Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: [Chia sẻ] Nói gì về vấn đề kháng thuốc ARV? Khi nào & Tại sao?

  1. #1
    Thành viên giới hạn
    Ngày tham gia
    26-11-2014
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    HCMC
    Bài viết
    158
    Cảm ơn
    48
    Được cảm ơn: 139 lần

    [Chia sẻ] Nói gì về vấn đề kháng thuốc ARV? Khi nào & Tại sao?

    Xin chào cả nhà, kháng thuốc không phải là khái niệm mới mẻ trong y học nói chung và điều trị HIV nói riêng. Gần đây không chỉ trên diễn đàn ta mà còn cả ngoài cuộc sống, cộng đồng có H thường hay bị ảm ảnh bởi điều này, bên cạnh đó có nhiều y bác sĩ, tiếp cận viên không biết vô tình hay do cố ý hù dọa gây hoang mang, sợ hãi thậm chỉ chán chường mà bỏ điều trị của bệnh nhân, điều này gây ra tác hại khôn lường cho cộng đồng nói chung và những người đang điều trị tích cực nói riêng. Vậy kháng thuốc là gì và khi nào thì kháng thuốc?

    1. Kháng thuốc là gì?
    Kháng thuốc (hay còn gọi là nhờn thuốc, lờn thuốc) là hiện tượng mà Vi khuẩn hay Virus không đáp ứng với thuốc đang điều trị hoặc biến đổi và chống lại thuốc đang điều trị làm cho thuốc trở nên vô tác dụng, không còn tác dục ức chế hay tiêu diêt virus, vi khuẩn. Hiện tượng kháng thuốc xảy ra trên những chủng virus, retro virus có khảng năng biến đổi cao và nhanh chóng, trong đó HIV là một ví dụ điển hình.

    2. Tại sao kháng thuốc?
    Đây là câu hỏi nhiều người trong chúng ta quan tâm. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc. Tuy nhiên, đối với HIV có một số nguyên nhân chính sau đây dễ dàng dẫn đến kháng thuốc:
    • Điều trị chủ quan, dùng ARV không thường xuyên hoặc ngắt quãng, không đúng liều, không đúng giờ mà cơ sở điều trị quy định TRONG THỜI GIAN DÀI
    • Đang điều trị những vẫn quan hệ tình dục bừa bãi, dẫn đến tái nhiễm HIV từ bạn tình khác cũng là nguy cơ phát sinh kháng thuốc
    • Sử dụng ma túy tổng hợp có nguồn gốc amphetamine/ methamphetamine (Ma túy đá). Khoa học đã chứng mình amphetamine/ methamphetamine có khả năng làm tăng tải lượng Virus trong quá trình điều trị
    • Nhiễm phải chủng kháng thuốc từ ban đầu và áp dụng không đúng phác đồ điều trị (Điều này rất ít khi xảy ra)


    3. Biểu hiện và nghi ngờ của kháng thuốc?
    Co hai dạng biểu hiện là biểu hiện về mặt sinh học và triệu chứng lâm sàng.
    • Biểu hiện sinh học: Tải lượng Virus tăng cao đột ngột lên hàng nghìn bản sao, thậm chí hàng trăm nghìn bản sao mặc dù bạn đã và đang tuân điều trị và dùng ARV đều đặn. CD4 giảm sút nghiêm trọng (tức là giảm nhiều chứ ko phải chênh nhau vài chục con nhé) giữa hai lần xét nghiệm liền kề.
    • Biểu hiện lâm sàng: Trong trường hợp bạn chưa có điều kiện để kiểm tra tải lượng, hoặc do cơ sở y tế của bạn đang điều trị chưa có cơ sở vật chất hay phương tiện người ta sẽ dựa vào những biểu hiện ra bên ngoài cơ thể. Bạn đang điều trọ ARV và tuân thủ tuy nhiên sau thời gian điều trị bạn không hề thấy khỏe hơn mà còn tệ đi, không chỉ vậy mà bạn còn xuất hiện bệnh cơ hội thì phải nghi ngờ đến khả năng kháng thuốc.


    4. Làm sao để khẳng định kháng thuốc hay không?
    Để cơ sở ý tế, OPC kết luận có kháng thuốc hay không không đơn giản là nói với bạn câu "bạn đã kháng thuốc pla pla". Họ rất thận trọng, vì một khi đã thay đổi cấp phác đồ là phải chịu trách nhiệm với điều đó (tức là từ phác đồ 1 lên 2 chẳng hạn). Thông thường khi thấy bạn có biểu hiện kháng thuốc và nghi ngờ bạn kháng (THeo các triệu chứng và biểu hiện nói ở mục 3) họ sẽ yêu cầu bạn đi đến Viện Pasteur làm một xét nghiệm gọi là "Định lượng gen kháng thuốc". Xét nghiệm này dao động trong khoảng từ 1.4 triệu đến 1.8 triệu.

    Sau khi bạn có được kết quả xét nghiệm này, mà kết quả đó nói rằng bạn đang có từ 20% gen kháng thuốc trở lên học sẽ kết luận là bạn kháng thuốc và thất bại với phác đồ điều trị hiện tại. Họ sẽ hội chẩn và nâng cấp phác đồ cho bạn, trong thời gian đó họ sẽ liên tục theo dõi để xem phản ứng của bạn với thuốc mới như thế nào

    5. Làm sao để không kháng thuộc hoặc ít nhất là kéo dài thời gian hũu hiệu của thuốc đang dùng?
    Không có một cơ chế nào quy định rõ về thời gian hữu hiệu của một phác đồ cả, nó tùy thuộc vô sự tuân thủ và phản ứng của bạn với thuốc đó. Tuy nhiên, hầu hết các ca nhiễm HIV đã đang và luôn tuân thủ dùng thuốc và ức chế được tải lượng luôn ở dươi ngưỡng phát hiện thì gần như không có khả năng kháng thuốc.

    Nhiều bạn rất chủ quan, nghĩ rằng mình uống thuốc lung tung ko vấn đề gì nên nay uống giờ này mai lại uống giờ khác trong thời gian dài sẽ rất có khả năng tạo điều kiện để phát sinh gen kháng thuốc, kháng thuốc không phải xảy ra ngay lúc đó nhưng nó sẽ nhanh đến với bạn nều bạn ko tuân thủ dẫn tới thất bại điều trị là điều đáng tiếc.

    Ngoài ra, có nhiều bạn tuy điều trị nhưng không tin vào sự điều trị đó, có tâm lý thờ ơ, bàng quan, chán chường kiểu có cũng dc, ko có cũng dc thậm chí trả thù đời quan hệ tình dục bừa bãi mà ko sử dụng biện pháp an toàn dẫn tới việc đời thì không trả thù được mà còn tái nhiễm từ bạn tình dẫn đến kháng thuốc và thất bại điều trị

    Trên đây là những điều mà mình cất công đến hỏi thăm và chia sẻ với bác sĩ của mình tại OPC quận 11 để viết lên chia sẻ với các bạn. Hi vọng để các bạn hiểu hơn về thứ đang chảy trong dòng máu của mình và cố gắng dẹp bỏ ý nghĩ tự kĩ, thờ ơ và chán nản. Gieo hạt nào thì gặt trái nấy, nếu bạn gieo sự lạc quan tin cậy, tuần thủ thì ắt hẳn bạn sẽ nhận lại quả ngọt của sự thành công trong điều trị. Đó là chân lý

    Chúc các bạn luôn vui và thành công.
    ads

  2. Có 6 người đã cảm ơn JordanLe cho bài viết bổ ích này:

    Coganglen89 (25-08-2019),hyvong811 (21-12-2018),Lacca (22-10-2018),phochituan (18-10-2018),Phuongkhang (26-08-2019),vuive90 (22-10-2018)

  3. #2
    Thành Viên Mới
    Ngày tham gia
    14-02-2019
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Ho Chi Minh
    Bài viết
    29
    Cảm ơn
    18
    Được cảm ơn: 0 lần
    Cám ơn bạn ! Bài viết hay

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •