Trang 9 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 7891011 ... CuốiCuối
Kết quả 161 đến 180 của 324

Chủ đề: Chương trình Methadone: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

  1. #161
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Giải pháp đồng bộ trong xã hội hóa cai nghiện ma túy bằng Methadone

    Thứ hai 17/11/2014 10:29
    Việc cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng được triển khai tại TP.HCM từ năm 2012 đến nay được đánh giá là không thành công bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là không thể quản lý được người nghiện ngoài cộng đồng. Vì vậy, để tiếp tục duy trì hình thức cai nghiện tại cộng đồng, gia đình, TP.HCM cần đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ.

    Điều trị Methadone giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Ảnh minh họa
    Cần đầu tư cơ sở vật chất cho tuyến quận, huyện

    Thiếu cơ sở vật chất để cắt cơn giải độc, cũng như thiếu đội ngũ bác sĩ tham gia cắt cơn và xác định mức độ của người nghiện… là những bài toán đang được đặt ra cho thành phố.

    Theo UBND TP.HCM, thực hiện Nghị định 94/2010/NĐ-CP về cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, đến nay, 244/322 phường, xã, thị trấn của thành phố đã lập Tổ công tác cai nghiện ma túy và hình thành 5 tổ tư vấn cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

    Kết quả đạt được trong thời gian qua là các địa phương đã thực hiện cắt cơn, cai nghiện cho 45 người tại cộng đồng, trong đó có 9 người tự nguyện cai nghiện tại gia đình, 2 người tự nguyện cai nghiện tại cộng đồng, 16 trường hợp cai nghiện thành công được địa phương cấp giấy chứng nhận hoàn thành đợt cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, chỉ 16 trường hợp được công nhận là cai nghiện thành công tại cộng đồng so với tổng số người nghiện thống kê trên địa bàn thành phố là 19.000 người thì kết quả trên là quá “khiêm tốn”.

    Lý giải vấn đề này, bà Đỗ Thị Cẩm Vân - Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận 8 cho biết, để cắt cơn cho người nghiện ma túy phải mất từ 5 - 10 ngày, nhưng hầu hết trạm y tế phường, xã trên địa bàn thành phố chưa đủ cơ sở vật chất cũng như nhân lực để tiếp nhận cắt cơn giải độc cho đối tượng cai nghiện tự nguyện. Do đó, khi xác định được người nghiện Tổ công tác cai nghiện ma túy vẫn phải gửi hồ sơ của họ đi các trung tâm cai nghiện tư nhân hay các trung tâm cai nghiện công lập có thu phí khác để họ được cắt cơn, giải độc.

    Sau khi được cắt cơn, có gia đình sẽ đưa người nghiện về nhà phối hợp với cán bộ phường, xã quản lý giáo dục, nhưng cũng có gia đình để việc cai nghiện không bị đứt quãng, họ chấp nhận cho người thân cai nghiện luôn tại các trung tâm.

    Theo các chuyên gia trong lĩnh vực cai nghiện ma túy, một cơ sở cắt cơn giải độc cho người nghiện ít nhất phải có ba phòng gồm: Phòng khám, phòng cấp cứu, phòng điều trị, tư vấn và cơ sở đó phải có đội ngũ bảo vệ, điều dưỡng để theo dõi, chăm sóc người nghiện trong thời gian cắt cơn, sau đó mới đưa về phường, xã và gia đình quản lý.

    Bên cạnh đó, để có thể cắt cơn và xác định mức độ nghiện cho người nghiện, bác sĩ phải được tập huấn và cấp chứng chỉ công nhận được hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, cho đến nay cán bộ y tế tại các trạm y tế phường, xã chưa được tập huấn và cấp chứng chỉ về điều trị cho người nghiện. Vì thế, trong thời gian tới, TP.HCM sẽ phải hình thành các trung tâm cai nghiện tự nguyện tại các quận, huyện hoặc thành lập các cơ sở cắt cơn, giải độc liên xã cũng như tăng cường đội ngũ bác sĩ có chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực cai nghiện ma túy để giải quyết nhu cầu cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.

    Xã hội hóa việc cai nghiện ma túy bằng Methadone

    Theo bà Tiêu Thị Thu Vân, Chánh Văn phòng Ủy ban phòng, chống HIV/AIDS TP.HCM, hiện TP.HCM đang có 8 cơ sở điều trị ma túy bằng Methadone. Tính đến nay đã có 3.584 người đăng ký cai nghiện bằng uống Methadone, trong đó hiện có 1.775 người đang cai nghiện bằng hình thức này (đạt 63,39% khả năng thu dung của 8 cơ sở).

    Hiện tại, toàn bộ kinh phí mua Methadone của thành phố vẫn được trích từ nguồn tài trợ quốc tế, nhưng nguồn này sẽ bị cắt hoàn toàn vào năm 2015.

    Để được điều trị, sau khi đăng ký tại các điểm cai nghiện mỗi ngày, người nghiện sẽ phải đến cơ sở một lần để uống Methadone và được các bác sĩ chuyên trách theo dõi, tư vấn. Anh L.H.T, một người nghiện heroin ở phường 6, quận 8 chia sẻ: Đầu năm 2014, tôi bắt đầu tới Trung tâm Y tế dự phòng quận 8 để uống Methadone. Sau 3 tháng uống Methadone, tôi dần quên cảm giác thèm ma túy và tinh thần cũng cảm thấy dần ổn định hơn. Nhờ vậy, cho đến nay ngày nào tôi cũng tranh thủ tới đây sớm để uống, sau đó đi làm bình thường như mọi người.

    Uống Methadone được xem là một hướng cai nghiện ma túy tại cộng đồng hiệu quả, được người nghiện ma túy và gia đình họ chấp nhận. Tuy nhiên, trên thực tế, các điểm cai nghiện bằng Methadone ở thành phố vẫn chưa tiếp nhận hết những người có nhu cầu cai nghiện. Trong khi đó, theo kế hoạch của Bộ Y tế từ nay đến hết năm 2015, TP.HCM phải hoàn tất điều trị cho 8.000 người nghiện. Do vậy, trong thời gian tới TP.HCM cần lên kế hoạch mở thêm các điểm phát thuốc Methadone và xã hội hóa hoạt động này.

    Bác sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, về cơ sở vật chất, trong năm 2015, mỗi quận, huyện của thành phố sẽ được hình thành một cơ sở cai nghiện bằng Methadone, trung bình mỗi một cơ sở sẽ tiếp nhận 300 - 400 người nghiện.

    Để đảm bảo việc điều trị liên tục cho người nghiện, UBND thành phố cũng đã chi hơn 3 tỷ đồng để mua thuốc khi nguồn viện trợ bị cắt hoàn toàn. Và để có kinh phí duy trì hoạt động cai nghiện, ngoài những bệnh nhân thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo… được uống thuốc miễn phí thì những bệnh nhân khác phải trả phí cho mỗi lần uống khoảng 20.000 đồng.

    Bên cạnh đó, xã hội hóa cai nghiện bằng Methadone cũng có thể cho phép sử dụng Methadone để cai nghiện tại các trung tâm cai nghiện bắt buộc công lập và tư nhân (hiện tại Methadone chưa được phép sử dụng trong các cơ sở này). Nhờ vậy, số người nghiện ma túy được tiếp cận Methadone sẽ ngày càng tăng và kế hoạch triển khai cai nghiện bằng Methadone cho 8.000 người, trong tổng số 19.000 người nghiện của thành phố trong năm 2015 sẽ là giải pháp khả thi.
    Thúy Vân

    Theo TTXVN

  2. #162
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Giao chỉ tiêu điều trị Methadone cho các xã, phường
    Thứ bảy, 15/11/2014 17 giờ 51 GMT+0

    (CT) - Ban chỉ đạo 138 thành phố đề nghị Ban chỉ đạo 138 các quận, huyện: Cái Răng, Bình Thủy, Thốt Nốt, Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh có quyết định giao chỉ tiêu điều trị Methadone cho các xã, phường; gởi quyết định giao chỉ tiêu cho Ban chỉ đạo 138 thành phố để biết và theo dõi. Hiện nay, mới có quận Ô Môn và quận Ninh Kiều giao chỉ tiêu điều trị Methadone cho xã, phường. Ban chỉ đạo 138 thành phố đề nghị Ban chỉ đạo 138 quận, huyện cần theo dõi, nhắc nhở việc thực hiện chỉ tiêu của từng xã, phường hằng tháng; chỉ đạo xã, phường tăng cường sự phối hợp giữa ngành công an, lao động - thương binh và xã hội, y tế đưa người nghiện ma túy tham gia chương trình điều trị Methadone, mời gọi bệnh nhân bỏ trị tham gia lại chương trình.


    Ban chỉ đạo 138 thành phố đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện đảm bảo 100% nhân sự luôn làm việc phục vụ bệnh nhân điều trị Methadone gồm: bác sĩ, tư vấn viên, nhân viên hành chính, cấp phát thuốc, xét nghiệm, bảo vệ; chấn chỉnh việc tiếp nhận, bảo quản, cấp phát thuốc Methadone; chú ý bệnh nhân uống thuốc; xây dựng và phê duyệt 10 quy trình quản lý thuốc của cơ sở... Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận và Trưởng cơ sở điều trị Methadone cần chấn chỉnh công tác tư vấn, nhất là tư vấn tuân thủ điều trị; trưởng cơ sở chủ trì chấn chỉnh giao ban hằng tuần. Trung tâm Y tế dự phòng quận Ninh Kiều cần thực hiện ngay dịch vụ điều trị ARV tại Cơ sở điều trị Methadone…


    Tính đến ngày 31-10, 9 quận, huyện có 955 bệnh nhân được đưa vào điều trị Methadone, đạt tỷ lệ 96,5% và duy trì điều trị đạt gần 55%; số bệnh nhân bỏ trị là 369 người (không bao gồm số tử vong và chuyển đi ngoài thành phố).

  3. #163
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Monday, 17 - November - 2014
    Cai nghiện bằng methadone: không có nơi nhận

    Ngày 31-10, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị yêu cầu các địa phương đẩy mạnh công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone.
    Bệnh nhân uống methadone tại Trung tâm Tư vấn và cai nghiện TP.HCM (quận Thủ Đức) – Ảnh: Tiến Long
    Tại TP.HCM, mặc dù đã có đề án mở rộng điều trị nhưng đến nay số người được uống methadone vẫn ít ỏi so với số người nghiện.

    Nhiều người nghiện ma túy và gia đình họ cho biết có tìm đến các điểm điều trị cai nghiện thay thế bằng methadone với hi vọng được điều trị, từ bỏ được ma túy, làm lại cuộc đời nhưng không được tiếp nhận.

    Không nhận người nghiện quận khác

    Dắt con trai đến xin uống methadone tại khoa tham vấn và hỗ trợ cộng đồng quận 4, bà N.T.N. (phường Phú Mỹ, quận 7) năn nỉ các nhân viên nhận con của bà nhưng bà chỉ nhận được cái lắc đầu.

    “Họ bảo bây giờ thuốc có hạn chỉ nhận người trong quận thôi, không nhận người các quận khác. Nhưng quận 7 đâu có điểm methadone. Giờ tôi phải làm sao?” – bà N. nói.

    Con trai bà N. năm nay 31 tuổi, hít heroin mỗi ngày 500.000-600.000 đồng và đã nhiều lần cai nghiện ở trung tâm, dịch vụ nhưng vẫn tái nghiện, chỉ còn mong vào methadone.

    Bà bán đồ chơi trẻ em, không đủ tiền lo cho con đi cai dịch vụ nữa. Người mẹ nghèo vừa nói vừa chảy nước mắt: “Nhà có hai mẹ con, nay nó cũng muốn cai để mẹ con sống cuộc sống bình thường mà cả năm nay đi mấy quận không nơi nào nhận”.

    Tương tự, anh N.V.Nghĩa (quận 3) muốn xin cai cho người cháu đã nghiện nhiều năm nay ở các quận Gò Vấp, Bình Thạnh nhưng cũng không được nhận.

    Anh bức xúc cho rằng chính sách cho người nghiện cai bằng methadone tại cộng đồng là cơ hội cho nhiều người nghiện làm lại cuộc đời, nhưng lại bất công vì quận có quận không, trong khi quận có thì không chịu nhận người nghiện ở các quận khác.

    Vẫn chưa mua được methadone

    Theo đề án mở rộng cai nghiện thay thế bằng methadone được TP.HCM phê duyệt thực hiện vào quý 3-2014, TP.HCM sẽ tăng số người điều trị từ trên 1.600 lên 4.000 vào cuối năm 2014 và 8.000 vào năm 2015, mở điểm điều trị methadone tại tất cả các quận, huyện.Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM, đến nay số người được điều trị mới chỉ nhích thêm trên 200 người (số người nghiện được điều trị bằng methadone tính đến giữa tháng 10-2014 là 1.775 người).

    Một số điểm điều trị đã được thành lập nhưng vẫn chưa thể cấp thuốc.

    Cụ thể, đến nay cơ sở điều trị methadone tại quận 12 đã được Sở Y tế cấp phép hoạt động nhưng chưa có thuốc nên chưa thể nhận bệnh nhân.

    Quận Tân Bình cũng đưa vào hoạt động điểm điều trị tại quận này nhưng chỉ tiếp nhận hơn 50 bệnh nhân, sau đó phải ngưng mặc dù lượng hồ sơ nhận được gấp đôi, gấp ba.

    Thạc sĩ Mai Thị Hoài Sơn – cán bộ chương trình methadone của Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM – cho biết chương trình điều trị methadone được triển khai tại TP.HCM từ năm 2008 hoàn toàn bằng nguồn viện trợ quốc tế và bị khống chế trần thuốc nên không thể mở rộng thêm bằng nguồn này.

    Trong khi đó, TP.HCM lại chưa mua được thuốc methadone để thực hiện xã hội hóa và mở rộng điều trị theo đề án, mặc dù đã duyệt chi 7,7 tỉ đồng cho việc mua thuốc methadone.

    Hiện TP.HCM mới chỉ có tám điểm điều trị methadone tại bảy quận, huyện. Ban đầu các quận, huyện có điểm điều trị cũng nhận bệnh nhân chuyển gửi từ các quận, huyện khác nhưng đến nay hầu hết không còn tiếp nhận nữa.

    “Gói thầu thuốc methadone nằm chung với gói thầu thuốc y tế khác nên bị lệ thuộc. Hiện nay gói thuốc y tế gặp trục trặc do có một số loại thuốc không nằm trong danh mục đang phải điều chỉnh dẫn đến gói thuốc methadone cũng không thực hiện được” – bà Sơn cho biết.

    Do đó trong năm nay có thể chưa thực hiện được việc mở rộng điều trị methadone theo đúng tiến độ mà phải chờ đến quý 1-2015.
    “Mượn thuốc”
    Theo thông tin từ Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM, để hỗ trợ TP.HCM có nguồn thuốc cung cấp cho một số điểm methadone trong thời gian chờ đấu thầu, Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã lên kế hoạch mượn thuốc từ nguồn của dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS.
    Hiện tại, quỹ này đã chấp thuận tài trợ thuốc cho thêm 10 điểm uống, mỗi điểm khoảng 300 bệnh nhân. Dự kiến nguồn thuốc này sẽ phân bổ cho các điểm điều trị tại quận 1, 12, Bình Tân, huyện Bình Chánh đang trong quá trình xét duyệt cấp phép đưa vào hoạt động và một số quận, huyện khác.
    Đến năm 2015, TP.HCM sẽ hoàn tất mở điểm điều trị methadone tại tất cả quận, huyện còn lại chưa có điểm điều trị, đồng thời thí điểm mô hình điểm phát thuốc tại phường, xã ở các quận 4, 6 và Thủ Đức.
    Nguồn: tuoitre

  4. #164
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phú Thọ phấn đấu 1.200 người nghiện được điều trị Methadone

    Thứ ba 18/11/2014 10:41
    Để góp phần đạt được mục tiêu điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cho 80.000 người nghiện trên toàn quốc đến năm 2015, tỉnh Phú Thọ phấn đấu 1.200 người nghiện trên địa bàn tỉnh sẽ được điều trị đến năm 2015.

    Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng - Ảnh minh họa
    Như vậy, đến hết năm 2014, Phú Thọ có khoảng 700 bệnh nhân được điều trị Methadone, đạt 77,8% so với chỉ tiêu kế hoạch được Chính phủ giao.

    Hiện Phú Thọ có 3 cơ sở điều trị và 8 cơ sở cấp phát thuốc Methadone. Các hoạt động được duy trì thường xuyên, đảm bảo cung cấp thuốc đầy đủ cho 680 bệnh nhân. Trong đó, 582 người đang duy trì điều trị trên tổng số 1.828 người nghiện ma túy toàn tỉnh.Qua theo dõi, bệnh nhân điều trị Methadone hồi phục sức khỏe rõ rệt, 89,4% trường hợp sau điều trị đã tăng cân, cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần và có thể tái hòa nhập cộng đồng.

    Để đạt được hiệu quả cao trong công tác điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hà Kế San khẳng định, tỉnh sẽ chú trọng triển khai nhiều hoạt động tích cực cho công tác này, đồng thời đưa vào chương trình trọng điểm trong công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị.

    Về phía các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh, sẽ khẩn trương tiến hành rà soát lại, nắm chắc tình hình người nghiện ma túy trên địa bàn, tách riêng số lượng đang ở cộng đồng và đang cai nghiện tập trung tại các trung tâm, trong trại giam.

    Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động với các hình thức linh hoạt, đa dạng mang lại hiệu quả cao; cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nghiện ma túy tham gia điều trị bằng thuốc Methadone.

    Thời gian tới, Sở Lao động, Thương binh - Xã hội tỉnh và ngành công an sẽ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho các đối tượng trong trại giam và trung tâm cai nghiện tập trung nhằm nâng cao hiệu quả, công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS, đảm bảo trật tự xã hội trên địa bàn…
    Thúy Vân
    http://tiengchuong.vn/

  5. #165
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hiệu quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Mathedone
    Thứ tư, 19/11/2014 - 07:31" GMT+7
    HGĐT- Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đang là một trong những biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV ở Việt Nam. Chương trình điều trị Methadone được triển khai đã đạt được một số kết quả tốt về mặt kinh tế - xã hội.

    Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone góp phần làm giảm tỷ lệ người nghiện các chất dạng thuốc phiện và lây nhiễm HIV cũng như một số bệnh có liên quan trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng; cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện, hỗ trợ người nghiện các chất dạng thuốc phiện tái hòa nhập cộng đồng. Giảm tần suất sử dụng và tiến tới ngừng sử dụng thuốc phiện trong nhóm đối tượng tham gia điều trị; giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV, giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tham gia điều trị. Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone được thực hiện trên cơ sở người bệnh tự nguyện tham gia và có cam kết tuân thủ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện. Trong cùng một thời điểm, người bệnh chỉ được đăng ký điều trị bằng thuốc Methadone tại một cơ sở. Việc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone chỉ được triển khai tại cơ sở y tế Nhà nước đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; quy trình điều trị và quản lý phải được thực hiện theo đúng các quy định của Bộ Y tế; phải được lồng ghép với hoạt động của chương trình phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm và các hoạt động tâm lý xã hội để việc điều trị đạt hiệu quả. Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone là phương pháp điều trị lâu dài, suốt đời với người bệnh nên việc lựa chọn địa điểm của cơ sở điều trị, cơ sở cấp phát thuốc phải phù hợp, gần nơi có nhiều người nghiện ma túy sinh sống...

    Tại tỉnh ta, Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone của tỉnh được khởi động từ tháng 10.2013. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2377/QĐ-UBND ngày 28.10.2013 về triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone giai đoạn 2013 – 2020. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở Y tế, các ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị, tổ chức triển khai thực hiện chương trình. BCĐ phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh đã tổ chức Hội nghị đồng thuận triển khai kế hoạch Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Mathedone cấp tỉnh; phối hợp liên ngành Công an, Sở LĐTB&XH xây dựng quy chế phối hợp liên ngành thực hiện Chương trình. Sở Y tế cũng đã thành lập 2 đoàn công tác làm việc với UBND huyện Bắc Quang và Vị Xuyên, các ngành có liên quan của huyện về triển khai Cơ sở điều trị Mathedone tại Bắc Quang và Cơ sở cấp phát thuốc tại Vị Xuyên. Bên cạnh đó, hoàn thành sửa chữa, cải tạo phòng làm việc Khu điều trị Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS thành cơ sở điều trị Mathedone; mua và lắp đặt trang thiết bị cho cơ sở điều trị. Hiện tại đã cử 11 cán bộ đi học về công tác điều trị Mathedone; tiếp nhận hồ sơ và tổ chức điều trị cho 38 bệnh nhân.

    Có thể nói, việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên địa bàn tỉnh được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể đồng thuận, ủng hộ cao, đặc biệt là việc vận động người nghiện và gia đình có người nghiện ma túy tham gia chương trình. Qua thời gian điều trị cho thấy tác động đáng kể trong việc giảm và ngừng sử dụng ma túy. Tỷ lệ bệnh nhân xét nghiệm heroin âm tính 100%. Đa số các bệnh nhân đều tự nguyện tuân thủ quy trình điều trị và chấp hành đầy đủ các quy định của cơ sở điều trị. 100% trường hợp đang điều trị tại cơ sở điều trị của tỉnh đã từ bỏ không sử dụng ma túy. Bệnh nhân hài lòng về tinh thần thái độ làm việc của cán bộ tại cơ sở điều trị và yên tâm tin tưởng vào cơ sở y tế trong công tác điều trị...

    Tuy nhiên theo lãnh đạo Sở Y tế cho biết: Trong quá trình thực hiện còn gặp một số khó khăn nhất định như: Địa bàn của tỉnh rộng, số lượng người nghiện của các huyện ít không đủ số lượng người nghiện để triển khai cơ sở điều trị tại mỗi huyện; khó khăn về tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc, đào tạo cán bộ... Do vậy cần được có sự hỗ trợ của Bộ Y tế về kinh phí cho tỉnh thông qua các chương trình, dự án để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo cán bộ; tăng cường kiểm tra giám sát hỗ trợ kỹ thuật, chuyên môn nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện; cung cấp vật tư, thuốc đảm bảo cho điều trị. Đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương mở Cơ sở điều trị tại huyện Bắc Quang và Cơ sở cấp phát thuốc tại huyện Vị Xuyên sớm hơn 1 năm so với kế hoạch; bổ sung biên chế làm việc toàn thời gian cho 3 cơ sở; cấp kinh phí cải tạo Cơ sở điều trị khoa truyền nhiễm BVĐK huyện Bắc Quang, Cơ sở cấp phát thuốc huyện Vị Xuyên, mua sắm trang thiết bị...


    PV
    http://www.baohagiang.vn/

  6. #166
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị nghiện bằng Methadone: Những thách thức đặt ra

    Thứ tư 19/11/2014 11:44
    Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone mang lại hiệu quả và an toàn cho người nghiện, nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức đang đặt ra khi nguồn hỗ trợ quốc tế ngày càng hạn hẹp.

    Điều trị methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống
    Hiện nay, Bộ Y tế đã tổ chức điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại 122 cơ sở củai 38 tỉnh, thành phố trong cả nước và đã điều trị cho hơn 22.000 người nghiện. Việc tìm ra một giải pháp thay thế hiệu quả, an toàn cho người nghiện có ý nghĩa rất quan trọng khi cả nước ước tính có đến 185.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý.

    Đi tìm câu trả lời, Trang tin Tiếng Chuông đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế về vấn đề này.

    Thưa Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long, hiện chúng ta mới đang điều trị nghiện bằng Methadone cho khoảng hơn 22.000 người nghiện, trong khi cả nước có tới 185.000 người nghiện ma túy. Vì sao việc điều trị nghiện bằng Methadone vẫn chỉ triển khai số lượng hạn chế như vậy?

    Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long:

    Methadone được triển khai thí điểm đầu tiên ở Hải Phòng và TP. HCM từ năm 2008. Sau khi triển khai thí điểm thành công, Chính phủ đã cho phép triển khai mở rộng Methadone (MMT) trên phạm vi toàn quốc. Tính đến nay, đã có 38 tỉnh/TP triển khai Methadone, với 122 cơ sở, điều trị cho 22.159 bệnh nhân.

    Mục tiêu đặt ra là đến 2015, chúng ta sẽ điều trị Methadone cho 80.000 người nghiện. Như vậy, hiện nay mới đạt được 27% so với chỉ tiêu này. Việc triển khai MMT của các tỉnh vẫn còn chậm vì một số khó khăn sau đây:

    Thứ nhất, một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển khai MMT. Cụ thể, hiện có 17 tỉnh/TP vẫn chưa phê duyệt kế hoạch triển khai MMT tại địa phương mình. Một số địa phương phê duyệt kế hoạch, nhưng không phân bổ đủ nguồn lực để thực hiện, mà trông chờ vào kinh phí của Trung ương và dự án viện trợ.

    Thứ 2 là, các địa phương gặp khó khăn về nhân lực, không có đủ biên chế để bố trí cho các cơ sở điều trị MMT nên chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm hoặc hợp đồng.

    Thứ 3, các địa phương khó khăn trong việc bố trí cơ sở vật chất để thiết lập các cơ sở điều trị MMT; không có kinh phí để sửa chữa cơ sở, mua sắm các trang thiết bị theo quy định.

    Một khó khăn khác nữa là chi phí vận hành các cơ sở MMT hiện nay chủ yếu là dựa vào nguồn viện trợ nước ngoài. Gần 100% tiền thuốc MMT là do các dự án viện trợ cung cấp; hầu hết các cán bộ làm việc ở các cơ sở điều trị MMT cũng là do Dự án viện trợ trả lương hoặc phụ cấp; trong khi đó, các nguồn viện trợ này cho Việt Nam đang bị cắt giảm nhanh chóng.

    Ngoài ra, thủ tục hành chính để đưa người nghiện vào điều trị MMT vẫn còn chưa thuận lợi, trong đó có việc phải có xác nhận của chính quyền địa phương là không thuộc đối tượng phải đưa đi cai nghiện bắt buộc.

    Tuy vậy, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1008, từ tháng 6/2014 đến nay, chỉ trong thời gian 4 tháng, số lượng người được điều trị MMT đã tăng vọt từ 17.000 lên trên 22.000. Vì vậy, tôi tin rằng trong thời gian tới, các tỉnh sẽ tiếp tục tăng nhanh số người nghiện được điều trị MMT để đạt chỉ tiêu được giao.

    Hiện nguồn viện trợ dành cho thuốc Methadone đang giảm dần mỗi năm trong khi mục tiêu của ngành y tế phấn đấu có 80.000 người nghiện được điều trị Methadone vào năm 2015. Đây có phải là điều mâu thuẫn hay không, thưa ông?

    Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long:

    Đúng là việc triển khai điều trị MMT hiện nay phụ thuộc nhiều vào tiền viện trợ, trong đó có tiền thuốc, tiền lương, phụ cấp cho cán bộ…

    Tuy nhiên, chủ trương mở rộng điều trị MMT là chủ trương của Chính phủ Việt Nam. Khi nguồn tài trợ rút đi thì chúng ta sẽ phải sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, cả trung ương lẫn địa phương. Cụ thể, ngân sách nhà nước chi cho Chương trình quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2015 dự kiến sẽ tăng khoảng 40% so với năm 2014, trong đó chủ yếu là để đảm bảo đủ thuốc MMT cho các địa phương.

    Ngoài nguồn ngân sách trung ương, một số tỉnh, thành cũng đã chủ động phân bổ kinh phí để mua thuốc MMT, đáp ứng nhu cầu điều trị của địa phương mình.

    Bên cạnh bao cấp của Nhà nước về thuốc MMT, lương cán bộ trong biên chế; các chi phí đầu tư về cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ thì Chính phủ cũng có chủ trương xã hội hóa, huy động sự đóng góp một phần nhỏ của những người được điều trị MMT để hỗ trợ một phần các chi phí thường xuyên để đảm bảo tính bền vững lâu dài của điều trị.Với những giải pháp đa dạng các nguồn tài chính, mục tiêu đạt 80.000 bệnh nhân được điều trị bằng MMT vào năm 2015 là hoàn toàn khả thi.

    Thưa Cục trưởng, về phía cơ quan quản lý, ngành y tế đã có những đề xuất gì để mở rộng chương trình điều trị nghiện bằng Methadone và tăng số đối tượng được điều trị thay thế?

    Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long:

    Để mở rộng chương trình điều trị Methadone và đạt được chỉ tiêu do chính phủ đề ra, thời gian tới, các địa phương cần hết sức quan tâm để triển khai mở rộng MMT, xây dựng, phê duyệt kế hoạch và chủ động trong việc đảm bảo nguồn lực để triển khai mở rộng MMT theo chỉ tiêu được giao; chủ động bố trí cơ sở vật chất; bố trí nhân lực và kinh phí chi thường xuyên để triển khai mở rộng MMT.

    Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông về ý nghĩa và tầm quan trọng của điều trị MMT đến các cấp lãnh đạo và nhân dân, đặc biệt là đến người nghiện ma túy và gia đình của họ.

    Để tăng số đối tượng điều trị Methadone, các thủ tục hành chính cần đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho những người nghiện đủ tiêu chuẩn và có nhu cầu được vào điều trị MMT sớm.

    Xin trân trọng cảm ơn Cục trưởng!

  7. #167
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cai nghiện bằng methadone phải trả 10.000 đồng/ngày

    21-11-2014 08:06 - Theo: www.xaluan.com

    Ngày 20/11, tại hội thảo “Cộng đồng với việc thực hiện chương trình methadone”, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long cho biết.

    Đến ngày 15/11/2014, cả nước đã có 38 tỉnh, thành phố triển khai chương trình methadone với 122 cơ sở điều trị và hơn 22 nghìn bệnh nhân tham gia điều trị.Để chương trình điều trị, cai nghiện cho bệnh nhân bằng methadone phát huy hiệu quả, ông Nguyễn Hoàng Long đề xuất thu 10 nghìn đồng/ngày/bệnh nhân. Số tiền này dùng chi cho tiền nước, cốc uống nước, điện, vệ sinh môi trường, chi cho cán bộ hợp đồng...Đồng thời, cũng cần tăng cường công tác truyền thông về chương trình, huy động sự tham gia của các tổ chức dân sự xã hội và mạng lưới đồng đẳng, rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính từ việc đưa người vào điều trị đến quy trình quản lý, uống thuốc...


  8. #168
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cai nghiện bằng Methadone: Giảm thủ tục, tăng truyền thông
    Cập nhật lúc 09:39 21/11/2014
    KTĐT - Cai nghiện bằng Methadone được chứng minh là tiết kiệm, an toàn cho người nghiện, hạn chế tái nghiện và lây nhiễm HIV.
    Song mặc dù được phát thuốc và điều trị miễn phí, người nghiện vẫn e dè, thậm chí ngại tiếp cận với phương pháp cai nghiện này. Đó là bất cập được chỉ ra tại hội thảo “Cộng đồng với việc thực hiện chương trình Methadone” diễn ra sáng 20/11 tại Hà Nội.

    Bệnh nhân uống Methadone tại cơ sở điều trị cai nghiện. Ảnh: Doãn Tấn
    Ngại làm hồ sơ, lỡ cả cuộc đời
    Cai nghiện ma túy bằng Methadone được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay, bởi người nghiện phục hồi sức khỏe, vẫn có khả năng lao động, lại tránh được lây nhiễm HIV. Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long cho biết, khoảng 95% người nghiện thành công với phương pháp này. Hiện nước ta đã có 38 tỉnh, TP triển khai cai nghiện bằng Methadone với 122 cơ sở, điều trị cho 22.159 bệnh nhân. Mục tiêu đến năm 2015 sẽ điều trị Methadone cho 80.000 người nghiện.
    Thế nhưng, dù được phát thuốc và điều trị miễn phí, nhiều người nghiện vẫn e dè tiếp cận với các cơ sở điều trị Methadone. Nguyên nhân là do thủ tục hành chính đưa người nghiện vào điều trị Methadone chưa thuận lợi, trong đó có việc người nghiện phải có xác nhận của chính quyền địa phương là không thuộc đối tượng phải đưa đi cai nghiện bắt buộc. Anh Trần Minh Thắng – thành viên Ban điều hành người nghiện ma túy chia sẻ: “Cũng là người nghiện, bản thân tôi đã không dưới 20 lần cai nghiện tại nhà nhưng không hiệu quả. Chỉ khi dùng Methadone tôi mới không còn thèm heroin. Tuy nhiên, nhiều người nghiện vì ngại lộ diện, không muốn đến địa phương xin xác nhận hộ khẩu thường trú và không thuộc đối tượng đi cai bắt buộc nên đã… lỡ cả cuộc đời. Mặt khác, việc đăng ký cai nghiện bằng Methadone ở một số địa phương vẫn còn nhiều bất cập. Có nơi vì ít người đăng ký nên phải chờ tới 4 tháng mới được duyệt hồ sơ và uống thuốc. Trong khoảng thời gian này, có người đã ra đi. Và nhiều địa phương chưa có cơ sở điều trị bằng Methadone nên người nghiện chưa tiếp cận được với phương pháp này”. Trong khi đó, một người nghiện khác đang làm hồ sơ xin cai nghiện bằng Methadone cho biết: “Tôi đang làm hồ sơ xin đi cai bằng Methadone nhưng vẫn chưa xong. Khi đến UBND phường xin xác nhận, họ bảo sang xin công an, đến công an lại bảo họ không có thẩm quyền. Đến Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng để kiểm tra là có bị nghiện không họ lại đưa sang Bệnh viện Thanh Nhàn để kiểm tra phổi, lao, máu, gan, HIV, đo huyết áp…”.
    Đơn giản hóa các thủ tục hành chính
    Về vấn đề triển khai chậm việc cai nghiện bằng Methadone ở các địa phương, các chuyên gia chỉ ra nguyên nhân là do cả nước còn 17 tỉnh, TP vẫn chưa phê duyệt kế hoạch triển khai cai nghiện bằng Methadone. Nhiều nơi lại không phân bổ đủ nguồn lực để thực hiện, mà trông chờ vào kinh phí của T.Ư và dự án viện trợ. Ngoài ra, ở nhiều nơi, cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm, không đủ thiết bị, cơ sở vật chất để điều trị. Một khó khăn khác là chi phí vận hành, tiền thuốc, lương cho nhân viên của các cơ sở cai nghiện bằng Methadone chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ nước ngoài, nhưng các nguồn viện trợ này đang bị cắt giảm mạnh.
    Đưa ra giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc cai nghiện bằng Methadone, Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long cho rằng: “Cần tăng cường công tác truyền thông về chương trình, đặc biệt là huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội và mạng lưới người nghiện đang được điều trị Methadone vận động người nghiện đi cai. Đồng thời, rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính, từ đưa người vào điều trị đến quy trình quản lý, uống thuốc sao cho đơn giản, thuận tiện. Chúng ta có thể xây dựng và triển khai mô hình “Điểm cấp phát thuốc” tại các trạm y tế xã, nhất là khu vực miền núi để thuận tiện cho người nghiện đến uống thuốc hàng ngày. Về lâu dài, để đảm bảo kinh phí, ngoài nguồn viện trợ và ngân sách Nhà nước, chúng ta cần đẩy mạnh xã hội hóa. Nhưng hơn hết, người nghiện phải chủ động tìm đến các cơ sở điều trị Methadone và thực hiện nghiêm các quy định”. Về mặt pháp lý, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS Trịnh Thị Lê Trâm gợi ý: “Nên xem xét cho phép người nghiện không có nơi cư trú ổn định được đăng ký điều trị Methadone bằng Chứng minh Nhân dân. Đối với người đang điều trị nghiện Methadone ở cộng đồng bị đưa vào các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, trại tạm giam, trại giam thì được cơ sở đang điều trị gửi phiếu chuyển gửi đến người phụ trách y tế của cơ sở đó. Đề nghị Nhà nước xem xét để có thể đưa việc điều trị Methadone vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc”.


  9. #169
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Mới có hơn 22.000 bệnh nhân tham gia điều trị bằng Methadone

    THU PHƯƠNG (TTXVN/VIETNAM+)

    "Cộng đồng với việc thực hiện chương trình Methadone" là chủ đề của hội thảo do Dự án thành phần Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS tổ chức ngày 20/11 tại Hà Nội, nhằm tìm hiểu thực trạng việc tiếp cận chương trình Methadone của những người tiêm chích ma túy và những người cung cấp dịch vụ điều trị Methadone.
    Tư vấn phương pháp cai nghiện bằng thuốc Methadone. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)
    Phát biểu tại hội thảo, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long cho biết đến ngày 15/11, cả nước đã có 38 tỉnh, thành phố triển khai chương trình Methadone với 122 cơ sở điều trị và hơn 22.000 bệnh nhân tham gia điều trị.

    Nguyên nhân của việc chậm triển khai điều trị thay thế chủ yếu là do cấp ủy, chính quyền ở nhiều địa phương còn thiếu sự quan tâm, đầu tư, huy động nguồn lực; còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ hỗ trợ từ Trung ương...

    Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long đề xuất thời gian tới, Việt Nam cần tăng cường công tác truyền thông về chương trình, huy động sự tham gia của các tổ chức dân sự xã hội và mạng lưới đồng đẳng; từng bước xã hội hóa để có nguồn kinh phí chi trả cho cán bộ hợp đồng; rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính từ việc đưa người vào điều trị đến quy trình quản lý, uống thuốc sao cho thuận tiện.

    Đặc biệt, chương trình Methadone dự kiến sẽ thu 10.000 đồng/người/ngày (chi cho tiền nước, cốc uống nước, điện, vệ sinh môi trường, chi cho cán bộ hợp đồng...).

    Đại diện Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tại Hải Phòng cho biết: Tại địa phương, chương trình Methadone giúp giảm 70% hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy; mâu thuẫn gia đình, xã hội giảm mạnh; đặc biệt là giảm đáng kể chi phí đối với gia đình có người nghiện.

    Đồng thời, điều trị Mehtadone giúp người nghiện không còn bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm ma túy, tác động của đói thuốc, yên tâm làm việc phụ giúp gia đình... Hầu hết người bệnh, gia đình người bệnh khi được phỏng vấn đều đánh giá tốt về chương trình Methadone; cán bộ công tác tại cơ sở điều trị Methadone cũng đánh giá cao hiệu quả điều trị Methadone so với các phương pháp cai nghiện khác.

    Tuy nhiên, hoạt động điều trị nghiện bằng Methadone vẫn gặp nhiều khó khăn như: Tỷ lệ bệnh nhân dùng ma túy tổng hợp ngày càng tăng và chưa có biện pháp can thiệp; nhiều bệnh nhân nghiện rượu; bệnh nhân đi làm ăn xa, công tác ở những địa phương không có chương trình Methadone (trong khi đó quy định không được mang thuốc theo); tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị ngày càng tăng.

    Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận những vấn đề như: Khung pháp lý cho việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone; điều trị nghiện tại cộng đồng; rào cản trong việc tiếp cận điều trị Methadone; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone xã hội hóa.

    Methadone là một loại thuốc tổng hợp, đồng vận với chất dạng thuốc phiện (nghĩa là có tác dụng tương tự như các chất dạng thuốc phiện như morphin, heroin) nhưng có thời gian tác dụng kép dài hơn. Methadone được sản xuất với mục đích ban đầu là làm thuốc giảm đau trong chiến tranh Thế giới thứ II.

    Năm 1964, tại New York, bác sỹ Marie Nyswander và Vincent Dole, khi điều trị cho những người nghiện heroin và đã phát hiện Methadone giúp những người bệnh này ngừng sử dụng heroin và hầu như không bị tăng liều khi sử dụng trong một thời gian dài. Từ đó liệu pháp điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone ra đời./.

  10. #170
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Hơn 21.000 người nghiện được điều trị bằng Methadone

    Thứ sáu, 21/11/2014, 01:34 (GMT+7)

    (SGGP).- Đây là thông tin được lãnh đạo Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết tại hội thảo “Cộng đồng với việc thực hiện chương trình Methadone” diễn ra ngày 20-11, tại Hà Nội.


    Đến nay, cả nước mới có 38/63 tỉnh, thành phố triển khai điều trị Methadone cho 21.613 người nghiện chất dạng thuốc phiện, đạt 27% so với mục tiêu điều trị cho 80.000 người vào cuối năm 2015 và chiếm 12% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý.


    Cục Phòng chống HIV/AIDS cũng cho biết chương trình điều trị bằng Methadone còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực, thiếu về số lượng y bác sĩ, nhân viên y tế, họ phải làm việc quá tải, chưa có chế độ đãi ngộ thỏa đáng và thiếu kinh phí.


  11. #171
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Lập trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện ở TP.HCM

    Thứ sáu 21/11/2014 16:54
    Trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất và HIV có nhiệm vụ thực hiện các nghiên cứu nhằm phát hiện các phương thức điều trị các chất gây nghiện như morphine, heroine, methamphetamin, rượu, ectasy...

    Một trung tâm phát thuốc methadone cho bệnh nhân nghiện ma túy
    Ngày 21/11, tại trường Đại học Y Dược TP.HCM, Dự án xây dựng Trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất và HIV chính thức được khởi động.

    Dự án do trường Đại học Y Dược thành phố phối hợp với Đại học Y Hà Nội và Đại học California (Hoa Kỳ) thực hiện với sự tài trợ của Chương trình Cứu trợ khẩn cấp AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ thông qua Cục Quản lý lạm dụng chất gây nghiện và sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ.

    Trung tâm cũng hợp tác với các chuyên gia trong và ngoài nước mở các khóa huấn luyện về điều trị nghiện chất và thực hành điều trị cho bệnh nhân nghiện tại các cơ sở điều trị nghiện chất trong nước.


    Theo tiến sỹ Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược TP.HCM, những người nghiện không chỉ bị ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn dễ có nguy cơ lây truyền bệnh HIV, chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng xung quanh cũng bị ảnh hưởng. Do đó, việc dùng biện pháp y học trong điều trị nghiện chất là một trong những ưu tiên của y học Việt Nam hiện nay, nhất là khi đại dịch AIDS đang rất phổ biến. Từ đó, ngành y tế bắt đầu xây dựng những nghiên cứu, điều trị nghiện chất mang tính chất đặc thù của Việt Nam.


    Những nghiên cứu do Trung tâm kết hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước sẽ góp phần vào việc phát triển khoa học y học về nghiện chất; góp phần nâng cao năng lực cho các cán bộ trong lĩnh vực điều trị nghiện chất, kết nối giữa các cơ sở điều trị với cơ sở đào tạo. Điều này đang được kỳ vọng sẽ góp phần vào việc thực hiện chính sách của Nhà nước và Bộ Y tế tăng cường điều trị những bệnh nhân bị nghiện thuốc dạng thuốc phiện với methadone nhằm giảm bớt nguy cơ lây nhiễm HIV tại cộng đồng, giảm các tệ nạn xã hội gây ra do người nghiện.


    Dự án xây dựng Trung tâm chuyển giao công nghệ điều trị nghiện chất và HIV kéo dài trong ba năm. Trước đó, Trung tâm đầu tiên nghiên cứu chuyển giao điều trị chất gây nghiện ở Việt Nam được thành lập tại trường Đại học Y Hà Nội vào năm 2011.
    Huy Thành

    Theo TTXVN

  12. #172
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    90% người nghiện ma túy muốn được điều trị methadone

    24-11-2014 06:57 - Theo: www.anninhthudo.vn

    Tại Hội thảo “Cộng đồng với việc thực hiện chương trình Methadone” vừa diễn ra ở Hà Nội, đại diện Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế cho biết, 90% người sử dụng ma túy và gia đình mong muốn được tiếp cận điều trị methadone.

    Tuy nhiên từ khi triển khai chương trình điều trị bằng methadone vào năm 2008 đến nay, cả nước mới có hơn 22.000 người nghiện được cai bằng phương thức này, đạt 27% mục tiêu đề ra. Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, để chương trình điều trị methadone đạt hiệu quả như mong muốn, cần xóa bỏ những rào cản mà người nghiện ma túy đang gặp phải như: thủ tục xét chọn người tham gia khó khăn, rườm rà; thời gian chờ đợi lâu; khó xin xác nhận của chính quyền địa phương…


  13. #173
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tăng hiệu quả điều trị nghiện ma tuý: Xoá bỏ rào cản với Methadone

    THÙY GIANG (VIETNAM+)
    Hiện nay, có tới 90% người sử dụng ma túy muốn được tiếp cận chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
    Nhân viên y tế cấp phát thuốc Methadone điều trị cho người bệnh. (Ảnh: TTXVN)
    Tuy nhiên, trên thực tế, công cuộc điều trị của những đối tượng trên còn vướng mắc rất nhiều rào cản trong tiếp cận chương trình. Họ mong muốn thủ tục hành chính cần đơn giản hơn, bởi hiện nay những người điều trị nghiện muốn tham gia chương trình phải xin xác nhận ở 5-6 nơi và chờ đợi đến vài tháng vẫn chưa được uống thuốc Methadone.

    Thông tin trên đã được đưa ra thảo luận sôi nổi tại hội thảo"Cộng đồng với việc thực hiện chương trình Methadone" do Dự án thành phần Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS vừa được tổ chức tại Hà Nội.

    Chờ 4 tháng chưa được tiếp cận với thuốc

    Phát biểu tại hội thảo anh Trần Thanh Thắng - một tình nguyện viên thuộc Mạng lưới người sử dụng ma túy tại Việt Nam (Vnplud) chia sẻ, trong nhóm có người nộp đơn tham gia điều trị của chương trình tới 4 tháng sau mới được uống thuốc Methadone.

    Theo anh Thắng: “Khi người bệnh thắc mắc thì nhận được câu trả lời từ phía cơ sở điều trị là hiện nay số người tham gia chương trình đã ổn định, vì số người vào sau lẻ tẻ và rải rác. Chính vì vậy có cơ sở điều trị buộc bệnh nhân phải chờ đủ từ 7-15 người rồi mới xét duyệt một thể.”

    Anh Thắng phân tích, với những người sử dụng ma túy việc bắt họ chờ đợi lâu tới 4 tháng có thể làm sức khỏe của họ giảm sút rất nhiều, có người nhiều khi đã ra đi trong khi chờ đợi được tham gia vào chương trình.

    Cùng quan điểm trên, một người sử dụng ma túy tại quận Hai Bà Trưng ở Hà Nội cũng bày tỏ sự bức xúc khi hơn một tháng sau khi anh tham gia viết đơn để được tiếp cận điều trị nghiện bằng Methadone qua rất nhiều khâu thủ tục hành chính giữa công an phường và ủy ban, qua nhiều lần xét nghiệm ở các bệnh viện anh vẫn chưa được tiếp cận với thuốc.

    Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu đào tạo HIV/AIDS (Trường Đại học Y Hà Nội), Methadone là phương pháp điều trị “tiêu chuẩn vàng” đối với những người nghiện các chất dạng ma túy trên thế giới. Những nghiên cứu đã cho thấy, việc sử dụng thuốc Methadone đã làm giảm đáng kể việc sử dụng ma túy. Tỷ lệ tiêm chích ở những người nghiện (trong 3 tháng trước phỏng vấn) đã giảm từ 87% trước điều trị xuống còn gần 53% sau 1 năm và còn 42% sau 2 năm điều trị.

    Đánh giá về chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Nguyễn Hoàng Long cho biết, đến ngày 15/11, cả nước đã có 38 tỉnh, thành phố đã triển khai chương trình với 122 cơ sở điều trị và hơn 22.000 bệnh nhân tham gia điều trị, đạt 71% mục tiêu chỉ tiêu của năm 2014 và đạt 27% so với mục tiêu điều trị cho 80.000 người vào cuối năm 2015.

    Như vậy, hiện nay mới chỉ có 12% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Có 17/61 tỉnh chưa phê duyệt được kế hoạch cung cấp dịch vụ điều trị Methadone.

    Theo ông Long, nguyên nhân của việc chậm triển khai điều trị thay thế chủ yếu là do cấp uỷ, chính quyền ở nhiều địa phương còn thiếu sự quan tâm, đầu tư, huy động nguồn lực; còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ hỗ trợ từ Trung ương...

    Đánh giá của Ban quản lý Dự án thành phần Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho thấy, kết quả công tác cai nghiện chưa cao. Hoạt động điều trị nghiện bằng Methadone vẫn gặp nhiều khó khăn như: Tỷ lệ bệnh nhân dùng ma túy tổng hợp ngày càng tăng và chưa có biện pháp can thiệp; nhiều bệnh nhân đi làm ăn xa, công tác ở những địa phương không có chương trình Methadone (trong khi đó qui định không được mang thuốc theo...

    Đề cập đến khía cạnh giảm bớt “rào cản” đối với công tác xã hội hóa trong lĩnh vực này, bà Khuất Thị Hải Oanh - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI) bày tỏ quan điểm cho rằng việc mở điểm điều trị Methadone ngoài công lập hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, đã làm không có nhiều cơ sở điều trị Methadone ngoài công lập được cấp phép. Chính điều này gây khó khăn cho người nghiện ma túy càng không có cơ hội được tiếp cận với uống thuốc Methadone.

    Bớt “rào cản” với cơ sở xã hội hóa

    Thống kê của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tại Hải Phòng cho thấy, tại địa phương, chương trình Methadone giúp giảm 70% hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy; mâu thuẫn gia đình, xã hội giảm; đặc biệt là giảm đáng kể chi phí đối với gia đình có người nghiện. Việc điều trị Methadone giúp người nghiện không còn bị ám ảnh bởi việc tìm kiếm ma túy và yên tâm làm việc phụ giúp gia đình...

    Theo báo cáo của Vnplud, 90% người sử dụng ma túy và gia đình của họ mong muốn được tiếp cận chương trình điều trị bằng Methadone bởi Methadone sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của họ, có sức khỏe để sống và làm việc, giảm nguy cơ bị bắt vào trung tâm cai nghiện bắt buộc.

    Người cai nghiện các chất dạng thuốc phiện uống thuốc Methadone. (Ảnh: TTXVN)


    Tại hội thảo, anh Thắng và rất nhiều người sử dụng ma túy mong mỏi các cấp chính quyền có thể tạo điều kiện cho người sử dụng ma túy được xét duyệt nhanh hơn các thủ tục để có thể sao 10-15 ngày xét duyệt một lần để người điều trị bớt phải chờ đợi lâu. Bởi mỗi một ngày người sử dụng ma túy nếu như không được uống thuốc Methadone điều trị thay thế thì họ sẽ bớt phải sử dụng ma túy.

    Bàn về những giải pháp, ông Nguyễn Hoàng Long cũng đề xuất thời gian tới, Việt Nam cần tăng cường công tác truyền thông về chương trình, huy động sự tham gia của các tổ chức dân sự xã hội và mạng lưới đồng đẳng; từng bước xã hội hóa để có nguồn kinh phí chi trả cho cán bộ hợp đồng; rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính từ việc đưa người vào điều trị đến quy trình quản lý, uống thuốc sao cho thuận tiện...

    Theo bà Khuất Thị Hải Oanh, quy định yêu cầu đối với điểm điều trị Methadone ngoài công lập cần có tới 10 nhân viên, trong đó có 8 nhân viên y tế và 2 bảo vệ. Bà Oanh phân tích, thực tế số lượng nhân viên không cần đến nhiều như vậy, yêu cầu như vậy sẽ gây khó khăn cho việc khuyến khích các cá nhân, tổ chức ngoài công lập thành lập cơ sở điều trị Methadone. Vì vậy, đây sẽ là rào cản lớn cho những đơn vị muốn tham gia vào cung cấp dịch vụ này.

    Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận sôi nổi những vấn đề như tháo gỡ rào cản trong việc tiếp cận điều trị Methadone, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người đăng ký điều trị Methadone kể cả cho những người nghiện không có nơi cư trú ổn định; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone xã hội hóa... và đưa ra các khuyến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn của chương trình Methadone hiện nay./.

  14. #174
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    ĐIỀU TRỊ THUỐC METHADONE:
    Mũi tên trúng nhiều đích
    Ngày cập nhật 23/11/2014 07:27
    (TTH) - Điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone là liệu pháp được đánh giá có chi phí rẻ và hiệu quả nhất hiện nay.Cơ hội
    Theo bà Nguyễn Thị Ngọc, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone là cơ hội rất lớn cho những người nghiện heroin, cho cả gia đình và xã hội. Thuốc methadone được đưa vào dùng ở nhiều nước trên thế giới như Úc Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ... Tại Việt Nam, đã có nhiều tỉnh, thành triển khai, ứng dụng điều trị cho người nghiện ma tuý mang lại kết quả đáng ghi nhận. Khảo sát 100 người được điều trị bằng methadone, sau 6 tháng số người tiếp tục sử dụng heroin chỉ còn 14,05% và sau 12 tháng chỉ còn 9,05%. Sau 2 năm điều trị, hầu như số người sử dụng heroin chỉ còn 8,41%. Về tần suất sử dụng heroin, trước điều trị, phần lớn đối tượng sử dụng từ 2-3 lần, thậm chí có người dùng đến 5 lần/ngày. Qua 12 tháng điều trị bằng methadone, không còn bệnh nhân nào sử dụng quá 2 lần/ngày. Tần suất này giảm đáng kể đối với người nghiện còn dùng ma túy chỉ 2-3 lần/tháng.


    Cũng theo thang đo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh nhân điều trị thuốc methadone đều được cải thiện về mặt tinh thần, thể chất. Nếu thời gian điều trị methadone càng dài thì mức độ ổn định về mặt thể chất, tinh thần ngày càng tốt, chất lượng cuộc sống tăng lên. Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ trầm cảm giảm từ 80% xuống còn 15% sau 12 tháng điều trị. Điều trị thuốc methadone cũng mang lại nhiều lợi ích về an ninh, xã hội. Tỷ lệ người nghiện vi phạm pháp luật giảm từ 40,8% xuống còn 1,34% sau hai năm điều trị thuốc methadone. Mâu thuẫn trong gia đình xã hội cũng giảm hẳn. Tỷ lệ bệnh nhân có hành vi bán, cầm đồ đạc, hay nối dối, thậm chí cưỡng ép người thân để lấy tiền mua ma túy giảm nhanh, từ 90% trước khi điều trị xuống còn 1,4% sau 12 tháng điều trị thuốc methadone.


    Giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội


    Một con số đưa ra từ Bộ Công an và Bộ Lao động Thương binh Xã hội, số người nghiện ma túy ở Thừa Thiên Huế không nhiều so với tỉnh, thành khác. Theo ước tính vào năm 2013 có khoảng 428 đối tượng; trong đó có 334 trường hợp nghiện chất dạng thuốc phiện. Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn Thừa Thiên Huế có khoảng 473 trường hợp nghiện các chất thuốc phiện và mỗi năm, ngân sách Nhà nước lo cho công tác chăm sóc, giáo dục và hỗ trợ cai nghiện những đối tượng này cũng không nhỏ.
    Methadone là một chất dạng thuốc phiện (CDTP) tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các CDTP khác, nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán huỷ dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai. methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài.
    Bà Trần Thị Ngọc cho biết, tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng tiêm chích ma túy trên địa bàn hiện nay không nhiều, nằm trong nhóm “top 10” thấp nhất cả nước. Tuy nhiên, với những đối tượng nghiện ma túy có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS rất cao. Do đó, hiện nay Thừa Thiên Huế triển khai chương trình điều trị bằng methadone cho người nghiện các chất thuốc phiện như một mũi tên trúng nhiều đích. Đó là hạn chế tình trạng lây nhiễm HIV, giúp người nghiện từ bỏ dần ma túy, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm chi phí và gánh nặng cho gia đình cũng như giảm nguy cơ phạm pháp, ổn định trật tự an ninh xã hội...Theo đánh giá của Bộ Y tế, sử dụng liệu pháp methadone rẻ hơn 9 lần so với áp dụng mô hình cai nghiện tập trung.


    Theo kế hoạch, Thừa Thiên Huế thành lập điểm điều trị methadone đầu tiên tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh (đường Nguyễn Văn Linh-KQH Hương Sơ, TP Huế) để từ nay đến năm 2015 có sự tư vấn hỗ trợ của cán bộ y tế và cấp thuốc miễn phí cho khoảng 200 trường hợp nghiện ma túy. Sau thời gian này, sẽ tiếp tục nâng dần số lượng và cơ sở điều trị tùy theo tình hình bệnh nhân.

    Khánh Qua
    http://www.baothuathienhue.vn/



  15. #175
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Xem xét lưu hành thuốc Cedemex điều trị nghiện ma túy

    Thứ ba 25/11/2014 14:30
    Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết đang xem xét hồ sơ để có thể cấp phép lưu hành chính thức cho thuốc điều trị nghiện ma túy Cedemex.


    Đây là thuốc do Viện Nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo nghiên cứu bào chế từ 17 loại thảo dược trong nước, đã được cấp phép lưu hành theo hình thức quản lý đặc biệt từ năm 2008 và hiện đang được thí điểm ứng dụng tại Thái Nguyên, Lai Châu, Hưng Yên... để hỗ trợ cắt cơn và điều trị nghiện ma túy.
    Theo ông Nguyễn Phú Kiều, Viện trưởng Viện Nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo, từ năm 2013 đến nay đã thí điểm điều trị nghiện ma túy bằng Cedemex trên 443 người nghiện sống tại tám huyện thị, thành phố thuộc tỉnh Thái Nguyên.
    Trong đó, có 182 người đã trải qua đủ liệu trình điều trị kéo dài 6 tháng, 130/182 người (trên 71%) được xác nhận là chưa sử dụng lại ma túy trong 6 tháng qua. Ông Kiều cũng cho biết, thực hiện hiệp định hợp tác về kinh tế - văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước Việt Nam - Campuchia, năm 2015 Chính phủ Việt Nam sẽ tài trợ Cedemex cho bệnh nhân Campuchia theo đề nghị của Chính phủ Campuchia.
    Trà My

    Theo Tuổi trẻ

  16. #176
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tình trạng thẩm lậu Methadone là hy hữu, hiếm gặp

    Thứ ba 25/11/2014 14:36
    Sẽ không còn tình trạng thẩm lậu thuốc Methadone (thuốc điều trị nghiện các dạng thuốc phiện) khi chương trình điều trị Methadone được mở rộng tại các địa phương.

    Điều trị Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe và hòa nhập với cộng đồng - Ảnh minh họa
    Vừa qua, tại TP. HCM, có một số ý kiến phản ánh tình trạng người nghiện uống Methadone rồi nhổ ra mang bán lại. Cho biết về vấn đề này, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long cho rằng, việc người nghiện ngậm thuốc trong miệng, không uống, rồi nhổ ra bán lại cho người khác, nếu có thì cũng chỉ là hiện tượng hy hữu, hiếm gặp.

    Nguyên nhân của việc mang bán lại Methadone có thể là do nhu cầu sử dụng thuốc Methadone quá lớn, trong khi mức độ triển khai các điểm điều trị Methadone có hạn. Có những điểm điều trị Methadone lên đến 500-600 người đến uống thuốc hàng ngày, vì vậy các nhân viên cấp phát thuốc quá bận, người nghiện lợi dụng lúc nhân viên không để ý để thẩm ngậm thuốc trong miệng rồi nhổ ra bán lại.

    Để tránh tình trạng trên, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở điều trị Methadone thực hiện đúng theo quy trình điều trị, uống thuốc. Người bệnh nhận thuốc đã được pha loãng từ nhân viên phát thuốc, sau đó uống, tráng cốc lần 1, uống và tráng cốc lần 2, rồi uống. Cuối cùng người bệnh phải nói lời chào nhân viên trước khi ra về, như vậy đảm bảo rằng người bệnh đã uống thuốc đúng theo liều quy định.

    Cục trưởng Nguyễn Hoàng Long cho rằng, trong thời gian tới, khi các địa phương mở rộng triển khai Methadone, đáp ứng hầu hết nhu cầu điều trị Methadone của người nghiện thì tình trạng thẩm lậu thuốc Methadone sẽ không còn nữa.
    Cao Kim Thoa
    http://tiengchuong.vn/

  17. #177
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Người nghiện ma túy khó tiếp cận điều trị Methadone

    26-11-2014 09:21 - Theo: vov.vn

    90% người sử dụng ma túy và gia đình của họ mong muốn được tiếp cận chương trình điều trị Methadone, tuy nhiên họ gặp rất nhiều rào cản.

    "Methadone - lý tưởng cho người nghiện ma túy"

    Anh Trần Thành Thắng, hiện là Chủ nhiệm CLB Chân Trời Mới - một tổ chức dựa vào cộng đồng của người sử dụng ma túy sau cai và đang điều trị bằng thuốc Methadone (điều trị Methadone) tại huyện Mường Ẳng (Điện Biên) cho biết: Anh vướng nghiện ma túy từ lâu, khiến "thân tàn ma dại", kinh tế gia đình kiệt quệ. Anh được gia đình đưa đi cai nghiện và bản thân anh cũng quyết tâm dứt khỏi làn khói trắng tử thần, thế nhưng không dưới 20 lần cai rồi lại nghiện, nghiện rồi lại đi cai, nhưng đầu óc anh không thể dứt khỏi sự cám dỗ đến mê muội của ma túy.

    Khi có chương trình điều trị Methadone triển khai tại Điện Biên, anh Thắng làm hồ sơ và trở thành bệnh nhân của cơ sở. Vậy là từ nhiều năm qua, đúng 7h30 phút hàng ngày, anh và các bệnh nhân khác đến tập trung uống Methadone. Đến nay, nhìn vẻ bề ngoài vạm vỡ, lối nói năng hoạt bát, nhanh nhẹn, không ai nghĩ anh đã trải qua quãng đời đen tối khi dính vào ma túy. Anh Thắng chia sẻ: "Được điều trị Methadone tôi thấy thực sự lý tưởng cho những người mắc nghiện. Giờ tôi không còn thấy thiết tha với ma túy nữa. Nếu như trước đây, tôi chỉ quanh quẩn với suy nghĩ làm sao có thuốc để thỏa mãn cơn nghiện, thì nay đã thấy đầu óc thanh thản, nhẹ nhõm, có nhiều thời gian dành cho gia đình và bản thân, cũng như đi làm để kiếm thu nhập nuôi gia đình".Một điểm uống Methadone



    Ông Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay đã có 80 quốc gia triển khai điều trị thay thế bằng Methadone. Dùng Methadone, người nghiện được nâng cao sức khỏe, tránh lây nhiễm HIV, tránh tử vong do sốc ma túy quá liều; đồng thời giảm tệ nạn và kỳ thị từ xã hội, giảm tiêu thụ ma túy bất hợp pháp. Ở nước ta, năm 2008 - 2009 bắt đầu thí điểm điều trị Methadone tại Hải Phòng và TP HCM. Tính đến ngày 15/11/2014 đã có 38/63 tỉnh, thành với 112 cơ sở điều trị với số lượng gần 22.000 bệnh nhân, đạt 27% so với mục tiêu điều trị cho 80.000 người vào cuối năm 2015, chiếm 12% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý.

    Nhiều rào cản với người nghiện

    Theo báo cáo của Mạng lưới của người sử dụng ma túy tại Việt Nam (VNPUT) thì 90% người sử dụng ma túy và gia đình của họ mong muốn được tiếp cận chương trình điều trị Methadone. Tuy nhiên, hiện còn rất nhiều rào cản khiến người sử dụng ma túy khó tiếp cận được chương trình này, trong đó có thủ tục "nhập viện". Anh Trần Thành Thắng chia sẻ, thủ tục để một người nghiện được công nhận là bệnh nhân bắt buộc điều trị Methadone rất phức tạp, rườm rà và tốn rất nhiều thời gian cũng như tiền bạc. Bản thân anh đã phải mất 4 tháng để hoàn thành hồ sơ. Theo anh Thắng: "Người nghiện đã bị suy kiệt về sức khỏe và kinh tế. Nếu chờ lâu quá, họ phải tốn rất nhiều tiền để hút chích, gây phức tạp cho xã hội, thậm chí có người đã tử vong trước khi hồ sơ hoàn thành".

    Anh Nguyễn Đình H. ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, bản thân anh nghiện ma túy và rất mong muốn tiếp cận chương trình điều trị Methadone. Tuy nhiên, khi anh tới phường xin xác nhận thì phường chỉ sang bên công an, vì họ nghĩ anh là người nghiện trốn trại. Phía công an nói rằng họ không có quyền xác nhận anh nghiện ma túy, mà phải là cơ sở y tế cấp quận trở lên. Sau đó anh được hướng dẫn tới Bệnh viện Thanh Nhàn, rồi qua Bệnh viện Xanh-Pôn, Bạch Mai làm các xét nghiệm sâu rất tốn kém, tuy nhiên chờ đợi đã hơn 1 tháng mà anh vẫn chưa xong thủ tục, trong khi mỗi ngày vẫn phải vật lộn với cơn nghiện và bằng mọi cách để có tiền sử dụng ma túy trái phép.

    Cần xã hội hóa chương trình điều trị Methadone

    Ông Nguyễn Hoàng Long cho biết, nguồn kinh phí chương trình được viện trợ 100%, hiện đang bị cắt giảm nhanh và sẽ kết thúc trong 1 - 2 năm tới; trong khi đó ngân sách Trung ương cắt giảm 70% so với năm 2013. Nhiều cơ sở thiếu kinh phí, không muốn nhận thêm bệnh nhân, nhiều địa phương không có tiền mở thêm cơ sở mới hoặc có sơ sở nhưng lại vắng bệnh nhân, gây lãng phí; đội ngũ nhân viên y tế không mặn mà với công tác này. Điều tra cho thấy cơ sở ở Sơn La với quy mô 200 bệnh nhân nhưng chỉ có 19 người điều trị; cơ sở tại TP Đà Nẵng có quy mô tương tự nhưng cũng chỉ thu hút được 170 bệnh nhân…Ông Nguyễn Hoàng Long phát biểu tại hội thảo Cộng đồng với việc thực hiện chương trình Methadone được tổ chức tại Hà Nội vừa qua



    Bên cạnh đó, tỷ lệ bệnh nhân dùng ma túy tổng hợp, "ma túy đá" ngày càng tăng và chưa có biện pháp can thiệp; nhiều bệnh nhân nghiện rượu; bệnh nhân đi làm ăn xa, công tác ở những địa phương không có chương trình Methadone (trong khi đó quy định không được mang thuốc theo); tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị ngày càng tăng.

    Theo ông Nguyễn Hoàng Long, kinh phí cho một ca điều trị Methadone là từ 20.000-25.000 đồng/ngày/người, trong đó tiền thuốc là 7.000-8.000 đồng. Ông Long đề xuất: "Cần mở rộng xã hội hóa chương trình này. Dự kiến thu 10.000 đồng/người/ngày. Bên cạnh đó, để chương trình đạt hiệu quả hơn, cần rà soát và đơn giản hóa quy trình, thủ tục hành chính để đưa người nghiện vào điều trị; xây dựng mô hình điểm cấp phát thuốc tại các trạm y tế xã, nhất là khu vực miền núi; cũng như có thể sản xuất thuốc trong nước".

    Theo anh Nguyễn Đình H., những người nghiện ma túy như anh rất đồng tình đóng tiền. Bởi mỗi tháng họ chỉ phải bỏ ra 300.000 đồng để được điều trị Methadone, trong khi đó mỗi lần hút chích, người nghiện tốn ít nhất khoản tiền tương tự, thậm chí đến 500.000 đồng.

    Về khía cạnh pháp lý, bà Trịnh Thị Lê Tâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS khuyến nghị cần đơn giản hóa thủ tục hành chính cho đăng ký điều trị Methadone, kể cả cho những người nghiện không có nơi cư trú ổn định; cũng như cần có chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức ngoài công lập thành lập cơ sở điều trị Methadone./.



  18. #178
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đầu năm 2015: Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone

    26-11-2014 11:25 - Theo: baoapbac.vn

    UBND tỉnh vừa ký Quyết định 2448/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2015 và những năm tiếp theo.


    Theo đó, tỉnh sẽ triển khai 3 phòng khám, điều trị thay thế bằng thuốc Methadone trên địa bàn TP. Mỹ Tho, huyện Cái Bè và TX. Gò Công, với chỉ tiêu được Chính phủ giao đến tháng 12-2015 phải điều trị cho 350 bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện; đầu năm 2015 sẽ bắt đầu nhận điều trị bằng Methadone cho người nghiện ở TP. Mỹ Tho, huyện Châu Thành và huyện Chợ Gạo tại Phòng khám, điều trị Methadone của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Tiền Giang (số 149, đường Nguyễn Tri Phương, phường 7, TP. Mỹ Tho). Sau đó tiếp tục triển khai 2 phòng khám, điều trị Methadone tại huyện Cái Bè và TX. Gò Công từ tháng 6-2015.


    Theo ngành Y tế, việc triển khai điều trị bằng Methadone sẽ góp phần kéo giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV, giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm tội phạm, giảm tử vong, giảm các bệnh có liên quan trong nhóm đối tượng tham gia điều trị…


    Về nguyên tắc triển khai, người nghiện các chất dạng thuốc phiện được quyền lựa chọn tham gia điều trị nghiện bằng thuốc Methadone theo quy định tại Nghị định 96/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone chỉ được thực hiện khi người bệnh tự nguyện tham gia và có cam kết tuân thủ điều trị.


    Trong cùng thời điểm, người bệnh chỉ được đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại 1 cơ sở. Việc tổ chức điều trị bằng thuốc Methadone chỉ được thực hiện tại cơ sở điều trị đã được ngành Y tế cấp giấy phép hoạt động.

    Thủ tục, hồ sơ đăng ký tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone: Người nghiện các chất dạng thuốc phiện nộp hồ sơ đăng ký điều trị cho Phòng khám, điều trị Methadone có trụ sở đặt tại địa bàn nơi người đó đang cư trú.

    Hồ sơ đăng ký điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bao gồm: Đơn đăng ký tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện theo mẫu do Bộ Y tế quy định; bản sao có chứng thực của 1 trong các giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy khai sinh hoặc hộ khẩu.
    Theo nghiên cứu, Methadone là chất đồng vận toàn phần. Việc điều trị thay thế bằng Methadone có thể giúp người nghiện giảm cảm giác thèm ma túy, giảm tần suất sử dụng các chất dạng thuốc phiện, giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, giúp ổn định cuộc sống, có cơ hội tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng.


    Các nghiên cứu quốc tế cũng đã đưa ra những bằng chứng thống nhất là điều trị thay thế bằng thuốc Methadone giúp người nghiện giảm tần suất sử dụng các chất dạng thuốc phiện, giảm các hành vi tội phạm và tử vong do quá liều, tăng hiệu quả của điều trị bằng ARV.


    Được biết, tại Việt Nam, Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone chính thức triển khai thí điểm tại TP. Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh từ năm 2008. Theo đánh giá của Bộ Y tế, kết quả đánh giá bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.
    Từ kết quả thí điểm, Chính phủ đã cho phép nhiều tỉnh, thành phố trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS tiến hành triển khai Chương trình Methadone. Đến ngày 31-5-2014, Chương trình Methadone đã mở rộng ra tại 32 tỉnh, thành phố với 92 cơ sở điều trị, tổng số bệnh nhân đang được điều trị là 17.521 người và dự tính số bệnh nhân có thể tăng lên đạt mức 80.000 người vào năm 2015.


    Chương trình Methadone triển khai tại Việt Nam đã chứng minh tính hiệu quả sau khi triển khai thí điểm. Điều trị bằng Methadone làm giảm đáng kể hành vi sử dụng ma túy. Trước khi tham gia điều trị, 100% bệnh nhân sử dụng heroin sau 6 tháng điều trị tỷ lệ này giảm xuống còn 14,05%, sau 12 tháng còn 9,05% và sau 24 tháng chỉ còn 8,41% số bệnh nhân tiếp tục sử dụng ma túy.


    Bệnh nhân tham gia Chương trình Methadone đã có sự cải thiện về sức khỏe (thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống). Thời gian tham gia điều trị càng dài thì mức độ ổn định về thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân càng cao. Chương trình còn giúp làm giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị.


    Qua đó, đem lại nhiều lợi ích về an ninh, xã hội. Tỷ lệ bệnh nhân vi phạm pháp luật đã giảm từ 40,8% xuống còn 1,34% sau 24 tháng tham gia điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân có các hành vi bán và cầm cố đồ đạc, nói dối hoặc thậm chí cưỡng ép người thân để có tiền sử dụng ma túy giảm nhanh chóng từ 90% xuống còn 1,4% sau 12 tháng điều trị…
    NGUYỄN VIỆT THẢO

  19. #179
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    GIÚP NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY CÓ CUỘC SỐNG TỐT HƠN

    Thứ bảy - 22/11/2014 14:09
    Cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh bắt đầu hoạt động vào tháng 9/2013, lúc ấy chỉ có 7 bệnh nhân tình nguyện tham gia điều trị. Chỉ sau ít tháng, số lượng người đến đăng ký uống thuốc Methadone tăng lên 82 người/359 người nghiện chích ma túy có hồ sơ quản lý tại địa phương, trong đó có 2 bệnh nhân nữ. Phần lớn người tham gia điều trị đều sinh sống trên địa bàn thành phố Đông Hà


    bệnh nhân đến uống thuốc thay thế tại cơ sở điều trị Methadone
    Cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh bắt đầu hoạt động vào tháng 9/2013, lúc ấy chỉ có 7 bệnh nhân tình nguyện tham gia điều trị. Chỉ sau ít tháng, số lượng người đến đăng ký uống thuốc Methadone tăng lên 82 người/359 người nghiện chích ma túy có hồ sơ quản lý tại địa phương, trong đó có 2 bệnh nhân nữ. Phần lớn người tham gia điều trị đều sinh sống trên địa bàn thành phố Đông Hà. Do nhận thức chưa đầy đủ về tác dụng của Methadone cũng như không kiềm chế được hành vi bản thân, có 17 người ngừng uống thuốc tại cơ sở (8 người bị bắt giam vì vi phạm pháp luật, 9 người tự ý bỏ điều trị). Từ đó đến nay, ngày nào 65 bệnh nhân còn lại cũng đến cơ sở điều trị Methadone điều trị và được bác sĩ theo dõi, tư vấn về sức khỏe, động viên họ sống tốt hơn.
    Trước khi tổ chức điều trị, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đã tích cực phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, chính quyền, công an địa phương thực hiện các buổi truyền thông, phát tời rơi, ápphích đến tận khu phố, người dân trên địa bàn Đông Hà về chương trình điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone; tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo về điều trị cai nghiện bằng thuốc thay thế Methadone đến các ban ngành, đoàn thể, đơn vị ở tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Bên cạnh đó, cử cán bộ, viên chức của cơ sở điều trị Methadone trực tiếp gặp từng người nghiện chích ma túy và gia đình có con em bị nghiện để tuyên truyền, vận động, thuyết phục, động viên đối tượng tham gia chương trình. Bệnh nhân đến cơ sở điều trị sẽ được đánh giá tình trạng bản thân, được tư vấn đầy đủ lợi ích của thuốc Methadone trước và sau khi điều trị. Trong quá trình điều trị, cán bộ của cơ sở sẽ tiếp tục rà soát toàn diện về tư vấn điều trị và hỗ trợ tâm lý xã hội. Bác sĩ điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Nguyễn Tiến Nam cho biết: “So với mặt bằng chung của cả nước thì tỷ lệ bệnh nhân đến uống thuốc tại cơ sở điều trị Methadone ở Quảng Trị là tương đối khá cao. Qua theo dõi, tất cả bệnh nhân đều có tiến bộ rõ rệt về sức khỏe, tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái hơn. Nhờ sử dụng đều đặn thuốc, người bệnh sống tích cực hơn, họ và gia đình giảm rất lớn về chi phí cho các chất gây nghiện, xã hội giảm gánh nặng về tệ nạn. Số người có việc làm ổn định tăng hơn trước, từ 16 người hiện tăng lên 42 người. Nhiều gia đình bệnh nhân rất phấn khởi khi thấy chồng, con em mình thay đổi, từ bỏ ma túy, trở lại cuộc sống bình thường, hăng hái tìm kiếm việc làm, có thu nhập ổn định”.
    Chương trình điều trị Methadone đã được sự phối hợp tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, sự ủng hộ của nhân dân trên địa bàn Đông Hà, đặc biệt là sự tham gia tích cực của người nghiện chích ma túy và gia đình họ. Trong quá trình triển khai cơ sở hoạt động, cán bộ, viên chức của cơ sở điều trị Methadone có nhiều cố gắng, phối hợp tốt với các khoa, phòng khác của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh; khắc phục khó khăn, làm việc năng động, sáng tạo có hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Một bệnh nhân tham gia uống thuốc Methadone chia sẻ: “Lúc đầu đến cơ sở điều trị em rất ngại. Được sự động viên, khích lệ của cán bộ điều trị Methadone, em cố gắng vượt qua khó khăn đấu tranh tư tưởng của bản thân vì cơn thèm thuốc vẫn còn. Sau một thời gian ngắn dùng Methadone, em thấy người mình tỉnh táo, sức khỏe tốt hơn trước, có thể lao động và sống bình thường như những người khác. Thấy em tiến bộ, gia đình vui và luôn nhắc nhở em phải điều trị cho dứt điểm không để tái nghiện. Em rất mong chương trình này được nhân rộng trong tỉnh để nhiều người nghiện chích ma túy tham gia điều trị Methadone, loại bỏ đi những thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội”.
    Điều trị cai nghiện ma túy thông qua phương pháp sử dụng Methadone được đánh giá là có chi phí thấp nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, điều trị Methadone cần phải có thời gian lâu dài. Người nghiện ma túy sẽ có được 6 lợi ích khi điều trị Methadone như: giảm lệ thuộc vào heroin, tiến tới ngừng heroin; dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS; cải thiện sức khỏe; hiệu quả kinh tế hơn so với các liệu pháp điều trị khác; hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống. Tính đến tháng 6/2014, cơ sở điều trị Methadone ở tỉnh đã tiến hành cho bệnh nhân sử dụng với tổng số lượng thuốc 55.180ml. Trong đó, số bệnh nhân đang dùng liều điều trị cao nhất 11,5ml/ngày, bệnh nhân dùng thấp nhất 2,5ml/ngày, liều điều trị trung bình 6,04ml/ngày/bệnh nhân. Trung bình một người nghiện chỉ tiêu tốn một liều Methadone có giá 15.000 đồng/ngày (hiện nay đang được điều trị miễn phí). Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai điều trị Methadone ở tỉnh còn gặp không ít khó khăn. Theo yêu cầu, nhiệm vụ thì cơ sở điều trị Methadone ở Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS phải có từ 10-12 biên chế nhưng hiện nay cơ sở chỉ mới có 2 biên chế, còn lại cán bộ kiêm nhiệm và hợp đồng. Hiện toàn tỉnh mới tổ chức thí điểm điều trị Methadone ở thành phố Đông Hà, do đó, lượng người dân nắm bắt thông tin ở khắp các vùng, miền địa phương khác chưa nhiều, chưa có bệnh nhân ngoài thành phố đến điều trị. Hiện chưa có khu điều trị tách biệt nên cơ sở phải đóng tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh. Gia đình và người nghiện chưa dám công khai đến điều trị vì sợ bị kỳ thị…
    Để chương trình điều trị Methadone ở Quảng Trị triển khai thực hiện tốt hơn, theo bác sĩ Nguyễn Tiến Nam thì việc xây dựng cơ sở điều trị Methadone riêng biệt là rất cần thiết, thuận lợi cho việc quản lý và điều trị bệnh nhân. Bên cạnh đó, tăng cường hơn nữa sự đồng thuận, ủng hộ từ phía các ban ngành, đoàn thể, đơn vị các cấp; tăng cường vận động từ phía người dân, người nghiện ma túy và gia đình của họ tích cực tham gia điều trị Methadone. Cần phổ biến rộng rãi chương trình này trên các kênh thông tin đại chúng để đông đảo nhân dân trong tỉnh biết và tham gia. Tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở về chương trình điều trị Methadone.

    Tác giả bài viết: KÔ KĂN SƯƠNG


    http://hivquangtri.org.vn/hiv/index....NG-TOT-HON-106

  20. #180
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thêm hy vọng cho người cai nghiện ma túy ở TPHCM

    Thứ sáu, 2014-11-28 18:26:11 - Nguồn: SGGP.org.vn
    Thêm hy vọng cho người cai nghiện ma túy ở TPHCM
    Cedemex - loại thuốc hỗ trợ điều trị cai nghiện sản xuất tại Việt Nam, được sử dụng chủ lực trong mô hình hỗ trợ điều trị cắt cơn, cai nghiện ma túy ở tỉnh Thái Nguyên, đã đem lại những kết quả tích cực, nhiều người nghiện ma túy đã cai thành công. Đây là tín hiệu vui cho việc cai nghiện ma túy tại TPHCM thời gian tới.

    Tìm lại cuộc đờiNghe tiếng điện thoại của chồng reo, đang ở dưới bếp nấu ăn, vợ anh Nguyễn Hoàng Nam, tổ 15, phường Quang Vinh, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên chạy vội lên nghe. “Tội nghiệp, đó là thói quen chưa bỏ được của cô ấy. Tháng đầu tiên tôi bắt đầu cai bằng dùng thuốc Cedemex, cô ấy cũng phải nghỉ làm, ở bên cạnh suốt để chăm sóc. Trong 6 tháng cai tại nhà, tôi không được đụng đến điện thoại, không đi đâu mà không có người nhà đi kèm, không đến những nơi hay tụ tập bạn bè…”, anh Nguyễn Hoàng Nam, một trong những trường hợp điển hình tự cai nghiện tại gia đình thành công bằng thuốc Cedemex cho biết.


    Từ công nhân lắp máy có thu nhập ổn định tại một tổng công ty lớn đóng tại TPHCM, kinh tế khó khăn, đơn vị tinh giảm nhân công nên anh Nam mất việc. Khó tìm việc làm, tuổi đã lớn lại không vợ con, anh Nam chán nản trở về Thái Nguyên và nhanh chóng sa vào ma túy khi bị bạn bè rủ rê. Thương cha mẹ già, anh cũng nhiều năm cố gắng cai nghiện bằng đủ cách nhưng không thành công. Đến khi gặp cô gái hiền lành địa phương nhận lời làm vợ, anh có thêm động lực cai nghiện. Năm 2013, anh tham gia chương trình cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng bằng thuốc Cedemex. Anh Nam kể: “Được hướng dẫn quá trình cai nghiện, kể cả khi cầm hộp thuốc trên tay, tôi cũng không tin tưởng lắm. Trong 5 ngày đầu tiên điều trị tấn công, khi ấy tôi chỉ thấy cơ thể mệt mỏi, muốn nằm một nơi yên tĩnh, không muốn ai làm phiền. Điều lạ, so với các phương pháp cai nghiện khác, khi cai nghiện bằng thuốc Cedemex không chỉ cắt được cơn, không có biểu hiện thèm thuốc lúc đến “ngưỡng”, không thấy đau đớn như kiểu có “dòi” bò trong xương, tủy”.

    Bác sĩ điều trị trao đổi với học viên Trung tâm Giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Nhị Xuân. Ảnh: ĐƯỜNG LOAN
    Anh Nguyễn Xuân Long, tổ Quyết Tiến 2, phường Quang Vinh, TP Thái Nguyên chia sẻ: Hơn mười năm, tôi chìm đắm trong ma túy. Khi tỉnh táo lại thấy ân hận. Năm lần, bảy lượt đi cai nghiện ở trung tâm, tự cai ở nhà vẫn không thành công. Cách đây 4 năm, được chính quyền địa phương và gia đình động viên, anh Long tham gia đề án cai nghiện ma túy tập trung bằng thuốc Cedemex. “Sau sáu tháng sử dụng, ngoài cắt cơn êm dịu, thuốc Cedemex còn loại bỏ nguyên nhân sinh nghiện là thèm ma túy và tính lệ thuộc tinh thần vào ma túy. Đồng thời, kết hợp với điều trị phục hồi các rối loạn chức năng, nhanh chóng phục hồi được các rối loạn chức năng do nghiện ma túy gây nên, giúp tôi bình thường lại”, anh Long cho biết. Không chỉ có công việc đàng hoàng, sức khỏe của anh Long cũng hoàn toàn bình thường. Gia đình nhỏ của anh vừa chào đón thêm một thành viên nữa.

    Ngày 25-11, báo cáo với đoàn công tác Thành ủy TPHCM do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM dẫn đầu đến thăm và tìm hiểu mô hình cai nghiện bằng thuốc Cedemex, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Ma Thị Nguyệt, cho biết, Đề án “Thí điểm mở rộng mô hình dùng thuốc Cedemex hỗ trợ cắt cơn, điều trị nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng” tỉnh Thái Nguyên đã ghi nhận những kết quả tích cực. Đã có 528 người dùng thuốc Cedemex hỗ trợ cắt cơn, điều trị nghiện ma túy và phản hồi về loại thuốc này, gia đình người bệnh cho rằng thuốc Cedemex dễ sử dụng hơn nhiều so với các phương pháp trước. Trên 85% người bệnh sau từ 3 đến 5 ngày điều trị liều tấn công sẽ không còn cảm giác thèm, nhớ ma túy. Sau 6 tháng điều trị, hầu hết người bệnh không còn lệ thuộc vào ma túy và đặc biệt là thuốc không có tác dụng phụ.

    Tín hiệu vui
    Theo tính toán, chi phí tiền thuốc cho một người bệnh trong 6 tháng chỉ khoảng 14 triệu đồng. Qua thực tế, đại diện lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đúc kết: Để cai nghiện thành công cần có đủ 3 yếu tố: Bản thân người nghiện phải tự nguyện, có quyết tâm, có ý chí cộng với thuốc Cedemex và sự quan tâm của gia đình, xã hội.


    Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải nhìn nhận, những kinh nghiệm rất quý từ thực tiễn của Thái Nguyên sẽ là “tín hiệu vui cho TPHCM”. TPHCM hiện là một điểm nóng về tình trạng nghiện ma túy với số người nghiện đến nay lên tới hơn 19.000 người, trong đó có khoảng 60% là người không có nơi cư trú ổn định. TPHCM có điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất; đặc biệt là cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp của TP luôn xác định trách nhiệm và nỗ lực thực hiện với nhiều giải pháp để giúp người nghiện ma túy được cai nghiện, chữa bệnh và hòa nhập cộng đồng. “Chúng ta không chỉ tập trung đảm bảo nhân lực, kinh phí để lo việc cai nghiện, chữa bệnh… cho các em mà chính là với tất cả tấm lòng và trách nhiệm cao nhất để giành lại con người, để các em làm lại cuộc đời, hòa nhập với cộng đồng, xây dựng cuộc sống mới. Đây là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc”, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải khẳng định.

    Viện Trưởng Viện Nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo Nguyễn Phú Kiều cho biết: “Thuốc hỗ trợ điều trị nghiện ma túy Cedemex là sản phẩm của Đề tài khoa học cấp Nhà nước và hợp tác quốc tế theo Nghị định thư khóa V giữa Việt Nam và Trung Quốc từ 2004 - 2007 do Viện Nghiên cứu và sản xuất, trên thực nghiệm khoa học tại Trung quốc. Năm 2004, Bộ Y tế đã cho phép ứng dụng Cedemex tại các trung tâm cai nghiện. Năm 2008, thuốc Cedemex ứng dụng ở 8 tỉnh và TP ở Việt Nam. Đến nay đã cắt cơn cho 20.000 người nghiện. Năm 2013, viện đã phối hợp với Thái Nguyên mở rộng mô hình cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, Có 243 người nghiện ma túy thực hiện đủ phác đồ điều trị tấn công 5 ngày và duy trì 6 tháng bằng Cedemex. Đến tháng 11-2014, sau 12 - 18 tháng tỷ lệ không tái nghiện đạt 61,32%.

    HỒNG HIỆP

Trang 9 của 17 Đầu tiênĐầu tiên ... 7891011 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Những nguy cơ nào thật sự mang đến nguy cơ lây nhiễm cho tôi.
    Bởi khonggiamnua trong diễn đàn Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
    Trả lời: 32
    Bài viết cuối: 14-08-2013, 10:31
  2. Triệu chứng của mình nguy cơ nhiễm HIV cao ko?
    Bởi hoanglong92 trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 05:13
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-07-2013, 14:11

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •