vỡ mọi điều tốt đẹp vốn có thì hãy chờ cơ hội thuận tiện.

    Câu47.

    Người nhiễm HIV có bị cấm làm nghề nào không?

    Hiện nay chưa có quy định cụ thể về vấn đề nghề nghiệp của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, đối với những nghề như giải phẫu (kể cả giải phẫu thẩm mỹ), đỡ đẻ, chữa răng... thì nếu người hành nghề bị nhiễm HIV, sẽ được khuyến khích chuyển sang nghề khác. Vậy nói chung người nhiễm HIV vẫn có quyền hành nghề sinh sống nhưng phải luôn có ý thức tự giác, không để lây lan bệnh sang người khác.

    Câu 48

    Người nhiễm HIV có bị cấm làm nghề nào không?

    Hiện nay chưa có quy định cụ thể về vấn đề nghề nghiệp của người nhiễm HIV. Tuy nhiên, đối với những nghề như giải phẫu (kể cả giải phẫu thẩm mỹ), đỡ đẻ, chữa răng... thì nếu người hành nghề bị nhiễm HIV, sẽ được khuyến khích chuyển sang nghề khác. Vậy nói chung người nhiễm HIV vẫn có quyền hành nghề sinh sống nhưng phải luôn có ý thức tự giác, không để lây lan bệnh sang người khác.

    Câu 49

    Tình dục an toàn là các cách quan hệ tình dục để giảm hoặc tránh nguy cơ bị nhiễm HIV và bệnh lây nhiễm đường tình dục (giang mai, lậu và các viêm nhiễm khác)

    - Nguyên tắc cơ bản cho việc phòng chống: Không để máu, tinh dịch hoặc dịch âm đạo, dịch dương vật của bạn tình xâm nhập vào cơ thể của bạn trừ khi bạn biết chắc người đó không nhiễm HIV và các bệnh lây đường tình dục khác. Điều này cũng chỉ xác định được qua đường thử máu, đừng tin vào cách nhìn vẻ ngoài hay nghe điều người ta nói.

    - Các nguyên tắc sau sẽ không tránh được tất cả các bệnh lây qua đường tình dục (ví dụ như: bệnh nấm) nhưng giúp bạn giảm được rất nhiều các nguy cơ bị nhiễm các bệnh lây đường tình dục nguy hiểm như nhiễm HIV.

    - Nói chuyện cởi mở với bạn tình của bạn về sức khoẻ tình dục và tình dục an toàn. Thoả thuận trước về những điều mà ta mong muốn để tránh nguy cơ nhiễm bệnh, ví dụ yêu cầu dùng bao cao su trong quan hệ tình dục. Cả nam giới và phụ nữ sẽ chấp nhận dùng bao cao su nếu họ được bạn tình thuyết phục một cách có văn hoá và kiên quyết. Thậm chí bạn có thể từ chối không quan hệ tình dục với bạn tình nếu thấy không an toàn.

    - Luôn luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục (dương vật – âm đạo, dương vật - hậu môn)

    - Thủ dâm (tự mình kích thích các vùng nhạy cảm của bộ phận sinh dục để đạt khoái cảm tình dục mà không cần giao hợp). Hành vi này là hoàn toàn không có hại cho sức khoẻ.

    - “tình dục không giao hợp” là các động tác làm cho cả hai bên đạt tới cực khoái mà không có giao hợp và không tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo.

    2. Dùng bao cao su trong quan hệ tình dục: Luôn luôn sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục đường dương vật – âm đạo, dương vật - hậu môn. Bao cao su sẽ trách cho bạn nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục. Bao cao su còn giúp bạn phòng ngừa có thai ngoài ý muốn.

    Thanh thiếu niên chưa kết hôn và những người (cả nam và nữ) làm việc ở xa nhà Không nên quan hệ tình dục.

    3. Dùng bơm kim tiêm và các dụng cụ xuyên da đã khử trùng:

    Nguyên tắc cơ bản:

    - Không dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ y tế với bất cứ ai nếu không được khử trùng

    - Như đã nêu, HIV sẽ chết nhanh trong nước sôi 100 độ C

    - Biện pháp đơn giản để khử trùng là luộc sôi bơm kim tiêm hoặc dụng cụ y tế trong 20 phút kể từ khi nước sôi

    - Dùng bơm kim tiêm riêng cho mình và khử khuẩn bằng cách luộc sôi 20 phút trước khi dùng. Ta có thể mang theo bơm kim tiêm sạch này khi đến tiêm ở các cơ sở y tế.

    - Mua bơm kim tiêm đã khử trùng dùng một lần rồi bỏ đi. Loại này sẵn có bán tại các hiệu thuốc, bệnh viện. Nhớ kiểm tra vỏ bọc ngoài của loại này, không dùng bơm kim tiêm đã bị rách túi bọc ngoài.

    - Nếu đi đến các cơ sở y tế để tiêm chích, châm cứu, nhổ răng, khám phụ khoa, mổ xẻ…Ta có thể chủ động hỏi và yêu cầu cán bộ y tế dùng bơm kim tiêm hay dụng cụ y tế đã được khử trùng đúng cách.

    4. Dùng riêng các đồ dùng cá nhân có thể dính máu: Không nên dùng chung với người khác đồ dùng có thể dây dính máu như: lưỡi dao cạo, bàn chải đánh răng, thậm chí với người trong gia đình bạn.

    Câu 50

    Không, Luật Phòng chống HIV/AIDS đã nhận thức tầm quan trọng của giáo dục truyền thông trong dự phòng lây nhiễm HIV.

    Theo quy định tại Khoản 15 Điều 2 về giải thích từ ngữ của Luật Phòng, chống HIV/AIDS bao cao su, bơm kim tiêm sạch là một trong các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. Do vậy, nhà nước khuyến khích công dân tích cực tham gia công tác tuyên truyền này trong cộng đồng, bao gồm: tuyên truyền, vận động, khuyến khích sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các biện pháp can thiệp giảm tác hại khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi an toàn để phòng ngừa lây nhiễm HIV. Theo quy định nêu trên thì hoạt động tuyên truyền, khuyến khích sử dụng bao cao su và bơm kim tiêm sạch không bị pháp luật nghiêm cấm.
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 25-11-2013 lúc 21:07.

  15. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    HIV KHÔNG LÂY TRUYỀN KHI NÀO?
    Hỏi:
    HIV không lây truyền khi nào?
    Trả lời:
    Muỗi đốt
    Có nhiều người bǎn khoǎn không biết muỗi đất có làm lây HIV không. Nhiều người tin là muỗi không truyền HIV nhưng cũng không hiểu rõ tại sao.
    Chỉ cần quan sát chúng ta cũng thấy không có chuyện muỗi truyền HIV. Tại sao? Nước ta hiện nay đã có những người mang vi rút HIV. Muỗi thì có ở khắp nơi, không có ai chưa bị muỗi đốt bao giờ. Nếu muỗi truyền con vi rút này thì chẳng mấy chốc tất cả mọi người già trẻ lớn bé đều nhiễm HIV hết, số người bị phải đông đến mức báo động rồi.
    Muỗi là kẻ thù mang đến cho chúng ta nhiều thứ bệnh. Nhưng, đối với HIV/AIDS thì muỗi không có tội tình gì!
    Nói về các lý do y học tại sao muỗi không truyền HIV thì:
    Người ta đã nghiên cứu và thấy vi rút HIV không sống và sinh sản trong cơ thể muỗi.
    Khi muỗi đốt người thì máu từ cơ thể người đi vào cơ thể muỗi chứ không đi từ cơ thể muỗi sang cơ thể người. Muỗi chỉ tiết vào cơ thể người một ít nước bọt có chứa chất chống đông máu để máu chảy được vào cơ thể muỗi. HIV không tồn tại và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó không có trong nước bọt của muỗi, do đó không đi vào cơ thể người.
    Đây là điểm khác với ký sinh trùng gây bệnh sốt rét. Ký sinh trùng gây bệnh sốt rét sống và sinh sản trong cơ thể muỗi nên nó đi vào cơ thể người từ nước bọt của muỗi.
    Cấu trúc vòi muỗi rất tinh tế phức tạp, khiến cho máu đi vào bên trong cơ thể muỗi mà không bị dính ở ngoài. Do đó không có chuyện máu của người bị đốt trước dính vào người bị đốt sau.
    Hôn
    Có nhiều bạn hỏi: "Hôn có lây AIDS không?" Câu trả lời là: Không.
    Bạn có thể thắc mắc: Nói thế đơn giản quá. Hôn thì cũng có nhiều kiểu hôn... Hôn má, hôn môi, hôn lưỡi". Vậy thì sao?
    Hôn má thì dĩ nhiên là không. Chỉ có da tiếp xúc thôi, làm sao lây HIV được.
    Hôn môi cũng vậy thôi, không làm cho ai nhiễm HIV.
    Hôn lưỡi hay còn gọi là "hôn sâu", "hôn ở trong" thì sao? Hôn nhau ít khi người ta chỉ hôn bên ngoài. Sẽ rất buồn nếu mỗi lần say đắm lấn sân thì lại thót tim: "Không biết có lây SIDA không nhỉ? Nước bọt trộn lẫn liệu có lây không?" Đừng quá lo lắng. Các nhà khoa học đã phân tích thành phần các chất dịch của cơ thể và kết luận rằng nước bọt của người mang vi rút HIV chỉ có một lượng HIV vô cùng nhỏ bé, do đó không thể truyền HIV được.
    Chỉ có trường hợp hai người cùng bị loét, xước da ở trong miệng hay chảy máu rǎng mà hôn sâu làm tiếp xúc máu thì mới có khả nǎng lây thôi.
    Tuy nhiên, vẫn cần phải cẩn thận với cái hôn. Nó cũng nguy hiểm đấy, vì không phải bao giờ người ta cũng chịu dừng lại ở cái hôn.
    Tiếp xúc thông thường
    Muốn nhiễm được vào một người thì vi rút HIV phải đi vào đường máu của người đó. Do đó mà tiếp xúc thông thường không làm lây HIV. Tất cả các kiểu tiếp xúc như cùng ǎn uống, mặc chung quần áo, ôm ấp, hôn, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không có quan hệ tình dục!), làm việc cùng cơ quan, đi xe đạp mượn, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc... đều không làm cho ai bị nhiễm HIV của người khác.
    Vi rút HIV không dễ lây. Đa số việc ta làm hàng ngày đều không gây lây. Ta chỉ cần hiểu biết, không cần lo lắng.

  16. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Không nên hoang mang trước tin đồn HIV lây qua tăm

    29/08/2013
    Liên tục trong thời gian gần đây, cư dân mạng nhận được vô số lời cảnh báo về việc có thể bị lây HIV qua tăm xỉa răng do những người nhiễm virus này muốn trả thù đời đã cho vào ống tăm ở quán ăn, nhà hàng.

    Những dòng tin này nhanh chóng chảy tràn đến rất nhiều người, bằng nhiều con đường khác nhau: “Theo tin tức mới cập nhật, hiện nay có một số người đã nhiễm AIDS vì muốn trả thù đời, nên đã đến các quán ăn, sử dụng tăm xỉa răng làm công cụ lây bệnh bằng cách xỉa xong rồi, để lại chỗ cũ. Và nếu somebody (ai) vô tình tái sử dụng thì.... hội ngộ Thần Chết là cái chắc. Bà con cần hết sức lưu ý!” - đó là dòng nhắn trên một diễn đàn, khiến rất nhiều người sợ hãi.

    Tuy nhiên, bác sĩ Trần Quốc Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Đống Đa, Hà Nội, khẳng định: "Khả năng lây nhiễm HIV do sử dụng lại tăm của người có virus này nằm trong diện không xác định được nguy cơ". Theo bác sĩ Tuấn, trong môi trường kiềm, HIV bị tiêu diệt nhanh nhất. Nước bọt cũng là môi trường kiềm, vì vậy virus HIV không thể sống lâu trong miệng của mỗi người.

    Trong dung dịch, virus này bị phá huỷ ở 56 độ C sau 20 phút; ở dạng khô 68 độ C thì sau 2 giờ; Với các hoá chất như Glutaraldehyd, Ethanol, Hypoclorid, Phenol paraformadehyd, Hydrogen peroxid, HIV nhanh chóng bị bất hoạt trong vòng 15-20 phút. Cồn 70 độ diệt HIV trong vòng 3-5 phút. Hiện nay, chưa nghiên cứu nào xác định được HIV sống được trong môi trường kiềm bao nhiêu thời gian, nhưng có thể hiểu là ngắn hơn so với các kiểu môi trường trên.

    Theo bác sĩ Tuấn, nếu chiếc tăm ở quán ăn đúng là của người nhiễm HIV để lại thì cũng không thể đánh giá được người đó đang ở giai đoạn nào của bệnh để đánh giá nguy cơ phơi nhiễm. Thông thường, người bệnh mới bị lây (còn gọi là giai đoạn nhiễm cấp) và khi đã chuyển sang AIDS là có mức độ lây nhiễm cao nhất vì nồng độ virus HIV trong người rất lớn.

    Một yếu tố quan trọng khác là chiếc tăm đó được bỏ ra lâu hay nhanh, mức độ tổn thương ở người sử dụng chiếc tăm đó nông hay sâu, chảy máu nhiều hay ít.

    Theo bác sĩ Tuấn, từ khi công tác tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đống Đa, ông chưa gặp một trường hợp nào lây nhiễm HIV có nguyên nhân từ xỉa răng. Đó là vì trong cơ thể mỗi người đều có một hàng rào miễn dịch nên có thể tiêu diệt virus lạ, nhất là trong trường hợp người sử dụng bị tổn thương ít, không chảy máu nhiều thì càng không đáng ngại lắm.

    Thực tế, bác sĩ Tuấn đã gặp nhiều trường hợp bị kim tiêm đâm, hoặc bị thương do dao dính máu của người nhiễm AIDS giai đoạn cuối nhưng vẫn không lây nhiễm. Vì vậy, mọi người cũng không nên quá hoang mang trước tin đồn này.

    (Theo Gia Đình và Xã Hội)

  17. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:


  18. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Trẻ nhiễm HIV khi chơi đùa cào cấu hoặc cắn bạn thì có làm lây nhiễm HIV hay không?
    Trên thực tế, HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường và cho tới nay cũng chưa có báo cáo nghiên cứu nào về lây nhiễm HIV do bị cào cấu hoặc cắn gây ra.

    Theo tài liệu “Sự thật về trẻ nhiễm HIV/AIDS” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, HIV xâm nhập vào cơ thể phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:

    1. Lượng HIV có trong máu và dịch tiết của cơ thể: Không phải dịch cơ thể nào cũng chứa lượng HIV như nhau. HIV có nhiều trong máu, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mẹ. Trong nước bọt, nước mắt, mồ hôi, nước tiểu chứa rất ít HIV. Tuy nhiên các dịch này có lẫn máu có nhiều HIV thì vẫn có thể lây truyền HIV.

    2. Khả năng tồn tại của HIV ngoài cơ thể: HIV có thể tồn tại ngoài cơ thể con người và dễ bị tiêu diệt bởi các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, tính axit hoặc kiềm của môi trường.

    3. Đường vào: HIV có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết xây xát, vết thương của da và niêm mạc, khi các vết xây xước và vết thương này đang chảy máu và có tiếp xúc với máu , dịch tiết của người nhiễm HIV.

    Vì vậy khi trẻ em nhiễm HIV cùng chơi đùa, cùng ăn cùng sử dụng đồ dùng học tập với trẻ nhiễm HIV, không có nguy cơ lây nhiễm HIV do không thuộc 3 yếu tố gây lây nhiễm nói trên.
    Nguồn:
    hivquangbinh.org.vn

  19. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Nhiệt liệt hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 1/12/2013- Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV.



    Những hành vi không làm lây nhiễm HIV

    - Hôn và ôm: những hành vi này không làm cho virut từ máu hoặc tinh dịch của người nhiễm xâm nhập vào cơ thể của người kia được.
    - Muỗi đốt: HIV không tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người. Ngoài ra muỗi không hút máu của người này và nhả vào cơ thể của người kia - chúng hút máu và "tiêu hoá" máu. Chữ "H-Human" trong HIV có nghĩa là "người". Như vậy virut chỉ có thể sống được trong cơ thể người mà thôi.
    - Dùng chung bồn tắm với người nhiễm HIV: Vì dịch tiết của người nhiễm không thể đi vào cơ thể người không nhiễm qua bồn tắm được.
    - Dùng chung bàn chải răng với người nhiễm HIV: Hầu như chưa bao giờ xảy ra tình trạng nhiễm HIV do dùng chung các vật dụng trong gia đình. HIV không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người. Sau khi ra khỏi cơ thể của người nhiễm, virut phải tìm cách đi vào cơ thể người khác ngay thì mới sống được - điều này không thể xảy ra nếu không có quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm. Nhưng để an toàn chúng ta nên khuyên người nhiễm không dùng chung bàn chải dánh răng với người khác.
    - Dùng chung dao cạo râu và các vật dụng sắc nhọn khác: Trên lý thuyết, nếu có máu tươi dính vào dụng cụ sắc nhọn và ngay sau đó dụng cụ này được một người không nhiễm sử dụng hoặc người này bị đâm ngay thì nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra. Tuy nhiên trên thực tế, chưa ai bị nhiễm theo cách này. Nhưng để an toàn chúng ta nên khuyên người nhiễm không dùng chung dao cạo râu với người khác.
    - Các tiếp xúc thông thường khác: tất cả các kiểu tiếp xúc thông thường như cùng ăn uống, mặc chung quần áo, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không quan hệ tình dục), làm việc cùng cơ quan, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc… không làm cho ai bị nhiễm HIV.
    Nguồn: quangninhpac:nhung-hanh-vi-khong-lam-lay-nhiem-hiv



  20. #16
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Bắt tay ra mồ hôi có lây HIV


    Thứ sáu, 13/12/2013 06:27 GMT+7

    Em có một băn khoăn muốn hỏi, hôm trước em đánh boxing, bị rách một đường ở lòng bàn tay. Sau đó em bắt tay với người có HIV. Liệu mồ hôi có làm lây nhiễm bệnh không?


    Ảnh minh họa: Health.

    Trả lời:

    Chào bạn,

    Thực tế mồ hôi không làm lây nhiễm HIV. Điều này được chứng minh bằng thực nghiệm khi xác nhận lượng virus HIV trong mồ hôi là rất thấp và không đủ làm lây nhiễm từ người sang người.

    Khẳng định này được củng cố khi trên thực hành lâm sàng chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm HIV chỉ do tiếp xúc với mồ hôi. Ngược lại, ghi nhận rất nhiều gia đình sống chung với người có H, có rất nhiều tiếp xúc trong sinh hoạt (ngủ chung giường, ăn uống chung, sử dụng chung nhà tắm, mặc quần áo chung) đều không phát hiện ca nhiễm mới.

    Do vậy, bạn hoàn toàn có thể thoải mái thể hiện sự hòa nhã của mình qua những cái bắt tay như vậy với người có H.

    Thân ái.

  21. #17
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV

    Câu 1 : Có biện pháp nào ngăn chặn lây truyền HIV qua đường tình dục đạt hiệu quả 100% không ?

    Cách duy nhất giúp ngăn chặn 100% lây truyền HIV lây truyền HIV qua đường tình dục là kiêng nhịn quan hệ tình dục , tránh tất cả các hình thức quan hệ tình dục qua đường miệng ,, qua hậu môn hoặc qua âm đạo . Sử dụng bao cao su nam hoặc bao cao nữ có thể giúp làm giảm đáng kể nhưng không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục . Chỉ có kiêng nhịn quan hệ tình dục là biện pháp duy nhất giúp loại bỏ hoàn toàn khả năng lây truyền HIV qua quan hệ tình dục

    Câu 2 : Dùng bao cao su giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV hay không ? Sử dụng bao cao su đã quá hạn sử dụng có an toàn hay không ?

    Có . Sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục qua đường âm đạo , hậu môn , miệng giúp làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm zHIV vì lý do bao cao su sẽ làm giảm các vùng tiếp xúc với tinh dịch , máu hoặc dịch tiết âm đạo . Tuy nhiên , dung bao cao su không thể an toàn 100% được . Trừ việc không quan hệ tình dục sẽ hạn ché hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục / Tuy nhiên , bao cao su vẫn là biện pháp có hiệu quả phòng tránh các nhiễm trùng qua đường tình dục và HIV cao nhất ( đạt 95%)
    Không chỉ riêng bao cao su , mà các loại hang tiêu dùng khác như thực phẩm , thuốc men , nếu quá hạn sử dụng sẽ không đảm bảo chất lượng vì bao cao su chu yếu được làm bằng vật liệu cao su latex và khi quá hạn chất lượng của bao cao su sẽ không được đảm bảo ,do vậy hiệu quả bảo vệ sẽ giảm xuống đáng kể đồng thời nguy cơ bị rách , bị thủng bao sẽ cao hơn

    Câu 3 : Sử dụng bao cao sun am đúng cách là như thế nào ?

    Cất giữ bao cao su ở nơi mát , tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời . Kiểm tra thời hạn sử dụng của bao cao su ở vỏ ngoài . Mang bao cao sun gay khi bắt đầu giao hợp đến lúc kết thúc ( xuất tinh ) .Trình tự mang bao cao su đúng cách như sau :

    - Đẩy bao cao su về một phía rồi mới xé . Cẩn thận khi mở bao cao su không sử dụng răng hay móng tay có thể làm rách bao cao su .

    - Hướng mang bao cao su là núm bao ở trên , vòng cuốn bao phải ở phía ngoài dương vật

    - Dùng ngòn tay bóp xẹp đầu bao cao su để đuổi không khí ra ngoài
    - Đặt bao cao su vào dương vật lúc đang cương cứng

    - Lăn nhẹ vòng cuốn của bao cao su đến sát gốc dương vật
    - Sau khi xuất tinh , giữ lấy bao ở phần gốc dương vật và từ từ rút bao ra khỏi dương vật đang cương cứng , tránh làm tràn tinh dịch ra ngoài hoặc dính vào cơ thể .- Vứt bỏ bao cao su đã sử dụng vào thùng rác- Mỗi bao cao su chỉ được sử dụng cho một lần giao hợp rồi bỏ .

    Luôn sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục qua các đường : âm đạo , hậu môn ,miệng
    - Muốn bôi them chất trơn , bạn chỉ dung các chất trơn dung riêng cho bao cao su mang gốc nước , không dung các loại chất bôi trơn gốc dầu như kem bôi da , Vaseline , dầu ăn … sẽ làm phá hủy bao cao su .

    Câu 4: Sử dụng hai, ba bao cao su cùng một lúc liệu có an toàn hơn không?

    Sử dụng bao cao su đúng cahcs để đạt hiệu quả an toàn cao nhất đó là sử dụng 01 bao cao su cho mỗi lần quan hệ tình dục, đeo từ trước khi bắt đầu giao hợp và đeo bao lên sát gốc dương vật. Đeo liền một lúc hai, ba baocao su không phải là một cách sử dụng đúng cách và việc đeo hai, ba bao cao su này không đòng nghĩa với an toàn gấp hai, ba lần so với đeo một bao cao su.

    Đeo hai, ba bao cao su sẽ dễ bị tuột vì các bao cao su đều có chất bôi trơn, trong quá trình giao hợp sẽ dễ bị tuột ra ngoài và việc cọ sát khi lồng hai, ba bao cao su với nhau có thể làm bao dễ rách hơn

    .
    Câu 5: Đeo ngược bao cao su nhưng vẫn che phủ hết dương vật thì có khả năng bị lây nhiễm HIV không?

    Trong quá trình giao hợp, bề mặt phía ngoài bao cao su là nơi bị cọ sát nhiều. Để giảm sự cọ sát này, phía ngoài bao cao su được phủ một lớp chất bôi trơn để giúp quá trình giao hợp thuận lợi,tránh nguy cơ bị rách bao cao su khi ma sát mạnh.

    Khi đeo ngược bao cao su, chất bôi trơn không phát huy được tác dụng, sự giao hợp có thể gặp khó khăn hơn và bao cao su dễ tuột và rách. Khi biết mình đã đeo ngược bao cao su, hãy nhanh chóng tháo ra và thay thế bằng một bao mới.

    Câu 6: Hai người nhiễm HIV có nên quan hệ tình dục nữa không?

    Yêu là quyền con người, không ai có thể ngăn cản được. Trường hợp quan hệ giữa hai người đều nhiễm HIV, được khuyến khích vẫn dung bao coa su để không bị lây thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục ( nếu có). Ngoài ra,do HIV có nhiều chủng khác nhau có thể bị lây truyền làm cho bệnh nặng thêm và việc điều trị càng trở nên khó khăn hơn.

    Câu 7: Khám phụ khoa có lây nhiễm HIV không?

    Không khám phụ khoa không lây nhiễm HIV nếu các bác sỹ áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, giữ an toàn cho bệnh nhân bằng cách:
    - Khử trùng và diệt khuẩn dụng cụ đúng cách;- Thao tác khám chính xác, không gây sây sát cho bệnh nhân.Khám phụ khoa là vấn đề chăm sóc sức khỏe rất quan trọng, đừng vì quá sợ lây nhiễm HIV mà không đi khám chữa kịp thời.

    Câu 8: Để phòng, chống lây nhiễm HIV,muốn có con bằng thụ tinh nhân tạo có được không?

    Được, với điều kiện thụ tinh nhân tạo bằng tinh dịch ( có chứa tinh trùng) của người đàn ông không bị nhiễm HIV. Với tinh dịch của người đã bị nhiễm HIV bạn cũng dễ bị lây truyền HIV. Do vậy, cũng như hiến máu, để phòng tránh HIV qua thụ tinh nhân tạo, người cho tinh dịch bắt buộc phải xét nghiệm HIV với kết quả âm tính.

    Trong mọi trường hợp, nên xin ý kiến của bác sỹ chuyên khoa.
    Theo khuyến cáo của Trung Tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC): người hiến tinh dịch cần phải sàng lọc tìm kháng thể HIV 2 lần: lần đầu khi hiến tinh dịch, và lần thứ 2 là vào 6 tháng sau khi hiến tinh dịch. Tinh dịch sẽ được cất giữ tạm thời. Nếu sau 6 tháng, kết quả xét nghiệm HIV của người hiến tinh dịch là dương tính hoặc nếu người hiến tinh dịch không quay lại sau 6 tháng để thực hiện kiểm tra lần 2, thì tinh dịch của người đó sẽ bị loại bỏ.

    Câu 9: Thủ dâm có bị lây nhiễm HIV không?

    Thủ dâm là hành vi tự thỏa mãn về mặt tình dục. Thủ dâm hoàn toàn an toàn vì thủ dâm là quan hệ tình dục không cần có đối tác, do đó nó cũng không làm lây nhiễm HIV (do không có nguồn lây nhiễm).

    Câu 10: Mặc dù đã biết 3 đường lây của HIV, nhưng sao tôi vẫn ghê sợ khi tiếp xúc với người nhiễm HIV, không thể nào dám lại gần…?

    Đây là vấn đề cảm giác và cảm giác cá nhân này có thể xảy ra với nhiều người. Cảm giác này có thể đến một cách vô thức hoặc có ý thức và nó xuất phát từ những thông tin, kiến thức, quan niệm của cộng đồng, xã hội hoặc cá nhân mỗi người.

    Ví dụ cộng đồng thường cho rằng AIDS là căn bệnh chết người, người chết do AIDS thường có bộ dạng rất thảm thương, kinh khủng, gầy gò, lở loét đầy mình… HIV thường đi liền với những hành vi không an toàn trong xã hội như nghiện chích, mại dâm, trong khi đó những người sử dụng ma túy, hoạt động mại dâm thường bị quan niệm là tầng lớp thấp trong xã hội, họ có các hành vi tiêu cực…

    Từ đó những cá nhân có nhận thức như trên sẽ sợ hãi một cách vô thức với những vấn đề có liên quan đến HIV/AIDS và người nhiễm HIV, đặc biệt là khi tiếp xúc với những người bệnh AIDS đang trong giai đoạn cuối. Những biểu hiện bên ngoài của sự ghê sợ này chính là những thái độ và hành vi mang tính kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV, cũng như đối với những vấn đề liên quan đến HIV/AIDS.

    Câu 11: Nếu có một người đàn ông nhiễm HIV, anh ta có khả năng có con khỏe mạnh không?

    Một người đàn ông nhiễm HIV sẽ có HIV trong tinh dịch chứ không có HIV trong tinh trùng. Với các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay, có thể thực hiện kỹ thuật lọc rửa tinh trùng để loại bỏ hoàn toàn tinh dịch nhiễm HIV.

    Sau đó, tinh trùng đã được lọc rửa sạch loại hoàn toàn loại vi rút nhiễm HIV. Sau đó, tinh trùng sẽ được bơm vào buồng cổ tử cung(thụ tinh nhân tạo) hoặc được dung để tiêm vào bào bào tương trứng thụ tinh trong ống nghiệm. Do đó, một người đàn ông nhiễm HIV vẫn có thể có con khỏe mạnh không nhiễm HIV.

    Câu 12: Cần phải làm gì khi bị kim tiêm đâm xuyên qua da, dẫm phải bơm kim tiêm hoặc bị máu, dịch sinh học bắn vào niêm mạc mắt?

    Với có tổn thương ở da có chảy máu:
    - Rửa ngay vết thương dưới vòi nước và để vết thương chảy máu tự do trong một thời gian ngắn ( 30-60 giây)- Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn ( Dakin, Javen 1/10, hoặc cồn 70o) trong thời gian ít nhất là 5 phút.
    1. Với tổn thương ở niêm mạc:

    - Nếu ở mắt cần rửa mắt bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần;- Nếu ở miệng, mũi cần súc miệng bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9%;
    1. Báo cáo người phụ trách và làm biên bản: Cần nêu rõ ngày, giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá
    2. vết thương, mức độ nguy cơ của người phơi nhiễm.
    3. Xác định tình trạng nhiễm HIV của nguồn phơi nhiễm.
    4. Phòng lây nhiễm HIV cho người khác: Người bị phơi nhiễm có thể làm lây nhiễm HIV sang
    5. người khác, cho dù xét nghiệm HIV âm tính do đang ở trong thời kỳ cửa sổ, vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV.
    6. Điều trị dự phòng bằng ARV cho người bị phơi nhiễm: Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho
    7. người bị phơi nhiễm và xét nghiệm người gây phơi nhiễm. Điều trị ARV phải được tiến hành
    8. sớm từ 2-6 giờ sau khi bị phơi nhiễm, không để quá 72h. Ngừng điều trị nếu người gây phơi nhiễm có kết quả HIV âm tính.

    Anna Nguyễn Quỳnh Nga (sưu tầm & biên soạn)

  22. #18
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    Dự phòng lây nhiễm HIV(2)

    Câu 13: Mặc dù đã biết 3 đường lây của HIV, nhưng sao tôi vẫn ghê sợ khi tiếp xúc với người nhiễm HIV, không thể nào dám lại gần…?

    Đây là vấn đề cảm giác và cảm giác cá nhân này có thể xảy ra với nhiều người. Cảm giác này có thể đến một cách vô thức, hoặc có ý thức và nó xuất phát từ những thông tin, kiến thức, quan niệm của cộng đồng, xã hội hoặc cá nhân mỗi người. ví dụ, cộng đồng thường cho rằng AIDS là căn bệnh chết người, người chết do AIDS thường có bộ dạng rất thảm thương, kinh khủng, gầy gò, lở loét đầy mình… HIV thường đi kèm với những hành vi không an toàn trong xã hội như nghiện chích, mại dâm, trong khi đó những người sử dụng ma túy, hoạt động mại dâm thường bị quan niệm là tầng lớp thấp trong xã hội, họ có các hành vi tiêu cựu…

    Từ đó những cá nhân có nhận thức như trên sẽ sợ hãi một cách vô thức với những vấn đề có liên quan đến HIV/AIDS và những người nhiễm HIV, đặc biệt khi tiếp xúc với những người bệnh AIDS đang trong giai đoạn cuối. Những biểu hiện bên ngoài của sự ghê sợ này là chính là thái độ và hành vi mang tính kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV, cũng như những vấn đề liên quan đến HIV/AIDS.

    Câu 14: Nếu một người đàn ông nhiễm HIV, anh ta có khả năng có con khỏe mạnh không?

    Một người đàn ông nhiễm HIV sẽ có HIV trong tinh dịch chứ không có HIV trong tinh trùng. Với các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay, có thể thực hiện kỹ thuật lọc rửa tinh trùng loại bỏ hoàn toàn tinh dịch nhiễm HIV. Sau đó, tinh trùng đã được lọc rửa sạch lại được bơm vào buồng tử cung (thụ tinh nhân tạo) hoặc được dùng để tiêm vào bào tương trứng trong thụ tinh trong ống nghiệm. Do đó, một người đàn ông nhiễm HIV vẫn có thể có con không nhiễm HIV.

    Câu 15: Cần phải làm gì khi bị kim tiêm đâm xuyên qua da, dẫm phải bơm kim tiêm hoặc bị dính máu , dịch sinh học bắn vào niêm mạc mắt?

    (1) Với tổn thương ở da và có chảy máu:


    • Rửa ngay vết thương dưới vòi nước và để vết thương chảy máu tự do trong một thời gian
    • ngắn (30 đến 60 giây);
    • Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin,
    • Javen 1/10, hoặc cồn 700) trong thời gian ít nhất là 5 phút.


    (2) Với tổn thương ở niêm mạc:


    • Nếu ở mắt thì cần rửa mắt bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần;

    • Nếu ở miệng, mũi cần sức miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần, rửa, nhỏ mũi bằng
    • nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9%;

    (3) Báo cáo người phụ trách và làm biên bản: Cần nêu rõ ngày, giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm.(4) Xác định tình trạng HIV của nguồn phơi nhiễm.(5) Phòng lây nhiễm HIV cho người khác: Người bị phơi nhiễm có thể lầm lây nhiễm HIV sang người khác, dù xét nghiệm HIV âm tính do đang trong thời kỳ cửa sổ, vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV.

    (6) Điều trị dự phòng bằng ARV cho người bị phơi nhiễm: Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm và xét nghiệm nguồn gây phơi nhiễm. Điều trị bằng ARV phải được tiến hành sớm, từ 2 đến 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm có kết quả xét nghiệm HIV âm tính.

    Câu 16: Dùng kem diệt tinh trùng bôi lên dương vật giúp phòng lây truyền HIV, có đúng không?

    Bạn không nên sử dụng bất kỳ loại kem hay thuốc diệt tinh trùng nào với mục đích phòng chống lây truyền HIV trong quan hệ tình dục qua đường âm đạo hay hậu môn. Đối với phụ nữ khi họ sử dụng kem diệt tinh trùng để tránh mang thai ngoài ý muốn cũng nên sử dụng bao cao su để phòng lây truyền HIV.

    Trong kem diệt tinh trùng có chứa chất Nonoxynol-9 (N-9). Mặc dù N-9 diệt được virus HIV trong ống nghiệm, nhưng các nghiên cứu mới đây cho thấy rằng N-9 khi đưa vào âm đạo có thể kích thích âm đạo và thực sự làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong quan hệ tình dục. Chất N-9 cũng gây kích ứng niêm mạc của trực tràng và không nên sử dụng thuốc diệt tinh trùng trong quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

    Câu 17: HIV đễ bị tiêu diệt, vậy thụt rửa kỹ bằng thuốc sát trùng có tránh được lây nhiễm HIV không (đặc biệt là sau mỗi lần giao hợp)?

    Chắc chắn là không. Thụt rửa sau giao hợp không thể ngăn cản được sự lây truyền HIV bởi vì tinh dịch đi vào cổ tử cung ngay tức thì sau khi xuất tinh. Cho tới nay chưa có chứng cứ nào nói lên rằng thụt rửa sau khi quan hệ tình dục có thể là một trong những biện pháp ngăn chặn lây truyền HIV.

    Thụt rửa có thể kích thích các mô âm đạo và càng dễ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng như HIV. Thụt rửa có thể gây ra nhiễm trùng do phá vỡ cân bằng tự nhiên của các loại vi khuẩn và nấm men trong âm đạo và thụt rửa có thể khiến cho một số bệnh nhiễm trùng sẵn có bị nặng thêm.

    Câu 18: Người nghiện ma túy đã bị nhiễm HIV vẫn tiếp tục chơi ma túy có ảnh hưởng gì không?

    Người nghiện mà túy đã nhiễm HIV vẫn tiếp tục tiêm, chích ma túy sẽ có nhiều nguy cơ hơn, vì cơ thể của họ đã bị nhiễm HIV làm giảm sút sức đề kháng, nếu tiếp tục chơi ma túy sẽ dễ dẫn đến bị bội nhiễm HIV, hoặc do lây nhiễm các bệnh khác làm cho tình trạng HIV của họ nhanh chóng trở nên trầm trọng. Mặt khác, có thể lây nhiễm HIV sang người khác nếu dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm, trích ma túy.

    Anna Nguyễn Quỳnh Nga (sưu tầm & biên soạn)

  23. #19
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS

    Câu 1: Chăm sóc và dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm những nội dung gì?

    Chăm sóc và dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm những nội dung:
    • Khuyến khích, giới thiệu, chuyển gửi tới các cơ sở Tư vấn Xét nghiệm tự nguyện;
    • Khuyến khích nõi rõ tình trạng bệnh lý của mình với người thân;
    • Khuyến khích an toàn trong tiêm trích ma túy. Cung cấp bơm kim tiêm sạch;
    • Khuyến khích an toàn tình dục. Cung cấp và khuyến khích sử dụng bao cao su đúng cách.

    Câu 2: chăm sóc người nhiễm HIV về mặt xã hội bao gồm những nội dung gì?

    Chăm sóc người nhiễm HIV về mặt xã hội bao gồm những nội dung:
    • Giới thiệu, hướng dẫn và hỗ trợ cho người nhiễm HIV tiếp cận được với những nguồn hỗ trợ xã hội sẵn có tại địa phương như: chương trình xóa đói giảm nghèo hoặc các chương trình, các quỹ hỗ trợ xã hội khác; tiếp cận được với các hoạt dịch vụ, tạo việc làm, có thu nhập; đến với các tổ chức từ thiện, nhân đạo hoặc các hoạt động tín dụng, tiết kiệm…;
    • Giới thiệu tham gia sinh hoạt hội phòng, chống HIV/AIDS, sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ…;
    • Giới thiệu, chuyển gửi tới các cơ sở hỗ trợ pháp lý;
    • Hỗ trợ chăm sóc giai đoạn cuối, mai táng…

    Câu 3: Chăm sóc người nhiễm HIV về thể chất bao gồm những nội dung gì?

    Chăm sóc người nhiễm HIV tại gia đình, tại cộng đồng gồm các hoạt động chăm sóc về thể chất, chăm sóc tinh thần, chăm sóc về mặt xã hội và chăm sóc dự phòng lây nhiễm HIV.Chăm sóc về mặt thể chất bao gồm các nội dung sau:
    • Giới thiệu, chuyển gửi đăng ký điều trị HIV/ AIDS tại các phòng khám ngoại trú, phòng khám HIV;
    • Giới thiệu, chuyển gửi tới những nơi điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội ( như điều trị lao…);
    • Hỗ trợ tuân thủ điều trị với những người đang điều trị ARV;
    • Hỗ trợ xử lý các triệu trứng, chăm sóc tổn thương đơn giản tại nhà.

    Câu 4: Chăm sóc người nhiễm HIV về tinh thần bao gồm những nội dung gì?Chăm sóc về tinh thần đối với người nhiễm HIV bao gồm các nội dung:
    • Động viên, khuyến khích sống tích cực;
    • Giới thiệu, chuyển gửi khi có bất thường về tâm lý;
    • Chăm sóc tinh thần khi bị tổn thương do mất mát người thân;
    • Chăm sóc tinh thần giai đoạn cuối.

    Câu 5: Thế nào là chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà, ai sẽ là người chăm sóc người nhiễm HIV tại gia đình, tại cộng đồng?

    Chăm sóc tại nhà là việc người thân trong gia đình, bạn bè, những người tình nguyện, cán bộ y tế, cán bộ xã hội… trực tiếp chăm sóc hoặc hỗ trợ chăm sóc cho người nhiễm HIV dưới mái ấm gia đình của họ. Hoặc bản thân người nhiễm HIV tự chăm sóc cho mình khi còn khả năng.Bất kỳ ai nếu tự nguyện tham gia chăm sóc, đmả bảo nguyên tắc bí mật và được huấn luyện cơ bản về kiến thức, kỹ năng chăm sóc người nhiễm HIV đều có thể trở thành người chăm sóc người nhiễm HIV tại gia đình, tại cộng đồng.Như vậy:
    • Chăm sóc tại nhà, tại cộng đồng là một hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc toàn diện của người nhiễm HIV;
    • Chăm sóc tại nhà, tại cộng đồng nhằm xây dựng năng lực tự chăm sóc của người nhiễm HIV và gia đình họ;
    • Chăm sóc tại nhà, tại cộng đồng là một phần của mạng lưới chăm sóc toàn diện, liên tục đối với người nhiễm HIV.

    Câu 6: Tại sao không đưa người nhiễm HIV đến bệnh viện để chăm sóc, điều trị mà phải chăm sóc tại cộng đồng, tại gia đình?

    Do HIV không lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa và qua tiếp xúc thông thường nên việc chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà có nhiều lợi ích:
    • Trước hết là vì lợi ích của người nhiễm HIV, hỗ trợ tinh thần kịp thời, người nhiễm HIV bớt đi cảm giác bị ruồng bỏ, an tâm, thoải mái hơn khi có người thân bên cạnh, giảm bớt được việc mắc thêm các bệnh khác khi ở bệnh viện, thêm niềm vui cho người nhiễm HIV và gia đình;
    • Chăm sóc người nhiễm HIV mang lại lợi ích cho gia đình, thể hiện chức năng, vai trò của gia đình trong việc chăm sóc người thân của mình, gia đình có thể chăm sóc ngày đêm tại nhà, giảm bớt chi phí nằm viện, tàu xe đi lại, những ngày công người nhà bỏ ra để đi thăm nom người bệnh, người chăm sóc có thể làm thêm các việc khác trong nhà;
    • Đối với nhà nước cũng giảm bớt gành nặng đang quá tải của các bệnh viện do số lượng bệnh nhân hiện đang quá đông/

    Câu 7: Là một tình nguyện viên xã hội tôi muốn biết cần chú ý những vấn đề gì khi tiếp cận với người nhiễm HIV để hỗ trợ chăm sóc tại cộng đồng, tại gia đình?

    Khi chăm sóc người nhiễm HIV tại gia đình, tại cộng đồng, người chăm sóc cần chú ý những vấn đề sau:
    • Tôn trọng quyền con người, không phán xét, cần vận dụng các biện pháp, kỹ năng làm giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với những vấn đề liên quan đến HIV/AIDS. Vận dụng những điều liên đã được quy định trong luật Phòng, chống HIV/AIDS về quyền không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, quyền được giữ bí mật về tình trạng bệnh lý…;
    • Cân nhắc đối với những hoạt động có liên quan đến giới, giới tính, tình dục. Đảm bảo bình đẳng giới;
    • Cần thiết có sự phối hợp, kết hợp với các dịch vụ sẵn có tại địa phương; kết nối với khách hàng; kết nối với các dự án khác đang triển khai tại địa phương.

    Câu 8: Triệu chứng đầu tiên của người nhiễm HIV?

    Đa số người nhiễm HIV ( nhưng không phải là tất cả ) thường có những triệu chứng giống như bị cúm thông thường (sốt, đau nhức cơ thể, cảm giác mệt mỏi), những triệu chứng này có thể kéo dài khoảng vài ngày, sau đó mất đi và người nhiễm HIV trở lại bình thường. Hầu hết người nhiễm HIV không có biểu hiện triệu chứng gì trong nhiều năm. Tuy nhiên, thậm chí khi chưa có triệu chứng gì, người mới nhiễm HIV đã mang một lượng lớn HIV trong máu.

    Chuẩn đoán nhiễm HIV không thể dựa vào các triệu chứng. Những triệu chứng của người nhiễm HIV (sốt, đau nhức cơ thể, cảm giác mệt mỏi…) cũng có thể do các loại bệnh khác gây ra. Cách duy nhất để biết có bị nhiễm HIV không là thông qua xét nghiệm máu.

    Câu 9: Những biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh AIDS là gì?

    AIDS là khi cơ thể ở tình trạng suy giảm khả năng đề kháng đến mức không chống được các mầm bệnh thông thường, nên người bệnh AIDS dễ mắc rất nhiều chứng bệnh như bệnh lao, viêm phổi, bệnh đường ruột, bệnh phụ khoa… Các chứng bệnh mà người bị bệnh AIDS mắc phải được gọi là các bệnh cơ hội (tức là bệnh tật nhân cơ hội sức đề kháng của cơ thể yếu mà tấn công). Người nhiễm HIV khi đã chuyển sang giai đoạn AIDS thường có một số biểu hiện như sút cân, tiêu chảy kéo dài, ho dai dẳng, nuốt khó hoặc gây đau, ban đỏ, mụn rộp toàn thân, ra mồ hôi đêm, nhức đầu, nổi hạch kéo dài hơn 3 tháng…

    Chú ý: đó là các triệu chứng thường gặp không phải ai cũng bị tất cả các triệu chứng đó. Mặt khác, các triệu chứng này cũng giống như các triệu chứng của nhiều căn bệnh thong thường khác. Do đó, thấy một người có các triệu chứng này thì không thể nói rằng người đó bị bệnh AIDS. Muốn xác địn là AIDS hay không cần được bác sĩ khám bệnh và xét nghiệm máu.

    Anna Nguyễn Quỳnh Nga (sưu tầm & biên soạn)

  24. #20
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    103,928
    Cảm ơn
    1,921
    Được cảm ơn: 21,170 lần
    CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS (2)

    Câu 10: Làm thế nào để biết được người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS khi chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV?

    Người nhiễm HIV được coi là chuyển sang giai đoạn AIDS khi ở người đó xuất hiện ít nhất hai triệu chứng chính và ít nhất một triệu chứng phụ trong các nhóm triệu chứng lâm sàng sau:

    (1) Nhóm các triệu chứng chính:


    • Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể;
    • Tiêu chảy kéo dài trên một tháng;
    • Sốt kéo dài trên một tháng.

    (2) Nhóm các triệu chứng phụ:


    • ho dai dẳng kéo dài trên một tháng;
    • nhiễm nấm Candina ở hầu (họng);
    • ban đỏ, ngứa da toàn thân;
    • Herpes (mụn rộp), Zona (giới leo) tái phát;
    • Nổi hạch ở nhiều nơi trên cơ thể, nhất là ở nách, bẹn, cổ…

    Câu 11: Khi khám bệnh, có nên thông báo tình trạng nhiễm HIV với cán bộ Y tế không?

    Có, để được chăm sóc và điều trị một cách tốt nhất, các cán bộ y tế cần biết về tình trạng nhiễm HIV của bệnh nhân. Sẽ là vi phạm pháp luật nếu các cán bộ y tế từ chối chăm sóc và điều trị cho người bệnh vì lý do người đó bị nhiễm HIV.

    Theo luật Phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam, các cán bộ y tế có trách nhiệm giữ bí mật tình trạng nhiễm HIV dương tính của bênh nhân.

    Câu 12: Có nên thông báo kết quả nhiễm HIV cho vợ (chồng), bạn tình hoặc người thân trong gia đình biết không?

    Khi nhận kết quả HIV dương tính, bạn sẽ rất khó khăn để quyết định nói cho ai và nói như thế nào. Cần xác định rằng: Nếu bạn bị nhiễm HIV, bạn không có quyền để HIV lây lan từ mình sang bất kỳ người khác (dù là vợ, chồng hay ai đó). Còn quyết định thông báo kết quả hay không tùy thuộc vào tính cách, tình cảm, sự cảm thông, hiểu biết… của người kia.

    Tuy nhiên, thông báo kết quả về tình trạng nhiễm HIV sẽ tốt đối với bạn vì những lý do sau đây:
    • Bạn sẽ nhận được sự yêu thương và hỗ trợ từ phía những người trong gia đình, họ sẽ giúp giải quyết các vấn đề về sức khỏe của bạn;
    • Bạn sẽ được chăm sóc một cách phù hợp hơn;
    • Bạn sẽ giảm được nguy cơ lây truyền HIV sang người khác.

    Bạn không cần phải thông báo cho tất cả mọi người và hãy lựa chọn thời điểm thích hợp để thông báo.

    Câu 13: Những cơ sở nào được phép bán thuốc kháng HIV?

    Theo quy định tại Nghị định 108/2007/NĐ-CP, các cơ sở bán buôn thuốc, bán lẻ thuốc được quyền cung ứng thuốc kháng HIV đã được cấp sổ đăng ký lưu hành. Các cơ sở bán lẻ thuốc chỉ được bán thuốc kháng HIV đã được cấp sổ đăng ký lưu hành cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm HIV theo đơn của bác sĩ điều trị được phép kê đơn thuốc kháng HIV.

    Câu 14: Có phải tất cả bác sĩ đều được kê đơn thuốc kháng HIV hay không?

    Không đúng. Nghị định số 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn chi tiết một số điều Luật phòng, chống HIV/AIDS đã quy định rõ: “ chỉ các bác sĩ đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế mới được phép kê đơn thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV, người bị phơi nhiễm với HIV”.

    Câu 15: Người nhiễm HIV có bảo hiểm y tế hay không?

    Theo quy định tại điều 40 của Luật phòng, chống HIV/AIDS về bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV, người đang tham gia bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV được Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y tế quy định danh mục thuốc kháng HIV do bảo hiểm y tế chi trả.

    Câu 16: Ai được cấp miễn phí thuốc kháng HIV?

    Chỉ những người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do rủi ro tai nạn nghề nghiệp, rủi ro kỹ thuật y tế, phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ dưới 6 tháng tuổi nhiễm HIV được cấp miễn phí thuốc kháng HIV. Ngoài ra, thuốc kháng HIV do ngân sách nhà nước chi trả, do tổ chức cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ cấp miễn phí cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế điều trị HIV/AIDS theo thứ tự ưu tiên:


    • Trẻ em đủ 6 đến dưới 16 tuổi;
    • Người nhiễm HIV tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS;
    • Người nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và những người khác nhiễm HIV.

    Câu 17: Khi chăm sóc trẻ em nhiễm HIV/AIDS hoặc trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (trẻ OVC) cần quan tâm hỗ trợ cho trẻ những vấn đề gì?

    Thực trạng tình hình trẻ OVC hiện nay có nhiều vấn đề đáng quan tâm. Khi chăm sóc trẻ OVC cần chú ý:
    • Giúp cho trẻ có nơi ở an toàn, có quần áo mặc, có nước sạch, có điều kiện vệ sinh cơ bản, có ít nhất một người lớn yêu thương và chăm sóc;
    • Hỗ trợ cho trẻ có đủ thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng và phát triển như những trẻ em bình thường khác;
    • Hỗ trợ cho trẻ được đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản theo lứa tuổi, tiêm chủng, chăm sóc và chữa bệnh khi ốm đau, xét nghiệm, dự phòng và điều trị HIV;
    • Giúp cho trẻ không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, không bị bỏ bê, không bị bóc lột, lạm dụng; được đáp ứng các quyền cơ bản của trẻ em và được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản có liên quan tới HIV/AIDS;
    • Tạo điều kiện cho trẻ có được các mối quan hệ và tương tác với gia đình và xã hội để phát triển bình thường; được hỗ trợ về tâm lý để vượt qua những sang chấn tinh thần do AIDS;
    • Huy động các lực lượng xã hội hỗ trợ, bảo vệ quyền được học tập của trẻ; giúp cho trẻ được đến trường học tập giống như các trẻ cùng lứa tuổi;
    • Hỗ trợ cho trẻ và gia đình có thêm điều kiện về kinh tế, có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ.

    Câu 18: Người nhiễm HIV sinh hoạt cùng với gia đình cần làm gì để tránh lây lan?

    Trước hết, người bệnh và những người trong gia đình cần hiểu rõ các đường lây của HIV để tránh các nguy cơ lây nhiễm. HIV không dễ lây lan, không lây lan qua các sinh hoạt hàng ngày, sử dụng chung các loại đồ dùng ăn uống (chén, ly, muỗng, đũa…), thau, chậu tắm giặt… vẫn dùng chung được với người không bệnh.Trong sinh hoạt, cần dùng riêng các dụng cụ xuyên, chích qua da có thể dây dính máu như: kim, ống tiêm, chính, kim châm cứu, dao cạo mặt, dao lam, bàn trải răng, cái nạo lưỡi, đồ làm móng tay…Nếu có quan hệ tình dục, luôn luôn phải dùng bao cao su.Các loại rác có máu như: giấy, bông gòn, băng, gạc, kim chích, ống chích… cần cho vào 2 lớp nylon cột chặt lại trước khi bỏ vào thùng rác. Khi máu, mủ rơi vãi ra ngoài, dùng giấy, vải loạt dễ hút nước lau sạch, rồi lau sát trùng lại bằng nước Javel hoặc cồn (alcool).Để an toàn, những nguyên tắc khi tiếp xúc với vết thương, máu dịch của người nhiễm HIV cần sử dụng găng tay, tránh để dịch, máu bắn vào mắt, phần da hở có tổn thương cần được bảo vệ.

    Anna Nguyễn Thị Quỳnh Nga (sưu tầm & biên soạn)

Trang 1 của 8 123 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •