Kết quả 1 đến 15 của 15

Chủ đề: MỘT SỐ KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN STIs

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    MỘT SỐ KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN STIs

    MỘT SỐ KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN STIs

    Nguyễn Phúc Như Hà

    Đại cương
    Có rất nhiều phương pháp, nhiều kỹ thuật để phát hiện các tác nhân gây bệnh có khả năng lây truyền qua quan hệ tình dục. Tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có mà mỗi phòng xét nghiệm có thể triển khai các kỹ thuật đơn giản hay hiện đại.
    Kỹ thuật Vi sinh chẩn đoán trực tiếp
    · Kỹ thuật soi tươi trực tiếp có khả năng phát hiện trùng roi âm đạo, nấm men Candida.…
    · Khảo sát tiêu bản nhuộm Gram nhận định lậu cầu khuẩn, vi khuẩn gây bệnh hạ cam, quần thể vi khuẩn trong viêm âm đạo do vi khuẩn…
    · Nuôi cấy – Định danh – KSĐ Lậu cầu khuẩn
    · Nuôi cấy định danh Candida albicans
    Kỹ thuật Huyết thanh – Miễn dịch
    · RPR , VDRL, TPHA và FTA trong chẩn đoán Giang mai
    · Test nhanh, Serodia, ELISA, Western blot và PCR chẩn đoán HIV
    · Miễn dịch sắc ký (test nhanh) chẩn đoán Chlamydia
    Kỹ thuật Sinh học phân tử
    · PCR, multi-PCR, RFLP… xác định và định loại Chlamydia sp, N.gonorrhoeae, Human Papilloma Virus (HPV), Herpes simplex Virus (HSV), HIV…


    CÁC KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM TRỰC TIẾP CHẨN ĐOÁN STIs

    KỸ THUẬT SOI TƯƠI

    1. Soi tươi bệnh phẩm dịch âm đạo, niêu đạo phát hiện nấm men và trùng roi Trichomonas vaginalis
    Soi tươi bệnh phẩm dịch âm đạo, niệu đạo có thể phát hiện nấm men, trùng roi Trichomonas vaginalis và nhận định mật độ tế bào âm đạo và bạch cầu.
    Nấm men và trùng roi âm đạo Trichomonas vaginalis là một trong nhiều nguyên nhân gây tiết dịch và viêm âm đạo, âm hộ ở phụ nữ. Ở nam giới có thể gặp trong các trường hợp viêm niệu đạo tái phát và tồn lưu sau điều trị lậu và chlamydia.

    1.1. Lấy bệnh phẩm và làm tiêu bản:
    - Đặt mỏ vịt, dùng que tăm bông hoặc khuyên cấy lấy dịch âm đạo ở thành âm đạo, cùng đồ âm đạo. Ở nam giới dùng que tăm bông lấy dịch niệu đạo.
    - Làm tiêu bản:
    Nhỏ một giọt nước muối sinh lý NaCl 0,9% vô trùng lên lam, nhúng tăm bông hoặc khuyên cấy đã có bệnh phẩm vào giọt nước nước muối, đậy lamen lên giọt bệnh phẩm.

    1.2. Nhận định kết quả bằng quan sát trực tiếp:
    Khảo sát dưới kính hiển vi vật kính x10, x40.
    § Nấm men: Dưới KHVcó thể thấy dạng tế bào nấm men, hình bầu dục có nảy búp, có hoặc không có sợi tơ nấm giả. Nếu nhuộm Gram tế bào nấm men bắt màu Gram dương.
    § Trùng roi âm đạo Trichomonas vaginalis: Đây là loại KST đơn bào, di chuyển nhờ chiên mao, sống trong âm đạo. Trùng roi rất di động, hình ảnh di động rất đặc biệt. Hình dạng giống hình quả lê hoặc hạt đậu, có trục ty. Tê´bào chất có nhiều không bào. Có một sinh mao thể, sinh mao thể có 3-5 chiên mao hướng về phía dưới, nhân to nằm gần đầu.

    ads
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 20-12-2013 lúc 11:09.

  2. Những thành viên đã cảm ơn songchungvoi_HIV cho bài viết này:

    aloha127 (25-03-2014)

  3. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    2. Soi tươi bệnh phẩm dịch âm đạo nhận định tế bào bạch cầu và tế bào biểu mô
    2.1. Bạch cầu hay tế bào mủ:
    Khảo sát bằng vật kính X10
    * <25 tế bào/VT (+): Bình thường
    * 25 – 100 tế bào/VT (++): Theo dõi và nhận định kèm các tác nhân khác.
    * >100 tế bào/VT (+++): Bất thường

    2.2. Tế bào biểu mô âm đạo (Squamous cells):
    * Mật độ tế bào: Nhiều hay ít phụ thuộc vào thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt và tình trạng viêm nhiễm.(H.3)
    * Tế bào biểu mô âm đạo có biểu hiện khác thường (immature) như xuất hiện các tế bào cận đáy (Parabasal) hiện tượng này có liên quan đến nồng độ nội tiết tố như giảm Oestrogen.

    KỸ THUẬT KHẢO SÁT TIÊU BẢN NHUỘM GRAM

    Khảo sát tiêu bản nhuộm Gram cho phép nhận định hình dang, cách sắp xếp và tính chất bắt màu gram âm, gram dương của vi khuẩn.. để định hướng chẩn đoán các tác nhân gây bệnh như: lậu cầu khuẩn, vi khuẩn gây bệnh hạ cam mềm và nhận định tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn …


    1. Khảo sát trực tiếp tiêu bản nhuộm Gram chẩn đoán Lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorrhoeae)


    Tuỳ theo biểu hiện lâm sàng, tuổi, giới... và chỉ định của bác sỹ, bệnh phẩm được lấy từ chất tiết ở bộ phận sinh dục, lỗ tiểu, hậu môn, mắt… đôi khi ở dịch ngoáy họng, dịch khớp và máu

    1.1. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm làm phiến phết nhuộm Gram

    • Dụng cụ: Tăm bông vô trùng, khuyên cấy, mỏ vịt, lam kính…
    • Đối với phụ nữ: làm ướt mỏ vịt bằng nước ấm, đặt mỏ vịt lấy bệnh phẩm bằng que cấy ở lỗ niệu đạo, lỗ các tuyến Bartholine, Skènes, ống cổ tử cung, dịch cùng đồ, rìa hậu môn là nơi để lấy bệnh phẩm.
    • Đối với nam giới: nắn dọc niệu đạo để dịch tiết chảy ra, dùng khuyên cay vô trùng lấy sâu vào niệu đạo khoảng 2cm. Cần làm nhẹ nhàng để tránh làm đau bệnh nhân.
    • Đối với trẻ em viêm kết mạc mắt do lậu lấy bệnh phẩm ở mắt bằng que tăm bông.
    • Một số trường hợp bệnh phẩm được lấy ở họng.
    • Phết bệnh phẩm lên lam kính từ khuyên cấy hoặc que tăm bông, để khô tự nhiên, cố định bằng hơi nóng khô qua đèn cồn.
    • Nhuộm Gram:

    - Phủ phiến phết bằng dung dịch Crystal Violet, 1 phút
    - Rửa nước, Phủ dung dịch Glugol, 1 phút.
    - Tẩy màu bằng cồn acetol cho tới khi giọt cồn không còn màu
    - Phủ phiến phết bằng dung dịch Safranine , 30 giây.
    - Rửa nước, để khô tự nhiên

    1.2. Nhận định kết qua dưới kính hiển vi vật kính X100
    Dười KHV, vi khuẩn hình hat cà phê, đứng thành đôi, gram âm, nằm trong tế bào bạch cầu, đôi lúc nằm ngoài bạch cầu. Khi nhìn thấy những tính chất trên của vi khuẩn chỉ ghi nhận: “Tìm thấy song cầu khuẩn Gram âm, hình hạt cà phê nằm trong tế bào (hay ngoài tế bào) dạng gonocoque” đồng thời ghi nhận thêm sự hiện diện của tế bào mủ và các vi khuẩn khác.
    Biện luận kết quả:

  4. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kết quả nhuộm Gram khảo sát lậu cầu khuẩn có giá trị cao trong trường hợp viêm niệu đạo cấp ở nam giới. Trường hợp viêm niệu đạo biến chứng số lượng lậu cầu thường rất hiếm, không thể xác định chắc chắn nếu chỉ qua kết quả nhuộm Gram, cần thiết làm các chỉ định khác như nuôi cấy hoặc thử nghiệm PCR (Polymerase chain reaction)
    Ở phụ nữ kết quả nhuộm Gram khảo sát lậu cầu chỉ có giá trị trong các trường hợp sau: xét nghiệm phết bệnh phẩm lấy ở cổ tử cung cho kết quả dương tính và bệnh nhân có kèm triệu chứng lâm sàng của nhiễm lậu cổ tử cung. Xét nghiệm chỉ có ý nghĩa sàng lọc khi bệnh nhân không có triệu chứng và xét nghiệm trực tiếp ít có giá trị khi tìm thấy lậu cầu ở họng và hậu môn.
    2. Khảo sát trực tiếp tiêu bản nhuộm Gram chẩn đoán Heamophilus ducreyi
    Heamophilus ducreyi là trực khuẩn hình que, bắt màu thuốc nhuộm kém, được xác nhận là một trong những nguyên nhân gây loét sinh dục trong bệnh hạ cam (H.8).

    2.2.1. Lấy bệnh phẩm:
    § Cạo vết loét sinh dục làm phiến đồ
    § Nhuộm gram hoặc Toluidine Blue

    2.2.2. Nhận định kết qua dưới kính hiển vi vật kính X100
    - Nhuộm Gram: Heamophilus ducreyi bắt màu hồng nhạt, hình que ngắn có bờ song song, tròn 2 đầu và bắt màu rõ cho hình ảnh đặc biệt so với các loại vi khuẩn khác. Xếp nối đuôi nhau, hay hình đàn cá
    - Nhuộm Toluidine Blue: Heamophilus ducreyi bắt màu xanh, phần giữa sáng nhuộm màu 2 đầu rất điển hình.

  5. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    3. Khảo sát trực tiếp tiêu bản nhuộm Gram bệnh phẩm dịch âm đạo chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn
    Về phương diện cận lâm sàng kết quả khảo sát trực tiếp phiến phết nhuộm Gram bệnh phẩm dịch âm đạo và cổ tử cung giúp cho các bác sĩ lâm sàng các thông tin cần thiết và hữu hiệu để chẩn đoán, đánh giá và theo dõi điều trị bệnh lý viêm âm đạo do vi khuẩn.

    2.3.1. Lấy bệnh phẩm và làm phiến phết, nhuộm gram.
    2.3.2. Nhận định kết quả:
    Vi khuẩn dược đánh giá theo 3 tình trạng
    * Tình trạng I: Bacterial vaginosis Negative (BVN) Hiện diện một quần thể Bactobacilli đơn thuần, là các trực khuẩn Gram dương hình que dài, lớn. (H.10).
    * Tình trạng II: Bacterial vaginosis Indeterminate (BVI) Hiện diện nhiều loại vi khuẩn mà đặc điểm là sự giảm quần thể Lactobacilli và gia tăng các quần thể vi khuẩn khác như: Gardnerella spp, Prevotella spp, Bacteroides spp, Mobiluncus spp, Atopobium spp, Fusobacterium spp, Bifidobacterium spp, Clostridium spp….Trên tiêu bản sẽ thấy nhiều hình thái vi khuẩn như trực khuẩn Gram dương, cầu trực khuẩn Gram âm, cầu khuẩn Gram dương xếp chuỗi (Streptococci sp)
    Tình trạng III: Bacterial vaginosis Positive (BVP) Là sự mất hẳn quần thể Lactobacilli, hiện diện nhiều hình thái vi khuẩn khác mà đặc biệt là sự hiện diện của Gardnerella vaginalis có thể nhìn thấy tế bào Clue (tế bào biêu mô âm đạo trên đó có bám đầy các trực khuẩn Gram âm nhỏ) trong hầu hết các trường hợp

    1. Nuôi cấy định danh N.gonorrhoeae

    Phương pháp tin cậy để chẩn đoán lậu cầu là nuôi cấy, quy trình nuôi cấy đòi hỏi nhiều yếu tố về kỹ thuật lấy bệnh phẩm, môi trường nuôi cấy, điều kiện nuôi cấy và các môi trường sinh hoá định danh.
    4.1. Lấy bệnh phẩm: như cách lấy làm phiến nhuộm Gram, phải chuyển cấy ngay vì lậu cầu rất dễ chết.
    4.2. Môi trường nuôi cấy:
    - Thích hợp nhất là môi trường chọn lọc Thayer Martin.
    - Ủ ở nhiệt độ 35 -36oC, có 3-10% CO2, trong 24-48 giờ
    - Khuẩn lạc điển hình 0,6mm, tròn, lồi, màu xám trắng .

    4.3. Các test định danh:
    - Thử nghiệm Oxidase: dương tính

  6. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    CÁC KỸ THUẬT HUYẾT THANH MIỄN DỊCH CHẨN ĐOÁN STIs
    CÁC KỸ THUẬT HUYẾT THANH CHẨN ĐOÁN BỆNH GIANG MAI
    Chẩn đoán huyết thanh giang mai có rất nhiều phương pháp khác nhau, từ những kỹ thuật đơn giản có tính chất sàng lọc, không đặc hiệu với kháng nguyên xoắn khuẩn giang mai là cardiolipin như phản ứng cố định bổ thể BW (Border Wasses mainn), kỹ thuật VDRL (Venereal Disease Research laboratory test), kỹ thuật RPR (Rapid Plasma Reagin) đến những kỹ thuật phức tạp, đặc hiệu có tính chất khẳng định, với việc sử dụng kháng nguyên chính là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum), như là kỹ thuật bất động xoắn khuẩn giang mai TPI (Treponema pallidum Immobilization) Kỹ thuật huỳnh quang FTA (Fluorescent Treponema Antibody test), kỹ thuật ngưng kết hồng cầu thụ động TPHA (Treponema pallidum heamagglutination) Việc áp dụng các kỹ thuật khác nhau tuỳ vào thiết bị và các điều kiện của phòng xét nghiệm. Ở đây chỉ giới thiệu 2 kỹ thuật RPR và TPHA
    KỸ THUẬT RPR CHẨN ĐOÁN GIANG MAI
    1. Nguyên tắc
    Kỹ thuật RPR (Rapid Plasma Reagin) là một kỹ thuật huyết thanh học phát hiện bệnh giang mai. Kháng nguyên một huyền dịch gồm các hạt carbon được bao phủ một phức hợp lipid. Kháng thể Reagin có trong huyết thanh bệnh nhân giang mai. Ngưng kết được nhìn thấy là các cụm hạt màu đen khi huyết thanh bệnh nhân có chứa kháng thể kháng reagin, có thể quan sát hạt ngưng kết bằng kính lúp (Macroscope).



    2. Hoá chất
    Hoá chất
    RPR Carbon antigen
    Huyền dịch các hạt Carbon trung tính được bao phủ một phức hợp lipid, (dịch có chứa Sodium azide 0,95gl)
    Positive control.
    Huyết thanh người (có chứa Sodium azide 0,95gl)
    Negative control
    Huyết thanh động vật (có chứa Sodium azide 0,95gl)
    Kim hút 16ml
    Lọ hút
    Phiến nhựa
    Ống hút


    Ghi chú:
    * Các sinh phẩm đã được thử nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg và HIV, HCV, tuy nhiên trong quá trình thao tác cần thiết phải cẩn thận như các mẫu bệnh phẩm có khả năng lây nhiễm.
    * Hoá chất bảo quản ở 2-8oC. Phiến nhựa và các ống hút bảo quản ở nhiệt độ phòng.

    3. Mẫu bệnh phẩm
    * Huyết thanh và huyết tương ổn định 48 giờ ở 2-8oC
    * Mẫu bệnh phẩm nên tách huyết thanh chống nhiễn khuẩn và tan huyết.
    * Lipid trong máu không ảnh hưởng đến kết quả trừ khi nó có quá nhiều làm che phủ hạt kháng nguyên.
    4. Chuẩn bị hoá chất:
    * Lắc kỹ huyền dịch hạt carbon, dùng kim hút chuyển một ít sang lọ nhựa cung cấp theo bộ kít, huyền dịch kháng nguyên sau khi chia sang lọ nhỏ nên sử dụng trong vòng 3 tháng.
    * Thiết bị cần có để thực hiện: máy lắc tròn sử dụng chế độ 100rpm, biên độ lắc là 2cm.
    5. Quy trình thao tác:
    5.1. Test định tính:
    * Thuốc thử để ở nhiệt độ phòng trước khi sử dụng.
    * Nhỏ 50 ml huyết thanh bệnh nhân và các chứng âm dương vào mỗi vòng thử nghiệm trên phiến nhựa.
    * Nhỏ một giọt huyền dịch kháng nguyên vào mỗi vòng thử nghiệm.
    * Trộn nhẹ nhàng bằng que khuấy, dùng que khuấy riêng biệt cho mỗi mẫu.
    * Lắc tròn 100rpm trong 8 phút.
    5.2. Test định lượng:
    * Thuốc thử để ở nhiệt độ phòng trước khi sử dụng.
    * Nhỏ 50 ml nước muối sinh lý vào các vòng 2,3,4,5,
    * Nhỏ 50 ml huyết thanh bệnh nhân vào vòng 1 và 2 .
    * Dùng pipette trộn đều hỗn dịch ở vòng 2, chuyển 50 ml sang vòng 3, tương tự chuyển sang vòng 4… bỏ 50 ml cuối cùng
    * Nhỏ một giọt huyền dịch kháng nguyên vào mỗi vòng thử nghiệm.
    * Trộn nhẹ nhàng bằng que khuấy, dùng que khuấy riêng biệt cho mỗi mẫu.
    * Lắc tròn 100rpm trong 8 phút.

    5.3. Kiểm tra chất lượng:
    * Mỗi mẫu huyết thanh đều làm cùng lúc với chứng âm và dương
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 20-12-2013 lúc 11:00.

  7. #6
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    5.4. Các ghi chú:
    * Sau mỗi ngày kim hút nên được tháo khỏi lọ nhựa đựng hoá chất, rửa sạch bằng nước cất và để khô.
    * Quy trình kỹ thuật có thể thay đổi tuỳ theo hướng dẫn của nhà sản suất bộ hoá chất.
    6. Nhận định kết quả:
    * Khảo sát dưới kính lúp, quan sát sự hình thành các đám kết cụm nổi trên vòng thử nghiệm ngay sau khi đủ thời gian lắc.

    Quan sát ngưng kết
    Đọc kết quả
    Ghi nhận
    Kết cụm to và vừa phải
    Dương tính
    Có phản ứng
    Kết cụm nhỏ
    Dương tính yếu
    Phản ứng yếu
    Không ngưng kết
    Am tính
    Không phản ứng


    * Đối với test định lượng: Hiệu giá huyết thanh được ghi nhận tại giếng có độ pha loãng lớn nhất còn cho kết quả ngưng kết

    7. Các yếu tố liên quan:
    * Các kỹ thuật giống như Cardiolipin không đặc hiệu với bệnh giang mai, vì vậy khi mẫu có kết quả dương tính cần thiết phải thử lại với các kỹ thuật khác như TPHA, FTA-Abs.
    * Tuy nhiên khi RPR âm tính cũng không loại trừ khả năng đã mắc bệnh giang mai.
    * Các dương tính giả thường gặp trong các bệnh nhiễm đơn nhân, bệnh phổi do virus và Toxoplasma, có thai và bệnh tự miễn.
    KỸ THUẬT TPHA TRONG CHẨN ĐOÁN GIANG MAI
    1. Nguyên tắc:
    TPHA là kỹ thuật ngưng kết hồng cầu gián tiếp đủ nhạy cảm và đặc hiệu để phát hiện kháng thể kháng Treponema pallidum.
    Hồng cầu được gắn kháng nguyên là thành phần của Treponema pallidum gây bệnh (chủng Nichol’s). Phản ứng ngưng kết hồng cầu xảy ra khi huyết thanh người bệnh có chứa kháng thể kháng Treponema pallidum, sự ngưng kết được nhìn thấy bằng hình dạng của một “bánh” hồng cầu trong đĩa vi lượng.
    2. Hoá chất:
    Bộ hoá chất bao gồm:
    * TPHA Test cell (chứa HC có gắn kháng nguyên)
    * TPHA Control cell (chứa HC không gắn kháng nguyên)
    * Diluent (dung dịch pha loãng)
    * Positive control (chứng dương, hiệu giá 1:2560)
    * Negative control (chứng âm)
    Các lọ sinh phẩm và hoá chất lưu giữ ở nhiệt độ từ 2-8oC ở tư thể để đứng .
    Tất cả hoá chất sinh phẩm sử dụng ngay không phải pha chế. Test và Control cell nên lắc trộn nhẹ nhàng và thật kỹ trước khi sử dụng. Để ở nhiệt độ phòng trước khi dùng.
    Các dụng cụ cần thiết chuẩn bị:
    * Micropipette các thể tích 10ml, 25ml, 75ml, 190ml.
    * Đĩa vi lượng có giếng đáy tròn.

    3. Bệnh phẩm:
    * Huyết thanh không nhiễm khuẩn, không bị tan huyết.
    * Mẫu có thể giữ 24 giờ ở nhiệt độ 2-8oC
    * Có thể giữ một thời gian dài ở nhiệt độ âm 20oC.

    4. Quy trình kỹ thuật:
    4.1. Kỹ thuật định tính: clas��oo����e='margin-bottom:4.0pt;text-align:justify;text-indent: 21.3pt'>KỸ THUẬT TPHA TRONG CHẨN ĐOÁN GIANG MAI
    1. Nguyên tắc:
    TPHA là kỹ thuật ngưng kết hồng cầu gián tiếp đủ nhạy cảm và đặc hiệu để phát hiện kháng thể kháng Treponema pallidum.
    Hồng cầu được gắn kháng nguyên là thành phần của Treponema pallidum gây bệnh (chủng Nichol’s). Phản ứng ngưng kết hồng cầu xảy ra khi huyết thanh người bệnh có chứa kháng thể kháng Treponema pallidum, sự ngưng kết được nhìn thấy bằng hình dạng của một “bánh” hồng cầu trong đĩa vi lượng.
    2. Hoá chất:
    Bộ hoá chất bao gồm:
    * TPHA Test cell (chứa HC có gắn kháng nguyên)
    * TPHA Control cell (chứa HC không gắn kháng nguyên)
    * Diluent (dung dịch pha loãng)
    * Positive control (chứng dương, hiệu giá 1:2560)
    * Negative control (chứng âm)
    Các lọ sinh phẩm và hoá chất lưu giữ ở nhiệt độ từ 2-8oC ở tư thể để đứng .
    Tất cả hoá chất sinh phẩm sử dụng ngay không phải pha chế. Test và Control cell nên lắc trộn nhẹ nhàng và thật kỹ trước khi sử dụng. Để ở nhiệt độ phòng trước khi dùng.
    Các dụng cụ cần thiết chuẩn bị:
    * Micropipette các thể tích 10ml, 25ml, 75ml, 190ml.
    * Đĩa vi lượng có giếng đáy tròn.

    3. Bệnh phẩm:
    * Huyết thanh không nhiễm khuẩn, không bị tan huyết.
    * Mẫu có thể giữ 24 giờ ở nhiệt độ 2-8oC
    * Có thể giữ một thời gian dài ở nhiệt độ âm 20oC.

    4. Quy trình kỹ thuật:
    4.1. Kỹ thuật định tính:
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 20-12-2013 lúc 11:03.

  8. #7
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    * Mỗi mẫu yêu cầu sử dụng 3 giếng.
    * Thêm 190ml dung dịch pha loãng vào giếng I.
    * Thêm 10ml huyết thanh vào giếng I, trộn đều bằng pipette.
    * Chuyển 25ml hỗn dịch từ giếng I sang giếng II và giếng III.
    * (Test cell và control cell phải được lắc đều).
    * Thêm 75ml control cell vào giếng số II.
    * Thêm 75ml Test cell vào giếng số III.
    * Gõ nhẹ phiến nhựa để trộn đều các thành phần trong giếng.
    * Đậy nắp phiến nhựa để yên ở nhiệt độ phòng từ 45-60 phút hoặc qua đêm, tránh ánh sáng trực tiếp và dịch chuyển.
    4.2. Kỹ thuật định lượng
    * Mỗi mẫu cần 9 giếng vi lượng
    * Thêm 190ml dung dịch pha loãng vào giếng I.
    * Thêm 25ml dung dịch pha loãng vào giếng số 4 đến giếng số 9..
    * Thêm 10ml huyết thanh vào giếng 1, trộn đều bằng pipette.
    * Chuyển 25ml hỗn dịch từ giếng I sang giếng số 2, 3 và 4 .
    * Trộn đều hỗn dịch ở giếng số 4 chuyển 25ml sang giếng số 5.
    * Lặp lại thao tác pha loãng như trên từ giếng số 5 đến giếng số 9
    * (Test cell và control cell phải được lắc đều).
    * Thêm 75ml control cell vào giếng số II.
    * Thêm 75ml Test cell vào giếng số 3,4,5,6,7,8 và 9.
    * Gõ nhẹ phiến nhựa để trộn đều các thành phần trong giếng.
    * Đậy nắp phiến nhựa để yên ở nhiệt độ phòng từ 45-60 phút hoặc qua đêm, tránh ánh sáng trực tiếp và dịch chuyển.
    4.3. Hấp phụ các kháng thể không đặc hiệu:
    * Có rất nhiều trường hợp huyết thanh bệnh nhân có chứa nhiều loại kháng thể không đặc hiệu nên xảy ra hiện tượng ngưng kết hồng cầu ở cả 2 giếng Test cell và control cell. Trong trường hợp này mẫu huyết thanh phải được làm lại sau khi được hấp phụ theo quy trình sau:
    o Cho 100ml huyết thanh vào 1 ống nghiệm nhỏ
    o Thêm vào 400ml control cells.
    o Lắc kỹ, để ở nhiệt độ phòng 18-25oC trong 1 giờ.
    o Ly tâm 100 rpm trong 15 phút, tách lấy phần dịch nổi và sử dụng như quy trình kỹ thuật định tính.
    o Ghi nhớ rằng trong trường hợp này mẫu huyết thanh đã được pha loãng 5 lần.
    o Trong trường hợp kết quả vẫn còn ngưng kết không đặc hiệu mẫu cần thiết nên làm với một kỹ thuật khác.
    4.4. Kiểm tra chất lượng: Mỗi lần thực hiện nên kiểm tra đồng thời với một mẫu chứng âm và chứng dương.
    5. Nhận định kết quả:
    ® (4+) Dương tính mạnh, ngưng kết tạo thành bánh hồng cầu tròn đầy đáy giếng, đôi khi viền ngoài gấp lại nhiều nếp.
    ¡ (3+) Dương tính, ngưng kết tạo thành bánh hồng cầu tròn đầy đáy giếng.
    ¢ (2+) Dương tính, ngưng kết tạo thành bánh hồng cầu tròn đều, có viền hồng cầu xung quang vòng ngưng kết
    £ (1+) Dương tính yếu, ngưng kết tạo thành bánh hồng cầu nhỏ hơn, có viền hồng cầu xung quang vòng ngưng kết lắng sát đáy giếng.
    ¥ (+/-) Không xác định, hồng cầu lắng sát đáy giếng, tạo một vòng sáng rõ ở trung tâm.
    ¤ (-) Am tính, hồng cầu lắng sát đáy giếng, tạo nút hồng cầu trung tâm đáy giếng.

  9. #8
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    6. Cac lưu ý khác:
    Chứng âm không có ngưng kết ở cả 2 giếng test cells và control cells.
    Chứng dương chỉ ngưng kết ở giếng Test cells. Hiện tượng ngưng kết với Control cells cho biết có sự hiện diện các kháng thể không đặc hiệu. Kỹ thuật hấp phụ phải được làm, sau đó mẫu phải được làm lại. Mẫu huyết thanh dương tính nếu cần thiết thì làm kỹ thuật định lượng hiệu giá kháng thể.
    Quy trình kỹ thuật có thể thay đổi tuỳ theo hướng dẫn của nhà sản suất bộ hoá chất.
    7. Hạn chế của kỹ thuật:
    o Kháng thể giang mai tồn tại một thời gian dài sau khi hoàn thành điều trị thành công.
    o Để theo dõi điều trị, các kỹ thuật định lượng RPR và VDRL được khuyến cáo sử dụng TPHA không dùng để theo dõi điều trị.
    o Để chẩn đoán xác định kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp nên làm phối hợp để phân biệt lớp kháng thể IgM và IgG.

    KỸ THUẬT MIỄN DỊCH SẮC KÍ CHẨN ĐOÁN CHLAMIDIA

    Chlamydia là một nhóm vi sinh vật đặc biệt, hình que, nhuộm gram bắt màu gram âm, ký sinh nội bào bắt buộc chúng tồn tại cạnh nhân tế bào chủ, tạo nên những hạt vùi Chlamydia chứa 2 loại AND và ARN. Hiện nay nhóm vi sinh vật này được chia vào họ Chlamydiaceae và giống Chlamydia với 2 loài C.psittaci và C.trachomatis.
    C.trachomatis ngoài vai trò là căn nguyên gây bệnh mắt hột mà còn đóng vai trò chính trong trong nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục, ở nam giới biểu hiện hội chứng viêm niệu đạo, ở nữ biểu hiện viêm cổ tử cung có mủ, phù kèm viêm lộ tuyến. Loài Chlamydia có vách tế bào có chung một nhóm kháng nguyên là chất Lipopolisacharide. Chlamydia trachomatis được chia làm 15 serotype, trong đó serotype L1, L2, L3 gây bệnh ở đường sinh dục. Chẩn đoán phòng thí nghiệm dựa vào các kỹ thuật xác định trực tiếp kháng nguyên và huyết thanh học.
    Chúng tôi giới thiệu một kỹ thuật miễn dịch sắc ký, phát hiện kháng nguyên Chamydia.
    1. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm:
    1.1. Bệnh phẩm lấy từ niệu đạo: dùng tăm bông nhỏ đưa vào lỗ niệu đạo, xoay nhẹ tăm bông và giữ nguyên trong niệu đạo 30 giây – 1 phut.
    1.2. Bệnh phẩm lấy từ cổ tử cung: Sau khi đặt mỏ vịt, lau sạch cổ tử cung cho hết dịch, rồi đưa tăm bông vào lỗ cổ tử cung, xoay và miết nhẹ cho phần tăm bông chạm vào thành cổ tử cung, giữ nguyên khoang 10-30 giây, lấy tăm bông ra không để tăm bông chạm vào thành âm đạo.
    2. Xử lý bệnh phẩm và thao tác:
    Cho tăm bông có bệnh phẩm vào dung dịch li giải tế bào, trộn kỹ để bệnh phẩm hoà trong dung dịch li giải, để yên 10 phút.
    Lấy phần nước nổi cho vào giếng thử nghiệm trên phiến thử nghiệm, dung dịch sẽ được hấp thụ và lan nhanh vào vùng thử nghiệm.
    3. Nhận định kết quả:
    Nếu trong mẫu thử có Chlamydia vùng thử nghiệm sẽ xuất hiện 2 vach hiện màu, vạch C-Control và vạch T-Test, mẫu thử Dương tính.
    Nếu trong mẫu thử không có Chlamydia vùng thử nghiệm sẽ xuất hiện 1 vạch hiện màu duy nhất tại vạch C-Control , mẫu thử Âm tính.

  10. #9
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    MỘT SỐ KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM LÀM ĐƯỢC
    TẠI CÁC PHÒNG XÉT NGHIỆM CƠ SỞ ĐỂ CHẨN ĐOÁN STD

    STIs Kỹ thuật Phòng XN
    Cơ sở
    Phòng XN
    huyện, TT PCBXH
    Phòng XN
    tuyến tỉnh, TW
    Bệnh lậu Nhuộm Gram + + +

    Nuôi cấy - + +

    PCR - - +

    Kháng sinh đồ - - +
    C.trachomatis ELISA - + +

    Nuôi cấy - - +

    Huyết thanh chẩn đoán - + +

    PCR - - +
    Giang mai Kính hiển vi nền đen - + +

    RPR + + +

    TPHA - + +

    Miễn dịch huỳnh quang - - +

    IgM (ELISA) - - +
    Herpes
    sinh dục
    Phát hiện kháng nguyên - - +

    Nuôi cấy - - +

    Huyết thanh chẩn đoán - - +

    PCR - - +
    Bệnh do Trichomonas Soi tươi + + +

    Nuôi cấy - - +
    Bệnh do Candida Soi tươi + + +

    Nuôi cấy - - +
    Viêm âm đạo do vi khuẩn Soi tươi, nhuộm Gram, pH, thử nghiệm KOH sniff. + + +

  11. #10
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    BỆNH GIANG MAI



    (Syphilis)



    1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH
    1.1. Đặc điểm lâm sàng:
    Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng kinh diễn do xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidum gây nên. Bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Hình ảnh lâm sàng của bệnh giang mai rất đa dạng, phong phú tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
    1.1.1. Giang mai thời kỳ thứ nhất
    Các thương tổn thường xuất hiện sau khoảng 3-4 tuần bị lây.
    Đặc trưng của thời kỳ này là săng (Chancre) giang mai với các biểu hiện:
    - Là một vết chợt nông hình tròn hay bầu dục, không có gò nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng (vì vậy gọi là "săng cứng").
    - Vị trí của săng: Thường gặp nhất là niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới hay gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ở nam giới hay gặp ở qui đầu, miệng sáo, bìu, … Ngoài ra săng có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi, …
    - Hạch: Hạch vùng bẹn sưng to, thành chùm, trong đó có một hạch to nhất gọi là "hạch chúa".
    1.1.2. Giang mai thời kỳ thứ 2
    Thời kỳ này bắt đầu khoảng 6-8 tuần từ khi có săng với các biểu hiện lâm sàng sau đây:
    - Đào ban: Các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình.
    - Mảng niêm mạc: Hay gặp nhất ở vùng hậu môn, sinh dục.
    - Viêm hạch lan tỏa.
    - Rụng tóc kiểu "rừng thưa".
    1.1.3. Giang mai thời kỳ thứ 3
    Thời kỳ này bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng sau đây:
    - "Gôm" giang mai ở da, cơ, xương.
    - Thương tổn tim mạch (giang mai tim mạch).
    - Thương tổn thần kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh).
    Chú ý: Giữa thời kỳ thứ nhất đến thời kỳ thứ hai, giữa thời kỳ thứ hai đến thời kỳ thứ ba bệnh có thể không có triệu chứng lâm sàng. Đó là giang mai kín và đợc phát hiện chỉ nhờ xét nghiệm huyết thanh.

    1.2. Chẩn đoán phân biệt
    1.2.1. Săng giang mai thời kỳ thứ nhất cần phân biệt với một số bệnh sau đây:
    - Herpes sinh dục.
    - Ghẻ.
    - Hạ cam.
    - Hội chứng Behcet.
    1.2.2. Giang mai thời kỳ thứ 2 cần phân biệt với:
    - Dị ứng thuốc.
    - Phát ban do virus.
    - Vẩy nến.
    1.2.3. Giang mai thời kỳ thứ 3 cần phân biệt với:
    - Ung th hạch.
    - Nấm sâu.
    - Gôm lao.

    1.3. Xét nghiệm
    1.3.1. Tìm xoắn khuẩn giang mai
    Lấy bệnh phẩm là dịch tiết từ săng, mảng niêm mạc, sẩn, hạch soi kinh hiển vi nền đen để tìm xoắn khuẩn. Hoặc có thể nhuộm Fontana Tribondeau thấy xoắn khuẩn dới dạng lò xo. Sự có mặt của xoắn khuẩn đặc hiệu cho phép khẳng định chẩn đoán bệnh giang mai.
    1.3.2. Phản ứng huyết thanh
    - Phản ứng cổ điển (không đặc hiệu): Bao gồm các phản ứng: kết hợp bổ thể (BW) phản ứng lên bông (Kahl Citochol, …).
    - Phản ứng đặc hiệu: Phản ứng bất động xoắn khuẩn (TPI), phản ứng miễn dịch huỳnh quang (FTA), phản ứng ngưng kết hồng cầu (TPHA)…
    Chú ý: Nếu bị giang mai thần kinh hoặc giang mai tim mạch cần lấy thêm dịch não tủy để làm các xét nghiệm trên.

    2. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
    Tác nhân gây bệnh giang mai là xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidum do Pritz Schaudinn và Erch Hauffman tìm ra năm 1905. Xoắn khuẩn có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sông không quá vài giờ. Trong nước đá nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45oC nó bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn trong vài phút.

    3. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
    Bệnh giang mai có từ thời thượng cổ. Các tài liệu xa xưa của Ấn Độ, Trung Quốc có mô tả một bệnh giống hệt như bệnh giang mai.
    Ở Châu Âu bệnh xuất hiện vào cuối thể kỷ 15 và lan tràn thành dịch vào đầu thế kỷ 16.
    Ở Việt Nam người ta chưa xác định rõ bệnh xuất hiện vào thời kỳ nào. Tuy nhiên trong thời kỳ Pháp tạm chiếm, bệnh giang mai chiếm hàng thứ 2 trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sau bệnh lậu). Và đặc biệt từ năm 1975, sau ngày miền Nam giải phóng bệnh tăng lên một cách rõ rệt. Hiện nay, bệnh giang mai chiếm khoảng 2-3% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

    4. NGUỒN TRUYỀN NHIỄM
    - Xoắn khuẩn giang mai có nhiều trong các thương tổn (săng, mảng niêm mạc, hạch, …). Vì vậy rất dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh.
    - Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh giang mai tương đối lâu từ 10 ngày đến 90 ngày, trung bình là 3 tuần.
    - Thời kỳ lây truyền: Bệnh lây mạnh nhất là thời kỳ thứ nhất và thứ hai khi các thương tổn da và niêm mạc chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai.

    5. PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN
    Bệnh giang mai lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn thâm nhập qua da của bộ phận sinh dục ít nhiều bị xây xát khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ (săng), đi vào máu và lan tràn khắp cơ thể. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan là bị nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh gây thương tổn ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục bất thường (quan hệ tình dục miệng – sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới, ….). Tuy rất ít nhưng bệnh giang mai có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn, hoặc lây do truyền máu (tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn).
    Nếu người mẹ có mang bị giang mai mà không đợc điều trị cũng lây cho thai nhi (giang mai bẩm sinh).

    6. TÍNH CẢM NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH
    Xoắn khuẩn giang mai chỉ gây bệnh ở người. Cả nam và nữ đều có nguy cơ bị bệnh như nhau nếu quan hệ tình dục không được bảo vệ.
    Đáp ứng miễn dịch trong bệnh giang mai rất yếu do đặc tính kháng nguyên của T. Pallidum. Nguời bị giang mai, điều trị khỏi rồi vẫn bị lại nếu quan hệ tình dục không an toàn.

    7. PHÒNG BỆNH
    - Tuyên truyền, giáo dục y tế: Giáo dục lối sống lành mạnh, thủy chung một vợ, một chồng.
    - Giáo dục hành vi tình dục an toàn, tình dục có bảo vệ (sử dụng bao cao su).
    - Khi phát hiện bị bệnh cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không tự mua thuốc điều trị.

    8. ĐIỀU TRỊ

    Nguyên tắc điều trị: Điều trị sớm, đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian qui định; điều trị cả ban tình.

    Phác đồ điều trị cụ thể như sau:

    * Giang mai sớm trong năm đầu (giang mai thời kỳ thứ nhất và năm đầu của giang mai thời kỳ thứ hai, giang mai kín sớm):
    . Benzathin Penixilin G 2,4 triệu đơn vị: Tiêm mông liều duy nhất, mỗi bên mông 1,2 triệu đơn vị. Hoặc:
    . Procain Penixilin G tan trong nước: Tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 10 ngày.
    Nếu dị ứng với Penixilin và bệnh nhân không có mang, thay thế bằng:
    . Tetracyclin 500mg: uống 4 lần/ngày, trong 15 ngày, hoặc:
    . Erythromycin 500mg: uống 4 lần/ngày, trong 15 ngày.

    * Giang mai muộn (giang mai đã tiến triển trên 1 năm, giang mai kín muộn)
    . Benzathin Penixilin: Tiêm mông mỗi lần 2,4 triệu đơn vị, tổng liều: 4 lần (9,6 triệu đơn vị).Mỗi lần cách nhau một tuần. Hoặc:
    . Procain Penixilin G tan trong nước: Tiêm bắp 1,2 triệu đơn vị mỗi ngày, trong 3-4 tuần.

    - Để phòng bệnh giang mai bẩm sinh cần phải phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ nếu bị bệnh trong thời kỳ có mang. Cần làm các phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả các phụ nữ có mang.

    Kiểm dịch y tế biên giới: Không có qui định kiểm dịch y tế biên giới đối với bệnh giang mai.

  12. #11
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Một số câu hỏi thường gặp về ung thư cổ tử cung

    Câu 1. Xét nghiệm PAP là gì?
    - Pap’smear còn gọi là soi tế bào Cổ Tử CUNG hay còn gọi là phết mỏng tế bào âm đạo Cổ Tử CUNG hay phiến đồ âm đạo, đây là xét nghiệm dùng để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ phát hiện những tế bào chuyển sản.
    - Các bác sĩ sẽ dùng que lấy tế bào ở cổ tử cung phết mỏng lên lam kiếng cố định với dung dịch cồn 900.
    - Các kỹ thuật viên phòng xét nghiệm sẽ nhuộm và đọc dưới kính hiển vi để phát hiện những bất thường của nhân tế bào và tùy hình ảnh mà đưa ra từng giai đoạn của bệnh.
    Câu 2. Một trong những biện pháp phòng, chống bệnh ung thư cổ tử cung là chủng ngừa HPV vậy HPV là gì?, HPV lây truyền như thế nào?
    * HPV là gì?
    - HPV là một loại virus gây ra bệnh lây truyền qua đường sinh dục, thường gặp nhất trong các loại bệnh lây truyền qua đường sinh dục.
    - Có hơn 100 type đã được tìm thấy.
    + HPV sinh ung thư (nguy cơ cao).
    + HPV không sinh ung thư (nguy cơ thấp).
    - Có khoảng 15 – 20 type gây ung thư, trong đó có HPV 16 và 18 là 02 loại gây ung thư nhiều nhất.
    * Cơ chế lây truyền HPV:
    - HPV không lây truyền qua tinh dịch hay các dịch tiết của cơ thể mà qua đường tiếp xúc da với da như:
    + Giao hợp.
    + Mẹ sang con.
    + Vật dụng.
    - Hầu hết những người nhiễm HPV không có triệu chứng gì.
    + 70% HPV mới nhiễm hết trong 01 năm.
    + 91% nhiễm HPV hết trong 02 năm.
    + 10% phụ nữ nhiễm HPV kéo dài tồn tại nhiều năm, có nguy cơ phát triển thành ung thư. Thời gian từ khi bị nhiễm đến ung thư khoảng 10 năm.
    + Nhiễm HPV là điều kiện để phát triển ung thư Cổ Tử CUNG nhưng nó không phải là điều kiện đủ để gây ung thư, tức là:
    o Phần lớn những người nhiễm HPV không bị ung thư khoảng 90%.
    o 10% còn lại nếu phát hiện sớm giai đoạn tiền ung thư qua thăm khám phụ khoa và làm các xét nghiệm cận lâm sàng thì tỉ lệ chết vì ung thư cổ tử cung rất ít.
    * Các biện pháp tốt nhất để phòng chống ung thư Cổ Tử CUNG là khám phụ khoa định kỳ và tiêm ngừa HPV.
    - Vaccine HPV là gì và nguyên tắc hoạt động:
    + Vaccine HPV gọi là Gandasil mô phỏng bệnh và tạo ra kháng thể. Nó không phải là virus sống hay chết. Nó ngăn chặn sự lây nhiễm HPV type 6, 11, 16,18.
    + Đối tượng cần tiêm chủng: nữ giới 9 – 26 tuổi, bé gái từ 11 – 12 tuổi là tốt nhất. Tại vì nên tiêm trước khi có quan hệ tình dục.
    Hiện tại việc tiêm chủng chỉ mới được thử nghiệm rộng rãi trên phụ nữ từ 9 – 26. Vaccine này đang nghiên cứu chưa có kết quả nên chưa có chỉ định tiêm ngừa.
    - Thời gian miễn dịch của vaccine khoảng 5 năm.
    - Vì vaccine không bảo vệ chống lại tất cả các.


    Câu 3. Lịch tiêm ngừa HPV như thế nào?
    Tiêm 3 liều:
    - Liều 1.
    - Liều 2: sau liều thứ 1 hai tháng.
    - Liều 3: sau liều thứ 1 sáu tháng.
    Câu 4. Khi đã tiêm ngừa rồi còn mắc bệnh ung thư cổ tử cung nữa không? Có cần đi khám phụ khoa định kỳ nữa không?
    Có thể vì nhiều lý do:
    - Vì thời gian miễn dịch của vaccine hiện tại nghiên cứu cho thấy có kết quả phòng ngừa khoảng 5 năm.
    - Vì vaccine không bảo vệ chống lại tất cả các type HPV gây ung thư. Thường chỉ có 4 type: 6, 11, 16, 18.
    - Vì đôi khi đã nhiễm cả 4 type HPV chủng ngừa trước khi chủng ngừa.
    - Vì một số người không tiêm chủng đủ liều và đúng phác đồ.
    Do đó, dù đã chủng ngừa rồi vẫn phải đi khám phụ khoa định kỳ.
    Câu 5. Nếu mắc bệnh ung thư cổ tử cung thì hướng điều trị như thế nào?
    Sau khi đã phát hiện ung thư cổ tử cung thì tùy từng giai đoạn của bệnh mà có hướng xử trí khác nhau và có sự cân nhắc về số tuổi, số con của bệnh nhân.
    a. Giai đoạn tiền ung thư hay còn gọi là giai đoạn các tổn thương tân sinh trong biểu mô ta dùng phương pháp khoét chóp bằng vòng cắt đốt điện. Phương pháp này dễ thực hiện, ít chảy máu và ít gây biến chứng, chi phí rẻ và nếu sản phụ chưa đủ số con vẫn có khả năng sinh sản. Sau khi đã khoét chóp, bệnh nhân cũng cần phải đi khám định kỳ. Đồng thời, khi khoét chóp các bác sĩ sẽ lấy mô tổn thương làm giải phẫu bệnh lý để xác định độ sâu của tổn thương so với bề mặt cổ tử cung và qua đó có thể đánh giá tiên lượng mức độ nặng nhẹ của bệnh và các bước cần xử lý tiếp theo nhằm đảm bảo cho bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn.
    b. Ung thư cổ tử cung ở các giai đoạn:
    - Giai đoạn IA­­­I­ - cắt tử cung hoàn toàn.
    - Giai đoạn IA­­­I­I - cắt rộng tử cung + nạo hạch chậu.
    - Giai đoạn IB - cắt rộng tử cung, nạo hạch + xạ trị sau phẫu thuật.
    - Các giai đoạn sau: phải phối hợp hóa trị, xạ trị trước và sau phẫu thuật cắt tử cung.
    c. Nếu phát hiện và điều trị sớm:
    - Ở giai đoạn sớm sống bình thường sau 5 năm, ít tai biến sau điều trị.
    - Ở giai đoạn muộn: tỉ lệ sống sau 5 năm thấp và để lại nhiều di chứng sau điều trị
    Bs. Đỗ Thị Hương Huyền
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 18-04-2014 lúc 00:09.

  13. #12
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Mở rộng đối tượng tiêm vắc xin HPV cho học sinh nam

    Bộ Y tế Úc, ngày 12 tháng 7 năm 2012

    Là quốc gia đầu tiên trên thế giới, học sinh nam tại Úc sẽ được tiêm chủng vắc xin Gardasil ®, đây là loại vắc xin giúp họ chống lại một loạt các bệnh ung thư và tăng cường hiệu quả của vắc xin này đối với nữ giới.


    Bắt đầu từ năm học tiếp theo, Chính phủ của Thủ tướng Gillard sẽ tài trợ tiêm vắc xin cho học sinh nam ở độ tuổi 12 và 13, thông qua chương trình trường học. Đây là một phần trong hoạt động của Chương trình Tiêm chủng Quốc gia. Học sinh nam lớp 9 sẽ được chủng phòng ngừa HPV ngay tại trường học trong một chương trình theo dõi trong vòng hai năm tới.

    Bà Tanya Plibersek, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phát biểu rằng “việc cung cấp thuốc chủng ngừa HPV cho các học sinh nam sẽ bảo vệ chính họ, đồng thời nâng cao hiệu quả của chương trình tiêm chủng cho học sinh nữ”.

    "Phụ huynh học sinh đều muốn con em mình được khỏe mạnh và đó là lý do tại sao Chính phủ Úc đang cung cấp biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại ung thư liên quan đến HPV bằng việc tiêm chủng vắc xin này", bà Plibersek nói.

    "Bằng cách xây dựng chương trình tiêm chủng của Úc tốt nhất trên thế giới, chúng ta đang ngăn ngừa ung thư và các bệnh liên quan đến nhiễm HPV, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả các gia đình của chúng ta”.

    "Chủng ngừa HPV đã có một tác động rõ rệt- là làm giảm đáng kể số lượng tổn thương dẫn đến ung thư cổ tử cung ở phụ nữ trong độ tuổi tiêm chủng. Ước tính rằng 1/4 số trường hợp nhiễm mới sẽ được ngăn ngừa bằng cách tiêm chủng vắc xin HPV cho học sinh nam", bà Plibersek khẳng định.

    Với chiến lược mới của Úc, vắc xin HPV giúp bảo vệ chống lại bốn kiểu gen quan trọng của vi rút u nhú ở người (HPV).

    Các chương trình chủng ngừa HPV cho nam học sinh dự kiến sẽ chi phí khoảng $ 21,1 triệu đô la Úc trong vòng bốn năm tới. Chương trình này bao gồm một chiến dịch thông tin truyền thông, đăng ký tiêm chủng vắc xin và giám sát các phản ứng không mong muốn.

    Bà Plibersek thêm rằng năm trước, Ủy ban Tư vấn Lợi ích Dược phẩm đã đề xuất rằng việc triển khai chương trình tiêm phòng HPV mở rộng cho học sinh nam phải đi kèm với việc đánh giá, xem xét hiệu quả chi phí của nó.

    Bà cũng cho biết Chính phủ Úc sẽ làm việc với tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ để thực hiện chương trình tiêm chủng cho học sinh nam ở các trường trung học.

    Muốn biết thêm thông tin cụ thể, có thể truy cập tại địa chỉ này: www.immunise.health.gov.au

    CN. Lương Minh Tân,
    Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 30-12-2013 lúc 13:12.

  14. #13
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Ung thư hầu- họng liên quan tới vi rút gây u nhú ở người (HPV-human Papillomavirus)


    Ung thư hầu- họng là một bệnh mà các tế bào ác tính tạo thành trong các mô của hầu- họng. Hầu- họng là một phần giữa cổ họng trong đó bao gồm các cơ sở của lưỡi, amidan, vòm miệng, và các thành của họng [1]. Ung thư hầu- họng có thể được chia thành hai loại: ung thư có liên quan đến nhiễm vi rút gây u nhú ở người (HPV-human Papillomavirus), và ung thư có liên quan đến rượu hoặc sử dụng thuốc lá.

    Ung thư hầu- họng ung thư có dương tính với HPV còn được gọi là HPV16 và ung thư hầu- họng (HPV và OPC) là sự kết hợp của ung thư biểu mô tế bào vảy hầu- họng (OSCC), kết hợp với loại HPV- 16 vi rút [2].

    1. Dịch tễ học

    HPV và OPC có xu hướng trẻ hóa so với những người chỉ nhiễm HPV [4]. Hiện nay, tỷ lệ nhiễm HPV ngày càng tăng có liên quan đến bệnh ung thư hầu- họng ở Mỹ, có thể là do thay đổi hành vi tình dục không an toàn [3][4].

    Giảm tỷ lệ hút thuốc có thể dẫn tới giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư âm tính với HPV [5]. Trong khi những thay đổi trong hoạt động tình dục lại làm tăng tỷ lệ mắc ung thư dương tính với HPV [6]. Tại Mỹ, HPV và OPC chiếm khoảng 60% các trường hợp OPC lớn hơn 40% so với thập kỷ trước [7]. Đến 2007, tỷ lệ mắc chung OPC ở Mỹ, bao gồm cả không liên quan đến HPV, là 3,2 trường hợp trên 100.000 nam giới/năm và 1,9 trường hợp trên 100.000 nữ giới/năm [8]. Tỷ lệ mắc HPV liên quan đến mắc OPC cũng được tăng lên ở các nước khác. Ví dụ, tại Thụy Điển (2007), có trên 80% trường hợp mắc HPV đối với ung thư ở Amidan [9][10]. Tại Úc, tỷ lệ mắc HPV liên quan OPC là 1,56 trường hợp trên 100.000 nam giới/năm
    [11].

    Hình 1. Hình ảnh giải phẫu hầu họng
    2. Nguyên nhân

    Nhiễm trùng răng miệng HPV xuất hiện trước khi có sự phát triển của HPV và OPC [12]. Chấn thương nhẹ ở lớp màng chất nhầy đóng vai trò quan trọng trong việc lây nhiễm HPV. Chúng có thể xâm lấn xuống lớp đáy của thượng bì [13][14]. Những người xét nghiệm dương tính với HPV-16 ở miệng có có nguy cơ phát triển tình trạng nhiễm HPV và OPC cao gấp 14 lần so với những người không nhiễm HPV[13].

    Suy giảm miễn dịch cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HPV và OPC [25]. Những người có di truyền TGF-β1, đặc biệt T869C, có nhiều khả năng có HPV16 và OPC [15]. TGF-β1 đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hệ thống miễn dịch.

    Một nghiên cứu (1999) đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân có nhiễm HPV liên quan đến bệnh ung thư ở bộ phận sinh dục thì có nguy cơ gia tăng gấp 4,3 lần nguy cơ mắc hạch hạnh nhân của ung thư biểu mô tế bào vảy [16].

    Đồng nhiễm vi rút Herpes-8 có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm HPV-16 rất cao [17].

    3. Triệu chứng

    Những dấu hiệu có thể có của bệnh ung thư hầu họng [1][18] bao gồm:
    - Đau họng kéo dài
    - Đau hoặc khó nuốt
    - Giảm cân không rõ nguyên nhân
    - Thay đổi giọng nói
    - Đau tai
    - Có khối u ở mặt sau của cổ họng hoặc miệng
    - Có khối u trong cổ
    - Xuất hiện cơn đau âm ỉ phía sau xương ức
    - Ho

    4. Quá trình phát triển

    Ung thư lan rộng trong cơ thể theo 3 cách:
    - Ung thư xâm nhập vào các mô bình thường xung quanh.
    - Ung thư xâm nhập vào hệ thống bạch huyết và đi qua các mạch bạch huyết đến các nơi khác trong cơ thể.
    - Ung thư xâm nhập vào tĩnh mạch, mao mạch và đi qua máu đến những nơi khác trong cơ thể.

    Các giai đoạn phát triển:

    - Giai đoạn 0: ung thư biểu mô tại chỗ. Tế bào bất thường được tìm thấy trong lớp màng của hầu họng. Chúng có thể trở thành ung thư và lây lan vào các mô bình thường xung quanh.

    - Giai đoạn 1: Ung thư đã được hình thành, có kích thước 20mm hoặc nhỏ hơn và chưa lan ra ngoài vùng hầu họng.

    - Giai đoạn 2: Ung thư đã hình thành và kích thước lớn hơn 20mm nhưng không lớn hơn 40mm. Chưa lan ra ngoài vùng hầu họng.

    - Giai đoạn 3: Kích thước của ung thư lớn hơn 40mm. Chưa lan rộng ra bên ngoài vùng hầu- họng. Bất kỳ kích thước và đã lan rộng đến chỉ có một hạch bạch huyết trên cùng một bên của các cổ như ung thư. Các hạch bạch huyết bị ung thư là 30mm hoặc nhỏ hơn.

    - Giai đoạn 4A: Ung thư đã lan đến các mô gần vùng hầu họng, bao gồm vòm miệng, hàm dưới, các cơ của lưỡi hoặc cơ trung tâm của hàm và có thể lây lan sang một hoặc nhiều hạch bạch huyết gần đó, và kích thước của khối u không lớn hơn 60mm. Giai đoạn này, ung thư đã lan rộng đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết, có nghĩa là lớn hơn 30mm nhưng không lớn hơn 60mm.

    - Giai đoạn 4B: Ung thư bao quanh động mạch chính ở cổ hoặc đã di căn đến xương trong xương hàm, di căn đến phần cơ ở phía bên của hàm hoặc phần trên của cổ họng phía sau mũi và có thể lan đến các hạch bạch huyết gần đó. Ung thư đã lan đến hạch bạch huyết có nghĩa là lớn hơn 60 mm và có thể đã lây lan đến các mô xung quanh vùng hầu họng.

    - Giai đoạn 4C: Ung thư đã lan đến tất cả các bộ phận khác của cơ thể, và có thể lan đến các hạch bạch huyết.

    Một nghiên cứu được tiến hành hơn 15 năm, đã phát hiện ra rằng những người có nguy cơ tiếp xúc với HPV cao thì khả năng tiến triển lên HPV và OPC càng cao [18]. Bệnh ung thư liên quan đến HPV gây ra bởi sự xuất hiện của E6 và E7 của protein HPV liên kết với khối u ức chế và bất hoạt Protein p53 và Protein nguyên bào võng mạc.

    5. Chẩn đoán

    Các xét nghiệm và phương pháp sau đây có thể được sử dụng để chẩn đoán ung thư hầu- họng:
    + Kiểm tra vật lý và lịch sử của bệnh: khám để phát hiện các dấu hiệu chung về sức khỏe, bao gồm cả kiểm tra các dấu hiệu của bệnh, chẳng hạn như sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc bất cứ điều gì khác bất thường. Kiểm tra miệng và cổ và cổ họng bằng gương nhỏ để kiểm tra các khu vực bất thường. Sau đó, hỏi về các thói quen sức khỏe của bệnh nhân, các bệnh trước đây và phương pháp điều trị.
    + CT scan (CAT scan): chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cắt lớp trục vi tính nhằm mục đích chụp lại chi tiết các hình ảnh ở khu vực bên trong cơ thể từ các góc độ khác nhau, để xem có dấu hiệu bất thường.
    + MRI (chụp cộng hưởng từ): sử dụng nam châm, sóng radio và máy tính để thực hiện một loạt các hình ảnh chi tiết của khu vực bên trong cơ thể. Thủ tục này còn được gọi là chụp cộng hưởng từ hạt nhân (NMRI).
    + X-quang: Chụp X-quang của các cơ quan và xương. X-quang là một loại tia năng lượng có thể đi qua cơ thể và được ghi thành phim các hình ảnh của khu vực bên trong cơ thể.
    + PET scan (positron phát thải chụp CT scan): để tìm các tế bào khối u ác tính trong cơ thể. Một lượng nhỏ phóng xạ gắn vào đường (glucose) được tiêm vào tĩnh mạch. Máy quét PET quay xung quanh cơ thể và quan sát các phần có dòng phóng xạ chạy qua. Các tế bào khối u ác tính xuất hiện sáng hơn trong hình vì chúng đang hoạt động mạnh hơn và mất nhiều glucose hơn các tế bào bình thường.
    + Nội soi: nhằm mục đích quan sát các cơ quan và mô trong cơ thể để phát hiện bộ phận bất thường. Ống nội soi được đưa vào thông qua mũi hay miệng của bệnh nhân và quan sát các tế bào bên trong. Nội soi cũng có thể có một công cụ để loại bỏ các mô hoặc mẫu hạch bạch huyết có dấu hiệu của bệnh sau khi được kiểm tra dưới kính hiển vi.
    + Sinh thiết: Việc loại bỏ các tế bào hoặc mô có dấu hiệu của bệnh ung thư sau khi xác định bằng quan sát dưới kính hiển vi và phân tích bệnh học.

    Từ kết quả của các phương pháp trên, các bác sĩ sẽ chẩn đoán về tình trạng mắc ung thư và giai đoạn mắc ung thư của bệnh nhân.

    6. Phòng ngừa

    Có nhiều bạn tình, từng quan hệ tình dục bằng miệng-sinh dục, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, miệng, có kết quả Pap smear bất thường hoặc chứng loạn sản cổ tử cung, có xuất hiện mụn cóc sinh dục là các chỉ điểm nguy cơ của bệnh[19] [20] [21] [22]. Nghiên cứu (2010) kết luận rằng người sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc HPV và OSCC, và có nguy cơ cao tái phát bệnh cao so với những người không bao giờ hút thuốc lá [23].

    Do đó, biện pháp tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm HPV và OPC là giảm các yếu tố nguy cơ cao của bệnh và tiêm vắc xin HPV đầy đủ, đủ liều và đúng thời điểm.

    7. Điều trị

    Đối với những người mắc bệnh ung thư hầu họng, biện pháp điều trị tốt nhất là kết hợp giữa xạ trị và hóa trị liệu. Liệu pháp này có hiệu quả được so sánh tương tự như xử trí ngoại khoa.

    Kết quả của nghiên cứu trên 27 bệnh nhân trải qua giai đoạn phát triển (III và IV) của ung thư hầu họng cho thấy 67% đã có cơ sở các tổn thương lưỡi và 82% sử dụng ống dạ dày trước hoặc trong quá trình điều trị. Ba tháng sau khi điều trị kết hợp hóa trị và xạ trị, có 33% bệnh nhân ăn được bằng đường miệng, 45% đã có thể ăn uống nhưng vẫn phải cho ăn qua ống và 22% đã không thể ăn uống được
    [24].

  15. #14
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Kết quả xét nghiệm phụ khoa
    Thứ Tư, 07/01/2015, 20:38
    Em muốn hỏi Tâm sự bạn trẻ kết quả xét nghiệm ghi là tạp khuẩn (+++) có nghĩa là gì? Ảnh hưởng của nó như thế nào và có phải chữa trị gì không vì bác sĩ khám cho em không giải thích gì cả. Cả Tb biểu mô (+) và bạch cầu (+) nữa ạ? Hiện tại, em đang đặt thuốc chữa nấm nhưng thuốc khi tan cứ chảy ngược ra ngoài thì có sao không? (Em đã đẩy sâu hết mức có thể), khí hư sau khi đặt thuốc có màu trắng như sữa tắm nhưg em không ngứa hay gì cả là sao?

    E cảm ơn Tâm sự bạn trẻ nhiều!

    (Bạn nữ, 20 tuổi, Hà Nam)



    Bạn đang băn khoăn về kết quả xét nghiệm, việc đặt thuốc chữa nấm và biểu hiện của khí hư. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé.



    Trước hết, về kết quả xét nghiệm: các bác sĩ thường dùng dấu (+) hoặc (-) đế nói về sự xuất hiện của những yếu tố cần kiểm tra như tạp khuẩn, bạch cầu… Sự xuất hiện của tạp khuẩn với số lượng lớn (+++) và sự xuất hiện của bạch cầu, tế bào biểu mô (+) cho thấy bạn vẫn đang trong tình trạng có viêm nhiễm và như bác sỹ đã khám cho bạn kết luận, có thể bạn đang bị nhiễm nấm ở âm đạo. Vì vậy bạn cần tiếp tục việc điều trị nấm của mình.




    Khi bạn đặt thuốc chữa nấm thì bạn nhận thấy thuốc tan chảy ngược ra ngoài. Vậy bạn đã đặt thuốc với tư thế như thế nào? Sau khi đặt thuốc bạn có nằm lại nghỉ ngơi hay không? Các bác sĩ khuyến cáo là nên đặt thuốc vào buổi tối và sau khi đặt thuốc ở âm đạo, bạn gái nên nằm nghỉ ngơi tại chỗ trong vài giờ và có thể kê chiếc gối mỏng dưới mông để thuốc không bị chảy ngược ra ngoài âm đạo. Vì vậy, nếu như bạn đặt thuốc vào âm đạo nhưng sau đó bạn vẫn đi lại di chuyển thì bạn có thể lưu ý hơn đến điều này để thuốc không bị chảy ra ngoài nữa nhé. Thông thường, thuốc có thể chảy ra ngoài một ít nhưng phần lớn hàm lượng thuốc còn lại trong cơ quan sinh dục đã đủ để tạo nên tác dụng của thuốc nên bạn không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn không tự tin với khả năng đặt thuốc của mình, bạn có thể nhờ bác sỹ đặt hộ hoặc hướng dẫn cho bạn một cách cụ thể.



    Trong quá trình điều trị, tính chất của khí hư có thể có những thay đổi theo diễn tiến của bệnh, việc khí hư có màu trắng như sữa có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm âm đạo chưa hoàn toàn khỏi hẳn hoặc có thể do khí hư có lẫn với thuốc nên có màu sắc như vậy. Điều quan trọng là sau khi đặt hết lượng thuốc bác sỹ chỉ định, bạn cần đi khám lại để bác sỹ kiểm tra xem cơ thể bạn đáp ứng với việc điều trị như thế nào, bạn nhé.



    Chúc bạn mạnh khỏe!
    Tâm sự bạn trẻ 360


  16. #15
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Hỏi: Xét nghiệm nước tiểu có biết bị bệnh lậu hay không? - Bệnh khác


    03/04/2016 14:37

    Em đi khám bác sĩ cho xét nghiệm nhuộm gram nước tiểu thì kết quả có cầu trùng gram (+). Vậy em bị lậu phải không bác sĩ?
    Lậu | (12345 - 12:49 03/04/2016)
    Trả lời:


    ( BS. Đỗ Hữu Thảnh-Chuyên khoa Nội-Đã từng công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam - 12:49:26 03/04/2016)

    Chào bạn.

    Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện đang bị nhiễm vi khuẩn lậu nếu trong nước tiểu phát hiện thấy vi khuẩn này.

    Nhưng thông thường để phát hiện bệnh lậu phải xét nghiệm dịch tiết của cô bé đối với nữ, dịch tiết của niệu đạo đối với nam, xét nghiệm nước tiểu thường không có vi khuẩn lậu mặc dù bị bệnh lậu thực sự.

    Vi khuẩn lậu là loại Gram âm và là song cầu trùng. Vì vậy bạn không phải là bị bệnh lậu.

    Chúc bạn mạnh khỏe.



    http://doisongkhoe.com/xet-nghiem-nu...ong-110324.faq

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •