Kết quả 1 đến 5 của 5

Chủ đề: QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Về chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV

  1. #1
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần

    QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Về chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2003
    Số: 265/2003/QĐ-TTg
    QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    Về chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS
    do tai nạn rủi ro nghề nghiệp


    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 31 tháng 5 năm 1995;

    Căn cứ Nghị định số 34/CP ngày 01 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính,


    QUYẾT ĐỊNH:
    Điều 1. Quyết định này quy định chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
    1. Người được coi là bị phơi nhiễm với HIV khi da hoặc niêm mạc của người đó bị tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của người bị nhiểm HIV/AIDS.
    2. Người bị nhiễm HIV/AIDS là người đã được xét nghiệm HIV theo quy định của Bộ Y tế và kết quả xét nghiệm là dương tính.
    3. Tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong Quyết định này là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận hoặc chức năng nào của cơ thể người, dẫn đến việc người đó bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS trong khi đang làm nhiệm vụ.
    Điều 2. Người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thuộc các đối tượng sau đây được hưởng chế độ theo quy định tại Điều 3 của Quyết định này:
    1. Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ sở y tế dân y và lực lượng vũ trang, cơ sở chữa bệnh được thành lập theo quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, hoặc cơ sở cai nghiện ma túy;
    2. Cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân làm việc tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng hoặc trong khi thi hành công vụ theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị;
    3. Cán bộ, công chức là thành viên tổ công tác cai nghiện quy định tại Điều 13 của Nghị định số 56/2002/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2002 của Chính phủ về tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng;
    4. Cán bộ, công chức chuyên trách phòng, chống tệ nạn xã hội;
    5. Học sinh thực tập tại các cơ sở y tế do Nhà nước quản lý và người có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động được quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này.
    Điều 3.
    1. Người bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp:
    a) Được xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV và được điều trị miễn phí các thuốc dự phòng phơi nhiễm chống HIV/AIDS theo chỉ định của bác sĩ;
    b) Được nghỉ việc để điều trị dự phòng trong 20 ngày làm việc. Trong thời gian nghỉ việc được hưởng nguyên lương và phụ cấp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
    2. Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp:
    a) Được điều trị miễn phí các bệnh nhiễm trùng cơ hội do HIV/AIDS gây nên. Được điều trị bằng thuốc đặc hiệu và thuốc nâng cao thể trạng theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
    b) Được nghỉ việc để điều trị các bệnh do HIV/AIDS gây nên, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp khác (nếu có) trong thời gian điều trị;
    c) Người bị nhiễm HIV/AIDS nếu còn khả năng lao động thì vẫn tiếp tục được bố trí làm công việc phù hợp với sức khỏe; được hưởng lương, nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác theo quy định hiện hành; người có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức giảm khả năng lao động là 61% (không phải giám định khả năng lao động), được bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám, chữa các bệnh nhiễm trùng cơ hội do HIV/AIDS gây nên và thuốc điều trị đặc hiệu, thuốc nâng cao thể trạng theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
    d) Người bị nhiễm HIV/AIDS thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu không còn khả năng lao động, phải nghỉ việc:
    Được hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động là 61% (không phải giám định khả năng lao động);
    Được hưởng chế độ hưu trí nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời); không phải giám định khả năng lao động và không phải giảm tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ việc trước tuổi;
    Được hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội nếu chưa đủ điều kiện nghỉ hưu;
    Được bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám và chữa các bệnh nhiễm trùng cơ hội do HIV/AIDS gây nên, tiền thuốc điều trị đặc hiệu và thuốc nâng cao thể trạng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
    đ) Nếu người nhiễm HIV/AIDS bị chết, thì gia đình hoặc người đại diện hợp pháp của họ được hưởng chế độ tử tuất và các chế độ khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
    Điều 4.
    1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm thực hiện chế độ cho người bị phơi nhiễm với HIV theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quyết định này.
    2. Quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả cho người đóng bảo hiểm xã hội bị nhiễm HIV/AIDS khi nghỉ việc các khoản sau:
    a) Trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng;
    b) Lương hưu hàng tháng (đối với người đủ điều kiện nghỉ hưu);
    c) Trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần (đối với người chưa đủ điều kiện nghỉ hưu);
    d) Chế độ tử tuất theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội;
    đ) Chế độ bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 2 Điều 3 của Quyết định này.
    3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm thực hiện các chế độ và chi trả cho người bị nhiễm HIV/AIDS như sau:
    a) Tiền chi phí điều trị theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Quyết định này;
    b) Trợ cấp một lần ít nhất bằng 30 tháng lương và phụ cấp (nếu có) khi người lao động đã được xác định bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
    c) Tiền lương và phụ cấp trong thời gian điều trị bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS đang còn khả năng lao động.
    4. Kinh phí để thực hiện các chế độ theo quy định tại các khoản 1 và khoản 3 Điều này của các cơ sở được ngân sách nhà nước cấp thì do ngân sách nhà nước chi trả; đối với các cơ sở không được ngân sách nhà nước cấp thì do người sử dụng lao động chi trả.
    Trường hợp các cơ quan, đơn vị, cơ sở quy định tại Điều 2 của Quyết định này được sáp nhập hoặc chia tách thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, cơ sở mới có trách nhiệm chi trả các chế độ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này. Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì thực hiện theo quy định của Luật Phá sản và các quy định pháp luật có liên quan.
    Điều 5.
    1. Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm quy định điều kiện để xác định người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
    2. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
    Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
    Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
    KT. THỦ TƯỚNG
    PHÓ THỦ TƯỚNG
    (Đã ký)
    Phạm Gia Khiêm
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 02-01-2014 lúc 11:26.

  2. #2
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG NGỪA PHƠI NHIỄM DO NGHỀ NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
    Lê Thị Anh Thư
    TÓM TẮT :Đặt vấn đề: Nhân viên y tế (NVYT) có nguy cơ cao bị phơi nhiễm do nghề nghiệp, đặc biệt với các bệnh nguyên qua đường máu. Tuy nhiên việc quản lý, theo dõi, và điều trị các phơi nhiễm cho NVYT còn chưa được thực hiện đầy đủ.


    Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu theo dõi tất cả các trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp từ tháng 2/2000 đến tháng 6/2009.Can thiệp: Từ tháng 8/2001, chương trình quản lý và phòng ngừa phơi nhiễm do nghề nghiệp với các bệnh nguyên đường máu được bắt đầu tiến hành tại BVCR bao gồm: Triển khai hệ thống báo cáo rộng rãi tất cả trường hợp bị phơi nhiễm nghề nghiệp. Thiết lập bộ phận chuyên trách theo dõi và điều trị mọi phơi nhiễm thuộc khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn. Nhân viên y tế (NVYT) được yêu cầu báo cáo ngay sau khi bị phơi nhiễm, được theo dõi trong 12 tháng và điều trị đầy đủ theo đúng phác đồ điều trị dự phòng của CDC. Đào tạo liên tục cho nhân viên y tế về an toàn trong công viêc và quản lý phơi nhiễm. Cung cấp đầy đủ phương tiện phòng hộ cho nhân viên.

    Kết quả: Từ 2/2000-6/2009, tổng số NVYT bị tai nạn nghề nghiệp làm phơi nhiễm với các bệnh nguyên đường máu trong khi thao tác là 327, trong đó phơi nhiễm trên bệnh nhân HIV dương tính là 65 trường hợp. Chủ yếu các trường hợp xảy ra là do kim hoặc dao đâm (244; 74, 8%) hoặc do máu và dịch tiết bắn vào mắt (53; 16,2%). Chưa có trường hợp nào chuyển huyết thanh dương tính với HIV và HCV. Có 1 trường hợp chuyển huyết thanh với HBV. Các trường hợp phân bố nhiều nhất ở khoa ngoại (124 trường hợp; 37.9%), thường gặp là điều dưỡng (116; 35,5%), học viên điều dưỡng hoặc sinh viên (48; 14,7%), nhân viên làm sạch (47; 14,4%) và BS ngoại (51; 15,6%). Thao tác khi xảy ra tai nạn đa số xảy ra trong phẫu thuật (44; 13,5%) hoặc trong các thao tác chăm sóc bệnh nhân như tiêm truyền (65; 19,9%), rút máu (27; 8,3%) hoặc trong lúc đậy nắp kim (39; 11,9%) và thu gom rác (49; 14,9%). Nguyên nhân thường gặp là do bất cẩn (236 trường hợp; 72,2%) và không tuân thủ phòng hộ qui định (81; 24,7%). Khi xảy ra tai nạn phơi nhiễm với HIV, 48,9% NVYT không biết bệnh nhân có nhiễm HIV trước đó. Tất cả trường hợp bị phơi nhiễm với HIV đều được điều trị phác đồ sau phơi nhiễm cơ bản (Zidovudine và Lamivudine) trong một tháng, có 26/76 trường hợp không dùng thuốc đủ. Nguyên nhân không điều trị đủ chủ yếu là do tác dụng phụ của thuốc. Các tác dụng phụ ghi nhận trong điều trị là nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn. Từ sau khi triển khai huấn luyện và các biện pháp phòng hộ, số lượng nhân viên y tế bị tai nạn nghề nghiệp đã giảm xuống một cách đáng kể. Tỷ lệ NVYT bị phơi nhiễm với nguồn có HIV dương tính giảm có ý nghĩa. Tỷ lệ phơi nhiễm với nguồn có HIV là 0, 7/tháng năm 2000 và 1, 3/tháng 6 tháng đầu 2001. Sau khi áp dụng chương trình, tỷ lệ phơi nhiễm giảm xuống còn 0, 1/tháng năm 2002, 0,3/tháng năm 2004 và 0,3/tháng năm 2008 (P=0,007). Việc huấn luyện đào tạo lại thường xuyên liên quan đến tỷ lệ giảm theo năm. Tâm lý NVYT ổn định hơn sau khi bị tai nạn nghề nghiệp. Việc XN HIV đại trà không đúng quy định cũng giảm đi rõ rệt, từ 16% trong tổng số bệnh nhân nội trú năm 2001 xuống còn 5,7% năm 2008.
    Kết luận: Nhằm bảo vệ cho nhân viên y tế, giảm tỷ lệ phơi nhiễm nghề nghiệp và tác hại sau phơi nhiễm, việc xây dựng chương trình phòng ngừa phơi nhiễm cho NVYT do khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn chuyên trách thực hiện là cần thiết. Việc quản lý, báo cáo, theo dõi và điều trị sau phơi nhiễm cần được tiến hành thường quy. Tuân thủ các quy tắc kiểm soát nhiễm khuẩn, đặc biệt phòng ngừa chuẩn là yếu tố quan trọng trong phòng phơi nhiễm nghề nghiệp, đặc biệt đối với các bệnh nguyên đường máu.

  3. #3
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV trong nghề nghiệp

    I. NGUYÊN TẮC CHUNG

    Tư vấn cho người bị phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể có nguy cơ lây nhiễm của người HIV(+).

    Cần lấy máu thử ngay HIV và điều trị ngay không cần chờ kết quả xét nghiệm.

    Thử lại HIV sau khi dùng thuốc 1 tháng; 3 tháng = 12 tuần và 6 tháng = 24 tuần.

    Tổn thương không làm xây sát da không điều trị mà chỉ cần rửa sạch da.

    II. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHƠI NHIỄM VÀ XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG TẠI CHỖ

    1. Đánh giá tính chất phơi nhiễm

    1.1. Kim đâm

    Cần xác định vị trí tổn thương.

    Xem kích thước kim đâm (nếu kim to và rỗng thì nguy cơ lây nhiễm cao).

    Xem độ sâu của vết kim đâm.

    Nhìn thấy máu chảy khi bị kim đâm.

    1.2. Vết thương do dao mở, do ống nghiệm đựng máu, chất dịch của bệnh nhân nhiễm HIV bị vỡ đâm vào da, cần xác định độ sâu và kích thước của vết thương

    1.3. Da bị tổn thương từ trước và niêm mạc

    Da có các tổn thương do: chàm, bỏng hoặc bị viêm loét từ trước.

    Niêm mạc mắt hoặc mũi họng.

    2. Xử trí ngay tại chỗ

    Da: Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng dung dịch Dakin hoặc nước Javel pha loãng 1/10 hoặc cồn 700, để tiếp xúc nơi bị tổn thương ít nhất 5 phút.

    Mắt: Rửa mắt với nước cất hoặc huyết thanh mặn đẳng trương (0,9%), sau đó nhỏ mắt bằng nước cất liên tục trong 5 phút.

    Miệng, mũi: rửa mũi bằng nước cất, súc miệng bằng huyết thanh mặn đẳng trương (0,9%).

    III. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG

    1.
    Thời gian điều trị tốt nhất là ngay từ những giờ đầu tiên (2-3 giờ sau khi xảy ra tai nạn), muộn nhất không quá 7 ngày.

    2. Nếu tổn thương chỉ xây xước da không chảy máu hoặc máu, dịch của bệnh nhân bắn vào mũi họng thì phối hợp 2 loại thuốc trong thời gian 1 tháng theo hướng dẫn ở phần trên.

    3. Nếu tổn thương sâu, chảy máu nhiều thì phối hợp 3 loại thuốc trong thời gian 1 tháng theo hướng dẫn ở phần trên.

    C. Điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

    I. ĐIỀU TRỊ PHỤ NỮ MANG THAI NHIỄM HIV ĐỂ PHÒNG LÂY NHIỄM TỪ MẸ SANG CON

    Điều trị phụ nữ mang thai nhiễm HIV với mục đích làm giảm lây nhiễm từ mẹ sang con, nếu người mẹ và gia đình sau khi được tư vấn vẫn muốn giữ thai.

    1. Điều trị trước và trong khi đẻ: Tùy điều kiện có thể lựa chọn một trong hai phác đồ sau:

    1.1. Phác đồ sử dụng Nevirapine

    Chỉ định: Khi bắt đầu chuyển dạ thực sự hoặc trước khi mổ lấy thai.

    Điều trị: Uống một lần duy nhất 1 viên Nevirapine 200mg.

    Theo dõi cuộc chuyển dạ và tiếp tục đỡ đẻ như bình thường.

    1.2. Phác đồ sử dụng Zidovudine

    Zidovudine 600mg/ngày, chia 2 lần, uống bắt đầu từ tuần thai thứ 36 đến khi chuyển dạ. Trong trường hợp thai phụ đến muộn (sau tuần thứ 36), cũng cho uống với liều trên cho đến khi chuyển dạ.

    Trong khi chuyển dạ đẻ tiếp tục dùng Zidovudine 300mg/lần, cứ 3 giờ cho uống 1 lần đến lúc cặp và cắt dây rốn thì ngừng thuốc.

    Cần cho thêm thuốc chống thiếu máu bằng cách bổ sung viên sắt hoặc axit folic.

    Nếu người mẹ có nhiễm trùng cơ hội kèm theo thì điều trị như những người bệnh nhiễm trùng cơ hội khác hoặc gửi đi khám chuyên khoa để có chỉ định dùng thuốc đúng và hợp lý.

  4. #4
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    QUẢN LÝ, THEO DÕI ĐIỀU TRỊ NGƯỜI PHƠI NHIỄM VỚI HIV
    Điều 13. Đối tượng tiếp nhận
    1. Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.
    2. Người bị phơi nhiễm với HIV.
    Điều 14. Quy trình tiếp nhận
    1. Đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV:
    a) Tư vấn về sự cần thiết chăm sóc và theo dõi điều trị đối với trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV;
    b) Hoàn thiện Bệnh án ngoại trú theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này đối với những trường hợp người chăm sóc trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV đồng ý đăng ký chăm sóc điều trị HIV/AIDS cho trẻ;
    c) Thực hiện việc quản lý, theo dõi điều trị theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này.
    2. Đối với người bị phơi nhiễm với HIV:
    a) Tư vấn về sự cần thiết chăm sóc và theo dõi điều trị sau phơi nhiễm với HIV;
    b) Lập hồ sơ quản lý phơi nhiễm với HIV bao gồm:
    - Bệnh án ngoại trú theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
    - Bản sao các xét nghiệm xác định tình trạng nhiễm HIV của người bị phơi nhiễm và nguồn gây phơi nhiễm (nếu có);
    - Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
    c) Thực hiện việc quản lý, theo dõi điều trị theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư này.
    Điều 15. Nội dung quản lý theo dõi điều trị đối với người phơi nhiễm với HIV
    1. Đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV:
    a) Đánh giá tình trạng toàn thân, phát triển tâm thần, thể chất của trẻ;
    b) Tư vấn nuôi dưỡng phù hợp;
    c) Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc kháng HIV theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS;
    d) Dự phòng nhiễm trùng cơ hội bằng Cotrimoxazole khi trẻ được 04 đến 06 tuần tuổi;
    đ) Tư vấn về tuân thủ điều trị, theo dõi tác dụng của thuốc và cách xử trí khi có tác dụng dụng phụ;
    e) Chỉ định xét nghiệm phát hiện HIV theo quy định tại Quyết định số 1053/QĐ-BYT ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi;
    g) Theo dõi chặt chẽ diễn biến lâm sàng phát hiện sớm biểu hiện nhiễm HIV của trẻ trong tất cả các lần đến khám;
    h) Thực hiện điều trị bằng thuốc kháng HIV theo quy định tại Điều 9 Thông tư này ngay khi trẻ có các biểu hiện lâm sàng nhiễm HIV hoặc khi trẻ có kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật sinh học phân tử lần 1 dương tính hoặc khi trẻ có xét nghiệm khẳng định HIV dương tính;
    i) Ghi chép đầy đủ các thông tin vào Sổ theo dõi phơi nhiễm với HIV theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
    2. Đối với người bị phơi nhiễm với HIV:
    a) Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm với HIV;
    b) Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm;
    c) Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm;
    d) Hoàn thiện hồ sơ quản lý người phơi nhiễm với HIV;
    đ) Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS;
    e) Ghi chép đầy đủ các thông tin vào Sổ theo dõi phơi nhiễm với HIV theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này;
    g) Thực hiện việc quản lý, theo dõi người được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị HIV/AIDS:
    - Trường hợp người bị phơi nhiễm với HIV được khẳng định nhiễm HIV thì thực hiện việc quản lý, theo dõi điều trị theo các quy định tại Chương II Thông tư này;
    - Trường hợp người bị phơi nhiễm với HIV được khẳng định không nhiễm HIV thì thực hiện tư vấn về phơi nhiễm với HIV và dự phòng phơi nhiễm với HIV theo quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện thành lập và nội dung hoạt động đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS.

    Chương IV
    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
    Điều 16. Hiệu lực thi hành
    1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2013.
    2. Quyết định số 2051/QĐ-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy trình điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng HIV hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
    Điều 17. Điều khoản tham chiếu
    Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản thay thế, bổ sung.

    Điều 18. Trách nhiệm thi hành
    1. Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với các Vụ, Cục, Tổng cục có liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Thông tư này trong phạm vi cả nước.
    2. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Thông tư này trong phạm vi địa phương quản lý.
    Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) để nghiên cứu, giải quyết./.

    Nơi nhận:
    - Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX,
    Phòng Công báo, Cổng TTĐTCP);
    - Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
    - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
    - Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo thực hiện);
    - Các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ,
    Tổng cục thuộc Bộ Y tế;
    - Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
    - Y tế các ngành;
    - Cổng TTĐT Bộ Y tế;
    - Lưu: VT, KCB, AIDS (2), PC.
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Thanh Long

  5. #5
    Thành viên năng động nhiệt tình.
    Ngày tham gia
    18-07-2009
    Giới tính
    Nam
    Đến từ
    Tp.HCM
    Bài viết
    47,923
    Cảm ơn
    2,578
    Được cảm ơn: 11,968 lần
    Quản lý, theo dõi điều trị người nhiễm, phơi nhiễm HIV

    Từ ngày 15/12/2013, ngành y tế sẽ bắt đầu triển khai thực hiện việc quản lý, theo dõi điều trị người nhiễm HIV và người phơi nhiễm với HIV theo Thông tư hướng dẫn mới ban hành của Bộ Y tế.

    Theo Thông tư số 32 /2013/TT-BYT, nguyên tắc quản lý, theo dõi điều trị người nhiễm HIV và người phơi nhiễm với HIV phải bảo đảm 3 yếu tố: tính liên tục của quá trình điều trị đối với người đang điều trị bằng thuốc kháng HIV; Cung cấp trực tiếp cho người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV tất cả các nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người đó trong quá trình quản lý, theo dõi điều trị; Việc điều trị dự phòng các nhiễm trùng cơ hội và điều trị bằng thuốc kháng HIV phải tuân thủ các nội dung được quy định tại Quyết định số 3003/QĐ-BYT, ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS và Quyết định số 4139/QĐ-BYT, ngày 02/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS” ban hành kèm theo Quyết định số 3003/QĐ-BYT, ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
    Đối tượng được tiếp nhận là người lớn và trẻ em từ đủ 18 tháng tuổi trở lên có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính và trẻ em dưới 18 tháng tuổi có kết quả xét nghiệm HIV dương tính bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
    Về quản lý, theo dõi điều trị người nhiễm HIV tại cơ sở điều trị, trước tiên cần đánh giá tình trạng sức khỏe của người nhiễm HIV, cụ thể: Khai thác tiền sử sử dụng thuốc kháng HIV, thông tin về các thuốc đang sử dụng và tác dụng phụ của thuốc, tiền sử điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đối với trường hợp phụ nữ mang thai và trẻ em; Xác định giai đoạn lâm sàng, chiều cao, cân nặng của người bệnh.
    Đối với người bị phơi nhiễm với HIV, cần đánh giá nguy cơ phơi nhiễm với HIV; xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm; tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm; hoàn thiện hồ sơ quản lý người phơi nhiễm với HIV; điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị HIV/AIDS.
    Trường hợp người bị phơi nhiễm với HIV được khẳng định không nhiễm HIV thì thực hiện tư vấn về phơi nhiễm với HIV và dự phòng phơi nhiễm với HIV theo quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện thành lập và nội dung hoạt động đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS.




    (Theo Chinhphu.vn)
    http://www.yenbai.gov.vn/vi/tinh/pho...itm=158&mnId=0
    Lần sửa cuối bởi songchungvoi_HIV, ngày 28-09-2014 lúc 09:29.

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •