Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: Hội chứng màng não.

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Hội chứng màng não.

    HỘI CHỨNG MÀNG NÃO.

    I. ĐẠI CƯƠNG.

    Màng não bao bọc hệ thần kinh trung ương. Màng não bao gồm 3 lá:
    - Màng cứng: là một màng xơ nằm sát vỏ xương.
    - Màng mềm: phủ trực tiếp lên mô thần kinh, là mô rất giàu mạch máu, phân phối khắp bề mặt của não.
    - Màng nhện: nằm ở giữa hai màng trên, cách màng cứng bởi một khoảng ảo, cách màng mềm bởi khoang dưới nhện khoang này là nơi lưu thông nước não tuỷ.
    Màng có liên quan trực tiếp tới vỏ não và các dây thần kinh sọ não. Vì vậy, khi viêm màng não có thể gây tổn thương đại não, và các dây thần kinh sọ não.
    Hội chứng màng não do nhiều nguyên nhân gây ra.
    Dù nguyên do gì trên lâm sàng, người ra cũng thấy một số triệu chứng chức năng và thực thể nhất định.
    II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG.

    1. Tam chứng màng não.

    1.1. Nhức đầu:

    Là triệu chứng chủ yếu.
    o Nhức đầu dữ dội, lan toả, liên tục, thỉnh thoảng có từng cơn kịch liệt hơn.
    o Nhức đầu tăng khi có tiếng động, có ánh sáng chói mắt hay khi cử động thay đổi tư thế. Vì vậy làm người bệnh phải nằm yên và quay mặt vào bóng tối.
    1.2. Nôn:

    Nôn vọt, nôn dễ dàng, còn mạnh khi thay đổi tư thế.
    1.3. Táo bón:

    Táo bón kéo dài, không kèm theo chướng bụng
    2. Những triệu chứng kích thích chung.

    2.1. Co cứng cơ:

    Triệu chứng này rõ ràng và ít khi thiếu. Ở chi trên chủ yếu là co cơ gấp.
    Ở chi dưới, thân và mình, chủ yếu là co cơ duỗi, do đó người bệnh ở tư thế rất đặc biệt: đầu ngửa ra sau, chân co vào bụng, (tư thế cò súng).
    Sự co cứng ấuy biểu hiện bằng các dấu hiệu như sau:
    2.1.1. Dấu hiệu cứng gáy:

    Để người bệnh nằm ngửa, đầu không gối. Một tay đỡ nhẹ phía trước ngực, một tay để phía sau gáy nâng nhẹ đầu lên, ta thấy gáy duỗi cứng, cằm không gập vào ngực được, đồng thời cả ngực người bệnh cũng nhấc lên theo. Cần phải làm nhiều lần để tránh nhận định nhầm lẫn do người bệnh cưỡng lại.
    2.1.2. Dấu hiệu Keruig:

    Người bệnh nằm ngửa, chân duỗi thẳng. Tay phải nâng từ từ hai chân theo hướng thẳng góc với mặt giường 20 độ, 30 độ, 40 độ, người bệnh đã kêu đau và phải gập lại mới chịu được.
    Lúc đó ta bảo Kernig + 20 độ + 30 độ + 40 độ.
    2.1.3. Dấu hiệu Brudzinski:

    Người bệnh nằm ngửa, chân duỗi thẳng. Tay trái để vào bụng người bệnh, tay phãi nâng người bệnh sao cho thân người bệnh thẳng góc với giường.
    Nếu có hiện tượng co cứng, ta thấy cẳng chân gập vào đùi, đùi gập vào bụng, làm cho khi ta nâng ngừoi bệnh chân phải co lại.
    2.2. Tăng cảm giác đau:

    Vì tăng cảm giác đau nên khi ta bóp nhẹ cơ, gãi vào da hay châm nhẹ kim vào da, người bệnh kêu đau, phản ứng lại rất mạnh.
    2.3. Sợ ánh sáng:

    Chính sợ ánh sáng cũng là làm tăng cảm giác đau. Aùnh sáng là một kích thích đau làm chói mắt người bệnh. Vì vậy người bệnh thích quay mặt vào chỗ tối.
    2.4. Tăng phản xạ:

    Các phản xạ gân xương thường tăng hơn bình thường.
    2.5. Rối loạn thần kinh giao cảm:

    o Mặt khi đỏ, khi tái.
    o Dấu hiệu vạch màng não (+). Lấy móng tay hoặc một kim cùn vạch nhẹ nhiều đường trên da bụng người bệnh, bình thường, sau khi vạch, xuất hiện các đường vạch đỏ nhưng mau mất. Trong hội chứng màng não, vết vạch đỏ thẩm hơn và tồn tại lâu mới mất.
    III. NHỮNG TRIỆU CHỨNG KÍCH THÍCH NÃO VÀ TỔN THƯƠNG NÃO.

    Màng não nằm sát ngay đại não, mỗi khi màng não bị tổn thương, đều có thể ảnh hưởng đến đại não gây những kích thích hay tổn thương thực sự.
    1. Rối loạn tinh thần.

    Có thể thấy:
    o Ý thức lơ mơ, có khi lú lẫn hoặc mê sảng.
    o Kích động hay sầu uất.
    o Có khi đái dầm, ỉa đùn.
    2. Tổn thương các dây thần kinh sọ não:

    Nền não rất gần các dây thần kinh sọ. Tổn thương vùng nền não, có thể gây tổn thương các dây thần kinh sọ não. Các tổn thương thường gặp nhất là:
    o Rối loạn vận nhãn cầu, sụp mí, song thì, giãn đồng tử hoặc rối loạn thị giác.
    o Liệt dây VII (xem bài riêng).
    Đứng trước một người bệnh có triệu chứng lâm sàng như trên chỉ có thể nghi ngờ là hội chứng màng não. Muốn chắc chắ phải chọc dò não tuỷ.
    IV. CHỌC DÒ MÀNG NÃO.

    Triệu chứng quan trọng để chẩn đoán xác định và chẩn đoán nguyên nhân hội chứng màng não là chọc dò nước não tuỷ.
    Bình thường nước não tuỷ trong như nước suối, áp lực khi nằm là 12cm nước, khi ngồi 20cm nước. Khi xét nghiệm sẽ thấy:
    - Tế bào: 0 – 3/mm3.
    - Anbumin: 0,14 – 1,45%0.
    - ClNa: 7g – 8,8%0.
    - Glucoza: 0,50g – 0,75%0.
    - Vi khuẩn: không có
    Trong hội chứng màng não, có thể gặp ba loại nước sau đây:
    1. Nước tuỷ có máu:

    Do chảy máu màng não. Nếu mới bị, sẽ thấy nước đỏ hồng. Nếu bị lâu, có thể nước màu vàng, cũng có khi phải soi kính hiển vi mới thấy hồng cầu.
    Cần phân biệt với trường hợp nước não tuỷ khi lấy kim chọc vào mạch máu. Trường hợp này, nếu quan sát sẽ thấy những giọt nước não tuỷ càng về sau càng nhạt màu hơn. Để lâu sẽ đông lại.
    Xét nghiệm:
    o Anbumin: hơi tăng (do anbumin có ở hồng cầu).
    o Sinh hoá: bình thường.
    o Vi khuẩn: không có.
    2. Nước não tuỷ đục hoặc có mủ rõ rệt:

    Do viêm màng não mủ, gây ra bởi tạp khuẩn.
    Nước não tuỷ có mủ rõ rệt và chỉ hơi vẩn đục, nhiều khi phải lắc ống nghiệm mới thấy rõ.
    Khi xét nghiệm sẽ thấy:
    o Về tế bào: nhiều bạch cầu, đa số là bạch cầu đa nhân thoái hoá.
    o Về sinh hoá: Anbumin tăng, glucoza, ClNa hạ.
    o Về vi khuẫn: soi tươi có thể thấy vi khuẩn gây bệnh, có khi phải nuôi cấy để xác định vi khuẩn.
    3. Nước não tuỷ trong:

    Có khi do lao, virut, phải xét nghiệm để xác định từng loại:
    Hội chứng màng não do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Chẩn đoán hội chứng màng não nhiều khi rất dễ, song chẩn đoán nguyên nhân có khi rất khó.
    Thầy thuốc cần phải xác định lâm sàng, cận lâm sàng, tiền sử bệnh để xác định sớm nguyên nhân, có hướng điều trị.
    V. CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN.

    Thông thường nhất bệnh ở màng não.
    1. Nước màng não có máu:

    Có thể do:
    1.1. Chấn thương sọ não:

    Do ngã hoặc do tai nạn xe cộ. Hoàn cảnh xuất hiện sẽ giúp ta xác định.
    1.2. Chảy máu màng não:

    o Do tăng huyết áp: bệnh cảnh xảy ra đột ngột, ở người đã có tiền sử tăng huyết áp từ lâu. Đo huyết áp thấy khá cao. Thường có phối hợp chảy máu não, lúc ấy có thể thấy tổn thương thần kinh khu trú.
    o Do vở mạch máu trong phình động mạch bẩm sinh: thường gặp ở người trẻ, bệnh ít gặp.
    o Do bệnh máu: có thể do bệnh bạch cầu cấp và mạn tính, bệnh sinh chảy máu (hémogénie).
    Người bệnh chẳng những bị chảy máu màng não mà còn bị chảy máu ngoài da và các phủ tạng khác. Đồng thời có những biểu hiện của bệnh chính.
    2. Nước màng não có mủ:

    Viêm màng não mủ thường do các tạp khuẩn. Các vi khuẩn thông thường nhất là:
    2.1. Não mô cầu:

    Loại này thường nhẹ, những dễ gây thành dịch. Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc tiêu hoá.
    Người bệnh bị sốt cao 39 – 400. có những cơn rét run. Có khi kèm theo ban ngoài da. Hội chứng màng não rõ rệt.
    Chẩn đoán dựa vào chọc dò tuỷ sống.
    Sẽ thấy:
    + Vi khuẩn: soi trực tiếp thấy cầu khuẩn Gram +, hình hạt cà phê.
    + Sinh hoá: Anbumin tăng, Glucoza, ClNa hạ.
    + Tế bào: rất nhiều bệnh bạch cầu, đa số là đa nhân trung tính.
    2.2. Phế cầu:

    Thường gặp ở trẻ con hơn người lớn. Và thường là biến chứng sau viêm xoang, viêm tai, viêm phỗi… Hội chứng màng não đôi khi bị che lấp bởi bệnh tiên phát.
    Chọc tuỷ sống sẽ thấy:
    + Vi khuẩn: soi trực tiếp sẽ lấy loại song cầu (nuôi cấy sẽ thấy chắc hơn).
    + Về sinh hoá và tế bào, giống loại não mô cầu.
    2.3. Tụ cầu và liên cầu:

    Ít gặp hơn. Thường rất nặng. Chẩn đoán cũng dựa vào chọc tuỷ sống, soi trực tiếp hoặc nuôi cấy sẽ thấy rõ loại vi khuẩn gây bệnh.
    Tóm lại, viêm màng não mủ phần lớn do tạp khuẩn, muốn chắc chắn loại nào phải xác định bằng cách trực tiếp hoặc nuôi cấy nước não tuỷ.
    3. Nước não tuỷ trong.

    Có thể gặp trong các bệnh:
    3.1. Lao:

    Thường là lao màng não thứ phát của của một tổn thương lao khác như lao kê, lao phổi, lao sơ nhiễm… Cần phải phát hiện các lao tiên phát và tiến hành các xét nghiệm để phát hiện lao chung như: Xquang phổi, BCG tét, BK trong đờm.
    Xét nghiệm nước não tuỷ sẽ thấy:
    + Về sinh hoá: Anbumin tăng, Glucoza, ClNa: hạ,.
    + Về tế bào: nhiều bạch cầu, đa số là tân cầu.
    + Về vi khuẩn: tìm thấy BK bằng soi trực tiếp, nuôi cấy trong môi trường Loweinstein hoặc tiêm chủng chuột bạch. Đây là xét nghiệm cơ bản để xác định bệnh.
    3.2. Về virut:

    Bệnh cấp nhưng lành tính. xét nghiệm nước não tuỷ sẽ thấy:
    + Về sinh hoá: Glucoza và ClNa bình thường, Anbumin tăng ít.
    + Về tế bào: tăng rất nhiều bạch cầu, phần lớn là tân cầu (có hiện tượng phân ly đạm tế bào).
    Tóm lại hội chứng màng não thường gặp trên lâm sàng. Chẩn đoán xác định tương đối dễ, dựa trên triệu chứng màng não, các triệu chứng chức năng, thực thể. Nhưng muốn chắc chắn phải chọc dò tuỷ sống, nhất là muốn tìm nguyên nhân, không chọc tuỷ sống không thể xác định chắc chắn.
    Để dễ nhớ, có thể theo dõi bảng đối chiều nước não tuỷ bình thường và bệnh lý như sau:
    Bệnh Màu sắc Áp lực Tế bào Anbumin Glucoza ClNa Chú ý
    Bình thường Trong 7 – 20 cm nước 0 – 3 trong 1mm3 14 -45 mg% 50– 75mg%
    >1/2 đường huyết
    700–800mg% Glucoza thay đổi theo glucoza máu
    Lao màng não Trong Tăng Nhiều tân cầu Tăng Giảm Giảm Tìm BK trong nước não tuỷ
    Viêm màng não do virut Trong Bình thường hoặc tăng Rất nhiều tân cầu Hơi tăng Bình thường Bình thường Cấy nước não tuỷ (-)
    U màng não hoặc não Trong Tăng nhiều Bình thường Rất tăng Bình thường Bình thường Chống chỉ định chọc nước não tuỷ
    Chảy máu màng não Đỏ Hơi tăng Nhiều hồng cầu Tăng ít Bình thường Bình thường
    Viêm màng não mủ do tạp khuẩn Đục mủ Tăng nhiều Rất nhiều bạch cầu đa nhân tăng giảm Bình thường hoặc giảm Soi, cấy thấy vi khuẩn
    ads

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    oneone (07-01-2014)

  3. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    HỘI CHỨNG PARINSON

    I. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ.

    Hội chứng Parkinson do tổn thương hệ thống ngoại tháp mà chủ yếu là ở thể vân và liềm đen (locus niger) sinh ra.
    Thể vân có chức năng về vận động: có tác dụng trên trương lực cơ và đóng vai trò trong mọi động tác, nhất là các động tác tự động và các động tác không tự ý.
    Dù nguyên nhân do gì, hội chứng parkinson cũng bao gồm các triệu chứng sau đây:
    II. LÂM SÀNG.

    1. Run:

    Run trong Parkinson có những đặc tính sau đây:
    - Run khi yên tĩnh, mất hoặc giảm khi hoạt động. Trái với run trong tiểu não và bệnh xơ cứng rải rác, thường run lúc hoạt động.
    - Tần số run thường chậm (4-7 lần trong một giây).
    Nhịp điệu và biên độ đều đặn:
    - Khi mệt mỏi hoặc xúc động thì run nhiều. Lúc ngủ không bị run. Khi dùng thuốc loại scopolamin thì đỡ run.
    - Run thường thấy ở các ngọn chi, nhất là các ngọn chi trên. Hiện tượng run này thoạt nhìn có cảm giác như người bệnh đếm tiền hoặc cuộn thuốc lá.
    Cũng có khi run cả hai chi, đầu và hàm.
    2. Cứng cơ:

    Đây là loại co cứng ngoại tháp do sự căng thường xuyên của các cơ. Cứng cơ trong parkinson có những đặc tính sau đây:
    - Ngừng gần như hoàn toàn khi nghỉ ngơi, nhất là khi nghỉ ngơi hoàn toàn làm chùng các cơ của toàn cơ thể, lại xuất hiện khi có hoạt động đây là loại cứng cơ khi hoạt động.
    - Thường bị ở các gốc chi.
    - Trong đoạn chi bị cứng, toàn bộ các cơ đều bị (không trừ nhóm cơ nào, cả cơ gấp lẫn cơ duỗi).
    - Không kèm theo sự tăng phản xạ gân xương, các phản xạ gan bàn chân bình thường.
    Do tính chất co cứng như thế nên chi ở một tư thế bắt buộc. Nếu tay đang ở tư thế gấp, ta kéo căng tay cho thẳng với cánh tay, do cả cơ gấp và cơ duỗi cùng co, nên ta chỉ duỗi ra từng nấc: đó là hiện tượng bánh xe răng cưa.
    - Cuối cùng, sự cứng cơ giảm hoặc mất đi dùng thuốc nhóm scopolamin.
    - Do cứng cơ nên có thể thấy thêm các dấu hiệu sau:
    3. Tăng phản xạ tư thế.

    Ở người bình thường nếu ta thay đổi thụ động một khớp, các cơ trong phạm vi tác dụng của khớp ấy sẽ co lại và giữ cho chi có một tư thế nhất định.
    Ở người Parkinson, sự co cứng cơ tăng lên về cường độ và thời gian. Ví dụ: khi gấp bàn chân, rồi bỏ ra, ta thấy cơ cẳng chân trước vẫn còn co và gân của nó vẫn hằn lên rõ rệt.
    Hoặc khi ta bị xô ra phía trước, ta thường có xu hướng ngã người lại phía sau để giữ ch khỏi ngã. Ở người Parkinson, vẫn có xu hướng giữ ở tư thế bị xô đẩy, nên rất dễ bị ngã.
    4. Động tác chậm chạp:

    Mọi động tác đều chậm và có mức độ.
    -Đi lại chậm chạp và khó khăn: người bệnh đi từng bước nhỏ, thân ngả về phía trước, tưởng như nếu không làm như vậy sẽ bị ngã.
    - Bộ mặt lạnh lùng: các cơ ở mặt ít cử động, làm người bệnh cóbộ mạt lạnh lùng (facíes figé). Người bệnh như buồn rầu.
    - Nói chậm và giọng nói đều đều., đôi khi nói lắp.
    - Viết run, lúc đầu, chữ còn to, sau nhỏ dần, đôi khi không thể viết được.
    5. Mất các động tác tự động:

    Khi đi lại, hai tay không ve vẩy, mà cứng đờ.
    III. CHẨN ĐOÁN.

    1. Chẩn đoán xác định: Dựa trên hai loại triệu chứng:

    -Run.
    -Cứng cơ.
    2. Chẩn đoán phân biệt.

    Ở giai đoạn tiến triển, ít khi lầm với các bệnh khác, trong các thể nhẹ và thoáng qua, cần phân biệt với các bệnh sau đây:
    2.1. Bệnh xơ cứng rải rác:

    Ở đây, run xảy ra lúc hoạt động, đồng thời có giật nhãn cầu, có các rối loạn về tiểu não và bó tháp.
    2.2. Hội chứng tiểu não:

    Run khi có hoạt động, co giật nhãn cầu.
    2.3. Run ở người già:

    Run tăng lên khi có vận động tự ý, không co cứng cơ ngoại tháp kèm theo.
    3. Chẩn đoán nguyên nhân.

    Hai nguyên nhân chính gây ra hội chứng parkinson là xơ cứng động mạch não và viêm não.
    3.1. Xơ cứng động mạch não:

    Thường xuất hiện vào khoảng 50-60 tuổi. Do rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu não, tạo nên những điểm nhũn não ở vùng cấu tạo xám (formation grise) của não giữa. Bệnh tiến triển chậm
    3.2. Sau viêm não:

    Thường là di chứng muộn của viêm trục thần kinh
    Các triệu chứng của Parkinson xuất hiện một vài tháng hoặc một vài năm sau viêm não. Vì thế phải hỏi kỹ tiền sử người bệnh, nhất là thể viêm não nhẹ thoáng qua tưởng như một cúm thường.
    Về lâm sàng, ngoài hội chứng parkinson, còn thấy các di chứng của viêm não như các động tác bất thường, hiện tượng co vặn người (spasme de torsion).
    Ngoài ra có thễ gặp nguyên nhân sau đây:
    3.3. Do chấn thương:

    Chấn thương não kèm theo sốc não như Parkinson ở người đánh quyền anh. Có tác giả cho rằng khoảng 10% các vận động viên quyền anh già, nhất là loại cân nặng, thường bị parkinson.
    3.4. U của thuỳ trán hoặc thể vân.

    3.5. Ngộ độc:

    Ngộ độc sunfua cacbon, oxyt cacbon, mangan…

  4. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị viêm màng não

    Thứ tư, 22/10/2014 10:15
    Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân bị viêm màng não, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ của các cơ sở y tế ngay lập tức.

    Nếu bạn không thể đưa được bệnh nhân đến bệnh viện được thì hãy gọi ngay cho xe cấp cứu.

    Điều trị - tự chăm sóc tại nhà

    - Chăm sóc cấp cứu ban đầu: Trong khi chở bệnh nhân đến bệnh viện hay chờ xe cấp cứu, cần thực hiện những bước sau:

    + Cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt (acetaminophen).+ Đặt bệnh nhân nằm ở nơi ánh sáng dịu (hơi tối), yên tĩnh.+ Nếu bệnh nhân nôn, đặt bệnh nhân nằm nghiêng để tránh hít các chất nôn vào phổi.

    - Chăm sóc tại nhà: chỉ được thực hiện khi bệnh nhân bị viêm màng não do virus nhẹ, và chỉ có thể được chẩn đoán bằng chọc dò dịch não tủy. Nếu được chẩn đoán là viêm màng não do virus, có thể dùng các thuốc giảm đau đầu và hạ sốt. Thường là acetaminophen hoặc các thuốc giảm đau mạnh hơn. Kháng sinh không có ích trong viêm màng não do virus.

    + Nếu bệnh nhân với chẩn đoán viêm màng não do virus được bác sĩ cho về nhà, cần phải được tái khám sau 1 hoặc 2 ngày.

    + Khi Bệnh nhân viêm màng não do virus được điều trị tại nhà, cần chú ý đến những dấu hiệu báo hiệu tình trạng bệnh nhân chuyển biến nặng hơn. Nếu có những dấu hiệu sau, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay:

    - Nôn nhiều hơn hoặc không kiểm soát được.- Đau đầu hoặc sốt nặng hơn.- Đột quỵ.- Yếu hoặc tê tứ chi.- Khó nói, khó nuốt hay khó đi lại.- Lơ mơ hoặc ngủ nhiều quá mức.

    Can thiệp y học

    Việc quyết định xem có cần thiết phải nhập viện hay không đối với những bệnh nhân viêm màng não còn tùy thuộc vào nguyên nhân.Nếu viêm màng não do virus, việc điều trị thường đỡ nặng nề hơn và chủ yếu làm cải thiện các triệu chứng của bệnh nhân. Viêm màng não do virus thường được điều trị tại nhà với acetaminophen và các thuốc giảm đau khác. Kháng sinh không có tác dụng trong điều trị viêm màng não do virus.

    Ở trường hợp viêm màng não do vi trùng, thường bệnh nhân sẽ được nằm ở phòng chăm sóc đặc biệt để được theo dõi trong một khoảng thời gian dài hay ngắn tùy thuộc vào diễn tiến của bệnh. Chăm sóc một bệnh nhân viêm màng não do vi trùng thường bắt đầu với việc đảm bảo bệnh nhân được thở tốt và có huyết áp ổn định.

    - Nếu chẩn đoán chưa chắc chắn, hoặc bệnh nhân mới được dùng kháng sinh, bệnh nhân sẽ được nhập viện để theo dõi và điều trị cho đến khi có chẩn đoán xác định. Và cần phải chọc dịch não tủy lại lần nữa sau 12-24 giờ để xác định lại.
    Theo Sức khỏe và Đời sống

  5. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Di chứng của bệnh viêm màng não mủ, thưa BS?

    Thứ tư, 22/10/2014 09:57
    Viêm màng não mủ là tình trạng viêm mủ ở màng não do nhiễm khuẩn, hay gặp nhất là do vi khuẩn Hemophilus influenzae, sau đó là phế cầu, não mô cầu, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn.

    Chào Bác sĩ!

    Tôi có 2 bé sinh đôi được 6 tháng tuổi, lúc mới sinh cháu rất yếu sau sinh được 3 ngày thì cháu có hiện tượng tím tái và được cấp cứu kịp thời tại bệnh viện phụ sản Hà nội. Được kiểm tra và theo dõi vài ngày thì bác sĩ cho biết cháu bị nhiễm trùng viêm màng não mủ. Nhưng thật may mắn sau 20 ngày điều trị 2 cháu đã qua khỏi. Giờ thì 2 cháu tăng cân đều và phát triển bình thường, lại rất nhanh nhẹn.

    Nhưng tôi lo sợ căn bệnh mà liên quan tới não như vậy sẽ để lại di chứng sau này hoặc cháu không được thông minh như trẻ khác. Tôi thực sự lo lắng. Xin Bác sĩ tư vấn thêm. Chân thành cảm ơn. (Nguyen Hao)


    Chào bạn,

    Viêm màng não mủ là tình trạng viêm mủ ở màng não do nhiễm khuẩn, hay gặp nhất là do vi khuẩn Hemophilus influenzae, sau đó là phế cầu, não mô cầu, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn.

    Ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ (thường dưới 3 tháng) thì nguyên nhân không khác nhau ở các nước: E. coli, liên cầu khuẩn nhóm B, Listeria monocytogen. Các vi khuẩn này có thể từ vị trí tai mũi họng, phổi đi theo đường máu vào trong não hoặc đi theo đường kế cận từ các ổ nhiễm trùng cạnh màng não.

    Viêm màng não mủ có thể để lại những di chứng nặng. Tuy nhiên không phải bé nào bị bệnh cũng sẽ bị di chứng. Khoảng 9% trẻ bị biến chứng có những vấn đề về nhân cách. 28% giảm hoặc mất thính lực, mù, rối loạn về nói, động kinh, chậm phát triển tinh thần vận động. 13% có di chứng mức độ nhẹ hơn.

    Điếc hoặc giảm thính lực là di chứng thường gặp. Các biến chứng rối loạn nhân cách và thần kinh là chậm phát triển tinh thần, vận động, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn hành vi, động kinh, đần độn kèm theo tăng trương lực cơ, xoắn vặn kiểu tổn thương ngoại tháp.

    Hiện nay hai bé nhà bạn đã được 6 tháng tuổi, rất nhanh nhẹ và bình thường là điều đáng mừng, vì như vậy là hai bé đã tránh được những biến chứng xảy ra ngay sau khi bị viêm mang não. Tuy nhiên có những di chứng của viêm màng não mủ chỉ phát hiện được ở độ tuổi lớn hơn. Vì thế bạn cần lưu ý theo dõi sát sự phát triển của hai bé để kịp thời đưa các bé đi khám nếu thấy có dấu hiệu bất thường.

    Chúc hai bé luôn khỏe mạnh!



    Theo BS Nguyễn Vũ Cẩm Tú - Sống khỏe

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •