Kết quả 1 đến 3 của 3

Chủ đề: Điều trị ARV - Dự phòng lây nhiễm HIV

  1. #1
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    (Sanh năm 1983 ) 10 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Nguyen Ha's Avatar
    Ngày tham gia
    19-12-2012
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    diendanhiv.vn
    Bài viết
    32,318
    Cảm ơn
    664
    Được cảm ơn: 7,903 lần

    Điều trị ARV - Dự phòng lây nhiễm HIV

    Điều trị ARV - Dự phòng lây nhiễm HIV


    Khi điều trị ARV đạt đến mức ức chế virut, nghĩa là tải lượng virut dưới 200 bản sao/ml, hay còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện, sẽ ngăn ngừa được HIV qua đường tình dục.
    Qua ba nghiên cứu trên hàng ngàn cặp bạn tình trái dấu với hàng ngàn lần quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su hay dùng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cho thấy, người nhiễm HIV khi được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) đạt đến mức ức chế virut, nghĩa là tải lượng virut dưới 200 bản sao/ml máu, hay còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện, sẽ ngăn ngừa được HIV qua đường tình dục. Tức không có bạn tình âm tính nào bị lây HIV từ bạn tình dương tính khi họ có tải lượng virut dưới ngưỡng phát hiện. Phát hiện này còn được gọi là “Không phát hiện = Không lây truyền) hay K=K.

    Những bằng chứng khoa học về K=K

    Cộng đồng y khoa và khoa học toàn cầu đi tiên phong trong nghiên cứu và điều trị HIV/AIDS đã công bố tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 9 về AIDS tại Paris tháng 7/2017, rằng “một mức tải lượng virut HIV không phát hiện được có nghĩa là HIV không còn khả năng lây truyền”.
    Nghiên cứu thứ nhất được thực hiện trên 1.763 cặp dị nhiễm HIV ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ (cặp dị nhiễm tức là 1 người nhiễm HIV còn 1 người không nhiễm HIV) trong thời gian từ năm 2005 đến 2015. Trong số này có tới 97% quan hệ tình dục khác giới. Báo cáo đánh giá cuối kỳ vào năm 2016 đã kết luận: “Không có người nào bị lây nhiễm HIV khi bạn tình nhiễm HIV của họ có tải lượng HIV-1 bị ức chế dưới 200 bản sao/ml máu và duy trì ổn định ở những người tham gia nghiên cứu”.
    Nghiên cứu thứ hai thực hiện trên 1.166 cặp dị nhiễm HIV ở 14 nước châu Âu và bắt đầu thực hiện năm 2010 ở cả các cặp quan hệ tình dục khác giới và đồng tính nam, tập trung nghiên cứu nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường âm đạo và hậu môn mà không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) khi bạn tình nhiễm có tải lượng HIV <200 bản sao/ml máu. Đánh giá sơ bộ năm 2016 cho thấy không có trường hợp nào lây HIV từ bạn tình của họ trong 1.238 cặp bạn tình - năm với khoảng 58.000 lần quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su.
    Nghiên cứu thứ ba được thực hiện trên 358 cặp dị nhiễm HIV ở Úc, Brazil và Thái Lan từ năm 2012 trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Kết quả phân tích cuối kỳ vào năm 2017 cho thấy, không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV từ bạn tình nhiễm HIV khi họ có tải lượng HIV <200 bản sao/ml và không dùng bao cao su hay PrEP. Điều này có nghĩa là khi người bệnh uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang bạn tình HIV âm tính.



    Sự kiện khởi động Chiến dịch quốc gia K=K tại Bệnh Viện Bạch Mai

    Ý nghĩa của K=K

    Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC) cho biết, người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng HIV trong máu dưới ngưỡng phát hiện thì không có nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên CDC cũng nhấn mạnh: Tùy thuộc vào loại thuốc điều trị có thể phải mất đến 6 tháng để đạt mức tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện. Tải lượng HIV được ức chế liên tục và đáng tin cậy đòi hỏi người bệnh phải được sử dụng loại thuốc phù hợp và tuân thủ điều trị tốt. Việc đo tải lượng HIV cần được theo dõi định kỳ để đảm bảo lợi ích sức khỏe người bệnh và sức khỏe cộng đồng.
    Một điều cũng đáng lưu ý là: Tải lượng HIV không phát hiện được chỉ ngăn ngừa lây truyền HIV sang các bạn tình chứ không ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai... trong khi bao cao su có thể giúp ngăn ngừa lây truyền HIV cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và ngăn ngừa việc có thai. Do vậy, CDC cũng khuyến cáo: Việc lựa chọn phương pháp dự phòng HIV có thể khác nhau tùy thuộc vào hành vi quan hệ tình dục, hoàn cảnh và các mối quan hệ của một người. Ví dụ, nếu có ai đó quan hệ tình dục với nhiều bạn tình hoặc trong mối quan hệ không phải là một vợ một chồng, họ có thể cân nhắc sử dụng bao cao su để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Việc tuân thủ điều trị nghiêm ngặt, hoặc dùng thuốc ARV theo đơn đã kê của thầy thuốc có ý nghĩa rất quan trọng để duy trì ức chế tải lượng virut.
    Như vậy, một người nhiễm HIV được điều trị ARV khi có tải lượng virut dưới ngưỡng phát hiện sẽ vừa bảo vệ sức khỏe cho người sống chung với HIV và ngăn ngừa lây nhiễm HIV sang bạn tình. Đồng thời nó giúp giảm sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV và khuyến khích những người nhiễm HIV tuân thủ điều trị.

    http://vaac.gov.vn/Tin-Tuc/Detail/Di...-lay-nhiem-HIV
    ads

  2. #2
    Điều Hành Chung.Thay quyền Admin
    (Sanh năm 1983 ) 10 năm trong chuyên môn tư vấn HIV miễn phí
    Nguyen Ha's Avatar
    Ngày tham gia
    19-12-2012
    Giới tính
    Nữ
    Đến từ
    diendanhiv.vn
    Bài viết
    32,318
    Cảm ơn
    664
    Được cảm ơn: 7,903 lần
    Điều trị bằng thuốc ARV - Dự phòng lây nhiễm HIV


    Nhiều bằng chứng khoa học trong những năm gần đây cho thấy việc sử dụng thuốc kháng HIV để điều trị cho người nhiễm HIV còn có tác dụng dự phòng lây nhiễm HIV. Nói một cách đơn giản, khi điều trị cho người nhiễm HIV sẽ kiểm soát được tải lượng virus HIV trong máu của họ, từ đó sẽ làm giảm nguy cơ hoặc không làm lây nhiễm HIV sang người khác. Ngoài ra, thuốc ARV còn có tác dụng điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm HIV.

    Điều trị thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV có tác dụng dự phòng lây nhiễm HIV cho người khác

    Hiện đã có nhiều bằng chứng khoa học xác nhận rằng một người nhiễm HIV, được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) và khi đạt tải lượng vi rút ở ngưỡng không phát hiện được trong máu thì nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường tình dục rất thấp từ không đáng kể đến không có nguy cơ. Không đáng kể ở đây được hiểu là: quá nhỏ bé hoặc không quan trọng, không đáng để xem xét hoặc không có ý nghĩa.
    Tải lượng vi rút không phát hiện được định nghĩa là khi có dưới 200 bản sao/ml máu. Điều này có ý nghĩa rằng, một người nhiễm HIV được điều trị ARV khi có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện sẽ vừa bảo vệ sức khoẻ cho người sống chung với HIV và ngăn ngừa lây nhiễm HIV sang bạn tình.

    Tuyên bố trên do Cộng đồng y khoa và khoa học toàn cầu đi tiên phong trong nghiên cứu và điều trị HIV/AIDS công bố tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 9 về AIDS tại Paris tháng 7 năm 2017. Họ công bố rằng “một mức tải lượng vi rút HIV không phát hiện được có nghĩa là HIV không còn khả năng lây truyền”. Công bố trên được Tiến sĩ Julio Montaner tuyên bố trên dựa trên ba nghiên cứu khác nhau:

    Nghiên cứu thứ nhất được thực hiện trên 1.763 cặp dị nhiễm HIV ở châu Phi, châu Á và Mỹ (cặp dị nhiễm tức là 1 người nhiễm HIV còn 1 người không nhiễm HIV) trong thời gian từ năm 2005 đến 2015. Trong số này có tới 97% quan hệ tình dục khác giới. Năm 2011, khi đánh giá sơ bộ cho thấy khi nhóm điều trị ARV có thể giảm nguy cơ lây truyền HIV qua bạn tình tới 96%. Đây cũng là cơ sở khoa học cho hướng dẫn “điều trị là dự phòng (TasP)”. Tại báo cáo đánh giá cuối kỳ vào năm 2016 đã kết luận: “Không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV khi bạn tình nhiễm HIV của họ có tải lượng HIV-1 bị ức chế liên tục – tức dưới 200 bản sao/ml máu”.

    Nghiên cứu thứ hai thực hiện trên 1.166 cặp dị nhiễm HIV ở 14 nước châu Âu và bắt đầu thực hiện năm 2010 ở cả các cặp quan hệ tình dục khác giới và đồng tính nam. Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường âm đạo và hậu môn mà không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) khi bạn tình nhiễm có tải lượng HIV <200 bản sao/ml máu. Đánh giá sơ bộ năm 2016 với 1.238 cặp-năm ở những người nhiễm có tải lượng HIV <200 bản sao/ ml và không sử dụng bao cao su; không dùng PrEP với gần 58.000 lượt quan hệ tình dục không dùng bao cao su cũng cho thấy “Không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV trong 1.238 cặp-năm”.

    Nghiên cứu thứ ba được thực hiện trên 358 cặp dị nhiễm HIV ở Úc, Brazil và Thái Lan từ năm 2012 trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Năm 2016, khi đánh giá sơ bộ với 591 cặp-năm và tổng số 16.889 lượt quan hệ tình dục không dùng bao cao su khi bạn tình nhiễm HIV có tải lượng HIV <200 bản sao/ml và gần 12.000 lượt quan hệ tình dục không dùng bao cao su khi bạn tình âm tính không dùng PrEP cũng cho thấy: “Không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV từ bạn tình nhiễm HIV khi họ có tải lượng HIV <200 bản sao/ml) và không dùng bao cao su hay PrEP”. “...Điều này có nghĩa là khi người bệnh uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang bạn tình HIV âm tính.”.

    Tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện ở đây được định nghĩa là nhỏ hơn 200 bản sao/ml máu. Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC) kết luận: Người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV có tải lượng HIV trong máu dưới ngưỡng phát hiện thì không có nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên CDC cũng nhấn mạnh: “Tùy thuộc vào loại thuốc điều trị có thể phải mất đến 6 tháng để đạt mức tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện. Tải lượng HIV được ức chế liên tục và đáng tin cậy đòi hỏi phải người bệnh phải được sử dụng loại thuốc phù hợp và tuân thủ điều trị tốt. Việc đo tải lượng HIV cần được theo dõi định kỳ để đảm bảo lợi ích sức khỏe người bệnh và sức khỏe cộng đồng”.

    Một điều cũng đáng lưu ý là: Tải lượng vi rút HIV không phát hiện được chỉ ngăn ngừa lây truyền HIV sang các bạn tình chứ không ngăn ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai… trong khi bao cao su có thể giúp ngăn ngừa lây truyền HIV cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và ngăn ngừa việc có thai. Do vậy, CDC cũng khuyến cáo: Việc lựa chọn phương pháp dự phòng HIV có thể khác nhau tùy thuộc vào hành vi quan hệ tình dục, hoàn cảnh và các mối quan hệ của một người.
    Ví dụ, nếu có ai đó quan hệ tình dục với nhiều bạn tình hoặc trong mối quan hệ không phải là một vợ một chồng, họ có thể cân nhắc sử dụng bao cao su để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Việc tuân thủ điều trị nghiêm ngặt, hoặc dùng thuốc ARV theo đơn đã kê của thầy thuốc có ý nghĩa rất quan trọng để duy trì ức chế tải lượng vi rút.

    Vậy một người có H khi đã đạt được tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện (<200 bản sao/ml) sẽ không cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm. Câu trả lời là: Nếu bạn muốn ngừng sử dụng bao cao su, điều quan trọng là thảo luận cẩn thận với bạn tình và đảm bảo rằng họ cũng cảm thấy thoải mái với quyết định đó.

    Điều quan trọng cần nhớ là mặc dù tải lượng vi rút không phát hiện được sẽ ngăn việc lây truyền HIV, nhưng nó không bảo vệ bạn khỏi những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cũng như mang thai ngoài ý muốn.

    Vậy một người đang dùng bao cao su hay dùng thuốc ARV dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) có nên dừng không khi bạn tình có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện? Câu trả lời là: Một số người có thể sử dụng một số chiến lược dự phòng HIV vì nhiều lý do khác nhau như dùng bao cao su hay PrEP ngay cả khi họ đạt được tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế để giảm lo lắng về nguy cơ lây truyền, phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, phòng tránh mang thai, hoặc nếu người bạn tình nhiễm HIV có tiền sử không tuân thủ điều trị ARV. Do vậy điều đó tùy thuộc vào quyết định sáng suốt của bạn.


    Sự kiện “Khởi động Chiến dịch K=K tại Hà Nội”

    Một vấn đề nữa cần lưu ý là: Không phát hiện = Không lây truyền” chỉ có ý nghĩa dự phòng với lây truyền HIV qua đường tình dục. Thông điệp này không áp dụng với lây truyền HIV qua dùng chung kim tiêm khi tiêm chích. Do vậy ngay cả người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế vẫn phải sử dụng bơm kim tiêm sạch và không dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích.
    Tại Việt Nam, Chiến dịch “Không phát hiện = Không lây truyền đã triển khai rộng rãi trong toàn quốc. Hiện nay hơn 125.000 người nhiễm HIV đang được điều trị bằng thuốc kháng HIV. Trong số đó có khoảng 95% có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện, điều này có ý nghĩa to lớn trong việc làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ người nhiễm HIV ra cộng đồng.

    Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV sau phơi nhiễm HIV (PEP)

    Thuốc ARV từ lâu đã được sử dụng để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP). Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm là biện pháp giảm nguy cơ nhiễm HIV nhờ vào tác dụng của thuốc kháng virus – ARV. Các nghiên cứu về nhiễm HIV cấp tính cho thấy việc nhiễm HIV có thể không xảy ra ngay lập tức, mà có một thời gian kéo dài khoảng 2-3 ngày sau khi phơi nhiễm với HIV trước khi có mặt của HIV ở trong máu, đánh dấu thời điểm “chính thức” nhiễm HIV. Trong giai đoạn “cửa sổ cơ hội” này, thuốc kháng vi rút có thể phòng ngừa nhiễm HIV bằng cách khống chế sự sinh sản của HIV, cô lập và đào thải những tế bào đã bị nhiễm HIV ra khỏi cơ thể.
    Những nghiên cứu khoa học thực nghiệm cũng cho thấy hiệu quả đáng tin cậy của phương pháp này với hiệu quả bảo vệ vào khoảng 90- 95%. Hiệu quả của phương pháp này giảm dần theo thời gian, và được cho là có ít hoặc không còn giá trị nếu sử dụng thuốc ARV sau 72 giờ.
    Như vậy, phương pháp này sử dụng trong những tình huống mới phơi nhiễm với HIV trong môi trường nghề nghiệp như thầy thuốc bị phơi nhiễm với HIV do kim tiêm đâm, dao mổ dính máu người nhiễm HIV cứa vào tay. Cũng có thể sử dụng điều trị dự phòng ngoài môi trường nghề nghiệp như: quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, bị rách bao khi quan hệ …. Ngay khi phơi nhiễm, cần nhanh chóng xử lý vết thương nếu có (với môi trường nghề nghiệp) và tiếp cận với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV để tư vấn và được cung cấp điều trị PEP nếu có chỉ định.

    Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP)

    Phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc ARV cũng dựa trên tác dụng khống chế vi rút HIV của thuốc ARV. Khác với điều trị sau phơi nhiễm chỉ sử dụng thuốc sau khi có tiếp xúc nghi ngờ, phương pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm đòi hỏi người sử dụng phải uống liên tục mỗi ngày thuốc ARV với mục đích duy trì nồng độ thuốc ARV trong máu ở mức có hiệu quả bảo vệ khỏi sự xâm nhập của HIV.
    Những nghiên cứu lâm sàng đánh giá hiệu quả của phương pháp này cho thấy hiệu quả bảo vệ có thể đạt đến khoảng trên 80% nếu tuân thủ nghiêm ngặt.


    Sự kiện “Khởi động PrEP tại Việt Nam”

    Hiện phương pháp này đang được mở rộng tại Việt Nam với hơn 6.000 người đang được điều trị dự phòng PrEP và dự kiến sẽ tăng nhanh và mở rộng ra tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước. Hiện biện pháp này đang áp dụng tập trung trên những nhóm nguy cơ cao như nam quan hệ tình dục đồng giới, người mại dâm, bạn tình âm tính của người có H... Đây được xem là một lựa chọn trong các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV.

  3. #3
    Thành Viên Charles's Avatar
    Ngày tham gia
    15-04-2013
    Giới tính
    Nam
    Bài viết
    56,883
    Cảm ơn
    596
    Được cảm ơn: 12,648 lần
    Bảo đảm cung ứng thuốc trong điều trị và dự phòng HIV

    Thứ tư 16/09/2020 10:00

    TS. Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho rằng, để tạo ra một thị trường cung ứng thuốc đầy đủ cho người nhiễm HIV/AIDS với giá thành hợp lý giúp người bệnh HIV có thể duy trì điều trị suốt đời, rất cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp dược...

    Tư vấn điều trị ARV cho người nhiễm HIV. Ảnh: Thùy Chi

    Trong công tác điều trị, việc tối ưu hóa phác đồ điều trị ARV rất quan trọng, TS.BS Nguyễn Thị Thúy Vân, chuyên gia cao cấp của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, đây là nỗ lực để có được phác đồ ARV đơn giản, hiệu quả, an toàn và đủ khả năng chi trả cho người bệnh nhằm tăng cường sự tiếp cận của người nhiễm HIV. Các phác đồ ARV cần dễ sử dụng cho phụ nữ, trẻ em, các nhóm bệnh nhân đồng nhiễm với lao, viêm gan B...; và các quốc gia cần nỗ lực bảo đảm cho người nhiễm HIV được tiếp cận với các thuốc ARV có hiệu quả, an toàn mà vẫn bảo đảm chi phí thấp.

    Về việc mở rộng điều trị và lộ trình tối ưu hóa phác đồ điều trị thuốc ARV, TS Đỗ Thị Nhàn, Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, đến 30/6/2020, nước ta đã có gần 150.000 người đang điều trị ARV. Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2030 sẽ tiếp tục mở rộng điều trị thuốc ARV. Theo đó, năm 2021, sẽ có 163.000 người và đến năm 2025 sẽ có 190.000 người được điều trị ARV.

    Hiện nước ta có 22 loại thuốc ARV đang được sử dụng điều trị HIV/AIDS (theo Quyết định 5456/QĐ-BYT ngày 20/11/2019), trong đó 21 thuốc dùng trong điều trị nhiễm HIV (11 thuốc dùng cho người từ 10 tuổi trở lên và 10 thuốc dùng cho trẻ dưới 10 tuổi) và 1 thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP). Sau khi loại trừ thuốc LNZ, TLE 600 còn lại 19 thuốc, trong đó có 9 thuốc dành cho người lớn.

    Định hướng loại bỏ phác đồ không còn hiệu quả như LNZ trong điều trị HIV/AIDS, TS Nhàn cho biết, đến tháng 12/2018, có 13.890 người đang dùng LNZ, nhưng đến tháng 6/2020, chỉ còn 4.722 người, đến tháng 7/2021 còn 1.146 tháng 2/2022 sẽ kết thúc phác đồ có LNZ.

    Không chỉ những người nhiễm HIV/AIDS phải sử dụng thuốc liên tục suốt đời mà những người có nguy cơ cao nhiễm HIV cũng sẽ được dùng thuốc điều trị dự phòng để ngăn ngừa lây nhiễm HIV (PrEP).

    TS. Phan Thị Thu Hương cho biết, PrEP là kết hợp của hai loại thuốc ARV và sẽ được coi như mũi nhọn của biện pháp dự phòng trong chương trình phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 10 năm tới. Với khoảng 9.000 người đang được điều trị, không có trường hợp nào bị nhiễm HIV trong giai đoạn điều trị dự phòng liên tục. Số lượng này sẽ tăng lên 64.000 người vào năm 2025.

    Kết quả của các biện pháp điều trị ARV đã góp phần không nhỏ, khống chế gần nửa triệu người không bị lây nhiễm HIV và gần 200.000 người tránh được tử vong do HIV/AIDS. Với những bằng chứng khoa học và hiệu quả điều trị ARV thời gian qua, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã đưa ra một lộ trình tăng tưởng bệnh nhân hàng năm để ngày càng nhiều người nhiễm HIV được tiếp cận và tiếp cận sớm với điều trị, giúp sớm khống chế và chấm dứt đại dịch AIDS ở Việt Nam vào năm 2030.

    Thùy Chi


Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •