continue...
Hôm nay tôi bàn đến một chủ đề các anh các chị bên quản trị diễn đàn cho là nhạy cảm đây.
Tôi nói về sự sống và cái chết. Tức là nói đến nhân sinh quan, vũ trụ quan. Tức là nói đến
thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở (hai cái này cụ thể là gì tôi cũng chịu). Tức là nói đến
triết học và tôn giáo (trong khuôn khổ hiểu biết hạn hẹp của tôi).
Việt Nam không có triết học (nếu có thì nó đã bị phá huỷ từ trước Công nguyên khi An
Dương Vương để mất nước về tay Triệu Đà rồi). Trịnh Công Sơn nói đại loại: "Triết học Việt
Nam có đó, nhưng không được hệ thống hoá, nó bàng bạc trong đời sống nhân gian, trong ca
dao, lời ru của mẹ". Hoàng Ngọc Hiến cũng nói một câu tương tự rằng khi đưa tác phẩm của
Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương v.v.. cho một nhà văn Mỹ đọc. Ông ta kết luận. Viêt
Nam có triết học, triết học bị lẫn vào trong văn học. Theo tôi thì những nhận xét trên chỉ là
an ủi thôi. Vì một cộng đồng nào tập trung nhau lại mà chẳng phải có một quy chuẩn tinh thần
nào đó. Gọi đó là triết học thì e hơi quá đáng. Tôi vẫn giữ vững quan điểm rằng: Việt Nam ta
không có triết học. Việt Nam ta chỉ là bãi thử các triết thuyết nhập về từ Nga, từ Pháp, từ
Tàu, từ Mỹ v.v... Đã là bãi thử thì tang thương dâu bể lắm.
Anh em ạ! Tôi đây mới chỉ ngộ chữ thôi mà đã viết nhăng cuội, rối rắm thế này. Nhưng ngộ
chữ thì chỉ cùng lắm là như Đôn Kihôtê vác giáo cùn, cưỡi ngựa què đi lập lại trật tự trong
thiên hạ thôi, còn ngộ Triết thì nó kinh khủng lắm. Cứ nhìn vào Hít - le và Stalin thì hiểu. Nếu
các anh em nào không hiểu về chữ ngộ thì nó đại loại cũng như phê ấy. Ngộ chữ là cần sa,
còn ngộ triết là thuốc lắc (tôi chưa dùng thứ này đâu).
Việt Nam ta có tôn giáo không!?
Trả lời: Thời phong kiến thì tôn giáo của ta là Nho, Phật, Lão (tam giáo), đến thời nhà
Nguyễn thì đạo Thiên chúa du nhập vào nước ta, sau đó xuất hiện thêm Tin Lành, Cao Đài,
Hoà Hảo, lại cả đạo Hồi nữa chứ. Tôi không dám nhận xét về tôn giáo nhưng những tôn giáo
trên phần đa là đồ nhập khẩu cả (một số lớn được Việt hoá đi). Đặc biệt là Phật giáo, đã trở
thành tôn giáo gần như thuần Việt rồi.
Việt Nam ta có một tôn giáo nguyên thuỷ là Đạo Mẫu - Thờ vị tứ bất tử Liễu Hạnh. Còn
đạo thờ tổ tiên thì cũng khó nói đó là tôn giáo thực thụ. Ai mà chả phải thờ tổ tiên. Thông tin
mới đây là Giáo hội La mã đã cho phép con chiên Việt Nam được thờ cúng tổ tiên rồi. Trước
đây, điều này không được. Anh em biết cho, tôi vốn là người gốc Thiên chúa giáo mà (2/3
tông tộc nội ngoại nhà tôi là người Thiên chúa giáo).
Tại sao tôi lại mào đầu một cách dài dòng như vậy - Xin lỗi - bởi vì đây là chuyện sống chết.
Cái chết đang đến với anh em mình nhanh hơn người khác phải không nào. "Một ngày mình
sống bây giờ phải bằng 20 năm" - Nhại Nguyễn Đình Thi trong Vỡ bờ. Đợt mới rồi sinh nhật
tôi, các em gọi điện hỏi thăm, chúc mừng sinh nhật. Tôi cảm ơn và bảo: " chúc thọ
anh chứ sinh nhật sinh nhiếc gì. em bây giờ đang ở độ tuổi 60, sắp lên lão rồi". Ngẫm mà cười
ra nước mắt.
Xin lỗi anh em nếu thấy nhức mắt khó chịu.
Chết là hết ư!? Điều này những người vô thần nói thế. Chết là thành cát bụi. Nó cũng có
cái hay là biết quý trọng cuộc sống, biết tiếc đời. Nhưng cái dở của nó là anh cũng có thể
làm mọi thứ mà không bao giờ bị trừng phạt cả. Miễn pháp luật không sờ đến anh thì thôi.
Anh quan chức tham ô tiền chục, tiền trăm tỷ của nhân dân cũng được, anh buôn thuốc phiện
xách qua biên giới hàng trăm bánh heroin, hàng vạn viên thuốc lắc, ai môi giới mại dâm cứ việc
v.v.. và vân vân. Anh ta không bị trừng phạt cũng không được cứu rỗi. Anh chỉ sống cho cái
đời anh ta, làm những việc mà anh ta quan tâm thôi, cùng lắm là lo đến cho bạn bè, con cái,
dòng họ của anh ta - Đôi khi, anh ta cũng làm từ thiện, cũng chết cho đất nước, nhưng anh ta
vẫn là một cái gì đó cô độc, đơn lẻ. Ở nước ta, những người vô thần thường là đảng viên,
hoặc con cái đảng viên. Không phải mà sau hai mươi năm đổi mới, đất nước ta mới bùng phát
lên việc xây miếu, dựng chùa, đúc chuông, tô tượng lại cả bói toán, tử vi nữa đâu anh ẹm ạ.
Nó có cái lý của nó cả đấy. Người ta bắt đầu sợ chết. Có tiền, có vật chất rồi mà. Sợ chết
là phải thôi. Đọc lại các tác phẩm của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan viết trước 1945,
người dân sao mà khổ thế, thỉnh thoảng lại có một chú, một cô ngoắc dây treo cổ là thường.
Thời đó, người ta không sợ chết. Vì chết sướng hơn sống. Thời bao cấp có lẽ cũng như thế.
Không biết có anh em nào sống ở Hà Nội còn nhớ không (hồi bé tôi sống ở Hà Nội), những
năm đầu thập niên 80, ấy thỉnh thoảng tôi lại nghe người lớn ồn nhau về chuyện anh này, cô
này tự tử. Chỗ tôi ở có một ông giáo viên Đại học vứt cả xe đạp từ tầng 3 xuống đất, sau đó
ông ta lao theo luôn. Lại có câu chuyện về một anh bộ đội biên giới, không hiểu người yêu
phụ tình anh ta ra sao mà anh quấn một vòng thuốc nổ vào lưng, đến nhà người yêu hai tay
chập vào nhau (kíp nổ điện mà). Bùm...! Sập luôn một mảng ngôi nhà tầng lắp ghép.
It's to be continue.... câu chuyện sẽ tiếp tục được kể.