Thay đổi phác đồ do thất bại điều trị về vi rút

Vi rút nhân bản khi nồng độ thuốc không đủ là điều kiện lý tưởng cho sự hình thành đột biến kháng thuốc. Khi đã có bằng chứng rõ ràng về thất bại vi rút, cần phải chyển phác đồ sớm. Không ức chế được vi rút nghĩa là tải lượng vi rút trên ngưỡng phát hiện.

Sử dụng kết quả xét nghiệm tải lượng HIV và chuyển phác đồ bậc 2 25,35,37được khuyến cáo tại Việt nam:

- Tải lượng HIV trên ngưỡng phát hiện đến dưới 1000 bản sao/ml: Đánh giá và củng cố tuân thủ điều trị, đánh giá và xử trí các yếu tố có khả năng gây thất bại điều trị; Xét nghiệm tải lượng HIV sau 3- 6 tháng,

- Tải lượng HIV từ 1000 bản sao/ml đến 5000 bản sao/ml: Đánh giá tuân thủ điều trị, tư vấn củng cố tuân thủ điều trị tích cực; đánh giá và xử trí các yếu tố có khả năng gây thất bại điều trị. Xét nghiệm tải lượng HIV sau 1-3 tháng tùy kết quả tải lượng HIV và tình trạng cụ thể của người bệnh,

- Tải lượng HIV > 5000 bản sao/ml: Đánh giá và củng cố tuân thủ điều trị của người bệnh, làm lại xét nghiệm tải lượng HIV sau 1 – 3 tháng. Nếu kết quả xét nghiệm tải lượng HIV lần 2 > 5000 bản sao/ml và người bệnh tuân thủ tốt chuyển sang phác đồ ARV bậc 2

- Làm giải trình tự gen phát hiện kháng thuốc khi tải lượng vi rút >1000 bản sao/ml (nếu có điều kiện). Chuyển sang phác đồ ARV bậc 2 nếu có kết quả xét nghiệm HIV kháng thuốc.

Bảng 4: Thay đổi phác đồ bậc 1 mà không biết kết quả xét nghiệm gen kháng thuốc 33





TCYTTG khuyến cáo là toàn bộ phác đồ có thể thay đổi trong trường hợp thất bại điều trị. Trong phác đồ bậc 2 mới phải có các thuốc có tác dụng chống lại vi rút của bệnh nhân, lý tưởng là cần có tối thiểu 3 thuốc hiệu quả trong đó ít nhất có 1 thuốc thuộc nhóm mới để làm tăng khả năng thành công điều trị và giảm nguy cơ kháng chéo. Nhóm thuốc PI vì vậy được dự trữ cho các phác đồ bậc 2 cùng với 2 thuốc thuộc nhóm NRTIs 25.