Kết quả 1 đến 20 của 63

Chủ đề: Thời gian tồn tại tối đa của HIV trong máu ngoài môi trường

Threaded View

  1. #10
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    05-09-2013
    Bài viết
    34
    Cảm ơn
    27
    Được cảm ơn: 19 lần
    Sau những câu trả lời của anh Tuấn, anh Hiếu và kết quả nhiều ngày đọc lại kiến thức trên Diễn đàn em đã tổng hợp nội dung cho câu hỏi ban đầu của em như sau. Phần chữ màu đỏ là các câu trả lời các anh xem lại giúp em chỗ nào không đúng hoặc chưa đủ căn cứ kết luận để em biết. Mỗi người có một mối quan tâm, lo lắng riêng, vấn đề này là điều em cần hiểu rõ để thận trọng trong công việc và tránh hoang mang.
    THỜI GIAN TỒN TẠI TỐI ĐA CỦA HIV TRONG MÁU KHI RA NGOÀI MÔI TRƯỜNG:
    Loại dịch đánh giá: Máu người có HIV.
    Lượng máu: Các vết máu với lượng từ 1 giọt - 10 giọt máu (không xét đến các vũng máu lớn).

    * XÉT VỀ THỜI GIAN:
    HIỆN TRẠNG MÁU NHIỆT ĐỘ
    MÔI TRƯỜNG
    SAU THỜI GIAN TỐI ĐA LÀ BAO LÂU HIV CHẾT
    VÀ HOÀN TOÀN KHÔNG THỂ LÂY NHIỄM
    Máu trong bơm kim tiêm để trong phòng khách sạn 20 độ C 7 ngày
    Các vết máu dính trên đồ vật trong phòng khách sạn:
    như giường ngủ, ngăn kéo tủ, chăn đệm...
    20 độ C 3 ngày
    Các vết máu vương vãi trên sân, đường đi 20 – 30 độ C Vài tiếng đồng hồ (dưới 10 tiếng)

    * XÉT VỀ TÍNH CHẤT:
    - Khi nào máu bên ngoài cơ thể sẽ không còn khả năng lây nhiễm?
    Máu không còn khả năng lây nhiễm trong 2 trường hợp:
    + Khi HIV trong máu đó đã bị bất hoạt.
    + Khi máu đã khô.


    - HIV trong máu bị bất hoạt nghĩa là gì?
    Nghiã là do tác động của môi trường ngoài (sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, độ PH...) nên dù HIV chưa chết nhưng không thể bung vỏ bọc để lõi ARN kết nối với ADN của cơ thể để chuyển mã nhân bản nhiễm.
    - HIV đã bị bất hoạt thì còn lây nhiễm không, tại sao?
    HIV đã bất hoạt thì không thể lây nhiễm vì lõi ARN không kết nối được với ADN.
    - Sau bao lâu hay như thế nào thì HIV trong máu đã bị bất hoạt?
    + Về thời gian: Bất hoạt nhanh hay chậm tùy thuộc vào lượng máu và môi trường, thông thường chỉ sau vài phút (không quá 10 phút) trừ trường hợp máu trong bơm kim tiêm hoặc được nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm, bảo quản trong dự trữ máu của Bệnh viện.
    + Về tính chất: Khí máu không còn nguyên tính chất vốn có mà bị biến đổi do tác động của môi trường, biểu hiện là bị đổi màu, đông lại hay khô đi.
    (câu này em không chắc lắm, có thể nhận biết máu bằng mắt thường không ạ?).

    - Máu khô có lây nhiễm HIV không?
    Máu khô không lây nhiễm vì HIV đã chết.
    - Sau bao lâu hay như thế nào thì máu thực sự đã khô và không còn khả năng lây nhiễm HIV? (Có thể phân biệt qua màu sắc, tính chất máu không?...)
    + Về gian khô: Khô nhanh hay chậm tùy thuộc lượng máu và môi trường nhưng không quá 7 ngày (trừ trường hợp máu được nuôi dưỡng trong phòng thí nghiệm hoặc bảo quản trong dự trữ máu của Bệnh viên).
    + Về tính chất: Máu thực sự đã khô khi không còn ở dạng lỏng mà bị đông cứng lại, đóng thành vẩy, chuyển sang dạng bột.

    KẾT LUẬN (Quan trọng nhất):
    Dù là máu trong bơm kim tiêm hay các vết máu trong môi trường khác sau thời gian tối đa là bao lâu HIV hoàn toàn chết để chúng ta dù có chạm vết thương hở của mình vào cũng không bị lây nhiễm HIV? (Xin hãy chỉ ra một mốc thời gian cụ thể, chắc chắn an toàn bất kể yếu tố tác động: ... 10 tiếng đồng hồ? 3 ngày? 7 ngày? 10 ngày? 2 tuần? 1 Tháng? 3 tháng? 1 Năm?…):
    Trừ trường hợp được nuôi dưỡng có kiểm soát trong phòng thí nghiệm hoặc bảo quản ở dự trữ máu ở Bệnh viện thì mốc thời gian HIV chắc chắn đã chết và tuyệt đối an toàn khi tiếp xúc cho tất cả các dạng tồn tại của máu ngoài cơ thể là 7 ngày.

  2. Những thành viên đã cảm ơn TLA cho bài viết này:

    MMLucky (03-12-2021)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •