Trang 11 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 910111213 ... CuốiCuối
Kết quả 201 đến 220 của 324

Chủ đề: Chương trình Methadone: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

  1. #201
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    TP.HCM: Hướng đến điều trị Methadone cho 8.000 người nghiện

    Thứ bảy 27/12/2014 08:23

    Ngành y tế TP.HCM hiện đang gấp rút chuẩn bị hoàn thiện cơ sở vật chất, chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực… hướng đến việc mở rộng điều trị Methadone cho 8.000 người nghiện ma túy trong năm 2015.



    Toàn cảnh họp báo. Ảnh Phan Hoàng

    Trao đổi với báo chí chiều 26/12 về công tác điều trị Methadone tại TP.HCM, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết, thành phố đang triển khai 8 cơ sở điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Methadone tại trung tâm y tế các quận: 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình và Trung tâm cai nghiện ma túy thuộc Sở LĐTBXH.

    Tính đến nay, thành phố đã hoàn thành 90% kế hoạch đề ra trong năm 2014; đang hướng đến việc mở rộng điều trị Methadone cho khoảng 8.000 người nghiện ma túy trong năm 2015 như chỉ tiêu đã được Chính phủ giao.

    Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu trên, ngoài những điểm đang hoạt động, thời gian tới, ngành y tế TP.HCM sẽ khẩn trương bổ sung các điểm điều trị Methadone tại các bệnh viện quận huyện chưa có mô hình này.

    Song song với các cơ sở mới, thành phố cũng sẽ tổ chức thí điểm phát thuốc Methadone tại trạm y tế các phường xã trực thuộc các quận huyện có cơ sở điều trị cai nghiện. Mô hình này sau đó sẽ được đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng nếu thấy có hiệu quả.

    Trước mắt, Sở Y tế thành phố sẽ khẩn trương rà soát và bổ sung cơ sở vật chất hiện có của các bệnh viện quận, huyện và trạm y tế để đảm bảo việc tiếp nhận bệnh nhân trong thời gian tới.

    Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, khó khăn lớn nhất đối với việc mở rộng chương trình Methadone là việc thiếu thuốc điều trị, khó đảm bảo quá trình điều trị của bệnh nhân được liên tục. Trên thực tế, hiện nay, toàn bộ kinh phí mua Methadone vẫn được trích từ tài trợ quốc tế, nhưng nguồn lực này đang bị cắt giảm và sẽ kết thúc vào năm 2015.

    Để giải quyết vấn đề này, TP.HCM đang hướng đến việc triển khai xã hội hóa chương trình Methadone nhằm đáp ứng nhu cầu. Theo đó, thời gian tới, người điều trị bằng Methadone có thể phải trả phí mỗi lần là 20.000 đồng. Trong đó, 10.000 đồng được chi trả cho tiền thuốc, chi phí còn lại dành cho các khoản khám chữa bệnh khác.

    Việc thu phí điều trị Methadone sẽ được ngành y tế TP.HCM đưa vào triển khai thí điểm ngay thời gian tới.

    Tại TP.HCM, “Chương trình điều trị thay thế các chất gây nghiện bằng thuốc Methadone” bắt đầu được triển khai thí điểm từ năm 2008. Kết quả thí điểm cho thấy, đây thực sự là “cứu cánh” đối với người nghiện ma túy khi nhanh chóng giúp họ đoạn tuyệt với ma túy, hồi phục thể chất, tinh thần, ổn định cuộc sống.

    Từ kết quả nêu trên, vừa qua, Chính phủ cũng đã đồng ý để TP.HCM tiếp tục mở rộng chương trình ra toàn bộ 24/24 quận huyện trên địa bàn.
    Phan Hoàng
    http://tiengchuong.vn/

  2. #202
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Lào Cai: 70% người nghiện được cai tại trung tâm

    Thứ bảy 27/12/2014 16:55

    Từ năm 2005 đến nay, mỗi năm Lào Cai tổ chức cai nghiện cho khoảng gần 1.000 lượt người nghiện ma túy. Trong đó, 30% được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, 70% được cai nghiện tại các trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội.



    Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng

    Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trong thời gian qua của Lào Cai đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội dự báo vẫn diễn biến phức tạp.

    Số liệu thống kê của Sở Lao động, Thương binh xã hội Lào Cai cho thấy, hiện Lào Cai có 53/164 xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy. Tổng số người nghiện khoảng trên 4.210 người; phân theo nghiện các loại ma tuý (thuốc phiện 350, cần sa 07, cocain 01, heroin 3.492, ma tuý tổng hợp 266, ma tuý khác 41, sử dụng nhiều loại ma tuý 41). Số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng; đặc biệt là nhóm thanh niên ở trung tâm thành phố, thị trấn. Đối tượng tập trung chủ yếu ở nhóm người không có việc làm và có việc làm không ổn định. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.

    Đáng chú ý, đến nay hầu hết số người nghiện hút thuốc phiện ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, theo thói quen đã được xóa bỏ, nhờ đẩy mạnh công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng, đã có hàng nghìn người nghiện được cắt cơn, phục hồi sức khỏe. Tỷ lệ nghiện ma tuý ở người dân tộc thiểu số thấp hơn so với người Kinh khoảng 2,38 lần (có 1.924 người dân tộc thiểu số/2.288 người Kinh nghiện, trong khi tổng số người dân tộc thiểu số chiếm gần gấp đối người Kinh). Có 85 người nghiện từ 16-18 tuổi, 683 người nghiện có công việc ổn định.

    Để xóa bỏ tệ nạn ma túy, từ năm 2010 đến nay, các cơ quan chức năng tỉnh đã phối hợp với các ngành, địa phương và cơ quan truyền thông tổ chức trên 1.000 buổi tuyên truyền đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh phòng, chống ma túy, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy trên địa bàn và tác hại của ma túy, tội phạm ma túy.

    Bên cạnh đó, 100% các xã phường, thôn, tổ nhân dân, các bản làng vùng cao và các trường học trên địa bàn đã tham gia ký cam kết xây dựng xã, phường, đơn vị, trường học không có ma túy.

    Đại diện của Sở Lao động, Thương binh Xã hội tỉnh cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức. Đồng thời, nâng cao vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền và trách nhiệm của xã hội và cộng đồng trong phòng chống ma túy, phòng chống các tệ nạn xã hội do ma túy gây ra.

    Thời gian qua, tỉnh đã xây dựng cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone theo mô hình xã hội hóa giai đoạn 2013 - 2020. Hiện tỉnh đã tiếp nhận, điều trị cho gần 300 bệnh nhân, dù vẫn đang trong thời gian thử nghiệm.

    Trong năm 2014, cơ sở xã hội hóa đã tiếp tục nhận và duy trì điều trị, nâng tổng số người được điều trị lên lên con số 400. Đồng thời, liên kết với các trường nghề, các cơ sở dịch vụ đào tạo, dạy nghề, việc làm để tổ chức tư vấn học nghề, tìm kiếm việc làm, ổn định tâm lý và cuộc sống cho bệnh nhân.

    Điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone vừa chi phí thấp, vừa giúp người nghiện có thời gian học tập và lao động sản xuất tại gia đình, địa phương. Bên cạnh đó, người điều trị cũng thường xuyên được sự chăm sóc, giúp đỡ, động viên từ gia đình. Vì vậy, tỉnh có thể sẽ đánh giá mô hình thí điểm để nhân rộng tại một số địa phương đông dân cư, có nhiều đối tượng nghiện hút.

    Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số học viên đang được cai nghiện phục hồi, quản lý sau cai tại các trung tâm, cơ sở cai nghiện cộng đồng và các câu lạc bộ quản lý sau cai nghiện khoảng 2.000 người, chiếm trên 50% đối tượng thực có trên địa bàn. Con số tái hòa nhập sau cai nghiện tuy có tăng nhưng ở mức độ còn chưa cao một phần do cở sở cai nghiện chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế.
    Thúy Vân
    http://tiengchuong.vn/

  3. #203
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thái Bình: Dẫn đầu về tỷ lệ huyện, thành phố triển khai Methadone

    Thứ ba 30/12/2014 15:57

    Chỉ trong năm 2014, tỉnh Thái Bình đã triển khai 8 cơ sở điều trị Methadone cho gần 1.100 người nghiện ma túy, dẫn đầu toàn quốc về tỷ lệ các huyện, thành phố triển khai chương trình Methadone.



    Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng
    Tính đến ngày 29/12, tỉnh Thái Bình phát hiện hơn 3.580 người nhiễm HIV/AIDS. Riêng trong năm 2014, tỉnh phát hiện 114 người nhiễm mới, tình hình dịch có dấu hiệu chững lại.

    Trong thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã được đẩy mạnh và mang lại nhiều hoạt động tích cực. Trong năm 2014, tỉnh đã chú trọng công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV như điều trị thuốc kháng ARV, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, điều trị bệnh nhân đồng nhiễm Lao/HIV tại Bệnh viện Lao, bệnh phổi và khám, chữa bệnh cho các học viên tại Trung tâm 06, thành phố Thái Bình…

    Để đẩy mạnh hiệu quả của công tác phòng, chống HIV/AIDS, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh Thái Bình Cao Thị Hải cho biết, năm 2015, tỉnh sẽ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, mở rộng độ bao phủ của chương trình can thiệp giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao.

    Bên cạnh đó, mở rộng, tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, tư vấn và điều trị nhiễm HIV/AIDS; hoàn thiện và tăng cường năng lực hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS, đồng thời nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn.

    Về việc mở rộng mô hình cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, tỉnh sẽ chú trọng công tác tuyên truyền để những người nghiện ma túy hiểu được tác dụng của việc điều trị bằng Methadone và tiếp tục đảm bảo về nguồn lực, cán bộ y tế để các cơ sở điều trị Methadone hoạt động hiệu quả.

    Đặc biệt, tỉnh sẽ cân đối, giao chỉ tiêu phù hợp cho các huyện, thành phố để phấn đấu đạt mục tiêu điều trị Methadone cho 3.000 người trong năm 2015 nhằm góp phần giảm thiểu hành vi nguy cơ, tiến tới giảm đối tượng lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đối tượng nghiện chích ma túy.
    Trà My
    http://tiengchuong.vn/

  4. #204
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Khánh thành cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone thứ 2

    30-12-2014 15:51 - Theo: baodongnai.com.vn

    Ngày 30-12, Bệnh viện đa khoa Biên Hòa đã tổ chức lễ khánh thành cơ sở điều trị nghiện heroin và các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Đây là cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone thứ 2 của tỉnh đi vào hoạt động (cơ sở 1 thuộc Trung tâm Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh).


    Các đại biểu cắt băng khánh thành cơ sở điều trị cai nghiện bằngMethadone số 2

    Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó giám đốc Sở Y tế
    Huỳnh Cao Hải cho biết, Methadone là một trong những dạng chất gây nghiện nhẹ thay thế cho heroin và thuốc phiện, không ảnh hưởng đến sức khỏe và các hành vi của người nghiện. Khi sử dụng thuốc, người nghiện vẫn lao động, sản xuất, sinh hoạt bình thường. Phương pháp điều trị này sẽ giúp cho người nghiện giảm được cảm giác thèm, nhớ ma túy, giảm tần suất sử dụng và phục hồi chức năng thể chất

    Được biết, cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone số 2 tiếp nhận hồ sơ của người nghiện cư ngụ tại các địa phương trong tỉnh. Khi đến điều trị cai nghiện tại các cơ sở nói trên sẽ được khám sức khỏe, tư vấn, xét nghiệm và cấp thuốc miễn phí.
    Ngọc Thư



  5. #205
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Những người vượt hơn 50km mỗi ngày để uống Methadone

    Chủ nhật 04/01/2015 13:00

    Điện Biên tháng 12 đã bước vào mùa Đông, những dải hoa dã quỳ nở bung tạo nên những màu vàng rực bên ven đường, hay trên các sườn đồi, núi. Nhưng đằng sau cảnh sắc thiên nhiên yên ả và hiền hòa đó là cả một cuộc chiến thực sự của những số phận đang bằng mọi cách trở lại với gia đình, cộng đồng.



    Ở vùng đất lịch sử này, dù mưa hay lạnh đến mấy cũng có những con người muốn thoát khỏi lầm lỗi của một thời, hàng ngày vất vả chạy xe máy hay đi bộ hơn hàng chục cây số xuống trung tâm y tế huyện để uống thuốc điều trị Methadone nhằm cai nghiện ma túy.

    50km để đổi lấy 2 phút

    Từ khoảng gần 10 giờ sáng, tại Trung tâm Y tế huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên), cứ chốc chốc 5 phút lại có một người đàn ông chạy vào điểm cấp phát Methadone để nhận thuốc, ký tên rồi uống thuốc. Những thao tác của họ rất thuần thục, chỉ thực hiện trong khoảng chưa đầy 2 phút.

    Dừng xe bên lề đường rồi nhanh chóng chạy vào điểm cấp phát thuốc là anh Sùng A Dùng (41 tuổi) ở bản Làng Dung (xã Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà).

    Người bệnh tại tỉnh Điện Biên chạy xe hàng chục cây số mỗi ngày để đi uống thuốc Methadone điều trị nghiện ma túy

    Anh Dùng cho hay, mỗi ngày từ 6 giờ sáng phải chạy xe máy vượt quãng đường khoảng 50km đường đồi núi vòng vèo dể xuống Trung tâm Y tế huyện Mường Chà uống thuốc Methadone.

    Thời gian cả đi và về đối với Dùng cũng hết nguyên buổi sáng, buổi chiều anh tranh thủ cùng vợ lên rẫy để làm lụng kiếm tiền. Dù việc uống thuốc Methadone hiện nay là miễn phí nhưng với anh lại tốn kém rất nhiều tiền xăng xe vì quãng đường đi lại quá xa.

    Hỏi về vì sao đến với ma túy, Dùng thật thà giãi bày: “Lúc đầu em dùng ma túy, em khổ lắm, sức khỏe và tinh thần bị giảm sút. Em luôn tìm cách để lấy tiền mua ma túy, tinh thần và sức lực hầu như không có, không có tâm trạng tập trung làm ăn.”

    Sau đó, do được sự tư vấn của nhân viên y tế, Dùng đã quyết định xuống trạm y tế huyện để uống thuốc Methadone hàng ngày để thay thế cho ma túy. Đến nay, Dùng đã uống thuốc Methadone đều đặn được hơn 1 năm.

    “Từ lúc sử dụng đến bây giờ là em khỏe hẳn, làm được nhiều việc để kiếm tiền và gia đình không phải lo nữa,” Dùng hồ hởi chia sẻ.

    Một bệnh nhân khác là anh Giàng A Sùng còn rất trẻ (26 tuổi) ở bản Làng Dung, xã Ma Thì Hồ cũng đều đặn hàng ngày chạy xe máy hơn 30km xuống trạm y tế của xã để uống thuốc điều trị.

    Sùng cho hay, trước kia anh đã dùng ma túy suốt hai năm và khoảng một năm trở lại đây, anh dùng thuốc Methadone và không còn cảm giác thèm ma túy. Đặc biệt, sau khi bỏ ma túy và dùng thuốc Methadone điều trị thay thế, Sùng đã tăng được 10kg.

    Khi được hỏi hàng ngày phải đi quãng đường xa như vậy có cảm thấy nản? Sùng cho hay mỗi lần uống thuốc, cả đi và về anh mất khoảng hơn 2 tiếng tuy nhiên vì những lợi ích mà thuốc mang lại nên Sùng thực hiện rất đầy đủ. “Hơn nữa, vì mình là lao động chính trong nhà, nên cần phải có sức khỏe để làm các việc, do vậy, mình quyết tâm dùng thuốc đều đặn để giúp đỡ vợ con,” Sùng tâm sự.

    Người bệnh uống thuốc Methadone tại Trung tâm Y tế huyện Mường Chà

    Nếu trước kia phải đi nhờ xe của mọi người để đi uống thuốc, sau một năm vừa qua cai nghiện bằng phương pháp này, anh đã tích lũy được khoản vốn kha khá và tháng trước vừa mua được chiếc xe máy để đi uống thuốc cho chủ động.

    Không có điều kiện như những bệnh nhân kia, hàng ngày bác Giàng A Và (48 tuổi) ở bản Huổi Lóng, xã Na Sang, huyện Mường Chà hàng ngày đi bộ từ 6 giờ sáng để 10 giờ có mặt tại Trung tâm y tế huyện uống thuốc.

    Bệnh nhân Giàng A Và cho hay, việc đi lại hàng ngày tuy đường hơi xa nhưng đã quen để rèn luyện sức khỏe. Chỉ có những hôm đường bị sạt lở hay mưa bão to, bác mới ở nhà.

    Người nghiện “mòn mỏi” chờ thuốc

    Theo thống kê của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên, với hơn 9.500 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (tính đến tháng 7/2014), Điện Biên vẫn là điểm nóng về tình trạng nghiện ma túy.

    Hiện nay, có nhiều người nghiện ma túy tại Điện Biên mong muốn được tiếp cận chương trình điều trị bằng Methadone. Tuy nhiên, người nghiện ma túy còn gặp rất nhiều rào cản do vẫn còn nhiều khoảng trống trong việc cung ứng dịch vụ tiếp cận điều trị Methadone ở những tuyến cơ sở.

    Điển hình như tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên có hơn 350 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý nhưng hiện nay mới chỉ có 77 bệnh nhân điều trị Methadone. Nguyên nhân là do chương trình điều trị bằng thuốc Methadone mới chỉ cung ứng ở tuyến huyện mà chưa về tuyến xã. Người nghiện ma túy ở những xã vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện tiếp cận với Methadone do rào cản về khoảng cách địa lý. Việc đưa Methadone về tuyến xã chính là mong ước của những người nghiện để lấp đầy những khoảng trống địa lý.

    Y sỹ Vũ Thị Châu Lai, Trạm trưởng Trạm y tế xã Na Sang (huyện Mường Chà) cho hay, nếu như chương trình được triển khai tại xã thì rất tiện lợi cho bệnh nhân. Bởi nhiều người dân ngại ra khỏi địa bàn, tiện lợi cho bệnh nhân đỡ mất tiền xăng đi lại. Nên nếu chương trình triển khai tại xã thì đó là điều may mắn cho bệnh nhân, nâng cao cơ hội giúp họ giảm chi phí.

    Huyện Mường Chà vẫn còn may mắn hơn nhiều địa phương khác trong tỉnh Điện Biên như Điện Biên Đông, Nậm Pồ, Mường Nhé… những địa phương có tỷ lệ người nghiện ma túy cũng rất cao nhưng chưa có cơ sở điều trị bằng Methadone.

    Những tờ lá đơn mong mỏi được uống thuốc điều trị Methadone tại tỉnh Điện Biên được xếp hàng để chờ chỉ tiêu mới

    Phân tích về vấn đề này, ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, ở nhiều địa bàn hiện nay ngành y tế chưa đủ nguồn lực để triển khai đầy đủ các hoạt động can thiệp dự phòng, chăm sóc điều trị. Đặc biệt là đối với các khu vực vùng sâu vùng xa và trong đó có các tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên. Bởi đây là một địa bàn rộng trong khi nguồn nhân lực mỏng, đi lại hết sức khó khăn.

    “Các điểm uống Methadone hiện tại rất xa khu dân cư. Đây cũng là những khó khăn mà chúng ta cần có những giải pháp để mở rộng và thay đổi cách cung câp dịch vụ, bằng cách phải đưa việc cấp thuốc đến trạm y tế xã, các điểm uống thuốc lưu động tại các xã để phục vụ tốt hơn cho người dân. Tạo thuận lợi cho họ được uống thuốc thường xuyên để đảm cho chương trình được bền vững,” ông Cảnh chia sẻ.

    Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Điện Biên, chương trình điều trị Methadone đang được thực hiện tại 5 điểm: thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Mường Chà, huyện Tuần Giáo và huyện Mường Ảng. Hiện nay số người được điều trị bằng Methadone tại 5 điểm trên là hơn 1.400 bệnh nhân, con số còn khá khiêm tốn so với số người nghiện ma túy nói chung và số người cần được điều trị bằng Methadone nói riêng trong toàn tỉnh.

    Do vậy, việc triển khai các dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở còn nhiều khó khăn, có nhiều khoảng trống trong tiếp cận dịch vụ điều trị Methadone cho người nghiện ma túy. Điều này đang trông chờ ngành y tế và chính quyền các địa phương vào cuộc để có các giải pháp hiệu quả và bền vững.
    Theo TTXVN

  6. #206
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hà Nội có thêm cơ sở cai nghiện bằng Methadone

    Thứ ba 06/01/2015 10:26

    Ngày 05/1, Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức lễ khai trương cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động số 5. Đây là cơ sở thứ 7 của thành phố chính thức được đưa vào hoạt động.



    Bệnh nhân đến khám và điều trị Methadone tại Trung tâm Methadone huyện Từ Liêm

    Tại Hà Nội, từ tháng 9/2009, Sở Y tế Hà Nội đã thí điểm triển khai 6 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone thuộc các quận, huyện, thị xã là Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Từ Liêm, Hà Đông và Sơn Tây. Các cơ sở điều trị hiện đang cung cấp dịch vụ tư vấn cho trên 1.700 người nghiện.

    Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone mang lại hiệu quả tích cực, giúp cho người nghiện cải thiện sức khỏe, thay đổi nhận thức, giảm hành vi phạm tội, vì vậy việc mở rộng và triển khai thêm cơ sở điều trị Methadone là rất cần thiết. Tuy nhiên, điều trị nghiện ma túy bằng Methadone trên địa bàn thành phố mới chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng số người nghiện đang có hồ sơ quản lý, do đó nhu cầu về điều trị còn rất lớn.

    Để đạt được mục tiêu có thể điều trị Methadone cho 8.500 người đến năm 2015, Hà Nội lập kế hoạch mở rộng thêm 11 điểm điều trị Methadone, trong đó có điểm tại Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động số 5.

    Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố Hà Nội cho biết, ngành y tế, lao động thương binh xã hội và lực lượng công an sẽ tiếp tục thông báo rộng rãi chủ trương của thành phố để những người có nhu cầu cai nghiện biết và đăng ký điều trị.

    Đối với chương trình điều trị thay thế các chất gây nghiện, thành phố cam kết sẽ miễn phí 100% chi phí thuốc điều trị đối với các bệnh nhân tự nguyện đăng ký điều trị tại Trung tâm.

    Đồng thời, thành phố sẽ quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng điều trị, khu vực luyện tập phục hồi sức khỏe cho người bệnh, đảm bảo chất lượng và số lượng đội ngũ y, bác sĩ phục vụ điều trị tại Trung tâm. Đặc biệt, sau quá trình điều trị, các học viên tại Trung tâm sẽ được đào tạo nghề để tái hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội.


    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/

  7. #207
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chuẩn bị triển khai thêm 10 cơ sở điều trị bằng Methadone

    Thứ năm 08/01/2015 16:59

    Để đạt được mục tiêu đến năm 2015 có thể điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho 8.500 người, Hà Nội đã lập kế hoạch mở rộng thêm 10 cơ sở điều trị Methadone hoạt động trên địa bàn thành phố.



    Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng

    Dự kiến các trung tâm này sẽ khai trương trước ngày 1/2/2015, giúp những người nghiện ma túy được điều trị ổn định, chiến thắng bản thân, hòa nhập cộng đồng và trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội.

    Methadone là một trong những dạng chất gây nghiện nhẹ thay thế cho heroin và thuốc phiện, không ảnh hưởng đến sức khỏe và các hành vi của người nghiện. Khi sử dụng thuốc, người nghiện vẫn lao động, sản xuất, sinh hoạt bình thường.

    Phương pháp điều trị Methadone sẽ giúp cho người nghiện giảm được cảm giác thèm, nhớ ma túy, giảm tần suất sử dụng và phục hồi chức năng thể chất. Các cơ sở điều trị cai nghiện bằng methadone sẽ tiếp nhận hồ sơ của người nghiện cư ngụ trên địa bàn. Khi đến điều trị cai nghiện tại các cơ sở nói trên sẽ được khám sức khỏe, tư vấn, xét nghiệm và cấp thuốc miễn phí.

    Trước đó, ngày 5/1/2015, Hà Nội đã khai trương cơ sở điều trị cai nghiện ma túy bằng methadone tại Trung tâm chữa bệnh Giáo dục Lao động số 5, nâng số cơ sở cai nghiện bằng methadone trên địa bàn lên 7 cơ sở.

    Từ tháng 9/2009, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai thí điểm 6 cơ sở điều trị Methadone tại các quận, huyện, thị xã như Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Từ Liêm, Hà Đông và Sơn Tây. Đến nay, các cơ sở thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn và điều trị hiệu quả cho 1.700 người nghiện chất dạng thuốc phiện.

    Việc điều trị nghiện ma túy bằng methadone đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp người nghiện được điều trị an toàn, thay đổi nhận thức, giảm hành vi phạm tội, tăng thể trạng sức khỏe.

    Tuy nhiên, điều trị nghiện ma túy bằng methadone trên địa bàn thành phố mới chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng số người nghiện đang có hồ sơ quản lý trong khi nhu cầu về điều trị còn rất lớn.
    Thanh Trà
    http://tiengchuong.vn/

  8. #208
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hơn 200 người tự nguyện đi cai nghiện bằng Methadone

    7-01-2015 07:31 - Theo: hanoimoi.com.vn
    Sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có sự thay đổi, công tác cai nghiện gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định về quy chế trình tự, thủ tục, thẩm quyền tổ chức cai nghiện ma túy cho phù hợp với tình hình thực tế và cho ra đời cơ sở cai nghiện tự nguyện bằng Methadone. Chỉ chưa đầy nửa tháng áp dụng, đã có hơn 200 người tự nguyện đi cai nghiện bằng Methadone.


    Điều trị bằng Methadone giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.



    Là một trong những người đầu tiên đăng ký cai nghiện tự nguyện bằng Methadone ở Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V (thuộc Sở LĐ-TB&XH), anh
    Đặng Trần Quân (huyện Thường Tín) cho biết: "Sở dĩ, tôi biết được cơ sở cai nghiện này là nhờ công an và chính quyền địa phương vận động, phân tích rõ chính sách ưu tiên của thành phố đối với việc cai nghiện bằng Methadone và quy trình đăng ký chỉ 1-2 ngày, nên tôi đã đăng ký". Ông Nguyễn Văn Lưu, ở quận Thanh Xuân đưa con trai đi cai nghiện tại trung tâm này cho biết: "Được các chú công an vận động, con trai tôi đã tự nguyện xin vào Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V cai nghiện. Các chú công an cũng đến tận nhà đưa con tôi đi. Được tận mắt chứng kiến cơ sở vật chất của trung tâm, gia đình rất yên tâm gửi gắm con mình".


    Chỉ sau 3 ngày mở cửa, cơ sở điều trị tự nguyện bằng Methadone tại Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V đã nhận được đơn đăng ký của 81 người. Sau nửa tháng, số bệnh nhân đến cai nghiện tại đây lên tới hơn 200 người. Ông Nguyễn Văn Lập, Phó Giám đốc Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V cho biết: "Lần đầu tiên, TP Hà Nội đưa vào hoạt động một cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone theo hình thức tự nguyện. Với việc đầu tư cơ sở vật chất khang trang, đón nhận được 400 người bệnh, đội ngũ y bác sĩ chuyên tâm, trang thiết bị máy móc hiện đại và chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên bên cạnh việc cai nghiện bệnh nhân còn được học tập, rèn luyện và đào tạo nghề để dễ dàng hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, thành phố hỗ trợ hoàn toàn chi phí thuốc men, sinh hoạt cho người bệnh".





    Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc: Mắt thấy, tai nghe

    Các địa phương cần đưa người nghiện và gia đình họ đến trung tâm cai nghiện tự nguyện, để họ mắt nhìn, tai nghe về thực tế cuộc sống ở đây. Đề nghị ngành LĐ-TB&XH tạo điều kiện cho các quận, huyện đến trung tâm tham quan, học tập. Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ quá trình cai nghiện, thành phố còn áp dụng quy trình mới trong việc hoàn tất thủ tục cho người đi cai nghiện. Theo đó, nếu quy trình của Chính phủ là 37 ngày thì quy định của thành phố rút xuống còn 13 ngày.


    Hà Nội hiện có 6 trung tâm điều trị bằng Methadone. Các cơ sở này đang thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn và điều trị hiệu quả cho 1.700 người nghiện chất dạng thuốc phiện. Việc điều trị bằng Methadone giúp người nghiện được điều trị an toàn, thay đổi nhận thức, giảm hành vi phạm tội, tăng thể trạng sức khỏe. Khi sử dụng thuốc, người nghiện vẫn lao động, sản xuất, sinh hoạt bình thường. Phương pháp điều trị này sẽ giúp cho người nghiện giảm cảm giác thèm, nhớ ma túy, giảm tần suất sử dụng và phục hồi chức năng thể chất. Tuy nhiên, việc điều trị bằng Methadone trên địa bàn thành phố mới áp dụng được cho khoảng 8% tổng số người nghiện đang có hồ sơ quản lý.


    Xuất phát từ quan điểm tạo điều kiện thuận lợi nhất, nhằm khuyến khích những người muốn từ bỏ các chất gây nghiện, trở về với cuộc sống đời thường, TP Hà Nội đã thí điểm mô hình điều trị tự nguyện tại Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V. Để có thể đạt mục tiêu điều trị Methadone cho 8.500 người trong năm 2015, thành phố đã lập kế hoạch mở rộng thêm 10 điểm điều trị nữa. Dự kiến, các cơ sở này sẽ đi vào hoạt động trong tháng 2-2015. Đây là hình thức cai nghiện tự nguyện và còn rất mới nên Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu ngành y tế, LĐ-TB&XH và Công an tiếp tục thông báo rộng rãi chủ trương của thành phố để những người có nhu cầu cai nghiện biết và đăng ký điều trị. Sau quá trình điều trị, các học viên sẽ được đào tạo nghề để tái hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội…


    Những đổi thay đáng kể trong công tác cai nghiện nêu trên thể hiện quyết tâm của Hà Nội, giảm dần số người nghiện ma túy, kiềm chế không để phát sinh tệ nạn ma túy.

  9. #209
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cơ sở điều trị Methadone đầu tiên tại địa bàn tỉnh Kon Tum
    Thứ sáu, 16 Tháng 1 2015 18:56
    Căn cứ Quyết định số: 1008/QĐ-TTg, ngày 20/06/2014 của Thủ tướng Chính phủ“Về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone năm 2014 và 2015”; Quyết định số: 1075/QĐ-UBND ngày 21/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum “Về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2015”. Ngày 25/12/2014 Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số: 527/QĐ-SYT về việc “Thành lập cơ sở điều trị Methadone số 1 tại phòng khám đa khoa khu vực phường Ngô Mây - TP Kon Tum - tỉnh Kon Tum năm 2015” (gọi tắt là cơ sở điều trị methadone) thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum”.

    Một số hình ảnh của cơ sở điều trị Methadone số 1 tại phòng khám đa khoa khu vực phường Ngô Mây,TP Kon Tum:







    Cơ sở điều trị Methadone là cơ sở điều trị tình trạng nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trực thuộc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh. Mục tiêu hoạt động của cơ sở điều trị Methadone là nhằm nâng cao nhận thức và hành động của người nghiện các chất dạng thuốc phiện và toàn xã hội trong việc tự nguyện điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone; dự kiến trong năm 2015 sẽ tiếp nhận và điều trị cho khoảng 100 người nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn toàn tỉnh bằng thuốc Methadone, góp phần làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đối tượng tham gia điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone.

    Hiện nay, Sở Y tế đang triển khai chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc tích cực chuẩn bị các mặt công tác về tuyển chọn, bố trí nhân sự, cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone do Trung ương tổ chức, dự trù kinh phí, cơ sở vật chất.., đúng theo quy định; đồng thời phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, xã, phường, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc điều trị Methadone; phối hợp với Công an xã, Công an các huyện, TP, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy- Công an tỉnh Kon Tum thống kê, lập danh sách người nghiện, người nghi có liên quan đến hoạt động ma túy trên địa bàn toàn tỉnh,… từ đó vận động cá nhân, gia đình người nghiện các chất dạng thuốc phiện tham gia điều trị bằng thuốc Methadone; hướng dẫn người bệnh nộp hồ sơ đăng ký tham gia điều trị Methadone và gửi hồ sơ đăng ký tham gia về Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum.

    Dự kiến vào đầu tháng 4/2015, cơ sở Điều trị Methadone đầu tiên trên địa bàn tỉnh Kon Tum sẽ chính thức đi vào hoạt động.
    Thu Tâm (Phòng CSĐT tội phạm về ma túy)


  10. #210
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Mở thêm 17 cơ sở điều trị methadone

    17/01/2015 11:41 GMT+7
    TTO - Ngày 17-1, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã có kế hoạch đưa vào hoạt động thêm 17 cơ sở điều trị methadone mới trong năm nay tại các quận, huyện chưa triển khai chương trình methadone.



    Bệnh nhân uống methadone tại Trung tâm Tư vấn và cai nghiện TP.HCM (quận Thủ Đức) - Ảnh: Tiến Long

    Khi kế hoạch được triển khai, chương trình này bao phủ tất cả 24 quận, huyện của TP.HCM.


    Theo thông tin từ Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, trước đây khả năng điều trị của mỗi cơ sở từ 250 - 300 bệnh nhân. Nhưng đến năm 2015, sẽ nâng khả năng điều trị của mỗi cơ sở lên 350 bệnh nhân.


    Với 17 cơ sở mới, dự kiến sẽ có thêm khoảng 6.000 người nghiện được tiếp cận điều trị bằng methadone.


    Công tác điều trị nghiện thay thế bằng methadone được triển khai tại TP.HCM từ năm 2008. Đến nay TP đã có bảy cơ sở triển khai điều trị tại trung tâm y tế dự phòng của bảy quận gồm quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Thủ Đức và một cơ sở được triển khai tại Trung tâm tư vấn cai nghiện ma túy thuộc ở Lao động-Thương binh và Xã hội TP.


    Tính đến hết năm 2014 đã có 2013 bệnh nhân nghiện chất dạng thuốc phiện được điều trị bằng chất thay thế methadone.


    L.TH.H - V.THỦY
    http://tuoitre.vn/



  11. #211
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hà Nội thí điểm cai nghiện tự nguyện bằng Methadone: Mô hình bước đầu khả quan

    Thứ bảy 17/01/2015 13:00

    Sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có sự thay đổi, công tác cai nghiện gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định về quy chế trình tự, thủ tục, thẩm quyền tổ chức cai nghiện ma túy cho phù hợp với tình hình thực tế và cho ra đời cơ sở cai nghiện tự nguyện bằng Methadone. Chỉ chưa đầy nửa tháng áp dụng, đã có hơn 200 người tự nguyện đi cai nghiện bằng Methadone.



    Điều trị bằng Methadone giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng

    Là một trong những người đầu tiên đăng ký cai nghiện tự nguyện bằng Methadone ở Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V (thuộc Sở LĐ-TB&XH), anh Đặng Trần Quân (huyện Thường Tín) cho biết: "Sở dĩ, tôi biết được cơ sở cai nghiện này là nhờ công an và chính quyền địa phương vận động, phân tích rõ chính sách ưu tiên của thành phố đối với việc cai nghiện bằng Methadone và quy trình đăng ký chỉ 1-2 ngày, nên tôi đã đăng ký". Ông Nguyễn Văn Lưu, ở quận Thanh Xuân đưa con trai đi cai nghiện tại trung tâm này cho biết: "Được các chú công an vận động, con trai tôi đã tự nguyện xin vào Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V cai nghiện. Các chú công an cũng đến tận nhà đưa con tôi đi. Được tận mắt chứng kiến cơ sở vật chất của trung tâm, gia đình rất yên tâm gửi gắm con mình".

    Chỉ sau 3 ngày mở cửa, cơ sở điều trị tự nguyện bằng Methadone tại Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V đã nhận được đơn đăng ký của 81 người. Sau nửa tháng, số bệnh nhân đến cai nghiện tại đây lên tới hơn 200 người. Ông Nguyễn Văn Lập, Phó Giám đốc Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V cho biết: "Lần đầu tiên, TP Hà Nội đưa vào hoạt động một cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone theo hình thức tự nguyện. Với việc đầu tư cơ sở vật chất khang trang, đón nhận được 400 người bệnh, đội ngũ y bác sĩ chuyên tâm, trang thiết bị máy móc hiện đại và chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên bên cạnh việc cai nghiện bệnh nhân còn được học tập, rèn luyện và đào tạo nghề để dễ dàng hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, thành phố hỗ trợ hoàn toàn chi phí thuốc men, sinh hoạt cho người bệnh".

    Hà Nội hiện có 6 trung tâm điều trị bằng Methadone. Các cơ sở này đang thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn và điều trị hiệu quả cho 1.700 người nghiện chất dạng thuốc phiện. Việc điều trị bằng Methadone giúp người nghiện được điều trị an toàn, thay đổi nhận thức, giảm hành vi phạm tội, tăng thể trạng sức khỏe. Khi sử dụng thuốc, người nghiện vẫn lao động, sản xuất, sinh hoạt bình thường. Phương pháp điều trị này sẽ giúp cho người nghiện giảm cảm giác thèm, nhớ ma túy, giảm tần suất sử dụng và phục hồi chức năng thể chất. Tuy nhiên, việc điều trị bằng Methadone trên địa bàn thành phố mới áp dụng được cho khoảng 8% tổng số người nghiện đang có hồ sơ quản lý.

    Xuất phát từ quan điểm tạo điều kiện thuận lợi nhất, nhằm khuyến khích những người muốn từ bỏ các chất gây nghiện, trở về với cuộc sống đời thường, TP Hà Nội đã thí điểm mô hình điều trị tự nguyện tại Trung tâm chữa bệnh Giáo dục lao động xã hội số V. Để có thể đạt mục tiêu điều trị Methadone cho 8.500 người trong năm 2015, thành phố đã lập kế hoạch mở rộng thêm 10 điểm điều trị nữa. Dự kiến, các cơ sở này sẽ đi vào hoạt động trong tháng 2-2015. Đây là hình thức cai nghiện tự nguyện và còn rất mới nên Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu ngành y tế, LĐ-TB&XH và Công an tiếp tục thông báo rộng rãi chủ trương của thành phố để những người có nhu cầu cai nghiện biết và đăng ký điều trị. Sau quá trình điều trị, các học viên sẽ được đào tạo nghề để tái hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội…

    Những đổi thay đáng kể trong công tác cai nghiện nêu trên thể hiện quyết tâm của Hà Nội, giảm dần số người nghiện ma túy, kiềm chế không để phát sinh tệ nạn ma túy.

    Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc: Mắt thấy, tai nghe

    Các địa phương cần đưa người nghiện và gia đình họ đến trung tâm cai nghiện tự nguyện, để họ mắt nhìn, tai nghe về thực tế cuộc sống ở đây. Đề nghị ngành LĐ-TB&XH tạo điều kiện cho các quận, huyện đến trung tâm tham quan, học tập. Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ quá trình cai nghiện, thành phố còn áp dụng quy trình mới trong việc hoàn tất thủ tục cho người đi cai nghiện. Theo đó, nếu quy trình của Chính phủ là 37 ngày thì quy định của thành phố rút xuống còn 13 ngày.


    Theo báo HNM

  12. #212
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Kon Tum: Đưa cơ sở điều trị Methadone đầu tiên đi vào hoạt động

    (19/01/2015)
    Ngày 17-1 Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum, bà Nguyễn Thị Ven cho biết, đã ký ban hành Quyết định số 527 thành lập cơ sở điều trị Methadone số 1 (tại phòng khám đa khoa khu vực phường Ngô Mây, TP.Kon Tum). Đây là cơ sở điều trị Methadone đầu tiên của tỉnh trực thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh.
    Dự kiến trong năm 2015, cơ sở sẽ tiếp nhận và điều trị cho khoảng 100 người nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn toàn tỉnh bằng thuốc Methadone, góp phần làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đối tượng tham gia điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone. Mặt khác, góp phần nâng cao nhận thức và hành động của người nghiện các chất dạng thuốc phiện và toàn xã hội trong việc tự nguyện điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone.

    Hiện Sở Y tế, triển khai công tác về tuyển chọn, bố trí nhân sự, cán bộ chuyên môn, dự trù kinh phí, cơ sở vật chất… đồng thời, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, xã, phường, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc điều trị Methadone; phối hợp với ngành Công an các cấp thống kê, lập danh sách người nghiện, người nghi có liên quan đến hoạt động ma túy trên địa bàn toàn tỉnh… Phấn đấu vào đầu tháng 4-2015 cơ sở điều trị Methadone đầu tiên trên địa bàn tỉnh sẽ chính thức đi vào hoạt động.

    R.C.Kim


  13. #213
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kon Tum: Triển khai mô hình điều trị nghiện bằng Methadone

    Thứ ba 20/01/2015 16:31

    Dự kiến đầu tháng 4/2015, cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đầu tiên trực thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum sẽ chính thức đi vào hoạt động trên địa bàn.



    Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng
    Cơ sở điều trị Methadone này sẽ được mở tại Phòng khám đa khoa khu vực phường Ngô Mây, Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

    Trong năm 2015, cơ sở sẽ tiếp nhận và điều trị cho khoảng 100 người nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn toàn tỉnh bằng thuốc Methadone, góp phần làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đối tượng tham gia điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone.

    Mặt khác, tỉnh sẽ triển khai các hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, hành động của người nghiện các chất dạng thuốc phiện và toàn xã hội trong việc tự nguyện điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone.

    Hiện Sở Y tế tỉnh đang triển khai công tác về tuyển chọn, bố trí nhân sự, cán bộ chuyên môn, dự trù kinh phí, cơ sở vật chất…Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, xã, phường, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc điều trị Methadone.

    Bên cạnh đó, phối hợp với ngành công an các cấp thống kê, lập danh sách người nghiện, người nghi có liên quan đến hoạt động ma túy trên địa bàn toàn tỉnh.

    Theo Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, cả nước hiện còn 8 tỉnh không tổ chức cai cho người nghiện ma tuý tại cả trung tâm và cộng đồng bao gồm: Kon Tum, Hưng yên, Điện Biên, Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Ngãi, Đăk Nông. Như vậy, đây sẽ là bước tiến góp phần nâng cao nhận thức của người nghiện về điều trị cai nghiện, góp phần giảm tội phạm do người nghiện gây ra, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và giúp ổn định trật tự xã hội trên địa bàn.
    Thúy Vân
    http://tiengchuong.vn/

  14. #214
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nâng cao hiệu quả điều trị người nghiện ma túy bằng thuốc Methadone
    (08:31, 20/01/2015)

    (Thainguyentv.vn)- Cơ sở điều trị Methadone số 2, Phường Túc Duyên, TP Thái Nguyên là một trong 6 cơ sở điều trị của tỉnh Thái Nguyên được thực hiện theo Đề án điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của UBND tỉnh Thái Nguyên. Trong năm 2014, cơ sở đã điều trị thường xuyên cho trên 370 người nghiện ma túy trên địa bàn, đạt kế hoạch đề ra.

    Năm 2014, cơ sở đã điều trị thường xuyên cho trên 370 người nghiện ma túy trên địa bàn,
    đạt kế hoạch đề ra.

    Trong số đó, có gần 30 bệnh nhân đang chỉnh liều và trên 350 bệnh nhân vào giai đoạn duy trì. Sau thời gian điều trị đã có 280 bệnh nhân có việc làm, số bệnh nhân vi phạm pháp luật giảm 42%, không có trường hợp nhiễm HIV mới.

    Hiện nay, cơ sở có 12 cán bộ, ý, bác sỹ và điều dưỡng trực tiếp tham gia vào công tác điều trị. Tuy còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như các chế độ đặc thù khác, tuy nhiên, cơ sở luôn tuân thủ đúng các tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế về uống thuốc hàng ngày…Bên cạnh đó, các hoạt động về tư vấn, xét nghiệm, các buổi sinh hoạt nhóm nhằm tiếp cận với bệnh nhân để tuyên truyền về những tác hại của ma túy cũng như sự lây lan HIV/AIDS qua đường tiêm chích; cách hòa nhập cộng đồng… cũng thường xuyên được cơ sở tổ chức và đem lại hiệu quả tích cực.Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện Đề án và Mở rộng chương trình điều trị nghiện và các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020, Trung tâm Y tế TP Thái Nguyên sẽ mở thêm 02 điểm cấp phát thuốc tại Trung tâm Y tế dự phòng, chống AIDS tỉnh và Phòng khám khu Bắc thuộc Phường Quan Triều, TP Thái Nguyên để đảm bảo đến hết năm 2015, TP sẽ tiếp nhận và điều trị cho 1.000 người nghiện ma túy./.
    Tin, ảnh: Thu Hương

  15. #215
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone: Những tín hiệu vui

    Cập nhật lúc 09:38, Thứ Năm, 22/01/2015 (GMT+7)

    (QBĐT) - Sau hơn 5 tháng triển khai chương trình điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh bước đầu đã mang lại nhiều kết quả khả quan trong việc cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghiện. Chương trình đang ngày càng thu hút nhiều đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh tự nguyện tham gia.

    Bác sĩ Nguyễn Anh Đông, Phó giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS cho biết: Kể từ khi triển khai thực hiện chương trình đến nay, cơ sở điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS luôn thực hiện nghiêm túc các hoạt động chuyên môn, tăng cường hoạt động tư vấn trước, trong, sau điều trị cho người bệnh. Điều đáng ghi nhận là, đội ngũ cán bộ y tế nơi đây đã nỗ lực hết mình trong việc tiếp cận, chăm sóc và điều trị cho những người bệnh “đặc biệt”. Họ không chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của một người thầy thuốc mà họ còn là người bạn luôn luôn lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ hỗ trợ người bệnh về mặt tinh thần để động viên giúp đỡ các đối tượng tham gia cai nghiện đạt hiệu quả cao. Kết quả cho sự nỗ lực đó là hầu hết các đối tượng tham gia chương trình đều có những cải thiện rõ nét về sức khỏe, nhiều đối tượng đã giảm liều và ngừng sử dụng heroin.

    Bác sĩ Đông cho hay, đa số các bệnh nhân tham gia chương trình điều trị đều chấp hành tốt quy định giờ giấc uống thuốc cũng như các tư vấn, khuyến cáo của cán bộ y, bác sĩ. Trung tâm rất chú trọng đến các hoạt động tư vấn, cung cấp cho người bệnh những thông tin cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Bằng sự tận tình với công việc và kỹ năng thuyết phục mềm dẻo, kiên trì cùng sự hỗ trợ đắc lực của gia đình người bệnh đã tạo cho người bệnh niềm tin chiến thắng bản thân để từ bỏ ma túy, hòa nhập cộng đồng. Hiện tại, cơ sở điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của Trung tâm đang tiếp nhận điều trị cho 82 bệnh nhân, là những đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh. Và kết quả đáng mừng là không chỉ giảm tần suất và ngừng hẵn sử dụng ma túy, bệnh nhân còn được cải thiện rõ nét về mặt tinh thần, tâm trí ổn định để kiên trì điều trị. Kết quả này mở ra hướng đi mới trong công tác phòng, chống ma túy và HIV/AIDS, góp phần quan trọng vào việc ổn định xã hội.


    Người bệnh đang làm thủ tục tham gia điều trị bằng Methadone.

    Heroin là loại ma túy mạnh, vì thế sử dụng loại này thường dễ bị nghiện và nghiện rất nhanh, cai heroin lại vô cùng khó khăn bởi những cơn vật vã do thiếu thuốc nên thường làm cho người nghiện nản chí. Thế nhưng nhiều người đã từ từ giảm liều và cuối cùng bỏ được heroin sau khi được điều trị bằng Methadone. Từ lợi ích trên, nhiều người bệnh đã không quản ngại khó khăn, chấp hành nghiêm túc quy trình điều trị.

    Ngày nắng cũng như ngày mưa, anh T-một người nghiện ma túy ở huyện Tuyên Hóa luôn có mặt đúng giờ tại cơ sở điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS để được tư vấn và uống thuốc. Khi được hỏi về những khó khăn khi tham gia điều trị, anh T cho biết, với anh thì chẳng có khó khăn nào lớn bằng khi mà trước đây, mỗi ngày anh phải chi đến 1,5 triệu đồng cho ma túy. Bây giờ chỉ tốn vài chục ngàn đi xe buýt để được điều trị, được cai nghiện thì lợi ích quá lớn nên anh sẽ quyết tâm. Cả gia đình anh đều rất vui mừng khi sức khỏe anh cải thiện từng ngày. Hiện tại anh không còn dùng ma túy nữa. Một số người tham gia điều trị tại cơ sở chia sẻ rằng, trước đây họ phải bỏ ra một khoản tiền lớn, có người vài ba trăm, có người tiền triệu để sử dụng ma túy khiến cho gia đình họ rơi vào cảnh bần cùng khốn khó. Không chỉ thế, ma túy còn khiến họ trở thành người lệ thuộc, không thể thiếu ma túy dẫu chỉ vài giờ. Song chỉ trong một thời gian điều trị ngắn, họ đã giảm liệu và ngưng sử dụng ma túy. Điều đó cho thấy hiệu quả khả quan của phương pháp điều trị cai nghiện heroin thay thế bằng methadone hiện nay.


    Một trong những lợi ích lớn của việc điều trị cai nghiện heroin bằng Methadone chính là hạn chế sự lây lan HIV/AIDS. Theo các chuyên gia về y tế thì trong quá trình nghiện, người nghiện ma túy tìm cách làm gia tăng khoái cảm, mà trong đó đường tiêm chích ma túy vào tĩnh mạch gây tác dụng nhanh và “phê” nhất. Do đó, hành vi này làm gia tăng số người nhiễm HIV và viêm gan siêu vi B, C do sử dụng chung bơm kim tiêm với người nhiễm. Vì vậy, triển khai điều trị bằng Methadone được xem là một mũi tên trúng nhiều đích: hạn chế tình trạng lây nhiễm HIV, giúp người nghiện từ bỏ dần ma túy, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm chi phí và gánh nặng cho gia đình cũng như giảm nguy cơ phạm pháp, ổn định trật tự an ninh xã hội... Mặt khác, cai nghiện bằng methadone thường nhẹ nhàng hơn so với một số cách cai nghiện khác bởi người nghiện không phải vật vã đau đớn khi “đói” thuốc mà thay vào đó là sự thích ứng dần dần với Methadone nên người nghiện dễ chấp nhận việc cai nghiện và ít khi bị tái nghiện do Methadone làm giảm dần sự thèm muốn ma túy.


    Với những lợi ích và hiệu quả thiết thực từ chương trình này, trong thời gian tới, tỉnh ta sẽ mở thêm một số cơ sở điều trị tại các địa bàn khác trong tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh ở các địa phương tham gia điều trị, góp phần hạn chế và đẩy lùi tệ nạn và tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh.


  16. #216
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Hà Nội khai trương 2 cơ sở điều trị Methadone

    Thứ ba 27/01/2015 15:00

    Sáng 27/1, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS - Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện 09 Hà Nội đã tổ chức khai trương cơ sở điều trị Methadone.

    Lễ cắt băng khai trương cơ sở điều trị methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS - Sở Y tế Hà Nội. Ảnh: Tú Mai

    Theo Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền, việc điều trị bằng methadone không chỉ mang lại hạnh phúc cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân mà còn mang lại hạnh phúc cho toàn xã hội. Điều đó thể hiện ở lối sống tích cực, giảm gánh nặng cũng như giảm lây nhiễm các bệnh HIV, viêm gan…

    Giám đốc Sở Y tế đề nghị Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tạo điều kiện thuận lợi để người bệnh được điều trị một cách tốt nhất. Đồng thời, thực hiện tốt qui trình từ khám và điều trị phải đảm bảo an toàn, hiệu quả …

    Còn tại Bệnh viện 09, với nhiệm vụ chính là chăm sóc và điều trị nội trú, ngoại trú cho người bệnh HIV/AIDS cư trú hợp pháp trên địa bàn thành phố, tính đến thời điểm hiện tại, bệnh viện quản lý và điều trị cho 396 người bệnh uống ARV trên tổng 505 người nhiễm HIV, trong đó có khoảng 70-80% có tiền sử nghiện các chất dạng thuốc phiện. Việc tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS đã rất khó khăn, đối với những người nghiện việc tuân thủ còn khó khăn hơn nữa. Từ thực tế đó, bệnh viện đã đưa ra kế hoạch xây dựng cơ sở Methadone để phần nào giúp người bệnh có điều kiện và cơ hội tuân thủ điều trị ARV tốt hơn, tăng hiệu quả điều trị ARV, đồng thời giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho gia đình và bản thân người bệnh.

    Theo chỉ đạo của Chính phủ, trong năm 2015, Hà Nội sẽ tiếp nhận điều trị cho 8.500 người nghiện ma túy bằng Methadone. Ngoài 6 cơ sở điều trị Methadone hiện có sẽ thành lập thêm 11 cơ sở nữa, tổng cộng là 17 cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn Hà Nội.

    Qua quá trình triển khai thực hiện, tính đến nay các cơ sở điều trị Methadone đã cơ bản hoàn thành tất cả các công đoạn từ việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đặc biệt là thuốc, công tác tập huấn cán bộ và cấp các chứng chỉ hành nghề cũng như giấy phép. Trước ngày 1/2/2015, Hà Nội sẽ khai trương 8 cơ sở điều trị Methadone nữa.

    Theo chỉ đạo của Chính phủ đã giao cho Hà Nội, trong năm 2014, tiếp nhận điều trị 2.300 bệnh nhân điều trị Methadone và cho đến hiện nay, Hà Nội đã tiếp nhận điều trị cho 2.800 bệnh nhân.



  17. #217
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hà Nội: Thêm 2 cơ sở điều trị nghiện bằng Methadone

    Cập nhật lúc: 14h45" | 28/01/2015

    (VnMedia)
    - Ngày 27/1, Sở Y tế Hà Nội khai trương 2 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế Methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và Bệnh viện 09.


    Ảnh minh họa.


    Đây là 2 trong số 11 cơ sở thuộc chương trình điều trị các chất dạng thuốc gây nghiện bằng Methadone trong năm 2015, nâng tổng số các cơ sở điều trị Methadone lên 17, phục vụ 8.500 bệnh nhân trên địa bàn thành phố.


    Cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế Methadone sẽ giúp người nghiện giảm cảm giác thèm ma túy, dần dần sẽ không còn nhu cầu sử dụng ma túy. Ngoài ra, việc điều trị này sẽ giúp giảm hẳn được tình trạng lây nhiễm HIV và các bệnh qua đường máu do tiêm chích ma túy.

    Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, chương trình điều trị Methadone đã mang lại nhiều lợi ích cho bản thân người bệnh, cho gia đình và xã hội, nhất là làm giảm sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

    Ông Nguyễn Khắc Hiền cũng cho biết, năm 2015, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội được giao nhiệm vụ điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho 8500 người.


    Để thực hiện chỉ tiêu này, trước ngày 1/2/2015, thành phố Hà Nội sẽ đồng loạt khai trương thêm 11 cơ sở trên địa bàn thành phố, trong đó hiện đã có 3 cơ sở tại Trung tâm chữa bệnh Giáo dục Lao động số 5, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS và Bệnh viện 09 được đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo nhân lực sẵn sàng tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân.


    Trong năm 2014, Hà Nội được giao kế hoạch điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho 2300 người tại 6 cơ sở được thành lập trước đó. Nhìn chung, các cơ sở này đã cơ bản tiếp nhận đủ số lượng bệnh nhân theo chỉ tiêu, kết quả điều trị khả quan, giúp những người nghiện ma túy được điều trị ổn định, chiến thắng bản thân, hòa nhập cộng đồng và trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội.
    Kim Thảo


  18. #218
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xem xét thí điểm đưa Methadone vào trại giam

    Thứ sáu 30/01/2015 15:22

    Bộ Y tế kiến nghị Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan có kế hoạch cụ thể để thí điểm điều trị nghiện bằng Methadone cho phạm nhân nghiện ma túy trong năm 2015 và báo cáo Chính phủ kết quả đánh giá sau 1 năm thực hiện.



    Việc điều trị nghiện ma túy bằng thuốc thay thế trong trại giam sẽ góp phần cải thiện tâm lý, thể chất cho phạm nhân

    Đây là kiến nghị của Bộ Y tế trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 1/2015.

    Bộ Y tế sẽ phối hợp, hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Công an trong công tác điều trị Methadone trong trại giam; kết nối các cơ sở điều trị Methandone ngoài cộng đồng để phạm nhân tiếp tục được điều trị sau khi chấp hành xong án phạt tù.

    Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương, tổng hợp trình Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 96/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

    Theo báo cáo của Bộ Công an, năm 2014, toàn quốc phát hiện hơn 204.370 người nghiện ma túy. Trong đó, gần 40.290 người nghiện ở trong cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, trại giam, trại tạm giam của Bộ Công an, chiếm khoảng 20% số người nghiện trên toàn quốc.

    Hiện nay, công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone chủ yếu được triển khai tại 129 cơ sở của ngành Y tế với 24.225 người nghiện (chiếm 96% số người được điều trị trên toàn quốc); 4% còn lại được điều trị trong 5 cơ sở do ngành Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý.

    Tại các cơ sở quản lý của Bộ Công an, chỉ có 550 trường hợp đang tham gia điều trị Methadone. Đây là những trường hợp đang được điều trị bằng phương pháp này tại cộng đồng thì bị đưa vào các cơ sở quản lý của Bộ Công an.

    Nhiều bằng chứng trên thế giới cho thấy việc điều trị nghiện ma túy bằng thuốc thay thế trong trại giam đã góp phần cải thiện tâm lý, thể chất cho phạm nhân. Đồng thời, cũng giảm thiểu việc sử dụng ma túy bằng đường tiêm chích, làm giảm nguy cơ lây truyền HIV và các bệnh khác qua đường máu. Phương pháp điều trị này cũng giúp tăng tuân thủ điều trị và giảm các hoạt động tội phạm liên quan đến ma túy sau khi ra trại.
    Trà My
    http://tiengchuong.vn/

  19. #219
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hà Nội: Đã có 17 cơ sở điều trị Methadone

    Thứ ba 10/02/2015 16:31

    Từ đầu tháng 1 đến nay, toàn thành phố đã khai trương và đưa vào hoạt động 11 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng Methadone.



    Điều trị Methadone cho người nghiện ma túy

    11 cơ sở điều trị Methadone được đưa vào hoạt động tại các cơ sở điều trị Methadone bao gồm: Cơ sở điều trị thuộc Trung tâm Y tế quận Tây Hồ, quận Hoàng Mai, huyện Ba Vì, huyện Đông Anh, huyện Chương Mỹ, huyện Ứng Hòa, huyện Đan Phượng, huyện Phú Xuyên; cơ sở thuộc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội; cơ sở thuộc Bệnh viện 09; cơ sở điều trị tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội số V Hà Nội.

    Như vậy, đến thời điểm này, Hà Nội đã có 17 cơ sở điều trị Methadone và sẽ điều trị cho 8.500 người nghiện chích ma túy trong năm 2015.

    Năm 2014, Hà Nội được giao kế hoạch điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho 2.300 người tại 6 cơ sở được thành lập trước đó. Các cơ sở đã cơ bản tiếp nhận đủ số lượng bệnh nhân theo chỉ tiêu, kết quả điều trị khả quan, giúp những người nghiện ma túy được điều trị ổn định, hòa nhập cộng đồng.

    Theo ông Lê Nhân Tuấn, Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội, thời gian tới, thành phố sẽ tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về ý nghĩa, tầm quan trọng của điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone; kêu gọi, ưu tiên nhóm đối tượng nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị giúp tái hòa nhập cộng đồng và ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm nghiện chích ma túy.

    Tại các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhanh chóng xác nhận các đơn đề nghị tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người có nhu cầu.

    Đồng thời, thành phố sẽ đẩy mạnh việc chuyển đổi lồng ghép hoạt động điều trị thay thế tại các cơ sở cai nghiện, cơ sở xã hội thuộc thẩm quyền quản lý; thực hiện đồng bộ các hoạt động tư vấn tâm lý, nâng cao sức khỏe, giáo dục kỹ năng sống, học nghề và tư vấn nghề nghiệp, tạo việc làm giúp bệnh nhân tham gia điều trị ổn dịnh tâm lý, dự phòng tái nghiện ma túy…

    Tính đến ngày 31/12/2014, lũy tích số bệnh nhân đưa vào điều trị tại 6 điểm điều trị Methadone trên 6 quận/huyện/thị xã trên địa bàn Hà Nội là 2.914 bệnh nhân, số bệnh nhân hiện đang điều trị là 2.023 bệnh hân. Sau 5 năm triển khai, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone có hiệu quả tốt, giúp bệnh nhân điều trị an toàn, thay đổi hành vi nhận thức, tăng thể trạng sức khỏe, giảm sử dụng heroin, giảm tội phạm do người nghiện gây ra.
    Thùy Chi
    Theo tiengchuong

  20. #220
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thái Bình đã có 9 cơ sở điều trị Methadone

    • Hôm nay, thứ 3 ngày 10/02/2015

    Ngày 06/8/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1804/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trong các cơ sở y tế công lập tỉnh Thái Bình. Theo đó, trong năm 2014 tỉnh sẽ thành lập thêm 8 cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, nâng tổng số lên 9 cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh, điều trị ít nhất cho 820 bệnh nhân.

    Mục tiêu của Đề án phấn đấu năm 2015, có khoảng 3.000 người và năm 2016 có trên 70% số người nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn được điều trị bằng thuốc Methadone; Giảm tỷ lệ và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tham gia điều trị; Giảm tần suất sử dụng và tiến tới ngừng sử dụng các chất dạng thuốc phiện trong nhóm đối tượng tham gia điều trị…



    Tính đến tháng 02/2015, toàn tỉnh có 9 cơ sở điều trị Methadone, đã tiến hành điều trị cho 1285 bệnh nhân. Các cơ sở điều trị Methadone bao gồm: TTPC HIV/AIDS; TTYT Thành phố; TTYT Kiến Xương; TTYT Vũ Thư; TTYT Hưng Hà; TTYT Đông Hưng; TTYT Tiền Hải; TTYT Quỳnh Phụ; TTYT Thái Thụy. Thái Bình hiện là một trong những tỉnh dẫn đầu toàn quốc về tỷ lệ các huyện/thành phố triển khai chương trình Methadone.



    Kết quả khảo sát nhanh trên 200 bệnh nhân đã điều trị Methadone cho thấy: Bệnh nhân sau khi uống Methadone có cải thiện tốt về mặt sức khỏe, sau điều trị không có bệnh nhân mắc mới các bệnh truyền nhiễm như Lao, HIV, viêm gan B,C…, trên 50% bệnh nhân tăng cân, không có bệnh nhân tử vong, ngộ độc do Methadone trong quá trình điều trị. Về việc sử dụng ma túy, số bệnh nhân sử dụng ma túy sau điều trị tháng thứ 3 là 34,8%, sau khi điều trị tháng thứ 6 chỉ còn 2,0%, sau khi điều trị tháng thứ 10 thì không còn trường hợp nào dương tính với kết quả xét nghiệm về ma túy. Bên cạnh đó, người bệnh có những chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống, an ninh trật tự xã hội được đảm bảo.



    Chương trình này đến nay đã nhận được sự đồng thuận của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, sự ủng hộ của nhân dân, đặc biệt là sự tham gia tích cực của người nghiện chích ma túy và gia đình./.


    TT PCHIV/AIDS
    Theo thaibinhpac

Trang 11 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 910111213 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Những nguy cơ nào thật sự mang đến nguy cơ lây nhiễm cho tôi.
    Bởi khonggiamnua trong diễn đàn Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
    Trả lời: 32
    Bài viết cuối: 14-08-2013, 10:31
  2. Triệu chứng của mình nguy cơ nhiễm HIV cao ko?
    Bởi hoanglong92 trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 05:13
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-07-2013, 14:11

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •