Trang 5 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456715 ... CuốiCuối
Kết quả 81 đến 100 của 324

Chủ đề: Chương trình Methadone: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

  1. #81
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 17 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    104,106
    Cảm ơn
    1,922
    Được cảm ơn: 21,193 lần
    Hơn 30 nghìn bệnh nhân được điều trị Methadone trong năm 2014

    17:58, 24/06/2014

    (Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone năm 2014 và 2015 cho 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.


    Ảnh minh họa

    Theo đó, trong năm 2014, Thủ tướng Chính phủ giao 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều trị 30.850 bệnh nhân bằng thuốc Methadone và năm 2015 là 81.047 bệnh nhân.

    Trong đó, các tỉnh, thành phố được giao chỉ tiêu bệnh nhân điều trị bằng thuốc Methadone nhiều nhất là thành phố Hà Nội với 2.300 bệnh nhân (năm 2014) và 8.500 bệnh nhân (năm 2015); Thành phố Hồ Chí Minh 2.280 bệnh nhân (năm 2014) và 8.000 bệnh nhân (năm 2015); thành phố Hải Phòng 3.860 bệnh nhân (năm 2014) và 4.600 bệnh nhân (năm 2015)...

    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai, cân đối, bảo đảm đủ nguồn lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự và kinh phí để mở rộng điều trị Methadone trên địa bàn, hoàn thành chỉ tiêu bệnh nhân được trị bằng Methadone; báo cáo định kỳ và đột xuất về Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và Bộ Y tế.Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không được giao chỉ tiêu thì chủ động đề xuất Bộ Y tế giao chỉ tiêu và tổ chức, thực hiện việc điều trị bằng thuốc Methadone cho người nghiện chất dạng thuốc phiện tại địa phương.Hiện nay, độ bao phủ của chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone còn thấp hơn so với yêu cầu, nhất là tại các tỉnh, thành phố trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS.

    Được biết hiện mới chỉ có 17.521 bệnh nhân được điều trị Methadone.
    Chính vì vậy, mục tiêu điều trị Methadone cho hơn 80 nghìn bệnh nhân người nghiện ma túy đến năm 2015 là một mục tiêu rất quan trọng. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy và Bộ Y tế.


  2. #82
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Quỳ Châu Khai trương phòng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. (25/06/2014 04:43 PM)
    Ngày 25/6 tại Bệnh viện đa khoa, UBND huyện Quỳ Châu đã tổ chức hội nghị đồng thuận triển khai điều trị cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.







    Quang cảnh hội nghị
    Việc điều trị người nghiện bằng liệu pháp Methadone nằm trong chương trình can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV qua đường tiêm chích ma túy do dùng chung bơm kim tiêm, thuộc kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh. Methadone là thuốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện. Tuy mới triển khai từ năm 2012 đến nay nhưng bước đầu đã cho thấy hiệu quả tích cực, đa số bệnh nhân sau khi được điều trị bằng Methadone đã không còn dùng Heroin nữa, đặc biệt một số bệnh nhân đã bắt đầu trở lại lao động và học tập.
    Quỳ Châu có 515 người nhiễm HIV, là huyện có nhiều người nhiễm HIV đứng thứ 4 trong tỉnh. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS có liên quan đến tiêm chích các chất ma túy là 90%. Hiện tại Quỳ Châu có 254 người nghiện các chất ma túy dạng thuốc phiện.
    Mục tiêu của cơ sở điều trị Methadone tại huyện Quỳ Châu đến năm 2015 điều trị được 150 người bệnh, từ năm 2016 trở đi mỗi năm điều trị thêm 100 người bệnh; đến năm 2020 phủ kín 100% người nghiện tại huyện Quỳ Châu được tiếp cận sử dụng Methadone. Qua đó góp phần giảm lây nhiễm HIV và một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện, người nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
    Kế Kiên – Đài TT-TH Quỳ Châu


  3. #83
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    26/6/2014 09:15


    Cần xã hội hóa cai nghiện ma túy bằng điều trị Methadone




    (Baonghean) - Tháng 9/2012, tỉnh ta triển khai cai nghiện cho người nghiện ma túy bằng phương pháp điều trị thay thế methadone. Đến nay, kết quả mang lại là khá tích cực. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của chương trình, rất cần sự quan tâm, vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội.

    Kết quả khả quan


    "Nếu không có methadone, chắc tôi vẫn ở trong tù", đó là lời khẳng định của một bệnh nhân mà chúng tôi gặp tại ở cơ sở điều trị bằng Methadone (thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS). Với nước da hồng hào, khuôn mặt sáng sủa, thật khó để hình dung được Tr. V. Th. trú ở khối 4, phường Hà Huy Tập (TP. Vinh) là một người nghiện ma túy. Người đàn ông này đã rất cởi mở khi chia sẻ với chúng tôi về quá trình nghiện và cai nghiện ma túy của mình.

    Bệnh nhân nghiện ma túy điều trị bằng methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.


    Sinh năm 1976, thông minh, học giỏi, tương lai Th. rộng mở khi anh thi đậu vào Trường Đại học giao thông - Vận tải. Năm 1998, khi đang là sinh viên năm cuối, chỉ vì tò mò, đua đòi bạn bè nên Th. đã "bập" vào ma túy. Kể từ đó, ma túy đã phủ bóng đen lên cuộc đời anh, dù anh đã vật vã, cố gắng để thoát khỏi nó. 7 lần cai nghiện, trong đó có 5 lần cai tập trung tại các trung tâm giáo dục lao động xã hội, nhưng đều thất bại; đã một lần phải vào tù vì tàng trữ heroin, tưởng như cuộc đời Th. sẽ không bao giờ thoát khỏi ma túy. Nhưng đến tháng 9/2012, chương trình điều trị cai nghiện bằng methadone lần đầu tiên được triển khai ở Nghệ An đã đem đến cho anh hy vọng. Là một trong những người đầu tiên đăng ký điều trị, từ đó đến nay, đều đặn mỗi ngày anh đều đến đây để uống thuốc. Th. tâm sự: "Nhờ uống methadone, tôi thấy mình khỏe ra, tăng hơn 10 kg so với cách đây gần 2 năm, không phải vật vã thèm thuốc như trước nữa. Vì thế, tôi lại có cảm giác tự tin vào cuộc sống, cùng vợ mở một quầy tạp hóa, việc buôn bán khá suôn sẻ. Không những thế, tình cảm gia đình, quan hệ với anh em họ hàng cũng thay đổi tích cực. Vợ tôi đã sinh thêm một cháu bé sau khi đã có cháu đầu vào năm 2006 và cả gia đình tôi đều tin tưởng vào tương lai".

    Còn D. (SN 1990) trú ở xóm 13, xã Diễn An, huyện Diễn Châu. Bắt đầu sử dụng ma túy từ năm 2008. D đã có 5 năm liên tục khiến cả gia đình khổ sở vì không thể dứt ra được sự đày đọa của heroin. Tháng 6/2013, gia đình đã đưa D vào đăng ký cai nghiện thay thế bằng methadone. "Sau vài tháng điều trị, em không còn cảm giác thèm heroin như trước đây và đã tham gia vào các công việc của gia đình".

    Bác sỹ Luyện Văn Trịnh - Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh cho biết: Tỉnh ta là địa phương thứ 12 trong cả nước triển khai chương trình điều trị thay thế các chất gây nghiện bằng thuốc methadone (theo Quyết định số 3900/QĐ-UBND ngày 22/9/2011 của UBND tỉnh). Đến ngày 31/5/2014, đã có 426 bệnh nhân đến từ 11 huyện, thành, thị trong tỉnh đăng ký tham gia điều trị, trong đó có 378 bệnh nhân đã được điều trị và có 268 bệnh nhân đang tiếp tục điều trị. Cùng với đó, cơ sở đã tổ chức được 76 buổi giáo dục nhóm tuyên truyền về tác hại của ma túy cũng như hiệu quả điều trị methadone, thu hút 882 lượt bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tham gia; tổ chức tư vấn cho gần 3 nghìn lượt người trước và trong quá trình điều trị.

    Theo các bác sỹ tại trung tâm thì việc điều trị các chứng nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone ở tỉnh ta bước đầu đã có nhiều kết quả khả quan: Khoảng 98% bệnh nhân chấp hành tốt phác đồ điều trị, hơn 80% bệnh nhân sau khi tham gia điều trị đã không còn sử dụng heroin, nhờ đó cải thiện về sức khỏe, tăng cân, tâm lý ổn định, giao tiếp tự tin, cải thiện mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Gần 20% bệnh nhân còn sử dụng heroin nhưng với tần suất ít hơn rất nhiều và với hình thức sử dụng đỡ nguy hiểm hơn là hít thay vì tiêm chích như trước đây. Do đó, có thể khẳng định, việc triển khai điều trị bằng methadone như một mũi tên trúng nhiều đích: Hạn chế tình trạng lây nhiễm HIV, giúp người nghiện từ bỏ dần ma túy, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm chi phí và gánh nặng cho gia đình cũng như giảm nguy cơ phạm pháp, góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội.

    Những khó khăn

    Điều trị methadone được xem là phương pháp cai nghiện ma túy hiệu quả, chi phí rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Hiện nay, toàn bộ chi phí cho cơ sở vật chất ban đầu, mua methadone và chi phí vận hành, tiền lương cho cán bộ, nhân viên các cơ sở được trích từ tài trợ của Dự án PEPFAR nên tất cả các bệnh nhân tham gia điều trị không phải chi trả tiền thuốc và bất cứ khoản chi phí nào khác. Nhưng nguồn hỗ trợ này đang bị cắt giảm và sẽ kết thúc vào năm 2015, điều này ảnh hưởng lớn đến tiến độ thành lập các cơ sở điều trị methadone. Dự kiến đến năm 2015, toàn tỉnh sẽ có 7 cơ sở điều trị bằng methadone, với hơn 1.700 bệnh nhân tham gia điều trị. Tuy nhiên, đến tháng 6/2014, mới chỉ có 2 cơ sở đi vào hoạt động là cơ sở ở Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và ở Thị trấn Kim Sơn (Quế Phong), trong đó cơ sở Quế Phong mới chỉ tiếp nhận điều trị bệnh nhân từ ngày 24/6.

    Cũng do khó khăn về kinh phí nên các cơ quan chức năng chưa tổ chức được nhiều cuộc hội thảo, tuyên truyền về methadone xuống cơ sở, do đó nhận thức của các cấp chính quyền cũng như người dân về điều trị methadone còn nhiều hạn chế. Bác sỹ Luyện Văn Trịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS cho biết: "Nhiều bệnh nhân đến điều trị cho chúng tôi biết rằng ở một số địa phương, do chưa nhận thức đúng về điều trị methadone, coi người nghiện là đối tượng phạm tội nên còn gây khó khăn cho họ khi đến xin xác nhận. Ngoài ra, với những bệnh nhân ở xa, dù đã được cấp thuốc miễn phí nhưng họ vẫn phải tốn kém chi phí đi lại; sau vài tháng điều trị, thấy không còn thèm heroin, người nhà của một số bệnh nhân và chính bản thân họ tưởng đã cai nghiện thành công, lại bỏ dở điều trị cho đỡ tốn kém mà không biết rằng điều trị methadone phải thực hiện lâu dài và gần như suốt đời".

    Tuy nhiên, để điều trị thành công ngoài việc cần có phác đồ điều trị phù hợp và bản thân, người bệnh phải kiên trì, tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn của thầy thuốc. Đặc biệt, trong quá trình điều trị rất cần có sự quan tâm ủng hộ của người thân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Ngay cả nhiều bệnh nhân đã điều trị methadone lâu dài và tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị vẫn phải thừa nhận rằng dù không còn cảm giác thèm heroin như trước đây nhưng nếu vẫn thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng nghiện ma túy ngoài xã hội thì họ vẫn rất dễ tái nghiện. Con số 110 bệnh nhân phải từ bỏ điều trị methadone đã cho thấy điều đó.

    Mặt khác, hiện nay, chế độ cho những người làm công tác điều trị methadone còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ. Theo bác sỹ Trần Mạnh Cường - Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, trong số 13 cán bộ, nhân viên của cơ sở, hàng ngày có đến 4 - 5 người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân và công việc này có thể xếp vào nhóm độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, các cán bộ, nhân viên ở đây không được hưởng bất cứ chế độ phụ cấp độc hại nào, dẫn đến nhiều người không muốn gắn bó lâu dài với công việc.

    Như vậy, để tăng độ bao phủ của chương trình điều trị methadone, giúp nhiều người nghiện ma túy có cơ hội cai nghiện, các ban, ngành liên quan cần tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của các dự án, đẩy nhanh tiến độ thành lập các cơ sở điều trị methadone. Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và người dân về công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện cũng như hiệu quả của điều trị methadone để từ đó tạo điều kiện cho người nghiện tham gia điều trị methadone, giúp họ hòa nhập cộng đồng, giải quyết việc làm, đồng thời tiến dần đến việc xã hội hóa chương trình điều trị methadone để giải quyết khó khăn về kinh phí sau khi các dự án HIV/AIDS kết thúc.

    Bài, ảnh: Minh Quân

    Methadone là một loại ma túy hợp pháp (không phải là loại thuốc cai nghiện) dùng để thay thế các loại ma túy dạng thuốc phiện như heroin. Tuy là ma túy, nhưng methadone có ưu điểm là không phải tiêm chích, không tăng liều, có tác dụng trong 24 giờ nên mỗi ngày chỉ dùng 1 lần. Methadone cũng không tạo những kích thích, hưng phấn cao như heroin... Người nghiện khi dùng methadone vẫn có khoái cảm nhưng yếu, nên đây được gọi là phương pháp điều trị thay thế.




  4. #84
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hiệu quả từ mô hình cai nghiện ma túy bằng Methadone
    Thứ hai, 30/06/2014 08:46
    Sau 6 năm triển khai, chương trình điều trị cai nghiện ma túy bằng thuốc Methadone đã giúp cải thiện sức khỏe cho nhiều người, góp phần ổn định kinh tế và an ninh trật tự ở nhiều địa phương trên cả nước. Hiện toàn quốc có 92 cơ sở điều trị theo phương pháp này tại 32 tỉnh, thành phố với hơn 17.000 bệnh nhân (BN). Trong đó, TPHCM có 5 cơ sở với trên 1.400 người tham gia.

    Tư vấn về tác hại của ma túy


    TỶ LỆ BỎ ĐIỀU TRỊ THẤP
    Chương trình được triển khai tại TPHCM từ tháng 4-2008 và mở rộng từ năm 2011 đến nay. Hiện đa số áp dụng theo phương pháp này đã cai nghiện thành công và tái hòa nhập cộng đồng. Tư vấn viên tại các cơ sở điều trị cho biết họ đã chủ động cấp phát thuốc, BN cũng phối hợp và chấp hành tốt quy định về giờ giấc điều trị, giúp hơn 80% người cải thiện sức khỏe... Theo Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS TPHCM, cai nghiện ma túy bằng Methadone đáp ứng được nguyện vọng của người nghiện và cộng đồng. Sau 6 năm triển khai, số nghiện ma túy ở thành phố giảm đáng kể.
    Các địa phương trên cả nước cũng đang áp dụng mô hình này nhằm góp phần giảm số người nghiện, đồng nghĩa với việc giảm tệ nạn xã hội và sự lây truyền HIV trong cộng đồng. Trên thế giới, điều trị cai nghiện bằng Methadone không phải là giải pháp mới trong hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV (từng được triển khai ở 80 quốc gia, vùng lãnh thổ với hơn 1.000.000 người tham gia). Điều trị theo phương pháp này đã góp phần làm giảm sự lây truyền HIV trong nhóm người nghiện ma túy và từ nhóm này ra cộng đồng.
    Nghiên cứu của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ tuân thủ điều trị sau 24 tháng là 93%, đặc biệt số tiếp tục sử dụng ma túy sau 24 tháng chỉ còn 15,87% (trước đó là 100%). Những BN tham gia điều trị bằng Methadone thời gian càng dài thì mức độ ổn định về sức khỏe thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống càng cao, đồng thời số vụ vi phạm pháp luật cũng giảm đáng kể. Cụ thể sau hai năm điều trị, nhiều BN tăng từ 10 - 12kg, tỷ lệ có hành vi vi phạm pháp luật giảm từ 40,8% xuống còn 1,34%, số có hành vi ảnh hưởng đến cuộc sống bản thân và gia đình giảm nhanh từ 90,3% còn 2,27%... Đặc biệt, sau 24 tháng điều trị chỉ phát hiện 1 trường hợp nhiễm HIV mới trong tổng số 1.000 BN.

    CHI PHÍ THẤP
    Điều trị bằng Methadone là phương pháp hiệu quả, chi phí rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long cho biết, sử dụng phương pháp này ngoài việc giúp giảm chi phí đối với các gia đình có người nghiện ma túy, sau khi điều trị, người bệnh không phải chịu tác động và chẳng còn bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm ma túy nên nếu trước điều trị chỉ có 64,4% BN tìm được việc làm thì sau 24 tháng, con số này đã lên 75,9% và thu nhập cũng tăng dần. Mặt khác, theo kết quả điều tra của 11 tỉnh, thành phố trên cả nước, trước đây trung bình một BN tiêu tốn 230.000 đồng/ngày để mua heroin (khoảng 84 triệu đồng/năm), trong khi đó chi phí điều trị bằng Methadone chỉ khoảng 6-8 triệu đồng/người/năm. Như vậy, với 17.521 người tham gia điều trị tại các tỉnh, thành phố, chương trình đã tiết kiệm được khoảng 1.470 tỷ đồng/năm.
    Hiện nay, thuốc Methadone sử dụng cho BN đều được nhập khẩu thông qua Chương trình kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Hoa Kỳ về phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) tại Việt Nam và dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS tài trợ. Tính đến tháng 4-2014, Việt Nam đã nhập khẩu 183.228 lít thuốc Methadone, trong đó sử dụng 123.475 lít; còn lại 59.727 lít đang được bảo quản tại Công ty dược phẩm trung ương I. Dự kiến cuối tháng 9-2014 sẽ nhập thêm 21.000 lít. Tuy nhiên, về lâu dài không thể cứ chờ nguồn tài trợ nên Bộ Y tế cũng đã phê duyệt danh sách 5 doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia sản xuất Methadone phục vụ công tác điều trị cai nghiện giai đoạn 2010-2015. Hiện Việt Nam đã có một công ty dược sản xuất thành công loại thuốc này là Công ty CP dược phẩm Trung ương Vidipha.
    Việc triển khai điều trị cai nghiện ma túy bằng thuốc Methadone tại Việt Nam bước đầu góp phần tạo sự ổn định về an ninh trật tự cũng như hiệu quả về y tế, cải thiện kinh tế, việc làm, đảm bảo đời sống và đem lại hạnh phúc cho các gia đình... Bộ Y tế đã có kế hoạch mở rộng chương trình, theo đó đến cuối năm 2015 trên toàn quốc sẽ có 182 cơ sở điều trị cho khoảng 39.360 BN.
    MINH KHÔI
    http://congan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&id=520460

  5. #85
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hải Phòng nhân rộng mô hình xã hội hóa các cơ sở điều trị methadone

    Thứ ba 01/07/2014 19:00
    Từ việc triển khai thành công Đề án thí điểm điều trị methadone theo mô hình xã hội hóa tại cơ sở điều trị methadone thuộc Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội do Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP. Hải Phòng quản lý, sau khi được Chính phủ cho phép, Hải Phòng đã triển khai nhân rộng mô hình xã hội hóa đến toàn bộ các cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn thành phố từ tháng 1/2014 đến nay.



    Điều trị methdone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh minh họa
    Năm 2008, TP Hải Phòng là địa phương được Chính phủ chọn thí điểm điều trị bệnh nhân ma túy bằng methadone. Bước đầu liệu pháp này đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên còn một số hạn chế do bao cấp, khiến một số bệnh nhân chỉ ngậm methadone rồi sau đó nhổ ra ngoài.Thậm chí có người đem bán lấy tiền mua heroin. Từ tháng 6/2011, khắc phục tồn tại trên, TP Hải Phòng thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và sự giúp đỡ của Tổ chức FHI, đã thí điểm xây dựng mô hình điều trị Methadone xã hội hóa đầu tiên trên toàn quốc. Mô hình được giao cho Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội, thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai. Cho đến nay, Hải Phòng được coi là triển khai rất thành công mô hình điều trị methadone xã hội hóa.Theo thống kê của Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP. Hải Phòng, hiện cơ sở điều trị xã hội hóa có 245 bệnh nhân. Sau 6 tháng điều trị chỉ còn 9% bệnh nhân dương tính với heroin, số còn lại đã cải thiện được sức khỏe rất tốt, giúp họ có thêm tự tin để hòa nhập cộng đồng. Nhờ vậy, tỷ lệ bệnh nhân điều trị cai nghiện có việc làm cũng tăng lên 67% với mức thu nhập 3 đến 5 triệu đồng/tháng.Một ưu điểm khác của điều trị xã hội hóa là tổng chi phí điều trị cho 250 người/năm trong chương trình methadone xã hội hóa, chỉ bằng 44% cho lượng bệnh nhân trên trong cơ sở cai nghiện tập trung.Sau khi được Chính phủ cho phép, thành phố Hải Phòng đã triển khai nhân rộng mô hình xã hội hóa đến toàn bộ các cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn thành phố từ tháng 1/2014 với mức thu một phần chi phí điều trị là 10.000 đồng/người bệnh/ngày, tỷ lệ thu đạt được từ 85% đến 90% trên tổng số bệnh nhân đang tham gia điều trị methadone là 3.043 người.Từ những kết quả trên, Hải Phòng đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai chương trình điều trị Methadone, đặc biệt là triển khai xã hội hóa điều trị methadone. Theo Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam – Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố, việc triển khai cần có sự thống nhất cao trong lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và đặc biệt là vai trò tham mưu, tổ chức thực hiện của các ngành Y tế, Lao động Thương binh và Xã hội, Công an, Tài chính và chính quyền cơ sở.Trước và trong quá trình triển khai xã hội hóa điều trị methadone, Hải Phòng tích cực triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy định pháp luật, phương án xã hội hóa tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân. Đồng thời xây dựng các quy định, thủ tục, quy trình chặt chẽ, công khai, minh bạch; tổ chức giải thích, hướng dẫn đến từng người bệnh tham gia điều trị methadone và gia đình họ về quyền lợi, nghĩa vụ và tiêu chuẩn, thủ tục xét miễn, giảm chi phí theo quy định của Nhà nước để họ tự nguyện chấp hành.Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Lê Khắc Nam, trong quá trình triển khai mở rộng xã hội hóa điều trị methadone, nhất là triển khai thực hiện Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong công tác này.Cụ thể như khó khăn, vướng mắc về cơ chế cung ứng thuốc methadone khi triển khai mở thêm các cơ sở điều trị methadone và tăng thêm chỉ tiêu điều trị người nghiện. Vì hiện nay, các cơ sở điều trị methadone của thành phố vẫn đang thực hiện theo chỉ tiêu người bệnh được Bộ Y tế giao, thuốc methadone được các tổ chức quốc tế hỗ trợ, cung cấp theo chỉ tiêu này.Khó khăn, vướng mắc về thực hiện giá dịch vụ điều trị methadone vì liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính chưa ban hành khung giá. Thành phố Hải Phòng phải xin phép Chính phủ thực hiện thí điểm từ ngày 01/01/2014, mức thu hiện nay là 10.000 đồng/người bệnh/ngày, chỉ chiếm khoảng 1/3 so với tổng chi phí điều trị, mới chỉ thu một phần chi phí thường xuyên; chưa có tiền thuốc methadone (do các tổ chức quốc tế cấp), chi phí cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực (do ngân sách thành phố cấp).Ngoài ra, trong việc cấp thuốc methadone cho người bệnh khi đi chữa bệnh nội trú, đi việc riêng hoặc làm ăn tại địa phương không có cơ sở điều trị Methadone và trong việc thực hiện quy định tại khoản 1, Điều 8, Nghị định số 96/2012/NĐ-CP: “Phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam, trại viên, học sinh đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện ngoài cộng đồng bị đưa vào các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, trại giam, trại tạm giam” được tiếp tục tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.Từ những khó khăn trên, Phó Chủ tịch Lê Khắc Nam cho rằng, việc Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để giúp các địa phương có cơ sở triển khai thuận lợi mở rộng điều trị methadone là rất cần thiết

  6. #86
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Năm 2015: Sẽ có 296 cơ sở điều trị Methadone hoạt động

    Thứ tư 02/07/2014 14:00
    Để đạt được mục tiêu điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone cho 80.000 bệnh nhân vào năm 2015, trong thời gian tới cần mở rộng chương trình điều trị trên toàn quốc, đặc biệt tại các tỉnh trọng điểm về ma túy, HIV/AIDS.

    Phát thuốc Methadone cho người điều trị nghiện
    Theo Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện nay còn 64 cơ sở điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone đã đăng k‎ý mở mới nhưng chưa triển khai, trong đó chỉ có 32 cơ sở dự kiến từ nay đến cuối năm 2014 có thể đi vào hoạt động. 32 cơ sở còn lại mặc dù đã đăng ký nhưng chưa thể triển khai do còn thiếu kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và nhân lực.Hiện toàn quốc có 92 cơ sở điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone tại 32 tỉnh, thành cho 17.521 bệnh nhân. Chương trình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế cho cá nhân, gia đình người bệnh và toàn xã hội. Tỷ lệ người nghiện được điều trị có việc làm tăng lên từ 64,4% lên gần 76% sau 24 tháng điều trị. Nếu không tham gia điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone, trung bình một người bệnh tiêu tốn 230.000 đồng/ngày mua heroin (khoảng 84 triệu đồng/năm), trong khi đó, chi phí điều trị trung bình cho 1 bệnh nhân chỉ khoảng 6-8 triệu đồng/năm.Tính đến cuối năm 2015, dự kiến sẽ có khoảng 296 cơ sở điều trị Methadone đi vào hoạt động điều trị cho 80.000 bệnh nhân. Để đưa các cơ sở điều trị mới vào hoạt động, theo Cục phòng, chống HIV/AIDS, các địa phương phải chịu trách nhiệm bố trí kinh phí cho các hoạt động như sửa chữa cơ sở vật chất, mua trang thiết bị, mua thuốc Methadone (ước tính khoảng 54,8 tỷ đồng), chi phí hoạt động thường xuyên.Bộ Y tế sẽ hỗ trợ kinh phí mua thuốc Methadone cho các tỉnh miền núi (ước tính khoảng 56,6 tỷ đồng) và kinh phí đào tạo để đảm bảo việc triển khai điều trị nghiện các dạng thuốc phiện đạt hiệu quả cao.Để đạt được mục tiêu điều trị nghiện cho 80.000 bệnh nhân vào năm 2015, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chỉ tiêu điều trị 30.850 bệnh nhân bằng thuốc Methadone trong năm 2014. Trong đó, các tỉnh, thành phố được giao chỉ tiêu bệnh nhân điều trị bằng thuốc Methadone nhiều nhất là TP Hà Nội với 2.300 bệnh nhân (năm 2014) và 8.500 bệnh nhân (năm 2015); TP.HCM là 2.280 bệnh nhân (năm 2014) và 8.000 bệnh nhân (năm 2015)…

  7. #87
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Bà Rịa- Vũng Tàu: 1.200 người điều trị Methadone vào năm 2015

    Thứ năm 03/07/2014 10:00
    Ngành y tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đặt mục tiêu đến năm 2014 có 1.200 người nghiện ma tuý được điều trị bằng thuốc thay thế Methadone.

    Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu triển khai chương trình Methadone từ tháng 10/2012 tại TP.Vũng Tàu và huyện Long Điền. Đến nay, các cơ sở điều trị Methadone đã tiếp nhận và điều trị cho 370 bệnh nhân. Chương trình được tài trợ trang thiết bị và nguồn thuốc Methadone từ dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS.
    Ảnh minh hoạ
    Theo đánh giá của Sở Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu, chương trình Methadone bước đầu đã mang lại lợi ích cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Người bệnh sống tích cực hơn, gia đình giảm gánh nặng về chi phí, xã hội giảm gánh nặng về tệ nạn. Tuy nhiên, so với số người nghiện trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ bệnh nhân tham gia chương trình còn ít; bệnh nhân không tuân thủ uống thuốc đều đặn làm giảm hiệu quả điều trị; nhiều khoản kinh phí hỗ trợ tổ chức quốc tế bị cắt giảm...Ngành y tế đặt mục tiêu phấn đấu tăng số lượng bệnh nhân được điều trị nghiện bằng Methadone trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 550 người vào 2014 và 1.200 người vào năm 2015. Để đạt được mục tiêu này, cần tập trung vào quản lý và đưa các đối tượng tái nghiện sau khi cai nghiện ở các trung tâm và tại xã, phường vào chương trình Methadone; phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành trong việc giảm dần đối tượng cai nghiện tập trung chuyển sang cai nghiện chương trình Methadone.Bên cạnh đó, để chương trình đạt hiệu quả hơn cần tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông đến người dân và cơ quan ban, ngành các cấp hiểu được lợi ích của việc điều trị Methadone; huy động đông đảo các nguồn lực, các tổ chức chính trị cùng tham gia chương trình...

  8. #88
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    TP HCM mở điểm trị cai nghiện ở 24 quận huyện cho 8.000 người

    04/7/2014 09:19
    Từ quý 3 năm nay, TP HCM sẽ mở rộng phạm vi điều trị cai nghiện ma túy bằng thuốc methadone tại tất cả các bệnh viện của 24 quận huyện.

    Theo đề án của UBND TP HCM được phổ biến trong buổi giao ban tại Sở Y tế TP HCM ngày 3/7, 8 điểm điều trị cai nghiện thành phố hiện có được đặt tại Trung tâm Y tế dự phòng quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình và Trung tâm Tư vấn và cai nghiện ma túy thuộc Sở Lao động thương binh xã hội.
    Người nghiện ma túy ở các quận huyện tại TP HCM chỉ cần đến bệnh viện quận huyện nơi mình sinh sống đăng ký để được điều trị. Ảnh: Thiên Chương
    Các điểm này nhận điều trị cho gần 1.600 người nghiện, trong khi chỉ tiêu từ đây đến hết năm 2015, thành phố phải hoàn tất điều trị cho 8.000 người. Để đẩy nhanh tiến độ, ngoài những điểm đang hoạt động, ngành y tế phải khẩn trương bổ sung điều trị tại các bệnh viện quận huyện chưa có mô hình này.
    Cũng theo chỉ đạo, song song với các cơ sở mới, thành phố sẽ thí điểm phát thuốc methadone tại trạm y tế các phường xã trực thuộc các quận huyện có cơ sở điều trị cai nghiện. Mô hình này sau đó sẽ được đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng nếu thấy hiệu quả. Trước mắt, UBND thành phố yêu cầu Sở Y tế khẩn trương rà soát và bổ sung cơ sở vật chất hiện có của các bệnh viện quận huyện và trạm y tế để đảm bảo việc tiếp nhận bệnh nhân.
    Để được điều trị, sau khi đăng ký và khám, mỗi ngày, người nghiện sẽ phải đến cơ sở một lần để uống thuốc và được các bác sĩ chuyên trách theo dõi, tư vấn. Hiện nay, toàn bộ kinh phí mua methadone vẫn được trích từ tài trợ quốc tế, nhưng nguồn này đang bị cắt giảm và sẽ kết thúc vào năm 2015.
    Để đảm bảo quá trình điều trị của bệnh nhân được liên tục, UBND TPHCM đã phải chi thêm hơn 3 tỷ đồng từ ngân sách cho việc mua thuốc và chi phí hoạt động của các cơ sở điều trị. TP cũng đang hướng đến việc triển khai xã hội hóa chương trình methadone nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị. Trong thời gian tới, nếu thuốc không còn được các tổ chức nước ngoài tài trợ, người điều trị bằng methadone có thể phải trả phí mỗi lần là 10.000 đồng.
    Mục đích chính của việc điều trị bằng thuốc methadone là ngăn nhiễm HIV qua đường tiêm chích, đồng thời quên dần thói quen sử dụng ma túy. Việc từ bỏ hẳn ma túy và bỏ luôn dùng chất methadone thay thế phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức bản thân của người trót nghiện.
    Theo ước tính mới nhất, TP HCM hiện có khoảng 13.000 - 16.000 người nghiện ma túy.
    Thiên Chương

    Theo vnexpress.net



  9. #89
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    TP.HCM thí điểm phát thuốc Methadone tại trạm y tế phường

    01/7/2014 17:48
    Phó chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận vừa chỉ đạo triển khai thí điểm mở điểm phát thuốc Methadone tại trạm y tế phường thuộc các quận đã có cơ sở điều trị Methadone.


    *Tiếp tục kiến nghị cấm kinh doanh thuốc shisha
    Bên cạnh đó, TP sẽ mở cơ sở điều trị Methadone tại bệnh viện của các quận, huyện hiện chưa có cơ sở điều trị Methadone.
    Hiện nay, trên địa bàn TP có 8 cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Y tế dự phòng các quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp, Tân Bình và tại Trung tâm Tư vấn và Cai nghiện ma túy trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đang điều trị cho gần 1.600 bệnh nhân.
    Theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế, đến hết năm 2015, TP.HCM phải hoàn thành chỉ tiêu điều trị bằng thuốc Methadone cho 8.000 bệnh nhân.
    * UBND TP.HCM vừa có văn bản tiếp tục kiến nghị Bộ Y tế nghiên cứu trình Chính phủ xem xét đưa mặt hàng thuốc shisha bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. Cách đây 1 năm, vào tháng 7-2013, TP đã kiến nghị Bộ Y tế về vấn đề này nhưng chưa nhận được phản hồi.
    Theo nhận định của UBND TP, trong thời gian gần đây, việc hút thuốc shisha đang trở nên phổ biến, được nhiều người, nhất là lứa tuổi thanh, thiếu niên rất ưa thích. Tại TP.HCM việc hút và mua bán thuốc shisha ngày càng phổ biến gây nguy hiểm trong việc lây lan mầm bệnh của các bệnh truyền nhiễm.
    MAI HƯƠNG



  10. #90
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Methadone hy vọng cho người nghiện ma túy, hiệu quả trong phòng chống HIV/AIDS



    Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
    “HIV/AIDS là nguyên nhân hàng đầu tạo gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển, như Việt Nam. Nhóm đối tượng nghiện chích ma túy là nguyên nhân chính làm lây truyền HIV tại nước ta (chiếm 77%). Sau 6 năm triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Số người tái nghiện và lây nhiễm HIV đã giảm đáng kể, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội” - TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.
    Hiệu quả của phương pháp điều trị Methadone sau 6 năm triển khai thực hiện
    Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được chính thức triển khai thí điểm tại Việt Nam từ tháng 4/2008 tại thành phố Hài Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. Với những thành công bước đầu tại 2 thành phố, từ năm 2011 đến nay, Chương trình liên tục được nhân rộng ra nhiều địa phương trên cả nước. Tính đến 30/6/2014, Chương trình đã được triển khai tại 32 tỉnh/thành phố với 101 cơ sở, điều trị cho 18.157 bệnh nhân. Một số địa phương có chương trình điều trị bằng Methadone đạt độ bao phủ cao (tính trên số người nghiện chích ma túy được quản lý) như: Hải Phòng (43,2%), Nam Định (42,6%), Quảng Ninh (30,5%), Cần Thơ (29,9%)... Tuy nhiên, vẫn còn có 31 tỉnh chưa triển khai và 5 tỉnh đã triển khai nhưng đạt mức bao phủ thấp dưới 5%.
    Thực tế đã chứng minh các phương pháp cai nghiện chất dạng thuốc phiện bắt buộc ít có hiệu quả, tỷ lệ tái nghiện cao. Điều trị nghiện bằng thuốc thay thế từ lâu đã được coi là một biện pháp can thiệp giảm tác hại có hiệu quả cho nhóm đối tượng nghiện chích ma túy. Một số thuốc thay thế đang được sử dụng trên thế giới như: Methadone, Buprenorphin, LAAM... Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone giúp người nghiện chích ma túy giảm việc sử dụng ma túy, giảm các hành vi gây hại liên quan đến việc sử dụng ma túy. Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Chương trình Methadone được triển khai đã làm giảm đáng kể hành vị sử dụng ma túy trong nhóm được điều trị. Trước khi tham gia điều trị, 100% đối tượng đã sử dụng Heroin. Sau 6 tháng điều trị, số bệnh nhân tiếp tục sử dụng ma túy giảm xuống còn 19,29% và sau 24 tháng chỉ còn 15,87%. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn giảm đáng kể các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV. Nếu trước khi điều trị có trên 86,9% số bệnh nhân có hành vi tiêm chích ma túy, thì sau 6 tháng điều trị, tỷ lệ này chỉ còn 53,9% và sau 24 tháng giảm xuống còn 42,4%. Sau 24 tháng điều trị, trong 1000 bệnh nhân chỉ phát hiện 1 trường hợp nhiễm mới HIV. Việc giảm tỷ lệ sử dụng chung bơm kim tiêm, tăng tỷ lệ sử dụng bao cao su trong nhóm bệnh nhân tham gia Chương trình đã góp phần dự phòng lây nhiễm HIV từ nhóm đối tượng tiêm chích ma túy sang bạn tình của họ và cộng đồng. Chương trình điều trị bằng Methadone còn giúp nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân, mang lại lợi ích kinh tế, an ninh, xã hội. TS. Nguyễn Hoàng Long Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết: “nếu không tham gia điều trị, trung bình một người nghiện tiêu tốn khoảng 230.000 đồng/ngày, khoảng 84 triệu đồng/ năm. Trong khi đó, chi phí điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone chỉ từ 6-8 triệu đồng/năm. Với việc đang điều trị cho 18.157 bệnh nhân, chúng ta sẽ tiết kiệm được khoảng 1.524 tỷ đồng mỗi năm”.
    Công tác triển khai điều trị thay thế bằng Methadone đang gặp nhiều khó khăn
    BS.Phan Trọng Khánh, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hải Phòng cho biết, hiện nay, cơ sở đang tiếp nhận điều trị cho gần 500 người bệnh. Phần lớn người bệnh là người nghiện ma túy lâu năm, từng cai nghiện ma túy nhiều lần mà không thành công. Sau giai đoạn dò liều, Trung tâm sẽ chuyển người bệnh sang giai đoạn điều trị duy trì. Kết quả là đến nay, nhiều người đã từ bỏ được ma túy, qua kiểm tra cho thấy kết quả hơn 90% số người bệnh có phản ứng âm tính với ma túy, trong số đó có đến 76% số người có việc làm (trước khi điều trị chỉ 30% số người có việc làm). Người bệnh hồi phục, sức khỏe, tinh thần ngày càng thoải mái, cải thiện được các mối quan hệ gia đình và xã hội. Tuy nhiên, hiện các cơ sở điều trị Methadone tại Hải Phòng đều bị quá tải. Nhiều gia đình người bệnh sẵn sàng trả thêm tiền để được ưu tiên vào điều trị.
    Đề đạt được mục tiêu điều trị cho 81.047 bệnh nhân vào năm 2015 theo quy định tại Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone năm 2014-2015. Thì từ nay đến cuối năm 2015, tại 61 tỉnh/thành phố cần mở thêm 101 cơ sở điều trị , nâng số cơ sở điều trị trên toàn quốc lên 296 cơ sở. Để đạt chỉ tiêu điều trị cho trên 80.000 bệnh nhân vào cuối năm 2015, các tỉnh cần tăng thêm 62.000 bệnh nhân, tức là gấp 4 lần so với hiện nay. Tuy nhiên, việc nhân rộng mô hình điều trị thay thế bằng Methadone đang gặp nhiều khó khăn do sự thiếu quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo địa phương. Một số Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố đã phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình, nhưng không kèm theo nguồn lực, hoặc nguồn lực không đảm bảo. Đặc biệt là về việc bố trí cơ sở vật chất và nhân lực. Do vậy, nhiều cơ sở nằm trong kế hoạch 2014 nhưng trên thực tế không được triển khai; nguồn nhân lực cho điều trị Methadone gặp khó khăn do hầu hết cán bộ tham gia công tác là kiêm nhiệm hoặc do dự án viện trợ nước ngoài trả lương; thiếu kinh phí hoạt động do công tác điều trị bằng Methadone chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ. Hiện nay, các nhà tài trợ đã công bố lộ trình cắt giảm kinh phí viện trợ. Trong khi đó, nhiều địa phương coi Chương trình Methadone thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS nên không bố chí kinh phí triển khai, mà yêu cầu ngành Y tế lo nguồn lực để thực hiện. Vì vậy, một số địa phương đã không mở thêm được điểm điều trị, hoặc đã có thì khó có thể tăng được số lượng bệnh nhân, ngay cả khi có nhu cầu thực tế. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, cấp chứng chỉ điều trị Methadone cũng gặp khó khăn, do trong 5 cơ sở được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo, cấp chứng chỉ điều trị Methadone chỉ có duy nhất trường Đại học Y Hà Nội đang triển khai thực hiện.
    Phát biểu tại Hội nghị Sơ kết công tác phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2014, định hướng 2015, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị, UBND tỉnh/thành phố phối hợp với ngành Y tế bố trí, tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có để thực hiện mục tiêu đã đề ra; Cục Phòng, chống HIV/AIDS khẩn trương phối hợp với các cơ sở đào tạo nhanh chóng mở rộng mạng lưới đào tạo cấp chứng trị điều trị Methadone. Thứ trưởng nhấn mạnh, Sở Y tế, UBND các tỉnh/thành phố có thể linh hoạt trong việc mở mới các trung tâm điều trị Methadone - “ Bất cứ một cơ sở y tế của địa phương là bệnh viện, trung tâm y tế, trung tâm y tế dự phòng…, nếu có đủ điều kiện thì có thể quy hoạch, triển khai xây dựng thành cơ sở điều trị Methadone”. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ có những chỉ đạo, can thiệp quyết liệt nhằm đạt được chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao và để người nghiện ma túy có được cơ hội tiếp cận với biện pháp cai nghiện hiệu quả hàng đầu hiện nay.


    Bài, ảnh: Như Hiển
    http://t5g.org.vn/?u=dt&id=6096

  11. #91
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Giúp người nghiện ma túy có cuộc sống tốt hơn
    Ngày cập nhật: 15/07/2014 6:37:42 SA
    (QT) - Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị bước đầu đã triển khai thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền, tư vấn và điều trị cho người nghiện chích ma túy. Nhờ vậy, số lượng bệnh nhân đến cơ sở uống thuốc ngày một đông hơn. Qua một thời gian điều trị, phần lớn bệnh nhân có nhiều chuyển biến tích cực về sức khỏe, trong nhận thức và hành động, tham gia lao động, sản xuất, sống có ích hơn cho bản thân, gia đình và xã hội.
    Cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh bắt đầu hoạt động vào tháng 9/2013, lúc ấy chỉ có 7 bệnh nhân tình nguyện tham gia điều trị. Chỉ sau ít tháng, số lượng người đến đăng ký uống thuốc Methadone tăng lên 82 người/359 người nghiện chích ma túy có hồ sơ quản lý tại địa phương, trong đó có 2 bệnh nhân nữ. Phần lớn người tham gia điều trị đều sinh sống trên địa bàn thành phố Đông Hà. Do nhận thức chưa đầy đủ về tác dụng của Methadone cũng như không kiềm chế được hành vi bản thân, có 17 người ngừng uống thuốc tại cơ sở (8 người bị bắt giam vì vi phạm pháp luật, 9 người tự ý bỏ điều trị). Từ đó đến nay, 65 bệnh nhân còn lại đều đặn đến cơ sở điều trị Methadone điều trị hàng ngày và được bác sĩ theo dõi, tư vấn về sức khỏe, động viên họ sống tốt hơn.

    Bệnh nhân đến uống thuốc thay thế tại cơ sở điều trị Methadone

    Trước khi tổ chức điều trị, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đã tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền, công an địa phương thực hiện các buổi truyền thông, phát tờ rơi, áp phích đến tận khu phố, người dân trên địa bàn Đông Hà về chương trình điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone; tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo về điều trị cai nghiện bằng thuốc thay thế Methadone đến các ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

    Bên cạnh đó, cử cán bộ, viên chức của cơ sở điều trị Methadone trực tiếp gặp từng người nghiện chích ma túy và gia đình có con em bị nghiện để tuyên truyền, vận động, thuyết phục, động viên đối tượng tham gia chương trình. Bệnh nhân đến cơ sở điều trị sẽ được đánh giá tình trạng bản thân, được tư vấn đầy đủ lợi ích của thuốc Methadone trước và sau khi điều trị. Trong quá trình điều trị, cán bộ của cơ sở sẽ tiếp tục rà soát toàn diện về tư vấn điều trị và hỗ trợ tâm lý xã hội.

    Bác sĩ điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/ AIDS tỉnh Nguyễn Tiến Nam cho biết: “So với mặt bằng chung của cả nước thì tỷ lệ bệnh nhân đến uống thuốc tại cơ sở điều trị Methadone ở Quảng Trị tương đối cao. Qua theo dõi, tất cả bệnh nhân đều có tiến bộ rõ rệt về sức khỏe, tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái hơn. Nhờ sử dụng đều đặn thuốc, người bệnh sống tích cực hơn. Số người có việc làm ổn định tăng hơn trước, từ 16 người hiện tăng lên 42 người. Nhiều gia đình bệnh nhân phấn khởi khi thấy chồng, con em mình thay đổi, từ bỏ ma túy, trở lại cuộc sống bình thường, hăng hái tìm kiếm việc làm, có thu nhập ổn định”.

    Chương trình điều trị thuốc thay thế Methadone đã được sự phối hợp tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, sự ủng hộ của nhân dân trên địa bàn Đông Hà, đặc biệt là sự tham gia tích cực của người nghiện chích ma túy và gia đình họ. Trong quá trình triển khai cơ sở hoạt động, cán bộ, viên chức của cơ sở điều trị Methadone có nhiều cố gắng, phối hợp tốt với các khoa, phòng khác của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh; khắc phục khó khăn, làm việc năng động, sáng tạo có hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

    Một bệnh nhân tham gia uống thuốc Methadone chia sẻ: “Lúc đầu đến cơ sở điều trị tôi rất ngại. Được sự động viên, khích lệ của cán bộ điều trị Methadone, tôi cố gắng vượt qua khó khăn, đấu tranh tư tưởng của bản thân vì cơn thèm thuốc vẫn còn. Sau một thời gian ngắn dùng Methadone, tôi thấy người mình tỉnh táo, sức khỏe tốt hơn trước, có thể lao động và sống bình thường như những người khác. Thấy tôi tiến bộ, gia đình vui và luôn nhắc nhở tôi phải điều trị cho dứt điểm không để tái nghiện. Tôi rất mong chương trình này tiếp tục được nhân rộng để nhiều người nghiện chích ma túy tham gia điều trị Methadone, hạn chế đi những thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội”.

    Điều trị cai nghiện ma túy thông qua phương pháp sử dụng Methadone được đánh giá là có chi phí thấp nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, điều trị Methadone cần phải có thời gian lâu dài. Người nghiện ma túy sẽ có được 6 lợi ích khi điều trị Methadone như: giảm lệ thuộc vào hêrôin, tiến tới ngừng hêrôin; dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS; cải thiện sức khỏe; hiệu quả kinh tế hơn so với các liệu pháp điều trị khác; hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.

    Tính đến tháng 6/2014, cơ sở điều trị Methadone ở tỉnh đã tiến hành cho bệnh nhân sử dụng với tổng số lượng thuốc 55.180 ml. Trong đó, số bệnh nhân đang dùng liều điều trị cao nhất 11,5 ml/ngày, bệnh nhân dùng thấp nhất 2,5 ml/ngày, liều điều trị trung bình 6,04 ml/ngày/bệnh nhân. Trung bình một người nghiện chỉ tiêu tốn một liều Methadone có giá 15.000 đồng/ngày (hiện nay đang được điều trị miễn phí).

    Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai điều trị Methadone ở tỉnh còn gặp không ít khó khăn. Theo yêu cầu, nhiệm vụ thì cơ sở điều trị Methadone ở Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS phải có từ 10-12 biên chế nhưng hiện nay cơ sở chỉ mới có 2 biên chế, còn lại cán bộ kiêm nhiệm và hợp đồng. Hiện toàn tỉnh mới tổ chức thí điểm điều trị Methadone ở thành phố Đông Hà, do đó, lượng người dân nắm bắt thông tin ở khắp các vùng, miền địa phương khác chưa nhiều, chưa có bệnh nhân ngoài thành phố đến điều trị. Hiện chưa có khu điều trị tách biệt nên cơ sở phải đóng tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh. Gia đình và người nghiện chưa dám công khai đến điều trị vì sợ bị kỳ thị…

    Để chương trình điều trị Methadone ở Quảng Trị triển khai thực hiện tốt hơn, theo bác sĩ Nguyễn Tiến Nam thì việc xây dựng cơ sở điều trị Methadone riêng biệt là rất cần thiết, thuận lợi cho việc quản lý và điều trị bệnh nhân. Bên cạnh đó, tăng cường hơn nữa sự đồng thuận, ủng hộ từ phía các ban, ngành, đoàn thể, đơn vị các cấp; tăng cường vận động từ phía người dân, người nghiện ma túy và gia đình của họ tích cực tham gia điều trị Methadone. Cần phổ biến rộng rãi chương trình này trên các kênh thông tin đại chúng để đông đảo nhân dân trong tỉnh biết và tham gia. Tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở về chương trình điều trị Methadone.

    Bài, ảnh: KÔ KĂN SƯƠNG

    http://www.baoquangtri.vn/default.as...1&ItemID=83590

  12. #92
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Tốc độ bao phủ Methadone còn chậm


    Thứ năm 17/07/2014 16:00


    Mặc dù Bộ Y tế đã và đang nỗ lực đôn đốc, khuyến khích các tỉnh, thành mở rộng và huy động nguồn tài trợ từ cộng đồng quốc tế cho chương trình điều trị Methadone, nhưng tốc độ bao phủ vẫn còn chậm.

    Phát thuốc Methadone cho người điều trị nghiện

    21 tỉnh chưa có kế hoạch triển khai


    Theo báo cáo mới đây của Bộ Y tế, nguyên nhân của sự chậm trễ này là do hiện mới chỉ có 41/63 tỉnh, thành có kế hoạch triển khai điều trị Methadone được Chủ tịch UBND phê duyệt, tức là còn 21 tỉnh chưa có kế hoạch. Nhiều tỉnh có số người nghiện chích ma túy cao (trên 1.000 người nghiện có hồ sơ quản lý), tuy nhiên cũng chưa xây dựng kế hoạch triển khai như Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Tiền Giang, Bình Phước, Cà Mau…

    Trong số các tỉnh đã có kế hoạch được duyệt, mục tiêu bao phủ điều trị đặt ra còn thấp so với nhu cầu điều trị tại địa phương, đặc biệt là các tỉnh, thành trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS như Hà Nội có độ bao phủ đạt 8,2%, TP. HCM là 11,3% và Nghệ An có độ bao phủ là 3,6%.


    Bên cạnh đó, những cơ sở dự kiến sẽ triển khai điều trị trong năm 2014 do công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực chậm nên phần lớn các cơ sở mới mở thường chỉ tiếp nhận điều trị vào những tháng cuối năm, thu dung bệnh nhân với số lượng ít.


    Bộ Y tế vừa qua đã có hướng dẫn yêu cầu về nhân lực cho các điểm điều trị Methadone, nhưng việc bố trí nhân lực vẫn còn rất khó khăn do hầu hết các cán bộ đang tham gia công tác điều trị đều làm kiêm nhiệm hoặc do các dự án viện trợ từ nước ngoài trả lương. Trong khi nguồn viện trợ từ các tổ chức nước ngoài đang cắt giảm mạnh nên cần phải sớm có nguồn kinh phí để trả lương cho đội ngũ cán bộ này trong thời gian tới.


    Thêm vào đó, nhiều cơ sở điều trị Methadone đã tiếp nhận điều trị cho 200 đến 300 người bệnh hoặc hơn. Vì vậy, các điểm điều trị này đã quá tải cho đội ngũ cán bộ y tế, trong khi mức lương còn rất thấp. Có điểm điều trị đã không tiếp nhận được thêm người do không có nhân lực để triển khai.


    Ngoài ra, nhiều địa phương coi chương trình điều trị Methadone thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, do vậy không bố trí thêm kinh phí để triển khai mà yêu cầu ngành y tế tự cân đối ngân sách và nhân lực để triển khai. Trong khi đó, kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2014 đã bị cắt giảm tới gần 70% so với năm 2013 và kinh phí cho chương trình điều trị Methadone còn rất ít. Nhiều cơ sở phải sử dụng kinh phí chi thường xuyên của cơ quan để chi cho điểm điều trị Methadone, vì vậy một số địa phương không muốn mở thêm điểm, hoặc đã mở điều trị nhưng hạn chế không tăng số lượng bệnh nhân vào điều trị.


    Việc triển khai xã hội hóa điều trị Methadone là phương án cần thiết để giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước đã mang lại hiệu quả tốt ở một số địa phương với mức thu là 10.000 đồng/bệnh nhân/ngày nhưng chưa được mở rộng ra ở các tỉnh khác.


    Cần tăng thêm 62.000 bệnh nhân được điều trị


    Tính đến hết ngày 30/6, trên toàn quốc có 32 tỉnh triển khai chương trình điều trị Methadone với gần 18.160 bệnh nhân tham gia điều trị, đạt 22,7% mục tiêu đặt ra cho năm 2015 là 80.000 người nghiện được điều trị.

    Theo Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long, để đạt được chỉ tiêu điều trị cho 80.000 người bệnh vào cuối năm 2015, các tỉnh, thành cần nỗ lực triển khai mở rộng các điểm điều trị Methadone để tăng thêm gần 62.000 bệnh nhân, tức là phải gấp 4 lần số bệnh nhân hiện nay.

    Đối với các tỉnh chưa có kế hoạch mở rộng điều trị Methadone cần khẩn trương chỉ đạo các Sở, ngành liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt.Các tỉnh, thành trên toàn quốc cần đẩy nhanh tiến độ mở các cơ sở điều trị trong năm 2014, 2015 và chỉ đạo ngành y tế tăng tối đa số bệnh nhân tại các cơ sở điều trị đã, đang và sẽ triển khai. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác xã hội hóa điều trị tại địa phương theo quy định hiện hành.

    Sở Y tế các tỉnh, thành chủ động rà soát và điều phối nguồn nhân lực hiện có của ngành đã được UBND tỉnh, thành phân bổ chỉ tiêu cho các cơ sở điều trị thuộc thẩm quyền quản lý, điều chỉnh để có đủ nhân lực cho các cơ sở điều trị Methadone.

    Các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực khác để triển khai chương trình điều trị Methadone, tối thiểu đủ cho cho các hoạt động: Đầu tư ban đầu, đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị yếu; Chi phí vận hành thường xuyên, chi trả lương, phụ cấp cho nhân lực theo quy định hiện hành và kinh phí mua thuốc Methadone.


    Theo Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long, cũng cần xem xét, sửa đổi luật bảo hiểm y tế để bảo hiểm chi trả kinh phí điều trị cho người bệnh. Ngoài ra, cần tiếp tục ưu tiên phân bổ, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ nước ngoài dành cho chương trình điều trị Methadone. Đặc biệt là để đầu tư các trang thiết bị đào tạo nhân lực, mua thuốc Methadone để cấp phát cho các tỉnh khó khăn, không có khả năng cân đối ngân sách.

    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 18-07-2014 lúc 08:06.

  13. #93
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nha Trang triển khai thí điểm điều trị Methadone

    Thứ sáu 18/07/2014 16:00
    Tính đến thời điểm hiện tại, số người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có hồ sơ quản lý hơn là 1.170 người. Riêng TP. Nha Trang chiếm đến 52%, trong đó, 85% người nghiện heroin, các đối tượng chủ yếu là thanh niên chiếm gần 68%.

    Điều trị Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng
    Hiện tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục tăng và phức tạp. Để đẩy lùi tệ nạn ma túy và ngăn chặn lây nhiễm HIV trong các đối tượng có hành vi nguy cơ cao, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone sẽ được triển khai thí điểm tại TP. Nha Trang vào cuối tháng 7/2014 với số lượng người nghiện được điều trị khoảng 400 người/ngày.Đây là một trong những hoạt động cần gấp rút triển khai nằm trong kế hoạch do UBND tỉnh phê duyệt về triển khai thí điểm chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại TP. Nha Trang trong 2 năm 2014 và 2015.Theo đó, mục tiêu chung của chương trình là góp phần làm giảm lây nhiễm HIV cũng như một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện và từ nhóm nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng. Đồng thời, cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng này.Các đối tượng tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại TP. Nha Trang phải đáp ứng đủ các quy định như: Người nghiện các chất dạng thuốc phiện; có nơi cư trú rõ ràng; tự nguyện tham gia và cam kết tuân thủ điều trị; không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật. Đối với những người chưa đủ 16 tuổi, chỉ được điều trị sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.Trong hai năm 2014-2015, tỉnh Khánh Hòa sẽ tiếp tục duy trì cơ sở điều trị tại Nha Trang và xem xét tính hiệu quả để nhân rộng mô hình tại một số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Dự kiến, trong năm 2014 có khoảng 40% người nghiện được điều trị và đến năm 2015 sẽ tăng lên 70%.Theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa Bùi Xuân Minh, Khánh Hòa là tỉnh triển khai chương trình điều trị Methadone chậm so với các tỉnh, thành khác. Hiện tỉnh đã thành lập Khoa Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trực thuộc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí, nhân sự nên trong giai đoạn thí điểm, mới chỉ tuyển dụng 5 vị trí gồm: bác sĩ điều trị, nhân viên cấp phát thuốc, nhân viên tư vấn và nhân viên hành chính. Đối với các nhân sự khác thì người của Trung tâm sẽ kiêm nhiệm.Để tiết kiệm chi phí, tỉnh tận dụng Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh làm cơ sở điều trị thí điểm. Trước mắt, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, tổ chức các buổi nói chuyện về những ưu điểm của chương trình để vận động nhiều người tham gia điều trị trong thời gian tới.

  14. #94
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hà Giang triển khai chương trình điều trị Methadone

    Thứ sáu 18/07/2014 16:00
    Từ ngày 16/7, tỉnh Hà Giang bắt đầu triển khai chương trình điều trị thí điểm bằng Methadone cho các đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.

    Hiện, cơ sở điều trị Methadone tỉnh Hà Giang được đặt tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh và điều trị cho 20 đối tượng nằm trong chương trình. Trong thời gian thực hiện, người sử dụng được miễn phí hoàn toàn tiền thuốc.
    Theo đánh giá của các cán bộ của Trung tâm, tại buổi khởi liều đầu tiên hầu hết các đối tượng tham gia đều tuân thủ theo đúng nguyên tắc của việc sử dụng thuốc. Trước khi tiến hành uống Methadone, các bác sĩ của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh đã tiến hành tư vấn cho đối tượng và người nhà đối tượng về các tác dụng của việc dùng Methadone, qua tư vấn đa số các đối tượng đều yên tâm sử dụng.
    Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Giang cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có gần 400 người nghiện ma túy. Trên thực tế số người nghiện ma túy ẩn còn cao hơn nhiều con số thống kê hiện tại.
    Vì vậy, việc điều trị thay thế bằng Methadone sẽ giúp chất lượng cuộc sống của người điều trị được cải thiện, nhân cách sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực, làm cho tỉ lệ việc làm tăng, tỉ lệ vi phạm pháp luật giảm, góp phần giảm sự lây truyền HIV, giúp cho người cai nghiện sớm hòa nhập cộng đồng.
    Methadone là chất nghiện thay thế ma túy dùng bằng đường uống, sau một thời gian dùng Methadone người dùng có thể giảm liều và ngừng hẳn. Thời gian sử dụng Methadone tùy vào mức độ nghiện và thời gián sử dụng ma túy của từng người.
    Diệu Anh
    http://tiengchuong.vn/Tin-tuc-su-kie...done/10829.vgp

  15. #95
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    20/7/2014 03:13


    Methadone, niềm hy vọng cho người cai nghiện ma túy


    Ði vào hoạt động từ năm 2013, Khoa Ðiều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Nam) đã đem lại những kết quả đáng khích lệ trong việc giảm lây nhiễm HIV, ngăn chặn tệ nạn ma túy, qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố.


    Nhiều cuộc đời được hồi sinh

    Chúng tôi đến cơ sở điều trị Methadone của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nam vào một buổi sáng hè oi ả. Mới đầu giờ sáng, nhưng đã có rất đông người nghiện ma túy đến điều trị bằng Methadone. Trong số những bệnh nhân đến điều trị, chúng tôi có dịp trao đổi với anh L.T.T, 39 tuổi (ở Phủ Lý), anh kể: Tôi có thâm niên nghiện ma túy 15 năm, với biết bao lần cai nghiện ma túy rất tốn kém, nhưng đều thất bại. Tôi đã gây cho gia đình nhiều nỗi buồn đau, người thân và bạn bè ngày càng xa lánh... Sau bốn tháng điều trị Methadone tôi đã từ bỏ được ma túy, sức khỏe được cải thiện rõ rệt, đến nay tôi đã có thể làm việc giúp đỡ gia đình. Vừa qua tôi đã vận động được một số "bạn" nghiện của mình đến cơ sở để được tư vấn và điều trị bằng Methadone.

    Anh P. N. H, 37 tuổi (ở Lý Nhân), là người nghiện có thâm niên. Ðược bạn bè trong nhóm "đồng đẳng" giới thiệu và vận động, anh đã tìm đến cơ sở điều trị Methadone, anh chia sẻ: Hơn mười năm nay, tôi luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn phiền, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến ma túy. Sau gần năm tháng điều trị tại cơ sở, đến nay sức khỏe của tôi đã hồi phục, người thân trong gia đình và cộng đồng không còn xa lánh nữa. Methadone như chiếc phao cứu sinh đối với chúng tôi, nếu không có Methadone, bây giờ chúng tôi vẫn phải sống ăn bám gia đình và sự xa lánh của xã hội.
    Là một thanh niên còn trẻ tuổi, nhưng gương mặt của N.H.T đã sạm đen với thân hình tiều tụy. N.H.T sinh năm 1985 ở Phủ Lý đã năm năm sa vào con đường tiêm chích ma túy. Cũng đã bao lần anh được đưa đi cai nghiện nhưng khi trở về, anh vẫn sa ngã vào con đường cũ. Lần này thì anh thấy khác, khác rất nhiều. Anh hạnh phúc tâm sự: Tôi thấy may mắn khi là một trong những trường hợp đầu tiên được điều trị Methadone tại trung tâm. Thời gian đầu tôi vẫn còn thấy rất thèm thuốc. Nhưng với quyết tâm làm lại cuộc đời, đến nay tôi cũng đã không chích hê-rô-in nữa mà chăm chỉ đến trung tâm để uống Methadone vào mỗi buổi sáng. Tôi mong sớm từ bỏ hoàn toàn ma túy để có điều kiện lo cho bố mẹ và xây dựng hạnh phúc cho riêng mình.

    Bước tiến trong nỗ lực làm giảm lây nhiễm HIV

    Phó Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hà Nam, bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, phụ trách khoa điều trị cho biết: Mục tiêu của chương trình Methadonne nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm qua đường máu, giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, đồng thời giảm tần suất sử dụng và tiến tới ngừng sử dụng các chất dạng thuốc phiện trong nhóm người tham gia điều trị. Như vậy, có thể nói, giải pháp thay thế nghiện các chất gây nghiện Methadone là một bước tiến mới trong việc ngăn chặn tệ nạn ma túy, giảm tình trạng lây nhiễm HIV trong cộng đồng và nó có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hơn thế nữa, đây là giải pháp có tác động không nhỏ trong việc ổn định an ninh trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh. Sau một thời gian dài điều trị, đến nay đã có 90- 95% số người bệnh uống Methadone không còn sử dụng ma túy. Người bệnh sẽ phục hồi sức khỏe, tinh thần, lao động và học tập hòa nhập cuộc sống. Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện tại những người bệnh đến điều trị không phải mất tiền, trong khi đó nếu sử dụng ma túy mỗi ngày có người tốn từ 500 nghìn đồng đến một triệu đồng/ngày.

    Rất nhiều người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị bằng Methadone tại đây đều cảm nhận cuộc sống ý nghĩa hơn. Giờ đây họ đã tự tin hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Họ đã tham gia lao động, sản xuất, kiếm tiền nuôi sống bản thân và giúp đỡ được gia đình.
    THANH MAI


    Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long (Bộ Y tế), với tốc độ mở rộng chương trình Methadone nhanh chóng như hiện nay, sẽ không đủ kinh phí để đáp ứng toàn bộ nhu cầu điều trị của người bệnh. Do đó mô hình xã hội hóa điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone triển khai sẽ đáp ứng được nhu cầu người bệnh bằng cách họ sẽ chi trả một phần kinh phí điều trị của chính mình khi họ tham gia vào chương trình này. Với mô hình Nhà nước và nhân dân cùng làm, chắc chắn việc mở rộng chương trình Methadone sẽ được tiến hành nhanh chóng và rộng rãi hơn.



  16. #96
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Methadone, niềm hy vọng cho người cai nghiện ma túy
    Điểm báo điện tử ngày 20/7/2014
    Ði vào hoạt động từ năm 2013, Khoa Ðiều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (thuộc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Hà Nam) đã đem lại những kết quả đáng khích lệ trong việc giảm lây nhiễm HIV, ngăn chặn tệ nạn ma túy, qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người nghiện ma túy trên địa bàn thành phố.
    Nhiều cuộc đời được hồi sinh
    Chúng tôi đến cơ sở điều trị Methadone của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nam vào một buổi sáng hè oi ả. Mới đầu giờ sáng, nhưng đã có rất đông người nghiện ma túy đến điều trị bằng Methadone. Trong số những bệnh nhân đến điều trị, chúng tôi có dịp trao đổi với anh L.T.T, 39 tuổi (ở Phủ Lý), anh kể: Tôi có thâm niên nghiện ma túy 15 năm, với biết bao lần cai nghiện ma túy rất tốn kém, nhưng đều thất bại. Tôi đã gây cho gia đình nhiều nỗi buồn đau, người thân và bạn bè ngày càng xa lánh... Sau bốn tháng điều trị Methadone tôi đã từ bỏ được ma túy, sức khỏe được cải thiện rõ rệt, đến nay tôi đã có thể làm việc giúp đỡ gia đình. Vừa qua tôi đã vận động được một số "bạn" nghiện của mình đến cơ sở để được tư vấn và điều trị bằng Methadone.
    Anh P. N. H, 37 tuổi (ở Lý Nhân), là người nghiện có thâm niên. Ðược bạn bè trong nhóm "đồng đẳng" giới thiệu và vận động, anh đã tìm đến cơ sở điều trị Methadone, anh chia sẻ: Hơn mười năm nay, tôi luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn phiền, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến ma túy. Sau gần năm tháng điều trị tại cơ sở, đến nay sức khỏe của tôi đã hồi phục, người thân trong gia đình và cộng đồng không còn xa lánh nữa. Methadone như chiếc phao cứu sinh đối với chúng tôi, nếu không có Methadone, bây giờ chúng tôi vẫn phải sống ăn bám gia đình và sự xa lánh của xã hội.
    Là một thanh niên còn trẻ tuổi, nhưng gương mặt của N.H.T đã sạm đen với thân hình tiều tụy. N.H.T sinh năm 1985 ở Phủ Lý đã năm năm sa vào con đường tiêm chích ma túy. Cũng đã bao lần anh được đưa đi cai nghiện nhưng khi trở về, anh vẫn sa ngã vào con đường cũ. Lần này thì anh thấy khác, khác rất nhiều. Anh hạnh phúc tâm sự: Tôi thấy may mắn khi là một trong những trường hợp đầu tiên được điều trị Methadone tại trung tâm. Thời gian đầu tôi vẫn còn thấy rất thèm thuốc. Nhưng với quyết tâm làm lại cuộc đời, đến nay tôi cũng đã không chích hê-rô-in nữa mà chăm chỉ đến trung tâm để uống Methadone vào mỗi buổi sáng. Tôi mong sớm từ bỏ hoàn toàn ma túy để có điều kiện lo cho bố mẹ và xây dựng hạnh phúc cho riêng mình.
    Bước tiến trong nỗ lực làm giảm lây nhiễm HIV
    Phó Giám đốc Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hà Nam, bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, phụ trách khoa điều trị cho biết: Mục tiêu của chương trình Methadonne nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm qua đường máu, giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, đồng thời giảm tần suất sử dụng và tiến tới ngừng sử dụng các chất dạng thuốc phiện trong nhóm người tham gia điều trị. Như vậy, có thể nói, giải pháp thay thế nghiện các chất gây nghiện Methadone là một bước tiến mới trong việc ngăn chặn tệ nạn ma túy, giảm tình trạng lây nhiễm HIV trong cộng đồng và nó có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hơn thế nữa, đây là giải pháp có tác động không nhỏ trong việc ổn định an ninh trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh. Sau một thời gian dài điều trị, đến nay đã có 90- 95% số người bệnh uống Methadone không còn sử dụng ma túy. Người bệnh sẽ phục hồi sức khỏe, tinh thần, lao động và học tập hòa nhập cuộc sống. Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, hiện tại những người bệnh đến điều trị không phải mất tiền, trong khi đó nếu sử dụng ma túy mỗi ngày có người tốn từ 500 nghìn đồng đến một triệu đồng/ngày.
    Rất nhiều người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị bằng Methadone tại đây đều cảm nhận cuộc sống ý nghĩa hơn. Giờ đây họ đã tự tin hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Họ đã tham gia lao động, sản xuất, kiếm tiền nuôi sống bản thân và giúp đỡ được gia đình.
    Thanh Mai
    (
    Báo điện tử Nhân Dân)
    http://t5g.org.vn/?u=dt&id=6116

  17. #97
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Quy định tạm thời mức thu phí điều trị methadone tại Thái Bình

    Thứ ba 22/07/2014 17:00
    Các cơ sở y tế công lập tại tỉnh Thái Bình sẽ tạm thời thu phí điều trị cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.


    Đó là nội dung quan trọng trong Nghị quyết phê duyệt quy định tạm thời mức thu phí điều trị cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone vừa được Hội đồng Nhân dân tỉnh Thái Bình thông qua.
    Theo đó, mức thu đối với người được điều trị không thuộc đối tượng ưu tiên là 10.000 đồng/người/ngày; Đối với các đối tượng ưu tiên quy định tại Khoản 2, Điều 23 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP thì ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% tương đương 5.000 đồng, thu của người được điều trị 5.000 đồng/người/ngày.Thái Bình có gần 6.000 người nghiện ma túy đang được quản lý tại 8 huyện, thành phố. Hiện, các bệnh nhân đang tham gia điều trị bằng Methadone tại thành phố Thái Bình chưa phải đóng thêm bất kỳ khoản kinh phí nào, vì đây là nguồn hỗ trợ từ Dự án phòng chống HIV/AIDS do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

  18. #98
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cơ hội làm lại cuộc đời cho người nghiện ma túy

    25/7/2014 08:01
    Sau 1 năm đi vào hoạt động, cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone theo mô hình xã hội hóa tại tỉnh bước đầu đem lại những kết quả đáng mừng, hứa hẹn là địa chỉ tin cậy cho nhiều người nghiện ma túy.

    Ưu điểm vượt trội
    Cai nghiện ma túy luôn là mối quan tâm của các địa phương trên địa bàn tỉnh, bởi những hậu quả nặng nề mà ma túy gây ra. Trong thời gian qua, nhiều hình thức cai nghiện đã được triển khai, nhưng dường như chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Dự án "Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone theo mô hình xã hội hóa" được triển khai tại Lào Cai từ năm 2013 đã đem lại cơ hội mới cho những người nghiện ma túy muốn làm lại cuộc đời. Bác sỹ Phạm Quang Thành, người phụ trách chuyên môn trị liệu tại cơ sở điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone xã hội hóa tại Lào Cai cho biết: Khi tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, mỗi người nghiện sẽ được coi như một người bệnh, được theo dõi, chăm sóc sức khỏe chu đáo. Trước khi vào khởi liều, mỗi bệnh nhân đều được khám lâm sàng, đánh giá sàng lọc tình hình sức khỏe, làm các xét nghiệm cần thiết. 15 ngày đầu khởi liều, ngày nào bệnh nhân cũng được các y, bác sỹ thăm khám và tư vấn. Khi hết thời gian khởi liều và điều chỉnh liều 30 ngày, bệnh nhân không còn dùng ma túy sẽ được chuyển sang giai đoạn duy trì ổn định liều điều trị, kết hợp chữa các bệnh phát sinh khác, như lao, viêm gan, ARV… Đến khi sức khỏe bệnh nhân tốt sẽ được tư vấn và giảm liều Methadone, dần dần tiến tới ngừng sử dụng Methadone.
    Người bệnh đang được thăm khám, tư vấn trước khi uống Methadone.
    Một điểm khác nữa so với hình thức cai nghiện tập trung tại các trung tâm cai nghiện ma túy là trong suốt quá trình điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt, lao động, làm việc bình thường tại cộng đồng. Người bệnh sẽ được tư vấn hỗ trợ để tự đối phó với những tình huống diễn ra trong cuộc sống như sự kì thị, sự phức tạp về buôn bán ma túy, hay sự thờ ơ của gia đình và các vấn đề liên quan đến việc làm… Thông qua đó, người bệnh sẽ tự tin hòa nhập cộng đồng, tránh xa những cám dỗ. Tuy nhiên, một điều hết sức lưu ý mà mỗi người dân cần phải hiểu rõ, đó là điều trị nghiện bằng Methadone là một liệu pháp điều trị thay thế, bởi bản chất của Methadone cũng là một chất gây nghiện. Lý do Methadone được sử dụng để điều trị thay thế hêrôin bởi đặc tính giảm liều dùng theo thời gian và có thể tiến tới ngừng sử dụng thuốc. Còn đối với hêrôin thì người sử dụng sẽ ngày càng phụ thuộc vào thuốc và tăng liều dùng theo thời gian.
    Những hiệu quả ban đầu
    Với giọng nghẹn ngào, xúc động cùng ánh mắt thể hiện rõ sự vui mừng và biết ơn đội ngũ cán bộ công tác tại cơ sở điều trị, anh Lưu Đình V, sinh năm 1971, phường Duyên Hải (thành phố Lào Cai) chia sẻ với tôi câu chuyện của mình. Anh V bắt đầu sử dụng ma túy từ năm 1996. Vì không có tiền để mua thuốc, anh đã phạm tội buôn bán và tàng trữ ma túy. Với tội danh này, anh bị tuyên án 15 năm tù. Những năm tháng trong tù cũng không làm anh từ bỏ được chất độc chết người này và anh đã tái nghiện ngay sau khi ra tù. Quyết tâm cai nghiện với mong muốn làm lại cuộc đời, anh đăng ký cai nghiện tập trung tại trung tâm cai nghiện nhưng vẫn chưa thành công. Khi biết tin có cơ sở điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, anh đã đăng kí trị liệu vào tháng 3/2014. Tuy mới trải qua 4 tháng điều trị, nhưng anh V cho biết đã không còn cảm thấy thèm ma túy nữa và trong người thấy khỏe hơn rất nhiều. Anh chăm chỉ lao động, mỗi ngày kiếm được 100 - 200 nghìn đồng, có tiền để đưa các con đi chơi, chứ không còn phải lo kiếm tiền để mua ma túy dùng như trước kia. Anh V cũng tâm sự rằng ma túy đã lấy đi của anh quá nhiều: Hạnh phúc gia đình, sức khỏe, tiền bạc… Những năm tháng còn lại, anh muốn mình sống là người có ích cho xã hội. Dù thời gian trị liệu còn dài, nhiều khó khăn còn chờ đợi phía trước, nhưng anh rất hi vọng lần điều trị này sẽ giúp mình được quay trở về với cuộc sống đúng nghĩa.Hiệu quả điều trị nghiện bằng Methadone được thể hiện rõ khi có ngày càng nhiều người nghiện đến đăng ký để được tham gia tiến trình điều trị. Điều đáng nói là chính những người đang điều trị cũng giới thiệu cho người cùng hoàn cảnh đến tham gia trị liệu. Trường hợp của hai bố con ông Phạm Ngọc N và Phạm Ngọc V là một ví dụ. Ông N là người tham gia điều trị trước, sau hơn 1 tháng trị liệu, nhận thấy rõ tác dụng của Methadone, ông đã đưa con trai mình là V đến cùng trị liệu. Hiện tại, sức khỏe của hai bố con ông N đã đi vào giai đoạn ổn định, duy trì liều dùng ở mức trung bình, có điều kiện để tiếp tục công việc kinh doanh của gia đình.Sau một năm triển khai Dự án Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone theo mô hình xã hội hóa tại tỉnh, cơ sở đã tuyên truyền vận động được 330 người nghiện ma túy đến tham gia trị liệu và dự kiến sẽ tăng lên 380 người vào cuối năm 2014.
    Để đạt hiệu quả điều trị cao nhất
    Ông Nguyễn Tường Long, Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, Trưởng Cơ sở điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone xã hội hóa tại tỉnh cho biết: Để điều trị nghiện bằng Methadone thành công, cần có đầy đủ 4 yếu tố. Thứ nhất, phải có sự tự nguyện của chính bản thân người nghiện ma túy, bởi có sự chủ động thì người bệnh mới đủ kiên trì để vượt qua thời gian dài trị liệu, mới đủ sức để đối phó lại với những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Thứ hai, gia đình người tham gia điều trị phải có cam kết hỗ trợ cơ sở trong suốt quá trình trị liệu. Thứ ba, chính quyền địa phương nơi người được trị liệu cần tạo điều kiện để giúp họ dễ dàng hòa nhập cộng đồng như giới thiệu việc làm, khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội, không phân biệt đối xử…Và cuối cùng là sự nỗ lực, cố gắng của cơ sở điều trị Methadone trong việc tư vấn tâm lý, các kỹ thuật về mặt chuyên môn. Như vậy, để giúp một người nghiện các chất dạng thuốc phiện từ bỏ hẳn sự phụ thuộc vào các chất độc hại này, ngoài sự quyết tâm và nỗ lực của chính bản thân người nghiện, rất cần sự ủng hộ, quan tâm giúp đỡ của gia đình và xã hội để họ có thêm nghị lực, niềm tin vượt qua được giai đoạn khó khăn, sống hòa nhập, khẳng định được giá trị của bản thân và vươn lên làm lại cuộc đời.


  19. #99
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thuốc Naloxone - giải pháp giảm tử vong do sốc heroine

    Thứ hai 28/07/2014 16:00
    Tình trạng sử dụng heroin quá liều gây tử vong tăng vọt tại Hoa Kỳđã nâng mức báo động về một cuộc khủng hoảng y tế công cộng ở đất nước này.

    Cảnh sát Mỹ trợ giúp người bị sốc do sử dụng heroin quá liều.
    Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Eric Holder cho biết, từ năm 2006 đến năm 2010, số lượng các ca tử vong do sử dụng quá liều heroin đã tăng vọt 45% ở Hoa Kỳ."Rõ ràng nghiện thuốc phiện (các dẫn xuất thuốc phiện) đã trở thành một cuộc khủng hoảng đáng báo động của y tế công cộng," Holder cho biết.Theo một cuộc khảo sát quốc gia về sử dụng ma túy, số người sử dụng ma túy thường xuyên tăng từ 239.000 năm 2010 lên 335.000 vào năm 2012.Số lượng heroin bị thu giữ cũng tăng cao, chỉ riêng tại biên giới Mỹ-Mexico, con số này tăng 320% từ năm 2008 đến năm 2013.Hiện nay 25 bang của Mỹ đã thông qua việc sử dụng thuốc Naloxone, một thuốc giải độc heroin. Đây được coi là một giải pháp để đối phó với sự gia tăng nhanh chóng của các vụ sử dụng heroin quá liều gây tử vong.Theo đó, nhân viên cảnh sát sử dụng bộ dụng cụ Naloxone trên đường phố khi họ gặp phải một trường hợp sử dụng quá liều, và các thành viên gia đình người nghiện-có bộ dụng cụ riêng của họ để cố gắng ngăn ngừa tử vong ở nhà."Thuốc giải độc Naloxone" có thể chống lại các tác động của heroin, giúp hồi sinh những trường hợp sử dụng heroin quá liều, nhưng thuốc này chỉ thật sự mang lại tác dụng khi con nghiện được cho uống ngay sau khi bị sốc thuốc. Nó giúp kéo dài 30-45 phút đủ cho nhân viên y tế cấp cứu một nạn nhân sử dụng heroin quá liều, qua đó cứu sống những người có nguy cơ tử vong.
    Thu Hà(Reuters, BBC)

  20. #100
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đồng Tháp: Sẽ thêm 3 điểm điều trị nghiện bằng Methadone

    Thứ năm 31/07/2014 15:00
    Theo kế hoạch, từ tháng 4/2014 đến tháng 12/2015, điều trị nghiện bằng Methadone sẽ được triển khai thực hiện tại 2 điểm trên địa bàn thành phố Cao Lãnh và Sa Đéc, trong đó, mỗi cơ sở sẽ điều trị cho khoảng 150 người nghiện các chất dạng thuốc phiện.


    Dự kiến đến năm 2015, sau khi đánh giá kết quả triển khai tốt, chương trình sẽ mở rộng cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn thị xã Hồng Ngự.
    Đối tượng được điều trị theo chương trình là người đang nghiện các chất dạng thuốc phiện theo tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện chất dạng thuốc phiện của Bộ Y tế, người từ 18 tuổi trở lên nghiện các chất dạng thuốc phiện trong một thời gian dài và đã qua nhiều biện pháp cai nghiện nhưng không thành công.


    Mục tiêu chung của kế hoạch này là góp phần làm giảm tỉ lệ người nghiện ma tuý và lây nhiễm HIV cũng như một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện ma tuý ra cộng đồng, cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.

    Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.080 người nghiện ma túy, trong đó, tập trung nhiều ở thành phố Cao Lãnh (300 người), thành phố Sa Đéc (184 người), thị xã Hồng Ngự (152 người).

Trang 5 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456715 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 4 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 4 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Những nguy cơ nào thật sự mang đến nguy cơ lây nhiễm cho tôi.
    Bởi khonggiamnua trong diễn đàn Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
    Trả lời: 32
    Bài viết cuối: 14-08-2013, 10:31
  2. Triệu chứng của mình nguy cơ nhiễm HIV cao ko?
    Bởi hoanglong92 trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 05:13
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-07-2013, 14:11

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •