Trang 3 của 17 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối
Kết quả 41 đến 60 của 324

Chủ đề: Chương trình Methadone: Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

Hybrid View

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Methadone ngoài tầm kiểm soát
    Trong thời gian gần đây, đã có một số trang mạng công khai rao bán Methadone với những lời cam đoan chắc chắn sẽ cắt cơn nghiện ma túy. Theo các chuyên gia y tế, Methadone là một loại thuốc thay thế để người nghiện giảm dần việc dùng ma túy và tiến đến cai nghiện hẳn. Việc rao bán Methadone như trên là bất hợp pháp và có thể mang lại nhiều hệ lụy xấu cho người nghiện.
    100ml giá 2,5 triệu đồng

    “Uống thuốc Methadone giúp ta không mệt mỏi hay có cảm giác dòi bò; không bị thèm, nhớ ma túy; đặc biệt, trong thời gian cắt cơn vừa đi chơi, đi làm, ăn uống, ngủ nghỉ khỏe ra. Tôi chỉ cần 5% ý chí của người nghiện cộng thêm 95% kinh nghiệm và nhất là sự hỗ trợ của thuốc Methadone của tôi thì chắc chắn bỏ được ma túy là chuyện rất dễ dàng”. Đây là quảng cáo của một trong những lời rao bán thuốc Methadone đăng tràn lan trên mạng như trang mạng http://raovat...; vatgia… Phóng viên đã thử liên hệ với một người bán thuốc có rao quảng cáo trên mạng. Qua điện thoại, người bán hàng tên H. có vẻ cảnh giác hỏi lại: “Có gì không? Em ở đâu?”. Sau màn chào hỏi, gợi chuyện, người bán tên H. mới cởi mở “tư vấn”: “Em mua 100ml, giá 2,5 triệu đồng, uống được 20 lần nhé. 3 ngày đầu cắt cơn, em uống mỗi ngày 2 lần. Còn từ ngày thứ tư trở đi, em chỉ cần uống một lần duy nhất vào buổi sáng thôi. Thuốc này sẽ ở trong máu 24 tiếng, sau đó, em phải nạp liều kế tiếp”, H. nói.


    Một người nghiện uống Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh

    Còn về liều lượng, H. cho biết: “Mới đầu, em phải thử lượng 5ml trong ngày đầu tiên. Nếu vẫn thấy chưa đủ đô, đến ngày thứ 2, em sẽ tăng lên 6ml và ngày thứ 3 là 7ml, rồi từ đó duy trì ở liều này (không pha thêm nước)”. Còn chất lượng thuốc, H. trấn an: “Nhiều người cũng tự mua uống, nhưng không cắt cơn được nên họ cũng phân vân. Đó là do người bán ham lời pha nhiều nước nên không đủ liều lượng. Thuốc của chị bảo đảm chất lượng. Chị sẽ cho em biết nhà chị luôn. Nếu thuốc không đúng như chị quảng cáo, em cứ mang đến nhà trả lại chị. Thuốc này do Mỹ tài trợ (?!)”.


    BS. Huỳnh Cao Hải, Phó giám đốc Sở Y tế cho biết: Hiện nay, tại Việt Nam, Nhà nước quản lý việc điều trị cai nghiện bằng Methadone. Loại thuốc này do Mỹ tài trợ, được xếp vào loại quản lý theo quy chế thuốc độc bảng A, được bảo quản và phân phối theo chế độ kiểm soát nghiêm ngặt. Nhà nước chưa cho phép bán thuốc này ngoài thị trường. Chính vì vậy, nguồn thuốc được rao bán ngoài cộng đồng hiện nay có thể là nguồn từ trong các cơ sở cai nghiện ra hoặc là một chế phẩm khác giả danh thuốc Methadone mà các đối tượng lợi dụng để kiếm tiền. Theo quy định hiện hành, nếu người nào mang Methadone ra ngoài bán cũng phạm pháp.
    Methadone có hiệu quả, nhưng phải trong tầm kiểm soát


    BS. Huỳnh Cao Hải, Phó giám đốc Sở Y tế cho biết: Về quy trình dò liều (tăng dần) mà đối tượng trên nói thì khá đúng, nhưng không phải ai cũng uống dò liều 5ml cả, mà chỉ từ 2ml rồi tăng dần đến khi người nghiện không còn cảm thấy thèm ma túy nữa. “Nếu uống ngay 5ml Methadone ở ngày đầu tiên, có người nghiện sẽ không chịu được và xảy ra các tai biến không lường trước được”, BS. Hải nói.


    Trên địa bàn tỉnh đã có 2 cơ sở điều trị Methadone với khoảng 600 người tham gia uống Methadone mỗi ngày. BS. Ngô Duy Thắng, làm việc tại cơ sở điều trị Methadone đặt ở BVĐK TP. Biên Hòa cho biết: Trong thời gian đầu tham gia uống Methadone, bệnh nhân vẫn sử dụng heroin. Đã có tình trạng vứt bơm kim tiêm đầy rẫy tại BV do thường họ phải sử dụng heroin vài lần/ngày nên việc uống Methadone 1 liều/ngày vẫn chưa đủ. “Nhưng chỉ sau thời gian dò liều (mất vài tháng), hầu hết bệnh nhân tham gia uống Methadone đã không còn thích heroin nữa. Có thể nói, điều trị cai nghiện bằng Methadone mang lại hiệu quả rất cao. Vì vậy, lúc đầu cơ sở này chỉ có 7 người tham gia uống Methadone, nhưng sau 4 tháng, số người đã tăng lên là 188 người”, BS. Thắng nói.


    Tuy nhiên, điều trị Methadone phải có liệu trình nhất định, tăng hoặc giảm liều lượng phụ thuộc vào từng bệnh nhân và đo liều từ từ. Vì vậy, nếu ngoài cộng đồng có sử dụng Methadone cũng cần phải có nhân viên y tế giám sát bởi thông thường, người nghiện hay bị nhiễm HIV, lao…


    Còn theo BS. Hồ Hoàng Cảnh, Trung tâm Phòng, chống HIV/ AIDS tỉnh, tâm lý của người nghiện là không muốn bộc lộ, không muốn đến nơi đông người. Ở một số nước khác, việc sử dụng Methadone khá phổ biến tại cộng đồng với sự giúp đỡ của nhân viên y tế trong việc dò liều, điều chỉnh liều lượng cho đúng để tránh tác hại của thuốc. Nếu sử dụng không đúng liều, Methdone sẽ gây ra một số tác hại như gây ngủ, suy gan, suy thận. Vì vậy, người bệnh cần đến cơ sở y tế để dò liều. Việc dò liều sẽ được thực hiện từ từ, không được cho bệnh nhân uống liều cao ngay.


    “Mục đích cuối cùng là bỏ heroin và cả Methadone. Chỉ những bác sĩ được đào tạo, tập huấn về điều trị Methadone mới có thể làm được việc dò liều và xử lý các biến chứng nếu có do các tác hại của thuốc gây ra”, BS. Cảnh nói.


    Methadone là một loại ma túy hợp pháp (không phải là loại thuốc cai nghiện) dùng để thay thế các loại ma túy dạng thuốc phiện như heroin. Người nghiện khi dùng Methadone vẫn có khoái cảm nhưng yếu, nên đây được gọi là phương pháp điều trị thay thế. Do Methadone dùng bằng cách uống nên không làm lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, Methadone chỉ có tác dụng với những người nghiện heroin, không có tác dụng với người nghiện loại ma túy tổng hợp, như: thuốc lắc, ma túy đá... Không được dùng Methadone đối với những người dị ứng với Methadone, người bệnh gan nặng, suy hô hấp, hen cấp tính, chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ, viêm loét đại tràng, co thắt đường tiết niệu và đường mật, người suy thượng thận, suy giáp, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường... người bị các rối loạn tâm thần.
    http://laodongdongnai.vn/
    ads

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thí điểm bổ sung nhiệm vụ điều trị nghiện ma túy tự nguyện

    Thứ tư 20/05/2015 13:12

    Hà Nội sẽ thực hiện thí điểm bổ sung chức năng chữa trị, tổ chức giáo dục dạy nghề và hướng nghiệp cho các đối tượng nghiện ma túy nhiễm HIV/AIDS. Đồng thời, điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cho Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy số I Hà Nội.

    Điều trị Methadone cho người nghiện ma túy giúp giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, cải thiện tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân - Ảnh: Thùy Chi

    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2229/QĐ-UBND về việc thí điểm bổ sung chức năng, nhiệm vụ điều trị nghiện ma túy tự nguyện cho Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy số I Hà Nội trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

    Theo đó, Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy số I Hà Nội có trách nhiệm tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, chăm sóc, quản lý, tư vấn cho các đối tượng nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS theo quy trình quy định; tổ chức, cung cấp dịch vụ tư vấn, khám và điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.

    Trung tâm được bổ sung nhiệm vụ tổ chức cho các đối tượng lao động trị liệu, lao động sản xuất hướng nghiệp; liên kết với các cơ sở dạy nghề ở địa phương tổ chức dạy nghề phù hợp với điều kiện của Trung tâm và trình độ của từng đối tượng.

    Bên cạnh đó, tổ chức giáo dục pháp luật, đạo đức rèn luyện thể chất, phục hồi hành vi nhân cách, thể dục thể thao, dạy văn hóa cho các đối tượng và hướng dẫn, tư vấn cho đối tượng, gia đình về cai nghiện, chữa trị, quản lý, giáo dục người nghiện ma túy.
    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Thí điểm bổ sung nhiệm vụ điều trị nghiện ma túy tự nguyện cho Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy số I (06:12 20/05/2015)

    HNP - Ngày 18/5, UBND TP ban hành Quyết định số 2229/QĐ-UBND về việc thí điểm bổ sung chức năng, nhiệm vụ điều trị nghiện ma túy tự nguyện cho Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy số I Hà Nội trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.



    Theo đó, bổ sung chức năng chữa trị, tổ chức giáo dục dạy nghề và hướng nghiệp cho các đối tượng nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS; điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone cho Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy số I Hà Nội.



    Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy số I Hà Nội có trách nhiệm tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, chăm sóc, quản lý, tư vấn cho các đối tượng nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS theo quy trình quy định; tổ chức, cung cấp dịch vụ tư vấn, khám và điều trị người nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadone.

    Đồng thời, Trung tâm được bổ sung nhiệm vụ tổ chức cho các đối tượng lao động trị liệu, lao động sản xuất hướng nghiệp; liên kết với các cơ sở dạy nghề ở địa phương tổ chức dạy nghề phù hợp với điều kiện của Trung tâm và trình độ của từng đối tượng; tổ chức giáo dục pháp luật, đạo đức rèn luyện thể chất, phục hồi hành vi nhân cách, thể dục thể thao, dạy văn hóa cho các đối tượng; Hướng dẫn, tư vấn cho đối tượng, gia đình về cai nghiện, chữa trị, quản lý, giáo dục người nghiện ma túy.



    Hà Quốc
    http://hanoi.gov.vn/

  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Chương trình methadone tại Bắc Ninh là thực sự cần thiết
    Thứ Tư, 20/05/2015 - 09:29
    Nghiện ma túy là căn bệnh mãn tính, dễ tái phát, thuộc về não bộ, gây rối loạn về hành vi và cảm xúc. Người nghiện sẽ mất sự nhận thức sáng suốt, có thể hủy hoại mọi thứ mà họ nghĩ đến chỉ để đáp ứng nhu cầu sử dụng ma túy mà không nghĩ đến hậu quả.


    Hiện nay, chưa có thuốc cai nghiện ma túy. Các phương pháp hiện có chủ yếu hỗ trợ người bệnh vượt hội chứng cai một cách nhẹ nhàng hơn, nhằm hạn chế biến chứng của hội chứng cai. Thêm nữa, việc điều trị lâu dài, chống tái nghiện còn kém hiệu quả (tỷ lệ tái nghiện trên 90%). Trong điều trị cần phối hợp với các liệu pháp khác như liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình, liệu pháp nhóm và quản lý bằng thể chế. Một trong những phương pháp được thế giới đánh giá cao, hiệu quả, dễ thực hiện và được áp dụng rộng rãi là phương pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

    Phương pháp này có ưu điểm là có tác dụng nạp chéo với các chất dạng thuốc phiện, do đó người bệnh không xuất hiện hội chứng cai và thèm chất ma túy. Thời gian bán hủy kéo dài 24-36 giờ, chỉ cần dùng 1 liều duy nhất trong ngày. Hiệu quả cao với đường uống, tránh phải tiêm chích và sốc thuốc. Methadone dung nạp chậm nên tránh được khuynh hướng tăng liều. Cai Methadone dễ hơn cai Heroin (giảm liều từ từ cho phù hợp với sự thích nghi của người bệnh) và có hiệu quả kinh tế cao.

    Phương pháp này nhằm giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tái phát dùng chất ma túy; giảm tỷ lệ phạm pháp liên quan đến tội phạm như: buôn bán ma túy, trộm cướp, mại dâm, giết người... giảm tỷ lệ lây truyền viêm gan B, C, HIV do tiêm chích ma túy; giảm tỷ lệ tai nạn giao thông, tử vong do dùng quá liều ma túy; phục hồi chức năng sinh lý, lao động, tái hòa nhập gia đình, cộng đồng và xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu tại các nước cho thấy hiệu quả của việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng thuốc Methadone đem lại các lợi ích về kinh tế, xã hội, an ninh trật tự và đạt hiệu quả cao.

    Đó là: Dự phòng lây nhiễm HIV: Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone đường uống làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm người nghiện các CDTP. Giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp: Các nghiên cứu về kết quả điều trị thay thế thuốc bằng Methadone tại Anh, Mỹ và Úc cho thấy việc giảm sử dụng Heroin trong nhóm người bệnh được điều trị. Giảm tội phạm: Theo nghiên cứu đánh giá của Úc về trị liệu dược lý cho những người lệ thuốc Opioid cho thấy tỷ lệ tội phạm sử dụng Heroin ở những người được điều trị giảm từ 20% xuống 13% trong nhóm tội phạm và trộm cắp tài sản và giảm từ 23% xuống 9% trong nhóm tội phạm liên quan đến buôn bán ma túy. Giảm tỷ lệ tử vong: Tỷ lệ tử vong ở người nghiện Heroin (quá liều, sốc phản vệ, nhiễm trùng máu...) tham gia điều trị thay thế bằng thuốc Methadone thấp hơn rõ rệt so với nhóm người không được điều trị Methadone. Hiệu quả chi phí: Theo nghiên cứu của Anh (NTORS-Study UK), về hiệu quả điều trị, ước tính cứ 1 đôla đầu tư vào Chương trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone thì sẽ tiết kiệm được 3 đôla cho các chi phi pháp lý.

    Tại Việt Nam, chương trình Methadone cũng được triển khai từ năm 2008 và đã chứng minh tính hiệu quả tương đương với hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới. Đến nay, chương trình mở rộng ra tại 43 tỉnh/thành phố với 148 cơ sở điều trị. Tính đến quý I năm 2015 số bệnh nhân đang được điều trị là hơn 27.000 và dự tính có thể tăng lên 80.000 bệnh nhân vào cuối năm 2015.

    Sau khi tham gia chương trình Methadone, đa số bệnh nhân có cải thiện về sức khỏe thể chất và tâm thần, chất lượng cuộc sống và chuyển biến tích cực về thái độ, hành vi cuộc sống. Sự cải thiện tích cực về thay đổi thái độ, hành vi là những thành công đáng ghi nhận của chương trình. Thời gian bệnh nhân tham gia điều trị càng dài thì mức độ ổn định về sức khỏe thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân càng cao. Sau 12 tháng điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ trầm cảm giảm từ 80% xuống còn 15%. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng có những chuyển biến tích cực.

    Trong những năm qua Bắc Ninh tiến hành nhiều hoạt động nhằm làm giảm hậu quả của việc sử dụng ma túy. Tiêu biểu trong giai đoạn vừa qua, Bắc Ninh đã mở được cơ sở điều trị Methadone đầu tiên tại Thanh Sơn (Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh). Việc mở cơ sở điều trị Methadone là thực sự cần thiết để làm giảm số người nhiễm HIV do tiêm chích ma túy, giảm số người tử vong, giảm số vụ vi phạm trật tự xã hội, ổn định đời sống cho người nghiện ma túy và làm giảm các chi phí liên quan đến luật pháp, y tế, xã hội, bảo hiểm... Giúp người nghiện các CDTP tại tỉnh Bắc Ninh, gia đình họ có được “phao cứu sinh” để họ nâng cao sức khỏe, tìm được việc làm và ổn định cuộc sống.


    Tạ Đình Liêm

    http://baobacninh.com.vn/

  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cai nghiện bằng Methadone giảm tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS


    Yến Nhi

    Xác định vai trò quan trọng của methadone đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, từ năm 2009 - 2014, thành phố Hà Nội đã thực hiện thành công đề án thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và duy trì 6 cơ sở điều trị. Đầu năm 2015, TP.Hà Nội triển khai thêm 11 cơ sở điều trị Methadone nâng tổng số lên 17 cơ sở điều trị với 3.122 bệnh nhân. Điều trị bằng methadone đang mang lại nhiều hiệu quả.


    Điều trị nghiện ma túy bằng methadone giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng.



    Xác định vai trò quan trọng của methadone đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, từ năm 2009 - 2014, thành phố Hà Nội đã thực hiện thành công đề án thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và duy trì 6 cơ sở điều trị. Đầu năm 2015, TP.Hà Nội triển khai thêm 11 cơ sở điều trị Methadone nâng tổng số lên 17 cơ sở điều trị với 3.122 bệnh nhân. Điều trị bằng methadone đang mang lại nhiều hiệu quả.

    Xác định vai trò quan trọng của methadone đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, từ năm 2009 - 2014, thành phố Hà Nội đã thực hiện thành công đề án thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và duy trì 6 cơ sở điều trị. Đầu năm 2015, TP.Hà Nội triển khai thêm 11 cơ sở điều trị Methadone nâng tổng số lên 17 cơ sở điều trị với 3.122 bệnh nhân. Điều trị bằng methadone đang mang lại nhiều hiệu quả.

    Xác định vai trò quan trọng của methadone đối với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, từ năm 2009 - 2014, thành phố Hà Nội đã thực hiện thành công đề án thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và duy trì 6 cơ sở điều trị. Đầu năm 2015, TP.Hà Nội triển khai thêm 11 cơ sở điều trị Methadone nâng tổng số lên 17 cơ sở điều trị với 3.122 bệnh nhân. Điều trị bằng methadone đang


    Tỉ lệ người nhiễm HIV/AIDS giảm




    Theo ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, sau 5 năm triển khai, chương trình thí điểm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone đã có hiệu quả tốt, đã giúp bệnh nhân điều trị an toàn, thay đổi hành vi nhận thức, tăng thể trạng sức khỏe, giảm sử dụng heroin, giảm tội phạm do người nghiện gây ra. Nhờ việc tham gia điều trị methadone, các bệnh nhân đã lấy lại được niềm tin của gia đình và tự đến uống thuốc hằng ngày tại các cơ sở điều trị. Một số người đã tìm được việc làm giúp đỡ gia đình và bước đầu ổn định cuộc sống.
    Cùng với đó, việc điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng methadone cũng đã chứng tỏ hiệu quả về dự phòng lây nhiễm HIV, xã hội, kinh tế tại Hà Nội. Nhờ đó, việc triển khai thí điểm điều trị methadone trên địa bàn TP đang được các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội đồng tình ủng hộ, dư luận xã hội hoan nghênh, mong muốn mở rộng điều trị methadone để đáp ứng nhu cầu của gia đình và bệnh nhân trong việc điều trị có hiệu quả bằng Methadone tại cộng đồng và không phải cai nghiện tập trung, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, giảm tệ nạn, tội phạm xã hội.


    Ông Lê Nhân Tuấn - Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP.Hà Nội - cho biết: Hiện Hà Nội có tổng số người nghiện theo danh sách quản lý là 16.066 người, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone chỉ là hình thức điều trị nghiện (cai nghiện bắt buộc, tự nguyện tại cộng đồng, cai nghiện tự tập trung tại Trung tâm Giáo dục - lao động xã hội, điều trị methadone). Số người nghiện có mặt tại cộng đồng khoảng 8.000 người. Số còn lại đang ở các trung tâm giáo dục lao động xã hội, trại tạm giam, trại giam, vắng mặt nơi cư trú, do đó chỉ tiêu mà thành phố được giao là rất cao.


    Thực tế triển khai cho thấy methadone giúp các bệnh nhân nghiện các chất dạng thuốc phiện khác giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm lây nhiễm HIV, có cuộc sống bình thường và việc làm ổn định, song vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Một số ít bệnh nhân mặc dù đã được điều trị ổn định bằng methadone nhưng vẫn còn sử dụng chất ma túy tổng hợp làm ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị và hiệu quả chương trình methadone. Cùng với đó, để đảm bảo hiệu quả thì các bệnh nhân phải có ý chí và quyết tâm cao, phải tự nguyện và hợp tác tốt với cơ sở điều trị.


    Điều kiện để được điều trị bằng methadone



    Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), điều trị duy trì dài hạn bằng methadone hay trị liệu - liệu pháp duy trì bằng methadone là một trong những phương pháp trị liệu bằng thuốc cho những người nghiện các loại thuốc trong nhóm á phiện, đặc biệt cho những người xử dụng bạch phiến (heroin). Methadone là một loại thuốc á phiện tổng hợp (synthetic opiate) có tác dụng lâu hơn heroin, làm giảm bớt cơn thèm và triệu chứng vã thuốc.


    Methadone được phân phối dưới dạng xirô để uống và được các bác sĩ đã được Bộ Y tế cấp phép kê toa cho những người nghiện heroin dùng hằng ngày. Người nghiện được uống methadone hằng ngày, giúp họ sinh hoạt bình thường (trừ việc lái xe hoặc điều khiển máy móc). Methadone rẻ hơn heroin và tác dụng trong cơ thể lâu hơn heroin. Một liều tác dụng khoảng 24 giờ, cho nên người nghiện được ổn định cơn nghiện để làm việc, để giải quyết mọi công việc trong cuộc sống hằng ngày không phải lo nghĩ tìm kiếm heroin cho cơn nghiện kế tiếp. Chương trình điều trị có thể kéo dài khoảng hai năm hoặc lâu hơn. Khi nào bệnh nhân muốn kết thúc việc điều trị, bác sĩ điều trị sẽ giảm dần dần liều lượng. Thông thường khoảng từ 3 đến 12 tháng tùy theo lượng methadone họ đang sử dụng.


    Người nghiện ma túy và gia đình cần liên lạc với các dịch vụ điều trị về ma túy của Bộ Y tế địa phương, hoặc các bác sĩ gia đình đã được Bộ Y tế cấp phép để được cho toa methadone làm căn cứ chẩn định về mức độ nghiện ma túy. Nếu thấy thích hợp với chương trình methadone, bác sĩ sẽ làm tờ trình đề nghị Bộ Y tế cho phép người nghiện tham gia chương trình. Sau đó, hằng ngày người nghiện đến trung tâm y tế đã được sắp xếp để uống thuốc dưới sự giám sát của nhân viên phát thuốc.
    http://laodong.com.vn/trang-ha-noi/c...ids-401976.bld

  6. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung kiểm tra công tác điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh

    Cập nhật 02/12/2015 07:48 SA

    Chiều ngày 01/12/2015, đồng chí Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm của tỉnh đã có buổi kiểm tra hoạt động và công tác điều trị Methadone tại Cơ sở điều trị Methadone, đường Nguyễn Văn Linh, phường An Hòa, thành phố Huế.


    Bà Trần Thị Ngọc - GĐ Trung tâm PC HIV/AIDS báo cáo về hoạt động điều trị bằng Methadone tại buổi làm việc


    Việc dùng Methadone để điều trị cho những người nghiện các chất dạng thuốc phiện đã được áp dụng hơn 40 năm qua ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Đức, Pháp... Tại Việt Nam, từ tháng 4/2008 chương trình điều trị Methadone, được Chính phủ cho phép triển khai thí điểm tại Tp Hồ Chí Minh và Tp Hải Phòng, tính đến tháng 10/2014 cả nước đã có 38 tỉnh/thành phố triển khai chương trình điều trị Methadone.

    Cơ sở điều trị Methadone trên đường Nguyễn Văn Linh, phường An Hòa, thành phố Huế là nơi triển khai điều trị Methadone đầu tiên của tỉnh, từ giữa tháng 11/2014. Mặc dù đi vào hoạt động chưa lâu nhưng cơ sở này đã nhận được nhiều đơn đăng ký tham gia điều trị bằng Methadone của những người nghiện ma túy. Đến nay, đã có 259 hồ sơ đăng ký điều trị và có 244 lượt bệnh nhân đảm bảo đúng tiêu chí để đưa vào điều trị. Trong quá trình điều trị, có 42 bệnh nhân ra khỏi chương trình do vi phạm pháp luật và tự bỏ điều trị. Vì vậy, hiện nay còn 202 bệnh nhân đang tham gia điều trị, phần lớn trong số này tham gia điều trị ổn định liều, phục hồi chức năng tâm lý, ổn định cuộc sống.

    Theo báo cáo của phòng PC 74 – Công an tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có 460 người nghiện các chất dạng thuốc phiện (gồm heroin, cần sa, ma túy tổng hợp), trong đó gần 60% người nghiện tập trung ở thành phố Huế, và hơn 70% trong số đó tập trung ở độ tuổi từ 20-29. Mặc dù tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm người tiêm chích ma túy không nhiều, nhưng đối với nhóm đối tượng nghiện ma túy có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS rất cao. Vì vậy, tại buổi làm việc, bà Trần Thị Ngọc – Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS cho biết: Việc triển khai điều trị methadone cho người nghiện các chất thuốc phiện vừa giúp người nghiện từ bỏ ma túy, hạn chế lây nhiễm HIV, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm chi phí và gánh nặng cho gia đình, vừa giảm nguy cơ phạm pháp, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội.


    Hoạt động tư vấn diễn ra tại cơ sở

    Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung đánh giá cao những tác động tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự của chương trình can thiệp giảm tác hại bằng việc điều trị Methadone đem lại, đồng thời chỉ đạo: ngành Y tế, Công an tỉnh, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội cần có sự phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện để đối tượng có cơ hội tham gia chương trình thuận tiện. Đối với công tác điều trị Methadone, nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác này trong thời gian tới, ngành y tế Thừa Thiên Huế cần tăng cường kết hợp điều trị Methadone với liệu pháp dược lý và các hoạt động tư vấn hỗ trợ tâm lý, nâng cao thể lực, động viên tìm việc làm, giáo dục kỹ năng sống, dự phòng tái nghiện cho bệnh nhân. Song song đó, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính từ cấp xã, phường để nhanh chóng xác nhận đơn xin điều trị cho người có nhu cầu, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Mặt khác, đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích về mặt xã hội của chương trình điều trị Methadone…
    www.thuathienhue.gov.vn

  7. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Cần Thơ: Nâng cao tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị methadone

    Thứ tư 02/12/2015 15:38


    Tính đến cuối tháng 11/2015, toàn thành phố có 1.054 bệnh nhân từng được điều trị Methadone. Tuy nhiên, theo Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, hiện chỉ có 550 bệnh nhân duy trì điều trị, đạt 50% chỉ tiêu Chính phủ giao.





    Ảnh minh họa

    Về tình hình tội phạm ma túy, theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy Công an TP Cần Thơ, trong 9 tháng năm 2015, lực lượng này đã phát hiện và bắt giữ 52 vụ, 70 đối tượng, tàng trữ, vận chuyển, mua bán chất ma túy, thu 756 gram heroin, 785 gram ma túy tổng hợp... Lực lượng đã ra quyết định khởi tố 35 vụ với 41 đối tượng có liên quan.

    Tình hình tội phạm mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy tổng hợp có chiều hướng gia tăng, chủ yếu được vận chuyển từ TP Hồ Chí Minh về Cần Thơ tiêu thụ. Thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi như lợi dụng các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, quán karaoke, vũ trường… để hoạt động, sử dụng mạng di động, xe phân khối lớn, nhiều người để giao dịch ma túy; ma túy thường để một nơi, nhận tiền nơi khác, thường xuyên thay đổi địa điểm. Thời gian gần đây, các đối tượng còn dùng thủ đoạn mới là nhờ người khác thuê phòng trọ, khách sạn nhưng không ở mà để các đối tượng hoạt động mua bán ma túy trái phép.

    Trong hàng trăm vụ vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma túy, có nhiều vụ liên quan đến ma túy tổng hợp (ma túy đá). Được phát hiện trên địa bàn vài năm trở lại đây, thế nhưng, tình hình vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép ma túy đá ngày càng phức tạp. Hàng đá vận chuyển vào Cần Thơ với số lượng ngày càng nhiều, gây lo lắng trong dư luận.

    Về tình hình người nghiện, theo Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội thành phố Cần Thơ, thành phố hiện có hơn 2.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó 30% nằm trong diện điều trị bắt buộc tại Trung tâm chữa bệnh giáo dục - lao động xã hội và quản lý sau nghiện và 50% người nghiện hòa nhập cộng đồng có việc làm.

    Tính đến cuối tháng 11/2015, toàn thành phố có 1.054 bệnh nhân từng được điều trị Methadone. Tuy nhiên, theo Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, hiện chỉ có 550 bệnh nhân duy trì điều trị, đạt 50% chỉ tiêu Chính phủ giao.

    Số bệnh nhân thôi điều trị tại các cơ sở của thành phố qua từng năm với nhiều lý do khác nhau: chuyển đến các tỉnh khác theo nơi làm việc mới, bị bắt do vi phạm pháp luật, tự ý bỏ trị, mắc các bệnh lý khác, sử dụng ma túy tổng hợp và tử vong…

    Vừa qua, ngày 1/12, Sở Y tế tổ chức lễ khai trương cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS. Đây là cơ sở thứ 5 điều trị Methadone trên địa bàn thành phố với phấn đấu đến hết 31/12/2015 đạt ít nhất 15 bệnh nhân được điều trị và đạt 200 đến 250 bệnh nhân vào cuối năm 2016.

    Theo Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, việc triển khai cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS cùng với việc mở cơ sở cấp phát thuốc vệ tinh tại huyện Vĩnh Thạnh trong tháng 12 này và các quận/huyện còn lại trong năm tới sẽ giúp đem dịch vụ chăm sóc, điều trị đến gần dân hơn, góp phần cùng các giải pháp đồng bộ khác nâng cao tỷ lệ bệnh nhân tham gia điều trị Methadone trên toàn thành phố.
    Thu Hà
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Can-Tho...done/16022.vgp

  8. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hải Phòng: Ngăn chặn người cai nghiện "ăn bớt" Methadone

    Thứ năm 03/12/2015 09:53


    Thời gian qua, hàng loạt vụ mua bán trái phép chất Methadone do chính người nghiện thực hiện bị cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ và xử lý, cho thấy sự lỏng lẻo, nhiều sơ hở trong quy trình quản lý người nghiện uống Methadone ở các cơ sở điều trị tại cộng đồng.





    Người bệnh uống Methadone tại cơ sở điều trị xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên

    Đủ chiêu “tuồn” thuốc



    Tại phiên tòa xét xử bị cáo Lê Quốc Hà, sinh năm 1965, ở địa chỉ số 2/89 đường 25/10, thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên về tội mua bán trái phép chất ma túy, những người tham dự không khỏi ngạc nhiên trước thủ đoạn tinh vi nhằm cất giấu và tuồn Methadone ra ngoài để bán kiếm lời.

    Theo lời khai của bị cáo, do nghiện ma túy nên Hà được đưa vào điều trị cai nghiện bằng hình thức uống Methadone tại cơ sở điều trị xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên với liều lượng 24ml/ngày. Từ đầu tháng 5/2015, nhận thấy cơ sở điều trị có sơ hở trong việc quản lý người nghiện uống Methadone nên khi đến uống, Hà không nuốt hết mà ngậm trong miệng khoảng 10ml rồi ra nhà vệ sinh cho vào túi nilon giấu trong người. Số Methadone lấy được, Hà đem pha thêm với nước ngọt rồi cho vào chai nhựa, cất giấu trong thùng lạnh để bán lại cho người nghiện.

    Nhiều người nghiện còn sử dụng đủ các “chiêu trò” khác để đưa được Methadone ra ngoài hòng đem bán kiếm lời. Ông Bùi Vi Thế, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thủy Nguyên, người trực tiếp quản lý 2 cơ sở điều trị Methadone xã Thủy Sơn và xã Thủy Triều cho biết, từ đầu năm tới nay, chính cán bộ, nhân viên ở hai cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn huyện phát giác 5 vụ người nghiện cố tình không thực hiện đúng quy trình uống thuốc, giấu Methadone đi bán kiếm lời. Thủ đoạn của họ khá đa dạng như sử dụng một nắm bông ngậm vào miệng để thấm Methadone cất đi, đến sử dụng ống hút giấu trong phần tay áo hay cổ áo…

    Theo số liệu từ Công an huyện Thủy Nguyên, chỉ trong chưa đầy 1 tháng có gần 10 vụ mua bán trái phép Methadone bị bắt với 10 đối tượng liên quan. Bằng nhiều chiêu trò, thủ đoạn, các đối tượng tuồn được ra ngoài 311,5ml Methadone. Qua đấu tranh, các đối tượng khai nhận: thấy nhiều người nghiện có nhu cầu sử dụng Methadone trong khi công tác quản lý ở các cơ sở điều trị Methadone còn lỏng lẻo, nên họ tìm mọi cách để giấu và tuồn Methadone ra ngoài bán kiếm lời. Giá của 10ml Methadone thường được bán với mức giá dao động từ 200.000 đồng - 300.000 đồng tùy độ tinh chất.

    Quản lý còn sơ hở


    Trao đổi về những sơ hở, lỗ hổng trong quản lý người nghiện ở các cơ sở điều trị Methadone, ông Bùi Vi Thế cho biết, số lượng cán bộ, nhân viên làm việc tại 2 cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn huyện Thủy Nguyên hiện có 28 người. Tuy nhiên, so với tổng số hơn 600 người nghiện đang điều trị bằng phương pháp uống Methadone, vẫn là quá ít.

    Ghi nhận của phóng viên tại cơ sở điều trị Methadone xã Thủy Sơn cho thấy, người nghiện sau khi vào bàn đón tiếp, ký nhận liều uống sẽ được nhận thuốc. Sau khi uống, người bệnh phải tráng ly và chào nhân viên trước khi ra về để họ buộc phải nuốt trước khi nói. Tuy nhiên, lượng người bệnh đến uống Methadone thường tập trung vào đầu giờ sáng, tan tầm hoặc cuối giờ chiều, nên nhân viên không thể kiểm soát hết quy trình uống thuốc đối với mỗi bệnh nhân. Bên cạnh đó, những người bệnh có chủ định giấu Methadone thường có nhiều “mánh lới” để qua mắt nhân viên cơ sở điều trị. Theo một nhân viên làm việc tại cơ sở điều trị Methadone xã Thủy Sơn, nhiều trường hợp nhân viên phát hiện ra hành vi gian lận, bị người bệnh phản ứng gay gắt, thậm chí nhắn tin đe dọa, hành hung…

    “Để siết chặt quy trình uống Methadone của người nghiện, các cơ sở điều trị tổ chức phân luồng đường đi của người bệnh, đồng thời bố trí thêm một bàn để người nghiện sau khi uống xong đến đọc liều uống và ký nhận. Tuy nhiên, vẫn chưa thể ngăn chặn triệt để tình trạng người bệnh tuồn Methadone ra ngoài”, ông Thế thừa nhận.

    Để ngăn chặn người bệnh không tuân thủ quy trình điều trị, cất giấu Methadone đem bán, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thủy Nguyên Bùi Vi Thế kiến nghị cần có sự phối hợp, tham gia tích cực của lực lượng công an trong giám sát, bảo đảm an ninh trật tự tại các cơ sở điều trị Methadone. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể cần quan tâm giáo dục, tuyên truyền, vận động người nghiện thực hiện đúng quy trình điều trị cai nghiện bằng Methadone để việc cai nghiện đạt kết quả tốt, hạn chế phát sinh tội phạm, gây mất an ninh, trật tự ở cơ sở.

    Theo báo Hải Phòng

  9. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nhiều khó khăn trong điều trị cai nghiện tại điểm “nóng” về ma túy

    Thứ ba 08/12/2015 14:31


    Là tỉnh có số người nghiện khá cao, tính đến ngày 15/7/2015, Công an tỉnh Sơn La đã cập nhập 7.974 trường hợp người nghiện ma túy đang trong diện quản lý. Tuy nhiên, hiện chỉ có 994 trường hợp được tiếp cận với điều trị cai nghiện bằng Methadone.



    Địa bàn “nóng” về ma túy


    Do có 250 km đường biên giới giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trải dài qua 17 xã, thuộc 6 huyện của tỉnh, ngoài 2 cửa khẩu quốc gia còn rất nhiều đường tiểu ngạch đi lại giữa 2 nước nên Sơn La đã trở thành địa điểm thuận lợi cho việc buôn bán, vận chuyển ma túy.



    Bệnh nhân điều trị Methadone tại cơ sở điều trị ở Thuận Châu, Sơn La - Ảnh: Thùy Chi

    Bên cạnh đó, Sơn La là tỉnh có trình độ dân trí không đều, kinh tế phát triển chậm, địa hình phức tạp với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm đến trên 54%, còn lại là các dân tộc khác, vì vậy sự hiểu biết về những tác hại do ma túy gây ra còn hạn chế. Đa số người nghiện ma túy hầu hết nằm trong nhóm đối tượng là người lao động, ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

    Anh Lò Văn T, sinh năm 1980 ở Thuận Châu, Sơn La cho biết, do bạn bè rủ rê lôi kéo, anh đã tìm tới thuốc phiện từ năm 2000. Khi vướng vào ma túy, anh đã bị trượt dài trong những cơn ảo giác do ma túy gây ra. Mất việc làm, trong khi đó có những ngày anh phải bỏ ra đến hàng triệu đồng để mua. Gia đình anh “tan nát” cũng vì ma túy, sức khỏe thì ngày càng giảm sút.

    Giống như trường hợp của anh Lò Văn T, anh Nguyễn Văn Y, Mộc Châu, Sơn La cũng đã mất rất nhiều tiền cho những cơn nghiền ma túy của mình. 20 năm nghiện ngập là quãng thời gian địa ngục đối với anh, tiền bạc trong nhà lần lượt ra đi. Rất nhiều lần anh Nguyễn Văn Y đã quyết tâm cai nghiện nhưng đều thất bại, sự quyết tâm đối với bản thân là chưa đủ.

    “Tôi đã trải qua những tháng ngày đen tối. Đau lòng hơn là khi tôi đang ‘phê’ với thuốc thì đứa con đầu đã tử vong vì căn bệnh quái ác ung thư. Gia đình tôi khi đó bất lực vì không có tiền chạy chữa cho con”, anh Y buồn rầu kể.

    Cú sốc tinh thần lớn nhất trong đời đã khiến anh bừng tỉnh. Vượt qua chính bản thân mình, đến lần thứ 7 anh Y đã quyết tâm điều trị cai nghiện bằng Methedone. Sau 1 năm điều trị, hiện anh Y cảm thấy sức khỏe được cải thiện rõ rệt, tình trạng gia đình anh nhờ đó cũng được cải thiện.

    Cũng nhờ điều trị cai nghiện bằng Methadone, anh Lò Văn T giờ đã có được công việc ổn định, niềm vui của anh bây giờ là làm công tác đồng đẳng viên, tuyên truyền, phổ biến tác hại về ma túy, giúp những người đã từng vướng vào ma túy như anh cai nghiện, làm lại cuộc đời.

    Gần 7.000 trường hợp cần được điều trị Methadone


    Nhìn gương mặt ánh lên niềm vui, hy vọng vào tương lai phía trước của anh Lò Văn T và anh anh Nguyễn Văn Y, chắc hẳn gia đình của hai anh và những người đối diện đều cảm thấy an tâm phần nào, song cũng không khỏi lo lắng vì hiện kinh phí cho chương trình điều trị Methadone đang gặp nhiều khó khăn.

    BS. Đàm Văn Hưởng, Giám đốc Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La cho biết, tính đến ngày 30/9, tổng số cơ sở điều trị Methadone trên địa bàn là 12. Số bệnh nhân đang được điều trị Methadone là 994. Như vậy, còn đến 7.000 trường hợp nghiện ma túy cần điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.



    Cán bộ làm việc hợp đồng đang khám cho bệnh nhân tại cơ sở điều trị Methadone ở Thuận Châu, Sơn La - Ảnh: Thùy Chi

    Tuy nhiên, công tác điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Do thiếu nguồn nhân lực phục vụ cho công tác điều trị Methadone, trong khi đó hiện nay nhân lực đều là lao động hợp đồng, không có biên chế với thu nhập thấp, chỉ khoảng hơn 2 triệu đồng/tháng. “Công tác này gặp khó khăn hơn nữa, vì từ ngày 1/1/2016, số lao động hợp đồng này sẽ không được hưởng trợ cấp do khó khăn về kinh phí, vì vậy việc điều trị cai nghiện bằng Methadone phải do cán bộ của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS thực hiện”, BS. Hưởng nói.

    Hiện nay cán bộ của Trung tâm chỉ có khoảng 30 người, trong đó 3 người đã được cử đi học, số còn lại lo các công tác chuyên môn, khám, tư vấn, điều trị cho bệnh nhân HIV. Các cán bộ phải làm việc cả vào những ngày nghỉ cuối tuần để đảm bảo tiến độ công việc, vì vậy nếu bố trí nhân lực phục vụ cho 12 cơ sở điều trị Methadone, trung tâm sẽ không thể duy trì được hoạt động thường xuyên.

    Bên cạnh nguồn nhân lực thiếu thì công tác tuyên truyền còn hạn chế, do tỉnh Sơn La có địa hình phức tạp, hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa lũ, trình độ dân trí không đồng đều nên còn một bộ phận người dân trong cộng đồng, người nghiện ma túy chưa hiểu đúng và đầy đủ về chương trình; nhiều bệnh nhân nghiện chất dạng thuốc phiện do lo sợ bị kỳ thị nên chưa dám đăng ký điều trị bằng Methadone.

    Trong khi đó, một số trường hợp muốn được điều trị nhưng do các cơ sở điều trị Methadone chưa vươn tới tận các thôn bản, chủ yếu tập trung ở xã, thị trấn nên người bệnh muốn điều trị phải lặn lội một quãng đường dài mới đến được cơ sở điều trị. Mặc dù, trong thời gian qua, để khắc phục khó khăn về địa hình trung tâm đã nỗ lực mở rộng chương trình điều trị Methadone tại 10 cơ sở điều trị tuyến huyện Thuận Châu, Mường La, Sông Mã, Mộc Châu, Vân Hồ, Quỳnh Nhai, Yên Châu, Bắc Yên, Phù Yên, giúp cho những bệnh nhân ở khu vực xa có thể tiếp cận điều trị. Tuy nhiên, vẫn cần phải mở thêm một số cơ sở điều trị tại một số địa bàn vùng sâu vùng xa để tránh tình trạng người đang điều trị Methadone bỏ ngang chương trình, dẫn đến tái sử dụng ma túy.

    Ngoài ra, một số ít bệnh nhân tuân thủ điều trị chưa tốt nên vẫn còn tình trạng dương tính với ma túy sau khi điều trị ổn định liều. Cá biệt, có bệnh nhân lợi dụng việc điều trị để thực hiện hành động trái pháp luật như buôn bán, tổ chức sử dụng trái phép chất gây nghiện, làm ảnh hưởng đến hình ảnh và tạo dư luận không tốt về chương trình điều trị Methadone.

    Một khó khăn nữa đó là tạo công ăn việc làm cho người nghiện, việc này cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền cơ sở để hỗ trợ dạy nghề, tạo động lực cho người nghiện tìm tới các cơ sở điều trị Methadone cai nghiện, giúp duy trì sức khỏe, lấy lại khả năng lao động sản xuất và tái hòa nhập cộng đồng.

    Để giúp người nghiện được tiếp tục điều trị bằng Methadone và người chưa được điều trị có thể tiếp cận thuốc điều trị, BS. Đàm Văn Hưởng cho rằng, trong thời gian tới các khó khăn cần được khắc phục. Hiện Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La đang khảo sát, hướng dẫn các huyện trên địa bàn tiếp tục triển khai kế hoạch điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2017 để phấn đấu hoàn thành mục tiêu trong công tác điều trị Methadone.
    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Nhieu-k...-tuy/16074.vgp

  10. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Giảm lây nhiễm cho người nghiện ma túy

    Thứ Tư, 09/12/2015, 08:21 [GMT+7]


    Hoạt động hơn một tháng, cơ sở cấp phát thuốc methadone Tiên Phước (thuộc Trung tâm Y tế huyện Tiên Phước) bước đầu có nhiều dấu hiệu tích cực.


    Có thêm động lực cai nghiện


    Cách đây 3 năm, N.T.L. (xã Tiên Sơn) bỏ học, tập tành theo chúng bạn dẫn đến nghiện ma túy. Vài tháng trước, sau nhiều lần cai nghiện không thành, L. xuống cơ sở điều trị methadone Tam Kỳ với quyết tâm cắt đứt ma túy. “Nhà cách mấy chục cây số, phải có mặt đều đặn vào buổi sáng để uống thuốc, đôi lúc em thấy mệt mỏi vì đường xa. Cũng may, sau một thời gian dùng thuốc cai nghiện, em dần trở lại bình thường hơn. Sẵn có cơ sở này mới mở, em có thêm động lực để cai nghiện, trước hết là nhờ gần nhà” - L. cho hay.

    Đây cũng là động lực chung của tất cả người nghiện ma túy đang điều trị tại cơ sở cấp phát thuốc methadone Tiên Phước. Tại cơ sở này, còn có một số người nghiện ở 2 huyện Nam Trà My và Bắc Trà My xuống điều trị. Vừa uống xong thuốc, D.V.M. ra lấy xe máy chạy về lại Bắc Trà My để lên rẫy. Trước đây M. phải xuống tận Tam Kỳ để uống methadone. Quãng đường khoảng 120km cả đi lẫn về khiến M. nhiều khi muốn bỏ cuộc. Nay uống methadone tại Tiên Phước, hành trình của M. giảm hơn một nửa. Nhờ vậy M. uống thuốc đều đặn, không bỏ bữa. Uống xong, M. còn tranh thủ về nhà để đi làm.

    Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Mai - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tiên Phước cho biết, xuất phát từ thực trạng Tiên Phước là một trong các địa phương có số lượng người nghiện ma túy cao nhất tỉnh, nên Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cùng UBND huyện Tiên Phước phối hợp lập cơ sở này. “Khi cai nghiện tại cơ sở điều trị methadone Tam Kỳ một thời gian, các bác sĩ nhận thấy người nghiện có chuyển biến tốt về sức khỏe, ý thức…, thì sẽ chuyển họ lên trên này để tiếp tục điều trị cho đến khi cai nghiện hoàn toàn” - bác sĩ Mai cho biết thêm.

    Mới thành lập, cơ sở có 67 người điều trị, nay có 75 người nghiện đến điều trị methadone. Trong đó, Tiên Phước có 67 người, Nam Trà My 1 người và Bắc Trà My 7 người; có 8 trường hợp nhiễm HIV trước khi đến điều trị tại cơ sở. Ông Nguyễn Văn Tốt - cán bộ chuyên trách phòng chống HIV (thuộc Trung tâm Y tế huyện Tiên Phước) cho biết những người đến điều trị tại cơ sở chấp hành rất tốt các yêu cầu của dược sĩ, có ý thức cao trong quyết tâm cai nghiện. “Tuy nhiên, đã có 1 trường hợp bỏ uống methadone 2 ngày liền. Cán bộ cơ sở vào cuộc, mới biết em này không có xe nên… lười; được vận động, em đã đi uống thuốc đều đặn trở lại” - ông Tốt cho hay. Tính riêng Tiên Phước, có 145 người nghiện đang điều trị bằng methadone. Vì cơ sở mới chỉ có 2 dược sĩ được đào tạo bài bản về điều trị bằng methadone, và cả 2 dược sĩ này đều phải làm việc cả thứ Bảy và Chủ nhật.

    Ông Phùng Văn Huy - Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết chính quyền huyện dành nhiều quan tâm cho cơ sở cấp phát thuốc methadone Tiên Phước, xuất phát từ nguyên nhân địa phương có số lượng con nghiện cao. Đồng thời huyện Tiên Phước đang trình UBND tỉnh kế hoạch lập cơ sở điều trị methadone khu vực Tiên Phước - Bắc Trà My, và được UBND tỉnh thống nhất chủ trương khảo sát thực tế. “Hiện tại cơ sở cấp phát thuốc methadone Tiên Phước chỉ cấp phát thuốc cho người nghiện theo chỉ định của bác sĩ từ Tam Kỳ, nhân lực và cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, trong khi thực tế số người nghiện trong khu vực tương đối cao. Nên việc lập cơ sở điều trị trong khu vực giúp người nghiện dễ dàng tiếp cận với methadone hơn, từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất lây nhiễm HIV” - ông Huy cho biết thêm.

    XUÂN THỌ
    http://baoquangnam.com.vn/xa-hoi/y-t...ma-tuy-651211/

  11. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Lai Châu hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu điều trị Methadone

    Thứ hai 21/12/2015 17:17


    Tính đến tháng 12/2015, Lai Châu là tỉnh hoàn thành sớm chỉ tiêu điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone do Chính phủ giao trong năm 2015. Hiện tỉnh đang điều trị cho 1.973 bệnh nhân, đạt 116% so với chỉ tiêu được giao là 1.700 bệnh nhân.



    Theo báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lai Châu, tính đến ngày 30/11/2015, tỉnh Lai Châu có 1.973 bệnh nhân được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đạt 116% so với chỉ tiêu Chính phủ giao. Lai Châu cũng là tỉnh đạt cao nhất của toàn quốc về chỉ tiêu điều trị Methadone.



    Điểm cấp phát Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lai Châu

    Để trở thành tỉnh vượt chỉ tiêu kế hoạch trong điều trị Methadone, Lai Châu đã đẩy mạnh việc triển khai các điểm cấp phát Methadone tại tuyến xã. Tính đến thời điểm hiện tại cả 8/8 huyện, thị đã triển khai điều trị Methadone với 8 cơ sở điều trị và 29 điểm cấp phát thuốc tại các Trạm Y tế xã, Phòng khám đa khoa khu vực và Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội.

    Với đặc thù là tỉnh miền núi với hầu hết các xã vùng cao, đi lại rất khó khăn, người nghiện ma túy chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, văn hóa thấp và phong tục tập quán sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến việc tiếp cận điều trị. Do vậy, nếu chỉ triển khai tại tuyến tỉnh và tuyến huyện, chắc chắn số người tiếp cận điều trị Methadone sẽ rất hạn chế. Tuy nhiên, nhờ có sự tham mưu của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS và sự chỉ đạo quyết liệt của Ban chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tỉnh và sự vào cuộc của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các ban ngành đoàn thể các cấp nên tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh mở các điểm cấp phát Methadone tại tuyến xã.

    Để đảm bảo đúng các quy định và hướng dẫn chuyên môn, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS đã cử các nhóm hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh cùng y tế huyện khảo sát các xã, tuyên truyền vận động già làng, trưởng bản, người nghiện ma túy về lợi ích của điều trị Methadone để họ đăng ký tham gia. Khi đã có một lượng bệnh nhân nhất định, nhóm hỗ trợ kỹ thuật sẽ tiến hành khởi liều ngay tại trạm y tế xã, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật cho nhân viên các điểm cấp thuốc để tư vấn, cấp phát thuốc, theo dõi, quản lý thuốc theo đúng quy trình. Sau khoảng từ 20 ngày đến một tháng khi bệnh nhân đã ổn định liều điều trị, các điểm điều trị Methadone tuyến huyện tiếp tục theo dõi và hỗ trợ kỹ thuật cho các điểm cấp phát thuốc tuyến xã. Nhờ cách làm này mà số người nghiện ma túy được điều trị bằng Methadone không ngừng tăng lên.

    Bên cạnh đó, việc điều trị Methadone, các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS khác như điều trị ARV, tư vấn xét nghiệm HIV, điều trị Lao/HIV đã được triển khai lồng ghép tại tuyến huyện, thị xã và triển khai toàn diện các hoạt động can thiệp giảm tác hại tại tất cả các huyện của tỉnh Lai Châu.


    Với việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ dự phòng và điều trị đã góp phần quan trọng vào việc giảm số người nhiễm HIV trên địa bàn toàn tỉnh hàng năm, đưa tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy giảm mạnh từ 28% năm 2013 xuống còn 11% năm 2015.
    Hữu Thủy
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Lai-Cha...done/16190.vgp

  12. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đưa Methadone về vùng cao...

    Thứ hai 21/12/2015 17:20


    Đoàn chúng tôi gồm cán bộ y tế và các nhà báo bắt đầu rời thị trấn Mường Tè để đi lên xã Tà Tổng, Mường Tè ở Lai Châu vào lúc 6 giờ khi trời còn chưa sáng, để đến thăm cơ sở cấp phát thuốc Methadone - một loại thuốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện đã được Bộ Y tế triển khai từ nhiều năm nay.



    Mặc dù được anh Chu Pó Xá - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Tè cho biết đường xa đến gần trăm cây số và có thể không đến nơi nếu đi trời mưa nhưng chúng tôi vẫn rất háo hức đến xã cao nhất của huyện khó khăn và nghèo nhất nước này. Dừng chân ăn tạm bát mỳ tôm tại Nậm Khao khi trời vừa hửng sáng, anh Xá nói, còn khoảng hơn 30 km, tuy nhiên chắc phải mất tầm 2 tiếng nữa mới tới nơi. Chúng tôi hỏi anh Xá sao có 30 km mà lại mất những 2 giờ, anh trả lời thì cứ đi mới biết.


    Đường vào Tà Tổng khiến ô tô cũng khó có thể vượt qua

    Khi xe ô tô chạy được chừng 6 km nữa thì mới đến cung đường gian nan. Đường chỗ thì sạt lở, chỗ đang thi công chờ xe ủi gạt phẳng hơn mới đi được, chỗ thì nhão nhoét. Tuy nhiên thêm một quãng nữa thì không ô tô nào có thể đi được. Chúng tôi hội ý quyết định để xe lại rồi anh Xá gọi cho xe máy trong xã ra đón. Trong khi chờ xe, chúng tôi đi bộ, càng đi càng thấy gian nan, lúc đầu còn lựa xem chỗ nào có thể đặt chân xuống đất cho an toàn nhưng rồi đường ngập bùn và không ai còn có thể giữ gìn được giày dép nữa. Cứ thế đi chừng 6-7 km rồi đội xe máy của xã cũng gặp chúng tôi. Dù ngồi xe nhưng do đường trơn trượt, do vậy hoặc lái xe liên tục sục hai chân chống xuống bùn chống đỡ, hoặc chúng tôi xuống phụ lái xe đẩy xe qua những chỗ khó khăn. Cuối cùng 11 giờ 30 chúng tôi cũng đến được điểm cấp phát Methadone tại xã Tà Tổng, nơi được coi là một trong các xã vùng cao và khó khăn nhất của huyện Mường Tè huyện khó khăn nhất cả nước của tỉnh Lai Châu.

    Tà Tổng cũng là địa bàn trồng cây thuốc phiện khó triệt phá nhất của tỉnh Lai Châu, nên có rất nhiều người đã không thoát khỏi sự cám dỗ. Cơ sở cấp phát thuốc Methadone xã Tà Tổng đã triển khai từ 1 năm nay và hiện nay có 93 người nghiện thuốc phiện tại xã Tà Tổng đang được uống thuốc hàng ngày, sức khỏe của họ đã dần hồi phục, nước da không còn thâm đen, khuôn mặt cười cũng rạng rỡ hơn, đi lại, sinh hoạt cũng nhanh nhẹn hơn. Niềm vui này là cả sự nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mường Tè và Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lai Châu.


    Đoàn công tác phải bỏ xe ô tô lại để đi bộ vào - Ảnh: Hữu Thủy

    Trao đổi nhanh với anh Thào A L, một người Mông dân bản Cô Lô Hồ, một người nghiện có thâm niên 6 năm cho hay, từ năm 20 tuổi anh đã lỡ vướng vào ma túy, rồi mắc nghiện. Từ khi mắc nghiện làm được đến đâu, tiền bạc, thóc gạo đều chui qua cái tẩu hút thuốc phiện hết, có khi bí quá còn bắt cả gà nhà hàng xóm đem bán. Nhìn vợ khóc lóc, con ốm không có tiền chăm sóc anh cũng muốn đoạn tuyệt với ma túy mà không làm nổi. Sau ba lần cai nghiện không thành, anh may mắn được cán bộ Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh động viên, tư vấn về các tác dụng của việc cai nghiện bằng Methadone, hướng dẫn làm các thủ tục để được điều trị nghiện bằng phương pháp này.

    Sau 1 tháng uống Methadone có sự giám sát của cán bộ y tế, sức khỏe của anh A L đã cải thiện trông thấy. Trước đây anh hút thuốc phiện 3 lần một ngày thì chỉ hơn 2 tuần sau anh không còn thấy thèm thuốc. Không còn phải nghĩ đến việc làm thế nào để có ma túy, anh lao động chăm chỉ và cùng vợ chăm sóc con.

    Anh L chia sẻ, anh rất biết ơn các y, bác sỹ đã cùng chương trình Methadone đã đưa một chương trình hết sức ý nghĩa cho bà con Tà Tổng nói chung và gia đình anh nói riêng. Hiện nay 93 bệnh nhân uống thuốc đều đã có sức khỏe tốt, không còn nghiện ma túy và nhiều gia đình có tới vài người cùng nghiện uống thuốc Methadone hàng ngày đã có của ăn, của để, cuộc sống ngày càng no ấm hơn.

    Tìm hiểu chúng tôi được biết, xã Tà Tổng hiện có khoảng 200 người nghiện, chủ yếu là thuốc phiện, một trong những địa bàn được đánh giá là có số người nghiện cao nhất huyện do vậy công tác giảm nghèo với xã những năm qua vẫn là một bài toán khó. Hàng năm huyện cũng đã đề nhiều giải pháp, trong đó, chỉ đạo các ban, ngành chức năng tập trung tuyên truyền về tác hại của ma túy với gia đình và cộng đồng; vận động người nghiện đi cai, thậm chí bắt buộc đi cai nghiện tập trung nhưng số cai nghiện xong trở về cộng đồng bị tái nghiện rất cao, khó kiểm soát. Do vậy, việc đưa Methadone và đặc biệt là việc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Mường Tè cử cán bộ về khởi liều tận xã đã giúp người nghiện thuốc phiện của Tà Tổng tiếp cận dễ dàng hơn với biện pháp này.


    Bệnh nhân uống Methadone tại Trạm Y tế xã Tà Tổng - Ảnh: Hữu Thủy

    Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Chu Pó Xá - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện cho biết, bước đầu thành lập cơ sở gặp rất nhiều khó khăn trong công tác vận động bệnh nhân vì hầu hết là dân tộc Mông, nhận thức của bà con còn nhiều hạn chế, nhiều người không biết tiếng phổ thông, thậm chí không biết chữ. Giao thông đi lại khó khăn, chủ yếu là đi bộ. Đội ngũ cán bộ y tế tỉnh, huyện và đội ngũ cán bộ trạm y tế xã Tà Tổng đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương không quản khó khăn, ngày đêm đến từng bản, gõ cửa từng nhà người nghiện, kiên trì vận động, thuyết phục, hướng dẫn chu đáo các thủ tục. Với mong muốn hiệu quả tích cực từ Methadone mang lại sẽ giúp cho số người nghiện cũng như những hệ lụy từ người nghiện giảm đi. Nhờ những nỗ lực đó, hiện cả huyện Mường Tè đã có 466 người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đang điều trị tại 1 cơ sở điều trị và 7 cơ sở cấp phát. Có xã như Bum Tở đang điều trị cho 122 bệnh nhân.

    Cũng nhờ nỗ lực của đội ngũ cán bộ y tế và hiệu quả bước đầu từ việc uống thuốc mà hiện nay tại Trạm y tế xã Tà Tổng đã và đang điều trị cho 93 người. Các bệnh nhân tham gia cai nghiện đều đã được tư vấn kỹ lưỡng cũng như thấm thía những gì do “nghiện ngập” gây nên cho nên đều tuân thủ đúng nguyên tắc của việc sử dụng thuốc. Địa điểm uống thuốc là Trạm Y tế xã, giúp người nghiện có cảm giác không bị xa lánh, kỳ thị và trong lúc điều trị vẫn có thời gian lao động kiếm tiền để đảm bảo cuộc sống. Do đó, số người tự giác đăng ký uống thuốc ngày càng nhiều.

    Như lời một lãnh đạo xã Tà Tổng trao đổi với chúng tôi trong bữa cơm trưa:“Việc điều trị thay thế bằng Methadone đã thực sự cải thiện chất lượng cuộc sống của những người đã lỡ vướng vào ma túy. Họ không còn phải liều mình để có tiền thỏa mãn cơn đói thuốc cho nên tình trạng vi phạm pháp luật trên địa bàn giảm hẳn; chất lượng sống của người nghiện được cải thiện. Nhiều người trước đây đi làm thuê suốt ngày được trả công bằng thuốc phiện hoặc còn không đủ tiền mua thuốc phiện thì hiện nay họ đã để tiền đó mua những vật dụng cần thiết cho gia đình và bản thân. Khi số lượng người nghiện giảm sẽ tạo được hiệu ứng tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương”.

    Chúng tôi cũng được cán bộ xã cho biết rằng: Mặc dù Methadone đã về đến tuyến xã, tuy nhiên có những bản vẫn còn cách xa trung tâm xã tới vài chục cây số nên người dân ở đó vẫn chữa thể tiếp cận được với Methadone. Ông mong rằng có mô hình đưa thuốc xuống cụm bản để người dân được tiếp cận với loại thuốc này.

    Chia tay Tà Tổng vào buổi chiều cuối năm để kịp cho các lái xe ôm còn quay trở lại xã. Vẫn với con đường vẫn lầy lội, vẫn những đoạn đường cùng nhau xuống đi bộ đẩy xe. Cả đoàn thấm mệt nhưng chúng tôi thấy vui vì Methadone đã về tận Tà Tổng. Methadone đã cứu giúp cho nhiều thân phận, nhiều gia đình thoát khỏi nạn ma túy để vươn lên chuẩn bị đón một mùa xuân mới đang về.
    Hữu Thủy
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Dua-Met...-cao/16191.vgp

  13. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Methadone đổi thay cuộc sống người dân bản Nậm Củm

    Thứ ba 22/12/2015 17:00


    Những ngày cuối năm 2015, nhóm cán bộ y tế và các phóng viên báo chí phòng, chống HIV/AIDS đã đến thăm bản Nậm Củm thuộc xã Bum Nưa, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu để cùng tìm hiểu việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.



    Ấn tượng đầu tiên chúng tôi thấy, đó là đường vào Nậm Củm được trải nhựa sạch, đẹp không như liên tưởng trước đó của chúng tôi là đường đi khó khăn, khúc khuỷu, nên từ trung tâm xã Bum Nưa đi vào chỉ mất khoảng 20 phút bằng ô tô. Ở đây khung cảnh thiên nhiên hiền hòa, thanh bình với những rừng cây xanh bạt ngàn bao bọc lấy bản làng miền núi.



    Một góc bản Nậm Củm - Ảnh: Hữu Thủy

    Bản nằm ngay cạnh đường có điểm trường tiểu học và mẫu giáo mới khá khang trang. Tuy nhiên, khi làm việc với Trưởng bản Lò Y Van chúng tôi được biết cả bản chỉ có 26 hộ với khoảng 170 nhân khẩu thì hiện nay phát hiện khoảng hơn 30 người nghiện ở 24 hộ. Việc người dân ở đây nghiện ma túy do phong tục tập quán của dân tộc Mảng diễn ra từ nhiều năm nay vì ban đầu khi có bệnh, hay đau ốm gì người dân cũng truyền tai nhau dùng thuốc phiện để làm giảm đau, họ còn coi thuốc phiện như liều thuốc có thể chữa bách bệnh. Hơn nữa, trước đây thuốc phiện mua bán khá dễ dàng, do vậy người dân nghiện ma túy là rất phổ biến. Cùng với ma túy là tệ nạn uống rượu, đàn ông cũng uống, đàn bà cũng uống, vui cũng uống, buồn cũng uống và đến nay không vui không buồn cũng uống. Thậm chí chỉ có một đĩa rau sắn cũng mời nhau đến uống rượu.

    Để đưa người dân từng bước thoát khỏi ma túy, ngành y tế cũng như các cấp chính quyền địa phương đã vào cuộc một cách hết sức quyết liệt. Cùng với những nỗ lực của UBND huyện Mường Tè và sự hỗ trợ tích cực Trung tâm Y tế huyện và Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lai Châu đã cử 6 cán bộ của Trung tâm trực tiếp vào Nậm Củm tổ chức truyền thông, vận động, thăm khám, dò liều, khởi liều cho người nghiện tại bản. Bằng việc mở điểm cấp phát Methadone tại bản Nậm Củm và có lẽ đây cũng là mô hình mới nữa mà Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Lai Châu đã triển khai sau mô hình cấp phát tại tuyến xã, sau gần 6 tháng hoạt động, điểm cấp phát thuốc Methadone tại bản Nậm Củm đang phát huy hiệu quả tích cực. Đến nay 24 người nghiện ma túy đã được uống thuốc Methadone hàng ngày ngay tại bản, chưa có ai bỏ cuộc trừ một người xin chuyển đi nơi khác.



    Tư vấn trước khi điều trị - Ảnh: Hữu Thủy

    Nói chuyện với anh Thào A Đ, một người nghiện ma túy nhiều năm chia sẻ: “Năm nay tôi 32 tuổi, đã nghiện thuốc phiện gần 10 năm, tính trung bình mỗi ngày chi phí hàng trăm nghìn đồng cho việc hút thuốc phiện. Những khoản tiền được nhà nước hỗ trợ tôi đều mang bán hết để mua thuốc phiện. Ruộng nương không có người làm vì vậy cái đói nghèo cứ đeo bán mãi. Khi được các cán bộ cho uống thuốc Methadone cai nghiện, tôi không còn cảm giác thèm thuốc nữa, người bớt mệt mỏi, cũng không phải suy nghĩ mọi cách để kiếm tiền mua thuốc. Cai được nghiện rồi, tôi sẽ cùng vợ làm ruộng, nương để kiếm thóc, gạo nuôi sống gia đình”.

    Cũng như anh Đẻn, chị Pàn Thị H, năm nay 24 tuổi, cũng có thâm niên nghiện thuốc phiện. Trong niềm vui khi không phải vật vã vì những cơn thèm thuốc, chị H nói: “Em cám ơn các cán bộ nhiều lắm. Nhờ có thuốc Methadone, em không còn khổ vì nghiện nữa. Trước kia, lúc lên cơn thèm thuốc, em không còn quan tâm gì đến gia đình, con cái nữa, chỉ muốn làm thế nào để có thuốc hút thôi. Giờ nghĩ lại thấy thương con lắm. Em sẽ uống thuốc đều để cai nghiện, cố gắng làm ăn và chăm sóc gia đình”.

    Theo thông tin từ chị Nguyễn Thị Thảo, Cán bộ y tế cấp phát Methadone, tất cả người nghiện trong bản đều tham gia điều trị nghiện bằng thuốc thay thế Methadone. Họ chấp hành rất tốt những quy định trong việc điều trị, trừ một số người bỏ một hai ngày khi phải đi nương còn cơ bản họ đến uống thuốc đều đặn, đúng giờ. Trong khi điều trị, qua thử test, tỷ lệ đạt 22/24 người âm tính với ma túy. Đây là tỷ lệ rất khả quan, điều đó cho thấy bà con trong bản đang rất nỗ lực tuân thủ điều trị.



    Uống Methadone tại điểm cấp thuốc tại Bản Nậm Củm

    Cùng với việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone cho bản Nậm Củm, một tổ công tác của huyện cũng đã được thành lập và đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp tích cực để giúp Nậm Củm phát triển. UBND huyện Mường Tè cùng các ban, ngành trong tỉnh đã thành lập tổ công tác gồm các cơ quan: công an, bộ đội, y tế, giáo dục, nông nghiệp… do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện trực tiếp làm Tổ trưởng tăng cường giúp đỡ bản. Tổ chia làm 3 bộ phận thực hiện chỉ đạo: phát triển kinh tế, xã hội đảm bảo an ninh, trật tự; thực hiện các chính sách, tuyên truyền vận động, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức xã hội, đoàn thể; vận động xã hội hóa trong xây dựng nông thôn mới. Song song với việc đôn đốc người nghiện uống Methadone, cán bộ trong tổ công tác còn trực tiếp xuống nhà dân ăn cùng, ở cùng, làm cùng và hướng dẫn bà con cách thức canh tác, trồng rau, chăn nuôi, vệ sinh nhà cửa, thôn bản…

    Nậm Củm còn rất nghèo, những ngôi nhà còn trống hơ trống hoác và trong nhà không thấy có vật dụng gì đáng giá, người dân trong bản vẫn còn nhọc nhằn mưu sinh. Những tệ nạn xã hội như uống rượu vẫn đang còn phổ biến. Hay như cảnh tảo hôn và kết hôn cận huyết thống vẫn là điều “bình thường” tại Nậm Củm…Đây là những trở ngại lớn trong bước đường phát triển của người dân trong bản, tuy nhiên ngày nay Nậm Củm đã biết phát triển ngành chăn nuôi, an ninh cũng tốt hơn, cuộc sống bà con đã có đổi thay và đang vươn lên.

    Với thành công bước đầu của việc đưa Methadone về bản Nậm Củm đã thắp sáng niềm hy vọng cho người nghiện và người dân trong bản. Mong rằng, với sự quan tâm và nỗ lực của các cơ quan, ban, ngành các cấp cùng với quyết tâm của đồng bảo nơi đây, Nậm Củm sẽ sớm vươn lên phát triển kinh tế, thoát đói, vượt nghèo.
    Hữu Thủy
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Methado...-Cum/16198.vgp

  14. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Công tác điều trị Methadone ở thành phố Đông Hà

    Ngày cập nhật: 23/01/2015 2:20:05 SA

    (QT) - Là trung tâm tỉnh lỵ, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội song cũng tiềm ẩn nguy cơ gia tăng các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma túy. Để giảm thiểu đến mức thấp nhất số người lây nhiễm HIV mới trên địa bàn và giảm số người sử dụng ma túy, thành phố Đông Hà đã chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể và nhân dân tăng cường phối hợp triển khai các hoạt động phòng chống ma túy, phòng chống HIV. Từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng chống ma túy, phòng chống HIV ở tất cả các cấp, ngành và lĩnh vực.

    Đến hết năm 2014, trên địa bàn thành phố có 284 người sử dụng ma túy và nghiện ma túy, tăng 36 trường hợp so với cùng kỳ năm 2013, chủ yếu là ở độ tuổi thanh, thiếu niên (từ 16-30 tuổi), tập trung ở các địa bàn như phường 5, phường 1, phường Đông Lương, phường Đông Lễ... Các đối tượng nghiện, sử dụng ma túy dần có xu hướng bỏ hêrôin và chuyển sang sử dụng ma túy tổng hợp, sử dụng theo nhóm người ở những chỗ kín đáo như phòng trọ, nhà nghỉ, khách sạn.

    Trước tình hình đó, cùng với công tác tuyên truyền, vận động phòng chống HIV/AIDS, thành phố Đông Hà đã đẩy mạnh các hoạt động phòng chống tội phạm về ma túy, mại dâm trên địa bàn để ngăn ngừa nguồn gốc lây truyền. Lực lượng Công an thành phố đã mở các đợt cao điểm phòng chống tội phạm về mua bán, tàng trữ ma túy, nhờ vậy đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ.




    Nhiều người đã tham gia điều trị bằng Methadone


    Cùng với đó, đội ngũ tuyên truyền viên, tình nguyện viên và cán bộ y tế phường đã tiến hành cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su cho các tiếp viên nhà hàng, khách sạn, cung cấp bơm kim tiêm sạch cho các đối tượng nghiện ma túy. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tội phạm, phòng chống HIV/AIDS, ma túy được thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, nội dung, hình thức phù hợp đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân dân đối với công tác giữ gìn an ninh trật tự. MTTQVN thành phố và các tổ chức thành viên đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an và các lực lượng nòng cốt ở cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về an ninh trật tự.

    Từ tháng 9/2013, thành phố Đông Hà phối hợp với BCĐ của tỉnh triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone. Để chuẩn bị tốt cho ngày khởi liều điều trị Methadone có hiệu quả, Phòng Y tế thành phố đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền trên địa bàn. Tổ chức tập huấn, truyền thông về Chương trình Methadone đến các ban, ngành, đoàn thể từ thành phố xuống cơ sở, cụ thể là tổ chức tập huấn, truyền thông 2 lớp cho thành viên BCĐ phòng chống tội phạm ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thành phố và 9 phường; 2 lớp cho 83 khu phố trưởng; 2 lớp cho 62/83 nhân viên y tế khu phố; 6 buổi truyền thông Chương trình Methadone ở phường 1, 3, 5, Đông Giang và Đông Lương.

    Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế thành phố cũng phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn tổ chức truyền thông sâu rộng về Chương trình Methadone đến tận cơ sở. Phối hợp với Thành đoàn tổ chức 1 lớp tập huấn, truyền thông cho bí thư chi đoàn các khu phố.

    Đoàn Thanh niên tiếp tục tổ chức 125 buổi tuyên truyền và 360 buổi sinh hoạt lồng ghép cho gần 5.000 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia nhằm tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên thực hiện tốt Luật Giao thông, tránh xa các tệ nạn xã hội, phát 6.000 tờ rơi tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng chống ma túy.

    Phối hợp với Hội LHPN thành phố tổ chức 2 lớp dành cho cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở và 1 lớp cho các bà mẹ có con, em nghiện ma túy. Trên cơ sở đó, Hội Phụ nữ từ thành phố đến cơ sở cũng đã chủ động lồng ghép trong các buổi sinh hoạt hội, sinh hoạt CLB tổ chức 48 buổi tuyên truyền phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội cho trên 4.300 lượt chị em hội viên phụ nữ tham gia. Tiếp tục duy trì sinh hoạt 10 CLB phòng chống tội phạm do Hội Phụ nữ đảm nhiệm.

    Hội Nông dân thành phố cũng đã tổ chức 153 đợt tuyên truyền, vận động 8.927 lượt hội viên, nông dân không vi phạm pháp luật, tránh xa các tệ nạn xã hội. Công tác quản lý, giáo dục đối tượng tại cộng đồng được Công an và các đoàn thể phối hợp thực hiện bằng nhiều hình thức và biện pháp giáo dục phù hợp, đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đoàn viên, hội viên giáo dục kèm cặp.

    Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố phối hợp với lực lượng Công an, các tổ chức, đoàn thể triển khai thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống các tệ nạn ma túy, mại dâm. Định kỳ hàng tháng, Công an các phường tổ chức giao ban với các trường học, thông báo tình hình cụ thể và bàn giải pháp quản lý giáo dục học sinh vi phạm pháp luật, tăng cường phối hợp tuyên truyền pháp luật về phòng chống tội phạm, tệ nạn ma túy trong trường học.

    Thông qua các hoạt động truyền thông, Chương trình Methadone đã thực sự đến với cộng đồng. Đồng thời, qua hoạt động này, nhân dân trên địa bàn đã nâng cao nhận thức về công tác phòng chống HIV/AIDS nói chung và công tác điều trị nghiện ma túy bằng Methadone nói riêng. Thông qua hoạt động vận động trực tiếp của gia đình, đoàn thể, người nghiện ma túy đã đăng ký tham gia chương trình Methadone. Ngay trong ngày khởi liều Methadone đã có 12 người nghiện đăng ký tham gia chương trình, qua khám lọc có 7 người vào tốp điều trị. Tính đến ngày 15/11/2014, trên địa bàn thành phố Đông Hà có 102 đối tượng nghiện ma túy tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.

    Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, sự tham gia phối hợp tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, việc triển khai chương trình điều trị Methadone trên địa bàn thành phố Đông Hà thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực. Một trong những thành công lớn đáng ghi nhận của Chương trình Methadone chính là bệnh nhân được cải thiện về mặt sức khỏe tâm thần, chất lượng cuộc sống và quan hệ trong cộng đồng. Nhiều bệnh nhân đã tăng từ 1-10 kg sau 12 tháng điều trị. Bên cạnh đó, địa bàn nơi có bệnh nhân điều trị bằng Methadone cũng có sự thay đổi tích cực, nhất là về mặt trật tự xã hội, mâu thuẫn giữa bệnh nhân và gia đình giảm mạnh.

    Bài, ảnh: PHAN THANH HẢI

    http://baoquangtri.vn/default.aspx?T...1&ItemID=90781

  15. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ở TPHCM, muốn cai nghiện thì nên đến đâu để cắt cơn và tư vấn tâm lý?

    Thứ tư, 09/03/2016 16:07

    Bá sĩ ơi, tôi có người nhà bị nghiện ma túy, muốn làm lại từ đầu. Chúng tôi đã cố gắng cắt cơn cho cháu ở nhà nhưng khó khăn quá. Cho tôi hỏi ở TPHCM thì nên đưa cháu nó tới đâu để cắt cơn và tư vấn tâm lý? Xin chân thành cảm ơn.

    (Thuận Giang - TPHCM)



    Chào bạn,

    Không nên tự ý cắt cơn cai nghiện và giải độc cho người nghiện ma túy ở nhà. Việc cai nghiện không chỉ đơn thuần là cắt cơn mà còn phải phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết những chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâm thông qua các biện pháp và đòi hỏi phải có một liệu pháp tổng hợp, xuyên suốt, khép kín, kịp thời. Đây là cả quá trình lâu dài, liên tục.

    Ở các trung tâm cai nghiện thường có sự phối hợp của nhiều nhân viên, linh hoạt nhiều liệu pháp chữa trị, thậm chí là cả công cụ khống chế để ứng phó khi người nghiện lên cơn kích động. Vì vậy nếu tự động cai nghiện ở nhà sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro không lường trước được.


    Cai nghiện là quá trình sử dụng nhiều liệu pháp chữa trị bài bản. Nguồn Internet

    Chi phí cắt cơn nghiện + thuốc giải độc: khoảng 4 - 6 triệu/ 10 ngày

    Dưới đây là một vài địa chỉ cai nghiện trên địa bàn TPHCM, bạn có thể tham khảo:

    Trung tâm Điều dưỡng Cai nghiện Ma túy Thanh Đa
    1051 Xô viết Nghệ tĩnh, Phường 28, Quận Bình Thạnh, TPHCM
    Điện thoại: 08 3898 6513, 08 3898 6514

    Trung tâm Xanh
    301 Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1, TPHCM - ĐT: 08 3836 8790
    Ấp Tân Điền B, Phường Phú Hữu, Quận 9, TPHCM - ĐT: 08 3887 2332

    Trung tâm Giáo dục Cai nghiện Ma túy - Công an TPHCM
    188 Lê Văn Sỹ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TPHCM - 08 3844 5547
    242 Nguyễn Khuyến, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, TPHCM - 08 3897 2790

    Điểm cai nghiện ma túy tại cộng đồng
    475A Cách mạng tháng 8, Phường 13, Quận 10, TPHCM
    ĐT: 08 3864 1405

    Trung tâm Chữa bệnh Phú Văn
    153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
    ĐT: 08 3899 0219

    Trung tâm Cai nghiện Ma túy Đức Hạnh

    153 Xô viết Nghệ tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
    ĐT: 0913 992 034

    Trung tâm Giáo dục dạy nghề Bình Triệu
    15/11, Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TPHCM
    ĐT: 08 3726 8691, 08 3726 6500

    Trung tâm Tư cấn cai nghiện Ma túy
    463 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TPHCM
    ĐT: 08 3894 6025

    Trung tâm Giáo dục Dạy nghề Thanh Thiếu niên 2
    Ấp 4, xã Phạm Văn Cội, Huyện Củ Chi, TPPHCM
    ĐT: 08 3794 9827

    Trung tâm Giáo dục dạy nghề Phụ nữ Thủ Đức
    368/1 Kha Vạn Cân, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, TPHM
    ĐT: 08 3896 6746
    Fax: 08 3896 8174

    Trung tâm Giáo dục dạy nghề Nhị Xuân

    237/7 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TPHCM - ĐT: 08 3899 0822
    Ấp 5, xã Xuân Thới Sơn, Huyện Hóc Môn, TPHCM - ĐT: 08 3891 4219, 08 3713 5026

    Tổng đội 1 (Lực lượng Thanh niên Xung phong)

    Ấp An Nghĩa - Xã An Thới Đông, Huyện Cần Giờ, TPHCM
    VPĐD: 922 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5, TPHCM
    Điện thoại: 08 3888 7811, 08 3888 7818

    Chúc cho người nhà của bạn cai nghiện thành công.

    Thân ái,

    AloBacsi trả lời

  16. #16
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hà Nội sẽ dành 36 tỷ đồng để bảo đảm cho việc điều trị Methadone

    Thứ tư 09/03/2016 17:17


    Theo Quyết định 1008/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thành phố Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu đạt 8.500 người nghiện ma túy được điều trị Methadone. Tuy nhiên tính đến ngày 31/12/2015, có 3.729 được điều trị Methadone trên toàn thành phố, đạt 43% so với chỉ tiêu kế hoạch.



    Trao đổi với trang tin điện tử Tiếng Chuông về những khó khăn trong công tác điều trị Methadone trong thời gian qua, BS. Lê Nhân Tuấn, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hà Nội cho biết, trong năm qua, do chưa có định biên cho cán bộ làm việc tại Cơ sở điều trị Methadone nên cán bộ đang làm việc tại các cơ sở hầu hết là kiêm nhiệm, phải thực hiện nhiều công việc cùng lúc.



    Điều trị nghiện bằng Methadone giúp người nghiện cải thiện sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng - Ảnh: Thùy Chi

    Trong khi đó, việc thực hiện chế độ phụ cấp cho cán bộ theo Thông tư 35/2014/TT-BYT; Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập cũng là vấn đề khó khăn trong thời gian qua.


    Tính đến hết ngày 31/12/2015, toàn thành phố duy trì điều trị Methadone tại 17 cơ sở. 6 cơ sở cũ gồm quận Từ Liêm, Long Biên, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Sơn Tây và Hà Đông. Riêng trong tháng 1/2015, đã mở mới 11 cơ sở điều trị Methadone triển khai tại các quận/huyện và các đơn vị như: Trung tâm Y tế (TTYT) Ba Vì, TTYT Đông Anh, TTYT Chương Mỹ, TTYT Ứng Hòa, TTYT Hoàng Mai, TTYT Tây Hồ, TTYT Đan Phượng, TTYT Phú Xuyên, Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 5, Bệnh viện 09, Trung tâm PC HIV/AIDS Hà Nội.

    Thành phố đã bảo đảm cung cấp đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, test xét nghiệm móc phin cho các đơn vị. Tình hình cấp phát thuốc được thực hiện theo đúng quy trình do Bộ Y tế ban hành. Tình hình an ninh trật tự tại các cơ sở điều trị được bảo đảm, có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan công an với cơ sở điều trị.Việc tiếp nhận, bảo quản và cấp phát thuốc đến hiện tại chưa xảy ra vấn đề thất thoát thuốc Methadone.

    Bên cạnh đó, thành phố đã tổ chức đào tạo tập huấn cho 11 cơ sở điều trị Methadone mở mới và 6 cơ sở cũ. Tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, quý cho các cơ sở điều trị Methadone. Tổ chức kiểm tra giám sát hỗ trợ kĩ thuật cho 11 cơ sở Methadone mở mới, duy trì hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ sở Methadone cũ. Tổ chức hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về khởi liều, tăng liều, điều chỉnh liều, hội chẩn ca bệnh khó cho các cơ sở điều trị Methadone

    Thành phố cũng đã tổ chức hội nghị “Rà soát việc thực hiện Quyết định số 5327/QĐ-UBND ngày 16/10/2014 của UBND Thành phố về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho các quận, huyện, thị xã chưa triển khai cơ sở điều trị Methadone.

    Đồng thời, ban hành một số văn bản: Công văn về quy trình chuyển gửi bệnh nhân cho 16 Quận/Huyện chưa triển khai điều trị Methadone; Ban hành công văn về việc thực hiện chỉ tiêu điều trị Methadone cho 30 Quận/Huyện/Thị xã...

    Tổ chức các lớp tập huấn về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho 30 Quận/Huyện, các Trung tâm Giáo dục lao động xã hội, Trung tâm quản lý sau cai theo thông tư 12/2015/TT-BYT; tập huấn triển khai Thông tư 14/2015/TT-BYT ngày 25/6/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý thuốc Methadone.

    Tổ chức vận động chính quyền và ban ngành các cấp ủng hộ và tham gia chương trình; tuyên truyền về lợi ích, hiệu quả của việc triển khai chương trình. Đồng thời, tuyên truyền vận động người dân nơi triển khai điều trị methadone, người sử dụng ma túy, gia đình họ và cộng đồng ủng hộ và tham gia chương trình. Xây dựng, in ấn và phân phát các tài liệu truyền thông về chương trình điều trị nghiện bằng thuốc Methadone.

    Để giải quyết các khó khăn, nhằm nâng cao hiệu quả và mở rộng hơn nữa công tác điều trị Methadone trong thời gian tới, BS. Lê Nhân Tuấn cho biết, Hà Nội sẽ dành 36 tỷ đồng để bảo đảm cho việc điều trị Methadone. Trong năm 2016, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định bổ sung nhân lực mới cho các cơ sở Methadone. Mỗi cơ sở là 12 biên chế, chúng tôi rất phấn khởi vì việc này sẽ giúp cho công tác điều trị Methadone đạt kết quả tốt hơn.

    Bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất là bản thân những người nghiện cần phải tự nhận thức, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone là vấn đề cần thiết, có lợi cho bản thân họ. Đặc biệt, những người thân, gia đình, bạn bè người nghiện ma túy cần động viên, chia sẻ, giúp những người nghiện có ý chí, vượt qua những cám dỗ để làm lại cuộc đời.
    Thùy Chi
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Ha-Noi-...done/16964.vgp

  17. #17
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Tôi muốn tìm địa chỉ tư vấn tâm lí cho người muốn cai nghiện?

    Thứ năm, 10/03/2016 12:00

    Kính chàoBác sĩ,

    Gia đình tôi có người vì sa ngã nên nghe dụ dỗ chơi hàng đá và hiện tại rất muốn từ bỏ. Hiện, trong tâm trí họ như có ai đó xúi giục kích động về tâm thần, cảm thấy buồn bã và mặc cảm không muốn giao tiếp tâm sự cùng ai. Tôi xin bác sĩ tư vấn giúp tôi các bệnh viện điều trị về tâm lý xóa bỏ mặc cảm cho các bệnh nhân như vậy tại TPHCM? Xin cảm ơn.

    (Huyền - huyennguyen...@gmail.com)


    Chào bạn Huyền,

    Trường hợp của người nhà bạn, cần phải thực hiện đồng thời việc cắt cơn nghiện và tư vấn tâm lí trong một thời gian dài để có thể trở về cuộc sống bình thường.

    Theo các chuyên gia, không tự ý cắt cơn cai nghiện và giải độc cho người nghiện ma túy ở nhà. Việc cai nghiện không chỉ đơn thuần là cắt cơn mà còn phải phục hồi nhận thức, hành vi, nhân cách, giải quyết những chấn thương tâm lý, mâu thuẫn nội tâm thông qua các biện pháp và đòi hỏi phải có một liệu pháp tổng hợp, xuyên suốt, khép kín, kịp thời. Đây là cả quá trình lâu dài, liên tục.
    Còn nếu người nhà của bạn đã cắt cơn nghiện thành công, vấn đề còn lại ở việc giải quyết tâm lí, bạn cũng có thể đưa người nhà đến các địa chỉ trên.

    Ngoài ra, người nhà bạn cũng có thể đến các địa chỉ sau để được tham khám và điều trị:

    BV Đại học Y dược TPHCM
    215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5,TPHCM
    + Phòng khám Tâm lý do ThS.BS Nguyễn Minh Mẫn phụ trách
    + Phòng khám Thần kinh do TS.BS Ngô Tích Linh phụ trách
    ĐT: 08 5405 1010, 08 3952 5353

    BV Tâm Thần TPHCM
    766 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TPHCM
    ĐT: 08 3923 4675

    Hoặc các trung tâm tư vấn tâm lý thuộc sự quản lí và chịu trách nhiệm của các hiệp hội, cơ quan nhà nước. Bạn có thể tham khảo:

    Cô Phạm Thị Oanh
    Trung tâm Tư vấn Tâm lý - Giáo dục - Tình yêu - Hôn nhân và Gia đình
    37 Nguyễn Thông, Phường 7, Quận 3, TPHCM
    ĐT: 08 3923 4675

    Trung tâm sức khoẻ tâm thần
    192 Hàm Tử, Phường 1, Quận 5, TPHCM
    ĐT: 08 3923 4675

    Phòng khám tâm lý y khoa - Tâm thần kinh Quốc Nam
    5/35 (số cũ 3/16A) Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TPHCM
    ĐT: 08 3510 3074 - 0903 887 413
    Thời gian khám:
    + T2 - T7: 8g - 11g và 14g - 19g
    + Chủ nhật và ngày lễ nghỉ

    Thân ái,
    AloBacsi.vn

  18. #18
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Nghệ An: Sẽ thu phí dịch vụ điều trị Methadone

    Thứ sáu 11/03/2016 08:00


    Chiều 10/3, đồng chí Lê Minh Thông - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp thông qua tờ trình của Sở Y tế về việc quy định đơn giá một số dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.





    Bệnh nhân điều trị Methadone tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh

    Theo báo cáo của Sở Y tế, tính đến ngày 31/12/2015, toàn tỉnh đã đưa vào vận hành 9 cơ sở điều trị methadol với 1.372 bệnh nhân đăng ký, 1.198 bệnh nhân được điều trị, số bệnh nhân đang điều trị là 805 người.

    Kết quả điều trị bệnh nhân tại các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2015 cho thấy 72% bệnh nhân tuân thủ tốt, duy trì đều đặn việc đến uống thuốc hàng ngày.



    Tuy nhiên, hiện nay, các nhà tài trợ quốc tế không còn hỗ trợ chi phí liên quan đến vận hành hoạt động các cơ sở điều trị Methadone. Để từng bước xã hội hóa trong hoạt động điều trị Methadone trên địa bàn toàn tỉnh, việc ban hành khung giá và thu phí các dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế methadol trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết.


    Đối chiếu với tình hình thực tiễn, Sở Y tế đã định mức chi phí các dịch vụ điều trị bao gồm chi phí khám ban đầu, khám khởi liều điều trị, khám định kỳ, cấp phát thuốc tại các cơ sở điều trị thay thế, cấp phát thuốc tại cơ sở cấp phát thuốc...
    Theo báo Nghệ An

  19. #19
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Phú Thọ: Điều trị Methadone đạt 91,2% chỉ tiêu chính phủ giao

    Thứ ba 15/03/2016 13:53


    Tính đến hết đầu năm 2016, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 1.094 bệnh nhân được tham gia điều trị nghiện chất các dạng thuốc phiện bằng Methadone, đạt 91,2% chỉ tiêu Chính phủ giao tại 15 cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc Methadone.





    Điều trị nghiện bằng Methadone giúp giảm thiểu lây nhiễm mới HIV, cải thiện sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng

    Trong đó, 871 bệnh nhân đang tiếp tục tham gia điều trị, 51 bệnh nhân chuyển cơ sở điều trị sang tỉnh khác, 49 bệnh nhân đã điều trị ổn định và ra khỏi chương trình. Chương trình đã khẳng định được niềm tin đối với bệnh nhân tìm đến Methadone như một phương cách điều trị lâu dài, hiệu quả và bền vững nhất.

    Trong thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực mở rộng mô hình điều trị nghiện bằng Methadone. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế do sự phân biệt đối xử, kỳ thị với người nghiện, nhất là khu vực nông thôn, miền núi. Bên cạnh đó, chưa có sự lồng ghép giữa các chương trình, kết nối giữa cấp uỷ, chính quyền, các ngành, đoàn thể liên quan ở cơ sở trong hỗ trợ đào tạo nghề, cung cấp cơ hội việc làm giúp bệnh nhân tham gia điều trị Methadone tái hoà nhập cộng đồng và đảm bảo tính bền vững của can thiệp.

    Trong thời gian tới, để mở rộng mô hình và đạt được kết quả cao hơn nữa, tỉnh sẽ thực hiện chương trình điều trị nghiện các dạng chất thuốc phiện bằng Methadone, ngành công an tỉnh sẽ tập trung rà soát cung cấp đúng số liệu người nghiện ma tuý hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh, nắm danh sách đối tượng nghiện tham gia cai nghiện ở các loại hình khác nhau.

    Ngành y tế tỉnh phối hợp với ngành công an tham mưu với UBND tỉnh để giao chỉ tiêu chính thức thực hiện chương trình cho các huyện. Đồng thời, sớm mở thêm các điểm cung cấp Methadone và xem xét địa bàn từng huyện để có thể điều chỉnh địa điểm cấp phát thuốc Methdone tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng điều trị.

    Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, nhất là sự vào cuộc của Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến, Hội Nông dân; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như coi trọng công tác tuyên truyền vận động trực tiếp nhằm khắc phục tư tưởng kỳ thị với những người nghiện nói chung và các bệnh nhân đang điều trị Methadone nói riêng. Nghiêm túc chấp hành quy định về việc tiếp nhận, lập hồ sơ quản lý cấp phát thuốc theo đúng quy định.

    Ngành Lao động, thương binh và xã hội tỉnh sẽ nghiên cứu đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo chương trình dạy nghề, tạo việc làm, vốn vay cho các đối tượng điều trị Methadone, giúp họ ổn định đời sống, tái hoà nhập cộng đồng.
    Thanh Tâm
    http://tiengchuong.vn/Ma-tuy/Phu-Tho...giao/17026.vgp

  20. #20
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Đề xuất quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

    16:27, 22/03/2016


    (Chinhphu.vn) – Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.



    Ảnh minh họa


    Bộ Y tế cho biết, điều trị thay thế là một trong ba biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV được quy định trong Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Đây là một biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV quan trọng trong việc phòng ngừa sự lây truyền HIV trong nhóm những người nghiện chích ma túy và từ họ ra cộng đồng.Tuy nhiên, qua gần 4 năm thực hiện, một số quy định của Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đã bộ lộ những hạn chế, vướng mắc, đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn triển khai điều trị thay thế tại nước ta trong thời gian tới.

    Theo Bộ Y tế, cần bãi bỏ quy định “có nơi cư trú rõ ràng” và “không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc” tại Khoản 2, Khoản 4, Điều 5 quy định về điều kiện của người đăng ký tham gia điều trị thay thế. Hiện điều trị Methadone đã được Chính phủ cho phép triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là sau khi các địa phương được giao chỉ tiêu bệnh nhân được điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

    Việc bãi bỏ quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích người nghiện ma túy, đặc biệt là những người nghiện hiện chưa lộ diện tiếp cận dịch vụ điều trị thay thế tại các địa phương. Trên thực tế, hiện còn tồn tại tình trạng ở nhiều địa phương, người nghiện ma túy không dám tiếp cận điều trị do sợ bị các lực lượng chức năng đưa vào danh sách người nghiện để đưa vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    Bên cạnh đó, điều kiện thực tế và pháp lý trong nước thời gian vừa qua nảy sinh yêu cầu cấp thiết phải bổ sung quy định cho phép triển khai điều trị thay thế (bao gồm cả điều trị Methadone) trong các cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hiện Nghị định số 96/2012/NĐ-CP chưa hướng dẫn triển khai điều trị thay thế (bao gồm cả điều trị Methadone) trong các cơ sở cai nghiện bắt buộc…

    Bộ Y tế đã dự thảo Nghị định quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế gồm 6 chương, 42 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đã đề xuất những quy định cụ thể về điều kiện, quy trình xét chọn tham gia điều trị cho người nghiện chất dạng thuốc phiện; tổ chức điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện; điều kiện bảo đảm cho công tác điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện…

    Bổ sung nguyên tắc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện


    Dự thảo nêu rõ nguyên tắc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện như sau:

    1- Nghiện ma túy, bao gồm cả nghiện chất dạng thuốc phiện là một bệnh mãn tính cần được điều trị lâu dài.

    2- Việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện chỉ được thực hiện khi người nghiện chất dạng thuốc phiện tự nguyện tham gia điều trị.

    3- Việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện chỉ được thực hiện tại cơ sở đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định tại Nghị định này.

    4- Việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện phải tuân thủ hướng dẫn chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    5- Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện (bao gồm cả việc cấp phát thuốc thay thế) được phép triển khai tại các cơ sở y tế công lập có chức năng dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh (gọi tắt là cơ sở công lập) và các cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

    6- Thủ trưởng các cơ sở công lập quyết định thành lập khoa, phòng, đơn vị đơn nguyên thực hiện điều trị phù hợp với điều kiện thực tiễn. Biên chế làm công tác điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện tại các cơ sở công lập nằm trong tổng biên chế của địa phương, của ngành Công an và ngành Quốc phòng.

    Trong đó, các khoản 5, 6 được Bộ Y tế bổ sung so với quy định cũ nhằm hướng dẫn hoạt động điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và cấp phát thuốc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.

    Bộ Y tế cho biết, quy định này đảm bảo hoạt động điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện không làm phát sinh việc thành lập mới các cơ sở công lập, không tăng biên chế làm việc tại các cơ sở này, hướng dẫn cơ quan quản lý nhà nước về y tế tại các địa phương bổ sung thêm chức năng điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện cho các cơ sở y tế sẵn có.
    Tuệ Văn
    http://baochinhphu.vn

Trang 3 của 17 Đầu tiênĐầu tiên 1234513 ... CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 2 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 2 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Những nguy cơ nào thật sự mang đến nguy cơ lây nhiễm cho tôi.
    Bởi khonggiamnua trong diễn đàn Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
    Trả lời: 32
    Bài viết cuối: 14-08-2013, 10:31
  2. Triệu chứng của mình nguy cơ nhiễm HIV cao ko?
    Bởi hoanglong92 trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Quan hệ tình dục, bao cao su, chất bôi trơn
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 25-07-2013, 05:13
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-07-2013, 14:11

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •