Trang 4 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 2345614 ... CuốiCuối
Kết quả 61 đến 80 của 324

Chủ đề: Chương trình Methadone: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

  1. #61
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Mới có 14% người nghiện ma túy được điều trị methadone

    Thứ sáu, 2014-06-06 04:21:06 - Nguồn: Internet
    Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị "Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone” do Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức sáng 5-6, tại Hà Nội.
    Ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên thường trực Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm cho biết, Chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone ở nước ta được triển khai từ tháng 4-2008. Đến nay, mô hình đã nhân rộng ra 32 tỉnh, thành phố, song độ bao phủ cũng như số người được điều trị còn rất thấp so với nhu cầu thực tế và mục tiêu đặt ra.

    Một cơ sở điều trị methadone ở Hà Nội
    Cụ thể, Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm đặt mục tiêu đến năm 2015 cả nước sẽ có khoảng 80.000 người nghiện ma túy được điều trị bằng methadone. Tuy nhiên đến nay đã là giữa năm 2014 nhưng mới chỉ có hơn 17.500 bệnh nhân được điều trị bằng dạng thuốc này, đạt gần 22% mục tiêu đề ra và chỉ chiếm khoảng 14% tổng số người nghiện ma túy trên cả nước. Đáng chú ý, rất nhiều tỉnh, thành phố trọng điểm, có số người nghiện ma túy nhiều nhưng đến nay vẫn chưa triển khai hoặc triển khai nhưng độ bao phủ rất thấp. Ông Nguyễn Hùng Long, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y tế thẳng thắn chỉ ra những tỉnh có số người nghiện chích ma túy cao nhưng chưa xây dựng kế hoạch triển khai điều trị ma túy bằng methadone gồm: Vĩnh Phúc, Bình Dương, Lâm Đồng, Tây Ninh. Ngay cả các địa phương trọng điểm như Hà Nội, độ bao phủ của chương trình này hiện nay mới chỉ đạt 8,2%; tại TP Hồ Chí Minh là 11,3%, Nghệ An là 3,6%…Hiện tại, Hà Nội có 6 cơ sở điều trị methadone tại các quận: Từ Liêm, Đống Đa, Long Biên, Hai Bà Trưng, Sơn Tây, Hà Đông, với hơn 1.500 bệnh nhân tham gia. Trong thời gian tới, thành phố có kế hoạch cấp phép thêm 3 cơ sở điều trị mới tại Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương – Bệnh viện Bạch Mai, Viện Tâm thần Trung ương 1 và Đại học Y Hà Nội. Đồng thời mở mới 4 cơ sở điều trị methadone, đặt tại những nơi có tỷ lệ lây nhiễm HIV qua tiêm chích cao, mỗi điểm dự kiến điều trị cho khoảng 250 bệnh nhân.Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương cần khẩn trương tăng cường đầu tư nhân lực, vật lực để triển khai, duy trì và mở rộng chương trình điều trị cai nghiện ma túy bằng methadone, nhất là đẩy nhanh tiến độ mở mới các cơ sở điều trị trong năm 2014, 2015. Với các cơ sở đang triển khai phải tăng khả năng tiếp nhận người bệnh. Theo thống kê của Bộ Y tế, sau 24 tháng điều trị methadone, chỉ còn khoảng 15% bệnh nhân tiếp tục tiêm chích heroin nhưng tần suất giảm hơn so với trước khi điều trị, chất lượng cuộc sống của người được điều trị bằng methadone được cải thiện. Tỷ lệ người có việc làm sau điều trị cũng tăng cao, tỷ lệ vi phạm pháp luật giảm rõ rệt.

  2. #62
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị Methadone - Sự lựa chọn đúng đắn (06/06/2014)
    Chương trình điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone ở Việt Nam được triển khai 6 năm. Kể từ khi thí điểm thành công tại TP. Hải Phòng và TP.HCM tháng 4-2008, đến nay chương trình đã được nhân rộng ra 32 tỉnh, thành phố (TP) với hơn 17.500 bệnh nhân được điều trị tại 92 cơ sở, trong đó có 17 cơ sở điều trị xã hội hóa tại 3 tỉnh, TP là Hải Phòng, Nam Định và Lào Cai. Tuy nhiên, độ bao phủ của chương trình đến nay còn thấp so với yêu cầu, nhất là tại các tỉnh, TP trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS.
    Trên đây là đánh giá sơ bộ của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định tại Hội nghị Điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone do Bộ Y tế tổ chức hôm qua (5-6), với sự tham dự của 20 tỉnh, TP trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, sau 24 tháng điều trị bằng Methadone, chỉ còn khoảng 15% người nghiện còn tiếp tục tiêm chích heroin nhưng với tần suất giảm hơn so với trước. Chất lượng cuộc sống được cải thiện, nhân cách thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ lệ người nghiện có việc làm tăng, tỷ lệ vi phạm pháp luật giảm rõ rệt…


    Tại hội nghị, các báo cáo, tham luận chỉ ra một thực tế rằng: Ở đâu các cấp ủy, chính quyền cũng như cộng đồng xã hội tích cực vào cuộc thì ở đó chương trình được triển khai tốt. Đơn cử như ở TP. Hải Phòng, một trong những trọng điểm về ma túy, HIV/AIDS. Trong những năm đầu của chương trình, TP chỉ có 3 cơ sở, điều trị cho 750 người bệnh. Những năm tiếp theo, TP tiếp tục duy trì và mở thêm 7 cơ sở nữa, nâng mức hỗ trợ kinh phí tăng dần đến mức 8 tỷ đồng/năm (2014), bằng 65% nhu cầu kinh phí vận hành điều trị cho hơn 3.200 bệnh nhân. Để có được sự quan tâm lớn của các cấp, các ngành như vậy, đại diện địa phương này cho biết đã vận dụng đủ các cơ chế chính sách, kể cả làm các tờ trình lên Phó Thủ tướng, Chủ tịch UBQG Phòng chống ma túy Nguyễn Xuân Phúc. Kết quả, sau khi được Phó Thủ tướng chấp thuận, HĐND TP. Hải Phòng quyết định cho phép thu 10.000đ/ngày/người bệnh, cao hơn mức đề nghị 9.000đ/ngày/người. Sáng tạo hơn nữa như ở tỉnh Nam Định, chương trình còn được triển khai tại một số cơ sở y tế tư nhân và thu được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lưu ý, kinh nghiệm các nước cho thấy: Chúng ta không nên quá kỳ vọng vào giải pháp xã hội hóa trong vấn đề này, mà cần chủ động nguồn chi từ ngân sách mới thành công.


    Kết quả triển khai chương trình của Hà Hội còn quá khiêm tốn, mới lập được 6 cơ sở thí điểm cho hơn 1.500 người nghiện ma túy và đại diện UBND TP. Hà Nội không tỏ ra tự tin trước kế hoạch được giao phải đạt mức bao phủ 40% số người nghiện thuốc phiện được điều trị Methadone vào năm 2015. Trần tình về thực trạng này, đại diện của Hà Nội cho biết: Là do chưa có nguồn nhân lực riêng cho điều trị Methadone mà chủ yếu nhân lực được trưng dụng từ ngành y tế, chưa có hướng dẫn chi đặc thù cũng như chưa có kế hoạch nguồn kinh phí cho chương trình này. Ngoài ra, đại diện của Hà Nội kiến nghị các cấp cần có khung giá các dịch vụ điều trị Methadone… Tuy nhiên, Thứ trưởng Long cho rằng, những băn khoăn của Hà Nội đặt ra là rất đáng quan tâm, nhưng Hà Nội cũng cần đặt câu hỏi: Tại sao trong cùng một bối cảnh hiện hành, Lai Châu, Hải Phòng và một số nơi khác lại làm tốt?


    Cũng tại đây, trước một số kiến nghị của các địa phương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định khẳng định, tới đây sẽ tham mưu cho Chính phủ giao Bộ Y tế và Bộ Tài chính soạn thảo đề án đảm bảo chủ động nguồn cung thuốc Methadone, thay vì "ăn đong” từ các nguồn hỗ trợ bên ngoài như hiện nay. Trước mắt, theo Thứ trưởng Long, Bộ Y tế đã lo đủ cơ số thuốc cho 30.000 người nghiện từ các nguồn hỗ trợ quốc tế, dư thừa cho nhu cầu của một vài năm tới.


    Chưa bao giờ Chính phủ lại ban hành một nghị định riêng cho một bệnh như Nghị định 96/NĐ-CP về việc Điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt cũng như những nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy, HIV/AIDS. Lợi ích của chương trình đã được thực tế chứng minh không chỉ đem lại sức khỏe cũng như cuộc sống thường ngày an lành hơn cho người nghiện ma túy, mà còn đem lại cho xã hội một nền an ninh, an toàn trật tự tốt hơn rất nhiều so với trước. Thứ trưởng Long đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tích cực vào cuộc hơn nữa để đẩy nhanh hơn tiến độ triển khai chương trình. "Nếu tỉnh nào chưa có kế hoạch thì cần triển khai gấp. Hãy giảm bớt những thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết để tạo mọi điều kiện cho nhiều người nghiện tham gia”, Thứ trưởng nhấn mạnh.


    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 06-06-2014 lúc 12:31.

  3. #63
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhiều người nghiện ma túy chưa được điều trị
    Thứ Sáu, 06/06/2014 13:14
    (PL&XH) -Mặc dù mục tiêu đến năm 2015 đặt ra sẽ điều trị cho 80.000 người nghiện ma túy, nhưng đến nay vẫn có rất ít người nghiện ma túy được sử dụng methadone thay thế.

    Độ bao phủ của chương trình còn thấp so với yêu cầu, nhất là các tỉnh, TP trọng điểm.

    Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methdone diễn ra ngày 5-6.

    Theo TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, đến nay đã có hơn 17.500 người tham gia điều trị methadone (đạt gần 22% mục tiêu). Nếu muốn đạt mục tiêu 80.000 bệnh nhân được điều trị, các tỉnh, thành cần đưa thêm 62.500 bệnh nhân vào chương trình điều trị (gấp 5 lần số bệnh nhân hiện nay). Ngay cả khi đạt con số 80.000 người nghiện ma túy được điều trị bằng methadone thì cũng mới chỉ chiếm khoảng 14% tổng số người nghiện chất ma túy.

    Thời gian qua, mặc dù Bộ Y tế đã nỗ lực đôn đốc, khuyến khích các tỉnh mở rộng và huy động nguồn tài trợ cho chương trình, nhưng tốc độ bao phủ vẫn tăng rất chậm. Hiện nay mới chỉ có 42/63 tỉnh, thành có kế hoạch triển khai điều trị cai nghiện bằng các thuốc methadone. Nhiều tỉnh có số người nghiện chích ma túy cao nhưng chưa xây dựng kế hoạch triển khai như: Vĩnh Phúc, Bình Dương, Lâm Đồng, Tây Ninh… Trong số các tỉnh đã có kế hoạch phê duyệt, mục tiêu bao phủ điều trị đặt ra còn rất thấp so với nhu cầu điều trị, đặc biệt tại các tỉnh, TP trọng điểm. Tạ Hà Nội, độ bao phủ hiện nay mới chỉ đạt 8,2%; TP HCM tỉ lệ này là 11,3% và Nghệ An có 3,6% người nghiện được điều trị bằng methadone, TS Long cho biết.

    Chia sẻ về những nguyên nhân dẫn đến độ bao phủ methadone đến người nghiện ma túy trên địa bàn còn thấp, ông Nguyễn Công Huấn, GĐ Sở Y tế Lai Châu cho biết, người nghiện ma túy rất nghèo và ở những địa bàn xa trung tâm. Có xã xa trung tâm đến 80km, rất nhiều xã xa trung tâm đến 30km. Hiện trên địa bàn tỉnh có 260 bệnh nhân đang điều trị. Năm 2014, triển khai thêm 3 cơ sở điều trị, 9 cơ sở cấp phát thuốc tại xã xa trung tâm.

    Theo kế hoạch, năm 2015 thêm 3 cơ sở điều trị, 10 cơ sở phát thuốc tại xã. Mặc dù tỉnh đã được cấp số tiền lên đến 11 tỷ đồng (năm 2014) nhưng việc triển khai còn khó khăn vì bệnh nhân xa trên 10km khó theo điều trị, việc vận động khó khăn trong khi Lai Châu là tỉnh trọng điểm về ma túy, nằm trong top 10 của cả nước về số người nghiện ma túy trong cộng đồng. Kinh nghiệm xã hội hóa tại Hải Phòng cho thấy, có sự gia tăng trong nhóm mại dâm. Việc phải trả tiền có thể khiến số người bỏ điều trị gia tăng dù tỉ lệ tử vong do điều trị không có. Lý do là người bệnh đang trả tiền theo kiểu ăn đong, họ đi làm thì có tiền trả, không thì không có.

    Tại Hà Nội đến nay có hơn 1.500 bệnh nhân được điều trị tại 6 cơ sở điều trị methadone tại Từ Liêm, Đống Đa, Long Biên, Hai Bà Trưng, Sơn Tây, Hà Đông. Kế hoạch thời gian tới sẽ cấp phép 3 cơ sở mới tại Viện Sức khỏe tâm thần Trung ương, BV Bạch Mai; Viện Tâm thần Trung ương 1 và ĐH Y Hà Nội. Nhưng khó khăn hiện nay chưa có khung giá dịch vụ đối với điều trị bằng methadone.

    Ông Nguyễn Khắc Định, Ủy viên thường trực Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy đánh giá, chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone ở Việt Nam triển khai thời gian qua đã cho thấy những thành công. Từ 2 TP Hà Nội và TP HCM đến nay đã được nhân rộng tại 32 tỉnh, TP với 92 cơ sở, trong đó có 17 cơ sở điều trị xã hội hóa. Sau 24 tháng điều trị methadone, chỉ còn khoảng 15% bệnh nhân tiếp tục tiêm chích heroin, nhưng với tần suất giảm hơn so với trước điều trị.
    Vân Hà
    http://phapluatxahoi.vn/201406060933...c-dieu-tri.htm

  4. #64
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hiệu quả từ việc nhân rộng chương trình Methadone ở An Giang

    10:12:00 08/06/2014, cập nhật cách đây 2 giờ
    Thị xã Tân Châu là một trong ba địa phương thí điểm xây dựng cơ sở điều trị Methadone, theo Đề án điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của UBND tỉnh An Giang.
    Phương pháp này đã phát huy hiệu quả rõ rệt, giúp cho sức khỏe người bệnh hồi phục tốt và tiết kiệm chi phí. Trung bình một người nghiện chỉ tiêu tốn một liều Methadone có giá 15.000 đồng/ngày (hiện nay đang được điều trị miễn phí), thay cho người nghiện phải chi 300.000 - 600.000 đồng/ngày tiền mua ma túy.
    Bác sĩ Võ Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thị xã Tân Châu thông tin, trước khi triển khai Methadone tại Tân Châu, đã mời các ngành, các cấp từ xã đến thị xã để nói về ý nghĩa của việc sử dụng và lợi ích của Methadone, mà mục đích là mang tính chất nhân đạo và từ thiện để cho những người nghiện trở về cuộc sống bình thường. Chủ trương này được người dân và các cấp, các ngành đồng tình, ủng hộ. Từ ngày 23/4 đến nay, cơ sở đã điều trị thường xuyên cho 46 bệnh nhân trong tổng số trên 200 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tại địa phương.
    Anh Phạm Văn Tèo, bệnh nhân đang điều trị Methadone cho hay: “Uống Methadone em thấy hiệu quả rất tốt, ngày đầu tiên em uống thì thấy không bị hỏa nữa, mà chỉ có cảm giác buồn ngủ thôi. Mấy ngày đầu thì cũng còn thèm thuốc nhưng mình kiềm chế không chơi nữa. Em thấy chương trình này rất ý nghĩa nên những người nghiện ma túy như em mong muốn chương trình cần nhân rộng ra nhiều địa phương cho những người nghiện như em được sử dụng Methadone để dần dần từ bỏ ma túy, giúp kinh tế gia đình sau này không bị eo hẹp và mình cũng có thể đi lao động được”.

    Bệnh nhân đang đến cơ sở uống Methadone.
    Các bệnh nhân tham gia chương trình Methadone, đều có một mục đích duy nhất là sẽ hòa nhập với cuộc sống và trở thành người có ích trong xã hội. Được vận hành dựa trên nguyên tắc điều trị tại cộng đồng, dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ, để điều trị cho bệnh nhân nghiện bằng phương pháp Methadone không cần đầu tư nhiều chi phí cho xây dựng và mở rộng cơ sở, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý. Theo bác sĩ Võ Văn Thắng, kế hoạch đến cuối năm 2014 sẽ nâng số lượng điều trị Methadone lên khoảng 100 bệnh nhân để những người còn nghiện ma túy trong cộng đồng được tiếp cận với chương trình điều trị.
    Điều trị Methadone có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tiết kiệm được khoản tiền từ người sử dụng ma tuý hằng ngày, việc điều trị bằng Methadone còn mang lại các lợi ích khác như: Giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giảm tình trạng tiêm chích ma túy, giảm lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu như viêm gan B, C, giảm tử vong do sử dụng heroin quá liều. Để có được hiệu quả bền vững trong việc điều trị thay thế bằng Methadone thì ngoài việc nỗ lực của các ngành chức năng thì điều quan trọng nhất là ý thức của từng bệnh nhân và cần có sự quan tâm, trách nhiệm của cả cộng đồng, sự động viên, hỗ trợ của gia đình người bệnh, góp phần ổn định kinh tế và đảm bảo tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn
    Quỳnh Mai

  5. #65
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thứ 2 ngày 09/06/2014
    Chương trình điều trị Methadone tại TP Thanh Hóa
    (THO) - Theo số liệu thống kê của các trạm y tế trên địa bàn TP Thanh Hóa, đến cuối năm 2013 có 36/37 phường, xã có người nghiện ma túy với khoảng 1.900 người tiêm chích ma túy, trong đó có khoảng 1.200 người có hồ sơ quản lý.


    Với mục tiêu làm giảm sự lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường máu trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện, từ họ ra cộng đồng; hỗ trợ bệnh nhân nghiện các dạng thuốc phiện tái hòa nhập cộng đồng, tháng 9-2012, cơ sở điều trị Methadonne (Trung tâm Y tế (TTYT) TP Thanh Hóa) được thành lập (nằm trong Dự án “Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ 2013-2015 và đến 2020” do UBND tỉnh phê duyệt).
    Bác sĩ CKII Lê Việt Hùng, Giám đốc TTYT TP Thanh Hóa, cho biết: Chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đã đem lại những kết quả khả quan, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và gia đình bệnh nhân. Methadone là loại thuốc điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định (thường là trong khoảng 24 giờ) nên phải được uống đều đặn hàng ngày. Việc quản lý thuốc Methadone được thực hiện hết sức chặt chẽ, các bệnh nhân phải đến cơ sở điều trị để uống thuốc dưới sự giám sát của cán bộ chuyên môn. Sau khi uống thuốc, bệnh nhân còn được khám sức khỏe, tư vấn để điều chỉnh các hành vi có hại cho sức khỏe.
    Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, cơ sở điều trị Methadone tại TTYT thành phố đã tiếp nhận và điều trị thường xuyên cho gần 455 bệnh nhân. Trong tháng 1-2014, TTYT thành phố đã đưa vào hoạt động cơ sở cấp phát thuốc Methadone tại phường Quảng Hưng và từ tháng 4-2014 cơ sở cấp phát thuốc Methadone thứ 2 tại Trạm Y tế phường Phú Sơn cũng đã chính thức hoạt động. Cả 2 cơ sở cấp phát thuốc hiện đang điều trị cho gần 120 bệnh nhân, góp phần giảm tải cho các cơ sở điều trị Methadone của thành phố.
    Trước khi đến điều trị, đã có không ít bệnh nhân bị suy sụp từ thể chất đến tinh thần, nhưng chỉ hơn 1 tháng dùng Methadone, người nghiện đã được cải thiện sức khỏe, cuộc sống gia đình dần ổn định. Ngoài chức năng điều trị cho người nghiện, cơ sở còn làm tốt công tác tuyên truyền về chương trình điều trị Methadone đến các đối tượng nghiện, người thân của họ để tạo sự đồng thuận cả về tư tưởng và hành động.
    Anh Nguyễn Văn Đức, 32 tuổi (phường Đông Hương) bệnh nhân đang điều trị Methadone cho hay: “Uống Methadone tôi thấy hiệu quả rất tốt, ngày đầu tiên uống thì thấy không bị hỏa nữa, mà chỉ có cảm giác buồn ngủ. Tôi thấy chương trình này rất ý nghĩa nên những người nghiện ma túy như tôi mong muốn chương trình được nhân rộng ra nhiều địa phương để những người không may mắc nghiện như tôi được sử dụng Methadone để dần dần từ bỏ ma túy”.
    Các bệnh nhân tham gia chương trình Methadone đều có một mục đích duy nhất là sẽ quyết tâm điều trị để nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống cộng đồng và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Điều trị Methadone có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tiết kiệm được khoản tiền từ người sử dụng ma túy hàng ngày, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như: Giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giảm tình trạng tiêm chích ma túy, giảm lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu như viêm gan B, C, giảm tử vong do sử dụng heroin quá liều.

  6. #66
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hà Nội sẽ mở thêm nhiều điểm điều trị Methadone

    Thứ hai 09/06/2014 16:00
    Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Văn Dung, để góp phần đạt được mục tiêu điều trị Methadone cho 80.000 người nghiện ma túy đến năm 2015 trên toàn quốc, Hà Nội sẽ mở mới 4 cơ sở điều trị Methadone và cấp phép cho 3 cơ sở điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương (BV Bạch Mai); Viện Tâm thần TƯ 1 và Đại học Y Hà Nội.

    Điều trị methdone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh minh họa
    Đối với 4 cơ sở điều trị mở mới, mỗi cơ sở sẽ điều trị cho khoảng 250 bệnh nhân. TP Hà Nội sẽ tập trung khảo sát, chọn địa điểm đáp ứng với các tiêu chí: Là quận/huyện có tình hình lây nhiễm HIV qua tiêm chích ma túy cao; UBND quận/huyện cam kết ủng hộ và triển khai chương trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone trên địa bàn; cơ sở bố trí xa trường học, gần bệnh viện để kịp thời chuyển bệnh nhân cấp cứu khi có các tai biến trong điều trị; có sự kết nối tốt với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS khác như tiếp cận cộng đồng, tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV (VCT), các phòng khám ngoại trú (OPC)…Với 3 cơ sở điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần TƯ (BV Bạch Mai); Viện Tâm thần TƯ 1 và Đại học Y Hà Nội, các đơn vị này sẽ xây dựng cơ chế phối hợp với 3 cơ sở điều trị Methadone để đảm bảo công tác điều trị cho các bệnh nhân đạt hiệu quả cao.Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì 6 cơ sở điều trị Methadone. Mỗi cơ sở điều trị điều trị tối đa 300 bệnh nhân. Các cơ sở đã tuyển đủ cán bộ biên chế, đảm bảo trình độ chuyên môn trong công tác điều trị, cung ứng đủ thuốc, vật tư tiêu hao cho cơ sở điều trị.Hiện nay, dù là một trong những tỉnh, thành trọng điểm về HIV/AIDS, nhưng độ bao phủ điều trị cai nghiện bằng methadone tại Hà Nội được đánh giá là rất thấp so với nhu cầu.Ông Nguyễn Văn Dung cho biết, tính đến ngày 15/5, 6 điểm điều trị Methadone tại Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Từ Liêm, Hà Đông và Sơn Tây đang duy trì điều trịu cho 1.541 bệnh nhân. Tình hình cấp phát thuốc được được thực hiện theo đúng quy trình do Bộ Y tế ban hành. Việc tiếp nhận, bảo quản và cấp phát thuốc hiện không xảy ra vấn đề thất thoát Methadone.Sau hơn 3 năm triển khai chương trình điều trị Methadone, nhiều bệnh nhân được điều trị đã thay đổi hành vi, nhận thức, tăng thể trạng sức khỏe, giảm lây nhiễm HIV, nhiều người đã tìm được việc làm, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, theo ông Dung, Methadone chỉ thay thế cho nghiện các chất dạng thuốc phiện, không thể điều trị cho nghiện các chất ma túy tổng hợp như ma túy đá. Vì vậy, một số bệnh nhân mặc dù đã được điều trị ổn định bằng Methadone nhưng vẫn tiếp tục sử dụng ma túy tổng hợp, làm ảnh hưởng đến tuân thủ và hiệu quả của chương trình điều trị Methadone.
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 10-06-2014 lúc 08:56.

  7. #67
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tiếp tục mở rộng điều trị nghiện ma túy bằng methadone

    Thứ tư, 2014-06-11 08:12:06 - Nguồn: AnNinhThuDo.vn
    ANTĐ - Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị “Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone” do Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức sáng 5-6, tại Hà Nội.

    Theo báo cáo của Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone được triển khai thí điểm từ năm 2008, đến nay đã nhân rộng ra 32 tỉnh, thành phố song độ bao phủ còn rất thấp. Cụ thể, mục tiêu đặt ra là đến năm 2015 cả nước có khoảng 80.000 người nghiện ma túy được điều trị bằng methadone nhưng đến nay mới chỉ có hơn 17.500 bệnh nhân được điều trị bằng dạng thuốc này, đạt gần 22% mục tiêu và chỉ chiếm khoảng 14% tổng số người nghiện ma túy trên cả nước. Tiến Hưng
    http://www.tin247.com/tiep_tuc_mo_ro...-22959995.html

  8. #68
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sẽ nhập thêm 21.000 lít methadone điều trị cho bệnh nhân nghiện

    Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), dự kiến đến cuối tháng Chín sẽ nhập thêm 21.000 lít methadone.

    Thuốc methadone sử dụng cho bệnh nhân tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện hiện nay tại Việt Nam do Bộ Y tế làm đầu mối nhập khẩu đều do Chương trình Kế hoạch Cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) tại Việt Nam và Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS tài trợ.

    (Ảnh minh họa: Dương Ngọc/TTXVN)
    Tính đến tháng Tư, Việt Nam đã nhập khẩu 14 đợt với tổng số 183.228 lít thuốc methadone. Trong đó, chương trình PEPFAR hỗ trợ 143.240 lít, Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS hỗ trợ 39.988 lít thuốc.

    Trong đó, số thuốc đã sử dụng điều trị cho bệnh nhân là 123.475 lít, còn lại 59.727 lít thuốc methadone đang được bảo quản, lưu giữ tại tổng kho của Công ty Dược phẩm trung ương I (CPC1).

    Cục Phòng chống HIV/AIDS khẳng định Bộ Y tế đã có quyết định phê duyệt danh sách 5 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia sản xuất thuốc methadone phục vụ công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế giai đoạn 2010-2015.

    Đây là hoạt động tích cực nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc tuyển chọn các công ty sản xuất thuốc trong nước tham gia vào công tác đảm bảo cung ứng đủ nguồn thuốc methadone cho việc duy trì và mở rộng điều trị bằng methadone.

    Hiện tại, đã có một công ty dược của Việt Nam là Công ty Vidaphar sản xuất thành công methadone.

    Cục Quản lý Dược đã cấp số đăng ký để công ty này sản xuất. Dự án Phòng chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam (HAARP) đã mua 2.400 lít thuốc methadone do Công ty Vidaphar sản xuất để điều trị cho bệnh nhân vào quý II năm 2014.

    Giá thuốc methadone Việt Nam sản xuất là 700.000 đồng/lít. Các chương trình, dự án và các địa phương có đủ căn cứ pháp lý để tổ chức đầu thầu mua thuốc methadone sản xuất trong nước theo quy định của Luật Dược và Luật Đấu thầu.

    Thời gian tới, để hoạt động điều trị mehtadone đạt hiệu quả, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long đề xuất ngân sách Nhà nước phải là nguồn tài chính chủ yếu để triển khai điều trị liệu pháp duy trì bằng methadone.

    Cần phải tăng kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS hoặc xây dựng thành một Đề án riêng về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone để đảm bảo đủ ngân sách duy trì và kéo dài trong những năm tiếp theo.

    Kinh phí của Trung ương tối thiểu phải đảm bảo nguồn cung ứng thuốc điều trị cho các tỉnh không có hoặc hạn chế các nguồn thu (ưu tiên các tỉnh miền núi) và đào tạo nhân lực.

    Bên cạnh đó, Việt Nam hoàn thiện cơ chế chính sách để thực hiện xã hội hóa công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone.

    Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan ban hành khung giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ khám, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

    Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác xã hội hóa điều trị tại địa phương theo các quy định hiện hành; cho phép thu phí một phần (10.000-15.000 đồng/người/ngày) để bù đắp một phần chi phí thường xuyên và trả lương cho cán bộ hợp đồng.../.
    THU PHƯƠNG (TTXVN/VIETNAM+)

  9. #69
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tăng cường xã hội hóa công tác cai nghiện bằng phương pháp Methadone
    QĐND - Thứ sáu, 13/06/2014 | 14:2 GMT+7
    QĐND Online - Sáng 13-6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014 và thời gian tới của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
    Trình bày Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về quy mô, tính chất và mức độ nghiêm trọng. Hoạt động điều chế ma túy tổng hợp dạng “đá” vẫn diễn ra phức tạp. Cả nước hiện có trên 180.000 người nghiện ma túy. Về tình hình dịch HIV/AIDS, trung bình mỗi tháng cả nước phát hiện thêm khoảng 800 người nhiễm HIV mới. Số trường hợp mới phát hiện và số tử vong do HIV/AIDS giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cả nước có 22 tỉnh số người nhiễm HIV mới được phát hiện, tăng so với cùng kỳ năm ngoái, phần lớn là các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía bắc. Tình hình tệ nạn mại dâm có diễn biến phức tạp, có nơi gia tăng hoạt động trá hình nên rất khó đấu tranh, phát hiện, xử lý. Ước tính cả nước có gần 26.000 người bán dâm, tập trung nhiều ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
    Quang cảnh hội nghị.
    Nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2014 là phải tiếp tục rà soát, kiểm điểm, khắc phục tồn tại, yếu kém, đổi mới cách làm, tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý địa bàn, đề ra giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm ngăn chặn có hiệu quả tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm và dịch HIV/AIDS. “Sắp tới chúng tôi trình Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường công tác điều trị Methadone vì hiện nay có 21 tỉnh chưa triển khai. Qua kiểm tra chúng tôi thấy có thể do kinh phí, cơ sở vật chất nhưng Chương trình Mục tiêu Quốc gia sẽ sẵn sàng hỗ trợ. Về điều trị ARV thì kiện toàn tổ chức cơ sở điều trị theo hướng ***g ghép với hệ thống y tế và chuyển dần điều trị ARV dựa vào nguồn quốc tế sang chi trả qua quỹ bảo hiểm y tế, ngân sách nhà nước. Nên có xã hội hóa, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp ngoài vấn đề đưa vào bảo hiểm y tế chi trả”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói.
    Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, hiện nay, chương trình điều trị Methadone đã điều trị cho 17.000 người nghiện ở tại 29 tỉnh, thành phố. Đây là một thành tích đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn khá xa so với mục tiêu 80.000 người nghiện được điều trị bằng Methadone vào năm 2015 của Chính phủ. Đặc biệt, năm 2015 cũng là thời điểm các nguồn tài trợ (là kinh phí hoạt động hiện tại của chương trình) sẽ bị cắt, đồng nghĩa với việc chương trình có thể bị ngừng lại. Điều trị nghiện heroin bằng Methadone là điều trị duy trì, đòi hỏi được áp dụng thường xuyên và lâu dài, do đó hàng nghìn người nghiện sẽ đứng trước nguy cơ tái nghiện khi bị dừng điều trị do thiếu kinh phí. Bởi vậy chúng ta phải tăng cường nguồn tài chính và đơn giản hóa thủ tục, đồng thời phải có hướng dẫn cho các biện pháp xã hội hóa công tác điều trị cai nghiện bằng Methadone.
    Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe báo cáo về kế hoạch triển khai Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020; đồng thời thảo luận, phân tích làm rõ kết quả, nguyên nhân tồn tại, hạn chế cũng như kinh nghiệm trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm của các đơn vị, địa phương, đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện công tác này 6 tháng cuối năm 2014 và thời gian tiếp theo.
    Tin, ảnh: THU HƯƠNG
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61...ne/306330.html

  10. #70
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hội nghị đồng thuận ủng hộ chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methandone năm 2014

    13/6/2014 15:51
    Ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội và phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc đã tổ chức Hội nghị Đồng thuận ủng hộ chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tỉnh Hà Giang năm 2014. Đồng chí Đàm Văn Bông, Phó Bí thư.

    Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị. Cùngdự có lãnh đạo các ngành thành viên Ban chỉ đạo, lãnh đạo UBND các huyện và đại diện Công an các huyện, thành phố.


    Đồng chí Đàm Văn Bông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND phát biểu tại Hội nghị.

    Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Đàm Văn Bông nhấnmạnh: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 400 người nghiện ma túy. Địa bàn có số người nghiện tập trung ở
    TP Hà Giang và các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê. Trên thực tế, số người nghiện ma túy ẩn còn cao hơn nhiều con số thống kê hiện tại. Vì vậy, việc điều trị thay thế bằng Methadone sẽ giúp chất lượng cuộc sống của người điều trị được cải thiện, nhân cách sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực, làm cho tỉ lệ vi phạm pháp luật giảm, góp phần giảm sự lây truyền HIV, giúp cho người cai nghiện sớm hòa nhập cộng đồng…Để chương trình điều trị Methadone được tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh có hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành thành viên Ban chỉ đạo, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt một số nội dung: Đối với Ban chỉ đạo, cần tổ chức triển khai các hoạt động của kế hoạch đã được phê duyệt, hàng năm sơ, tổng kết để đánh giá tình hìnhthực hiện sau mỗi giai đoạn. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành và các cơ quan liên quan trong triển khai các hoạt động điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; hướng dẫn ban chỉ đạo các huyện, thành phố thực hiện các hoạt động liênquan đến điều trị nghiệnchất dạng thuốc phiện theo đúng quy định; Sở Y tế cần quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị, tổ chức kiểm tra, theo dõi hoạt động của các cơ sở điều trị thuộc quyền quản lý; tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm liên quan đến việc triển khai hoạt động điều trị thay thế trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Đối với Công an tỉnh cần chỉ đạo Công an các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan thuộc ngành Y tế và Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp triển khai hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Đối với UBND các huyện, thành phố cần đẩy mạnh công tác truyền thông để cộng đồng dân cư hiểu và tích cực tham gia ủng hộ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; đôn đốc người tham gia chương trình tuân thủ điều trị, hỗ trợ tâm lýđiều trị và giới thiệu chuyển tiếp người bệnh đến các cơ sởy tế để điều trị các bệnh liên quan trong quá trình uống Methadone.

    Tại hội nghị, lãnh đạo Sở Y tế và Trung tâm phòng chống HIV/AIDS đã trình bày khái quát Nghị định số 96 của Chính phủ về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện; kế hoạch triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
    Methandonegiai đoạn 2013 - 2020 tại tỉnh Hà Giang và hướng dẫn triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề để cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh nhanh chóng được triển khai... Hội nghị đã đạt được sự đồng thuận nhất trí cao của các cấp, các ngành, địa phương trong tổ chức triển khai chương trình Methadone.

    Kết luận hội nghị, đồng chí Đàm Văn Bông nhấn mạnh: Để đưa việc sử dụng thuốc Methadone đạt hiệu quả cao, cần đẩy mạnh tuyên truyền lợi ích sử dụng thuốc cho người nghiện và gia đình, xã hội;
    Báo Hà Giang, Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh cần tuyên truyền đồng bộ để mọi người dân hiểu về tác dụng, lợi ích của thuốc Methadone, lợi ích kinh tế đối với người nghiện; đảm bảo vấn đề thông tin cá nhân, Sở Y tế, các huyện, ngành liên quan phải lựa chọn những người có kinh nghiệm để tập huấn, giữ bí mật cho người bệnh; Công an thành phố phối hợp đảm bảo an ninh trật tự ở Trung tâm phòng chống HIV tỉnh…


    TRẦN HIỀN

    Theo baohagiang.vn

  11. #71
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    14/6/2014 10:03


    Điều trị Methadone - Sự lựa chọn đúng đắn (06/06/2014)



    Chương trình điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone ở Việt Nam được triển khai 6 năm. Kể từ khi thí điểm thành công tại TP. Hải Phòng và TP.HCM tháng 4-2008, đến nay chương trình đã được nhân rộng ra 32 tỉnh, thành phố (TP) với hơn 17.500 bệnh nhân được điều trị tại 92 cơ sở, trong đó có 17 cơ sở điều trị xã hội hóa tại 3 tỉnh, TP là Hải Phòng, Nam Định và Lào Cai. Tuy nhiên, độ bao phủ của chương trình đến nay còn thấp so với yêu cầu, nhất là tại các tỉnh, TP trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS.


    Trên đây là đánh giá sơ bộ của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định tại Hội nghị Điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone do Bộ Y tế tổ chức hôm qua (5-6), với sự tham dự của 20 tỉnh, TP trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, sau 24 tháng điều trị bằng Methadone, chỉ còn khoảng 15% người nghiện còn tiếp tục tiêm chích heroin nhưng với tần suất giảm hơn so với trước. Chất lượng cuộc sống được cải thiện, nhân cách thay đổi theo hướng tích cực. Tỷ lệ người nghiện có việc làm tăng, tỷ lệ vi phạm pháp luật giảm rõ rệt…


    Tại hội nghị, các báo cáo, tham luận chỉ ra một thực tế rằng: Ở đâu các cấp ủy, chính quyền cũng như cộng đồng xã hội tích cực vào cuộc thì ở đó chương trình được triển khai tốt. Đơn cử như ở TP. Hải Phòng, một trong những trọng điểm về ma túy, HIV/AIDS. Trong những năm đầu của chương trình, TP chỉ có 3 cơ sở, điều trị cho 750 người bệnh. Những năm tiếp theo, TP tiếp tục duy trì và mở thêm 7 cơ sở nữa, nâng mức hỗ trợ kinh phí tăng dần đến mức 8 tỷ đồng/năm (2014), bằng 65% nhu cầu kinh phí vận hành điều trị cho hơn 3.200 bệnh nhân. Để có được sự quan tâm lớn của các cấp, các ngành như vậy, đại diện địa phương này cho biết đã vận dụng đủ các cơ chế chính sách, kể cả làm các tờ trình lên Phó Thủ tướng, Chủ tịch UBQG Phòng chống ma túy Nguyễn Xuân Phúc. Kết quả, sau khi được Phó Thủ tướng chấp thuận, HĐND TP. Hải Phòng quyết định cho phép thu 10.000đ/ngày/người bệnh, cao hơn mức đề nghị 9.000đ/ngày/người. Sáng tạo hơn nữa như ở tỉnh Nam Định, chương trình còn được triển khai tại một số cơ sở y tế tư nhân và thu được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lưu ý, kinh nghiệm các nước cho thấy: Chúng ta không nên quá kỳ vọng vào giải pháp xã hội hóa trong vấn đề này, mà cần chủ động nguồn chi từ ngân sách mới thành công.


    Kết quả triển khai chương trình của Hà Hội còn quá khiêm tốn, mới lập được 6 cơ sở thí điểm cho hơn 1.500 người nghiện ma túy và đại diện UBND TP. Hà Nội không tỏ ra tự tin trước kế hoạch được giao phải đạt mức bao phủ 40% số người nghiện thuốc phiện được điều trị Methadone vào năm 2015. Trần tình về thực trạng này, đại diện của Hà Nội cho biết: Là do chưa có nguồn nhân lực riêng cho điều trị Methadone mà chủ yếu nhân lực được trưng dụng từ ngành y tế, chưa có hướng dẫn chi đặc thù cũng như chưa có kế hoạch nguồn kinh phí cho chương trình này. Ngoài ra, đại diện của Hà Nội kiến nghị các cấp cần có khung giá các dịch vụ điều trị Methadone… Tuy nhiên, Thứ trưởng Long cho rằng, những băn khoăn của Hà Nội đặt ra là rất đáng quan tâm, nhưng Hà Nội cũng cần đặt câu hỏi: Tại sao trong cùng một bối cảnh hiện hành, Lai Châu, Hải Phòng và một số nơi khác lại làm tốt?


    Cũng tại đây, trước một số kiến nghị của các địa phương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định khẳng định, tới đây sẽ tham mưu cho Chính phủ giao Bộ Y tế và Bộ Tài chính soạn thảo đề án đảm bảo chủ động nguồn cung thuốc Methadone, thay vì "ăn đong" từ các nguồn hỗ trợ bên ngoài như hiện nay. Trước mắt, theo Thứ trưởng Long, Bộ Y tế đã lo đủ cơ số thuốc cho 30.000 người nghiện từ các nguồn hỗ trợ quốc tế, dư thừa cho nhu cầu của một vài năm tới.


    Chưa bao giờ Chính phủ lại ban hành một nghị định riêng cho một bệnh như Nghị định 96/NĐ-CP về việc Điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt cũng như những nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy, HID/AIDS. Lợi ích của chương trình đã được thực tế chứng minh không chỉ đem lại sức khỏe cũng như cuộc sống thường ngày an lành hơn cho người nghiện ma túy, mà còn đem lại cho xã hội một nền an ninh, an toàn trật tự tốt hơn rất nhiều so với trước. Thứ trưởng Long đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tích cực vào cuộc hơn nữa để đẩy nhanh hơn tiến độ triển khai chương trình. "Nếu tỉnh nào chưa có kế hoạch thì cần triển khai gấp. Hãy giảm bớt những thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết để tạo mọi điều kiện cho nhiều người nghiện tham gia", Thứ trưởng nhấn mạnh.


    Trần Ngọc Kha

    Theo daidoanket.vn


  12. #72
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hội nghị đồng thuận ủng hộ chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methandone năm 2014

    (15.06.2014)Ngày 13/6, Ban chỉ đạo Phòng chống tệ nạn xã hội và phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc đã tổ chức Hội nghị Đồng thuận ủng hộ chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tỉnh Hà Giang năm 2014. Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông dự và phát biểu chỉ đạo. Dự hội nghị còn có lãnh đạo các ngành thành viên Ban chỉ đạo, lãnh đạo UBND các huyện và đại diện công an tỉnh, các huyện, thành phố.
    Theo báo cáo của sở Lao động thương binh và Xã hội, tính đến hết tháng 6/2013 toàn tỉnh có 397 người có nghiện có hồ sơ quản lý và 1.650 người nhiễm HIV; 11/11 huyện, thành phố và 104/195 xã phường đã phát hiện có người nhiễm HIV. Trong đó có gần 750 người nhiễm do nghiện chích Ma túy. Đối tượng nghiện chích tập chung vào các nhóm có trình độ học vấn thấp, đối tượng có tiền án tiền sự, người bán dâm, người không có nghề nghiệp. Thực hiện chương trình Methadone, tỉnh Hà Giang sẽ đặt 1 cơ sở điều trị tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS. Hiện nay, công tác chuẩn bị cho cơ sở đang được Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS triển khai thực hiện và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng 7/2014.Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề để cơ sở điều trị Methadone tại tỉnh Hà Giang nhanh chóng được đi vào hoạt động như: Công tác chuẩn bị điều kiện về vật chất; công tác xét chọn bệnh nhân; sự phối kết hợp của các ngành, đoàn thể cùng Ngành Y tế theo chức năng, nhiệm vụ của mình trong triển khai chương trình Methadone. Hội nghị đã đạt được sự đồng thuận nhất trí cao của các cấp, các ngành, địa phương trong tổ chức triển khai chương trình Methadone. Chương trình được thực hiện sẽ giúp những người nghiện chích ma túy cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống, hòa nhập cộng đồng và từ đó góp phần ổn định kinh tế, an ninh, chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh.
    Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông phát biểu tại Hội nghị
    Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông nhấn mạnh: Việc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho người nghiện, sẽ giúp chất lượng cuộc sống của người điều trị được cải thiện, nhân cách sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực, làm giảm tỉ lệ vi phạm pháp luật, giảm sự lây truyền HIV, giúp cho người cai nghiện sớm hòa nhập cộng đồng. Vì vậy, để chương trình điều trị Methadone được triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh có hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các ngành thành viên Ban chỉ đạo, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt một số nội dung cơ bản là : Đối với Ban chỉ đạo, cần tổ chức triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone giai đoạn 2013 – 2020 tỉnh Hà Giangđã được phê duyệt, hàng năm sơ, tổng kết để đánh giá tình hình thực hiện sau mỗi giai đoạn. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành và các cơ quan liên quan trong triển khai các hoạt động điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; Sở Y tế cần quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị, tổ chức kiểm tra, theo dõi hoạt động của các cơ sở điều trị thuộc quyền quản lý; tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm liên quan đến việc triển khai hoạt động điều trị thay thế trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Đối với công an tỉnh cần chỉ đạo công an các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan thuộc ngành y tế và Lao động Thương binh và Xã hội cùng cấp triển khai hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng bằng Methadone. UBND các huyện, thành phố cần chỉ đạo đẩy mạnh công tác truyền thông để cộng đồng dân cư hiểu và tích cực tham gia ủng hộ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadon; hỗ trợ đôn đốc người tham gia chương trình tuân thủ điều trị, hỗ trợ tâm lý điều trị và giới thiệu chuyển tiếp người bệnh đến các cơ sở y tế để điều trị các bệnh liên quan trong quá trình uống Methadone; Các cơ quan truyền thông cần tích cực tuyên truyền rộng rãi về chương trình Methadone, để mọi người dân hiểu rõ về lợi ích mang lại của Methadone, từ đó vận động người nghiện các chất dạng thuốc phiện tự nguyện đến các cơ sở để điều trị bằng Methadone.

  13. #73
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    TPHCM: Thu một phần viện phí điều trị Methadone

    Thứ hai 16/06/2014 17:00
    Đến đầu quý III năm 2014, TPHCM sẽ thực hiện việc thu một phần viện phí từ các bệnh nhân đang tham gia chương trình điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Methadone.

    Đó là một trong những nội dung quan trọng tại văn bản về việc triển khai mở rộng chương trình điều trị nghiện bằng Methadone vừa được UBND TPHCM ban hành.
    Bệnh nhân điều trị Methadone tại TPHCM. Ảnh Hiểu Minh
    Theo UBND TPHCM, nguồn trợ cấp Methadone từ quốc tế cho Việt Nam đã dần bị cắt giảm nên Thành phố phải cấp bù kinh phí để duy trì hoạt động các phòng khám và điều trị ma túy.Như năm 2014, ngân sách Thành phố chi 10,9 tỉ đồng để mua thuốc điều trị và cấp bù cho các cơ sở xã hội hóa. Trong đó, 7,7 tỉ đồng để mua thuốc điều trị cho 4.500 bệnh nhân.Cùng với việc xã hội hóa, TPHCM cũng sẽ tiếp tục thực hiện mở rộng chương trình Methadone ra tất cả quận, huyện với 10 cơ sở điều trị và 15 điểm phát thuốc vệ tinh.

  14. #74
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cai nghiện bằng Methadone - hiệu quả nhưng... thiếu tiền

    17/6/2014 07:15
    Theo báo cáo của Bộ Y tế, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone được triển khai từ năm 2008, đến nay đã có hơn 17.500 người tại 32 tỉnh, thành được cai nghiện bằng phương pháp này.




    Theo đánh giá, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị đạt đến 93% sau 24 tháng điều trị. Theo Bộ Y tế, với hơn 17.500 bệnh nhân đang được điều trị bằng Methadone, mỗi năm Việt Nam tiết kiệm được khoảng 1.470 tỷ đồng. Nhiều bệnh nhân sau khi khỏe mạnh, giã từ ma túy cũng đã tìm được việc làm với tỷ lệ tăng từ 64,4% lên 75,9%.Theo ông Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, nguồn thuốc Methadone do Chương trình PEPFER tại Việt Nam và Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tài trợ. Hiện Việt Nam đã sản xuất được thuốc Methadone với giá 700.000 đồng/lít.Tuy nhiên, con số người cai nghiện theo phương pháp này chỉ đạt 14% tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Ông Long cho biết, tỷ lệ bao phủ Methadone còn thấp là do nhiều tỉnh chưa xây dựng kế hoạch triển khai hoặc có kế hoạch nhưng không bố trí nguồn lực nên chương trình vẫn nằm trên giấy, như tỉnh Vĩnh Phúc, Bình Dương, Lâm Đồng, Tây Ninh.Hiện tại, kinh phí cho chương trình này giảm mạnh (năm 2014 đã bị cắt giảm gần 70% so với năm 2013). Nhiều người lo ngại, nếu thiếu hỗ trợ, số người cai nghiện bằng Methadone sẽ giảm mạnh.Bộ Y tế đã có cơ chế khuyến khích các tỉnh mở rộng xã hội hóa việc điều trị bằng Methadone. Một số địa phương đã thu khoảng 10.000 đồng/bệnh nhân/ngày.Tuy nhiên, ông Phan Trọng Khánh - Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng cho biết, sau 5 tháng triển khai thu phí 10.000 đồng/bệnh nhân/ngày, đã có 1% bệnh nhân (trong hơn 3.200 bệnh nhân) bỏ điều trị vì không có tiền, 30% xin nợ. "Nếu sau này kinh phí không còn, chắc chắn tỷ lệ bỏ điều trị sẽ tăng hơn nữa, và như vậy gánh nặng xã hội về người nghiện sẽ còn chất chồng" - ông Khánh cho biết.


  15. #75
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Heantos 4 - Bài thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy hiệu quả

    Thứ tư 18/06/2014 10:00
    Vào cuối những năm 80, đầu 90 của thế kỷ XX, trước tình hình phát triển nhanh chóng của tệ nạn ma túy ở nước ta, ông Trần Khuông Dẫn- một lương y có nghề thuốc gia truyền đã trăn trở sưu tầm, bào chế một bài thuốc dân gian giải độc ma túy với tên gọi ban đầu là Đại Dương **D ở dạng lỏng (sau đổi tên thành thuốc giải độc thuốc phiện **D) và được sử dụng để điều trị cai nghiện ma túy ở một số địa phương trong những năm 1989 - 1990.

    Năm 1991, căn cứ vào kết luận đánh giá bước đầu của Hội đồng Khoa học, Bộ trưởng Bộ Y tế có quyết định cho phép dùng thuốc giải độc thuốc phiện **D trong các cơ sở cai nghiện thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và được chỉ đạo theo một quy trình thống nhất có theo dõi kết quả. Cuối năm 1995, nhóm cộng tác của lương y Trần Khuông Dẫn và Viện Hóa học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hiện nay) đứng đầu là GS-TSKH Viện trưởng Trần Văn Sung đã hợp tác cùng nhau tiến hành tiếp tục quá trình nghiên cứu, cải tiến công thức và công nghệ bào chế thuốc giải độc thuốc phiện **D và đổi tên chính thức thành bài thuốc Heantos.Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc, Viện Hóa học cùng nhóm lương y của ông Trần khuông Dẫn lần lượt cho ra đời ba loại thuốc Heantos1, Heantos 2, Heantos 3 và được Bộ Y tế cho phép thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Tâm thần T.Ư1 (Thường Tín, Hà Nội).Song song với quá trình thử nghiệm, Viện tiếp tục nghiên cứu, cải tiến công nghệ chiết xuất thành cao. Đến năm 2006, thuốc Heantos 4 ra đời và chính thức được Bộ Y tế giao Bệnh viện Tâm thần T.Ư1 thực hiện đề tài "Nghiên cứu đánh giá hiệu lực và tính an toàn của thuốc Heantos 4 hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy nhóm Opiats".Gần 400 trường hợp người nghiện ma túy đã tự nguyện đăng ký thử nghiệm lâm sàng qua ba giai đoạn tại 3 cơ sở cai nghiện ma túy là Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội số1(thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) và Bệnh viện Tâm thần T.Ư1, theo phác đồ điều trị 7 ngày/người.Theo PGS Trần Văn Cường- Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TƯ1 đồng thời là Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, trong số người bệnh dùng Heantos 4 điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện thì có 31,7% cho kết quả tốt, 57,8% khá và 10,4% trung bình. Qua quá trình thử nghiệm trên hàng trăm bệnh nhân trong nước cũng như một số bệnh nhân nước ngoài trong đó có người đã nghiện hơn 10 năm cho thấy thuốc Heantos 4 giúp bệnh nhân cắt đứt cơn nghiện hoàn toàn sau 5 đến 7 ngày, thuốc dễ uống (dạng viên nang cứng 0,5g/ viên), số lần uống ít (2 lần một ngày và mỗi lần từ 5 đến 6 viên), nhẹ nhàng và êm dịu, không có tác dụng phụ đáng kể, giúp sức khỏe bệnh nhân trở lại bình thường nhanh chóng, người cai nghiện sớm hòa nhập với gia đình và xã hội.Giáo sư Hoàng Bảo Châu, nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam có nhận xét các vị thuốc trong Heantos 4 có thể chia làm ba nhóm: nhóm các vị thuốc bổ, nhóm an thần định trí và nhóm điều trị triệu chứng. Ông đánh giá, Heantos 4 đã tuân thủ lý luận cơ bản của đông y (phù chính khu tà), hỗ trợ người nghiện vượt qua hội chứng cai bằng tác dụng hỗ trợ thể trạng chung, ngăn chặn sự phát sinh và phát triển của một số triệu chứng cai cơ bản và đặc biệt hỗ trợ người nghiện duy trì trạng thái tâm lý tích cực, quyết tâm theo đuổi việc điều trị cai nghiện để đoạn tuyệt với ma túy.Cùng với quá trình nghiên cứu trong nước, thời gian 1997 - 1998, Chính phủ cho phép Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia (lúc đó) tiếp nhận Dự án "Hợp tác khoa học quốc tế phát triển bài thuốc hỗ trợ cai nghiện ma túy Heantos" do UNDP tài trợ và giao Viện Hóa học triển khai thực hiện.Đồng thời trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, Viện Hóa học đã kết hợp Viện Sinh hóa thực vật Halles (CHLB Đức) tiến hành nghiên cứu tách chiết được hơn 100 chất từ thuốc Heantos 4 và không phát hiện thấy chất nào có tính độc, cấm lưu hành trong thực phẩm theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO. Đồng thời, Trường đại học UBC ở Van-cu-vơ (Ca-na-đa) thực hiện nghiên cứu bài thuốc Heantos 4 đã xác định được sự hình thành và vận chuyển chất dopamin trong não động vật cho sử dụng thuốc Heantos 4. Điều đó có nghĩa là Heantos 4 còn có tác dụng điều trị một số bệnh tâm thần khác như Rối loạn lưỡng cực và còn có khả năng chống tái nghiện.Thời gian qua đã có hàng chục người bệnh từ Mỹ, Italia, Thụy Sĩ, Ghana thông qua internet tự tìm đến Việt Nam xin được Viện Hóa học điều trị bằng bài thuốc Heantos 4. Thậm chí có những trường hợp đã từng điều trị bằng methadone ở nước họ không hiệu quả nhưng sang Việt Nam dùng Heantos 4 (từ 7 đến 10 ngày) đã cắt được cơn nghiện.Hiện nay, tại Cộng hòa Liên bang Đức đã thành lập Công ty tư vấn Heantos để liên kết hợp tác với Công ty Cổ phần Heantos (Việt Nam) nhằm đưa thuốc hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy Heantos 4 vào sử dụng ở Đức và một số quốc gia trong khối cộng đồng chung châu Âu.Trên cơ sở đánh giá, thẩm định thử nghiệm lâm sàng qua ba giai đoạn, cuối năm 2010, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Bộ Y tế đã tổ chức nghiệm thu và kết luận: thuốc Heantos 4 sử dụng đơn giản, dễ uống, giúp người bệnh vượt qua cơn nghiện có hiệu quả, không có tác dụng phụ đáng lo ngạị. Với kết quả nghiệm thu trên đây, Bài thuốc Heantos 4 hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy nhóm Opiats đã được Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế cho phép sản xuất, lưu hành trong các Trung tâm cai nghiện trên toàn quốc theo Quyết định số 324/QĐ-QLD ban hành ngày 20/12/2012.Đồng thời, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đồng ý cho phép Viện Hóa học chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thuốc Heantos 4 cho Công ty Cổ phần Heantos. Công ty cổ phần Heantos đã hợp tác với Công ty TNHH Dược phẩm Hà Thành để sản xuất và đưa thuốc hỗ trợ cai nghiện ma túy Heantos 4 ra thị trường, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết của xã hội, góp phần tích cực vào chương trình phòng chống ma túy ở Việt Nam.Thời gian qua, bài thuốc Heantos 4 đã được nhiều cơ sở cai nghiện thuộc ngành Lao động- Thương binh và Xã hội sử dụng và được đánh giá cao về hiệu quả cắt cơn nghiện ma túy. Đặc biệt, Trung tâm Giáo dục-Lao động xã hội Gia Minh- Hải Phòng đã sử dụng Heantos 4 cắt cơn cho người nghiện sử dụng ma túy tổng hợp (Amphetamine hoặc dạng đá) bước đầu có kết quả tốt.Tại Trung tâm Chữa bệnh-Giáo dục- Lao động xã hội tỉnh Hòa Bình đã triển khai Đề án thí điểm sử dụng thuốc Heantos 4 để chống tái nghiện cũng đạt những kết quả khả quan, sau khi cắt cơn, tiếp tục dùng Heantos 4 với liều 4v/ngày trong 3 tháng. Sau 3 tháng thí điểm, chỉ có 3 người xét nghiệm nước tiểu Dương tính (+) trong số 40 người (bằng 7,5%) tham gia chương trình chống tái nghiện bằng Heantos 4. Tỉnh Hòa Bình đang tiến hành nghiệm thu Đề tài để có kết luận mở rộng chương trình chống tái nghiện bằng thuốc Heantos 4 trong thời gian tới.Về giá thuốc, 1 đợt cắt cơn chỉ cần dùng từ 60-70 viên trong thời gian 6-7 ngày với 1 hộp 7vỉ x 10v giá 800.000 đồng. Phác đồ sử dụng thuốc rất đơn giản và có chỉ dẫn cụ thể trong hộp thuốc.* Bài viết mang tính chất tham khảo về một trong những bài thuốc cắt cơn nghiện.

  16. #76
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    142 cơ sở điều trị cho người cai nghiện ma túy

    18/6/2014 17:06

    NDĐT- Theo Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, cả nước có khoảng 123 trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội và 19 cơ sở cai nghiện dân lập.




    Cơ quan này cũng cho biết, tình hình sử dụng ma túy tổng hợp có xu hướng tăng nhanh, nhất là tại các thành phố lớn và một số tỉnh phía nam. Tới năm 2013, tỷ lệ số người đã từng sử dụng ma túy tổng hợp hay chất kích thích dạng Amphetamine (ATS) như hàng "đá" (Methaphetamine), thuốc lắc (Ectasy) hay hồng phiến (Amphetamine) đã lên tới hơn 25%. Tại một số địa phương, tỷ lệ học viên các trung tâm cai nghiện đã sử dụng ATS rất cao như Đà Nẵng (74%), Tây Ninh (61%), Trà Vinh (49%), Vũng Tàu (44%). Hầu hết số học viên sử dụng ATS có vấn đề về sức khỏe tâm thần, không ít trường hợp này đã phạm tội giết người do bị bệnh hoang tưởng.
    Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội đề nghị, trong thời gian tới, Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn việc xác định người nghiện ma túy, đặc biệt đối với nghiện ma túy tổng hợp và nghiên cứu, hướng dẫn phác đồ điều trị cho nhóm người nghiện ma túy loại này, có kế hoạch tập huấn, hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ y tế xã, phường, thị trấn về phác đồ điều trị cắt cơ nghiện giúp các địa phương triển khai công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. Đặc biệt sớm có các văn bản thẩm định, kết luận về các bài thuốc cai nghiện chưa được thẩm định nhưng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay và có các khuyến cáo cho các địa phương về việc áp dụng các bài thuốc, phác đồ này.
    Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hiện có khoảng hơn 17,3 nghìn người nghiện chất dạng thuốc phiện đang được điều trị thay thế bằng methadone tại 91 cơ sở thuộc 32 tỉnh, thành phố. Trong đó có năm cơ sở methadone xã hội hóa thuộc Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đang điều trị cho 1.039 người nghiện chất dạng thuốc phiện, gồm 851 người đang điều trị duy trì và 188 người đang trong giai đoạn dò liều có kết quả điều trị khá tốt. Hiện nay, khó khăn nhất là đối với người sử dụng ma túy tổng hợp, ma túy đá chưa có các giải pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.


  17. #77
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Sẽ nhập thêm 21.000 lít methadone để điều trị nghiện ma túy

    Thứ sáu 20/06/2014 09:00
    Theo Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long, dự kiến đến cuối tháng 9, ngành y tế sẽ nhập thêm 21.000 lít Methadone để đáp ứng nhu cầu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho bệnh nhân.

    Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết, thuốc Methadone sử dụng cho bệnh nhân tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện hiện nay tại Việt Nam do Bộ Y tế làm đầu mối nhập khẩu đều do nguồn kinh phí tài trợ từ Chương trình Kế hoạch Cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) tại Việt Nam và Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS.

    Điều trị methdone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh minh họa
    Tính đến tháng 4/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 14 đợt với tổng số 183.228 lít thuốc methadone. Trong đó, chương trình PEPFAR hỗ trợ 143.240 lít, Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS hỗ trợ 39.988 lít thuốc.
    Trong tổng số thuốc Methadone đã nhập, hiện số thuốc đã sử dụng điều trị cho bệnh nhân là 123.475 lít, còn lại 59.727 lít thuốc Methadone đang được bảo quản, lưu giữ tại tổng kho của Công ty Dược phẩm trung ương I (CPC1).Vừa qua, Bộ Y tế đã có quyết định phê duyệt danh sách 5 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia sản xuất thuốc methadone phục vụ công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế giai đoạn 2010-2015. Đây là hoạt động tích cực nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc tuyển chọn các công ty sản xuất thuốc trong nước tham gia vào công tác đảm bảo cung ứng đủ nguồn thuốc methadone cho việc duy trì và mở rộng điều trị bằng methadone.

    Hiện tại, đã có một công ty dược của Việt Nam là Công ty Vidaphar sản xuất thành công methadone. Cục Quản lý Dược đã cấp số đăng ký để công ty này sản xuất. Dự án Phòng chống HIV/AIDS khu vực châu Á tại Việt Nam (HAARP) đã mua 2.400 lít thuốc methadone do Công ty Vidaphar sản xuất để điều trị cho bệnh nhân vào quý II năm 2014.

    Giá thuốc methadone Việt Nam sản xuất là 700.000 đồng/lít. Các chương trình, dự án và các địa phương có đủ căn cứ pháp lý để tổ chức đấu thầu mua thuốc methadone sản xuất trong nước theo quy định của Luật Dược và Luật Đấu thầu.

    Thời gian tới, để hoạt động điều trị Methadone đạt hiệu quả, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long đề xuất ngân sách Nhà nước phải là nguồn tài chính chủ yếu để triển khai điều trị liệu pháp duy trì bằng Methadone.

    Cần phải tăng kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS hoặc xây dựng thành một Đề án riêng về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone để đảm bảo đủ ngân sách duy trì và kéo dài trong những năm tiếp theo.

    Bên cạnh đó, kinh phí của Trung ương tối thiểu phải đảm bảo nguồn cung ứng thuốc điều trị cho các tỉnh không có hoặc hạn chế các nguồn thu (ưu tiên các tỉnh miền núi) và đào tạo nhân lực.
    Ngoài ra, các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực khác để triển khai chương trình điều trị Methadone, tối thiểu phải đủ cho các hoạt động như đầu tư ban đầu, đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị thiết yếu. Đồng thời, chi phí vận hành thường xuyên, chi trả lương, phụ cấp cho nhân lực theo quy định hiện hành và đảm bảo kinh phí mua thuốc.

    Song song với những giải pháp trên, ông Nguyễn Hoàng Long cho rằng cần hoàn thiện cơ chế chính sách để thực hiện xã hội hóa công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

    Bộ Tài chính nên phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan ban hành khung giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ khám, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

    Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng nên đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác xã hội hóa điều trị tại địa phương theo các quy định hiện hành; cho phép thu phí một phần (10.000-15.000 đồng/người/ngày) để bù đắp một phần chi phí thường xuyên và trả lương cho cán bộ hợp đồng; tiếp tục ưu tiên phân bổ, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ nước ngoài dành cho triển khai điều trị Methadone, đặc biệt là để đầu tư các trang thiết bị, đào tạo nhân lực và mua thuốc Methadoen để cấp phát cho các tỉnh khó khăn, không có khả năng cân đối ngân sách.
    Chương trình điều trị Methadone đã mang lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế cho cá nhân, gia đình người bệnh và toàn xã hội. Tỷ lệ bệnh nhân có việc làm trước điều trị là 64,4% đã tăng lên 75,9% sau 24 tháng điều trị. Nếu không tham gia điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone, trung bình một người bệnh tiêu tốn 230.000 đồng/ngày mua heroin (tức khoảng 84 triệu đồng/năm). Trong khi đó, chi phí điều trị trung bình cho 1 bệnh nhân chỉ khoảng 6-8 triệu đồng/năm. Hiện ngành y tế đang điều trị cho 17.521 bệnh nhân, như vậy đã tiết kiệm được khoảng 1.470 tỷ đồng/năm.

    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Se-nhap...-tuy/10611.vgp

  18. #78
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kinh nghiệm điều trị nghiện ma tuý bằng thuốc Cedemex tại Thái Nguyên

    Thứ sáu 20/06/2014 16:00
    Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, để có được kết quả điều trị nghiện ma tuý bằng thuốc Cedemex tại gia đình, cộng đồng, cần phải phối hợp đồng độ nhiều yếu tố.

    Đề án thí điểm mở rộng “Mô hình hỗ trợ cắt cơn điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex tại gia đình và cộng đồng” được triển khai tại tỉnh Thái Nguyên từ tháng 4/2013, với sự tham gia của 356 người ở 77 xã, phường, thị trấn thuộc sáu huyện, thành phố, thị xã. Trong số đó, có 284 người duy trì uống thuốc điều trị.
    Theo số liệu thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên, từ tháng 4/2013 đến nay, trong số 155 nghiện ma túy đã dùng thuốc Cedemex đủ 6 tháng, có 117 người đến nay chưa sử dụng lại ma túy, kiểm tra nhanh 74 người đang trong giai đoạn điều trị dưới 6 tháng, đều cho kết quả âm tính.Đánh giá chung về việc sử dụng thuốc Cedemex để cai nghiện cho thấy, thuốc Cedemex hỗ trợ cắt cơn êm dịu, không vật vã, sau từ 3 - 5 ngày người cai nghiện không còn cảm giác thèm, nhớ ma túy. Trong 6 tháng điều trị duy trì bằng thuốc Cedemex, hầu hết người cai nghiện đều ăn tốt, ngủ tốt, tâm lý, tinh thần thoải mái, sinh lý phục hồi, tăng từ 2 - 9 kg, sức khoẻ được cải thiện rõ rệt.Để có được kết quả trên, theo UBND tỉnh Thái Nguyên, cần phải phối hợp đồng bộ 5 yếu tố.Một là, làm tốt công tác tư vấn để người nghiện ma tuý, gia đình có người nghiện ma tuý hiểu một cách đầy đủ về căn bệnh nghiện ma tuý, từ đó thay đổi về nhận thức, cách làm, giúp đỡ người bệnh thực hiện đúng phác đồ điều trị.Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho người nghiện ma tuý nhận thức đúng đắn về tác hại của ma tuý, mong muốn được cai nghiện, tự nguyện thay đổi lối sống, hành vi; tạo cho người bệnh có động lực, ý chí, nghị lực, quyết tâm cao, tự giác kiểm soát được hành vi của mình.Ba là, Thuốc hỗ trợ điều trị nghiện ma tuý Cedemex đã thực sự có hiệu quả hỗ trợ giúp người bệnh cắt cơn, điều trị duy trì, chống tái nghiện.Bốn là, môi trường gia đình là chỗ dựa vững chắc giúp người cai nghiện không cảm thấy cô đơn, tạo niềm tin, hy vọng cho người cai nghiện ma tuý tại nhà.Năm là, người cai nghiện ma tuý ở gia đình, ngoài việc dựa vào người thân trong gia đình, dòng họ thì cộng đồng chính là “Điểm tựa vững chắc, bền vững và lâu dài”. Sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, đoàn thể địa phương, huy động được sự vào cuộc của cộng đồng cùng với gia đình, dòng họ trong việc quản lý thao dõi hỗ trợ giúp đỡ đối tượng cai nghiện nghiện trong gia đình là điều không thể thiếu được.Hiện nay, Thái Nguyên vẫn còn gần 5.200 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý sinh sống tại 166/181 xã, phường, thị trấn. Năm 2013, tỉnh đã tổ chức cai nghiện bằng các hình thức cho hơn 1.500 người, cai tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khoảng 990 người và điều trị nghiện thay thế bằng chất dạng thuốc phiện Methadone cho gần 1.500 ngườiTrong thời gian tới, UBND tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án thí điểm mở rộng “Mô hình hỗ trợ cắt cơn điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex tại gia đình và cộng đồng” giai đoạn 2013-2015 với số bệnh nhân được điều trị 750-850 người tham gia dùng thuốc Cedemex.Để việc triển khai thực hiện Đề án đạt được hiệu quả cao nhất trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động người nghiện ma túy tham gia cai nghiện; kết hợp việc tổ chức cai nghiện ma túy với đấu tranh, truy quét, triệt phá các đường dây, tụ điểm, điểm buôn bán ma túy trên địa bàn, nhất là ở những vùng trọng điểm; ***g ghép chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương để tạo điều kiện cho người nghiện sau cai được học nghề, tìm việc làm, tiếp cận với các chính sách an sinh xã hội, vay vốn ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng bền vững.

  19. #79
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    22/6/2014 08:57


    Nhân Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26/6: Đặt trọn niềm tin vào Methadone


    Những ngày này, dù sáng sáng liên tục mưa to, song các bệnh nhân nghiện ma túy vẫn đến đông đủ tại Cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Lai Châu để được uống Methadone.






    Bệnh nhân Đ. H. G ở phường Tân Phong, thành phố Lai Châu (Lai Châu) cho biết, là người có "thâm niên" nghiện ma túy ngót 20 năm nay và đã từng đi cai nghiện ở nhiều nơi trong Nam ngoài Bắc "nhưng mãi không dứt ra được". Đến cuối năm 2013, biết tỉnh Lai Châu có chương trình cai nghiện bằng Methadone miễn phí, anh đã đăng ký tham gia. Sau 7 tháng uống Methadone đều đặn hằng ngày, anh Đ. H. G cho rằng tương đối có hiệu quả bởi anh đã dừng không dùng ma túy nữa và sức khỏe cũng ổn định. Anh đã tìm được việc lái xe thuê, thu nhập 6-7 triệu đồng/tháng.

    B ệnh nhân Ng. V. Đ, 39 tuổi, ở phường Quyết Tiến, thành phố Lai Châu bị nghiện từ khi còn rất trẻ. Trung bình, mỗi ngày anh đã "đốt" từ 800.000 - 1.000.000 đồng của gia đình, thậm chí có ngày đến 3.000.000 đồng để mua ma túy về sử dụng. Tài sản trong nhà anh cũng vì thế mà hiện không còn gì đáng giá. Sau một thời gian tham gia điều trị bằng Methadone, anh tâm sự: "Tôi đã dùng nhiều loại thuốc để cai nhưng không ăn thua. Đến khi dùng Methadone, tôi thấy thuốc này uống vào không vật vã như các loại thuốc từng dùng trước đó". Bây giờ không còn vật vã vì ma túy nữa, anh hy vọng "anh em nào nếu có chung cảnh ngộ giống mình nên tìm đến cơ sở điều trị Methadone".

    Bùi Thị Sửu, mẹ của một bệnh nhân nghiện ma túy ở thành phố Lai Châu cũng cho biết, con bà không may dính phải ma túy, đã đưa con đi cai nghiện ở nhiều nơi nhưng không hiệu quả. Nay sau vài tháng đăng ký cho con tham gia chương trình, uống Methadone đều đặn hằng ngày, con bà đã khá hơn nhiều. Bà Sửu xúc động: "Cảm ơn Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Lai Châu, cảm ơn chương trình một nghìn lần, một vạn lần vì đã cứu sống con chúng tôi".

    Trao đổi với bà Lê Thị Mai, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Lai Châu, Chủ nhiệm Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Lai Châu, chúng tôi được biết tỉnh Lai Châu mới triển khai chương trình này được 7 tháng với hơn 250 bệnh nhân nghiện, điều trị tại hai cơ sở Thành phố Lai Châu và huyện Tam Đường. Đến nay, nhiều bệnh nhân đã bỏ được ma túy. Đặc biệt, đã có hai bệnh nhân rất tự tin xin ra khỏi chương trình vì không dùng ma túy nữa và cảm thấy đã cai nghiện hẳn… Gần chục bệnh nhân khác nhờ uống Methadone, khỏe mạnh hơn và đã tìm được việc làm.

    Do đặc thù của tỉnh miền núi đất rộng, người thưa, chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của tỉnh được ***g ghép, đặt hoàn toàn trong hệ thống y tế, trong mạng lưới phòng chống HIV/AIDS.

    Có thể nói điều trị Methadone tại Lai Châu được tổ chức liên hoàn cùng điều trị HIV/AIDS, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đây là một mô hình 3 trong 1, được đánh giá là đặc biệt, giúp giải quyết nhiều nhu cầu của bệnh nhân; giúp việc chuyển, kết nối các dịch vụ thuận lợi cho cả bệnh nhân và công tác điều trị. Việc kết hợp này cũng tiết kiệm được cả về nhân lực và trang thiết bị y tế.

    Ông Lê Phú Hiếu, Phó Giám đốc Sở Y tế Lai Châu cũng cho rằng, đây là phương pháp duy nhất, có hiệu quả có thể thay thế nghiện ma túy. Theo khảo sát, tỉnh Lai Châu hiện có khoảng 4.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Triển khai phương pháp này, đến năm 2015 Lai Châu thực hiện nhiệm vụ cai cho 50% số người nghiện ma túy.

    Được biết, đã có rất nhiều bệnh nhân nghiện ở tận các địa bàn vùng sâu, vùng xa như huyện biên giới Mường Tè, Sìn Hồ cũng tìm đến cơ sở điều trị Methdone tại thành phố Lai Châu xin được tham gia chương trình này. Từ nay đến cuối năm 2014, Sở Y tế Lai Châu mở thêm ba cơ sở điều trị Methadone ở huyện biên giới Phong Thổ và huyện Than Uyên, huyện Tân Uyên cùng 9 cơ sở cấp phát thuốc ở các xã trọng điểm có nhiều bệnh nhân nghiệm trên toàn địa bàn tỉnh… Đây là một tin vui đối với các bệnh nhân nghiện nơi vùng sâu, vùng xa, thường có hoàn cảnh kinh tế, điều kiện đi lại khó khăn.

    Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Lai Châu, đ ể được tham gia chương trình uống Methadone miễn phí, bệnh nhân nghiện chỉ cần làm đơn tự nguyện có xác nhận của chính quyền địa phương cùng giấy phôtô sổ hộ khẩu hoặc Chứng minh nhân dân và làm một số xét nghiệm miễn phí tại cơ sở điều trị này.

    Khi bệnh nhân nghiện tham gia uống Methadone, sẽ có được 6 giảm: Giảm tử vong do sốc thuốc; giảm lây nhiễm HIV, viêm gan B, C; giảm kinh phí do sử dụng ma túy; giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp; giảm tội phạm và xung đột với gia đình. Đồng thời sẽ có 4 tăng: tăng thu thập, tăng sức khỏe, tăng việc làm và tăng nhân cách con người./.

    Theo TTXVN






  20. #80
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,111
    Cảm ơn
    1,922
    Được cảm ơn: 21,194 lần
    Xã hội hóa điều trị ma túy bằng Methadone

    Thứ ba, 24/06/2014, 00:00 (GMT+7)

    Sau 5 năm triển khai, chương trình điều trị cai nghiện ma túy bằng thuốc Methadone đã đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, kinh tế và an ninh trật tự xã hội cho một số địa phương của cả nước. Trong đó, TPHCM có 5 cơ sở điều trị cai nghiện thay thế bằng Methadone với hơn 1.000 bệnh nhân tham gia.

    Lãnh đạo UBND TPHCM thăm một bệnh nhân điều trị HIV/AIDS.

    Hiệu quả thiết thực

    Theo BS Phạm Thanh Hiếu, cơ sở điều trị bằng Methadone quận 8 - TPHCM, hiện cơ sở đang phát thuốc cai nghiện Methadone cho hơn 300 người, trong đó gần một nửa không thường trú tại địa bàn quận 8. Qua hơn 3 năm triển khai, BS Hiếu cho biết một số trường hợp bệnh nhân ngừng điều trị giữa chừng vì nhiều lý do khác nhau nhưng về cơ bản đa số đã cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng…Ghi nhận tại các cơ sở điều trị Methadone ở quận 6, Thủ Đức, Bình Thạnh cho thấy, hầu hết bệnh nhân nằm trong chương trình điều trị đều chấp hành tốt quy định giờ giấc uống thuốc cũng như các tư vấn, khuyến cáo của cán bộ y, bác sĩ. Theo các tư vấn viên cơ sở điều trị Methadone quận 8, tiêu chuẩn cai nghiện từ trên 18 tuổi hoặc nếu dưới 18 tuổi phải có người giám hộ, tự nguyện cai nghiện, có địa chỉ ổn định. Tại cơ sở cai nghiện bằng Methadone quận 4, qua thống kê sơ bộ có hơn 80% trường hợp đăng ký cai nghiện đã cắt cơn nghiện, trở lại cuộc sống đời thường và hòa nhập cộng đồng…

    Triển khai thí điểm chương trình cai nghiện Methadone từ giữa năm 2008, TPHCM được đánh giá đạt hiệu quả đáng kể về mặt điều trị lẫn xã hội. Theo Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS TPHCM, chương trình đã đáp ứng được nguyện vọng của người nghiện ma túy cũng như gia đình và cộng đồng. Kết quả điều trị cho thấy, người nghiện đã giảm đáng kể về tần suất và liều sử dụng và sau khoảng 3 tháng thì cắt nghiện hoàn toàn. Đa số bệnh nhân tham gia điều trị được cải thiện tốt về sức khỏe.

    Không riêng TPHCM, theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, hiện cả nước đã có 20 tỉnh, thành phố tổ chức cai nghiện ma túy bằng Methadone tại 62 cơ sở cho gần 15.000 người. Bộ Y tế cũng nhận định chương trình cai nghiện Methadone có kết quả đáng khích lệ. Theo Bộ Y tế, sau tháng đầu tiên điều trị, chỉ còn 57% bệnh nhân sử dụng ma túy, sau tháng thứ hai còn 30% và tháng thứ ba tỷ lệ bệnh nhân sử dụng ma túy giảm còn 18%. Sau 3 tháng sử dụng Methadone, đã có 40% bệnh nhân tăng từ 2 - 4kg và hơn 20% người tìm được việc làm ổn định.

    Khuyến khích xã hội hóa
    Theo Bộ Y tế, điều trị Methadone là phương pháp hiệu quả, chi phí rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Song hầu hết các địa phương hiện nay đang gặp khó khăn về kinh phí đầu tư cho cơ sở điều trị. Kinh phí này bao gồm chi phí cơ sở vật chất ban đầu, mua thuốc Methadone khi nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho chương trình kết thúc sau năm 2015 và đặc biệt là chi phí vận hành, tiền lương cho cán bộ nhân viên các cơ sở.Theo đánh giá của Bộ Y tế, thực trạng cai nghiện tập trung tại các trung tâm còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tái nghiện cao; nhiều mô hình cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng hiệu quả nhưng chưa được nhân rộng. Trong khi nguồn lực xã hội chưa được phát huy. Theo Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS TPHCM, hiện có 16 cơ sở cai nghiện ma túy, trong đó có 12 cơ sở cai nghiện bắt buộc quản lý và điều trị cho hơn 9.000 người nghiện.Tuy nhiên, thành phố đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu Methadone do các tổ chức quốc tế và trung ương cắt giảm kinh phí hỗ trợ. Để đảm bảo quá trình điều trị của bệnh nhân được liên tục, UBND TPHCM đã phải chi thêm 3,2 tỷ đồng từ ngân sách (nâng tổng kinh phí cho chương trình Methadone lên 10,2 tỷ đồng) cho việc mua thuốc và chi phí hoạt động của các cơ sở điều trị. Trước thực trạng này, UBND TPHCM đang hướng tới triển khai xã hội hóa chương trình Methadone nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị.

    Theo kế hoạch triển khai xây dựng các cơ sở điều trị cai nghiện ma túy dựa vào cộng đồng và giải pháp mở rộng điều trị Methadone tại TPHCM đến năm 2015, thành phố sẽ mở rộng và xã hội hóa chương trình Methadone ra tất cả các quận huyện; phát triển thêm 10 cơ sở điều trị và 15 điểm phát thuốc vệ tinh.

    Trong quý 3-2014, TPHCM sẽ triển khai xã hội hóa chương trình Methadone. “Để đảm bảo nguồn kinh phí cho các hoạt động điều trị, giảm tỷ lệ người nghiện trong cộng đồng, thành phố yêu cầu bệnh nhân có nghĩa vụ phải đóng một phần chi phí điều trị”, một lãnh đạo Sở Y tế TPHCM cho biết. Tuy nhiên, trước mắt, TPHCM kiến nghị trung ương hỗ trợ đủ thuốc Methadone trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 để đảm bảo thực hiện đề án “Mở rộng xã hội hóa chương trình Methadone giai đoạn 2014 đến 2016”.
    “Thay vì nhà nước và các tỉnh bỏ ra hàng chục tỷ đồng mỗi năm để tạm giam người nghiện và vận hành các trại cai nghiện tập trung thì hãy tạo ra một nhu cầu thực sự được điều trị cho người nghiện. Khi có nhu cầu và có quyền lợi điều trị thì người nghiện và gia đình họ nhất định sẽ tìm đến các trung tâm cai nghiện Methadone. Nhiều gia đình bệnh nhân sẵn sàng trả thêm tiền để được ưu tiên vào điều trị”, ông Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, nhìn nhận.

    Hiện nay, toàn bộ kinh phí mua Methadone vẫn được trích từ tài trợ quốc tế, nhưng nguồn này đang bị cắt giảm và sẽ kết thúc vào năm 2015, trong khi 65.000 người bệnh vẫn đang chờ được điều trị.Kết luận hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014 mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá nguồn kinh phí cho công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm đang giảm dần, chương trình điều trị Methadone cho người nghiện ma túy chưa đạt chỉ tiêu… Do đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo các ban ngành liên quan sớm tổng hợp, cân đối nhu cầu người nghiện ma túy điều trị Methadone của các địa phương để xem xét, phê duyệt trong tháng 6-2014 về kế hoạch điều trị Methadone năm 2014 và năm 2015 cho hơn 80.000 người nghiện ma túy.“Bảo đảm nguồn thuốc Methadone cung ứng đầy đủ, kịp thời cho các địa phương; đẩy mạnh việc thí điểm và nhân rộng các mô hình hỗ trợ điều trị nghiện bằng các loại thuốc khác, hướng dẫn các địa phương tăng cường huy động các nguồn lực cho các hoạt động phòng chống ma túy, mại dâm, AIDS, đặc biệt là nguồn xã hội hóa…”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo.


Trang 4 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 2345614 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Những nguy cơ nào thật sự mang đến nguy cơ lây nhiễm cho tôi.
    Bởi khonggiamnua trong diễn đàn Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
    Trả lời: 32
    Bài viết cuối: 14-08-2013, 10:31
  2. Triệu chứng của mình nguy cơ nhiễm HIV cao ko?
    Bởi hoanglong92 trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 05:13
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-07-2013, 14:11

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •