Kết quả 1 đến 20 của 28

Chủ đề: Chẩn đoán và phân loại giai đoạn nhiễm hiv

Threaded View

  1. #2
    Admin diendanhiv.vn
    ( Sanh năm 1971 ) 18 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Tuanmecsedec's Avatar
    Ngày tham gia
    29-08-2007
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Giấy chứng nhận tham vấn số : 041/UB AIDS - TV do ủy ban phòng chống HIV/AIDS TPHCM.
    Bài viết
    105,561
    Cảm ơn
    1,935
    Được cảm ơn: 21,426 lần
    QUẢN LÝ LÂM SÀNG NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS

    1. Đánh giá ban đầu:
    1.1. Tiền sử:
    - Các hành vi nguy cơ
    - Tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đ­ờng tình dục
    - Tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh lý liên quan đến HIV, bao gồm cả lao
    - Tiền sử các bệnh khác
    - Tiền sử dùng thuốc (thuốc dự phòng và điều trị NTCH, ARV...)
    - Tiền sử dị ứng
    - Các triệu chứng và dấu hiệu bệnh hiện thời
    1.2. Lâm sàng:
    - Khám toàn trạng, cân nặng, hạch ngoại vi, các biểu hiện bệnh lý ở các cơ quan và hệ cơ quan
    - Xác định giai đoạn lâm sàng nhiễm HIV
    - Phát hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội và các bệnh lý liên quan đến HIV
    - Sàng lọc lao
    - Tình trạng thai nghén
    1.3. Xét nghiệm cận lâm sàng:
    - Công thức máu toàn phần: Hemoglobin/hematocrit, số lượng bạch cầu, tổng số tế bào lymphô. Tổng số tế bào lymphô có thể tính theo công thức sau:
    Tổng số tế bào lympho = Tổng số bạch cầu x tỷ lệ % lymphocyte
    - Xét nghiệm số TCD4, nếu có thể làm được
    - X-quang phổi
    - Soi đờm tìm AFB chẩn đoán lao
    - Nếu có nghi ngờ viêm gan: Men gan ALT (SGPT)
    - HBsAg nếu có điều kiện và Anti-HCV nếu bệnh nhân có tiêm chích ma túy
    - Làm phiến đồ cổ tử cung cho phụ nữ
    - Xét nghiệm thai nếu có chỉ định
    - Các xét nghiệm khác phát hiện NTCH nếu có chỉ định
    2. Tư vấn hỗ trợ:
    - T­ vấn hỗ trợ sau xét nghiệm
    - Giải thích về diễn biến bệnh và kế hoạch chăm sóc điều trị, sự cần thiết phải thăm khám theo hẹn
    - Tư vấn về sống tích cực, dinh dưỡng và sống khỏe mạnh (xem phụ lục 4: Tư vấn sống khoẻ mạnh cho người nhiễm HIV)
    - Tư vấn về dự phòng lây truyền HIV: tình dục an toàn, các biện pháp giảm tác hại
    - Sử dụng các biện pháp tránh thai; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nếu quyết định có thai và sinh con
    - Tư vấn về tuân thủ dự phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội
    - Chuẩn bị cho điều trị ARV nếu có chỉ định
    3. Tiêm phòng:
    Bảng 1
    Khuyến cáo tiêm phòng cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV và trẻ nhiễm HIV



    Vaccine Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV, chưa có chẩn đoán xác định nhiễm HIV Trẻ nhiễm HIV, lâm sàng giai đoạn I, II và III Trẻ nhiễm HIV, lâm sàng giai đoạn IV
    Vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng
    BCG *Theo lịch Theo lịch Không tiêm
    Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván Theo lịch Theo lịch Theo lịch
    Bại liệt uống Theo lịch Theo lịch Có thể cho vaccine uống. Nên cho vaccine tiêm, nếu có
    Viêm gan B Theo lịch Theo lịch Theo lịch
    Sởi Theo lịch #Tuổi 11-12 Không tiêm
    Viêm não Nhật bản Theo lịch Theo lịch Theo lịch
    Vaccine tự chọn
    Haemophilus influenzae B Tháng 2, 4, 6 Tháng 12-15
    Thủy đậu Tháng 12, 15 #Tuổi 11-12 Không tiêm
    Cúm Từ tháng thứ 6, mỗi năm một lần Theo lịch
    Quai bị Tháng 12-15 #Tuổi 11-12 Không tiêm
    Rubella Tháng 12-15 #Tuổi 11-12 Không tiêm


    * Không tiêm cho trẻ có rối loạn bẩm sinh, trẻ đẻ non hoặc cân nặng khi sinh thấp. Những trẻ được tiêm phòng BCG cần được theo dõi để phát hiện và điều trị các biến chứng do BCG.
    # Cho tiêm phòng nếu trước đó chưa được tiêm
    - Người nhiễm HIV chưa mắc viêm gan B (không có HBsAg và anti-HBc) cần được tiêm phòng vaccine viêm gan B.
    4. Theo dõi điều trị:
    Người nhiễm HIV cần được thăm khám và tư vấn theo lịch trình 3-6 tháng một lần nếu không có triệu chứng và bất cứ khi nào có triệu chứng lâm sàng.
    - Thăm khám lâm sàng, đánh giá giai đoạn nhiễm HIV
    - Xét nghiệm:
    + CTM 6 tháng một lần
    + TCD4 6 tháng một lần, nếu có
    + X-quang phổi và các xét nghiệm khác nếu có chỉ định.
    - T­ vấn và hẹn khám lại cho những trường hợp không có triệu chứng
    - Điều trị dự phòng NTCH nếu có chỉ định
    - Điều trị NTCH và bệnh liên quan đến HIV, nếu có. Trường hợp bệnh nặng, có thể nhập viện hoặc chuyển tuyến trên
    - Chuyển khám chuyên khoa nếu nghi ngờ lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục
    - Chuyển cơ sở sản khoa để điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con cho các trường hợp có thai...
    - Đủ tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm để điều trị ARV: tiến hành tư vấn trước điều trị.
    + Chưa sẵn sàng cho điều trị ARV: Tiếp tục tư vấn và hẹn khám lại
    + Sẵn sàng cho điều trị ARV: Tiến hành điều trị theo phác đồ hàng thứ nhất phù hợp
    SƠ ĐỒ QUẢN LÝ LÂM SÀNG NGƯỜI NHIỄM HIV

    Lần sửa cuối bởi Tuanmecsedec, ngày 29-07-2013 lúc 07:49.

  2. Những thành viên đã cảm ơn Tuanmecsedec cho bài viết này:

    Wanbi (13-09-2013)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. HIV/AIDS những điều chưa biết
    Bởi Buonqua trong diễn đàn Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 28-08-2013, 08:43
  2. Điều trị thuốc phơi nhiễm.
    Bởi channhucongian trong diễn đàn Hỏi Và Đáp : Phơi nhiễm HIV
    Trả lời: 36
    Bài viết cuối: 28-06-2013, 13:50

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •