Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 20 của 31

Chủ đề: Bệnh vẩy nến là gì

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    Bệnh vẩy nến là gì

    Bệnh vẩy nến là gì



    Hình ành bệnh vẫy nến

    Hình ảnh bệnh vẫy nến

    Bệnh Vẩy nến là bệnh khá phổ biến sau bệnh eczema, do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì, theo tài liệu nhiều tác giả nước ngoài trong nội trú chiếm 4-8% ngoại trú 2-7% so với tổng số bệnh ngoài da đến khám và điều trị. Bệnh ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe chung nhưng là bệnh dai dẳng hay tái phát nên ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, học tập, lao động và tâm trí người bệnh.

    Bệnh thường phát về mùa Đông, ở da đầu và mặt ngoài tứ chi, nặng thì có thể phát ra toàn than, có thể kèm theo sung đau các khớp chân.
    Bệnh Vẩy nến còn gọi là Ngân Tiêu Bệnh, Tùng Bì Tiễn, Bạch Thủy, Chủy Phong, Bạch Xác Sang, Tùng Hoa Tiễn. Từ Bạch Chủy đầu tiên xuất hiện trong sách Ngoại Khoa Đại Thành. Sách Phong Môn Toàn Thư Viết: “Vùng tổn thương lõm như đồng tiền lớn, bên trong có màu hồng bên ngoài màu trắng, châm kim vào không chảy ra máu, chảy ra nước màu trắng như màu bạc. Lúc đầu phát ra ở cơ thể rồi sau đó phát ở mặt”.


    Nguyên Nhân gây Bệnh Vẩy nến:

    Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân gây ra Bệnh Vẩy nến. Nhưng người ta biết chắc chắn các yếu tố sau đây làm nên cơ chế sinh bệnh:

    1. Do ngoại tà khách ở bì phụ: Lục dâm (phong, hàn, nhiệt, thấp, thử, táo) xâm nhập vào phần cơ, phu làm cho khí của Phế vệ không được tuyên thông, làm cho kinh lạc bị ngăn trở, ứ đọng lại ở da (phu tấu), không nuôi dưỡng được da gây nên. Sách Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận Viết: “Tấu lý hư yếu, phong và khí xâm nhập vào, huyết ứ lại không nuôi dưỡng được cơ nhục gây nên bệnh”.
    2. Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến Vẩy nến da và khớp.
    3. Do Tình Chí Nội Thương: Thất tình bị ức chế, uất kết lâu ngày hóa thành hỏa, hỏa nhiệt hóa thành độc tả vào phần doanh huyết, bên ngoài ảnh hưởng đến phụ tấu (da), lỗ chân long bị bít lại không thông, khí trệ huyết ứ gây nên bệnh vẩy nến.
    4. Nhiễm khuẩn: vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân lập được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.
    5. Do Trúng Độc: Ăn nhiều thức ăn cay, nóng, tanh, tươi sống, trứng …khiến cho phong bị động, Tỳ Vị không điều hoà, khí trệ không thông, thấp nhiều cùng kết lại, thấm vào tấu lý, gặp phải hàn thấp, khí huyết tương bác nhau gây nên bệnh.
    6. Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên.
    7. Thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn beta kéo dài,lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid.
    8. Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lí hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).
    9. Do Mạch Xung và Nhâm Không Điều Hoà: Mạch Xung và Nhâm liên hệ với tạng Can và Thận, vì vậy kinh nguyệt và sinh dục là yếu tố làm cho mạch Xung và Nhâm không điều hoà, khiến cho âm dương của Can Thận thiên lệch gây nên, biểu hiện bằng âm hư nội nhiệt hoặc do dương hư ngoại hàn, lâu ngày làm cho âm dương đều hư hoặc chân hàn giả nhiệt hoặc chân nhiệt giả hàn.

    Tóm lại, Bệnh Vẩy nến chủ yếu do rối loạn ở phần huyết: huyết nhiệt, huyết táo, huyết ứ. Bệnh lâu ngày làm cho tạng phủ bị ảnh hưởng theo, trong đó chú ý đến Can Thận.


    Nhận diện Bệnh Vẩy nến

    1. Bệnh Vẩy nến ở da: Trên da có các mảng đỏ ranh giới rõ, phía trên có vẩy dầy màu trắng. Khi chạm vào vùng da bị bệnh thì thấy khô, cứng. Khó xác định hơn nếu thương tổn chỉ có ở đầu do tóc che khuất cho nên cần chú ý: nếu thấy ở đầu tự nhiên thấy gầu nhiều và dầy lên so với trước đây.

    2. Bệnh Vẩy nến ở móng: Móng dầy hoặc có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng.

    3. Bệnh Vẩy nến ở khớp: Các khớp bị biến dạng, bệnh nhân khó vận động.

    4. Bệnh Vẩy nến thể mủ: Trên da có các mụn mủ khô và nông.

    5. Bệnh Vẩy nến thể đỏ da toàn thân.

    6. Bệnh Vẩy nến Thể Phong Nhiệt: Những nốt chấm xuất hiện nhiều, liên tục, lâu ngày to dần, mầu trắng đục, ngứa nhiều, mọc ở tay chân hoặc ở đầu, mặt, râu, gây hoại tử da sau đó có chấm xuất huyết. Kèm ngứa, sốt, khát, họng khô, đau, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi hơi vàng.

    7. Bệnh Vẩy nến Thể Phong Huyết Táo (gặp ở thể bệnh kéo dài): Nhiều nốt ban chẩn mới ít xuất hiện, những nốt cũ mầu hơi đỏ, ngứa, mặt da khô, lưỡi ít tân dịch, rêu lưỡi hơi vàng mà khô.

    8. Bệnh Vẩy nến Thể Phong Hàn: Nhiều vết chấm xuất hiện giống như đồng tiền hoặc từng mảng mầu hồng, trên mặt mụn có thể thối nát, phát bệnh quanh năm. Từ mùa đông đến mùa hè thường tự bớt hoặc giảm ẩn đi, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt.

    9. Bệnh Vẩy nến Thể Thấp Nhiệt: Nhiều vết chấm xuất hiện giống như nước trong lỗ rỉ ra, xuất hiện ở bên dưới bầu vú, vùng hội âm, khuỷ tay, hố mắt, vùng sinh dục, mầu da có mầu hồng xám, thường gom lại thành mảng lớn, vùng tổn thương chảy nước mầu trắng đục, hơi ngứa, miệng khô, không khát, cơ thể nóng, mệt mỏi, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi vàng hoặc có ngấn bệu.

    10. Bệnh Vẩy nến Thể Huyết Nhiệt: Mới phát hoặc tái phát không lâu, vết sần nổi lên như dạng đồng tiền hoặc như bùn, thường nổi hạt nhỏ như ban chẩn, to nhỏ không đều, mầu hồng tươi, mọc nhiều ở tứ chi, có thể mọc ở vùng đầu và mặt trước, bề mặt của vết sần có mầu trắng đục, khô, vỡ nát có khi có rướm máu, kèm ngứa, tâm phiền, khát, táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi hơi vàng

    11. Bệnh Vẩy nến Thể Huyết Ứ: Vết ban mầu đỏ tối hoặc tím, to nhỏ không đều, bề mặt hơi lõm, khô trắng đục, không bong da, có một ít vết ban nhỏ mới xuất hiện kèm theo ngứa hoặc không ngứa, miệng khô, không muốn uống, lưỡi đỏ tối hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng nhạt hoặc hơi vàng.

    12. Bệnh Vẩy nến Thể Huyết Hư: Cơ thể vốn suy yếu, bệnh kéo dài lâu ngày, da chuyển sang trắng bệch, nhiều vết ban có dạng giống như từng mảng hoặc phát ra toàn thân, mầu hồng nhạt ướt hoặc nhạt tối, bong da có những vết ban mới xuất hiện, ngứa, nặng hoặc nhẹ mầu da cũng không thay đổi, kèm chóng mặt, ít ngủ, ăn uống kém, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi ít, ít tân dịch.

    13. Bệnh Vẩy nến Mạch Xung Nhâm Không Điều Hoà: Da nổi nhiều nốt sẩn đặc biệt vào thời kỳ kinh nguyệt, có thai, sinh đẻ, đa số trước khi có kinh, đang có thai và trước khi sinh thì phát nặng hơn, có một ít sau khi có kinh và sau khi sinh mới phát. Toàn thân nổi lên những vết ban mọc thành đám, mầu đỏ tươi sau đó trở thành trắng đục, lúc mới phát có những vết xuất huyết. Toàn thân hơi ngứa,tâm phiền, miệng khô, đầu váng, lưng đau, lưỡi đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng.

    14. Bệnh Vẩy nến Nhiệt Độc Thương Doanh: Phát bệnh nhanh, toàn thân đều nổi ban đỏ, đỏ tím, đỏ sẫm, nóng, ấn vào thì nhạt mầu, sưng phù, bong da, toàn thân sốt cao, sợ lạnh, tâm phiền, khát, tinh thần uể oải, tay chân không có sức, lưỡi đỏ sẫm, ít tân dịch.
    Bệnh này vào mùa khô thì phát triển mạnh hơn, gây đau đớn cho bệnh nhân khi vùng da nhiễm bệnh bị va chạm hoặc có hiện tượng chảy máu chỗ da bị nứt. (đôi khi nhầm với bị nứt nẻ da, cũng hay gặp ở mùa khô)

    Cần phân biệt với:

    +) Bạch Tiêu Phong (Can Tính Bì Chỉ Dật): Xuất hiện nhiều ở vùng đầu, thường có mầu trắng tro hoặc đục như mỡ, lâu ngày gây nên hói (rụng) tóc.

    +) Phong Nhiệt Sang (Mai Côi Đường Chẩn): nốt ban chủ yếu ở vùng khô, có hình tròn, hơi trắng bạc, có thể tự khỏi.

    +) Hồ Niệu Thích (Mao Phát Hồng Đường Chẩn): vết ban phía trên có đầu nhỏ mầu trắng đục, không làm trắng da và không rướm máu.

    +) Vảy nến thể chấm giọt: cần phân biệt với sẩn giang mai II (cộm, màu đỏ sẫm, có viền Biệt), Á vảy nến thể giọt (vảy màu nâu, cậy bong ra thành một lớp như gắn xi).

    +) Ở da đầu, da mặt trẻ em cần phân biệt với á sừng liên cầu.

    +) Ở các móng cần phân biệt với nấm móng.

    +) Ở nếp kẽ phân biệt với hăm kẽ, loét kẽ.



    Những điều cần tránh với Bệnh Vẩy nến

    Nhìn vào 5 yếu tố làm nên cơ chế sinh bệnh mà ta phải:

    1. Tránh căng thẳng (stress)

    2. Tránh kì cọ và bóc da (hiện tượng Kobner)

    3. Tránh để vùng da bị bệnh tiếp xúc với các chất có tính bazơ cao như xạt phòng, vôi,... vì khi đó vùng da nhiễm bệnh sẽ mở rộng ra.

    4. Cẩn thẩn khi dùng thuốc nếu mắc thêm các bệnh về tim mạch.

    5. Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai, mũi, họng.

    6. Tránh rượu: Vì rượu làm bệnh nặng lên và tương kị với các thuốc điều trị.

    7. Nên lạc quan với bệnh tật: do bệnh lành tính và phổ biến, khoa học tiến bộ không ngừng trong việc tìm ra nguyên nhân đích thực của bệnh và hàng năm đều ra đời các thuốc và phương pháp chữa bệnh mới có hiệu quả hơn. Hãy tin tưởng rằng trong tương lai không xa bệnh vẩy nến sẽ có các đột phá mới.

    8. Tránh gây trầy xước da ở vùng này, sẽ gây nhiễm trùng, vết thương trở lên đau đớn. Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc bôi dưỡng da, cần phải xem kĩ các loại thuốc bôi dưỡng da có ảnh hưởng đến vùng da bị bệnh hay không.


    Điều Trị Bệnh Vẩy nến

    Nhà thuốc Phúc Thanh Đường có bài thuốc đặc hiệu cho bệnh nhân dùng kết hợp thuốc bôi và uống. Thuốc bôi dùng ngoài da dưới dạng thuốc nước bôi ngấm sâu vào vùng da bị bệnh và thuốc mỡ bôi phủ lên có làm mềm lớp vẩy bên ngoài sau đó bong ra. Thuốc uống trị bên trong cơ thể có tác dụng thanh nhiệt giải độc giúp chữa tận gôc Bệnh Vẩy nến.


    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    [COLOR=#666666 !important]Trần phi công: [/COLOR]Tôi bị bệnh vẩy nến, chủ yếu trên da đầu. Tôi muốn hỏi nguyên nhân gây bệnh, có thể chữa khỏi không? Liệu tôi có thể dùng dầu gội đầu thông thường không?

    Chào bạn
    Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da mạn tính và hoàn toàn không phải là bệnh lây nhiễm như nhiều người lầm tưởng. Người ta thấy rằng, có khoảng 1 – 3% dân số thế giới mắc bệnh này và người da trắng thường có tỷ lệ mắc nhiều hơn người da màu ở mọi độ tuổi, nhưng thường thấy từ tuổi lên 2 cho đến 40. Dù được đầu tư nghiên cứu nhưng nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được sáng tỏ.
    Nhiều nghiên cứu cho rằng, bệnh liên quan rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Ngoài ra, một số yếu tố ngoại sinh khiến bệnh nặng thêm như stress, nghiện bia rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khí hậu, môi trường…
    Các nhà nghiên cứu chia bệnh vẩy nến thành 2 thể chính: Thể thông thường và thể đặc biệt. Ở thể thông thường, có các thể như: Thể giọt, thể đồng tiền, thể mảng, vảy nến ở đầu, vẩy nến đảo ngược… Thể đặc biệt ít gặp hơn nhưng khó điều trị hơn. Đó là các thể: Vảy nến thể mủ, vẩy nến thể móng khớp, vẩy nến thể đỏ toàn thân.
    Về điều trị, chưa có phương pháp nào đặc hiệu để điều trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Hầu hết chỉ định điều trị chỉ làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, những năm gần đây, có nhiều loại thuốc mới được áp dụng để điều trị toàn thân và tại chỗ có tác dụng tốt, bệnh ổn định lâu dài. Trong điều trị bệnh vẩy nến, một điều rất quan trọng là bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng thuốc khi thấy triệu chứng giảm. Cần tuân thủ tuyệt đối chế độ điều trị theo từng giai đoạn bệnh.

    Khi mắc bệnh vẩy nến, cách giúp giảm bệnh hiệu quả được các bác sĩ da liễu khuyên dùng là bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da. Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Không tắm nước quá nóng, xà phòng quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Ngay sau khi tắm xong, cần thoa kem làm ẩm da.
    Đối với bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến ở vùng da đầu, không nên sử dụng dầu gội thông thường. Hiện nay, có nhiều chế phẩm dầu gội chuyên biệt dành cho người mắc bệnh này. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ da liễu điều trị về loại dầu phù hợp nhất đối với tình trạng da của bạn. Thân ái
    Chuyên viên da liễu

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh vẩy nến


    Bệnh vẩy nến (Psoriasis) được biết đến từ thời thượng cổ và là một trong những bệnh da rất hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Theo thống kê, tỷ lệ bệnh vẩy nến khác nhau tùy từng vùng, từng châu lục, song nó dao động trong khoảng 1-3% dân số.

    PGS. TS. Trần Hậu Khang

    Mặc dù đã được nghiên cứu từ lâu, song cho đến nay nguyên nhân và sinh bệnh học của bệnh vảy nến vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ. Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Ngoài ra một số yếu tố có ảnh hưởng, kích thích và làm bệnh tiến triển nặng thêm cũng được đề cập. Đó là các yếu tố: Stress, nghiện bia, rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khí hậu, môi trường…
    Một điều khẳng định chắc chắn là bệnh vẩy nến không phải là bệnh lây lan như bao người nhầm tưởng.

    1. Biểu hiện của bệnh vẩy nến là gì ?

    • Thương tổn da: Hay gặp và điển hình nhất là các dát đỏ có vẩy trắng phủ trên bề mặt, vẩy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như giọt nến (Vì vậy có tên gọi là “Vẩy nến”). Kích thước thương tổn to nhỏ khác nhau với đường kính từ 1- 20 cm hoặc lớn hơn.
    • Vị trí điển hình nhất của các dát đỏ có vẩy là vùng tì đè, hay cọ xát như: khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển các thương tổn có thể lan ra toàn thân.
    • Thương tổn móng: Có khoảng 30% - 40% bệnh nhân vẩy nến bị tổn thương móng tay, móng chân. Các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, dễ mủn hoặc mất cả móng.
    • Thương tổn khớp: Tỷ lệ khớp bị thương tổn trong vẩy nến tùy từng thể. Thể nhẹ, thương tổn da khu trú, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân có biểu hiện khớp. Trong khi đó ở thể nặng, dai dẳng có đến 20% bệnh nhân có thương tổn khớp. Biểu hiện hay gặp nhất là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn … Một số bệnh nhân thương tổn da rất ít nhưng biểu hiện ở khớp rất nặng, đặc biệt là khớp gối và cột sống.


    2. Vẩy nến có bao nhiêu thể ?

    • Tùy theo tính chất, đặc điểm lâm sàng, người ta chia vẩy nến làm 2 thể chính: Thể thông thường và thể đặc biệt.
    • Trong thể thông thường, dựa vào kích thước, vị trí của thương tổn da, người ta phân làm các thể như: Thể giọt, thể đồng tiền, thể mảng, vẩy nến ở đầu, vẩy nến đảo ngược, …
    • Thể đặc biệt ít gặp hơn nhưng nặng và khó điều trị hơn. Đó là các thể: Vẩy nến thể mủ, vẩy nến thể móng khớp, vẩy nến thể đỏ da toàn thân.
    • 3. Bệnh tiến triển trong bao lâu ?
      Bệnh vẩy nến tiến triển lâu dài, nhiều đợt. Có khi sau một thời gian điều trị, bệnh ổn định, nhưng nếu không duy trì chế độ điều trị, sinh hoạt, làm việc hợp lý thì các thương tổn lại tái phát.
      4. Điều trị bệnh vẩy nến như thế nào ?
      Cho đến nay chưa có một phương pháp nào đặc hiệu để điều trị khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến. Tuy nhiên trong những năm gần đây nhiều thuốc mới đã được áp dụng để điều trị toàn thân và tại chỗ có tác dụng rất tốt, bệnh ổn định lâu dài.
      4.1. Điều trị tại chỗ : Bôi các thuốc sau đây:
      • Mỡ Salicylé 2%, 3%, 5% có tác dụng bong vẩy, bạt sừng.
      • Mỡ Corticoid : Eumovate, Diprosalic, … có tác dụng chống viêm rất tốt, thương tổn mất rất nhanh. Tuy nhiên không nên lạm dụng bôi nhiều và dài ngày vì sẽ gây biến chứng làm bệnh nặng thêm.
      • Mỡ có Vitamin A axit như: Differin, Isotrex, Erylick...: Có tác dụng bình thường hóa quá trình sừng hóa của da.

      4.2. Điều trị toàn thân: Có thể dùng các thước sau đây:

      • Vitamin A axit: Soritane, Tigasone...
      • Methotrexate.
      • Cyclosporin...

      Các thuốc này có tác dụng rất tốt, nhưng có nhiều tác dụng phụ như có thể gây quái thai, hạ bạch cầu, rối loạn chức năng gan, thận, ... Vì vậy cần được chỉ định đúng và theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị.
      • Corticoid và bệnh vẩy nến: Các Corticoid dùng đường uống ( Prednisolone, Medrol...) hoặc tiêm tĩnh mạch ( Methylprednisolone) đều có tác dụng tốt, nhanh. Nhưng chỉ nên áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt trong một thời gian ngắn và phải được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu lạm dụng dùng liều cao kéo dài bệnh sẽ tái phát nặng và có thể gây nhiều biến chứng trầm trọng.

      4.3. Trị liệu bằng ánh sáng (Phototherapy)

      • Có thể phối hợp các phương pháp trên với chiếu tia cực tím có bước sóng khác nhau (UVA, UVB) cũng có kết quả rất tốt và kéo dài thời gian ổn định bệnh.
      • Đặc biệt hiện nay phương pháp PUVA (Psoralene Ultraviolet A) đang được áp dụng để điều trị bệnh vẩy nến các thể khác nhau và có kêt quả rất khả quan.
      • 4.4. Phương pháp sinh học (Biotherapy)
        Trong những năm gần đây người ta đã tổng hợp được nhiều chất sinh học có tác dụng tốt trong điều trị bệnh vẩy nến như: Efanecept, Alefacept, Efalizumab, ... Nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp, Uc... đã áp dụng phương pháp này và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên phương pháp này vừa đắt tiền vừa có một số tác dụng phụ nên chưa được áp dụng rộng rãi.
        5. Tư vấn:
        Một điều vô cùng quan trọng là trong quá trình điều trị cần phải tư vấn cho bệnh nhân. Vì tiến triển của bệnh vẩy nến thất thường, dai dẳng nên cần khuyên bệnh nhân không được lơ là, tự động bỏ thuốc khi thấy thương tổn đã giảm. Hướng đẫn bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị theo từng giai đoạn bệnh, đồng thời phải hạn chế bia, rượu, thuốc lá, tránh các stress và điều trị triệt để các bệnh mạn tính khác nếu có. Có như vậy mới tránh được các biến chứng và bệnh sẽ ổn định lâu dài.
        PGS. TS. Trần Hậu Khang



  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phương pháp đẩy lùi bệnh vẩy nến hiệu quả.

    Thứ Hai, ngày 21/10/2013 08:00 AM (GMT+7)
    Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh da rất hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, nếu không được kiểm soát, vẩy nến sẽ dễ tái phát và ngày càng nặng thêm.
    Tuy nhiên, nhờ có phương pháp điều trị đúng đắn mà rất nhiều bệnh nhân đã đẩy lùi được căn bệnh này, trong đó có chị Phạm Thị Minh Thu (TP. Điện Biên, tỉnh Điện Biên) và chị Trần Thị Bích Thảo (Thị trấn Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ).Cả hai đều mắc bệnh vẩy nến từ lâu. Trước tiên, chị Thu bị bong vẩy ở đầu. Đi khám tại một Trung tâm da liễu ở địa phương, bác sĩ cho biết chị bị vẩy nến và kê thuốc bôi nhưng bệnh càng nặng thêm, rất rát, bong nhiều vẩy, cạy ra thì thấy có màu hồng ở dưới. Sau đó, bệnh lan rộng ra tai, cổ chân, nhất là hai bên mặt ngoài đùi chân và tay.
    Ảnh minh họa
    Với trường hợp của chị Trần Thị Bích Thảo, cũng bị bệnh vẩy nến hành hạ suốt nhiều năm, chị đã phải rất cố gắng để đối diện với căn bệnh này: “Ban đầu tôi thấy trên đầu có những nốt mẩn nhỏ, bong vẩy trắng. Sau lan xuống cổ, lưng, chân, tay, da mẩn đỏ, rất khó chịu và mất thẩm mỹ. Gia đình đã đưa tôi đi thăm khám chữa ở rất nhiều nơi nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Tôi rơi vào tâm trạng hoang mang, chán nản”.May mắn đã đến khi chị Thu và chị Thảo biết tới Kim Miễn Khang - sản phẩm thiên nhiên hàng đầu giúp hỗ trợ điều trị vẩy nến: “Uống Kim Miễn Khang hết tháng thứ 3, những chỗ bị bệnh đỡ hẳn bong vẩy và chuyển sang màu đỏ, phần da lần sần đã nhẵn. Hiện tại, khi đang dùng Kim Miễn Khang đến hộp thứ 50, bệnh vẩy nến của tôi đã khỏi được khoảng 80-90%. Da gần như không còn nốt đỏ và bong vẩy nữa, nhẵn nhụi, chuyển sang màu nâu thâm, có chỗ đã chuyển sang màu trắng gần như bình thường”- chị Thu cho biết. Còn với chị Thảo, sau gần 3 tháng uống sản phẩm Kim Miễn Khang, bệnh của chị đỡ được khoảng 95%, các nốt mẩn ngứa, vẩy nến gần như đã hết hẳn, giờ chỉ còn một vài nốt lưa thưa trên đầu.Như vậy, nhờ biết và sử dụng sản phẩm Kim Miễn Khang mà chị Thu và chị Thảo đã kiểm soát được bệnh vẩy nến một cách hiệu quả, tìm lại niềm vui trong cuộc sống. Theo PGS.TS Phạm Văn Hiển - Nguyên Chủ tịch hội Da liễu Việt Nam: “Kim Miễn Khang có thành phần gồm các thảo dược như: nhàu, sói rừng… giúp điều biến miễn dịch, rất tốt cho các bệnh tự miễn, trong đó có vẩy nến”.


    HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VẨY NẾN HIỆU QUẢ BẰNG KIM MIỄN KHANG
    Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng giúp chống tự miễn, kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,… giúp tăng cường năng lượng tế bào, điều hòa hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh tự miễn như vẩy nến, lupus ban đỏ, xơ cứng bì,… mà không gây tác dụng phụ.
    Nghiên cứu về hiệu quả của Kim Miễn Khang đối với bệnh lupus ban đỏ, vẩy nến đang được tiến hành tại bệnh viện Da liễu TƯ và được rất nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân tin tưởng sử dụng.
    Điện thoại tư vấn: 04.3775.7066 / 08.3977.0707

    Thu Hương (Nguồn: vaynen.vn/)

  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Những hiểu lầm về bệnh vẩy nến

    (Dân trí) - Bệnh vẩy nên còn được gọi là “ung thư không chết”. Ngày 29/10 hàng năm là “ngày bệnh vẩy nến toàn cầu”. Các chuyên gia của Trung Quốc đã đăng đàn trả lời trực tuyến các vấn đề liên quan đến bệnh vấy nến- ung thư không chết.




    1/3 người mắc là do di truyền

    Theo dự toán chưa hoàn chỉnh, tỉ lệ người mắc bệnh vẩy nến khoảng 2%, khắp thế giới có 125 triệu người bị bệnh này, Trung Quốc là 0,47 %, khoảng 650.000 người.

    Vẩy nến là một bệnh viêm da mãn tính thường gặp, dễ tái phát do nhiều nguyên nhân, đa phần nặng hơn hoặc phát bệnh nhiều hơn vào mùa thu, mùa đông.

    Nguyên nhân chính gây bệnh vẩy nến là di truyền, chiếm 1/3 người mắc bệnh, tuy nhiên tỉ lệ phát bệnh nặng hay nhẹ có liên quan mật thiết đến môi trường sinh hoạt.

    Lây nhiễm là nguyên nhân thường gặp của vẩy nến, bao gồm vi khuẩn, nấm, cơ thể tác dụng không hoàn toàn rõ rệt. Nghiên cứu liên quan chứng minh, rối loạn trao đổi chất béo có liên quan đến bệnh vảy nến, nhưng cơ chế tác động còn chưa rõ ràng.

    Bênh vẩy nến có tính tương quan rõ ràng với mùa, nghiên cứu chứng minh, tỉ lệ phát bệnh nhiều nhất vào mùa đông và dịp Tết. Ngoài ra bệnh vẩy nến cũng có liên quan đến cả hút thuốc, uống rượu và yếu tố tinh thần.

    Chuyên gia khuyến cáo người bị vẩy nến nên hạn chế hút thuốc vì thuốc lá có thể kích hoạt tế bào trung tính hoạt động hóa giải oxydase, thay đổi sự trao đổi ô xy của thực bào, tăng phản ứng viêm, thúc đẩy giải phóng acid, làm bệnh nặng thêm.

    4 hiểu nhầm lớn về bệnh vẩy nến

    Bệnh vẩy nến rất ngoan cố, khó chữa tận gốc, mặc dù không trực tiếp nguy hại đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống, vì vậy mới được xưng danh là “ ung thư không chết”. Tuy nhiên cũng có rất nhiều hiểu nhầm về bệnh này.

    Vẩy nến lây nhiễm: Nhìn thấy bộ dạng người bị vẩy nến tróc da, rụng lả tả trên cơ thể, không ít người cố ý tránh xa, giống như tránh xa bệnh truyền nhiễm. Trên thực tế, bệnh vẩy nến không lây nhiễm, đây là sự thực đã được chứng minh.

    Vẩy nến chữa trị không được: Mặc dù bệnh này có nhiều đặc tính dễ tái phát, nhưng chuyên gia chỉ ra, chỉ cần người bệnh tiến hành theo đúng quy phạm của khoa học sẽ có hiệu quả tốt. Đồng thời kết hợp với bác sỹ điều trị, chú ý giữ tâm trạng và trạng thái sinh hoạt thường ngày tốt, sạch sẽ.

    Vái tứ phương: Nhiều người bệnh nghe thầy lang kia “chữa là hết bệnh” chạy tới, nghe bà lang nọ có thuốc hay lại tìm sang… mà không biết rằng chữa trị bệnh vẩy nên rất phức tạp. Việc thiếu lòng tin vào sự kiên trì lâu dài, vội vàng đi tìm thầy lang, thuốc tốt, thậm chí tin vào lời tuyên truyền “chữa một lần là khỏi” sẽ khiến họ dễ bị lừa.

    Tin quảng cáo lạm dụng thuốc: Nhiều năm trở lại đây không ít người bị vẩy nến đều có hiện tượng đang kiên trì chữa trị nhưng bệnh ngày càng nặng, mảng tróc da ngày càng nhiều, chỉ vì tin vào quảng cáo, lạm dụng thuốc uống và bôi. Không ít người kiên trì chữa trị mấy năm, thậm chí mười mấy năm nhưng rồi tin vào mê tín làm cho da một diện tích da rộng lớn bị tổn thương trầm trọng.

    Tùng Đan
    Tổng hợp theo xinhua, people

  6. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh vẩy nến – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Bệnh vẩy nến là một loại bệnh không lây lan. Trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc, vẩy nến thường không gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe tổng quát. Nếu có, chỉ là một chút ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền lo âu vì da chẳng giống ai.


    Bệnh nhẹ khi dưới 2% da bị ảnh hưởng, trung bình khi da có dấu hiệu bệnh từ 3 đến 10% và nặng khi vẩy bao phủ 10% da.
    Tế bào ở các vẩy tăng sinh rất mau, chưa kịp rụng đã ra lớp khác nên các vẩy chùm đè lên nhau. Bệnh gây khó chịu nhất khi xuất hiện ở da đầu, bìu dái, bàn tay, bàn chân và móng tay. Vẩy nến ở lòng bàn tay, bàn chân gây nhiều khó khăn cho người bệnh khi đi đứng, lao động chân tay. Xương khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, lưng quần và cổ cũng thường bị ảnh hưởng và gây ra trở ngại di động, làm việc cho người bệnh.
    Vẩy nến là bệnh mãn tính, tồn tại suốt đời. Bệnh nhân cần thường xuyên điều trị, đôi khi bệnh trầm trọng, cần nhập viện, y phí khá tốn kém.
    Nguyên nhân
    Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được biết rõ. Có giải thích cho rằng bệnh gây ra do một sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch, đặc biệt là các bạch cầu loại T. Bình thường, các tế bào này tuần hành theo máu khắp cơ thể để truy lùng, tiêu diệt các sinh vật hoặc hóa chất gây bệnh. Trong bệnh vẩy nến, bạch cầu T tấn công nhầm các tế bào biểu bì, tưởng chúng là thù địch. Bị kích thích, biểu bì tăng sinh rất nhanh trong vòng vài ba ngày, thay vì cả tháng như thường lệ. Không tróc kịp, các tế bào này và T cell xếp thành từng lớp vẩy trên da. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn vẫn còn trong vòng bí mật và diễn tiến bệnh tiếp tục nếu không được điều trị. Cũng có giải thích bệnh có tính cách thừa kế di truyền và nhiều người trong một gia đình có thể cùng bị bệnh.
    Một số yếu tố có thể khiến bệnh phát ra là:
    -xúc động tâm lý mạnh ảnh hưởng lên hệ miễn dịch, có thể kích thích bệnh xuất hiện lần đầu hoặc tăng mức trầm trọng của bệnh đang tiến triển.
    -chấn thương liên tục trên da như vết trầy, vết cắt, cháy da;
    -nhiễm độc da hoặc cuống họng, nhiễm HIV
    -tác dụng của một vài dược phẩm như thuốc chống sốt rét, thuốc trị tâm bệnh lithium, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker.
    -tiêu thụ nhiều rượu hoặc thuốc lá
    -mập phì
    -thời tiết lạnh hoặc do một vài thực phẩm.
    Vẩy nến không lây lan vì không phải là bệnh truyền nhiễm.
    Mặc dù vẻ dáng vẩy coi “dị hợm”, nhưng người bệnh không là hiểm họa cho sức khỏe và sự an toàn của người khác.
    Nguyên nhân làm bệnh vảy nến tái phát?
    Trong khi những nguyên nhân tiềm tàng của bệnh vảy nến bắt nguồn từ hệ miễn dịch của cơ thể, những tác nhân kích thích nhất định có thể làm cho bệnh nặng hơn và tái phát. Bao gồm:
    . Thời tiết khô và lạnh. Thời tiết như thế có thể làm da bạn bị khô, làm cơ hội cho bệnh tái phát cao hơn. Ngược lại, thời tiết nóng, nhiều nắng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh ở đa số người.
    . Căng thẳng. Mắc bệnh vảy nến có thể tự gây ra căng thẳng và bệnh nhân thường báo cáo rằng các triệu chứng của bệnh bộc phát đặc biệt trong suốt thời gian căng thẳng đó.
    . Một số loại dược phẩm. Những loại thuốc nào đó, như là lithium (một cách điều trị phổ biến cho rối loạn lưỡng cực), thuốc sốt rét, và một vài loại thuốc beta-blocker (dùng để trị chứng cao huyết áp, bệnh tim, và một số chứng loạn nhịp tim) có thể làm bệnh vảy nến bộc phát.
    . Nhiễm trùng hay bệnh. Những loại bệnh nhiễm trùng nào đó, như viêm họng hay viêm amiđan có thể gây bệnh vảy nến giọt (guttate psoriasis) và những loại bệnh khác. Bệnh vảy nến có thể nặng thêm ở những người mắc bệnh HIV.
    . Tổn thương da. Ở một số người mắc bệnh vảy nến, tổn thương da – bao gồm đứt, bầm tím, bỏng, u bướu, tiêm chủng, vết xăm và những loại khác – có thể làm cho bệnh vảy nến bộc phát ở nơi bị tổn thương. Tình trạng này được gọi là “hiện tượng Koeboner”.
    . Chất có cồn. Sử dụng chất có cồn có thể gia tăng nguy cơ tái phát bệnh, chí ít là ở đàn ông.
    . Hút thuốc. Một số chuyên gia cho rằng hút thuốc có thể làm bệnh vảy nến nặng thêm.
    Triệu chứng của bệnh vẩy nến bao gồm:
    - Các tế bào da chết dày lên, những nốt vẩy da gây ngứa, các vẩy như vẩy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vẩy có màu hồng còn phía trên vẩy da thì màu trắng.
    - Các vẩy này phát triển trên da đầu, đầu gối, khuỷu tay, phần trên của thân là nhiều. Tuy nhiên, khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, thì các vẩy trở nên dày hơn, sần sùi và không màu.
    - Những vẩy như vẩy cá, màu đỏ gây tổn thương da ở lòng bàn tay với các mụn nhỏ là dấu hiệu của vẩy nến ở lòng bàn tay, và xuất hiện dấu hiệu tương tự gọi là vẩy nến ở bàn chân. Và nó liên quan đến các khớp, dễ phát triển thành bệnh viêm khớp vẩy nến.
    Triệu chứng của bệnh viêm khớp vẩy nến bao gồm:
    - Các khớp trở nên đau, cứng nhắc, không linh hoạt và yếu đi.
    - Làm giảm khả năng vận động
    - Các móng tay chân sần sùi, và thay đổi theo hướng xấu đi.
    Nếu thấy các dấu hiệu trên thì có đến 80% khả năng bạn mắc bệnh viêm khớp vẩy nến.
    Điều trị – Điều trị vẩy nên là cả một thách thức với mục đích chính là gián đoạn sự tăng sinh quá nhanh của tế bào biểu bì, giảm viêm da, vẩy nến.
    Có nhiều phương thức trị liệu khác nhau. Bác sĩ sẽ lựa phương thức thích hợp cho từng bệnh nhân và tùy theo bệnh nặng hay nhẹ. Hiện nay không có trị liệu dứt được bệnh vẩy nến, mà chỉ làm dịu tạm thời.
    Các phương thức đó là:
    1- Thuốc thoa ngoài da:
    Với dạng bệnh nhẹ, thuốc thoa trên da có thể giải quyết vấn đề. Bệnh nặng hơn, cần phối hợp với thuốc uống hoặc chích.
    a-Thuốc Corticosteroids như Ultravate, Tenovate, Psorcon, rất công hiệu và thường được dùng ở trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình.
    b-Thuốc Donovex thuộc nhóm Vitamin D tổng hợp làm giảm viêm và ngăn sự tăng sinh tế bào da.
    c-Thuốc Retinoid từ sinh tố A như Tazorac.
    d-Nhựa than đá (Coal Tar) được dùng để trị vẩy nến từ thuở xa xưa để giảm viêm ngứa. Thuốc khá công hiệu, ít tác dụng phụ nhưng có mùi khó chịu lại dính quần áo khó coi.
    2- Quang trị liệu với ánh sáng mặt trời, các tia tử ngoại B (UBV), quang hóa trị liệu PUVA (Psoralen Plus Ultraviolet A), laser xung nhuộm màu tía (Pulsed Dye Laser).
    3- Dược Phẩm – Có nhiều dược phẩm đặc trị bệnh vẩy nến:
    a- Rheumatrex (Methotrexate). Thuốc này được dùng trong trường hợp bệnh nặng, tái phát và không bớt sau khi dùng các phương thức khác. Thuốc phải do bác sĩ quyết định và theo dõi sau khi đã chẩn định bệnh bằng sinh thiết mô bào. Thuốc có nhiều tác dụng phụ mạnh.
    b- Neoral (Cycloporine) Thuốc dùng khi bệnh nặng, không thuyên giảm với PUVA, Retinoid hoặc Methotrexate. Thuốc có thể gây ra cao huyết áp và bệnh thận.
    c- Retinoid uống (Acitretin), Tegison cho các trường hợp vẩy nến trầm trọng.
    d- Dược phẩm sinh học Alefacept (Amevive), etanercept (Enbrel), infliximab (Remicade).
    Đây là các loại thuốc chích có tác dụng trên tế bào miễn dịch T cell để trị bệnh được nghi là do miền dịch gây ra và được dùng khi các trị liệu khác không thành công.
    Kết luận
    Vẩy nến là bệnh hơi khó trị, cần kiên nhẫn. Bác sĩ lo chọn lựa thuốc, bệnh nhân cũng cần hợp tác với bác sĩ và tự chăm sóc bệnh của mình.
    -Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.
    -Pha dầu tắm như Epson, Dead Sea salt, dầu thực vật trong bồn nước, ngâm mình khoảng 15 phút cho da mềm.
    -Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.
    -Nhớ thoa và dùng thuốc trị bệnh do bác sĩ chỉ định
    -Giữ hẹn tái khám để bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh, thay đổi trị liệu.
    -Phơi nắng nhẹ cũng giúp phần nào nhưng đừng để da cháy nắng
    -Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm.
    -Tìm hiểu thêm về bệnh để biết cách chăm sóc, tránh tái phát hoặc trầm trọng hơn.
    Đôi khi người bệnh cũng nên có thái độ hòa hoãn, sống chung hòa bình với Vẩy Nến, một bệnh tương đối lành tính, tuy khó chữa, nhưng không gây hậu quả hiểm nghèo như nhiều bệnh khác.
    BACSI.com (Theo Suckhoe365)

  7. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phải làm gì khi mắc bệnh vảy nến?

    Cháu năm nay 25 tuổi. Cháu mắc bệnh vảy nến từ năm 10 tuổi. Bệnh làm cháu mất tự tin khi giao tiếp cũng như trong sinh hoạt.
    Cháu cũng từng đi khám và điều trị nhiều nơi, dùng thuốc bôi mỡ Daivobet. Hiện cháu đang có em bé được 1 tháng. Vậy bác sĩ có thể tư vấn giúp cháu những cách điều trị hoặc những giải pháp giúp hạn chế bệnh không? Và cho cháu hỏi, cháu đang mang thai nếu sử dụng thuốc Daivobet có ảnh hưởng gì không? (Lan).
    Trả lời:
    Chào em Nguyễn Lan!
    Bệnh vẩy nến được coi là bệnh da mạn tính, tổn thương biểu hiện thường gặp là các vẩy trắng, nhiều lớp xuất hiện trên nền da đỏ, các vảy da này rất dễ bong và liên tiếp hình thành vảy da mới. Tổn thương có thể nhỏ bằng đầu ngón tay, nhưng có thể lan thành mảng lớn, hoặc khắp toàn thân. Vị trí tổn thương da thường gặp trong bệnh vẩy nến là ở các vùng da có tỳ đè, cọ sát (như vùng khuỷu tay, đầu gối, vùng xương cùng, mông, rìa tóc,...).
    Ngoài tổn thương da, bệnh vẩy nến còn có thể gây tổn thương móng tay, móng chân, tổn thương khớp, cột sống. Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa được rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh liên quan đến yếu tố miễn dịch và di truyền của cơ thể. Các yếu tố có thể khiến bệnh trầm trọng thêm như: stress, rối loạn nội tiết, rượu, bia, thuốc lá, nhiễm trùng, thay đổi khí hậu, môi trường,... Bệnh vảy nến không phải là bệnh lây truyền, nhưng nó thường khiến cho người bệnh mặc cảm trong giao tiếp xã hội và một phần do khá nhiều người nghĩ đây là căn bệnh có khả năng lây lan.
    Trường hợp của em cho biết đã đi khám và được chẩn đoán là bệnh vẩy nến, đã điều trị thuốc bôi. Bản chất bệnh vẩy nến là dai dẳng, tái diễn nhiều đợt, có khi điều trị bệnh đã ổn định, nhưng nếu không duy trì điều trị tiếp sau đó thì các thương tổn lại tái phát. Điều đáng quan tâm là em đang mang bầu, nên việc kiểm soát bệnh sẽ gặp khó khăn hơn do bệnh có thể có nguy cơ nặng lên do thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Do vậy, việc kiên trì áp dụng các biện pháp ngăn ngừa bệnh tái diễn đối với em là rất quan trọng.
    Cho đến nay chưa có biện pháp điều trị khỏi bệnh vẩy nến, nhưng hiện nay nhờ y học ngày càng tiến bộ nên có khá nhiều loại thuốc có thể kiểm soát, giảm tình trạng bệnh: thuốc bôi tại chỗ, thuốc toàn thân, các liệu pháp ánh sáng, liệu pháp sinh học,... Tuy nhiên, trường hợp sử dụng thuốc của em cần thận trọng hơn do đang mang thai. Vì vậy, để có được phương pháp điều trị hợp lý nhất thì em nên sớm đến cơ sở y tế chuyên khoa về bệnh da để được khám và xét nghiệm, đánh giá tình trạng bệnh, đồng thời nhận các tư vấn về cách phòng, hạn chế tổn thương tái diễn.
    Một điều đáng quan tâm là em không nên lo lắng, hãy luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan vì trạng thái tâm lý ức chế, stress là yếu tố có thể làm trầm trọng thêm bệnh. Bên cạnh đó môt chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng sẽ giúp hạn chế đáng kể tổn thương tái diễn, cũng như giúp thai nhi phát triển mạnh khoẻ, bình thường.
    Chúc em vui khoẻ.
    Thạc sĩ, bác sĩ Thanh Hà

  8. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Stress kéo dài có thể gây vảy nến mãn tính

    Vảy nến là bệnh da phổ biến, chiếm khoảng 4% dân số. Tuy bệnh không nguy hiểm tính mạng nhưng cũng chưa thể điều trị khỏi. Stress kéo dài là yếu tố gây khởi phát hoặc làm bệnh nặng thêm.
    Thông tin trên được đưa ra tại buổi sinh hoạt của bệnh nhân vảy nến tại Bệnh viện Da liễu TP HCM nhằm kỷ niệm ngày vảy nến thế giới 29/10.
    Bác sĩ Võ Quang Đỉnh cho biết, hiện nay bệnh vảy nến chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Chỉ có thể không chế và kéo dài thời gian thuyên giảm bệnh, ngăn ngừa các biến chứng, hạn chế ảnh hưởng xấu của bệnh đến chất lượng cuộc sống, đến tinh thần, tâm lý người bệnh. Đa số bệnh vảy nến diễn tiến mãn tính, kéo dài, không thể đoán trước. Khoảng 50% bệnh nhân có thể giảm tự nhiên và kéo dài trong một thời gian. Thời gian bệnh thuyên giảm thay đổi từ 1 năm đến vài chục năm.

    Bệnh nhân vảy nến. Ảnh:beautynskincare.
    Theo bác sĩ Đỉnh, bệnh biểu hiện với những thương tổn da như từng mảng màu đỏ, tróc vảy dày từng mảng, giới hạn rõ, xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí trên cơ thể nhưng thường gặp ở vùng da đầu, cùi chỏ, đầu gối. Nguyên nhân của bệnh hiện vẫn chưa rõ. Tuy nhiên các yếu tố có thể gây khởi phát bệnh cũng như làm bệnh tiến triển nặng thêm là stress kéo dài, nhiễm trùng, do sử dụng thuốc corticosteroid, thuốc kháng viêm, hạ áp…, các chấn thương, chà xát mạnh, cào gãi, béo phì, thuốc lá, rượu bia, thay đổi thời tiết.
    Bệnh vảy nến không lây, song có thể gây tổn thương nhiều vị trí trên cơ thể cũng như các cơ quan khác bên cạnh tổn thương da. Bệnh có thể gây biến chứng đỏ da toàn thân và vảy nến mủ do điều trị không đúng. Ngoài ra, bệnh cũng gây biến chứng tim mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim, rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, tăng lipid máu, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và tinh thần người bệnh.
    Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Phan Thúy, Bệnh viện Da liễu TP HCM cảnh báo, cần phát hiện sớm biến chứng, cảnh giác với các dấu hiệu viêm khớp như khớp cứng, đau, nhất là buổi sáng khi thức dậy. Biến chứng này thường gặp ở 10-30% bệnh nhân vảy nến. Do đó cần điều trị sớm để phòng ngừa biến dạng khớp.
    Khi bị bệnh, cần trang bị kiến thức đầy đủ và thấu đáo về bệnh, tránh các yếu tố tác động xấu. Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi.
    Người bệnh vảy nến có thể tự chăm sóc da bằng cách tránh tắm gội bằng nước quá nóng. Nên dùng nước ấm cùng với chất rửa không chứa hương liệu. Chỉ sử dụng những sản phẩm chăm sóc da nhẹ, dịu. Nên mang găng khi tiếp xúc với hóa chất hay chất tẩy rửa. Tránh cào gãi vì có thể làm tổn thương da. Không bóc, cậy các thương tổn. Việc trầy xước hay những tổn thương da nhỏ do cọ xát có thể làm xuất hiện vảy nến, vì vậy nên mặc trang phục với chất liệu sợi tự nhiên như cotton.
    Bác sĩ Thúy lưu ý, có thể kiểm soát ngứa bằng các thuốc kháng histamine, sử dụng chất làm mềm da và giữ ẩm, thuốc bôi corticosteroids, tắm bằng các sản phẩm từ yến mạch, chườm lạnh bằng túi đá, băng kín thương tổn…
    Ngoài ra, cần biết cách chế ngự và giảm stress, lưu ý chế độ ăn uống thích hợp, không thức khuya, ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao mỗi ngày, tham gia các lớp giúp giảm stress, tư vấn cùng bác sĩ tâm lý nếu cần.
    Theo VnExpress

  9. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Người bệnh bị ngứa do bệnh vẩy nến

    12h:12 (GMT+7) - Thứ ba, 18/02/2014
    Bệnh vẩy nến có biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ với vẩy trắng phủ lên như sáp nến, phân biệt ranh giới rất rõ với vùng da lành xung quanh, gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ của bệnh nhân.
    Rối loạn hệ thống miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây bệnh vẩy nến. Thông thường, một tế bào da trưởng thành và chết đi trong khoảng 28-30 ngày. Nhưng tế bào da vùng bị bệnh của người mắc vẩy nến chỉ có chu kỳ sống khoảng 3-4 ngày. Các tế bào da chết bám thành mảng trên bề mặt vùng bị bệnh, khi cạo bong ra từng lớp mỏng giống như sáp nến. Bên cạnh đó, bệnh vẩy nến còn có một số biểu hiện khác như: móng tay, móng chân trở nên xù xì, giòn, dễ gãy; sưng, đau và biến dạng các khớp (vẩy nến thể móng khớp); xuất hiện các mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc khắp người (thể mụn mủ); hoặc làm cho da ở toàn thân bị đỏ, căng không hồi phục (thể đỏ da toàn thân)...
    Vẩy nến thường gây ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân là do vùng da bị bệnh kích thích những sợi thần kinh dưới da, gây ngứa, thôi thúc bệnh nhân phải cào, gãi, dẫn tới tình trạng dễ nhiễm khuẩn. Do đó, các bác sĩ da liễu thường khuyên bệnh nhân không nên cào gãi.
    Một trong những phương pháp đơn giản để giảm ngứa ở người bị vẩy nến là giữ ẩm da: đắp khăn ướt lên vùng da bị ngứa, ngâm da trong nước ấm khoảng 15 phút sau đó thoa kem dưỡng ẩm. Bên cạnh đó, có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác như: sử dụng sản phẩm làm ẩm, bong vẩy thoa tại chỗ (đặc biệt là các loại kem bôi ngoài thảo dược) như Explaq, thuốc điều hoà miễn dịch, thuốc chống trầm cảm...
    Nhiều bệnh nhân tin dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đường uống, hiệu quả bền vững, an toàn khi dùng lâu dài, đặc biệt là sản phẩm đã được khẳng định được uy tín của mình, điển hình cho xu hướng này là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng giúp chống tự miễn, đồng thời kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,… có tác dụng chống viêm, giảm đau rát, phục hồi, làm cân bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể, ức chế đặc hiệu, chỉ tác động tới các tế bào miễn dịch bất thường, từ đó giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, bong vẩy… và ngăn chặn vẩy nến tái phát.
    Để cải thiện triệu chứng của vẩy nến, bên cạnh việc duy trì sử dụng Kim Miễn Khang, bệnh nhân cần giữ tâm lý luôn thoải mái, lạc quan, đồng thời kết hợp điều trị tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ da liễu.


  10. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ngại giao tiếp vì vẩy nến

    23/6/2014 08:28
    Bệnh vẩy nến gây khó chịu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, việc điều trị còn nhiều khó khăn.

    Vẩy nến xảy ra do sự rối loạn của hệ miễn dịch, tức là một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, virus… thì lại tác động vào chính biểu bì, khiến những tế bào này nhanh chóng bị chết đi. Một số nguyên nhân khác như: di truyền, tâm lý không ổn định, chấn thương, nhiễm khuẩn… cũng làm vẩy nến tái phát hoặc trầm trọng thêm.Vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ, đóng vẩy trắng đục, có giới hạn rõ với vùng da lành và thường xuất hiện ở rìa chân tóc, da đầu, vùng tỳ đè trên cơ thể,… Các vẩy trắng có nhiều lớp, dễ bong, khi cạo vụn ra như sáp nến, sau đó, lớp khác sẽ đùn lên thay thế. Vẩy nến khiến người bệnh luôn mặc cảm, tự ti, xa lánh những người xung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, giao tiếp của bệnh nhân.
    Vẩy nến "tấn công" tay người bệnh
    Tuy không lây lan và ít gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng vẩy nến khó điều trị vì hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Trong điều trị vẩy nến, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân các thuốc uống, thuốc bôi ngoài da, nhưng hầu hết chỉ giúp cải thiện triệu chứng, bệnh dễ tái phát. Mặt khác, những thuốc này thường gây một số tác dụng phụ, đặc biệt là nhóm corticoid. Bệnh nhân mắc vẩy nến tình trạng nặng cũng có thể được áp dụng biện pháp quang hóa như chiếu tia UVB, UVA. Tuy nhiên, phương pháp này tốn kém chi phí và tăng nguy cơ dẫn đến ung thư da.
    Hết tự ti vì vẩy nến, cuộc sống hạnh phúc hơn (Ảnh minh họa)
    Hiện nay, để tăng cường hiệu quả điều trị, các bệnh nhân thường lựa chọn phương pháp trong uống- ngoài bôi (nội công- ngoại kích), đó là dùng phối hợp sản phẩm thiên nhiên đường uống với các kem thảo dược bôi ngoài da. Điển hình cho dòng sản phẩm đường uống là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang, còn kem bôi ngoài da dẫn đầu hiện nay là Explaq.Theo chuyên gia Phạm Văn Hiển - Nguyên Chủ tịch hội Da liễu Việt Nam: Kim Miễn Khang có thành phần chính là cây sói rừng giúp điều hòa miễn dịch, kết hợp với những thảo dược có tác dụng chống viêm mạnh (nhũ hương, hoàng bá), tác dụng chống co thắt, tác dụng giải độc (thổ phục linh) và thành phần cung cấp năng lượng tế bào tự nhiên (L-carnitinefumarate)… Công thức này đã được nghiên cứu, phát triển giúp phục hồi và làm cân bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn vẩy nến tái phát.Kim Miễn Khang không gây tác dụng phụ và tương tác thuốc khi sử dụng phối hợp cùng các biện pháp khác, kể cả với kem thảo dược Explaq. Khi được phối hợp với nhau, Kim Miễn Khang và Explaq tạo thành một phương pháp toàn diện, tác động cả trên nguyên nhân cũng như triệu chứng của vẩy nến, từ đó tăng cường hiệu quả điều trị mà không gây kích ứng da, giúp người bệnh có được làn da mịn màng, tự tin hơn trong cuộc sống. Sản phẩm đã được đánh giá cao tại nhiều hội thảo trên cả nước. Nghiên cứu về tác dụng của Kim Miễn Khang đối với bệnh vẩy nến cũng đang tiến hành tại và bước đầu thu được kết quả khả quan.Ngoài việc sử dụng Kim Miễn Khang phối hợp với Explaq, bệnh nhân cần giữ tâm lý lạc quan, tránh tác nhân khiến vẩy nến nặng thêm.
    Lưu ý cho bệnh nhân mắc vẩy nến

    1. Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng

    Tránh căng thẳng, tránh kỳ cọ và bóc da; không để vùng da bị bệnh tiếp xúc với các chất có tính kiềm; nên phối hợp thuốc trong uống và ngoài bôi để tăng hiệu quả điều trị; nên giữ tinh thần lạc quan, xác định tư tưởng sống chung với bệnh tật, tránh uống rượu, bia… Chế độ ăn: nên bổ sung nhiều cá và rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế đồ ăn nướng, rán mỡ động vật, thức ăn có tính cay, nóng; nên uống nước gấp 2-3 lần người bình thường.

    2. Người bệnh nên kết hợp sử dụng

    - Sản phẩm đường uống: Kim Miễn Khang liều 8 -10 viên/1 ngày chia 2 lần, theo đợt từ 3-6 tháng để hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát bệnh vẩy nến.

    Bôi ngoài da: Dùng kem bôi thảo dược Explaq ngày 3-4 lần vào các buổi sáng, trưa, tối trước khi đi ngủ.
    Kim Loan

    Theo giadinh.net.vn

  11. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến


    31/5/2014 10:45
    Biểu hiện của bệnh vẩy nến thường là da bị mẩn đỏ, bong tróc thành từng lớp, có thể ở tay, chân, hoặc vị trí khác trên cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bị vẩy nến.



    Các nguyên nhân chính gây ra bệnh vẩy nến phải kể đến đó là: Rối loạn miễn dịch, di truyền, tâm lý (stress), nhiễm khuẩn, dùng thuốc không đúng cách, môi trường ô nhiễm, ánh sáng mặt trời, chấn thương thượng bì (tổn thương da).
    Để điều trị vẩy nến, các sản phẩm thiên nhiên dạng kem bôi ngoài da đang được ưa chuộng, dùng kết hợp với dòng sản phẩm đường uống. Sản phẩm được nhiều bác sĩ khuyên dùng là kem dược liệu thiên nhiên Explaq.Sản phẩm có thành phần chính là chitosan, được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,… kết hợp cùng các dược liệu khác giúp giảm viêm ngứa, loại bỏ các bệnh vẩy da, trong đó có vẩy nến, phòng ngừa bệnh tái phát.


  12. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Mắc vảy nến tưởng bị bệnh hủi, người đàn bà bỏ nhà ra đi

    28/5/2014 12:00
    Chị đã phải bỏ nhà đi vì hai bàn tay bị vẩy nến, đến bữa ăn không ai dám ngồi cùng với mình. Chị chữa mãi không khỏi, còn bị cô lập vì ai cũng nghĩ chị bị hủi.



    Hình ảnh của bệnh vẩy nến da đầu.
    Bị cô lập vì mắc bệnh vẩy nến



    Anh Nguyễn Văn Cầm trú tại Đông Hưng, Thái Bình chia sẻ anh bị bệnh vẩy nến da đầu gần 10 năm nay. Trước khi bị bệnh, anh Cầm làm công nhân mỏ than. Sau đó thấy đầu ngứa, xuất hiện nhiều vảy. Anh Cầm phải nghỉ việc công nhân lò để về nhà điều trị bệnh nấm.


    Nhiều năm liền, anh Cầm kiên trì điều trị bệnh theo phương pháp chữa bệnh nấm dân gian như đắp thuốc, kiêng đồ uống có cồn, gội đầu bằng cúc tần, nhưng bệnh ngày càng nặng hơn. Nhiều năm liền, anh Cầm đi chữa thầy lang và tự mua thuốc điều trị bệnh nấm về uống.
    Anh kể “Có tháng tiền thuốc tốn 2 triệu đồng mà bệnh chỉ đỡ hơn một chút. Khốn khổ nhất là tôi luôn tự ti vì bị mang tiếng chốc đầu, nấm đầu. Mũ nón, lược chải đầu lúc nào cũng phải để riêng. Nhiều người còn e ngại không cho tôi sắp cỗ hay đụng chân tay vào đồ ăn vì họ sợ lây nấm. Bao năm sống trong mặc cảm, tôi chỉ biết làm bạn với cái mũ"Đến năm ngoái, người nhà khuyên anh lên Hà Nội khám bệnh, anh Cầm đi ô tô lên Bệnh viện Da liễu Trung ương. Người khám cho anh Cầm là bác sĩ Nguyễn Thành. Bác sĩ Thành nghe anh Cầm kể về hành trình chữa nấm của mình, ông đã bật cười “Đây là bệnh vẩy nến, không lây nhiễm sao lại đi chữa bệnh nấm da thông thường”.Từ đó, hàng tháng, anh Cầm lên bệnh viện mua thuốc. Hai tháng đầu tốn 1 triệu đồng/tháng nhưng các tháng về sau chỉ là thuốc bôi đầu và dầu gội dành cho vẩy nến ở da đầu. Anh Cầm kể từ khi dùng thuốc, anh bớt đi cảm giác da đầu trắng vẩy.
    Trường hợp của chị Trần Thị Hạnh trú tại Thanh Xuân, Hà Nội cũng tương tự. Chị Hạnh kể 5 năm trước, hai tay chị Hạnh xuất hiện các nốt đỏ rồi lở bong da. Các lớp da cứ xếp tầng bong tróc. Chị Hạnh tưởng mình bị côn trùng đốt, chị giã gạo nếp đắp nhưng càng ngày vết loét càng rộng. Chị đi khám da liễu, các bác sĩ cho biết chị bị vẩy nến. Được bác sĩ tư vấn kỹ càng về bệnh, chị Hạnh yên tâm điều trị. Tuy nhiên, chị Hạnh kể “Bệnh khiến tôi mất tự tin lắm. Bao năm bị bệnh là chừng ấy năm không biết mặc áo ngắn tay là gì. Mùa đông cũng như mùa hè đều mặc áo dài tay để che đi phần da bị vẩy nến”. Bệnh không khiến chị Hạnh đau, yếu, sụt cân nhưng lại tổn thương về tâm lý rất lớn. Chị Hạnh kể một người quen của chị cũng bị bệnh này. Chị ấy đã phải bỏ nhà đi vì hai bàn tay bị vẩy nến, đến bữa ăn không ai dám ngồi cùng với mình. Bệnh chữa không bao giờ khỏi, người ta còn bảo chị ấy bị hủi. Đến khi chị bị bệnh này, mới nghĩ ra chị ấy cũng có thể mắc bệnh giống mình. Khi liên lạc bảo chị ấy đi khám da liễu thì kết quả đúng là vẩy nến.
    Điều trị tâm lý rất quan trọng



    Ông
    Trần Hồng Trường, Chủ tịch Hội vẩy nến Việt Nam cho biết bệnh vẩy nến là một bệnh mãn tính, làm tổn thương da và xương khớp của người bệnh. Bệnh không loại trừ nam hay nữ, già hay trẻ, da trắng hay da màu…


    Bệnh vẩy nến có hai thể: bị bẩm sinh khi vừa sinh ra đã bị và trường hợp phát sinh bệnh khi đã 30 - 40 tuổi, thậm chí có người trên 50 tuổi mới biểu hiện bệnh. Việt Nam trong đó có khoảng 2,5 triệu người Việt Nam (khoảng 3% dân số cả nước) mắc căn bệnh này. Khi bị vẩy nến, người bệnh rất khó chịu, ngứa ngáy và cả đau đớn tại các tổn thương trên da gây nứt và chảy máu.
    Những người mắc bệnh này thường có cảm xúc bối rối, xấu hổ và thường là che dấu làn da của mình để tránh dị nghị của những người xung quanh. Bệnh vảy nến còn bị nhầm lẫn sang các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh phong, bệnh giang mai và thậm chí cả HIV/AIDS. Chính vì thế nhiều bệnh nhân vảy nến có thể dẫn đến trầm cảm, thất vọng và nghiện ngập…
    Có tới 42% bệnh nhân có biến chứng viêm khớp vảy nến. Với những trường hợp bệnh nặng, vảy nến có thể gây biến dạng và phá hủy khớp không hồi phục. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân vảy nến cũng được ghi nhận mắc các rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch…
    PGS-TS-BS Đặng Văn Em, Trưởng Khoa Da liễu BV Trung ương Quân đội 108 cho biết ông tiến hành khảo sát 157 bệnh nhân bị vẩy nến do ông điều trị có đến 46,4% người bị stress, trong đó stress thể lực chiếm 12,68%, stress trí lực 16,9% và stress xúc cảm gặp nhiều nhất, chiếm 70,2%.


    Bệnh nhân luôn có cảm "bệnh xấu xí"; gánh nặng về tài chính do phải điều trị suốt đời, không thoải mái trong quan hệ xã hội, vợ chồng, bạn bè… do các tổn thương xuất hiện ở vùng hở. Chính vì thế điều trị stress là một bước bắt buộc để giúp khống chế bệnh, kéo dài thời gian ổn định.
    Theo PGS Em, bệnh vảy nên cần kiêng những thức ăn sau: Các chất kích thích như ruợu bia, thuốc lá. Phải bỏ thịt chó, còn các thức ăn khác như hải sản, thịt gà ... cũng cần phải lưu ý đối với từng bệnh nhân. Phải tự xác định bằng cách ăn vào thấy ngứa đỏ lần sau không ăn nữa. Ăn tăng cường thức ăn có chất màu như hoa quả: gấc, cà chua, ăn cá (trong cá có axit có tác dụng chống viêm tốt là cơ sở cùng hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến - bệnh vảy nến là bệnh của viêm).
    Khánh Ngọc
    Theo infonet.vn

  13. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh vảy nến

    Thứ hai, 23/06/2014 06:01
    Vảy nến là bệnh hệ thống hiện chưa được khẳng định có thể điều trị khỏi, nhưng việc xác định chính xác thể bệnh giúp kiểm soát hiệu quả.





    Sử dụng thuốc phù hợp mới có thể điều trị hiệu quả đối với bệnh vảy nến - Ảnh: Shutterstock
    Hay gặp ở người trẻ
    Vảy nến có nhiều thể khác nhau: thể móng (móng dày hoặc có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng); thể khớp (khớp bị biến dạng, bệnh nhân khó vận động); thể mủ (da có các mụn mủ khô và nông); thể đỏ da toàn thân... Khoảng 3% dân số mắc vảy nến, bệnh có thể khởi phát ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp hơn ở người lớn, tuổi khởi bệnh trung bình là 33.
    Vảy nến thể giọt thường gặp hơn ở người trẻ và trẻ em. Biểu hiện bệnh là tổn thương bởi các chấm từ 1 - 2 mm (hoặc hơn) đường kính. Các nốt này nổi rải rác khắp người, đặc biệt ở nửa trên (lưng, ngực).

    Tổn thương có màu đỏ tươi, phủ vảy mỏng màu trắng đục, dễ bong, rụng vảy như bụi phấn. “Vảy nến giọt thường gặp ở trẻ em và người trẻ, có liên quan đến các ổ viêm nhiễm trùng, nhiễm độc như viêm a mi đan, viêm tai giữa”, TS-BS Nguyễn Minh Quang, Phó giám đốc BV Da liễu T.Ư cho biết.
    Vảy nến giọt chịu tác dụng tốt với trị liệu bằng kháng sinh, tuy nhiên bệnh cần được khám chẩn đoán đúng và kê đơn với liều phù hợp. “Nếu điều trị không đúng, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, gây đỏ da toàn thân”. Chuyên gia cũng lưu ý, vảy nến giọt cần được khám đúng chuyên khoa, chẩn đoán chính xác tránh nhầm lẫn với một vài bệnh khác, trong đó có thể nhầm với ban giang mai dạng vảy nến.
    Không dùng thuốc theo kinh nghiệm
    Mới đây, một bệnh nhân nam tại Hà Nội khi thấy trên da nổi mẩn đỏ, cho rằng bị dị ứng nên đã đến khám tại Trung tâm dị ứng của BV Bạch Mai. Bệnh nhân được bác sĩ chuyển khám tại BV Da liễu T.Ư. Sau khi khám và làm xét nghiệm, bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán mắc vảy nến giọt.

    Tuy nhiên, thay vì dùng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân nghe theo lời mách của người quen tìm mua thuốc của một thầy lang. Chỉ vài ngày sau khi dùng loại thuốc không phù hợp, bề mặt da toàn thân của người này tấy đỏ, hai chân phù nề.
    Dị ứng thuốc sẽ khiến bệnh nặng thêm, điều trị khó khăn hơn và nguy cơ tổn thương, ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác như gan, thận, mắt.

    “Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp bội nhiễm hoặc dị ứng do sử dụng thuốc của thầy lang để điều trị. Thực tế, có các bài thuốc y học cổ truyền để trị bệnh vảy nến nhưng cần đến điều trị tại các cơ sở y học cổ truyền đã được cấp phép, các bài thuốc được thẩm định”, TS-BS Quang lưu ý. Đặc biệt với vảy nến là bệnh viêm hệ thống, việc chẩn đoán, điều trị khá phức tạp nên người bệnh cần đến khám, điều trị tại các cơ sở đủ điều kiện chuyên môn.
    Các chuyên gia lưu ý, bệnh vảy nến có yếu tố gia đình, không lây nhưng ảnh hưởng đến chất lượng sống. Căng thẳng, sang chấn tinh thần là yếu tố liên quan đến phát bệnh và vượng (mức độ nặng) bệnh. Ngoài ra, các chất kích thích như rượu bia cũng có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.


    AloBacsi.vn
    Theo Liên Châu -TNO



  14. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến

    Thứ năm, 31/07/2014 15:16
    Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Những người bị bệnh vẩy nến nếu có thói quen hút thuốc lá sẽ khiến bệnh nặng thêm so với những người không hút thuốc.

    Bệnh vẩy nến - một loại bệnh về da chủ yếu xuất hiện ở đầu, đầu gối, khuỷu tay và các vùng tỳ đè khác.
    Triệu chứng đặc trưng của bệnh là các đám tổn thương trên da màu đỏ, bên trên có phủ lớp vảy trắng, các vảy rất dễ bong và khi bong ra trắng, vụn như sáp nến nên được gọi là bệnh vẩy nến.
    Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến.
    Nguyên nhân dẫn đến bệnh này chưa được giải thích rõ nhưng có liên quan đến cơ chế miễn dịch. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh vẩy nến.
    Các yếu tố dẫn đến bệnh vảy nến bao gồm:Yếu tố di truyền: nếu trong gia đình có người mắc bệnh vẩy nến, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
    HIV - bệnh nhân nhiễm HIV có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến cao hơn so với những người không có HIV.
    Nhiễm trùng thường xuyên - những người bị nhiễm trùng thường xuyên, đặc biệt là viêm họng (viêm họng liên cầu), có nguy cơ cao mắc bệnh vẩy nến.
    Căng thẳng tâm thần (stress): mức độ căng thẳng cao có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh vẩy nến, bởi vì căng thẳng có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Thừa cân hoặc béo phì - những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao bị bệnh vẩy nến.
    Trong đó yếu tố nguy cơ hút thuốc lá là không thể không kể đến. Thường xuyên hút thuốc lá - không chỉ là nguy cơ phát triển bệnh vẩy nến cao hơn.
    Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ ba nghiên cứu lớn, được tiến hành trong thời gian dài tại Mỹ. Gần 186.000 nam giới và phụ nữ được theo dõi từ 12 - 20 năm. Trong đó, 2410 người bị bệnh vảy nến trong thời gian theo dõi. Nguy cơ mắc bệnh vảy nến lớn hơn ở cả người đã và đang hút thuốc lá.
    Những người đang hút thuốc lá tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu dễ mắc bệnh vảy nến gấp hai lần so với người không hút thuốc. Và những người từng hút thuốc lá tăng 39% nguy cơ mắc bệnh so với người không hút.
    Hiện nay, việc điều trị bệnh vẩy nến là điều rất được các bác sĩ và bệnh nhân quan tâm. Do là bệnh mạn tính nên việc dùng thuốc là lâu dài, vì vậy cần cân nhắc các loại thuốc an toàn và không có tác dụng phụ.

    Thông thường bệnh nhân vẩy nến được các bác sĩ kê cho các thuốc bôi ngoài da có tác dụng bong sừng, tiêu vảy, và các thuốc uống có tác dụng ức chế miễn dịch. Tuy nhiên bệnh nhân cần cân nhắc khi lựa chọn vì sẽ có khả năng gây ra tác dụng phụ như làm loét dạ dày, tá tràng và làm ảnh hưởng đến chức năng gan thận.
    AloBacsi.vn
    Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

  15. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thuốc điều trị bệnh vảy nến

    Thứ tư, 03/09/2014 14:45
    Bệnh vảy nến là bệnh viêm da rất thường gặp, với khoảng 2 - 3% dân số mắc phải. Đây là một bệnh mãn tính, hay tái phát với những mảng da dày, đỏ, có vảy trắng hay bạc.





    Bệnh vảy nến
    Bình thường các tế bào da cũ chết đi, bong ra và các tế bào da mới thay thế. Ở người mắc bệnh vảy nến, quá trình này diễn ra nhanh gấp 10 lần (hiện tượng tăng sinh tế bào da) khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay thế, dồn đống lại tạo thành những mảng dày, đỏ, có vảy trắng hay bạc.
    Bệnh có biểu hiện rất đa dạng, từ mức độ nhẹ mà người bệnh không nhận biết, đến mức độ nặng ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
    Bệnh vảy nến có thể khởi phát ở giai đoạn sớm từ 16 - 22 tuổi hoặc ở giai đoạn muộn từ 50 - 60 tuổi. Bệnh có thể kéo dài suốt đời hay bộc phát với những đợt riêng lẻ.
    Nguyên nhân:
    Hiện nay y học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến, chỉ nhận thấy bệnh có tính di truyền và liên quan tới yếu tố miễn dịch. Tuy nhiên có một số yếu tố thuận lợi giúp gây ra bệnh như:
    - Căng thẳng kéo dài (stress).
    - Nhiễm khuẩn.
    - Do thuốc: một số loại thuốc: (corticosteroid, beta blockers…) khi sử dụng một thời gian dài có thể phát sinh bệnh vảy nến.
    - Do di truyền...
    Triệu chứng và phân loại
    Triệu chứng chung và đặc trưng của bệnh vảy nến là những mảng dày, đỏ được phủ bởi các vảy trắng hay bạc. Ngoài ra, tùy theo vị trí xuất hiện và đặc điểm của các tổn thương, còn có các triệu chứng riêng biệt theo từng dạng bệnh.
    Vảy nến thể mảng: các mảng da thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng.


    Vảy nến mụn mủ: xuất hiện những mụn mủ ở vùng da tay và chân.
    Vảy nến giọt: các tổn thương có dạng giọt nước xuất hiện khắp cơ thể, thường gặp ở trẻ em sau một đợt viêm họng do nhiễm streptococci.
    Viêm khớp vảy nến: sưng các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối...
    Vảy nến móng: móng dày và có những lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
    Vảy nến da đầu: trên da đầu có vảy hay những mảng da dày màu trắng bạc.
    Vẩy nến nếp gấp: thường gặp ở người bị béo phì với các tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như: nách, háng, mông...
    Thuốc điều trị bệnh vảy nến
    Các thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến thường bao gồm các loại sau:
    Nhóm thuốc corticosteroid (Betamethasone, clobetasol….): nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến, có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng, làm giảm viêm, ngứa và giảm tăng sinh tế bào da.
    Khi dùng trong thời gian dài, nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như teo da, loãng xương, suy thận, ức chế hệ miễn dịch…
    Nhóm thuốc retinoid (acitretin, tazarotene…) thường được sử dụng trong điều trị vảy nến nặng, đã đề kháng với các thuốc điều trị khác.
    Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là sinh quái thai, kích ứng da…
    Nhóm thuốc dẫn chất vitamin D3 (calcipotriol, calcitriol…): thường được sử dụng trong điều trị vảy nến mảng hay vảy nến da đầu.
    Nhóm thuốc này gây kích ứng da nên tránh sử dụng trên vùng mặt.
    Nhóm thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporin, methotrexate, adalimumab...), thường được sử dụng trong trường hợp bệnh vảy nến nặng, lan rộng và không đáp ứng với các liệu pháp thông thường.
    Nhóm thuốc này gây độc tính ở thận, tăng huyết áp, giảm sức đề kháng...
    Methoxsalen: một chất bắt sáng được dùng kết hợp với ánh sáng mặt trời hay tia UV trong điều trị bệnh vảy nến nặng.
    Acid salicylic: có tác dụng tiêu sừng, giúp bong tróc vảy dễ dàng và làm bình thưởng hóa lớp sừng ở da.
    Polytar: chế phẩm chứa hắc ín than đá, có tác dụng giảm ngứa và làm giảm sự tăng sinh quá mức của da.
    Polytar gây kích ứng da và nhuộm màu da, có mùi khó chịu nên cần rửa kỹ sau khi sử dụng.
    Các thuốc điều trị bệnh vảy nến có nhiều tác dụng phụ, nên cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc da liễu.


    Theo DS Mai Xuân Dũng - Sức khỏe và Đời sống



  16. #16
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Có phải uống vitamin A quá liều nên bị mờ mắt?


    13/9/2014 18:16
    Em bị bệnh vẩy nến, khám bác sĩ da liễu cho em uống Vitamin A 5000IU, 4 Viên/ngày, trong vòng 1 tháng. Trước đó em còn bị cận thị nữa, dạo này mắt em mờ nhiều hơn, thường xuyên nhức mỏi, chảy nước mắt và cảm giác nóng mắt. Có phải do em uống vitamin A quá liều không ạ? Mong BS trả lời giúp.



    Ảnh minh họa




    Bạn Phương thân mến,

    Vitamin A là một thuốc giúp cho điều trị bệnh vẩy nến. Thuốc chỉ tan trong mỡ, không tan trong nước. Do đó nếu dùng liều cao kéo dài sẽ gây ngộ độc Vitamin A vì không thải qua nước tiểu được. Nhu cầu cơ thể cần trung bình một ngày 1500 đơn vị. Tùy theo nhu cầu điều trị từng loại bệnh mà bác sĩ sẽ gia giảm liều lên xuống chút ít.
    Ngộ độ sẽ gây nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi có thể kèm theo suy thận. Mắt mờ không phải do dưmà có thể nhiều nguyên nhân khác. Đa số những người bi bệnh vẩy nến đều bị mờ mắt sau một thời gian dài điều trị corticoide vì tác dụng phụ của thuốc làm đục thủy tinh thể. Những người bị bệnh vẩy nến cũng thường bị khô mắt gây nhức mắt, mỏi mắt, chảy nước mắt và mờ mắt. Bạn có thể sử dụng thêm thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo. Hy vọng các triệu chứng về mắt sẽ chóng hết.
    Chào bạn,

    Theo alobacsi.vn

  17. #17
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Một tháng khám miễn phí bệnh nhân vảy nến


    22/9/2014 10:49
    Bệnh nhân vảy nến sẽ được khám bệnh, tư vấn miễn phí tại Bệnh viện Da liễu TP HCM từ ngày 1 - 31/10.



    Vảy nến là bệnh lý viêm mạn tính, miễn dịch qua trung gian tế bào, có liên quan tới gene di truyền, biểu hiện ngoài da hoặc khớp, hay cả da và khớp. Bệnh không lây, song có thể gây tổn thương nhiều vị trí trên cơ thể. Bệnh cũng gây biến chứng tim mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim, rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, tăng lipid máu, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý và tinh thần người bệnh.
    Tại BV Da liễu TP HCM, hàng năm có khoảng 11.000-15.000 lượt bệnh nhân vảy nến đến khám và điều trị. Hiện bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Chỉ có thể không chế và kéo dài thời gian thuyên giảm bệnh, ngăn ngừa các biến chứng, hạn chế ảnh hưởng xấu của bệnh đến chất lượng cuộc sống, đến tinh thần, tâm lý người bệnh. Stress kéo dài là yếu tố gây khởi phát hoặc làm bệnh nặng thêm.
    Hoạt động khám và tư vấn miễn phí nằm trong chương trình kỷ niệm Ngày vảy nến thế giới 29/10. Địa điểm tại Phòng khám khu B, Phòng số 10, BV Da liễu, số 2 Nguyễn Thông, quận 3, TP HCM.


    Theo
    Lê Phương - VnExpress



  18. #18
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Vẩy nến có lây không?


    23/9/2014 11:00
    Bệnh vẩy nến biểu hiện lâm sàng là các mảng đỏ có giới hạn rõ ràng, đóng vẩy trắng đục, khi cạo ra như sáp nến, trường hợp nặng sẽ lan rộng toàn thân. Những mảng vẩy trên da khiến bệnh nhân luôn tự ti, mặc cảm. Đặc biệt, mọi người xung quanh thường có tâm lý lo lắng về khả năng lây nhiễm.



    Anh Bùi Anh Tuấn (Hải Dương) mắc vẩy nến từ vài năm nay ở nhiều vị trí trên cơ thể, đặc biệt là những vùng tỳ đè như: khuỷu tay, đầu gối, bụng… Các vẩy trắng bong ra khi gãi và để lại một lớp dưới màu hồng, đôi khi có rớm máu. Căn bệnh này làm anh Tuấn luôn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp vì lo ngại vẩy nến sẽ lây sang những người xung quanh.

    Vẩy nến trên lưng và tay

    Theo các chuyên gia y tế, không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây lan. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến sự rối loạn của hệ miễn dịch, một số tế bào miễn dịch thay vì tấn công yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như: vi khuẩn, virus… thì lại tác động lên chính biểu bì, khiến các tế bào này nhanh chóng chết đi. Ngoài ra, vẩy nến còn liên quan đến yếu tố di truyền. Một số nguyên nhân khác như: stress, chấn thương, nhiễm khuẩn… cũng làm bệnh tái phát hoặc trầm trọng thêm.
    Tuy không lây lan và ít gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vẩy nến khó điều trị vì hiện nay chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn, mà chủ yếu giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Trong khi đó, nhiều thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ, có nhiều độc tính nên bệnh nhân cần được sự chỉ định của thầy thuốc. Quang hóa trị liệu cũng là một biện pháp thường được áp dụng đối với vẩy nến thể nặng, nhưng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư da.

    Nhóm thuốc corticoid có thể gây nhiều tác dụng phụ

    Hiện nay, để tăng cường hiệu quả điều trị vẩy nến, các sản phẩm thiên nhiên dạng kem bôi ngoài da rất được ưa chuộng, dùng kết hợp với dòng sản phẩm đường uống. Sản phẩm được khuyên dùng là kem dược liệu thiên nhiên , với ưu điểm tác động trực tiếp đến vùng da tổn thương, chống viêm, kháng khuẩn tại vị trí bong vẩy, bảo vệ da tránh một số yếu tố có hại từ môi trường như: tia tử ngoại, ánh nắng mặt trời, bụi bẩn… Explaq có thành phần chính là chitosan, được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua,… giúp điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định PH, giúp tăng cường tính thấm qua da, làm trơn mịn da, kết hợp cùng nhiều dược liệu khác như: cao phá cố chỉ, cao lá sòi, cao ba chạc… Explaq giúp giảm viêm ngứa, bong vẩy, điều trị vẩy nến hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tái phát.
    Kem dược liệu thiên nhiên Explaq là sản phẩm của Công ty Mỹ phẩm Spaphar. Sản phẩm này đã được ra mắt tại Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia tư vấn của các chuyên gia đầu ngành da liễu và thu hút được sự quan tâm, kỳ vọng của rất nhiều người trong việc giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ làn da luôn mịn màng, sạch vẩy.
    Để tăng cường hiệu quả điều trị vẩy nến, bên cạnh việc duy trì sử dụng Explaq, người bệnh có thể kết hợp với các sản phẩm dạng viên uống như Kim Miễn Khang. Đồng thời, bệnh nhân không nên tự ti, lo lắng vì vẩy nến hoàn toàn không lây nhiễm.
    Bí quyết chăm sóc bệnh vẩy da đúng cách:
    1. Tắm hàng ngày, vệ sinh thân thể sạch sẽ để loại bỏ vẩy bám trên da. Nên dùng nước ấm, tránh sử dụng xà phòng có tính kiềm quá mạnh, lau da nhẹ nhàng.
    2. Ngay sau khi tắm, lau khô da bằng khăn mềm, thoa kem thảo dược Explaq để trị vẩy, làm ẩm da. Mùa lạnh, khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.
    3. Chỉ sử dụng những sản phẩm chăm sóc da nhẹ, dịu.
    4. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
    5. Tránh làm thương tổn da, không bóc, cạy các thương tổn, tránh để côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và virus, đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
    6. Kiêng rượu bia và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
    7. Nên mặc trang phục với chất liệu sợi tự nhiên như cotton.
    8. Nên giữ tâm trạng thoải mái, không mặc cảm.



    Thu Hương


  19. #19
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh vảy nến


    30/9/2014 12:10
    Bạn đọc có địa chỉ mail minhchiemhh@gmail.com có gửi thư đến chuyên mục “Tư vấn sức khoẻ” Báo Quảng Ninh, hỏi: “Thời gian gần đây, lòng bàn tay tôi bị bong từng lớp, các lớp bong có màu trắng. Mỗi lần rửa tay vào nước xà phòng, nước rửa bát, hiện tượng bong tróc càng nặng. Mọi người bảo tôi bị bệnh vẩy nến lòng bàn tay. Vậy cho tôi hỏi, bệnh này có chữa trị được không? Và điều trị nó như thế nào?”.



    Soi mẫu bệnh phẩm phát hiện bệnh ngoài da tại Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh. Ảnh: Thu Nguyệt
    Bệnh vảy nến là bệnh mạn tính, tiến triển từng đợt, dai dẳng suốt đời. Bệnh thường gặp ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Tỷ lệ bệnh vảy nến chiếm khoảng 2-3% dân số tuỳ theo từng khu vực. Tuổi khởi phát bệnh gặp nhiều vào khoảng 20-40 tuổi, tỷ lệ mắc ở nam và nữ là ngang nhau.
    Căn nguyên của bệnh vảy nến hiện chưa rõ. Nhiều tác giả cho rằng, vảy nến là bệnh do rối loạn miễn dịch và có yếu tố di truyền. Hình thái lâm sàng của bệnh vảy nến đa dạng, ngoài thương tổn da, còn có thương tổn niêm mạc, móng và khớp xương. Nhiều trường hợp do ảnh hưởng của thuốc điều trị, hình ảnh lâm sàng của bệnh thay đổi nên rất khó chẩn đoán.
    Triệu chứng điển hình là những dát đỏ kích thước khác nhau, tròn hoặc bầu dục, hoặc nhiều hình vòng cung, giới hạn rõ với da lành, trên phủ vảy da dễ bong. Đặc điểm của vảy da là: Khô, gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau, màu trắng đục như xà cừ hoặc có màu xỉn; phủ kín toàn bộ dát đỏ hay một phần; thường để lại vùng ngoại vi; không đau; hiếm khi ngứa. Vị trí thường gặp ở chỗ tỳ đè, vùng hay bị cọ xát như: Khuỷu tay, đầu gối, mấu chuyển, mặt duỗi tay chân, chỗ bị sang chấn hay vết bỏng, sẹo, vết cào gãi. Thương tổn có khuynh hướng đối xứng.
    Trên thực tế có một số yếu tố làm cho bệnh nặng hơn như: Tiền sử mắc bệnh mạn tính; chấn thương; nhiễm khuẩn; những stress gây suy sụp về thể chất và tinh thần; rối loạn nội tiết, chuyển hoá; béo phì; nghiện rượu, thuốc lá; sử dụng thuốc, đặc biệt là corticoid, các đông nam dược không rõ nguồn gốc, không rõ thành phần và chưa được đánh giá hiệu quả trong điều trị bệnh vảy nến… Bệnh tiến triển từng đợt, xen kẽ những đợt bùng phát là thời kỳ tạm lắng. Khi thương tổn biến mất hoàn toàn gọi là "vảy nến thể yên lặng", hoặc chỉ có một vài mảng thương tổn khu trú ở vị trí nào đó, tồn tại dai dẳng trong nhiều tháng, nhiều năm gọi là "vảy nến ổn định". Vì vậy, khi sạch thương tổn cũng không thể coi là bệnh đã khỏi hoàn toàn.
    Bệnh vảy nến có thể dẫn đến một số biến chứng như: Chàm hoá; lichen hoá; bội nhiễm; ung thư da; đỏ da toàn thân, nhất là những trường hợp sử dụng thuốc corticoid không đúng. Vảy nến thể khớp có thể làm biến dạng khớp, cứng khớp, nhất là cột sống.
    Bệnh vảy nến thường không làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cần có chiến lược điều trị lâu dài và phù hợp. Điều trị vảy nến gồm hai giai đoạn: Giai đoạn tấn công nhằm xoá sạch tổn thương và giai đoạn duy trì sự ổn định, giữ cho bệnh không bùng phát. Điều quan trọng là bệnh nhân phải được tư vấn cho hiểu rõ về bệnh vảy nến để phối hợp với thầy thuốc khi điều trị cũng như dự phòng bệnh bùng phát.
    Tuỳ theo tình trạng bệnh, thầy thuốc có thể lựa chọn các phương pháp điều trị tại chỗ, toàn thân, hoặc phối hợp cả hai. Tại chỗ: Có thể dùng các thuốc bạt sừng bong vảy, khử oxy và chống viêm như: Mỡ Goudron, Dithranol, Anthralin, mỡ Salicyle 3-5%, Cancipotriol (dẫn chất của vitamin D3); kem, mỡ hoặc gel vitamin A acid, kem Kẽm oxyt, mỡ, kem corticoid; Quang trị liệu... Toàn thân có thể dùng các thuốc như: Vitamin A acid, Methotrexat, Cyclosporin A. Tuy nhiên, các loại thuốc trên có nhiều tác dụng phụ như: Gây quái thai, rối loạn chức năng gan, thận, giảm bạch cầu… Vì vậy, phải thận trọng khi chỉ định và phải theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị.
    Corticoid chỉ sử dụng khi thật cần thiết và phải cân nhắc lợi hại. Không nên lạm dụng và dùng kéo dài vì sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt gây đỏ da toàn thân hay vảy nến thể mủ.
    Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào chữa khỏi hoàn toàn được bệnh vảy nến. Nhưng nếu vận dụng và phối hợp các phương pháp điều trị một cách hợp lý, cùng với việc bệnh nhân tuân thủ các chỉ định điều trị và có một chế độ sinh hoạt điều độ thì có thể duy trì được sự ổn định của bệnh, hạn chế được các đợt bệnh bùng phát, cải thiện được chất lượng cuộc sống. Với trường hợp của bạn hỏi, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để xác định chính xác bệnh cũng như bác sĩ có thể tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả, hợp lý. Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh là một cơ sở y tế chuyên khoa trên địa bàn thực hiện khám và điều trị các bệnh da liễu, trong đó có bệnh vẩy nến.
    Bác sĩ: Đoàn Ngọc Thanh - Giám đốc Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội tỉnh


  20. #20
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bệnh vẩy nến móng - phương pháp điều trị vẩy nến móng hiệu quả và an toàn

    14-10-2014 10:35

    Là sản phẩm của gần 30 năm nghiên cứu khoa học và thực hành lâm sàng, dựa trên việc sử dụng kết hợp các thành phần thảo dược chiết xuất từ thiên nhiên, giải pháp Dr Michaels hoàn toàn không chứa bất kỳ thành phần Steroid hoặc Cortisone nào.

    Bệnh vẩy nến ở móng tay, móng chân nói riêng và vẩy nến nói chung thì nguyên nhân gây bệnh được xác định là do nhiều yếu tố như: stress, chế độ ăn uống, nghiện bia, rượu, thuốc lá, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khí hậu, môi trường…
    Biểu hiện của bệnh vẩy nến ở móng tay, móng chân
    Vảy nến ở móng là một dạng vẩy nến thường gặp. Có đến 78% bệnh nhân bị vẩy nến đã từng gặp vẩy nến ở móng tay hay móng chân. Khi nhiễm bệnh sẽ có các triệu chứng bệnh vảy nến như ở móng của bệnh nhân sẽ bị lõm móng bất thường, có những mảng màu hồng trên móng và làm bong móng (nghĩa là móng bị tách ra khỏi nền móng) với đường viền đỏ ở cả móng tay và móng chân, các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, giòn, dễ mủn gãy hoặc rụng cả móng.Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được áp dụng trong điều trị bệnh vẩy nến, song chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn và có hiệu quả lâu dài nên dễ gây tâm lý chán nản, bi quan cho bệnh nhân. Không những thế, nhiều loại thuốc chứa thành phần corticoid còn có nhiều tác dụng phụ rất tai hại.
    Các phương pháp thông thường để điều trị vẩy nến móng là dùng các loại thuốc có tác dụng lột sừng, tiêu sừng để chữa căn bệnh thường gặp này như acid salicylic, AHA, dẫn xuất của retinoid, ure, hắc ín, dầu cade… nhưng mang lại hiệu quả rất hạn chế.
    Ngoài ra, các thuốc bôi có chứa corticoid giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa, đỏ, nhưng khi ngừng thuốc thì bệnh rất dễ tái phát và có thể phát triển bệnh nặng hơn.
    Điều trị bệnh vẩy nến móng bằng phương pháp Dr Michaels Nailinex hiệu quả và an toàn
    Dr Michaels là giải pháp từ thảo dược thiên nhiên, giúp kiểm soát và cải thiện làn da một cách hiệu quả, an toàn và lâu dài cho những người có tình trạng da vẩy nến, á sừng, viêm da cơ địa dị ứng - eczema, dày sừng nang lông, vẩy cá… giúp cho mọi người có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
    Là sản phẩm của gần 30 năm nghiên cứu khoa học và thực hành lâm sàng, dựa trên việc sử dụng kết hợp các thành phần thảo dược chiết xuất từ thiên nhiên, giải pháp Dr Michaels hoàn toàn không chứa bất kỳ thành phần Steroid hoặc Cortisone nào.
    Theo đánh giá thử nghiệm lâm sàng tại châu Âu, phương pháp Dr Michaels đang mang lại hiệu quả điều trị bệnh da liễu rất cao với tỷ lệ thành công lên tới 90%. Giáo sư Frantisek Novotny - bác sĩ da liễu nổi tiếng tại cộng hòa Séc đã rất ấn tượng với kết quả nêu trên và ông khuyến nghị các bệnh nhân bị bệnh nên sử dụng giải pháp Dr Michaels để điều trị căn bệnh vẩy nến.
    "Ưu điểm lớn nhất của sản phẩm này là trong thực tế nó hoàn toàn không chứa Corticosteroids", Giáo sư Novotny từ Trung tâm Da liễu Prague - Cộng hòa Séc ghi nhận.Giải pháp Dr Michaels đã được đánh giá độc lập trên tại nhiều bệnh viện, trung tâm và phòng khám da liễu trên khắp thế giới; được ứng dụng thành công cho hàng trăm ngàn người trên khắp nước Úc và châu Âu, đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân chữa lành và kiểm soát căn bệnh vẩy nến một cách lâu dài và an toàn.
    Dr Michaels Nailinex là một trong số rất ít phương pháp hiện có trên thế giới, có thể mang lại hiệu quả điều trị cao đối với bệnh vẩy nến móng.Ngoài việc có thể hiệu quả điều trị xuất sắc,giải pháp Dr Michaels Nailinex còn có thể giúp người có bệnh vẩy nến móng kiểm soát căn bệnh này một cách hiệu quả, lâu dài và an toàn.Một vài hình ảnh trước và sau khi sử dụng giải pháp Dr Michaels Nailinex để điều trị bệnh vẩy nến móng:
    Khi tình trạng căn bệnh của bạn đã được kiểm soát tốt, bạn sẽ không còn cảm giác khó chịu và cảm thấy khỏe mạnh, ngủ tốt hơn và có thể tận hưởng cuộc sống một cách đầy đủ.
    http://citinews.net/



Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •