Trang 3 của 17 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối
Kết quả 41 đến 60 của 324

Chủ đề: Chương trình Methadone: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

  1. #41
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Yên Bái: Thêm một cơ sở cai nghiện bằng methadone

    15:03 | 30/03/2014
    Sở LĐ, TB và XH tỉnh Yên Bái cho biết, vào đầu tháng 4 sẽ mở thêm một cơ sở cai nghiện bằng methadone.
    Hiện Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Yên Bái đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để tiến hành điều trị thay thế cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone với quy mô 100 người cai nghiện. Đây là cơ sở thứ hai ở Yên Bái được tổ chức điều trị thay thế cai nghiện bằng loại thuốc này.

    Cũng theo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Yên Bái, thời gian qua, việc điều trị thay thế cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS của Sở Y tế tỉnh Yên Bái ban đầu đã cho kết quả khả quan. Hiện trung tâm này có 114 bệnh nhân được điều trị từ tháng 11/2013 đến nay; trong đó có 4 người vì các lý do khác nhau phải ngừng điều trị, còn lại 110 bệnh nhân đang được điều trị và đã có tới 70 bệnh nhân đã ổn định liều, không còn cảm giác thèm muốn heroin, không bị hội chứng cai (lên cơn vật thuốc) hành hạ, không sử dụng heroin nữa.

    Trong những năm qua, việc cai nghiện bằng các phương pháp truyền thống tại Yên Bái cho thấy chi phí cao nhưng hiệu quả mang lại còn hạn chế, tỷ lệ tái nghiện cao. Vì vậy có thể nói, việc điều trị thay thế cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone đã mở ra triển vọng mới cho người cai nghiện và công tác cai nghiện cũng như phòng, chống các tệ nạn xã hội.

    Theo TTXVN

  2. #42
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị methadone cho phạm nhân – Một chính sách “nhân đạo”

    Thứ ba 01/04/2014 13:00
    Việc triển khai thực hiện điều trị nghiện các dạng chất thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone trong các trại giam, tạm giam và trường giáo dưỡng sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt về mặt kinh tế xã hội, đồng thời thể hiện chính sách “nhân đạo” của Đảng và Nhà nước.
    Điều trị methdone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh minh họa
    Hơn 15.500 người đang được điều trị methadone
    Ông Lê Đức Hiền - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, tính đến năm 2013, cả nước có gần 181.400 người nghiện có hồ sơ quản lí, trong đó 33.200 người được điều trị cai nghiện tại các trung tâm, ước tính có khoảng 30.000 người nghiện đang được quản lí trong các trại giam, trại tạm giam, trung tâm giáo dưỡng do vi phạm pháp luật.Số liệu điều tra cho thấy, trung bình mỗi năm Việt Nam có thêm 6.000 người nghiện ma túy. Gần 14.110 người đang cai nghiện tại các trung tâm giáo dưỡng thì có 25,72% cho biết sử dụng heroin, 13,65% sử dụng ma túy tổng hợp là chủ yếu. Lứa tuổi tương đối đa dạng, trong đó thanh niên chiếm tỷ lệ cao. Dự báo xu hướng sử dụng ma túy tổng hợp sẽ gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.Theo TS. Phạm Đức Mạnh – Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, hiện toàn quốc có hơn 15.540 người đang được điều trị methadone, việc điều trị nghiện bằng methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, giảm số người sử dụng ma túy xuống còn 15,87%/năm giúp giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm hành vi vi phạm pháp luật từ 40,8% xuống 1,34%/năm, giảm xung đột trong gia đình người bệnh từ 90,36% xuống 2,27%/năm, gia tăng tỷ lệ bệnh nhân có việc làm từ 64,04% lên 75,9%/năm.Ngoài ra, điều trị methadone cho người nghiện cũng là một giải pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng có nhiều ưu điểm như giá rẻ, dễ kiểm soát. Hiệu quả kinh tế của điều trị methadone đã được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu và đưa ra kết luận: Với 1 USD chi cho chương trình methadone sẽ tiết kiệm được 7 USD chi cho các vấn đề khác phát sinh như các về vấn đề pháp luật, y tế.TS. Phạm Đức Mạnh cho rằng việc điều trị methadone trong các trại giam là rất cần thiết. Qua đó sẽ làm giảm việc sử dụng chất gây nghiện bất hợp pháp, giảm hành vi tiêm chích, giảm sử dụng chung bơm kim tiêm giữa các phạm nhân, qua đó giảm sự lây truyền các bệnh lây nhiễm qua đường máu. Điều trị methadone cho các phạm nhân cũng có thể làm giảm nguy cơ quá liều ở các phạm nhân sau khi ra trại, qua đó làm giảm khả năng tái phạm tội.Đồng quan điểm với TS. Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Lê Đức Hiền cho rằng, việc điều trị cho người nghiện trong trại giam, tạm giam và trường giáo dưỡng là rất quan trọng, thể hiện chính sách “nhân đạo” trong nhân quyền. Theo ông Hiền, để triển khai tốt Nghị định 96/2012/NĐ-CP của Chính phủ về điều trị nghiện các dạng chất thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong các trại giam, trại tạm giam, trường giáo dưỡng nên lưu ý đánh giá về tình hình sử dụng ma túy trong trại giam; đảm bảo duy trì được lượng thuốc điều trị cho người nghiện trong trại giam; đảm bảo tư vấn ổn định tâm lý cho học viên trong quá trình điều trị; lập kế hoạch phối hợp chuyển tiếp duy trì điều trị cho trại viên khi mãn hạn tù.Mô hình mang tính khả thi caoTheo Thiếu tướng Nguyễn Tiến Dẫn - Cục trưởng Cục Y tế, Bộ Công an, việc triển khai điều trị methadone tại các trại giam mang tính khả thi cao, thể hiện chính sách “nhân đạo” của Đảng và Nhà nước, quyền bình đẳng của phạm nhân. Tuy họ là tội phạm nhưng họ vẫn có quyền của công dân, có quyền khám và chữa bệnh. Nghiện cũng được coi là một bệnh, nên những phạm nhân đang được điều trị methadone sẽ tiếp tục được điều trị trong trại giam.Hiện nhiều nước trên thế giới đã triển khai mô hình điều trị methadone trong trại giam, tạm giam, trường giáo dưỡng và đạt hiệu quả rất cao. Ngoài những nước như Úc, Anh, Canada, Mỹ…, tại các nước trong khu vực châu Á như Malaysia, Thái Lan, Indonesia đã triển khai mô hình này.Thiếu tướng Nguyễn Tiến Dẫn cho biết, Cục Y tế, Bộ Công An đã phối hợp với Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng methadone trong trại giam, tạm giam. Đây không phải là đề án mà chỉ là kế hoạch phối hợp nguồn lực về cơ sở vật chất, nhân lực, con người, địa điểm để triển khai thí điểm. Hiện kế hoạch đã được Bộ Công an đồng ý, phê duyệt về chủ trương và đang chuẩn bị trình lãnh đạo các cấp phê duyệt.Dự kiến trong năm 2014 – 2015 sẽ thực hiện thí điểm điều trị methadone trong 5 trại giam như Thủ Đức, Phú Sơn, Ninh Khánh hoặc một số trại tạm giam Công an Hà Nội hoặc trại tạm giam Chí Hòa, TP. HCM… Tối thiểu trong năm 2014 sẽ triển khai thí điểm được 2 trại, sau đó các ngành chức năng sẽ đưa ra những kết quả, đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm để triển khai, mở rộng mô hình ra cộng đồng.Việc triển khai thí điểm điều trị methadone cho các phạm nhân trong các trại giam sẽ khó tránh khỏi những khó khăn trong giai đoạn đầu. Khó khăn trước mắt là cán bộ y tế Công an chưa được đào tạo về điều trị methadone. Trại giam không phải là cơ sở điều trị, chỉ là cơ sở cấp phát thuốc. Vì vậy, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh cần phải phối hợp với các trại giam để điều trị methadone cho phạm nhân đề đạt hiệu quả cao nhất.Bên cạnh đó, các vấn đề về cơ chế, hoàn chỉnh văn bản pháp quy cũng cần giải quyết. Trước đây, khi bắt đầu triển khai điều trị ARV, lúc đầu cũng đã gặp rất nhiều khó khăn, sau này qua điều tra, thí điểm thì điều trị đã đem lại hiệu quả, kết quả rất tốt. Việc điều trị methadone cũng vậy, bước đầu sẽ không tránh khỏi những khó khăn, nhưng trong tương lai nó sẽ mang tính tích cực và hiệu quả cao.Trung tá Lê Thế Tý, Phó Giám thị Trại giam Thủ Đức cho biết, hiện trại đang giam giữ thường xuyên trên hàng chục nghìn phạm nhân. Số phạm nhân liên quan đến ma túy, bệnh HIV... chiếm khoảng 35%. Quý 1/2014, trong số 987 phạm nhân mới nhập trại, có đến 175 phạm nhân nghiện ma tuý. Phạm nhân nghiện ma tuý trong trại hầu hết là thành phần tái nghiện nên gây khó khăn cho công tác quản lí và điều trị. Việc triển khai điều trị methadone cho phạm nhân sẽ tạo bước đột phá trong công tác cai nghiện, góp phần giảm thiểu những hệ luỵ của ma tuý.Cùng quan điểm, Đại tá Bùi Ngọc Bình, Giám thị Trại tạm giam số 1 Hà Nội cho rằng, việc triển khai điều trị methadone trong trại giam, tạm giam và trường giáo dưỡng là tư duy vĩ mô và chiến lược. Hiện trại tạm giam số 1 Hà Nội đang quản lí số đối tượng phạm tội về ma túy chiếm 30,6%. Trong năm 2013, trại đã tiếp nhận, điều trị cho 26 đối tượng vào trại trong tình trạng vật ma túy nặng.Về phía Trại giam Phú Sơn 4, Đại tá Lương Văn Đạo, Phó Giám thị cũng khẳng định, việc điều trị thay thế ma tuý bằng methadone là phù hợp với tình hình hiện nay, sau khi nhiều biện pháp khác đều không đạt hiệu quả như mong muốn. Trại Phú Sơn 4 hiện có tỉ lệ phạm nhân phạm các tội về ma túy chiếm 60-70%. Một số phạm nhân đã móc nối với bên ngoài tìm cách đưa ma túy vào trại giam. Trong năm 2013, qua kiểm tra đột xuất, bất ngờ tại các buồng giam, trại đã phát hiện 12 vụ tàng trữ ma túy, đã xử lí kỉ luật trên 40 phạm nhân khi kiểm tra có dấu hiệu dương tính với chất ma túy.
    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/Trao-doi-gop-y/Dieu-tri-methadone-cho-pham-nhan-Mot-chinh-sach-nhan-dao/10078.vgp


  3. #43
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phương pháp điều trị nghiện bằng Methadone

    Cập nhật ngày: 18/04/2014 06:03:17

    Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng Methadone đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tại Đồng Tháp, cơ sở điều trị nghiện bằng Methadone dự kiến được đưa vào hoạt động bắt đầu từ tháng 6/2014. Phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với bác sĩ (BS) Đoàn Tấn Bửu - Phó Giám đốc Sở Y tế Đồng Tháp xung quanh vấn đề này.
    PV: Xin bác sĩ cho biết sơ lược về Methadone?

    BS Đoàn Tấn Bửu:
    Methadone là một chất đồng vận với các CDTP, có tác dụng giảm đau, giảm ho, yên dịu, giảm hô hấp và gây nghiện, nhưng gây khoái cảm yếu. Methadone được dùng bằng đường uống, tác dụng khoảng 30 phút sau khi uống và đạt nồng độ tối đa trong máu sau khoảng 3 - 4 giờ.
    Thời gian bán hủy trung bình của Methadone là 24 giờ. Thời gian đạt được nồng độ ổn định khoảng 3 đến 10 ngày. Sau một thời gian dài điều trị bằng thuốc Methadone, có thể giảm liều từ từ và tiến tới ngừng sử dụng Methadone. Trong quá trình này, người bệnh vẫn xuất hiện hội chứng cai, nhẹ hơn rất nhiều so với việc ngừng sử dụng Heroin.
    PV: Vì sao Đồng Tháp phải điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone? Lợi ích của việc điều trị Methadone?
    BS Đoàn Tấn Bửu: Các cơ sở điều trị cai nghiện các CDTP bằng Methadone được triển khai dựa trên nhu cầu điều trị cai nghiện các CDTP bằng Methadone tại Đồng Tháp nhằm góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở các đối tượng nghiện các CDTP, góp phần giảm các tệ nạn xã hội. Tính đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 507 người nghiện ma túy gồm cả nam lẫn nữ có hồ sơ quản lý. Đến năm 2012, số nghiện chích ma tuý trên địa bàn tỉnh có hồ sơ quản lý là 765 người và ước tính có tổng cộng 1.080 người nghiện ma túy. Hình thức cai nghiện của người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh là cai nghiện tại cộng đồng quản lý và tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh với phương pháp cai nghiện chủ yếu là cai nghiện khô không đặc hiệu.Do đó, công tác cai nghiện và quản lý người nghiện sau cai hiệu quả thấp, tỷ lệ tái nghiện rất cao (trên 95%).
    Lợi ích của việc điều trị Methadone đã được công nhận, đó là: không tiếp tục sử dụng ma tuý bất hợp pháp; sử dụng bằng đường uống nên giảm lây nhiễm HIV; giảm tử vong do tiêm chích quá liều; cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghiện; cải thiện mối quan hệ của người nghiện với gia đình và cộng đồng; giảm các hành vi tội phạm, bảo đảm tốt về an ninh trật tự. Gia đình của người nghiện ma túy không phải khó khăn lo lắng về ma túy.
    Hiệu quả kinh tế của điều trị Methadone đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và đưa ra kết luận: với 1 USD chi cho chương trình Methadone sẽ tiết kiệm được 7 USD chi cho các vấn đề khác phát sinh như các về vấn đề luật pháp, hành pháp, y tế, xã hội, bảo hiểm,...
    PV: Quy trình điều trị Methadone? Đơn vị nào được giao tiếp nhận, thực hiện chương trình này?
    BS Đoàn Tấn Bửu:
    Hàng ngày người bệnh phải đến cơ sở điều trị Methadone để uống thuốc dưới sự giám sát trực tiếp của nhân viên y tế. Nhân viên y tế có nhiệm vụ theo dõi người bệnh uống thuốc Methadone. Sau khi uống Methadone người bệnh phải uống nước trước mặt nhân viên y tế để khẳng định người bệnh đã thực sự uống Methadone. Liều Methadone sử dụng cho mỗi người bệnh theo từng giai đoạn điều trị thực hiện theo “Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện” do Bộ Y tế ban hành.
    Sau thời gian điều trị Methadone có hiệu quả, nếu người bệnh mong muốn, có thể thảo luận với người bệnh về dự kiến giảm liều để tiến tới ngừng điều trị.
    Đối với việc ngừng điều trị tự nguyện sẽ được thực hiện sau khi đã giảm liều và được sự đồng ý của người bệnh. Khi liều đang điều trị là 20mg/ngày, có thể thực hiện ngừng hoàn toàn Methadone nhưng phải kết hợp với điều trị hội chứng cai theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Việc ngừng điều trị bắt buộc được thực hiện khi có dấu hiệu chống chỉ định xuất hiện trong quá trình điều trị Methadone, vì sức khỏe người bệnh, vì sự an toàn của người bệnh khác hoặc của nhân viên cơ sở điều trị.
    Quy trình thực hiện giống như ngừng điều trị tự nguyện. Cần thực hiện các chăm sóc hỗ trợ khác ít nhất trong 6 tháng sau khi ngừng điều trị Methadone. Người bệnh không được ngưng dùng methadone đột ngột, hoặc có thể có các triệu chứng cai nghiện khó chịu.
    Cơ sở điều trị Methadone tại TP. Cao Lãnh (cơ sở 1) và tại TP.Sa Đéc (cơ sở 2) là Khoa Điều trị Methadone thuộc Trung tâm y tế TP.Cao Lãnh và TP.Sa Đéc, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Trung tâm Y tế TP.Cao Lãnh và TP.Sa Đéc, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật của Sở Y tế, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
    Cơ sở 1 đặt tại số 100 Nguyễn Huệ, phường 2, TP.Cao Lãnh.
    Cơ sở 2 tại số 68 Hùng Vương, khóm 2, phường 2, TP.Sa Đéc.
    PV: Đối tượng được xét chọn vào chương trình điều trị các CDTP bằng Methadone? Người nghiện có tốn chi phí điều trị?
    BS Đoàn Tấn Bửu:
    Đó là những người bệnh đang nghiện các CDTP theo tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện CDTP của Bộ Y tế; từ 18 tuổi trở lên nghiện các CDTP trong một thời gian dài và đã qua nhiều biện pháp cai nghiện nhưng không thành công; không có hành vi tội phạm trong thời gian xét chọn vào chương trình điều trị; phải có đơn tự nguyện tham gia điều trị bằng thuốc Methadone theo mẫu của Bộ Y tế và cam kết tuân thủ điều trị; không có chống chỉ định sử dụng thuốc Methadone. Người nghiện phải có hộ khẩu thường trú và nơi cư trú ổn định tại tỉnh Đồng Tháp.
    Trường hợp không có hộ khẩu thường trú nhưng đang tạm trú dài hạn tại Đồng Tháp phải có người cam kết hỗ trợ chỗ ở, điều kiện đi lại và tinh thần để đảm bảo việc uống thuốc hàng ngày tại cơ sở điều trị Methadone; có giấy giới thiệu của UBND xã, phường, thị trấn. Những đối tượng ưu tiên: người nghiện các CDTP trong một thời gian dài và đã qua nhiều biện pháp cai nghiện nhưng không thành công; người tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS; người có cam kết hỗ trợ của gia đình. Về chi phí điều trị methadone cho người nghiện đến tham gia điều trị hoàn toàn được miễn phí, chỉ tốn các chi phí đi lại để đến cơ sở điều trị hàng ngày.PV: Xin cảm ơn bác sĩ!
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 18-04-2014 lúc 09:42.

  4. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    kiyoshy (18-04-2014)

  5. #44
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thanh Hóa có cơ sở cấp phát thuốc Methadone thứ hai

    Thứ ba 22/04/2014 13:36
    Được sự hỗ trợ của Cục Phòng chống HIV/AIDS, Ban Quản lý Dự án VAAC-US.CDC (Hỗ trợ phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam), Sở Y tế và TP Thanh Hóa vừa tổ chức khai trương cơ sở cấp phát thuốc Methadone thứ 2 vào hoạt động tại Phú Sơn, Thanh Hóa.
    Cấp phát methadone cho người điều trị cai nghiện. Ảnh minh họa
    Theo Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa Nguyễn Bá Cẩn, cơ sở cấp phát thuốc Methadone thứ hai cung cấp thuốc cho 150 bệnh nhân. Hiện toàn tỉnh có 6 cơ sở điều trị và 2 điểm cấp phát thuốc Methadone cho khoảng hơn 850 bệnh nhân.Tuy nhiên, 6 cơ sở điều trị Methadone mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% so với tổng số người nghiện chích ma túy, trong khi Thanh Hoá là tỉnh có địa bàn rộng và khó khăn, dân số đông, có nhiều huyện miền núi vùng sâu vùng xa vì vậy bệnh nhân đến các cơ sở khám và điều trị Methadone để uống thuốc gặp rất nhiều khó khăn…Bên cạnh đó, việc mở rộng các cơ sở điều trị Methadone ở Thanh Hóa đang phải đối mặt với một số thách thức lớn như đảm bảo kinh phí hoạt động, duy trì các cơ sở điều trị như thế thế nào sau thời điểm các nguồn tài trợ bị cắt, giảm. Hiện kinh phí hoạt động của các cơ sở điều trị methadone ở Thanh Hóa vẫn được hỗ trợ chính từ dự án do Ngân hàng Thế giới, dự án Quỹ toàn cầu, dự án Life-Gap...Ông Nguyễn Bá Cẩn cho biết, tuy số người được điều trị hiện tại vẫn còn khiêm tốn so với tổng số đối tượng nghiện chích ma túy trên địa bàn toàn tỉnh, nhưng qua theo dõi và đánh giá bước đầu của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thanh Hóa, cho thấy đây là những tín hiệu khả quan, khẳng định việc đưa Methadone vào sử dụng thay thế heroin hay các chất dạng thuốc phiện khác cho người nghiện là một chủ trương đúng đắn.Theo lộ trình đề ra, trong năm 2014, Thanh Hóa sẽ mở thêm 1 điểm dùng methadone tại Trung tâm y tế huyện Đông Sơn và năm 2015 các cơ sở sẽ thực hiện đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu 2.000 người nghiện chích ma túy được dùng methadone với dự kiến khoảng 15 cơ sở điều trị được mở rộng.

  6. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:


  7. #45
    Thành Viên Chính Thức tôi ơi đừng tuyệt vọng's Avatar
    Ngày tham gia
    28-02-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    thành phố mang tên Bác
    Bài viết
    2,120
    Cảm ơn
    5,142
    Được cảm ơn: 479 lần
    điều này sẽ tốt cho những ai đang cai nghiện tại Thanh Hóa...

  8. #46
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xã hội hóa điều trị Methadone-Duy trì tính bền vững

    Thứ hai 28/04/2014 14:00
    Xã hội hóa công tác điều trị cai nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone không chỉ giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, cuộc sống, giảm chi phí mà còn là giải pháp giúp mở rộng, duy trì hiệu quả chương trình điều trị nghiện bằng Methadone.

    Theo Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã được chứng minh là có hiệu quả không chỉ đối với người nghiện chích ma túy mà cả với gia đình, cộng đồng và xã hội.Chương trình được bắt đầu triển khai thí điểm tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh với 06 cơ sở điều trị từ tháng 4/2008. Tính đến tháng 4/2014, chương trình điều trị Methadone đã được triển khai tại 32 tỉnh, thành phố với 88 cơ sở điều trị cho 17.062 bệnh nhân. Dự kiến, sẽ còn nhiều hơn nữa các cơ sở điều trị Methadone được mở trong tương lai gần.
    Điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone giúp cải thiện sức khỏe và cuộc sống người nghiện
    Cục phòng, chống HIV/AIDS cho biết, ngay sau khi Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2012/NĐ-CP, ngày 15/11/2012 về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 12/2013/TT-BYT về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 96. Theo đó, trong giai đoạn tiếp theo, chương trình Methadone dự kiến được mở rộng với tốc độ nhanh hơn, cứ mỗi quận/huyện có trên 250 người nghiện chích ma túy thì UBND tỉnh/thành phố phải thành lập cơ sở điều trị nghiện bằng Methadone.Với tốc độ mở rộng chương trình điều trị Methadone nhanh chóng, mô hình toàn diện đang được triển khai chắc chắn không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu điều trị của người bệnh. Do việc điều trị Methadone là một quá trình điều trị lâu dài và cần kinh phí lớn. Tuy nhiên, kinh phí triển khai chương trình hiện nay đều do các tổ chức quốc tế tài trợ, trong khi kinh phí hỗ trợ từ các nguồn này đang ngày càng suy giảm.Bên cạnh đó, ngân sách của Chính phủ trong công tác này khó có thể đảm bảo bao cấp cho toàn bộ bệnh nhân. Do đó, mô hình xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được triển khai phần nào sẽ đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân bằng cách, người điều trị tự chi trả một phần kinh phí khi tham gia chương trình điều trị.Theo Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế khuyến khích các tỉnh,thành phố nên tích cực triển khai mô hình xã hội hóa để việc mở rộng chương trình được thuận lợi hơn đặc biệt là trong bối cảnh kinh phí hoạt động của chương trình đang bị cắt giảm.Để giải pháp xã hội hóa mô hình điều trị bằng Methadone triển khai hiệu quả, tháng 10/2013, Bộ Y tế đã có công văn số 6544/BYT-KH-TC về việc hướng dẫn thưc hiện khung giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiên quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ-CP. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cơ sở căn cứ để xác định khung giá chi tiết của từng dịch vụ khi thực hiện xã hội hóa chương trình Methadone tại địa phương.Theo Cục phòng, chống HIV/AIDS, việc triển khai xã hội hóa điều trị Methadone sẽ duy trì tính bền vững và mang lại hiệu quả cao cho chương trình điều trị. Giống như các quốc gia khác trên thế giới, việc mở rộng chương trình điều trị dưới hình thức xã hội hóa là điều tất yếu sẽ góp phần giúp mở rộng chương trình khi sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế có xu hướng giảm dần trong thời gian tới, đồng thời góp phần nâng cao ý thức của người bệnh với chính chương trình điều trị mà họ tham gia.Ngoài ra, mô hình xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone sẽ giúp huy động nguồn kinh phí từ chính bệnh nhân và gia đình, bên cạnh nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chính phủ, các địa phương triển khai chương trình và từ các nguồn hỗ trợ khác. Với mô hình Chính phủ và nhân dân cùng làm, chắc chắn việc mở rộng chương trình Methadone sẽ được tiến hành nhanh chóng và rộng rãi hơn.
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 03-06-2014 lúc 19:39.

  9. #47
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    (Sanh năm 1983 ) 10 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Nguyen Ha's Avatar
    Ngày tham gia
    19-12-2012
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    diendanhiv.vn
    Bài viết
    32,318
    Cảm ơn
    664
    Được cảm ơn: 7,903 lần
    HƯNG YÊN: SƠ KẾT 6 THÁNG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE
    Trung tuần tháng 4 vừa qua, Sở Y tế Hưng Yên tổ chức “Hội nghị sơ kết 6 tháng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone”. Hội nghị dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Văn Đông - Phó trưởng ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc – Giám đốc Sở Y tế và sự tham gia của đại biểu là đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh & Xã hội, đại diện thuộc các phòng ban có liên quan thuộc Sở Y tế, Công an tỉnh, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội và lãnh đạo Công an, Trung tâm Y tế các huyện/thành phố của tỉnh.

    Theo báo cáo của Hội nghị, kể từ tháng 10/2013 Hưng Yên bắt đầu triển triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (sau đây gọi tắt là chương trình điều trị Methadone) đến nay toàn tỉnh đã có 82 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn điều trị, trong đó hiện có 79 bệnh nhân đang điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị cao (84%), liều điều trị thấp nhất là 30mg/người/ngày, liều cao nhất là 260mg/người/ngày, liều trung bình là 85mg/người/ngày, có 70/79 bệnh nhân điều trị liều duy trì, 9 bệnh nhân còn sử dụng ma túy. Các ý kiến tham luận của đại diện Công an tỉnh, Công an Thành phố Hưng Yên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại Hội nghị đều đánh giá cao kết quả ban đầu chương trình điều trị Methadone khi triển khai đã đạt được một số kết quả tốt về mặt kinh tế - xã hội. Thông qua chương trình, việc sử dụng ma túy đã giảm đáng kể về cả tần suất và liều sử dụng ở người bệnh. Đa số người bệnh tham gia điều trị đã có những cải thiện tốt về sức khỏe, chuyển biến tích cực về thái độ và chất lượng cuộc sống, góp phần cải thiện về tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội. Tuy nhiên trong thực tế triển khai chương trình điều trị Methadone vẫn tồn tại cần khắc phục. Hội nghị cũng đưa các giải pháp khắc phục khó khăn và định hướng trong thời gian sắp tới là: năm 2014 toàn tỉnh sẽ điều trị cho 300 bệnh nhân và triển khai thêm 01 cơ sở điều trị Methadone tại huyện Khoái Châu. Năm 2015 mở thêm các cơ sở điều trị Methadone tại huyện Văn Lâm và huyện Mỹ Hào với dự kiến là với 200-250 bệnhnhân/cơ sở

  10. #48
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thái Nguyên: Hiệu quả điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex

    Thứ tư 30/04/2014 18:00
    Theo số liệu thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên, từ tháng 4/2013 đến nay, trong số 155 nghiện ma túy đã dùng thuốc Cedemex đủ 6 tháng, có 117 người đến nay chưa sử dụng lại ma túy, kiểm tra nhanh 74 người đang trong giai đoạn điều trị dưới 6 tháng, đều cho kết quả âm tính.

    Đề án thí điểm mở rộng “Mô hình hỗ trợ cắt cơn điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex tại gia đình và cộng đồng” được triển khai tại tỉnh Thái Nguyên từ tháng 4/2013, với sự tham gia của 356 người ở 77 xã, phường, thị trấn thuộc sáu huyện, thành phố, thị xã. Trong số đó, có 284 người duy trì uống thuốc điều trị.Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thái Nguyên, đánh giá chung về việc sử dụng thuốc Cedemex để cai nghiện cho thấy, thuốc Cedemex hỗ trợ cắt cơn êm dịu, không vật vã, sau từ 3 - 5 ngày người cai nghiện không còn cảm giác thèm, nhớ ma túy. Trong 6 tháng điều trị duy trì bằng thuốc Cedemex, hầu hết người cai nghiện đều ăn tốt, ngủ tốt, tâm lý, tinh thần thoải mái, sinh lý phục hồi, tăng từ 2 - 9 kg, sức khoẻ được cải thiện rõ rệt.Triển khai mô hình dùng thuốc Cedemex hỗ trợ cắt cơn, điều trị nghiện ma túy tại gia đình, tại cộng đồng đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện; nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt tổ công tác cai nghiện cấp xã. Để việc triển khai thực hiện Đề án thí điểm mở rộng “Mô hình hỗ trợ cắt cơn điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex tại gia đình và cộng đồng” giai đoạn 2013-2015 đạt được hiệu quả cao nhất trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động người nghiện ma túy tham gia cai nghiện; kết hợp việc tổ chức cai nghiện ma túy với đấu tranh, truy quét, triệt phá các đường dây, tụ điểm, điểm buôn bán ma túy trên địa bàn, nhất là ở những vùng trọng điểm; ***g ghép chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương để tạo điều kiện cho người nghiện sau cai được học nghề, tìm việc làm, tiếp cận với các chính sách an sinh xã hội, vay vốn ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng bền vững.Hiện nay, Thái Nguyên vẫn còn gần 5.200 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý sinh sống tại 166/181 xã, phường, thị trấn. Năm 2013, tỉnh đã tổ chức cai nghiện bằng các hình thức cho hơn 1.500 người, cai tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khoảng 990 người và điều trị nghiện thay thế bằng chất dạng thuốc phiện Methadone cho gần 1.500 người.
    Cedemex là sản phẩm của đề tài khoa học cấp nhà nước Việt Nam do Viện Nghiên cứu và Điều trị các bệnh Hiểm nghèo chủ trì thực hiện. Thuốc hoàn toàn được bào chế từ thảo dược ở Việt Nam, được Hội đồng Khoa học Nhà nước nghiệm thu và đánh giá là có tính an toàn và hiệu lực cao trong cắt cơn nghiện, không độc, không gây nghiện. Thuốc Cedemex được cho phép lưu hành tại các trung tâm cai nghiện ở Việt Nam từ năm 2005. Bộ Y tế cũng đã cho phép thuốc Cedemex được lưu hành tại gia đình, cộng đồng ở 8 tỉnh và thành phố.Từ tháng 6/2010, tại tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Ðề án dùng thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy Cedemex đối với người bệnh nghiện ma túy nhóm Opiates tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh. Theo kết quả thí điểm trên 50 người nghiện tại tỉnh Thái Nguyên, sau hơn 6 tháng điều trị bằng loại thuốc này, hơn 30% không tái nghiện.

    Việt Thy
    http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kie...emex/10292.vgp

  11. #49
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đẩy mạnh xã hội hóa, tư nhân hóa trị nghiện bằng Methadone



    Nhân viên y tế giúp bệnh nhân cai nghiện bằng thuốc methadone tại một cơ sở điều trị. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)

    Ông Nguyễn Khắc Định Phó chủ nhiệm Văn phòng chính phủ cho biết, để duy trì những thành quả trong thời gian vừa qua, Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện đẩy mạnh mô hình xã hội hóa hoặc tư nhân hóa điều trị nghiện ma túy bằng methadone.

    Ông Định đã cho biết như vậy tại hội thảo “Giải pháp mở rộng và duy trì bền vững chương trình điều trị nghiện bằng thuốc methadone” diễn ra sáng 6/1 tại Hà Nội, do Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm tổ chức.

    Theo thông tin từ Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, hiện tại, việc duy trì và mở rộng các cơ sở điều trị Methadone đang gặp nhiều khó khăn.

    Cụ thể, trong những năm qua, chi phí vận hành cho các hoạt động chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trong đó có điều trị nghiện bằng Methadone phần lớn là dựa vào tài trợ quốc tế (khoảng 90%).

    Tuy nhiên, trong 2 năm tới, các nguồn viện trợ quốc tế sẽ giảm mạnh và tiến tới dừng hẳn vào năm 2015, trong khi nhu cầu điều trị của nhiều người tại các địa phương còn rất lớn.

    Trước thực trạng nguồn viện trợ cho phòng chống HIV nói chung và dự án điều trị Methadone nói riêng ngày một giảm, việc thực hiện xã hội hóa tại cơ sở điều trị Methadone thông qua việc người được điều trị đóng góp một số tiền nhất định sẽ góp phần tạo nên sự bền vững của chương trình.

    Chẳng hạn như tại thành phố Hải Phòng, toàn thành phố có 10 cơ sở điều trị Methadone tại 8 quận, huyện, trong đó có 9 cơ sở điều trị Methadone miễn phí do Sở Y tế quản lý và 1 cơ sở điều trị Methadone thí điểm mô hình xã hội hóa do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý.

    Mức thu tại cơ sở xã hội hóa điều trị cai nghiện Methadone là 8.000 đồng/người/ngày.
    Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã được thực hiện thí điểm tại Việt Nam từ năm 2008. Chương trình đã đạt được nhiều kết quả khả quan, được chính phủ và các bộ ngành, địa phương đánh giá cao.

    Đây là một biện pháp quan trọng trong can thiệp giảm tác hại cho những người nghiện ma túy, đặc biệt là dự phòng lây nhiễm HIV từ người sử dụng ma túy ra cộng đồng.

    Đến nay, Việt Nam đã điều trị được khoảng 17.000 người nghiện tại 29 tỉnh, thành phố trong cả nước.

    Như vậy, so với mục tiêu mà Chính phủ đề ra thì từ nay đến năm 2015 sẽ điều trị cho khoảng 80.000 người nghiện ma túy bằng Methadone, thì vẫn còn khoảng 63.000 người đang chờ được điều trị.

    Tại hội thảo, các đại biểu của thảo luận, đánh giá những mô hình cai nghiện để đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn nhằm mở rộng và duy trì một cách bền vững những kết quả đã đạt được./.
    THÙY GIANG (VIETNAM+)

  12. #50
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kết quả bước đầu điều trị nghiện ma túy bằng Methadone tại Bắc Kạn
    08:34' 09/05/2014 (GMT+7)
    Sau một thời gian đi vào hoạt động, các cơ sở điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh ta đã đạt được những kết quả tích cực. Từ những kết quả này hứa hẹn từng bước điều trị thành công cho người nghiện ma túy…
    Tính đến thời điểm này, hai cơ sở điều trị tại thị xã Bắc Kạn và huyện Chợ Mới đã có hơn 300 người nghiện ma tuý đăng ký tham gia điều trị, đa số sau khi điều trị bằng Methadone thể trạng được cải thiện rõ rệt, sức khỏe ổn định, chuyển biến tích cực về thái độ cũng như cuộc sống. Người nghiện ma tuý từng bước giảm dần mức độ và tiến tới không lệ thuộc vào ma túy, hồi phục sức khỏe, thay đổi hành vi, lối sống...
    Đối tượng điều trị đến uống thuốc, kiểm tra sức khỏe và nghe tư vấn tại cơ sở điều trị Methadone thị xã Bắc Kạn
    Có mặt tại cơ sở điều trị Methadone thị xã Bắc Kạn, chúng tôi cảm nhận được niềm vui của những người điều trị cai nghiện ma túy tại đây. Như những lần trước, hôm nay anh P. T. T đến để kiểm tra sức khỏe, uống thuốc và nghe bác sĩ tư vấn... Anh chia sẻ: “Đã nghiện ma túy nhiều năm, trung bình mỗi ngày sử dụng khoảng 600.000 đồng để mua ma túy. Sau nhiều lần tự cai nghiện không thành công đã quyết định đến cơ sở đăng ký công khai điều trị bằng Methadone miễn phí. Qua quá trình điều trị, đã từng bước “đoạn tuyệt” với ma túy, sức khỏe tăng lên rõ rệt. Hi vọng trong khoảng thời gian không xa nữa sẽ từng bước tiến tới không còn phải lệ thuộc vào thuốc Methadone nữa và có cuộc sống ổn định”.Sau hơn một năm đi vào hoạt động, đến nay đã có 262/306 bệnh nhân đang điều trị đều cho kết quả âm tính với ma túy dạng thuốc phiện sau 3 lần test, số còn lại đang trong giai đoạn dò liều. Để có được kết quả đáng mừng ban đầu ngày, ngành y tế Bắc Kạn đã không ngững nỗ lực triển khai các hoạt động chuyên môn, cùng với đó chủ động phối hợp với các cấp, ngành trong việc bàn các phương án lựa chọn đối tượng điều trị, cách quản lý… Cùng với đó là sự hỗ trợ hiệu quả của Dự án phòng, chống HIV/AIDS khu vực châu á tại Việt Nam (HAARP Việt Nam) trong việc giúp đào tạo về con người và cung cấp các trang thiết bị y tế, thuốc Methadone... Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012- 2015, nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trên địa bàn toàn tỉnh.Bác sĩ Lục Văn Trường– Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bắc Kạn, Trưởng cơ sở điều trị Methadone thị xã Bắc Kạn cho biết: Các cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Chính phủ Ô-xtrây-li-a và Chính phủ Hoàng gia Hà Lan tài trợ thông qua Dự án phòng, chống HIV/AISD châu á tại Việt Nam (HAARP Việt Nam) với mục tiêu là thông qua sử dụng Methadone điều trị cho người nghiện cai ma túy, giảm chi phí cho người nghiện, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu như viêm gan B, C và giảm tác hại lây nhiễm HIV/AISD. Đa số người điều trị tại các cơ sở đều có tiến bộ, sức khỏe tốt, chủ động thời gian đến uống thuốc, tuân thủ các quy định, nội quy của cơ sở điều trị đề ra.Với kết quả bước đầu là phần lớn bệnh nhân sau quá trình điều trị có cải thiện tốt về mặt sức khỏe; hạn chế sự lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu do tiêm chích ma túy trong nhóm người nghiện ma túy. Đồng thời, từng bước giúp người nghiện từ bỏ dần ma túy, phục hồi các chức năng cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống, tái hoà nhập được cộng đồng; giảm chi phí và gánh nặng cho gia đình cũng như giảm nguy cơ phạm pháp, ổn định trật tự an toàn xã hội… cho thấy chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và cần được mở rộng trong thời gian tiếp theo./.

  13. #51
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Những liều thuốc hướng thiệnCập nhật: 9/5/2014
    YBĐT - Hơn 8 tháng qua, ngày nào cũng vậy, đúng 7 giờ 30 phút (kể cả thứ Bảy, Chủ nhật, ngày lễ, tết…), các cán bộ y, bác sỹ của Cơ sở điều trị (CSĐT) nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh lại mở cửa đón hàng trăm bệnh nhân (BN) nghiện các chất dạng thuốc phiện đến điều trị thay thế bằng Methadone.
    Các bệnh nhân chờ đến lượt uống Methadone ở cơ sở điều trị tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.
    Những “liều thuốc” hướng thiện này đã giúp người nghiện ma túy ở thành phố Yên Bái và một số xã giáp ranh của huyện Trấn Yên, Yên Bình cải thiện cuộc sống bản thân và gia đình rất nhiều.
    Cấp thiết triển khai chương trình Methadone
    Yên Bái là tỉnh miền núi cửa ngõ vùng Tây Bắc, giáp ranh với nhiều tỉnh trong khu vực, có hệ thống giao thông đa dạng: đường bộ, đường sắt, đường thủy… Đây là điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo.
    Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực về phát triển kinh tế - xã hội, Yên Bái cũng “gánh chịu” sự gia tăng về các tệ nạn xã hội như: tình trạng mua bán và sử dụng ma túy diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, từ chỗ hút thuốc phiện nay chuyển sang sử dụng hêrôin, ma túy tổng hợp và đối tượng nghiện chích ma túy (NCMT) ngày càng trẻ hóa, đa dạng… xuất hiện hầu hết ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Tệ nạn ma túy, mại dâm là tác nhân “số một” làm gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV ra cộng đồng.

    Bác sỹ Nguyễn Văn Phúc, CSĐT nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh:
    Methadone là một chất dạng thuốc phiện tổng hợp, có tác dụng tương tự như các chất dạng thuốc phiện (hêrôin, thuốc phiện, morphin) nhưng không gây nhiễm độc thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán hủy dài (trung bình là 24 giờ). Methadone được sử dụng bằng đường uống có tác dụng làm mất biểu hiện cai khi ngừng sử dụng ma túy, giảm thèm nhớ ma túy và phục hồi chức năng thể chất. Điều trị Methadone là một điều trị lâu dài đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị. Thực tế, qua gần 8 tháng trực tiếp điều trị cho bệnh nhân tại đây, hầu hết BN đều cải thiện về sức khỏe và tinh thần, bệnh nhân phấn khởi, tham gia lao động và các hoạt động tốt hơn.

    Theo tính toán của các cơ quan chuyên môn, đối tượng trong nhóm NCMT tỷ lệ nhiễm HIV là 36,5%, đối tượng trong nhóm phụ nữ bán dâm nhà hàng là 4,9%, phụ nữ bán dâm đường phố là 10,6%... Đa số các trường hợp nhiễm HIV qua đường máu (34,32%) và đường tình dục (11,34%)… Trong số người nhiễm HIV, nam giới chiếm 75,56%. Tình hình ma túy, tội phạm ma túy tại Yên Bái vẫn còn nhiều phức tạp: số người nghiện tham gia bán lẻ ma túy, việc sử dụng ma túy ở các nhà nghỉ, quán karaoke có xu hướng gia tăng, người nghiện ma túy theo tập quán lâu đời ở vùng cao nay chuyển sang sử dụng hêrôin… Đa số vụ vi phạm pháp luật có liên quan đến ma túy (60% các vụ trộm cắp, cướp giật) là do người NCMT gây ra.
    Trước thực tế như vậy, để kìm chế sự gia tăng lây nhiễm HIV và tình hình tội phạm liên quan đến ma túy, ổn định an ninh trật tự, một trong những giải pháp phù hợp với thực tế mà tỉnh Yên Bái đang thực hiện, đó là, triển khai chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone, giai đoạn 2013 - 2015.
    Gặp những bệnh nhân
    Đầu giờ sáng một ngày trung tuần tháng 4/2014, chúng tôi đến CSĐT nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh. Cảm nhận đầu tiên là các BN điều trị tại đây, đi lại, chuyện trò khá nhẹ nhàng, nhất là khi vào phòng chờ uống thuốc thì trật tự, kỷ luật cao hơn. Lần lượt BN vào xếp hàng, ai đến trước cầm thẻ “uống thuốc” vào trước gặp các cán bộ y, bác sỹ điều trị, hỏi han, tư vấn... nhận thuốc theo liều uống ngay tại chỗ, cảm ơn y, bác sỹ điều trị cho mình, ngồi xuống phía sau nghỉ ngơi ít phút mới ra về làm các công việc hàng ngày giúp gia đình.
    Tôi gặp BN Vương Sỹ Quyết, trú tại thôn Châu Giang, xã Âu Lâu vừa uống thuốc xong hỏi chuyện.
    - Quyết “dính” nghiện lâu chưa?
    - Gần 10 năm rồi anh ạ. Trước đây, đến cả thuốc lá em cũng không biết hút. Thời gian chạy xe tuyến Yên Bái - Văn Chấn em đã mua được đất, làm nhà ở phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ nhưng do nghiện hêrôin nên em đã bán nhà không chạy xe nữa về quê lấy vợ.
    - Em đến đây điều trị bao lâu rồi?
    - Em điều trị được hơn 7 tháng rồi. Sau thời gian dò liều gần 2 tháng, em được bác sỹ điều trị cho dùng liều Methadone ổn định. Sức khỏe khá dần lên, không phải lo nghĩ kiếm tiền để mua hêrôin sử dụng hàng ngày nữa mà dành thời gian giúp đỡ vợ chăn nuôi lợn, gà, cá nhiều hơn. Vợ, con em và cả gia đình đều rất vui. Em không phải xin tiền của gia đình, anh em mỗi ngày từ 200 - 300 nghìn đồng để mua hêrôin dùng như trước mà đã giúp gia đình phát triển chăn nuôi, hàng tháng thu nhập trên 3 triệu đồng...
    Tiếp tục hành trình xuống phường Nguyễn Phúc (thành phố Yên Bái) tìm gặp các trường hợp đang điều trị Methadone xem tiến triển của các BN. Trước khi giới thiệu cho chúng tôi gặp người đang điều trị Methadone, anh Nguyễn Thanh Sơn - Phó chủ tịch UBND phường Nguyễn Phúc cho biết: “Khi nhận được các văn bản của UBND thành phố Yên Bái, Trung tâm Y tế thành phố, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh... về thực hiện kế hoạch, triển khai chương trình điều trị Methadone tại Trung phòng chống HIV/AIDS tỉnh, UBND phường Nguyễn Phúc đã thành lập Ban xét chọn BN điều trị thay thế các dạng thuốc phiện bằng Methadone của phường. Sau đó, xây dựng kế hoạch triển khai trong phường, rồi đến các cụm dân cư, tổ dân phố để các đối tượng nghiện các chất dạng thuốc phiện trên địa bàn và các gia đình có con, em mắc nghiện biết thông tin đến xin hồ sơ về khai, nộp cho Ban xét chọn của phường. Đến đầu tháng 4/2014, Ban xét chọn của phường đã nhận được 14 hồ sơ của người nghiện xin điều trị và đã xét chọn 11 hồ sơ đảm bảo các tiêu chí theo quy định gửi lên Ban xét chọn của thành phố và Trung tâm Y tế thành phố đề nghị cho các đối tượng này điều trị bằng Methadone...”.
    Theo số liệu của Công an tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đến hết năm 2013, địa bàn tỉnh có trên 2.500 người nghiện có hồ sơ quản lý. Trong đó, số ở cộng đồng trên 2.000 người, số ở trường, trại và trung tâm cai nghiện trên 500 người, số người nghi nghiện trên 1.600 người… Địa phương có số người NCMT tại cộng đồng cao nhất là: thành phố Yên Bái, huyện Văn Chấn, huyện Mù Cang Chải, thị xã Nghĩa Lộ và huyện Lục Yên. Thời gian sử dụng ma túy của các đối tượng nghiện trên 5 năm chiếm 70,9%, từ 2 đến 5 năm 19,3%, dưới 2 năm 9,8%. Theo tiêu chí phân loại về tình hình ma túy, mại dâm thì Yên Bái thuộc nhóm tỉnh trọng điểm có tỷ lệ người nghiện ma túy và người bán dâm so với dân số trong tỉnh chiếm từ 0,1 đến dưới 0,6%; các khu đô thị, du lịch tập trung nhiều tệ nạn ma túy, mại dâm.

    Anh Nguyễn Thanh Sơn vừa thông tin nhanh những công việc mà UBND phường Nguyễn Phúc đã triển khai thực hiện thì BN chúng tôi muốn gặp đã tới. BN Trần Văn Điển vào phòng cởi mở trò chuyện, anh kể: “Tôi bị nghiện khoảng hơn 10 năm rồi. Thời điểm tháng 8/2013, khi chưa được điều trị bằng Methadone, ngày nào tôi cũng phải dùng 3 lần hêrôin, hết từ 600 - 700 nghìn đồng, dùng xong phải mất hàng giờ đồng hồ không thể làm được việc gì nên đi làm thuê công cũng không cao, vợ, con buồn lắm. Từ tháng 9/2013, tôi được xét vào điều trị bằng Methadone tại CSĐT tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh thấy sức khỏe ổn định, tinh thần thoải mái hơn. Hàng ngày cứ 7 giờ 30 sáng, tôi đến CSĐT uống thuốc nên có thời gian đi làm thợ xây kiếm tiền thêm thắt cho sinh hoạt gia đình và nuôi con ăn học. Ngoài đi làm thợ xây, tôi cũng tham gia làm cộng tác viên của Dự án phòng, chống HIV/AIDS đi tuyên truyền, phát bơm kim tiêm cho những người nghiện ma túy... Tôi không ngại đâu, tý cho anh xem tờ rơi, bơm kiêm tiêm, chụp ảnh thoải mái...”.
    Để “mục sở thị” nhiều đối tượng nghiện, nhất là những người nghiện từ 20 - 30 năm xem sự tiến triển khi điều trị bằng Methadone, chúng tôi tìm đến gặp một BN trong số tổng số 130 BN đang điều trị Methadone ở Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh. Đường vào nhà BN Nguyễn Văn Cường ở thôn 3 (phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái) càng trơn và lầy lội hơn do mưa kéo dài.
    Thật may, khi chúng tôi đến Cường vừa đi uống Methadone về, đang giúp vợ dọn hàng tạp hóa ra bán. Tuy biết chúng tôi đến hỏi những chuyện khá tế nhị, song anh Cường và chị Trần Thị Bái (vợ BN Cường) rất cởi mở. Anh Cường vừa rót trà mời khách, vừa kể lại những năm tháng khổ cực của mình vì nghiện hêrôin: “Nói thật với các anh, năm nay tôi 54 tuổi, đã nghiện khoảng 30 năm rồi. Trước đây, gia đình tôi cũng thuộc diện khá giả nhưng từ khi tôi bị nghiện kinh tế gia đình suy sụp, có gì bán được là bán hết, kể cả mấy lô đất trên quốc lộ 37 khu trung tâm phường Hợp Minh cũng phải bán... để mua hêrôin hít, rồi sau đó không có tiền nữa thì pha ra chích. Đến cả cháu nội nhìn thấy ông, nó cũng chẳng muốn “ông cháu gì cả”....Từ tháng 9/2013, tôi được xét điều trị thay thế hêrôin bằng Methadone, tinh thần, sức khỏe, thay đổi hẳn, đến nay đã tăng 6 kg. Đầu giờ sáng hàng ngày sang CSĐT uống thuốc, sau đó, về giúp vợ dọn hàng bán, rửa xe máy kiếm tiền. Gia đình vui vẻ hơn, các cháu thấy ông đi đâu về, nó tự chạy đến rồi”.
    - Những chuyện anh Cường kể có đúng không? Tôi hỏi.
    - Đúng, anh ấy đã đi cai ở Trung tâm Cai nghiện tỉnh 3 lần, lần lâu nhất là 2 năm nhưng khi về được khoảng 1 tháng là tái nghiện. Từ khi anh được đi điều trị thay thế hêrôin bằng Methadone thấy tính tình thay đổi hẳn, không khó tính, chửi vợ, con như trước nữa. Gia đình mừng lắm! Chị chỉ mong anh ấy sẽ được điều trị lâu dài để bản thân anh và gia đình đỡ khổ..., chị Trần Thị Bái đáp lời.
    Để chương trình đạt hiệu quả như mong muốn
    Qua hơn 8 tháng triển khai chương trình điều trị Methadone cho BN nghiện tại các xã, phường của thành phố Yên Bái và một số xã của huyện Trấn Yên và Yên Bình ở CSĐT nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, nhìn chung, các BN đều chấp hành đúng các quy định của CSĐT, sức khỏe, tinh thần ổn định và được cải thiện, bản thân các BN và gia đình có BN điều trị tại đây đều phấn khởi, vui vẻ...

    Bệnh nhân Trần Văn Điển chuẩn bị bơm kim tiêm đi phát cho các đối tượng nghiện trên địa bàn phường Nguyễn Phúc.
    Từ kết quả này, đã có thêm một số CSĐT mới được thành lập tại Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh, thị xã Nghĩa Lộ và kế hoạch giai đoạn 2013 – 2015 sẽ có thêm một số CSĐT nữa. Tuy nhiên, để chương trình đạt hiệu quả cao, bản thân BN phải tuân thủ nghiêm nội quy của CSĐT, không vi phạm pháp luật và các quy định trong quá trình điều trị, Quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ- CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ Quy định về điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
    Ví dụ: trong mục 2, Điều 21 của Nghị định 96 nêu rõ: “Trường hợp người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện có xét nghiệm dương tính với các chất dạng thuốc phiện từ 2 lần trở lên (trừ thuốc điều trị thay thế) sau khi đã đạt liều điều trị duy trì từ 12 tháng trở lên thì bị chấm dứt điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và thông báo cho chính quyền địa phương nơi người đó đang cư trú”.
    Các BN đang điều trị tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS mới được hơn 8 tháng, chưa đạt thời gian điều trị duy trì 12 tháng trở lên, song gia đình các BN và các tổ chức, đoàn thể ở địa phương có BN cư trú cần quan tâm giúp đỡ tạo việc làm cho BN, nhắc nhở họ không vi phạm quy chế, nội quy của CSĐT, trong quá trình điều trị không được dùng các loại ma túy khác, không vi phạm pháp luật... (đã có hai BN đang điều trị tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đã bị dừng điều trị do vi phạm pháp luật bị công an bắt). Đặc biệt, cần quản lý nghiêm ngặt thuốc điều trị, không để “lọt” ra bên ngoài vì bất cứ lý do gì. Mặt khác, các địa phương nên giảm nhẹ thủ tục hành chính để người nghiện dễ tiếp cận xin hồ sơ đăng ký xét chọn. Như vậy, việc thực hiện kế hoạch triển khai chương trình của tỉnh giai đoạn 2013 - 2015 và giai đoạn tiếp theo mới đạt được kết quả như mục tiêu đã đề ra.

  14. #52
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến về Đề án Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone
    Sáng ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức họp nghe và cho ý kiến về Đề án xã hội hóa Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Đồng chí Cao Thị Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
    Ngày 30/3/2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định 657/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Tháng 12/2012 cơ sở điều trị Methadone tại thành phố Thái Bình được thành lập, hiện nay 230 bệnh nhân được uống thuốc Methadone miễn phí điều trị nghiện ma túy. Nguồn kinh phí do Quỹ Toàn cầu hỗ trợ.


    Kết quả, sau một thời gian không còn trường hợp xét nghiệm dương tính với ma túy, không có người vi phạm pháp luật, sức khỏe bệnh nhân tốt lên, chi phí điều trị giảm 12 lần so với số tiền phải mua ma túy trước đây.

    Từ năm 2013 đến nay, nguồn kinh phí Quỹ Toàn cầu bị cắt giảm nên hoạt động của cơ sở ở Thành phố gặp nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu người nghiện ma túy cần được điều trị Methadone tăng lên. Theo dự thảo đề án xã hội hóa, thời gian tới sẽ mở thêm 04 cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và 03 trung tâm y tế các huyện: Đông Hưng, Vũ Thư, Quỳnh Phụ, với quy mô điều trị từ 200 - 250 bệnh nhân/cơ sở. Các huyện còn lại dự kiến sẽ triển khai trong năm 2015. Tỉnh và các địa phương sẽ hỗ trợ một phần kinh phí và thu một phần phí dịch vụ của người được điều trị để bảo đảm duy trì hoạt động của các cơ sở.
    Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Cao Thị Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng tình với chủ trương thực hiện xã hội hóa trong điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Đồng chí đề nghị trên cơ sở Quyết định 657 của UBND tỉnh đã phê duyệt trước đây, Sở Y tế tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu để chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án cho phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay. Trong đó, nghiên cứu kỹ để đưa ra mức giá thu dịch vụ cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội và trách nhiệm của gia đình và bản thân người được điều trị. Các huyện bố trí kinh phí đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở để khi Đề án được UBND tỉnh, HĐND tỉnh phê duyệt có thể triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.

    nguồn: www.baothaibinh.com.vn

  15. #53
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều Trị Bằng Methadone

    Một trong những phương pháp trị-liệu-bằng-thuốc cho những người nghiện các loại thuốc trong nhóm á phiện, đặc biệt cho những người xử dụng bạch phiến (heroin).

    ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ DÀI HẠN BẰNG METHADONE
    Methadone Maintenance treatment


    Điều trị duy trì dài hạn bằng methadone - Methadone Maintenance treatment

    Điều trị duy trì dài hạn bằng methadone hay trị liệu / liệu pháp duy trì bằng methadone là một trong những phương pháp trị-liệu-bằng-thuốc cho những người nghiện các loại thuốc trong nhóm á phiện, đặc biệt cho những người xử dụng bạch phiến (heroin). Methadone là một loại thuốc á phiện tổng hợp (synthetic opiate) có tác dụng lâu hơn heroin, làm giảm bớt cơn thèm và triệu chứng vã thuốc. Những bác sĩ có phép của Bộ Y Tế có quyền cho toa cho những người nghiện heroin dùng methadone hằng ngày. Methadone được phân phối dưới dạng xi-rô để uống. Uống methadone mỗi ngày và thường là tại trạm y tế methadone, hay tại tiệm thuốc tây có thể giúp người ghiền sinh hoạt bình thường trừ việc lái xe hoặc điều khiển máy móc. Methadone rẻ hơn heroin và tác dụng trong cơ thể lâu hơn heroin. Một liều tác dụng khoảng 24 giờ, cho nên người nghiện được ổn định cơn ghiền để làm việc, để giải quyết mọi công việc trong cuộc sống hằng ngày không phải lo nghĩ tìm kiếm heroin cho cơn ghiền sắp đến. Chương trình điều trị có thể kéo dài khoảng hai năm hoặc lâu hơn. Mục đích chương trình là giảm thiểu sự tai hại do việc xử dụng ma túy gây ra cho chính người nghiện và nghững người chung quanh. Khi nào bệnh nhân muốn kết thúc việc điều trị, bác sĩ điều trị sẽ giảm dần dần liều lượng mê-tha-đôn, thường thường là khoảng từ 3 đến 12 tháng tùy theo lượng methadone họ đang xử dụng.
    Tác dụng của methadone – Effects of methadone

    Methadone là loại thuốc tổng hợp thuộc nhóm có á phiện. Không giống như heroin, methadone không đem lại cảm giác “phê” cho người xử dụng. Tuy vậy những tác dụng của methadone trong cơ thể cũng giống heroin rất nhiều:
    • Giảm đau
    • Cảm giác thoải mái
    • Giảm áp huyết
    • Làm nhịp tim chậm lại
    • Giảm thân nhiệt

    Phản ứng phụ thông thường của methadone – Common side effects of methadone

    Không phải ai cũng bị phản ứng phụ với methadone, nhưng thường thì bị một hoặc vài phản ứng như sau đây:
    • Ra mồ hôi: Mồ hôi ra nhiều đặc biệt vào ban đêm là bình thường. Hãy uống thêm nước để tránh mất nước
    • Táo bón: Ăn thêm thực phẩm có chất sợi - trái cây, rau, cơm tẻ và những thực phẩm có chất cám - và uống thêm nhiều nước sẽ giúp tránh táo bón
    • Giảm bớt ham muốn tình dục: Đây là một phản ứng phụ của tất cả những loại thuốc có á phiện gồm cả methadone và bạch phiến, nhưng rồi sẽ ổn định. Nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, giảm liều methadone xuống có thể sẽ khá hơn
    • Đau các bắp thịt và khớp xương: Một số người bị những phản ứng này, mặc dù uống đúng liều lượng methadone. Có người nhận thấy cơn đau như khi bị phong thấp
    • Sâu răng: Đây có thể là một vấn đề vì methadone làm giảm việc tiết ra nước miếng. Nước miếng có chứa những chất sát trùng để giữ răng và lợi răng lành mạnh. Răng hư cũng có thể do ăn uống thất thường và thiếu dinh dưỡng, thiếu sự chăm sóc vệ sinh răng. Điều quan trọng là bạn cần đánh răng thường xuyên và khám răng định kỳ.
    • Kinh nguyệt bất thường: Khi sử dụng bạch phiến nhiều phụ nữ thấy kinh nguyệt thất thường. Nhưng sau một thời gian điều trị bằng methadone, một số thấy kinh nguyệt trở lại bình thường.

    Tại sao xử dụng Methadone? – Why Methadone?

    Phương pháp điều trị bằng methadone được công nhận với tầm mức quốc gia và quốc tế, là một phương pháp điều trị hữu hiệu và đã được thực hiện tại NSW, Australia từ năm 1969. Methadone loại trừ được những triệu chứng vã thuốc và ổn định cơn thèm. Mục đích chương trình điều trị duy trì methadone là để giúp người nghiện ở trong chương trình điều trị một khoảng thời gian dài nhiều tháng hoặc nhiều năm. Các cuộc nghiên cứu cho biết nếu người nghiện ở lâu trong chương trình điều trị thì họ càng dễ đạt đến mục đích chữa trị. Không có phương pháp điều trị nào thích hợp chung cho tất cả mọi người - phương pháp điều trị thích hợp tùy vào nhu cầu và hoàn cảnh của bệnh nhân. Nếu nghi ngờ điều gì về việc điều trị bằng methadone, hãy nói chuyện với chuyên viên điều trị.
    Những lợi điểm khi điều trị bằng mê-tha-đôn:
    • Giảm được các cơn thèm liên quan đến cơn ghiền bạch phiến (heroin withdrawal)
    • Hành động phạm pháp giảm bớt
    • Sức khoẻ thể xác, tinh thần được cải thiện hơn
    • Giảm thiểu nguy cơ dùng chung kim và ống chích đưa đến việc lây nhiễm viêm gan B, C hay siêu vi HIV
    • Cuộc sống xã hội và kinh tế ổn định hơn
    • Methadone rẻ hơn và có tác dụng lâu hơn bạch phiến
    • Trong trường hợp có thai, sử dụng methadone an toàn hơn nhiều so với dùng bạch phiến
    • Giúp bạn giữ được việc làm hoặc kiếm được việc làm

    Những bất tiện khi dùng mê-tha-đôn:
    • Phải chịu khó đến uống thuốc mỗi ngày
    • Có thể gặp khó khăn khi đi du lịch hay nghỉ mát và cần phải sắp xếp kỹ lưỡng trước khi đi
    • Có thể bị những phản ứng khó chịu
    • Vẫn còn bị lệ thuộc vào methadone cho đến khi chương trình điều trị hoàn tất và bạn không còn nghiện nữa
    • Methadone là một loại thuốc mạnh và có thể gây nguy hiểm nếu dùng không đúng theo sự hướng dẫn. Sử dụng quá nhiều methadone, có thể bị “ngộ độc thuốc vì dùng quá liều” (overdose)

    Làm thế nào để được tham gia chương trình điều trị bằng methadone – How to start methadone treatment

    Một số bác sĩ được phép Bộ Y Tế cung cấp chương trình điều trị bằng methadone cho những người nghiện heroin. Muốn tham gia chương trình điều trị người nghiện heroin phải:
    • Liên lạc với các dịch vụ điều trị về ma túy của Bộ Y Tế trong vùng mình ở hay bác sĩ gia đình có phép của Bộ Y Tế cho toa methadone để làm cuộc chẩn định về mức độ nghiện ghiền ma túy. Nếu thấy thích hợp với chương trình methadone, bác sĩ sẽ nạp đơn lên Bộ Y Tế xin phép cho người nghiện tham gia chương trình. Có thể bác sĩ phải chờ đến 4 ngày mới chính thức được phép cho toa
    • Người nghiện phải hằng ngày đến trung tâm y tế methadone công hay tư hoặc nhà thuốc tây đã được sắp xếp để uống thuốc dưới sự giám sát của nhân viên phát thuốc
    • Sau ba ngày đầu có thể bác sĩ cần điều chỉnh lượng methadone cho phù hợp và trong thời gian hai tuần đầu cần gặp bác sĩ thường xuyên hơn và báo cho bác sĩ biết mình cảm thấy ra sao
    • Trong thời gian điều trị nên thỉnh thoảng gặp chuyên viên cố vấn về ma túy để được cố vấn, hướng dẫn thêm, hoặc được tham dự những khoá học đặc biệt khác.

    Thời gian điều trị - Length of treatment

    Thời gian điều trị bằng methadone của mỗi người khác nhau và nhất là tùy theo nhu cầu cá nhân của bệnh nhân. Chương trình điều trị có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm. Toán nhân viên điều trị sẽ cho biết cần điều trị khoảng bao lâu. Các nghiên cứu cho thấy chương trình điều trị càng lâu bao nhiêu, việc điều trị càng dễ thành công bấy nhiêu. Mục đích cuối cùng là giảm liều methadone cho đến khi bệnh nhân không còn dùng ma túy nữa. Bất cứ khi nào bệnh nhân cũng có thể yêu cầu cơ quan điều trị / tóan nhân viên điều trị thảo luận về việc điều trị cho mình, kể cả việc giảm dần liều methadone. Khi thảo luận với họ về chương trình điều trị bằng methadone, bệnh nhân cũng nên đề ra những mục đích cho việc cai nghiện của mình.
    Quá liều - Overdose

    Có thể ‘bị ngộ độc thuốc vì dùng quá liều’ trong khi điều trị bằng methadone. Nguy cơ bị quá liều tăng lên nếu
    dùng kèm theo những loại thuốc khác (rượu, thuốc ngủ vv...) trong khi điều trị bằng methadone. Những dấu hiệu quá liều bao gồm:

    • Nôn mửa
    • Nói lắp bắp
    • Đứng không vững
    • Thở hổn hển
    • Lẫn trí, buồn ngủ, ngủ gật
    • Ngáy hoặc có tiếng oọc oọc trong cổ họng
    • Da tái, môi và móng tay tím xanh

    Nguy cơ ngộ độc thuốc vì dùng quá liều cũng tăng thêm khi bạn có bệnh về thận hoặc gan, như là viêm gan, bởi vì các loại thuốc được lọc ra khỏi máu ở mức độ chậm hơn bình thường. Những ai không quen dùng methadone, có thể dễ bị quá liều với liều rất nhỏ.
    Ảnh hưởng đến việc lái xe và điều khiển máy móc – Effects on driving and operating machinery

    Methadone có thể gây buồn ngủ, đặc biệt là vào những giai đoạn đầu của cuộc điều trị. Không nên lái xe cho đến khi việc dùng methadone được đều đặn, ổn định, không thay đổi. Uống rượu với methadone sẽ tăng tác dụng của thuốc và có thể làm cho việc lái xe không an toàn dù lượng rượu trong máu ở dưới mức luật pháp ấn định.
    Methadone và vấn đề chăm sóc con cái – Methadone and children

    Chăm sóc cho con em của bạn cũng là một phần quan trọng trong chương trình điều trị bằng methadone. Toán nhân viên điều trị cho bạn có thể hướng dẫn và giúp đỡ về việc chăm sóc con cái, đặc biệt là những em dưới 5 tuổi. Khi đi đến cơ quan điều trị để nhận thuốc, đừng bao giờ để con ở nhà một mình. Nên đem con theo hay nhờ một người nào mình tin cậy chăm sóc chúng khi mình không có ở nhà.
    Methadone là loại thuốc vô cùng nguy hiểm cho trẻ em. Nếu bạn được đem thuốc về nhà, điều rất quan trọng là phải cất giữ thuốc ở một nơi trẻ em không với tới được.

    • Hãy xin dược sĩ cho bạn lọ thuốc có nắp mà các em không mở được
    • Cất thuốc ở một nơi cao trong tủ – nếu tủ có khoá càng tốt
    • KHÔNG để thuốc cạnh giường hoặc trong tủ lạnh
    • KHÔNG uống methadone trước mặt trẻ nhỏ, đặc biệt các em tuổi từ 1-5.

    Điều trị bằng methadone và vấn đề thai sản – Methadone treatment and pregnancy

    Dùng bạch phiến trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hại cho cả mẹ lẫn thai nhi. Ăn uống thiếu thốn, sức khoẻ yếu kém, hút thuốc nhiều và không đi khám thai cũng có thể gây nhiều vấn đề trong thời kỳ mang thai.
    Việc điều trị bằng methadone thường tạo cơ hội tốt cho việc thai sản bình thường và đứa bé khoẻ mạnh hơn là cứ tiếp tục dùng bạch phiến. Lý do là vì:

    • Dùng methadone hằng ngày người mẹ sẽ không lên cơn ghiền (cơn ghiền có ảnh hưởng tai hại đến thai nhi)
    • Nề nếp sinh hoạt ổn định, đều đặn hơn, đối với nhiều phụ nữ có nghĩa là sức khoẻ và việc dinh dưỡng của họ khả quan hơn
    • Liều methadone được phát hoàn toàn nguyên chất, không pha chế với bất cứ loại hoá chất độc hại nào khác.

    Trong thời kỳ thai sản, các bà mẹ trong chương trình methadone được điều trị với liều nhẹ và tiếp tục dùng như vậy sau khi sinh. Các em sơ sinh có mẹ tham gia chương trình methadone trong lúc mang thai thường có những triệu chứng lên cơn ghiền cần được điều trị tại bệnh viện. Các bệnh viện hiện có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị các trẻ sơ sinh có triệu chứng lên cơn ghiền. Hãy cho nhân viên bệnh viện biết mình đang tham gia chương trình methadone. Nói chung, phụ nữ được điều trị bằng methadone trong lúc có thai ít gặp rắc rối về phương diện sức khoẻ hơn những người tiếp tục dùng bạch phiến. Bác sĩ khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ vì lượng methadone đi vào sữa rất ít. Tác dụng lâu dài ở các em có mẹ đang được điều trị bằng methadone không đáng kể. Đa số các nghiên cứu cho thấy sự phát triển về phương diện trí tuệ, xã hội và cơ năng vận động của các em nói trên vẫn ở mức bình thường. Một khi có thai bạn sẽ được ưu tiên tham gia chương trình điều trị bằng methadone nếu bác sĩ xét thấy thích hợp. Bạn nên thảo luận vấn đề này với cơ quan điều trị cho mình. Nếu bạn muốn được giúp đỡ thêm, bạn hãy liên lạc với Cơ Quan Hướng Dẫn Các Vấn Đề Liên Quan Đến Rượu và Ma Túy (Alcohol & Drug Information Services – ADIS).
    HIV/AIDS và Viêm gan – HIV/AIDS and Hepatitis

    Dùng chung kim chích và ống chích là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự truyền nhiễm siêu vi HIV (gây ra bệnh AIDS) và siêu vi viêm gan B và C (gây ra các bệnh gan).
    Tham gia chương trình methadone sẽ giảm nguy cơ bị (hoặc lây nhiễm) HIV và viêm gan B và C vì bạn sẽ không dùng kim tiêm chích nữa.
    Bạn cũng có thể bị lây nhiễm HIV và chứng viêm gan B nếu không áp dụng các biện pháp an toàn khi giao hợp (làm tình). Cũng như bao nhiêu người khác, bạn cần áp dụng các biện pháp an toàn khi giao hợp (safe sex) để giảm nguy cơ mắc bệnh AIDS hoặc viêm gan. Một trong những biện pháp an toàn này là luôn luôn sử dụng bao cao su hay ‘áo mưa’(condom) khi làm tình.
    Việc thử máu để xem cơ thể có siêu vi HIV không, không phải là điều kiện tiên quyết để quyết định bạn có được tham gia chương trình điều trị bằng methadone không. Việc thử HIV hoàn toàn do tinh thần tự nguyện – bác sĩ có thể sắp xếp việc thử HIV song song với việc hướng dẫn phù hợp với trường hợp của bạn. Nếu bạn không muốn thử HIV, quyết định này sẽ không ảnh hưởng gì đến việc bạn có được tham gia chương trình điều trị bằng methadone hay không.
    Nếu khi thử máu thấy trong cơ thể có siêu vi HIV, bạn sẽ được ưu tiên điều trị bằng methadone với điều kiện bác sĩ xét thấy trường hợp của bạn thích hợp với chương trình. Những nghiên cứu mới đây cho thấy việc cai nghiện bằng methadone có thể giúp cho hệ thống miễn nhiễm của cơ thể mạnh hơn, và xét về mặt tổng quát , nó có lợi cho sức khoẻ của người dùng bạch phiến trong cơ thể có mang siêu vi HIV hơn.
    Nếu trong cơ thể có siêu vi viêm gan loại C, việc cai nghiện bằng methadone có lẽ sẽ giúp cho sức khoẻ tăng tiến hơn. Lý do là vì bạn sẽ ít dùng ma túy hơn, ăn uống điều độ hơn, nghỉ ngơi được nhiều hơn và nói chung tinh thần ít bị căng thẳng hơn.
    http://www.vdap.org.au/index.php/cai...bang-methadone

  16. #54
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xã hội hóa điều trị methadone

    19/5/2014 00:18
    Giúp mở rộng và duy trì hiệu quả của chương trình Nhu cầu lớn.

    Tính đến tháng 4/2014, Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế methadone (Chương trình điều trị methadone) đã được triển khai tại 32 tỉnh/thành phố với 88 cơ sở, điều trị cho 17.062 bệnh nhân. Trong hơn 5 năm triển khai Chương trình methadone tại Việt Nam không có bệnh nhân tử vong do quá liều hoặc do tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra. Bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt, tỷ lệ bỏ trị rất thấp.

    Người bệnh uống methadon dưới sự giám sát của cán bộ y tế.

    Thực tế hơn 5 năm qua triển khai Chương trình điều trị methadone ở nước ta đã chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, cho gia đình bệnh nhân và cho xã hội. Bệnh nhân tham gia điều trị đã giảm đáng kể cả về tần suất và liều sử dụng heroin, giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV. Tình trạng về sức khỏe thể chất và tinh thần cải thiện rõ rệt (sống vui vẻ, có ích, chất lượng cuộc sống tăng lên). Tình hình trật tự, an ninh xã hội và an toàn của cộng đồng dân cư nơi có người nghiện chích ma túy cũng được cải thiện đáng kể (tỷ lệ bệnh nhân có các hành vi vi phạm pháp luật đã giảm từ 40,8% xuống chỉ còn 1,34% sau 24 tháng tham gia điều trị). Theo báo cáo của Công an quận Lê Chân (TP. Hải Phòng), chỉ sau 6 tháng triển khai Chương trình methadone, số vụ trộm cắp vặt liên quan đến nhóm nghiện chích ma túy tại khu vực Bệnh viện Việt Tiệp giảm 60-70%, số vụ vi phạm pháp luật có liên quan đến ma túy, tại khu vực chợ Sắt cũng giảm hơn 70%.
    Mâu thuẫn trong gia đình, xã hội cũng giảm mạnh khi bệnh nhân tham gia điều trị methadone. Nhiều nghiên cứu và nhiều nguồn thông tin cho thấy, những người NCMTthường có những hành vi ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống bản thân gia đình họ như bán và cầm cố đồ đạc, nói dối hoặc thậm chí cưỡng ép người thân để có tiền sử dụng ma túy. Trong nghiên cứu của Bộ Y tế, tỷ lệ bệnh nhân có những hành vi trên giảm nhanh chóng từ 90% trước điều trị xuống 1,4% sau 12 tháng điều trị.
    Việc tham gia điều trị thay thế bằng thuốc methadone còn làm giảm chi phí đáng kể đối với các gia đình có người nghiện các chất dạng thuốc phiện. Do người nghiện không mất tiền để mua ma tuý và không tốn tiền để điều trị các bệnh tật do sử dụng, tiêm chích ma tuý gây nên. Theo kết quả điều tra nhanh của 11 tỉnh/thành phố, trước khi tham gia Chương trình methadone, trung bình một bệnh nhân phải sử dụng 230.000 đồng/ngày để mua heroin (khoảng 84 triệu đồng/năm). Hiện nay đang điều trị cho gần 7.000 bệnh nhân, như vậy là chương trình đã tiết kiệm được cho bệnh nhân 588 tỷ đồng/năm.
    Đối với cá nhân bệnh nhân không còn bị ám ảnh bởi việc phải tìm kiếm ma tuý, không phải chịu tác động của các triệu chứng đói thuốc nên nhiều người đã tập trung tâm trí để làm việc và được gia đình tin tưởng, yêu thương. Theo báo cáo của các cơ sở điều trị tại Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, thu nhập bình quân do bệnh nhân có việc làm hàng tháng tăng từ 2,6 triệu đồng/tháng sau 6 tháng điều trị và lên đến 3,2 triệu đồng/tháng sau 24 tháng điều trị. Tỉ lệ người bệnh tham gia điều trị methadone có công ăn việc làm cũng gia tăng. Nếu trước điều trị chỉ có 64,04% bệnh nhân có việc làm thì sau 24 tháng điều trị đã có 75,9% bệnh nhân có việc làm.

    Nhiều người bệnh đã tìm lại được công ăn việc làm nhờ methadon.

    Cần phải xã hội hóa
    Theo Nghị định số 96/2012/NĐ-CP của Chính phủ về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và Thông tư số 12/2013/TT-BYT của Bộ Y tế thì, trong giai đoạn tiếp theo, Chương trình methadone có thể được mở rộng với tốc độ nhanh hơn, cứ mỗi quận/huyện có trên 250 người nghiện chích ma túy thì UBND tỉnh/thành phố phải thành lập cơ sở điều trị methadone.
    Với tốc độ mở rộng chương trình methadone như trên, mô hình toàn diện đang được triển khai chắc chắn sẽ không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu điều trị của người bệnh cũng như ngân sách của Chính phủ sẽ không thể đảm bảo để bao cấp cho toàn bộ bệnh nhân. Do đó, việc triển khai mô hình xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone sẽ là giải pháp giúp mở rộng và duy trì hiệu quả của chương trình này.
    Để giúp cho việc xã hội hóa công tác điều trị methadone, ngày 15/10/2013, Bộ Y tế đã có Công văn số 6544/BYT-KH-TC hướng dẫn thực hiện khung giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở điều trị nghiện CDTP quy định tại Nghị định số 96/2012/NĐ-CP. Sở Y tế các tỉnh/thành phố cần căn cứ theo công văn này để xác định khung giá chi tiết của từng dịch vụ khi thực hiện xã hội hóa chương trình methadone tại địa phương.
    Giống với các quốc gia khác trên thế giới, việc mở rộng chương trình điều trị dưới hình thức xã hội hóa là điều tất yếu và nó sẽ góp phần giúp mở rộng chương trình khi sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế có xu hướng giảm dần trong một số năm tới, cũng như sẽ góp phần nâng cao ý thức của người bệnh với chính chương trình điều trị mà họ tham gia.
    Mô hình xã hội hóa điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone sẽ giúp huy động nguồn kinh phí từ chính bệnh nhân và gia đình, bên cạnh nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chính phủ, các địa phương triển khai chương trình và từ các nguồn hỗ trợ khác. Với mô hình Chính phủ và nhân dân cùng làm, chắc chắn việc mở rộng chương trình methadone sẽ được tiến hành nhanh chóng và rộng rãi hơn.
    Chương trình muốn đạt được hiệu quả theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế thì phải điều trị cho tối thiểu 40% số người nghiện ma tuý hiện có. Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Công an, đến tháng 10/2013 toàn quốc quản lý được khoảng 170.000 người nghiện (nghiện heroin chiếm khoảng 80%), do đó muốn chương trình có hiệu quả thì cần điều trị cho khoảng 54.500 người nghiện ma tuý nhưng trên thực tế đến cuối tháng 4/2014 toàn quốc mới chỉ có hơn 17.000 người nghiện được điều trị (đạt khoảng 31%).

    Bài, ảnh: Thu Hương




  17. #55
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Khởi liều điều trị Methadone cho người nghiện ma túy

    20/5/2014 09:34
    Sáng 19-5-2014, Cơ sở điều trị Methadone của quận Thốt Nốt khởi liều điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho 7 bệnh nhân nghiện ma túy. Đại diện Sở Y tế, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP Cần Thơ, UBND và Trung tâm Y tế dự phòng, Công an quận Thốt Nốt cùng với các ban, ngành của quận đã đến dự….

    Bác sĩ Bùi Văn Khanh, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận Thốt Nốt., cho biết: Hiện nay, trên địa bàn quận có 271 người nghiện ma túy. Ngành y tế sẽ phối hợp với công an, cán bộ lao động, thương binh và xã hội, các ban, ngành, đoàn thể của quận và UBND các phường để tuyên truyền, vận động, tư vấn cho người nghiện ma túy tham gia điều trịMethadone. Ngoài điều trị Methadone cho người nghiện ma túy ở quận Thốt Nốt, Cơ sở điều trị Methadone quận Thốt Nốt còn đảm nhận điều trị Methadone cho người nghiện ma túy ở huyện Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh.Đây là Cơ sở điều trị Methadone thứ 4 của TP Cần Thơ.

  18. #56
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đổi mới công tác cai nghiện ma túy, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng
    (22/05/2014)

    Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dự phòng và điều trị nghiện nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia tăng số người nghiện mới, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và nâng cao sức khỏe nhân dân, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Đó là mục tiêu của Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy tại tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Phương ký ban hành.
    Theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2015, nâng tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý từ 25% hiện nay lên 50% vào năm 2015 (trong đó, giảm tỷ lệ điều trị bắt buộc tại trung tâm từ 90% hiện nay xuống còn 50% vào năm 2015). Đồng thời, tăng tỷ lệ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng có việc làm từ 30% hiện nay lên 50% vào năm 2015.
    Trong giai đoạn từ 2016 - 2020, phấn đấu nâng tỷ lệ số người nghiện được điều trị so với số người nghiện có hồ sơ quản lý từ 50% vào năm 2015 lên 70% vào năm 2020 (trong đó, giảm tỷ lệ điều trị bắt buộc tại Trung tâm từ 50% vào năm 2015 xuống còn 20% vào năm 2020); tăng tỷ lệ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng có việc làm từ 50% năm 2015 lên 70% vào năm 2020.
    Để đạt được các mục tiêu trên, kế hoạch tập trung vào những giải pháp chính: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan đến công tác cai nghiện ma túy cho các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức về nghiện ma túy, dự phòng và điều trị nghiện; huy động các nguồn lực hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở điều trị nghiện để đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ; tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham gia của cả hệ thống chính trị đối với công tác dự phòng và điều trị nghiện; đồng thời, có kế hoạch liên ngành để triển khai tư vấn dự phòng và điều trị nghiện ***g ghép, phối hợp hiệu quả giữa các dịch vụ về phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ dạy nghề, vay vốn, tạo việc làm với dịch vụ tư vấn dự phòng và điều trị nghiện; ngoài ra, cũng cần phải ứng dụng các bài thuốc hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện, các phương pháp điều trị nghiện đã được Bộ y tế công nhận chính thức.
    Theo Cổng TTĐT Bình Thuận
    http://www.binhthuantv.vn/index.php?...s&newsid=60755
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 03-06-2014 lúc 19:38.

  19. #57
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Huyện Đông Sơn: Khai trương cơ sở điều trị Methadone cho người nghiện
    ( Chủ nhật, 01/06/2014, 11:31 GMT+7 )
    Theo thống kê của huyện Đông sơn, hiện nay, toàn huyện có gần 500 người nghiện và nghi nghiện ma túy. Tính đến ngày 30/4/2014, toàn huyện lũy tích có 121 người nhiễm HIV, trong đó 46 người chuyển sang giai đoạn AIDS, đã tử vong 41 người. Qua điều tra cho thấy, số người nhiễm HIV chủ yếu lây qua đường tiêm chích ma túy.
    Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý số người nghiện và công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng, vừa qua Trung tâm Y tế dự phòng huyện Đông Sơn đã khai trương cơ sở điều trị Methadone cho người nghiện ma túy trên địa bàn huyện.

    Đây là cơ sở điều trị Methadone được Cục PC HIV/AIDS, dự án Lief- GAP Trung ương tài trợ. Đồng thời cũng là hoạt động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm mục tiêu ngăn ngừa lây nhiễm HIV và nghiện chích ma túy.

    Theo đó, người nghiện trên địa bàn huyện sẽ được điều trị thay thế bằng thuốc Methadone. Chương trình huy động sự phối hợp đa ngành, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc ngăn chặn, khống chế tiến tới đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS.
    Đình Hợp
    http://www.conganthanhhoa.gov.vn/News/Huong-ve-co-so
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 01-06-2014 lúc 21:44.

  20. #58
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    An Giang: Hiệu quả từ việc nhân rộng chương trình Methadone

    01/06/2014 19:30
    Thị xã Tân Châu, là một trong ba địa phương thí điểm xây dựng cơ sở điều trị Methadone, theo Đề án điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của UBND tỉnh An Giang. Phương pháp này đã phát huy hiệu quả rõ rệt, giúp cho sức khỏe người bệnh hồi phục tốt và tiết kiệm chi phí. Trung bình một người nghiện chỉ tiêu tốn một liều Methadone có giá 15.000 đồng/ngày (hiện nay đang được điều trị miễn phí), thay cho người nghiện phải chi 300.000 - 600.000 đồng/ngày tiền mua ma túy.

    Bác sĩ Võ Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng thị xã Tân Châu thông tin, trước khi triển khai Methadone tại Tân Châu, đã mời các ngành, các cấp từ xã đến thị xã để nói về ý nghĩa của việc sử dụng và lợi ích của Methadone, mà mục đích là mang tính chất nhân đạo và từ thiện để cho những người nghiện trở về cuộc sống bình thường. Chủ trương này được người dân và các cấp, các ngành đồng tình, ủng hộ. Từ ngày 23/4 đến nay, cơ sở đã điều trị thường xuyên cho 46 bệnh nhân trong tổng số trên 200 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tại địa phương.
    Bệnh nhân đang đến cơ sở uống methadone.
    Trước khi đến cơ sở điều trị, đã có không ít bệnh nhập bị suy sụp từ thể chất đến tinh thần và kinh tế gia đình cũng khánh kiệt vì ma túy. Nhưng chỉ hơn 1 tháng dùng Methadone, người nghiện cải thiện sức khỏe, phục hồi nhân cách, xây dựng cuộc sống gia đình ổn định và tạo sự bình yên cho xã hội. Ngoài chức năng điều trị cho người nghiện, cơ sở còn làm tốt công tác tuyên truyền về chương trình điều trị Methadone đến các đối tượng nghiện, người thân của họ để tạo sự đồng thuận cả về tư tưởng và hành động.
    Anh Phạm Văn Tèo, bệnh nhân đang điều trị Methadone cho hay: “Uống Methadone em thấy hiệu quả rất tốt, ngày đầu tiên em uống thì thấy không bị hỏa nữa, mà chỉ có cảm giác buồn ngủ thôi. Mấy ngày đầu thì cũng còn thèm thuốc nhưng mình kiềm chế không chơi nữa. Em thấy chương trình này rất ý nghĩa nên những người nghiện ma túy như em mong muốn chương trình cần nhân rộng ra nhiều địa phương cho những người nghiện như em được sử dụng Methadone để dần dần từ bỏ ma túy, giúp kinh tế gia đình sau này không bị eo hẹp và mình cũng có thể đi lao động được”.
    Mỗi bệnh nhân đến điều trị có một hoàn cảnh riêng nhưng cùng chung mong muốn từ bỏ ma túy để làm lại cuộc đời. Họ đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng với cái nhìn đồng cảm để vươn lên trong cuộc sống, bởi sự phân biệt, kỳ thị là rào cản lớn nhất trên con đường hòa nhập cộng đồng đối với người nghiện ma túy.
    Các bệnh nhân tham gia chương trình Methadone, đều có một mục đích duy nhất là sẽ hòa nhập với cuộc sống và trở thành người có ích trong xã hội. Được vận hành dựa trên nguyên tắc điều trị tại cộng đồng, dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ, để điều trị cho bệnh nhân nghiện bằng phương pháp Methadone không cần đầu tư nhiều chi phí cho xây dựng và mở rộng cơ sở, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý. Theo bác sĩ Võ Văn Thắng, kế hoạch đến cuối năm 2014 sẽ nâng số lượng điều trị Methadone lên khoảng 100 bệnh nhân để những người còn nghiện ma túy trong cộng đồng được tiếp cận với chương trình điều trị.
    Điều trị methadone có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tiết kiệm được khoản tiền từ người sử dụng ma túy hàng ngày, việc điều trị bằng methadone còn mang lại các lợi ích khác như: Giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giảm tình trạng tiêm chích ma túy, giảm lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu như viêm gan B, C, giảm tử vong do sử dụng heroin quá liều. Để có được hiệu quả bền vững trong việc điều trị thay thế bằng methadone thì ngoài việc nỗ lực của các ngành chức năng thì điều quan trọng nhất là ý thức của từng bệnh nhân và cần có sự quan tâm, trách nhiệm của cả cộng đồng, sự động viên, hỗ trợ của gia đình người bệnh, góp phần ổn định kinh tế và đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn
    CAND Portal

    http://www.baomoi.com/An-Giang-Hieu-qua-tu-viec-nhan-rong-chuong-trinh-Methadone

  21. #59
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chương trình điều trị methadone còn thấp so với yêu cầu

    05/6/2014 11:27
    Hiện nay, độ bao phủ của chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone còn thấp hơn so với yêu cầu, nhất là tại các tỉnh, thành phố trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS

    Sáng 5/6, ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên thường trực Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy đã cho biết như vậy tại hội nghị "Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone" do Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội.

    Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Khắc Định cho hay, mục tiêu điều trị methadone cho 80.000 người nghiện ma túy đến năm 2015 là một mục tiêu rất quan trọng và cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy và Bộ Y tế. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có hơn 17.500 bệnh nhân được điều trị tại 92 cơ sở; trong đó có 17 cơ sở điều trị xã hội hóa tại Hải Phòng, Nam Định và Lào Cai.

    Trước thách thức trên, tại hội nghị các đại biểu sẽ tập trung bàn về những điểm còn tồn tại, khó khăn cũng như cách tháo gỡ các vướng mắc và các giải pháp để đạt được mục tiêu điều trị cho 80.000 người nghiện ma túy vào cuối năm 2015.

    Cũng tại hội nghị, Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy đề nghị Bộ Y tế và 20 địa phương có đại biểu tham dự hội nghị thống nhất được chỉ tiêu cũng như số lượng cụ thể cơ sở điều trị và số bệnh nhân được điều trị bằng methadone đến hết năm 2014 và năm 2015 của từng địa phương, trong đó chú trọng phát triển các cơ sở xã hội hóa.

    Phát biểu tổng kết hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế
    Nguyễn Thanh Long khẳng định, để tiếp tục tăng cường triển khai mở rộng chương trình trong thời gian tới, Bộ Y tế đề nghị ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương tăng cường đầu tư (nhân lực, vật lực) để triển khai, duy trì và mở rộng chương trình; đẩy nhanh tiến độ mở mới các cơ sở điều trị trong năm 2014, 2015.

    Bên cạnh đó, các đơn vị trên cần tăng tiếp nhận người bệnh tại các cơ sở đã và đang triển khai; chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên tại địa phương bố trí nguồn nhân lực cho các cơ sở điều trị; chi trả phụ cấp ưu đãi nghề cho các cán bộ làm việc tại các cơ sở điều trị theo quy định...

    Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone được triển khai thí điểm thành công từ tháng 4/2008 tại Hải Phòng và Thành phố
    Hồ Chí Minh và đến nay đã được nhân rộng ra 32 tỉnh, thành phố.

    Theo thống kê của Bộ Y tế, sau 24 tháng điều trị methadone, chỉ còn khoảng 15% bệnh nhân tiếp tục tiêm chích heroin nhưng tần suất giảm hơn so với trước điều trị, chất lượng cuộc sống của người được điều trị bằng methadone được cải thiện. Đặc biệt, sau điều trị, tỷ lệ người có việc làm tăng, tỷ lệ vi phạm pháp luật giảm rõ rệt, góp phần làm giảm sự lây truyền HIV, giúp người nghiện ma túy sớm hòa nhập cộng đồng.../.




  22. #60
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Độ bao phủ điều trị Methadone còn thấp so với yêu cầu

    Thứ năm 05/06/2014 15:00
    Hiện nay, độ bao phủ của chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone còn thấp hơn so với yêu cầu, nhất là tại các tỉnh, thành phố trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS.

    Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định phát biểu tại hội nghị. Ảnh Thùy Chi
    Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định - Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã cho biết như trên tại Hội nghị "Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone” do Bộ Y tế tổ chức, ngày 05/6.Theo Phó Chủ nhiệm Nguyễn Khắc Định, mục tiêu điều trị Methadone cho 80.000 người nghiện ma túy đến năm 2015 là một mục tiêu rất quan trọng. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy và Bộ Y tế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên hiện nay mới chỉ có 17.521 bệnh nhân được điều trị Methadone, độ bao phủ của chương trình điều trị còn thấp tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An…Trước thách thức trên, Hội nghị "Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone” tập trung bàn về những điểm còn tồn tại, khó khăn cũng như cách tháo gỡ các vướng mắc và các giải pháp để đạt được mục tiêu điều trị cho 80.000 người nghiện ma túy vào cuối năm 2015.Phó Chủ nhiệm Nguyễn Khắc Định đề nghị Bộ Y tế và 20 địa phương thống nhất chỉ tiêu, cũng như số lượng cụ thể cơ sở điều trị và số bệnh nhân được điều trị bằng Methadone đến hết năm 2014 và năm 2015 của từng địa phương, trong đó chú trọng phát triển các cơ sở xã hội hóa.Bên cạnh đó, các địa phương cần tạo điều kiện cho những người nghiện muốn được điều trị Methadone. Đồng thời, chấn chỉnh các biểu hiện sai trái của một số bệnh nhân khi tham gia điều trị Methadone nhưng chỉ ngậm, không nuốt để mang bán cho người khác…
    Hội nghị "Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone”. Ảnh Thùy Chi
    Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, để tiếp tục triển khai mở rộng chương trình điều trị Methadone trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân các địa phương cần khẩn trương tăng cường đầu tư nhân lực và vật lực để triển khai, duy trì, mở rộng độ bao phủ chương trình nhằm đẩy nhanh tiến độ mở mới các cơ sở điều trị trong năm 2014, 2015; chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên ngành tại địa phương bố trí nguồn nhân lực cho các cơ sở điều trị; chi trả phụ cấp ưu đãi nghề cho các cán bộ làm việc tại các cơ sở điều trị theo quy định...Ngoài ra, các đơn vị đã và đang triển khai điều trị Methadone cần giảm bớt các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận người điều trị, tạo cơ hội và điều kiện cho người nghiện muốn điều trị Methadone để tăng số người bệnh được điều trị tại các cơ sở.
    Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được triển khai thí điểm thành công từ tháng 4/2008 tại Hải Phòng và TP HCM. Đến nay, chương trình đã được nhân rộng ra 32 tỉnh, thành phố với 17.521 bệnh nhân được điều trị tại 92 cơ sở, trong đó có 17 cơ sở điều trị xã hội hóa tại 3 tỉnh, thành phố tại Hải Phòng, Nam Định và Lào Cai.

Trang 3 của 17 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Những nguy cơ nào thật sự mang đến nguy cơ lây nhiễm cho tôi.
    Bởi khonggiamnua trong diễn đàn Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
    Trả lời: 32
    Bài viết cuối: 14-08-2013, 10:31
  2. Triệu chứng của mình nguy cơ nhiễm HIV cao ko?
    Bởi hoanglong92 trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 05:13
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-07-2013, 14:11

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •